Bỉ vỏ – Chương 25

Non một năm trời rồi mà án mạng Ba Bay chưa ra manh mối. Rồi vì không thưa và Ba Bay vốn là kẻ côn đồ nên sở mật thám cũng chẳng chịu dò xét.

Nhưng cái chết của Ba vẫn mãi mãi làm cho dân làng Vẻn, xóm Chợ con, vùng An Dương bàn tán những lúc họ lê la chuyện về sự giời có mắt hay không? Xưa nay vốn họ ghét sẵn Ba Bay, ghét ngon, ghét ngọt, thành thử khi thấy Ba Bay chết, họ mừng như mở cờ trong bụng. Chính một tay hắn đã làm hại bao nhiêu người làm ăn đầu tắt mặt tối, gồng thuê gánh mướn phải tan nát cửa nhà khi bị hắn lừa lọc bằng các ngón cờ gian bạc lận.

Bởi thế tuy Ba Bay chết, họ vẫn cứ xoi mói những sự xấu xa của Ba. Nhưng nào chỉ có thế thôi, họ còn nói cạnh nói khoé những kẻ gian ác bè đảng với Ba. Lắm phen nghe thấy, Tám Bính chết cay chết đắng trong lòng mà phải cắn răng không dám hé nửa nhời.

Ngày lại ngày, Bính buồn bã quá. Cái chết khủng khiếp kết liễu đời Ba Bay thường ám ảnh tâm trí Bính. Lắm đêm ròng rã Bính không thể sao chợp mắt ngủ được, trông đâu Bính cũng thấy xác Ba Bay rũ trên vai Năm dưới bóng trăng nhợt nhạt.

Có ngày Bính bỏ cả ăn, Năm hỏi tại sao Bính chỉ nói lảng ra chuyện khác. Trái lại Năm Sài Gòn vẫn cứ như thường, hôm nào không đi xóc đĩa thì lại hút thuốc phiện. Nhìn gương mặt Năm không những không thấy lộ vẻ gì băn khoăn lại còn sắt siu khô khan thêm.

Bên sự thản nhiên ấy, lòng Bính càng tơi bời, Bính đinh ninh thế nào Bính và chồng cũng bị lộ và chịu tội không biết nặng đến thế nào. Hơn nữa, Bính có cảm giác thật như Bính bị tù rồi và chỉ còn chờ ngày đi đày hay lên máy chém nhắm mắt chờ chết. Càng ngày Bính càng rạc người đi. Năm thấy vậy đã phải kêu lên và cố ép Bính uống thuốc và tẩm bổ ăn uống.

Một buổi chiều kia. Một buổi chiều mùa đông, các chòm cây trên rặng đồi tận ven trời xa còn lưu luyến giữ lại những ánh nắng vàng đã úa. Nền trời xanh nhờ thật là bao la, thật là hoang vắng. Không một bóng chim bay ngang, không một âm vang nào ngoài gió buồn tê tái của chiều gần tàn hẳn tỏa ra khắp vùng quê với một sự lạnh lùng hoang vắng mênh mông.

Tám Bính đứng tì tay vào lan can đằng cuối tàu nhìn cánh đồng đang từ từ lùi vào màn sương.

Bỗng dưng trong giây phút, tâm trí Bính như sáng lên, tươi lên, nhẹ nhàng khác thường. Bính thấy như gió lạnh đã trút sạch mọi sự rối loạn tối tăm trong người Bính. Bính thấy như đương sống một cuộc đời êm đềm trong sạch ở đâu đây. Thẫn thờ Bính tự nhủ:

  • Giá lúc nào mình cũng được như lúc này có phải sung sướng không?!

Nhưng khi Bính vừa đưa mảnh gương ra soi thấy mặt mày võ vàng hẳn đi thì Bính lắc đầu:

  • Mà ta sung sướng để làm gì? Con cái chả có, và chẳng còn bao giờ trông mong có được, cha mẹ thì tận tình, vậy chỉ thêm tủi thân thôi. Vả lại biết bao người khổ sở vì ta vậy ta cũng phải khổ sở mới cân chứ?

Rồi Bính rợi người cúi trông bàn tay trái bị xe kẹp dạo xưa, năm ngón tay cụt gần hết, mà ghê sợ cho cái dấu vết mãi mãi xấu xa của đời mình.

Bính lắc đầu toan nhắm mắt lại để tránh những hình ảnh tối tăm hiện ra thì Năm Sài Gòn ở đằng mũi tàu đi tới, khít hai hàm răng bảo Bính:

  • “Cớm” đấy!
  • Thế à?
  • Nó định “tôm”(1) chúng ta!
  • So nào vậy?
  • So mặt ngựa và so Vinh.

Bính giữ vẻ thản nhiên:

  • Vậy đến bến Ninh Giang thì chuỗn.

Năm Sài Gòn đưa mắt gờm gờm nhìn xung quanh, vội đáp:

o O o

  1. Tôm: bắt.
  • “Chuỗn tươi”(1) mình ạ!

Vừa dứt tiếng Năm đã lao mình xuống sông, cùng lúc hai người đàn ông chạy đến bên Bính dậm chân nói:

  • Thế nó trốn thoát rồi!

Hành khách đổ xô lại, lố nhố trông ra dòng nước đen kịt cuốn Năm đi. Trống ngực Bính dồn dập, Bính lo ngại cho tính mệnh chồng, nhưng Bính phải cố trấn tĩnh để trả lời câu hỏi của người có cái khuôn mặt dài, mũi gồ và huếch giống mặt ngựa kia:

  • Cô quen thằng kia phải không?
  • Không! Tôi không quen biết gì hết!

Người ấy trừng mắt nhìn Bính:

  • Rõ tôi vừa thấy cô nói gì với nó mà.

Tám Bính cười nhạt:

  • Tôi là đàn bà con gái không quen thuộc với họ thì làm gì có chuyện mà nói.

Người đàn ông đứng cạnh Mặt ngựa gờm gờm nhìn Bính. Bính cũng lườm trả, đoạn nguây nguẩy đi xuống boong dưới.

Tàu vừa cập bến Ninh Giang, Bính thót ngay lên bờ. Qua khỏi phố bờ sông, Bính ngoảnh cổ nhìn, không thấy bóng hai người mật thám theo mới hơi yên tâm.

  • Hú vía!

Bính nói thầm, chực vào một nhà hàng cơm để trọ thì Năm Sài Gòn ở đâu đến vẫy gọi Bính. Năm đã thay bộ quần áo khác và khoác một cái áo tơi đi mưa.

  • Kìa mình! Có việc gì không?

Năm Sài Gòn lắc đầu:

o O o

  1. Chuỗn tươi: trốn ngay.
  • Không! Và mình còn bao nhiêu tiền?
  • Năm hào thôi!
  • “Kẹo hựu”(1) thôi à?
  • Nói dối mình làm gì!

Năm Sài Gòn nhăn mặt:

  • Thế thì chúng mình phải cuốc bộ về Thái Bình mất! Mà đi ngay bây giờ.
  • Sao thế?

Năm Sài Gòn trông quanh quẩn:

  • Cây(2) ghê, anh lại thấy hai “so cớm” khác.

Năm vừa nói vừa hất hàm về phía một hàng cơm đằng xa. Bính cau mày bảo Năm:

  • Chúng săn riết quá mình nhỉ?

Bính bồn chồn lo ngại, hay sở mật thám đã dò xét biết vợ chồng Bính là thủ phạm vụ án mạng Ba Bay? Bính run run bảo Năm:

  • Thì “chuỗn” ngay thôi!

Dứt lời, hai người rẽ quặt ra con đường nhỏ ven ruộng. Đã hơn tám giờ tối. Nhằm vào ngày cuối tháng không trăng, cảnh vật tối mịt. Thỉnh thoảng một con đom đóm ở bụi tre đen sì bay vụt ra, chập chờn vờn lên nền trời những vệt sáng ngắn, càng làm cho cái lạnh lẽo vắng vẻ của đêm tối khủng khiếp hơn.

Bính thở dồn, trống ngực Bính đập tưởng đứt mất. Hình như Năm nghe thấy, hắn bèn nắm tay vợ khẽ hỏi:

  • Mình sợ lắm phải không?

Bính lắc đầu và hỏi lại:

o O o

  1. Kẹo hựu: năm hào
  2. Cây: sợ
  • Sắp đến nghĩa địa làng Thủy Vân đấy mình nhỉ?

Năm cười, hất hàm về bên tráị Bính trông theo thì chính là nơi Bính hỏị Trong màn sương mịt mùng, những mô đất và những đám dứa dại gai góc, lù mù đương thiêm thiếp giữa những tiếng dế âm ỷ.

Hai người đi được chừng bốn cây số thì mưa bắt đầu lấm tấm rồi dần dần nặng hột, thấm ướt hết cả lần áo ngoàị Bính run run, thở dàị Năm liền cởi áo tơi đưa cho vợ nhưng Bính không khoác, dồn bước.

Tâm trí Bính lại buồn rượị Tuy có Năm đi bên, Bính vẫn tưởng như thui thủi một thân một mình, và con đường vắng vẻ mà Bính đương đi đây không phải về Vĩnh Bảo, về Thái Bình mà đến một nơi toàn những sự nguy hiểm, sầu thảm.

Tám Bính lại bị hình ảnh Ba Bay dọa nạt, Bính lại tưởng ra hắn mình mẩy đẫm máu, tóc rũ rượi lơ lửng trước mặt Bính. Hắn không cười không nói, nhưng quái lạ một tiếng gì giống hệt tiếng hắn cứ thì thầm vào tai Bính rằng đời Năm, đời Bính, đời hết thảy cánh “chạy vỏ” đều sẽ chịu những hình phạt còn khủng khiếp hơn nữạ Bính không thấy trên nét mặt Ba một vẻ gì giận hờn, oán trách vợ chồng Bính hết. Hình như cái chết của hắn đã ghi sẵn trong một quyển sổ đền tội công bằng vậỵ

Tám Bính và Năm Sài Gòn qua Thủy Vân được một quãng xạ Mưa vẫn không ngớt. Gió thổi mỗi lúc một rét buốt hơn. Dưới bầu trời đen kịt, hai người khó phân biệt con đường lầy lội với ruộng bùn ngập nước.

Chợt, đằng xa, một ánh đen le lói nổi bật hẳn lên trong khoảng mờ mịt. Tám Bính bấm tay Năm:

  • Đến đấy thế nào chúng mình cũng phải nghỉ. Chẳng biết mình có nhọc không, em thì mỏi rời cả hai chân và lại ngâm ngẩm đau bụng.

Năm Sài Gòn đương ngẫm nghĩ, không trả lờị Năm thì thầm: “Giá hai thằng mất thám ta gặp lần thứ hai có để ý tới ta cũng không thể nào theo được, vì ta đã làm chúng nó lạc đường ngay từ bến Ninh Giang. Vậy có thể ngủ đêm nay nhưng sáng mai phải dậy sớm để về ngã ba Đọ rồi về Thái Bình cho kịp chuyến xe ô tô mười giờ chạy Nam Định. Thế thì hai thằng chứ hàng chục thằng mật thám cũng chẳng sợ”. Thấy Năm trầm ngâm, Tám Bính hỏi lại:

  • Có được không mình?

Năm Sài Gòn vui vẻ đáp:

  • Được lắm!… Được lắm!…

Độ mươi phút sau Bính nhận ra cái ánh đèn le lói ban nãy ở trong một nhà tranh làm giữa hai gốc nhãn um tùm. Bính vội buông tay Năm, chạy đến đập cửạ Có tiếng người đưa rạ

  • Ai hỏi gì đấỷ
  • Tôi đâỵ
  • Aỉ Ai mua gì đấỷ!

Cánh liếp hé mở, một khuôn mặt đàn bà dưới nếp khăn vuông hiện ra, Bính liền khẩn khoản:

  • Thưa bà! Vợ chồng tôi có người nhà ốm nặng phải về gấp Thái Bình nhưng vì trời đổ mưa và tối quá, vậy bà làm ơn cho chúng tôi trọ nhờ một đêm để sáng mai chúng tôi đi sớm.

Bính chưa hết câu, có tiếng đàn ông ở trong nhà nói ra:

  • Vâng, mời ông bà vào nhà. Bu mày chống liếp mau lên chứ, kẻo bà chờ lâu mưa ướt hết.

Đóng lại gióng liếp cửa xong đâu đấy, người đàn bà nhanh nhẩu mời vợ chồng Năm ngồi xuống giường, còn người đàn ông ẵm con đứng dậy vặn to ngọn đèn cầy trên mặt chiếc hòm chân, vừa giục người đàn bà:

  • Kìa bu mày rót nước để ông bà xơị

Bính đón nhời:

  • Vâng, ông bà cứ để chúng cháu tự nhiên.

Rồi Bính thân rót nước ra chén. Hương chè tàu thơm ngát thoảng lên làm Bính ngạc nhiên, đoán rằng vợ chồng nhà này có công việc gì nên mới pha chè sẵn như thế. Người đàn bà ẵm con ngồi gần đấy hiểu ý Bính bèn thong thả nói:

  • Chả giấu gì ông bà, hôm nay nhà cháu có giỗ, định pha chè mời bà con trong họ uống rồi đọc kinh, nhưng vì mưa mà nhà cháu ở mãi ngoài đường đê này nên không ai ra…

Người vợ tiếp nhời:

  • Vậy gặp ông bà nghỉ đây thật may có duyên với vợ chồng nhà cháu quá!

Khi ấy người chồng đưa mắt nhìn vợ như hỏi có nên đọc kinh ngay hay là để gần khi đi ngủ. Người vợ tần ngần. Thấy vậy Tám Bính vội nói:

  • Thưa ông bà thế thì hay quá, ông bà thắp nến lên cho chúng tôi thông công(1) vớị

Người đàn bà niềm nở:

  • Vậy ông bà cũng đi đạo à?

o O o

  1. Thông công: cùng đọc kinh

Bính bẽn lẽn:

  • Vâng nhà tôi mới theo đạo, còn tôi là bổn đạo gốc.

Người chồng vội vàng:

  • Vậy để ông sang giường bên kia nghỉ, còn bà với chúng tôi lại hạt năm chục và ngắm mười bốn đàng Thánh giá(1) vậỵ

Người chồng nói xong, người vợ liền đánh diêm châm nến rồi rót nước mời Bính sắp sửa nguyện kinh.

Đã hơn năm năm, Bính ít nhắc đến các kinh đó, nhưng thuở nhỏ Bính học thuộc lòng và ngày ngày đọc luôn miệng nên nay Bính vẫn đọc trơn tru và giọng vẫn êm ái lắm.

Nhìn tượng Đức mẹ bày giữa hai cành huệ trắng cắm trong đôi lọ bằng đất nhuộm phẩm, và những tia sáng lung lay của bốn ngọn nến, Bính thấy mình lùi dần về quãng đời thơ trẻ.

Bàn thờ nhà Bính cũng bày trên miếng gỗ hình bán nguyệt, đường kính độ hơn một thước, đóng ghép vào cột nhà. Cũng mấy cành huệ trắng, cũng chiếc lọ sành nhuộm phẩm, cũng tượng Đức Thánh Nữ-trọn-đời-đồng-trinh vẻ mặt trang nghiêm mà hiền từ, nhưng nhà Bính còn thêm một khung ảnh hình Trái tim mà hiện giờ Bính còn nhớ từng nét một. Chúa Giê-su mặt rầu rĩ,

o O o

  1. Lần hạt năm chục là đọc 50 kinh vừa lần 50 hạt trong tràng hạt. Ngắm 14 đàng thánh giá là đọc 14 đoạn thuật những cuộc chúa Giê-su chịu các hình phạt, nặng nhất là hình phạt phải đội mũ gai vác cây thập tự nặng đi rong đường để tới chỗ chịu đóng đanh chết. Khi ngắm những đoạn này còn phải đọc nhiều kinh khác nữạ

mắt lờ đờ, một tay chỉ vào ngực. Giữa ngực phanh ra một trái tim rỉ máu, hàng chục lưỡi gươm sáng xuyên quạ

Đã tới ngắm thứ tám, chỗ Đức Chúa Giê-su đứng lại an ủi dân thành Giêđuyđa-lem giữa khi chính mình

không được một ai ngỏ một câu ái ngại mà lại còn bị xỉ vả, lại còn phải vác cây “thập ác” nặng nề, thì Bính không sao cầm được nước mắt.

Bính chấm xong giọt nọ thì giọt kia đã tràn ra ngay, trong chốc lát mắt Bính mờ hẳn đị Cảnh vật xung quanh Bính bỗng tối sầm lại, duy có bốn ngọn nến bên cạnh tượng đồng Đức Mẹ là rực rỡ lạ thường, thành một vòng ánh sáng như của vầng mặt trời mọc lúc rạng đông.

Hai vợ chồng nhà nọ chăm chú nguyện ngầm không để ý đến Bính. Sự hào hợp ấy khiến Bính thêm thổn thức, nước mắt Bính càng tràn ra, cổ họng Bính như sắp tắc, Bính không thể thốt lên một tiếng nữạ Bính đau đớn, Bính tủi hẹn, Bính tê táị

Đọc hết bản kinh, Bính chấm sạch nước mắt rồi mà vẫn còn muốn khóc. Bấy giờ người chồng đã tắt bớt hai ngọn nến đi và người vợ bưng một mâm cháo gà hơi bay ngào ngạt ở dưới bếp lên. Người đàn ông lại giường đánh thức Năm dậỵ Cả hai ân cần mời vợ chồng Năm ăn. Năm đương đói, nhận nhời liền, Bính tuy buồn bã không muốn ăn nhưng nể lời cũng phải cầm thìạ Thằng lớn ngủ ở giường trong thấy tiếng bát đĩa liền ngỏm dậỵ Nó bưng hẳn cái bát to nhất và ngồi ăn bên cạnh Năm. Vợ chồng nhà nọ vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ lắm. Thấy Bính hỏi các cách làm ăn buôn bán thì người vợ nhanh miệng nói luôn:

  • Chúng cháu chả giấu gì ông bà, vợ chồng cháu và hai cháu bé đây chỉ trông vào cái hàng nước thôị Nhưng người khác thì không đủ chi tiêu, nhưng vợ chồng cháu dè xẻn cần kiệm cùng là chăm cầu xin Chúa nên cũng đủ ăn.
  • Thế mỗi ngày bà kiếm được bao nhiêủ
  • Ngày một hào, phiên chợ hay ngày mùa thì vài ba hào là cùng.
  • Có thế thôi mà nhà đủ ăn?

Người đàn bà cười:

  • Bà tính bây giờ khó khăn, kiếm được cho các cháu không phải bữa nào nhịn ấy là có ơn Chúa thương lắm đấỵ Vả lại nhà cháu nuôi thêm vài con lợn, giồng thêm vài sào rau, đỡ cặp thêm với cháu, chứ cả như cháu buôn bán thì cũng bấn đấỵ

Lâu nay Bính tiêu tiền chục đã quen tay, không phải vất vả, nên Bính quên bẵng cái khó khăn eo hẹp của sự làm ăn ở chốn thông quê. Bính quên cả ngày còn con gái Bính đi chợ xa gánh vã mướt mồ hôi mà chỉ được dăm xu, hay có phiên gạo ế thì chỉ được nắm tấm, nắm càm không thôị

Bỗng thằng bé ẵm trong lòng người đàn ông khóc oe oe, người vợ chìa tay đón ngay lấy nó vừa cười vừa nói nựng: “úi nao ơi! Con tôi đói quá. Tội nghiệp! Có cháo gà ngon đấy nhưng chưa có răng thì ăn thịt làm sao; Thằng anh nó lại ăn hết thôi”.

Rồi người mẹ vạch yếm cho con bú! Thằng bé ngậm núm vú bú ụt à ụt ịt như con lợn con. Trước mặt người đàn bà, Bính mủi lòng đưa mắt nhìn Năm Sài Gòn ăn bát cháo xong ngồi dựa lưng vào bức vách mơ màng với khói thuốc lá. Bính chua xót nhớ tới đứa con nhỏ bán đi năm xưa và đứa con đẻ sẩy, và càng xót xa đau đớn hơn khi người đàn bà cúi hôn xuống cặp má phúng phính xinh xắn của đứa bé, và người đàn ông thì nồng nàn nhìn vợ ẵm con.

Bính thấy vợ chồng người nọ thật sung sướng hơn ai, còn mình thì khổ sở không biết chừng nào đến đời nàọ

Một lúc lâu, người đàn bà tươi cười bảo vợ chồng Năm:

  • Đã khuya rồi, xin rước ông đi ngủ với nhà cháu, còn bà thì nằm giường trong buồng nghỉ cho đỡ mệt.

Người đàn ông nói tiếp:

  • Thật may mắn, nhà cháu vừa mua được cặp chiếu đậu, lại vừa mới giặt chiều quạ

Bính cảm ơn, đoạn đến bên cạnh giường kê gần cửa sổ nằm. Bính chợp ngủ đị Chợt tiếng gà gáy trong mấy xóm rải rác đằng xa vẳng lên. Bính đương mơ màng tỉnh ngay giấc. Rồi thì Bính không sao ngủ được nữa, khi tiếng gà gáy im bặt, những nhịp thở đều đều không biết của người vợ hay người chồng, hay đứa con thơ ở giường ngoài buồng đưa lại, như rót vào tai Bính. Giữa khoảng đêm mưa gió ào ào, hơi thở ngon lành kia lại gợi lên trong lòng Bính ngùn ngụt sự thèm thuồng khao khát một cuộc đời trong sạch êm đềm dù nghèo nàn.

Nhưng Bính đau tủi biết bao thấy rằng cái ước mong đó không thể nào có được, Bính chỉ có thể gặp cái đêm như đêm nay, một đêm trong cái đời nguy nan điêu đứng dừng bước trong một gia đình ấm cúng nào đấy, để mà tiếc, mà khát khao và xót xa thôị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.