Chương 5: Châu, Trịnh hai nước gởi con tin Lỗ, Tống một lòng đi chinh phạt

Nhắc lại con trai Thúc đoạn là Công-tôn-hoạt đi viện binh nước Vệ về đến nữa đường, hay được tin cha mình bị giết, bèn trở lại nước Vệ khóc với Huệ-hoàn-công, tỏ bày việc Trịnh-trang-công giết em, đày mẹ.

Vệ-hoàn-công nghe nói cả giận, trách Trịnh-trang-công là vô đạo bèn hưng binh đánh nước Trịnh.

Trịnh-trang-công hay được tin bèn hội quần thần mà thương nghị.

Công-tử Lữ tâu :

– Nhổ cỏ không tận rễ, thường bị nảy chồi. Công-tôn Hoạt đã trốn thoát lại còn đem binh nước Vệ về đánh ấy là vì Vệ-Hầu không rõ hành vi của Thúc đoạn, nên mới giúp Công-tôn Hoạt đó. Xin Chúa-công viết thư gởi cho Vệ-hầu kể rõ cớ sự, ắt Vệ-hầu phải kéo binh về.

Trịnh trang-công khen phải, vội viết thư sai sứ đem qua nước Vệ.

Tiếp được thư, Vệ-hoàn-công mở ra xem.

Thư rằng :

Ngộ-sanh kính dâng Vệ-hiền hầu nhã giám.

Nhà tôi bất hạnh, anh em sát hại lẫn nhau, thật lấy làm xấu hổ với lân quốc. Nhưng xét kỷ, em tôi là đoạn đã lợi dụng lòng hiếu hữu của tôi mà sanh điều phản phúc. Tôi vì sự nghiệp tiền-nhân, buộc lòng phải chịu cảnh cốt nhục tương tàn. Mẹ tôi vì quá thương Đoạn, nên phải tránh ra Dĩnh-ấp, nay tôi đã cho người rước về phụng dưỡng , lẽ ra Công-tôn Hoạt phải biết tội cha, đem mình sửa lỗi , lại chạy sang quý quốc viện binh mà phản-loạn. Hiền-hầu không tỏ nên giúp kẻ tôi loàn. Xét mình chẳng có tội chi, xin Hiền-hầu chớ nghe lời Công-tôn Hoạt khiến hai nước bất hòa, sanh việc binh đao , thì thật tôi lấy làm may-mắn !

Vệ-hoàn-công xem thư xong, giật mình nói :

– Thúc đoạn bất nghĩa, gây nên tai họa. Nay ta lại nghe lời giúp Công-tôn Hoạt hóa ra ta giúp kẻ nghịch sao !

Nói rồi lập tức sai người đi rút quân về.

Nhưng lúc đó Công-tôn Hoạt đã đánh chiếm được đất Lâm-giêng.

Trịnh trang-công nổi giận khiên Cao-CừĐi đem ba vạn binh rồng đến đánh.

Công-tôn Hoạt cô thế lại phải chạy trở lại nước Vệ.

Công-tử Lữ thừa thắng đuổi theo đến tận biên-giới nước Vệ.

Vệ-hoàn-công thấy thế đem lòng lo lắng, bèn họp quần thần lại thương nghị.

Công-tử Chu-hu bàn rằng :

– Nước tràn thì lấy đất ngăn, giặc đến thì lầy quân chống , xưa nay đã vậy, lựa phải bàn bạc làm chi ?

Quan Đại-phu Thạch-thác tâu :

– Tâu Chúa-công. sỡ dĩ quân Trịnh đến đây là vì ta giúp cho Công-tôn Hoạt đánh Trịnh. Nay Chúa-công không có ý giúp Công-tôn Hoạt nữa thì chỉ cần biên thư phúc đáp mà xin lỗi, quân Trịnh ắt rút về.

Vệ hoàn-công khen phải, khiến Thạch-thác viết thư gởi cho Trịnh trang-công.

Thư rằng :

Hoàn-công nước Vệ, xin phúc đáp Trịnh Hiền-hầu nhã giám.

Tôi quá nghe lời Công-tôn Hoạt, ngỡ Hiền-hầu vô đạo, giết em, giam mẹ nên mới cất quân giúp Hoạt.

Nay được rõ tội ác của Thúc đoạn lòng hối-hận vô cùng, tôi đã rút quân về nước. Nếu Hiền-hầu rộng xét, tôi xin bắt Công-tôn-Hoạt đưa về Trịnh để hai nước được giao hảo như xưa.

Thư xong, sai người đem đến dâng cho Trịnh trang-công..

Trịnh trang-công đọc thơ mừng rỡ, nói :

– Vệ-hầu đã biết lỗi ta chớ nên sanh-sự nữa.

Bèn sai người ra biên-ải, bảo Công-tử Lữ rút binh về.

Khương-thị nghe tin, sợ Trịnh trang-công giết Công-tôn-Hoạt, bèn đến năn-nỉ với Trịnh trang-công tha-tội cho Hoạt.

Trang-công nễ lời mẹ, và thấy Hoạt bị cô thế, không làm gì nổi nữa, nên viết thư cho phép Công-tôn-Hoạt ở ngay bên nước Vệ để coi việc phụng thờ Đoạn.

Từ ấy Công-tôn-Hoạt ở bên nước Vệ cho đến trọn đời.

Nói về Châu-bình-vương đã lâu không thấy Trịnh trang-công về triều, nhân lúc Quách-Công là Kỵ-phù đến chầu, lại nói năng lưu-loát lấy làm vừa ý phán rằng :

– Bấy lâu cha con Trịnh-bá bỉnh-chánh, nay chẳng biết ý gì không thấy về triều. Vậy trẫm có ý muốn trao chức Khanh-sĩ cho khanh để lo việc nước, ý khanh thế nào ?

Quách-Công quỳ tâu :

– Trịnh trang-công không đến, ắt trong nước có việc. Nếu Bệ-hạ dạy hạ-thần quyền thế, Trịnh trang-công không những oán Bệ-hạ mà còn oán hạ-thần nữa. Hạ thần chẳng dám vưng mạng.

Châu bình-vương ép uổng , nhưng Quách-công nhứt thiết chối từ và xin về nước.

Trịnh trang-công tuy không qua triều Châu, song vẫn có người ở kinh-sư dò la tin tức. Mỗi việc gì xảy ra , Trịnh trang-công đều hay biết.

Bởi vậy, khi nghe được tin, Trịnh-trang-công lập tức sửa sang xe giá đến Lạc dương ra mắt Bình-vương, và tâu rằng :

– Hạ thần đội ơn Bệ-hạ, cha truyền con nối, giữ chức Khanh-sĩ lo việc quốc-chánh, nay hạ thần xét mình bắt tài, muốn từ chức lui về Trịnh, giữ phận chư-hầu.

Bình-vương nói :

– Đã lâu khanh không vào triều, lòng trẫm trông mong. Nay được gặp khanh chẳng khác cá gặp nước, sao khanh lại nói thế ?

Trịnh trang-công tâu :

– Vì trong nước không may gặp biến, nên bỏ việc đã lâu. Hạ-thần lại được nghe Bệ-hạ có ý phú việc quốc chánh cho Quách-công. Hạ-thần trộm nghĩ tài đức hạ-thần không sánh Quách-công, nếu giữ lấy chức vị, e mang tội với Bệ-hạ.

Bình-vương nghe Trịnh trang-công, lòng hổ thẹn, vội nói :

– Trẫm nghe nước Trịnh sanh biến, nên nhờ Quách-công bỉnh-chánh vài hôm để chờ khanh đến. Nhưng Quách-công từ chối mãi, vả trẫm cũng đã cho về nước. Khanh chờ nghi ngờ.

Trịnh trang-công tâu :

– Tâu Bệ-hạ, việc nước là của nhà vua không phải việc riêng của kẻ hạ-thần thì quyền xử dụng cũng do nhà vua định đoạt. Nay Quách-công có đủ tài năng giúp nước, xin Bệ-hạ cứ dùng. Hạ thần sẽ từ chức để khỏi mang tiếng tham quyền cố vị.

Bình-vương thấy Trịnh trang-công nghi kỵ , lòng buồn bã nói :

– Trẫm trao việc nước cho cha con khanh chắp-chưởng đã bốn mươi năm, lẽ ra tình vua tôi không đến nỗi vì chuyện nhỏ mọn đó mà tổn thương. Khanh cứ nghi nan, trẫm biết làm sao giải nỗi lòng của trẫm.

Trịnh trang-công lòng chưa hả giận, tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nhậm chức hay từ chức đó là bổn phận của hạ-thần. Hạ-thần tự xét mình trước nhiệm vụ chứ đâu dám khinh mạng.

Bình-vương nói :

– Muốn cho khanh được thấy lòng quý mến của trẫm, trẫm sẽ cho Thái-tử Hổ sang ở bên nước Trịnh làm con tin.

Trịnh trang-công nghe nói, vập đầu tâu :

– Tâu Bệ hạ, xin Bệ-hạ đừng dạy như thế mà hạ thần phải mang tiếng hiếp vua.

Bình-vương nói :

– Không phải thế ! Vì khanh có tài chính-trị, trẫm muốn cho Thái-tử sang đó du học để hấp-thụ những phong-hóa tốt lành của nước Trịnh. Nếu khanh từ chối thì quả lòng khanh đã hờn trẫm đó.

Trịnh trang-công nhất định chối từ, quần thần thấy thế quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nếu Bệ-hạ không để con tin thì chẳng lấy gì để giải mối nghi ngờ của Trịnh Bá, còn Trinh-bá nhận con tin thì trái đạo vua tôi. Chi bằng hai bên cùng giao con với nhau thì tránh được nghi ngờ, mà tiếng tăm cũng trọn vẹn.

Bình-vương khen phải.

Trịnh trang-công mới sai Thế-tử Hốt đến ở làm con tin nhà Châu, còn Thái-tử Hổ nhà Châu thì lại sang nước Trịnh.

Được ít lâu Bình-vương băng hà.

Trịnh trang-công và Châu-công Hắc-kiên cùng coi việc nước, bèn cho Thế-tử Hốt về Trịnh, và rước Thái-tử Hổ về Châu kế vị.

Thái-tử Hổ nghe vua cha mất, trong lòng phiền nảo, tự nghĩ mình không được ở nhà hầu hạ thuốc men trong lúc lâm chung nên về đền triều phát bịnh nặng rồi tạ thế.

Con Thái-tử Hổ là Lâm lên nối ngôi tức là Châu hoàn-vương.

Các nước chư-hầu hay tin đều tựu đến chịu tang và làm lễ chúc mừng tân vương.

Quách-công Kỵ-Phủ đến trước, lo việc lễ bộ, đâu đó rất đàng hoàng khiến cho mọi người phải khâm phục.

Hoàn-vương lên ngôi, nghĩ đến việc cha mình làm con tin buồn bã mà chết, lại thấy Trịnh trang-công gánh vác việc nước, trong lòng nghi hoặc, mới kêu Châu-công Hắc-kiên đến hỏi rằng :

– Trịnh trang-công bắt nhà Châu gởi con tin thật có ý khinh vua , lòng trẫm áy náy không yên , nếu để va bỉnh-chánh lâu ngày ắt sanh họa. Nay trẫm có ý giao quyền lại cho Quách-Công Kỵ-Phủ là người rất lễ độ ý khanh thế nào.

Châu-công Hắc-kiên tâu :

– Trịnh trang-công là người hà-khắc, ít ra ơn, chẳng phải tôi trung, lẻ ra không nên dụng. Ngặt vì nhà Châu từ lúc dời đô qua Lạc-ấp công lao nước Tần và nước Trịnh rất lớn, nay tước bỏ quyền của Trịnh, tôi e Trịnh-bá đem lòng giận ắt sanh điều rối nước, xin Bệ-hạ nên xét kỹ đã.

Hoàn-vương nói :

– Ý trẫm đã tuyệt không thể ngồi ngó Trịnh-bá chuyên chế được.

Hôm sau, Hoàn-vương lâm triều, kêu Trịnh trang-công nói :

– Khanh là cựu thần của Tiên-vương, trẫm không dám ép buộc theo quần-liêu mà làm nhọc lòng khanh. Vậy khanh chớ cho trẫm bất nghĩa.

Trịnh trang-công vừa cười, vừa tâu :

– Nghĩa là Bệ-Hạ bảo tôi trả chức mà về nước ?

Đoạn bước ra ngoài, nét mặt hằm hằm nói với mọi người :

– Vua trẻ con này bội-bạc lắm, không thể giúp đặng !

Nói xong, lên xe trở về nước Trịnh.

Thế-tử Hốt đem các quan ra tận biên thùy tiếp đón.

Trịnh trang-công kể công việc vua Hoàn-vương bạc đãi.

– Đã lâu khanh không vào triều, lòng trẫm trông mong. Nay được gặp khanh chẳng khác cá gặp nước, sao khanh lại nói thế ?

Trịnh trang-công tâu :

– Vì trong nước không may gặp biến, nên bỏ việc đã lâu. Hạ-thần lại được nghe Bệ-hạ có ý phú việc quốc chánh cho Quách-công. Hạ-thần trộm nghĩ tài đức hạ-thần không sánh Quách-công, nếu giữ lấy chức vị, e mang tội với Bệ-hạ.

Bình-vương nghe Trịnh trang-công, lòng hổ thẹn, vội nói :

– Trẫm nghe nước Trịnh sanh biến, nên nhờ Quách-công bỉnh-chánh vài hôm để chờ khanh đến. Nhưng Quách-công từ chối mãi, vả trẫm cũng đã cho về nước. Khanh chờ nghi ngờ.

Trịnh trang-công tâu :

– Tâu Bệ-hạ, việc nước là của nhà vua không phải việc riêng của kẻ hạ-thần thì quyền xử dụng cũng do nhà vua định đoạt. Nay Quách-công có đủ tài năng giúp nước, xin Bệ-hạ cứ dùng. Hạ thần sẽ từ chức để khỏi mang tiếng tham quyền cố vị.

Bình-vương thấy Trịnh trang-công nghi kỵ , lòng buồn bã nói :

– Trẫm trao việc nước cho cha con khanh chắp-chưởng đã bốn mươi năm, lẽ ra tình vua tôi không đến nỗi vì chuyện nhỏ mọn đó mà tổn thương. Khanh cứ nghi nan, trẫm biết làm sao giải nỗi lòng của trẫm.

Trịnh trang-công lòng chưa hả giận, tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nhậm chức hay từ chức đó là bổn phận của hạ-thần. Hạ-thần tự xét mình trước nhiệm vụ chứ đâu dám khinh mạng.

Bình-vương nói :

– Muốn cho khanh được thấy lòng quý mến của trẫm, trẫm sẽ cho Thái-tử Hổ sang ở bên nước Trịnh làm con tin.

Trịnh trang-công nghe nói, vập đầu tâu :

– Tâu Bệ hạ, xin Bệ-hạ đừng dạy như thế mà hạ thần phải mang tiếng hiếp vua.

Bình-vương nói :

– Không phải thế ! Vì khanh có tài chính-trị, trẫm muốn cho Thái-tử sang đó du học để hấp-thụ những phong-hóa tốt lành của nước Trịnh. Nếu khanh từ chối thì quả lòng khanh đã hờn trẫm đó.

Trịnh trang-công nhất định chối từ, quần thần thấy thế quỳ tâu :

– Tâu Bệ-hạ, nếu Bệ-hạ không để con tin thì chẳng lấy gì để giải mối nghi ngờ của Trịnh Bá, còn Trinh-bá nhận con tin thì trái đạo vua tôi. Chi bằng hai bên cùng giao con với nhau thì tránh được nghi ngờ, mà tiếng tăm cũng trọn vẹn.

Bình-vương khen phải.

Trịnh trang-công mới sai Thế-tử Hốt đến ở làm con tin nhà Châu, còn Thái-tử Hổ nhà Châu thì lại sang nước Trịnh.

Được ít lâu Bình-vương băng hà.

Trịnh trang-công và Châu-công Hắc-kiên cùng coi việc nước, bèn cho Thế-tử Hốt về Trịnh, và rước Thái-tử Hổ về Châu kế vị.

Thái-tử Hổ nghe vua cha mất, trong lòng phiền nảo, tự nghĩ mình không được ở nhà hầu hạ thuốc men trong lúc lâm chung nên về đền triều phát bịnh nặng rồi tạ thế.

Con Thái-tử Hổ là Lâm lên nối ngôi tức là Châu hoàn-vương.

Các nước chư-hầu hay tin đều tựu đến chịu tang và làm lễ chúc mừng tân vương.

Quách-công Kỵ-Phủ đến trước, lo việc lễ bộ, đâu đó rất đàng hoàng khiến cho mọi người phải khâm phục.

Hoàn-vương lên ngôi, nghĩ đến việc cha mình làm con tin buồn bã mà chết, lại thấy Trịnh trang-công gánh vác việc nước, trong lòng nghi hoặc, mới kêu Châu-công Hắc-kiên đến hỏi rằng :

– Trịnh trang-công bắt nhà Châu gởi con tin thật có ý khinh vua , lòng trẫm áy náy không yên , nếu để va bỉnh-chánh lâu ngày ắt sanh họa. Nay trẫm có ý giao quyền lại cho Quách-Công Kỵ-Phủ là người rất lễ độ ý khanh thế nào.

Châu-công Hắc-kiên tâu :

– Trịnh trang-công là người hà-khắc, ít ra ơn, chẳng phải tôi trung, lẻ ra không nên dụng. Ngặt vì nhà Châu từ lúc dời đô qua Lạc-ấp công lao nước Tần và nước Trịnh rất lớn, nay tước bỏ quyền của Trịnh, tôi e Trịnh-bá đem lòng giận ắt sanh điều rối nước, xin Bệ-hạ nên xét kỹ đã.

Hoàn-vương nói :

– Ý trẫm đã tuyệt không thể ngồi ngó Trịnh-bá chuyên chế được.

Hôm sau, Hoàn-vương lâm triều, kêu Trịnh trang-công nói :

– Khanh là cựu thần của Tiên-vương, trẫm không dám ép buộc theo quần-liêu mà làm nhọc lòng khanh. Vậy khanh chớ cho trẫm bất nghĩa.

Trịnh trang-công vừa cười, vừa tâu :

– Nghĩa là Bệ-Hạ bảo tôi trả chức mà về nước ?

Đoạn bước ra ngoài, nét mặt hằm hằm nói với mọi người :

– Vua trẻ con này bội-bạc lắm, không thể giúp đặng !

Nói xong, lên xe trở về nước Trịnh.

Thế-tử Hốt đem các quan ra tận biên thùy tiếp đón.

Trịnh trang-công kể công việc vua Hoàn-vương bạc đãi.

– Có lẽ Chúa-công đã không nhớ ngôi vua này ai truyền lại cho Chúa-công chăng ?

Tồng tương-công mỉm cười nói :

– Của Vương-thúc ta là Tống mục-công truyền lại.

Ninh dực nói :

– Từ xưa nay, hễ cha thác thì truyền ngôi lại cho con là lẽ thường. Tống mục-công tuy có lòng tốt, truyền ngôi lại cho Chúa-công, song công-tử Bằng hiện nương ngụ nơi đất Trịnh, lăm le mượn binh nước Trịnh về phục nghiệp. Như thế Chúa-công

làm sao yên được. Nay đánh Trịnh là một cơ-hội tốt để cho Chúa-Công trừ mối hại cho nước Tống sau này.

Tống tương-công lâu nay đã có ý nghi kỵ Công-tử Bằng , nay Ninh dực nói đúng ý, liền nhận lời giúp Vệ đánh Trịnh.

Lúc ấy có quan Đại tư-mã, vốn giòng dõi vua Thang, tên Không-phu-gia thấy Tống tương-công nhận lời giúp Vệ, bèn can rằng :

– Xin Chúa-công chớ nghe lời ngụy-biện của sứ nước Vệ. Nếu bắt tội Trịnh trang-công giết em, bỏ tù mẹ thì Chu-hu giết

anh đoạt ngôi lại không phải tội sao ? Quên tội mình, kết tội kẻ khác, ấy không phải là lời chân chính.

Tuy-nhiên, Tống tương-công vì đã hứa lỡ với NinhĐực, nên chẳng nghe lời can gián, nội ngày ấy hưng binh.

Còn nước Lỗ, Công-tử Vận đã ăn hối lộ của nước Vệ rồi, nên cũng rầm-rộ kéo binh sang. Trần và Sái cũng đều tề-tựu đũ mặt.

Năm nước họp lại cử nước Tống làm Minh-chủ, Thạch-hậu làm Tiên-phuông, Chu-hu đi hậu đạo, chở theo rất nhiều lương thực , lũ lượt kéo qua cửa Đông-thành của nước Trịnh.

Trịnh trang-công hay tin, liền họp các quan đại thần lại bàn bạc.

Trong triều người chủ chiến, kẻ chủ hòa, ý-kiến rộn ràng chưa quyết.

Trịnh trang-công mỉm cười nói :

– Các quan chưa bàn được gì hay. Nhưng cứ theo thiển-kiến của ta thì Chu-hu vừa mới nổi loạn đoạt ngôi anh, dân tình trong nước không phục, nay va mượn oán cũ, cử binh sang đánh nước ta, chỉ cốt để cho dân nước Vệ sợ đó thôi. Công-tử Vận thì vì ham tiền hối-lộ mà cử binh sang đánh chứ không phải ý muốn của Lỗ ân-Công. Trần và Sái thì không có oán cừu gì với nước Trịnh , thế thì bốn nước đó không đáng sợ. Duy chỉ có Tống, ghét Công-tử Bằng trốn tránh trên đất Trịrih, nên thực lòng quyết đánh. Nay ta đưa Công-tử Bằng ra trú nơi đất Trường-các, binh Tống hay tin ắt kéo quân ra đó. Trong lúc ấy, ta khiến Công-tử Lữ dẫn quân ra cửa Đông đánh với Chu-hu, rồi giả thua mà chạy. Chu-hu vốn làm oai, đã đánh thắng tất nhiên kéo quân về chứ không dám ở lâu trên đất Trịnh, sợ trong nước có loạn. Bởi vì hiện nay nước Vệ còn có Thạch-thác là một tôi trung của Vệ hoàn-công, làm sao chịu khoanh tay ngồi ngó Chu-hu phản-phúc được ! Tình trạng Chu-Hu hiện nay lo phận mình chưa đũ , có đâu lại làm hại ta được sao ?

Các quan cận-thần nghe nói đều cho là phải.

Trịnh trang-công liền khiến quan Đại-phu Hà thúc dĩnh đem một đạo quân đưa Công-tử Bằng qua Trường-các , rồi lại sai người đến nói với Tống tương-công rằng :

– Công-tử Bằng trốn sang nước tôi, tôi không nỡ giết, nên bắt đày ra Trường-các , vậy xin Chúa-công định đoạt.

Tống tương-công hay được tin lập tức kéo đại binh ra vây nơi Trường-các.

Ba nước Trần, Sái và Lỗ thấy binh Tống đi rồi, có ý chán nản muốn rút binh về, nên lúc nghe Công-tử Lữ đem quân đánh Vệ Ở cửa Đông cũng không buồn tiếp ứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.