Chương 94: Giả mẫu bày tiệc, thưởng Hải Đường nở hoa – Bảo Ngọc mất ngọc, biết tai ương sắp đến

Giả mẫu bày tiệc, thưởng Hải Đường nở hoa

Bảo Ngọc mất ngọc, biết tai ương sắp đến

Lại Đại dắt Giả Cần ra, chờ Giả Chính về phân xử. Đêm ấy chẳng có việc gì. Bọn ni cô, đạo cô được vào vườn, hết sức vui mừng, muốn đi chơi khắp vườn và sửa soạn để mai vào cung.

Không ngờ Lại Đại dặn bọn bà già coi vườn và bọn hầu trai canh giữ, chỉ đem cho họ một ít cơm nước, chứ không cho đi đâu nửa bước. Bọn con gái kia chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, đành phải ngồi đợi chí đến lúc trời sáng. Bọn a hoàn trong vườn tuy có biết việc đem bọn ni cô, đạo cô đến để trong cung sai khiến, nhưng cũng

không rõ đầu đuôi cho lắm.

Đến sáng hôm sau, Giả Chính hết phiên ra về, thì trên bộ đưa xuống sổ sách chi tiêu về công trình kiến trúc hai tỉnh, cần phải kiểm tra lập tức, nên không thể về nhà ngay. Giả Chính liền sai người về báo Giả Liển:

– Khi Lại Đại về thì phải tra hỏi rõ ràng, nên xử trí ra sao thì cứ xử trí, đừng có đợi ta.

Giả Liễn vâng lời, mừng thầm cho Giả Cần. Sau lại nghĩ:

– Nếu mình xử trí mà không có một tí dấu nào hết gì thì sợ chú ngờ vực; chi bằng cứ trình với thím, theo ý thím mà làm, dầu không hợp với ý của chú, mình cũng không đến nỗi chịu lỗi. Hắn bèn vào trình với Vương phu nhân:

– Hôm qua chú thấy giấy nặc danh, rồi nổi giận, đã bắt thằng Cần và bọn ni cô, đạo cô về phủ để tra xét. Hôm nay chú bận không có thì giờ tra hỏi, nên bảo cháu thưa với thím nên xử trí ra sao?

Vuơng phu nhân nghe vậy, ngạc nhiên bảo:

– Cháu nói gì thế? Nếu thằng Cần mà như thế, thì còn ra người nhà mình sao được? Nhưng cái quân nào dán giấy nặc danh ấy cũng đáng ghét! Những việc ấy có phải là việc nói càng được đâu. Cháu hỏi thằng Cần xem có thật như thế hay không?

– Cháu cũng hỏi nó rồi, chưa nói là nó không làm, dầu có làm đi nữa thì một người đã làm bậy, khi nào nó lại chịu nhận? Nhưng cháu nghĩ thằng Cần cũng không dám làm việc ấy. Nó cũng biết rằng có khi quý phi còn gọi đến bọn cô gái ấy, nếu sinh chuyện ra thì làm thế nào? Theo ý cháu, muốn tra hỏi nó cũng chẳng khó khăn gì. Nhưng tra hỏi ra rồi thì xử trí ra sao?

– Giờ bọn con gái ấy đâu rồi?

– Cháu đều giữ chặt ở trong vườn?

– Họ có biết không?

– Họ cũng chí huyết là sắm sửa để vào cung thôi, chứ bên ngoài không ai nói gì cả.

– Phải đấy! Bọn ấy một giờ cũng không nên giữ lại. Trước kia ta đã bảo cho chúng nó về, các anh không nghe. Giờ đây chẳng xảy ra chuyện là gì? Cháu bảo Lại Đại đem bọn chúng ra hỏi xem nhà nó có còn bà con nào không, và đem giấy tờ cũ tra xét, rồi chịu tốn mấy chục lạng bạc, thuê chiếc thuyền, sai người đưa họ về quê, cẩn thận trả lại tất cả giấy tờ cho họ, cứ làm như thế là xong chuyện. Nếu vì một vài đứa

không tốt mà bắt cả bọn đều phải hoàn tục thì sẽ mắc tội đấy. Nếu giao họ cho bọn bà mối, ở đây luỵ mình, không đòi tiền nhưng bọn họ thế nào cũng đem đi bán, còn ai sống chết mặc kệ. Thằng Cần thì cháu mắng cho nó một trận, bảo nó biết: “Ngoài lúc tế tự hiếu hỷ, còn cấm không được đến đây. Coi chừng mà chạm phải cơn giận của chú thì liệu hồn, kẻo chạy không kịp đấy.” Cháu cũng nói với phòng kế toán bớt khoản chi tiêu ấy đi, rồi sai người truyền cho am Thủy Nguyệt biết rằng: “ông lớn bảo từ nay ngoài những khi đốt vàng thăm mộ, nếu các cậu có ai đến đấy thì không được tiếp đón, hễ còn một chút tiếng xấu tung ra, thì ngay cả ni cô già cũng phải đuổi đấy.

Giả Liễn vâng lời đi ra, thuật lời Vương phu nhân cho Lại Đại biết và nói:

– Ý của bà lớn bảo ông cứ làm như thế. Xử trí xong, ông nói lại với tôi, để tôi thưa lại với bà lớn. Ông xử trí nhanh lên. Khi ông lớn về, ông cứ theo như lời bà lớn mà trình.

Lại Đại nghe xong liền nói

– Bà lớn thật là nhân từ như đức Phật! Bọn người như thế mà còn sai người đưa về! Bà lớn đã có lòng tốt thì ta cũng phải chọn người tốt mà giao việc. Anh Cần thì xin cậu bảo ban giúp. Còn cái thằng dán giấy thì để tôi tìm cách tra cho ra, trị nó một mẻ mới được.

Giả Liễn gật đầu nói:

– Phải đấy.

Liền gọi Giả Cần đến xử lý. Lại Đại cũng vội lĩnh ni cô ra theo ý Vương phu nhân mà làm.

Đến chiều, Giả Chính về. Giả Liễn và Lại Đại trình lại.

Giả Chính vốn là người không hay sinh chuyện, nghe nói xong cũng cho qua. Riêng có bọn vô lại nghe nói phủ Giả cho ra hai mươi bốn con gái trẻ, ai mà chẳng mơ tưởng. Rút cuộc, bọn con gái ấy có về được đến nhà hay không, không ai biết và cũng khó lòng mà đoán trước được.

Tử Quyên thấy Đại Ngọc bệnh đã khỏi, ở trong vườn cũng chẳng có việc gì. Nghe nói sắp sứa đưa bọn ni cô vào cung, chị ta không biết là việc gì, liền đến bên nhà Giả mẫu để dò xem. Vừa gặp khi Uyên Ương rảnh việc đi ra, hai người ngồi nói chuyện phiếm, khi nhắc đến việc ni cô. Uyên ương lấy làm lạ nói:

– Tôi chẳng nghe gì cả, để rồi hỏi mợ Hai thì biết.

Đang nói thì có hai người đàn bà bên nhà Phó Thí sai sang hỏi thăm sức khỏe của Giả mẫu. Uyên ương định mời lên nhà. Hai người thấy Giá mẫu đang ngủ trưa, liền nói chuyện với Uyên ương một lúc rồi ra về.

Tử Quyên hỏi:

– Người nhà ai sai đến thế

Uyên ương nói:

– Thật đến chán! Nhà họ có cô con gái cũng khá xinh, họ rất nhát ra hàng của quý, ở trước mặt cụ, khi nào hỏi cũng khoe cô nhà họ xinh đẹp tử tế, lại biết giữ gìn lễ độ, ăn nói dễ nghe, tay chân khéo léo, biết viết chiết tính, thờ người trên rất hiếu kính, đôí đãi với người dưới rất hiền hòa. Khi nào đến là họ bịa ra một tràng những điều như thế để cho cụ nghe. Tôi nghe đến phát ngấy. Bọn bà già ấy thật làm cho người ta phái chán. Thế mà cụ lại hay nghe những chuyện ấy! Cụ thì không kể gì, chỉ lạ cho cậu Bảo, thường ngày thấy bà già thì ghét, nhưng hễ thấy bọn ấy thì lại ưa. Chị bảo có lạ không. Vừa rồi, bọn họ còn đến nói: “Cô nhà họ hiện nay có rất nhiều nhà đến dạm, nhưng ông nhà hơi tiếc không bằng lòng gả cho ai cả, chỉ muốn thông gia với những nhà như nhà chúng ta. Bọn họ khoe khoang, nịnh hót làm cụ cũng phải xiêu lòng.

Tứ Quyên nghe nói, ngẩn người ra, vờ hỏi:

– Nếu cụ thích, sao không dạm cho cậu Bảo?

Uyên ương vừa muốn nói rõ duyên cớ thì nghe trên nhà gọi: “Cụ đã dậy”. Uyên ương vội vàng lên nhà. Tử Quyên đành phải đứng dậy ra về. Chị ta vừa đi vừa nghĩ:”Cả thiên hạ phải chăng chỉ có một mình Bảo Ngọc? Người này cũng muốn, người khác cũng muốn. Cô nhà mình lại càng đâm ra mê mẩn. Xem tâm tình cô ta, nhất định là cô ta nhắm vào Bảo Ngọc rồi. Lần này lượt khác, đâm ra bệnh tật, không phải là vì việc ấy thì còn là gì nữa. Câu chuyện “vàng hạc” trong nhà này còn rộn lên chưa ra sao giờ đây lại thêm một cô Phó nào đó nữa, thì thật đến nguy! Mình xem chừng thì bụng cậu Bảỏ Ngọc cũng nhắm vào cô mình. Nhưng giờ đây nghe Uyên Ương nói thì lại ra thấy người này yêu người ấy? Có phải là phụ lòng cô mình không!”

Tử Quyên lúc đầu chỉ nghĩ đến chuyện Đại Ngọc, nhưng khi nghĩ sâu chút nữa, thì ngay cả thân mình cũng chưa biết ra sao, thành ra cứ ngơ ngẩn. Chị ta nghĩ nên khuyên Đại Ngọc đừng có uổng công nghĩ ngợi, nhưng lai sợ cô ta buồn giận: mà

để vậy thì thật tội nghiệp. Nghĩ quanh nghi quẩn, bất giác thấy bực bội, rồi lại tự gắt thầm:” Mày lo hộ cho người ta làm gì. Nếu quả thật cô Lâm mà lấy cậu Bảo Ngọc thì tính tình cô ta cũng khó mà hầu hạ. Tính tình Bảo Ngọc tốt, nhưng lại tham nhiều nuốt không trôi “. Mình khuyên người ta đừng bận lòng vô ích, mà chính mình mới thật đang bận lòng vô ích đấy. Từ nay về sau, mình chỉ hết lòng hầu hạ cô, còn việc khác thì thây kệ”.

Tử Quyên nghĩ thế, trong lòng cảm thấy khoan khoái. Khi về đến quán Tiêu Tương thi thấy Đại Ngọc đang ngồi một mình trên giường xem lại những bản thơ văn làm từ lúc trước. Đại Ngọc ngước mắt thấy Tử Quyên, liền hỏi:

– Chị đi đâu về đấy?

– Hôm nay tôi đi thăm bọn chị em một tí.

– Chị đi tìm chị Tập Nhân à?

– Tôi tìm chị ta làm gì?

Đại Ngọc nghĩ lại: “Chẳng biết tại sao, mình lại buột miệng nói câu ấy?” Tự mình cảm thấy khó coi, liền gắt:

– Chị tìm chị ấy hay không thì có can gì đến tôi. Thôi đi rót cho tôi chén trà.

Đang cười thầm trong bụng rồi đi pha trà. Bỗng nghe trong vườn có tiếng xôn xao, chẳng biết vì sao. Tứ Quyên một mặt đi pha trà, một mặt sai người đi dò xem. Người ấy về nói:

– Cây hải đường ớ Viện Di Hồng có mấy chồi khô đã lâu, cũng chẳng có ai bón tưới. Hôm qua cậu Bảo đến xem có một chồi đâm cành hình như lại nẩy mầm. Chẳng người nào tin, cứ để mặc. Hôm nay nó bỗng nở ra một bông hoa rất đẹp. Mọi người đều lấy làm lạ đua nhau đến xem. Cả cụ và bà Hai nghe tin cũng đến. Vì thế mợ Cả sai người quét dọn lá trong vườn, nên họ đang gọi nhau đến.

Đại Ngọc nghe nói, biết là Giả mẫu đến, liền đi thay áo và bảo Tuyết Nhạn đi dò xem.

– Nếu cụ đến thì về ngay, tin cho ta biết.

Tuyết Nhạn đi một lát, chạy về nói:

– Cụ bà Hai và nhiều người khác đều đến cả. Mời cô đi thôi.

Đại Ngọc soi gương, vuốt lại mái tóc một tí, liền vịn vai Tử Quyên cùng đến Viện Di Hồng thì thấy Giả mẫu đã ngồi trên cái giường Bảo Ngọc thường nằm rồi Đại Ngọc liền nói:

– Xin chúc bà mạnh khỏe. Rồi cô ta lùi lại chào Hình phu nhân, Vương phu nhân. Đại Ngọc cùng mấy chị em Lý Hoàn, Thám Xuân, Hình Tụ Yên chào hỏi nhau. Chỉ có Phượng Thư không đến. Sứ Tương Vân thì vì ông chú được đổi về kinh nên sai người đón cô ta về ; Tiết Bảo Cầm thì theo chị là Bảo Thoa về ở bên nhà ; bọn chị em họ Lý vì thấy trong vườn dạo này xảy ra nhiều việc, nên thím Lý đem ra ngoài ở. Vì thế, hôm nay Đại Ngọc chỉ thấy có mấy người..

Mọi người nói cười một lúc, bàn tán câu chuyện hoa nở kỳ quặc. Giả mẫu nói:

– Hoa này đáng lẽ nở vào vòng tháng ba. Bây giờ tuy vào tháng mười một. Nhưng vì tiết trời chậm, cũng còn như là tháng mười, chính tiết tiểu dương xuân, còn ấm áp, cho nên hoa nở cũng phải.

Vương phu nhân nói:

– Bà từng trải nhiều, nói rất đúng. Việc này cũng chẳng lấy gì làm lạ.

Hình phu nhân nói:

– Tôi nghe nói cây này đã chết khô một năm nay, tại sao lại nở ra hoa trái mùa? Thế nào cũng có duyên cớ gì đây.

Lý Hoàn cười nói:

– Bà và mẹ nói đều đúng cả. Cứ ý nghĩ dại dột của con thì chắc là chú Bảo sắp có việc mừng, cho nên hoa đến báo tin trước.

Thám Xuân tuy không nói, nhưng trong bụng nghĩ thầm: “chắc là không phải điềm tốt. Vật gì cũng thế, thuận thì tốt, nghịch thì xấu. Cỏ cây biết vận trời, nẩy nở không đúng thời, chắc là yêu quái gì đây”. Nhưng cô ta không nói ra.

Riêng có Đại Ngọctrong lòng xúc động, liền cao hứng nói:

– Ngày xưa nhà họ Điền có cây Kinh. Khi ba anh em ra ở riêng cây ấy chết khô ; sau đó, anh em họ cảm động lại ở chung với nhau như trước, thì cây Kinh sống lại. Đủ biết cây cối cũng gắn bó với người. Nay anh Hai chăm chỉ học hành. Cậu mợ vui mừng, cho nên cây này cũng sống lại và nở hoa.

Giả mẫu và Vương phu nhân nghe vậy vui mừng liền nói:

– Cháu Lâm so sánh có lý lắm.

Đang nói thì bọn Giả Xá, Giả Chính, Giả Hoàn và Giả Lan đều đến xem hoa. Giả Xá nói:

– Chắc là hoa báo điềm xấu, theo ý tôi thì nên chặt đi.

Giả Chính nói:

– Người ta hay nói thấy vật quái không lấy làm quái thì vật quái ấy cũng mất”. Cần gì mà chặt. Cứ mặc nó thôi.

Giả mẫu nghe thế liền nói:

– Người nào nói nhảm đấy. Người ta có việc tốt đẹp, quái với quỷ gì. Việc tết thì các người đều hưởng. Việc không tốt thì một mình ta chịu cho, không được nói bậy.

Giả Chính nghe thế, không dám nói gì, liền cùng Giả Xá đi ra.

Giả mẫu cao hứng liền gọi bọn nhà bếp mau sắm sửa tiệc rượu để cùng thưởng hoa. Lại bảo:

– Đại Ngọc, cháu Hoàn, cháu Lan, mỗi đứa làm một bài thơ mừng. Cháu Lâm vừa ốm dậy không bắt lo lắng suy nghĩ, có cao hứng thì sửa chữa thơ cho họ.

Giả mẫu lại nói với bọn Lý Hoàn:

– Các cháu đều cùng uống rượu với ta.

Lý Hoàn vâng dạ rồi ngoảnh lại cười bảo Thám Xuân:

– Tại cô sinh chuyện ra cả.

– Đã không bảo chúng tôi làm thơ, sao lại bảo chúng tôi sinh chuyện?

– Thi xã hải đường chẳng phải do cô lập ra à? Nay cây

hải đường này cũng định vào thi xã đấy.

Mọi người nghe nói đều cười. Một lúc cỗ rượu bày ra, ai nấy đều muốn lấy lòng Giả mẫu, nên đều nói những câu vui mừng cả. Bảo Ngọc đứng dậy rót rượu, làm ngay bốn câu thơ, viết ra đọc cho Giả mẫu nghe:

Cây hải đường kia bỗng héo hoài

Giờ sao hoa nở, nở vì ai?

Phải chăng thềm bắc dâng điềm thọ,

Ngày nhân dương 1 về nở trúc mai.

Lý Hoàn cũng làm một bài, viết ra và đọc:

Gíap xuân cây cỏ nẩy mầm,

Trái tiết cây đường vẫn có hoa.

Mới biết trên đời bao việc lạ,

Tháng đông hoa nở có nhà ta.

Giả Lan viết lại tử tế, trình lên Giả mẫu, Giả mẫu bảo Lý Hoàn đọc:

Khói đọng trước sân màu đẹp úa,

Sương đầm sau tuyết vẻ hồng tươi,

Đừng cho hoa nọ loài vô giác,

Vui góp thêm vào chén họp vui.

Giả mẫu nghe xong, nói:

– Ta không hiểu thơ lắm, nhưng nghe ra thì thơ chắt Lan hay ; thơ cháu Hoàn không hay. Thôi các cháu lại đây ăn cơm.

Bảo Ngọc thấy Giả mẫu vui, càng thêm hào hứng, nhân nghĩ thầm năm Tĩnh Văn chết, cây hải đường khô. Nay cây hải đường tươi lại. Người trong viện chắc ít ai nấy cùng được mạnh khỏe cả, chỉ tiếc Tĩnh Văn không sống lại được như hoa mà.

thôi “.

Bảo Ngọc lại đổi vui làm buồn. Bỗng lại nhớ đến hôm trước đây, Xảo Thư nhắc đến việc Phượng Thư định đem con Năm vào nhà mình, liền nghĩ: hoặc giả hoa này vì con Năm mà nở cũng chưa biết chừng?” Rồi anh ta lại đổi buồn làm vui, cười nói như thường.

Giả mẫu ngồi một lúc rồi vịn vai Trân Châu đi về. Vương phu nhân cũng theo sang. Bỗng thấy Bình Nhi cười hớn hở chạy lại đón, và nói:

– Mợ cháu biết cụ thưởng hoa ở đây. Nhưng không sang được nên bảo cháu qua hầu hạ cụ và bà. Lại còn có hai tấm lụa hồng đưa biếu cậu Bảo, bọc bông hoa ấy gọi là lễ mừng.

Tập Nhân tới nhận và đưa trình Giả mẫu xem. Giả mẫu cười và nói:

– Thật là con Phượng làm việc gì cũng đường hoàng mới mẻ, rất có thú vị.

Tập Nhân cười nói với Bình Nhi:

– Nhờ chị về, thay lời cậu Bảo cám ơn mợ Hai dùm. Nếu có điều đáng mừng thì cũng là mừng chung.

Giả mẫu nghe xong cười nói:

– Ái chà! Thế mà ta quên mất. Cháu Phượng tuy ốm mà vẫn nghĩ chu đáo. Món lễ nó đưa cũng khéo đấy.

Giả mẫu vừa nói vừa cùng mọi người đi ra.

Bình Nhi nói riêng với Tập Nhân: “Mợ Hai nói, hoa nở kỳ quá, nên bảo chị cắt một mảnh lụa đỏ treo lên trên, thì sẽ ứng vào siệc vui mừng, và sau này cũng đừng cho là việc lạ mà bàn tán mãi.”

Tập Nhân vâng lời, tiễn Bình Nhi đi ra.

Hôm đó Bảo Ngọc đang mặc một chiếc áo da lông, nghỉ ở nhà, nghe nói hoa nở, vội vàng ra xem. Anh ta xem hoa ngắm nghía ngây ngất rồi đâm ra nghĩ ngợi. Say sưa nhìn cánh hoa quên hết cả những chuyện mừng vui, tan họp. Bỗng nghe nói Giả mẫu sắp đến, liền mặc chiếc áo da cáo và khoác một chiếc áo ngồi bằng da cáo màu huyền, đi ra đón tiếp Giả mẫu. Nhân vì thay áo vội vàng, nên không kịp đeo viên ngọc thông linh. Đến khi Giả mẫu về rồi. Bảo Ngọc lại mặc áu như cũ. Tập Nhân thấy trên cổ Bả Ngọc không đeo ngọc, liền hỏi:

– Viên ngọc đâu rồi?

Vừa rồi vội vàng thay áo, tôi gỡ ra để trên bàn chứ không đeo.

Tập Nhân ngoảnh nhìn trên bàn không thấy viên ngọc, tìm khắp nơi chẳng thấy đâu có. Tập Nhân sợ toát mồ hôi. Bảo Ngọc nói:

– Đừng có hoảng lên, nó chỉ trong nhà này thôi, hỏi những người hầu thì biết.

Tập Nhân tưởng là bọn Xạ Nguyệt giấu đi để để doạ mình, liền cười nói:

– Con ranh kia! Mày định đùa à? Mày giấu viên ngọc đâu rồi? Khéo mà mất thì cả tụi đừng có hòng sống đấy!

Xạ Nguyệt nghiêm nét mặt nói:

– Chị nói cái gì thế? Chơi đùa cũng tùy cái chứ. Việc này có phải là chuyện trẻ con đâu. Chị đừng có nói nhảm. Chị lú lẫn rồi đấy! Thử nhở lại xem để ở đâu. Bây giờ lại vu vạ cho người ta à?

Tập Nhân thấy họ nói như thế, biết không phải chúng đùa, liền hoảng lên nói:

– Trời Phật ơi! Ông trẻ ơi ông để ở đâu rồi?

Bảo Ngọc nói:

– Tôi nhớ rõ ràng là để trên bàn. Các chị tìm lại xem.

Tập Nhân và Xạ Nguyệt cũng không dám nói cho người ngoài biết, cứ đi tìm các nơi. Tìm mãi hơn nửa ngày vẫn không thấy tăm hơi. Họ tìm khắp rương, đổ cả tráp ra, không có chỗ nào là không lục đến. Sau nghi cho những người đến vừa rồi, không biết ai đà lấy đi chăng. Tập Nhân nói:

– Những người đến đây, ai lại không biết viên ngọc ấy là bản lệnh của con người. Còn dám lấy làm gì? Các chị hãy khoan nói lộ ra. Mau mau đi hỏi các nơi nếu có cô nào đùa lấy đi thì lạy lục họ mà xin về đây. Nếu là bọn a hoàn nhỏ lấy trộm, hỏi ra được cũng đừng trình báo trên nhà biết. Bất luận chúng muốn cái gì cũng đổi, miễn sao tìm thấy viên ngọc là được. Đây không phải là việc nhỏ. Mất cái này còn nguy hiểm hơn mất cả cậu Hai nữa kia đấy.

Bọn Xạ Nguyệt và Thu Văn vừa đi ra. Tập Nhân lại theo ra dặn:

– Những người vừa ăn cơm ớ đây thì hãy khoan hỏi. Hỏi không ra lại sinh nhiều chuyện không hay.

Bọn Xạ Nguyệt nghe lời, chia nhau đi tìm hỏi. Người nào người nấy chẳng hiểu ra sao đều sợ hãi nghi ngờ. Hai người vội vàng trở về, ngơ ngác nhìn nhau. Bảo Ngọc cũng sợ ngẩn người ra.

Tập Nhân hoảng lên khóc không ra nước mắt. Không biết tìm ớ đâu, lại không dám đi trình. Những người ở Viện Di Hồng đều ngẩn ra như tượng gỗ.

Khi các người đang ngơ ngác thì các nơi nghe tin đều chạy đến. Thám Xuân bảo đóng cửa vườn, gọi hai bà già dẫn hai a hoàn đến các nơi tìm lại lần nữa. Một mặt họ báo tin cho các người: “Hễ ai tìm được. sẽ có trọng thưởng”. Một là muốn khỏi

mang vạ lây. Hai là nghe nói có thưởng to, nên ai nấy đều ra sức tìm kiếm khắp nơi, cả từ các hố xí. Ai ngờ viên ngọc ấy chẳng khác gì cái kim thêu, tìm một ngày trời chẳng thấy tăm tích. Lý Hoàn hoảng lên nói:

– Việc này không phải là việc chơi. Tôi xin nói một câu vô phép đây.

Mọi người nói:

– Câu gì?

– Sự tình đã đến nước này, cũng không quản gì nữa. Hiện nay ở trong vườn, ngoài chú Bảo ra thì đều là đàn bà con gái cả. Xin các chị, các em, các cô bảo bọn a hoàn theo hầu đều cởi áo để khám xét. Nếu vẫn không ớm ra, thì bọn a hoàn đi xiết bọn bà già và bọn a hoàn làm việc nặng. Không biết như thế có được

không?

Mọi người đều nói:

– Nói thế cũng có lý. Hiện nay đông người lắm chuyện, ngay gian lẫn lộn, làm như thế, họ cũng khỏi phải tai tiếng.

Riêng Thám Xuân không nói gì cả.

Bọn a hoàn đều bằng lòng.

Bình Nhi nói:

– Xin khám tôi trước.

Rồi đến mọi người đều lần lượt cởi áo. Lý Hoàn lục soát cẩn thận.

Thám Xuân gắt:

– Chị Cả. Chị làm cái trò chẳng có thể thống gì cả. Đời nào ăn trộm lại còn giấu ở trong người. Viên ngọc ấy ở trong nhà là bảo bối, nhưng đưa ra ngoài người ta không rõ thì chỉ là vật bỏ đi. Ai ăm trộm nó làm gì? Tôi nghĩ thế nào cũng có người chơi ác đấy.

Mọi người nghe nói thế, lại không thấy Giả Hoàn ở đấy, mà hôm qua thì nó chạy lung tung khắp nhà, nên ai cũng nghi cho nó, có điều không dám nói rõ. Thám Xuân lại nói:

– Chơi ác chỉ có tiếng Hoàn thôi. Các chị cho người khẽ bảo nó tới đây, khuyên nó đưa ra, rồi dọa đừng để nó rêu rao lộ chuyện. Thế là xong việc. Mọi người đều gật đầu khen phải. Lý Hoàn nói với Bình Nhi:

– Việc này phải nhờ chị đi dùm mới xong.

Bình Nhi vâng lời, vội vàng ra đi. Một chốc cùng Giả Hoàn đến. Mọi người làm bộ như không có chuyện gì, gọi người pha trà để săn trong phòng, rồi đều kiếm cớ lánh đi một nơi, chỉ để Bình Nhi dỗ nó.

Binh Nhi cười nói với Giả Hoàn:

– Viên ngọc của anh Hai của cậu mất rồi, cậu có thấy không?

Giả Hoàn nghe nói, mặt đỏ lên, trừng mắt nói:

– Người ta mất đồ vật, sao chị lại gọi đến, nghi ngờ tra hỏi tôi? Tôi là kẻ trộm đã can án hay sao?

Bình Nhi thấy thế, không dám hỏi nữa, liền cười lấy lòng nó, nói:

– Không phải thế đâu. Vì nghĩ cậu Ba cất đi để dọa chúng nó chơi, cho nên tôi hỏi xem có thấy không, để cho bọn chúng biết đường mà ớm.

– Ngọc của anh ta thì ở trong nhà anh ta, thấy hay không cứ hỏi anh ta. Sao lại hỏi tôi? Các chị đều chiù chuộng nâng niu anh ta, được cái gì chẳng thấy hỏi tôi, mà hễ mất cái gì là cứ đến vặn vẹo tôi.

Nói xong, nó đứng dậy bỏ đi. Mọi người không tiện giữ lại.

Bảo Ngọc hoảng lên nói:

– Chỉ vì cái quái ấy mà sinh chuyện! Tôi không cần mà các chị cũng đừng tìm nữa, thấy Hoàn đi ra, thế nào nó cũng làm ầm lên, thế chẳng phải là sinh chuyện không?.

Bọn Tập Nhân hoảng sợ, khóc van:

– Ông trê ơi, ông cho viên ngọc mất đi, không quan hệ gì, chứ trên nhà mà biết thì bọn chúng tôi đều phải tan xương nát thịt đấy. Mọi người càng thêm hoảng sợ, biết rằng việc này không thể che giấu được nữa, đành phái bàn cách để trình với Giả mẫu.

Bảo Ngọc nói:

– Các chị cũng không phải bàn bạc gì, chỉ nói tôi đập vỡ đi là xong.

Bình Nhi nói:

– Cậu ơi! Cậu nói chơi đấy chớ! Bề trên sẽ hỏi tại sao mà đập vỡ, thì các chị ấy cũng chết thôi! Giả sử cụ hỏi đập vỡ thì mảnh ở đâu, ta sẽ trả lời ra sao?

Bảo Ngọc nói:

– Hay nói đổ là tôi ra ngoài làm rơi mất.

Mọi người nghĩ một lúc rồi nói:

– Câu nói ấy còn có thể lấp liếm cho qua đi được, nhưng hai hôm nay cậu không đi học, cũng không đi đâu kia mà.

– Sao lại không? Hôm kia tôi có đi xem hát ở phủ Lâm An Bá. Cứ nói hôm ấy tôi làm rơi mất là xong.

Thám Xuân nói:

– Thế cũng không ổn. Mất từ hôm kia, sao không trình ngay.

Mọi người đang nghĩ ngợi miên man, định bịa đặt để nói dối. Bỗng nghe tiếng dì Triệu vừa la vừa khóc, chạy đến nói:

– Các chị mất đồ vật, tại sao không đi tìm, lại sai người tra khảo riêng thằng Hoàn? Tôi dắt thằng Hoàn tới đây giao cho các chị, là người hay nịnh hót bề trên, muốn giết, muốn mổ nó, tùy ý các chị.

Nói đến đó, dì Triệu đẩy Giả Hoàn một cái và quát:

– Thằng giặc này, thú tội mau đi!

Giả Hoàn nổi cáu cũng khóc ầm lên. Lý Hoàn đang định khuyên giải thì nghe a hoàn nói:

– Bà Hai đã đến.

Bọn Tập Nhân không biết lẫn tránh vào đâu. Bảo Ngọc vội vàng ra đón. Dì Triệu cũng tạm im lặng và theo ra. Vương phu nhân thấy mọi người đều có vẽ lo sợ mới tin câu chuyện vừa rồi là có thật, liền hỏi:

– Viên ngọc ấy mất thật à?

Mọi người đều không dám lên tiếng. Vương phu nhân vào ngồi trong nhà, gọi Tập Nhân ra hỏi. Tập Nhân hoảng sợ, vội vàng quỳ xuống, ứa nước mắt, định thưa lại.

Vương phu nhân nói:

– Mày đứng dậy, mau mau sai người đi tìm cho kỹ, cuống quít lên thì được cái gì? Tập Nhân nghẹn ngào nói không ra lời. Bảo Ngọc sợ Tập Nhân nói thẳng ra, liền nói:

– Thưa mẹ, việc này không can gì đến Tập Nhân. Hôm trước đi nghe hát ở Phủ Lâm An Bá, con trót đánh rơi ở ngoài đường:

– Tại sao lúc đó không tìm ngay?

– Con sợ chúng biết nên không nói, đã bảo bọn Bồi Dính tìm khắp nơi rồi.

– Nói nhảm! Hiện nay không phải là phiên Tập Nhân hầu hạ thay quần áo cho con hay sao? Lúc con về, các vật như khăn tay, túi thêu, thiếu cái gì nó phải hỏi rõ, huống chi viên ngọc, lẽ nào nó lại không hỏi?

Bảo Ngọc không biết trả lời thế nào.

Dì Triệu nghe nói đắc ý, vội đỡ lời:

– Đồ vật đánh rơi ở ngoài cũng vu vạ cho thằng Hoàn…

Nói chưa dứt lời. Vương phu nhân quát:

– Người ta đang rối chuyện này, dì lại nói những điều không liên quan gì đến công việc hết.

Dì Triệu im lặng không dám nói nữa. Lý Hoàn, Thám Xuân cứ sự thực thưa lại với Vương phu nhân. Vương phu nhân hoảng hốt cháy nước mắt, định trình rõ với Giả mẫu, rồi sai người sang hỏi những người hôm qua cùng đến với Hình phu nhân.

Phượng Thư đang ốm, nghe nói Bảo Ngọc mất ngọc, biết rằng Vương phu nhân đã qua bên ấy, nghĩ tránh cũng không được liền vịn vai Phong Nhi vào trong vườn. Lúc ấy Vương phu nhân đứng dậy định về. Phượng Thư miệng run run nói:

– Thím mạnh giỏi.

Bọn Bảo Ngọc đều chạy lại hỏi thăm sức khỏe của Phượng Thư. Vương phu nhân nói:

– Chị cũng nghe nói à? Có phải là việc lạ không? Vừa mới lo ra một tí đã mất ngay, tìm không thấy đâu nữa. Chị thử nghĩ xem, kể từ các a hoàn bên cụ, cho đến Bình Nhi nhà chị, ai là người không cẩn thận, ai là người có bụng dạ độc ác như thế.

– Ta định trình với cụ phải tra hỏi cho ra mới được, không thì làm mất bản mệnh của thằng Bảo Ngọc đấy!

Phượng Thư nói:

– Nhà ta nhiều người lắm chuyện. Người xưa hay nói: “Biết người biết mặt. Biết lòng làm sao?” Chắc đâu ai cũng là người tốt? Nhưng nếu làm rầm lên, người ta biết thì cái đứa trộm ngọc sợ bị cụ tra ra, nó sẽ chết không có chỗ chôn, đâm liều, đem tiêu hủy viên ngọc đi cho mất tích, thì còn biết tìm vào đâu nữa.

Theo ý tôi, cứ nói là chú Bảo vốn không thích gì viên ngọc ấy, mất đi cũng không quan hệ gì, cốt sao mọi người giữ kín đáo một tí, đừng để cụ và ông lớn biết là được. Mặt khác, ta ngấm ngầm sai người đi tìm hỏi các nơi, lừa cho họ đưa ra, sẽ vừa tìm thấy ngọc, vừa bắt được kẻ trộm. Chẳng hay thím nghĩ thế nào?

Vương phu nhân nghĩ ngợi một lức rồi nói:

– Chị nói cũng có lý, nhưng giấu ông nhà sao được?

Liền gọi Giả Hoàn lại bảo:

– Anh Hai mày mất viên ngọc, chỉ hỏi qua mày một câu, sao mày lại làm ầm lên? Nếu người ta nghe thấy, hủy hoại viên ngọc đi thì mày có sống được không?

Giả Hoàn khiếp sợ, vừa khóc vừa nói:

– Từ nay con không dám làm ầm lên nữa.

Dì Triệu nghe nói như thế cũng không còn dám hé răng.

Vương phu nhân liền dặn dò mọi người:

– Ta cho còn có nơi chưa tìm đến, chứ trong nhà này nó bay đi đâu được? Nhưng không được rêu rao ra ngoài. Hạn cho Tập Nhân trong ha ngày phải tìm cho ra. Không tìm ra thì có lẽ cũng không giấu được nữa. Lúc bấy giờ cả nhà đừng có hòng sống yên ổn.Nói xong hà ta bảo Phượng Thư cùng đi sang nhà Hình

phu nhân để bàn chuyện đi tìm viên ngọc.

Ở bên này, bọn lý Hoàn bàn tán xôn xao, truyền gọi cả những người coi vườn đến, bảo khóa cửa vườn lại, rồi gọi vợ Lâm Chí Hiếu nói nhỏ đầu đuôi với bà ta và bảo:

– Dặn người ở cửa trước cửa sau, trong ba ngày, bất luận là trai gái, tất cả những người hầu hạ, ở trong thì đi lại được, còn ở ngoài thì nhất luật cấm. Cứ nói rằng trong này bị mất đồ vật, chờ khi nào ớm được mới cho người đi ra.

Vợ Lâm Chí Hiếu vâng lời nói:

– Trước đây ở nhà tôi cung mất một vật chẳng quan trọng gì nhưng ông Lâm nhà tôi cứ muốn cho rõ ràng, liền ra phố ớm một ông thầy đoán chữ tên gọi là lão Lưu “mồm sắt” gì đó, viết ra một chữ là ông ta đoán rất rõ ràng, cứ thế về tìm quả nhiên thấy ngay.

Tập Nhân nghe nói như thế, liền nằn nì với bà ta:

– Bà Lâm ạ. Phiền bà mau mau về nhờ ông hỏi hộ chúng tôi xem.

Vợ Lâm Chí Hiếu vâng lời ra đi. Hình Tụ Yên nói:

– Bọn đoán chữ xem quẻ ở ngoài không ăn thua đâu. Khi ở miền Nam tôi nghe nói. Diệu Ngọc chiếu cầu tiên, sao không nhờ cô ta cầu để hỏi xem. Vả lại nghe nói viên ngọc ấy vốn có phép tiên mầu nhiệm, chắc có thể hỏi ra được.

Mọi người đều lấy làm lạ, nói:

– Chúng ta thường gặp cô ấy luôn, sao không bao giờ nghe cô ta nói?

Xạ Nguyệt vội vàng nói với Tụ Yên:

– Người khác mà nói thì cô ta không bằng lòng đâu. Tôi xin cúi đầu lạy cô, nhờ cô đi ngay cho! Nếu hỏi ra được manh mối, thì trọn đời tôi không quên ơn cô.

Nói xong, vội vàng khấu đầu làm lễ. Tụ Yên vội vàng ngăn lại.

Bọn Giả mẫu đều giục Tụ Yên đi mau đến am Lũng Thúy nhờ Diệu Ngọc cầu tiên giúp cho.

Vừa lúc ấy thì vợ Lâm Chí Hiếu vào nói:

– May lắm các cô ạ! Ông Lâm nhà tôi đi đoán chữ về nói viên ngọc ấy nhất định sẽ không mất, sau này thế nào cũng có người đưa trả.

Mọi người nghe nói đều nửa tin nửa ngờ, riêng Tập Nhân và Xạ Nguyệt thì mừng rú lên. Thám Xuân hỏi:

– Đoán chữ gì.

Vợ Lâm Chí Hiếu nói:

– Họ nói nhiều lắm tôi không nhớ hết chỉ nhớ là nói chữ “thưởng”, có nghĩa là thưởng cái gì cho người ta đấy. Ông Lưu “mồm sắt” chẳng hỏi han gì, nói ngay: “mất đồ vật phải không?”

Lý Hoàn nói:

– Thế đã giỏi rồi.

– Ông ta còn bảo chữ “thưởng” phía trên là chữ “tiểu” phía dưới là chữ “khẩu”. có nghĩa là vật ấy có thể ngậm ở trong mồm được, nhất định là loại hạt châu, hòn ngọc gì đấy.

Mọi người nghe đều khen:

– Thật là thần tiên! Thế rồi ông ta nói gì nữa?

– Ông ta nói chữ “bối ” liền bên dưới chữ thưởng nếu tách ra thì không thành chữ “kiến”, chẳng phải mất đi là gì. Vì bên trên chữ ấy có thể ngắt ra thành chữ “đương” cho nên ông ta bảo “mau mau đến hiệu cầm đồ mà tìm.” Ông ta lại nói chữ “thưởng” thêm chữ “nhân” vắt bên thành ra chữ “thường”, có nghĩa là trả lại cho nên tìm đến hiệu cầm đồ, sẽ có người. Có người thì sẽ chuộc được, chẳng phải được người ta trả lại là gì?

Mọi người đều nói:

– Đã thế, thì hãy bắt đầu tìm ở các hiệu gần đây đã. Chẳng qua chỉ có mấy hiệu cầm đồ, tìm cho hết thế nào cũng có. Khi đã tìm được viên ngọc thì tìm người cũng dễ thôi.

Lý Hoàn nói:

– Quý hồ tìm được ngọc. Không cần tìm người cũng được. Bà Lâm này, nhờ bà đem câu chuyện đoán chữ mau mau đến thưa với mợ Hai rồi nhờ mợ ấy trình với bà Hai, để người yên lòng. Rồi bảo mợ Hai mau mau sai người đi tra xét ngay.

Vợ Lâm Chí Hiếu vâng lời đi ra.

Mọi người hơi yên tâm. Chỉ ngồi thờ thẫn chờ Hình Tụ Yên về. Đang ngơ ngẩn chờ đợi thì thấy Bồi Dính ở ngoài cửa vẫy tay gọi a hoàn nhỏ ra mau. A hoàn nhỏ vội vàng chạy ra. Bồi Dính liền nói:

– Cô mau mau vào thưa cậu Hai và các bà, các mợ, các cô trong này là có việc mừng to như trời ấy!

A hoàn nhỏ nói:

– Anh nói mau đi. Sao còn lằng nhằng thế?

Bồi Dính vừa cười vừa vỗ tay nói:

– Tôi nói với cô. Cô vào trình lại. Cả hai đứa chúng ta đều được thưởng đấy! Cô thử đoán xem việc gì? Viên ngọc của cậu Bảo ấy, tôi nắm được tin đích xác rồi.

1      Tức tháng mừơi một khi dưỡng sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.