Quân đội thời Cộng hòa La Mã

Quân đội La Mã

Quân đội La Mã (exercitus) không khởi đầu như một cỗ máy chiến đấu bậc nhất đã thống trị châu Âu đến tận sông Rhine, một số khu vực của châu Á và châu Phi. Nó bắt đầu giống như quân đội bán thời gian của Hy Lạp, gồm những người nông dân, sau một chiến dịch mùa hè nhanh chóng, lại trở về với ruộng đồng của họ.

Sau đó, quân đội thay đổi thành một tổ chức chuyên nghiệp với thời hạn phục vụ xa nhà dài hạn. Marius, một tướng lĩnh, từng 7 lần làm quan chấp chính La Mã, được coi là người có công thay đổi quân đội La Mã sang hình thức chuyên nghiệp. Ông đã cho những tầng lớp nghèo nhất ở Rome cơ hội được trở thành quân nhân chuyên nghiệp, giao đất cho các cựu chiến binh, và thay đổi thành phần của các binh đoàn.

Tuyển quân

Theo thời gian, quân đội La Mã cũng dần dần thay đổi. Các quan chấp chính có quyền tuyển quân, nhưng trong những năm cuối của thời Cộng hòa, các thống đốc tỉnh đã bổ sung thay thế các đơn vị quân đội mà không có sự chấp thuận của các quan chấp chính. Điều này dẫn đến việc những người lính lê dương trung thành với các tướng lĩnh của họ hơn là với chính quyền La Mã.Trước Marius, việc tuyển quân chỉ giới hạn ở những công dân được liệt vào 5 tầng lớp hàng đầu của La Mã. Vào cuối Cuộc chiến Xã hội (87 trước Công nguyên), hầu hết nam giới tự do ở Ý được quyền nhập ngũ và đến thời trị vì của Caracalla hoặc Marcus Aurelius, việc tuyển quân đã được mở rộng ra toàn thế giới La Mã.

Các binh đoàn dưới thời của Augustus

Quân đội La Mã dưới thời Augustus bao gồm 25 binh đoàn (theo Tacitus). Mỗi binh đoàn có khoảng 6.000 người và một số lượng lớn phụ lực quân. Augustus đã tăng thời gian phục vụ từ 6 lên 20 năm đối với lính của binh đoàn (legionaries). Phụ lực quân (người bản xứ không phải là công dân) sẽ phục vụ trong 25 năm.Đứng đầu binh đoàn là một Legatus, được hỗ trợ bởi sáu sĩ quan bảo an (Tribune) một binh đoàn chia thành 10 cohort, mỗi cohort có 6 century. Vào thời Augustus, một century có 80 binh sĩ do một centurion chỉ huy. Centurion cao cấp được gọi là primus pilus. Ngoài ra, binh đoàn còn có 300 kỵ binh trực thuộc.Mỗi binh đoàn đều được đánh số, ngoài ra còn kèm các tên bổ sung cho biết nơi tuyển quân, và chữ gemella hoặc gemina có nghĩa là binh đoàn hợp nhất bởi hai binh đoàn.

Contubernium trong quân đội La Mã

Đơn vị nhỏ nhất trong quân đội La Mã là contubernium, gồm tám binh sĩ. Mỗi contubernium có một con la để mang lều và hai người hỗ trợ. Mười contubernium như vậy tạo thành một century. Mỗi người lính đều mang theo hai chiếc cọc và dụng cụ đào đất để dựng trại mỗi đêm. Cũng sẽ có vài người nô lệ được phối thuộc vào mỗi nhóm.

Các hình phạt của quân đội La Mã

Một cách để đảm bảo kỷ luật là hệ thống hình phạt. Đó có thể là hạ nhục (đánh roi, thay khẩu phần lúa mì bằng lúa mạch), nộp tiền phạt, cách chức, hành quyết, triệt tiêu (decimation) và giải tán. Triệt tiêu nghĩa là cứ 10 người lính trong một đoàn (cohort) thì có một người bị những người còn lại trong đoàn giết chết bằng cách ném gậy hoặc ném đá (bastinado hoặc fustuarium). Việc giải tán có lẽ đã được áp dụng cho binh đoàn nào làm binh biến.

Chiến tranh bao vây

Cuộc chiến bao vây lớn đầu tiên được tiến hành bởi Camillus chống lại Veii. Do cuộc bao vây kéo dài quá lâu nên lần đầu tiên ông ta trả lương cho những người lính. Julius Caesar đã viết về cuộc vây hãm các thị trấn của quân đội ông ở Gaul. Những người lính La Mã đã xây một bức tường bao quanh khu dân cư để ngăn không cho tiếp tế vào trong vòng vây và không cho ai ra ngoài. Đôi khi người La Mã có thể cắt nguồn cung cấp nước. Người La Mã có thể sử dụng một công cụ húc để phá một lỗ trên tường thành. Họ cũng sử dụng máy phóng để phóng tên lửa vào bên trong

Người lính La Mã

Trong tác phẩm “De Re Militari” (Bàn về quân sự), Flavius Vegetius Renatus mô tả về yêu cầu đối với người lính La Mã như sau:”Vì vậy, thanh niên được chọn làm nhiệm vụ quân sự phải có con mắt tinh tường, đầu ngẩng cao, ngực nở, vai vạm vỡ, cánh tay khỏe, ngón tay dài, số đo vòng hông không quá lớn, bắp chân thon chắc, cơ bắp cuồn cuộn và bàn chân không bị phình ra với thịt thừa nhưng cứng cáp. Bất cứ khi nào bạn tìm thấy những dấu hiệu này ở người ứng tuyển, đừng lo lắng về chiều cao của anh ta [Marius đã đặt 5’10 (177,8 cm) trong phép đo La Mã là chiều cao tiêu chuẩn]. Một người lính mạnh mẽ, dũng cảm sẽ có ích hơn là một người to con”.Binh lính La Mã phải đi bộ 20 dặm (dặm La Mã= 1481m) với nhịp bước bình thường trong 5 giờ vào mùa hè. Cũng vào mùa hè, với chừng ấy thời gian, anh ta có thể đi bộ 24 dặm, mang một ba lô nặng 24kg, với nhịp bước hành quân nhanh.Người lính tuyên thệ tuyệt đối trung thành và tuân lệnh cấp chỉ huy của mình. Trong chiến tranh, một người lính vi phạm hoặc không thực hiện mệnh lệnh của cấp chỉ huy có thể bị trừng phạt bằng cái chết, ngay cả khi hành động đó có lợi cho quân đội.

Nguồn: The Roman Army of the Roman Republic

N.S. Gill