Hệ thống đường giao thông của người La Mã

Đường giao thông thời La Mã

Con đường lớn đầu tiên của La Mã – Con đường Appian nổi tiếng, hay “nữ hoàng của những con đường” – được xây dựng vào năm 312 trước Công nguyên – phục vụ như một tuyến đường tiếp tế giữa Cộng hòa La Mã và các đồng minh ở Capua trong Chiến tranh Samnite lần thứ hai. Kể từ đó, các hệ thống đường bộ thường mọc lên từ các cuộc chinh phục của người La Mã.

Khi các binh đoàn La Mã khai phá một con đường mòn xuyên châu Âu, người La Mã đã xây dựng các đường cao tốc mới để liên kết các thành phố đã chiếm được với La Mã và biến chúng thành thuộc địa. Những tuyến đường này đảm bảo rằng quân đội La Mã có thể vượt nhanh hơn và đánh bại kẻ thù của mình, nhưng chúng cũng hỗ trợ cho việc duy trì hoạt động hàng ngày của Đế chế.

Hệ thống đường giúp rút ngắn thời gian hành trình, giảm mệt mỏi, cho phép các binh đoàn La Mã có thể đi bộ 20 dặm một ngày, nhằm đối phó với sự đe dọa từ bên ngoài và những cuộc nổi dậy trong Đế chế.

Ngay cả những phần biệt lập nhất của thế giới La Mã cũng có thể được tiếp tế hoặc tăng viện nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp, giảm bớt nhu cầu bố trí các đơn vị đồn trú lớn và tốn kém tại các tiền đồn biên giới.Vì những con đường của người La Mã được thiết kế căn cứ trên tốc độ di chuyển nên chúng thường đi theo một con đường mòn rất thẳng xuyên qua vùng nông thôn. Những người trắc địa, hay còn gọi là “gromatici”, bắt đầu quá trình xây dựng bằng cách sử dụng các cọc quan sát để thận trọng lập biểu đồ một con đường trực tiếp nhất từ điểm đến này đến điểm khác. Kết quả là những con đường thường xuyên đi thẳng lên những ngọn đồi dốc, và người ta xây cầu nhỏ và đường hầm để đảm bảo con đường có thể băng qua sông hoặc xuyên qua núi.

Ngay cả trong những trường hợp buộc phải chuyển hướng, người La Mã thường chọn những lối rẽ gấp và lùi qua những khúc cua rộng để duy trì thiết kế mũi tên thẳng của họ. Ví dụ, tuyến đường Fosse ở Anh chỉ chuyển hướng vài dặm so với hướng thiết kế trong suốt toàn bộ chiều dài 180 dặm.Các nhà xây dựng La Mã đã sử dụng bất kỳ vật liệu nào có sẵn để xây dựng các con đường của họ, và họ luôn sử dụng nhiều lớp vật liệu để có độ bền và độ phẳng.

Các kíp thợ bắt đầu làm đường bằng cách đào các rãnh sâu 0,9m và xây các kè nhỏ dọc theo hai bên của tuyến đường. Lớp dưới cùng của con đường thường được làm bằng đất và vữa san bằng hoặc cát phủ đá nhỏ. Tiếp theo là lớp móng bằng đá dăm hoặc sỏi được láng vữa vôi. Cuối cùng, lớp bề mặt là các khối sắp xếp gọn gàng làm từ sỏi, đá cuội, quặng sắt hoặc đá núi lửa.

Kết cấu mặt đường thời L
Kết cấu mặt đường lát đá thời La Mã

Các con đường được xây dựng với dốc xuôi về hai bên và các rãnh liền kề để đảm bảo thoát nước dễ dàng. Ở một số vùng mưa nhiều, đường thậm chí còn được xây dựng trên các cống nổi được gọi là “gông” để ngăn lũ lụt.

Hai bên đường có các trụ đá chỉ khoảng cách (bằng dặm La Mã) đến thị trấn gần nhất, và hướng dẫn khách những nơi nào tốt nhất để dừng lại.

Các trụ đá cũng cung cấp thông tin về thời điểm con đường được xây dựng, ai đã xây dựng và ai là người sửa chữa nó lần cuối.Để thể hiện ý tưởng rằng “mọi con đường đều dẫn đến La Mã”, Hoàng đế Augustus thậm chí còn sai dựng một “cột mốc vàng” trong Diễn đàn La Mã (Forum Romanum).

Được đúc từ đồng mạ vàng, “cột mốc vàng” này liệt kê khoảng cách đến tất cả các cổng thành và được coi là điểm hội tụ của hệ thống đường bộ của Đế chế.

Đường giao thông thời La Mã
Dấu tích của 1 ngã tư đường thời La Mã, với các cột mốc

Cùng với các bảng chỉ đường và cột mốc, các con đường ở La Mã cũng có các trạm thay ngựa (“mutationes“), cách nhau 10 dặm, là những chỗ nghỉ chân phổ biến nhất thời đó. Những bưu trạm đơn giản này bao gồm các chuồng ngựa, nơi những viên chức chính phủ có thể đổi con ngựa hoặc con lừa bị kiệt sức của họ để lấy một con ngựa hoặc lừa mới.Việc đổi ngựa đặc biệt quan trọng đối với các liên lạc viên của đế quốc, những người được giao nhiệm vụ chuyển thông tin liên lạc và thu thuế xung quanh Đế quốc với tốc độ chóng mặt.

Ngoài các những trạm thay ngựa, khách lữ hành cũng gặp các khách sạn ven đường (“mansion),” cách nhau khoảng 20 dặm. Mỗi “mansion” cung cấp chỗ ở cơ bản cho người và ngựa lừa của họ cũng như nơi ăn uống, tắm rửa, sửa chữa xe ngựa hoặc thậm chí cho thuê gái mại dâm.

Để chống lại các hoạt động của bọn trộm cướp, hầu hết các con đường của La Mã đều được tuần tra bởi các đội đặc biệt, gọi là “stonarii” và “Beneficiarii”, của quân đội đế quốc. Những người lính này điều hành các đồn cảnh sát và tháp canh ở những khu vực giao thông nhộn nhịp và cả những nơi hẻo lánh để hướng dẫn khách lữ hành, chuyển tiếp thông tin và theo dõi những nô lệ bỏ trốn.

Những binh lính đó cũng làm nhiệm vụ thu phí. Giống như đường cao tốc hiện đại, các con đường của La Mã không phải lúc nào cũng miễn phí, và quân đội thường chờ đợi để thu phí hoặc thuế hàng hóa bất cứ khi nào tuyến đường đi qua cầu, đèo hoặc biên giới tỉnh.Phần lớn những gì các nhà sử học biết về hệ thống đường bộ của La Mã đến từ một hiện vật duy nhất, đó là Bảng Peutinger (theo tên chủ sở hữu thời trung cổ của nó, Konrad Peutinger), được lập vào thế kỷ 13. Đây là bản sao của một bản đồ La Mã thực tế được tạo ra vào khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.

Đường giao thông thời La Mã
Bản đồ hệ thống đường bộ của đế chế La Mã

Tập bản đồ bắt mắt này được vẽ trên một tấm giấy da dài 7m, thể hiện toàn bộ thế giới La Mã với đầy đủ màu sắc cùng với hàng nghìn địa danh. Các thành phố được minh họa bằng bản phác thảo của những ngôi nhà nhỏ hoặc huy chương, nhưng bản đồ cũng bao gồm vị trí của những ngọn hải đăng, cầu, quán trọ, đường hầm và – quan trọng nhất – hệ thống xa lộ La Mã. Tất cả các con đường chính của La Mã và thậm chí khoảng cách giữa các thành phố và địa danh khác nhau đều được cung cấp.Bản đồ Peutinger đã được chứng minh là không thể thiếu đối với các học giả nghiên cứu hệ thống giao thông La Mã, tuy nhiên một số các nhà sử học cho rằng nó là sách hướng dẫn thực địa cho các nhân vật chính phủ đi công tác chính thức, trong khi những người khác cho rằng nó được trưng bày trong cung điện hoàng gia.

Nhờ được thiết kế khéo léo và xây dựng cẩn thận, những con đường La Mã vẫn tồn tại về mặt công nghệ cho đến tận thế kỷ 19. Mặc dù không được êm ái như những đường cao tốc trải nhựa hiện đại nhưng những con đường 2.000 năm tuổi Via Domitiana hoặc Appian của đế chế La Mã lại giành giải thưởng về độ bền.

Một con đường thời La Mã vẫn còn được sử dụng
Một con đường thời La Mã vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay

Mãi cho đến gần đây, nhiều con đường La Mã vẫn còn được sử dụng làm đường chính, và một số – bao gồm Via Flaminia và Đường Fosse của Anh – vẫn cho phép lưu thông ô tô, xe đạp và đi bộ hoặc đóng vai trò là tuyến đường dẫn cho các tuyến đường cao tốc hiện đại. Di sản kỹ thuật lâu dài của La Mã cũng có thể được nhìn thấy trong hàng chục cây cầu cổ, đường hầm và hệ thống dẫn nước vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.

8 Ways Roads Helped Rome Rule the Ancient World

Evan Andrews