Nghìn Lẻ Một Đêm – Chương 17: Chàng Bedreddin

Hoàng đế Ai Cập, bị bẽ mặt vì sự từ chối và sự táo bạo cả gan của Schemseddin Mohammed, không sao kìm nén được giận dữ, bảo viên tể tướng của mình:

– Có phải nhà ngươi đáp lại lượng cả của ta đã hạ mình đến mức kết thân với ngươi như thế không? Ta sẽ phải báo thù về việc nhà ngươi đã dám so sánh ta với một kẻ khác và ta nguyền cho con gái nhà ngươi chỉ có thằng chồng không ngoài một tên nô lệ xấu xí nhất trong tất cả nô lệ của ta.

Nói xong, hoàng đế tàn nhẫn đuổi tể tướng ra ngoài. Ông này đi về nhà đầy vẻ sượng sùng và thấy vô cùng khổ nhục.

Cũng ngay hôm đó, nhà vua cho gọi một trong những tên giám mã của mình tới. Tên này gù cả lưng, cả ngực và xấu tới mức ma chê quỉ hờn. Sau khi lệnh cho Schemseddin Mohammed phải chấp nhận cho con gái mình kết hôn với tên nô lệ ghê tởm này, hoàng đế cho lập tờ giá thú và bắt mọi người ký kết trước mặt mình. Tất cả công việc sửa soạn cho đám cưới kỳ cục này đã hoàn tất nhanh chóng. Trong lúc tôi nói đây thì tất cả các nô lệ của các quan chức trong triều đình Ai Cập đều tề tựu trước cửa một nhà tắm, mỗi đứa một ngọn đuốc cầm trong tay. Chúng chờ cho đến lúc tên giám mã gù tắm rửa xong, đi ra thì đưa rước đến nhà cô dâu. Ở đó nàng cũng đã trang điểm xong xuôi. Trong lúc mà tôi rời thành Caire, thì những thị nữ đã tập trung lại, chuẩn bị đưa cô dâu, với tất cả những đồ trang trí cho đêm tân hôn, tới phòng mà ở đó nàng phải đợi tiếp đón thằng gù. Tôi đã nhìn thấy nàng và cam đoan với ông là không ai được trông thấy nàng mà không bị hút hồn.

Khi bà tiên ngừng lời, vị thần linh bảo:

– Dù bà có ca ngợi thế nào chăng nữa thì tôi cũng không tin là nhan sắc của cô gái đó lại có thể vượt được vẻ đẹp khả ái của chàng trai này.

– Tôi chẳng muốn cãi nhau với ông làm gì – Bà tiên bảo – Nhưng tôi cũng phải công nhận là anh ta xứng đáng được kết hôn với cô gái duyên dáng mà người ta ép gả cho anh gù đấy. Tôi thấy là chúng ta sẽ làm được một việc rất hay, rất xứng đáng với chúng ta là, chống lại sự bất công của hoàng đế Ai Cập. Chúng ta cho chàng trai này thế chỗ của tên nô lệ kia.

– Bà nói phải đấy – Vị thần hào hứng nói – Bà có biết không, tôi rất tán thành cái ý kiến chợt nảy ra đó của bà. Tôi đồng ý việc làm chệch hướng sự trả thù của hoàng đế Ai Cập đi, an ủi một người cha sầu khổ, trả về cho con gái ông ta cái hạnh phúc đang tưởng là sự bất hạnh. Tôi có đầy đủ khả năng để thực hiện kế hoạch này và tin rằng bà cũng không chút nào tiếc sức. Tôi xin nhận việc chuyển cậu ta về thành Caire mà không làm cho thức giấc, còn bà muốn để cậu ta ở đâu tuỳ ý khi chúng ta bắt đầu thi hành công việc.

Sau khi tiên nữ và thần linh bàn bạc xong tất cả những gì cần làm, vị thần linh nhẹ nhàng xốc Bebređdin, bay vút lên tầng không nhanh như gió và đặt chàng nằm trước cửa một công sở, bên cạnh nhà tắm mà thằng gù sắp đi ra với cả một tốp đông nô lệ đang đứng đợi.

Bebreddin Hassan lúc này thức giấc, vô cùng ngạc nhiên là thấy mình ở giữa một thành phố xa lạ. Chàng muốn kêu lên để hỏi xem mình ở đâu, nhưng vị thần đập khẽ lên vai chàng và bảo không được lên tiếng. Rồi ông đưa cho chàng một cây đuốc và bảo:

– Hãy xen vào đám đông mà anh trông thấy túm tụm ở trước cửa nhà tắm kia và cùng đi với họ cho tới lúc vào một phòng mà ở đó đang tổ chức hôn lễ. Chú rể là một người gù mà anh dễ dàng nhận thấy. Anh hãy đứng vào bên phải y và đi vào phòng, từ lúc này anh phải luôn thò tay vào túi tiền đầy đồng sequin ở trước ngực đó phân phát cho những nhạc công, những vũ nữ và vũ công đang dạo nhạc và nhảy múa. Khi đã vào hẳn trong phòng, chớ quên phân phát tiền cho cả các nữ nô lệ đang xúm quanh cô dâu khi họ đến gần anh. Hãy làm tất cả những gì ta bảo với sự nhanh trí lanh lẹ tháo vát của mình, chớ tỏ ra ngạc nhiên về bất cứ cái gì, không sợ bất cứ ai, vì anh đang được một sức mạnh siêu nhiên hỗ trợ.
Chàng thanh niên Bebreddin, nhẩm thuộc lòng tất cả những gì phải làm rồi tiến lại gần cửa nhà tắm. Việc đầu tiên là châm đuốc vào cây đuốc đang cháy của một tên nô lệ, rồi đứng lẫn vào bọn chúng làm như mình thuộc về một lãnh chúa nào đó ở thành Caire, bước đi cùng với chúng theo sau anh gù vừa ra khỏi nhà tắm trèo lên lưng một con ngựa trong chuồng ngựa của hoàng đế.

Ánh sáng ngày đã bừng lên làm Scheherazade lặng im và đêm sau nàng lại kể tiếp:

o O o


– Tâu hoàng thượng – Nàng nói – Tể tướng Giafar vẫn kể tiếp câu chuyện đó với hoàng đế Haroun Alraschld.

Bebreddin đi bên cạnh những nhạc công, vũ công và vũ nữ ngay phía trước anh chàng gù, thỉnh thoảng lại thò tay vào túi lấy ra hàng nắm đồng sequin phân phát cho họ. Vì anh làm cái việc hào phóng này với thái độ thật nhũn nhặn và dáng điệu vui tươi nên tất cả mọi ngườI nhận quà đều liếc nhìn anh và khi thấy rõ mặt thì không muốn rời mắt nhìn nơi khác nữa vì họ thấy anh thật điển trai ít có.

Đã tới cổng dinh tể tướng Schemseddin Mohammed, bác ruột của Bebreddin Hassan. Ông này chắc không sao ngờ được là cháu mình lại ở đây, gần ông như vậy. Những lính cận vệ, để ngăn cản tình trạng lộn xộn có thể xảy ra, đã chặn tất cả những nô lệ tay cầm đuốc lại không cho vào trong. Chúng đẩy cả Bebreddin Hassan lùi lại. Nhưng những nhạc công đã bước chân qua bậc cửa đang mở dừng lại phản đối. Họ bảo họ sẽ không đi vào nếu không để cho chàng trai này vào cùng với họ. Họ bảo:

– Chàng trai này không phải cùng trong bọn nô lệ, cứ nhìn anh ta thì biết. Chắc đó là một người khách lạ trẻ tuổi, tò mò muốn biết ở thành phố đám cưới được tổ chức ra sao mà thôi.

Vừa nói họ vừa kéo anh đứng vào giữa và cùng đi vào chẳng thèm đếm xỉa đến bọn lính. Họ giật lấy cây đuốc của anh đưa cho một người đầu tiên vừa từ trong nhà đi ra và sau khi đưa anh vào phòng, họ đặt anh đứng vào bên tay phải anh chàng gù đang ngồi trên một cái ngai được trang trí rất đẹp bên cạnh chiếc ngai của cô dâu con gái tể tướng.

Cô dâu được trang sức lộng lẫy nhưng mặt buồn rười rượi, một nỗi buồn chết chóc mà người ta không khó đoán ra được nguyên nhân khi nhìn thấy bên cạnh nàng một người chồng rất dị dạng, khó có thể nói đến chuyện yêu đương. Hai chiếc ngai của đôi vợ chồng khập khiễng này đặt chính giữa một chiếc sập to. Các bà mệnh phụ của triều đình và của thành phố ngồi hai bên, thấp hơn tuỳ theo thứ bậc, tất cả đều ăn vận sang trọng và lộng lẫy trông vô cùng ngoạn mục. Mỗi bà cầm trong tay một cây nến to đang cháy sáng.

Khi họ nhìn thấy Bebreddin Hassan bước vào, tất cả đều thì thào thán phục, nhìn ngắm vóc dáng thân hình chàng, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú của chàng không rời mắt. Khi chàng đặt mình ngồi xuống, thì không phải là một người mà hầu như tất cả lần lượt bỏ chỗ ngồi tới gần chàng để nhìn và khi trở về lại chỗ ngồi, không mấy ai là không thấy lòng mình có chút nào rung động. Sự cách biệt khác nhau giữa Bebreddin Hassan và tên giám mã gù có bộ mặt tởm lợm đã gây nên tiếng xì xào trong đám đông:

– Chính là chàng thanh niên đẹp trai này mới đáng là chú rể chứ chẳng phải là cái anh chàng gù bẩn thỉu kia.

Các bà không dừng lại ở đó mà còn cất tiếng làu bàu chê trách hoàng đế đã dựa vào quyền uy tuyệt đối để làm cuộc hôn phối quái gở giữa cái xấu và cái đẹp này. Họ còn mỉa mai xỉ vả nhiếc móc anh chàng gù làm cho gã hoang mang bối rối khiến cử toạ rất thích thú hò hét đôi khi làm đứt quãng cả giai điệu nhạc đang tấu trong phòng cưới. Cuối cùng, những nhạc công bắt đầu lại bản hợp xướng và những thị nữ chuyên việc thay đổi y phục cho cô dâu đến gần nàng .

Đến đây Scheherazade dừng lại vì thấy trời đã sáng. Đêm sau, nàng tiếp tục câu chuyện đã bỏ dở đêm hôm trước.

o O o

– Tâu hoàng thượng – Scheherazade nói với hoàng đế Ấn Độ – Chắc là bệ hạ không quên là tể tướng Giafar vẫn đang kể chuyện hầu hoàng đế Haroun Alraschid:

Cứ mỗi một lần – Ông nói tiếp – cô dâu thay đổi y phục, nàng lại rời chỗ ngồi, theo sau là các thị nữ, đi qua mặt anh chàng gù mà chẳng thèm nhìn nó mà lại tới trước mặt Bedreddin Hassan để cho anh nhìn những đồ trang sức mới. Thế là Bedreddin Hassan, nhớ lời dặn dò của vị thần, không quên cho tay vào tui tiền, móc ra hết nắm này đến nắm khác những đồng sequin phân phát cho các thị nữ tuỳ tùng cô dâu. Anh cũng không quên những nhạc công và vũ công, ném rào rào cho họ. Thật là thích thú nhìn thấy họ xô đẩy nhau để cúi xuống nhặt những đồng tiền lăn lóc trên sàn nhà. Họ nhìn anh vẻ cảm ơn và làm dấu hiệu là họ muốn cô dâu trẻ kia thuộc về anh chứ không phải thuộc về anh chàng gù kia. Những bà mệnh phụ và các thị nữ xung quanh cô dâu cũng nói ra miệng với anh như vậy chẳng cần biết là gã gù kia có nghe được hay không. Và họ còn làm hàng ngàn trò nghịch ngợm chế giễu, làm cả cử toạ vui thích.

Khi lễ thay y phục nhiều lần đã kết thúc, những nhạc công ngừng chơi và vừa lút ra ngoài vừa ra hiệu cho Bedreddin Hassan cứ ở lại. Các bà cũng làm vậy và rút ra sau họ với tất cả những người không phải là người trong nhà. Cô dâu đi vào một căn buồng, có các thị nữ theo vào để hầu nàng cởi bỏ y phục. Lúc đó ở lại trong phòng chỉ còn người giám mã gù, Bedreddin Hassan và một vài đầy tớ. Anh chàng gù, vô cùng tức giận Bedreddin đã ám y suốt buổi, lườm chàng nói:

– Và còn mày, còn chờ gì nữa? Vì sao mày không rút đi như những người khác? Cút đi!

Bedreddin thấy chẳng có một cớ gì để ở lại đó, nên thấy thật lúng túng cũng vội bước ra. Nhưng chưa ra khỏi tiền sảnh thì cả vị thần và bà tiên ở đâu nhô ra chặn chàng lại:

– Này, anh đi đâu vậy? – Vị thần hỏi – Hãy ở lại? Tên gù không còn ở trong phòng nữa đâu, nó đã ra ngoài vì có việc gì đó. Anh hãy trở lại và lẻn vào buồng cô dâu. Khi chỉ còn anh và nàng, anh hãy mạnh dạn nói anh mới là chồng của nàng, chẳng qua đức vua đưa tên gù ra chỉ để làm trò vui mà thôi. Và để cho tên này nguôi nguôi đi, anh bảo sửa soạn cho nó một đĩa kem thật ngon trong chuồng ngựa ấy. Sau đó hãy nói với nàng tất cả những gì phù hợp đến trong đầu anh để trấn an nàng. Làm tất cả những cái đó đối với anh hiện nay chẳng có gì là khó, còn nàng thì sẽ vui thích vì đã bị lừa một cách thật dễ chịu. Tuy vậy chúng ta sẽ phải lệnh cho tên gù không được vào ngăn trở anh qua đêm với nàng vì đó là vợ anh chứ không phải là vợ hắn.

Trong khi vị thần khuyến khích động viên Bedreddin và dạy cho chàng phải làm gì, anh chàng gù đúng là đã ra khỏi phòng cưới. Vì vị thần linh đã vào, biến thành một con mèo đen gào lên thật khủng khiếp. Gã gù vỗ tay xuỵt đuổi, nhưng con mèo không những không chạy đi mà còn đứng dựng lên mắt toé tia lửa đỏ ngang nhiên nhìn gã và lại còn gào to hơn trước đồng thời phình to lên bằng con lừa con. Gã gù kinh hoàng kêu cứu nhưng sợ quá hàm cứng lại chỉ há mồm mà không ra tiếng. Không để cho y hoàn hồn, vị thần hoá thành một con trâu mộng và dưới lất con vật đó, nói thành tiếng: Tên gù đê mạt kia? làm cho y càng kinh hoảng bội phần. Gã nằm lăn xuống sàn, đưa vạt áo lên che đầu che mặt để khỏi phải trông thấy con vật ghê gớm đó. Gã cất tiếng run run:

– Bẩm đại vương, chúa tể của loài trâu, ngài muốn gì ở tôi?

– Vô phúc cho mi – Vị thần bảo- Mi dám bạo gan cưới người tình của ta ư?

– Ôi! Bẩm đại vương – Gã gù vội thưa – Cầu xin ngài đại xá; chẳng qua là vì tôi quá ngu dốt cho nên mới phạm tội với ngài. Tôi đâu có biết là người phụ nữ này lại có nhân tình là một ngài trâu. Xin ngài cứ ra lệnh, tôi thề là sẵn sàng tuân phục ngài.

– Mi sẽ phải chết – Vị thần nói – Nếu mi ra khỏi đây hoặc mi không câm miệng cho đến khi mặt trời lên. Nếu mi mở miệng nói ra chỉ một tiếng thôi ta sẽ đập nát đầu mi. Sáng ra, ta sẽ cho phép mi rời khỏi nhà này, nhưng phải chạy đi thật mau không được ngoái đầu lại, nếu mi còn cả gan quay lại thì sẽ mất mạng đó .

Nói xong câu cuối này, vị thần hiện thành người, nắm lấy hai bàn chân gã gù, dựng ngược y lên, đầu chạm đất, để người sát dính vào tường.

– Nếu mi nhúc nhích – Ông nói thêm – trước khi mặt trời lên, như ta đã nói, ta sẽ tóm lấy cẳng mi, quật mi vào tường này cho đầu mi vỡ thành nghìn mảnh.

Ta quay lại với Bedreddin Hassan, chàng được vị thần khuyến khích động viên và được sự có mặt của bà tiên khích lệ, chàng trở lại phòng cưới và lẻn vào buồng cô dâu, ngồi chờ thắng lợi của kế hoạch. Một lát sau cô dâu đi vào do một bà già vẻ phúc hậu dắt tay đưa dẫn. Bà dừng lại trước cửa buồng, khuyến khích người chồng làm tất nhiệm vụ của mình, chẳng nhìn xem đó là gã gù hay một người nào khác. Rồi sau đó bà khép cửa lại và nhẹ nhàng rút lui.

Người vợ trẻ cực kỳ kinh ngạc chờ nhìn thấy gã gù thì lại là Bedreddin Hassan đi tới ra mắt nàng với cử chỉ duyên dáng lịch thiệp nhất trần đời.

– Ồ này, anh bạn! – Nàng hỏi chàng – Giờ này mà anh hãy còn ở đây kia à? Chắc hẳn anh là bạn của chồng tôi.

– Không phải đâu, thưa tiểu thư- Bedreddin đáp – Tôi là người khác hẳn với gã gù mạt hạng kia.

– Nhưng – Nàng nói – Nói vậy chẳng phải là anh đã bêu xấu chồng tôi ư?

– Hắn, chồng nàng! Thưa tiểu thư, nàng lại có thể đinh ninh như thế sao? Chớ có lầm lẫn nữa. Nhan sắc tuyệt vời không thể đem hi sinh cho một kẻ đáng khinh bỉ nhất trần đời như thế được. Chính tôi đây, thưa tlểu thư, là người hạnh phúc được dành chó nhan sắc đó. Đức hoàng đế đã muốn gây một trận cười vui với tể tướng cha nàng nên đã dàn dựng ra màn kịch này. Chính Người đã chọn tôi là người chồng đích thực của nàng. Nàng chắc là đã nhận thấy các bà mệnh phụ, các nhạc công, vũ nữ, các thị nữ và tất cả gia nhân của nàng đều vô cùng thích thú tham dự vào vở hài kịch này. Chúng tôi đã tống cổ gã gù đi và lúc này hắn đang nhồm nhoàm đĩa mứt kem ngon lành trong chuồng ngựa và nàng có thể chắc chắn là hắn chẳng còn bao giờ xuất hiện trước đôi mắt đẹp của nàng nữa.

Nghe thấy thế, con gái tể tướng, như dở sống dở chết khi bước vào phòng hôn phối, lúc này rạng rỡ mặt mày, vẻ vui tươi đột khởi càng làm cho sắc đẹp lộng lẫy thêm khiến Bedreddin sững sờ say đắm.

– Thật thiếp không chờ đợi – Nàng nói – một sự bất ngờ vô cùng dễ chịu như thế này. Thế mà thiếp đã cho mình sẽ bị đầy đoạ suốt đời. Hạnh phúc của thiếp lại càng được tăng lên gấp bội khi thiếp được có chàng, một người vô cùng xứng đáng với tâm tình trìu mến của thiếp.

Nói xong, nàng tự mình cởi bỏ y phục và lên giường nằm. Về phía Bedreddin Hassan, sung sướng thấy mình được sở hữu một con người biết bao duyên dáng yêu kiều, cũng nhanh chóng trút bỏ áo quần. Chàng vắt chúng lên thành ghế, trùm lên trên túi tiền mà người Do thái trao cho, hầu như hãy còn đầy dù đã nhiều lần móc ra để phân phát cho những người có mặt trong hôn lễ. Chàng cũng bỏ cả khăn đội đầu để đội chiếc mũ ngủ mà người ta đã chuẩn bị cho gã gù. Chàng lên giường chỉ với một áo lót và chiếc quần đùi”. Bình minh buộc Scheherazade ngừng kể. Đêm sau, được đánh thức vào giờ thường ìệ, nàng nhớ lại đoạn bỏ dở đêm trước rồi tiếp tục kể:….

o O o

Khi cặp người yêu đã bên nhau ngủ say – tể tướng Giafar kể tiếp – vị thần tới gặp tiên nữ, nói với bà là đã đến lúc hoàn tất công việc đã được bắt đầu và được dẫn đắt đến lúc này thật là hoàn hảo.

– Chúng ta đừng để cho ánh sáng ban ngày sắp ló ra rồi làm lộ công việc – Ông nói – Bà hãy đi bê cậu thanh niên lên, đừng làm cho cậu ta tỉnh thức. Bà tiên đi vào buồng đôi tân hôn đang ngủ rất say, nhẹ nhàng nhấc Bedreddin Hassan lên vẫn để cậu ta y nguyên như lúc đó nghĩa là vẫn chỉ có áo lót và quần đùi. Bà tiên cùng với vị thần mang chàng bay rất nhanh tới cổng thành Damas đất nước Syrle, đúng lúc các giáo sĩ đang cất to tiếng gọi dân chúng thức dậy để cầu kinh buổi sáng. Bà tiên nhẹ nhàng đặt Bedreddin xuống nền gạch cạnh cổng thành rồi cùng với vị thần bỏ đi.

Lúc các cổng thành bắt đầu mở, dân chúng đã tập trung rất đông để chờ ra ngoài, cực kỳ kinh ngạc khi nhìn thấy Bedreddin nằm trên nền đất chỉ có áo lót và quần đùi trên người. Một người nói: Chắc là anh ta vội vàng ra khỏi nhà nhân tình nên chẳng còn thời gian mặc áo quần ngoài”. Một người khác bảo: Hãy thử xem, vì sao mà hắn lại nằm tênh hênh ra đây? Hẳn là vui nhậu nhẹt với bạn bè đến gần trọn đêm, chắc là đi ra ngoài để làm cái việc cần rồi vì say quá, đáng lẽ trở vào thì lại đi ra đây và cơn buồn ngủ chợt đến thế là nằm luôn ra thôi.

Rồi người này người khác đoán thế nọ thế kia nhưng chẳng ai biết rõ được chính xác vì sao chàng ta lại ở đó. Một làn gió nhẹ thổi lật vạt áo trước để mọi người nhìn thấy cả một mảng ngực trắng trẻo mịn màng. Tất cả đều kinh ngạc trước cái phần cơ thể rất đẹp và cân đối đó liền kêu lên thán phục làm chàng trai thức giấc. Chàng cũng ngạc nhiên không kém họ, thấy mình nằm trước cổng một thành phố chưa bao giờ đặt chân tới và cả một đám đông người vây quanh chăm chú ngắm nhìn mình.

– Các ông ơi – Chàng nói vớỉ họ- Xin làm ơn cho biết tôi đang ở đâu và các ông muốn gì ở tôi vậy?

Một người trong bọn họ cất tiếng đáp:

– Này chàng trai, cửa thành vừa mở, chúng tôi đi ra thì thấy anh đang nằm ở đó. Thấy lạ chúng tôi dừng bước lại xem. Có phải là anh đã ngủ suốt đêm tại đây? Và anh có biết đây là một trong các cổng của thành phố Damas không?

– Cổng thành Damas! – Bedreddin thốt lên – Các ông định trêu tôi hay sao đấy. Lúc lên giường ngủ, tôi ở thành phố Caire kia mà.

Nghe thấy chàng nói thế, một vài người động lòng thương cảm nói thật đáng tiếc là một thanh niên tuấn tú như vậy mà lại bị loạn trí, rồi bỏ đi.

– Con của ta ơi! – Một ông già vẻ hiền lành nói – Con không thấy là sáng nay con đang ở Damas thì tối qua con ở Caire sao được? Thật quá vô lý!

– Đúng là như vậy cụ ạ – Bedreddin cãi – và con xin thề là suốt ngày hôm qua con còn ở Balsora kia.

Vừa dứt lời, tất cả mọi người đều cười rộ lên và kêu to: Một thằng điên ! Đúng là một thằng điên?

Một vài người tỏ vẻ thương tiếc cho sự trẻ trung của chàng và một người đứng tuổi trong bọn bảo anh:

– Con của ta ơi! Chắc là con loạn trí rồi. Con chẳng nghĩ gì khi nói cả. Con thử nghĩ xem có thể được không khi ban ngày thì ở Balsora, tối ngủ ở Calre và sáng hôm sau đã ở Damas rồi? Hẳn là con chưa được tỉnh táo đâu, con hãy cố nhớ lại đi?

– Những điều tôi vừa nói – Bedreddin lại nói – đều hoàn toàn là sự thật. Tối hôm qua tôi cưới vợ ở tại thành phố Caire.

Tất cả mọi người đã cất tiếng cười lúc nãy lại cười rộ lên khi nghe chàng nói câu vừa rồi.

– Hãy cẩn thận đấy – Vẫn người đàn ông đứng tuổi bảo chàng – Đúng là cậu nằm mơ thôi và ảo ảnh còn đọng lại trong óc đó.

– Tôi biết rõ những gì tôi nói – Chàng cãi – Chính ông hãy thử nghĩ xem: trong chiêm bao làm sao tôi lạI tới Caire được mà rõ ràng là tôi ở đó. Lần lượt bảy lần người ta dẫn đến trước mặt người vợ của tôi bảy lần thay đổi trang phục và cũng ở đó tôi nhìn thấy gã gù ghê tởm mà người ta định đưa đến cho nàng làm chồng. Xin hãy cho tôi biết là áo dài, khăn đội đầu và cả túi tiền của tôi ở đâu rồi?

Mặc dù chàng cố gắng nói cho họ biết tất cả những cái đó đều là có thật, nhưng mọi người nghe chỉ cười làm cho chàng cũng hoang mang đến mức không biết nghĩ như thế nào về mọi chuyện xảy ra với mình .

Ánh mặt trời bắt đầu chiếu sáng ngự phòng của Schahrlar làm Scheherazade im bặt. Và đêm sau nàng kể tiếp như thế này:

o O o


– Tâu bệ hạ – Nàng nói – Sau khi Bedredđin cứ khăng khăng là những gì chàng nói đều thật, chàng đứng lên để đi vào thành phố. Mọi người đi theo sau kêu to: Một thằng điên! Một thằng điên! Thế là các cửa sổ, cửa ra vào các nhà mở toang ra và những cái đầu nhìn, ngó. Một số nhập với bọn người vây quanh Bedreddin và cũng la lên như họ: Một thằng điên mà chẳng hiểu chuyện gì. Bedredđin lúng túng không biết xoay sở ra sao thì vừa đi đến trước một cửa hàng bánh kẹo, anh bèn bước vào trong để tránh bọn người đi theo anh la ó.

Người chủ cửa hàng bánh kẹo này vốn là trùm của một đám lưu manh chuyên trấn lột khách đi đường nhưng từ khi đến lập nghiệp ở Damas, y chưa gây tai tiếng gì và cũng tỏ ra chẳng sợ một ai biết gốc tích của y. Vì vậy chỉ một cái lừ mắt của y, là cả đám đông đi theo Bedreddin vội vàng tản đi. Chủ cửa hàng bánh kẹo khi thấy chẳng còn ai quấy rầy nữa bèn quay sang hỏi Bedreddin chàng là ai, tới Damas có việc gì. Bedreddin không giấu anh ta về xuất thân, về cái chết của tể tướng cha mình. Chàng nói tiếp là bằng cách nào anh rời Balsora, và không rõ vì sao đang nằm ngủ gục bên mồ cha khi thức dậy thì lại thấy mình ở Caire, ở đây chàng đã kết hôn với một thiếu nũ rất đẹp. Cuối cùng chàng thấy vô cùng ngạc nhiên thấy sáng nay mình ở Damas. Tất cả những chuyện kỳ lạ này chàng đã suy nghĩ mãi mà không sao hiểu được.

– Chuyện của cậu đúng là rất lạ kỳ – Bác hàng bánh kẹo bảo chàng – Nhưng nên nghe theo lời khuyên của tôi là chớ nên hở ra cho bất cứ ai biết tất cả những gì cậu vừa kể với tôi đó Cậu hãy kiên nhẫn chờ đợi vận may sẽ tới. Cậu có thể ở lại đây với tôi tới lúc đó và vì tôi không có con, tôi sẵn sàng nhận cậu làm con nuôi nếu cậu đồng ý. Sau khi đã là con của tôi rồi thì cậu thả sức đi lại trong thành phố, không sợ kẻ nào xúc phạm nữa.

Dù là việc nhận con nuôi bác hàng bánh kẹo cũng chẳng lấy gì làm vinh hạnh đối với con trai một tể tướng, nhưng với tình thế lúc này thì có lẽ đây là biện pháp tốt hơn cả nên anh đã vui vẻ nhận lời bác hàng bánh kẹo tốt bụng. Ông này cho anh ăn mặc tử tế, chọn người làm chứng và tuyên bố trước nhà chức trách là nhận chàng làm con nuôi. Bedreddin từ lúc này ở cùng cha nuôi dưới cái tên ngắn gọn là Hassan và bắt đầu tập làm các loại bánh ngọt.

Trong thời gian tất cả những chuyện này diễn ra ở Damas, thì tiểu thư con gái của Schemseddin Mohammed ở Caire thức giấc, không thấy Bedreddin nằm cạnh thì cho là chàng dậy có việc gì đó và vì không muốn làm đứt giấc ngủ của nàng mà dậy thật nhẹ nhàng. Nàng ngồi chờ và thấy tể tướng Schemseddin Mohammed, cha nàng đi vào, rất xúc động vì tưởng hoàng đế Ai Cập đã làm nhục mình nên đến để cùng con khóc than cho số phận hẩm hiu. Nàng hôn tay cha và đón tiếp ông với vẻ rất hài lòng khiến ông sửng sốt vì trái hẳn với điều ông chờ đợi là phải thấy con gái chan hoà nước mắt và đau lòng cũng như ông.

– Quân khốn kiếp? – Ông giận dữ mắng con – Mày còn phởn phơ được như thế ư? Sau một sự hi sinh gớm ghiếc vừa phải chịu đựng mà mày còn phấn khởi vui tươi vậy sao?…

Scheherazade tới đây thì ngừng kể vì,đã rạng sáng. Đêm sau, nàng kể tiếp và nói với hoàng đế Ấn Độ như sau:

o O o

– Tâu hoàng thượng, đây vẫn là tể tướng Giafar tiếp tục câu chuyện về Bedreddin Hassan:

“Khi cô dâu mới – Ông kể – thấy cha mắng vì đã tỏ ra sung sướng khi thấy ông tới, nàng nói:

– Thưa cha, xin cha đừng mắng con một cách bất công như vậy, không phải là con đã lấy cái gã gù mà con ghét như đất đổ đi, cái tên quỉ sứ đó làm chồng đâu. Tất cả mọi người đều làm cho gã bẽ bàng mà phải trốn đi đâu không rõ và thay thế vào đó là một chàng trai tuyệt vời, người chồng đích thực của con.

– Con kể với cha chuyện hoang đường gì vậy? – Tể tướng đột ngột ngắt lời con – Sao? Gã gù, đêm qua không ngủ với con ư?

– Không, thưa cha – Nàng đáp – Con chẳng ngủ cùng ai ngoài chàng trai mà con vừa nói đó. Chàng có đôi mắt to và đôi mày rậm đen nhánh.

Nghe nói vậy, tể tướng không nhịn được, nổi giận lôi đình.

– A? Quân độc ác! – Ông bảo nàng – Mày muốn cha phát điên lên vì những điều mày, vừa nói đó ư?

– Chính cha, cha ơi? – Nàng nói- Chính cha làm con phát điên lên vì tính hoài nghi của cha thì có.

– Vậy là không có chuyện – Tể tướng dịu giọng – cái thằng gù đó…

– Ôi cha! Hãy để cái thằng gù đó lại đi? – Nàng vộI vã ngắt lời – Mồ cha cái thằng gù? Sao cứ phải nghe nói đến nó mãi thế? Con xin nhắc lại với cha một lần nữa – Nàng thêm – Con chưa từng qua đêm với nó mà với người chồng yêu quí mà con đã nói với cha rồi. Chàng có lẽ sắp về đấy .

Schemseddin Mohammed bước ra khỏi buồng đi tìm nhưng không thấy ai mà lại vô cùng kinh ngạc gặp anh chàng gù, đầu chạm đất, chân chổng lên cao, ở nguyên tư thế mà vị thần đã đặt y giáp bức tường.

– Cái này là thế nào đây? – Ông hỏi y – Ái đã làm anh trong tình trạng này?

Anh chàng gù nhận ra tể tướng, đáp:

– A! A! Thế ra là ngài đã muốn gả cho tôi làm vợ cô tình nhân của một ông trâu, người yêu của một hung thần? Tôi chẳng phải ngu ngốc đâu, ngài lừa tôi sao được?

Schehérazade kể tới đây thì nhìn thấy ánh sáng ban mai lọt qua khe cửa, không thể kể thêm được nữa. Đêm sau, nàng kể tíếp. câu chuyện chàng Bedređđln Hassan và nói với hoàng đế Ấn Độ:

o O o


– Tâu bệ hạ, tể tướng đầu triều Giafar tiểp tục kể: “Schemseddin Mohammed cho là gã gù hoảng loạn mà nói bậy bạ, liền bảo:

– Nhà ngươi hãy hạ chân xuống, ra khỏi đây đi!

– Tôi chẳng dám đâu – Gã gù nói – Nếu mặt trời chưa lên. Ngài có biết không, tối qua ở đây, một con mèo đen xuất hiện trước mặt tôi, bỗng chốc nó vụt to lên bằng con trâu. Tôi không quên lời ông ấy nói đâu. Vì vậy ngài cứ đi mà làm việc của ngài, hãy để mặc tôi ở đây.

Tể tướng, đáng lẽ đi ra thì lại nắm lấy hai chân gã gù bắt y đứng lên. Gã này ba chân bốn cẳng chạy ra khỏi phòng không dám ngoảnh đầu lại. Y tới cung điện bệ kiến hoàng đế Ai Cập, làm cho nhà vua cười đến vỡ bụng khi nghe y kể chuyện y bị vị thần đối xử như thế nào.

Schemseddin Mohammed quay trở lại buồng con gái, càng kinh ngạc và càng hoang mang về những gì ông thấy và càng muốn hiểu rõ.

– Này, con gái của cha – Ông bảo nàng – Con không thể nói rõ hơn về cái chuyện nó làm cho cha chẳng còn hiểu ra sao nữa ư?

– Cha ơi – Nàng đáp – Con không sao có thể nói gì cho cha rõ hơn tất cả những gì con đã kể với cha. Nhưng mà đây – Nàng thêm – là quần áo của chồng con mà chàng vắt trên lưng ghế đó. Có thể chúng sẽ làm cho cha rõ hơn điều gì chăng.

Nói rồi, nàng đưa cho ông cái khăn đội đầu của Bedreddin. Ông cầm lấy và xem xét kỹ từ trong ra ngoài.

– Cha thấy như – Ông nói – là khăn đội đầu của một tể tướng, kiểu ở Mossoul.

Nhưng còn thấy có một cái gì cồm cộm giữa quãng vải lót, ông bảo đưa chiếc kéo và sau khi bật những đường chỉ khậu, ông thấy một xếp giấy gấp. Đó là quyển vở mà Noureddin Ali trao cho Bedreddin, con trai ông, trước khi nhắm mắt mà chàng giấu vào đó để được bảo vệ chu đáo. Tể tướng mở quyển vở và nhận thấy chữ viết của Noureddin Ali, em trai ông.

Ông đọc dòng tiêu đề: Đề cho con trai tôi Bedreddin Hassan . Chưa kịp nghĩ ngợi gì cả thì con gái ông lại đặt vào tay ông túi tiền mà nàng thấy để dưới đống áo quần. Ông cũng mở ra xem và thấy đầy những đồng sequin, và như tôi đã nói là mặc dù Bedreddin Hassan rất hào phóng, móc ra từng vốc phân phát cho mọi người nhưng túi vẫn đầy, đó là nhờ vào sự chăm sóc của vị thần linh và bà tiên. Tể tướng đọc trên tờ nhãn của túi tiền: “Một ngàn đồng sequin của người Do Thái Isaac . Và bên dưới: Trao cho Bedreddin Hassan để mua cả chuyến hàng trên con tàu thứ nhất cập bến trong cả đoàn tàu thuộc về Noureddin Ali, người cha anh đã quá cố Vừa đọc xong tờ nhãn, tể tướng kêu to lên một tiếng và ngất lịm.”

Schehẹrazade muốn kể tiếp nhưng trời sáng mất rồi. Hoàng đế Ấn Độ đứng lên nhủ thầm: nhất định phải nghe hết câu chuyện này.

o O o

Đêm sau, Scheherazade tiếp tục câụ chuyện, nói vớI Schahrlar:

“- Tâu bệ hạ, tể tướng Schemseddin Mohammed được con gái và các thị nữ mà nàng cho gọi tới săn sóc tích cực đã hồi tỉnh. Ông bảo con:

– Con gái của cha. Con đừng lấy làm ngạc nhiên vì sao cha lại ngất đi như vậy. Làm sao mà cha lại không quá xúc động được khi nguyên nhân của nó là một sự việc xảy ra khó mà tưởng tượng được. Người chồng đã qua đêm cùng với con là em họ con đó, là con trai của Noureddin Ali, em trai cha. Khoản tiền một nghìn đồng sequin thấy trong cái túi này làm cha nhớ tới sự xích mích của mình với người em thân thiết này. Chắc đó là món quà hồi môn chú ấy tặng con. Cảm tạ Thượng đế về mọi sự, đặc biệt là sự kiện thần kỳ này làm tỏ rõ uy lực của Người.

Rồi ông nhìn ngắm chữ viết của người em và hôn nhiều lần, nước mắt giàn giụa.

– Làm sao mà thấy được chính Noùreddin tại đây – Ông lẩm bẩm – cũng như thấy những nét chữ này đã làm lòng ta sướng vui khôn tả, để được cùng với chú ấy nối lại tình thân.

Ông đọc kỹ quyển vở từ đầu đến cuối và thấy ngày tháng người em tới Balsora, về lễ cưới của em và về ngày sinh của Bedreddin Hassan và sau khi đối chiếu với ngày tháng lễ cưới của ông và ngày sinh của con gái ông ở Caire thấy sự trùng khớp thật lạ kỳ và nghĩ tới việc cháu mình đã trở thành con rể, ông thấy vô cùng sảng khoái. Ông cầm quyển vở và nhãn đính ở túi tiền đem đệ trình hoàng đế và được hoàn toàn tha thứ cho sự việc đã qua. Hoàng đế còn thấy vô cùng đẹp ý khi nghe kể từ đầu chí cuối câu chuyện ly kỳ đẹp đẽ này và đã cho ghi lại để truyền cho hậu thế.

Tuy vậy, tể tướng Schemseddin Mohammed không hiểu vì sao cháu ông lại biến mất. Ông luôn hy vọng là sẽ được thấy chàng vào bất cứ lúc nào và kiên nhẫn trông chờ để được ôm hôn chàng. Sau bảy ngày chờ đợi không kết quả, ông cho đi tìm khắp thành Caire, nhưng cũng chẳng được tin tức gì, dù đã không tiếc công tiếc của. Ông vô cùng lo lắng.
Đó, đúng là một sự kiện quá mức lạ kỳ? – Ông tự nhủ – Chưa bao giờ có một ai từng thấy như vậy.

Trong sự hoài nghi là không biết có gì xảy ra tiếp nữa, ông cẩn thận ghi lại tất những gì đã thấy: tình hình nhà cửa lúc đó, hôn lễ đã được tiến hành như thế nào, phòng tổ chức hôn lễ và buồng cô dâu, con gái ông đã bày biện ra sao. Ông cũng xếp chiếc khăn đội đầu túi đựng tiền và những quần áo Bedreddin để lại vào một gói và cho vào hòm đóng khoá lại cẩn thận… .

Hoàng hậu Scheherazade buộc phải dừng lại vì thấy trời hửng sáng. Cuối đêm sau, nàng kể tiếp câu chuyện bằng những lời lẽ sau:

o O o

“- Tâu bệ hạ, tể tướng Giafar vẫn tiếp tục nói vớI hoàng đế.

– Sau ít ngày – Ông nói – tiểu thư con gái tể tướng Schemseddin Mohammed thấy mình đã mang thai và chín tháng sau nàng sinh được một con trai. Một vú nuôi, nhiều nô tì và những nô lệ khác đã hết lòng chăm sóc, cậu bé được ông ngoại đặt tên cho là Agib.

Khi cậu bé Agib được bảy tuổi, tể tướng Schemseddin Mohammed đáng lẽ cho cháu học tại nhà thì lại gửi đến trường cho một ông thầy giỏi có tiếng dạy dỗ. Hai nô lệ có nhiệm vụ đưa đón cậu bé hàng ngày. Agib chơi với các bạn, tất cả đều ở tầng lớp dưới so với cậu nên chúng nể sợ, đến cả thầy giáo cũng có phần nuông chiều cậu ta hơn cả các học trò khác. Sự chiều chuộng mù quáng này đã làm hại Agib. Cậu ta trở thành tự kiêu tự đại, ngạo xược. Cậu ta muốn tất cả các bạn phải phục tùng nhường nhịn cậu chứ cậu chẳng bao giờ chịu nhường nhịn các bạn. Lúc nào, chỗ nào cậu cũng muốn chơi trội và nếu có một bạn nào đó cả gan làm ngược lại ý kiến cậu hoặc chống lại thì cậu ta không tiếc lời mắng chửi thậm chí đi đến chỗ đấm đá. Cuối cùng cậu ta trở thành một cái gai không chịu nổi của tất cả các bạn học. Họ thưa mách lên thầy. Lúc đầu, thầy khuyên họ hãy cố kiên nhẫn, nhưng khi thấy là làm như vậy thì Agib chỉ càng thêm kiêu căng hỗn xược và chính thầy cũng quá mệt mỏi vì những trò quá quắt của ngườI học trò đặc biệt này gây nên…

Một hôm ông bảo đám học trò đến mách:

– Các con ạ, thầy thấy rõ Agib là một đứa bé kiêu căng hỗn xược, thầy muốn bày cho các con một cách để làm cho nó nhụt đi để không dám quấy rầy các con nữa. Thầy còn tin là nó sẽ chẳng còn dám tới trường nữa kia. Ngày mai, khi nó tới, các con hãy rủ nó chơi một trò chơi tập thể. Tất cả hãy quây quanh nó và một đứa trong bọn sẽ nói to lên như thế này: Chúng ta hãy cùng chơi với nhau một trò vui nhưng ai muốn chơi phải nói tên mình, tên bố mẹ. Ai không làm như thế thì coi như là con hoang và chúng ta không cho chơi cùng . Thầy giáo cho chúng biết là làm như thế Agib bị hoang mang lúng túng sẽ phải chừa thói kiêu căng hách dịch. Cả bọn đi về nhà, mừng vui hớn hở.

Ngày hôm sau, khi tất cả đã tụ tập, bọn chúng không quên làm theo lời dặn của thầy. Chúng quây tròn lấy Agib và một đứa cất tiếng: Chúng ta cùng chơi một trò vui, nhưng với điều kiện là ai không nói được tên mình, tên bố và mẹ mình thì không được chơi . Tất cả đều đồng ý, cả Agib cũng vậy. Thế là lần lượt chúng khai trôi chảy. Đến lượt Agib, cậu này nói: Tôi tên Agib, mẹ có tên Diễm Kiều và cha là tể tướng Schemseddin Mohammed . Tất cả bọn trẻ kêu to: Agib, cậu nói gì vậy? Đó không phải là tên cha cậu mà là tên ông ngoại cậu chứ!”.

– Cầu cho Thượng đế bắt chúng mày câm miệng? – Agib tức giận quát lên – Chúng mày dám nói là tể tướng Schemseddin Mohammed không phải là cha ta ư?

Bạn học trò càng cười lớn bảo cậu:

– Không, không phải, đó chỉ là ông ngoại cậu thôi. Cậu không được chơi cùng chúng tôi, và cũng không được đến gần chúng tôi đấy!

Nói xong, bọn chúng vừa tản ra xa vừa chế nhạo cậu và cùng nhau cười ran ran. Agib bật khóc, thấy quá nhục nhã.

Ông thầy nghe thấy tất cả, bước vào bảo Agib:

– Agib, con hãy còn chưa biết tể tướng Schemseddin Mohammed không phải là cha con ư? Ông là ông ngoại con, là cha đẻ ra mẹ Diễm Kiều của con đó. Cũng như con, chúng ta đều chưa biết tên cha con mà chỉ biết là hoàng đế muốn gả mẹ con cho một giám mã gù lưng, nhưng một vị thần linh đã ngủ với mẹ con. Chuyện đó đối với con chẳng hay ho gì, vì vậy con nên học tập cách đối xử với các bạn bớt phần kiêu căng hợm hĩnh như từ trước tới nay đi .

Kể đến đây thấy trời hửng sáng nên Scheherazade ngừng lời. Đêm sau nàng lại kể tiếp và nói với hoàng đế Ãn Độ như sau:

o O o

“- Tâu bệ hạ, cậu bé Agib, tự ái về sự đùa nhạo trêu chọc của chúng bạn nên đột ngột bỏ học về nhà vừa đi vừa khóc. Trước hết cậu ta về chỗ mẹ, nàng Diễm Kiều hốt hoảng vì trông thấy con quá phiền não như vậy bèn vội hỏI căn nguyên. Cậu bé chỉ đáp lại được bằng những tiếng nức nở đứt đoạn và rất nhiều lần gặng hỏi, cậu ta mới nói rõ được nỗi đau buồn nhục nhã của mình với mẹ. Khi đã kể xong đầu đuôi câu chuyện, cậu hỏi mẹ:

– Nhân danh Thượng đế, mẹ hãy cho con biết ai là cha con?

– Con ơi – Nàng đáp – Cha con là tể tướng Schemseddin Mohammed, ngày nào chẳng ôm hôn con.

– Mẹ không nói thật với con, đấy không phải là cha con mà là cha của mẹ. Nhưng mà con kia, cha con là ai, con là con của người cha nào?

Câu hỏi của con làm nàng Diễm Kiều nhớ lại cái đêm tân hôn và tiếp sau đó là cả một thời gian dài cô đơn như một quả phụ. Nàng rơi lệ, đau xót và đắng cay nuối tiếc một người chồng vô cùng dễ thương là Bedreddin.

Trong lúc hai mẹ con đang cùng nhau than khóc thì tể tướng Schemseddin bước vào hỏi nguyên nhân sự đau buồn của họ. Nàng Diễm Kíều nói rõ và kể cho ông nghe sự sỉ nhục mà Agib đã phải hứng chịu ở trường học. Câu chụyện làm cho tể tướng vô cùng xúc động rơi nước mắt và nhận định là tất cả mọi người đều có thể vì vậy mà đánh giá làm phương hại tới danh dự của cả gia đình. Ông thở dài thất vọng. Với ý nghĩ buồn đau đó, ông vào cung xin yết kiến hoàng đế và sau khi phủ phục xuống bên chân nhà vua, ông khẩn cầu xin hoàng đế gia ân cho phép ông được đi du hành một chuyến về các tỉnh miền Đông và đặc biệt là tới Balsora để tìm tung tích con rể Bedreddin Hassan của ông. Ông cũng trình bày với hoàng đế là ông không sao chịu đựng được tiếng đồn trong thành phố là một vị thần linh đã ngủ với con gái Diễm Kíều của ông. Hoàng đế thông cảm với nỗi băn khoăn bứt rứt của tể tướng, tán thành ý định của ông và chuẩn y cho ông được hành động. Nhà vua còn lo gửi một thông điệp tới tất cả các tỉnh thành và các quốc gia những nơi có thể Bedreddin tạm thời ẩn lánh bằng những lời lẽ khẩn thiết là xin vui lòng để cho tể tướng được đưa chàng hồi hương.

Schemseddin Mohammed không còn đủ lời để cảm tạ cho xứng đáng với ân đức của hoàng đế đối với mình. Ồng chỉ còn biết quì lạy một lần nữa trước mặt Người, nhưng những dòng lệ chảy chan hoà cũng đã đủ nói lên lòng biết ơn sâu sắc của mình. Cuối cùng ông bái biệt hoàng đế và chúc Người luôn được mọi sự bình yên và thịnh vượng.
Khi về tới nhà, ông chỉ còn nghĩ đến việc chuẩn bị sắp xếp mọi thứ cho chuyến đi. Chỉ trong vòng bốn hôm, mọi việc đã hoàn tất. Ông lên đường, mang theo cả Diễm Kiều và cháu ngoại Agib.”

Scheherazade kể tới đây thì trời hửng sáng, nàng ngừng lời. Hoàng đế Ấn Độ đứng lên rất hài lòng với câu chuyện kể của hoàng hậu và quyết định sẽ phải nghe tiếp câu chuyện này. Scheherazade đồng ý sẽ thoả mãn ý thích của Người vào đêm sau. Và nàng kể tiếp như thế này:

o O o

– Tâu bệ hạ, tể tướng Giafar vẫn đang nói với hoàng đế Haroun Alraschid: Schemseddin Mohammed cùng con gái Diễm Kiều và cháu ngoại Agib trên đường đi Damas. Họ đi liền mười chín ngày không nghỉ lại một nơi nào, nhưng đến ngày thứ hai mươi, tới một đồng cỏ rất đẹp không xa thành phố Damas mấy, họ đặt chân xuống đất và dựng lều trên bờ một con sông chảy ngang qua thành phố và làm nơi này thành một nơi nghỉ tuyệt vời.

Tể tưông Schemseddin Mohammed tuyên bố sẽ dừng lại đây hai ngày và ngày thứ ba sẽ tiếp tục lên đường. Ông cho phép đoàn tuỳ tùng được đi dạo chơi thành phố Damas. Họ đều triệt để lợi dụng sự rộng rãi này của chủ nhân. Người này thì vì tò mò muốn biết rõ một thành phố mà nhiều người ca ngợi, người khác thì muốn vào đấy để bán những thứ hàng mang theo từ Ai Cập hoặc để mua những vải vóc và những thứ quí hiếm của xứ sở này. Diễm Kiều muốn cho con trai Agib vui thích được đi dạo chơi trong thành phố nổi tiếng này, lệnh cho tên hoạn nô da đen có nhiệm vụ chăm sóc cậu bé, dẫn cậu đi và hết sức chăm lo bảo vệ để không xảy ra tai nạn gì với cậu.

Agib, ăn mặc thật đẹp đi với người hoạn nô trong tay cầm một chiếc gậy to. Vừa mới bước vào địa phận thành phố, Agib vốn đẹp như thiên thần đã làm cho tất cả mọI người chăm chú nhìn. Một số ra khỏi nhà để được nhìn cậu cho gần, một số thò đầu ra ngoài cửa sổ, và những người đi đường thì dừng lại để nhìn nhưng như chưa thoả lại còn kéo theo sau để được nhìn ngắm lâu hơn. Không một người nào chiêm ngưỡng cậu mà không tỏ lời khen chúc người cha và người mẹ đã cho ra đời một đứa bé tuyệt vời như vậy. Vô tình, tên hoạn nô và Agib đi qua cửa hàng bánh kẹo Bedreddin Hassan vì thấy rất đông người tụ tập ở đó nên hai người phải dừng bước.

Người bán hàng bánh kẹo nhận nuôi Bedreddin đã chết cách đây mấy năm, để lại cửa hàng và tất cả của cải cho người thừa kế. Bedreddin trở thành ông chủ cửa hàng và làm bánh kẹo rất ngon, nổi tiếng trong toàn thành phố Damas. Thấy bao nhiêu người tập hợp trước cửa hàng đều chăm chú nhìn Agib và người hoạn nô da đen, chàng cũng đưa mắt nhìn… .

Scheherazade thôi kể vì trời đã sáng và Schahriar thì đứng lên rất hồi hộp không biết có gì sẽ xảy ra giữa Agib Và Bedređdin. Hoàng hậu sẽ làm cho hoàng đế giải toả nỗi sất ruột vào lúc tàn đêm hôm sau. Nàng tiếp tục kể:
 

o O o


“Bedreddin Hassan – Tể tướng Giafar tiếp tục – đặc biệt đưa mắt nhìn Agib, lập tức thấy vô cùng xúc động không rõ vì sao. Chàng không bị choáng váng như mọI người vì vẻ đẹp rực rỡ của cậu bé. Sự bối rối và xốn xang trong lòng chàng có một nguyên cớ khác mà chàng không biết. Đó là sức mạnh của huyết thống đã tác động lên người cha dịu hiền đa cảm này.

Chàng ngừng công việc, đến gần Agib và nói với cậu bé vẻ quyến luyến:

– Thiên thần bé nhỏ, cậu đã chiếm được hồn tôi rồi đấy. Mời cậu hạ cố vào trong cửa hàng tôi và nếm một cái gì đó do tôi làm, để tôi được thoả thích nhìn ngắm cậu .

Chàng thốt ra những câu trên đầy tình yêu thương âu yếm đến mức mắt lệ rưng rưng làm cậu bé Agib rất cảm động quay sang người hoạn nô:

– Bác này – Cậu bảo hắn – có vẻ mặt hiền hậu và nói với ta sao mà dịu dàng âu yếm, ta khó có thể từ chối lờI mời của bác ấy. Chúng ta hãy vào trong cửa hàng và nếm chút bánh kẹo của bác cho bác ấy vui lòng.

– A? Thật vậy ư? – Tên nô lệ bảo cậu – Con trai một tể tướng như cậu mà lại vào cửa hàng người bán bánh kẹo để ăn bánh thì thật là đẹp mặt đấy! Không được đâu cậu ơi.

– Ôi? Lãnh chúa nhỏ của tôi – Bedreddin Hassan kêu lên – Thật là ác nghiệt mà người ta lại trao cậu cho một người trông nom đối xử với cậu quá khắt khe như vậy.

Rồi chàng bảo người hoạn nô:

– Anh bạn ạ, chớ nên ngăn cấm vị lãnh chúa trẻ này cho tôi cái vinh hạnh mà tôi cầu xin. Chẳng nên làm tôi phải bẽ bàng như vậy. Hãy cho tôi niềm vui là được tiếp cậu chủ nhỏ của bạn và cả bạn nữa trong nhà tôi để xem là anh bạn vốn đen bên ngoài như hạt đẻ, có cũng trở thành trắng như cái nhân bên trong của nó không. Anh bạn nên biết rằng – Chàng nói tiếp – tôi biết bí quyết có thể biến đen thành trắng đấy.

Nghe vậy, người hoạn nô bật cười và hỏi chàng bí quyết ấy như thế nào.

– Rồi tôi sẽ bầy cho anh bạn – Chàng đáp. Rồi ứng khẩu chàng đọc những câu thơ ca ngợi những hoạn nô da đen nói là nhờ có họ mà danh dự các vua chúa và tất cả các vĩ nhân đều được bảo đảm vững chắc. Người hoạn nô rất khoái khi nghe những câu thơ đó và ngừng việc khăng khăng từ chối lời mời của Bedreddin Hassan, để cho Agib vào trong cửa hàng và cả y cũng đi vào theo.

Bedreddin Hassan cực kỳ vui sướng đạt được điều mong muốn, tiếp tục công việc bỏ dở của mình.

– Tôi đang làm – Chàng nói – bánh nhân kem, cậu phải nếm thử bánh này. Tôi chắc chắn là cậu sẽ thấy ngon tuyệt vì bà mẹ của tôi đã dạy tôi làm thứ bánh này mà bà làm hết sức khéo và ngon hết chỗ nói. Tất cả mọi nơi trong thành phố đều đến đây chỉ để buôn một thứ bánh này thôi.

Dứt lời, chàng lấy trong lò ra một chiếc bánh nhân kem, rắc lên những hạt lựu và đường rồi đưa cho Agib. Cậu bé ăn và tấm tắc khen ngon. Người hoạn nô da đen được Bedreddin đưa cho một chiếc, ăn và cũng cùng một lời nhận xét.

Trong khi hai người mải nếm bánh, Bedreddin chăm chú ngắm nhìn Agib và tưởng ra mình có thể cũng có một đứa con trai như thế với người vợ dịu hiền và yêu kiều đã sớm phải chia tay một cách lạ lùng và ác nghiệt. Ý nghĩ này làm mắt chàng rớm lệ. Chàng chuẩn bị hỏi cậu bé Agib về mục đích của chuyến đi Damas của gia đình cậu nhưng cậu bé này không có thời gian để thoả mãn tính hiếu kỳ của chàng vì người hoạn nô đã thúc cậu ăn xong mau để còn về dưới lều của người ông ngoại. Bedreddin đưa mắt nhìn theo luyến tiếc, nhưng rồi nghĩ sao chàng lại vội đóng cửa hàng lại rồi lật đật bước theo sau .

Scheherazade kể đến đây thấy trời đã sáng bèn thôi kể tiếp. Schahriar đứng lên quyết định sẽ nghe cho hết câu chuyện và để cho hoàng hậu sống tới lúc đó.

o O o

Đêm hôm sau, trước lúc trời sáng, Dinarzade đánh thức chị và nàng kể tiếp như sau:

“ Bedreddin Hassan – Tể tướng Giafar kể tiếp – vậy là chạy theo sau Agib với người hoạn nô và đuổi kịp trước khi họ tới cổng thành. Người hoạn nô thấy chàng đi theo thì rất ngạc nhiên:

– Ồ cái bác này – Y giận dữ bảo – Bác muốn gì nào?

– Bạn tốt ơi – Bedreddin vội đáp – Tôi phải ra ngoài thành phố có chút việc. Suýt nữa quên là tôi còn có việc phải trao đổi với bạn hàng ngoài thành phố.

Câu trả lời này không đủ thuyết phục tay hoạn nô, hắn ngoảnh sang bảo Agib:

– Đó, tôi bị lôi vào chuyện này là vì cậu đó. Tôi đã tường trước là sẽ phải hối hận về sự dễ dãi của mình mà. Cậu đã cứ muốn vào cửa hàng của ông này, tôi đã ngốc nghếch chiều cậu.

– Có thể đúng là – Agib nói – bác ấy có việc phải ra ngoài thành phố, và những con đường đi là của cả mọI người kia mà.

Họ tiếp tục bước đi không ngoảnh lại phía sau cho đến lúc về tới gần những chiếc lều của tể tướng, họ mới quay lại nhìn xem Bedreddin còn có đi theo nữa không. Agib nhận thấy bác thợ làm bánh cách mình có hai bước chân. khuôn mặt lúc thì đỏ tía lúc lại tái xanh như đang bị xúc động mạnh. Cậu sợ tể tướng ông ngoại có thể biết chuyện cậu đã vào cửa hàng của người bán bánh kẹo và ăn uống ở trong đó. Vì thế nên cậu cúi xuống lượm một hòn đá khá to ngay cạnh chân, đang tay ném trúng giữa trán người chủ hiệu bánh làm máu chảy nhễ nhại đầy mặt. Sau đó cậu gié chân chạy mau chui vào trong lều với người hoạn nô.

Bedreddin quay lại con đường đi vào thành phố, tay nâng cái tạp đề trước ngực đưa lên lau máu trên mặt. Ta mắc sai lầm – Chàng tự bảo – đã bỏ nhà đi theo làm phiền cậu bé này. Sở dĩ cậu ta xử sự như vậy vì tưởng là ta có âm mưu gì làm hại cậu ta thôi .

Về đến nhà, chàng cho băng bó vết thương và tự an ủI là tai hoạ này chẳng có gì đáng kể, trên đời này còn có những người khốn khổ hơn mình nhiều.

Mặt trời nhô lên bắt hoàng hậu Ấn Độ yên lặng. Schahriar đứng lên thương hại Bedreddin và nóng lòng muốn biết đoạn tiếp của câu chuyện.

o O o

Cuối đêm sau, Scheherazade nói với hoàng đế Ấn Độ:

– Tâu bệ hạ, tể tướng Giafar kể tiếp chuyện Bedreddin Hassan như sau:

Bedreddin tiếp tục làm nghề bánh kẹo ở Damas. Ông bác của chàng, Schemseddin Mohammed nghỉ lại ba ngày ở gần Damas rồi lại tiếp tục đi. Ông thẳng đường đến Emesse và từ đó đi tới Hamah, rồi tới Halep, nghỉ lại ở đây hai hôm. Từ Halep ông qua sông Euphrate, đi sâu vào Mésopotamie và sau khi đi xuyên qua Mardin, Mossoul, Sengial, Diarbekir và nhiều thành phố khác, cuối cùng tớI Balsora, ở đây ông xin bệ kiến đức vua. Ông được đón tiếp long trọng vì hoàng đế biết ông là tể tướng Schemseddin Mohammed, và hỏi lý do vì sao tới Balsora.

– Tâu bệ hạ – Tể tướng đáp – Tôi tới đây để được biết tin tức con trai của em tôi là Noureddin Ali, người đã có vinh dự được phục vụ bệ hạ.

Noureddin Ali đã tạ thế lâu rồi – Hoàng đế nói – Còn về chuyện ông ta, tất cả những gì có thể nói với ngài là sau hai tháng cha chết, cậu ta đột nhiên biến mất, từ đó chẳng ai nhìn thấy dù tôi đã cho đi tìm khắp chốn. Nhưng còn mẹ cậu ta là con gái của một trong những tể tướng của tôi, hiện còn sống.

Schemseddin Mohammed xin ông cho phép được tới thăm và đưa bà về Ai Cập. Được nhà vua y chuẩn, ông chẳng muốn để đến ngày mai mà hỏi nơi ở của bà và tới ngay, cùng với cả con gái mình và thằng cháu ngoại.

Người vợ goá của Noureddin Ali vẫn ở tại dinh thất mà trước đây chồng nàng đã ở cho đến ngày mất. Đó là một toà dinh thự rất đẹp được xây dựng vững chắc và trang trí nhữưg cột đá cẩm thạch, nhưng Schemseddin chẳng ngừng lại lâu để ngắm. Tới nơi, ông hôn cánh cửa trên đó có tấm đá hoa cương khắc bằng chữ vàng tên của người em. Ông đòi được gặp người em dâu và bọn đầy tớ đã chỉ cho ông tới một cái chòi nhỏ có mái hình vòm đứng ở giữa một cái sân rộng. Người mẹ hiền thục này thường tới cái chòi được xây dựng tượng trưng cho nấm mồ của Bedreddin Hassan mà bà tưởng đã chết, sau một thời gian chờ đợi hoài không thấy. Bà thường ở đây một phần lớn thời gian trong ngày và đêm. Lúc này bà đang nhớ con, đầm đìa nước mắt, Schemseddin Mohammed bước vào và thấy bà như đang quằn quại trong nỗi đau đứt ruột.

Ông cất tiếng chào mừng và sau khi xin bà hãy nén đau thương lau nước mắt, ông cho biết ông có vinh dự được là người anh chồng của bà và nói rõ nguyên nhân khiến ông từ Caire ra đi để đến Balsora.

Đến đây, trời vừa hửng sáng, nên Scheherazade đành ngừng lại để cuối đêm sau kể tiếp.


o O o


Schemseddin Mohammed – Tể tướng Giafar kể tiếp – sau khi kể cho em dâu biết tất cả những gì đã xảy ra ở Caire trong đêm tân hôn của con gái ông, kể tới chuyện phát hiện ra quyển vở giấu trong cái khăn đội đầu của Beđreddin làm ông vô cùng sửng sốt, ông giới thiệu Agib và con gái Diễm Kiều của ông với người em dâu.

Khi người vợ goá của Noureddin Ali, trước đây như một người chán chường tất cả mọi thứ trên đời, hiểu được qua những lời người anh chồng vừa nói là con trai yêu quý của mình có thể còn đang sống, bèn đứng dậy ôm hôn thắm thiết Diễm Kiều và cậu bé Agib mà bà nhận thấy có những nét của Bedreddin nên lại dạt dào nước mắt nhưng là những giọt nước mắt khác hẳn lâu nay từng rỏ xuống. Bà không ngừng ôm hôn cậu bé và cậu này tiếp nhận những cử chỉ âu yếm đó với tất cả tấm lòng hân hoan của mình.

– Cô em dâu của anh! – Schemseddin Mohammed nói – Đã tới lúc cô hãy chấm đứt nỗi tiếc thương và hãy lau khô nước mắt, sẵn sàng cùng chúng tôi trở về Ai-cập. Quốc vương Balsora đã cho phép tôi mang cô đi theo và tôi tin là cô vui lòng đồng ý. Tôi hy vọng là cuối cùng chúng ta sẽ gặp được con cô, cháu của tôi và nếu việc này xảy đến thì chuyện của nó, của cô, của con gái tôi và của tôi nữa đáng được ghi lại để truyền cho hậu thế.

Người vợ goá của Noureddin Ali nghe lời anh chồng nói vậy cũng thấy vui lòng và ngay từ lúc đó cho người nhà sửa soạn các thứ cho cuộc đi. Trong thời gian này, Schemseddin Mohammed xin bệ kiến lần thứ hai để từ biệt nhà vua và được ban thưởng nhiều vinh dự kèm theo một tặng phẩm lớn cho ông và một tặng phẩm khác quý hơn gửi cho hoàng đế Ai-cập. Ông cùng mọi người rời Balsora, thẳng đường về Damas.

Khi tới gần thành phố này, ông cho dựng lều gần chiếc cổng thành sẽ phải đi vào và nói sẽ ở lại đó ba hôm để cho cả đoàn nghỉ ngơi và để tìm mua những thứ gì hiếm quý xứng đáng làm lễ vật dâng lên hoàng đế Ai-cập.

Trong lúc ông bận bịu tự mình chọn lựa những thứ lụa là đẹp mà những nhà buôn có tiếng mang tới tận khu lều, Agib bảo người hoạn nô da đen chuyên chăm sóc mình, đưa cậu đi dạo trong thành phố, để xem các thứ chưa có thời gian xem kỹ khi đi qua và cũng muốn biết người hàng bánh kẹo đã bị ném đá bây giờ ra sao rồi. Người hoạn nô bằng lòng đi vào thành phố với cậu, sau khi được phép của bà Diễm Kiều mẹ cậu.

Hai người đi vào thành phố Damas bằng cổng Thiên Đường, cổng gần khu lều trại của tể tướng Schemseddin Mohammed nhất. Họ đi qua các công trường lớn, các khu chợ có mái lợp ở đó có nhiều hàng hoá quý và nhìn thấy một Thánh đường Hồi giáo ở đó các tín đồ tụ họp vào buổi trưa và buổi chiều để cầu nguyện. Rồi họ ,đi tới trước cửa hàng của Bedreddin, thấy bác ta đang mải mê làm bánh nhân kem.

– Xin chào bác – Agib nói – Bác hãy nhìn và có nhớ là đã từng thấy tôi không? Bedreddĩn ngửng đầu lên nhìn và nhận ra ngay (lình cảm thần kỳ của tình phụ tử!), chàng cảm thấy xốn xang cũng như lần thứ nhất khi nhìn thấy cậu ta. Chàng lúng túng và đáng lẽ trả lời thì lại đứng trơ như pho tượng một hồi lâu không nói nên lời. Rồi, như hồi tỉnh lại, chàng nói:

– Ôi, lãnh chúa bé nhỏ của tôi! Xin làm ơn cho tôi vinh dự được mời cậu vào nhà một lần nữa cùng với tuỳ tùng của cậu. Mời cậu nếm một chiếc bánh nhân kem này. Và xin cậu tha lỗi cho tôi đã làm phiền cậu là đã đi theo cậu ra ngoài thành phố lần trước. Tôi không làm chủ được mình, không biết là đang làm gì nữa, như cứ bị cuốn theo không sao cưỡng nổi một sức mạnh thật là êm dịu.

Scheherazade tới đây không kể nữa vì thấy trời đã hửng sáng. Hôm sau nàng lại kể tiếp như thế này.

o O o

“- Tâu đấng Thống lĩnh các tín đồ – Tể tướng Giafar kế tiếp:

Agib ngạc nhiên nghe Bedreddin nói vậy bèn bảo:

– Đã có sự quá mức thân thiết cho một tình bạn mà bác thể hiện với tôi đấy và tôi chẳng muốn vào nhà nếu bác không hứa là sẽ không đi theo khi tôi ra khỏi đây. Nếu bác hứa và giữ được lời đã hứa thì tôi sẽ lại đến thăm bác vào ngày mai nữa vì tể tướng ông tôi còn bận đi tìm mua quý vật để dâng lên hoàng đế Ai-cập.

– Lãnh chúa bé nhỏ của tôi – Bedreddin Hassan nói – Tôi sẽ làm tất cả những gì cậu ra lệnh.

Được lời hứa như vậy, Agib và hoạn nô bước vào trong cửa hàng.

Bedreddin tức thì mang ra cho mỗi người một chiếc bánh nhân kem ngon chẳng kém gì lần trước.

– Bác hãy vào đây – Agib bảo chàng – Và hãy ngồi xuống cạnh tôi, ăn cùng chúng tôi đi.

Bedreddin ngồi xuống và muốn ôm hôn cậu để tỏ vẻ mừng rỡ được ngồi bên cạnh nhưng cậu đẩy ra và bảo:

– Bác hãy ngồi yên đi, tình bạn của bác quá nồng nhiệt đấy. Bác hãy bằng lòng nhìn và nói chuyện với tôi là đủ rồi.

Bedreddin đành phải nghe theo và hát mấy câu ngẫu hứng ca ngợi cậu bé. Bác không ăn bánh mà chỉ chăm chú phục vụ khách. Khi hai người ăn xong, chàng đưa cho họ một chiếc khăn tràng bong để lau tay. Rồi chàng đưa cho mỗi người một cốc kem nước đá:

– Cậu uống đi, đó là kem ướp hoa hồng, thứ nước uống tuyệt vời nhất trong thành phố này, cậu không thấy ở đâu ngon bằng đâu.

Hai thầy tớ uống cạn không còn một giọt.

Agib và người chăm sóc mình no nê thoả mãn, tỏ lời cám ơn sự tiếp đãi của bác hàng bánh kẹo, đứng lên ra về vội vàng vì ngày đã hơi muộn. Họ đi tới các lều trại, trước hết về lều các bà. Bà nội của Agib rất vui khi thấy cậu và vì trong đầu luôn mang hình ảnh con trai Bedreddin nên bà không cầm được nước mắt lúc ôm hôn cháu.

– Ôi, cháu của bà! – Bà bảo Agib- Niềm vui của bà sẽ trọn vẹn nếu được ôm hôn Bedreddin Hassan cha cháu cũng như ôm hôn cháu đây.

Rồi bà ngồi vào bàn ăn tối, để cháu ngồi sát cạnh mình, hỏi cậu nhiều về chuyến đi và đưa cho cậu một miếng bánh nhân kem bà tự làm và bảo là bánh rất ngon, ngon hơn cả bánh của những người làm bánh chuyên nghề. Bà đưa cả bánh cho người hoạn nô, nhưng cả hai đều ăn no ăn chán ở nhà Bedreddin rồi nên chẳng lấy gì làm thích lắm.

Ánh sáng ban ngày đã làm Scheherazade dừng lại. Nhưng cuối đêm sau, nàng lại kể tiếp:


o O o


“Agib cầm chiếc bánh chỉ cắn một miếng nhỏ đã đặt xuống, nói là vì không hợp khẩu vị và Schabahn, đó là tên người hoạn nô cũng làm như thế. Bà vợ goá của Noureddin Ali thấy buồn vì cháu của bà xem ra thì không thích bánh của bà làm.

– Sao vậy, cháu của bà – Bà nói – Cháu chán cái công trình của bà lắm ư? Cháu nên biết là không một ai trên thế gian này có thể làm được loại bánh nhân kem ngon như thế, ngoại trừ cha cháu là Bedreddin Hassan mà bà đã dạy cho cách làm thứ bánh gia truyền này thôi.

– Ôi! Bà yêu quý của cháu ơi? – Agib kêu lên – Bà cho phép cháu nói với bà là bánh của bà làm cũng chẳng hơn gì bánh của một người chủ cửa hàng bánh kẹo trong thành phố. Có khi bánh của bác này còn ngon hơn kia. Chúng cháu vừa được ăn bao nhiêu là bánh nhân kem của nhà bác ấy. Quả thực là ngon hơn bánh của bà.

Nghe cháu nói thế, người bà liếc nhìn hoạn nô:

– Sao hả Schabahn – Bà giận dữ hỏi – Nhà ngươi trông nom cháu ta như thế đó? Ai cho phép nhà ngươi được đẫn cậu vào ăn uống như một kẻ ăn xin trong nhà những ngườI bán bánh kẹo?

– Thưa bà – Hoạn nô đáp – Đúng là chúng con có chuyện trò một lát với một người làm bánh kẹo, nhưng chúng con không ăn uống gì ở nhà ông ta.

– Xin bà tha lỗi cho cháu – Agib ngắt lời – Chúng con đã vào trong cửa hàng của bác ấy và đã ăn một chiếc bánh nhân kem.

Bà quả phụ càng giận dữ hơn, bật đứng dậy chạy tới lều Schemseddin Mohammed mách tội tên hoạn nô. Tể tướng bản tính nóng nảy tới ngay lều của người em dâu mắng tên hoạn nô:

– Tên khốn kiếp này, mi lại dám cả gan lợi dụng lòng tin của ta đối với mi như thế sao?

Dù cậu bé Agib đã nhận sự thật, nhưng Schabahn sợ tội vẫn khăng khăng từ chối, nói trái lại với Agib.

– Ông ơi! – Ágib nói với Schemseddin Mohammed – Cháu xin nói lại đúng là chúng đã ăn mỗi người một cái bánh lớn, sau đó lại còn uống nước kem ướp hoa hồng nữa.

– Nào, nào, tên nô lệ hư đốn này? – Tể tướng ngoảnh nhìn tên hoạn nô thét lên – Mi vẫn chưa chịu nhận là cả cậu và mi có vào nhà một người làm bánh và có ăn uấng ở đó sao?

Schabahn vẫn trơ trẽn thề sống thề chết là không phải như vậy.

– Mi là một tên dối trá – Tể tướng bảo y – Ta tin cháu ta hơn mi. Tuy nhiên ta cũng sẽ cho là mi nói thật nếu ngay bây giờ mi ăn hết cả chiếc bánh nhân kem đặt trên bàn kia.

Schabahn, mặc đù no đến tận cổ rồi vẫn cố gắng để vượt qua sự thử thách này. Hắn cầm lấy một miếng bánh đưa lên miệng nhưng vì đã quá no nên không sao nuốt nổi. Thế nhưng vẫn tiếp tục nói dối là vì ngày hôm trước ăn quá nhiều rồi nên bây giờ chán không muốn ăn. Tể tướng, rất bực mình với tất cả những lời nói dối quanh của tên hoạn nô và đinh ninh y là thủ phạm nên bắt y nằm sấp xuống đất và cho đánh đòn. Tên khốn khổ này đau quá chịu không nổi đành nói thật:

– Vâng, đúng là chúng con có ăn bánh nhân kem ở nhà người làm bánh kẹo, và ngon gấp trăm lần cái bánh ở trên bàn kia.

Bà quả phụ cho là tên hoạn nô này đã tức bà và muốn làm cho bà tự ái nên đã khen lấy khen để bánh của người chủ hàng bánh kẹo. Vì vậy bà bảo y:

– Ta không tin là bánh nhân kem của người thợ làm bánh đó lại có thể ngon hơn bánh của ta làm được. Ta muốn làm cho rõ sự thật này. Mày biết ông ta ở đâu, hãy tới ngay đó mua một chiếc bánh nhân kem của ông ta mang về đây cho ta.

Nói rồi bà đưa tiền cho y và giục y đi ngay.

Đến cửa hàng của Bedreddin, y bảo:

– Bác hàng bánh này, tiền đây, bác hãy bán cho tôi một chiếc bánh nhân kem, một bà ở nơi tôi muốn nếm thử.

Vừa có một mẻ bánh mới ra lò còn nóng nguyên, Bedreddin chọn một chiếc trông đẹp nhất đưa cho y.

– Hãy cầm lấy chiếc này – Chàng bảo tên hoạn nô – Tôi bảo đảm là ngon tuyệt. Tôi có thể nói với anh thật chắc chắn là không có ai trên đời này có thể làm được những chiếc bánh như vậy, trừ mẹ tôi ra mà có thể bà vẫn còn sống.

Schabahn ba chân bấn cẳng chạy về khu lều vớI chiếc bánh nhân kem trong tay. Y đưa cho bà quả phụ, bà vội vàng đón lấy bẻ một miếng định đưa lên miệng. Nhưng chưa kịp ăn thì bà đã kêu to lên một tiếng rồi ngã lăn bất tỉnh. Schemseddin có mặt ở đấy lúc đó cực kỳ kinh ngạc vì chuyện xảy ra. Ông tự mình vẩy nước lạnh lên mặt người em dâu và vội vã cho cấp cứu. Khi vừa hồi tỉnh, bà đã kêu to:

– Đúng là con trai tôi, con Bedreddin yêu quý của tôi đã làm cái bánh này đây.

Ánh sáng ban ngày chiếu rọi làm Scheherazade ngừng lời. Hoàng đế Ấn Độ đứng lên cầu nguyện và đi thiết triều. Đêm hôm sau, hoàng hậu kể tiếp chuyện Bedreddin Hassan như thế này:

o O o

“Khi tể tướng Schemseddin Mohammed nghe thấy người em dâu nói là người làm ra cái bánh nhân kem mà hoạn nô vừa đưa về này chính là Bedreddin Hassan thì ông thấy vui mừng khôn xiết. Nhưng suy nghĩ lại thì thấy sự vui mừng này chưa thật có căn cứ vững chắc và rất có thể sự liên hệ của người vợ goá của Noureddin là sai, ông bảo:

– Nhưng thím ạ, làm sao mà thím lại có thể nghĩ như vậy? Trên đời này thiếu gì người làm được bánh nhân kem như những chiếc bánh của con trai thím?

Em công nhận điều đó, nhưng cách làm đặc biệt này thì ngoài con trai em ra chắc không ai biết được, nhất định nó là người làm ra cái bánh này. Chúng ta hãy vui lên – Bà phấn khởi nói thêm – Thế là cuối cùng chúng ta đã thấy người đã bao lâu kiếm tìm và mong mỏi.

– Thím ơi! – Tể tướng bảo – Hãy tử từ, tôi xin thím đừng quá nôn nóng. Chúng ta sẽ biết rõ sự thật sớm thôi. Hãy cho đi mời người bán hàng bánh tới đây. Nếu anh ta đúng là Bedreddin Hassan thì con gái tôi và thím sẽ nhận ra ngay. Nhưng cả hai phải nấp vào chỗ kín, nhìn được anh ta nhưng không để anh ta nhìn thấy mình. Vì tôi không muốn sự nhận biết nhau này xảy ra ở Damas. Tôi có ý định là sẽ để dành khi tới Caire, ở đó, tôi sẽ cho bố trí một cuộc vui thật bất ngờ và lý thú.

Nói xong ông để các người phụ nữ ở lại lều của họ, còn ông thì đi về lều của mình. Vừa về tới nơi, ông bèn cho gọi năm chục gia nhân tới và bảo họ:

– Các ngươi, mỗi đứa cầm lấy một chiếc gậy và đi theo Schahban, nó sẽ đưa các ngươi tới nhà một người bán bánh kẹo trong thành phố. Tới nơi, các ngươi sẽ đập phá tất cả các thứ trong cửa hàng của hắn. Nếu hắn hỏi vì sao lại đến gây ra vụ lộn xộn này thì các ngươi hỏi lại có phải chính hắn là người làm bánh mà người ta vừa đến lấy một chiếc ở cửa hàng hắn không. Nếu hắn bảo là đúng thế thì bắt hắn ngay, trói hắn lại và đưa về đây cho ta. Nhưng các ngươi phải nhớ là không được đánh cũng như không được làm hắn đau một chút nào. Thôi đi đi mau lên, chớ để mất nhiều thời gian?

Lệnh tể tướng được chấp hành mau chóng. Những gia nhân của ông, tay cầm gậy đi theo người hoạn nô da đen cấp tốc đi tới nhà Bedreddin Hassan. Ở đó bọn chúng đập vỡ tan vụn nào là bát đĩa, xoong nồi, bàn ghế và tất cả vật dụng chúng nhìn thấy và đổ tràn ra nhà tất cả những cốc kem ướp lạnh những vại mứt kẹo. Bedreddin vô cùng kinh ngạc trước cảnh tượng ngổn ngang đó, run giọng hỏi họ:

– Này, các anh vì sao lại đối xử với tôi như vậy? Vì sao thế? Tôi đã làm gì nào?

– Có phải đúng là anh – Bọn chúng hỏi lại – đã làm chiếc bánh nhân kem mà anh đã bán cho người hoạn nô này không?

– Phải, đúng là tôi đó – Chàng đáp – Bánh đó làm sao? Tôi đố ai có thể làm được ngon hơn thế.

Chẳng nói lại một câu, chúng tiếp tục phá phách, cả lò nướng bánh cũng bị chúng dùng gậy đập cho đổ sụp.

Nghe tiếng ồn ào huyên náo, các nhà xung quanh đổ tới, kinh ngạc thấy tới hàng mấy chục người mang gậy gộc tới đập phá cửa hàng của Bedreddin, bất bình hỏi bọn chúng nguyên nhân của bạo lực đó và cả Bedredđin cũng hỏi lại chúng một lần nữa.

– Các người hãy cho tôi biết tôi mắc tội gì mà lại tới phá phách nhà cửa của tôi như vậy?

– Phải chăng đúng là anh – Chúng đáp – đã làm nên cái bánh nhân kem bán cho người hoạn nô này?

– Phải, phải, đúng là tôi – Anh đáp – và tôi vẫn giữ lời đảm bảo là bánh rất ngon. Tôi không đáng bị đối xử bất công như thế này.

Bọn chúng không thèm nghe chàng nói mà tóm ngay lấy chàng, lật khăn trên đầu chàng xuống làm dây trói chàng giật cánh khuỷu ra sau lưng, dùng sức lôi chàng ra khỏi cửa hàng và dẫn đi.

Dân chúng tập trung quanh đó tỏ vẻ bất bình, đứng về phía Bedreddin định ào lên phản đối bọn người của Schemseddin Mohammed nhưng giữa lúc đó thì quân độI của viên thủ hiến thành phố kéo tới gạt dân chúng ra để cho bọn gia nhân lôi Bedreddin đi. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì trước đó Schemseddin Mohammed đã tới gặp viên thủ hiến Damas nói rõ sự thể và nhờ ông ta giúp một tay để công việc được xuôn xẻ. Thế là Bedreddin bị dẫn đi mặc cho chàng kêu la thảm thiết .

Scheherazađe không kể tiếp được nữa vì trời đã sáng. Nhưng đêm sau, nàng lại tiếp tục và nói với hoàng đế Ãn Độ:

o O o

“- Tâu hoàng thượng, tể tướng Giafar tiếp tục kể với vị hoàng đế như sau: Bedređdin Hassan, trên đường đi nhiều lần hỏi những người áp giải chàng là người ta đã thấy gì trong cái bánh nhân kem của chàng nhưng chẳng ai nói gì cả. Rồi khi tới khu lều trại, họ bắt chàng chờ mãi đến khi Schemseddin Mohammed từ chỗ viên thủ hiến Damas trở về.

Tể tướng hỏi ngay tin tức người làm bánh. Chàng liền được dẫn đến gặp ông.

– Thưa ngài – Bedreddin mắt rưng rưng lệ hỏi tể tướng – Xin làm ơn cho biết tôi đã xúc phạm gì tới ngài?

– A! Tên khốn kiếp! – Tể tướng đáp – Có phải chính mi đã làm chiếc bánh nhân kem mà tên hoạn nô đã mang về đây cho ta không?

– Vâng, chính là tôi – Bedreddin nói – Làm chiếc bánh đó thì tôi đã mắc tội gì?

– Ta sẽ trừng phạt mi thích đáng. Mi sẽ phải trả giá bằng sinh mạng của mình vì đã làm ra một chiếc bánh thật tồi tệ.

– Ôi? Thượng đế cao minh! Tôi nghe thấy gì đây nhỉ! Phải chăng làm một chiếc bánh nhân kem tồi tệ mà đáng tội chết sao?

– Phải – Tể tướng đáp – Và nhà ngươi đừng mong gì ở ta một sự đối xử khác thế.

Trong khi hai người đối thoại thì hai thím cháu nấp sau cánh cửa chú ý quan sát Bedreddin và dù đã rất lâu ngày không được nhìn thấy, chẳng mấy khó khăn mà họ đã nhận ra chính là con, chính là chồng của họ. Nỗi vui mừng quá lớn đã làm cho hai thím cháu ngất xỉu. Khi tỉnh lại, họ muốn nhào ngay ra ôm lấy cổ chàng trai Bedreddin. Nhưng nhớ lại lời đã hứa với tể tướng không nên xuất hiện vội, họ đành nén lại những cử chỉ yêu thương tự nhiên nhất của con người.

Vì Schemseddin Mohammed quyết định nhổ trại và lên đường ngay đêm đó, nên ông lệnh cho hạ lều và chuẩn bị các xe cộ để khởi hành. Còn về Bedreddin, ông cho chàng vào trong một chiếc hòm kín và đặt lên lưng một con lạc đà. Công việc chuẩn bị xong, cả đoàn người lại lên đường. Họ đi suốt phần đêm còn lại của hôm đó và cả ngày hôm sau không ngơi nghỉ. Khi màn đêm bắt đầu buông xuống họ mới dừng lại. Họ mở cho Bedreddin ra khỏi hòm ở xa chỗ mẹ và vợ chàng. Suốt cuộc hành trình kéo dài hai chục hôm, chàng đều được chăm sóc như thế.

Tới gần Caire, tể tướng Schemseddin Mohammed cho dừng lại, ra lệnh dẫn Bedreddin tới và trước mặt chàng ông bảo một người thợ mộc vừa được gọi đến:

– Nhà ngươi đi tìm gỗ và dựng ngay cho ta một cái cọc.

– Ấy, thưa ngài – Bedreddin lo ngại hỏi – Ngài định làm gì với cái cọc đó?

– Để trói mi vào đó – Tể tướng bảo – Và đưa đi diễu khắp các phố để mọi người được thấy một người thợ làm bánh tồi như mi đã làm những chiếc bánh nhân kem mà không có hồ tiêu.

Nghe nói thế, Bedreddin Hassan kêu to bằng một giọng đầy vẻ trào phúng: Ôi! Thừợng đế vĩ đại, té ra chỉ vì không cho hồ tiêu vào bánh nhân kem mà người ta bắt tôi phải chết một cách độc ác và ô nhục đến thế này ư? Cái giọng phẫn nộ nhưng hài hước của chàng khiến cho tể tướng cũng khó có thể cố giữ được vẻ nghiêm trang! .

Kể xong đoạn này, Scheherazade thấy trời đã sáng nên ngừng kể tiếp. Schahriar đứng lên cười thật hả hê về nỗi lo sợ của Bedreddin và rất tò mò muốn biết rồi sau đó ra sao. Và hoàng hậu, trước sáng hôm sau, thoả mãn ý muốn của hoàng đế.

o O o

“- Tâu hoàng thượng, mặc dù luôn luôn có thái độ thật nghiêm nghị, hoàng đế Haroun Alraschid cũng không sao nhịn được cười khi tể tướng Giafar kể với ông là Schemseddin

Mohammed doạ giết Bedreddin về tội đã không cho hồ tiêu vào cái bánh nhân kem bán cho Schaban.

– Thế nào đây! – Bedreddin nói – Người ta đã phá phách toàn bộ nhà cửa đồ đạc của tôi, nhốt tôi vào hòm và cuối cùng định trói tôi vào một cái cọc đem đi diễu phố… Và tất cả chỉ vì tôi quên bỏ hồ tiêu vào chiếc bánh nhân kem! Ôi? Thượng đế vĩ đại? Từ xưa tới nay có ai là người đã nghe thấy được một cơ sự như thế này không? Có phải đây là hành động của những tín đồ Hồi giáo, những con ngườI nhân từ khoan hậu, những con người công minh chính trực, chỉ chuyên làm tất cả những gì thuộc về thiện tâm, thiện ý.

Nói xong chàng nức nở khóc, rồi lại than vãn: Không, không có ai lại bị đối xử một cách bất công và cay nghiệt như vậy. Sao lại có thể cắt đi cuộc sống của một người chỉ vì quên cho hồ tiêu vào chiếc bánh nhân kem? Những cái bánh nhân kem chết tiệt? Cũng như cái giờ mà tôi được sinh ra cũng là cái giờ chết tiệt? Cầu xin Thượng đế cho tôi được chết ngay trong lúc này! .

Chàng Beđređđin sầu khổ không ngừng than vãn và khi người ta đem cọc và đinh tới để đóng chàng vào đấy thì chàng lại kêu to lên trước cái cảnh khủng khiếp này:

– Ối trời? Người sao nỡ để cho tôi chết một cách nhục nhã và bi thảm như vậy? Và vì tội gì kia chứ? Không phảI là vì giết người cướp của, cũng không phải vì phản đạo mà chỉ vì không cho hồ tiêu vào một cái bánh nhân kem.

Vì đêm cũng đã về khuya, tể tướng Schemseddin Mohammed lại sai nhất Bedreddin vào hòm và bảo chàng:

– Mi hãy ở trong đó đến ngày mai. Chưa hết ngày thì ta đã bắt người phải chết rồi đó.

Họ lại đặt cái hòm nhất chàng lên lưng con lạc đà đã chở chàng từ Damas, đồng thời chất các thứ lên những lạc đà khác, tể tướng lên ngựa đi sau con lạc đà chở cháu ông và tất cả đoàn đi vào trong thành phò. Sau khi đi qua nhiều đường phố vắng vẻ vì tất cả mọi người đều ở trong nhà, ông về tới dinh, ở đó ông cho hạ chiếc hòm xuống nhưng chỉ được mở khi có lệnh của ông.

Trong lúc người nhà rỡ các thứ trên những lạc đà khác thì ông kéo riêng bà mẹ Bedreddin Hassan và cô con gái ông ra một nơi và bảo con gái:

– Đội ơn Thượng đế? Người đã run rủi cho ta gặp được em dâu và chồng con! Con còn nhớ cách bài trí của phòng tân hôn hồi đó chứ. Con hãy về sắp xếp lại giống như cái đêm đầu tiên ấy đi. Nếu có chỗ nào ngờ ngợ, cha có thể giúp con để bổ sung theo bản viết của cha đã ghi lại hiện vẫn còn giữ đây. Về phía cha, cha sẽ ra lệnh cho gia nhân làm những gì còn lại.

Diễm Kiều vui sướng đi làm ngay những gì cha nàng vừa dặn. Còn cha nàng cũng bắt đầu cho sắp xếp, bố trí lại tất cả các thứ theo đúng trật tự như hồi Bedreddin Hassan ở đó cùng với gã gù giám mã của hoàng đế Ai Cập. Ông giở bản viết đã ghi từ hồí đó ra đọc để cho bọn đầy tớ lần lượt đặt từng chiếc bàn chiếc ghế vào vị trí cũ từng thứ theo sự miêu tả của bản ghi. Chiếc ngai cũng không bị bỏ quên và cả những cây nến thắp cũng thế. Khi trong phòng tất cả đã được sắp xếp như trước đây, tể tướng vào trong buồng con gái để đặt quần áo và túi tiền của Bedreddin vào chỗ cũ. Xong việc ông bảo Diễm Kiều:

– Bây giờ con hãy cởi bỏ áo quần ngoài và nằm xuống khi Bedreddin vào buồng con sẽ cất tiếng kêu ca về việc anh ta ra ngoài lâu và bảo là rất ngạc nhiên khi thức giấc không thấy anh ta nằm bên cạnh. Rồi giục anh ta lên giường ngủ tiếp và sáng mai con hãy kể lại cho mẹ chồng con và cha nghe những gì đã xảy ra giữa con với hắn đêm đó. Chắc là chúng ta sẽ được nghe một câu chuyện thật thú vị đó.

Rồi ông đi ra khỏi buồng để con gái được tự do.

Scheherazade muốn kể cho xong câu chuyện nhưng đành phải gác lại vì trời đã sáng.

o O o

Tàn đêm hôm sau, hoàng đế Ấn Độ nóng lòng muốn biết câu chuyện về Bedreddin kết thúc ra sao nên tự mình đánh thức Scheherazade dậy và bảo nàng kể tiếp. Vậy là hoàng hậu lại bắt đầu kể như sau:

Schemseddin Mohammed – Tể tướng Giafar nói với hoàng đế – bắt tất cả bọn gia nhân đi ra khỏi phòng, chỉ để lại hai ba đứa. Ông bảo chúng cho Bedreddin ra khỏi hòm và để chàng vẫn cứ áo lót quần đùi như thế, đưa vào phòng này, để chàng một mình tại đó và đóng cửa lại.

Bedreddin dù hết sức đau khổ nhưng vẫn ngủ li bì suốt thời gian đó, đến nỗi khi bọn đầy tớ kéo chàng ra khỏI cái hòm chàng vẫn không thức giấc. Chúng khênh đặt chàng vào trong phòng cưới ngày xưa và đóng cửa lại.

Khi thức dậy thấy có mỗi mình, chàng ngỡ ngàng đưa mắt nhìn quanh và tất cả các đồ vật trông thấy như đưa chàng về ký ức của đêm tân hôn, chàng ngạc nhiên nhận thấy đây đúng là căn phòng chàng đã nhìn thấy tên giám mã gù. Sự ngạc nhiên càng tăng lên gấp bội khi khẽ khàng chàng tiến đến cửa buồng để ngỏ, nhìn vào trong thấy bộ áo quần của mình vẫn vắt trên lưng ghế đúng cái chỗ chàng nhớ là đã để trong đêm tân hôn. Ôi Thượng đế lòng lành? – Chàng giụi mắt thốt lên – Tôi đang ngủ hay đang thức đây? .

Diễm Kiều quan sát chàng, sau phút khoan khoái vì sự ngỡ ngàng của chàng, nàng đột ngột kéo tấm màn che giường, thò đầu ra, dịu dàng nói:

– Chàng yêu quí, chàng làm gì bên cửa đó? Vào ngủ tiếp với em đi. Chàng ra ngoài lâu quá đấy. Em thật ngạc nhiên khi thức dậy không thấy chàng nằm cạnh.

Bedreddin Hassan biến sắc mặt khi nhận ra người thiếu phụ đang nói với chàng chính là cô gái yêu kiều duyên dáng mà chàng nhớ là đã cùng chàng ân ái. Chàng bước vào trong buồng nhưng đáng lẽ đi tới bên giường mà suốt trong mười năm nay không lúc nào hình ảnh này không tái hiện trong trí nhớ, nhưng chàng không sao tưởng tượng nổi là tất cả những cái đó mới chỉ xảy ra trong một đêm, chàng lại bước tới chiếc ghế vắt áo quần và túi tiền chứa đầy đồng sequin. Chàng ngắm nghía thật kỹ những thứ này và lẩm bẩm: “Ôi! Thượng đế tối cao sống mãi! Tôi không sao mà hiểu được tất cả những cái này!”

Người thiếu phụ, rất vui thích thấy chàng băn khoăn bối rối, lại giục chàng: “Một lần nữa, em xin chàng hãy về giường ngủ tiếp đi! Chàng còn mải làm gì nữa đấy? .

Nghe vậy, chàng tiến lại phía nàng Diễm Kiều:

– Xin nàng cho biết – Chàng nói- là tôi ở đây cùng nàng đã lâu chưa?

– Câu hỏi làm em ngạc nhiên đấy – Nàng đáp – Chẳng phải là chàng vừa dậy lúc nãy đây thôi ư? Sao chàng lại đãng trí thế.

– Nàng ơi! Tôi không sao có thể yên tâm được. Đúng là, tôi còn nhớ, đã ở đây cùng nàng. Nhưng tôi cũng nhớ là đã suốt mười năm tôi sống ở Damas. Nếu thực là đã cùng nàng ngủ với nhau đêm hôm nay thì làm sao tôi lại ,có thể sống xa nàng quá lâu như vậy. Đó là hai điều đối nghịch. Xin nàng làm ơn cho biết là tôi phải nghĩ như thế nào đây. Phải chăng cuộc hôn nhân của tôi với nàng chỉ là một ảo tưởng hoặc sự đi vắng mười năm của tôi chỉ là một giấc chiêm bao.

– Vâng, chàng ạ – Diễm Kiều nói – Đúng là chàng chiêm bao là đã từng sống chục năm tại Damas.

– Vậy thì không có gì có thể thich thú hơn – Bedreddin cười và nói to – Tôi bảo đảm với nàng là giấc chiêm bao này rất thú vị. Nàng hãy tưởng tượng là đột nhiên tôi thấy mình nằm ở cửa thành Damas trên mình chỉ có áo lót và quần đùi cũng như lúc này. Tôi đã đi vào thành phố trong sự la ó của dân chúng vừa đi theo vừa chửi rủa tôi. Rồi tôi trốn vào nhà một người bán bánh kẹo. Bác này nhận tôi làm con nuôi, dạy nghề cho tôi và khi chết, bác để lại toàn bộ tài sản cho tôi. Sau khi bác ấy mất, tôi làm chủ cửa hàng bánh kẹo. Rồi, nàng ạ, còn biết bao sự việc đã xảy ra với tôi, kể lại thì rất dài. Tất cả những gì tôi có thể nói với nàng lúc này là tỉnh dậy ở đây thật không phải là dở đối với tôi vì nếu không thì tôi đã bị người ta đóng đinh vào cột gỗ rôi.

– Nhưng vì sao kia – Diễm Kiều giả đò ngạc nhiên – Sao người ta lại đối xử với chàng độc ác như vậy? Hay là chàng đã phạm một tội gì ghê gớm?

– Không phải đâu – Bedreddin nói – Đó là vì một chuyện thật lố bịch và tức cười nhất thế gian. Tội của tôỉ chỉ là vì đã bán một chiếc bánh nhân kem không có hồ tiêu.

– Ôi! Nếu vậy thì – Diễm Kiều vừa nói vừa cười nức nở – phải công nhận là người ta đã kết tội chàng một cách bất công ghê gớm.

– Ồ, nàng ạ – Chàng nói thêm – Như thế chưa phải là đã hết. Cũng vì cái bánh nhân kem thiếu hồ tiêu chết tiệt đó mà người ta phá phách tan tành cả cửa hàng của tôi, trói tôi lại, nhốt tôi vào trong một cái hòm mà đến lúc này tôi vẫn còn cảm thấy chật chội ngột ngạt không thở được nữa. Rồi người ta còn gọi một người thợ mộc đến dựng một cái giá để treo cổ tôi lên nữa. Nhưng nhờ ơn Thượng đế tất cả những cái đó đều xảy ra trong một giấc chiêm bao!”.

Đến đoạn này, thấy trời sáng nên Scheherazade ngừng lại. Schahriar không nén được cười khi thấy Bedreddin lẫn lộn giữa thực và mộng. Ông bảo thật là tức cười và chắc là sáng hôm sau tể tướng Schemseddin Mohammed và bà em dâu sẽ được một mẻ cười vỡ bụng.

– Tâu bệ hạ, đó là điều mà thiếp sẽ có vinh dự được kể Người nghe vào đêm sau, nếu Người vui lòng để cho thiếp còn được sống.

Hoàng đế Ấn Độ đứng lên không nói gì nhưng trong thâm tâm thì không có ý gì khác điều đó.

o O o

Scheherazade thức giấc trước khi trời sáng, kể tiếp:

– Tâu bệ hạ, Bedreddin đêm đó trằn trọc, thỉnh thoảng lại thức giấc tự hỏi không biết là mình tỉnh hay mê. Chàng hoài nghi hạnh phúc của mình và để cho chắc chắn, chàng kéo màn che ra và đưa mắt nhìn khắp gian buồng. Anh tự nhủ: Ta không nhầm, đây đúng là buồng mà ta đã bước vào thay cho gã gù và ta đã ngủ với cô nàng xinh đẹp dành cho gã .

Ánh sáng ban ngày chiếu rọi, chưa giúp chàng xua tan được nỗi lo lắng băn khoăn thì tể tướng Schemseddin Mohammed, ông bác của chàng đi tới gõ cửa và hầu như bước ngay vào để chào và chúc chàng buổi sáng tốt lành.

Bedreddin Hassan cực kỳ ngạc nhiên thấy bất ngờ xuất hiện một người đàn ông mà chàng biết rất rõ nhưng không còn cái vẻ “mặt sắt đen sì đã tuyên án tử hình chàng nữa.

– A! Vậy chính là ông – Chàng kêu lên – Ông đã đối xử với tôi thật tàn nhẫn và xử tôi tội chết mà lúc này tôi vẫn còn kinh hoàng chỉ vì một chiếc bánh nhân kem không có hồ tiêu.

Tể tướng nhoẻn miệng cười và để giải toả cho chàng nỗi băn khoăn thắc mắc, ông kể cho chàng nghe vì sao chàng được một vị thần can thiệp, vì qua lời gã gù ông có thể đoán được phần nào sự cố, chàng đã đến nhà và cưới con gái ông thế chỗ cho tên giám mã gù của hoàng đế. Rồi ông cho chàng biết là do quyển vở viết chính bằng tay Noureddin Ali để lại mà ông phát hiện ra chàng chính là cháu của ông và vì thế ông đã đi tới Balsora để tìm chàng… – Cháu thân yêu – Ông nói thêm và âu yếm ôm hôn chàng – Hãy thứ lỗi cho bác đã làm cho cháu buồn khổ từ lúc nhận ra cháu. Bác muốn đưa cháu về trước khi để cho cháu biết rõ hạnh phúc của mình, làm cho cháu càng thấy sung sướng bội phần sau khi đã trải qua nhiều khổ ải. Hãy để cho tất cả những buồn đau của cháu lắng xuống trong niềm vui được thấy trở về với bao người yêu thương và trìu mến. Trong lúc cháu chỉnh tề lại y phục, ta sẽ đi báo tin cho mẹ cháu đang nóng lòng ôm hôn cháu, ta cũng sẽ đưa con trai cháu mà cháu đã gặp ở Damas tới. Đứa con trai mà cháu đã đem lòng yêu thương lưu luyến tuy chưa hề biết đó là con ruột của mình.

Chẳng có ngôn từ nào đủ mạnh để tả lại niềm vui cực độ của Beđreddin khi chàng nhìn thấy mẹ và Agib, con trai chàng. Ba nhân vật này không ngửng ôm riết lấy nhau mà hôn hít bộc lộ tình ruột thịt đậm đà trong những cử chỉ yêu thương tột độ. Người mẹ kể với chàng nỗi buồn đau xa cách và những giọt nước mắt bao năm không cạn. Cậu bé Agib, chẳng còn trốn chạy như ở Damas nữa mà chủ động đón nhận những cử chỉ âu yếm của cha một cách vô cùng dễ thương. Bedreddin Hassan chia sẻ tình cảm giữa hai người mình yêu thương rất mực tưởng như làn sóng yêu thương trìu mến dù có dâng cao tới đâu cũng chưa đủ.

Trong khi những sự việc trên đây diễn ra tại nhà Schemseddin Mohammed thì vị tể tướng này đi vào hoàng cung trình báo với hoàng đế kết quả khả quan của chuyến đi. Hoàng đế rất hài lòng khi được nghe kể lại câu chuyện hết sức hay và lạ này, ra lệnh cho ghi lại để lưu giữ trong văn khố của vương quốc.

Khi Schemseddin Mohammed trở lại dinh tể tướng, ông liền cho mở đại tiệc, ngồi cùng ăn uống với cả gia đình và suốt ngày hôm đó là một ngày hội vui chưa từng thấy .
Tể tướng Giafar kể xong câu chuyện về Bedreddin Hassan rồi nói với hoàng đế Haroun Alraschid:

– Thưa đấng Thống lĩnh các tín đồ, đó là tất cả câu chuyện tôi đã kể hầu Người nghe. Vậy ý của Người thế nào đối với lời cầu xin của tôi.

Hoàng đế thấy câu chuyện thật hay thật lạ nên đã không lưỡng lự đại xá cho người nô lệ Rahan và để an ủi chàng trai đau khổ vì vô tình mà sát hại người vợ yêu quí của mình, nhà vua đem một trong những nô lệ xinh đẹp của mình gả cho chàng, lại ban nhiều của cải và chăm sóc chàng đến cuối đời… .

– Nhưng, tâu bệ hạ – Scheherazade nói khi thấy trời đã hửng sáng – dù câu chuyện thiếp vừa kể thuộc về loại chuyện rất hay, làm bệ hạ thích thú đấy. Nhưng thiếp còn biết một chuyện khác hay hơn nhiều. Nếu bệ hạ muốn nghe đêm mai, thiếp đảm bảo là Người sẽ thấy vô cùng hấp dẫn. Schahriar yên lặng đứng lên, do dự không biết phải làm gì đây. Hoàng hậu thật thông minh – Ông nghĩ – Nàng kể những câu chuyện thật là dài và hay, và khi nàng đã bắt đầu kể thì thật khó mà không muốn nghe tiếp. Không biết là ta có nên xử nàng ngày hôm nay chưa? Nhưng không, chẳng vội gì. Câu chuyện nàng vừa khoe ra đó chắc hẳn là còn hay hơn tất cả các chuyện nàng đã kể cho ta nghe đến bây giờ. Ta chẳng nên tự tước đi của mình cái thú được nghe nàng kể. Đợi nàng kể xong cho ta nghe chuyện này rồi ta sẽ cho lệnh xử nàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.