Giới thiệu tác phẩm “Đông Chu liệt quốc”

Đông Chu liệt quốc chí (chữ Hán: 東周列國志) là tiểu thuyết lịch sử gồm 108 hồi được Sái Nguyên Phóng thời Thanh cải biên từ Tân liệt quốc chí khoảng trên 700.000 chữ của Phùng Mộng Long thời Minh.

Đông Chu liệt quốc đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài khoảng hơn 500 năm (770 TCN – 221 TCN) của Trung Quốc, bắt đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Chu, được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc. Trong lịch sử Trung Hoa đây là thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến đến tập quyền. Đông Chu liệt quốc không những đề cập đến các mốc lịch sử rất dài đồng thời cũng đề cập, mô tả rất nhiều nhân vật nổi tiếng của lịch sử Trung Hoa, từ các bậc anh hùng như Tín Lăng quân, Lạn Tương Như, Ngô Khởi, Ngũ Tử Tư đến các nhà quân sự lỗi lạc như Tôn Tử, Phạm Lãi, Tôn Tẫn và các nhà chính trị-tư tưởng lớn như Khổng Tử, Quản Trọng (nguồn: wiki).

Mục lục

Chương 1: Nghe lời hát Tuyên Vương khinh sát – Giải tình oan , Ðỗ Bá hiển linh
Chương 2: Bao Quýnh chuộc tội dâng mỹ nữ – U Vương đốt lửa lừa chư hầu
Chương 3: Quân Khuyển Nhung làm loạn Kiểu kinh – Vua Bình Vương thiên đô Lạc Ấp
Chương 4: Tần Vương nằm mộng thấy con trời – Trịnh Trang tìm mẹ đào hầm đất
Chương 5: Châu, Trịnh hai nước gởi con tin Lỗ, Tống một lòng đi chinh phạt
Chương 6: Vì nghĩa, Thạch Thác giết con – Mượn lịnh, Trang công đánh Tống
Chương 7: Ganh tài, Công tử Át giết Khảo thúc – Tham chức, Công tử Vận hại vua hiền
Chương 8: Mưu sâu, Hoa Đốc phế vua Tống – Làm cao, Trịnh Hốt chê vợ Tề
Chương 9: Văn khương, gái Tề về nước Lỗ – Chúc Đạm, tướng Trịnh bắn vua Châu
Chương 10: Ngôi nhà Châu , Hùng Thông tiếm vị – Nơi nước Trịnh, Tề Túc thay vua
Chương 11: Ỷ công lao , Tống Trang Công đòi của – Giết rể Ung, Trịnh Tế Túc đuổi vua
Chương 12: Tuyên Công dâm loạn lập Tân đài – Cừ Di âm mưu tôn vua khác
Chương 13: Lỗ Hầu cùng vợ sang Tề – Trịnh Vĩ , chúa tôi bị giết
Chương 14: Trái lệnh, Châu Thiên Tử nổi xung – Gặp ma, Tề Tương Công hoảng hốt
Chương 15: Ung Lẫm lập mưu giết tân chúa – Lỗ công bại trận nơi Kiều thời
Chương 16: Giữ lời hứa , Thúc Nha tiến Quản Trọng – Lập mưu cao, Tào Quới thắng binh Tề
Chương 17: Nước Tống ăn lễ giết Trường Vạn – Vua Sở tham sắc bắt Tức Hầu
Chương 18: Tào muội vung gươm dọa Tề hầu – Hoàn công thắp đuốc phong Ninh Thích
Chương 19: Trịnh Lệ công lập mưu về nước – Châu Huệ vương tìm kế phục thù
Chương 20: Tấn Hiến công mê sắc lập Ly cơ – Sở Thành Vương chuộng tài phong Đấu Cấu
Chương 21: Quản Trọng đoán thần Du nhi – Tề hầu đánh nước Cô Trúc
Chương 22: Quí Hữu đảm đương nước Lỗ – Tề hầu trông thấy yêu ma
Chương 23: Ham chim hạc, Vệ hầu mất nước – Giận sở vương, Tề chúa hưng binh
Chương 24: Tề hoàn công lấy lòng đãi sứ Sở – Hội chư hầu nhất dạ phục vua Châu
Chương 25: Đánh nước Quắc, Tuân tức mượn đường – Nuôi trâu giỏi , Lý Hề làm tướng
Chương 26: Bách Lý Hề nhận được vợ cũ – Tần Mục công mộng thấy điềm lành
Chương 27: Ly Cơ lập kế giết Thân Sinh – Hiến công gần chết dặn Tuân Tức
Chương 28: Lý Khắc một tay giết hai vua – Di Ngô nhờ Tần về nước Tấn
Chương 29: Tấn Huệ công bắt giết người trung – Quản Di Ngô trối trăng việc nước
Chương 30: Tấn Huệ công bội ước cử binh – Tần Mục Cơ giận thân tự tử
Chương 31: Tấn Huệ công nổi giận giết tướng – Giới Tử Thôi cắt thịt nuôi vua
Chương 32: Án Nga Nhi thủ tiết chết theo Tề – Công Tử tranh ngôi nổi loạn
Chương 33: Thế tử Chiêu trở về nước Tề – Tống Tương công mắc lừa nước Sở
Chương 34: Tống Tương công lá cờ nhân nghĩa – Tề Khương thị chén rượu biệt ly
Chương 35: Tấn Trùng Nhĩ trở về nước nhà Tấn Hoài Doanh vui vầy duyên mới
Chương 36: Tấn Hoài công trốn sang Cao Lương – Tần Mục công phù lập Trùng Nhĩ
Chương 37: Giới Tử Thôi cõng mẹ đi ẩn – Công tử Đái tham sắc làm càn
Chương 38: Chu Tương Vương tránh sang nước khác – Tấn Văn công thu phục lòng dân
Chương 39: Triển Hỉ hỏi kế Liễu Hạ Huệ – Ngụy Thù đốt nhà Hỉ Phụ Cơ
Chương 40: Tiên Chẩn lập kế lừa Đắc Thần – Tấn Sở giao binh tại Thành Bộc
Chương 41: Thành Đắc Thần rút gươm tự tử – Tấn Văn công phụng mệnh đăng đàn
Chương 42: Tương vương thiết triều ở Hà Dương – Nguyên Huyền khiếu oan cho Thúc Vũ
Chương 43: Ninh Du lập kế cứu vua Vệ – Chúc Vũ thương thuyết lui quân Tần
Chương 44: Thúc Thiêm lâm hình cãi vua Tấn – Huyền Cao giả mệnh khao quân Tần
Chương 45: Mạnh Minh cậy tài bị Tấn vây – Tiến Chẫn cởi giáp cho địch bắn
Chương 46: Thượng Thần giết cha ở trong cung – Quân Tần chết trận được cúng tế
Chương 47: Lộng Ngọc cưỡi phượng theo Tiêu Sử – Triệu Thuẫn bội Tần lập Di Cao
Chương 48: Năm tướng bàn nhau làm loạn Tấn – Thọ Dư lập kế đánh lừa Tần
Chương 49: Công tử Bão phóng tiền mua nước – Tề Ý Công tham sắc hại thân
Chương 50: Trọng Toại tôn lập Oa công tử – Triệu Thuấn khuyên can Tấn Linh Công
Chương 51: Ðồng hồ chép thẳng án Đào Viên – Vua Sở mừng công mở đại hội
Chương 52: Công tử Tống nghĩ ghen miếng ăn – Trần Linh Công qúa mê sắc đẹp
Chương 53: Sở Trang Vương trả lại đất Trần – Tấn Cảnh Công đem quân đánh Trịnh
Chương 54: Sở Vương đuổi quân Lâm Phủ – Ưu Mạnh đóng vai Tôn Thúc Giao
Chương 55: Giắt dao lẻn vào dinh quân Sở – Kết cỏ bắt được tướng nước Tần
Chương 56: Tề Khoảnh Công bày cuộc mua cười – Phùng Sửu Phủ thay hình cứu chủ
Chương 57: Vu Thần kết duyên với Hạ Cơ – Trình Anh đền ơn cho Triệu Thuẫn
Chương 58: Ngụy Tướng sang Tần đón thầy thuốc – Dưỡng Thúc vì vua bắn kẻ thù
Chương 59: Tư Đồng cậy thế tấn Lệ Công – Triệu Vũ báo thù Đồ Ngạn Giả
Chương 60: Tuân dinh hiến kế chia quân ngạch chư hầu đem binh vây bức dương
Chương 61: Tấn Điệu Công cử binh đánh Sở – Tôn Lâm Phủ nổi loạn đuổi vua
Chương 62: Chư hầu đem quân vây Tề quốc – Vua Tấn lập kế đuổi Loan Doanh
Chương 63: Kỳ Hề ra sức cứu Dương Thiệt – Phạm Ưởng lập kế hiếp Ngụy Thư
Chương 64: Loan Doanh diệt tộc thành Khúc Ốc – Kỷ Lương tử chiến cửa Thả Vu
Chương 65: Giết Tề Quang, Thôi, Khánh cướp quyền – Rước Vệ Khản, Ninh Hỉ chuyên chính
Chương 66: Miễn Dư giết hại nhà Ninh Hi – Thôi Trữ mắc lừa mưu Khánh Phóng
Chương 67: Lư Bồ Quí đuổi được Khánh Phong – Sở Linh Vương tranh làm bá chủ
Chương 68: Tấn Bình Công thích nghe âm nhạc – Trần Vô Vũ chịu phóng gia tài
Chương 69: Sở Linh Vương cậy thế hùng cường – Án Bình trọn thi tài ăn nói
Chương 70: Giết ba anh, Sở Bình Vương lên ngôi – Hội Chiêu hầu, Tấn Chiêu Công làm chủ
Chương 71: Vì quả đào, cùng nhau sống chết – Tham gái đẹp, quên tình cha con
Chương 72: Dụ hai con, Sở Bình lập kế – Nghĩ một đêm, Ngũ Viên bạc đầu
Chương 73: Ngũ Viên giả dại hát giữa chợ – Chuyên Chư dâng cá giết Vương Liêu
Chương 74: Giết Vô Cực tỏ lòng Nang Ngoã – Đâm Khánh Kỵ nổi tiếng Yêu Ly
Chương 75: Tôn Vũ dạy cung nữ tập trận – Nang Ngoã bắt chư hầu lễ tiến
Chương 76: Hạp Lư tiến vào thành Sinh Đô – Ngũ Viên khai quật mộ vua Sở
Chương 77: Giọt lệ Bao Tư tràn sân Tần – chiếc thuyền Chiêu Vương về nước Sở
Chương 78: Lê Di hiến kế dùng lai binh – Khổng Tử kể tội giết Thiếu Chính
Chương 79: Lê Di lập kế hại Khổng Tử – Văn Chủng bày mưu thông Bá Hi
Chương 80: Phù Sai mắc mưu tha vua Việt – Câu Tiễn hết sức thờ nước Ngô
Chương 81: Tây Thi làm mê hoặc vua Ngô – Tử Cống đi du thuyết các nước
Chương 82: Ngũ Viên liều chết can vua Ngô – Khoái Qúi lập mưu về nước Vệ
Chương 83: Diệp Công khởi binh đánh Vu Thắng – Câu Tiễn báo thù giết Phù Sai
Chương 84: Trí Bá tháo nước vào Tấn Dương – Dự Nhượng đánh áo Triệu Tương Tử
Chương 85: Vì việc nước, Nhạc Dương bỏ con – Hại tiền dân, Hà Bá lấy vợ
Chương 86: Ngô Khởi giết vợ cầu quan – Trâu Kỵ gẩy đàn làm tướng
Chương 87: Vệ Ưởng hết lòng giúp Hiếu Công – Quỉ Cốc truyền phép cho Tôn Tẫn
Chương 88: Tôn Tẫn giả điên thóat nạn – Bàng Quyên bại trận Quế Lăng
Chương 89: Vạn cây nỏ bắn chết Bàng Quyên – Năm con trâu phân thây Thương Ưởng
Chương 90: Tô Tần làm tướng sáu nước – Trương Nghi tức giận sang Tần
Chương 91: Nhường ngôi báu, Yên Khoái hại mình – Dâng đất dối, Trương Nghi lừa Sở
Chương 92: Cậy sức khỏe, vua Tần gãy chân – Mưu mưu lừa, vua Sở chạy trốn
Chương 93: Triệu Chủ Phụ chết đói cung Sa Khâu – Mạnh Thường Quân ra thóat cửa Hàm Cốc
Chương 94: Thử Mạnh Thường, Phùng Hoan gõ gươm hát đánh kiệt Tống, vua Tề hợp đại binh
Chương 95: Nhạc Nghị diệt Tề thống đại quân – Điền Đan phá Yên thả trâu lửa
Chương 96: Lạn Tương Như hai lần khuất vua Tần – Mã Phục Quân một mình giải vây Triệu
Chương 97: Phạm Chuy giả chết trốn sang Tần – Tu Giả thoát tội bỏ về Nguỵ
Chương 98: Vua Tần đòi thủ cấp Nguỵ Tề – Bạch Khởi chôn mấy vạn quân triệu
Chương 99: Võ An Quân có công bị chết oan – Lã Bất Vi lập kế buôn ngôi báu
Chương 100: Lỗ Trọng Liên quyết không chịu tôn Tần – Tín Lăng Quân trộm binh phù cứu Triệu
Chương 101: Tần Vương diệt Chu dời chín đỉnh – Liêm Pha chém tướng bại quân Yên
Chương 102: Đạo Hoa âm, Mông Ngao Bị Thua Sông Hồ Lư, Kịch Tân Tự Tử
Chương 103: Lý Quốc cữu tranh quyền giết Hoàng Yết – Phàn Ô Kỳ truyền lệnh đánh vua Tần
Chương 104: Cam La còn bé làm quan lớn – Lao Ái gian dâm loạn cung tần
Chương 105: Mao Tiên cởi áo can vua Tần – Lý Mục dùng kế lui Hoàn Xỉ
Chương 106: Vương Ngao phản gián giết Lý Mục – Điền Quang đâm cổ tiến Kinh Kha
Chương 107: Dâng địa đồ Kinh Kha náo Tần đình – Bàn binh pháp Vương Tiễn thay Lý Tín
Chương 108: Kiêm sáu nước thống nhất thiên hạ – Lên ngôi báu tự xưng Thủy Hoàng

Chương 1: Nghe lời hát Tuyên Vương khinh sát – Giải tình oan , Ðỗ Bá hiển linh

Từ lúc vua Trụ mất nước Võ-vương lập lên nhà Châu, dân chúng sống trong cảnh thái-bình thịnh trị.

Các triều vua kế tiếp như Thành-vương, Khương-vương, đều nhờ lấy đức trị dân, lại được các bậc trung thần như : Châu-công , Thiệu-công, Tất-công, Sử Đật, hết lòng phò tá, lên cơ-nghiệp vững-bền.

Qua đến đời vua thứ tám là Di-vương, cơ-nghiệp nhà Châu bắt đầu suy-yếu.

Ðến đời vua thứ chín là Lệ-vương lại càng nhu-nhược hơn. Trong nước nổi loạn, nịnh-thần thí vua, toan tiếm ngôi may nhờ có Châu-công và Thiệu-công, đồng tâm hiệp lực, lập Thái-tử Tịnh lên kế vị.

Thái-tử Tịnh lên ngôi xưng hiệu là Tuyên-vương , trong thì lo sửa sang triều-chính chiêu- đãi hiền-thần, ngoài thì lo vỗ an bá-tánh, vì thế các bậc hiền-tài lúc bấy giờ như Phương-Chúc, Thiệu-Hổ, Doãn-kiết-phủ, Châu-Bá, Trọng-sơn-phù, đều dốc lòng bảo giá . Tuyên-vương đem lại thái bình cho nhà Châu được mười chín năm thì giặc Khương-nhung dấy-loạn, vua phải ngự-giá thân-chinh.

Thế giặc quá mạnh, Tuyên-vương thua luôn mấy trận, quân-sĩ hao hụt rất nhiều, bèn trở về Thái-nguyên kiểm- điểm dân số để mộ thêm binh lính.

Khi đi ngang qua một khu phố nhỏ gần Kiểu-kinh có một bầy trẻ xúm nhau vỗ tay hát :

Thỏ lên, ác lặn non mờ ,

Túi cơ cung yểm bơ phò nước non.

Vua nghe câu hát lấy làm tức giận, truyền quân vây bắt.

Bọn trẻ cả sợ chạy tán loạn, chỉ bắt được có hai đứa.

Vua quát hỏi :

– Ai bày cho chúng bay hát như thế ?

Hai đứa trẻ run lẩy bẩy, cúi đầu tâu :

– Cách đây ba hôm, có một đứa nhỏ mặc áo đỏ, đến tại chợ này dạy chúng con hát. Nhưng chẳng biết vì sao, cùng một lúc, cả trẻ con trong khu phố đều biết các câu hát ấy.

Vua lại hỏi :

– Hiện bây giờ thằng bé mặc áo đỏ ấy ở đâu? Hai đứa bé đáp :

– Chẳng biết nó đi đâu , từ ấy đến nay chúng con không còn gặp nó nữa.

Vua Tuyên-vương cau mày, suy nghĩ rồi truyền đuổi hai đứa bé ấy đi. Lại khiến quan Tư-thị loan-báo khắp khu-phố cấm không cho con nít hát như thế nữa. Nếu đứa trẻ nào còn hát cha mẹ nó phải chịu tội. Kế đó vua ngự-giá về cung.

Sáng hôm sau, lâm triều bá quan vào chầu đủ mặt, vua bèn thuật lại câu hát ấy, và hỏi có ai đoán được hư thiệt không ?

Quan Lễ-Bộ Triệu-hổ quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, cây yểm là thứ cây dâu núi, dùng làm cung , còn cơ là loại cỏ dùng đan giỏ đựng tên. Cứ theo câu hát ấy mà bàn thì chắc trong nước sẽ bị nạn binh- đao !

Tuyên-vương đưa mắt nhìn các quan cận-thần hỏi ý-kiến.

Quan Thái-tế Trọng-sơn-phủ quỳ tâu :

– Theo ý Ngu-thần thì cung tên biểu hiệu cho binh- đao, nay Bệ-hạ đang muốn kiếm dân, bắt lính đánh dẹp rợ Khương, điềm ấy e ảnh hưởng không lành đến dự-tính của Bệ-hạ.

Tuyên-vương gật đầu hỏi lại :

– Thế thì thằng con nít mặc áo đỏ là ai?

Thái-sư Báđương-phụ tâu :

– Chúng con nít mặc áo đỏ thuộc hỏa, còn sao Huỳnh-hoặc cũng thuộc hỏa. Ấy là ông trời muốn răn vua, nên khiến sao Huỳnh-hoặc biến ra đứa trẻ đó .

Tuyên-vương nghe nói cho là phải, bèn phán :

– Vậy bây giờ trẫm tha tội cho Khương-nhung, rút quân ở Thái-nguyên về, truyền đốt tất cả số cung tên lưu trữ trong kho, như thế có tránh được điềm họa kia chăng ?

Dương-phụ lại quỳ tâu :

– Hạ-thần xem thiên văn thấy điềm dữ ứng tại cung vua, chớ không can chi đến bờ cõi. Hơn nữa, luận theo câu hát “thỏ lên, ác lặn” có nghĩa là âm thạnh, dương suy, hạ thần e rằng việc nước sẽ do tay đàn bà quấy rối.

Tuyên-vương nói :

– Trong cung có Khương-hậu là kẻ hiền- đức, cai quản tam-cung, lục-viện. Mỗi một cung phi đều do tay Khương-hậu chọn lựa, làm sao có thể xảy ra tai họa ấy được ?

Dương-phụ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, ý trong câu hát không phải là việc bây giờ, xin Bệ-hạ cứ thi nhân, bố đức, may ra việc dữ trở nên lành , còn cung tên trong kho chẳng nên đốt làm chị

Tuyên-vương nghe xong, lòng rất nghi-hoặc, bèn bãi chầu lui vào hậu cung, đem các việc thuật lại cho Khương-hậu nghẹ

Khương-hậu tâu :

– Tâu Bệ-hạ, điềm dữ vừa ứng, trong cung lại có việc lạ lùng, thần-thiếp định tâu cùng Bệ-hạ.

Tuyên vương ngơ-ngác hỏi :

– Chẳng hay trong cung lại có việc gì chẳng lành sao?

Vừa rồi trong cung có một phi-tần của Tiên-vương để lại, tuổi ngoài năm mươi, có thai đã bốn mươi năm trời, đêm qua lại sanh ra một gái.

Tuyên-vương giật mình hỏi :

– Ðứa con gái ấy bây giờ ở đâu?

Khương-hậu nói :

– Thần-thiếp cho là quái-thai, nên đã sai người đem vứt xuống sông Thanh-thủy, cách đây vài mươi dậm.

Vua cho là chuyện lạ, bèn đòi người cung-phi già đó đến hỏi tự sự .

Người cung-phi già được lệnh, đến quỳ móp xuống đất, tâu rằng :

– Tiện tỳ được nghe nói vào đời Hạ-kiệt, tại Bao-thành có thần-nhân hóa ra hai con rồng sa xuống giữa sân triều, nhả nước dãi ra rồi kêu vua Kiệt nói : “Ta là hai vị Ðế-vương của Bao-thành đây ” . Vua Kiệt cả sợ, muốn giết hai con rồng ấy, song quan Thái-sư bói quẻ và tâu rằng : Thần nhân hạ giáng, ắt có điềm lành , xin Bệ-hạ hãy lấy nước dãi mà để dành. Vì nước dãi là tinh-khí của rồng, để dành trong cung ắt đặng hưởng phúc . Vua Kiệt nghe theo truyền đem mâm vàng hứng lấy nước dãi, đựng vào một chiếc hộp son, cất kỹ trong khọ Vừa cất xong thì trời nổi mưa, hai con rồng bay đi mất. Từ ấy đến nay đã hơn sáu trăm bốn mươi bốn năm, qua nhà Hạ, đến nhà ân, rồi đến nhà Châu ta thêm nữa mà vẫn chưa ai dám mở hộp ấy. Ðến đời Tiên-vương , chiếc hộp ấy có hào quang rực rỡ, quan giữ kho trông thấy tâu lại với Tiên-vương. Tiên-vương truyền đem sổ bộ tra cứu, mới hay trong hộp đó đựng nước dãi rồng, bèn truyền mở ra xem. Rủi thay Tiên-vương sơ ý làm rơi chiếc hộp xuống đất, nước dãi đổ lai láng rồi hóa thành một con giãi nhỏ chạy tung tăng khắp sân triều. Nội-thị theo đuổi bắt con giãi kia chạy vào cung rồi biến mất. Lúc đó tiện-tỳ mới lên mười hai tuổi. Vì đạp nhằm đầu con giãi ấy mà thọ thai. Tiên-vương lấy làm lạ, đem tiện tỳ giam vào lãnh cung. Ðến nay hơn bốn mươi năm trời mới sanh ra một gái ! Nội-thị không dám giấu, vào tâu với Hoàng-hậu. Hoàng-hậu cho là quái-thai nên đã đem vất xuống sông, xin Bệ-hạ rộng lòng tha cho tiện-tỳ khỏi tội.

Tuyên-vương nghe xong, lo lắng thở đài, phán :

– Ấy là việc đời trước, có can chi đến ngươi mà phải sợ sệt.

Nói xong, vội sai nội thị đến bờ sông Thanh-thủy xem đứa bé ấy thể nào.

Một lát sau, nội thị trở về tâu :

– Tâu Bệ-hạ, đứa bé ấy đã trôi đi đâu mất tích.

Nhà vua an lòng, trở vào hậu cung an nghĩ.

Sáng hôm sau vua cho vời quan Thái-sư Dương-phụ đến kể việc nước miếng rồng cho Dương-phụ và bảo :

– Nay đứa bé ấy đã chết rồi, khanh hãy chiếm một quẻ xem oan nghiệt đã dứt chưa?

Dương-phụ vâng mạng, gieo quẻ rồi dâng lời đoán cho Tuyên-Vương xem.

Lời đoán rằng :

– Cười cười khóc khóc, dê mắc lưới, ngựa sa lầy. Sợ thay ! Sợ thay ! Nước non tang-tóc.

Vua không hiểu ý, hỏi lại Dương-phủ tâu rằng :

– Dê chỉ về Mùi, ngựa ứng về Ngọ. Cười cười, khóc khóc nói về chuyện vui buồn. Quẻ này ứng qua năm Ngọ, năm Mùi sẽ có chuyện vui buồn đó. Theo dự đoán của hạ thần, tuy yêu-quái ra khỏi cung nhưng chưa trừ đặng.

Tuyên-vương nghe tâu, mặt buồn dàu đàu, hạ chiếu truyền rao khắp dân chúng, ai tìm ra đứa con nít ấy, bất kỳ sống thác đều được thưởng ba trăm tấm lụa, ngược lại ai giấu diếm mà nuôi, sẽ bị xử-tử toàn gia.

Vua truyền giao việc này cho quan Thượng- đại-phu Ðỗ-bá xem xét.

Lại ra lệnh cho quan Ðại-phu Tả-nho nghiêm cấm khắp nơi, từ thành-thị đến thôn quê không ai được làm cung bằng gỗ yểm và giỏ tên bằng cỏ cợ Ai trái lệnh được quyền bắt chém.

Nhânđân nghe lệnh, nhất nhất tuân theo. Duy có các miền xa vắng, lệnh của nhà vua chưa được ban bố, nên cách hai ngày sau có một người đàn bà xách mấy cái túi tên bằng cỏ cơ, và một người đàn ông vác mấy cây cung bằng gỗ yểm đến chợ bán.

Quân tuần trông thấy áp lại bắt, nhưng người đàn ông lanh chân chạy thoát.

Chúng dẫn người đàn bà vào nạp cho quan Ðại-phu Tả-nhọ

Tả-nho nghĩ thầm :

– Hai vật này đúng theo lời hát của lũ trẻ rồi. Vả lại, quan Thái-sư bảo là có nữ họa, thế thì người đàn-bà này là mối họa lớn của quốc-gia, ta phải vào triều phục chỉ.

Nghĩ như vậy, Tả-nho giấu việc người đàn ông bỏ trốn , chỉ dắt người đàn bà vào triều tâu nạp .

Nhà vua truyền đem tội nhơn xử-tử, và đem tất cả các túi tên ra chợ đốt đi để răn dân chúng.

Trong lúc đó, ngươi đàn ông kia hoảng vía chạy trối chết , không hiểu cớ gì quan quân lại đón bắt vợ chồng mình. Mãi đến ngày hôm sau, anh ta mới biết lệnh cấm, và nghe đồn người đàn bà bán giỏ tên bị xử tử, lòng nóng như đốt, anh ta than thầm :

– ôi ! vợ ta đã bị giết rồi, giờ đây ta biết nương tựa vào đâu ! đau đớn thay .

Than rồi, anh ta khóc rống lên, nhưng sợ khóc lớn quan quân hay được, bèn tìm nơi vắng vẻ để khóc cho thỏa lòng .

Anh ta đi lần đến mé sông Thanh-thủy, đôi mắt đỏ ngoe , dòng châu lả chả , bỗng thoáng thấy đàng xa có bầy chim kêu rả-rít, xúm nhau ngậm một chiếc chiếu cuốn tròn , nổi trên sông, mà đem vào bờ.

Lấy làm lạ, anh ta chạy đến giở chiếc chiếu ra xem, thì thấy trong đó gói một đứa bé gái vừa mới lâm bồn 1.

Anh ta nghĩ thầm :

– Con ai đem bỏ như vầy. Ðã không chết mà lại có bầy chim cứu nạn, ắt là một quí-nữ. Ta đem về nuôi để ngày sau nhờ cậy.

Nghĩ như vậy bèn cỡi áo gói đứa bé ôm vào mình, rồi thẳng đường sang Bao-thành lánh nạn.

Từ khi giết người đàn-bà bán giỏ cung bằng cỏ cơ, Tuyên-vương cho rằng điềm họa trong nước đã diệt được, nên không còn lo ngại gì nữa. Tuy nhiên, cứ cách vài năm nhà vua lập đàn tế-lễ nơi Thái-miếu 2 , ăn chay nằm đất để cầu phúc.

Năm ấy vào năm thứ bốn mươi ba, vua ngủ nơi trai-cung 3 , trống canh hai vừa đổ, xảy có một người con gái, dung nhan đẹp đẽ từ phía Tây xăm xăm đi lại.

Vua cả giận nghĩ rằng :

– Ðàn bà con gái sao dám đến chỗ chay cấm , bèn quát lên một tiếng hô nội thị đến bắt.

Vua gào rát cổ, mà vẫn không thấy một tên nội-thị nào.

Người đàn bà kia cứ ungđung đi vào Thái-miếu, góp nhặt các bài-vị bó thành một bó, rồi bước ra cười ba tiếng, khóc ba tiếng, đoạn chậm rãi tiến về hướng Ðông 4 .

Vua bèn rượt theo, bỗng giật mình thức dậy mới biết là chiêm-bao, trong lòng kinh hãi, đòi Thái sư Báđương-phụ đến hỏi.

Báđương-phụ tâu rằng :

– Lời đồngđao 5 cách đây ba năm Bệ-hạ đã quên rồi sao?

Hạ-thần tiên đoán nhà Châu sẽ bị nữ-họa. Nay yêu-khí chưa dứt, mà người đàn bà ấy lại khóc ba tiếng, cười ba tiếng, thì đúng theo quẻ hạ thần đã tiên đoán vậy.

Tuyên-vương lo lắng hỏi :

– Ngày trước trẫm đã giết người đàn bà bán giỏ cung bằng cỏ cơ rồi, như thế chưa trừ đặng câu đồngđao ấy hay sao?

Báđương-phụ tâu.

– Tâu Bệ-hạ, đạo trời mầu nhiệm lắm, đâu phải dễ gì giết một người đàn bà hèn mọn kia mà có thể làm biến- đổi được thiên-cơ 6 .

Vua nghe nói lòng buồn rã rượi, ngồi đứng không an, giây lâu sực nhớ đến việc ba năm trước có sai Ðỗ-bá truy tầm đứa bé thả trôi sông, sao đến nay chưa nghe kết quả , bèn đòi Ðỗ-bá vào hỏi.

Ðỗ-bá quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, hạ-thần hết sức tìm kiếm, nhưng chẳng thấy. Khắp trong dân gian cũng không ai tìm được xác, chứng tỏ quái-thai kia đã bị chìm mất tích rồi. Vả lại Bệ-hạ đã xử-tử người đàn bà bán cung, thì lời đồngđao đâu còn linh-ứng ? Nếu cứ tra xét thì e động đến dân-tình .

Tuyên-vương cả giận mắng :

– Ðã không làm được việc, lại không phục-chỉ , rõ là một đứa khi quân.

Bèn sai võ-sĩ dẫn Ðỗ-bá ra pháp-trường xử trãm.

Giữa lúc đó, quan Hạ- đại-phu Tả-nho, vốn là bạn thân của Ðỗ-bá, thấy vội quỳ móp trước sân triều can gián :

– Tâu Bệ-hạ, đời vua Nghiêu bị lụt chín năm, đời vua Thang nắng hạn đến bảy năm, mà chẳng hề sanh biến loạn. Nay chỉ vì giết không được một đứa con nít mà Bệ-hạ xử-tử một đại thần e các lân-bang chê cười, xin Bệ-hạ xét lại.

Tuyên-vương mặt giận phừng phừng, nói :

– Nếu vì tình bạn mà can gián, thì ngươi qua đã trọng bạn khinh vuạ

Tả-nho tâu :

– Vua phải bạn trái thì nên theo vuạ Bạn phải vua trái thì nên theo bạn . Tội Ðỗ-bá không đáng gì, mà Bệ-hạ đem giết, thiên hạ sẽ cho Bệ-hạ là bất minh. Hạ thần biết mà không can gián, thiên-hạ sẽ cho Hạ-thần là bất trung. Nếu Bệ-hạ giết Ðỗ-bá, hạ thần xin cùng chết.

Tuyên-vương nói :

– Trẫm chém Ðỗ-bá như chém cỏ rác, ngươi chớ nhiều lời làm chị

Nói xong, nạt võ-sĩ đem Ðỗ-bá ra chém.

Còn Tả-nho về đến nhà cũng tự-vận mà thác.

Người sau, cảm lòng trung nghĩa, lập miếu nơi Ðồ-lăng mà thời gọi là miếu Tả-tướng-quân.

Con trai Ðỗ-bá là Thấp-thúc trốn qua nước Tấn , lành đến chức Sĩ-sư, sau con cháu đổi ra họ Phạm.

Khi Tuyên-vương nghe tin Tả-nho tự vận, lòng hối-ngộ, ăn ngủ không yên, mà sanh bệnh, bỏ cả việc triều chính.

Khương-hậu thấy vậy cũng không dám phàn nàn.

Một hôm, vào tiết mùa thu, Tuyên-vương muốn đi săn bắn để giải muộn bèn truyền Doãn-kiết-phủ và Thiệu-hổ sắm sửa xe giá lên đường. Hai bên tiền hô, hậu ủng thẳng đến Ðông-giao.

Ðến nơi, vua truyền hạ trại, và dặn dò quân-sĩ không được đạp phá mùa màng, làm chấn động lê dân. Ðoạn truyền lịnh hễ ai bắt được nhiều thú rừng sẽ được trọng thưởng.

Quân-sĩ đua nhau bủa vây khắp chốn. Lòng vua rất đẹp .

Chẳng bao lâu, mặt trời đã gác non Ðoài, vua truyền bãi cuộc săn bắn.

Quân sĩ tuân lệnh bao nhiêu phi-cầm tầu thú đều buộc trói sẳn sàng hộ giá về cung.

Ði chưa dược ba bốn dặm đường, nhà vua mặt mày bỗng xây xẩm , rồi trước mắt thoáng thấy một cổ xe nhỏ từ đàng xa tiến đến.

Trên xe có hai người, tay cầm cung tên, hô lớn :

– Bệ-hạ vẫn được mạnh giỏi chứ .

Tuyên-vương nhìn kỹ thấy hai người đó là Ðỗ-bá và Tả-nho, thất kinh gọi kẻ tả-hữu hỏi thì chẳng ai thấy gì hết.

Chiếc xe nhỏ kia cứ lởn vởn mãi trước mắt, vua cả giận hét :

– Phản thần ! Dám đến đây phạm giá sao?

Nói xong, rút bửu kiếm ra chém.

Bỗng nghe có tiếng Ðỗ-bá và Tả-nho mắng lại.

– Hôn quân, đã không biết sửa mình còn chém người vô tội !

Hôm nay khí số hôn quân đã mãn , hãy lo mà đền mạng cho sớm .

Dứt lời, trương cung nhằm ngay ngực nhà vua bắn tới.

Tuyên-vương hét lên một tràng thất thanh rồi té xỉu xuống.

Các quan hộ giá xúm lại đỡ dậy, lo thuốc men cứu chữa.

Nhà vua ôm ngực rên la cho đến lúc về tới cung.

Ai nay đều sợ sệt, nhìn nhau không biết nguyênđo nào xảy ra như vậy.

——————————–

[1]Lâm bồn : mới sanh; [2]Thái-miếu : nơi thờ-phượng các Tiên-vương [3]Trai-cung : nhà chaỵ [4] Ấy là điềm ứng cho nhà Châu phải dời qua hướng Ðông [5]Ðồngđao: câu hát của con nít [6]Thiên cơ : máy trời, sự mầu nhiệm của tạo hóa

Chương 2: Bao Quýnh chuộc tội dâng mỹ nữ – U Vương đốt lửa lừa chư hầu

Từ khi săn bắn ở Ðông-giao về, Tuyên-vương lâm bệnh nặng , đêm nào chợp mắt cũng thấy Ðỗ-bá và Tả-nho đến đòi mạng

Biết mình không thể sống được lâu, bèn cho đòi Doãn-kiết-phủ và Thiệu-hổ đến để thác cô .

Hai người này vào quỳ dưới long-sàng hỏi thăm căn bịnh. .

Vua khiến nội-thị đỡ dậy và nói :

– Trẫm nhờ sức của hai khanh mới ở ngôi đặng bốn mươi sáu năm, chẳng ngờ hôm nay lâm bịnh nặng, không thể sống được nữa, Thái-tử là Cung-niếc tuổi tuy đã lớn mà tánh-tình ngu-muội, xin chư khanh hãy hết lòng phò tá kẻo hư cơ-nghiệp.

Hai người cúi đầu lãnh mạng, bái tạ lui ra.

Vừa đến cửa cung xảy gặp quan Thái-sử Bá đương-phụ bước vào.

Thiệu-hổ hỏi :

– Có phải ngài đến để thăm Bệ-hạ không ? Bịnh tình Bệ-hạ rất nguy kịch, khó mà sống đặng.

Doãn-kiết-phù nói :

– Trước kia là tiếng hát rao, nay lại đến hồi quỷ hiện, vận nước thật khó an toàn.

Báđương-phụ nói :

– Ðêm qua tôi có xem thiên-văn, thấy yêu-tinh phục nơi sao Tử-vị Quốc gia còn gặp nhiều tai biến nữa.

Thiệu-hổ nói :

– Tuy trời định hơn người, song người cũng có thể thắng mạng trời. Các ông cứ nói theo thiên- đạo mà bỏ nhân-lực sao ! Cả triều thần không đủ sức chống lại mọi tai biến ư ?

Ba người nhìn nhau, mỗi người riêng một ý nghĩ, rồi ai về nhà nấy.

Ðêm hôm ấy Tuyên-vương băng-hà.

Khương Thái-hậu bèn ra ý chỉ triệu các vị lão-thần Doãn-kiết-phủ và Thiệu-hổ xuất lãnh bá quan, phò Thái-tử Cung-niếc vào làm lễ cử ai, rồi tức vị trước linh-cữu, xưng hiệu là U-vương , lập con gái Thân-bá lên làm Hoàng-hậu, lập con trai là Nghi-cựu lên làm Thái-tử, phong Thân-Bá làm Thân-hầu.

Sau khi Tuyên-vương chết, bà Khương-hậu buồn rầu vô cùng, chẳng bao lâu cũng tạ thế.

Còn U-vương lại là một ông vua bạo ngược, háo sắc. Mặc dù trong tang chế, ngày nào cũng ăn uống rượu chè, đắm say vật dục đến nỗi bỏ bê cả việc triều-chánh.

Thân-hầu ngày ngày can gián không được, buồn giận lui về nước Thân tá túc.

Bấy giờ khí số nhà Châu cũng đã sắp tàn, nên khiến các vị lão thần như Doãn-kiết-phủ, Thiệu-hổ, đều lần lượt quy-thiên.

U Vương lại dùng Quách-công, Tế-công, và con của Doãn-kiết-phủ là Doãn-cầu lên làm bực Tam-công.

Ba người này đều là những kẻ dua nịnh tham quyền, cố-vị còn Trịnh-hữu-bá là người trung-trực vua lại không tin dùng.

Một hôm, thiết-triều tại Kỳ-sơn , có quan thủ-thần vào tâu :

– Tâu Bệ-hạ, chẳng biết cớ gì sông Kinh, sông Hà, sông Lạc cùng động đất một lúc.

Không một chút lo lắng, U-vương mỉm cười nói :

– Núi lở đất động là việc thường, nhà ngươi tâu với trẫm làm gì ? Nói xong, liền di-giá về cung

Quan Thái-sử Báđương-phụ cầm tay quan Ðại-phu Triệu-thúc-Ðái than rằng :

– Thuở trước sông Ỷ , sông Lạc cạn , nhà Hạ mất ; sông Hà cạn , nhà Thương hư ; nay cùng một lúc ba sông đều động một lượt ấy là trời muốn lấp nguồn, nhà Châu khó tránh khỏi tai biến.

Triệu-thúc- đái hỏi :

– Theo dự đoán của ngài thì bao giờ mới xảy ra tai biến ấy?

Báđương-phụ đánh tay xem lại, rồi đáp :

– Nếu vua biết răn mình, chuộng hiền lánh dữ thì trong khoảng mười năm, bằng ngược lại họa sẽ tới gấp không chừng.

Thúc- đái nghe nói thở dài, cầm tay Dương-phụ, nói :

– Nay Thánh-thượng chẳng kể việc quốc-chính , xa những tôi trung gần gũi nịnh thần , chẳng lẽ chúng ta khoanh tay ngồi ngó trong lúc nước nhà bại vong. Vậy chúng ta phải can gián, dù được hay không cũng tròn bổn phận.

Bá-đương-phụ cũng thở dài rồi lắc đầu nói :

– Dù chúng ta có làm gì cũng vô ích .

Trong lúc hai người nói chuyện có kẻ rình mò nghe được , thuật lại với Quách-công.

Quách-công sợ nếu để Thúc- đái can gián ắt lòi chuyện gian-nịnh của mình, bèn thẳng vào hậu cung tìm lời sàm tâu rằng :

– Bá-đương-phụ và Triệu-thúc- đái chê bai triều- đình, làm cho dân chúng hoang-mang.

U Vương nói :

– Chúng là những đứa ngu dốt biết chi mà bàn luận. Thói thường, những kẻ ngu dốt thường học đòi hay xét-nét đến công việc của thiên-hạ , khanh để ý làm gì cho bận tâm.

Quách-công nghe nói thì cúi đầu lui ra, mặt mày hớn hở.

Cách vài ngày sau, quan trấn thủ núi Kỳ-sơn lại dâng biểu về tâu rằng :

– Ba sông đều cạn, núi Kỳ-sơn lại lở, đè chết dân chúng rất nhiều.

U Vương không thèm để ý đến, sai bọn nội giám đi tìm gái đẹp sung bổ vào cung.

Triệu-thúc- đái nóng lòng, dâng biểu can rằng :

– Sơn băng, thủy kiệt là biểu-hiệu của thiên tai. Vả lại Kỳ-sơn là nơi dựng nghiệp đế vương nay lại bị lở đi thì không phải việc nhỏ . Lẽ ra phải chọn hiền tài, để chung lo cứu nước thì Bệ-hạ lại chọn mỹ-nữ để vui riêng, hạ thần lấy làm hổ thẹn .

Nhà vua chưa kịp nói, thì Quách-công đã quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, đất Phong, đất Kiều là chỗ đóng đô còn Kỳ-sơn cũng như chiếc giày rách lâu đời đã bỏ đi, thì việc núi long đất lở có can hệ gì. Ấy là Thúc-đái có ý khi-quân, mượn cớ để phỉ-báng triều đình, xin Bệ-hạ rộng xét.

U-vương nói :

– Lời Quách-công nói rất phải, Thúc-đái đã có ý khi-quân, trẫm không thể nào dung thứ.

Nói rồi vua bèn cách chức Triệu-thúc-đái đuổi về quệ

Thúc- đái ngửa mặt lên trời than :

– Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cứ . Tuy-nhiên, ta không khỏi đau lòng nhìn nhà Tây-châu mất nước .

Than rồi bèn dắt cả gia-quyến trở về nước Tấn.

Lúc ấy có quan Ðại-phu Bao-hướng vừa ở Bao-trung về, nghe tin Thúc- đái bị đuổi, bèn vội vã vào triều can gián rằng :

– Tâu Bệ-hạ, nước nhà đang xảy ra nhiều điềm tai biến, Bệ-Hạ lại đuổi cả các tôi hiền, thì lấy ai phò xã tắc.

Vua cả giận, truyền bắt Bao-hướng hạ ngục.

Từ ấy không còn ai dám ngăn cản nữa.

Ðây nhắc qua việc người bán cung lúc trước, sau khi vớt được đứa bé, bèn trốn về Bao-thành ẩn-náu. Nhưng vì nghèo khó nuôi đứa bé không nổi, mới đem cho một nhà giàu, hiếm con, là Tư-đại đặt tên đứa bé là Bao-tự.

Nàng Bao-tự tuổi vừa mười bốn mà cao lớn như một thiếu-nữ mười sáu, mười bảy sắc đẹp tuyệt trần, mắt phượng, mày ngài,

đáng bậc khuynh-thành, khuynh-quốc. Nhưng vì ở chốn thôn quê, dẫu sắc-nước hương-trời cũng không ai biết tới.

Một hôm, Hồng- đức là con của Bao-hướng, nhơn thâu thuế làng đi qua đấy, thấy Bao-tự đang gánh nước.

Hồng- đức đứng sững sờ, chắc lưỡi khen thầm :

– Làng quê mùa như vầy, sao lại có người đẹp đến thế !

Bỗng chàng lại sanh ra một ý nghĩ :

– Cha ta bị tù nơi Kiểu-kinh đã ba năm, mà vua chưa thả. Nay, nếu được nàng này đem dâng cho vua, ắt vua tha tội.

Bèn hỏi thăm tên họ rồi trở về nhà thưa với mẹ :

– Phụ thân con vì tánh ngay thẳng mà trái ý vua, chứ không làm gì nên tội. Nay vua đang tuyển gái đẹp, mà con gái nhà Tư-đại lại đẹp vô ngần, nếu chúng ta mua được đem dâng cho vua, chuộc tội cho phụ thân, ấy là kế của Táng-nghi-sanh cứu Văn-vương ngày xưa đó.

Mẹ Hồng-đức nói :

– Nếu kế ấy mà thành-tựu, đem lại sự sum-họp gia- đình, thì mẹ đâu có tiếc gì vàng bạc .

Ðược lời Hồng- đức cả mừng, đem ba trăm tấm lụa đến nhà Tư-đại hỏi mua nàng Bao-tự.

Việc mua bán không khó khăn lắm, vì Bao-tự là con nuôi, nhà Tư-đại đâu có mến tiếc làm chị

Hồng-đức đem về, hương xông xạ ướp thay đổi xiêm-y, dạy cho biết những phép tắc cần thiết, rồi dẫn đến Kiểu-kinh tìm cách lo lót với Quách-công nhờ bảo tấu.

Quách-công thấy vàng bạc, lòng mừng rỡ vào triều tâu với U Vương rằng :

– Bao-hướng ngỗ-nghịch oai trời, tội đáng muôn thác. Nay có con va là Hồng- đức, chẳng nài khó khăn tìm kiếm khắp nơi mới được một mỹ nhân tên Bao-tự, đem đến dâng cho Bệ-hạ để chuộc tội cha, xin Bệ-hạ nghĩ tấm lòng hiếu thảo mà lượng xét.

U Vương nghe tâu cả mừng truyền dẫn Bao-Tự vào bệ-kiến .

Bao-Tự bước vào quỳ lạy trước ngai.

U-vương xem thay mặt rồng ngây ngất, nhìn mãi không thôi !

Qua một lúc, vua mới sực tỉnh, nghĩ thầm :

– Ðã biết bao nhiêu cung nữ tuyển lựa, nhưng chưa hề có người nào chim sa cá lặn như vầy.

Bèn hạ chỉ tha Bao-hướng và cho phục-chức . Lại truyền dẫn Bao Tự vào một biệt cung, không cho Thân-hậu haỵ

Ðêm ấy U-vương say tình cá nước. Và, từ đó chẳng lúc nào rời Bao-tự. Khi xem trăng, khi sánh nguyệt, khi đối ẩm, lúc ca xang , say sưa mãi nơi cung Quỳnh- đài, chẳng thiết gì đến việc triều chính .

Có khi đến mười ngày cũng không thấy vua lâm triều. Trăm quan đều thở than, lo lắng.

Có người đem chuyện vua mê-say Bao-tự nói với Thân-hậu haỵ

Thân-hậu tức giận, một hôm dẫn bọn cung-nga đến cung Quỳnh-đài xem hư thiệt .

Vừa đến nơi, Thân-hậu thoáng thấy U-vương đang cùng với Bao-tự kề vai trửng-giỡn.

Thân-hậu bước vào Bao-tự vẫn ngồi im, liếc mặt đưa tình nhìn vua chứ không đứng dậy chào đón.

Thân Hậu tức không dằn được, chỉ vào mặt mắng :

– Loài tiện tỳ mi ở đâu dám đến đây làm nhơ nhớp chốn cung vỉ

Vừa nói, vừa muốn xốc tới.

U-vương sợ Thân-hậu làm hỗn vội đứng dậy, cản lại, và nói :

– Ðây là mỹ-nhơn của trẫm mới dùng, chưa định ngôi thứ nên chưa kịp đến ra mắt hậu, xin hậu chớ chấp nhứt làm chị

Thân-hậu mắng nhiếc một hồi rồi hậm-hực lui ra.

Bao-tự hỏi U-vương :

– Tâu Bệ-hạ chẳng hay người ấy là ai mà hung dữ lắm vậy ?

U Vương nói :

– Ấy là Hoàng-hậu đó. Ngày mai khanh phải đến làm lễ ra mắt.

Bao-tự làm thinh, rồi ngày mai cũng chẳng đi chào Hoàng-hậu.

Từ khi biết rõ sự tình, Thân-hậu lòng buồn rười rượi ngày tối than thở mãi trong cung.

Thái-tử Nghi-cựu thấy thế quỳ tâu :

– Tâu mẫu-hậu, mẫu-hậu đã làm chúa tể nơi tam cung lục viện, oai quyền như thế, chẳng hay còn điều chi bất bình mà buồn bã .

Thân-hậu đỡ con dậy, hai hàng nước mắt ràng rụa, nói :

– Con ơi ! phụ-vương con đắm say con Bao-tự, không kể gì đến mẹ nữa. Thân mẹ dù có bị bạc bẽo cũng chẳng sao, duy có giang san sự-nghiệp sau này ắt phải tan tành vì tay con khốn nạn đó.

Thái-tử nghe nói vừa buồn, vừa giận, cầm tay Thân-hậu nói :

– Xin mẹ chớ có sầu bị Ngày mai là ngày Sóc (mồng một), phụ-vương con thế nào cũng lâm triều , chừng ấy mẹ sai bọn cung-nữ qua nơi Huỳnh- đài bẻ phá bông hoa , dụ Bao-tự ra khỏi cung , con sẽ đánh cho một trận trả thù cho mẹ. Dẫu phụ-vương con có trách mắng, con xin cam chịu.

Thân-hậu lắc đầu nói :

– Con chớ nên nóng nảy như thế, để thủng-thỉnh mà liệu, kẻo lâm vào độc-kế của con dâm-phụ đó.

Thái-tử Nghi-cựu hậm-hực ra về.

Sáng hôm sau, quả nhiên U-vương lâm-triều.

Nghi-cựu bèn sai một số cung-nhân qua nơi Quỳnh- đài, chẳng nói chi hết cứ việc vác cây đập phá bông hoa.

Bọn thế nữ trong đài trông thấy thất kinh chạy ra cản lại và la lớn rằng :

– Hoa này vốn của Chúa-thượng trồng, để cho Bao-nương ngoạn cảnh chớ nên phá phách mà tội chẳng nhỏ.

Bọn cung-nhân vẫn không ngừng tay, ứng tiếng đáp :

– Bọn ta vâng lịnh Ðông-cung Thái-tử đến bẻ hoa này về dâng cho Chánh-hậu, ai dám cản trở sao !

Hai đàng cãi vả om-sòm, làm cho Bao-tự đang mơ-màng giấc điệp, bỗng giật mình thức dậy, bước ra xem thấy bông hoa tơi tả

Bao-tự cả giận, toan bước tới đánh bọn cung-nữ, chẳng dè Thái-tử núp gần đấy, nhảy tới trợn mắt hét :

– Nghiệt-phụ mi là người chi, danh dự gì mà dám xưng là nương-nương, chẳng kiêng ai hết, nay ta làm cho mi thấy cái nương-nương của mị

Nói dứt lời, Thái-tử nắm đầu Bao-tự tát cho mấy cái.

Bao Tự đau quá ré lên.

Bọn cung-nữ sợ hãi, đồng quỳ móp xuống đất thưa :

– Xin Thái-tử hãy khoan dung, kẻo phiền lòng Chúa-thượng

Thái-tử Nghi-cựu chưa hả giận, nhưng sợ đánh sảy tay bèn buông Bao-tự ra , rồi chỉ vào mặt nói :

– Nếu mi còn ngạo-nghể ta sẽ không bao giờ để cho mi sống yên.

Nói xong quay gót trở về Ðông cung.

Bao-tự biết Thái-tử đánh trả thù cho mẹ, nên phải dằn lòng nhẫn nhục trở vào, nằm vật trên giường than khóc.

Bọn cung-nga thế nữ đồng xúm lại khuyên giải :

– Bề nào cũng còn có Chúa-thượng, nương-nương khóc lóc làm chị

Bao-tự nằm khóc sụt sịt mãi cho đến lúc U-vương bãi triều bước về Quỳnh-đài, nàng mới khóc rống lên .

U-vương vội vã bước vào hỏi :

– Tại sao ái-khanh dung mạo như thế này? Chẳng hay có điều gì xảy đến, hãy nói cho trẫm rõ.

Bao-tự cứ khóc mãi không nói. Ðợi cho U-vương năn nỉ đôi ba phen, nàng mới nghẹn ngào thốt ra lời :

– Hôm nay Thái-tử dẫn một tốp cung-nhân đến hái phá trông hoa dưới đài. Mặc dầu hành động ngang tàng ấy, thiếp cũng chẳng làm nói Thái-tử lại xông vào đánh thiếp. Nếu chẳng có cung-nga can giáng ắt mạng thiếp chẳng còn .

Nói xong lại khóc rống lên nữa.

U-vương đã rõ ngọn-ngành , vừa vỗ về Bao-tự, vừa nói :

– ái khanh ơi ! Chỉ vì ái-khanh không chịu ra mắt Chánh-hậu, nên Chánh-hậu giận, sai Thái-tử làm như vậy chứ không phải tại Thái-tử đâu, ái-khanh chớ hiểu lầm mà trách nó .

Bao-tự làm ra mặt giận nói :

– Thái-tử vì mẹ mà báo thù, Thánh-thượng cũng vì Chánh-hậu mà che chở tội lỗi. Dầu thiếp có chết đi cũng chẳng tiếc. Song, từ khi hầu-hạ Thánh-thượng đến nay, thiếp đã có mang hai tháng. Vậy xin Thánh-thượng cho thiếp ra khỏi cung để bảo tồn giọt máu của Thánh-thượng.

U-Vương mặt mày buồn bã, đỡ Bao-tự dậy, nói :

– Thôi, ái-khanh chớ buồn bã mà đau lòng Trẫm. Trẫm sẽ xét xử công-minh .

Rồi, nội trong ngày hôm ấy, vua truyền chỉ rằng : Thái-tử Nghi-Cựu bạo động vô-lễ, chẳng biết điều thảo thuận, nên phải đưa qua nước Thân cho Thân-hầu dạy dỗ, còn những quan Thái-phó, Thiếu-phó nơi Ðông-cung, dạy dỗ chẳng nghiêm, nên thảy đều bị cách chức.

Thái-tử Nghi-cựu được lệnh vội vã vào cung kêu nài, nhưng U-vương đã biết trước, dặn quan giữ cửa không cho vào.

Thái-tử chẳng biết làm sao, đành lên đường qua nước Thân cư-trú.

Còn Thân-hậu, luôn mấy hôm không thấy con vào thăm trong lòng lo lắng, sai bọn cung-nữ dò hỏi, mới hay Thái-tử đã bị đầy sang nước Thân rồi một mình bơ vơ, ngày ngày nhớ con gào thét thảm-thiết.

Lần hồi ngày tháng thoi đưa, Bao-tự lâm-bồn sanh đặng một trai.

U-vương yêu-mến vô-ngần, đặt tên là Bá-phục. Và, cũng từ ngày ấy, U-vương có ý phế con đích lập con thứ, song chưa có cơ hội thuận-tiện

Quách-thạch-phù (tức Quách-công) dò biết ý vua bèn thương-nghị với Doãn-cầu, rồi thông-tư với Bao-tự rằng:

– Thái-tử hiện bị đày ra khỏi nước, vậy phải lập tự cho Bá-phúc. Bên trong cậy có nương-nương, bên ngoài chúng tôi giúp sức, lo chi việc ấy không thành .

Bao-tự bắt được tin, lòng mừng khắp khởi, vội phúc đáp ngay :

– Ta cậy nhờ hai khanh hết lòng bảo bọc , nếu Bá-phục đặng nối ngôi thì việc giàu sang trong thiên-hạ, ta quyết không bao giờ phụ.

Từ đó, Bao-tự thường lén sai người tâm-phúc, theo dỏi hành-vi của Thân-hậu , dầu việc nhỏ mọn đến đâu cũng không qua mặt nổi.

Còn Thân-hậu sống trong buồn thảm, giận vua nhớ con, cả ngày không ráo nước mắt.

Có một cung-nhân già cả, thấy thế động lòng, kiếm lời bàn bạc :

– Tâu Hoàng-hậu, nay tình mẹ con cách trở, cả hai đều mang nặng nhớ nhung, xin Hoàng-hậu lén biên thư gởi sang nước Thân bảo Ðiện-hạ làm biểu gởi về thỉnh tội may ra Chúa-thượng động tình mà cho phép hồi-hương , như thế mẹ con được sum-họp.

Thân-hậu sụt sùi nói :

– Lời ngươi nói rất phải, ngặt không có ai đem thư, biết liệu làm sao?

Người cung-nhân nói :

– Mẹ tôi là ôn-áo, biết nghề làm thuốc. Vậy Hoàng-hậu giả đau, đòi mẹ tôi vào coi mạch, rồi khiến mẹ tôi đem thư về mà sai anh tôi đi thì khỏi lo chi hết .

Thân-hậu nghe theo lời, viết một bức thự

Trong thư đại ý như sau :

Thiên-tử vô đạo, mê đắm con nghiệt-phụ, làm cho mẫu-tử phân-lỵ Nay con nghiệt-phụ lại sanh đặng một đứa con, Chúa-thượng yêu mến lắm. Vậy con phải gởi biểu để thỉnh tội để Chúa-thượng thương tình, tha con về trào. Chừng ấy mẹ con gặp nhau sẽ tính toán kế khác.

Viết thư xong, Thân-hậu giả bịnh sai người đòi ôn-áo vào cung xem mạch.

Tuy việc rất kín đáo, song không thoát khỏi tầm mắt của bọn tay chân Bao-tự, chúng hay được, chạy về báo.

Bao-tự nghĩ thầm :

– Ðấy chắc là va thông tin tức với Thái-tử. Vậy chờ lúc ôn-áo ra khỏi cung, bắt lại mà xét sẽ biết ngay gian.

Thật vậy, khi ôn-áo xem mạch cho Chánh-hậu xong, bái tạ ra về có ôm theo hai tấm lụa.

Vừa bước chân ra khỏi cung, bị nội-giám đón lại hỏi :

– Lụa này ở đâu mà có vậy?

ôn-áo đáp :

– Tôi vào coi mạch cho Chánh-hậu, được Chánh-hậu tặng thưởng.

Nội-giám đưa mắt nhìn nhau như hỏi ý, rồi một người bước đến giật tấm lựa mở banh ra khám xét. Thấy trong tấrn lụa không có gì nội giám lại xúm nhau lục soát khắp mình. Bỗng bắt gặp trong lai áo, có một phong thư , vội đem về Quỳnh- đài dâng cho Bao-tự.

Bao-tự xem thơ cả giận , truyền bắt ôn-ao xiềng lại, và xé nát hai tấm lụa quăng xuống đất.

Kịp lúc U-vương bước vào, thấy thế hỏi duyên cớ .

Bao-tự khóc và tâu rằng :

– Tiện thiếp hân-hạnh được vào chốn thâm cung, lại được Bệ-hạ rủ lòng thương, ơn ấy dẫu đến chết cũng chưa đáp đền nổi.

Nay vì thiếp sanh được một mụn con trai, làm cho Chánh-hậu đem lòng ghen ghét, viết thư cho Thái-tử, lập mưu ám hại. Tấm thân thiếp thật khó mà toàn mạng.

Nói dứt lời lấy phong thư dâng cho U-vương xem.

U-vương sửng sốt, nhận biết nét chữ của Thân-hậu liền hỏi :

– Người nào đã nhận đem bức thư này.

Bao-tự nói :

Người đó là ôn-áo, hiện Nội-giám còn đang giữ lại.

Vua đòi dẫn ôn-áo vào, rồi chăng hỏi qua một tiếng, rút gươm chém đứt làm hai đoạn.

Sau Nhiêm-ông có thơ than rằng :

Lá thư chưa lọt cửa song ngoài

Máu đã tuôn rồi ! thật đắng caỵ

ám đạm thâm cung, tàn khí uất,

Bâng khuâng nữa giấc mộng chương-đài.

Ðêm đến, Bao-tự lại thỏ thẻ với U-vương rằng .

– Tánh mạng của mẹ con thần thiếp hiện nằm trong tay Thái-tử, chưa biết sống chết lúc nào.

U-vương nói :

– Bề nào cũng còn có trẫm đây, Thái-tử mà làm chi đặng sao.

Bao-tự vừa khóc vừa nói :

Hiện nay được nhờ Chúa thượng che chở, dầu ai có ghét cũng chẳng làm chi, song đến chừng Chúa-thượng qua đời, Thái-tử lên nối ngôi, chừng ấy quyền-bính về tay Chánh-hậu. Chánh-hậu muốn giết mẹ con thiếp lúc nào chẳng được.

Dứt lời, Bao-tự lại khóc rống lên .

U-vương cầm tay thổn-thức :

– Trẫm muốn phế Chánh-hậu và Thái-tử đi, để lập khanh làm Chánh-hậu, và Bá-phục làm Ðông-cung, song e quần-thần chẳng phục .

Bao-tự nói :

– Tôi nghe vua thì thuận, mà vua nghe tôi là nghịch, xin Bệ-hạ hãy đem ý đó mà hiểu*** quần thần, xem nghị-luận thế nào.

U-vương mỉm cười, nói :

– ái khanh nói rất phải, để mai trẫm sẽ tính.

Ðêm ấy Bao-tự sai người tâm-phúc ra nói với Quách-thạch-phủ và Doãn-cầu hay, đặng dự bị trước mà ứng đáp.

Ngày thứ, U-vương lâm trào, các quan triều bái xong, vua truyền chỉ triệu hết công-khanh thượng- điện, mà phán rằng :

– Nay Chánh-hậu sanh lòng tật-đố, không kiêng-nễ phép vua , ngày đêm thốt những lời oán-cừu trẫm. Tội ấy khó dung, chư khanh nghi thế nào

Quách-thạch-phủ quỳ tâu :

– Hoàng-hậu là một vị quốc mẫu, dẫu có tội chi cũng không nên tra hỏi. Nếu xét không đáng vị Chánh-cung thì xin Bệ-hạ chọn người có đức-hạnh thay thế mà thôi.

Doãn-cầu cũng quỳ xuống tâu theo :

– Tâu Bệ-hạ, kẻ hạ-thần trộm nghe đức-hạnh của Vương-phi Bao-tự, thật đáng làm chúa trong cung lắrn .

U Vương lại hỏi :

– Nay Thái-tử đang ở nước Thân, như bỏ ngôi của Thân-hậu thì địa-vị của Thái-tử sẽ thế nào?

Quách-thạch-phù tâu :

– Nếu đã bỏ mẹ thì dùng con làm gì nữa. Xin Bệ-hạ hãy phế Nghi-cựu mà tôn Bá-phục lên Ðông-cung.

U Vương mừng lắm, lập tức hạ chiếu bắt Thân-hậu giam vào lãnh-cung, cắt ngôi Nghi-cựu, lập Bao-tự lên làm Chánh-hậu, Bá-phục làm Ðông-cung Thái-tử .

Lại ra lệnh nếu ai ngăn-cản sẽ bị khép vào tội phản-nghịch.

Quần-thần nhiều người lấy làm bất bình, nhưng không dám nói, vì thấy ý vua đã quyết, can gián không ích gì mà hại đến thân.

Bá-đương-phụ tức tốc xin từ quan, về làng dưỡng lão, còn các vị trung thần khác, lần lượt bỏ chức cũng nhiều.

Bao-tự tuy được phong làm Hoàng-hậu nhưng chưa lấy thế làm vui. Cả ngày ít nói, không cười, không ai hiểu nổi được lòng nàng cả. Có lẽ nàng đang ước-vọng những cái gì xa xôi nữa chăng ?

U Vương thấy Bao-tự không cười, lòng bâng khuâng lo lắng , bèn triệu tất cả nhạc-công trong triều tập-họp đến để đờn ca hát xướng cho nàng vui, song vẫn không thấy nàng cười lên một tiếng nào.

U Vương nghĩ thầm :

– Ta phế lập Chánh cung và Ðông-cung mục đích để làm vui lòng nàng, thế mà không được nàng trao cho một nụ cười thật là đau đớn .

Nghĩ như vậy bèn thỏ thẻ hỏi Bao-tự :

– Ðờn ca như thế không làm cho ái-khanh vui sao?

Bao-tự đáp :

– Tâu Bệ-hạ, thần thiếp nhớ lại tiếng xé lụa trước đây còn vui tai hơn là tiếng âm nhạc .

U-vương cả mừng nói :

– ái-khanh ưa nghe tiếng xé lụa, sao ái-khanh không nói cho sớm .

Nói rồi truyền quan giữ kho mỗi ngày đem vào cung một trăm tấm lụa, lại khiến các cung-nữ khỏe mạnh thay phiên nhau xé để làm vui Bao-tự.

Nhưng quái thay ! xé đến bao nhiêu lụa vẫn chưa thấy Bao-tự cười một tiếng nào.

U-vương lo lắng, hỏi :

– Ðã ưa tiếng xé lụa, và lụa cũng đã xé rặt nhiều, sao trẫm chưa thay ái-khanh vui.

Bao-tự mặt lầm-lì không đáp.

U-vương se thắt cõi lòng nói :

– Thế nào trẫm cũng tìm cách làm cho ái-khanh cười lên một tiếng.

Bèn ra lệnh khắp triều thần, ai có kế gì làm cho Bao-tự cười lên một tiếng sẽ được thưởng ngàn vàng.

Quách-thạch-phủ quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, ngày trước Tiên-vương có lập mười cái phong-hỏa- đài tại núi Ly-sơn, lại tạo mấy chục cỗ trống rất lớn, để mỗi khi có giặc Tây-nhung đến xâm lấn thì nổi lửa gióng trống lên. Các chư-hầu nghe thấy đem binh đến cứu. Từ ấy đến nay, trong nước thái-bình, nên phong-hỏa- đài không dùng đến. Nếu Bệ-hạ muốn làm cho Chánh-hậu vui cười, xin Bệ-hạ hãy cùng Chánh-hậu đến Ly-sơn du-ngoạn, rồi nữa đêm đốt phong-hỏa- đài lên, đánh trống cho thật dữ , binh viện các chư hầu ắt đem binh đến cứu. Chừng ấy, không thấy giặc giã gì cả, các chư-hầu phải lục-tục kéo quân trở về, như thế làm sao Chánh-hậu khỏi tức cười.

U vương đắc-ý vỗ tay cười lớn, nói :

– Kế ấy rất hay !

Bèn dắt Bao-tự lên Ly-sơn bày tiệc ăn uống rồi truyền quân nổi lửa đốt phong-hỏa-đài.

Lúc ấy Trịnh-bá-hữu đang làm chức Tư- đồ tại trào, nghe việc ấy thất kinh, vội vã chạy đến Ly-sơn, quỳ móp xuống đất tâu rằng :

– Tâu Bệ-hạ, phong-hỏa- đài Tiên-vương lập lên là để thông tin tức với chư hầu khi trong nước có biến, nay vô cớ mà Bệ-hạ đốt lửa, gạt chư hầu để làm trò vui , về sau thoảng có điều binh đao bất trắc , đốt phong-hỏa- đài lên thì ai còn tin mà đến cứu viện , xin Bệ-hạ chớ nên làm việc đó.

U Vương nổi giận mắng :

– Nay thiên-hạ đang vui hưởng thái bình thì cần gì quân cứu viện . Trẫm và Vương-hậu ra đây du ngoạn, không có gì tiêu-khiển nên mượn kế làm vui. Nếu sau này có giặc lại can hệ gì đến ngươi sao mà ngươi lo lắng .

Trịnh-bá-hữu nghe nói thở dài, lủi thủi bước ra.

U-vương truyền quân đốt lửa, và gióng trống lên. ánh lửa rực trời, tiếng trống vang như sấm.

Các chư hầu ngỡ là Kiểu-kinh có giặc, vội vàng kiểm-binh, điểm tướng suốt đêm kéo đến Ly-sơn. Ðến nơi thì nghe trên lầu đờn ca, hát xướng, lại thấy U-vương cùng Bao-Tự đang uống rượu vui vầy.

Thấy quân-sĩ các chư-hầu rầm rộ kéo đến U-vương mỉm cười ra đứng trước hiên lầu, nói lớn rằng :

– Trẫm may mắn không có giặc giã chi, chẳng dám phiền đến các chư-hầu.

Các chư-hầu đều ngơ ngác nhìn nhau rồi bẽn lẽn cuốn cờ, dẹp trống, ai về nước này.

Bao-tự đứng trên lầu trông xuống thấy quân lính khắp nơi ồ-ạt kéo đến, rồi lại lặng lẽ ra về thích chí vổ tay cười dài.

U-vương ôm Bao-tự vào lòng nói :

– ái khanh ơi ! một tiếng cười của ái-khanh chẳng những làm vui lòng ta, mà còn tô thắm vạn màu tươi trong vũ-trụ , ấy cũng nhờ công của Quách-thạch-phủ đó.

Nói xong, truyền quan giữ kho lấy ngàn vàng đem thưởng cho Quách-thạch-phủ.

Người sau có bài thơ vịnh việc đốt lửa ấy như sau :

Buồn lòng tiêu khiển một trò chơi,

Ðốt lửa đêm thanh đỏ rực trời.

Cờ trống chư hầu bôn bả tới

Giúp vui chỉ một nụ cười tươi.

Ðây nói về Thân-hầu, khi nghe U-vương phế Thân-hậu, lập Bao-Tự, lòng buồn bã, lập sớ gợi đến can rằng :

– Xưa vua Kiệt mê Muội-Hỷ mà nhà Hạ hư, vua Trụ mê Ðắc-kỷ mà nhà Thương mất. Nay Bệ-hạ đắm say Bao-tự , phế bỏ dòng chánh lập ra dòng thứ là trái nghĩa phu thê, hại tình phụ tử . Xin Bệ-hạ lấy cái gương nhà Hạ , nhà Thương mà tránh cho nhà Châu khỏi điều tai biến.

U Vương xem sớ cả giận, vỗ án hét :

– Quân phản-tặc, sao dám loạn-ngôn như thế !

Quách-thạch-phủ quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, Thân-hầu trước đây thấy Bê-hạ đuổi Thái-tử đem lòng oán-hận , nay lại nghe Chánh-hậu bị truất ngôi, ý muốn mưu phản, nên mới dám dâng biểu hài tội Bệ-hạ như vậy.

U Vương hỏi :

– Như thế thì nay trẫm phải đối-xử làm sao?

Quách-thạch-phủ tâu :

– Thân-hầu vốn chẳng có công cán chi, nhờ Thân hậu mà được phong đến tước hầu. Nay Thân-hậu và Thái-tử đã bị truất-phế, thì cũng nên truất Thân-hầu xuống tước Bá như cũ, rồi dám binh đến vấn-tội để trừ hậu-hoạn.

U Vương y tấu, hạ chỉ cách chức Thân-hầu lại khiến Quách-thạch-phủ kiểm- điểm binh mã, kéo đến nước Thân vấn tội.

Chương 3: Quân Khuyển Nhung làm loạn Kiểu kinh – Vua Bình Vương thiên đô Lạc Ấp

Từ ngày Thân Hầu dâng biểu can vua, lòng nơm-nớp lo âu chẳng biết ý vua như thế nào, vội sai quân đi thám thính.

Quân về báo :

– U Vương sai Thạch-phủ làm đại-tướng, dẫn binh sang nước Thân vấn tội.

Thân-hầu thất-kinh, hội các tướng tá thương-nghị.

Thân-hầu nói :

– Nước ta đã nhỏ mà binh lại ít làm sao cự cho lại binh vua

Quan Ðại-phu Lữ-chương quỳ tâu :

– Tâu Chúa-công, tuy nước ta là một chư hầu nhỏ, song Thiên-tử vô đạo, ngoài thì bỏ trung dùng nịnh, trong thì phế chánh, lập thứ , làm lắm điều bạo ngược. Nay nước Tây-nhung binh ròng, tướng mạnh, lại giáp ranh với nước Thân , xin Chúa-công gởi thư cầu cứu , mượn binh kéo về Kiểu-kinh đặng cứu Chánh-hậu, bắt vua phải nhường ngôi cho Thái-tử, ấy là noi theo gương Y-doãn, Châu-công đó.

Thân-hầu khen phải, bèn khiến người đem một xe vàng lụa mang qua nước Tây-nhung mượn quân, lại hứa rằng, nếu phá được Kiểu-kinh thì bao nhiêu vàng bạc trong kho tự ý muốn lấy bao nhiêu cũng được.

Nhung-chúa được thư, nghĩ thầm :

– Thiên-tử bất chánh, Thân-hầu là vị quốc-cựu lại viết thư đến cầu cứu, ta đem quân dựng lại ngôi Thái-tử, đó là thuận lẽ trời, rất hợp với ý ta.

Nghĩ rồi sai Mãng-tốc và Bột- đình, làm tả hữu tiên-phuông, điểm binh mười vạn, kéo đến Kiểu-kinh. Còn Nhung-chúa thống lãnh đạo trung quân đi sau làm hậu-vệ.

Ðến nơi, Nhung-chúa đốc quân vây thành kín mít.

Quân vào báo. U-vương thất-kinh nói :

– Cơ bắt mật, họa tiên phát. Ta chưa kịp cất quân đi đánh mà giặc đã đến vây thành, biết làm sao bây giờ ? Quách-thạch-phủ quỳ tâu :

– Xin Bệ-hạ sai người đền phong-hỏa-đài đốt lửa lên, tất nhiên các chư hầu đem quân đến cứu. Chừng ấy trong đánh ra ngoài đánh vô ắt quân giặc không còn đường trốn thoát.

U-Vương nghe lời, sai người đến Ly-sơn đốt lửa cháy ngất trời mà chẳng thấy binh của chư hầu nào đến cả. Chỉ thấy binh của Thân-hầu kéo đến hiệp với binh của Nhung-chúa vây thành càng chặt hơn .

U-vương thấy chư-hầu không đến, binh giặc công-phá rất gấp, bèn bảo Quách-thạch-phủ :

– Thế giặc mạnh yếu chưa rõ. Khanh ra đánh thử, rồi trẫm sẽ chọn binh mạnh mẽ mà tiếp ứng.

Quách-thạch-phủ tuy sợ sệt nhưng phải tuân hành, dẫn binh xe hai trăm cỗ khai thành tiến ra.

Trông thấy Quách-thạch-phủ, Thân-hầu chỉ vào mặt, nói với Nhung-chúa :

– Ấy là đứa khi quân hại nước , đừng để nó chạy thoát.

Nhung-chúa quay lại hỏi các tướng tá :

– Ai dám ra bắt thằng giặc đó chăng ?

Bột-đình vung đao, vỗ ngựa đến thưa :

– Tôi xin lấy đầu tên phản-tặc đó.

Dứt lời, bay ngựa đến đánh với Quách-thạch-phủ.

Ðánh chưa đặng mười hiệp Bột- đình chém Quách-thạch-phủ một đao rơi đầu.

Nhung-chúa thừa thế, cùng với Mãng-tốc, đốc quân đến chém giết quân của U-vương vô số, rồi kéo vào thành, đốt phá nhà cửa lửa cháy mịt mù.

Thân-hầu cũng không biết làm sao ngăn cản được hành động ấy.

Trong thành cả loạn, U-vương tính thế không xong, bèn chở Bao-tự và Bá-phục lên xe nhỏ, rồi mở cửa sau thoát ra khỏi thành.

Quan Tư- đồ Trịnh-bá-hữu chạy theo kêu lớn rằng :

– Xin Bệ-hạ chớ sợ, có hạ-thần theo bảo giá đây.

Nói xong, đẩy xe U-vương, thẳng đến Ly-sơn .

Ði dọc đường gặp Doãn-cầu, hơ-hải chạy đến tâu :

– Tâu Bệ-hạ, Khuyển-nhung đốt hết cung thất , chở hết vàng bạc trong khọ Còn Quách-công đã tử trận rồi.

U Vương run rẩy hối Trịnh-bá-hữu đẩy xe đi cho mau.

Khi đến Ly-sơn , Trịnh-bá-hữu lại đốt phong-hỏa- đài lên, khói bay ngất trời xanh, mà cũng không thấy chư hầu đến cứu.

Chẳng bao lâu, quân Khuyển-nhung tràn tới, vây dưới chân núi đông nghẹt.

U Vương và Bao-tự đều thất kinh, nhìn xuống chân núi rnà khóc ròng.

Trịnh-bá-hữu tâu :

– Việc đã gấp rồi, hạ thần xin liều mình bảo-giá, đưa Bệ-hạ ra khỏi vòng vây, qua bên nước tôi rồi liệu bề khôi phục.

U Vương nói :

– Bởi trẫm chăng nghe lời thúc-phụ nên mới đến nỗi này. Nay trẫm chỉ còn nhờ ở tay thúc-phụ mà thôi.

Trịnh-bá-hữu bèn khiến người nổi lửa đốt Ly-cung đi, đặng gạt Khuyển-nhung, rồi phò U-vương xông xuống núi.

Trịnh-bá-hữu cầm xà mâu đi trước mở đường , Doãn-cầu phò mẹ con Bao-tự theo sau U-vương.

Ði chưa đặng bao xa, gặp viên cận tướng của Khuyển-nhung là Cổ-lý-xích xốc đến đón đường.

Trịnh-bá-hữu cả giận, hươi xà mâu rước đánh.

Hai đàng đánh chưa đặng mười hiệp Cổ-lý-xích cự không lại bị Trịnh-bá-hữu đâm nhào xuống ngựa.

Ðàng sau, binh sĩ lại ó lên, Trịnh-bá Hữu quay nhìn lại, thấy Bột-đình đem binh truy-cản.

Quân Khuyển-nhung quá mạnh, Trịnh-bá-hữu chỉ có một mình không làm sao cự cho nổi, đánh đỡ một hồi, bị tên bỏ mạng !

Còn xe của U-vương bị Mãng-tốc bắt lại đem nạp cho Nhung-Chúa

Nhung-chúa rút đao chém U-vương và Bá-phúc. Còn Bao-tự, vì thấy xinh đẹp, nên Nhung-chúa không chém bắt về nơi trướng mà giao hoan, thù lạc.

Doãn Cầu quá sợ hãi núp trong xe, bị quân Khuyển-nhung trông thấy, kéo cổ ra mà chém .

Giữa lúc đó, Thân-hầu thấy lửa dậy trong cung liền đem binh vào chữa, và thả Thân-hậu ra. Ðoạn đi tìm U-vương, song không thấy đâu cả.

Bỗng thấy Nhung-chúa đem binh vào thành cười hả hê nói :

– Tôi đã giết hôn quân rồi.

Thân-hầu kinh ngạc, nói :

– Tôi muốn đem binh vấn tội để răn vua không ngờ lại xẩy ra cơ hội này. Chúng ta không làm sao tránh khỏi mang tiếng về sau.

Nói rồi sai người khâm liệm, làm lễ an táng U-vương.

Chôn cất xong, Thân-hầu trở về Kinh sư, bài tiệc đãi đằng Nhung-chúa để tạ ơn, và lấy vàng lụa trong kho sắp lên mười xe, để làm quà tiễn hành đưa Nhung-chúa về nước.

Nhưng không ngờ Nhung-chúa lấy việc giết U-vương làm công-trạng, không chịu đem binh về, cứ lần-quần nơi Kinh-thành ăn uống, chơi bời, phá-phách nhân dân. Ai này đều oán-trách.

Thân-hầu không biết làm thế nào, túng phải làm thư sai người đem đến ba xứ chư hầu: Tấn-hầu Cơ-cừu nước Bắc-lộ, Vệ-hầu Cơ-hòa nước Ðông-lộ, và Tần-hầu Dinh-khai nước Tây-lộ.

Lại sai người qua bên nước Trịnh, đem việc Trịnh-bá-hữu bị tử-trận tin cho Thái-tử Quật- đột (con của Trịnh-bá-hữu) đem quân qua báo thù.

Thái-tử Quật- đột tuổi mới mười ba, mà mình cao tám thước, sức mạnh phi-thường, lại thông-minh tài trí ít người sánh kịp.

Ngày kia, nghe được tin cha tử trận đau xót không cùng, liền mặc tang phúc, đem ba trăm cỗ xe trận sang Kiểu-kinh báo thù.

Nhung-chúa hay tin kiểm điểm binh mã, đề phòng dự chiến .

Vừa đến nơi Thái-tử Quật- đột muốn ra quân, nhưng Công-tử Thành can rằng :

– Binh ta đường xa mới đến, còn mệt mỏi, nếu đánh e khó thắng. Xin cứ an dinh hạ trại, chờ binh các nước chư-hầu kéo đến, hiệp sức công phá thì mới thành công đặng.

Quật- đột nói :

– Binh quý thần tốc . Nếu đợi lâu chễnh-mảng lòng quân. Vả lại, nhơn lúc binh Khuyển-nhung đang bê trể, không đánh để trả thù cha còn đợi chừng nào.

Nói xong, thúc quân ra trận, đến trước cửa thành kêu Nhung-Chúa mắng rằng :

– Hỡi tên giặc Mọi ! Hãy đem đầu mà nạp cho ta để đền lại tội phản-phúc !

Trên thành không ai ra ứng đáp.

Quật- đột tức giận, truyền quân công phá.

Trong lúc quân sĩ đang phá thành rất hăng, thì bỗng nghe một hồi thanh la nổi lên vang dậy nơi phía rừng rậm, rồi một đạo quân kéo ra (đó là đạo binh của Nhung-chúa sai phục sẵn ở đó) .

Quật-đột vội vàng xua binh đón đánh.

Trong lúc hai bên đang xáp trận, trong thành lại có tiếng thanh la nổi lên, cửa thành mở rộng, trong thành xông ra một đạo binh nữa.

Quật- đột bị hai đạo binh của Bột- đình và Mãng-tốc đánh ép lại một lượt, làm cho binh sĩ rối loạn bỏ chạy.

Quật- đột cũng hoảng vía, giục ngựa chạy dài. Chạy đến ba mươi dặm mới dám anđinh hạ trại.

Quật- đột bị thất trận trở về than-thở với Công-tử Thành rằng :

– Bởi ta không nghe lời nên mới mang thảm-bại, nay liệu làm sao?

Công tử Thành đáp :

– Từ đây đến Bộcđương không xa , Vệ-hầu là người từng trải, vậy xin chúa-công hãy đến đó cầu cứu người, rồi hiệp binh tấn công một lượt mới thắng nổi.

Quật- đột nghe theo khiến đẩy xe sang Bộcđương thành.

Ði được vài ngày, bỗng thấy một đạo binh mã cờ xí rộn ràng, cầm đầu là một vị chư-hầu mặc áo gấm, buộc đai vàng, tóc xanh râu bạc, giống như một vị tiên thần giáng thế. (Người đó là Vệ-công, tên Cơ-hòa, tuổi đã chín mươi).

Quật- đột mừng rỡ, dừng binh lại, kêu lớn :

– Tôi là Thái-tử nước Trịnh, tên Quật- đột, bị Khuyển-nhung xâm phạm Kinh-sư, giết cha tôi, tôi đem binh vấn tội, chẳng ngờ lại bị thua, phải đến đây cầu cứu ngài.

Vệ-công xuống ngựa thủ lễ và nói :

– Thái-tử hãy an lòng. Tôi nguyện đem binh giúp đỡ. Vả lại tôi có nghe binh Tấn và Tần cũng sắp đến đây thì có lo chi không trừ được lũ giặc đó !

Quật- đột cúi đầu cảm tại rồi hiệp binh cùng với Vệ-công kéo đến Kiểu-kinh.

Ðến nơi binh hai nước chư-hầu Trịnh, Vệ hạ trại cách Kinh-thành hai mươi dặm , lại sai quân đi thám thính tin tức nước Tần và nước Tấn.

Quân thám thính về báo :

– Phía Tây có tiếng chiêng trống vang trại, lại có một ngọn cờ thêu chữ “Tần” rất lớn .

Vệ Công nói :

– Nước Tần tuy là một nước Phụđung (nước phụ chư-hầu, phái cống hiến và nghe theo lệnh nước chư-hầu) ít binh mã, song binh tướng rất tinh nhuệ, đã làm cho rợ Khuyển-nhung lắm phen khiếp sợ.

Nói vừa dứt lời thì lại có tin báo :

– Quân nước Tấn cũng đã kéo đến đóng nơi phía Bắc.

Vệ Công mừng rỡ, nói :

– Quân hai nước Tần, Tấn đã kéo đến thì còn lo gì đại sự chẳng thành.

Bèn sai người sang mời Tần-công và Tấn-công đến hội kiến.

Trong giây phút, hai vị chư hầu ấy đều đến trại Vệ-công đàm- đạo.

Thấy Quật- đột mặc tang phục Tần-công và Tấn-công hỏi :

– Chẳng hay người ấy là ai vậy?

Vệ Công đáp :

– Ðó là Thái-tử Quật- đột, con của Trịnh Bá đó .

Ðoạn kể lại chuyện U-vương và Trịnh-bá-hữu bị chết.

Hai vị chư hầu Tần, Tấn ngậm ngùi thương tiếc.

Vệ-công nói :

– Nay lão phu đã già yếu, đến đây cũng chỉ vì nhiệm-vụ thần-tử . Vậy trăm việc xin ủy thác cho hai ngài định liệu, chẳng hay hai ngài đã có kế hoạch nào chưa ?

Tần-công đáp :

– Quân Khuyển-nhung chẳng qua tham tiền mê sắc mà tác loạn kinh-thành. Nay binh ta mới đến chắc chúng chưa kịp đề phòng. Vậy đêm nay chia quân làm ba mặt, Ðông, Nam, Bắc, mà đánh vào một lượt, còn phía Tây để cho Trịnh Thái-tử đem quân mai phục . Làm như thế ắt trọn thắng.

Vệ-công khen là diệu kế. Mỗi người trở về lo việc điểm quân.

Lúc bấy giờ, Thân-hầu ở trong thành hay được có binh bốn nước đến, trong lòng mừng rỡ, lén bàn với Chu công-huyến rằng :

– Bốn nước đã hiệp binh, thế nào cũng chia làm bốn đạo công phá. Vậy ta chờ họ phá thành sẽ mở cửa ra ứng tiếp.

Ðoạn bàn với Nhung-chúa sai Bột- đình chở vàng bạc lụa là vệ nước để bớt vây cánh. Lại khiến Mãng-tốc kéo binh Khuyển-nhung ra ngoài thành cự địch.

Nhung-chúa đâu rõ kế của Thân-hầu, ngỡ thiệt nên làm theo.

Mãng-tốc kéo binh ra khỏi thành đóng trại nơi cửa phía Ðông đợi rạng ngày sẽ giao chiến, không dè qua đến canh ba, binh Vệ đến cướp trại, túng thế phái bỏ chạy.

Binh ba nước ồ lên phá thành một lượt Thân-hầu vội vã mở tung bốn cửa thành cho quân ngoài tràn vào.

Nhung-chúa đang ngủ say, hay được tin kinh hãi vội lên ngựa chạy ra cửa phía Tây gặp đạo binh phục của Quật- đột chận lại.

Hai đàng rước đánh. Ðương khi nguy cấp xảy có đạo binh thua của Mảng-tốc kéo đến giải vây, nên Nhung-chúa mới chạy thoát được .

Quật- đột không đuổi theo, kéo quân vào thành hội với các nước .

Lúc bấy giờ Bao-tự đang ngủ, giật mình thức dậy thấy Nhung-chúa bỏ chạy, lại nghe bốn mặt thành quân sĩ ó vang, muốn theo Nhung-chúa song không kịp, túng thế phải rút gươm tự vẫn.

ôi thôi ! Hồng nhan một kiếp, cánh hoa sắc nước hương trời mới dựa hơi đông-phong đã phải dập vùi dưới làn mưa bão, không kẻ xót thương.

Người sau có bài thơ trách Bao-tự như sau :

Một kiếp hồng-nhan một nụ cười !

Phong- đài khói tỏa chửa mờ phai.

Nụ cười còn mãi rung trong gió,

Nhung-khuyển, U-vương ai hỡi ai !

Ngày ấy Thân-hầu đặt tiệc khoản- đãi.

Trong lúc đang ăn-uống Vệ-công buồn bã buông đũa nói :

– Nước biến, vua mất, chúng ta còn vui sướng gì mà ngồi ăn uống ?

Các chư-hầu nghe nói đều đứng dậy vòng tay thưa rằng :

– Chẳng hay hiền hầu có điều chi dạy bảo chăng ?

Vệ Công nói :

– Nước không thể để một ngày không có vuạ Nay Thái-tử còn ở bên nước Thân vậy phải rước về mà tôn lên Thiên-tử.

Tần tương-công nói :

– Hiền-hầu nói rất phải, chúng ta nỡ nào ăn uống vui vầy mà quên nhiệm vụ trọng đại đó sao !

Quật- đột nói :

– Tôi chưa có công cán chi, xin nguyện qua nước Thân rước Thái-tử chọ

Vệ-công cả mừng, rót rượu khuyên mời rồi lập tức viết biểu chương và sửa sang xe giá đi đón Thái-tử. Các chư-hầu đều xin đem quân theo hộ tống.

Quật- đột nói :

– Việc này không phải là việc đi đánh giặc, chẳng cần phải nhiều quân. Chỉ một đạo quân của tôi đây cũng đủ rồi.

Hôm sau, Quật- đột lên đường sang nước Thân.

Lúc bấy giờ Thái-tử Nghi-cựu đang ở nước Thân , ngày ngày buồn bực, không biết Thân-hầu ra đi đã lâu lành dữ thế nào, xảy có quân vào báo rằng :

– Trịnh Thái-tử đem biểu-chương đến rước Thái-tử về Kiểu-kinh.

Thái-tử Nghi-cựu nghe nói, lật đật ra rước vào, giở biểu ra xem mới hay U-vương đã thác về tay Khuyển-nhung, liền khóc oà.

Quật- đột tâu :

– Xin Thái-tử lấy giang sơn, xã tắc làm trọng, trở về tức vị cho an lòng dân.

Thái-tử nói :

– Nay ta đã mang danh bất-hiếu với thiên hạ, lẽ ra không nên trở về trị nước, nhưng chẳng lẽ không nể lời các trấn chư hầu.

Nói rồi bèn sửa soạn lên xe trở về Kinh.

Về đến nơi, thấy các trấn chư hầu đã dẫn binh ra cách thành ba mươi dặm đón tiếp.

Thái-tử vào thành, thấy cung điện hoang-tàn sập đổ, lòng bùi-ngùi ứa lệ, rồi phụng-mệnh Thân-hầu làm lễ cáo miếu mà lên ngôi, xưng hiệu Châu-Bình-vương.

Các chư-hầu và bá-quan triều bái tung hộ

Bình-vương cầm tay Thân-hầu phán rằng :

– Trẫm là người đã bị phế, mà còn đặng hưởng nghiệp tổ tông như vầy cũng là nhờ ở Quốc-cựu.

Nói xong, bèn phong chức Thân-hầu làm Thân-công.

Thân-hầu tâu :

– Tâu Bệ-hạ, Kiểu-kinh không mất là nhờ có quân các chư-hầu kéo về giải tỏa. Hạ thần đã không ngăn cản nổi Khuyển-nhung để làm hại Tiên-vương thì thật là đắc tội.

Nói rồi từ chối không nhận.

Bình-vương lại gia phong cho các trấn chư-hầu và phong hàm-ân cho Trịnh-bá-hữu rồi yết bản phủđụ nhânđân.

Ngày thứ, vua Bình-vương lưu Vệ-công làm Tư- đồ, Quật- đột làm Khanh-sĩ tại triều, Chu-công-huyền làm Thái-tử cùng coi việc nước . Riêng Thân-hầu và Tần-tương-công vì đất nước giáp ranh với Khuyển-nhung nên phải cáo từ ra về.

Thân-hầu thấy Quật- đột tướng mạo khôi ngô, thông minh xuất-chúng, bèn đem con gái mình là Khương-thị gả cho Quật- đột.

Nhắc qua Nhung-chúa, từ ngày kéo quân vào Kiểu-kinh đã thuộc đường thuộc nào, tuy bị các chư-hầu đánh bại song quân sĩ còn đông, lại nghĩ đến công lao khó nhọc mà không được hưởng gì, thì giận lắm, xua quân vào đánh phá chiếm một nữa đất Kỳ-phong làm chỗ trú quân để xâm lấn Kiểu-kinh.

Bình-vương thấy đất Kiểu-kinh trong mấy tháng giặc giả tàn-phá, cung thất bị hư, phong-cảnh tiêu- điều, có ý muốn dời đô sang Lạc-ấp, bèn triệu các quan hỏi ý-kiến.

Các quan cùng tâu :

– Lạc-ấp là nơi trung-tâm của thiên-hạ, nên trước đây Tiên-vương đã ra công sửa sang rất vững chắc, gọi là Ðông- độ Năm nào ở đó cũng có hội chư-hầu. Nay nếu Bệ-hạ muốn dời đô sang đó thì tiện lắm.

Vệ Công nghe các quan tâu, thở dài, rồi cúi đầu tâu :

– Tâu Bệ-hạ, hạ-thần đã hơn chín mươi tuổi, được Bệ-hạ tưởng tình cho dự vào quốc-sự, nay nếu các quan luận như vậy mà hạ thần không nói e mang tội bất trung . Vả chăng Kiểu-kinh là nơi lập nghiệp đế, bốn bề núi sông hiểm-trở, còn Ðông- đô tuy là giữa úm nước, nhưng trống trải, không làm sao tránh nổi mũi giặc.

Bình-vương nói :

– Trẫm cũng biết Kiểu-kinh là nơi Tiền-vương lập nghiệp, lẽ ra phải gìn giữ không nên bỏ phế, song hiện nay Khuyển-nhung cướp lấn nơi Kỳ-phong, thế rất hung-hăng. Trong cung, các kho tàng bị cháy, nếu sửa sang e tốn công của muôn dân. Cực chẳng đã trẫm mới dời đô qua đó mà thôi.

Vệ-công tâu :

– Khuyển-nhung là lũ sài-lang chẳng nên cho nó vào nước . Bởi Thân-hầu tính liều, mượn binh của nó chẳng khác nào mở cửa rước kẻ cướp vào, cho nên cung-thất phải tan, Tiên-vương bị hại. Nay Bệ-hạ nên coi đó là một mối thù, quyết lòng rửa hận, bắt Khuyển-nhung mổ mật đem tế nơi Thái-miếu để làm gương. Nếu Bệ-hạ tránh kẻ thù thì kẻ thù sẽ tìm Bệ-hạ mà tới. Thuở trước Ngu Thuấn làm vua ở nhà tranh thềm đất, vua Ðại-võ ở cung thấp hẹp mà không tưởng là xấu, xin Bệ-hạ xét lại.

Chu-công-huyến quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, lời luận của quan Tư- đồ không đúng với quyền biến. Trước kia Tiên-vương bỏ việc quốc-chính, làm rối đạo cang-thường mà sanh giặc. Việc ấy đã lỡ rồi không phải nói làm chi . Nay Bệ-hạ muộn bỏ hết những cái gì xấu xa lúc trước, làm cho mọi người ai cũng thấy rằng Bệ-hạ là tượng trưng cho một sự kiến-quốc mới mẻ, thế thì việc dời đô rất có ảnh-hưởng tốt trong lòng bá tánh.

Vệ Công lắc đầu, tâu :

– Tâu Bệ.hạ, thắng giặc phải căn cứ ở lòng người, mà còn hãy dựa trên sức mạnh, nghĩa là phải giữ được những chỗ hiểm yếu. Nay Thân-hầu đem Khuyển-nhung vào nước đặng thì cũng có thể dẹp nó đặng. Xin Bệ-hạ sai sứ hỏi người xem có kế nào hay chăng ?

Lúc đang thương nghị, bỗng có tin Thân-hầu sai người đem văn biểu đến.

Bình-vương mở ra xem, thấy trong văn biểu viết như sau :

Giặc Khuyển-nhung đem quân xâm lấn nước Thân, xin Bệ-hạ nghĩ tình đem binh cứu ứng, kẻo nước Thân khó bề giữ nổi.

Xem biểu xong, Bình-vương nói :

– Thân-hầu lo phận mình chưa xong, làm sao lo việc trẫm . Thôi, ý trẫm đã quyết các khanh khá tuân lời

Ðoạn truyền quan Thái-sư chọn ngày dời độ

Vệ Công tâu :

– Nay vì tránh giặc mà Bệ-hạ dời đô, e lòng dân không tránh khỏi ly-tán. Vậy xin Bệ-hạ cho phép hạ-thần đăng bảng cho nhân dân hay đã.

Vua nhậm lời. Vệ-công bèn đăng bảng truyềnđụ dân chúng ai-muốn theo qua Ðông- đô thì sắm sửa mà đi.

Kế đó quan Chúc-sử làm văn biểu cáo với nhà Thái-miếu, rồi quan Lễ-bộ phò thần chủ bảy miếu lên xe đi trước.

Tần-tương-công nghe tin vua thiên- đô liền thân hành đem quân hộ giá.

Dân gian già trẻ dìu đắt nhau theo vua chẳng biết bao nhiêu.

Chương 4: Tần Vương nằm mộng thấy con trời – Trịnh Trang tìm mẹ đào hầm đất

Khi Bình-vương đến Lạc dương thấy phong cảnh tốt tươi, dân cư trù mật không kém gì Kiểu-kinh, trong lòng mừng rỡ.

Kinh- đô định xong, cả chư hầu đều dâng biểu chúc mừng, duy chỉ có nước Sở chẳng thấy đến.

Bình-vương nổi giận muốn khởi binh vấn tội.

Quần thần can rằng :

– Nước Sở chẳng tuân vương-hóa đã lâu, xưa Tuyên-vương phải lắm phen chinh phục. Từ đó cứ hàng năm đem cống hiến một xe thanh-mao để dùng đặt rượu mà tế tự. Lệ ấy cũng chỉ cho có chừng đó thôi. Nay Bệ-hạ mới dời đô, lòng người chưa định, nếu đem binh chinh phạt e khó thắng. Xin Bệ-hạ chờ cho binh hùng tướng mạnh sẽ tính đến việc đó cũng chẳng muộn chị

Bình-vương nghe nói cũng đổi giận làm vui, không tính việc chinh Nam nữa.

Kế đó Tần-vương-công cáo từ về nước.

Bình-vương nói :

– Nay đất Kỳ-phong bị giặc Khuyển-nhung chiếm giữ, quấy rối dân lành. Nếu nhà ngươi đánh đuổi được thì ta cho đất ấy để đền đáp lại công hộ giá thiên đô .

Tần tương công bái mạng lui về, sắm sửa binh mã lo kế đánh đẹp Khuyển-nhung.

Chẳng bao lâu, giặc Khuyển-nhung bị giết sạch , tướng Khuyên Nhung là Bột- đình và Mãng-tốc đều tử-trận, còn Nhung-chúa trốn ra giãi đất hoang nơi phía Tây mà tạm trú.

Ðất Kỳ-phong sát nhập vào nước Tần, rộng rãi hơn ngàn dặm .

Từ ấy nước Tần trở nên đại-quốc .

Thu nhận đất Kỳ-phong chẳng bao lâu thì Tần tương-công mất, con là Tần văn-công lên kế vị .

Một hôm, Văn-công nằm mộng, thấy một con trăn lớn, từ trên trời sa xuống, trong giây phút lại hóa ra một đứa bé kêu Văn công nói :

– Ta là con trời sai xuống báo cho nhà ngươi được biết : Nhà ngươi sẽ làm Bạch- đế giữ nghiệp nơi phía Tây.

Nói rồi biến mất.

Văn-công đem việc ấy hỏi Thái-sử Ðôn.

Quan Thái-sử tâu :

– Sắc bạch là sắc của phía Tây. Ấy là điềm trời cho Chúa-công làm chủ khắp phương Tây đó. Vậy phải tạ ơn trời đất.

Văn-công bèn lập miễu nơi Phu-ấp mà thờ, lại giết con trâu trắng để tế.

Kế đó, có người ở xứ Trần-thương săn được một con thú, hình thù giống heo, nhưng lông cứng mà nhọn, đánh không chết. Họ không biết con gì, bèn đem dâng cho Văn-công. Nhưng, khi đi đến nữa đường thì gặp hai đứa trẻ chỉ con vật ấy nói : Con thú này tên con Vị , thường ở dưới đất , hay ăn óc người chết. Hễ đánh nhắm óc nó thì nó chết.

Con vật liền đáp rằng :

– Hai đứa con nít này là Trĩ-tinh hiện lên . Hễ bắt đặng con trống thì làm Vương, bặt đặng con mái thì làm Bá.

Hai đứa trẻ nghe con vật nói, liền biến mất.

Con thú cũng biến theo.

Người đi săn kinh hãi, lật đật báo cho Văn-công haỵ

Văn-Công liền lập miễu nơi núi Trần-thương để thờ Trĩ-tinh.

Thuở ấy tại núi Chung-nam có cây Tử lớn, Văn-công muốn đốn về xây cất cung- điện, nhưng cưa không đứt, búa chặt không vộ Ai nấy lấy làm lạ.

Một đêm kia, có người nằm ngủ dưới gốc cây nghe một bầy quỷ đến chúc mừng cây ấy.

Lại có tiếng hỏi :

– Nếu Tần-vương khiến người bỏ tóc xõa, và lấy chỉ đỏ quấn xung quanh thân cây thì liệu làm sao? Sáng hôm sau người ấy đem câu chuyện báo lại cùng Văn công .

Văn-công khiến người làm y như vậy.

Quả thật, thân cây bị cưa ngã. Nhưng cây vừa ngã xuống thì một con trâu xanh ở trong thân xông xa, chạy thẳng xuống sông Ung-thủy. Từ đó, dân chúng thỉnh thoảng lại thấy trâu xanh hiện lên.

Văn-công sai kỵ-sĩ đón đánh nhưng trâu xanh quá mạnh, không làm sao đánh nổi.

Kỵ-sĩ bèn bỏ tóc xõa mà đánh, trâu xanh mới chịu chạy xuống nước.

Văn-công bèn chế ra cờ ngũ-sắc để nơi quan-trung, lại lập miễu mà tế vị thần trâu ấy.

Lúc bấy giờ, vua Huệ-công nước Lỗ nghe nước Tần tế-lễ trời, bèn sai Thái-tế Nhượng đến xin vua Bình-vương cho phép mình được tế giao và tế lễ.

Bình-vương không chọ

Huệ-công nói :

– Tổ ta là Châu-công, có công lớn với nhà vua, vả lại lễ nhạc do tổ ta bày chế, nay con cháu dùng thì có hại chị Hơn nữa, Thiên-tử đã không cấm nước Tần sao lại cấm nước Lỗ

Bèn không kể đến mạng vua, cứ tế giao, tế lễ như nhà vua vậy.

Vua Bình-vương biết việc ấy nhưng không dám nói.

Từ đấy nhà Châu ngày một suy yếu. Các nước chư-hầu chuyên quyền, xâm bờ lấn bờ cõi nhau, gây rối rắm trong khắp thiên-hạ.

Nói về Trịnh Thế-tử là Quật- đột, từ khi cha chết, lên kế-vị, tự xưng hiệu là Trịnh võ-công.

Nhân khi nhà Châu suy-yếu, chiếm cả đất Quốc và đất Khoái, làm thành một nước lớn.

Trịnh-võ-công và Vệ võ-công đều kiêm chức khanh-sỉ tại triều nhà Châu.

Qua năm Bình vương thứ mười ba, Vệ võ-công thất-lộc, còn một mình Trịnh võ-công bình-chánh, lúc thì về nước Trịnh, lúc lại ở nơi triều Châu.

Vợ Trịnh võ-công là Khương-thị sanh đang hai trai, con lớn đặt tên Ngộ-sanh, con thứ đặt tên là Ðoạn.

Ngộ sanh vì lúc nhỏ bị đẻ ngược nên Khương-thị không ưa, còn Ðoạn thì hình dung tuấn-tú mặt mũi khôi-ngô, lại có sức khỏe lạ thường, nên được Khương-thị yêu-mến lắm.

Một hôm, Khương-thị ngỏ ý với chồng :

– Nếu Ðoạn mà được nối ngôi Chúa-công sau này thì hơn Ngộ-sanh gấp bội.

Trịnh võ-công nói ;

– Lớn nhỏ đều có thứ bậc, chẳng nên xáo trộn luân thường. Vả chăng Ngộ-sanh có lầm lỗi gì mà lại bỏ chánh lập thứ ?

Bèn phong Ngộ-sanh làm Thế-tử, còn Ðoạn thì phong một chỗ nhỏ ở Cung-thành nên gọi là Cung thúc- đoạn.

Việc ấy làm cho Khương-thị không vui.

Sau đó, Võ-công qua đời Ngộ-sanh lên tức vị, xưng hiệu là Trịnh trang-công, rồi cũng thế chức cha mà làm Khanh-sĩ nơi triều nhà Châu.

Khương-thị phu-nhân thấy Cung-thúc- đoạn chẳng có quyền chi, lòng buồn bã, nói với Trịnh trang-công :

– Con nối nghiệp cha, làm chủ nước Trịnh, đất rộng mấy trăm dặm ngoài mà lại để cho em một chỗ đất nhỏ mọn vậy mà đành lòng sao?

Trang công thưa :

– ý mẫu-hậu dạy thế nào, xin cho con biết.

Khương-thị phu-nhân nói :

– Nếu quả con thương tình ruột thịt thì việc gì mà không lấy đất Chế-ấp phong cho em.

Trang-công thưa :

– Chế-ấp là nơi hiểm- địa, Tiên-vương đã có lời di-chúc, không nên đem phong cho ai, trừ chỗ ấy ra mẫu-hậu muốn chỗ nào con cũng xin vâng lời.

Khương-thị phu nhân nói :

– Nếu vậy thì phong cho Ðoạn đất Kinh-thành.

Trang-công làm thinh, không nói :

– Nếu không bằng lòng thì tốt hơn con nên đuổi em con ra khỏi nước để kiếm cách dung-thân.

Trang-công bùi-ngùi, nhìn mẹ nói :

– Thưa mẫu-hậu, con đâu dám làm thế .

Ngày hôm sau Trịnh trang-công cho đòi Cung-thúc vào triều phong đất Kinh-thành.

Quan Ðại-phu Tề-Túc can rằng :

– Tâu Chúa-công, Kinh-thành đất rộng dân đông chẳng kém gì Vinhđương, nếu phong cho Cung-thúc- đoạn ắt sanh hậu hoạn !

Trịnh trang-công nói :

– Lịnh của mẹ ta, lẽ nào ta dám cãi.

Bèn phong cho Cung-thúc nước Kinh-thành.

Cung-thức bái lĩnh rồi lui ra, vào cung từ biệt Khương-thị .

Khương-thị đuổi hết kẻ tả hữu ra, rồi nói nhỏ với Cung-thúc :

– Anh con không nghĩ tình cốt nhục bạc đãi con đã lâu. Hôm nay sởđĩ con được phong đất Kinh-thành là nhờ có mẹ nài nỉ lắm mới được. Nay con đến Kinh-thành phải thao luyện binh mã dự bị cho sẵn, lúc nào có cơ-hội, mẹ sẽ tin con hay, kéo binh về mà lấy Trịnh. Mẹ làm nội-ứng thì cái ngôi của Ngộ-sanh sẽ về tay con không khó !

Cung-thúc lãnh mạng, từ tạ qua Kinh-thành.

Từ ấy người ta gọi Ðoạn là Thái-thúc Kinh-thành

Thái-thúc lại đòi hai quan Tể, trần ở hai vùng Tây bỉ và Bắc bi đến dụ rằng :

– Ðất của hai ngươi chưởng-quản, nay đã thuộc về đất phong của ta rồi, vậy từ nay thuế-vụ phải đem đến đây mà nạp, còn việc binh tình phải nghe lệnh ta điều khiển.

Hai quan Tế thầy Thái-thúc là con cưng của Quốc-mẫu, nên không dám cãi lịnh.

Thái-thức lại thường giả cách đi săn để luyện tập binh-sĩ, gồm thâu cả binh của Tây bỉ và Bắc bỉ, rồi lại cướp luôn cả đất Yên và đất Lâm-giêng .

Quan Tể hai xứ này thấy rõ hành động bội phản , lén về triều tâu cùng Trịnh-trang-công haỵ

Trịnh-trang-công nghe tâu, mỉm cười, làm thinh không nói gì cả .

Bỗng có người bước ra, nói lớn :

– Tâu Chúa-công, tội của Ðoạn đáng chém đầu, sao Chúa-công nỡ ngồi yên ?

Trịnh-trang-công xem lại, người vừa nói đó là Công-tử Lữ, liệu là Tử-phong, làm chức Thượng-khanh, bèn hỏi rằng :

– Khanh có ý kiến gì hay chăng ?

Công-tử Lữ tâu :

– Thái-thúc- đoạn ỷ trong có quốc-mẫu yêu vì, ngoài cậy có đất Kinh-thành là nơi hiểm-yếu, luyện tập binh mã, mưu chiếm đoạt nước Trịnh. Xin Chúa-công cho tôi đem quân đến đó bắt Ðoạn đem về trị tội.

Trịnh-trang-công suy nghĩ một lúc, rồi nói :

– Thái-thúc tuy vô- đạo, song tội lỗi chưa rõ rệt. Nếu giết nó không khỏi đau lòng mẹ tạ Hơn nữa, trong tình ruột thịt, ta sẽ bị người ngoài dị nghị là bất nghĩa, bất hiếu.

Công-tử Lữ cúi đầu tâu :

– Tâu Chúa-công, nếu trọng tình ruột thịt mà không quyết đoán được quốc-sự e không tránh khỏi tai họa.

Trịnh-trang-công nói :

– Nếu Thái-thúc cố-ý bội phản, thì thế nào mỗi ngày sẽ mỗi lộng hành thêm. Chừng ấy tội lỗi đã rõ ràng nếu trừng trị cách nào mẹ ta cũng không nói gì đặng.

Công-tử Lữ bùi ngùi, tâu :

– Kiến thức của Chúa-công rất xa, tôi không thế nào sánh kịp. Song chỉ e thế lực của Thái-thúc mỗi ngày một to khó mà trừ được.

Trịnh-trang-công hỏi :

– Thế thì bây giờ phải làm thế nào để mẹ ta khỏi oán trách ta là vô đạo

Công-tử Lữ tâu ;

– Ðã lâu Chúa-công không vào triều nhà Châu ấy bởi Chúa-công lo việc Thái-thúc. Nay phải giả cách vào chầu vua Châu để cho Thái-Thúc tưởng Kinh- đô bỏ vắng, tất đem binh đến đây chiếm đoạt. Tôi xin đem quân phục sẳn ở đất Kinh-thành, đợi Thái-Thúc cử quân đi, lén vào chiếm giữ. Còn Chúa-công cũng đem một đạo quân theo đường tắt mà đánh ập lại, thì Thái-thúc dù có cánh bay lên trời cũng không trốn thoát.

Trịnh-trang-công nói :

– Kế ấy rất hay, song chớ nên tiết lậu ra ngoài.

Công-tử Lữ bái tạ lui ra.

Ngày thứ Trịnh-trang-công thăng điện, nói dối rằng mình bận sang chầu vua Châu, giao việc triều chính cho Tề-Túc . Khương-thị hay đặng tin ấy cả mừng, viết mật thư sai người tâm-phúc đem đến Kinh-thành trao cho Thái-thúc. Trong thư ước hẹn nội trong sơ tuần tháng năm phải hưng binh về lấy nước Trịnh.

Lúc đó vào hạ tuần tháng tư, Công-tử Lữ đã sai người phục nơi yếu lộ, nên bắt được người đem thư ấy.

Công-tử Lữ bèn giết quách, rồi mang thư đem về dâng cho Trịnh-trang-công.

Trịnh-trang-công rất đau lòng, nhưng không thể vì tình máu mủ mà dung kẻ phản nghịch, bèn phong bức thư ấy lại như cũ, rồi sai người tâm phúc của mình đem đến Kinh-thành giao cho Thái-thúc .

Ðược thư, Thái-thúc phúc đáp hẹn ngày mồng năm tháng năm động binh và dặn Khương-thị đến ngày đó phải dựng một cây bạch kỳ trong thành để biết chỗ tiếp-ứng.

Trịnh-trang-công xem thư phúc- đáp, nghĩ thầm :

– Thế này thì mẹ đừng trách con là vô đạo.

Ðoạn vào từ biệt Khương-thị, dối rằng mình đi qua Châu, rồi kéo binh ra khỏi thành đến đóng nơi Lâm-giêng.

Công-tử Lữ cũng lén đem hai trăm cỗ xe chiến qua phục gần Kinh-thành.

Thúc- đoạn, từ khi tiếp được thư đó liền sai con là Công-tôn-hoạt qua nước Vệ mượn binh, rồi lấy cớ trở về Kinh- đô để coi việc quốc chính, mà kéo quân ra đi.

Công-tử Lữ sai người thám thính, hay tin Thúc- đoạn đi rồi bèn kéo quân vào thành, nồi lửa lên làm hiệu, chiêu tập bá tánh kể rõ tội mưu-phản của Thúc- đoạn. Do đó cả thành bá tánh đều oán ghét Thúc- đoạn vô cùng.

Còn Thúc- đoạn kéo quân ra đi chưa đầy nữa buổi, thấy Kinh-thành lửa bốc nghịt trời, biết là có biến, vội đem quân trở về cứu viện .

Về đến nơi, thầy Kinh-thành bị chiếm, lòng đầy căm tức, xua quân vây thành công phá.

Chẳng ngờ, Trịnh-trang-công lại kéo quân đến đánh, làm cho Thúc- đoạn không biết đường nào mà chạy, túng thế phải kéo binh đến đất Cung là chỗ được phong trước kia để cố-thủ.

Trịnh-trang-công dẫn binh đến phá thành .

Cung thành chỉ là một ấp nhỏ, làm sao cự lại binh triều, chẳng bao lâu thành bị phá.

Thúc- đoạn thấy thế đã cùng, ngữa mặt lên trời than rằng :

– Mẹ ta đã gạt ta, ta còn mặt mũi nào thấy anh ta nữa.

Nói rồi rút gươm tự vận.

Trịnh-trang-công vào thành ôm thây Thúc- đoạn khóc rống lên một hồi, nói :

– Bởi em làm lếu nên tình huynh đệ phải chia lìa.

Nói rồi lục trong mình Thúc- đoạn thấy phong thư của Khương-thị gởi hãy còn, bèn lấy gói chung với bức thư trả lời của Thúc- đoạn, rồi sai người đem về kinh- đô giao cho Tề-túc trình lại cho Khương-thị.

Trịnh-trang-công lại còn ra lệnh đưa Khương-thị sang đất Dĩnh mà tá túc, và thề rằng :

– Nếu không phải chốn cửu tuyền chẳng bao giờ còn thấy mặt nhau nữa.

Phong thư về đến kinh- đô, Khương-thị mở ra xem, lòng thẹn thùng khôn xiết, liệu mình chẳng còn mặt mũi nào thấy mặt Trịnh-trang-công nữa, bèn lìa khỏi cung môn, ra nơi đất Dĩnh.

Trịnh-trang-công trở về cung, không thấy mẹ, lòng buồn bã nghĩ thầm :

– Ta đã ép lòng mà để em chết, nay còn nỡ nào lìa mẹ sao đành ! Nhưng đã trót lời thề, biết liệu sao !

Quan trấn Dĩnh-ấp là Dĩnh-khảo-thúc là một người chí-hiếu, nghe tin Trịnh-trang-công đem mẹ đi an trí, lòng bất mãn, nói với người rằng :

– Dù mẹ có tội lỗi đến đâu, con cũng không nên bất hiếu. Chúa-công làm như thế thật là trái đạo !

Bèn nghĩ ra một kế, bắt mấy con chim cú đem vào dâng cho Trịnh-trang-công.

Trịnh-trang-công hỏi là chim gì ?

Khảo-thúc tâu :

– Tâu Chúa-công, đây là giống chim cú. Giống chim này ban ngày dẫu một vật lớn như trái núi vẫn không trông thấy, còn ban đêm dầu vật nhỏ bằng sợi tóc cũng thấy rõ. Thật là một giống vật chỉ thấy được sự nhỏ mà không thấy được sự lớn. Hơn nữa, lúc còn nhỏ chim mẹ kiếm mồi cho ăn, lúc lớn lên nó không biết gì đến chim mẹ nữa, tlật là giống chim bất hiếu, nên bắt nó mà ăn thịt.

Trịnh-trang-công nghe nói, ngồi lặng thinh.

Chợt lúc đó có người đem thịt dê lại dâng cho vua nhắm rượu.

Trịnh-trang-công cắt một miếng ban cho Khảo-thúc.

Khảo-thúc liền chọn những nơi ngon cắt gói lại một gói, cất vào túi áo.

Trịnh-trang-công lấy làm lạ hỏi :

– Khanh để dành chi vậy?

Khảo-thúc tâu :

– Tâu Chúa-công, mẹ tôi đã già mà trong nhà lại nghèo khó , ít bao giờ được ăn miếng ngon vật lạ. Nay được Chúa công ban thưởng, nếu không dành cho mẹ tôi thì tôi không làm sao yên lòng được .

Trịnh-trang-công nói :

– Ngươi thật là một người con chí hiếu. Tiếc rằng trẫm không thể bằng ngươi được.

Khảo-thúc giả bộ ngơ ngác, hỏi :

– Quốc-mẫu vẫn được mạnh giỏi cớ sao Chúa-công lại tỏ ý buồn bã ?

Trịnh-trang-công đem câu chuyện Thúc- đoạn bội phản, và đày Khương-thị ra đất Dĩnh, nay hối hận, nhưng mắc phải lời thề không làm sao trông thấy mặt mẹ.

Khảo-thúc nghe xong, buồn bả tâu :

– Thúc- đoạn đã mất, tình cốt nhục chia lìa, nay chỉ còn Quốc-mẫu mà Chúa-công lại bộ bể phụng dưỡng e lỗi đạo làm con Nếu Bệ-hạ đã lỡ lời thề, tôi xin dâng kế , có thể trông thấy mặt mẹ mà khỏi phạm lời thề đó.

Trịnh-trang-công mừng rỡ hỏi :

– Người có kế gì hãy giúp trẫm.

Khảo-thúc tâu :

– Chúa-công truyền đào đất đến tận thạch, rồi làm một cái nhà dưới hầm mà rước Quồc-mẫu đến đó. Chúa-công coi như đó là chốn suối vàng . Hai mẹ con sẽ cởi mở được nỗi lòng nhớ nhung trắc tị mà không trái lời thề.

Trịnh-trang-công y tâu, bèn sai Khảo-thúc đem năm trăm tráng dân khoẻ mạnh đến Khúc-vĩ; đào một cái hầm, dưới núi Ngưu-tì, sâu hơn sáu mươi trượng, làm một ngôi nhà gác trên mặt suối và đặt thang dài.

Khảo-thúc bái mạng, trước tiên trở về đất Dĩnh yết kiến Khương-thị, nói rõ lòng hối hận của Trịnh-trang-công, muốn rước Quốc-mẫu về phụngđưỡng, sau đó, mới đến Ngưu-tì lo việc đào suối.

Chẳng bao lâu công việc hoàn thành. Khảo-thúc liền đưa Khương-thị đến Ngưu-tì và viết biểu dâng cho Trịnh-trang-công haỵ

Trịnh-trang-công đến nơi thấy mẹ, vội sụp lạy, nói :

– Ngộ-sanh này bất hiếu, xin mẫu-hậu dung thạ

Khương-thị buồn vui lẫn lộn, ứa nước mắt, nói :

– Ðó là lỗi của mẹ con đâu có tội gì .

Nói xong, đỡ Trịnh-trang-công dậy.

Hai mẹ con ôm nhau khóc sướt mướt.

Trịnh-trang-công cõng mẹ lên thang rồi đưa về cung.

Người nước Trịnh trông thấy, ai nay chấp tay lên trán, khen vua là người chí hiếu.

Ấy cũng nhờ có Dĩnh Khảo-thúc mà mẹ con Trịnh trang-công mới đoàn tụ được.

Trịnh-trang-công cảm ơn Khảo-thúc , phong cho Khảo-thúc làm đến chức Ðại-phu, hợp với Công-tôn-yết mà chưởng-quản việc binh quyền.

Về sau Phan tiên-sinh có thơ khen Khảo-thúc như vầy :

Lời thề đã lở giữa muôn dân,

Lỗi đạo đành cam với mẫu thân

Ví chẳng mưu cao người Khảo-thúc

Trang-công đâu dễ vẹn nhân luân.

Chương 5: Châu, Trịnh hai nước gởi con tin Lỗ, Tống một lòng đi chinh phạt

Nhắc lại con trai Thúc đoạn là Công-tôn-hoạt đi viện binh nước Vệ về đến nữa đường, hay được tin cha mình bị giết, bèn trở lại nước Vệ khóc với Huệ-hoàn-công, tỏ bày việc Trịnh-trang-công giết em, đày mẹ.

Vệ-hoàn-công nghe nói cả giận, trách Trịnh-trang-công là vô đạo bèn hưng binh đánh nước Trịnh.

Trịnh-trang-công hay được tin bèn hội quần thần mà thương nghị.

Công-tử Lữ tâu :

– Nhổ cỏ không tận rễ, thường bị nảy chồi. Công-tôn Hoạt đã trốn thoát lại còn đem binh nước Vệ về đánh ấy là vì Vệ-Hầu không rõ hành vi của Thúc đoạn, nên mới giúp Công-tôn Hoạt đó. Xin Chúa-công viết thư gởi cho Vệ-hầu kể rõ cớ sự, ắt Vệ-hầu phải kéo binh về.

Trịnh trang-công khen phải, vội viết thư sai sứ đem qua nước Vệ.

Tiếp được thư, Vệ-hoàn-công mở ra xem.

Thư rằng :

Ngộ-sanh kính dâng Vệ-hiền hầu nhã giám.

Nhà tôi bất hạnh, anh em sát hại lẫn nhau, thật lấy làm xấu hổ với lân quốc. Nhưng xét kỷ, em tôi là đoạn đã lợi dụng lòng hiếu hữu của tôi mà sanh điều phản phúc. Tôi vì sự nghiệp tiền-nhân, buộc lòng phải chịu cảnh cốt nhục tương tàn. Mẹ tôi vì quá thương Đoạn, nên phải tránh ra Dĩnh-ấp, nay tôi đã cho người rước về phụng dưỡng , lẽ ra Công-tôn Hoạt phải biết tội cha, đem mình sửa lỗi , lại chạy sang quý quốc viện binh mà phản-loạn. Hiền-hầu không tỏ nên giúp kẻ tôi loàn. Xét mình chẳng có tội chi, xin Hiền-hầu chớ nghe lời Công-tôn Hoạt khiến hai nước bất hòa, sanh việc binh đao , thì thật tôi lấy làm may-mắn !

Vệ-hoàn-công xem thư xong, giật mình nói :

– Thúc đoạn bất nghĩa, gây nên tai họa. Nay ta lại nghe lời giúp Công-tôn Hoạt hóa ra ta giúp kẻ nghịch sao !

Nói rồi lập tức sai người đi rút quân về.

Nhưng lúc đó Công-tôn Hoạt đã đánh chiếm được đất Lâm-giêng.

Trịnh trang-công nổi giận khiên Cao-CừĐi đem ba vạn binh rồng đến đánh.

Công-tôn Hoạt cô thế lại phải chạy trở lại nước Vệ.

Công-tử Lữ thừa thắng đuổi theo đến tận biên-giới nước Vệ.

Vệ-hoàn-công thấy thế đem lòng lo lắng, bèn họp quần thần lại thương nghị.

Công-tử Chu-hu bàn rằng :

– Nước tràn thì lấy đất ngăn, giặc đến thì lầy quân chống , xưa nay đã vậy, lựa phải bàn bạc làm chi ?

Quan Đại-phu Thạch-thác tâu :

– Tâu Chúa-công. sỡ dĩ quân Trịnh đến đây là vì ta giúp cho Công-tôn Hoạt đánh Trịnh. Nay Chúa-công không có ý giúp Công-tôn Hoạt nữa thì chỉ cần biên thư phúc đáp mà xin lỗi, quân Trịnh ắt rút về.

Vệ hoàn-công khen phải, khiến Thạch-thác viết thư gởi cho Trịnh trang-công.

Thư rằng :

Hoàn-công nước Vệ, xin phúc đáp Trịnh Hiền-hầu nhã giám.

Tôi quá nghe lời Công-tôn Hoạt, ngỡ Hiền-hầu vô đạo, giết em, giam mẹ nên mới cất quân giúp Hoạt.

Nay được rõ tội ác của Thúc đoạn lòng hối-hận vô cùng, tôi đã rút quân về nước. Nếu Hiền-hầu rộng xét, tôi xin bắt Công-tôn-Hoạt đưa về Trịnh để hai nước được giao hảo như xưa.

Thư xong, sai người đem đến dâng cho Trịnh trang-công..

Trịnh trang-công đọc thơ mừng rỡ, nói :

– Vệ-hầu đã biết lỗi ta chớ nên sanh-sự nữa.

Bèn sai người ra biên-ải, bảo Công-tử Lữ rút binh về.

Khương-thị nghe tin, sợ Trịnh trang-công giết Công-tôn-Hoạt, bèn đến năn-nỉ với Trịnh trang-công tha-tội cho Hoạt.

Trang-công nễ lời mẹ, và thấy Hoạt bị cô thế, không làm gì nổi nữa, nên viết thư cho phép Công-tôn-Hoạt ở ngay bên nước Vệ để coi việc phụng thờ Đoạn.

Từ ấy Công-tôn-Hoạt ở bên nước Vệ cho đến trọn đời.

Nói về Châu-bình-vương đã lâu không thấy Trịnh trang-công về triều, nhân lúc Quách-Công là Kỵ-phù đến chầu, lại nói năng lưu-loát lấy làm vừa ý phán rằng :

– Bấy lâu cha con Trịnh-bá bỉnh-chánh, nay chẳng biết ý gì không thấy về triều. Vậy trẫm có ý muốn trao chức Khanh-sĩ cho khanh để lo việc nước, ý khanh thế nào ?

Quách-Công quỳ tâu :

– Trịnh trang-công không đến, ắt trong nước có việc. Nếu Bệ-hạ dạy hạ-thần quyền thế, Trịnh trang-công không những oán Bệ-hạ mà còn oán hạ-thần nữa. Hạ thần chẳng dám vưng mạng.

Châu bình-vương ép uổng , nhưng Quách-công nhứt thiết chối từ và xin về nước.

Trịnh trang-công tuy không qua triều Châu, song vẫn có người ở kinh-sư dò la tin tức. Mỗi việc gì xảy ra , Trịnh trang-công đều hay biết.

Bởi vậy, khi nghe được tin, Trịnh-trang-công lập tức sửa sang xe giá đến Lạc dương ra mắt Bình-vương, và tâu rằng :

– Hạ thần đội ơn Bệ-hạ, cha truyền con nối, giữ chức Khanh-sĩ lo việc quốc-chánh, nay hạ thần xét mình bắt tài, muốn từ chức lui về Trịnh, giữ phận chư-hầu.

Bình-vương nói :

– Đã lâu khanh không vào triều, lòng trẫm trông mong. Nay được gặp khanh chẳng khác cá gặp nước, sao khanh lại nói thế ?

Trịnh trang-công tâu :

– Vì trong nước không may gặp biến, nên bỏ việc đã lâu. Hạ-thần lại được nghe Bệ-hạ có ý phú việc quốc chánh cho Quách-công. Hạ-thần trộm nghĩ tài đức hạ-thần không sánh Quách-công, nếu giữ lấy chức vị, e mang tội với Bệ-hạ.

Bình-vương nghe Trịnh trang-công, lòng hổ thẹn, vội nói :

– Trẫm nghe nước Trịnh sanh biến, nên nhờ Quách-công bỉnh-chánh vài hôm để chờ khanh đến. Nhưng Quách-công từ chối mãi, vả trẫm cũng đã cho về nước. Khanh chờ nghi ngờ.

Trịnh trang-công tâu :

– Tâu Bệ-hạ, việc nước là của nhà vua không phải việc riêng của kẻ hạ-thần thì quyền xử dụng cũng do nhà vua định đoạt. Nay Quách-công có đủ tài năng giúp nước, xin Bệ-hạ cứ dùng. Hạ thần sẽ từ chức để khỏi mang tiếng tham quyền cố vị.

Bình-vương thấy Trịnh trang-công nghi kỵ , lòng buồn bã nói :

– Trẫm trao việc nước cho cha con khanh chắp-chưởng đã bốn mươi năm, lẽ ra tình vua tôi không đến nỗi vì chuyện nhỏ mọn đó mà tổn thương. Khanh cứ nghi nan, trẫm biết làm sao giải nỗi lòng của trẫm.

Trịnh trang-công lòng chưa hả giận, tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nhậm chức hay từ chức đó là bổn phận của hạ-thần. Hạ-thần tự xét mình trước nhiệm vụ chứ đâu dám khinh mạng.

Bình-vương nói :

– Muốn cho khanh được thấy lòng quý mến của trẫm, trẫm sẽ cho Thái-tử Hổ sang ở bên nước Trịnh làm con tin.

Trịnh trang-công nghe nói, vập đầu tâu :

– Tâu Bệ hạ, xin Bệ-hạ đừng dạy như thế mà hạ thần phải mang tiếng hiếp vua.

Bình-vương nói :

– Không phải thế ! Vì khanh có tài chính-trị, trẫm muốn cho Thái-tử sang đó du học để hấp-thụ những phong-hóa tốt lành của nước Trịnh. Nếu khanh từ chối thì quả lòng khanh đã hờn trẫm đó.

Trịnh trang-công nhất định chối từ, quần thần thấy thế quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nếu Bệ-hạ không để con tin thì chẳng lấy gì để giải mối nghi ngờ của Trịnh Bá, còn Trinh-bá nhận con tin thì trái đạo vua tôi. Chi bằng hai bên cùng giao con với nhau thì tránh được nghi ngờ, mà tiếng tăm cũng trọn vẹn.

Bình-vương khen phải.

Trịnh trang-công mới sai Thế-tử Hốt đến ở làm con tin nhà Châu, còn Thái-tử Hổ nhà Châu thì lại sang nước Trịnh.

Được ít lâu Bình-vương băng hà.

Trịnh trang-công và Châu-công Hắc-kiên cùng coi việc nước, bèn cho Thế-tử Hốt về Trịnh, và rước Thái-tử Hổ về Châu kế vị.

Thái-tử Hổ nghe vua cha mất, trong lòng phiền nảo, tự nghĩ mình không được ở nhà hầu hạ thuốc men trong lúc lâm chung nên về đền triều phát bịnh nặng rồi tạ thế.

Con Thái-tử Hổ là Lâm lên nối ngôi tức là Châu hoàn-vương.

Các nước chư-hầu hay tin đều tựu đến chịu tang và làm lễ chúc mừng tân vương.

Quách-công Kỵ-Phủ đến trước, lo việc lễ bộ, đâu đó rất đàng hoàng khiến cho mọi người phải khâm phục.

Hoàn-vương lên ngôi, nghĩ đến việc cha mình làm con tin buồn bã mà chết, lại thấy Trịnh trang-công gánh vác việc nước, trong lòng nghi hoặc, mới kêu Châu-công Hắc-kiên đến hỏi rằng :

– Trịnh trang-công bắt nhà Châu gởi con tin thật có ý khinh vua , lòng trẫm áy náy không yên , nếu để va bỉnh-chánh lâu ngày ắt sanh họa. Nay trẫm có ý giao quyền lại cho Quách-Công Kỵ-Phủ là người rất lễ độ ý khanh thế nào.

Châu-công Hắc-kiên tâu :

– Trịnh trang-công là người hà-khắc, ít ra ơn, chẳng phải tôi trung, lẻ ra không nên dụng. Ngặt vì nhà Châu từ lúc dời đô qua Lạc-ấp công lao nước Tần và nước Trịnh rất lớn, nay tước bỏ quyền của Trịnh, tôi e Trịnh-bá đem lòng giận ắt sanh điều rối nước, xin Bệ-hạ nên xét kỹ đã.

Hoàn-vương nói :

– Ý trẫm đã tuyệt không thể ngồi ngó Trịnh-bá chuyên chế được.

Hôm sau, Hoàn-vương lâm triều, kêu Trịnh trang-công nói :

– Khanh là cựu thần của Tiên-vương, trẫm không dám ép buộc theo quần-liêu mà làm nhọc lòng khanh. Vậy khanh chớ cho trẫm bất nghĩa.

Trịnh trang-công vừa cười, vừa tâu :

– Nghĩa là Bệ-Hạ bảo tôi trả chức mà về nước ?

Đoạn bước ra ngoài, nét mặt hằm hằm nói với mọi người :

– Vua trẻ con này bội-bạc lắm, không thể giúp đặng !

Nói xong, lên xe trở về nước Trịnh.

Thế-tử Hốt đem các quan ra tận biên thùy tiếp đón.

Trịnh trang-công kể công việc vua Hoàn-vương bạc đãi.

– Đã lâu khanh không vào triều, lòng trẫm trông mong. Nay được gặp khanh chẳng khác cá gặp nước, sao khanh lại nói thế ?

Trịnh trang-công tâu :

– Vì trong nước không may gặp biến, nên bỏ việc đã lâu. Hạ-thần lại được nghe Bệ-hạ có ý phú việc quốc chánh cho Quách-công. Hạ-thần trộm nghĩ tài đức hạ-thần không sánh Quách-công, nếu giữ lấy chức vị, e mang tội với Bệ-hạ.

Bình-vương nghe Trịnh trang-công, lòng hổ thẹn, vội nói :

– Trẫm nghe nước Trịnh sanh biến, nên nhờ Quách-công bỉnh-chánh vài hôm để chờ khanh đến. Nhưng Quách-công từ chối mãi, vả trẫm cũng đã cho về nước. Khanh chờ nghi ngờ.

Trịnh trang-công tâu :

– Tâu Bệ-hạ, việc nước là của nhà vua không phải việc riêng của kẻ hạ-thần thì quyền xử dụng cũng do nhà vua định đoạt. Nay Quách-công có đủ tài năng giúp nước, xin Bệ-hạ cứ dùng. Hạ thần sẽ từ chức để khỏi mang tiếng tham quyền cố vị.

Bình-vương thấy Trịnh trang-công nghi kỵ , lòng buồn bã nói :

– Trẫm trao việc nước cho cha con khanh chắp-chưởng đã bốn mươi năm, lẽ ra tình vua tôi không đến nỗi vì chuyện nhỏ mọn đó mà tổn thương. Khanh cứ nghi nan, trẫm biết làm sao giải nỗi lòng của trẫm.

Trịnh trang-công lòng chưa hả giận, tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nhậm chức hay từ chức đó là bổn phận của hạ-thần. Hạ-thần tự xét mình trước nhiệm vụ chứ đâu dám khinh mạng.

Bình-vương nói :

– Muốn cho khanh được thấy lòng quý mến của trẫm, trẫm sẽ cho Thái-tử Hổ sang ở bên nước Trịnh làm con tin.

Trịnh trang-công nghe nói, vập đầu tâu :

– Tâu Bệ hạ, xin Bệ-hạ đừng dạy như thế mà hạ thần phải mang tiếng hiếp vua.

Bình-vương nói :

– Không phải thế ! Vì khanh có tài chính-trị, trẫm muốn cho Thái-tử sang đó du học để hấp-thụ những phong-hóa tốt lành của nước Trịnh. Nếu khanh từ chối thì quả lòng khanh đã hờn trẫm đó.

Trịnh trang-công nhất định chối từ, quần thần thấy thế quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nếu Bệ-hạ không để con tin thì chẳng lấy gì để giải mối nghi ngờ của Trịnh Bá, còn Trinh-bá nhận con tin thì trái đạo vua tôi. Chi bằng hai bên cùng giao con với nhau thì tránh được nghi ngờ, mà tiếng tăm cũng trọn vẹn.

Bình-vương khen phải.

Trịnh trang-công mới sai Thế-tử Hốt đến ở làm con tin nhà Châu, còn Thái-tử Hổ nhà Châu thì lại sang nước Trịnh.

Được ít lâu Bình-vương băng hà.

Trịnh trang-công và Châu-công Hắc-kiên cùng coi việc nước, bèn cho Thế-tử Hốt về Trịnh, và rước Thái-tử Hổ về Châu kế vị.

Thái-tử Hổ nghe vua cha mất, trong lòng phiền nảo, tự nghĩ mình không được ở nhà hầu hạ thuốc men trong lúc lâm chung nên về đền triều phát bịnh nặng rồi tạ thế.

Con Thái-tử Hổ là Lâm lên nối ngôi tức là Châu hoàn-vương.

Các nước chư-hầu hay tin đều tựu đến chịu tang và làm lễ chúc mừng tân vương.

Quách-công Kỵ-Phủ đến trước, lo việc lễ bộ, đâu đó rất đàng hoàng khiến cho mọi người phải khâm phục.

Hoàn-vương lên ngôi, nghĩ đến việc cha mình làm con tin buồn bã mà chết, lại thấy Trịnh trang-công gánh vác việc nước, trong lòng nghi hoặc, mới kêu Châu-công Hắc-kiên đến hỏi rằng :

– Trịnh trang-công bắt nhà Châu gởi con tin thật có ý khinh vua , lòng trẫm áy náy không yên , nếu để va bỉnh-chánh lâu ngày ắt sanh họa. Nay trẫm có ý giao quyền lại cho Quách-Công Kỵ-Phủ là người rất lễ độ ý khanh thế nào.

Châu-công Hắc-kiên tâu :

– Trịnh trang-công là người hà-khắc, ít ra ơn, chẳng phải tôi trung, lẻ ra không nên dụng. Ngặt vì nhà Châu từ lúc dời đô qua Lạc-ấp công lao nước Tần và nước Trịnh rất lớn, nay tước bỏ quyền của Trịnh, tôi e Trịnh-bá đem lòng giận ắt sanh điều rối nước, xin Bệ-hạ nên xét kỹ đã.

Hoàn-vương nói :

– Ý trẫm đã tuyệt không thể ngồi ngó Trịnh-bá chuyên chế được.

Hôm sau, Hoàn-vương lâm triều, kêu Trịnh trang-công nói :

– Khanh là cựu thần của Tiên-vương, trẫm không dám ép buộc theo quần-liêu mà làm nhọc lòng khanh. Vậy khanh chớ cho trẫm bất nghĩa.

Trịnh trang-công vừa cười, vừa tâu :

– Nghĩa là Bệ-Hạ bảo tôi trả chức mà về nước ?

Đoạn bước ra ngoài, nét mặt hằm hằm nói với mọi người :

– Vua trẻ con này bội-bạc lắm, không thể giúp đặng !

Nói xong, lên xe trở về nước Trịnh.

Thế-tử Hốt đem các quan ra tận biên thùy tiếp đón.

Trịnh trang-công kể công việc vua Hoàn-vương bạc đãi.

– Có lẽ Chúa-công đã không nhớ ngôi vua này ai truyền lại cho Chúa-công chăng ?

Tồng tương-công mỉm cười nói :

– Của Vương-thúc ta là Tống mục-công truyền lại.

Ninh dực nói :

– Từ xưa nay, hễ cha thác thì truyền ngôi lại cho con là lẽ thường. Tống mục-công tuy có lòng tốt, truyền ngôi lại cho Chúa-công, song công-tử Bằng hiện nương ngụ nơi đất Trịnh, lăm le mượn binh nước Trịnh về phục nghiệp. Như thế Chúa-công

làm sao yên được. Nay đánh Trịnh là một cơ-hội tốt để cho Chúa-Công trừ mối hại cho nước Tống sau này.

Tống tương-công lâu nay đã có ý nghi kỵ Công-tử Bằng , nay Ninh dực nói đúng ý, liền nhận lời giúp Vệ đánh Trịnh.

Lúc ấy có quan Đại tư-mã, vốn giòng dõi vua Thang, tên Không-phu-gia thấy Tống tương-công nhận lời giúp Vệ, bèn can rằng :

– Xin Chúa-công chớ nghe lời ngụy-biện của sứ nước Vệ. Nếu bắt tội Trịnh trang-công giết em, bỏ tù mẹ thì Chu-hu giết

anh đoạt ngôi lại không phải tội sao ? Quên tội mình, kết tội kẻ khác, ấy không phải là lời chân chính.

Tuy-nhiên, Tống tương-công vì đã hứa lỡ với NinhĐực, nên chẳng nghe lời can gián, nội ngày ấy hưng binh.

Còn nước Lỗ, Công-tử Vận đã ăn hối lộ của nước Vệ rồi, nên cũng rầm-rộ kéo binh sang. Trần và Sái cũng đều tề-tựu đũ mặt.

Năm nước họp lại cử nước Tống làm Minh-chủ, Thạch-hậu làm Tiên-phuông, Chu-hu đi hậu đạo, chở theo rất nhiều lương thực , lũ lượt kéo qua cửa Đông-thành của nước Trịnh.

Trịnh trang-công hay tin, liền họp các quan đại thần lại bàn bạc.

Trong triều người chủ chiến, kẻ chủ hòa, ý-kiến rộn ràng chưa quyết.

Trịnh trang-công mỉm cười nói :

– Các quan chưa bàn được gì hay. Nhưng cứ theo thiển-kiến của ta thì Chu-hu vừa mới nổi loạn đoạt ngôi anh, dân tình trong nước không phục, nay va mượn oán cũ, cử binh sang đánh nước ta, chỉ cốt để cho dân nước Vệ sợ đó thôi. Công-tử Vận thì vì ham tiền hối-lộ mà cử binh sang đánh chứ không phải ý muốn của Lỗ ân-Công. Trần và Sái thì không có oán cừu gì với nước Trịnh , thế thì bốn nước đó không đáng sợ. Duy chỉ có Tống, ghét Công-tử Bằng trốn tránh trên đất Trịrih, nên thực lòng quyết đánh. Nay ta đưa Công-tử Bằng ra trú nơi đất Trường-các, binh Tống hay tin ắt kéo quân ra đó. Trong lúc ấy, ta khiến Công-tử Lữ dẫn quân ra cửa Đông đánh với Chu-hu, rồi giả thua mà chạy. Chu-hu vốn làm oai, đã đánh thắng tất nhiên kéo quân về chứ không dám ở lâu trên đất Trịnh, sợ trong nước có loạn. Bởi vì hiện nay nước Vệ còn có Thạch-thác là một tôi trung của Vệ hoàn-công, làm sao chịu khoanh tay ngồi ngó Chu-hu phản-phúc được ! Tình trạng Chu-Hu hiện nay lo phận mình chưa đũ , có đâu lại làm hại ta được sao ?

Các quan cận-thần nghe nói đều cho là phải.

Trịnh trang-công liền khiến quan Đại-phu Hà thúc dĩnh đem một đạo quân đưa Công-tử Bằng qua Trường-các , rồi lại sai người đến nói với Tống tương-công rằng :

– Công-tử Bằng trốn sang nước tôi, tôi không nỡ giết, nên bắt đày ra Trường-các , vậy xin Chúa-công định đoạt.

Tống tương-công hay được tin lập tức kéo đại binh ra vây nơi Trường-các.

Ba nước Trần, Sái và Lỗ thấy binh Tống đi rồi, có ý chán nản muốn rút binh về, nên lúc nghe Công-tử Lữ đem quân đánh Vệ Ở cửa Đông cũng không buồn tiếp ứng.

Chương 6: Vì nghĩa, Thạch Thác giết con – Mượn lịnh, Trang công đánh Tống

Thạch-hậu ra lịnh đánh với Công-tử Lữ chưa đặng vài hiệp, Công-tử Lữ đã bỏ chạy.

Thạch-hậu thừa thế rượt theo đến cửa phía Tây, thì Công-tử Lữ đã kéo binh vào thành đóng chặt cửa lại, không ra đánh nữa.

Thấy vậy, Thạch-hậu cho quân sĩ gặt hết lúa mạch ở ngoài thành, rồi ra lịnh ban sư.

Chư tướng không rõ ý gì, kéo đến hỏi Chu-hu :

– Binh ta thắng trận, lẽ ra phải thừa thế mà tấn công, sao lại lui binh ?

Chu-Hu nghe nói, đem lòng nghi ngờ, đòi Thạch-Hậu đến chất vấn.

Thạch-hậu đuổi hết kẻ tả hữu ra ngoài, rồi nói với Chu-hu :

– Binh Trịnh vốn đã mạnh, mà Trịnh trang-công lại là Khanh-sĩ bên triều Châu. Quân ta đánh thắng một trận, danh vang trong thiên-hạ, ấy là đã đạt được mục đích rồi. Nay Chúa-công mới lên ngôi, việc nước chưa định, nếu ở ngoài lâu ngày e trong nước có biến.

Chu-hu nghe nói, như sực tĩnh ,vội vã đáp :

– Lời ngươi luận rất phải lẽ. Nếu không có ngươi thực ta chưa nghĩ đến.

Kế đó ba nước Trần, Sái, Lỗ đều đến chúc mừng Chu-hu thắng trận.

Chu-hu xin các nước ban-sư, ai rút quân về nước naỵ Kể từ ngày hưng binh đến ngày lui bình chỉ có năm ngày.

Thạch-hậu đắc thắng lòng hiu hiu tự đắc trương cờ, gióng trống, rầm rộ trở về.

Chu-hu hỏi :

– Người trong nước chưa chịu phục thì phải làm thế nào?

Thạch-hậu nói :

– Muốn cho dân phục thì bắt những kẻ được dân tin tưởng phục mình. Cha tôi trước kia làm Thượng-khanh, ai cũng mến đức

, nay xin Chúa-công triệu cha tôi vào dự việc quốc chính, thì ngôi báu ắt vững.

Cbu-hu nghe theo lời, khiến người đem một cặp bạch-bích, và năm trăm hộc gạo trắng đến cầu Thạch-thác vào chầu nghị việc.

Thạch-thác giả đau, từ chối không nhận.

Chu-hu hỏi Thạch-hậu :

– Cha của khanh không chịu vào chầu, ý ta muốn đến đó để hỏi kế, có nên chăng ?

Thạch-hậu tâu :

– Chúa-công đến đó vị tất đã được gặp mặt. Để tôi lấy lệnh vua mà triệu người đến thì hơn.

Nói rồi trở về nhà, vào tỏ với Thạch-thác nỗi lòng kính mến của Chu-hu.

Thạch-thác hỏi :

– Tân-quân muốn triệu cha vào triều làm chi?

Thạch-hậu thưa :

– Vì lòng dân trong nước chưa phục Tân-quân sợ ngôi báu không vững nên muốn nhờ phụ-thân chỉ-giáo.

Thạch-thác nói :

– Mỗi chư-hầu lên ngôi phải có mạng vua mới chánh đáng. Nay nếu Tân-quân muốn được mọi người tùng-phục thì phải vào chầu vua nhà Châu. Khi vua nhà Châu chấp thuận, ban áo mũ , thì người trong nước sẽ vâng mạng.

Thạch Hậu nói :

Lời phụ-thân dạy rất phải. Song vô cớ vào chầu nhà Châu e bị nghi ngờ. Vậy phải có người đến đó tâu trình trước thì mới xong.

Thạch-thác nói :

– Việc đó không khó khăn gì. Trần-hầu là một người được Châu-vương yêu chuộng lâu nay chưa hề bỏ phế một lễ triều-sinh nào. Hơn nữa, vừa rồi, Trần lại đem binh giúp Vệ đánh Trịnh, thì tình giao hảo giữa Vệ và Trần đang mật-thiết. Tân-quân cứ sang nước Trần, nhờ Trần-hầu vào tâu trước với nhà Châu, rồi Tân-quân sẽ triều kiến sau thì việc ắt thành.

Thạch-hậu trở về nói lại với Chu-hu.

Chu-hu mừng lắm, vội vả sắm sửa lễ-vật và hành-trang rồi cùng với Thạch-hậu lên đường sang nước Trần.

Thạch-thác với quan Đại-phu nước Trần là Tử-Hàm vốn là bạn thân . Bèn lấy máu viết một bức huyết-thư , sai người tâm-phúc đến đưa cho Tử-hàm, nhờ trình lên Trần hoàn-công.

Được thư, Trần hoàn-công vội mở ra xem.

Thư rằng :

Tôi là Thạch-thác cúi dâng thư này đến Trần-hầu ngự lãm :

Nước Vệ chúng tôi nhỏ nhen nhưng hiện lâm vào tai biến ấy, cũng bởi Chu-hu gian-nịnh, giết anh soán nghiệp. Nhưng, tội ấy một phần lớn cũng tại đứa con tôi là Thạch-hậu xui nên. Ngày nào hai kẻ loạn tặc ấy chưa chết , thì dân nước Vệ tôi còn chịu canh thê-lương.

Tôi, tuổi già, sức yếu không đủ tài trừng trị bọn chúng , thực đắc tội với Tiên-công. Nay hai đứa loạn tặc ấy sắp sang quí quốc để cầu-cạnh. Vậy xin Chúa-công bắt chúng mà trị tội. Được như vậy, không những may mắn cho nước Vệ tôi, mà còn làm gương cho các nước khác.

Xem thư xong, Trần hoàn-công hỏi Tử-hàm :

– Việc này khanh liệu làm sao?

Tử-Hàm tâu :

– Kẻ phản-loạn của nước Vệ chẳng khác nào như kẻ phản-loạn của nước Trần, không thể dung tha được.

Trần hoàn-công cho là phải, bèn định kế bắt Chu-hu.

Còn Chu-hu và Thạch-hậu đâu rõ việc ấy. Khi đến nước Trần , hai người đi thẳng vào thành..

Trần hoàn-công sai Công-tử Đà ra đón rước, cầm lại nơi quán địch nghĩ ngơi, hẹn đến ngày mai sẽ tiếp kiến nơi nhà thái-miếu.

Thấy Trần hoàn-công có ý ưu đãi, Chu-hu rất vui mừng.

Sáng hôm sau Trần hoàn-công vào nhà Thái-miếu, bày nghi lễ rồi sai Tử-Hàm ra rước Chu-hu vào.

Thạch-hậu đi trước, thấy đàng trước có đựng một tấm bảng lớn, đề chữ rằng : Con bất hiếu , tôi bất trung, không được vào Thái-miếu.

Thạch-hậu trông thấy kinh ngạc, hỏi Tử-Hàm :

– Cái bảng này có ý nghĩa gì vậy?

Tử-Hàm nhìn Thạch-hậu, rồi mỉm cười đáp :

– Đó là lời của Tiên-vương tôi dạy, và Chúa-công tôi ghi nhớ.

Thạch-hậu nghe nói, lòng bớt nghi ngờ , quay lại đón Chu-hu vào.

Vừa vào đền nơi, Chu-hu toan cúi mình thi lễ, thì bông có tiếng Tử-hàm hét lớn :

– Ta phụng mệnh vua nhà Châu, bắt hai tên loạn tặc Chu-hu và Thạch-hậu, còn các đồ đảng đều được tha tội.

Tức thì quân giáp-sĩ áp lại bắt Chu-hu và Thạch-hậu trói lại lập tức

Lúc bấy giờ, Tử-hàm mới đem bức thư của Thạch-thác đọc cho mọi người nghe. Rõ ra đó là mưu của Thạch-thác muốn trừ loạn, ai này đều hài lòng.

Kế đó, Trần hoàn-công định đem Chu-hu và Thạch-Hậu ra chém, nhưng các quan can gián :

– Thạch-hậu là con của Thạch-thác, chưa biết ý kiến của Thạch-thác thể nào, xin Chúa-công mời sang nước Vệ nghị tội mới tránh khỏi điều oán trách sau này.

Xét thấy câu nói ấy có lý, Trần hoàn.Công truyền đem giam Chu-hu nơi Bộc-ấp, Thạch-hậu nơi Trần đô để khối liên lạc với nhau. Đoạn cho người sang nước Vệ báo tin cho Thạch-thác biết.

Thạch-thác từ khi cáo quan dưỡng lão, không đi đâu nửa bước , nay được thư nước Trần vội vã vào triều thương nghị.

Lúc đó bá quan đủ mặt , Thạch-thác mở thư ra đọc, mới biết Chu-hu và Thạch-hậu đều bị bắt chỉ còn đợi người sang Trần quyết định mà thôi.

Các quan đều nói :

– Đấy là việc lớn cùa quốc-gia, chúng tôi một lòng trông cậy vào ý kiến của Ngài cả.

Thạch-thác nói :

– Hai đứa phản-loạn này không thể nào dung thứ được. Tội đáng chém đầu. Vậy ai có thể vì nước mà cán đáng việc này?

Quan Thái-tể Xủ bước ra thưa :

– Kẻ loạn tặc ấy ai cũng có thể giết được . Tôi tuy phận hèn song cũng lấy làm ức. Xin cứ giao việc ấy cho tôi.

Các quan đều đồng thanh nói :

– Phải ! Việc ấy mà giao cho quan Hữu-tế là phải lắm ! Nhưng xét ra Chu-hu mới là chánh-phạm, còn Thạch-hậu là kẻ a-tùng tưởng nên châm chế.

Thạch-thác nghe nói, nổi giận, hét :

– Chu-hu phản nghịch, chính tại đứa con tôi mà ra. Nay các quan nghị như thế là nghi tôi có tình riêng với nó hay sao. Thôi, tôi phải thân hành đến đó mà chém đứa loạn thần ấy thì mới dám nhìn vào lăng miếu của tiền nhân tôi !

Nhụđương-Kiên nói :

– Thôi , thôi, xin lão-quan chớ giận, để cho tôi đi thay cho.

Thạch-thác liền sai Thái-tể Xủ qua Bộc-ấp mà chém Chu-hu, còn Nhụđương-kiên thì sang Trần đô mà chém Thạch-hậu. Rồi lại sai người sắm xe giá sang nước Hình mà rước công-tử Tân về.

Thái-tể Xủ và Nhụđương-kiên qua đến nước Trần, vào ra mắt Trần hoàn-công , đoạn thi hành sứ mạng mình.

Khi Thái-tế Xủ đến Bộc-ấp , truyền quân dẫn Chu-hu đến.

Trông thấy Thái-tể Xủ, Chu-hu kêu lớn :

– Có phải người đến đây để cứu ta chăng ?

Thái-tể Xủ lắc đầu đáp :

– Không phải để cứu, mà để giết.

Chư-hu trợn mắt hỏi :

– Ngươi làm tôi của ta, sao dám phạm đến ta?

Thái-tể Xủ mĩm cười, đáp :

– Nước Vệ trước kia có ngươi bề tôi mà dám giết vuạ Vì vậy, hôm nay ta bắt chước !

Nói xong, truyền quân chém đầu.

Còn Nhụđương-kiên khi đến Trần đô cũng đem Thạch-hậu ra chém.

Thạch-hậu nói :

– Muốn chém ta cũng được, song hãy đưa ta về nước để ta trông thấy mặt phụ thân ta đã.

Nhụđương-kiên nói :

-Ta vâng lịnh phụ-thân của ngươi mà đến đây giám-sát. Nếu ngươi muốn thấy mặt cha ngươi thì để ta chém xong, xách đầu về nước Vệ, hẳn ngươi được gặp mặt.

Nói xong, vung gươm chém phứt.

Nhà chép sử về sau có thơ khen Thạch-Thác :

Tình nhà, nợ nước giữa hai đường ,

Thà bỏ tình riêng cứu nước non.

Khí phách còn lưu trong sử sách

Tấm gương đại-nghĩa kẻ trung-thần

Kế đó, công-tử Tân được rước về vào nhà Thái-miếu làm lễ cáo tế , rồi tức vị chư-hầu, xưng hiệu là Tuyên-công, và phong cho Thạch-thác làm quốc-lão, coi giữ việc triều-chính.

Từ ấy, nước Trần và Vệ càng thêm thân mật hơn trước.

Đây nhắc qua Trịnh trang-công thấy năm nước đã rút binh về, bèn sai người đến Trường-các dò xem tin tức của Công-tử Bằng.

Bỗng nghe tin Công-tử Bằng vừa trốn về, xin vào yết kiến.

Trịnh trang-công lật đật cho vào, hỏi thăm duyên cớ.

Công-tử Bằng tâu :

– Trường-các đã bị binh Tống chiếm đoạt thành trì, nên tôi mới trốn về đây, xin hiền-hầu đoái tưởng.

Nói xong, Công-tử Bằng khóc oà.

Trịnh trang-công tìm lời an ủi rồi khiến Công-tử Bằng ra tạm trú nơi quán dịch, và cấp bỗng lộc rất nhiều.

Chẳng bao lâu, Trịnh trang-công được tin Chu-hu bị giết . Vệ-tuyên-công lên thay , bèn họp triều thần bàn bạc.

Trịnh trang-công nói :

– Trước đây Vệ sang đánh Trịnh là do Chu-hu chứ không can chi đến Vệ tuyên-công. Còn Tống, thì cố tình đánh Trịnh, nay ta muốn trả thù. Các quan nghĩ sao?

Tế-Túc tâu :

– Trước kia năm nước cùng cử binh một lượt đánh Trịnh , tuy không cố tình song hành động có liên-quan. Nếu ta cử binh đánh Tống, thể nào bốn nước kia cũng sợ vạ lây mà đem binh giúp Tống. Vậy trước nhất, phải sang hòa-hiếu nước Trần nước Lỗ rồi sẽ đánh Tống.

Trịnh trang-công nghe theo lời bàn ấy, liền cho người sang nước Trần giảng hòa.

Trần hoàn-công không chịu nhận.

Công-tử Đà thấy thế hỏi :

– Kết thân với một nước láng-giềng là việc tốt, cớ sao Chúa-công lại từ chối.

Trần hoàn-công nói :

– Trịnh trang-công mưu trí khó lường. Tại sao Tống và Vệ là hai nước lớn mà Trịnh không đến cầu hòa, lại đến cầu hòa với Trần. Hẳn là có một dụng ý nào rồi ! Vả lại trước kia ta giúp Tống đánh Trịnh, nay lại chịu hòa với Trịnh thì Tống sẽ giận tạ Được lòng Trịnh, mất lòng Tống, nước ta cũng không lợi gì.

Nói xong, từ khước không chịu tiếp sứ.

Trịnh trang-công nghe được, nổi giận nói với các quan :

– Nước Trần cậy vào Tống và Vệ. Nay nước Vệ mới dẹp loạn chưa đả sức giúp đỡ ai. Nay ta giảng hòa với nước Vệ và Lỗ, rồi cứ binh sang đánh Tống và Trần ắt nên chuyện.

Tề-Túc quỳ tâu :

– Tâu Chúa-công, nước ta mạnh, nước Trần yếu, nay vô cớ chúng ta đến giảng-hòa, Trần nghi là ta có mưu kế mà không dám nhận. Vây xin Chúa-công cho quân tràn qua bờ cõi cướp giựt, rồi cho một sứ-giả có tài ăn nói đem những đồ đạc cướp được trả lại , tỏ tình thân mật, thì Trần sẽ chịu hòa.

Trịnh trang-công cho là hữu-lý, liền phái năm đạo quân đến cướp phá nơi biên-thùy nước Trần, cướp được hơn một trăm xe lương thực chở về kinh đô nước Trịnh.

Trần hoàn-công, nghe biên thùy bị quân Trịnh đến cướp, bèn họp các quan bàn bạc.

Các quan còn đương luận kế, thì bỗng nghe có sứ-giả nước Trịnh là Dĩnh khảo-thúc đem các đồ bị cướp sang trả, và dâng thư của Trịnh trang-công.

Trần hoàn-công lấy làm lạ, hỏi Công-tử Đà :

– Đã đem binh cướp phá, lại cho sứ sang là ý gì vậy?

Công-tử Đà tâu :

– Tâu Chúa-công đó là nước Trịnh muốn tỏ sự thật tâm của họ xin Chúa-công chớ nên khước từ.

Trần hoàn-công cho Dĩnh khảo-thúc vào yết-kiến, và mở bức thư của Trịnh trang-công ra xem.

Trong thư đại lược nói :

Ngộ-sanh nước Trịnh, kính dâng thư này cho Trần hiền-hầu nhã-giám.

Tôi cùng hiền-hầu thảy đều là bề tôi của nhà Châu , vì vậy trước đây tôi có sai sứ đến giao hảo. Chẳng ngờ hiền-hầu từ khước nên quân sĩ nơi biên thùy ngỡ hai nước có điều xích mích, mới tự tiện xâm phạm bờ cõi hiền-hầu.

Hay được việc ấy tôi lấy làm áy náy, vội sai Dĩnh-khảo-thúc đem các vật bị cướp trả lại mà tạ tội.

Mong từ đây hai nước kết nghĩa anh em, chắc hiền-hầu không nỡ từ chối.

Trần hoàn-công xem thư xong, liền tiếp đãi Dĩnh khảo-thúc rất niềm nỡ.

Đoạn cho Công-tử Đà sang đáp lễ.

Hai nước bắt tay giao hảo.

Lúc bấy giờ Trịnh trang-công mới hỏi Tề-túc :

– Nay đã hòa với Trần rồi, thế thì ta làm cách nào để đánh Tống ?

Tế-Túc tâu :

– Tâu Chúa-công, nước Tống là một nước lớn lại được vua Châu trọng đãi, chớ nên đánh vội. Trước kia Chúa-công đã muốn vào chầu triều Châu nhưng vì mắc đi phó-hội với nước Tề tại Thạch-môn, sau đó bị Chu-hu dấy loạn, mà phải bỏ dở dự tính. Nay Chúa-công hãy vào triều Châu, rồi trở về dối , xưng là có mạng vua, họp quân nước Tề và Lỗ sang phạt Tống. Như vậy ắt thắng đặng.

Trịnh trang-công cho lời của Tề-túc là hợp lý. Bèn giao việc triều chính cho Thế-tử Hốt, rồi cùng Tề-Túc lên đường sang triều Châu.

Chu-công Hắc-Kiên nghe tin, khuyên Châu hoàn-vương nên tiếp đãi Trịnh trang-công cho tử-tế, để làm gương cho các chư hầu.

Tuy nhiên, Châu hoàn-vương vốn ghét Trịnh trang-công, nhất là nhớ đến việc Trịnh sang cướp lúa, lòng vẫn chưa nguôi.

Lúc Trịnh trang-công vào chầu, Châu hoàn-vương hỏi :

– Sao bên nước Trịnh năm nay mùa màng ra thế nào?

Trịnh trang-công tâu :

– Tâu Bệ hạ, nhờ hồng-phước của Bệ-hạ, năm nay không bị thiên-tai hạn-hán.

Châu hoàn-vương cười lớn, nói :

– Thật là may ! Nước Trịnh có được mùa thì nhà Châu mới còn lúa đất ôn , đất Thành mà ăn chứ !

Thấy Châu hoàn Vương nói nhiều điều gay gắt, Trịnh trang-công bèn bái tạ lui ra.

Châu hoàn-vương không thết đãi chi hết, chỉ sai người đem ra ban cho Trịnh trang-công mười xe lúa và dặn :

– Cho lúa này để dành ăn lúc mất mùa.

Trịnh trang-công nói với Tề-túc :

– Tại ngươi khiến ta vào chầu vua, nên phải hứng lấy những lời mỉa-mai cay đắng. Nay vua lại còn ban mười xe lúa để ngạo ta, ý ta không muốn lãnh, vậy phải đùng lời chi mà từ chối.

Tề-Túc tâu :

– Các nước chư-hầu kính trọng nước Trịnh là vì đã mấy đời nước Trịnh làm Khanh-sĩ nơi triều Châu. Nay vua đã cho, nếu chúa-công không lãnh, ắt các chư hầu đều biết Chúa-công không thuận với vua nữa. Mà vua đã không ưa Trịnh, các chư hầu còn trọng gì đến Trịnh ?

Trong lúc đương thương nghị, xảy có Châu-công Hắc-kiên đến thăm, lại cho riêng hai xe vàng lụa.

Trịnh trang-công hỏi Tề-Túc.

– Châu-công Hắc-kiên chẳng biết có ý gì mà lại kính-trọng ta như thế ?

Tề-Túc tâu :

– Vua nhà Châu có hai người con trai : người lớn là Đà, người nhỏ là Khắc. Vua Hoàn-vương yêu con thứ, muốn gởi gắm cho Châu-công Hắc-kiên mưu việc lập con thứ sau này vì vậy Châu-công Hắc-kiên muốn mua lòng Chúa-công . Chúa-công nên nhận vàng lụa ấy mà dùng vào việc khác.

Trịnh trang-công hỏi :

– ý ngươi muốn dùng vào việc chi?

Tề-Túe tâu :

– Chúa-công vào triều Châu, các chư hầu đều biết. Nay đem lúa của Châu-công Hằc-kiên chia làm mười xe, lấy gấm gói lại. Đến ngầy ra về nói dối rằng của vua cho, lại bày thêm cung tên để tuyên-bố với các chư-hầu là vâng mạng vua đi phạt Tống , vì Tống thiếu lễ triều cống. Như vậy, chư hầu ắt tuân theo lệnh ta.

Trịnh trang-công thích-ý, vổ vai Tề-Túc, nói :

– Ngươi quả là nhột trí-sĩ. Ta sẽ theo kế ấy mà làm.

Quả vậy, lúc trở về, Trịnh trang-công phao tiếng lên, ai nay đều tin thực. Tiếng đồn đến tai Tống tương-công.

Tống tương-công cả sợ , lén sai sứ qua nói với Vệ tuyên-công.

Vệ tuyên-công lại bàn với Tề hi-công tìm cách làm cho Tống và Trịnh giao hảo với nhau.

Tề hi-công viết giấy mời Trịnh, và hẹn với các nước họp nhau tại Ngõa- Ốc để giải hòa việc ấy.

Đúng kỳ hẹn, không thấy Trịnh trang-công đến dự , Tề-hi-công nói :

– Trịnh trang-công không đến dự thì việc nghị hòa bất thành.

Nói xong, lên xe ra về.

Tống tương-công muốn giữ lại, nhưng Tề hi-công tỏ thái độ lãnh đạm với hai nước Tống và Vệ.

Lúc bấy giờ tại triều Châu , vua Hoàn-vương có ý bãi chức Khanh-sĩ của Trịnh trang-công, nhưng Châu-công Hắc-kiên hết lòng can gián nên Hoàn-vương mới đem Quách-công Kỵ-Phủ dùng làm hữu Khanh-sĩ, coi việc triều-chính còn Trịnh trang-công làm tả khanh-sĩ, tức là hư-vị mà thôi.

Trịnh trang-công hay đặng việc ấy, cười và nói với Tề-Túc :

– Ta biết Châu hoàn-vương chưa dám cất chức ta đâu.

Kế đó, nghe ba nước Tống Tề và Vệ họp nhau tại Ngõa- Ốc.

Trịnh trang-công hỏi Tề-Túc.

– Ta nghe Tề hi-công kết giao với Tống tương-công là ý gì ?

Tề-Túc tâu :

– Tống và Tề đâu phải là chổ thâm giao. Sở dĩ hai người gặp nhau là vì có Vệ tuyên-công đứng giữa điều đình, chớ không thật bụng muốn liên-kết. Nay Chúa-công đem lệnh nhà Châu, truyền cho Tề, Lỗ, lấy quân nước Sái, Vệ, Thành và Hứa họp về đánh Tống thì sẽ không có một nước nào trái lệnh được.

Trịnh trang-công nghe theo lời, cho một sứ-giả đến nước Lỗ hẹn nếu lấy được đất Tống sẽ cho Lỗ cả.

Quan Đại-phu nước Lỗ là Công-tử Vận, có tánh tham-lam, liền tâu với Lỗ-hầu kéo binh họp với nước Tề, nước Trịnh tại Trung-khẩu.

Nước Tề thì Tề hi-công sai em là Di-trọng-niên làm tướng.

Còn nước Lỗ thì Lỗ an-công sai Công-tử Vận cầm binh, cả hai lãnh đi tả hữu. Nước Trịnh giữ đạo trung quân. Trịnh trang-công dẫn Công-tử Lữ, Cao-cừđi, Dĩnh khảo-thúc. Công tôn-yết kéo đại binh dưới cờ hiệu để bốn chữ lớn : Phụng thiên thảo tội , kéo qua nước Tống.

Công-tử Vận đi trước đến đất Lão đào. Tướng giữ ải ấy đem binh ra cự, bị Công-tử Vận đánh cho một trận manh giáp tơi bời, bỏ thành mà chạy: Thắng được trận đầu Công-tử Vận báo tin cho Trịnh trang-công hay.

Trịnh trang-công kéo rốc binh đến Lão đào hạ trại, khao thưởng ba quân.

Nghĩ lại đó vài hôm, Trịnh trang-công lại khiến Dĩnh khảo-thúc hiệp với Công-tử Vận đánh phá Phòng-thành, Cao cừđi đem binh tiếp ứng , còn đại-binh thì vẫn đóng nơi Lão đầo mà đợi tin.

Tống tương-công nghe tin ba nước Tề, Lỗ, Trịnh cử binh sang đánh, lòng sợ sệt, kêu Khổng phụ-gia vào hỏi kế.

Khổng phụ-gia tâu :

– Tôi đã sai người đến triều Châu thám thính, nhưng không nghe có lệnh Bệ-hạ sai phạt Tống, đây chắc là Trịnh đã mượn lệnh vua, dối gạt chư-hầu. Tề và Lỗ đều mắc mưu. Tuy-nhiên ba nước đã hiệp binh, nước ta không thể nào cự lại. Nay tôi có kế này ắt Trịnh phải lui binh.

Tống tương-công nói :

– Quân Trịnh đang đắc thắng, lẽ nào lại chịu lui?

Khổng phụ-gia tâu :

– Tuy Trịnh mượn lệnh vua, gạt chư hầu, nhưng chỉ có Tề và Lỗ theo Trịnh mà thôi. Nay Trịnh trang-công bỗn thân dẫn binh mã sang đây, thì nước phải bỏ trống. Chúa-công dùng của hối lộ cho nhiều, đem đâng cho Vệ-công, xin người hiệp binh với nước Sái, thừa cơ sang đánh Trịnh. Trong nước có giặc, Trịnh trang-công phải đem binh về cứu. Binh Trịnh mà lui rồi thì Tề với Lỗ ở lại làm gì ?

Tống tương-công đáp :

– Kế ấy hay lắm. Song việc này phải đích thân ngươi qua nước Vệ thì Vệ-công mới chịu cất quân.

Không phụ-gia nói :

– Tôi xin tình nguyện dẫn một đạo quân chỉ đường cho Vệ sang đánh Trịnh.

Tống tương-công liền phát cho Không phụ-gia một muôn binh , đem theo vàng bạc châu báu dâng cho Vệ-công đặng cầu xuất binh đánh Trịnh.

Vệ tuyên-công nhận lễ vật, và sai Thái-tể Xủ hiệp binh với Khổng phụ-gia đi đường tắt kéo thẳng đến Vinhđương.

Trong lúc bất ngờ, Thế-tử Hốt và Tế-Túc vội đóng cửa thành cố-thủ.

Quân Vệ và Tống cướp giựt của cải ngoài thành rất nhiều.

Thái-tể Xủ tỏ ý muốn đốc quân phá thành, Khổng phụ-gia can rằng :

– Quân lực ta kéo đến đây chẳng bao nhiêu, phải thừa cơ mà đánh mới thắng nổi. Nay đóng quân ngoài thành nếu Trịnh trang-công dẫn binh về cứu viện thì chúng ta thoát đi đàng nào được . Chi bằng mượn đường tắt của Đái-quốc mà lẻn về nước . Tôi liệu hễ quân ta bỏ Trịnh mà về, thì ắt Trịnh cũng bỏ Tống mà đi.

Thái-tể Xủ nghe theo sai người qua Đái-quốc mượn đường.

Nhưng nước Đái nghi Vệ và Tống âm-mưu đánh úp nước mình, nên từ chối, đóng chặt cửa ải.

Không phụ-gia nổi giận, hợp với quân Thái-tể Xủ chia làm hai đạo đánh vào nước Đái.

Đồng thời cho người sang nước Sái mượn thêm quân đánh giúp.

Lúc bấy giờ, ở mặt trận nước Tống, Dĩnh khảo-thúc đã phá được Cáo-thành, còn Công-tử Vận đã phá được Phòng-thành. Hai tướng đều sai người về dinh Trịnh trang-công báo-tiệp.

Giữa lúc đó , Trịnh trang-công lại cũng nhận được văn thư của Thế-tử Hốt gởi đến cáo cấp.

Chương 7: Ganh tài, Công tử Át giết Khảo thúc – Tham chức, Công tử Vận hại vua hiền

Trịnh trang-công nhận được thư Thế-tử Hốt, vội vã truyền lui quân về nước.

Di trọng-niên và Công-tử Vận hay được tin, đến ra mắt Trịnh trang-công và hỏi :

– Chúng tôi đã lấy được hai thành của nước Tống, thế quân đang mạnh, sao Chúa-công lại truyền lui binh ?

Trịnh trang-công vốn là một kẻ đa mưu, túc trí không cho Tề và Lỗ biết được nội tình của mình, bèn đáp :

– Ta phụng mệnh kéo binh đánh Tống, nay nhờ binh hai nước mà chiếm được hai thành. Như thế tưởng cũng đã đũ trị tội Tống rồi. Hơn nữa, Tống là con cháu của nhà Thương, Thiên-tử vẫn có lòng kính, ta không nên làm đến quá lẽ. Hai thành vừa chiếm được xin nhượng lại cho Tề và Lỗ, mỗi nước một thành.

Di trọng-niên nói :

– Chúa-công phụng-mệnh Thiên-tử đem binh phạt Tống. Bổn phận chúng tôi là phải đem binh đến giúp, đâu dám kể công.

Nói rồi nhất định từ chối không nhận đất.

Trịnh trang-công nói :

– Nếu Tề không nhận thì xin tặng cả hai thành ấy cho Lỗ để đền ơn khó nhọc đã vào Lão Đào trước.

Công-tử Vận không từ chối gì cả tỏ lời cảm tạ Trịnh trang-công rồi sai người ra trấn giữ hai thành ấy.

Trịnh trang-công bày tiệc khao thưởng quân sĩ, rồi cùng với công-tử Vận, Di trọng-niên làm lễ ăn thề, hứa sẽ giúp đỡ cùng nhau trong cơn hoạn nạn.

Đoạn ba nước chia tay, quân nước nào kéo về nước nấy.

Di trọng-niên về nước, thuật lại cho Tề hi-Công nghe việc ấy được hai thành nước Tống và nhường cho nước Lỗ.

Tề hi-công nói :

– Trước kia ta đã có lời thề với Trịnh trang-công nơi Thạch-Môn, hễ có việc thì giúp nhau, nay tuy lấy đặng thành, lẽ phải giao về Trịnh mới đúng.

Di trọng-niên tâu :

– Trịnh-bá cố chối từ, chẳng chịu lãnh, nên mới giao hết cho Lỗ-hầu.

Tề hi-Công nghe nói, cho Trịnh trang-công là kẻ đại- độ, và khen ngợi không ngớt.

Khi Trịnh trang-công đem binh về đến nữa đường thì lại nghe tin quân Vệ đã sang đánh nước Sái.

Trịnh trang-công vỗ tay cười lớn, nói :

– Khổng phụ-gia quả là một kẻ chưa rành binh-pháp. Đang đánh nước Trịnh mà lại gây chuyện với nước Sái, như thế tức là đã công làm hại được nước ta mà còn giúp cho ta có cơ-hội tốt để lấy nước Sái rồi.

Bèn truyền cho bốn tướng phân làm bốn đội, cuốn cờ, giấu trống, kéo thẳng đến Sái-quốc.

Trong lúc đó Vệ và Tống đang hiệp binh với nước Sái bàn mưu công thành.

Bỗng có quân vào báo :

– Nước Trịnh sai thượng-tướng là Công-tử Lữ đem binh qua cứu nước Sái, hiện đóng trại cách thành năm chục dặm.

Thái-tể Xủ nói :

– Đó là tướng thua Thạch-hậu ngày trước, có đũ chi mà sợ.

Lại có tin báo nữa rằng :

– Nước Sái đã mở cửa thành đón quân Trịnh vào.

Khổng phụ-gia thất kinh, nói :

– Ta coi nước Sái như đã lấy được trong tay, nay có binh Trịnh đến giúp, thật khó bề thắng nổi !

Thái-tể Xủ nói :

– Nếu Trịnh đã giúp Sái, thể nào cũng đem binh khiêu chiến. Vậy ta lên lủy cao xem thử trong thành động tịnh thế nào, để biết mà đối phó.

Hai người dắt nhau vừa lên đến chổ cao, bỗng nghe có tiếng súng nổ vang trời, qua một lúc, trên thành nước Sái cắm toàn cờ Trịnh, và Công-tử Lữ mặc áo giáp đứng trên thành gọi Khổng phụ-gia nói lớn :

– Ta cảm ơn tướng-quân đã giúp ta chiếm được nước Sái rồi nhé !

Ấy là mưu của Trịnh trang-công lập kế sai Công-tử Lữ giả danh giúp Sái, rồi khi vào được trong thành mới đuổi vua nước Sái đi mà chiếm đất.

Vua nước Sái phải bỏ trốn sang Tần thoát nạn.

Khổng phụ-gia thấy thế máu giận sục sôi, ném mũ xuống đất hét lên :

– Ta quyết không đội trời chung với Trịnh.

Thái-tể Xủ nói :

– Trịnh trang-công binh pháp rất lợi hại, thế nào bên ngoài cũng có quân tiếp ứng. Nếu trong ngoài đánh dồn lại, quân ta nguy mất !

Khổng phụ-gia nói :

– Sao tướng quân lại nhát gan đến thế ? Chẳng lẽ công-phu chúng ta vây thành, nay lại nhường cho Trịnh chiếm cứ hay sao. Bề nào cũng phải đánh mới được.

Dứt lời, trong thành có người mang chiến thư ra, thách đánh.

Khổng phụ-gia phê vào chiến-thư, hẹn ngày mai nghênh-chiến.

Đêm ấy, quân của Khổng phụ-gia đóng trại cách thành hai mươi dặm để đề phòng quân tiếp viện.

Nhưng trại vừa đóng xong thì tiếng súng đã nổ ran, quân Trịnh kéo đến khiêu chiến, ánh lửa đốt sáng lòe.

Khổng phụ-gia nổi giận, tay cầm phương-thiên họa-kích, giục chiến xa đến trước trận ứng chiến.

Nhưng khi đến nơi, ánh lửa tắt lịm, không thấy một tên quân Trịnh nào.

Khổng phụ-gia kéo quân về trại. Nhưng vừa về đến trại, thì lại thấy lửa cháy sáng lòe , tiếng súng nổ chan-chác.

Không phủ-gia nói :

– Đó là kế nghi binh của quân Trịnh muốn đánh lừa ta đó thôi.

Bèn ra lệnh án binh bất động.

Bỗng có quân vào báo :

– Quân nước Sái đã bị Trịnh đánh tan vỡ.

Khổng phụ-gia lập tức đem quân đi cứu ứng.

Vừa ra khỏi trại chừng vài dặm , gặp một toán quân kéo lại hai bên xáp chiến, đánh nhau một hồi lâu, mới biết đó là đội quân của nước Vệ.

Hai bên thẹn mặt nhau lòng đầy hậm hực.

Nguyên Thái-tể Xủ đang ở tại bản dinh nghe tin trại Tống bị quân Trịnh chiếm, liền đem quân cứu ứng không ngờ đó là kế của Trịnh.

Khổng phụ-gia truyền quân rút lui về đại-bảnđinh. Nhưng về đến nơi thì tướng Trịnh là Cao cừđi đã đem quân chiếm đoạt mất rồi. Không biết làm sao hơn Khổng phụ-gia liền hiệp với Thái-tể Xủ đánh liều một trận. Nhưng trong tình thế quân binh rối loạn, tướng-tá mất tinh-thần đành phải mang thảm-bại.

Khổng phụ-gia liều chết mở đường máu dẫn hơn hai mươi bộ hạ thoát thân về nước.

Còn Thái-tể Xủ thì bị tử trận giữa đám loạn quân.

Trịnh trang-công chiếm được nước Sái, lại thắng liên-quân Vệ, Tống và Sái đoạt được rất nhiều chiến-xa và binh-khí, bèn ra lịnh ban-sư.

Về đến kinh- đô, Trịnh trang-công truyền bày tiệc ăn mừng, ai nấy vui cười hớn-hở.

Trịnh trang-công đắc-ý bưng ly rượu rót xuống đất cầu thần, và nói :

– Nhờ linh-khí của non sông và âm- đức của tổ-tông lại được các quan hết lòng phò tá, thế mạnh , binh hùng, đánh đâu thắng đó, không khác gì các Phương-bá ngày xưa.

Các quan đều tung hô vạn tuế.

Riêng có Dĩnh khảo-thúc ngồi nín lặng không nói một lời nào.

Trịnh trang-công trừng mắt nhìn Khảo-thúc.

Khảo-thúc tâu :

– Tâu Chúa-công, các bậc Phương-bá ngày xưa làm chủ cả chư hầu, đi đánh đâu ai này đều phụng-mệnh. Còn ngày nay Chúa công giả mệnh Thiên-tử đi phạt Tống và Vệ, Sái lại đám giúp Tống đánh Trịnh còn Thành và Hứa lại không chịu xuất binh phó hội như thế tưởng chưa sánh được với người xưa.

Trịnh trang-công nghe nói tươi cười đáp :

– Lời ngươi nói rất phải. So với các Phương-bá ngày xưa quyết ta chưa thể bì kịp. Nay Vệ và Sái đã dẹp rồi còn Thành và Hứa ta phải cử binh vấn tội. Vậy theo ý ngươi nên đánh nước nào trước ?

Dĩnh khảo-thúc tâu :

– Nước Thành giáp ranh với nước Tề, nước Hứa giáp ranh với nước ta. Trước nhất phải sai tướng qua giúp Tề đánh nước Thành rồi sau lại mượn binh Tề mà đánh Hứa. Khi dẹp xong hai nước phải sai sứ qua Châu báo tin thắng trận để khỏi mang tiếng dối Thiên-tử.

Trịnh trang-công khen phải, liền sai sứ sang Tề bàn về việc ấy.

Tề hi-công sai tướng Di trọng-niên hợp binh với Công-tử Lữ kéo qua đánh nước Thành.

Nước Thành hay tin sợ lắm sai người qua Tề xin hàng-phục.

Tề hi-công viết thư cho Trịnh trang-công hay và hỏi lúc nào cất quân đánh Hứa.

Trịnh trang-công ước hẹn hợp binh tại Thới-lai đất Trịnh và nhờ Tề làm trung-gian mượn thêm binh nước Lỗ.

Công-tử Lữ đi đánh Thành, kéo binh về đến nữa đường nhuốm bịnh mà thác.

Trịnh trang-công thương tiếc vô cùng, than thở :

– Công-tử Lữ mệnh-chung , thật ta đã mất đi một cánh tay phải.

Nói rồi, đem tiền bạc, lụa là ban thưởng cho gia đình Công-tử Lữ, lại cho em Công-tử Lữ là Công-tử Nguyên làm Đại-phu.

Trịnh trang-công còn định cho Cao cùđi làm chức Thượng-khanh nhưng Thế-tử Hốt bàn rằng :

– Cao cừđi là một kẻ tham tâm không phải người trung chánh xin phụ-thân chớ khá tin dùng.

Trịnh trang-công bèn đem chức ấy phong cho Tề-Túc, thay Công-tử Lữ, còn Cao cừđi thì phong làm Á-khanh.

Chẳng bao lâu đã đến ngày ước hẹn, hai đạo quân Tề và Lỗ đồng hội tới đất Thới-lai để hiệp với Trịnh đi đánh Hứa.

Trịnh Trang-công bày ra một cuộc duyệt binh để biểuđương sức lực. Lại chế ra một lá cờ bằng gấm mỗi bề dài một trượng hai , xung quanh có đeo hai mươi bốn cái lục-lạc bằng đồng, và giữa đề bốn chữ : “Phụng thiên thảo tội”.

Cán cờ dài hơn ba trượng , cắm trên một cỗ xe rất lớn.

Trịnh Trang-công truyền rằng :

– Nếu ai cầm nồi cây cờ ấy đi lại hai vòng thì được lãnh chức tiên-phuông, và thưởng cho một cỗ lộ-xa.

Lịnh vừa ban ra thì có một viên đại-tướng, mặt đen, đầu đội mũ bạch mình mặc áo bào , hàm râu quai nón, con mắt dài, lông mày rậm, bước ra xin lãnh.

Mọi người xem lại thì đó là tướng Hà thúcđoanh.

Hà thúcđoanh cất giọng sang-sảng giữa ba quân :

– Tôi tuy tài hèn, cũng xin đảm đương việc ấy.

Nói rồi xốc đến hai tay nâng cán cờ, cầm chửng-chạc đi lại ba vòng, rồi cắm vào chiếc xe như trước.

Hai bên quân sĩ vỗ tay reo hò ầm ĩ.

Hà thúcđoanh vừa tiến đến tạ Ơn Trịnh trang-công để lãnh thưởng, thì lại có một viên đại-tướng khác nhảy ra nói lớn :

– Cầm cờ mà đi việc ấy đâu có lạ. Tôi có thể cầm cờ mà múa nữa kia !

Mọi người ngoảnh lại nhìn thì đó là đại-tướng Dĩnh khảo-thúc đương giữ chức Đại-phu.

Dĩnh khảo-thúc nói dứt lời, bước tới xăn tay áo nhổ cán cờ lên múa tít như múa một cây trường thương.

Lá cờ lúc mở ra, lúc cuốn lại uốn theo chiều gió trông rất đẹp mắt. Ai trông thấy cũng phải kinh ngạc tấm-tắc khen thầm.

Trịnh trang-công mừng rỡ, kêu Dĩnh khảo-thúc nói :

– Khanh quả là một hổ-thần , đáng lãnh ấn tiên-phuông và được thưởng chiếc lộ xa.

Nhưng, Trịnh trang-công vừa dứt tiếng thì lại có một chàng thanh-niên mặt trắng như dồi phấn, môi đỏ tợ thoa son, mình mặc giáp xanh, đầu đội mũ ốc, bước tới chỉ Dĩnh khảo-thúc, nói lớn :

– Hãy khoan lấy xe ! Ta đây lại chẳng múa nổi cây đại-kỳ hay sao ?

Dứt lời nhảy đến giựt cây cờ, nhưng Dĩnh khảo-thúc đã lanh lẹ một tay cầm cờ, một tay lôi chiếc lộ-xa, chạy như gió.

Chàng thanh-niên đuổi theo, nhưng không kịp, đành phải trở lại, mặt giận hầm hầm, miệng lẩm-bẩm :

– Được, ta cứ để cho ngươi khoanh tay. Rồi đây ngươi sẽ thấy.

Chàng thanh niên đó là Công tôn-át tự là Tử- đô một viên tiểu-tướng đẹp trai nhất ở thời Đông-châu mà Trịnh trang-công rất yêu vì.

Tuy-nhiên, Công tôn-át vốn tánh ỷ mạnh, cậy quyền, không ưa Dĩnh khảo-thúc. Nay nhân việc tranh-cờ lại càng làm cho hai bên gây thêm ác cảm.

Trịnh trang-công thấy vậy, kêu Công tôn-át đến nói :

– Hai cọp tranh nhau kết-quả sẽ không hay. Ta đã có cách phân xử.

Nói rồi truyền lấy một chiếc lộ-xa khác thưởng cho Công tôn-át và Hà thúcđoanh.

Tháng bảy năm ấy, Trịnh trang-công giao việc trìều-chính cho Thế-tử Hốt rồi tiến binh đánh Hứa.

Binh Tề và Lỗ đã đóng sẵn ở Đô-thành rồi.

Khi gặp nhau, Trịnh trang-công mở tiệc khao quân, Tề hi-công rút trong túi lấy ra một tờ hịch kết tội nước Hứa không triều cống nhà Châu.

Ai nấy đều cho là phải.

Ngày hôm sau, ba nước chia quân vây thành.

Nước Hứa tuy nhỏ, thành lủy không chắc, nhưng nhờ Chúa nước Hứa rất nhân-từ cả nước đều mến yêu, đồng-tâm cố thủ, làm cho quân Tề, Lỗ và Trịnh khó bề phá thành nổi.

Tề và Lỗ chỉ đánh cầm chừng, duy có Trịnh công thành rất gắt.

Dĩnh khảo-thúc lại muốn tranh công với Công tôn-át, nên nỗ lực xông đến trước vòng vây, tay cầm cờ, tay cầm trường-thươrg nhãy phóng lên mặt thành.

Công tôn-át trông thấy, sợ Dĩnh khảo-thúc đoạt được công-lao, bèn lắp tên bắn lén một phát Dĩnh khảo-thúc bị tên, té nhào xuống đất, bỏ mạng.

Hà thúcđoanh tưởng Dĩnh khảo-thúc bị giặc bắn, bèn lướt đến giật cây cờ, nhẩy lên mặt thành hô lớn :

– Chúa công ta đã lên mặt thành rồi !

Quân Trịnh ngỡ thật, đua nhau nhảy lên, phá vỡ cửa thành.

Quân Lỗ và Tề cũng do cửa ấy tràn vào.

Chúa nước Hứa thấy vậy, bỏ thành trốn sang nước Vệ lánh nạn.

Lấy được nước Hứa rồi, Trịnh trang-công nhường cho Tề và Lỗ.

Nhưng Tề và Lỗ đều không nhận, nói :

– Công-lao của Trịnh rất nhiều, chúng tôi đâu có bụng tham lam như vậy.

Trịnh trang-công, tuy trong lòng rất muốn được đất Hứa, song ngoài mặt vẫn phải giả cách rộng rãi với hai nước đồng-minh.

Giữa lúc ấy có quân vào báo :

– Tâu Chúa-công, có quan Đại-phu nước Hứa là Bá-Lý dẫn một đứa trẻ vào ra mắt.

Trịnh trang-công truyền cho vào.

Bá-Lý dẫn đứa bé đến quỳ dưới trướng, tâu :

– Tâu Chúa-công, xin Chúa-công rộng lòng thương giòng giống nước Hứa.

Tề hi-công hỏi :

– Chẳng hay đứa bé ấy là ai

Bá-Lý tâu :

– Chúa nước Hứa không có con nối dõi, chỉ còn đứa bé này là em ruột, tên gọi là Tân-thần.

Tề hi-công và Lỗ ân-công nghe nói có ý thương hại.

Còn Trịnh trang-công thì đã nghĩ ngay một mưu kế, bèn nói :

– Ta phụng-mệnh Thiên-tử hiệp binh cùng hai nước phạt Hứa, nay Hứa trang-công là kẻ có tội đã trốn đi rồi, thì nước ta giao lại cho người nối dõi, như thế mới phải lẽ.

Bá-Lý tâu :

– Tâu Chúa-công, tôi đến đây chỉ mong nhờ lượng khoanđung của ba nước, bảo bọc cho đứa bé mồ-côi này, chứ đâu dám trông mong đến bờ cõi.

Trịnh trang-Công nói :

– Ý ta trả nước Hứa lại là thực tâm. Nhưng xem Tân-thần còn nhỏ dại quá, vậy ta sẽ cho người đến giúp.

Trịnh trang-công bèn chia nước Hứa làm hai, một nữa để Bá-Lý phò-tá Tân-thần, một nữa giao cho Công tôn-hoạch, bề ngoài nói là giúp Hứa, nhưng bên trong là để coi việc cai-trị.

Tề hi-cồng và Lỗ ân-công đều cho Trịnh trang-công là người đại độ khen phục chẳng cùng.

Bá-Lý và Tân-thần đều quỳ lạy tạ Ơn rồi lui về.

Ba nước cũng đều ra lịnh rút quân.

Trịnh trang-công về đến nước khao thưởng ba quân, lòng buồn bã thương tiếc Dĩnh khảo-thúc không cùng.

Nghĩ mãi, Trịnh trang-Công cũng không rõ ai đã bắn chết Dĩnh khảo-thúc.

Bèn truyền cho quân sĩ, cứ một trăm người nạp một con heo, hai mươi người nạp một con gà mà làm lễ tế Dĩnh khảo-thúc. Đồng thời, vời các đồng cốt đến để đọc văn nguyền rủa kẻ đã bắn chết Dĩnh khảo-thúc.

Công tôn-át chỉ bịt miệng cười thầm.

Lễ nguyền rủa cử-hành được ba ngày thì bỗng có một người đầu bù tóc rối, chạy đến trước mặt Trịnh trang-công quỳ tâu :

– Tôi là Dĩnh khảo-thúc, khi đánh nước Hứa, nhãy lên mặt thành , bị tên gian-thần Công tôn-át hiềm việc giành xe , nên đã bắn lén tôi. Tôi đã xin Ngọc-hoàng Thượng- đế bắt nó đền mạng. Xin Chúa-công thấu rõ ẩn tình , thì dầu ở dưới suối vàng, hồn tôi cũng được an ủi.

Nói xong, kẻ ấy lấy tay móc họng, máu tuông lai láng, rồi ngã xuống đất chết lập tức.

Trịnh trang-công thất kinh, xem lại thì đó không phải người đàn bà mà lại là Công tôn-át, liền cho người cứu chữa , nhưng đã muộn.

Lúc bấy giờ Trịnh trang-công sai sứ thay mặt cho mình , mang lễ vật qua Tề và Lỗ để tạ Ơn việc đem binh cứu giúp.

Nhưng sứ-giả đi qua Lỗ, lại mang thư và lễ vật trở về.

Trịnh trang-công lấy làm lạ, đòi vào hỏi.

Sứ giả tâu :

– Tôi vừa đến biên-giới nước Lỗ thì nghe tin Công-tử Vận đã giết Lỗ ân-công mà lập vua khác. Tôi sợ lễ-vật và thư này đưa đến không hợp-ý Chúa-công, nên phải trở về phục-mệnh.

Trịnh trang-công nghe nói than rằng :

– Lỗ ân-công là người hiền đức sao lại bị giết như thế !

Sứ-giả tâu :

– Tâu Chúa-công, vụ ấy tôi được biết rõ. Nguyên trước kia Lỗ huệ-công có lấy một tiểu-thiếp là Trọng-tử, sanh đặng người con trai là Quỹ. Huệ-công muốn nhường ngôi cho Quỹ. Nhưng lúc Huệ-Công chết, Quỹ còn nhỏ, nên Lỗ ân-công lên kế vị. Lỗ ân-công là con một người thiếp khác. Tuy-nhiên, mặc dầu được nối ngôi Lỗ ân-công không hề quên ý- định của cha, nên thường nói : Nước Lỗ này là của Công-tử Quỹ , ta chỉ tạm thay quyền quốc chính mà thôi. Một hôm, Công-tử Vận xin ân-công ban cho chức Thái-tể. Lỗ ân-công nói : Ngươi đợi khi nào Công-tử Quỹ lên ngôi hãy xin. Công-tử Vận không biết Lỗ ân-công nói thật lòng, cho là lời châm biếm và tưởng Lỗ ân-công ghét Công-tử Quỹ , nên một hôm tâu với Lỗ ân-công : Tôi thiết nghĩ ngôi báu Chúa-công đang giữa thiên hạ đều kính phục thì đợi đến khi trăm tuổi truyền lại cho con cháu , sao Chúa-công lại trao trả cho Công-tử Quỹ làm chi. Theo ý tôi, nay Công-tử Quỹ đã lớn, nên lập kế giết đi để trừ hậu hoạn. Lỗ ân-công xua tay nói : Ngươi không phải là kẻ điên cuồng , cớ sao thốt ra những lời bất chính như vậy. Ta đã sửa sang cung thất ở Đồ-Cừu để an-hưởng tuổi già, mà trả ngôi lại cho Công-tử Quỹ. Công-tử vận nghe nói, biết mình lỡ lời, sợ Lỗ ân-Công đem lời ấy nói lại với Công-tử Quỹ, thì sau này ắt mang hại bèn nghĩ ngay một kế tìm đến Công-tử Quỹ nói nhỏ : Nay Công tử đã lớn, Chúa-công sợ Công-tử đoạt mất ngôi nên kêu tôi vào cung mật sai tôi giết Công-tử đó. Công-tử Quỹ cả sợ : Ta làm thế nào để thoát nạn này ? Công-tử Vận nói : Lỗ ân-công đã bất nhân thì Công-tử còn giữ nghĩa làm chi ? Vã lại, Tiên-vương đã có ý truyền ngôi lại cho Công-tử , thế thì Công-tử cũng nên tìm cách giết Lỗ ân-công đi, lấy ngôi lại, ấy là thuận theo ý của Tiên-vương đó. Công-tử Quỹ nói : Lỗ ân-công ở ngôi hơn mười một năm rồi, dân tình mến phục. Nếu việc không thành ắt ta mang họa lớn.

Công-tử Vận nói :

– Việc ấy chẳng khó gì , tôi có kế hay. Ngay mai Lỗ ân-công đi tế thần ở Chung-vu rồi về nghĩ nơi dinh Vi Đại-phu. Vậy ta cho quân giáp-sĩ đến đó mai phục mà giết quách đi , rồi đổ cho Vĩ Đại-phu mưu sát. Như thế ắt giử vẹn được tiếng tăm.

Công-tử Quỹ nghe lời, ủy-thác cho Công-tử Vận. Công-tử Vận dụng kế ấy giết Lỗ ân-công , tôn Công-tử Quỹ lên ngôi. Người trong nước đều hay việc ấy nhưng không dám nói, vì sợ Oai-quyền của Vận. Hiện nay Công-tử Quỹ đã phong cho Vận làm chức Thái-tể.

Trịnh trang-công nghe xong, thở dài hỏi các quan :

– Như thế ta có nên cất quân phạt Lỗ để tỏ tình tâm-gia ngày trước chăng ?

Tề-túc tâu.

– Mặc dầu Công-tử Quỹ giết Lỗ ân-công là vô đạo song đó chỉ là việc gia đình. Chúng ta chỉ nên chờ xem thái- độ của Lỗ đối với Trịnh như thế nào đã. Tôi chắc Lỗ sẽ cho người sang nước ta gây tình hòa-hảo.

Trong lúc đang bàn bạc, thì có sứ nước Lỗ mang lễ vật sang xin vào yết-kiến Trịnh trang-công tỏ tình giao-kết.

Trịnh trang-công tiếp sứ rất trọng-hậu, và hẹn gặp nhau tại Việt- địa để phó-hội, tháp huyết ăn thề.

Từ ấy hai nước Trịnh và Lỗ lại rất thân mật.

Vào năm thứ chín, đời vua Hoàn-vương nhà Châu Công-tử Bằng đang ẩn náu trên đất Trịnh, thì bỗng có sứ nước Tống rước về nối ngôi.

Trịnh trang-công hay tin ấy, lòng nghi ngại, nói :

– Chưa biết hư thực như thế nào, sợ e Tống tương-công cho người sang đánh lừa Công-tử Bằng về mà giết đi chăng ?

Tề-Túc tâu :

– Tâu Chúa-công, việc này phải chờ đợi quốc-thư nước Tống gởi sang đây mới định đoạt được.

Chương 8: Mưu sâu, Hoa Đốc phế vua Tống – Làm cao, Trịnh Hốt chê vợ Tề

Tống tương-công lên ngôi đã lâu, nhưng vì công-tử Bằng còn ở Trịnh, nên thỉnh thoảng đem binh sang đánh Trịnh làm cho hao người tốn của, dân gian khổ cực.

Quan Thái-tể nước Tống là Hoa- đốc, bạn thân của Công-tử Bằng tuy ngoài miệng không dám can vua, nhưng trong lòng bất-mãn , thấy Không phủ-gia làm đến chức Tư-mã , binh quyền một tay quản-thủ, nói gì Tống tương-công cũng nghe theo nên đem lòng ghen ghét .

Nhơn lúc Khổng phụ-gia đi đánh nước Sái, bị thua to trốn chạy về Hoa- đốc bèn cho kẻ tâm-phúc len-lỏi trong dân-chúng phao tin rằng Khổng phụ-gia chuyên quyền, ép vua gây binh-biến, gieo khổ nhọc cho nhân- đân.

Do đó, dân chúng rất ghét Khổng phụ-gia.

Hoa- đốc lại nghe tin đồn nàng Ngụy-thị, ái thiếp của Khổng phụ-gia, nhan sắc tuyệt vời, nên lòng rạo rực, muốn được trông thấy nét hoa.

Một hôm, vào tiết thanh-minh Ngụy-thị đi tảo mộ, Hoa- đốc tình cờ trông thấy, lòng mê-mẩn, chân bước không đành, nghĩ thầm :

– Người đâu mà đẹp đến thế ? Tiếng người đồn thực chẳng sai.

Từ đó Hoa- đốc đem lòng bất chánh, mơ ước lấy vợ người làm vợ mình. Và quyết không để nàng ở mãi trong tay Khổng phụ-gia.

Một hôm Khổng phụ-gia đi duyệt binh .

Hoa- đốc cho người tâm phúc lén trà trộn trong quân-sĩ phao tin rằng :

– Khổng phụ-gia sắp đem binh đi đánh Trịnh .

Quân-sĩ nhớ đến cảnh lửa-binh tang-tóc ai nấy đều sợ sệt, rũ nhau đến dinh Hoa- đốc kêu nài, yêu cầu tâu với vua bãi việc chiến-chinh.

Hoa- đốc cho người ra phủ*** bắt quân-sĩ trở về, nhưng quân sĩ tập họp mỗi lúc một đông hơn .

Có người mang cả khí-giới đến nữa.

Lúc bấy giờ, Hoa- đốc biết lòng dân đã muốn bạo- động , liền mặc áo giáp mang gươm ra cửa nói :

– Khổng phụ-gia cậy quyền ép Chúa-công gây việc binh đao, làm cho quân-sĩ chết oan, dân tình điêu- đứng. Trước hoàn-cảnh này tôi rất đau lòng nhưng không làm thể nào ngăn cản được.

Quân-sĩ ai nấy đều hậm-hực vô cùng.

Hoa- đốc lại giả cách khuyên :

– Thôi các ngươi nên trở về kéo Chúa-công hay được việc nấy , tội ta không tránh khỏi .

Quân sĩ nhao nhao lên nói :

– Thưa ngài, mấy năm chinh-chiến anh em họ hàng chúng tôi đã chết rất nhiều . Thế mà hiện giờ chúng tôi vẫn còn phải đem thân đi chết nữa . Vậy chúng tôi xin theo ngài giết tên giặc nước ấy đi , dẫu có chết cũng được thỏa lòng hơn.

Hoa- đốc lại nói :

– Muốn ném chết một con chuột, chúng ta phải kiêng tránh những vật báu của ta chứ . Nay Khổng phụ-gia là tôi thương yêu của Chúa-công, thì dẫu tàn ác thế nào cũng không nên giết .

Quân-sĩ nói lớn :

– Xin ngài hãy đứng ra trừ luôn đứa hôn-quân vô- đạo để chúng tôi nguyện theo ngài cả.

Nói xong quân sĩ xúm nhau kéo Hoa- đốc lên xe, tiến đến dinh Khổng phụ-gia, vây kín bốn bề .

Lúc bấy giờ trời đã tối xẩm, Khổng phụ-gia đang ngồi uống rượu trong tư-trang , bỗng nghe tiếng gõ cửa, liền sai người bước ra hỏi .

Hoa- đốc không đáp, xô cửa bước vào .

Quân sĩ cũng nồi đuôi nhau, ồ-ạt kéo vào một lượt.

Khổng phụ-gia thất kinh, vừa muốn chạy ra, thì Hoa- đốc đã nhẩy xổ đến, hét lớn :

– Ðể làm gì thằng giặc hại dân hại nước đó !

Khổng phụ-gia chưa kịp trả lời thì đầu đã rơi xuống đất.

Hoa-Ðốc lập tức cho người vào trong bắt Ngụy-thị đem ra, giấu vào xe chở về nhà .

Nhưng nữa đường, Ngụy-thị mở dây lưng, thắt cổ tự-vận.

Hoa Ðốc về đến nhà, thấy nàng đã tắt thờ, lòng thương tiếc chẳng cùng , sai người đem chôn, và giấu kín không để ai biết.

Còn quân-sĩ, đua nhau cướp phá dinh Khổng phụ-gia tan tành.

Khổng phụ-gia chỉ có một người con tên Mộc kim-phủ, tuổi còn nhỏ, được người nhà lén đưa sang nước Lỗ, tị nạn.

Tống tương-công hay được tin Hoa- đốc khởi loạn, giết Khổng phụ-gia , nổi giận sai người dời Hoa- đốc đến để trị tội.

Hoa- đốc cáo bịnh không đến.

Tống tương-công bèn thân hành đến nhà.

Hoa- đốc hay tin cả sợ, họp quân sĩ, nói :

– Nay Khổng phụ-gia bị giết, ắt Chúa-công không để chúng ta sổng yên. Trước kia Lỗ mục-Công bỏ con mà truyền ngôi cho cháu, đáng lẽ Chúa-công mang ơn, lại còn nhiều phen đem quân đánh Trịnh để bắt Công-tử Bằng , như thế thực là bất nghĩa. Nay chúng ta nên phế vua, mà lập Công-tử Bằng lên kế vị, thì thật là hợp lẽ.

Quân-sĩ la ó :

– Ngài dạy như thế là phải lắm. Chúng tôi xin tuân theo.

Quân-sĩ tự- động chia nhau mai-phục quanh nhà.

Khi Tống tương-công đến, họ ó lên một tiếng, rồi áp lại một lượt , gươm giáo sáng lòa.

Ðoàn ngự-lâm quân bỏ chạy tán-loạn, còn Tống tương-công bị chết giữa đám loạn quân.

Hoa- đốc liền mặc tang phục giả vờ ôm tử-thi vua khóc lóc , nỗi trống lên, hiệp cùng các quan thương-nghị.

Ðể che mắt mọi người, Hoa-Ðốc còn bắt mấy tên quân đã thí vua dẫn ra pháp-trường xử trảm.

Khi các quan văn võ, tề tựu đũ mặt, Hoa- đốc nói :

– Lòng dân vẫn còn mến ân-huệ của Tuyên-công thuở xưa lên muốn đón Công-tử Bằng về nối ngôi, chẳng biết các quan định lẻ nào ?

Các quan ai nấy đều sợ sệt, vâng dạ cho qua chuyện.

Hoa- đốc mới cho sứ-giả sang Trịnh báo tang Tống tương-công, và đón Công-tử Bằng về nước.

Lại đem rất nhiều vàng bạc, châu báu tạ ơn nước Trịnh .

Trịnh trang-công nhận được thư, biết được tự sự, bèn đưa Công-tử Bằng về Tống.

Công-tử Bằng sụp lạy, nói :

– Tôi được sống sót đến ngày nay là nhờ ơn Chúa-công. Nay lại đuợc về nước phục-nghiệp , nguyện suốt đời chẳng dám quên ơn nước Trịnh.

Lời nói ấy làm cho Trịnh trang-công cảm động đến ứa nước mắt, cầm tay Công-tử Bằng giã biệt.

Công-tử Bằng về nước , được Hoa- đốc tôn lên ngôi tức là Tống trang-công.

Các nước láng-giềng được sứ nước Tống đem lễ vật đến cầu thân, nên đồng hẹn nhau họp mặt tại đất Tắc , để chứng kiến lễ đăng-quan tức vị của Công-tử Bằng.

Vua Tề hi-công, sau khi dự hội ở đất Tắc, về nữa đường nghe tin quân Bắc-nhung đo tướng Ðại-lương làm Nguyên-soái, đem một vạn binh sang đánh Tề. Các đất Chúc-an và Lịch-hạ đã bị phá vỡ. Quan trấn-thủ hai xứ ấy đều bại binh.

Tề hi-công nói với các quan hầu cận :

– Giặc Bắc-nhung đã nhiều phen quấy rối nước ta. Nay lại đem đại binh xâm chiếm bờ cõi, nếu chẳng ra oai đánh một trận, không thể nào làm cho chúng sợ được.

Nói rồi bèn viết thư, mượn binh ba nước Lỗ, Vệ và Trịnh, lại tự mình cầm binh kéo về Lịch-hạ chống giữ.

Trịnh trang-công tiếp được tin ấy, vội vàng gọi Thế-tử Hốt đến bảo :

– Tề cùng Trịnh kết thân rất hậu, nay Tề có việc ta phải hết lòng giúp đỡ.

Nói rồi khiến Thế-tử Hốt làm Ðại-tướng, Cao cừđi làm Phó-tướng kéo quân sang Tề.

Lúc đó, Vệ và Lỗ chưa đến.

Tề hi-công mở tiệc tiếp đãi.

Thế-tử Hốt thưa :

– Ta nên cho binh phục khắp nơi, rồi cho một toán quân ra dụ địch, chờ cho quân địch lọt vào ổ phục-kích, ta sẽ tràn ra mà tiêu diệt, như thế chắc được trọn thắng.

Tề hi-công khen phải, liền hiệp với binh nước Trịnh, cho Công tôn Nguyên phục nơi phía Ðông, còn Công-tử Sái-trọng thì dẫn một đạo quân ra khiêu chiến.

Vừa thoáng thấy quân Tề kéo đến, quân Bắc-nhung liền sai phó-tướng Tiêu-nhung ra nghênh chiến.

Hai bên đánh nhau được hai mươi hiệp, Sái-trọng giả thua bỏ chạy.

Tiêu-lương rượt theo.

Sái Lương thấy vậv cũng xua quân tràn tới .

Khi đuổi tới cửa Ðông, bỗng nghe một tiếng súng nổ ầm lên , chuông trống khua rền, hai bên quân phục nỗi dậy đông như kiến cỏ .

Tiêu-lương biết trúng kế, vội lui binh chạy về, nhưng bị quân của Sái Lương đàng sau tràn tới, hai bên đụng dồn lại , xô đẩy lẫn nhau, không biết đường nào mà chạy.

Hai tướng Sái-trọng và Công tôn-Nguyên hợp lại đánh nhầu, quân Bắc-nhung cả loạn, chết vô số .

Bao nhiêu tàn quân bỏ chạy đến núi Thước-sơn. thì lại gặp đạo binh của Phó-tướng Cao cừđi đón đánh.

Sái-lương và Tiêu-Lương bỏ cả quân lính chạy thoát thân.

Nhưng mới vừa chạy được vài dặm, gặp đạo quân của Thế-tử Hốt đón lại, đánh thôi manh giáp tơi bời.

Tiêu-lương bị Chúc- đạm bắn chết, còn Sái-lương bị Thế-tử Hốt chặt đầu đem về nạp cho Tề hi-công.

Tề hi-công rất mừng, nói :

– Nếu không nhờ tài trí và sức anhđũng của Thế-tử thì đâu thắng được giặc Bắc-nhung một cách vẻ-vang như vậy.

Thế-tử Hốt thưa :

– Nhờ oai của Chúa-công nên tôi mới thắng địch-quân được dễ đàng. Nhưng đó chỉ là việc nhỏ , đâu có công cán gì, xin Chúa-công chớ dạy quá lời.

Tề hi-công liền sai sứ sang Lỗ và Vệ thôi việc mượn binh , rồi mở tiệc khao thưởng quân sĩ và đải đằng Thế-tử Hốt.

Trong tiệc, Tề hi-công nhắc lại cuộc hôn nhơn con gái mình với Thế-tử Hốt ngày trước

Thế-tử Hốt một mực từ chối, làm cho Tề hi-công lòng áy náy không an .

Mãn tiệc Tề hi-công bảo Di trọng-niên đến nói riêng với Cao cừđi rằng :

– Chúa-công tôi vì mến tài Thế-tử nên có ý cầu thân. Việc ấy trước kia đã định, nhưng hôm nay Thế-tử vẫn từ chối, chẳng biết Thế-tử có ý chi chăng ? Nếu ngài lo hộ việc này , Chúa-công tôi xin biếu cho ngài hai viên bích-ngọc, và một trăm nén vàng.

Cao cừđi nghe nói vội vã đến tìm Thế-tử Hốt nói :

– Tề hi-Công có lòng tốt yêu mến Thế-tử, muốn cầu thân, nếu Thế-tử nhận lời thì sau này có thêm được nước lớn giúp đỡ, điều đó rất có lợi.

Thế-tử Hốt đáp :

– Ngày trước ta chưa có công trạng chi đối với Tề, mà còn từ chối thay. Huống hồ nay ta phụng mệnh phụ thân đem binh giúp Tề, vừa thắng trận lại nói đến chuyện hôn-nhân, e thiên-hạ chê ta là kẻ lợiđụng.

Cao từđi nói mãi không được .

Tề hi-công lại sai Di trung Niên thân-hành đến gặp Thế-tử Hốt bày tỏ cạn nỗi niềm.

Nhưng Thế-tử Hốt viện cớ chưa được lệnh phụ-thân, không dám nhận lời .

Ðoạn cáo từ đem quân về nước.

Thái- độ của Thế-tử Hốt làm cho Tề hi-công phật-ý trách thầm :

– Bởi muốn gây tình thân-thiện với nhau nên phải chiều ý thế thôi , chứ con gái ta sắc đẹp tuyệt vời, lo chi không lấy được người chồng xứng đáng.

Thế-tử Hốt về nước, thuật lại câu chuyện ấy cho Trịnh trang-Công.

Trịnh trang-công nói :

– Con đã có công-nghiệp lớn thì lo gì không có vợ đẹp.

Tề-Túc nghe được việc ấy, gọi riêng Cao cừđi ra ngoài nói :

– Chúa-công đông con, Công-tử Ðột, Công-tử Nghi, Công-tử Vĩ đều có ý tranh ngôi. Nay Thế-tử Hốt lại không chịu kết-thân với Tề để thêm vi-cánh thì thật là việc đáng tiếc.

Cao cừđi nói :

– Tôi đã hết lời khuyên Thế-tử, nhưng Thế-tử không nghe thì biết làm sao .

Hai người nhìn nhau, mỗi người riêng một ý.

Cao cừđi trước đây rất thân mật với Công-tử Vĩ, nay nghe Tề-Túc nói lại càng thân mật thêm.

Một hôm, Thế-tử Hốt nói với Trịnh trang-công :

– Cao cừđi và Công-tử Vĩ chơi với nhau rất thân, lại tư-thông nhiều việc, xin phụ-vuơng phải đề phòng cho lắm mới được.

Trịnh trang-công nghe nói nổi giận đòi Cao cừđi đến mắng .

Cao cừđi buồn lòng đem việc ấy nói lại với Công-tử Vĩ.

Công-tử Vĩ nói :

– Trước kia, phụ-vương ta định dùng ngươi làm Ðại-phu nhưng vì Thế-tử Hốt ngăn cản, nay lại còn cấm hai ta không được thân nhau nữa. Nếu một mai phụ-vương ta băng hà, chúng ta làm sao an toàn nổi.

Cao cừđi nói :

– Thế-tử là người nhu-nhược, không thể làm hại ai nổi, xin Công-tử chớ lo.

Từ ấy, Cao cừđi và Công-tử Vĩ âm-thầm oán ghét Thế-tử Hốt vô cùng.

Tế-Túc thấy thế lòng lo ngại, một hôm bàn với Thế-tử Hốt :

– Nếu Thế-tử không kết-thân với Tề thì cũng nên kết thân với Trần hoặc Vệ, để sau này nương-tựa, dùng làm ngoại viện.

Thế-tử Hốt suy tính mấy hôm, cuối cùng cho lời ấy là phải, bèn nhờ Tế-Túc tâu với Trịnh trang-công cho sứ sang nước Trần cầu hôn.

Sau đó Thế-tử Hốt lấy nàng Vĩ-thị làm vợ.

Giữa lúc đó, vua Hoàn-công nước Lỗ cũng kết thân với Tề.

Chương 9: Văn khương, gái Tề về nước Lỗ – Chúc Đạm, tướng Trịnh bắn vua Châu

Nguyên Tề hi-công có hai người con gái rất xinh đẹp. Người lớn là Tuyên-khương đã gã cho Vệ-hầu, còn lại người nhỏ là Văn-Khương. Nàng này mặt hoa, mày liễu , nhan sắc tuyệt vời, lại thêm học hành thông thái, thi phú rất giỏi, vì thế gọi là nàng Văn-khương .

Văn-Khương lại còn có người anh cùng cha khác mẹ , tức là Thế-tử Chư-nhi , chỉ lớn hơn nàng độ vài tuổi, diện mạo phương-phi, ra chiều trang nhã, nhưng phải cái tánh đa mê sắc dục.

Từ nhỏ đến lớn, Chư-nhi và Văn-khương thường lui tới, gần gũi nhau, do đó trong tình anh em lại có ẩn thêm một mối tình luyến-ái.

Tề hi-công vốn chiều con không bắt buộc giữ gìn khuôn phép, nên về sau sanh điều tệ hại.

Khi Thế-tử Hốt đánh tướng giặc Bắc-nhung, Tề hi-công thường khoe tài Trịnh Thế-tử trước mặt Văn-khương và thường nhắc đến việc hôn nhân của nàng với Thế-tử Hốt.

Văn-Khương lấy làm đắc ý . Nhưng về sau, nghe tin Thế-tử Hốt từ hôn, nàng buồn bã mà sanh bịnh, bỏ ăn, bỏ ngủ, ngày đêm mê hoảng.

Thế-tử Chư-nhi thường lại thăm nàng lân la bên giường bệnh, gây thêm mối tình danđíu.

Tuy-nhiên vì lúc nào cũng có cung-nhân hầu hạ một bên nên chưa đến nổi sanh điều dâm-loạn.

Một hôm vua cha vào thăm con gái, thấy Thế-tử Chư-nhi đang ngồi chung giường với Văn-khương liền kêu ra ngoài mắng :

– Mi là anh sao mi không biết tị-hiềm vậy .

Chư-nhi cúi đầu làm thinh không đáp.

Tề hi-công nói :

– Từ nay mi chỉ được sai cung nhân đi thăm mà thôi, không nên lân la như vậy nữa.

Chư-nhi bẽn lẽn lui ra .

Từ ấy , chàng ít khi lui tới.

Cách đó không lâu, Tề hi-công cưới con gái của Tống-công cho Thế-tử Chư-nhi.

Ðược vợ, Chư-nhi thỏa tình tơ tóc quên lảng cuồng vọng riêng , nên anh em càng ngày càng xa lần.

Văn-khương ở nơi phòng loan vắng vẻ , lại thêm thương nhớ Chư-nhi, bịnh thế càng nặng hơn nữa.

Lúc bấy giờ tại nước Lỗ .

Lỗ hoàn-công khi nối ngôi đã lớn tuổi mà chưa có vợ .

Quan Ðại-phu Tang tôn- đạt tâu rằng :

– Chúa-công nên xem việc tôn-miếu là trọng mà kiếm người làm chủ trong cung mới được.

Công-tử Vận cũng quỳ tâu :

– Hạ thần trộm nghe thiên hạ đồn rằng con gái Tề hi-công là Văn-Khương nhan sắc tuyệt mỹ. Trước kia muốn gã cho Thế-tử Hốt, nhưng việc không thành . Nay xin Chúa-công cho người qua đó cầu hôn ắt đặng.

Lỗ hoàn-công nghe theo, liền sai Công-tử Vận qua Tề cầu hôn.

Tể hi-công thuận ý , nhưng lại thấy Văn-khương còn tại bịnh nên hẹn nán lại ít lâu.

Cung nhân hay được việc ấy, thuật lại với Văn-khương . Nàng lấy làm mừng lần hồi thuyên bịnh.

Kịp đến lúc Tề và Lỗ hội nơi đất Tắc .

Lỗ hàn-công đem chuyện cầu-hôn ra bàn.

Tề hoàn-công lại một một lần nữa chấp thuận và đính ước năm đến.

Năm sau, vào năm thứ ba của Lỗ hoàn-công.

Công-tử Vận xin thay mặt vua đem lễ-vật sang Tề để rước nàng Văn-khương về Lỗ .

Thế-tử Chư-nhi nghe được tin, giả chước sai cung-nhân đem hoa tặng Văn-khương, trong hoa có giấu một bài thơ :

Hoa đào đang độ hây hây

Ðượm tình thơ mộng những ngày xa xưa.

Càng hoa hé cửa song thưa,

Tiếc thay ! Con bướm vẫn chưa đi về.

Văn-Khương xem thơ hiểu ý, đáp lại rằng :

Vườn xuân một cánh hoa đào

Năm nay chưa bẻ, hẹn vào năm sau

Hửng-hờ bóng nguyệt canh thâu

Hoa xuân đâu đã phai màu thời gian.

Chư-Nhi đọc bài thơ ấy, biết Văn-Khương có dạ tưởng mình, lòng càng mơ mộng.

Cách đó vài hôm, Công-tử Vận đem lễ vật đến nước Tề.

Tề hi-Công quá thương con gái, nên có ý thân hành đưa Văn-khương sang Lỗ.

Chư Nhi biết được ý- định, vào quỳ tâu :

– Nay phụ-thân gã tiện-muội cho vua Lỗ, đó là việc rất hay, hai nước càng thân thân mật. Song vua Lỗ đã không sang đón, mà phụ-thân lại phải đưa đến, e thất thế đi chăng. Xin phụ-vương giao việc ấy cho con thay mặt cũng được.

Tề hi-công nói :

– Ta đã hứa đích thân đưa Văn-khương qua Lỗ, thì nay không thể thất tín.

Nói vừa dứt lời, được tin Lỗ hoàn-công thân hành đến đất Hoan, thuộc nước Lỗ, để tiếp đón .

Tề hi-công nói :

– Lỗ hoàn-công là một người trọng lễ, sợ ta đi xa mệt nhọc nên đến nữa đường tiếp đón, ta há lại thất lễ sao !

Chư-nhi buồn bã nín lặng bước ra, đợi đến lúc khởi hành, giả vờ đến tiển em, ghé vào tai Văn-Khương nói nhỏ :

– Em chớ quên những lời trong thơ hôm trước.

Văn-khương, lòng bịn rịn nhìn anh đáp :

– Xin anh cứ an tâm, ngày xuân còn dài, lo gì không có lúc hội ngộ.

Tề hi-công trao việc quốc-chính lại cho Thế-tử Chư-nhi, rồi cùng Văn-khương lên đường.

Ðến đất Hoan , Lỗ hoàn Công đã bày sẳn tiệc lễ đợi chờ.

Hai bên gặp nhau vui vầy khôn xiết .

Tiệc mãn , Tề hi Công cáo từ trở về nước, còn Lỗ hoàn-công đưa Văn-khương về kinh- đô làm lễ giao-bôi.

Lỗ hoàn-công thấy Văn-Khương tài sắc vẹn toàn, đem lòng quý mến.

Kế đó Tề hi-công lại sai Di trọng-niên đem lễ vật đến để thăm viếng .

Từ đấy mối tình của hai nước rất nên khắn khít .

Ðây nhắc qua tại triều Châu, từ khi vua Hoàn vương hay được tin Trịnh trang-Công giả mệnh mình đem quân đánh Tống, lòng căm giận vô cùng , khiến Quách công Lâm-phủ bỉnh-chánh một mình không thèm dùng Trịnh trang-công nữa.

Trịnh trang-công hay được tin ấy cũng giận vua nhà Châu , năm năm không vào triều yết-kiến.

Một hôm Hoàn-vương nói với các quan :

– Trịnh ngộ-sanh vô lễ, nếu không cử binh sang đánh Trịnh thì làm sao răn được các chư-hầu ?

Quách-công tâu :

– Tâu Bệ-hạ Trịnh có công lao lớn với triều đình, nay bị cất quyền mà phật ý không vào yết-kiến. Xin Bệ-hạ cứ viết chiếu đòi va vào triều mà trách mắng .

Hoàn-vương nổi giận, nói :

– Ta không thể nào dung thứ những đứa tôi loàn như vậy, các khanh chớ can gián làm chi.

Bèn hạ chiếu khiến nước Sái , Vệ, Trần cất binh sang đánh Trịnh.

Lúc bấy giờ ở nước Trần, Công-tử Ðà đã giết Thế-tử Vân con trai lớn của Trần-hầu mà đoạt ngôi.

Người trong nước không phục, bỏ đi rất nhiều.

Do đó, Công-tử Ðà không dám trái lệnh vua Châu , sai Bá viên-chư làm tướng, đem quân thẳng qua nước Trịnh.

Sái , Vệ cũng đã cất quân theo nhà Châu đi phạt Trịnh.

Trịnh trang-công hay được tin, họp các quan lại bàn :

– Nay Châu hoàn Vương ngự giá thân chinh, sai Quách-công Lân-phủ và Châu-công Hắc-kiên thống-lảnh đại binh hiệp với quân ba nước Trần, Vệ, Sái mà đánh ta. Vậy các quan có ý chi chăng ?

Tế-Túc tâu :

– Thiên tử ngự giá thân chinh phạt Trịnh, bắt tội Chúa-công không vào chầu là lẽ chính đáng. Xin Chúa-công cho người đến tạ tội để đổi dữ ra lành thì hay hơn.

Trịnh trang-công nổi giận nói :

– Vua đã đoạt quyền bính của ta, lại còn đem binh đến đánh ta nữa, không nghĩ đến công lao của họ Trịnh hai đời xây dựng sự nghiệp nhà Châu. Như vậy sai lại gọi là chính đáng ?

Cao cừđi nói :

– Nước Trần thuở nay rất thân thiện với Trịnh, nay lại đem binh đánh Trịnh đó là điều bất đắc dĩ. Duy có Vệ và Sái, cừu hận với ta, hai nước ấy đem binh đến đây ắt cố đánh. Hơn nữa, Thiên-tử đang cơn thịnh-nộ, nhuệ khí đang hăng, ta phải thủ thành chờ cho lòng quân giải đãi rồi sẽ đánh.

Quan Ðại-phu là Công-tử Ngươn nói :

– Làm tôi mà nghịch với vua là trái đạo rồi ! Việc phải lo cho gấp nếu trì hoãn ắt thất bại. Tôi tuy bất tài song cũng xin hiến một kế.

Trịnh trang-công hỏi :

– Kế ấy như thế nào ?

Công-tử Ngươn nói :

– Binh của Châu-vương chia làm ba đạo thì quân ta cũng phải chia làm ba mặt mà đánh.

Trịnh trang-công nói :

– Kế ấy có gì là hay ?

Công-tử Ngươn tâu :

– Tâu Chúa-công, cái hay ở chổ nắm được địch tình. Nay nước Trần , Công-tử Ðà tuy đem quân sang đánh nhưng lòng quân miễn cưởng , ta thừa thế đem quân chủ-lực đánh vào chỗ yếu. Hễ binh nước Trần tan vỡ, Vệ và Sái ắt phải kéo binh chạy theo. Chừng ấy ta hiệp binh lại đánh với vua , ắt là trọn thắng.

Trịnh trang-công nói :

– Binh-pháp của khanh thật không kém gì Tử-phòng.

Lúc đang thương nghị xảy có quân vào báo :

– Binh vua đã đến Nhụ-các, đóng ba dãy trại liền-lạc với nhau.

Trịnh trang-công nói :

– Hãy phá chừng một trại thôi . Còn hai trại kia chỉ thị-oai cũng đũ.

Bèn khiến Mạng-bá đem một đạo binh đánh phía hữu, Tề-Túc đem một đạo binh đánh phía tả, còn Trịnh trang-công bổn thân dẫn Cao cừđi , Nguyên-phồn, Hà thúcđoanh và Chúc- đạm thống lãnh đạo trung-quân rầm rộ phát pháo khai binh.

Cao cừ- Di nói :

– Tôi nghe Châu-vương thông thạo binh pháp, chúng ta không nên khinh thường, phải lập trận Ngư-biếc thì mới mong thắng đặng .

Trịnh trang-công hỏi :

– Trận Ngư-biếc là trận gì ?

Cao cừđi nói :

– Phải dùng hai mươi lăm cổ xa làm tiền bộ. Mỗi cổ xa chỉ để hai mươi lăm tên quân chiến- đấu và hai mươi lăm tên quân dự-khuyết. Như thế chỉ tới mà không lui được, quân sĩ sẽ liều chết để thắng địch.

Trịnh trang-công khen hay làm y kế, rồi kéo binh đến Nhụ-các hạ trại.

Châu hoàn-vương nghe tin Trịnh trang-công kéo binh đến nghinh chiến, cả giận, muốn đem binh ra đánh tức thì, Quách-công hết sức can gián vua mới chịu thôi.

Ngày thứ, hai bên vừa lập bày thế trận, Mạng-bá dẫn một đạo binh hùng, xông đến dinh quân Trần mà đánh.

Quân Trần chưa đánh đã bỏ chạy tán loạn.

Tề Túc thừa thế đốc quân áp vào đánh quân Vệ và Sái.

Quân hai nước này địch không lại cũng chạy, làm cho doanh trại đều rối loạn .

Vua Hoàn-vương liền ra lệnh thu quân rút về, vừa chạy vừa chống đỡ.

Chúc- đạm đem quân đuổi theo, thấy nơi trung quân có ngọn tàn che, biết đó là vua Châu, bèn dương cung bắn một mũi.

Mũi tên bay vèo tới trúng nơi vai Châu-vương, nhưng cũng may nhờ Châu-vương mặc giáp dày, nên tên vào không sâu.

Chúc- đạm thừa thế xua quân đuổi theo.

Ðúng lúc nguy cấp xảy nghe trong vòng binh nước Trịnh có tiếng chiêng gióng thu quân .

Chúc- đạm tuân lịnh kéo binh về , còn Châu-vương chạy hơn ba mươi dặm nữa mới dám hạ trại.

Châu-công Hắc-kiên ra mắt vua, tâu việc binh Trần không tình đánh Trịnh.

Châu hoàn-vương nói :

– Cũng bởi trẫm không biết dùng người nên mới thua như vậy.

Còn Chúc- đạm, kéo binh về trại, ra mắt Trịnh trang-công và nói :

– Tôi bắn nhằm vai Châu-vương, và thấy quân Châu cả loạn nên muốn đuổi theo tận diệt cớ sao Chúa-công lại thu quân ?

Trịnh trang-công nói :

– Bởi Thiên-tử bất minh, lấy ơn làm oán, cực chẳng đã ta mới lượt binh đối địch. Lại nhờ sức các khanh mới giữ an bờ cõi, như thế cũng đã đủ rồi, ta còn mong gì hơn nữa . Dẫu khanh có bắt được Thiên-tử cũng chẳng dám phạm đến người .

Tề-Túc tâu :

– Lời Chúa-công rất chí lý. Nay nước Trịnh đã thắng một trận oai hùng, Chúa-công cũng nên sai người đến yết-kiến Thiên-tử tỏ dạ ân-cần để Thiên-tử biết rằng những việc vừa xảy ra không phải là ý muốn của Chúa-công.

Trịnh trang-công khen phải, suy tính một lúc rồi nói :

– Việc này khanh phải đi mới xong.

Nói rồi khiến Tề-Túc đem mười hai con trâu, một trăm con dê , và lúa gạo trăm xe , ra mắt Châu hoàn-vương.

Tề-Túc tuân lệnh, đem lễ vật vào trại Châu hoàn-vương, quỳ móp xuống đất tâu :

– Tâu Bệ- hạ, kẻ tội-thần là Ngộ-sanh không nỡ để xã tắc hư hại, cho nên phải đem binh gìn giữ, không dè trong quân lại phạm đến mình rồng, nên Ngộ-sanh lấy làm lo sợ, khiến ngu thần là Tề-Túc đến chịu tội trước viên môn. Còn những lễ vật này xin dâng cho Bệ-hạ để khao quân. Xin Bệ-hạ đoái tưởng mà dung tha tội vô lễ ấy .

Châu hoàn-vương làm thinh, mặt đầy sắc thẹn.

Quách-Công Lâm-phủ đỡ lời nói :

– Nay Ngộ-sanh đã biết lỗi, xin Bệ-hạ cũng rộng dung cho.

Ðoạn quay qua nói với Tề-Túc:

– Thôi, ngươi hãy lạy tạ ơn đi .

Tề-Túc vội vả lạy tạ lui ra, rồi lại đi khắp các dinh trại thăm viếng tướng sĩ nữa.

Châu hoàn-vương bị thua Trịnh phải kéo binh về, lòng giận không nguôi, muốn truyền lời hịch khắp nơi , triệu chư hầu đem binh phạt Trịnh nữa.

Quách-công can rằng :

– Bệ-hạ đã làm lỡ như vậy nếu còn phạt Trịnh ắt không khỏi bị thua. Vả chăng, chư hầu trừ Vệ, Sái và Trần, còn bao nhiêu đều đồng đảng với Trịnh , nếu Bệ.hạ triệu binh mà họ không đến, lại càng làm cho nước Trịnh khinh dễ thiên-triều. Nước Trịnh đã đến tạ tội , ta nên mượn cớ ấy mà dung tha để cho Trịnh hối lỗi sửa mình .

Châu hoàn-vương làm thinh.

Từ ấy không nói đến việc phạt Trịnh nữa.