Giới thiệu tác phẩm “Thiên long bát bộ”

Thiên Long Bát Bộ lấy bối cảnh thời Tống Triết Tông, giai đoạn đánh dấu chế độ phong kiến Trung Quốc chuyển từ thịnh sang suy, sáu nước: Lý, Tống, Liêu, Kim, Yên, Thổ Phồn lúc thì liên kết đồng minh, lúc lại nhòm ngó, thôn tính lẫn nhau. Trong mớ bòng bong mâu thuẫn ấy, nổi bật lên xung đột hai nước Tông – Liêu với đỉnh điểm tập trung vào Tiêu Phong – nhân vật có số phận tận cùng bất hạnh và nhân cách tuyệt vời cao thượng.
Có thể nói, với hình tượng Tiêu Phong và sự hy sinh cao cả của chàng trên Nhạn Môn quan. Thiên Long Bát Bộ đã vượt qua giới hạn của tiểu thuyết lịch sử trong truyền thống, đồng thời cũng vượt qua giới hạn của tiểu thuyết võ hiệp, làm nên đỉnh cao trong sự nghiệp Kim Dung.

Thiên Long Bát Bộ là một pho tiểu thuyết đồ sộ: tác phẩm được bắt đầu được đăng trên tờ Minh báo ở Hồng Kông và Nam Dương thương báo ở Singapore vào ngày 3 tháng 9 năm 1963 đến ngày 27 tháng 5 năm 1966, liên tục trong 4 năm mới hết.

Dịch giả: Đông Hải

Mục lục

Hồi 01: Giữa đường gặp chuyện bất bình
Hồi 02: Lời nguyền ở Vạn Kiếp cốc
Hồi 03: Người được vợ, kẻ vạ lây
Hồi 04: Lời thề độc của Mộc cô nương
Hồi 05: Lăng ba vi bộ
Hồi 06: Chưa kịp bái sư, sư đã…bái!
Hồi 07: Cha ăn mặn, con khát nước
Hồi 08: Ông già áo xanh là ai?
Hồi 09: Phượng bay ra, loan vào tổ
Hồi 10: Kiếm khí dọc ngang như tường khói
Hồi 11: Hai cô mỹ nữ, một chiếc thuyền con
Hồi 12: Người đâu gặp gỡ làm chi…
Hồi 13: Cô nương chỉ điểm, quần hào ngẩn ngơ
Hồi 14: Mỹ tửu chảy theo lục mạch – Đệ huynh uống đủ thiên bôi
Hồi 15: Dù người phụ ta, ta chẳng phụ người
Hồi 16: Ân xưa oán cũ, sớm bạn trưa thù
Hồi 17: Nguyện làm con cóc khác thường – Chỉ mong thiên nga ngó đến
Hồi 18: Một ngày ba nỗi đại oan, anh hùng Khất Đan rơi lệ
Hồi 19: Trợn mắt xem khinh nghìn hảo hán – Nhất tâm cứu mạng tiểu cô nương
Hồi 20: Chữ trên vách đá đã mòn – Hình xăm trước ngực vẫn còn trơ trơ
Hồi 21: Nghìn dặm đường trường, mơ hồ mộng ảo
Hồi 22: Tiểu Kính Hồ, lần ra manh mối
Hồi 23: Chưa vui sum họp đã sầu chia ly…
Hồi 24: Yêu nhau lắm, cắn nhau đau
Hồi 25: Nén thương đau, đạp tuyết lên đường
Hồi 26: Tay không bắt cọp
Hồi 27: Chốn thiên quân bắt tướng, khất cái hóa đại vương
Hồi 28: Chịu thảm hình, trở thành “thiết sửu”
Hồi 29: Hàn độc trùng luyện hàn độc chưởng…
Hồi 30: Cuộc hội ngộ kinh hoàng ở Tiết gia trang
Hồi 31: Nát óc tính cờ đành tự tử, vô tâm đi ẩu được thần công
Hồi 32: Người câm trổ tài hùng biện, nhà sư lãnh phái Tiêu Dao
Hồi 33: Đẩu Chuyển Tinh Di, trấn áp hồ quần cẩu đảng
Hồi 34: Núi Phiêu Diểu mây dồn gió giật
Hồi 35: Cứu Đồng Mỗ tiểu tăng phạm giới
Hồi 36: Bóng hồng đã khép cửa thiền
Hồi 37: Cùng cười ha hả một trang, cuối đường yêu hận rõ ràng là không
Hồi 38: Chén chú chén anh, đồng bệnh si tình thành huynh đệ
Hồi 39: Vải thưa che mắt thánh, bốn chín gặp năm mươi
Hồi 40: Biết lúc nào bỏ được lòng si?
Hồi 41: Mười tám kỵ sĩ Yên Vân, khí thế thiên binh vạn mã
Hồi 42: Giả chết chờ ngày phục quốc, cõi thiền nặng nợ phu thê
Hồi 43: Một đời mộng bá vương, cũng trở về cát bụi
Hồi 44: Đừng xây mộng đẹp mà chi, trăm năm chẳng có duyên gì với nhau
Hồi 45: Đáy giếng khô hai lòng hòa nhịp, chốn bùn lầy hẹn ước chung thân
Hồi 46: Ba câu hỏi kén ngôi phò mã
Hồi 47: Hoa trà nở rộ vì ai ?
Hồi 48: Kẻ thù lại chính là cha, đứa con oan nghiệt bây giờ là vua
Hồi 49: Sống chết chẳng qua là giấc mộng, sá gì phú quý với vinh hoa
Hồi 50: Trung nghĩa khó toàn đành tự vẫn, thân tàn chưa tỉnh mộng quân vương

Giới thiệu tác phẩm “Liên thành quyết”

Địch Vân trung hậu ngay thẳng nhưng vô cớ bị hàm oan tù đày chỉ vì có một người sư muội quá xinh đẹp là Thích Phương. Trong ngục tù, chàng gặp được một hảo bằng hữu, gặp cơ duyên luyện được võ công thượng thừa… Sư phụ, các sư bá của Địch Vân và nhiều hào sĩ giang hồ vì mấy con số nhằm mở một kho báu bí mật có giá trị liên thành mà đi tranh giành với bao âm mưu thâm hiểm tạo nên những cuộc truy sát rợn người…

Mời các bạn cùng theo dõi cuộc phiêu lưu của chàng trai “nhà quê” Địch Vân trong bộ tiểu thuyết Liên thành quyết của nhà văn Kim Dung. Tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên Đông Á tuần báo vào năm 1963.

Dịch giả: Nguyễn Thị Bích Hải

Mục lục

Hồi 01: Nhà quê ra tỉnh
Hồi 02: Tù tội
Hồi 03: Người thanh như cúc
Hồi 04: Không Tâm Thái
Hồi 05: Canh chuột
Hồi 06: Huyết đao lão tổ
Hồi 07: Lạc Hoa Lưu Thủy
Hồi 08: Tấm áo lông vũ
Hồi 09: Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài
Hồi 10: Đường thi tuyển tập
Hồi 11: Xây tường
Hồi 12: Kho báu
Hậu ký

Giới thiệu tác phẩm “Bạch mã khiếu tây phong”

Bạch mã khiếu tây phong là câu chuyện đi tìm kho tàng giữa thảo nguyên mênh mông xen lẫn là câu chuyện tình buồn của nữ chính Lý Văn Tú. Tác phẩm được nhà văn Kim Dung cho xuất bản lần đầu vào năm 1962 trên Minh báo.

Dịch giả: Nguyễn Duy Chính

Mục lục

Chương 1: Mê cung địa đồ
Chương 2: Gió cát thảo nguyên
Chương 3: Lạc vào hoang mạc
Chương 4: Gặp lại cừu nhân
Chương 5: Cao Xương mê cung
Chương 6: Đoạn kết