1. Truyện Hồng Bàng

Cháu ba đời Viêm Đế họ Thần Nông tên là Đế Minh, sinh ra Đế Nghi, rồi đi nam tuần đến Ngũ Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ Tiên đem lòng yêu mến mới cưới đem về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành; Đế Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua; Lộc Tục cố nhường cho anh. Đế Minh lập Đế Nghi làm tự quân cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ Quốc.

Kinh Dương Vương xuống thủy phủ, cưới con gái vua Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân; Lạc Long Quân thay cha để trị nước, còn Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu. Lạc Lọng Quân dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về quân thần tôn ty, có luân thường về phụ tử phu phụ; hoặc có lúc đi về Thủy phủ nhưng trăm họ vẫn được yên ổn. Dân lúc nào có việc cần thời kêu Lạc Long Quân: “Bố đi đằng nào, không đến mà cứu chúng ta”, (Người Nam gọi cha bằng Bố, gọi quân bằng vua là từ đấy), thì Lạc Long Quân lập tức đến ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trắc lượng được. Đế Nghi truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên hạ vô sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Đế Minh nam tuần gặp được tiên nữ, Đế Lai bèn khiến Xi Vưu tác chủ quốc sự mà nam tuần qua nước Xích Quỷ, thấy Long Quân đã về Thủy phủ, trong nước không vua, mới lưu ái thê là Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại. Đế Lai chu lưu khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình thể, trông thấy kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú, tê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị không thứ nào là không có; khí hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh, Đế Lai ái mộ quá, quên cả ngày về. Nhân dân nước Nam khổ về sự phiền nhiễu, không yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Long Quân về nên mới đem nhau kêu rằng:

– Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân.

Lạc Long Quân bỗng nhiên lại về, thấy nàng Âu Cơ ở một mình, dung mạo đẹp lạ lùng, yêu quá, mới hóa ra một chàng nhi lang phong tư mỹ lệ, tả hữu thị tùng đông đảo, tiếng đàn ca vang đến hành tại. Âu Cơ trông thấy mà lòng cũng ưng theo; Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang. Đế Lai về không thấy Âu Cơ bèn sai quần thần tìm khắp thiên hạ. Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng, kẻ đi tìm úy cụ, không dám lục đảo tận cùng. Đế Lai trở về Bắc, lại truyền ngôi cho Đế Đu, cùng với Hoàng Đế đánh nhau ở Bản Tuyền không hơn nên tử trận; họ Thần Nông bèn mất. Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ra ngoài đồng nội; hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai, nàng đem về nuôi nấng, không phải cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dũng song toàn, ai cũng úy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về Bắc quốc liền đi lên biên cảnh; Hoàng Đế nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Long Quân:

– Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ.

Long Quân hốt nhiên lại đến, gặp hai mẹ con ở Tương Dạ; Âu Cơ nói:

– Thiếp vốn người Bắc, cùng ở một nơi với quân, sinh được một trăm trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ, một mình vò võ.

Long Quân bảo:

– Ta là loài rồng, sinh trưởng ở thủy tộc; nàng là giống tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng khí âm dương hợp lại mà có con nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu. Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy phủ phân trị các xứ, năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

Trăm trai đều nghe mệnh, rồi mới từ giã mà đi. Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở tại Phong Châu – (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang; về bờ cõi của nước thì Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục, Bắc đến Động Đình hồ, Nam đến nước Hồ Tôn Tinh (bây giờ là nước Chiêm Thành), chia trong nước làm mười lăm bộ là: Giao Chỉ, Chu Diên, Ninh Sơn, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Quế Dương, Vũ Ninh, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Quế Lâm, Tượng Quận, sai các em phân trị, đặt em thứ làm tướng võ, tướng văn; tướng văn gọi là Lạc Hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con trai vua gọi là Quang Lang 35 , con gái gọi là Mỵ Nương, quan Hữu ty gọi là Bồ chính, thần bộc nô lệ gọi là nô tỳ, xưng thần là khôi, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo, thay đời truyền cho nhau đều hiệu là Hùng Vương không đổi.

Dân ở rừng núi xuống sông ngồi đánh đá, thường bị giao long làm hại nên bạch với vua. Vua bảo rằng:

– Núi là loài rồng cùng với thủy tộc có khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại.

Bèn khiến lấy mực chạm hình trạng thủy quái ở thân thể, từ đó tránh được nạn giao long cắn hại; cái tục văn thân 36 của Bách Việt thực khởi thủy từ đấy. Ban đầu, quốc dân ăn mặc chưa đủ, phải lấy vỏ cây làm áo mặc, dệt cỏ ống làm chiếu nằm; lấy gạo ngâm làm rượu, lấy cây quang lang, cây soa đồng làm bánh; lấy cầm thú, cá tôm làm nước mắm, lấy rễ gừng làm muối; lấy dao cày, lấy nước cấy: đất trồng nhiều gạo nếp, lấy ống tre thổi cơm; gác cây làm nhà để tránh nạn hổ lang; cắt ngắn đầu tóc để tiện vào rừng núi, con đẻ ra lót lá chuối cho nằm; nhà có người chết thì giã gạo để cho hàng xóm nghe mà chạy đến cứu giúp; trai gái cưới nhau trước hết lấy muối làm lễ hỏi, rồi sau mới giết trâu dê làm lễ thành hôn, đem cơm nếp vào trong phòng cùng ăn với nhau cho hết, rồi sau mới thương thông; lúc bấy giờ chưa có trầu cau nên phải thế.

Bách Nam là thủy tổ của Bách Việt vậy.


1Năm 1492, khoảng tháng 2.
2Năm 1492, khoảng tháng 8.
3Năm 1478, khi ấy Vũ Quỳnh 26 tuổi.
4Xã Mộ Trạch, theo Dương Quảng Hàm. (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, trang 251, lời chú 22)
5Đăng trong Bulletin de l’Ecole Française d’Extrême Otieat, lome XXXIV) N° 1-2, pp, 1-174.
6Việt Nam Văn Học Sử Yếu, trang 251.
7Người Trung Hoa đọc 
8Đọc là Trích như thường lệ.
9
10Theo tình trạng tài liệu hiện hữu, khó lòng biết rõ được bản nào là bản chính.
11Xin đọc bài tựa của Vũ Quỳnh.
12Bản chính có 22 truyện.
13Quyển 45.
14Thường gọi tắt là Đăng Khoa Lục, gồm 4 q. tựa đề năm 1779.
15Xem kỹ bài Tựa.
16Xin nhắc lại đây đang nói đến bản chính, nghĩa là bản gồm 22 truyện kể trong quyển 1 và q. 2 ; còn q. 3 là phần của một nho sĩ họ Đoàn.
17Quyển 4, trang 4a.
18Tức là cuốn chưa được Vũ Quỳnh hiệu chỉnh. Tuy là 1 q. nhưng gồm 22 truyện.
19
20Xin xem Bibliographie Amnamite của Gaspardone.
21Maspéro (Protectorat, p.584 n° 1, Etudes, I, p. 26, note).
22Danh từ ghép hai chữ u linh của Lý Tế Xuyên và chữ quái của Trần Thế Pháp để diễn tả một tánh cách kỳ lạ, siêu phàm. Chữ đồng nghĩa ở tiếng Pháp là merveilleux.
23Kiến Văn Tiểu Lục, q. IV, 4a.
24Etudes d’Histoire d’Annam, IV, BEFEO XVIII, 3, p. 6 s.
25Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Thủy Kinh Chú.
26La princesse a l’odeur de posson et la nàgi in Etudes Asiatiques, 1925. II, tr. 265 s.
27Vì tinh thần khoa học, Maspéro ít tin vào dã sử, nhưng ông quên rằng Bắc sử cũng có nhiều sự sai lầm. Vì tự tôn, rất có thể người Trung Hoa không cần biết đến Phùng Hưng chẳng hạn.
28Đây là tên sách mà La Bruyère đã đặt: Le Caractères de Théophraste, traduits du grec, avec les Caractères ou les Mœurs de ce siècle.
29Ta liên tưởng đến Les sept travaux du roi Hercule trong thần thoại La-Hy.
30Quyển 37, tờ 4 b, cột 8-12, theo dẫn chứng của René Despierres trong Cổ Loa, Capitale du Royaume Âu Lạc, trang 22.
31Xem Thông Báo, quyển 23 (1924), trang 373-393.
32của Nhạc Sử đời Tống (q. 170, 9).
33của Lịch Đạo Nguyên, viết năm 535 (q. 37s 7).
34của Lý Thạch đời Đường (q. 5)
35Xem nguyên bản viết là 光 .
36Vẽ mình, xâm mình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.