19. Truyện Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải

Làng Hải Thanh có chùa Nham Quang; Không Lộ thuyền sư họ Dương là người làng Hải Thanh, nhà vốn sống bằng nghề câu cá, sau bỏ nghề câu đi tu, ở chùa thường niệm kinh Già Trì Đà La Ni Môn. Khoảng năm Chương Thánh Gia Khánh, sư kết làm đạo hữu với Giác Hải, lần đến chùa Hà Trạch nương thân, ăn cỏ mặc cây như quên cả thân thể, ngoài thì tuyệt sự tha cầu, trong thì tu theo phép thuyền định, tâm thần, tai mắt càng ngày càng sáng suốt, có thể bay lên không, vào dưới nước, phục được hổ, giáng được rồng, muôn trạng nghìn kỳ không ai lường biết được. Sau thì tìm về làng cũ, lập chùa mà ở; ngày kia có một nhà sư hỏi rằng:

– Từ khi ta đến đây, chưa nhờ chỉ dẫn tâm yếu cho, dám xin trình một bài kệ:

Rèn luyện tâm thân mới được thanh.

Sum sê nhánh thẳng đối hư linh.

Có người đến hỏi không không pháp.

Thân ở bên hình bóng lộn hình.

Sư hiểu, bao rằng:

– Ngươi đem gốc tích đến, ngươi đem kinh đến, ta vì ngươi tiếp nhận, ta vì ngươi lo lắng, chỗ nào lại không hợp tâm nguyện của ngươi.

Rồi cười lên ha hả.

Sư thường thuyết kệ rằng:

Chọn đất long xà ở thảnh thơi.

Trọn ngày tu luyện thú nào vui?

Có khi lên thẳng trên đầu núi.

Ba tiếng kêu to lạnh cả trời.

Sư tịch vào năm Hội Tường Đại Khánh thứ mười 1 (niên hiệu vua Lý Nhân Tông), ngày mồng ba tháng Sáu năm Kỷ Hợ¡; môn nhân thu liệm hình hài chôn trước cửa chùa, có lời chiếu mở rộng thêm chùa và quyên thuế ba nghìn nóc nhà để phụng hương hỏa.

Giác Hải thuyền sư cũng là người làng Hải Thanh, ở chùa Diên Phúc bản quận, họ Nguyễn, xưa vốn thích nghề câu cá, thường lấy thuyền làm nhà, trôi nổi trên biển; hai mươi lăm tuổ¡ mới bỏ nghề câu, cắt tóc đi tu. Ban đầu cùng với sư Không Lộ ở chùa Hà Trạch, sau tìm về làng Hải Thanh. Thời Ký Nhân Thông, ông thường cùng với Thông Huyền chân nhân được triệu vào cung Liên Hoa, chầu ngồi trên đá mát. Bỗng có hai con cáp giải kêu nhau, rộn tai đáng ghét: vua bảo sư Huyền dùng phép cho nó im đi; sư Huyền mật niệm chú, đầu tiên chỉ có một con thôi không kêu nữa. Vua cười bảo Giác Hải rằng:

– Còn lưu lại một con cho Sa Môn sư đó.

Giác Hải lập tức niệm chú, con kia cũng thôi kêu ngay. Vua lấy làm lạ, làm bài Tán rằng:

Giác Hải lòng như hải.

Huyền Thông đạo cũng huyền.

Thần thông hay biến hóa.

Một Phật, một thần tiên.

Nhà sư từ đó nổi tiếng, tăng đồ trong thiên hạ theo học, vua cũng lấy lễ mà đãi nhà sư.

Mỗi khi giá ngự đến hành cung làng Hải Thanh, vua cũng ngự đến chùa trước. Một hôm, vua hỏi nhà sư rằng:

– Người có nghe nói về phép ứng chân định thần chưa?

Sư bèn làm bài tụng Bát biến, bay mình lên không cách mặt đất vài trượng, chốt lát lại trở xuống. Vua cùng quần thần đều vỗ tay khen ngợi. Từ đấy vua ban cho cái xe Kiến dư, ra vào các đình.

Đến đời vua Thần Tông, vua nhiều lần cho Sứ vời sư đế Kinh, nhưng sư lấy cớ bị bệnh già mà từ chối không đến.

Có người hỏi sư:

– Phật cùng với chúng sinh, ai khách mà ai chủ?

Sư cho nghe bài kệ này:

Biết đầu râu người bạc.

Bảo người làm lão khách.

Nếu rằng cảnh giới Phật;

Cửa rồng gặp điểm nghạch.

Gặp đến khi sư gần tịch, lại cố một bài Kệ rằng: Xuân về hoa buớm khéo quen thì.

Hoa bướm đua nhau vẫn ứng kỳ.

Hoa bướm xưa nay đều cảnh ảo.

Chớ đem hoa bướm hỏi tâm trì.

Đêm ấy có sao Hỏa tinh rơi vào góc Đông nam nhà Thái thất. Gần sáng, sư ngồi nghiêm chỉnh mà mất. Vua hạ chiếu quyên thuế ba nghìn nóc nhà làm của hương hoa và cho hai người chức quan phụng tự để bao thưởng.


11119.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.