Chương 100: Lỗ Trọng Liên quyết không chịu tôn Tần – Tín Lăng Quân trộm binh phù cứu Triệu

Lã Bất Vi cùng Dị Nhân về đến Hàm dương, đã có người báo trước cho thái tử An Quốc biết. An Quốc quân bảo Hoa Dương phu nhân rằng:

– Con ta đã về đến nơi!

Rồi cùng phu nhân ngồi trong nhà giữa để đợi. Bất Vi bảo Dị Nhân rằng:

– Hoa Dương phu nhân là con gái nước Sở, điện hạ đã làm con, nên dùng y phục người Sở vào chào để tỏ lòng quyến luyến.

Dị nhân theo lời, thay áo xong, đi vào đông cung, trước lạy An Quốc quân, rồi lạy phu nhân, khóc mà nói rằng:

– Đứa con bất hiếu này, lâu ngày cách mặt song thân, không được chầu hầu, cúi xin hai thân tha cho tội bất hiếu!

Phu nhân thấy Dị Nhân đầu đội mũ phương nam, chân đi giày da báo, áo ngắn, đai da, lấy làm lạ hỏi:

– Con ở Hàm đan, sao lại bắt chước cách ăn mặt của người Sở?

Dị Nhân lạy nói rằng:

– Đứa con bất hiếu này ngày đêm tưởng nhớ mẹ hiền, cho nên chế riêng quần áo nước Sở mà mặc để tỏ lòng nhớ thương.

Phu nhân cả mừng nói rằng:

– Thiếp là người Sở, xin lấy nó làm con.

An Quốc quân nói:

– Từ nay con nên đổi tên họ là Tử Sở.

Dị Nhân lạy dạ, An Quốc quân hỏi Tử Sở làm sao trốn về được, Tử Sở đem việc vua Triệu mưu hại và việc Bất Vi phá cửa nhà để đút lót, kể hết một lượt. An Quốc quân liền cho mời Bất Vi vào, yên ủi rằng:

– Không có tiên sinh, thì tôi mất đứa con hiền hiếu. Nay lấy hai trăm vạt ruộng bổng Đông cung và một tòa nhà, năm chục cân vàng, tạm để tiên sinh tiêu dùng, đợi phụ vương về nước sẽ gia tặng quan chức sau.

Bất Vi tạ ơn lui ra, còn Tử Sở ở lại trong cung Hoa Dương phu nhân.

Lại nói Công tôn Kiền đêm ấy mãi đến gần sáng mới tỉnh rượu, các người tả hữu đến báo là cả nhà vương tôn nước Tần không biết đi đâu, bèn sai người đi hỏi Lã Bất Vi thì Bất Vi cũng đi rồi. Công Tôn Kiền cả sợ nói rằng:

– Bất Vi nói trong ba ngày nữa mới đi, làm sao nữa đêm đã đi ngay?

Rồi đến cửa nam tra hỏi, tướng giữ cửa đáp rằng gia quyến Bất Vi ra khỏi thành đã lâu, và đó là họ dâng theo lệnh Kiền. Công tôn Kiền nói:

– Có thấy vương tôn Dị Nhân không?

Tướng giữ cửa nói:

– Chỉ thấy cha con họ Lã và mấy người đầy tớ, chứ không thấy có Dị Nhân.

Công tôn Kiền dậm chân than rằng:

– Trong bọn đầy tớ ấy tất có Dị Nhân, thôi ta mắc mưu thằng lái buôn rồi!

Lập tức dâng biểu lên vua Triệu, thú tội canh giữ không cẩn thận, để con tin nước Tần là Dị Nhân trốn mất, tội thực khôn tránh. Rồi cầm gươm đâm cổ mà chết.

Vua Tần từ khi vương tôn Dị Nhân trốn về được, lại càng ra sức đánh Triệu. Vua Triệu sai sứ cầu Ngụy tiến binh. Khách tướng quân là Tân Viên Diễn hiến lế rằng:

– Tần sở dĩ gấp vây Triệu là có cớ. Trước đây Tần cùng Mân vương nước Tề tranh nhau xưng đế rồi lại thôi; nay Mân vương đã chết, Tề càng yếu, chỉ còn một mình Tần là hùng cường, mà chưa xưng đế, thì chưa được hài lòng. Ngày nay cứ đem quân đánh lấn mãi không thôi, ý riêng vua Tần là chỉ muốn cầu được xưng đế mà thôi. Vậy ta nên nói với nước Triệu sai sứ đến xin vua Tần làm đế, vua Tần tất mừng mà bãi binh, đó là lấy hư danh mà tránh khỏi thực họa vậy.

Vua Ngụy vốn sợ việc cứu Triệu, nên cho kế ấy là rất phải, sai ngay Tân Viên Diễn theo sứ Triệu đi sang Hàm đan, đem kế ấy nói với vua Triệu. Vua Triệu cùng quần thần bàn xem nên chăng thế nào, mỗi người một ý, mãi không quyết định được. Bình Nguyên quân trong lòng bối rối, cũng không quyết định ra thế nào. Bấy giờ, có người nước Tề là Lỗ Trọng Liên năm mười hai tuổi đã khuất phục được tay biện sĩ Điền Ba, người bấy giờ khen là “Thiên ký câu” 1. Điền Ba nói:

– Người ấy là con thỏ bay, há chỉ là con ngựa đi được ngàn dặm thôi ư?

Khi lớn lên, Lỗ Trọng Liên không thích làm quan, chỉ thích đi chơi xa, giải quyết những sự khó khăn, bối rối cho người. Bấy giờ Lỗ Trọng Liên cũng đang ở trong thành Hàm đan nước Triệu, nghe nói sứ Ngụy đến tôn Tần làm đế, thì giận lắm, bèn đến yết kiến Bình Nguyên quân, nói rằng:

– Người ngoài đường nói ngày sắp mưu tôn Tần làm đế, việc ấy có không?

Bình Nguyên quân nói:

– Thắng này như con chim sợ cung, hồn phách đã lạc rồi, còn dám nói gì nữa. Việc ấy là do vua Ngụy sai tướng quân Tân Viên Diễn sang nói đó thôi.

Lỗ Trọng Liên nói:

– Ngài là một vị hiền công tử trong thiên hạ mà lại ủy thác sinh mệnh cho người khách nước Ngụy ư? Bây giờ Tân Viên Diễn ở đâu, tôi xin lấy lẽ phải trái nói với ông ta để ông ta về đi thôi.

Bình Nguyên quân bèn nói với Tân Viên Diễn. Tân Viên Diễn vốn đã nghe tiếng Lỗ Trọng Liên, biết Lỗ trọng Liên là người hùng biện, sợ quấy rối cái kế của mình, bèn từ chối không muốn tiếp kiến. Bình Nuyên quân cố nài ép, Tân Viên Diễn bèn chịu mời Lỗ Trọng Liên cùng đến công quán, để hội kiến. Tân Viên Diễn nhìn Lỗ Trọng Liên, thấy thần thanh cốt sảng, có cái phong độ thần tiên, thì đem long kính trọng, nói rằng:

– Tôi xem vẽ thanh cao của tiên sinh, chắc không phải muốn cầu xin Bình Nguyên quân điều gì. Vậy sao cứ ở mãi trong cái thành bị vây này mà không đi?

Lỗ Trọng Liên nói:

– Liên này không có xin gì Bình Nguyên quân cả, nhưng có điều muốn xin với tướng quân.

Diễn nói:

– Tiên sinh xin điều gì?

Liên nói:

– Xin giúp Triệu và chớ tôn Tần làm đế.

Diễn nói:

– Tiên sinh lấy gì giúp Triệu?

Liên nói:

– Tôi sẽ khiến nước Ngụy cùng nước Yên giúp sức, còn Tề, Sở thì đã giúp rồi.

Diễn cười rồi nói rằng:

– Yên thì tôi không biết, còn Ngụy thì tôi đây là người Đại lương, tiên sinh làm gì mà có thể bắt tôi giúp Triệu?

Liên nói:

– Ngụy chưa thấy cái hại Tần xưng đé thế nào, nếu thấy rõ cái hại, thì tất là phải giúp Triệu.

Diễn nói:

– Tần xưng đế thì hại thế nào?

Liên nói:

– Tần là một nước bỏ lễ nghĩa mà chuộng công lợi, cậy sức mạnh, quen lừa dối, tàn hại sinh linh, nay nó đang làm chủ hầu mà còn như thế, nếu nó lại xưng đế thì tất lại càng tàn nhẫn. Liên này thà nhảy xuống bể đông mà chết, chứ không chịu làm dân nước ấy. Vậy mà Ngụy lại cam tâm làm kẻ dưới nó ư?

Diễn nói:

– Nào phải Ngụy cam tâm làm kẻ dưới! Vì như mười tên đầy tớ mà theo một người, há phải trí lực không bằng chủ nhân đâu, chỉ là sợ đó thôi.

Liên nói:

– Ngụy lại coi mình như kẻ đầy tớ ư? Tôi sẽ khiến vua Tần mổ và ướp thịt vua Ngụy!

Diễn phật ý, nói rằng:

– Tiên sinh có cách gì khiến được vua Tần mổ và ướp thịt vua Ngụy?

Liên nói:

– Xưa kia, Quí hầu, Ngạc hầu, Văn vương là ba vị đại thần của vua Trụ; Quí hầu có người con gai đẹp đem dâng vua Trụ, người con gái không hiếu dâm, nên bị Trụ giận, giết đi và ướp thịt Quí hầu. Ngạc hầu can, Trụ lại mổ luôn cả Ngạc hầu, Văn vương nghe tin chỉ than ngầm mà cũng bị Trụ giam vào Dữu lý, xuýt mữa bị giết. Nào phải hai vị đại thần ấy trí lực không bằng vua Trụ đâu? Nhưng thiên tử đối xử với chư hầu, vốn là như thế. Tần đã xưng đế tất bắt Ngụy phải vào triều. Nếu Tần làm cai việc giết Quí hầu, Ngạc hầu, thì ai có thể cấm được?

Tân Viên Diễn nghĩ ngợi chưa đáp ra sao.

Liên lại nói:

– Không những thế mà thôi, Tần mà xưng đế, tất lại thay đổi các đại thần của chư hầu, đuổi người ghét đi mà dựng người yêu lên, lại sẽ xem con gái và thiếp làm vợ các vua chư hầu, vua Ngụy chắc có được yên ổn mà ở ngôi không?

Tân Viên Diễn bèn đứng vậy, vái hai vái mà nói rằng:

– Tiên sinh thực là bực thiên hạ sĩ vậy. Diễn xin về tâu với quốc vương từ nay không dám lại nói đến việc tôn Tần nữa.

Vua Tần nghe tin sứ Ngụy đến bàn việc tôn Tần thì mừng lắm, hoãn việc đánh thành để đợi xem; đến khi nghe cái nghị ấy không thành sứ Ngụy đã đi, bèn than rằng:

– Trong cái thành bị vây này còn có người giỏi, không nên khinh thường.

Bèn lui quân đóng ở Phần thủy, dặn Vương Hạt phải lưu tâm phòng giữ.

Lại noi sau khi Tân Viên Diễn đi rồi, Bình Nguyên quân lại sai người đến Hạ nghiệp, cầu cứu với Tấn Bỉ, Bỉ lấy cớ là có mệnh vua mà từ chối. Bình Nguyên quân bèn gởi thư cho Tín Lăng quân Vô Kỵ, nói rằng:

“Thắng này sở dĩ kết nghĩa hôn nhân với công tử, là nghĩ công tử có lòng cao nghĩa hay cứu giúp sự khốn ách cho người, nay thành Hàm đan sắp phải hàng Tần, mà quân cứu viện của Ngụy không đến, như vậy Thắng này còn trông cậy người than về nổi gì? Bà chị của công tử lo thành phá, ngày đêm thương khóc, công tử dù chẳng nghĩ đến Thắng thì chớ, nhưng lại không nghĩa đến chị ư?”

Tín Lăng quân sau khi được bức thư ấy, nói luôn với vua Ngụy xin truyền cho Tấn Bỉ tiến binh. Vua Ngụy nói:

– Nước Triệu không chịu tôn Tần làm đế, lại muốn nhờ sức người khác để lui Tần ư?

Vua Ngụy quyết ý không cho, Tín Lăng quân lại sai tân khách biện sĩ, dung trăm cách nói khéo, vua Ngụy vẫn khăng khăng không nghe. Tín Lăng quân nói:

– Cái nghĩa ta không thể phụ Bình Nguyên quân được, ta thà một mình sang Triệu cùng Bình Nguyên quân cùng chết!

Rồi sắp hơn trăm cổ xe, ước với các tân khách muốn xông thẳng vào quân Tần, để chết theo Bình Nguyên quân. Tân khách xin đi theo hơn nghìn người. Khi đi qua Di môn, đến từ biệt Hầu sinh. Hầu sinh nói:

– Công tử cố lên, tôi già rồi không thể đi theo được, xin trớ trách!

Tín Lăng quân luôn luôn nhìn Hầu sinh. Hầu sinh không nói gì cả. Tín Lăng quân buồn bực mà đi, chừng được hơn mười dặm nghĩ thầm ta đãi Hầu sinh có thể nói là hết lễ, nay ta đi sang Tần là đi và chỗ chết, mà Hầu sinh tuyệt không nói được một câu hay nửa lời để mưu tính cho ta, lại không ngăn trở ta đi, như thế thật đáng lấy làm lạ quá! Nghĩ vậy rồi bảo tân khách hãy dừng lại, một mình quay xe trở lại yết kiến Hầu sinh. Tân khách đều nói:

– Cái lão già gần chết ấy, đã tỏ ra là đồ vô dụng, công tử còn đến làm gì nữa?

Tín Lăng quân không nghe. Đến nơi đã thấy Hầu sinh đứng ở ngoài cửa, cười mà nói rằng:

– Doanh này chắc thế nào công tử cũng trở lại.

Tín Lăng quân nói:

– Sao tiên sinh lại biết là tôi tất trở lại?

Hầu sinh nói:

– Công tử đãi tôi hậu, nay công tử đi vào nơi nguy hiểm mà tôi không đi tiễn, tất là giận tôi, cho nên tôi biết là công tử tất trở lại.

Tín Lăng quân vái hai vái nói rằng:

– Lúc đầu Vô Kỵ này ngỡ là có điều lỗi với tiên sinh, mà bị ghét bỏ, cho nên phải trở lại để xin cho biết là vì cớ gì?

Hầu sinh nói:

– Công tử nuôi khách đã vài mươi năm nay, chưa nghe một người khách nào nghĩ ra một kế gì, mà chỉ biết cùng công tử xông vào quân Tần, khác gì đem thịt đến cho hổ đói, phỏng có ích gì không?

Tín Lăng quân nói:

– Vô Kỵ này cũng biết là vô ích, nhưng nghĩ cùng Bình Nguyên quân là chỗ than, không thể sống một mình, nay tiên sinh có kế gì giúp cho được không?

Hầu sinh nói:

– Mời công tử hãy vào nhà, để lão thần nghĩ kế đã.

Bèn đuổi các người theo hầu ra ngoài rồi hỏi rằng:

– Nghe nói nàng Như Cơ được vua Ngụy yêu lắm phải không?

Tín Lăng quân nói:

– Phải.

Hầu sinh nói:

– Doanh này lại nghe người cha nàng Như Cơ năm xưa bị người ta giết, Như Cơ nói với vua muốn báo thù cha, nhưng tìm kẻ thù ba năm mà không được. Về sau công tử có sai khách chém đầu kẻ ấy để dâng Như Cơ. Việc ấy có quả thế không?

Tín Lăng quân nói:

– Quả có việc ấy.

Hầu sinh nói:

– Như Cơ cảm cái ơn công tử, muốn vì công tử mà chết, không phải mới một ngày. Nay cái binh phù của Tấn Bỉ ở trong chỗ vua nằm, chỉ có Như Cơ có thể lấy trộm được. Công tử nếu chịu khó xin với Như Cơ, Như Cơ tất là nghe theo, công tử được cái binh phù ấy, có thể cướp được binh quyền của Tấn Bỉ, để cứu Triệu mà lui được quân Tần, đó là cái công của ngũ bá vậy.

Tín Lăng quân nghe nói như người ngủ mê mới tỉnh, lạy hai lạy tạ ơn, rồi bảo tân khách hãy đợi cả ngoài thành, một mình quay xe về nhà, nhờ một người nội thị quen than, tên là Nhan An đem việc lấy trộm binh phù xin riêng với Như Cơ. Như Cơ nói:

– Công tử đã xin đến, dù nguy hiểm thế nào thiếp cũng không dám từ!

Đêm ấy vua ngụy uống rượu say, Như Cơ liền lấy trộm hổ phù giao cho Nhan An, chuyển đưa cho Tín Lăng quân. Tín Lăng quân được binh phù, lại đến hỏi Hầu sinh.

Hầu sinh nói:

– Làm đại tướng ở bên ngoài, có khi không tuân mệnh vua cũng dược. Công tử khi đã hợp binh phù rồi mà Tấn Bỉ không tin, còn muốn tâu lại với vua Ngụy một lần nữa, thì việc hỏng mất. Tôi có người khách là Chu Hợi, là tay lực sĩ, công tử nên đem hắn cùng đi. Tấn Bỉ nghe thì hay lắm, nếu không nghw thì sai Chu Hợi đánh chết đi!

Tín Lăng quân bỗng chảy nước mắt khóc.

Hầu sinh nói:

– Công tử sợ chăng?

Tín Lăng quân nói:

– Tấn Bỉ là một lão tướng vốn không có tội rgì, nếu vì không nghe mà ta phải giết đi, tôi nghĩ mà thương tâm, chứ không có sợ gì cả!

Nói rồi cùng Hầu sinh đi đến nhà Chu Hợi, nói rõ sự tình.

Chu Hợi nói:

– Tôi là một đứa hàng thịt hèn mạt, đội ơn công tử thời nhường hạ cố, sở dĩ không báo ơn lại, vì cho rằng cái lễ nhỏ chẳng làm gì. Nay công tử có việc khẩn cấp, chính là cái ngày Hợi này phải hiến thân.

Hầu sinh nói:

– Đáng lẽ tôi phải đi theo, nhưng vì tuổi già không thể đi xa được, xin lấy hồn tiễn công tử. Dứt lời liền đâm cổ chết trước xe.

Tín Lăng quân thương xót Hầu sinh, hậu cấp cho gia quyến, rồi lập tức cùng Chu Hợi lên xe đi.

Lại nói vua Ngụy mất binh phù ở trong chỗ nằm ngủ, sau ba ngày mới biết, lấy làm lạ quá, hỏi Như Cơ, Như Cơ chỉ nói là không biết. Vua Ngụy sai đi tìm khắp trong cung chẳng thấy đâu cả, sai Nhan An đem cung nga, nội thị xem những đứa nào hầu ở nội tẩm đánh tra từng đứa. Nhan An chỉ giả vờ tra hỏi qua loa. Lại qua một ngày nữa, vua ngụy mới sực nhớ ra công tử Vô Kỵ thường hết lời khuyên mình hạ lệnh cho Tấn Bỉ tiến binh, khách khứa ở nhà hắn, có nhiều kẻ giỏi nghề trộm cắp, việc này tất là hắn làm, chứ không còn ai nữa. Rồi lập tức cho triệu Tín Lăng quân thì người đi triệu về báo là bốn năm ngày trước, Tín Lăng quân đã cùng hơn nghìn tân khách và trăm cổ xe đi ra ngoài thành, nghe nói là đi cứu Triệu. Vua Ngụy giận quá, lập tức sai tướng là Vệ Khánh mang ba nghìn quân luôn đêm đuổi theo Tín Lăng quân.

Lại nói trong thành Hàm đan mong mỏi quân cứu, mãi chẳng thấy quân nước nào đến cả. Dân chúng sức đã kiệt rồi, lao nhao bàn muốn ra hang. Vua Triệu lo quá. Có người trưởng trạm tên là Lý Đồng bảo Bình Nguyên quân rằng:

– Dan chúng ngày ngày phải ở trên mặt thành canh giữ, mà ngài yên hưởng giàu sang, thì còn ai chịu vì ngài mà ra sức mữa. Nếu ngài có thể bắt từ phu nhân trở xuống, đem ghép vào các hàng ngũ, chia việc mà làm, trong nhà có bao nhiêu tiền lụa, đem hết cho các tướng sĩ, tướng sĩ đang ở trong cơn nguy khổ, dễ biết cảm ơn, tất lại càng ra sức chống cự quân Tần.

Bình Nguyên quân nghe theo như lời, lại mộ được hơn ba nghìn quân cảm tử, sai Lý Đồng thống suất, dòng dây qua thành mà ra, nhân lúc đêm đến cướp dinh, giết được hơn nghìn quân Tần. Vương Hạt sợ quá, phải lui ra ngoài ba mươi dặm hạ trại. Bấy giờ người trong thành mới hơi được yen tâm. Lý Đồng mình bị trọng thương, về đến thành thì chết, Bình Nguyên quân thương khóc, sai chon cất tử tế.

Lại nói Tín Lăng quân đi đến Nghiệp hạ, vào yết kiến Tấn Bỉ, nói rằng:

– Đại vương nghĩ tướng quân dầu dãi ở bên ngoài đã lâu ngày, nên sai Vô Kỵ đến đây để chịu thay sự khó nhọc.

Nói xong bảo Chu Hợi đem binh phù cho Tấn Bỉ xét nghiệm. Tấn Bỉ cầm binh phù ở tay, nghĩ thầm vua Ngụy đem mười vạn quân giao cho mình, mình dù hèn, nhưng chưa mắc tội phải thua trận, nay vua Ngụy chẳng có thư từ gì, mà công tử chỉ tay không mang cái binh phù đến đòi thay mình, việc này không thể vội tin được. Nghĩ vậy bèn bảo Tín Lăng quân rằng:

– Công tử hãy tạm nghĩ vài ngày, đợi tôi đem quân ngũ lập thành sổ sách, bàn giao rõ ràng, có được không?

Tí Lăng quân nói:

– Thành Hàm đan tình thế rất nguy, phải lập tức đến cứu, lẽ nào lại còn đợi được.

Tấn Bỉ nói:

– Thực không dám nói dối, vì việc này là quân cơ đại sự, để tôi còn phải tâu xin đại vương, rồi mới dám ra quân.

Tấn Bỉ nói chưa dứt lời, Chu Hợi thét lên rằng:

– Nguyên súy không vâng lệnh vua là có ý làm phản!

Tấn Bỉ vừa hỏi được một câu “Mày là đứa nào?” thì Chu Hợi đã lấy trong tay áo ra một cái vùi sắt nặng bốn mươi cân, nhằm đánh một cái vào đầu Tấn Bỉ, vỡ sọ, vọt óc ra, chết ngay lập tức. Tín Lăng quân cầm binh phù bảo chư tướng rằng:

– Vua Ngụy có mệnh, sai tat hay Tấn Bỉ đem quân cứu Triệu. Tấn Bỉ không vâng mệnh, nay đã giết chết. Ba quân phải yên long nghe lệnh không được dao động!

Trong din him lặng. Đến khi Vệ Khánh theo đến Nghiệp hạ, thì Tín Lăng quân đã giết chết Tấn Bỉ giữ lấy binh quyền rồi. Vệ Khánh biết là Tín Lăng quân đã quyết cứu Triệu, muốn từ ra về, Tín Lăng quân nói:

– Nhà ngươi đã đến đây, chờ sau khi ta phá được quân Tần, hãy trở về tâu với đại vương!

Vệ Khánh phải nghe lời, sai người về trước, mật báo với vua Ngụy, còn mình thì ở lại trong quân. Tín Lăng quân đại khao ba quân, lại hạ lệnh rằng cha con cùng ở trong quân thì cha về, an hem cùng ở trong quân thì anh về, con một không có an hem thì cho về nuôi cha mẹ, có tật bệnh thì được ở lại trong dinh chữa thuốc. Theo như lệnh ấy, số người cáo về chừng hai phần mười, còn được tám vạn tinh binh chỉnh tề bộ ngũ, định rõ quân pháp. Tín Lăng quân tự mình đem các tân khách đi trước sĩ tốt, tiến đánh dinh Tần. Vương Hạt không ngờ quân Ngụy chợt đến, thảng thốt chống đánh. Quân Ngụy hăng hái tiến lên. Bình Nguyên quân cũng mở cửa thành tiếp ứng, hai bên đại chiến, dậy đất vang trời. Vương Hạt tổn hại quân lính đến một nữa, chạy đến đại doanh Phần thủy. Vua Tần truyền lệnh giải vây mà đi. Trịnh An Bình đốc suất hai vạn quân dàn đóng ở cửa đông, bị quân Ngụy ngăn lối không về được, nghĩ mình vốn là người Ngụy, bèn ra hang quân Ngụy. Xuân Thân quân nghe quân Tần đã giải vây, cũng rút quân về. vua Hàn thừa cơ lấy lại thành Thượng đảng. Vua Triệu than hành đem trâu rượu ra khao quân, lạy tạ Tín Lăng quân và nói rằng:

– Nước Triệu mất mà lại còn là nhờ ở sức công tử.

Bình Nguyên quân cắp nỏ làm quân tiền khu cho Tín Lăng quân. Tín Lăng quân hơi có vẽ cậy công, Chu Hợi nói:

– Người có ơn với công tử, công tử chớ nên quên; công tử có ơn với người, thì công tử phải quên đi. Công tử giả mệnh vua, cướp quân của Tấn Bỉ để cứu Triệu, đối với Triệu dẫu có công, nhưng đối với Ngụy lại là có tội, công tử lại tự lấy làm công ư?

Tín Lăng quân cả thẹn nói rằng:

– Vô Kỵ này kính xin vâng lời dạy.

Khi Tín Lăng quân vào thàh Hàm đan, vua Triệu tự tay quét dọn cung thất để đón, giữ lễ chủ nhân rất là cung kính, rót rượu chúc mừng, ca tụng cái công cứu vớt nước Triệu, rồi đem đất Hoắc phong cho Vô Kỵ làm đất ăn lộc. Vô Kỵ nghĩ mình có tội với vua Ngụy, không dám về nước, bèn đem binh phù giao cho Vệ Khánh đốc quân về Ngụy, còn mình ở lại nước Triệu. Vua Triệu lại lấy ấp lớn phong cho Lỗ Trọng Liên, Lỗ Trọng Liên cố từ. Vua Triệu biếu nghìn cân vàng Liên cũng không nhận, nói rằng:

– Được giàu sang mà chịu khuất với người, thà cam bần tiện mà được tự do!

Tín Lăng quân và Bình Nguyên quân đều cố giữ kại, nhưng Lỗ Trọng Liên không nghe, rồi bỏ đi.

Bấy giờ nước Triệu có người xử sĩ là Mao công, ẩn thân trong bọn đánh bạc; lại có Tiết công ẩn than trong nhà bán rượu. Tín Lăng quân vốn nghe tiếng, sai Chu Hợi đến hỏi thăm, hai người đều tránh mặt không tiếp. Bỗng một hôm Tín Lăng quân theo dõi hai người, biết Mao công ở nhà Tiết công, thì không dung xe ngựa, chỉ đem theo một mình Chu Hợi, vi phục 2, đi chân, giả làm người bán rượu, đi thẳng đến nơi, cùng hai người giáp mặt. Hai người đang cùng ngồi uống rượu. Tín Lăng quân đi thẳng vào, tự nói họ tên và tỏ ý hâm mộ bấy lâu. Hay người chạy tránh không kịp, đành phải tiếp kiến, rồi bốn người cùng uống rượu, hết sức vui say mới tan. Từ đó, Tín Lăng quân thường cung Tiết công, Mao công cùng chơi. Bình Nguyên quân nghe nói bảo phu nhân rằng:

– Tôi nghe lệnh đệ là bậc hào kiệt, trong đám công tử không ai bằng; thế mà nay lại chơi bời với thằng đánh bạc và thằng bán rượu, không phải cùng bậc với mình, e có hại cho danh dự!

Phu nhân đem lời ấy bảo Tín Lăng quân.

Tín Lăng quân nói:

– Tôi vẫn cho Bình Nguyên quân là một người hiền, nên cam phụ vua Ngụy, mang quân đến cứu. Nay xem ra Bình Nguyên quân giao tiếp tân khách, chỉ chuộng những người hào hoa, không cần hiền sĩ. Vô Kỵ này khi ở Ngụy, vẫn nghe Triệu có Mao công, Tiết công, tiếc không được giao du. Ngày nay được gặp mặt, dù nhún mình theo sau người ta, chưa chắc họ đã thèm chơi với mình, mà Bình Nguyên quân lại lấy đó làm xấu hổ, sao gọi là biết yêu kẻ sĩ được. Bình Nguyên quân không phải là kẻ hiền, ta không nên ở đây nữa.

Ngay ngày hôm ấy, Tín Lăng quân bảo các tân khách sắp sửa hành trang đi sang nước khác. Bình Nguyên quân nghe tin và hỏi rõ nguồn cơn, tự trách mình không biết, thực mình kém. Tín Lăng quân lại ở lại nước Triệu.

Lại nói vua Ngụy tiếp được mật báo của Vệ khánh, nói công tử Vô Kỵ lấy trộm binh phù, giết chết Tấn Bỉ, tự cầm quân đi cứu Triệu và Giữ Vệ Khánh ở trong quân không cho về nước. Ngụy vương giận quá, muốn bắt hết cả gia quyến Tín Lăng quân và giết hết những tân khách của Tín Lăng quân còn ở lại trong nước. Như Cơ bèn quì xin rằng:

– Đó không phải là tội công tử, chính là tội tiện thiếp này, tội thiếp thực đáng chết.

Vua Ngụy gầm thét cả giận hỏi rằng:

– Kẻ lấy trộm binh phù lại chính là mày ư?

Như Cơ nói:

– Cha thiếp bị người giết chết. Đại vương làm vua một nước, không thể báo thù cho thiếp mà công tử báo được, thiếp cảm cái ân sâu ấy, giận không có dịp gì để báo đền. Nay thấy công tử vì cớ thương chị, ngày đêm lo buồn, tiện thiếp không nỡ, cho nên cả gan lấy trộm binh phù giao cho công tử để được thay Tấn Bỉ cầm quân đi cứu Triệu. Ngụy với Triệu cũng như người trong một nhà, hoạn nạn nên cứu giúp nhau. Đại vương quên cái nghĩa ngày xưa, mà công tử biết cứu nạn người cùng nhà. May mà đánh được quân Tần, giữ gìn được nước Triệu, uy danh của đại vương lừng lẫy khắp mọi nơi, thiếp đây dù phải phân thây làm muôn mảnh cũng được vui long. Nay nếu bắt hết gia quyến và giết hết tân khách của Tín Lăng quân đi, nếu Tín Lăng quân mà thua trận thì cam chịu tội, nhưng ngộ mà Tín Lăng quân thắng trận thì lúc ấy đại vương sẽ xử trí như thế nào?

Vua Ngụy ngẫm nghĩ hồi lâu, hơi nguôi cơn giận, hỏi rằng:

– Mày lấy trộm binh phù, nhưng tất phải có kẻ mang binh phù đi?

Như Cơ nói:

– Kẻ đem đi là Nhan An.

Vua Ngụy sai tả hữu trói Nhan An giải đến, hỏi rằng:

– Sao mày dám mang binh phù đưa cho Tín Lăng quân?

Nhan An nói:

– Kẻ nô tì này chẳng biết cái gì là binh phù cả.

Như Cơ nhìn Nhan An nói rằng:

– Hôm trước ta sai mày đem chiếc hộp hoa thêu ra cho Tín Lăng phu nhân, trong hộp đựng binh phù đấy!

Nhan an hiểu ý liền khóc oà lên, nói rằng:

– Phu nhân sai bảo gì, khi nào tôi dám không tuân, tôi thấy cái hộp gói bọc mấy lần rất kỹ, vẫn tưởng là hộp hoa, ai ngờ trong lại đựng cái ấy, thực phu nhân làm tôi chết oan!

Như Cơ cũng khóc nói rằng:

– Thiếp có tội xin một mìinh cam chịu, không muốn để lụy đến người khác!

Vua Ngụy thét cở trói cho Nhan An, đem giam vào ngục, Như Cơ thì bị đày vào lãnh cung; một mặt sai dò tin Tín Lăng quân xem được thua thế nào rồi sẽ định đoạt sau. Được hơn hai tháng, Vệ Khánh đem quân về triều, dâng nộp binh phù tâu rằng:

– Tín Lăng quân đại thắng quân Tần, không dám về nước, nên ở lại Triệu, gửi lời về tâu đại vương, ngày khác sẽ về nhận tội!

Vua Ngụy hỏi tình hình giao binh. Vệ Khánh thuật hết một lượt. Quần thần đều la bái hô vạn tuế. Vua Ngụy cả mừng, liền truyền gọi Như Cơ ở lãnh cung ra, cho Nhan An ra khỏi ngục, đều được miễn tội. Như Cơ tạ ân xong tâu rằng:

– Cứu Triệu thành công, khiến nước Tần sợ oai đại vương, vua Triệu phải mang ân đại vương, đều là công của Tín Lăng quân. Tín Lăng quân là trường thành của nước, là tôn khí của nhà, há nên bỏ ở nước ngoài, xin đại vương sai sứ triệu về nước, một là để tỏ tình yêu người thân thích, hai là tỏ nghĩa tôn người tài.

Vua Ngụy nói:

– Hắn được miễn tội đã đủ, lại còn dám kể công ư?

Rồi truyền những bổng lộc ở ấp phong của Tín Lăng quân lại trao trả cho gia quyến chi dung, chứ không cho đón về nước.

Lại nói vua Tần thua trận về nước, thái tử An Quốc quân đem vương tôn Tử Sở ra đón ở ngoài thành, đều tâu Lã Bất Vi là người giỏi, vua Tần phong làm khách khanh, cấp cho ấp ăn lộc nghìn nốc nhà. Vua Tần nghe Trịnh An Bình hàng Ngụy, thì cả giận, bắt giết cả họ. Trịnh An Bình là người của thừa tướng Phạm Chuy tiến cử. Theo phép nước Tần hễ ai tiến cử người không ra gì, thì cũng phải chịu tội như người được tiến cử. Nay Trịnh An Bình phản Tần hàng Ngụy, đã phải giết cả họ rồi, theo như phép trên, Phạm Chuy tất phải chịu cùng tội, Phạm Chuy bèn nằm trên cỏ khô để đợi tội.

Chương 101: Tần Vương diệt Chu dời chín đỉnh – Liêm Pha chém tướng bại quân Yên

Lại nói Trịnh An Bình đã đem quân hàng Ngụy, thừa tướng Phạm Chuy là người tiến cử, theo phép tất phải chịu cùng tội, nên không đợi hỏi đến, Phạm Chuy liền nằm trên cỏ khô để đợi tội. Vua Tần nói:

– Dùng An Bình là do ý quả nhân, không can hệ gì đến thừa tướng!

Rồi lại yên ủi Phạm Chuy hai ba lần, cho vẫn được làm thừa tướng như cũ. Quần thần bàn nói lao nhao, vua Tần sợ Phạm Chuy ái nái không yên, bèn hạ lệnh cho khắp nước rằng:

– Trịnh An Bình có tội đã giết cả họ rồi, nếu ai còn nói đến việc ấy lập tức chém đầu!

Người trong nước không còn ai dám nói đến việc ấy nữa. Vua Tần ban cho Phạm Chuy các thức ăn, lại hậu hơn trước. Phạm Chuy không được an tâm, bèn xui vua Tần diệt Chu xưng đế. Vua Tần sai Trương Đường làm đại tướng đi đánh Hàn, muốn trước lấy Dương thành để thông đường Tam xuyên.

Lúc ấy vua sở nghe tin Tín Lăng quân đại phá được quân Tần, Xuân Thân quân Hoàng Yết kéo quân trở về không, than rằng:

– Cái mưu hợp tung của Bình Nguyên quân không phải là điều nói bậy, quả nhân nếu được Tí Lăng quân làm tướng thì còn lo gì Tần.

Xuân than quân có dáng thẹn, bèn nói rằng:

– Cái nghị hợp tung trước kia, đại vương làm trưởng, nay quân Tần mới thua, khí thế tất nhụt, đại vương nếu sai sứ đi ước hội các nước hợp lực đánh Tần, lại tôn nhà Chu làm chủ, lấy thiên tử làm hiệu lệnh cho chư hầu, đó tức là cái công nghiệp của ngũ bá vậy.

Vua Sở cả mừng, bèn sai đến nhà Chu, đem việc đánh Tần báo víưi Noãn vương. Noãn vương đã nghe tin vua Tần có ý đánh Chu, nay nếu lại đánh Tần trước, thì còn gì hay bằng, nên nghe theo ngay. Vua Sở bèn cùng năm nước định tung ước, hện kỳ đại cử binh mã. Bấy giờ vua nhà Chu càng ngày càng suy nhược, dẫu ở ngôi thiên tử, mà chỉ có cái tiếng không, chẳng thể sai bảo được chư hầu; từ khi Hàn, Triệu chia đất Chu làm Tây Chu và Đông Chu sai hai Chu công cai trị, thì Noãn vương đến ở nhờ đất Tây Chu công, chỉ ngồi làm vì. Đến lúc ấy, muốn cất quân đánh Tần, sai Tây Chu công ghép dân đinh vào hang ngũ, chỉ được có năm sáu nghìn người; lại không có xe ngựa, bèn tìm những dân giàu có ở trong nước hỏi vay tiền để làm quân phí, lậpi khoán hẹn đến ngày ban sư sẽ trả lại. Tây Chu công tự làm tướng, đóng quân ở Y khuyết để đợi quân chư hầu. Bấy giờ nước Hàn đang bị Tần đánh, tự lo không rỗi; Triệu thì mới giải vây, cơn sợ chưa hết; còn Tề thì thong hiếu với Tần, không muốn cộng sự với chư hầu; chỉ có tướng Yên là Nhạc Gian, tướng Sở là Cảnh Dương đều dẫn một đạo quân đến trước, đóng dinh trại một chỗ mà trông ngóng các nước kia.

Vua Tần nghe tin các nước không đồng tâm với nhau, không có ý tiến, thì thêm quân giúp cho Trưưong Đường đánh hạ Dương thành; lại sai đại tướng Doanh Cù đem mười vạn quân ra dương oai ở cử Hàm cốc. Quân Yên, Sở, đóng lại chừng ba tháng, thấy quân các nước kia không đến, đều chán nản rồi cùng rút về. Noãn vương một phen ra quân, chi phí tổn suông mà chẳng được lợi gì, các nhà giàu đều mang khoán đến đòi nợ, ngày ngày chật ních cả cửa cung, tiếng ồn ào lọt vào tận nội tẩm. Noãn vương thẹn quá, không biết làm thế nào, bèn tránh lên trên đài cao, người sau nhân thế đặt tên đài ấy là “Tị trái đài” nghĩa là “Đài trốn nợ”.

Lại nói vua Tần nghe quân Sở, Yên tan về, liền sai Doanh Cù và Trương Đường họp binh tiến đánh Tây Chu. Noãn vương quân lương đều thiếu, không thể chống giữ được, muốn chạy sang Tam Tấn. Tây Chu công nói:

– Xưa kia thái sử Thiền có nói rằng Chu, Tần năm trăm năm thì hợp, sẽ có vị bá vương ra đời, nay đã đên lúc rồi. Tần có cái thế thống nhất được thiên hạ, Tam Tấn chẳng bao lâu cũng về tay Tần thôi, nhà vua chớ nên lại mua thêm cái nhục nữa, chi bằng dâng đất tự về với Tần, lại còn được đất phong để giữ sự cúng tế.

Noãn vương không biếtlàm thế nào, bèn đem quần thần và con cháu đến khóc ở miếu hai vua Văn, Võ. Ba ngày sau, Noãn vương mang địa đồ thân đến dinh quân Tần lạy dưng, xin bó mình về Hàm dương. Doanh Cù nhận đất cộng ba mươi sáu thành, ba vạn nhà. Thế là đất Tây Chu thuộc về Tần cả, chỉ còn lại có đất Đông Chu. Danh Cù sai Trương Đường hộ tống vua tôi, con cháu Noãn vương về Tần để tấu tiệp, rồi dẫn quân vào thành Lạc dương, kinh lý bờ cõi đâu vào đấy. Noãn vương yết kiến vua Tần, dập đầu tạ tội, vua Tần có ý thương, phong cho đất Lương thành, giáng làm Chu công. Noãn vương vì tuổi già sức yếu, phải thường đi về qua lại đất Chu và đất Tần không chịu nổi khó nhọc, đến Lương thành được hơn một tháng thì chết. Vua Tần liền lấy lại đất phong ấy, lại sai Doanh Cù đem đinh tráng ở Lạc dương phá hủy tôn miếu nhà Chu, chuyên chở tế khí và chính cái đỉnh báu đem về Hàm dương. Dân Chu không muốn theo Tần đều chạy đến Củng thành, ở nhờ đất Đông Chu công, tỏ ra long người không quên nhà Chu vậy. Trước khi dời đỉnh một ngày cư dân nghe trong đỉnh có tiếng khóc, khi chở đỉnh đến song Tứ thủy, thì một cái đỉnh từ trong thuyền nhảy ra chìm xuống đáy nước mất. Doanh Cù sai người lặn xuống tìm, không thấy đâu cả, chỉ thấy một con rồng xanh, giương vây duỗi vuốt, một lát sóng gió nổi lên ầm ầm, người trong thuyền sợ quá, không dám xúc phạm. Đêm ấy Doanh Cù mộng thấy Vũ Vương nhà Chu ngồi ở nhà thái miếu, đòi Cù đến mắng rằng:

– Sao mày dám dời trọng khí của ta, hủy tôn miếu của ta?

Rồi sai tả hữu đánh vào lưng ba trăm roi. Doanh Cù tỉnh dậy, liền thấy mọc cái nhọt ở lưng, mang bệnh về Tần, dem tám cái đỉnh nộp cho vua Tần và tâu rõ sự tình. Vua Tần xem xét thấy cái đỉnh mất ấy là cái đỉnh thụôc về châu Dự, bèn than rằng:

– Đất đai đều đã thuộc Tần cả, riêng cái đỉnh ấy lại không theo quả nhân ư?

Nói rồi toan phái nhiều lính và phu đến chỗ đỉnh chìm để mò tìm. Doanh Cù can rằng:

– Đó là vật linh, chớ nên tìm nữa!

Vua Tần bèn thôi. Doanh Cù bị đau nhọt rồi chết. Vua Tần đem cái đỉnh và các tế khí bày ở trong thái miếu nhà Tần, rồi bố cáo cho các nước biết, bắt phải đến triều cống, nước nào không đến thì đem quân đánh. Vua nước Hàn vào chầu trước, cúi lạy xưng thần; Tề, Sở, Yên, Triệu, đều sai tướng quốc đến triều hạ, duy sứ giả nước Ngụy chưa thấy đến. Vua Tần bèn sai Vương Kê mang quân đánh Ngụy, Vương Kê tiết lộ việc ấy cho Ngụy biết, vua Ngụy nghe tin sợ quá, vội sai sứ đến tạ tội, rồi cũng sai thái tử Tăng sang làm con tin ở Tần, xin theo mệnh lệnh, từ đó sáu nước đều thần phục Tần.

Vua Tần xét đến việc tư thong với nước Ngụy, đem Vương Kê xử tử. Thừa tướng Phạm Chuy thấy thế lại càng áy náy không yên. Một hôm vua Tần đang thị triều, bỗng thở dài. Phạm Chuy nói:

– Người xưa nói: “Vua lo thì tôi phải nhục, vua nhục thì tôi phải chết”. Nay đại vương đang thị triều mà thở dài, đó là vì chúng tôi không làm hết chức trách, không chia lo với đại vương, vậy tôi xin chịu tội.

Vua Tần nói:

– Phàm việc không dự bị sẳn sang, thì không ứng phó kịp trong khi thảng thốt; nay Anh Võ quân đã bị giết, Trịnh An Bình lại làm phản, ngoài nhiều cường địch mà trong không có lương tướng, vì thế quả nhân lấy làm lo.

Phạm Chuy vừa sợ vừa thẹn, không dám nói gì, rồi lui ra. Bấy giờ có người nước Yên tên là Thái Trạch, học rộng, có tài biện bác, thường dong một cỗ xe cũ kỹ đi du thuyết chư hầu mà chẳng nước nào dung; khi đến Đại lương gặp một người thầy tướng giỏi là Đường Cử, bèn nói rằng:

– Tôi nghe nói tiên sinhtừng xem tướng cho Lý Đoái nước Triệu nói trong hạn trăm ngày sẽ được cầm quyền chính, có không?

Đường Cử nói:

– Có.

Thái Trạch nói:

– Như tôi đây, tiên sinh cho là thế nào?

Đường Cử nhìn kỹ Thái Trạch rồi mỉm cười nói rằng:

– Tiên sinh mũi như con rết, vai cao hơn đầu, trán nhăn, mày cau, hai chân khuỳnh khuỳnh. Tôi nghe nói “Thánh nhân không có tướng”, câu ấy có lẽ đúng với tiên sinh lắm! Thái Trạch biết là Đường Cử chế nhạo mình, nói rằng:

– Phú quí sẽ tự tôi làm ra, tôi chỉ còn không biết tuổi thọ mà thôi.

Đường Cử nói:

– Tuổi thọ của tiên sinh, kể từ nay còn bốn mươi ba năm nữa.

Thái Trạch cười nói rằng:

– Ăn ngon mặc đẹp, lên xe xuống ngựa, mang ấn vàng, đeo thao tía, vái nhường trước mặt vị nhân quân, thì bốn mươi ba năm cũng đã đủ lắm rồi, còn cần gì hơn nữa!

Rồi đó Thái Trạch lại đi sang Hàn, Triệu, nhưng vẫn không đắc dụng; lại trở về Ngụy, không may gặp kẻ cướp, nồi niêu bị lấy mất cả, không có gì thổi cơm. Thái Trạch đang ngồi nghỉ ở gốc cây, lại gặp Đường Cử. Cử hỏi đùa rằng:

– Tiên sinh chưa phú quí ư?

Thái Trạch nói:

– Ta còn đang đi tìm đây!

Đường Cử nói:

– Tiên sinh tướng cốt kim thủy, sẽ phát ở phương tây. Nay thừa tướng Tần là Phạm Chuy tiến cử Trịnh An Bình và Vương Kê hai người đều bị trọng tội, Phạm Chuy lo sợ lắm, tất nóng long muốn từ chức, tiên sinh sao chẳng sang đó xem sao, việc gì cứ chịu khốn ở mãi đây.

Thái Trạch nói:

– Đường xa khó đi đến được, biết làm thế nào?

Đường Cử bèn móc túi lấy mấy lạng vàng trao cho Thái Trạch. Thái Trạch có tiền ăn đường, liền đi đến Hàm dương, vào nhà trọ, bảo chủ trọ rằng:

– Dọn cơm cho ta, gạo phải trắng, thịt phải béo, đợi khi ta làm thừa tướng, sẽ đền lại rất hậu.

Chủ trọ nói:

– Khách là người thế nào mà lại dám mong làm thừa tướng?

Thái Trạch nói:

– Ta đây họ Thái tên Trạch, là một người có tài hùng biện và nhiều mưu trí, đến đây để cầu yết kiến vua Tần. Vua Tần hễ thấy ta, tất nhiên bằng long nghe theo lời nói của ta, đuổi Ứng hầu mà lấy ta thay vào, ấn thừa tướng sẽ lập tức về tay tan gay!

Chủ trọ cười là người cuồng, rồi gặp ai cũng nói cho biết. Môn khách của Phạm Chuy nghe chuyện ấy bèn nói lại cho Chuy biết.

Phạm Chuy nói:

– Sự nghiệp ngũ đế tam vương, học thuyết bách gia chư tử, không điều gì ta không biết; bao nhiêu tay hung biện, gặp ta dều phải thua; vậy thằng Thái Trạch ấy có tài năng gì để nói lọt tay vua Tần mà cướp tướng ấn của ta?

Rồi sai người ra nhà trọ đòi Thái Trạch vào. Chủ trọ bảo Thái Trạch rằng:

– Tai vạ của khách đến nơi rồi! Khách bảo muốn thay Ứng hầu làm tướng, nay tướng phủ cho triệu, khách vào tất bị nhục to!

Thái Trạch cười nói rằng:

– Ta gặp Ứng hầu, hắn tất đem tướng ấn nhường ta, không đợi đến phải yết kiến vua Tần đâu.

Chủ nhân nói:

– Khách ngông cuồng quấ! Chớ để lụy đến tôi đấy!

Thái Trạch mặc áo vải, đi guốc vào yết kiến Phạm Chuy. Chuy ngồi vắt chân để đợi. Thái Trạch chỉ vái dài mà không lạy. Phạm Chuy cũng không mời ngồi, cất tiếng dữ tợn hỏi rằng:

– Nói rêu rao bên ngoài là muốn thay ta làm thừa tướng, có phải là mày đó không?

Thái Trạch đứng ngay bên cạnh nói:

– Chính tôi đây!

Chuy hỏi:

– Mày có thuyết gì có thể cướp tước vị của ta?

Thái Trạch nói:

– Ồ, sao ngài lại chậm hiểu như thế? Kẻ đã thành công rồi thì nên lui về để nhường bước cho người sau. Vậy nay ngài nên lui về là phải.

Chuy nói:

– Ta không tự lui, ai có thể lui được ta?

Thái Trạch nói:

– Phàm người nào than thể khỏe mạnh, chân tay lanh lẹ, thông minh thánh trí, hành đạo thi ân cho thiên hạ, thì người đời đều phải kính mến mà tôn làm bậc hiền hào, có phải thế không?

Phạm Chuy nói:

– Phải.

Thái Trạch lại nói:

– Đã đắc chí trong thiên hạ rồi mà yên vui cõi thọ, hưởng hết tuổi đời, đem lộc nước, ơn vua mà truyền cho con cháu, cùng với trời đất cùng lâu dài, như thế thì người đời gọi là việc tốt lành đại phúc, có phải thế không?

Phạm Chuy nói:

– Phải.

Thái Trạch nói:

– Còn như Tần có Thương quân, Sở có Ngô Khởi, Việt có Văn Chủng, công thành mà đều bị giết hại, ngài có cho đó là những điều đáng ước ao không?

Phạm Chuy nghĩ thầm người này nói những điều lợi hại, chực xoi mói ta, nếu nói là không muốn thì mắc vào thuật của hắn, bèn giả cách đáp rằng:

– Có gì là không đáng ước ao! Thương quân thờ Hiếu công, lấy công tâm định pháp lệnh để trị nước, mở mang nghìn dặm đất cho Tần. Ngô Khởi thờ vua Sở, bỏ Quí thích để nuôi chiến sĩ, Văn Chủng bình định Ngô, báo được cái thù cối Cối kê cho vua Việt. Ba người ấy dẫu đều bị giết, nhưng đại trượng phu bỏ mình mà nên điều nhân, coi chết như về, công ở đương thời, tiếng để đời sau, như thế há lại chẳng đáng ước ao ru?

Bấy giờ Phạm Chuy dẫu nói cứng ngoài mồm, nhưng trong long thì xao xuyến, không ngồi yên được, phải đứng dậy mà nghe.

Thái Trạch nói:

– Vua thánh tôi hiền là phúc của nước, cha lành con hiếu là phúc của nhà, làm con hiếu ai chẳng muốn được cha hiền, làm tôi hiền ai chẳng muốn được vua sáng. Tỉ Can trung mà nhà Ân mất, Thân Sinh hiếu mà nước Tấn loạn, hai người chịu cái chết thảm khốc mà không ích gì cho vua, cho cha, là cớ làm sao? Là vì vua không sáng mà cha không hiền vậy. Thương quân, Ngô Khởi, Văn Chủng đều không may mà chết, há phải cầu chết để lấy cái tiếng để lại đời sau đâu? Đại trượng phu ở đời, thân và danh đều toàn được là nhất, danh toàn mà than chết là thứ nhì, còn như danh nhục mà thân toàn đó là kẻ hèn kém.

Mấy câu đó khiến cho Phạm Chuy trong long sang sủa khoan khoái, vừa bước xuống thềm vừa nói:

– Phải lắm!

Thái Trạch lại nói:

– Ngài thử xem vua Tần ngày nay đối với bầy tôi, có tin dung hậu đãi như Hiếu công đối với Thương quân, Sở vương đối với Ngô Khởi, Việt vương đối với Văn Chủng không?

Phạm Chuy ngẫm nghĩ một lát rồi nói:

– Điều đó tôi chưa biết thế nào.

Thái Trạch lại nói:

– Ngài tự nghĩ sự nghiệp của ngài, so với Thương quân, Ngô Khởi, Văn Chủng, ai hơn?

Phạm Chuy nói:

– Tôi không bằng.

Thái Trạch nói:

– Vua Tần ngày nay tin dung công thần đã không hơn ba vua kia, mà sự nghiệp của ngài lại không hơn ba người kia, vậy mà lộc vị và tài sản của ngài lại gấp mấy ba người ấy. Nay ngài không sớm liệu mà lui về, làm kế tự toàn, thử hỏi: ba người ấy còn không khỏi vạ, huống chi là ngài. Tô Tần, Trí Bá xưa kia, không phải là không đủ trí, không thể tự giữ mình, vậy mà điều bị hại, chỉ là vì tham lợi không thôi. Ngài vốn là kẻ thất phu, được tri ngộ vua Tần, làm đến chức thượng tướng, giàu sang rất mực, thù đã báo mà ơn đã đền rồi, vậy mà còn tham tiếc quyền thế, lợi lộc thì tôi e cái vạ Tô Tần, Trí Bá ngài khó tránh được! Tục ngữ nói: “Mặt trời đến lúc giữa thì bóng xế, mặt trăng đến lúc đầy thì khuyết vành”, sao ngài không nhân lúc nộp giả ấn tướng, chọn người hiền tài mà tiến lên, tiếng là từ bỏ vinh hoa, thật là cất được gánh nặng, rồi sẽ tìm nơi cao ẩn, chẳng hơn là cứ giữ lấy cái địa vị bấp bênh không vững mà con lo cái họa vô hình không khéo sẽ xảy ra ư?

Phạm Chuy nghe nói, thần phục Thái Trạch là người hung biện và có mưu trí, bèn xin vâng lời, rồi mời ngồi lên trên, đãi theo lễ khách; lại lưu ở tân quán, sai người làm cơm rượu khoảng đãi. Hôm sau Chuy vào chầu tâu vua Tần rằng:

– Có một người mới ở Sơn đông đến, tên là Thái Trạch, có tài vương bá, thông hiểu thời biến, có thể giao phó quyền chính cho được. Tôi biết người nhiều, mà không thấy ai được như người ấy, tôi thực kém xa. Có người giỏi như thế, tôi không dám dấu xin kính tiến lên đại vương. Vua Tần cho đòi Thái Trạch vào điện, hỏi kế liêm tính sáu nước, Thái Trạch tâu bài rất hợp ý, vua Tần lập tức cho làm khách khanh. Phạm Chuy xưng bệnh nộp giả tướng ấn, vua Tần không cho. Chuy cáo đau nặng không dậy được. Vua Tần bèn cử Thái Trạch làm thừa tướng để thay Phạm Chuy, phong làm Cương Thành quân. Phạm Chuy về dưỡng lão ở Ứng thành.

Lại nói Bình Nguyên quân nước Triệu là Triệu Thắng mất, vua Triệu cử Liêm Pha là tướng quốc, phong là Tín Bình quân. Vua nước Yên là Hỉ nghĩ Triệu là nước láng giềng, sai tướng quốc là Lật Phúc sang viếng tang Bình Nguyên quân và dâng năm trăm cân vàng mừng thọ vua Triệu, ước làm an hem. Lật Phúc muốn vua Triệu tặng hảo cho mình rất hậu, nhưng vua Triệu lại đãi theo lễ thường, Lật Phúc không bằng long, về tâu với vua Yên rằng:

– Nước Triệu, từ trận thua ở TRường bình, kẻ trai tráng đều chết cả, con bồ côi thì còn bé, tướng quốc lại mới mất, Liêm Pha thì đã già. Nếu ta thừa lúc không ngờ, chia quân đi đánh, thì có thể diệt được Triệu.

Vua Yên không xét kỹ, liền nghe theo lời Lật Phúc. Xương Quốc quân là Nhạc Gian và đại phu là Tương Cừ đều đem các điều lợi hại phải trái can ngăn vua Yên nhưng không được. Vua Yên cử ngay Lật Phúc làm đại tướng, Nhạc Thừa làm phó, đem mười vạn quân đi đánh Cao thành. Sai Khánh Tần làm đại tướng, Nhạc Gian làm phó, đem mười vạn quân đánh đất Đại, nhà vua thân xuất mười vạn quân ở phía sau tiếp ứng. Khi vua Yên lên xe, Tương Cừ nắm lấy dây thao, rỏ nước mắt nói rằng:

– Dẫu cho có đánh Triệu, cũng chỉ xin đại vương chớ đi!

Vua Yên dơ chân đạp Cừ, Cừ liền ôm lấy chân vua mà khóc rằng:

– Tôi giữ đại vương lại là vì long trung. Nếu vua không nghe thì cái vạ nước Yên sẽ đến ngay trước mắt đó!

Vua Yên lại càng giận, sai đem Tương Cừ giam vào ngục, đợi khi thắng trận về sẽ giết, rồi cả ba đạo cùng cất quân đi.

Lại nói vua Triệu được tin quân Yên kéo đến đánh, thì hợp quần thần để bàn kế, rồi cử Liêm Pha làm đại tướng, đem năm vạn quân đón đánh Lật Phúc ở Cao thành; dung Lý Mục là phó tướng, đón đánh Khánh Tần ở đất Đại. Lật Phúc nguyên là kẻ vô tài, không biết tướng lược, địch sao được tay lão tướng Liêm Pha. Khi hai quân vừa giao chiến, quân Triệu giả cách thua bỏ chạy, Lật Phúc không biết là mưu kế, truyền quân lính đuổi theo, chừng năm sáu dặm, quân phục xong ra, Lật Phúc luống cuống không chống lại kịp, bị Liêm Pha bắt sống. Nhạc Thừa bèn đầu hàng quân Triệu. Còn đạo quân Lý Mục ở đất Đại, cũng phá tan được quân Yên, chém giết được Khánh Tần, phó tướng là Nhạc Gian cũng đầu hàng quân Triệu. Vua Yên nghe tin hai đạo quân đều bị thua, liền luôn đêm chạy về Trung đô. Liêm Pha thẳng đường kéo quân vào bổ vây bốn mặt. Vua Yên sai sứ xin hòa. Liêm Pha nghe lời. Nhạc Gian bắt vua Yên phải tha Tương Cừ ra, dung làm tướng quốc và sai Tương Cừ đem lễ vật đến nghị hòa. Vua Yên không biết làm thế nào, phải tha Tương Cừ và trao cho tướng ấn. Tương Cừ từ chối nói rằng:

– Tôi may mà nói trúng, há lại lấy việc nước nhà bị thua làm điều may để cầu lợi ư?

Vua Yên nói:

– Quả nhân không nghe lời nhà ngươi mà tự mua lấy cái nhục, nay phải cầu hòa với Triệu, vịec ấy tất phải nhà ngươi đi mới xong.

Tương Cừ phải nhận lấy tướng ấn, rồi đi sang quân Triệu, thay vua Yên tạ tội. Và đưa trả gia quyến Nhạc Gian và Nhạc Thừa. Liêm Pha bằng lòng cho hòa, rồi chếm đầu Lật Phúc và đem thi thể Khánh Tần trao trả nước Yên.

Lại nói Chiêu Tương vương nước Tần ở ngôi năm mươi sáu năm, tuổi gần bảy mươi bị bệnh mất, thái tử An Quốc lên nối ngôi tức là Hiếu Văn vương, lập Hoa Dương phu nhân làm vương hậu, Tử Sở làm thái tử. Vua Hàn nghe tin vua Tần mất, đầu tiên mặc áo sô gai vào thăm, coi việc tang lễ theo thần tử. Chư hầu đều sai các đại thần đến hội táng. Hiếu Văn vương sau ba ngày làm lễ trừ tang, mở đại yết thiết đãi quần thần. Tiệc tang Hiếu Văn vương trở về cung thì chết. Người trong nước đều ngờ Lã Bất Vi muốn cho Tử Sở chóng được lập làm vua, bèn đút tiền cho các người tả hữu, sai bỏ thuốc độc vào trong rượu, nên vua Tần bị độc mà chết. Nhưng ai nấy đều sợ Lã Bất Vi nên không dám nói. Rồi đó Lã Bất Vi cùng quần thần tôn Tử Sở lên nối ngôi, đó là Trang Tương vương, tôn Hoa Dương phu nhân làm thái hậu, lập Triệu Cơ làm vương Hậu, con là Triệu Chính làm thái tử, rồi bỏ họ Triệu đi, chỉ dung một chữ là “Chính”. Thái Trạch biết Trang Tương vương cảm cái ơn sâu của Lã Bất Vi, muốn cử Bất Vi làm tướng, bèn cáo bệnh đem ấn tướng nộp giả. Bất Vi bèn làm thừa tướng, phong làm Văn Tín hầu, ăn lộc mười vạn nốc nhà ở Lạc dương, Hà nam. Bất Vi mến tiếng Mạnh Thường, Tín Lăng, Bình Nguyên, Xuân Thân, thẹn mình không bằng, bèn cũng đặt ra tân quán, chiêu dụ tân khách, có hơn ba nghìn người.

Lại nói Đông Chu quân thấy nước Tần mất liền hai vua, trong nước nhiều việc, bèn sai tân khách đi nói các nước hợp tung để đánh Tần. Lã Bất Vi nói với vua Tần rằng:

– Tây Chu đã mất, mà Đông Chu chỉ còn như một sợi dây, tự cho mình là con cháu Văn, Võ, để hô hào thiên hạ; chi bằng ta diệt nốt đi, để dứt hẳn long trông mong của mọi người.

Vua Tần bèn dung Bất Vi làm đại tướng, đem mười vạn quân đánh Đông Chu bắt được vua đem về, lấy hết được cả bảy ấp Củng thành. Nhà Chu kể từ vua Vũ vương làm vua năm Kỷ dậu, đến Đông Chu quân năm Nhâm tí, trải ba mươi bảy vua, cộng tám trăm bảy mươi ba năm, thì bị nước Tần diệt. Vua Tần đã diệt được nhà Chu, lại sai Mông Vụ đánh Hàn, lấy được Thành cao, Huỳnh dương, đặt ra quận Tam xuyên. Lại nghĩ khi làm con tin ở Triệu, xuýt bị vua Triệu giết, thù ấy tất phải báo, bèn sai Mông Vụ đánh Triệu, lấy được ba mươi bảy thành, đặt ra quận Thái nguyên. Rồi lại đem quân đánh Ngụy, quân Ngụy bị thua luôn. Như Cơ nói với vua Ngụy rằng chỉ có Tín Lăng quân mới có thể lui được quân Tần, nên viết thư mời về. Vua Ngụy trong cơn nguy cấp, bắt đắc dĩ phải sai Nhan An mang thư và vàng lụa sang Triệu đón Tín Lăng Quân về. Tín Lăng quân xem thư xong, nghĩ vua Ngụy bỏ mình ở Triệu đã mười năm, nay có việc nguy cấp mới đón về, không phải là thực lòng nhớ mình, bèn treo lá thư ở dưới cửa, nói hễ ai đưa sứ giả của vua Nguỵ vào thì giết chết. Tân khách đều bảo nhau, không ai dám khuyên Tín Lăng quân về Ngụy nữa. Nhan An ngóng chờ mãi không biết làm thế nào.

Chương 102: Đạo Hoa âm, Mông Ngao Bị Thua Sông Hồ Lư, Kịch Tân Tự Tử

Lại nói Nhan An muốn yết kiến Tín Lăng quân mà không được vào, các tân khách lại không ai nói giúp, đang vẫn vơ không biết làm thế nào, bỗng gặp Mao công và Tiết công đến thăm Tín Lăn quân. Nhan An biết hai người là thượng khách của Tín Lăng quân, liền khóc lóc kể lể sự tình. Hai người hứa xin hết sức nói giúp. Hai người vào đến nơi trong thấy Tín Lăng quân liền nói rằng:

– Nghe nói công tử sắp về nước chúng tôi đến tiễn đây.

Tín Lăng quân nói:

– Đâu có việc ấy.

Hai người nói:

– Quân Tần vây nước Ngụy gấp quá, công tử không nghe tin ư?

Tín Lăng quân nói:

– Tôi có nghe nói, nhưng tôi từ giả nước Ngụy đã mười năm rồi, nay đã thành người Triệu, không muốn dự nghe đến việc nước Ngụy nữa.

Hai người đều nói rằng:

– Sao công tử lại nói thế? Công tử được trọng đãi ở Triệu tiếng khen khắp chư hầu, là nhờ có nước Ngụy. Ngay như công tử mà nuôi được kẻ sĩ, chiêu nạp tân khách trong thiên hạ là nhờ sức nước Ngụy. Nay Tần đánh Ngụy gấp quá mà công tử không thương, nếu quân Tần phá được Đại lương, hủy hoại tôn miếu của tiên vương thì sao? Công tử dù chẳng nghĩ đến nhà, há lại chẳng nghĩ đến sự cúng tế tổ tiên ru? Công tử còn mặt mũi nào mà cứ ăn nhờ nước Triệu này mãi?

Hai người nói chưa dứt lời, Tín Lăng quân đã toát mồ hôi, đứng dậy tạ rằng:

– Hai tiên sinh trách Vô Kỵ này là đáng lắm! Vô Kỵ xuýt nữa sẽ thành tội nhân trong thiên hạ vậy!

Lập tức sai tân khách sửa hành trang, rồi vào triều từ biệt vua Triệu. Vua Triệu không muốn để cho về, cầm lấy cánh tay khóc mà nói rằng::

– Quả nhân từ khi mất Bình Nguyên quân, cậy có công tử làm bức tường thành, nay bỗng công tử bỏ quả nhân mà đi, quả nhân biết cùng ai lo việc xã tắc?

Tín Lăng quân nói:

– Vô Kỵ này không nở để tôn miếu tiên vương bị phá hủy về tay quân Tần, cho nên thế nào cũng phải về. Nếu nhờ phúc của đại vương mà xã tắc không mất, thì còn có ngày lại được thấy nhau.

Vua Triệu nói:

– Công tử trước đem quân Ngụy đến cứu sống được nước Triệu, nay công tử về nước cứu nạn, thì quả nhân dám xin hết sức giúp lại.

Vua Triệu bèn đem ấn thượng tướng trao cho Tí Lăng quân, sai tướng quân Bàng Noãn là phó, đem mười vạn quân Triệu đi giúp. Tín Lăng quân đã làm tướng quân Triệu, sai Nhan An về Ngụy báo tin trước, rồi sai tân khách mang thư đến các nước cầu cứu. Ba nước Yên, Hàn, Sở đều vốn trọng nhân phẩm của Tín Lăng quân, nghe biết Tín Lăng quân làm tướng, đều có ý vui mừng, sai đại tướng mang quân đến Ngụy, chịu quyền tiết chế. (Tướng Yên là Tương Cừ, tướng Hàn là Công Tôn Anh, tướng Sở là Cảnh Dương). Chỉ có nước Tề là không chịu phát binh.

Lại nói vua Ngụy đang cơn nguy cấp, được Nhan An về báo là Tín Lăng quân đem quân bốn nước về cứu, vui mừng khôn xiết, sai Vệ Khánh đem hết quân trong nước ra tiếp ứng. Bấy giờ Mông Vụ vây Giáp châu, Vương Hạt vây Hoa châi, Tín Lăng quân cùng chư tướng bàn định, sai Vệ Khánh đem quân Ngụy hợp với quân Sở, đắp lũy để chống quân Mông Vụ, dựng hiệu cờ Tín Lăng quân, giữ vững không ra đánh, còn mình mang mười vạn quân Triệu hợp với quân Yên, Hàn, đến cứu Hoa châu; một mặt sai tướng Triệu là Bàng Noãn đem một đạo quân đến sông vị chẹn cướp thuyền lương của quân Tần. Vương Hạt được tin, sợ tuyệt mất đường quân lương, bèn lưu một nữa quân ở lại vây Hoa châu, còn một nữa tự mình đốc suất đi cứu thuyền lương ở sông Vị. Đi đến gần núi Thiếu hoa, đại quân Yên do Tương Cừ thống suúat xông ra đánh. Vương Hạt cùng Tương Cừ đánh nhau được vài hợp lại có một đội quân Hàn do Công Tôn Anh thống suất kéo đến. Vương Hạt phải chia quân ra đối địch. Bỗng có tin báo là thuyền lương ở sông Vị bị tướng Triệu cướp mất rồi. Biết thế sự đã nguy, Vương Hạt chỉ còn liều chết chống đánh, từ giờ ngọ đến giờ dậu vẫn chưa thu quân. Tín Lăng quân liệu chừng quân Tần đã mõi mệt, liền đem phục binh xông ra đánh. Vương Hạt dẫu là tướng quen đánh trận, nhưng có ba đầu sáu tay thì đối địch sau cho nổi, nên bị thua to, thiệt hại hơn năm vạn quân, chỉ còn dẫn được một toán binh tướng chạy về Đông quan. Tín Lăng quân thừa thắng lại chia ba đội đến cứu Giáp châu. Mông Vụ ở đó chia quân, để toán già yếu ở lại chống giữ với hai quân Sở, Ngụy, còn bao nhiêu quân tinh nhuệ tự mình đốc xuất định đến Hoa châu để cùng Vương Hạt hợp quân, không ngờ Vương Hạt đã thua chạy. Mông Vụ đến Hoa âm thì gặp quân Tí Lăng quân đi trước xông pha, tả có Công Tôn Anh, hữu có Tương Cừ, hai bên đánh to một trận. Mông Vụ thiệt hơn vạn quân, đành phải thu quân, lập dinh trại để chỉnh đốn quân mã, đợi ngày quyết chiến. Còn đạo quân già yếu đóng ở Giáp châu, vì không đủ sức chống với hai quân Ngụy, Sở, nên đã tan vở cả. Hai đạo quân Sở, Ngụy đã giải vây được cho Giáp châu, liền kéo luôn đến Hoa âm, thì gặp luc Mông Vụ đang bày trận, hai bên liền giao chiến. Mông Vụ dẫu khỏe, nhưng địch sao được cả năm đạo quân, nên lại bị đại bại một trận nữa, vội vàng nhằm phía tây chạy trốn. Tín Lăng quân đuổi theo mãi đến bên dưới cửa Hàm cốc, quân năm nước chia đóng năm dinh lớn ở trước cửa quan, dương oai diễu võ đến hơn một tháng, quân Tần đóng chặt cửa không dám ra. Tín Lăng quân mới kéo quân về; quân các nuớc cũng đâu về đấy. Vua Ngụy nghe tin Tín Lăng quân đại phá quân Tần trở về, xiết bao mừng rỡ, ra đón tiếp tận ngoài ba mươi dặm. An hem cách biệt trong mười năm trời, ngày nay lại gặp, nửa mừng, nửa thương, bèn cùng lên xe về triều, luận công hành thưởng, bái làm thượng tướng, phong them cho năm thành nữa. Việc chính trong nước, bất cứ lớn nhỏ, đều do Tín Lăng quân quyết định. Lại tha cho Chu Hợi cái tội giết Tấn Bỉ, dùng làm thiên tướng. Từ đó uy danh Tín Lăng quân vang động cả thiên hạ, các nước đều đem hậu lễ để thỉnh cầu binh pháp của Tín Lăng quân. Tín Lăng quân đem các thư sách của tân khách dâng cho bấy lâu, xếp làm hai mươi mốt thiên, bảy quyển trận đồ, gọi là “Ngụy công tử binh pháp”.

Lại nói chuyện Mông Vụ, Vương Hạt trở về triều kiến vua Tần xin chịu tội. Vua Tần nghĩ đến công cũ và biết lần ấy hai người ít quân không địch nổi năm nước, nên tha không bắt tội. Thái Trạch tâu rằng:

– Các nước sở dĩ hợp tung là vì có công tử Vô Kỵ, nay đại vương sai sứ sang thong hiếu với Ngụy, mời Vô Kỵ sang Tần họp mặt, đợi lúc vào trong cửa quan bắt mà giết đi, trừ cái lo về sau,há chẳng hay lắm ru?

Vua Tần liền dung mưu ấy, sai sứ sang Ngụy thong hiếu và mời Tín Lăng quân. Phùng Hoan can ngăn Tín Lăng quân chớ theo như Mạnh Thường quân và Bình Nguyên quân ngày xưa, khinh than vào Tần, xuýt bị Tần bắt giữ. Tín Lăng quân cũng không muốn đi, bèn nói với vua Ngụy sai Chu Hợi làm sứ đem đôi ngọc bích sang tạ Tần. Vua Tần thấy Tín Lăng quân không đến thì trong long cả giận. Mông Vụ mật tâu rằng:

– Chu Hợi tức là người đánh chết Tấn Bỉ. Đó là một tay dũng sĩ của nước Ngụy, nên giữ lại để dung.

Vua Tần muốn phong quan chức cho, Chu Hợi nhất định không nhận. Vua Tần càng giận,sai người bỏ Chu Hợi vào trong chuồng hổ. Trong chuồng có con hổ đốm, thấy người đến thì nhảy chồm lên chực bắt. Chu Hợi hét lên một tiếng mắng rằng:

– Con vật này sao dám vô lễ!

Tức thì hai mắt Chu Hợi trợn ngược lên, đỏ ngầu như hai chén máu, hai khóe đều rách. Con hổ sợ nằm bẹp xuống không dám động. Mọi người lại dắt Chu Hợi ra, vua Tần than rằng:

– Ô Hoạch, Nhâm Bỉ ngày xưa, chẳng hơn được người này. Nếu ta lại thả cho y về Ngụy, tức là thêm cánh cho Tín Lăng quân!

Rồi lại sai người cố ép Chu Hợi phải đầu hang, nhưng Chu Hợi vẫn một mực không nghe. Vua Tần bèn bắt giam Chu Hợi ở trong nhà trạm, không cho ăn uống. Chu Hợi nói:

– Ta chịu ơn tri ngộ của Tín Lăng quân, phải lấy cái chết mà đền!

Bèn đập đầu vào cột, cột gãy mà đầu không vỡ, liền lấy tay móc cuống họng, họng đứt, Chu Hợi chết ngay. Vua Tần đã giết Chu Hợi, muốn cho Tín Lăng quân không còn được cầm quyền ở Ngụy, bèn cùng quần thần tìm kế ly gián vua tôi ngụy. Thái Trạch bài kế đem vạn cân vàng sai người sang Ngụy đút cho phái Tấn Bỉ, xui nói truyền đi rằng chư hầu sợ uy Tín Lăng quân, đều muốn tôn lên làm vua Ngụy, Tín Lăng quân chẳng bao lâu nữa sẽ cướp ngôi, cốt làm cho vua Ngụy phải xa bỏ Tín Lăng quân. Vua Tần làm theo kế, lại muốn báo cái thù thua trận, định giết thái tử Tăng nước Ngụy sang làm con tin ở Tần. Thái Trạch can rằng:

– Giết thái tử này, Ngụy lập thái tử khác, chẳng hại gì cho Ngụy. Chi bằng dùng ngay thái tử để làm phản gián ở Ngụy.

Vua Tần khen phải, lại càng hậu đãi thái tử Tăng, sai tân khách đi lại kết than, và mật bảo thái tử rằng:

– Tín Lăng quân ở ngoài mười năm giao kết với chư hầu, tướng văn, tướng võ chư hầu đều kinh sợ cả, nay làm đại tướng Ngụy, quân lính chư hầu thuộc quyền, thiên hạ chỉ biết Tín Lăng quân mà không biết có vua Ngụy. Ngay như Tần cũng sợ oai Tín Lăng quân lắm, muốn lập làm vua để cầu hoà. Nếu Tín Lăng quân làm vua thì tất bảo Tần giết thái tử, chẳng thế thì thái tử cũng chết già ở Tần.

Thái tử Tăng khóc lóc hỏi kế, khách nói:

– Tần đang muốn cùng Ngụy thông hiếu, thái tử sao chẳng viết một phong thư đưa cho vua Ngụy, xin đón thái tử về nước.

Thái tử Tăng nói:

– Dù xin đón về, nhưng khi nào Tần chịu thả tôi ra?

Khách nói:

– Sở dĩ vua Tần muốn tôn Tín Lăng quân lên làm vua là chỉ vì sợ oai đó thôi, chứ không phải bản tâm muốn thế. Nếu thái tử xin đem nước theo Tần, thì tất là Tần phải bằng long, như vậy lo gì vua Tần chẳng ưng cho.

Thái tử Tăng bèn viết một bức thư nói rõ chư hầu đều qui phục Tín Lăng quân, nước Tần lại muốn lập ông ta lên làm vua, cuối cùng tỏ ý xin về, niêm phong cẩn mật, nhờ khách mật đưa cho vua Ngụy. Rồi đó vua Tần cũng viết hai phong thư, một đưa cho vua Ngụy, nói Chu Hợi bị bệnh chết, một gởi mừng Tín Lăng quân, lại có lễ vật kính biếu nữa.

Lại nói vua Ngụy nghe lời phao của những người về phe Tấn Bỉ thì đã sinh nghi rồi; đến khi sứ Tần mang quốc thư đến xin bãi chiến cầu hòa, hỏi rõ ý muốn, chỉ là vì kính mến Tín Lăng quân, lại tiếp được thư riêng của thái tử Tăng, thì lại càng nghi hoặc hơn nữa. Sứ thần lại đem thư và lễ vật đến phủ Tín Lăng quân, cố ý hở ra, để vua Ngụy biết.

Lại nói Tín Lăng quân nghe sứ Tần đến xin cầu hòa, bèn bảo tân khách rằng:

– Tần không có việc binh nhung, phải cầu gì Ngụy, tất là nó lại dung kế gì đây!

Nói chưa dứt lời thì có người báo là sứ Tần ở ngoài cửa, nói là vua Tần có đưa thư mừng. Tín Lăng quân nói:

– Kẻ làm tôi không có phép giao thiệp riêng!

Thư và lễ vật của vua Tần, Tín Lăng quân nhất định trả lại, hai ba lần sứ giả kính tỏ long thành của vua Tần, Tín Lăng quân đều nhất định cự tuyệt. Vừa lúc đó vua Ngụy cũng sai sứ đến đòi bức thư của vua Tần để xem. Tín Lăng quân nói:

– Vua Ngụy đã biết có thư, nếu ta nói không nhận tất vua Ngụy không tin.

Nói rồi liền sai sắp xe, đem cả phong thư và lễ vật của vua Tần để nguyên không động, dâng lên vua Ngụy, nói là đã hai ba lần từ chối, không dám mở ra, nay vua đòi xem thì cứ để nguyên mà dâng trình, nhờ lượng trên xét nghĩ.

Vua Ngụy nói:

– Trong thư tất có tình tiết, không mở xem tất không rõ.

Bèn mở ra xem, trong thư đại lược nói:

“Oai danh của công tử lừng lẫy khắp thiên hạ, vương hầu các nước đều nghiêng long mến phục. Công tử nên định ngày lên ngôi, để làm chủ chư hầu. Nhưng không biết ngày nào vua Ngụy nhường ngôi, lấy làm mong mỏi lắm. Có chút lễ mọn để tỏ long mừng mong công tử nhận cho”.

Vua Ngụy xem xong, đưa cho Tín Lăng quân xem. Tín Lăng quân tâu rằng:

– Người Tần hay lừa dối, bức thư này là để ly gián vua tôi ta. Hạ thần sở dĩ không nhận, chính là gì không biết trong đó họ nói gì, sợ mắc mưu họ.

Vua Ngụy nói:

– Công tử đã có cái long như thế, thì nên ở ngay trước mặt quả nhân, viết thư trả lời cho vua Tần.

Lập tức sai tả hữu lấy giấy bút đưa cho Tín Lăng quân viết thư, đại lược nói:

“Vô Kỵ này đã chịu ơn to của quốc vương tôi, dù chết cũng chưa báo đáp được. Nhà vua có nói đến việc lên ngôi, đó là một lời nói không thể đem dạy kẻ làm tôi được. Lễ vật của nhà vua ban cho, tôi thà chết không dám nhận”.

Viết xong trao thư cho sứ Tần và trả cả lễ vật cho đem về. Vua Ngụy cũng sai sứ tạ Tần và nói tuổi già muốn đón thái tử Tăng về nước. Vua Tần thuận cho. Thái tử Tăng đã về Ngụy, nói không nên dung Tín Lăng quân. Tín Lăng quân dẫu không ái náy gì, nhưng nghĩ vua Ngụy đã có ý nghi, bèn xưng bệnh không vào triều, trả lại tướng ấn, binh phù, ngày ngày chỉ cùng tân khách uống rượu và thường thường than cận phụ nữ để làm vui.

Lại nói Chiêu Tương vương nước Tần ở ngôi ba năm bị bệnh, thừa tướng Lã Bất Vi vào hỏi thăm. Lã Bất Vi nhân lúc ấy sai nội thị cầm phong thư kín đưa cho vương hậu, nhắc lại lời thề ngày trước. Vương hậu chưa quên tình cũ, bèn triệu Bất Vi vào cung tư thong. Bất Vi đem thuốc dâng vua, vua đau một tháng thì mất. Bất Vi rước thái tử Chính lên ngôi, bấy giờ mới có mười ba tuổi. Tần Vương Chính tôn Trang Tương hậu làm thái hậu, phong em là Thành Kiệu làm Trường An quân, việc nước đều do Lã Bất Vi quyết định, ví như Thái công, phong làm thượng phụ. Cha Bất Vi chết, tân khách các nước đến thăm đôngnhư chợ, xe ngựa chật đường, to hơn đám ma vua Tần. Năm đầu Tần Vương Chính, Lã Bất Vi biết Tín Lăng quân đã bị bỏ, bèn sai đại tướng Mông Vụ cùng Trương Đường đánh Triệu, hạ được thành Tân dương. Đến năm thứ ba, Lã Bất Vi lại sai Mông Vụ cùng Vương Hạt đánh Hàn, lấy được mười hai thành. Từ khi Tín Lăng quân bị bỏ tình giao hiếucủa Triệu, Ngụy cũng tuyệt. Hiếu Thành vương nước Triệu sai Liêm Pha đánh Ngụy, vây Phồn dương; sau vua Triệu nghe dèm pha bỏ Liêm Pha, Liêm Pha chạy sang Ngụy; vua Ngụy dẫu tôn làm khách tướng nhưng không trọng dụng.

Trong năm Tần Vương Chính thứ tư, Tín Lăng quân nước Ngụy vì vui chơi tửu sắc quá độ, bị bệnh mà chết, Phùng Hoan thương khóc quá cũng chết, tân khách tự đâm cổ chết theo có hơn trăm người, coi đó thì rõ Tín Lăng quân được sĩ phu tin yêu biết chừng nào!

Năm sau, vua Ngụy mất, thái tử Tăng nối ngôi, đó là Cảnh Mân vương. Tần biết Ngụy mất vua, Tín Lăng quân cũng chết rồi, định báo cái thù trận thua năm trước, sai Đại tướng Mông Ngao đánh ngụy, lấy được hai thành Toan Tảo, đặt ra Đông quận, không bao lâu lại lấy được Triều ca và Bộc dương, Cảnh Mân vương than rằng:

– Nếu Tín Lăng quân còn sống, chắc không để cho quân Tần tung hoành như thê!

Rồi sai sứ cùng Triệu thong hiếu. Vua Triệu cũng lo Tần đánh lấn không thôi, đang muốn ssai sứ đi hẹn các nước lại kết ước hợp tung để chống Tần, thì được tin nước yên cử Kịch Tân làm đại tướng mang mười vạn quân đến đánh. Kịch Tân là người Triệu khi còn ở Triệu có chơi tâan với Bàng Noãn, về sau Bàng Noãn làm quan ở Triệu, Kịch Tân sang theo Chiêu vương nước Yên, Chiêu vương dùng làm thái thú Kế quận. Đến đời vua Yên là Hi, bị tướng Triệu là Liêm Pha vây khốn trong đô thành, nhờ Tương Cừ đi giảng hòa mới được giải vây, lấy điều ấy làm xấu hổ. Tương Cừ dẫu làm tướng Yên, nhưng vẫn là do Triệu che chở vì vậy vua Yên vẫn không bằng lòng, nên được hơn năm, Cừ liền thác bệnh trả lại tướng ấn. Vua Yên bèn cử Kịch Tân làm tướng quốc, cùng mưu việc báo thù Triệu, nhưng vẫn sợ Liêm Pha nên không dám động binh; bấy giờ nhân thấy Liêm Pha đã chạy sang Ngụy, Bàng Noãn làm tướng, Kịch Tân có ý khinh, bèn xin vua Yên đem binh đi đánh Triệu, nói quyết bắt sống được Bàng Noãn. Vua Yên cả mừng cho đi, vua Triệu được tin, triệu Bàng Noãn bàn kế, Noãn nói:

– Kịch Tân tự cậy là tay túc tướng, tất có lòng khinh địch, xin sai Lý Mục ở dất Đại, dẫn quân đi về phía nam chẹn giữ lối sau, hạ thần đem một đạo quân đón đánh, làm cho Kịch Tân trước sau đều bị đánh, thì có thể bắt sống được.

Vua Triệu theo kế ấy. Lại nói Kịch Tân kéo quân thẳng đến địa giới Thường sơn, Bàng Noãn đóng quân oqr Đông viên, Kịch Tân nghĩ đã kéo quân vào sâu, nếu Bàng Noãn cứ giữ vững không ra đánh thì không bao giờ thành công, liền hỏi các tướng bộ hạ có ai dám ra khiêu chiến. Lật Nguyên là con Lật Phúc muốn báo thù cha hớn hở xin đi. Kịch Tân lại cử Vũ Dương Tĩnh đi giúp sức, Kịch Tân cấp cho một vạn tinh binh, khiến xông vào quân Triệu. Bàng Noãn sai Nhạc Thừa, Nhạc Gian chia hai toán tả hữu để đợi, mà tự mình đem quân ra đánh. Hai bên đánh nhau chừng hơn hai mươi hợp, một tiếng pháo nổ hai toán tả hữu quân Triệu đều tiến, dung cung nỏ cứng bắn tua tủa vào quân Yên. Vũ Dương Tĩnh bị mũi tên chết ngay. Lật Nguyên không địch nổi bỏ chạy. Bàng Noãn cùng hai tướng đuổi theo chém giết, một vạn quân Yên bị chết hơn ba nghìn. Kịch Tân giận quá,vội mang đại quân đi tiếp ứng, thì Bàng Noãn trở về dinh rồi. Kịch Tân đánh thành không được, bèn sai người đưa thư, hẹn Bàng Noãn ngày mai ngồi xe không,ra trận chào nhau. Bàng Noãn bằng long, hai bên đều dự bị, đến hôm sau hai bên cùng bày thành trận thế, giao hẹn không được bắn tên ngầm. Bàng Noãn ngồi x era đứng ở trận trước, mời Kịch Tân ra hội diện. Kịch Tân cũng cỡi xe đi ra, Bàng Noãn ở trong xe cúi chào nói rằng:

– Xin mừng tướng quân răng tóc vẫn không việc gì?

Kịch Tân nói:

– Nhớ khi xưa tôi từ biệt ngài bỏ nước Triệu mà đi, thấm thoát đã hơn bốn mươi năm rồi, tôi đã già yếu mà ngài cũng đã có tuổi, người ta ở đời cực ngắn ngủi chẳng được là bao!

Bàng Noãn nói:

– Tướng quân thấy Chiêu vương biết kính trọng kẻ sĩ, bỏ Triệu sang Yên, nhất thời các tay hào kiệt theo về rất đông. Nhưng nay đền Hoàng kim cỏ mọc đã dày, mộ Chiêu vương cây đã vừa ôm; Tô Đại, Trâu Diễn, cũng đã nối gót qua đời, Xương Quốc quân cùng về với nước tôi. Khí vận nước Yên, coi đó cũng đủ biết. Lão tướng quân tuổi ngoại sáu mươi, cô quạnh ở trong triều của một vị vua đã gần suy, thế mà còn tham luyến binh quyền, cầm hung khí mà làm việc nguy hiểm, để làm gì vậy?

Kịch Tân nói:

– Tôi chịu hậu ân ba đời vua Yên, dù thịt nát xương tan cũng khó báo đền; nhân lúc tuổi thừa này, muốn vì nước nhà rửa cái thù Lật Phúc.

Bàng Noãn nói:

– Lật Phúc vô cớ, đánh ấp Cảo nước tôi, tự mua lấy cái thua, đó là tự Yên phạm Triệu chứ không phải Triệu phạm Yên.

Hai bên ngồi trong xe, kẻ nói đi người nói lại, Bàng Noãn bỗngnói to lên rằng:

– Ai lấy được đầu Kịch Tân, thì thưởng ba trăm lạng vàng!

Kịch Tân nói:

– Sao túc hạ khinh tôi quá thế? Tôi há lại không lấy được đầu túc hạ sao?

Rồi cầm lệnh tiễn vẫy một cái, Lật Nguyên dẫn quân xông ra đánh. Tức thì hai bên cùng ra sức đánh nhau. Quân Yên bị hại nhiều hơn quân Triệu. Trời tối, hai bên cùng thu quân. Kịch Tân về dinh buồn bã không vui, đang lo tính phân vân, bỗng thấy quân báo là Bàng Noãn sai người đến đưa thư. Kịch Tân sai người ra cầm vào, thấy bức thư phong kính hai ba lần, mở ra xem, đại lược nói:

– “Tướng giữ Đại châu là Lý Mục đem quân đánh úp Đốc cương, chẹn sau lưng ngài, ngày nên về ngay, nếu không thì không kịp, tôi nghĩ đến chút giao tình ngày trước, xin bảo thật để ngài biết”.

Kịch Tân nói:

– Bàng Noãn chỉ muốn làm nao lòng quân ta mà thôi, cho dù quân Lý Mục đến thật, ta có sợ gì?

Rồi viết thư trả lời nói ngày mai lại quyết chiến. Sứ Triệu về rồi, Lật Nguyên ngỏ lời rằng:

– Lời Bàng Noãn không nên không tin, Vạn nhất Lý Mục dẫn quân đánh úp sau lưng, quân ta trước sau đều bị đánh thì phải làm thế nào?

Kịch Tân cười nói rằng:

– Ta cũng nghĩ đến điều đó. Vừa rồi ta nói là để cho vững lòng quân mà thôi.

Rồi bảo Lật Nguyên mật truyền quân lệnh, luôn ban đêm rút lui về. Còn mình đi đoạn hậu, để chống quân đuổi theo. Không ngờ Bàng Noãn dò biết việc ấy, cùng Nhạc Thừa, Nhạc Gian chia ba đường đuổi theo. Kịch Tân vừa đánh vừa chạy, đến song Long toàn, bỗng có thám tử báo là mặt trước có quân Đại châu kéo đến, Kịch Tân sợ quá, cho là Bàng Noãn quả không nói dối, bèn không dám đi về phía bắc, dẫn quân đi về phia đông, muốn theo đường Phụ thành, chạy về Liên dương. Bàng Noãn đuổi kịp, hai bên lại đại chiến ở song Hồ lư. Kịch Tân bị thua than rằng:

– Ta còn mặt mũi nào làm tù nước Triệu nữa!

Rồi tự đâm cổ mà chết. Lật Nguyên bị Nhạc Gian chém chết, hơn ba vạn quân bị giét, còn đều tan chạy hoặc đầu hang. Quân Triệu đại thắng. Bàng Noãn lại cùng Lý Mục hợp quân đánh lấy Vũ trại và Phương thành. Vua Yên phải than hành đến nhà Tương Cừ, cầu đứng làm sứ đi sang quân Triệu nhận tội xin hòa. Bàng Noãn nễ Tương Cừ, cho hòa rồi kéo quân về, còn Lý Mục vẫn ở lại giữ Đại châu. Vua Triệu ra tận ngoài thành đón Bàng Noãn, khen rằng:

– Tướng quân vũ dũng như thế, thì cũng như Liêm Pha, Lạn Tương Như còn ở nước Triệu vậy.

Bàn Noãn nói:

– Người Yên đã phục, nhân lúc này nên hợp tung các nước để cùng chống Tần.

Chương 103: Lý Quốc cữu tranh quyền giết Hoàng Yết – Phàn Ô Kỳ truyền lệnh đánh vua Tần

Bàng Noãn muốn nhân cái oai vừa đánh được nước Yên, mà hợp tung các nước lại để cùng cự Tần. Trừ nước Tề đã theo Tần, còn Hàn, Ngụy, Sở, Yên, đều phát binh, nhiều thì bốn năm vạn, ít cũng hai ba vạn, cùng suy tôn tướng quốc nước Sở là Xuân Thân quân làm thượng tướng. Hoàng Yết không theo như các quân đánh Tần bấy lâu chỉ tiến đến cửa Hàm cốc, mà cùng chư tướng chia quân làm năm đạo tiến đánh Đông quan, muốn nhắm chỗ quân Tần không để ý phòng bị, mà đánh vào. Thừa tướng Tần là Lã Bất Vi sai các tướng Mông Ngao, Vương Tiễn, Hoàn Xỉ, Lý Tín, nội sử Đằng đều đam năm vạn quân ra đối địch. Bất Vi theo như kế của Vương Tiễn, cho rằng quân Sở đã hơn ba mươi năm nay không đánh nhau với nước nào, không quen chiến trận, nếu hợp cả quân năm dinh lại đánh một mình quân Sở, thì Sở tất thua, Sở thua thì quân bốn nước kia cũng phải rút. Bấy giờ Lý Tín vì có lương thảo chở đến chậm chạp, muốn chém viên tướng đốc lương là Cam Hồi, chư tướng hết sức xin mới tha nhưng phạt đánh hơn trăm roi, Cam Hồi căm giận, đêm chạy sang quân Sở, đem kế Vương Tiễn bảo cho biết. Hoàng Yết sợ quá, không kịp báo các dinh, chỉ truyền lệnh riêng cho quân Sở rút lui. Vương Tiễn biết quân Sở đã trốn, liền đem quân đánh dinh Triệu, các quân Yên, Hàn, Ngụy đều đến cứu, chỉ có quân Sở là không thấy. Bàng Noãn cho dò xét biết là quân Sở đã bỏ trốn rồi, bèn than rằng:

– Việc hợp tung từ nay thế là thôi!

Rồi cùng các nước rút quân về. Hoàng Yết về Sính thành, bốn nước đều sai người đến trách rằng Sở làm tung ước trưởng, làm sao không báo cho quân các nước biết mà lại bỏ về trước. Vua Sở trách Hoàng Yết, Hoàng Yết vừ thẹn, vừa sợ, không biết đáp lại thế nào.

Lại nói vua Sở ở ngôi đã lâu mà không có con, Hoàng Yết cho tìm những người đàn bà có tướng nhiều con để dâng nhưng cũng không thấy người nào có chửa cả. Có người nước Triệu là Lý Viên, làm xá nhân ở trong nhà Hoàng Yết, có người em gái là Lý Yên có nhan sắc, muốn tiến lên vua Sở, lại sợ lâu ngày không có con thì không được vua yêu mãi, trong long trù trừ, muốn trước hãy đem em gái dâng Hoàng Yết, đợi có mang rồi sẽ dâng lên vua Sở, may mà sinh con trai, về sau tất được làm vua Sở, tức là cháu mình vậy, lại nghĩ nếu mình tự đem em gái dâng, thì không được quí trọng, phải nghĩ ra một kế để tự Hoàng Yết phải cầu mình. Nghĩ vậy rồi xin phép năm ngày về nhà, cố ý trễ hạn, đợi mười ngày rồi mới đến. Hoàng Yết hỏi sao đến trễ, Lý Viên nói:

– Tôi có đứa em gái tên là Yên có chút nhan sắc, vua Tề nghe tiếng sai sứ đến tìm, tôi cùng sứ giả uống rượu vài ngày, cho nên sai hẹn.

Hoàng Yết nghĩ thầm con gái mà tiếng đồn đến tận nước Tề, chắc phải đẹp lắm, bèn hỏi rằng:

– Đã nhận lễ chưa?

Lý Viên nói:

– Còn đương bàn, chưa có lễ đem đến.

Hoàng Yết nói:

– Có thể cho ta xem mặt được không?

Viên nói:

– Tôi đã vào cử ngài, thì em gái tôi cũng là hạng tì thiếp nhà ngài, tôi đâu dám không dâng mệnh.

Rồi về nhà bảo em gái trang sức lịch sự mà đưa vào tướng phủ. Hoàng Yết trông thấy cả mừng, ngay đêm ấy cho Lý Viên hai đôi bạch bích, ba trăm cân vàng, bảo để em gái ở lại làm thiếp. Chưa được ba tháng, nàng Lý Yên đã thụ thai, Viên hỏi riêng em gái rằng:

– Làm thiếp với làm phu nhân đằng nào sang hơn?

Yên cười nói:

– Làm thiếp bằng thế nào được làm phu nhân.

Viên lại hỏi:

– Làm phu nhân với làm vương hậu đằng nào sang hơn?

Yên lại cười nói:

– Vương hậu sang hơn chứ!

Viên nói:

– Mày ở trong tướng phủ chẳng qua chỉ là một người thiếp yêu, nay vua Sở không có con trai, mà mày thì có thai, nếu tiến vào vua Sở, ngày sau nếu sinh con trai, tất được làm vua, mày sẽ được làm thái hậu, há chẳng hơn làm thiếp ư?

Bèn dạy cách nói năng, dặn khi hầu hạ, chăn gối, cứ nói như thế, tất Hoàng Yết phải nghe theo. Lý Yên vâng lời, đến đêm, trong lúc nằm hầu, bèn nói với Hoàng Yết rằng:

– Vua Sở yêu mến tướng quốc, dẫu an hem ruột cũng không bằng. Nay tướng quốc cầm quyền nước Sở đã hơn hai mươi năm, mà vua Sở chưa có con, một mai vua mất đi, tất dựng anh em lên, an hem vua đối với tướng quốc không có ân tình gì, tất sẽ lập người thân yêu của mình lên làm tướng quốc, bấy giờ tướng quốc hẳn chẳng còn quyền thế gì nữa!

Hoàng Yết nghe nói đang ngẫm nghĩ chưa đáp, thì nàng Yên lại nói:

– Thiếp không những chỉ lo thế mà thôi đâu. Tướng quốc cầm quyền lâu ngày, nhiều lúc thất lễ với anh em vua, họ mà được lập lên, thì họa sẽ đến thân tướng quốc ngay, há chỉ phải mất cái phong ấp ở Giang đông mà thôi ư?

Hoàng Yết ngạc nhiên nói:

 Nàng nói rất phải. Thế mà ta không nghĩ đến. Vậy biết tính thế nào?

– Thiếp có một kế không những khỏi họa mà lại còn sinh phúc, nhưng nghĩ cũng thẹn thùng, khó nói ra lời, mà nói ra chưa chắc tướng quốc đã nghe cho, nên thiếp lại không dám nói.

Hoàng Yết nói:

– Nàng vì ta nghĩ kế, khi nào ta lại không nghe.

Lý Yên nói:

– Thiếp nay thấy trong mình đã có thai, mà người ngoài còn chưa biết. Lại may thiếp hầu tướng quốc cũng chưa lâu. Nếu tướng quốc đem dâng thiếp lên vua Sở, vua tất yêu thiếp, nhờ trời sinh được con trai, ngày sau tất làm con đích, thế là con trai tướng quốc sẽ được lên làm vua; như vậy tướng quốc chiếm được cả nước Sở, chẳng hơn chịu cái họa tài trời ư?

Hoàng Yết nghe nói như người mê ngủ mới tỉnh, cả mừng nói rằng:

– Thiên hạ có người đàn bà khôn ngoan như thế ,thực hơn bọn đàn ông nhiều.

Hôm sau, Hoàng Yết cho đòi Lý Viên vào nói cho biết ý ấy, rồi mật đem Lý Yên ra ở nhà riêng. Hoàng Yết vào nói với vua Sở rằng:

– Tôi có nghe nói em gái Lý Viên tên là Yên, có nhan sắc đẹp, thầy tướng đều nói là dễ sinh nở, vua Tề đang sai người đến tìm. Đại vương nên cho người đến trước, đòi ngay vào cung.

Vua Sở liền sai nội thị ra đòi Lý Yên vào cung, Yên vốn khéo chiều, được vua Sở rất yêu chuộng. Đến kỳ ở cữ, Yên sinh đôi được hai con trai, trưởng là Hàn, thứ là Do. Vua Sở mừng quá, bèn lập Lý Yên làm vương hậu, con trưởng là Hàn làm thái tử, Lý Viên làm quốc cữu, được tin dùng ngang với Hoàng Yết. Lý Viên là người có nhiều trá thuật, ngoài mặt thì phụng sự Hoàng Yết rất kính cẩn, mà trong lòng thì thực ghen ghét. Kịp khi vua Sở ốm nặng mãi không khỏi, Lý Viên nghĩ đến việc em gái có mang sẳn, chỉ có Hoàng Yết biết, ngày sau thế tử làm vua, xử trí không tiện, chi bằng tìm cách giết đi cho kín chuyện. Bèn sai người đi tìm các tay dũng sĩ, đem về nuôi ở trong nhà, cho ăn mặc rất hậu để lấy long. Người khách là Chu Anh dò biết mưu ấy bèn đến yết kiến Hoàng Yết nói rõ cho biết và xin Hoàng Yết giết chết Lý Viên để khỏi hại về sau. Hoàng Yết vút râu cười khà khà nói rằng:

– Lý Viên là người hèn yếu, vả lại thờ ta rất kính cẩn, khi nào lại có việc ấy!

Chuc An nói:

– Bây giờ ngài không nghe tôi, lúc hối thì đã muộn rồi!

Hoàng Yết bảo Chu Anh hãy lui về, để xét xem sao đã, nếu cần sẽ cho mời đến. Chu Anh lui ra, cách ba ngày vẫn không thấy Hoàng Yết làm gì, biết là Hoàng Yết không nghe lời mình, sợ ở lại sẽ bị vạ lây, liền chẳng từ biệt, bỏ đi đến ẩn ở Ngũ hồ. Chu Anh đi được mười bảy ngày thì vua Sở chết. Lý Viên đã dặn sẳn nội thị, nếu có sự biến thì trước hết báo cho mình biết, lúc ấy được tin, liền đi ngay vào cung giữ kín không phát tang, đoạn sai tử sĩ phục ở trong cửa, đợi đến lúc mặt trời lặn mới sai người ra báo Hoàng Yết. Hoàng Yết kinhngạc, không bàn với Tân khách, liền sai sắp xe đi ngay, mới đến cửa, thì tử sĩ hai bên xông ra, miệng nói vâng theo mật chỉ của vương hậu, giết kẻ mưu phản là Hoàng Yết. Hoàng Yết biết có việc biến, vội quay x era, các thủ hạ đã bị đánh chạy tan cả. Lý Viên bèn chém đầu Hoàng Yêt quăng ra ngoài thành, đóng chặt cửa lại rồi mới phát tang, lập thái tử Hàn lên ngôi, đó là U vương, bấy giờ mới lên sáu tuổi. Lý Viên tự làm tướng quốc, một mình chuyên chính, tôn Lý Yên làm vương thái hậu, truyền lệnh giết hết cả họ Hoàng Yết, thu lại ấp ăn lộc. Từ khi Lý Viên cầm quyền, các tân khách của Hoàng Yết đều tan đi hết, các công tử cũng đều bị xa bỏ, không được làm việc gì, vua thì còn bé, vương hậu thì góa bụa, chính sự ngày thêm rối loạn, nước Sở càng ngày càng suy.

Lại nói Lã Bất Vi giận việc năm nước hợp binh đánh Tần mà chủ mưu là Bàn Noãn nước Triệu, bèn sai Mông Ngao cùng Trương Đường đốc năm vạn quân đi đánh Triệu, lại sai Trường An quân là Thành Kiệu cùng Phàn Ô Kỳ đem năm vạn quân đi sau tiếp ứng. Có người khách hỏi Bất Vi rằng:

– Trường An quân còn bé, e không thể làm đại tướng!

Bất Vi mỉm cười nói rằng:

– Điều đó không phải nhà ngươi có thể biết được!

Vua Triệu được tin quân Tần đến đánh, lại cử Bàng Noãn làm đại tướng đem mười vạn quân chống cự. Bàng Noãn vốn là tay kiện tướng có nhiều mưu trí, lại được quân Triệu đều một lòng quyết chiến, bổ vây được tướng Tần là Trương Đường ở Đô sơn, Mông Ngao đến cứu lại càng ra sức phòng giữ, bọn Mông Ngao không sao đánh được, phải sai sứ giả trở lại Đồn lưu giục Trương An quân kíp đem quân đến..

Trường An quân Thành Kiệu mới có mười bảy tuổi, không hiểu việc quân, bèn triệu Phàn Ô Kỳ vào bàn. Ô Kỳ vốn biết việc Bất Vi đem người con thiếp có chửa sẳn dâng vua Tần để mưu chiếm nước, bèn đuổi các tả hữu ra ngoài rồi kể rõ đầu đuôi việc ấy cho Thành Kiệu nghe và nói:

– Vua nay không phải là cốt huyết của tiên vương, chính ngài mới là đích tử. Văn Tín hầu ngày nay đem binh quỳen trao cho ngài, không phải là có ý tốt đâu, mà chỉ vì sợ việc tiết lậu, tất ngài sẽ làm khó khăn cho vua bây giờ, cho nên giả cách tin dung, thực là muốn đuổi ngài ra bên ngoài. Văn Tín hầu ra vào cung cấm cùng thái hậu thông dâm, không còn ai ngăn cấm. Vợ chồng cha con hội hợp một nơi, chỉ ghen ghét một mình ngài mà thôi. Nếu Mông Ngao bị thua thì tất họ sẽ mượn cớ ấy để bắt tội ngài, nhẹ thì tước tịch, nặng thì giết chết, cơ đồ họ Doanh sang tay họ Lã, người trong nước ai nấy đều cho đó là việc tất nhiên. Ngài không kịp thời mưu tính thì không được!

Thành Kiệu nói:

– Nếu túc hạ không nói ra, thì tôi không biết đấy. ngày nay nên làm thế nào?

Phàn Ô Kỳ nói:

– Nay Mông Ngao bị khốn ở Triệu, chưa về được mà ngài tay cầm trọng binh, nếu truyền hịch kể tội gian dâm của chúng và nói rõ việc gian trá ở trong cung đình, thì thần dân tất sẽ vui theo mà tôn ngài lên ngôi để làm chủ xã tắc!

Thành Kiệu hăng hái vỗ gươm nói rằng:

– Đại trượng phu dẫu chết thì thôi chứ khi nào lại chịu khuất tất làm tôi tớ con thằng lái buôn! Việc ấy xin tùy tướng quân mưu tính!

Phàn Ô Kỳ bèn nói dối sứ giả về báo Mông Ngao là đại quân sắp đến, nên phòng giữ cẩn mật. Sứ giả đi rồi, Phàn Ô Kỳ liền thảo tờ hịch phát đi các nơi, trong hịch dung lời Thành Kiệu để kể tội Bất Vi, và xin cùng thần dân đứng lên trừ kẻ gian tặc, lời lẽ hùng hồn và thống thiết lắm. Hịch văn đã phát đi, Phàn Ô Kỳ liền đánh lấy hai thành Trường tử và Hồ quan để được mạnh thêm thế lực. Người nước Tần vẫn nghe việc Lã Bất Vi dâng thiếp, lúc ấy lại nghe những lời kể trong tờ hịch thì đều tin là thực, nhưng đều sợ oai Lã Bất Vi, không nơi nào dám hưởng ứng cả. Trương Đường được tin Thành Kiệu làm phản, vội chạy về Hàm dương cáo cấp. Vua Tần thấy tờ hịch thì nổi giận, đòi Lã Bất Vi vào bàn kế. Bất Vi nói:

– Thành Kiệu ít tuổi, không biết gì, chắc là Phàn Ô Kỳ xui xiểm. Ô Kỳ hữu dũng vô mưu, hễ đem quân đến là bắt được ngay, không can chi phải quá lo.

Bèn cử Vương Tiễn làm đại tướng, Hàn Xỉ, Vương Bí làm tả hữu tiên phong, đem một vạn quân đi đánh Trường An quân.

Lại nói Mông Ngao chống nhau với Bàng Noãn, chờ mãi không thấy TrườngAn quân đến tiếp ứng, còn đang nghi hoặc bỗng tiếp được hịch văn, cả sợ nói rằng:

– Ta cùng Trường An quân đồng sự, nay đánh Triệu không công mà Trường An quân lại làm phản, tất ta cũng bị tội lây, chi bằng ta quay lại đánh kẻ nghịch tặc ấy để gở tội cho mình.

Bèn truyền lệnh rút quân, chi làm ba đội tự mình đi đoạn hậu, không ngờ đi đến giữa chừngbị quân Triệu phục ở hai bên đường xông ra đánh. Mông Ngao mình bị trọng thương, còn ra sức giết chết được vài chục người, tự tay bắn đại tướng Triệu là Bàng Noãn trúng sườn. Quân Triệu vây mấy vòng, tên bắn tua tủa như lông nhím. Mông Ngao bị thương nặng chết ở dưới núi Thái Hàng. Bàng Noãn đắc thắng đem quân về Triệu, vì vết thương không khỏi nên chẳng bao lâu cũng chết.

Lại nói bọn Trương Đường, Vương Tiễn đem quân đến Đồn Lưu. Thành Kiệu sợ quá, Phàn Ô Kỳ nói:

– Vương tử ngày nay đã ở cái thế cỡi hổ, không xuống được nữa. Phương chi ta còn có mười lăm vạn quân, có thể liều đánh một trận, chưa biết ai được ai thua, can chi mà sợ? Bèn bày trận ở dưới thành để đợi. Vương Tiễn cũng bày trận đánh, rồi bảo Phàn Ô Kỳ rằng:

– Nước nhà có phụ gì mày, mà mày lại dụ Trường An quân làm phản?

Phàn Ô Kỳ đáp:

– Tần Chính tức là con gian sinh của Lã Bất Vi, ai cũng biết thế. Chúng ta mấy đời chịu ơn nước, nở nào nhìn hương quả họ Doanh vào tay họ Lã! Trường An quân mới thật là con của tiên vương, nên ta cùng kéo quân thẳng vào Hàm dương, trừ đứa dâm, giết vua ngụy, tôn lập Trường an quân làm vua, tướng quân không mất vị phong hầu, cùng hưởng phú quí, há chẳng hay lắm ru?

Vương Tiễn nói:

– Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra, mày dám đặt đều ô miệt đại vương, gây nên cái vạ diệt tộc ấy, lại còn nói khéo, làm rối lòng quân, hễ bắt được sẽ chạt thây làm mười đoạn!

Phàn Ô Kỳ cả giận, hằm hằm múa dao xông vào, quân Tần thấy Ô Kỳ dữ tợn quá, đều tan chạy cả. Vương Tiễn thấy Ô Kỳ kiêu dũng như thế, khó đã đánh được, nghĩ thầm phải dùng kế bắt sống. Rồi một mặt sai Dương Đoan Hòa là khách cũ của Trường An quân đem thư đến thành Đồn Lưu, lẻn giao cho Trường An.

Chương 104: Cam La còn bé làm quan lớn – Lao Ái gian dâm loạn cung tần

Lại nói Vương Tiễn đóng quân ở núi Phục long, Phàn Ô Kỳ luôn mấy ngày đều đem hết quân tinh nhụê đến khiêu chiến, nhưng Vương Tiễn bền giữ không ra. Ô Kỳ cho là Vương Tiễn nhát, toan chia quân đi cứu Trường Tử, Hồ Quan, thì được tin hai thành ấy đã thất thủ, sợ quá, bèn lập đồn ở ngoài thành để Trường An quân được yên long. Vương Tiễn đã lấy được hai thành Trường tử và Hồ quan, chắc thành Đồn lưu cô thế, định kéo đại binh đi đánh, thì vua Tần sai sứ đến, một là để khoa thưởng quân sĩ, hai là báo cho Vương Tiễn biết về vua Tần rất căm giận Ô Kỳ cần phải bắt sống giải về để tự tay vua Tần chém chết mới hả lòng. Vương Tiễn dẫn đại binh đến đánh Đồn lưu. Thành Kiệu nghe tin mất hai thành, sai người kíp đòi Phàn Ô Kỳ vào bàn. Ô Kỳ nói:

– Chỉ trong sớm tối là ta sẽ đánh một trận quyết định. Nếu đánh không được, tôi xin cùng vương tử chạy sang nước Yên, nước Triệu, lien hợp chư hầu cùng giết vua Tần để yên xã tắc.

Nói xong, Ô Kỳ lại trở về bản dinh. Được tin tướng Tần là Tần Thắng đến khiêu chiến, Ô Kỳ liền mang quân ra đón đánh. Chừng vài hợp, Tần Thắng bỏ chạy. Ô Kỳ cậy khỏe đuổi theo, được chừng năm dặm, gặp hai toán phục binh xong ra đánh. Ô Kỳ thua to, vội thu quân về, thì Vương Tiễn đã giàn khắp dưới thành. Ô Kỳ hăng hái ra oai, mở một con đường máu để vào trong thành. Vương Tiễn liền hợp quân lại bổ vây bốn mặt, đánh phá rất gấp. Ô Kỳ tự than đi tuần thành, luôn ngày đêm không biết mỏi mệt. Dương Đoan Hòa ở trong thành thấy sự thế đã nguy lắm rồi, nhân ban đêm liền xin vào yết kiến Thành Kiệu, nói rõ lẽ lợi hại, thế mạnh yếu của Thành Kiệu đối với vua Tần và nói Thành Kiệu nghe Phàn Ô Kỳ mà đánh lại vua Tần là đã làm một việc rất nguy hiểm. Thành Kiệu tỏ ý hối hận và hỏi nên làm thế nào. Đoan Hòa liền đưa ra bức mật thư của Vương Tiễn. Thành Kiệu mở ra xem, đại ý nói rằng:

– “Như ngài, kể thân thì em vua, kể quí thì là phong hầu, cớ sao lại nghe lời nói không đâu ,làm cái việc bất trắc, tự gây cái chết cho mình, há chẳng đáng tiếc lắm ru? kẻ thủ xướnglà Phàn Ô Kỳ, nếu ngài chém lấy đầu nó đem nộp, rồi bó tay chịu tội, thì tôi xin bảo tấu và nhà vua tất sẽ tha ngài. Nếu còn trù trừ không quyết thì hối không kịp nữa!”

Thành Kiệu xem xong, chảy nước mắt nói rằng:

– Phàn tướng quân là người trung nghĩa, sao ta nở long giết cho được?

Đoan Hòa thấy Thành Kiệu không nghe lời, toan bỏ đi, Thành Kiệu cố lưu lại. Hôm sau Phàn Ô Kỳ vào yết kiến Thành Kiệu, nói rằng:

– Quân Tần thế mạnh, long người sợ hãi, thành này mất đến nơi rồi. Tôi xin cùng vương tử chạy sang Yên, Triệu để tính cuộc sau này vậy.

Thành Kiệu nói:

– Họ hang tôi đều ở Hàm dương, nay đi nước khác biết người ta có nhận không?

Phàn Ô Kỳ nói:

– Các nước đều đang cay đắng về sự hung bạo của nước Tần, lo gì người ta chẳng nhận!

Đang nói, có tin báo là quân Tần khiêu chiến ở cử nam. Phàn Ô Kỳ thúc gịuc mấy lần bảo rằng:

– Bây giờ vương tử không đi, sau này không thể ra được nữa!

Thành Kiệu do dự không quyết, Phàn Ô Kỳ lại phải cầm đao lên xe đi ra cửa nam đánh nhau với quân Tần. Dương Đoan Hòa bảo Thành Kiệu lên thành xem đánh nhau, thì thấy Ô Kỳ không chống nổi, phải chạy về dưới thành, và đang gọi to bảo mở cửa. Dương Đoan Hòa cầm kiếm đứng bên Thành Kiệu, thét rằng:

– Trường An quân đã đem cả thành đầu hang rồi, Phàn Ô Kỳ đi đâu thì đi, đứa nào dám mở cửa thành thì sẽ chém đầu!

Nói rồi bèn lấy ở trong tay áo ra một lá cờ trên có chữ “hàng”. Những người xung quanh đều là than thích với Đoan Hòa, liền dựng lá cờ “hang” lên, không kể gì đến Thành Kiệu. Thành Kiệu chỉ biết chảy nước mắt mà thôi. Ô Kỳ thở dài nói rằng:

– Thằng nhãy con này không bõ giúp!

Quân Tần vây Ô Kỳ mấy vòng, vì có lệnh của vua Tần bảo phải bắt sống Ô Kỳ nên quân Tần không dám bắn tên ngầm. Ô Kỳ lại liều chết đánh lấy lối ra, chạy sang nước Yên. Vương Tiễn đuổi theo không kịp. Dương Đoan Hòa bảo Thành Kiệu mở cửa để đón quân vào thành. Vương Tiễn sai đem giam Thành Kiệu vào công quán, khiến người về Hầm dương báo tiệp và xin nghị xử Thành Kiệu như thế nào. Tần thái hậu xõa tóc xin tha chết cho Thành Kiệu, và xin Lã Bất Vi nói hộ. ần Vương Chính giận nói rằng:

– Không giết đứa phản tặc đi, thì bọn cốt nhục chúng nó sẽ làm phản hết!

Rồi sai truyền lệnh cho Vương Tiễn chém Thành Kiệu bêu đầu ngay ở Đồn lưu, phàm quân lính và quan lại theo Thành Kiệu đều bị chém cả. Nhân dân ở trong thành ấy đều dời đến Lâm thao; một mặt treo thưởng mua Phàn Ô Kỳ, ai bắt được đem nộp thưởng cho năm thành. Sứ giả đến Đồn lưu truyền mệnh vua Tần, Thành Kiệu nghe không được tha, tự thắt cổ chết ở quán xá. Vương Tiễn sai chặt đầu đem bêu ở cử thành, quân lính và quan lại bị giết chết đến vài vạn người, nhân dân bị dời đi hết, trong thành sạch không.

Lại nói Tần Vương Chính tuổi đã trưởng thành, mình dài tám thước năm tấc, thông minh lỗi lạc, anh vĩ khác thường, việc gì cũng biết tự chủ trương lấy, không để thái hậu và Lã Bất Vi quyết định nữa. Cái loạn Trường An quân đã dẹp xong, Tần vương lại muốn báo thù cho Mông Ngao bèn hợp quần thần bàn việc đánh Triệu. Thái Trạch hiến kế, xin tự mình sang dụ nước Yên bỏ Triệu mà theo Tần, để cho Triệu phải cô thế, rồi sẽ cùng đánh Triệu. Kế ấy thành, vua Yên bèn sai thái tử Đan làm con tin ở Tần và xin Tần cho một viên đại thần sang làm tướng nước Yên. Lã Bất Vi muốn sai Trương Đường đi, Trương Đường nghĩ mình mấy lần đánh Triệu, người Triệu thù oán lắm, nay sang Yên, tất phải đi qua Triệu, vậy không thể đi được. Bất Vi hai ba lần này ép, Trương Đường vẫn một mực không nghe. Bất Vi trở về phủ, có vẽ buồn bã không vui. Môn khách có Cam La, tức là cháu Cam Mậu, mới mười hai tuổi, hỏi rằng:

– Thừa tướng có điều gì nghĩ ngợi thế?

Bất Vi nói:

– Trẻ con biết gì mà dám hỏi ta!

Cam La nói:

– Đã làm khách ở nhà ngài đây, là phải cùng ngài chia lo sẻ buồn. Ngài có việc mà không cho tôi biết, dù tôi có muốn hết lòng cũng không làm sao được.

Bất Vi nói:

– Nay Yên đã theo Tần, và đã sai thái tử Đan sang làm con tin rồi, ta muốn sai Trương Đường sang làm tướng nước Yên, mà hắn không chịu đi, nên ta lấy làm buồn lắm.

Cam La nói:

– Đó là việc nhỏ, sao không nói trước, để tôi đi bảo cho.

Bất Vi nổi giận mắng rằng:

– Bước! Bước! Ta tự đến nhà bảo mà hắn còn chẳng nghe, nữa là thằng trẻ con mà lại bảo hắn được à?

Cam La nói:

– Xưa kia Hạng Thác lên bảy tuổi đã làm thầy Khổng Tử, nay tôi mười hai tuổi, còn lớn hơn Thác năm tuổi, hãy cứ để tôi đi, nếu không được việc, bấy giờ ngài sẽ mắng. Sao ngài lại quá khinh kẻ sĩ mà làm mặt giận dữ như vậy?

Bất Vi nghe nói lấy làm lạ, bèn đổi sắc mặt mà tạ rằng:

– Nếu cậu có thể khiến Trương Khanh đi được, việc thành tôi sẽ cử cậu làm quan khanh.

Cam La hớn hở ra đi, đến yết kiến Trương Đường. Dẫu biết Cam La là môn khách nhà Văn Tín hầu, Trương Đường cũng khinh là trẻ con, mới nói rằng:

– Cậu đến đây có việc gì?

Cam La nói:

– Tôi đến viếng ngài đây!

Trương Đường nói:

– Tôi có việc gì mà viếng?

Cam La nói:

– Công của ngài ví với Vũ An quân thế nào?

Đường nói:

– Công Vũ An quân to lắm, tôi đây không bằng một phần mười.

Cam La nói:

– Vậy thì Ứng hầu làm thừa tướng ở Tần, so với Văn Tín hầu, ai được chuyên quyền hơn?

Trương Đường nói:

– Ứng hầu không được chuyên quyền bằng Văn Tín hầu.

Cam La nói:

– Ngài biết rõ quyền của Văn Tín hầu trọng hơn Ứng hầu đáy chứ?

Đường nói:

– Làm sao không biết?

Cam La nói:

– Xưa Ứng hầu muốn sai Võ An quân đi đánh Triệu. Võ An quân không chịu đi; vì Ứng hầu giận, mà Võ An quân phải bỏ Hàm dương đi, chết ở Đỗ Bưu. Nay Văn Tín hầu tự mời ngài sang làm tướng nước Yên, mà ngài không chịu đi, cái điều mà Ứng hầu không thể dung được ở Võ An quân, Văn Tín hầu lại dụng được ở ngài ư? Vậy ngài sắp chết đến nơi rồi đó!

Trương Đường rợn người, thất sắc, nói rằng:

– Cậu cứu tôi với!

Bèn nhờ Cam La tạ tội với Bất Vi, và lập tức sai sắm sửa hành trang để sang Yên. Cam La vào yết kiến Bất Vi nói rằng:

– Trương Đường nghe lời tôi, bất đắc dĩ mà phải đi sang Yên, nhưng trong long vẫn sợ Triệu. Xin cho tôi mượn năm cỗ xe để tôi vì Trương Đường sang bảo nước Triệu trước.

Bất Vi đã biết tài Cam La, bèn vào nói với vua Tần rằng:

– Cháu Cam Mậu, tên là Cam La, tuổi dẫu bé, nhưng là con cháu danh gia, rất có mưu trí và tài ăn nói, nay Trương Đường xưng mệnh không chịu đi làm tướng nước Yên, Cam La đến nói Trương Đường phải đi ngay. Cam La lại xin đi bảo vua Triệu trước, xin đại vương truyền lệnh cho đi!

Vua Tần cho đòi Cam La vào triều kiến, thấy Cam La mình cao chỉ năm thước, mặt mày thanh tú, xinh đẹp như vẽ. Vua Tần mừng lắm, hỏi rằng:

– Cậu bé sang yết kiến vua Triệu thì nói thế nào?

Cam La nói:

– Xét xem vẽ mừng sợ, liệu chiều mà nói, như sóng nổi theo gió mà chuyển, không thể định trước được.

Vua Tần bèn cấp cho Cam La mười cổ xe, trăm người hầu đi theo sang Triệu.

Vua Triệu đã nghe tin hai nước Yên, Tần thong hiếu, đang sợ hai nước hợp sức đánh Triệu. Bỗng có tin sứ Tần đến, vua Triệu mừng quá, bè ra khỏi thành hai mươi dặm đón tiếp. Khi thấy Cam La người bé tí, vua Triệu trong lòng lấy làm lạ, hỏi rằng:

– Xưa kia có người họ Cam thong đường Tam xuyên cho Tần, đối với tiênn sinh là thế nào?

Cam La nói:

– Đó là ông nội tôi.

Vua Triệu hỏi:

– Tiên sinh năm nay bao nhiêu tuổi?

Cam La nói:

– Tôi mười hai tuổi.

Vua Triệu nói:

– Bên Tần người lớn không làm sứ giả được hay sao mà vua Tần lại phải cử đến tiên sinh?

Cam La nói:

– Vua Tần dung người đều tùy vào sức mà giao việc, người lớn thì giao việc lớn, người bé thì giao việc bé. Tuổi tôi bé nhất, cho nên vua Tần sai sang sứ nước Triệu.

Vua Triệu thấy Cam La nói năng lỗi lạc, lại càng lấy làm lạ, hỏi rằng:

– Tiên sinh chiếu cố mà đến nước tôi, có điều gì dạy bảo?

Cam La nói:

– Đại vương có nghe thái tử Đan nước Yên vào làm con tin ở Tần không?

Vua Triệu nói:

– Tôi có nghe tin.

Cam La nói:

– Đại vương có nghe Trương Đường sang làm tướng nước Yên không?

Vua Triệu nói:

– Tôi cũng đã nghe tin.

Cam La nói:

– Thái tử Đan vào làm con tin ở Tần, thế là Yên không lừa Tần; Trương Đường sang làm tướng Yên, đó là Tần không lừa Yên. Yên, Tần không lừa dối nhau thì Triệu nguy mất.

Vua Triệu nói:

– Vì lẽ gì Tần lại thân Yên?

Cam La nói:

– Tần mà thân Yên, là muốn cùng Yên đánh Triệu, để mở rộng đất Hà gian. Nếu đại vương cắt năm thành dâng Tần để mở rộng đất Hà Gian, thì tôi xin nói với vua Tần bãi việc sai Trương Đường đi Yên, đoạn tuyệt với Yên mà kết hiếu với Triệu. Thử xem, Triệu thì mạnh, Yên thì yếu,Triệu đánh Yên, mà Tần không cứu Yên, thì cái lợi của Triệu há chỉ năm thành thôi ư?

Vua Triệu bằng lòng lắm, cho Cam La trăm cân hoàng kim, hai đôi bạch bích, đem địa đò năm thành giao cho, sai về báo vua Tần. Vua Tần nói rằng:

– Thế là Hà gian nhờ thằng bé mà rộng thêm ra được! Trí khôn của thằng bé thực to hơn người nó!

Bèn bãi việc sai Trương Đường đi nước Yên, Trương Đường cũng cảm ơn Cam La lắm. Triệu nghe Trương Đường không đi, biết Tần không giúp Yên nữa, bèn sai Bàng Noãn, Lý Mục hợp quân đánh Yên, lấy được ba mươi thành Thượng cốc, Triệu giữ mười chin thành và đem mười một thành nộp Tần. Vua Tần phong Cam La làm thượng khanh, lại lấy ruộng và nhà phong cho Cam Mậu ngày trước ban cho. Tục truyền Cam La mười hai tuổi làm thừa tướng là gốc ở chuyện ấy.

Thái tử Đan nước Yên ở Tần, nghe Tần đã bỏ Yên mà than thiện với Triệu, áy náy lo sợ, muốn trốn về lại sợ không ra lọt cửa quan được, bèn cầu làm bạn với Cam La, muốn nhờ mưu hộ kế trở về Yên. Bỗng một đêm, Cam La nằm mộng thấy người mặt áo tía, cầm thẻ nhà trời đi đến nói là vâng mệnh thượng đế đòi về trời. Rồi Cam La không đau ốm gì mà mất. Tài cao không sống lâu, tiếc thay!

Thái tử Đan đành chịu ở lại nước Tần.

Lại nói Lã Bất Vi sức khỏe, được Trang Tương hậu yêu lắm. Bất Vi ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Khi thấy vua Tần đã trưởng thành lại thông minh hơn người, Bất Vi mới có ý sợ, nhưng thái hậu càng ngày càng đa dâm, thường đòi Bất Vi vào cung Cam Toàn. Bất Vi sợ lỡ ra việc bị phát giác thì họa đến thân, muốn tiến một người để thay mình sao cho được vừa lòng thái hậu, nhưng khó tìm người lắm. Nghe nói có người ở chợ tên là Lao Ái, được những kẻ dâm phụ ở trong xóm tranh nhau theo. (Tiếng nước Tần gọi kẻ vô hạnh là “Ái”, nên gọi là Lao Ái). Lao Ái phạm tội dâm, Bất Vi cũng buông long phép nước mà tha cho, lại giữ làm xá nhân ở trong phủ. Thái hậu nghe việc ấy, bèn hỏi Lã Bất Vi, dường như có ý mến. Bất Vi nói:

– Thái hậu muốn thấy người ấy thì để tôi xin tiến vào.

Thái hậu cười mà không đáp, hồi lâu mới nói rằng:

– Nhà ngươi nói đùa đấy ư? Người ngoài khi nào lại vào được nội cung.

Bất Vi nói:

– Tôi có một kế, là sai người phát giác tội cũ của nó, bắt đem thiến đi. Thái hậu sẽ đút nhiều tiền cho kẻ hành hình, bảo thiến vờ, rồi cho nó làm hoạn quan vào hầu trong cung, như thế mới được lâu dài.

Thái hậu mừng quá nói rằng:

– Kế ấy rất diệu!

Bèn lấy trăm nén vàng giao cho Lã Bất Vi, Bất Vi mật gọi Lao Ái vào bảo cho biết, Ái vốn tính dâm, hớn hở cho là một sự kỳ ngộ. Bất Vi quả sai người phát giác tội dâm của nó, bắt phải đem thiến.

Rồi Lao Ái giả làm hoạn quan, đi lẫn trong bọn nội thị, vào hầu hạ trong cung thái hậu. Đêm đến Lao Ái hầu ngủ, thái hậu thấy vừa lòng lắm, bèn thưởng cho Bất Vi rất hậu để đền lại công lao. Tự đó Bất Vi mới thoát.

Thái hậu cùng Lao Ái ở với nhau như vợ chồng, không bao lâu đã có mang. Thái hậu sợ khi sinh nở không thể dấu được, bèn nói dối là có bệnh, sai Lao Ái đem tiền đút cho thầy bói, bảo nói dối là ở trong cung có ma, nên tránh ra ngoài hai trăm dặm ở phương tây. Vua Tần hơi nghi về việc Lã Bất Vi, nay thái hậu đòi đi ở xa thì xem đó là cơ hội để tuyệt đường đi lại giữa hai người. Nhân Ung châu cách Hàm dương hai trăm dặm có cung điện sẵn, bèn mời thái hậu ra ở đó. Thái hậu liền đi ra Ung thành, ở một tòa cung điện cũ, gọi là Đại trịnh cung, Lao Ái và thái hậu lại càng than mật nhau, không còn kiêng nể gì. Trong hai năm thái hậu đẻ luôn hai đứa con trai, phải làm một cái nhà kín để nuôi. Thái hậu lại ước riêng với Lao Ái là mai sao vua mất thì sẽ chọn một đứa con trai làm nối dõi. Người ngoài có biết nhưng không ai dám nói. Thái hậu tâu lên vua Tần nói Lao Ái thay vua phụng dưỡng có công, xin phong đất cho. Vua Tần vâng mệnh thái hậu, phong Lao Ái làm Trường Tín hầu, cho đất Sơn dương. Ái bỗng chốc được quí hiển, lại càng hung hăng, thái hậu lại mỗi ngày ban thưởng cho rất nhiều cửa nhà, xe ngựa, săn bắn, chơi bời, Lao Ái muốn làm gì mặc ý; bất cứ công việc lớn nhỏ, đều do Lao Ái quyết định. Ái lại nuôi vài nghìn tên gia đồng; các tân khách cầu được tiến đạt, đến xin làm xá nhân, cũng hơn nghìn người; Ái lại bỏ tiền giao kết với những người có thế lực trong triều để gây bè phái; được những kẻ xu phụ quyền thế thi nhau đến theo, thanh thế lại to hơn Văn Tín hầu Lã Bất Vi.

Mùa xuân năm thứ chín, có sao chổi mọc, đuôi dài khắp trời, thái sử xem đoán trong nước sẽ có binh biến. Thái hậu ở Ung thành, vua Tần mỗi năm đến kỳ giao tế, đến đó triều kiến và làm lễ tế giao nhận thể. Tại đó đã có cung Kỳ niên để vua ở. Năm ấy vừa đến kỳ tế giao, nhân lại có biến sao chổi, nên vua Tần khi ra đi, sai đại tướng Vương Tiễn diễn binh ở Hàm dương ba ngày, và giao cho cùng Lã Bất Vi giữ kinh thành. Lại sai Hoàn Xỉ dẫn ba vạn quân đóng ở Kỳ sơn, rồi mới đi. Bây giờ vua Tần đã hai mươi sáu tuổi, còn chưa làm lễ đội mũ. Thái hậu sai làm lễ đội mũ đeo gươm cho vua ở miếu Đức công, cho trăm quan uống rượu luôn năm ngày. Thái hậu cũng cùng vua Tần ăn yến ở cung Đại trịnh. Lao Ái cùng các tả hữu quí thần đánh bạc uống rượu. Đến ngày thứ tư, Lao Ái cùng quan trung đại phu Nhan Tiết đánh bạc, Lao Ái bị thua luôn. Rượu say rồi, Lao Ái lại đòi đánh nữa. Tiết say rượu không chịu đánh, Lao Ái chạy đến nắm lấy tay Nhan Tiết, tát vào má, Tiết không chịu, cũng giật lấy giải mũ của Lao Ái. Ái giận lắm trợn mắt mắng rằng:

– Ta đây là giả phụ của vua, mày là con nhà hèn mạt, lại dám chống với ta à?

Nhan Tiết sợ chạy ra, thì gặp vua Tần, vừa uống rượu ở trong cung thái hậu đi ra. Nhan Tiết phục xuống đát, dập đầu kêu khóc xin chết. Vua Tần là người có tâm cơ, không nói gì, dắt Tiết đến cung Kỳ niên rồi mới hỏi. Nhan Tiết đem việc Lao Ái tát mình và tự xưng là giả phụ, kể hết một lượt, lại tâu Lao Ái không thực là hoạn quan, mà giả vờ bị tội thiến, vào chầu riêng thái hậu, hiện đã có hai con nuôi ở trong cung, không bao lâu sẽ mưu cướp nước. Vua Tần nghe nói giận quá, mật lấy binh phù, sai đi triệu Hoàn Xỉ lập tức đem quân đến.

Có viên nội sứ tên Tứ và viên tá dặc tên Kiệt vốn lấy nhiều tiền của thái hậu và Lao Ái, cùng thề sống chết có nhau, biết việc nguy cấp chạy vào báo Lao Ái. Bấy giờ Lao Ái đã tỉnh rượu, sợ quá, đêm vào gõ cử cung Đại trịnh, yết kiến thái hậu, kể rõ sự tình và xin với thái hậu, nên nhân lúc Hoàn Xỉ chưa đem quân đến, đem hết quân cung kỵ và tân khách xá nhân, đánh vào cung Kỳ niên, may mà phá được thì hai người còn có thể có nhau. Thái hậu nói:

– Quân cung kỵ khi nào chịu nghe lệnh ta?

Lao Ái nói:

– Tôi xin mượn ấn ngọc của thái hậu, giả làm ngự bảo đem dung, nói dối là cung Kỳ niên có giặc, vua đòi tất cả quân cung kỵ đến cứu giá, chắc chúng nó phải nghe.

Thái hậu bấy giờ tâm thần bối rối bèn nói:

– Mặc chàng làm gì thì làm!

Bèn lấy ấn giao cho Lao Ái, Ái giả làm ngự thư của vua Tần lại thêm tỉ văn của thái hậu, cho triệu tất cả quân cung kỵ, vệ tốt và các tân khách xá nhân đến. Đến giờ ngọ hôm sau mới hợp được đủ. Lao Ái cùng nội sử Tứ, tá dặc Kiệt chia nhau thống suất, kéo đến vây cung Kỳ niên. Vua Tần trèo lên đài hỏi quân sĩ vì cớ gì lại đến vây cung. Mọi người đều nói:

– Trường Tín hầu truyền nói là hành cung có giặc nên chúng tôi đến để cứu giá.

Vua Tần nói:

– Trường Tín hầu là giặc đó, chứ trong cung làm gì có giặc!

Cung kỵ, vệ tốt nghe nói. một nữa tan đi, còn một nữa ở lại dở giáo cùng bọn tân khách xá nhân đánh nhau. Vua Tần hạ lệnh, ai bắt sống được Lao Ái, thưởng tiền trăm vạn, giết chết đem đầu nộp thưởng tiền năm mươi vạn, chém được đầu một đứa phản nghịch cho tước một bậc. Được lệnh, bọn hoạn quan và bọn chăn súc, chăn ngựa đều liều chết mà đánh. Nhân dân nghe tin Lao Ái làm phản cũng cầm gậy đến giúp sức quân nhà vua. Bọn tân khách xá nhân bị giết chết đến vài trăm người. Lao Ái bị thua, đánh tháo ra lối cửa đông chạy chốn, thì vừa gặp đại binh Hoàn Xỉ kéo đến, bắt trói lại. Cả bọn nội sử Tứ, tá dặc Kiệt cũng đều bị bắt, giao cho ngục quan tra hỏi. Chúng đều thú thực cả. Vua Tần bền tự đến cung Đại trịnh sục tìm, bắt được hai đứa con gian sinh của Lao Ái ở trong nhà kín, sai tả hữu bỏ vào túi vải đem quật chết. Thái hậu đau xót ngấm ngầm không dám ra cứu, chỉ đóng cửa khóc lóc mà thôi. Vua Tần không vào triều yết mẹ, trở về cung Kỳ niên, cho là lời quan thái sử nói nghiệm, ban cho mười vạn tiền. Ngục quan dâng lời cung của Lao Ái, nói việc giả thiến vào cung đều là mưu kế của Văn Tín hầu Lã Bất Vi, bọn đồng đảng như nội sử Tứ, tá dặc Kiệt tất cả hơn hai mươi người. Vua Tần sai dung xe xé xác Lao Ái ở ngoài cửa đông, giết cả ba họ. Bọn Tứ, Kiệt đều bị bêu đầu, bọn tân khách xá nhân của Lao Ái theo làm phản, đánh nhau với quan quân đều bị giết, dù không dự vào việc làm loạn cũng bị dời ra xa đất Thục, tất cả hơn bốn nghìn nhà. Thái hậu đưa ấn ngọc cho bọn nghịch, không đáng làm quốc mẫu, giảm bớt lộc nuôi, dời ra cung Hoắc dương, là một li cung rất nhỏ, có ba trăm quân canh giữ, phàm có người ra vào đều phải xét hỏi rất cẩn thận. Thái hậu bấy giờ không khác gì một người tù vậy. Vua Tần dẹp yên loạn Lao Ái, trở về Hàm dương. Lã Bất Vi sợ tội, giả cách xưng bệnh, không dám ra yết, vua Tần muốn giết nốt, bèn hỏi ý quần thần. Nhiều người về cánh với Bất Vi, đều nói Bất Vi phù lập tiên vương, có công lớn với xã tắc. Phương chi Lao Ái chưa từng được đem đối chất, hư thực không bằng cớ, không nên bắt tội lây.

Chương 105: Mao Tiên cởi áo can vua Tần – Lý Mục dùng kế lui Hoàn Xỉ

Lại nói sau khi Trần Trung bị giết, quần thần có nhiều người không sợ lại càng cố can vua Tần, nhưng ai can cũng bị vua Tần giết chết, phơi thây ở dưới cửa khuyết, trước sau cộng hai mươi bảy người. Bấy giờ vua Tề, vua Triệu cùng đến chầu, trông thấy đống thây, hỏi biết nguyên do, thì đều than thở, chê thầm vua Tần là người bất hiếu. Có người Thường châu tên là Mao Tiêu, nhân đến chơi Hàm dương, ở trong nhà trọ, nghe người cùng trọ nói đến việc ấy, Mao Tiêu căm tức mà nói rằng:

– Con mà giam mẹ thì còn trời đất gì nữa!

Rồi bảo chủ trọ cho nước nóng để tắm gội, sớm hôm sau sẽ vào can vua Tần. Người cùng trọ can rằng:

– Hai mươi bảy người kia đều là bề tôi thân tín của nhà vua thế mà còn không được, đều bị giết liền tay, huống chi nhà ngươi!

Mao Tiêu nói:

– Chỉ có hai mươi bảy người can thì vua Tần không nghe, nếu có người nữa can, thì vua Tần nghe cũng không biết chừng!

Những người cùng trọ đều cười là ngu. Sáng hôm sau vào trống canh năm, Mao Tiêu gọi chủ trọ lấy cơm ăn thật no để đi. Chủ trọ nắm áo giữ lại, Mao Tiêu dứt áo ra đi. Các người cùng trọ chắc là Mao Tiêu tất chết, bèn đem hành trang của Mao Tiêu ra chia nhau. Mao Tiêu đi đến dưới cửa khuyết, phục vào đống thây kêu to rằng:

– Tôi là khách nước Tề tên là Mao Tiêu, xin dâng lời can đại vương.

Vua Tần sai nội thị ra hỏi là can việc gì, có dính dáng đến việc thái hậu không?

Mao Tiêu nói:

– Tôi chính vì việc ấy mà đến!

Nội thị vào tâu, vua Tần nói:

– Mầy nên chỉ đống thây ở dưới cửa cho nó biết!

Nội thị ra bảo Mao Tiêu rằng:

– Khách không thấy thây xác chồng đống đấy ư? Sao không sợ chết như thế?

Mao tiêu nói:

– Tôi nghe trên trời có hai mươi tám ngôi sao, giáng sinh xuống đất thì làm chính nhân. Nay số chết đã hai mươi bảy người rồi, còn thiếu một, nên tôi đến đây muốn cho đủ số ấy. Thánh hiền ngày xưa ai la không chết, tôi đây lại sợ chết ư?

Nội thị vào tâu vua Tần cả giận nói rằng:

– Thằng cuồng dám phạm lệnh cấm của ta!

Rồi sai đặt chảo nước sôi ở sân, nói rằng:

– Ta sẽ luộc sống thằng này, để nó không được cùng chết vào đống thây cho đủ số hai mươi tám.

Nói xong vua Tần chống gươm ngồi, long mày trợn ngược, bọt miếng phì ra, cơn giận nổi lên sùng sục, gọi lên mấy tiếng cho đòi thằng cuồng vào để luộc. Nội thị ra đòi Mao Tiêu, Mao Tiêu cố ý đi rón rén. Nội thị giục đi nhanh, Mao Tiêu nói:

– Tôi đến trước mặt vua thì phải chết ngay, vậy hoãn cho tôi chốc lát, có hại gì!

Nội thị thương tình, dìu dắt đi vào. Mao Tiêu đến dưới thềm lạy hai lạy dập đầu tâu rằng:

– Tôi nghe nói: “kẻ sống không kiêng nói đến cái chết; kẻ có nước không kiêng nói đến chuyện mất nước; kiêng nói mất nước cũng không làm cho nước còn được, kiêng nói cái chết cũng không làm cho mình sống được”. Cái kế sống chết mất còn, đức minh chủ cần phải biết. Chẳng hay đại vương có muốn nghe không?

Vua Tần nét mặt hơi dịu nói rằng:

– Mày có kế gì thử nói ta nghe:

Mao Tiêu nói:

– Kẻ trung thần không tiến lời nói a dua; đứng minh chủ không có việc làm cuồng bội. Vua làm việc cuồng bội mà bầy tôi không nói là bầy tôi phụ vua; bề tôi có lời ngay thẳng mà vua không nghe là vua phụ long bề tôi. Đại vương có việc làm trái đạo trời mà không tự biết; kẻ bề tôi hèn mọn này có lời nói ngay thẳng trái tai, mà vua lại không muốn nghe. Cho nên tôi e rằng nước Tần từ đây nguy mất!

Vua Tần sợ hãi hồi lâu, sắc mặt càng dịu, nói rằng:

– Nhà ngươi định nói việc gì ta bằng lòng nghe.

Mao tiêu nói:

– Có phải đại vương ngày nay đang quan tâm đến việc khắp thiên hạ đó không?

Vua Tần nó:

– Phải

Mao Tiêu nói:

– Thiên hạ sở dĩ tôn Tần, không phải chỉ vì sợ oai lực của đại vương, mà cũng vì cho rằng đại vương là hùng chủ cả thiên hạ, và trung thần, liệt sĩ, đều tập hợp ở triều đình Tần vậy. Nay đại vương xé thây giả phụ, là bất nhân; đập chết hai em là bất hữu, đày mẹ ở cung Hoắc dương là bất hiếu, giết hại những người can ngăn, bày thây ở dưới cửa khuyết, thực không khác gì Kiệt, Trụ! Quan tâm đến việc toàn thiên hạ mà làm như thế, thì sao cho thiên hạ phục được? Xưa kia vua Thuấn thờ bà mẹ ác nghiệt hết đạo mà được làm vua, vua Kiệt giết Long Bàng, vua Trụ giết Tỉ Can, mà thiên hạ đều làm phản cả. Tôi tự biết là tất chết, nhưng e rằng sau khi tôi chết rồi, sẽ không còn ai dám nói nữa, rồi ra lời nguyền rủa ngày càng them, những người có trung mưu không dám bày tỏ, trong lìa ngoài tan, chư hầu sẽ làm phản hết! Tiếc thay đế nghiệp của Tần đã gần thành, mà tự đại vương lại làm cho hỏng đi. Tôi nói hết rồi, xin chịu tội luộc!

Mao Tiêu nói xong lập tức đứng dậy cởi áo chực nhảy vào chảo nước sôi. Vua Tần vội chạy xuống, tay trái nắm lấy Mao Tiêu, tay phải vẫy tả hữu bảo cất vạc nước sôi đi.

Mao Tiêu nói:

– Đại vương đã yết bảng cự người can, không luộc tôi thì còn ai sợ?

Vua Tần lại sai cất bỏ bảng đi. Rồi say tả hữu đưa áo cho Mao Tiêu mặc, mời ngồi nói rằng:

– Những người can trước chỉ kể tội quả nhân, chưa hề nói rõ cái lẽ còn mất. Nay trời sai tiên sinh đến mở bảo sự ngu tối cho quả nhân,quả nhân xin kín theo như lời!

Mao Tiêu lạy hai lạy nói rằng:

– Đại vương đã nghe lời tôi, thì xin lập tức đi đón thái hậu về; đống thây chết ở dưới cửa khuyết, đều là cốt huyết trung thần, xin cho thu táng.

Vua Tần liền sai quan tư lý thu nhặt tử thi hai mươi bảy người, đều sắm quan quách đem đi chôn ở núi Long thú, gọi là “Hội trung mộ”. Ngay hôm ấy tự vua Tần đi đón thái hậu, sai Mao Tiêu ngự xe đến Ung châu. Khi gần đến cung Hoắc dương, vua Tần sai sứ giả vào báo trước, rồi mình quì gối đi vào, trông thấy thái hậu thì dập đầu khóc òa lên, thái hậu cũng khóc mãi. Vua Tần dẫn Mao Tiêu vào yết kiến thái hậu, trỏ mà nói rằng:

– Đây là Dĩnh Khảo Thúc(1) của con đây!

Đêm ấy vua Tần ngủ ở lại cung Hoắc dương. Hôm sau mời thái hậu lên kiệu đi trước, vua Tần theo sau, nghìn xe muôn ngựa đi theo ủng hộ chật đường. Người đi xem ai nấy đều khen ngợi vua Tần là có hiếu. Về đén Hàm dương vua Tần ssai đặt tiệc rượu ở cung Cam toàn. Mẹ con vui uống, thái hậu lại đặt tiệc rượu để đãi Mao Tiêu, tạ rằng:

– Khiến cho mệ con ta lại được gặp nhau, là đều nhờ sức của Mao quân!

Vua Tần bèn cho Mao Tiêu là thái phó, tước thượng khanh.

Vua Tần lại sợ Bất Vi vào ra nơi cung cấm như trước, bèn truyền cho dời khỏi đô thành, đến ở đất phong tại Hà nam. Các nước nghe Bất Vi đến đất phong, đều sai sứ đến vấn an, tranh nhau mời làm tướng, sứ giả đi lại không ngớt. Vua Tần sợ nước khác dung Lã Bất Vi thì có hại cho Tần, bèn tự tay viết một phong thư đưa cho Lã Bất Vi, đại lược nói rằng:

“Nhà ngươi có công gì với Tần, mà được phong mười vạn hộ? Nhà ngươi có than gì với Tần mà được gọi là thượng phụ? Thế là Tần gia ơn cho nhà ngươi to lắm đấy! Cái loạn Lao ái, do nhà ngươi gây nên, quả nhân không nở giết, cho nhà ngươi được đến ở đất phong. Nhà ngươi không hối quá, lại cùng sứ giả chư hầu giao thong, như vậy không đúng cái ý quả nhân khoan đãi nhà ngươi. Vậy nhà ngươi khá cùng gia quyến dời đến Thục quận, lấy một thành huyện Tỉ, để làm chỗ hưởng than trọn đời”.

Lã Bất Vi tiếp thư đọc xong, giận nói rằng:

– Ta phá hết gia tài để phù lập tiên vương, công ấy ai bằng ta? Thái hậu trước kia gởi thân cho ta mà có thai, vua tức là con ta đẻ ra, ai thân bằng ta? Nhà vua sao nở phụ ta quá như thế?

Một lát lại thở dài mà nói rằng:

– Ta vốn con nhà lái buôn, mà mưu đoạt nước người, gian dâm vợ người, giết vua người, tuyệt tự người, trời nào lại có dung ta, đến nay mới chết kể cũng là chậm lắm rồi!

Bèn bỏ thuốc đọc vào trong rượu uống mà chết; Tân khách trong nhà vốn chịu ơn Bất Vi, cùng nhau đem trộm thây chôn giấu ở dưới núi Bắc mang, cùng người vợ hợp táng. Vua Tần nghe Bất Vi chết đòi lấy thây không được, bèn đuổi hết tân khách của Bất Vi, lại hạ lệnh không cho những du khách phương khác trú ngụ ở Hàm dương nữa, ai làm quan rồi thì cách chức, trong ba ngày đều đuổi ra khỏi cõi cả, nhà nào chứa giữ nhất luật bị tội.

Có người nước sở tên là Lý Tư, học trò của bậc danh hiền Tuân Khanh, có học vấn rộng, trước kia đến nước Tần, được làm khách khanh. Bấy giờ vì có lệnh trục khách, Lý Tư cũng vào số bị đuổi, đã ra khỏi thành Hàm dương rồi. Lý Tư ở giữa đường, có viết một bài biểu, nói thác là có việc cơ mật, sai trạm truyền dâng lênh vua Tần, trong thư kê những tay du khách đã gíup các đời vua Tần làm nên cường thịnh, lời lẽ rất thống thiết. Vua Tần xem thư mới tỉnh ngộ, bèn bãi lệnh trục khách, sai người theo mời Lý Tư ở lại, cho làm quan như cũ.

Lý Tư bèn tâu vua Tần nhân lúc nước Tần đang mạnh, các nước đều suy kém, đem quân thôn tính cả sáu nước mà lập một cuộc thống nhất. Lý Tư lại tâu nên đánh nước Hàn trước. Vua Tần bèn sai nội sử Đằng đem mười vạn quân đánh Hàn. Bấy giờ nước Hàn có công tử Phi giỏi về cái học “hình danh” (pháp luật), thấy nước Hàn suy kém mấy lần dâng thư lên vua Hàn, vua đều không dung. Đến lúc quân Tần đánh Hàn, vua Hàn sợ. Công tử Phi cậy tài muốn cầu dụng ở nước Tần, bèn xin vua Hàn cho mình sang sứ Tần để cầu hòa. Phi đến Hàm dương vào yết kiến vua Tần, nói vua Hàn xnộp đất làm phiên thuộc. Vua Tần mừng lắm. Phi nhân đó nói rằng:

– Tôi có kế có thể phá được tung ước của các nước, hoàn thành được mưu kiêm tính của Tần. Đại vương dung kế của tôi nếu không thu phục được các nước, thì xin chém tôi, đem rao khắp nước để làm gương cho những kẻ bề tôi bất trung.

Rồi đem dâng những bộ sách chủ mình như: “Thuyết nan”, “Cô phẫn”, Ngũ đố”, Thuyết lâm”, tất cả hơn năm mươi vạn chữ. Vua Tần xem lấy làm hay, muốn dùng làm khách khanh, cùng bàn việc nước. Lý Tư có long ghen tài, gièm với vua Tần rằng:

– Các công tử chư hầu, đều than người than của mình, khi nào lại để cho người khác lợi dụng. Tần đánh Hàn, vua Hàn sợ mà sai Phi vào Tần, biết đâu Hàn chẳng dùng kế phân gián, vậy không nên dung.

Vua Tần nói:

– Vậy đuổi đi ư?

Lý Tư nói:

– Xưa kia công tử Vô Kỵ nước Ngụy, công tử Bình Nguyên nước Triệu đều đã từng ở Tần, Tần không dung mà thả cho về nước, rồi sau làm hại cho Tần. Phi có tài, chi bằng giết đi, để cắt cánh nước Hàn.

Vua Tần bèn giam Phi ở Hàm dương, sắp đem giết, Phi nói:

– Ta có tội gì?

Ngục lại nói:

– Một chỗ đậu không thể dung được hai con chim. Đời bây giờ, người có tài, nếu không dung thì tất đem giết chết, cứ gì phải có tội!

Hàn Phi bèn khẳng khái ngâm thơ, đêm ấy lấy giải mũ tự thắt cổ mà chết. Vua Hàn nghe tin Phi chết, càng sợ, xin đem cả nước phụ theo Tần, xưng làm tôi. Vua Tần bèn hạ lệnh bãi quân đánh Hàn.

Vua Tần một hôm cùng Lý Tư bàn việc, khen tài Hàn Phi ngỏ ý tiếc rằng Phi đã chết.

Lý Tư nói:

– Tôi xin tiến cử một người họ Úy tên Liêu, người ở Đại Lương, lầu thông binh pháp tài gấp mười Hàn Phi.

Vua Tần nói:

– Người ấy ở đâu?

Lý Tư nói:

– Hiện nay người ấy ở Hàm dương. Nhưng người ấy rất tự phụ, không thể lấy lễ bề tôi mà khuất được.

Vua Tần bèn cho đi mời theo lễ tân khách, Úy Liêu, thấy vua Tần vái dái không lạy. Vua Tần đáp lễ mời ngồi ghế trên, gọi là tiên sinh. Úy Liêu nói:

– Đối với một nước mạnh như Tần, hhễ các nước lìa nhau thì dễ lấy hết, mà hợp lại với nhau thì khó đánh, điều đó đại vương cần phải nghĩ đến.

Vua Tần nói:

– Muốn cho các nước lìa nhau mà không hợp được nữa, tiên sinh có kế gì không?

Úy Liêu nói:

– Nay việc các nước đều do bọn hào thần quyết định, mà bọn hào thần có phải đều là người trung trí cả đâu, chẳng qua chỉ cốt được nhiều tiền của để vui chơi mà thôi. Nếu đại vương không tiếc của trong kho, đem đút lót cho bọn hào thần các nước để làm rối cái mưu của họ, thì chỉ mất độ ba mươi vạn cân vàng mà có thể lấy hết được đó!

Vua Tần bằng lòng lắm, tôn Úy Liêu làm thượng khách cho ăn mặc như mình, và thời thường đến quán xá, quì xin dạy bảo.

Úy Liêu nghĩ:

– Ta xét kỹ vua Tần, mũi to, mắt dài, ngực ưỡn, tiếng gầm, là người tàn khắc ít ân, lúc có việc thì chịu khuất người, lúc xong việc thì khinh bỏ người. Nay thiên hạ chưa thống nhất, cho nên chịu khuất than với kẻ áo vải, nếu đắc chí rồi, thì người trong thiên hạ đều sẽ bị làm cá thịt cả mà thôi!

Một đêm, Úy Liêu bỗng bỏ đi, không từ biệt gì cả. Kẻ coi quán vội báo vua Tần, vua Tần như mất cánh tay, vội sai người đuổi theo mời lại, rồi cùng Úy Liêu lập lời thề, bái làm thái úy, chủ việc binh, đệ tử đều được làm đại phu. Rồi trích nhiều tiền kho, sai các sứ giả đi đến các nước, xem người bề tôi nào được vua yêu mến hiện cầm quyền chính, thì đút lót cho nhiều tiền để dò xét tình hình. Vua Tần lại hỏi Úy Liêu nên lần lượt kiêm tính nước nào trước, nước nào sau.

Úy Liêu nói:

– Hàn yếu dễ dánh, nên đánh trước, thứ đến Triệu, Ngụy. Đã lấy được ba nước ấy rồi thì đem quân đi đánh Sở, Sở mất thì Tề cũng chẳng còn.

Vua Tần muốn đánh Triệu, nhưng nghĩ Triệu đang htông hiếu với Tần, không lấy cớ gì mà đánh được. Úy Liêu biết Triệu có người bề tôi được vua yêu chuộng là Quách Khai tham lam hay ăn của đút, bè lấy kế đem quân đi đánh Ngụy trước, rồi sai đệ tử là Vương Ngao sang bảo vua Ngụy cắt Nghiệp thành dâng Triệu để cầu cứu, lại đút lót ba nghìn cân vàng cho Quách Khai bảo xúi vua Triệu nên nhận đất đem quân cứu Ngụy, rồi Tần sẽ lấy cớ ấy mà đánh Triệu. Quả nhiên vua Triệu mắc mưu, sai Hồ Tiếp mang năm vạn quân đến nhận đất Nghiệp thành của Ngụy. Vua Tần liền sai Hoàn Xỉ tiến đánh, quân Triệu bị thua to. Vuaởpiệu được tin đó, thì hợp quần thần lại để bàn kế, mọi người đều nói Liêm Pha có thể chống được quân Tần, nên sang Ngụy đón về. Quách Khai vốn có thù với Liêm Pha, sợ Pha lại được dùng, bèn dèm với vua Triệu rằng:

– Liêm tướng quân tuổi gần bảy mươi, gân sức đã suy, đại vương nên sai người đến dò xem, nếu quả sức chưa suy, sẽ triệu về cũng chưa muộn.

Vua Triệu nghe lời, sai nội thị là Đường Cửu đem một bộ áo giáp tốt, bốn con ngựa tốt sang cho Liêm Pha và dò xét xem thế nào.

Quách Khai bèn đút tiền cho Đường Cửu, dặn sang hễ thấy Liêm Pha già yếu thì thôi, nếu còn khỏe mạnh, thì cũng cớ nói là già nua không dùng được, để vua Triệu khỏi đón về. Đường Cửu vâng lời đi sang nước Ngụy, vào yết kiến Liêm Pha, thuật lời vua Triệu, Liêm Pha hỏi:

– Quân Tần đánh Triệu ư?

Đường Cửu hỏi:

– Làm sao tướng quân lại biết?

Liêm Pha nói:

– Tôi ở nước Ngụy đã vài năm, vua Triệu không hề có một chữ hỏi thăm, nay bỗng đem cho áo giáp và ngựa tốt, tất có việc dung tôi nên tôi biết.

Đường Cửu nói:

– Tướng quân không giận Triệu ư?

Liêm Pha nói:

– Tôi đang ngày đêm tưởng nhớ người Triệu, khi nào lại dám giận vua Triệu.

Rồi giữ Đường Cửu lại cùng ăn cơm, ở trước mặt Đường Cửu cố ý làm ra hăng hái khỏe mạnh, ăn một bữa hết đấu gạo, hơn mười cân thịt, ngốn ngáo như hùm beo một hồi, khi no rồi thì mặt áo giáp của vua Triệu cho, nhảy phắt lên ngựa, dong ruổi như bay; lại ngồi trên lưng ngựa múa mấy hồi dáo dài, rồi mới nhảy xuống, bảo Đường Cửu rằng:

– Ta so với lúc còn trẻ thế nào? Phiền người về tâu với vua Triệu, ta đây còn có thể đem cái tuổi thừa để báo Triệu được!

Đường Cửu thấy rõ Liêm Pha tinh thần còn cường tráng lắm, nhưng đã ăn đút của Quách Khai, về đến Hàm đan, tâu với vua Triệu rằng:

– Liêm tướng quân tuổi dẫu già mà còn ăn thịt được nhiều lắm; nhưng xem ra có bệnh tì, cùng tôi ngồi cùng ngồi, trong chóc lát ba lần són phân ra.

Vua Triệu than rằng:

– Khi chiến tranh mà như thế thì làm việc gì được? Liêm Pha quả đã già rồi!

Rồi không triệu Liêm Pha về nữa, lại phái them quân giúp Hồ Tiếp để chống quân Tần. Về sau vua Sở biết Liêm Pha ở Ngụy, sai người đến đón. Pha lại sang Sở làm tướng, nhưng thấy quân Sở không bằng quân Triệu, Liêm Pha uất ức mà chết.

Bấy giờ Vương Ngao còn ở Triệu, biết rõ Quách Khai là kẻ tham lợi, chứ tuyệt không có long vì nước, bèn dò hỏi Quách Khai rằng:

– Vạn nhất nước Triệu mất thì ngài đi đâu?

Quách Khai nói:

– Trong hai nước Tề, Sở tôi sẽ chọn một nước mà thoát than.

Vương Ngao bèn xui Quách Khai nên đem than mà gởi cho Tần và nói thực rằng:

– Vua Tần biết ngài có quyền ở Triệu, cho nên sai tôi kết hoan với ngài. Số vàng mà tôi dâng cho ngài là của vau Tần cả. Nếu Triệu mất, ngài theo về Tần, tất sẽ được làm thượng khanh; những ruộng tốt nhà đẹp ở Triệu, cũng tùy ý ngài chọn lấy.

Quách Khai xin vâng, Vương Ngao lại đem bảy nghìn cân vàng giao cho Khai nói là vua Tần nhờ dung để kết giao với các tướng văn, tướng võ ở Triệu. Quách Khai cả mừng nói rằng:

– Khai này được vua Tần ban cho quá hậu, nếu không hết long giả ơn, thì không phải là người!

Vương Ngao bèn từ biệt Quách Khai về Tần, đem bốn vạn cân vàng thừa nộp lại nói rằng:

– Tôi dung một vạn cân vàng mà tính xong Quách Khai, dung một Quách Khai mà tính xong nước Triệu vậy.

Vua Tần biết Triệu không dung Liêm Pha, bèn dục Hoàn Xỉ tiến đánh. Vua Triệu sợ quá thành bệnh mà chết. Vua Triệu đã có con cả là Gia, sau lại say mê một người con hát, lưu ở trong cung, đẻ được một con trai là Thiên, vua Triệu quá yêu người ca xướng và đứa bé, bèn bỏ Gia mà lập thiên làm thái tử, cử Quách Khai làm thái phó. Thiên vốn không thích học, Quách Khai lại dạy cho các trò chơi, hai người rất than yêu nhau. Lúc vua Triệu mất, Quách Khai rướt Thiên lên ngôi, lấy ba trăm hộ phong cho công tử Gia, lưu ở trong nước. Quách Khai làm tướng quốc. Hoàn Xỉ nhân lúc Triệu có tang, đánh phá quân Triệu ở Nghi an, chém được Hồ Tiếp, giết được hơn vạn người, tiến sát đến Hàm đan. Vua Triệu từ khi làm thái tử vốn nghe tài Lý Mục, vội cho sứ đến Đại châu đòi Lý Mục đem quân đến cứu, cho Lý Mục được tùy nghi làm việc, lại lấy hết mười vạn tinh binh trong nước sai Triệu Thông, Nhan Tụ mỗi người đem năm vạn quân, chịu quyền Lý Mục tiết chế. Lý Mục vâng mệnh, đóng trại ở Phì lũy, giữ vững không đánh, ngày ngày mỗ trâu khao quân, cho chia ra từng đội để bắn thi với nhau. Quân sĩ ngày nào cũng được khao thưởng, bèn xin cho ra đánh. Lý Mục nhất định không cho. Đại tướng Tần là Hoàn Xỉ thấy Lý Mục giữ vững không đánh, bèn chia một nữa quân đi đánh úp Cam toàn thị, Lý Mục chắc là dinh quân Tần lúc ấy có ít quân, lại không có phòng bị, bèn chia quân ra làm ba đạo đang đêm kéo đén đánh úp. Quân Tần không ngờ quân Triệu chợt đến không kịp chống đánh đều tan vỡ cả. quân Triệu giết được hơn mười viên tướng danh tiếng của Tần và vô số quân lính. Hoàn Xỉ ở Cam toàn thị được tin, giận quá, lại đem hết quân đến đánh. Lý Mục đốc.

Chương 106: Vương Ngao phản gián giết Lý Mục – Điền Quang đâm cổ tiến Kinh Kha

Bấy giờ thái tử Đan nước Yên làm con tin ở Tần, thấy Tần cử đại binh mã đánh Triệu, biết tai họa sẽ lây đến nước Yên, bèn ngầm sai người đưa thư cho vua Yên bảo nên phòng bị việc chiến thủ; lại bảo vua Yên nói dối có bệnh, sai người sang đón thái tử về nước. Vua Yên theo kế. Sứ giả đến Tần, vua Tần nói:

– Vua Yên chưa chết, thì thái tử chưa về được. Muốn cho thái tử về, trừ phi bao giờ đầu quạ trắng, ngựa mọc sừng mới được!

Thái tử Đan ngửa mặt lên trời kêu to, một luồng oán khí thẳng xông lên mấy tầng mây, đầu quạ bỗng trắng, mà vua Tần vẫn không cho về. Thái tử Đan bèn đổi quần áo, hủy hình dung, giả làm đầy tớ nhà người ta, lừa ra khỏi cửa Hàm cốc, đang đêm trở về nước Yên. Vua Tần đang bận về việc Hàn, Triệu, chưa rỗi hỏi đến tội Đan trốn về.

Lại nói đại tướng Triệu là Lý Mục đóng quân ở núi Hội toàn, hai đạo quân Tần đều không dám tiến, vua Tần lại sai Vương Ngao đến giúp mưu kế cho Vương Tiễn. Vương Ngao nói với Tiễn rằng:

– Lý Mục là tay danh tướng, chưa dễ đánh được, chi bằng hãy tạm giảng hòa, nhưng chớ định ước, trong khi sứ mệnh hai bên đi lại, tôi sẽ có kế.

Vương Tiễ bèn sai người sang dinh Triệu giảng hòa. Lý Mục cũng sai người đáp lại. Vương Ngao lại đến Triệu vào nói riêng với Quách Khai rằng:

– Lý Mục cùng Tần gỉang hòa riêng, hẹn ngày phá Triệu sẽ chia cho làm vua ở Đại quận. Nếu ông đem lời ấy nói với vua Triệu, khiến vua Triệu cử viên tướng khác thay Lý Mục, tôi sẽ tâu lên vua Tần, thì công lao của ông không phải là nhỏ!

Quách Khai đã có ý khác, bèn theo lời Vương Ngao mật tâu lên vua Triệu, vua Triệu ngầm sai người xem xét, thì quả thấy Lý Mục cùng Vương Tiễn sai sứ đi lại, bèn tin là thực, và triệu Quách Khai đến bàn mưu. Quách Khai xin vua Triệu cử ngay Triệu Thông ở trong quân làm đại tướng thay Lý Mục, rồi triệu Lý Mục về nói dối là sẽ dung làm tướng quốc. Vua Triệu nghe lời, sai Tư Mã Thượng cầm cờ tiết đến núi Hội toàn truyền mệnh. Lý Mục nói:

– Trong lúc hai quân đối lũy, nước nhà yên hay nguy, đều ở một người tướng, dẫu có mệnh vua ta cũng không thể theo được!

Tư Mã Thượng bảo riêng Lý Mục rằng:

– Quách Khai dèm tướng quân muốn làm phản, vua Triệu nge lời, nói là đòi tướng quân về làm tướng quốc, đó chỉ là lời nói dối tướng quân đó mà thôi!

Lý Mục tức giận nói rằng:

– Khai trước dèm Liêm Pha, nay lại dèm ta, ta phải đem quân vào triều, trừ bỏ thằng ác ở bên cạnh vua, rồi sẽ chống Tần sau!

Tư Mã Thượng nói:

– Tướng quân làm như thế, người biết cho là trung, người không biết lại cho là phản, chỉ tổ cho kẻ dèm pha có được cớ nói mình. Với cái tài của tướng quân, đi đâu chẳng lập được công danh, hà tất phải ở Triệu.

Lý Mục than rằng:

– Ta thường giận Nhạc Nghị, Liêm Pha không trọn đời làm tướng Triệu, không ngờ ngày nay lại đến ta!

Lại nói:

– Triệu Thông không đáng thay ta làm tướng, ta không thể đem tướng ấn trao cho y được

Rồi treo ấn ở trong màn, nữa đêm cải trang làm thường dân trốn đi, muốn sang Ngụy. Triệu Thông cảm ơn Quách Khai tiến cử, lại giận Lý Mục không chịu trao tướng ấn cho mình, bèn sai lực sĩ đuổi theo, tìm thấy Lý Mục ở trong một nhà trọ, nhân lúc say trói lại mà chém, rồi đem đầu về dâng. Tư Mã Thượng không dám về triều phục mệnh, lẻn đem vợ con trốn ra ngoài bể. Sau khi Triệu Thông đã thay Lý Mục làm tướng, Nhan Tụ được cử làm phó. Quân đại vốn phục Lý Mục, thấy Lý Mục không có tội gì mà bị hại, thì căm giận không xiết, trong một đêm cùng nhau bỏ trốn hết cả, Triệu Thông không thể ngăn được. Quân Tần nghe tin Lý Mục chết đều uống rượu mừng. Vương Tiễn, Dương Đoan Hòa hai đạo quân lập tức cùng tiến đánh, Triệu Thông vội đem quân nghênh địch, nhưng bị quân Tần đánh chẹn giữa, đầu đuôi không cứu nhau được, Triệu Thông thua chạy, bị Vương Tiễn đón đường giết chết, còn Nhan Tụ thu nhặt tàn binh chạy về Hàm đan. Quân Tần đuổi thẳng vào đến nơi, bổ vây bốn mặt. Vua Tần nghe hai đạo quân đều đắc thắng, bèn sai nội sử Đằng dời quân sang nhận đát Hàn. Vua Hàn là An sợ quá, dâng hết cả các thành, xin làm tôi nước Tần. Tần bèn lấy đất Hàn đặt làm quận Dĩnh xuyên. Thế là nước Hàn mất, sáu nước chỉ còn có năm.

Lại nói quân Tần vây Hàm đan, Nhan Tụ đem hết quân chống giữ. Vua Triệu sợ quá muốn sai sứ sang các nước láng giềng cầu cứu. Quách Khai nói:

– Vua Hàn đã vào làm tôi Tần; Yên, Ngụy thì còn đang lo giữ mình không xong, còn cứu ta thế nào được! Cứ như ý tôi, quân Tần thế mạnh lắm, chi bằng nhà vua đem cả thành đầu hang, còn giữ được địa vị phong hầu.

Vua Triệu toan nghe, công tử Gia phục xuống đất kêu khóc rằng:

– Tiên vương đem tôn miếu xã tắc truyền cho nhà vua, sao nỡ bỏ? Tôi xin cùng Nhan Tụ hết sức chống đánh, vạn nhất thành bị phá, thì còn đát Đại Quận rộng vài trăm dặm, có thể lập nước được, cớ sao lại chịu bó tay làm tên tù của người ta?

Quách Khai nói:

– Thành phá thì vua bị bắt, khi nào còn đén đất Đại được?

Công tử Gia rút gươm, chỉ Quách Khai nói rằng:

– Cái thằng dèm pha hại nước kia, còn nói nhiều ta tất chém chết!

Vua Triệu khuyên giải, Gia mới thôi. Vua Triệu về cung, không biết làm thế nào, chỉ còn biết uống rượu làm vui mà thôi. Quách Khai muốn ước với quân Tần dâng thành, nhưng công tử Gia đem hết tôn tộc tân khách, giúp Nhan Tụ phòng giữ, một giọt nước cũng không lọt, trong ngoài không thể tin được. Bấy giờ vì mất mùa luôn, dân chúng ngoài thành chốn hết, quân Tần không cướp lương vào đâu được, mà ở trong thành có trữ nhiều thóc, ăn dùng không thiếu, cho nên quân Tần không thể hạ thành mau chóng được. Vương Tiễn bèn lui quân ra ngoài năm mươi dặm, để gần chỗ chở lương. Trong thành thấy quân Tần lui đi việc phòng giữ hơi trễ nải, mỗi ngày mở cửa một lần, đẻ cho mọi người ra vào. Quách Khai nhân dịp ấy, sai người tâm phú đem mật thư ra đưa đến dinh Tần, trong thư đại ý nói có ý dâng thành đã lâu, hiềm vì không có dịp, nhưng vua Triệu đã sợ hãi lắm rồi, nếu vua Tần ngự giá đến nơi, thì Khai xin khuyên vua Triệu ra hàng. Vương Tiễn được thư,sai người phi báo vua Tần. Vua Tần đem ba vạn tinh binh, sai Lý Tính hộ giá đi đến Hàm đan, lại hạ lệnh vây thành, ngày đêm đánh phá. Trên thành trông thấy lá cờ to có chữ “Tần vương”, liền phi báo vua Triệu, vua Triệu càng sợ, Quách Khai nói:

– Vua Tần than mang quân đến đây, có ý định nếu không phá được Hàm đan thì không thôi. Bọn công tử Gia, Nhan Tụ không đủ cậy, xin đại vương tự quyết đoán lấy.

Vua Triệu nói:

– Quả nhân muốn hang Tần, nhưng sợ bị giết, thì làm thế nào?

Quách Khai nói:

– Tần chẳng hại vua Hàn, lại hại đại vương ư? nếu đem ngọc bich họ Hòa và địa đồ Hàm đan ra dâng, vua Tần tất vui long.

Vua Triệu liền sai Quách Khai viết thư xin hang. Quách Khai thảo xong lại tâu rằng:

– Thư xin hàng đã viết, nhưng công tử Gia tất sẽ ngăn trở. Nghe nói đại dinh vua Tần ở cử tây, vậy đại vương nói dối là đi tuần thành rồi đi xe đến đó, tự mở cửa ra hang lo gì không được!

Vua Triệu vốn hôn mê, chỉ nghe lời Quách Khai, đến lúc nguy cấp lại càng không có chủ trương, bèn theo lời Quách Khai. Nhan Tụ đang tuần thị ở cửa bắc, nghe vua Triệu đã ra cửa tây đầu hàng vua Tần rồi, thì sợ quá. Công tử Gia cũng phi ngựa đến nói rằng trên thành đã vâng mệnh vua Triệu dựng cờ hàng, quân Tần sắp kéo vào. Nhan Tụ nói:

– Tôi xin kiều chết giữ cửa bắc, công tử nên đi nhắt hết những người công tộc đến ngay, ta cùng chạy đến đát Đại, để mưu việc khôi phục.

Công tử Gia theo lời, lặp tức mang vài trăm người tôn tộc, cùng Nhan Tụ chạy ra cửa bắc, luôn đêm đi đến đất Đại. Nghe lời khuyên của Nhan Tụ, công tử Gia tự lập làm vua Đại, để hiệu lệnh quân dân, nêu công của Lý Mục, khai phục quan tước, thân tự đặt lễ tế, để thu long người đất Đại; sai sứ đi kết hợp với Yên; đóng quân ở Thượng cốc để phòng quân Tần.

Lại nói vua Tần chuẩn bị cho vua Triệu đầu hàng rồi, vào thành Hàm đan, ở trong cung vua Triệu. Vua Triệu theo lễ bầy tôi vào bái kiến, vua Tần ngồi mà nhận, các bề tôi cũ có nhiều người rơi nước mắt. Hôm sau vua Tần cầm xem viên ngọc bích họ Hòa, bèn cười mà bảo quần thần rằng:

– Viên ngọc này tiên vương dùng mười lăm thành đổi mà không được đây.

Rồi hạ lệnh lấy đất Triệu đặt làm quận Cự lộc, đặt quan trấn thủ, an trí vua Triệu ở Phòng lăng, phong Quách Khai làm thượng khanh. Vua Triệu bấy giờ mới biết cái tội Quách Khai b*n n**c, bèn than rằng:

– Nếu Lý Mục còn sống, người Tần há được ăn thóc Hàm đan của ta!

Phòng lăng bốn mặt có nhà đá, Triệu vương ở trong nhà đá, nghe tiếng nước chảy, hỏi nước song gì. Tả hữu thưa rằng:

– Sở có bốn song: Giang, Hàng, Thư, Chương. Đây là song Thư, phát nguyên từ Phòng sơn, chảy đến song Hán.

Vua Triệu buồn bã than rằng:

– Nước là vật vô tình, mà còn tự chảy đến song Hán được. Quả nhân bị giam ở đây, trông về cố hương nghìn dặm, làm sao mà đến được?

Bèn làm bài ca sơn thủy để tỏ ý xót thương nhân thế. Từ đó, cứ suốt ngày buồn bã, mỗi khi hát một bài các người chung quanh ai nghe cũng phải ngậm ngùi thương xót, rồi phát bệnh mà chết.

Vua Tần kéo quân về Hàm dương, tạm cho quân lính nghỉ ngơi. Quách Khai chứa vàng nhiều quá, không thể mang đi theo được, bèn chon cả vào hầm nhà riêng ở Hàm đan. Khi việc đã xong, xin vua Tần cho nghỉ ít lâu về Triệu để vận tải gia tài. Vua Tần cười mà cho về. Về đến Hàm đan, mở hầm lấy vàng, chở lên mấy xe, giữa đường bị kẻ cướp giết chết, lấy hết vàng đem đi mất. Có người nói bọn cướp ấy là khách của Lý Mục báo thù cho chủ.

Lại nói thái tử Đan trốn về nước Yên, căm giận vua Tần lắm, bèn bán gia tài, tụ hợp nhiều tân khách để mưu việc báo thù. Đan tìm được hai tay dũng sĩ là Hạ Phù và Tống Ý đều hậu đãi cả. Lại có Tần vũ Dương mới mười ba tuổi đã từng ban ngày giết kẻ thù ở giữa chợ, người chợ không dám gần, thái tử cũng tha tội cho mà thu nuôi ở trong nhà. Tướng Tần là Phàn Ô Kỳ bị tội chạy sang Yên, trốn ở trong núi sâu, lúc ấy nghe thái tử hiếu khách cũng ra xin theo, Đan đãi làm bực thượng tân, xây một cái thành ở phía đông song Dịch thủy cho Ô Kỳ ở, gọi là Phàn quán. Thái phó Cúc Võ sợ làm như thế là chọc tức Tần, Tần không khi nào để yên, xin cho Ô Kỳ lập tức sang nước hung Nô, để Tần khỏi mượn cớ sinh sự, rồi mới kết với Tam Tấn ở phía bắc, để mưu đồ dần dần việc báo thù Tần. Thái tử Đan nói:

– Kế của thái phó là kế lâu dài, long Đan này như lửa đốt không thể lúc nào nguôi được. Phuơng chi Phàn tướng quân về với Đan trong lúc cùng khốn, đó là giao cái tình đau thương, làm sao lại vì cớ sợ nước Tần mà đem bỏ Phàn tướng quân ra nơi hẻo lánh? Đan thà chết chứ không làm việc ấy! Xin thái phó nghĩ cho Đan này kế khác.

Cúc Võ nói:

– Yên yếu mà chống Tần mạnh thì cũng như đem lông bỏ vào lò, đem trứng chọi với đá. Tôi nông cạn hẹp hòi, không thể giúp thế tử nghĩ kế được. Người quen của tôi là Điền Quang tiên sinh, trí dũng kiêm toàn lại quen biết nhiều người kỳ vĩ. Thái tử muốn báo thù Tần, mà không có Điền Quang thì không được.

Thái tử Đan liền cậy Cúc Võ đem xe đi đón Điền Quang. Khi Điền Quang đến nơi, thái tử than ra ngoài cử cung đón rước, rất là cung kính. Điền Quang tuổi già lụ khụ, trèo lên ngồi trên, những người đứng dưới đều cười thầm. Thái tử Đan đuổi các người tả hữu ra ngoài, rồi quì xuống mà nói rằng:

– Cái thế ngày nay, Yên Tần không thể cùng đứng. Nghe nói tiên sinh là người trí dũng kiêm toàn. Vậy tiên sinh có thể vạch ra diệu kế để cứu nước Yên sắp mất trong chốc lát không?

Điền Quang từ chối là đã già yếu không làm gì được nữa. Thái tử nói:

– Trong chỗ bạn chơi với tiên sinh, hiện có người nào cũng có trí dũng như tiên sinh lúc còn trẻ không?

Điền Quang nói:

– Khó lắm. khó lắm! Thái tử xem những khách ở trong nhà có mấy người có thể dùng được, bảo ra đây cho tôi xem!

Thái tử Đan liền cho gọi bọn Hạ Phù, Tống Ý, Tần Vũ Dương ra chào Điền Quang. Điền Quang xem qua một lượt, hỏi rõ họ tên, rồi bảo thái tử Đan rằng:

– Tôi xem những khách của thái tử không người nào dùng được cả. Hạ Phù là người máu hăng, giận thì mặt đỏ; Tống Ý là người mạch hăng, giận thì mặt xanh; Tần Vũ Dương là người cốt hăng, giận thì mặt trắng. Tức giận mà lộ ra mặt để cho người ta biết, thì làm sao nên việc được? Tôi biết có Kinh Khanh là người thần dũng, mừng giận không lộ ra mặt, có lẽ hơn những người này.

Thái tử Đan nói:

– Kinh Khanh tên gì? Người ở đâu?

Điền Quang nói:

– Kinh Khanh tên là Kha, nguyên là dòng dõi quan đại phu nước Tề tên là Khánh Phong. Khánh Phong chạy sang Ngô, ở đất Chu phương; Sở đánh giết Khánh Phong, họ hang lại chạy sang Vệ, đem kiếm thuật mà thuyết Vệ Nguyên quân, Vệ Nguyên quân không dung. Kha bỏ sang Yên, đổi làm họ Kinh, người ta gọi là Kinh Khanh, tính vốn thích uống rượu. Người Yên tên là Cao Tiệm Ly khéo đánh đàn trúc, Kha đem long yêu mến, hang ngày cùng uống rượu ở trong chợ. Rượu say, Tiệm Ly đánh đàn trúc, Kinh Kha theo nhịp mà hát, hát xong chảy nước mắt khóc rồi lại than thở, cho là thiên hạ không ai biết mình. Người ấy thâm trầm có mưu lược, Quang này kém xa.

Thái tử Đan liền lấy xe của mình sai tên nội thị đánh xe, nhờ Quang đi đón Kinh Kha hộ. Điền Quang nói:

– Kinh Kha nghèo tôi vẫn cung cấp tiền rượu, chắc phải nghe lời tôi mà đến ngay.

Quang sắp lên xe thái tử Đan lại dặn rằng:

– Những lời Đan này nói là việc lớn của nước nhà, xin tiên sinh chớ hở ra cho ai biết.

Điền Quang cười mà nói rằng:

– Già này không dám nói đâu.

Nói rồi đi xe chợ tìm Kinh Kha. Kha cùng Cao Tiệm Ly đang uống rượu, mới ngà ngà say. Tiệm Ly đánh đàn trúc. Quang nghe tiếng trúc, xuống xe vào thẳng gọi Kinh Kha. Tiệm Ly cầm đàn trúc mà tránh đi. Kinh Kha cùng Điền Quang chào nhau, rồi Điền Quang mời Kha vào trong nhà trò chuyện, Quang nói đén việc thái tử Đan muốn dung mình để mưu việc báo thù Tần, nhưng vì mình già, có cử kinh Kha thay. Kha nói:

– Kha đâu dám không vâng mệnh tiên sinh.

Quang muốn khích chí Kinh Kha, bèn vỗ gươm than rằng:

– Phàm kẻ trưởng giả làm gì, chớ để người ta nghi, nay thái tử đem việc nước bàn với Quang, mà lại dặn Quang chớ tiết lộ, đó là có long nghi Quang. Quang này khi nào muốn thành việc cho người mà lại đẻ người nghi mình, vậy Quang xin lấy cái chết để tỏ lòng, xin túc hạ kíp đi báo cho thái tử biết!

Nói xong thì rút gươm tự đâm cổ mà chết. Kinh Kha đang thương khóc thì thái tử Đan vừa sai người đến xem sự thể thế nào. Kinh Kha thấy thái tử có long thành, bèn lên xe của Điền Quang mà đi vào cung. Thái tử tiếp đãi Kinh Kha cũng như Điền Quang, hỏi rằng:

– Điền tiên sinh sao không cùng đến?

Khinh Kha nói:

– Quang nghĩ thái tử có lời dặn riêng, muốn tỏ với thái tử là giữ kín chuyện không nói với ai, nên đã tự đâm cổ chết rồi.

Thái tử vỗ ngực thương khóc nói rằng:

– Điền tiên sinh này vì Đan mà chết, há chẳng oan lắm thay!

Hồi lâu mới gạt nước mắt, mời Kinh Ka ngồi lên trên, rồi nói rằng:

– Điền tiên sinh có long yêu mà cho tôi được gặc Kinh Khanh, tôi xem đó là cái phúc từ trên trời xuống, vậy xin Kinh Khah chỉ giáo cho.

Kinh Kha nói:

– Thái tử có việc lo về nước Tần?

Đan nói:

– Tần ví như hùm sói, ăn nuốt chư hầu, không lấy được hết đất htiên hạ, thì không chịu thôi. Nay đã diệt được hai nước Hàn, Triệu rồi, tất sẽ đén lượt nước Yên. Vì thế nên Đan này ngày đêm lo nghĩ, ăn không ngon ngủ không yên.

Kinh Kha nói:

– Thái tử muốn đem quân cùng Tần quyết được thua, hay có kế gì khác

Thái tử Đan nói:

Yên là nước nhỏ, lại thường bị nạn binh lửa, nay công tử Gia nước Triệu tự lập làm vua nước Đại, muốn cùng Yên hợp quân chống Tần. Đan này chỉ e đem hết cả quân trong nước, cũng không đương nổi một viên tướng Tần. Mà dù có vua Đại phụ them vào cũng chưa thấy mạnh them được bao nhiêu. Ngụy và Tề thì vốn đi với Tần, mà Sở thì lại ở xa, chư hầu đều sợ Tần mạnh, không ai dám hợp tung nữa. Đan này trộ nghĩ một kế, là nếu được một tay dũng sĩ, giả sang xứ Tần, lấy lợi mà dụ, vua Tần tham lợi, tất cho đén gần, nhân dịp đó sấn vào mà uy hiếp, bắt trả lại những đất đã lấn của chư hầu, như Tào Mạt đời Tề Hoàn Công ngày xưa, nếu không thì sẽ đâm chết. Lúc ấy những đại tướng cầm binh quyền không ai chịu ai, vua chết nước loạn, trên dưới ngờ nhau, bấy giờ ta sẽ liên hợp Sở, Ngụy cùng lập con cháu Hàn, Triệu mà hợp sức phá Tần. Đó là lúc kiền khôn tái tạo, xin ngài lưu ý cho.

Kinh Kha ngẩm nghĩ hồi lâu rồi thưa rằng:

– Tôi e tài hèn sức kếm không làm nổi việc ấy!

Thái tử Đan dập đầu cố xin rằng:

– Biết tấm lòng cao nghĩa của ngài, Đan này dem sinh mệnh mà gửi vào tay ngài đó, xin chớ chối từ!

Kinh Kha lại hai ba lần từ chối rồi mới nhận lời. Thái tử Đan liền tôn Kinh Kha làm thượng khanh, xây một tòa quán ở ngay bên hữu tòa quán của Phàn Ô Kỳ, gọi là Kinh quán để Kinh Kha ở. Thái tử Đan ngày ngày đến thăm, cung phụng cổ bàn rất hậu, lại hiến xe ngựa và gái đẹp, tùy sở thích của Kinh Kha. Một hôm Kinh Kha cùng thái tử đi chơi đông cung, Kinh Kha thấy dưới ao có con rùa lớn nổi lên, toan nhặt viên ngói để ném, thái tử Đan liền đưa thoi vàng thay hòn ngói để Kinh Kha ném rùa. Lại một hôm cùng thi cưởi ngựa, thái tử có con ngựa quí ngày đi ngàn dặm, Kha bỗng nói gan ngựa ăn ngon lắm; lát sau thấy nhà bếp đem món gan ngựa đến, tức là gan con ngựa quí của thái tử. Đan lại giới thiệu Phàn Ô Kỳ với Kinh Kha, rồi làm tiệc đãi hai người ở Hoa Dương đài, cho một mỹ nhân yêu quí của mình ra mời rượu, lại sai mỹ nhân gãy đàn làm vui. Kinh Kha thấy hai tay mỹ nhân trắng muốt như ngọc , khen rằng:

– Hai tay đẹp quá!

Tiệc tan, Đan sai nội thị lấy mmâm ngọc đem phẩm vật biếu Kinh Kha. Kha mở ra xem thì là cái bàn tay mỹ nhân vừa rồi, thái tử cho chặt đi dâng Kha để tỏ cho Kha biết là thái tử không tiếc Kha cái gì cả. Kha than rằng:

– Thái tử đãi Kha này hậu đến thế ư? Kha này xin đem cái chết để báo lại.

Chương 107: Dâng địa đồ Kinh Kha náo Tần đình – Bàn binh pháp Vương Tiễn thay Lý Tín

Kinh Kha ngày thường cùng người bàn về thuật đánh gươm, ít khi chịu ai là giỏi, mà chỉ tâm phục có Cáp Nhiếp, người ở Du thứ, tự cho là mình không bằng, bèn cùng kết làm bạn chí thân. Lúc ấy Kha chịu hậu ơn của thái tử Đan, muốn đến Hàm dương uy hiếp vua Tần, bèn sai người đi tìm Cáp Nhiếp, định mời đến nước Yên để cùng thương nghị. Vì Cáp Nhiếp thường đi chơi, không nhất định ở chỗ nào, cho nên không mời được. Thái tử Đan biết Kinh Kha là tay hào kiệt, ngày đêm cung phụng kính cẩn, không dám thúc giục. Bỗng có biên lại báo tin là vua Tần sai đại tướng Vương Tiễn đi lấn đất đã đến biên giới phía nam nước Yên, vua Đại là Gia sai sứ đến ước vua Yên cùng đem quân giữ Thượng cốc để cự Tần. Thái tử Đan sợ quá nói với Kinh Kha rằng:

– Quân Tần sắp qua sông Dịch. Vậy dầu ngày muốn nghĩ kế cứu Yên, có lẽ cũng chẳng kịp nào!

Kinh Kha nói:

– Tôi đã nghĩ kỹ lắm! Lần đi này, không có cái gì để cho vua Tần tin mình, thì không đến gần được. Nay Phàn tướng quân có tội với Tần, vua Tần rao mua thủ cấp Phàn tướng quân nghìn vàng, phong ấp muôn nhà. Lại có chỗ đất tốt ở Đốc cương, người Tần vẫn muốn lấy. Vậy nay nếu được cái đầu Phàn tướng quân và bản địa đò Đốc cương đem dâng vua Tần, vua Tần tất vui mừng mà tiếp đãi, tôi nhân đó mới có thể giúp thái tử được.

Đan nói:

– Phàn tướng quân đến đây gởi thân trong khi cùng khốn sao tôi nở lòng mà giết được, còn như bản địa đồ Đốc cương thì không dám tiếc!

– Kinh Kha biết thái tử Đan có long bất nhẫn, bèn đến yết riêng Phàn Ô Kỳ mà nói rằng:

– Nước Tần gây vạ cho tướng quân, cha mẹ họ hàng tướng quân đều bị giết sạch. Nay nghe vua Tần muốn mua đầu tướng quân, vàng nghìn cân, ấp muôn nhà. Vậy tướng quân sẽ dùng cách gì để báo thù?

Phàn Ô Kỳ ngửa mặt thở dài, chảy nước mắt mà nói rằng:

– Tôi mỗi khi nghĩ đến tên Chính ở nước Tần, thì đau đến tim tủy, muốn giết nó rồi cùng chết với nó, chỉ hiềm chưa có cơ hội mà thôi!

Kinh Kha nói:

– Nay tôi có một lời, có thể giải được lo cho nước Yên, báo thù được cho tướng quân, tướng quân có chịu nghe không?

Phàn Ô Kỳ vội hỏi:

– Ông có kế gì?

Kinh Kha trù trừ không nói, Ô Kỳ hỏi:

– Sao ngài không nói?

Kha nói:

– Kế đã định rồi nhưng khó nói ra lắm!

Ô Kỳ nói:

– Nếu báo thù được Tần, thì dẫu phải nát thịt tan xương tôi cũng không tiếc, vậy ngài có điều gì khó nói?

Kha nói:

– Cái kế mọn của tôi là muốn hành thích vua Tần, nhưng lại e không sao đến gần được vua Tần. Nếu được cái đầu của tướng quân để dâng vua Tần, thì vua Tần tất vui mừng mà tiếp tôi, nhân đó tay trái tôi nắm lấy áo vua Tần, tay phải đâm vào ngực y, thì cái thù của tướng quân sẽ báo được, mà nước Yên khỏi được cái họa diệt vong. Tướng quân nghĩ thế nào?

Ô Kỳ trật ngay áo ra, quăng tay dẫm chân mà nói to lên rằng:

– Bấy lâu tôi chỉ suốt ngày suốt đêm, nghiến răng, nát ruột vì điều ấy mà chưa tìm được kế gì, nay mới được nghe lời ngài dạy!

Nói xong, liền rút gươm tự cứa vào cổ, cổ họng đứt mà cổ chưa đứt. Kinh Kha lại lấy gươm chặt cho đứt hẳn, rồi sai người báo với thái tử Đan là đã lấy được đầu của Phàn tướng quân rồi. Thái tử Đan nghe tin vội đi xe đến, phục vái cái thây Ô Kỳ mà khóc rất thảm, cho quân đem thi thể khâm liệm rồi cất tang rất hậu, còn cái đầu thì để trong hòm gổ. Kinh Kha nói:

– Thái tử đã tìm được lưỡi dao găm sắc bén nào chưa?

Thái tử Đan nói:

– Từ phu nhân nước Triệu có lưỡi dao găm dài một thước tám tấc, rất sắc, tôi đã bỏ ra trăm cân vàng mua được, sai thợ đem tẩm thuốc độc, từng đem thử người, chỉ hơi dướm máu là chết ngay, tôi vẫn cất kỹ để dành cho ngài đã lâu, chưa rõ bao giờ thì ngài đi?

Kha nói:

– Tôi có người bạn chí thiết là Cáp Nhiếp, muốn đợi hắn đi gíup sức mà hắn chưa đến.

Đan nói:

– Ông bạn của ngài, nay đây mai đó lênh đênh như cánh bèo trên mặt bể, biết đâu mà tìm! Môn hạ tôi có mấy tay dũng sĩ, mà Tần Vũ Dương là hơn cả, hoặc có thể cho đi gíup sức được chăng?

Kha thấy thái tử quá nóng nảy, thở dài nói rằng:

– Mang một con dao nhọn, đi vào cái nước Tần bất trắc ấy, là chỉ có đi mà không có về. Tôi sở dĩ đi chậm, là muốn đợi bạn tôi để làm việc cho được mười phần chắc chắn. Thái tử đã không đợi được thì tôi xin đi.

Thái tử Đan liền thảo bức quốc thư, nói xin hiến đát Đốc cương và đầu họ Phàn, rồi đem nghìn vàng sắm sửa hành trang cho Kinh Kha. Tần Vũ Dương làm phó sứ. Khi ra đi, thái tử Đan cùng tân khách và bạn bè thân thiết có biết việc ấy đều mặc áo trắng đội mũ trắng đưa Kinh Kha đến bờ song Dịch, đặt tiệc tiễn hành. Cao Tiệm Ly nghe tin Kinh Kha vào Tần cũng đem cái vai rượu lớn và một đấu rượu đến. Kinh Kha giới thiệu với thái tử. Thái tử mời cùng ngồi uống rượu. Khi uống được vài lượt rồi, Cao Tiệm Ly đánh đàn trúc, Kinh Kha theo nhịp mà hát rằng:

Gió hiu hắt, nước song Dịch lạnh tê,

Tráng sĩ một đi kông bao giờ về!

Tiếng hát thê thảm, tân khách và những người đi theo đều chảy nước mắt, như trong đám tang. Kinh Kha ngửa mặt thở phào một tiếng, hơi xông thẳng lên trời, hóa thành một cái móng trắng, chạy suốt vào giữ mặt trời, ai nấy đều kinh ngạc. Kinh Kha lại cất tiếng hát:

Vào hang hổ, lặn xoáy thuồng luồng

Làn hơi thở hóa cầu vồng thẳng bay …

Tiếng hát nghe khích liệt hùng tráng, mọi người đều trừng mắt hăm hở như đi ra trận. Thái tử Đan rót chén rượu, quì mà dâng lên cho Kinh Kha. Kinh Kha uống một hơi hết ngay, rồi níu vai Tần Vũ Dương, nhảy tót lên xe, bảo gia roi đi mau, không ngoáy trở lại. Thái tử Đan trèo lên gò cao trông theo, đến khi không thấy xe Kinh Kha nữa mới thôi, rồi rầu rầu nét mặt như thương tiếc cái gì, chảy nước mắt mà quay về.

Kinh Kha đến Hàm dương, biết quant rung thứ sử Mông Gia được vua Tần yêu, liền đem nghìn vàng đến đút lót, nhờ nói trước với vua Tần cho. Mông Giavào tâu vua Tần rằng:

– Vua Yên sợ oai, không dám chống lại, xin đem cả nước xưng thần, cầu được giữ tôn miếu của tiền nhân; lại sợ hãi không dám tự tỏ bày, đã chem. đầu Phàn Ô Kỳ và dâng bản địa đồ đất Đốc cương, sai sứ đem dâng. Sứ giả là Kinh Kha, hiện đang ở quán dịch đợi chỉ.

Vua Tần nghe tin đã giết được Phàn Ô Kỳ thì mừng quá, liền thiết đại triều ở cung Hàm dương, cho đòi sứ Yên là Kinh Kha vào triều kiến. Kinh Kha đã dấu sẳn con dao nhọn vào trong cái trục bức địa đồ bèn bưng cái hòm đựng đầu Phàn Ô kỳ, cùng Tần Vũ Dương bưng hộp địa đồ bước lên. Bỗng sắc mặt Tần Vũ Dương trắng nhợt như người chết, có vẽ sợ hãi quá. Thị thần hỏi:

– Sứ giả làm sao lại biến sắc?

Kinh Kha ngoảnh lại nhìn Vũ Dương cười, rồi đi lên trước đập đầu tạ rằng:

– Tần Vũ Dương là một kẻ quê mùa mọi rợ, chưa từng thấy thiên tử, cho nên sợ quá mà đổi sắc, xin đại vương rộng lòng tha thứ, cho được làm xong sứ mệnh ở trước thiên nhan.

Vua Tần truyền lệnh chỉ cho một mình chách sứ lên điện.

Tả hữu liền thét bảo Tần Vũ Dương xuống thềm. Vua Tần sai mở cái hòm để xem, quả nhiên trong có đầu Phàn Ô Kỳ, bèn hỏi Kinh Kha rằng:

– Sao nước Yên không giết ngay tên nghịch thần này đem dâng từ trước mà lại đợi đến bây giờ mới làm.

Kinh Kha nói:

– Phàn Ô Kỳ đắc tội với đại vương trốn lên miền Bắc mạc, vua tôi phải treo thưởng nghìn vàng mới bắt được, vua tôi cũng muốn để Ô Kỳ sống đem giải nộp đại vương, lại e giữa đường sinh biến, cho nên phải chặt đầu, mong được thư cái long giận của đại vương.

Kinh Kha đối đáp ung dung, nhan sắc càng ra vẽ hòa nhã, vua Tần không có lòng ngờ. Bấy giờ Vũ Dương bưng cái hộp địa đồ cúi đầu quì ở dưới thềm. Vua Tần bảo Kinh Kha lấy lên xem. Kinh Kha xuống lấy dâng lên. Vua Tần mở bức địa đồ, đang chực xem, thì mũi dao của Kinh Kha đã lộ, không thể che dấu được nữa. Kinh Kha hoảng quá, liền tay tả nắm lấy tay áo vua Tần, tay hữu rút dao đâm vào ngực vua Tần, nhưng lưỡi dao chưa tới. Vua Tần sợ quá, vùng đứng dậy, tay áo đứt vì bấy giờ là đầu tháng năm, vua Tần chỉ mặt cái áo lá mỏng. Bên cạnh chỗ vua ngồi, có cái bình phong dài tám thước; Vua Tần vượt qua, bình phong đổ xuống đất, Kinh Kha cầm con dao sấn đằng sau, vua Tần không thể thoát thân nên cứ vòng quanh cái cột mà chạy. Nguyên phép nhà Tần, quần thần chầu trên địên, không được mang binh khí; còn các quan lang trung túc vệ cầm giáo, đều đứng dàn hầu ở dưới điện, không có chỉ tuyên triệu, không được tự tiện lên điện. Bấy giờ sự biến thảng thốt xảy ra, vua Tần không kịp gọi người lên cứu. Quần thần đều lấy tay không đánh Kha. Kha khỏe lắm người nào đến gần là bị đánh ngã ngay. Có viên ngự y Hạ Vô Đán đang đứng hầu cũng lấy túi thuốc đánh Kha; Kha quật tay một cái, túi thuốc rách tung. Vì Kinh Kha còn phải đánh đuổi mọi người, nên vua Tần chạy tránh chỗ này chỗ nọ, không bị Kinh Kha bắt được. Thanh bảo kiếm vua Tần đeo ở bên mình gọi là “Lộc lư” dài tám thước, vua Tần muốn rút ra, nhưng vì nó dài, khó rút ra khỏi vỏ được. Có tên tiểu nội thị Triệu Cao vội gọi rằng:

– Sao đại vương không xoay vỏ gươm ra sau lưng mà rút?

Vua Tần nghe ra, liền xoay võ gươm ra sau lưng, quay tay lại, rút gươm ra được dễ dàng. Vua Tần khỏe không kém gì Kinh Kha; vả con dao nhọn dài hơn thước chỉ có thể đâm gần, còn thanh kiếm dài tám thước lại có thể đánh xa được. Vua Tần đã có thanh kiếm cầm tay, liền thấy bạo dạng ngay, bèn chạy đến chém Kinh Kha vào đùi bên tả, Kinh Kha ngã bổ nhào xuống bên cạnh cột đòng bên tả, không thể đứng dậy được, bèn cầm dao nhọn ném vua Tần. Vua Tần né mình tránh, con dao sượt qua bên tai mà vụt đi, đâm thẳng vào cái cột đòng bên hữu tóe lửa ra. Vua Tần lại cầm kiếm chém Kha, Kha giơ tay đón, rụng mất ba ngón tay. Bị chém luôn tám nhát, Kinh Kha dựa cột mà cười, rồi nhổm lên mắng vua Tần rằng:

– May cho mày! Ta muốn bắt chước việc Tào Mạt cướp sống mày, bắt mày phải trả những đất đai lấn được của chư hầu. Không ngờ việc không thành, mày lại thoát được, há chẳng phải long trời ư? Nhưng mày cậy mạnh, thôn tính chư hầu, làm sao mà hưởng lâu dài được?

Tả hữu xô lại đánh chết Kinh Kha; Tần Vũ Dương ở dưới điện, thấy Kinh Kha đã ra tay, toan chạy lên, nhưng bị ngay bọn lang trung đánh chết.

Tiếc thay! Kinh Kha được thái tử Đan nước Yên cung dưỡng bao nhiêu ngày, đi sang Tần một việc lại chẳng xong, không những tự hại thân mình, lại làm uổng mạng ba người (Điền Quang, Phàn Ô Kỳ, và Tần Vũ Dương) đoạn tống sinh mệnh cha con vua Yên, đó cũng vì kiếm thuật không tinh mà nên nổi vậy!

Vua Tần sợ quá, ngồi ngây nửa ngày mới hoàn hồn, rồi đến xem Kinh Kha, thấy hai mắt tròn vo trợn lên, sắc giận còn hầm hầm, hệt như người sống. Vua Tần càng sợ, sai đem thây Kinh Kha, Tần Vũ Dương và đầu Phàn Ô Kỳ cùng đốt ở trong chợ. Những người nước Yên đi theo đều bị đem chem. và bêu đầu ở các cửa thành. Vua Tần về nội cung, các hậu phi đã nghe nói có biến, bèn đến vấn an và đặc biệt mừng. Sớm hôm sau, vua Tần ra coi chầu, luận công hành thưởng, trước hết thưởng cho Hạ Vô Đán hai trăm cân vàng, nói rằng:

– Vô Đán yêu ta đã cầm túi thuốc ném Kinh Kha!

rồi gọi tên tiểu nội thị Triệu Cao bảo rằng:

– Nhờ có nhà ngươi bảo, ta mới biết rút kiếm ra mà đánh Kinh Kha!

Cũng thưởng cho trăm cân vàng. Trong bọn quần thần, những người tay không dám xông vào đánh Khinh Kha, cứ coi dấu thương nặng nhẹ mà gia thưởng. Các lang trung ở dưới điện đánh chết Tần Vũ Dương cũng đều được thưởng. Mông Gia nói hộ cho Kinh Kha vào triều, bị tội lăng trì xử tử, giết cả nhà. Mông Ngao đã ốm chết, con là Mông Vũ là tì tướng, vì không tư tình, nên được tha tội.

Vua Tần vẫn chưa nguôi giận, sai con Vương Tiễn là Vương Bí đem thêm quân giúp sức cha đánh Yên. Quân Yên thua to. Vương Tiễn hợp binh vây Kế thành. Khi thành vỡ, vua Yên bảo thái tử Đan rằng:

– Ngày nay nước mất nhà tan là chỉ vì mày!

Đan thưa rằng:

– Hai nước Hàn, Triệu bị diệt cũng tội ở Đan này ư?

Rồi thái tử Đan cùng vua Yên bỏ Kế thành chạy ra Liêu đông để lo kế khôi phục. Vương Tiễn bị bệnh xin từ chức, vua Tần sai Lý Tín thay cầm quân đuổi theo đánh cha con vua Yên.

Vua Yên nghe quân Tần lại đến, sai sứ cầu cứu vua đất Đại là Gia. Gia phúc thư, đại lược nói Tần sở dĩ kíp đánh Yên là vì cớ oán thái tử Đan, vua có thể giết Đan để tạ tội với Tần, thì Tần sẽ hết giận, xã tắc nước yên may còn giữ được. Vua Yên do dự không nở. Thái tử Đan sợ bị giết bèn cùng tân khách chốn ra đảo Đào hoa. Lý Tín đóng quân ở Thủ sơn, sai người đưa thư kể tội thái tử Đan. Vua Yên sợ quá, giả cách cho đòi Đan về bàn việc, rồi đổ rượu cho say, sai người đem dây thắt cổ cho chết rồi chặt đứt đầu. Bấy giờ là tháng năm mà trời bỗng xuống tuyết dày đến ba thước năm tấc trên mặt đất, rét buốt như mùa đông. Người ta đều bảo đó là do oán khí của thái tử Đan mà có vậy.

Vua Yên sai đem đầu thái tử Đan đóng hòm nộp Lý Tín và viết thư tạ tội. Lý Tín nhân thấy tháng năm mà trời lại có tuyết lớn, quân lính bị rét thành bệnh, bèn tâu vua Tần hãy cho tạm rút quân về.

Vua Tần lại nghe kế của Úy Liêu, cho rằngYên, Đại chỉ còn như cái hồn vất vưởng không bao lâu sẽ phải tan, hãy đem quân đánh Ngụy rồi đến Tề, Sở; ba nước ấy đã diệt được rồi, thì Yên Đại không cần đánh cũng hạ được. Bèn sai Vưong Bí làm đại tướng đem mười vạn quân đi đánh Ngụy. Vua Ngụy cầu cứu Tề, nhưng tướng quốc Tề là Hầu Thắng ăn lễ nhiều của Tần, khuyên vua Tề chớ cứu Ngụy. Quân Tần đánh Đại Lương, Vương Bí nhân lúc trời mưa to, sai quân lính khai cừ ở tây bắc, dẫn nước hai song Hoàng hà và Biện hà và đắp đe ngăn hạ lưu. Khi đào cừ xong, trời mưa to luôn mười ngày không ngớt, thế nước ào ạt. Vương Bí phá đê cho nước chảy tràn vào trong thành. Thành bị nước ngâm ba ngày, mấy nơi bị lở, quân Tần bèn theo đó mà vào. Vua Ngụy cùng quần thần đang bàn viết biểu xin đàu hang, bị Vương Bí bắt được, bỏ lên xe tù cùng cung thuộc đưa về Hàm dương. Giữa đường vua Ngụy bị bệnh chết. Vương Bí lấy hết đất Ngụy đặt làm quận Tam xuyên, lại lấy cả đất Giả vương, truất Vệ quân làm thứ nhân.

Vua Tần lại dung kế Úy Liêu đem quân đánh Sở, hỏi Lý Tín dùng độ bao nhiêu quân thì vừa, Lý Tín nói:

– Chỉ dung hai mươi vạn người là đủ.

Vua Tần lại hỏi lão tướng Vương Tiễn. Tiễn nói nếu dung hai mươi vạn người thì tất bị thua, mà phải dung sáu mươi vạn quân mới được. Vua Tần cho là Vương Tiễn già nua nên nhút nhát, không bằng Lý Tín trai trẻ đang hăng hái, bèn không dung Vương Tiễ nữa, mà cử Lý Tín làm đại tướng,Mông Vũ làm phó, đem hai mươi vạn quân đi đánh Sở.

Vua Sở là Phụ Sô nghe tin quân Tần dến đánh, bèn cử Hạng Yên làm đại tướng, đem hai mươi vạn quân chống đánh. Lý Tín cậy sức tiến vào, gặp quân Hạng Yên, hai bên giao chiến, đánh nhau đang hăng, bảy đạo quân phục của Sở đều xông ra, Lý Tín không chống nổi, thua to bỏ chạy. Hạng Yên đuổi đánh luôn ba ngày ba đêm, giết bảy viên đô úy và quân sĩ Tần không biết bao nhiêu mà kể. Vua Tần giận quá, tước hết quan chức và ấp ăn lộc của Lý Tín, rồi than đến Dĩnh dương, yết kiến Vương Tiễn, tỏ ý hối về việc nghe lời Lý Tín đem hai mươi vạn quân đánh Sở, quả nhiên bị thua, và mời Vương Tiễn lại ra làm đại tướng đánh Sở để báo thù ấy. Vương Tiễn hai lần từ chối, nhưng vua Tần cứ ép nài. Vương Tiễn nói:

– Nếu bất đắc dĩ đại vương dùng tôi thì phi có sáu mươi vạn quân không được.

Vua Tần hiềm là dung nhiều quân quá. Vương Tiễn nói:

– Nước Sở đất rộng, hễ có hiệu lệnh là có thể lấy được trăm vạn quân ngay. Tôi xin sáu mươi vạn quân, còn e không địch nổi, chứ nói gì diệt nước ấy?

Vua Tần lấy làm phải, bèn lấy xe chở Vương Tiễn vào triều, ngay ngày hôm ấy bái làm đại tướng, lại cử Mông Vũ làm phó. Khi khởi hành, vua Tần than đi tiễn, Vương Tiễn nâng chén rượu mời vua Tần uống rồi nói rằng:

– Xin đại vương uống cạn chén này tôi có điều muốn nói.

Vua Tần uống một hơi hết ngay, hỏi rằng:

– Tướng quân muốn nói gì?

Vương Tiễn lấy ở trong tay áo ra một tờ giấy, trong giấy xin vua Tần cấp cho vài nơi ruộng vườn tốt ở Hàm dương.

Vua Tần nói:

– Nếu tướng quân thành công trở về, quả nhân còn tính cùng hưởng phú quí với tướng quân chớ có lo gì!

Vương Tiễn nói:

– Tôi già rồi, đại vương dẫu có phong tước đền công cho, cũng như ngọn đuốc ngoài gió, sáng được mấy tí, chi bằng lúc tôi còn sống, cấp ruộng vườn tốt để lại cho con cháu đời đời được chụi ơn đại vương.

Vua Tần cả cười, rồi bằng lòng cho. Khi quân đi đến cửa Hàm cốc. Vương Tiễn lại sai sứ về xin vua Tần cho them mấy nơi vườn ao nữa. Mông Vũ nói:

– Tướng quân xin như thế, chẳng là nhiều lắm ư?

Vương Tiễn bảo rằng: 
Kiêm sáu nước thống nhất thiên hạ 
Lên ngôi báu tự xưng Thủy Hoàng
 

Chương 108: Kiêm sáu nước thống nhất thiên hạ – Lên ngôi báu tự xưng Thủy Hoàng

Lại nói Vương Tiễn thay Lý Tính làm đại tướng đem sáu mươi vạn quân đi đánh Sở, tướng Sở là Hạng Yên giữ Đông cương để chống lại. Vua Sở lại sai Cảnh Kỳ đem thêm hai mươi vạn quân giúp sức Vương Tiễn đóng quân ở núi Thiên trung, cắm trại liền nhau hơn mười dặm, phòng giữ kiên cố. Hạng Yên hàng ngày kêu người đến khiêu chiến. Vương Tiễn nhất định không ra đánh. Hạng Yên cho là Vương Tiễn tuổi già nhát sợ. Vương Tiễn hàng ngày cứ cho quân lính tắm gội ăn uống, như thế trong vài tháng, quân lính vô sự ngày ngày chỉ cùng nhau ném đá nhảy cao làm trò chơi. Theo binh pháp của Phạm Lãi, ném đá là dùng hòn đá nặng mười hai cân, dựng cây gỗ làm máy, bắn đi được ba trăm bước là thắng, không được kể là thua. Người nào có sức khỏe thì có thể dùng tay mà ném đá, thì thắng hơn một tầng. Nhảy cao là chôn một tấm gỗ ngang cao bảy tám thước , cùng nhau nhảy qua, lấy đó thi hơn thua. Vương Tiễn mỗi ngày sai quân lại các dinh ngầm ghi tên những người được thua để biết sức mạnh yếu của mỗi người. Bề ngoài thì làm ra dáng co rút giữ mình, không cho quân lính đến địa giới Sở kiếm củi; bắt được người Sở thì cho ăn uống no say rồi thả về. Giữ nhau đến hơn một năm, Hạng Yên không được đánh trận nào, cho rằng Vương Tiễn tiếng dẫu đánh Sở, thực là giữ mình, bèn không lo lắng gì chiến sự nữa. Bỗng một hôm Vương Tiễn đại khao tướng sĩ, nói rằng hôm nay cùng quân sĩ phá Sở. Tướng sĩ đều tranh nhau xin đi trước. Vương Tiễn bèn kén hai vạn người kiêu dũng gọi là tráng sĩ, sung làm quân xung phong, lại chia quân làm mấy đạo, dặn rằng hễ thấy quân Sở thua chạy rồi, thì chia nhau cướp đất. Hạng Yên không ngờ Vương Tiễn chợt đến, Thảng thốt ra cự địch. Quân Tần được nuôi sức lâu ngày, hăng máu muốn đánh, cho nên một người địch nổi trăm người. Quân Sở thua to, Khuất Định tử trận. Hạng Yên và Cảnh Kỳ đem tàn quân chạy về phía đông. Vương Tiễn thừa thắng đuổi theo, hai bên lại đánh nhau ở thành Vĩnh an, quân Sở lại thua to, quân Tần bèn hạ được Tây Lăng. Đất Kinh đất Tương đều chấn động. Vương Tiễn sai Mông Vũ chia một nữa quân đóng ở Ngọc chử, truyền hịch đi các quận Hồ nam, tuyên bố uy đức vua Tần, còn tự mình thì đem đại quân kéo thẳng đến kinh đô Thọ Xuân; rồi sai người về Hàm Dương báo tiệp. Hạng Yên đi lên sông hoài mộ quân chưa về, Vương Tiễn thừa hư đánh gấp, thành vỡ; Cảnh Kỳ tự vẫn ở trên thành; vua Sở là Phụ Sô bi bắt. Vua Tần thân đến Phàn Khẩu để nhận tù, truất vua Sở làm thứ nhân, sai Vương tiễn hợp binh với Mông Vũ để đánh lấy đất Kinh, đất Tương.

Hạng Yên mộ được hai vạn năm nghìn quân, về đến Từ thành, bỗng gặp người em cùng mẹ với vua Sở là Xương Bình quân chạy nạn đến đó, nói thành Thọ Xuân đã bị phá, vua Sở đã bị bắt, chẳng biết sống chết thế nào. Hạng Yên nói:

– Ngô, Việt có Trường giang làm giới hạn, đất vuông nghìn dặm có thể dựng nước được.

Bèn đem quân qua sông, tôn Xương Bình quân làm vua Sở, ở thành Ô lăng luyện binh giữ thành.

Được tin Hạng Yên lại lập vua Sở mới ở Giang nam, vua Tần có ý lo, Vương Tiễn nói:

– Hình thế của nước Sở là ở Giang, Hoài. Nay cả miền Hoài đều về tay ta rồi, kẻ kia dầu còn chút hơi thở, nhưng đại binh đến là bắt ngay, lo chi điều ấy!

Vua Tần khen rằng:

– Tướng quân tuổi gìa rồi mà chí còn hăng hái lắm!

Hôm sau, vua Tần trở về Hàm dương, lưu Vương Tiễn ở lại để bình định miền Giang nam. Vương Tiễn sai Mông Vũ đóng thuyền ở Anh vũ châu. Hơn một năm thì thuyền đóng xong, bèn cho thuận dòng đi xuống. Quân giữ sông không thể chống nổi. Quân Tần bèn lên bộ, lưu mười vạn ở Hoàng sơn để đóng chẹn cửa sông, còn đại quân thì từ Chu phương tiến vây Lan lăng đóng dinh khắp bốn mặt, quân sĩ reo hò vang trời. Hạng Yên đem hết quân ra đánh ở dưới thành. Hợp đầu quân Tần hơi lui. Vương Tiễn chia các tráng sĩ làm hai đội tả hữu, đều cằm dao ngắn, reo to mà xông vào trận. Mông Vũ tự tay chém. được một viên tùy tướng, lại bắt sống được một người. Quân Tần càng thêm hăng hái, Hạng Yên lại thua to, chạy vào trong thành, lấp cửa thành cố giữ. Vương Tiễn dùng thang máy leo lên đánh. Hạng Yên dùng tên lửa bắn, đốt cháy thang máy. Mông Vũ nói:

– Hạng Yên như con cá ở trong nồi rồi

Rồi sai đắp lũy cao bằng thành, vây đánh càng gấp, Xương Bình quân thân đi tuần hành, bị tên bắn phải, quân lính vực về hành cung, nửa đêm thì chết. Hạng Yên khóc lóc rằng:

– Ta còn sống ở đây, là vì còn có Xương Bình quân là dòng dõi vua Sở. Ngày nay Xương Bình quân chết rồi, thì ta còn mong gì!

Rồi ngửa lên trời kêu to ba tiếng, cầm gươm đâm cổ mà chết. Trong thành rối loạn, quân Tần trèo vào mở cửa thành. Vương Tiễn kéo quân vào dụ yên dân, lại đem quân xuống miền nam, đến núi Tích sơn, quân lính đào đất làm bếp, đặt nồi thổi cơm, tìm được một cái bia đá, ở trong có khắc mười hai chữ rằng: “Hữu tích: binh, thiên hạ tranh; vô tích: ninh, thiên hạ thanh”, nghĩa là: “Có thiếc thì đánh nhau, thiên hạ loạn; không có thiếc thì yên, thiên hạ thanh bình”. Vương Tiễn cho đòi cổ nhân đến hỏi, thì biết từ khi vua Bình Vương nhà Chu dời sang đất Lạc, núi ấy sản sinh ra nhiều chì, thiếc nên gọi là Tích sơn, đã bốn mươi năm nay lấy dùng không hết, nhưng gần đây thấy ít dần; tấm bia ấy cũng không biết người nào làm ra. Vương Tiễn than rằng:

– Bia này lộ ra thiên hạ từ đây được yên ổn. Có lẽ người xưa đã thấy trước được điều này, nên chon bia để báo cho người sau đó chăng! Từ nay nên đặt tên nơi này gọi là Vô tích (không có thiếc).

Vương Tiễn kéo quân qua Cô tô, quan giữ thành đem thành ra hàng. Tiễn bèn qua sông Chiết giang mà định đất Việt. Con cháu vua Việt, từ sau khi Việt mất, ở tản mát trong khoảng Dũng giang, Thiên thai, dựa theo mé bể, tự xưng quân trưởng, không thống thuộc nhau. Đến lúc đó nghe oai đức vua Tần, đều đến xin hàng. Vương Tiễn thu lấy địa đồ và sở dinh, phi báo vua Tần; rồi lấy nốt cả đất Dự chương, dựng ra hai quận Cửu giang và Cối kê. Thế là Tần diệt được Sở.

Vương Tiễn đã diệt được Sở, đem quân về Hàm dương, vua Tần thưởng cho nghìn cân vàng. Tiễn cáo lão về lại Dĩnh dương. Vua Tần cử con trai của Tiễn la Vương Bí làm đại tướng đem quân di đánh vua Yên ở Liêu đông, dặn rằng khi đã bình định Liêu đông rồi , thì đem quân lấy luôn đất Đại. Vương Bí đem quân đi, qua song Áp lục, vây phá được thành Bình nhưỡng, bắt vua Yên là Hỉ đưa về Hàm dương, truất là thứ nhân. Thế là lại diệt được Yên.

Vương Bí đã diệt được Yên bèn dời quân sang phía Tây đánh đất Đại. Đại vương gia thua to, muốn chạy sang Hung nô. Vương Bí đuổi theo bắt được đem giam, Gia tự sát, Vương Bí lấy được hết đất Vân trung, Nhãn môn, thế là diệt hẳn được nước Triệu. Sáu nước đối địch với Tần, đến đó là mất năm rồi, chỉ còn lại một nước Tề nữa mà thôi. Thư báo tiệp của Vương Bí gởi về Hàm dương, vua Tần mừng quá, tự tay viết một bức thư, gởi cho Vương Bí, đại lược nói rằng:

-“Tướng quân một lần đem quân đi mà bình định được Yên và Đại, dong ruổi hơn hai ngàn dặm, so với cha già, công lao chẳng hơn kém nhau. Tuy nhiên, từ Yên về Tề, nam bắc tiện dường. Nước Tề mà hãy còn, cũng ví như thân người, còn thiếu một cánh tay. Xin tướng quân đem cái oai thừa, diệt nốt nước Tề. Như vậy cái công của cha con tướng quân đối với Tần là có một không hai vậy!”

Vương Bí được thư bèn dẫn quân qua Yên sơn, theo đường Hà giang xuống miền nam.

Lại nói về Tề Vương Kiến nghe lời tướng quốc Hậu Thắng, không cứu Hàng, Triệu. Mỗi khi Tần diệt được một nước, Tề vương lại cho sứ đén mừng. Tần lại đút nhiều vàng cho sứ giả, sứ gỉ về kể chuyện vua Tần hậu đãi, vua Tề cho là có thể trông cậy được vào việc hòa hiếu, nên không phòng bị việc chiến tranh. Đến khi nghe năm nước đã bị diệt cả rồi, vua Tề mới áy náy không yên, bèn cùng Hậu Thắng thương nghị, đem quân giữ địa giới phía tây, để phòng quân Tần đánh úp. Dè đau Vương Bí ở mặt bắc đem quân qua Ngô kiều thẳng đến Tế nam. Nước Tề từ khi vua Kiến lên ngôi, trong bốn mươi năm, không có nạn binh lửa, dân ở yên đã quen, không từng diễn tập võ nghệ. Phương chi quân Tần vốn có tiến là cường bạo, nay nghe có mấy mươi vạn kéo đến, sừng sững như núi Thái sơn, sao mà chẳng sợ, nên không dám chống cự. Vương Bí kéo quân đi thẳng vào Lâm Tri, nhân dân trong thành đều chjy tán loạn, cửa thành không giữ được nữa, Hậu Tắng bó tay không còn cách gì, đành khuyên vua Tề ra hàng. Vương Bí không phải đánh một trận nào, trong khoảng hai tháng lấy được hết đất Sơn đông. Vua Tần nghe tin báo tiệp truyền lệnh rằng:

– Tề vương Kiến dung kế của Hậu Thắng, cự tuyệt sứ Tần, mưu toan làm loạn, nhưng may tướng sĩ phụng mệnh, đã diệt được Tề. Lẽ ra giết cả vua tôi Tề, nhưng nghĩ đén cái tình Kiến qui thuận trong hơn bốn mươi năm nên tha tội chết cho, cùng vợ con dời ra ở Cung thành, quan chức trách tính ngày cấp thóc ăn, cho trọn cái đời sống thừa của Kiến. Còn Hậu Thắng thì đem chém. đầu ngay tại chỗ.

Vương Bí vâng lệnh giết Hậu Thắng, sai quân áp giải Tề vương Kiến ra an trí ở Cung thành, cho ở trong mấy gian nhà ở dưới núi Thái hang, bốn bề đều là cây tùng, cây bách, tuyệt chẳng có cư dân; cung quyến dẫu bỏ đi mất nhiều, nhưng cũng còn vài chục miệng ăn, số thóc không đủ, mà quan chức trách lại nhiều khi không cấp cho. Kiế chỉ có một con trai, còn bé, giữa đêm đói bụng khóc inh, Kiến buồn rầu ngồi dậy, nghe tiếng gió thổi trên các cây tùng bách, nghĩ lại khi ở Lâm tri, phú quí đến bực nào, vì dại nghe tên gian thần Hậu Thắng đến nổi nước mất, phải chết đói ở núi hoang, hối lại không còn kịp nữa. Nghĩ vậy rồi khóc nức nở, được vài hôm thì chết. Các cung nhân đều trốn cả, còn đứa con trai cũng không biết sống chết thế nào. Tiếng đòn Tề vương Kiến vì đói mà chết, người Tề nghe tin đều đọng long thương, nhân làm bài hát rằng:

Kìa bách! Kìa tùng

Đói lòng mà không ăn được!

Ai làm cho Kiến cơ cực nước đời

Thương ôi! Chẳng biết dung người mà nên!

Mấy câu hát ấy là trách Hậu Thắng đã làm mất nước Tề vậy.

Bấy giờ là năm thứ đời Tần Vương Chính, sáu nước đều hợp cả vào nước Tần, thiên hạ nhất thống. Vua Tần cho rằng sáu nước kia đều xưng vương, thì vương hiệu không còn được tôn quí nữa, muốn đổi xưng đế, nhưng năm xưa cũng từng có cái nghị đông tây nhị đế rồi, mà không đáng truyền cho đời sau, không đủ uy phục bốn rợ. Bèn xét xem quân hiệu thời thượng cổ, thì thấy có Tam hoàng, Ngũ đế, mà tôn cha là Trang Tương vương làm thái thượng hoàng. Lại cho rằng Chu công đặt ra phép đặt tên thụy, con được nghị cha, tôi được nghị vua là trái lễ nên bỏ phép ấy đi không dùng: “Ta làm Thủy hoàng đế, (vị hoàng đế đầu tiên) đời sau cứ theo số ấy mà tính, nhị thế, tam thế, cho đến bách thiên, vạn thé, truyền mãi không cùng”. Thiên tử tự xưng là “trẫm”, bề tôi tâu xưng với thiên tử là “bệ hạ”. Lại cho thợ triệu khéo trạm viên ngọc họ Hòa làm ấn truyền quốc có khắc chữ rằng: “Thụ mệnh ư thiên, ký thọ vĩnh xương”. Lại tính ngũ hành trước sau, nhà Chu thuộc hỏa, mà thủy có thể diệt được hỏa; Tần ứng vào cái vận thuộc thủy, y phục tinh kỳ đều theo sắc đen; thủy số sáu, cho nên đồ dung đèu theo số sáu, lấy ngà sóc, tháng mười làm tháng giêng, các lễ triều hạ đều ở trong tháng ấy. Chữ (chính) đồng âm với chữ (chính), là ngự húy hoàng đế, không được phạm, cho nên đổi chữ (chính) là chữ (chinh), chữ (chinh) có nghĩa không được tốt lành, nhưng vì đó là ý của Thủy hoàng nên không ai dám nói

Úy Liêu thấy Thủy hoàng dương dương đác ý luôn đè ra cải cách này nọ thì phàn nàn riêng một mình rằng:

– Nhà Tần dẫu thống nhất thiên hạ mà nguyên khí đã suy rồi, thì lâu dài sao được

Rồi một đêm cùng đệ tử Vương Ngao trốn đi, không ai biết đi đâu. Thủy hoàng hỏi quần thần rằng:

– Úy Liêu bỏ trẫm mà đi là cớ làm sao?

Quần thần đều thưa rằng:

– Uý Liêu giúp bệ hạ định bốn bể, công rất to, cùng mong được cắt đất chia phong, như Thái công, Chu công nhà Chu, nay bệ hạ đã định tôn hiệu mà chưa luận công hành thưởng, nên Úy Liêu thất ý mà bỏ đi đó.

Thủy hoàng hỏi:

– Chế độ phân phong của nhà Chu còn dung được nữa không?

Quần thần đều nói:

– Yên, Tề, Sở, Đại, đất xa khó trị, không đặt vương thì không thể trấn nhiếp dược.

Lý Tư bàn rằng:

– Nhà Chu chia phong ra vài trăm nước, đều là người cùng họ. Về sau con cháu tranh giết nhau mãi không thôi. Nay bệ hạ đã thống nhất được thiên hạ, nên chia ra làm nhiều quận huyện; dẫu có công thần, cũng nên chỉ cấp bổng lộc cho thật hậu, mà không cho được một thước đất, một tên dân nào; như thế mới tuyệt hẳn được cái gốc họa binh cách, há chẳng phải là kế trị an lâu dài ư?

Vua Tần theo lời nghị ấy, bèn chia thiên hạ làm ba mươi sáu quận, mỗi quận đặt một viên thủ úy, một viên giám ngự sử; thu hết giáp binh thiên hạ đem về Hàm dương, tiêu hủy đi, đúc mười hai người vàng, mỗi người nặng nghìn thạch, đặt ở trong cung đình, để ứng cái điềm người cao lớn ở Lâm thao. Đem hết những phú hào trong thiên hạ đến ở cả Hàm dương, cộng hai mươi vạn nhà; ở khu bắt Hàm dương, theo kiểu cung thất sáu nước, dựng sáu sở li cung, xây cung A phòng, cử Lý Tư làm thừa tướng, Triệu Cao làm lang trung lệnh; các tướng súy có công, như bọn Vương Bí, Mông Vũ, đều được phong một vạn hộ, những người khác thì được vài nghìn hộ, theo số thuế thu nhập mà cấp.

Rồi đó, đốt sách, chon học trò, tuần vu vô độ, đắp “vạn lý trường thành” để chống rợ Hồ, trăm họ than vãn cuộc sống cơ cực. Đến đời Nhị thế, lại càng bạo ngược, các tay anh hùng ở nơi thảo giả là bọn Trần Thắng, Ngô Khởi đều nổi lên mà mất nhà Tần.

Hết