Đầu thập niên 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới với cá tính sáng tác độc đáo. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của các thể loại thơ cổ. Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học tên gọi Phong trào Thơ Mới.
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái “tôi” của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,… Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ.
Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của phong trào Thơ mới
Thơ
- Thế Lữ: Nhớ rừng, Cây đàn muôn điệu…
- Xuân Diệu: Vội vàng, Nguyệt cầm, Lời kỹ nữ…
- Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang…
- Lưu Trọng Lư: Tiếng thu,…
- Hàn Mặc Tử: Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín…
- Nam Trân: Đẹp và Thơ – Cô gái Kim Luông…
- Chế Lan Viên: Thu…
- Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô…
- Vũ Đình Liên: Ông đồ…
- Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương…
- Tế Hanh: Quê hương…
- Nguyễn Bính: Mưa xuân…
- Đoàn Phú Tứ: Màu thời gian…
- Thâm Tâm: Tống biệt hành…
- Vũ Hoàng Chương: Say đi em…
- T.T.Kh.: Hai sắc hoa Tigôn…