Ðêm ấy, Hạng Vũ lẻn đi tuần các doanh trại.
Vừa đến trại hàng tốt quân Tần, thấy quân sĩ thì thào nhau:
– Chúng ta bị Chương Hàm đánh lừa, theo hàng Hạng Vũ, ông ta chỉ chuyên về bạo ngược, thưởng phạt bất công. Nghe nói Bái Công là ngườl nhân đạo, không hay chém giết, lại vào được Quan Trung trước chắc sau này sẽ làm vua thiên hạ. Bọn mình rủi không được theo người ấy.
Hạng Vũ nghe đến đấy lòng căm tức, trở vào trung quân gọi Anh Bố đến truyền:
– Hàng tốt nhà Tần muốn làm phản, ta vừa đi tuần, nghe chúng bàn nhau. Vậy phải trừ bỏ để khỏi lo hậu hoạn, chỉ chừa lại Chương Hàm, Tư Mã Hân và Ðổng Ê mà thôi.
Phạm Tăng thấy Hạng Vũ xử sự như vậy, can:
– Không nên. Ðối với sĩ tốt cần phải lấy lượng khoan hồng chinh phục. Tướng quân dùng hình phạt chỉ làm cho ba quân sợ mà không phục.
Hạng Vũ không nghe. Ðêm hôm ấy Anh Bố đem ba mươi vạn quân đến thành Nam và chỗ hàng tốt nhà Tần đóng, bắt tất cả hai mươi vạn người đem chôn sống hết! Chỉ để lại ba hàng tướng mà thôi.
Chương Hàm thấy vậy thở dài, vội đến trung quân lãnh tội.
Hạng Vũ nói:
– Ba người không có tội gì, đừng ngại. Bởi vừa rồi ta đi tuần, nghe bọn hàng tốt âm mưu làm phản nên buộc lòng ta phải trừ bỏ đấy thôi.
Sáng hôm sau Hạng Vũ kéo quân đến trước mặt thành. Phàn Khoái hay tin, vội đến nói với Bái Công:
– Nước Tần giàu, địa thế hiểm trở, nay nghe Hạng Vũ phong hàng tướng nhà Tần là Chương Hàm làm vua, hiện kéo binh đến cửa quan, ý muốn vào chiếm Hàm Dương trái lời ước của vua Nghĩa Ðế, nếu không lo sớm e mang hại.
Bái Công nói:
– Nếu Hạng Vũ đến đây, uy thế ta không còn nữa.
Phàn Khoái nói:
– Hãy sai tướng ra giữ cửa Hàm Cốc, không cho quân chư hầu vào, rồi mộ thêm quân Quan Trung cự địch.
Bái Công theo lời, sai Tiết Ân và Trần Bái ra giữ cửa quan.
Hạng Vũ thấy quân Bái Công đóng chặt cửa thành, canh phòng cẩn mật, nói với Phạm Tăng:
– Bái Công không muốn quân chư hầu vào Hàm Dương là ý gì?
Phạm Tăng nói:
– Bái Công muốn giữ lời ước vua Hoài Vương, làm vua Qnan Trung đó. Minh Công lập lên vua Hoài Vương, chinh chiến ba năm khó nhọc, gây dựng uy thế trong thiên hạ còn Bái Công chỉ dựa vào sự nghiệp của Minh công, chiếm đoạt công lao, như thế làm sao nhịn được?
Hạng Vũ nói:
– Dẫu Lưu Bang có chiếm được Hàm Dương nhưng quân chưa đầy mười vạn, sức không bằng Chương Hàm,
làm thế nào cự nổi ta?
Phạm Tăng nói:
– Nay lấy cớ Bái Công đóng cửa quan, không cho chư hầu vào, đem quân đánh thành đã rồi hãy viết thư nói phải trái với Bái Công sau.
Hạng Vũ liền sai Anh Bố đem mười vạn quân công thành.
Tiết An và Trần Bái đóng cửa thành lại, tuần hành rất nghiêm nhặt.
Hạng Vũ viết thư bắn vào thành, quân sĩ lượm được cấp trình cho Bái Công xem.
Thư rằng:
“Lỗ Công Hạng Vũ kính thư Bái Công hiền huynh nhã giám.
Khi trước tôi cùng hiền huynh nhận ước vua Hiền vương kết làm anh em, hợp sức đánh Tần trừ bạo chúa, cứu muôn dân. Nay hiền huynh sớm được vào Hàm Dương, tài năng ấy tôi rất phục.
Song, nếu tôi không dựng vua Sở, thu lòng thiên hạ, không đánh Chương Hàm, thu phục chư hầu, thì nay hiền huynh có thể vào được Hàm Dương chăng? Kẽ đắc thế thường hay quên công khó của kẽ khác. Tôi, binh hùng tướng mạnh, sức có thể xẻ núi lấp sông, sá gì một cửa thành cỏn con, mà hiền huynh ngăn đón?
Hiền huynh nên tính kỹ, kẻo đến lúc tôi hạ thành tình nghĩa không còn. Vả lại, lời ước trước kia, tôi sẽ tự xử, hiền huynh không phải lo“.
Bái Công xem thư, hỏi Trương Lương:
-Vùc này rất khó nghĩ, tiên sinh có kế chi chăng?
Trương Lương nói:
– Quân Hạng Vũ mạnh lắm, cửa quan không thể giữ được lâu. Nếu dùng sức kháng cự quân ta sẽ bị tiêu diệt, như thế không lợi cho bước đường tiến thủ sau này. Chi bằng mở cửa quan cho họ vào rồi sẽ liệu.
Bái Công sai ngưòi cầm cờ tiết đến bảo mở cửa ải cho quân Sở vào.
Tiết, Trần, hai tướng được lệnh, leo lên mặt thành gọi lớn:
– Mời tướng Sở lại đây nói chuyên.
Anh Bố cỡi ngựa đến hỏi:
– Bọn ngươi có điều gì hãy nói mau?
Tiết Âu nói:
– Chúa công tôi sai chúng tôi ra đây cốt đề phòng bọn cướp chứ không phải kháng cự với quân Sở. Nay tôi vừa tiếp được lệnh của Bái Công bảo mở cửa quan mời tướng quân vào. Vậy tướng quân cứ dẫn quân vào đi.
Anh Bố liền hạ lệnh kéo quân vào thành. trực chỉ đến Hồng Nhạn hạ trại.
Ðồn binh xong, Hạng Vũ sai người đi khắp Hàm Dương điều tra quân tình và hành động của Bái Công.
Riêng Phạm Tăng cũng cho người đi dò xét.
Quân thám thính trở về thuật lại mọi việc, Hạng Vũ buồn bã nói:
– Bái Công không ham vàng bạc châu báu, chinh phục lòng dân là có ý muốn làm vua đất Tần rồi!
Ðêm ấy, Phạm Tăng dắt người chú của Hạng Vũ là Hạng Bá, ra bờ sông Hồng Nhạn, lên một gò cao ngắm các lâu đài cung điện nhà Tần.
Bốn bề vắng ngắt, trăng sao lấp loáng nhả ánh sáng lờ mờ trong bầu vũ trụ u huyền.
Phạm Tăng vỗ vào vai Hạng Bá hỏi:
– Hiền hữu có biết xem thiên văn chăng?
Hạng Bá đáp:
– Tôi thuở bé có người bạn ở nước Hàn là Trương Lương, thường bàn đến thiên văn, và nói:
– Làm tướng phải biết thiên văn, phải thông địa lý, phải hiểu mây gió, phải biết khí sắc thì mới cầm quân được. Tuy nhiên, tôi chỉ biết qua loa, không rành lắm.
Phạm Tăng chỉ lên trời, dẫn giải cho Hạng Bá biết.
Trước chia phương hướng, sau án kinh, vĩ ngũ hành. Nào là mười hai đường Cháu Thiên, nào là hai mươi tám vì tinh tú, cả thảy ba trăm sáu mươi lăm độ. Ðâu là Bắc thần, đâu là Tả phù, Hữu bật, vì sao nào thuộc về Lỗ Công vì sao nào thuộc về Bái Công.
Xem qua một lượt rồi quay về phía sông Hồng Nhạn, thấy sát khí đầy trời, tướng tinh rất mạnh, nhưng chỗ ẩn phục khí vận không được tốt.
Lai quay về Bái Thượng, thấy một tòa đế tinh sáng sủa, trong như nước nguồn mới chảy, mặt trời mới mọc, long lanh muôn dậm vằng vặc một trời.
Phạm Tăng hỏi Hạng Bá:
– Hiền hữu xem Lưu, Hạng, hai người thế nào?
Hạng Bá nói:
– Sao đế tinh chiếu về Bái Thương có lẽ vượng khí về Lưu Bang. Còn về Hồng Nhạn, tuy sát khí đây trời, song đó chỉ là tướng tinh của một trang dũng tướng chói ngời trong hoàn vũ mà thôi.
Phạm Tăng gật đầu khen:
– Ông xem thiên văn cũng khá lắm. Nhưng xưa Thân Bao Tư có nói: “Nhân định thắng thiên”. Trời tạo ra định mệnh, nhưng con người cũng cố thể sửa định mệnh được. Nay chúng ta đã đem thân thờ Hạng Vũ, há dám hai lòng. Vậy cứ mưu đổi mệnh trời, dầu chết cũng cam.
Hạng Bá khen:
– Tiên sinh thực là kẽ trung liệt..
Ðêm khuya, sương xuống nhiều, hai người dắt tay nhau về trại.
Ngày hôm sau, Hạng Vũ hội chư tướng bàn luận việc binh, bỗng có quân vào báo:
– Có quan Tả Tư Mã của Bái Công là Tào Võ Thương sai người đến dâng mật thư.
Hạng Vũ truyền cho vào, và mở thư ra đọc.
Bức thư viết
” Kẻ hèn là Tả Tư Mã Tào Võ Thương cúi đầu trăm lạy.
Thiết nghĩ: Thiên hạ sống dưới ách nhà Tần chẳng khác nào sống trong hỏa ngục. Nay nhờ uy đức của Minh Công ; trở gươm sang mé Tây, nhà Tần thúc thủ, kéo quân sang Hà Bắc chư hầu ngưỡng vọng làm tôi. Công đức ấy dẫu đúc tượng vàng thờ kính muôn đời chưa xứng đáng.
Còn Bái Công chẳng qua là một kẽ xu thời, lợi dụng việc người làm việc mình, mượn uy vũ của Minh Công kéo quân vào Hàm dương, lẽ ra phải cúi đàu tùng phục, giúp Minh Công xây dựng nghiep Bá vương mới phải.
Lại dám sai quân giử cửa quan, mưu đoạt công lao, xây sự nghiệp mình trên công lao kẽ khác. Bái Công tự lượng sức mình, trứng không chọi nổi đá, nên mới mở cửa ải cho minh công vào, song vẫn âm thầm sắp sẳn quân để tác chiến. Tôi vẫn làm tôi của Bái Công, song lòng ngay không nín được, dâng bức thư này xin Minh Công xét nghĩ“.
Hạng Vũ đọc thư xong nổi giận, vỗ án hét:
– Lũ chuột đó lại cố tình muốn gây sự với ta ư?
Phạm Tăng nói:
– Bái Công lúc còn ở Sơn Ðông là một kẻ tham tài hiếu sắc ai cũng khinh bỉ. Nay vào Hàm Dương của báu không thích, sắc đẹp không yêu, hẳn đã có chí lớn. Minh công nên liệu trước, chồi non không bẻ, rễ sâu khó đào.
Hạng Vũ lập tức truyền chỉnh đốn binh mã, kéo qua đánh Bái Thượng.
Phạm Tăng can:
– Quân ta mới đến, chớ nên kinh động, vả lại Lưu Bang vào được Hàm Dương trước nhân tâm đã phục, quân lính hơn mười vạn, thủ hạ lại đông. Chi bằng đêm hôm nay, vào đầu canh ba, chia quân làm hai đạo, kéo theo đường tắt, vào đất Bái Thượng bắt Lưu Bang chém đi là xong.
Hạng Vũ khen phải, mật truyền quân sĩ, đúng canh ba khởi sự.
Hạng Bá là bạn thân của Trương Lương, biết Trương Lương hiện ở Bái Thượng, sợ Hạng Vũ đột kích bất ngờ, hại đến sinh mệnh bạn mình, muốn sai người đem mật thư bảo Trương Lương tránh đi nơi khác, nhưng sợ quân canh biết được không cho đi liền thân hành tìm Trương Lương.
Ðúng trong đêm ấy, Trương Lương ra ngoài xem sao thấy trên trời có môt vệt sáng, chỏ vào vùng Bái Thượng trông rất lợi hại, giữa có một đám khánh vân ấn bên trong.
Trương Lương giật mình trở lại dinh Bái Công để đàm luận.
Bái Công hỏi:
– Giờ này đã khuya, cớ sao tiên sinh chưa an nghỉ?
Trương Lương nói.
– Tôi vừa xem thiên văn, thấy có sát khí chiếu vào trại, đêm nay chắc có quân Sở đến đột kích, tình hình rất nguy cấp, phải phòng bị mới được.
Bái Công giật mình nói:
– Quân ta ít, địch sao lại với quân Sở? Tiên sinh có kế gì tự vệ chăng?
Trương Lương nói:
– Dẫu có sát khí, nhưng bên trong lại có khánh vân che chở tôi chắc không hề gì, xin Minh công chớ lo.
Nhắc lại, Hạng Bá chờ cho đến lúc sẩm tối, một mình lên ngựa bôn bả ra cửa dinh, bỗng gặp viên tùy tướng của Hạng Vũ là Ðinh Công đang đi tuần tra, trông thấy chạy lại hỏi:
– Ngài đi đâu trong đêm tối?
Hạng Bá đáp:
– Ta di thám thính quân tình đây.
Ðinh Công thấy Hạng Bá ra đi một người một ngựa, lại là chú của Hạng Vũ nên không dám hỏi nữa.
Hạng Bá phi ngựa về phía Bái Thượng cách trại Bái Công hai mươi dặm bọn quân tuần tiểu của Bái Công đón lại.
Tướng Hạ Hầu Anh chận đường hỏi:
– Lão tướng làm gì đến đây đêm tối?
Hạng Bá nói:
– Tôi là bạn của Trương Lương có việc khẩn cấp xin đến yết kiến.
Hạ Hầu Anh thấy thái độ trầm tĩnh của Hạng Bá, biết không phải quân gian, liền dẫn vào trại Trương Lương.
Qua mấy vòng binh, bốn mặt tinh kỳ sáng chói, hàng ngũ đâu đó có thứ lớp.
Hạng Bá khen thầm:
– Bái Công quả không phải là kẻ tầm thường, lời khen của Phạm Tăng thật đúng vậy?
Hạ Hầu Anh vào báo:
– Có người xưng là bạn của Trương Tiên sinh đến đây xin yết kiến.
Trương Lương mừng rỡ, vỗ tay nói lớn:
– Phúc tinh đã đến đây rồi.
Liền vội vàng ra đón tiếp. Té ra đó là Hạng Bá.
Trương Lương dắt tay Hạng Bá vào nội dinh trò chuyện.
Hiền hữu tri kỷ lâu nay không cho phép tôi vì công danh mà quên nghĩa cũ, nên đến đây nói cho hiền hữu biết ; Ðêm nay Lỗ Công đến cướp trại, xin hiền hữu lánh đi kẻo mang họa.
Trương Lương nói:
– Tiểu đệ vì vua Hàn theo Bái Công, nay biết Bái Công có nạn thoát thân một mình sao đành, để tôi nói cho Bái Công biết đă.
Hạng Bá cản lại nói:
– Ấy chết! Tôi vì hiền hữu đến đây mách bảo, nếu hiền hữu làm lộ cơ mưu, té ra tôi là người phản lại Lỗ vương sao?
Trương Lương nói:
– Không hề chi, Bái Công quân lực yếu ớt, nếu biết cũng khó tránh nổi tai họa.
Nói xong chạy vào thuật lại với Bái Công.
Bái Công sợ hãi, hỏi:
– Việc này tiên sinh nghĩ thế nào?
Trương Lương ghé vào tai Bái Công nói nhỏ một hồi, rồi chạy trở ra tiếp kiến Hạng Bá và nói:
– Xin mời Hạng huynh quá bộ vào tiếp Bái Công một lát để hiễu rõ đức độ của một hiền nhân.
Hạng Bá ngần ngại nói:
– Tôi chỉ cốt đến đây báo tin cho hiền huynh, vậy tiếp kiến Bái Công làm chi?
Hạng Bá từ chối, nhưng Trương Lương nài ép mãi bất đắc dĩ Hạng Bá phải theo Trương Lương vào yết kiến Bái Công.
Bái Công sừa soạn khăn áo ra đón, và đặt tiệc khoản đãi.
Hạng Bá nói:
– Tôi vì nghĩa anh em mà lại đây, đa tạ Minh công có lòng chiếu cố.
Bái Công khiêm tốn đáp:
~ Ðây chỉ là chút tình hoài vọng bấy lâu, nay được gặp mặt. Bang này nghe ngài có hiền công tử chưa định gia thất, nay Bang có một tiện nữ, muốn cùng ngài kết nghĩa thông gia để thỏa tình tri ngộ hôm nay, và xin ngài về dinh đem cái chân tình của Bang nói với Lỗ Công ; Bang này thực không có lòng dám kháng cự. Nếu Lỗ Công nguôi giận, Bang này được tái sinh, thực nhờ ơn tái tạo của ngài đó.
Hạng Bá nói:
– Hai nhà cự địch trí dũng đua nhau, tôi lại thông gia với Minh công, e người ngoài dị nghị, vì vậy tôi chẳng dám nhận lời.
Trương Lương nói:
– Hạng huynh nói cũng phải, nhưng Lưu, Hạng trước đây kết làm anh em cùng nhau hiệp lực đánh Tần, nay Tần đã bị diệt, thì hai nhà tính việc thông gia với nhau là phải lẽ, việc gì phải sợ người ngoài dị nghị.
Nói xong, Trương Lương lấy vạt áo của Hạng Bá và Bái Công cột chung lại, rồi lấy gươm cắt làm hai miếng, trao cho mỗi người một nửa.
Hạng Bá bất đắc dĩ phải nhận lời, uống thêm vài chén trà nữa rồi đứng dậy từ giã và dặn:
– Sáng mai thế nào Minh Công cũng phải đến Hồng Môn yết kiến Lỗ Công cho Lỗ Công bớt giận, tôi xin đứng ra liệu bề phân giải, thế nào Lỗ Công cũng phải nghe.
Trương Lương sai Hạ Hầu Anh dẫn hai mươi tên lính kỵ tiễn chân Hạng Bá về dinh.
Ðêm đó cuối canh hai, Phạm Tăng và Hạng Vũ kiểm điểm nhân mă để kéo sang Bái Thượng cướp trại.
Binh tướng đều đủ mặt, chỉ thiếu một Hạng Bá.
Phạm Tăng nói:
– Quái lạ! Hạng tướng quân sao không đến?
Minh Công nói:
– Lúc sẩm tối, tôi thấy Hạng đại nhân cỡi ngựa ra phía Ðông bảo là đi thám thlnh dân tình.
Phạm Tăng thở dài nói:
– Thế là hỏng! Xin Minh công hãy đình binh lại đã.
Hạng tướng quân ra đi thế nào cung tiết lộ cơ mưu của ta rồi.
Hạng Vũ nói:
– Thúc phụ ta người trung thành, hơn nữa đối với ta tình ruột thịt lẽ nào đem việc cơ mật của ta tiết lộ, tiên sinh chớ ngại!
Phạm Tăng nói:
– Hạng tướng quân tuy không tiết lộ hết chuyện, nhưng đã là cơ mật nếu lộ ra một tí gì thì khó thành. Tôi thiết tưởng đêm nay không nên cất quân.
Vừa dứt lời có người vào bẩm:
– Hạng tướng quân đã về.
Hạng Vũ ra nghênh tiếp, và hỏi:
– Thúc phụ đi đâu thế?
Tôi có bạn cũ nguời. nước Hàn, họ Trương tên Lương, từ thuở bé đến giờ chơi nhau rất thân. Vì sợ đêm nay Minh công cất quân tiêu diệt thì người ấy chết mất, nên đến dặn nhỏ một lời, bảo hắn tìm đường thoát nạn.
Nhân hỏi chuyện Lưu Bang vào Quan Trung như thế nào, thì hắn nói:
– Lưu Bang thực không có tình ý gì cả, sở dĩ sai tướng giử cửa quan, bất quá phòng trộm giặc nhà Tần, chứ không dám cự với quân Sở. Kho tàng châu báu đều niêm phong lại, cung phi mỹ nữ không màng, bắt được vua Tần là Tử Anh vẫn không dám định đoạt, chỉ để đợi Lỗ Công. Tôi thiết nghĩ, nếu Lưu Bang không vào cửa quan trước thì bọn ta còn phải tốn biết bao nhiêu sức lực mà chưa dễ đã vào ngay được. Nay người ta có công lớn, mình lại nghe lời đứa tiểu nhân, chực hại người ta, thì còn gì là thiên đạo nữa! Ngày mai Lưu Bang đến đây tạ tội, Lỗ Công nên lấy nghĩa mà đối xử thì mới được tiếng khen.
Hạng Vũ nghe xong, nói:
– Thúc phụ nói rất phải. Thực ra Lưu Bang cũng chưa có tội gì. Nếu ta giết e thiên hạ chê cười chăng?
Phạm Tăng nói:
– Muốn mưu tmh đại sự nhiều lúc kẻ có tội vẫn phải khoan hồng, ngược lại, kẻ vô tội vẫn phải trừ bỏ. Tôi sở dĩ khuyên Minh công giết Lưu Bang vì thấy Lưu Bang sau này có thể tranh ngôi bá chủ với Minh công. Nay không trừ đi tất sau hối không kịp. Lão tướng nhà ta có lẽ đã mắc mưu Trương Lương rồi, xin Minh công đừng nghe.
Hạng Vũ do dự một lúc rồi nói:
– Giết một kẻ chưa có tội là trái lương tâm. Vả lại, muốn hại Bái Công thì thiếu gì cách cần chi phải lén đến cướp trại trong đêm khuya, uy danh ta bị tổn thương, xin tiên sinh nghĩ kế khác.
Phạm Tăng nói:
– Tôi xin hiến ba kế giết Bái Công. Ðiều cốt yếu Minh Công phải quả quyết mới làm được. Tôi biết Minh Công tánh nóng mà trực. Tánh ấy có hại cho nghiệp lớn.