Thế là mợ nó đi tây – Nguyễn Công Hoan

a bord du chantilly, le 10 décembre 1927

cậụ trời ơi, thực là tôi để lụy đến cậu! nếu biết trước rằng cảnh ly biệt nó xé tan nát gan ruột tôi như thế này, thà cứ chịu ở nhà dạy học, đỡ cậu mỗi tháng ba bốn chục bạc lương, thì được gần gụi gia đình, sớm tối vui thú với cậu, với con, việc gì đòi xuất dương du học, đến nỗi bây giờ vất vả một mình, thân gái dặm trường, khóc thầm với bóng!

từ lúc con tàu chạy xa, nhìn vào bờ, chỗ cậu đứng bế con, chỉ thấy cái mùi soa bay phấp phới mà thôi, thì tôi bồi hồi tấc dạ, giọt lệ khôn cầm, tâm sự ấy bút nào tả xiết! chỉ tiếc ngày thường không chịu nghiên cứu văn chương an nam, để lúc ấy tôi làm một bài thơ kỷ niệm sự biệt ly!

vào đến buồng, nằm lả trên giường, tôi không buồn dậy nữạ Đã toan lấy bút ghi chép mấy câu vào quyển sổ tay, nhưng thảm quá, nước mắt đã tràn trụa, không nghĩ ra câu nào mà viết! cậu ơi! cậu có làm thế nào cho tôi đỡ nhớ không?

nhưng nay biết làm thế nào bây giờ? con tầu ác nghiệt nó cứ mỗi lúc một làm cho mình xa nơi xứ sở thân thích, rồi nó lại che kín bằng bức màn sương. nghĩ lại lúc mới cạo răng, mặc bộ quần áo đầm, lúc mới bước chân xuống tàu, trong bụng hăm hở thế nào, thì bây giờ nhớ đến cái tình vợ chồng, cái tình mẹ con, tối tối được xum họp cùng nhau dưới ngọn đèn, thì ruột tôi lại cũng đau như cắt thế!

nhưng đã trót đi thì cứ dấn, tôi không nản chí đâu, cậu ạ! ở hà nội, thì chín khoa đã trượt cả, thì sang tây phen này, ba năm ắt giật được mảnh bằng tú tàị cậu sẽ chẳng xấu hổ mất tiền cho vợ du học đến nỗi tay trắng về không. tôi buồn thực. nhưng buồn bao nhiêu, tôi nhớ cậu bấy nhiêụ tôi nhớ cậu bao nhiêu, tôi lại càng không dám phụ công cậu nuôi cho ăn học.

thằng chó con, trông ảnh nó, tôi nhớ nó quá! nó có hỏi tôi luôn không? nó có biết rằng mợ nó đi tây không? mấy hôm nay, nó có hay quấy không? cậu nhớ cho nó chủng đậu đi nhé. mẹ tôi ở nhà có buồn không? nếu cậu thương nhớ tôi, thì nhờ cậu thay tôi, thỉnh thoảng đi lại khuyên giải mẹ tôi cho khuây khỏạ viết đến đây, nghĩ đến mẹ già, tôi lại tủị chẳng may nhà nghèo, đến nỗi bao nhiêu phí tổn đi tây học, tôi để phần cậu chịu cả! tôi thương cậu quá. thực là một người chịu khó nhọc một mình để kiếm lương nuôi vợ đi du học như cậu, ít có lắm.

nhưng cậu cũng nên thương tôi mà đừng chơi bời gì cả. lúc nào cậu cũng nên nghĩ đến tôi, thui thủi quê người, vì thương cậu mà đêm ngày cố công đèn sách. tôi nói thế, chứ chắc chả đời nào cậu lại phụ lòng yêu của tôi nhỉ! quái, sao hôm nay tôi thấy lao đao thế này, hay là say sóng rồi đâỷ

à quên, cái hộp phấn của tôi dùng dở để ở bàn, cậu cho mang lại đằng chị diệp hộ, vì chị ấy xin, mà tôi quên đi mất.

xin chúc cậu và con mạnh khỏe luôn.

tạ

tuyết anh

a bord du chantilly, le 1er janvier 1928

cậu,

những thư trước tôi gửi về, chắc cậu tiếp được cả rồị lá thư thứ nhất và thứ ba, có lẽ cậu xem lấy làm buồn lắm thì phảị sự đó tôi cũng biết lỗi, đáng lẽ người đi phải yên ủi kẻ ở bằng những câu vui vẻ, chứ tôi lại kể nỗi lòng thương nhớ chồng con, cho cậu phải phiền, thật bây giờ tôi lấy làm hối hận quá.

gần tới marseille rồi, cậu ạ. từ khi con tàu qua kênh suez, vào địa phận bể méditerranée tới nay, tôi thấy phấn chấn trong lòng lắm. trời tây bảng lảng bóng vàng, cái không khí êm đềm, nhẹ nhõm, làm cho tôi được thấy như khỏe mạnh hơn. nhất là từ khi tôi được quen mấy bà người pháp cùng đi một chuyến, thì những lúc nhớ nhà, nói chuyện cũng được khuây buồn. cho nên càng khuây buồn bao nhiêu, tôi càng nhớ đến cậu bấy nhiêụ chỉ thương cho cậu lúc này, có lẽ đang nằm thừ trên giường mà nghĩ đến vợ, lênh đênh giữa bể, không biết có bình yên mạnh khỏe không. nhưng cậu nên yên tâm nhé. vợ cậu buồn thì vợ cậu được thở than với bạn được viết thư nói chuyện với cậu, chứ những lúc cậu nhớ vợ cậu thì cậu than thở cùng aỉ cậu chỉ ngậm mối sầu trong bụng mà không viết được ra thư, vì thư của cậu dù có gửi ngay, tôi cũng chưa tiếp được! sự đau lòng mà không tỏ ra được mới thật là nên thương!

quái tôi lại nói chuyện buồn rồi! thế nàỏ hôm lễ noel vừa rồi, cậu có mua cho con thức gì cho nó chơi hay không? hôm nay cậu có đi chào tết hay không? chào những aỉ ở dưới tàu, sáng ngày, hành khách cũng tụ họp để chúc nhau, vui đáo để. mẹ tôi vẫn được mạnh khỏe đấy chứ? cậu đã khỏi thực đau mắt chưả hỏi thế khí lẩm cẩm, ngót một tháng rồi, còn gì mà chưa khỏi nhỉ!

thôi, hôm nào tới marseille, tôi sẽ đánh dây thép báo cậu biết.

vợ yêu cậu

tuyết anh

aix-en-provence, le 7 janvier 1928

cậu,

ban nãy tới marseille, tôi đã đánh dây thép về cho cậu biết rồị chắc cậu đã tiếp được hơn một tháng nay, mà biết đâu, trong khi cái thư này vượt biển về hải phòng, nó không gặp cái thư của cậu gửi cho tôi sang pháp. thế mà chúng nó không bắt tay nhau, tệ nhỉ!

tôi tới aix mới được hơn một giờ đồng hồ! tuy trong người vẫn còn lao đao như khi ở dưới tàu, nhưng không thể nào ngồi yên mà không thảo vài câu để nói chuyện với cậu biết được.

ông bà madron ra tận marseille đón, cậu ạ. ông bà ấy vẫn vui vẻ như xưa, duy ông ấy thì trông khác trước vì bây giờ cạo trụi cả râu đi rồị ông bà ấy nhận ra tôi chứ giá để kệ, có lẽ tôi không biết ông ấy nữạ bà ấy có hơi già hơn trước, và nói rằng từ ngày về pháp, thì sự làm ăn có vất vả hơn ở hà nội tạ thằng robert nó còn nhớ tôi! bây giờ nó lớn lắm, bằng con người ta lên mười ấy! ông bà madron được mấy chai nước mắm của tôi biếu thì mừng rơn, nói rằng từ ngày về tây, chỉ nhớ nhất là thứ đồ ăn đặc biệt ấỵ ông bà ấy quý lắm, đem cất kỹ vào trong tủ.

à quên, từ marseille đến aix, chỉ có 29 km thôi, chứ có phải 39 km đâu mà trước cậu cứ cãi mãị tôi đi xe điện chứ không đi xe lửa, chỉ độ ngót một giờ thì tớị hai bên đường phong cảnh đẹp lắm, nhưng vì tôi mệt, nên chưa quan sát kỹ, để một thư sau, tôi sẽ tả rõ.

mai tôi nhờ ông madron giới thiệu hộ với giáo sư bourguignon độ đến tháng octobre này thì có thể thi vào lớp 1ère ở lycée mignet được.

kính chúc cậu và thằng chó mạnh khỏe,

jet embrasse

tuyếtanh

aix, le 12 janvier 1928

cậu,

từ nay, cậu viết thư cho tôi, thì cứ đề về no 2 phố eméric david là nhà tôi thuệ

tôi sở dĩ phải thuê nhà, là vì ở đằng ông bà madron chật quá, không có chỗ tĩnh để học, mà chính bà madron giữ ý, không muốn để tôi ở đằng ấỵ nhưng thế là tiện lắm. nhà thuê mất 200 f một tháng. rẻ đấy, vì chủ nhà là người bà con với ông madron. chỗ ở xinh lắm, lại được gần nhà hội quán của tụi học sinh an nam, số nhà 25. từ nhà tôi đến nhà ông bourguignon cũng gần. ông bourguignon ở đầu phố, giáp ngay cours mirabeaụ mỗi khi tới đây, thấy xe điện chạy về phía marseille, thì tôi lại nhớ nhà lắm. nhất là ở trước cửa nhà trọ, có một cái cây sao mà giống cái cây trước cửa nhà ta thế! cũng có cái cành cụt, trước cậu vẫn bảo như cái nắm tay giơ ra để ục nhau ấy mà!

à, gớm chiều hôm nay, ở café leaydet, gần phố tôi ở, có một chuyện xảy ra ghê cả ngườị có hai người học sinh ta họ cãi nhau về nghĩa lý văn bài thế nào, thành ra to tiếng. may có anh em vào can mới yên. học sinh an nam ta, cứ chiều tối là hay ngồi đó. học sinh người mình ở aix có độ ngót trăm. nhiều người học hành xuất sắc lắm, nhưng lắm bố con nhà giàu thì chỉ chơi bời mà thôi! có ít người cũng ở phố david, vì gần hội quán, lại gần lycée mignet, đi độ 5, 6 phút thì tớị

tối mai, bà madron rủ tôi đi xem cinéma, cách chỗ tôi ở một quãng, tôi đã nhận lờị

tôi xin thề rằng sẽ hết sức học hành để khỏi phụ lòng cậu trông cậy, xin cậu yên tâm. ông bourguignon giỏi khoa văn chương lắm, nghe ông giảng như nước chảy, mê cả tâm thần!

chắc vài hôm nữa, tôi sẽ tiếp thư cậụ ở nhà có việc gì lạ, xin cậu đừng giấu tôị

tạ tuyếtanh

aix, le 4 février 1928

cậu,

Đọc thư cậu, nước mắt tôi tràn trụa đầy cả ra giấỵ trời ơi! biết thế này, thì tôi chẳng đi tây cho nó đành!

thôi cậu ạ, cậu có thương tôi, thì cậu nên nghe tôi, cậu đừng đi làm thêm giờ nữạ vẫn biết mỗi tối làm thêm vài giờ chẳng là bao, cuối tháng cũng được ba bốn chục bạc phụ cấp, nhưng cậu cứ cặm cụi quá sức thế thì đến kiệt lực mà ho lao mất! cậu có khỏe gì bằng ai, tôi tưởng chả nên tham việc quá thế. thì ra chỉ tại tôi mà đến nỗi một mình cậu vất vả, cậu làm cho tôi thương cậu đến nỗi ốm mất.

cậu ơi! cậu nên tĩnh dưỡng, nên coi sức khỏe làm trọng mới được. lương cậu hiện đã được 140 đồng mỗi tháng, chỉ phải gửi cho tôi có 80 đồng, còn ăn tiêu ở nhà cũng tiệm đủ rồi, thì thôi, tôi xin cậu, đừng nên quá tham, lỡ có mang bệnh, lại để tôi ân hận suốt đời vì con vi trùng ho lao có nể người tốt bụng đâủ

nếu cậu không nghe tôi, thà rằng cậu cho tôi xuất tàu để tôi về còn hơn.

nhân tiện xin nói để cậu biết, cậu nghĩ vậy mà khuyên tôi như thế cũng là phảị nhưng tuy tôi là thân gái một mình ở nước tự do, song, xin cậu biết rằng ở đây tự do thật, nhưng là cái tự do có giáo dục, chứ không như ở bên ta đâụ vả lại bao giờ đi ra ngoại quốc cũng phải giữ sĩ diện cho nòi giống chứ. tôi nói quá như thế để cậu yên tâm, chứ nào cậu có ngờ gì tôi đâụ xin cậu biết cho rằng không phút nào là tôi không nhớ cậu, nhớ con, là hai người thân nhất của đời tôị trừ những khi mắt để vào quyển sách, thì lúc nào tôi cũng nhìn lên ảnh cậu và ảnh con để ngay trước bàn mà ngắm cho khỏi nhớ.

ở đây, tháng février này rét lắm. sáng hôm nay có mưa tuyết. chiều đến, ở cours mirabeau, trẻ con nắm tuyết ném nhau trông thật vui mắt.

mưa tuyết xong, tiếp luôn mấy trận gió mistral thổi rét thấu xương. Đường phố lội nhơm nhớp, bẩn quá. à, tôi đã nói chuyện cho cậu nghe cái lối đỗ ôtô ở phố chưa nhỉ? mới trông lạ mắt, buồn cười lắm. nó không đỗ theo dọc đường, sát hè phố như bên ta đâụ xe nào cũng đứng ngang đường, quay mũi ra ngoàị bây giờ trông quen, không thấy lạ nữa, mấy hôm đầu, đi sát vào mũi, tưởng hình như nó sắp xéo bẹp mình! cậu đã nhận được áo đan chưa, sao không thấy nói trong thử cậu viết cho tôi đi, dài vào nhé! nhớ cậu quá!

tuyết anh

aix, le 2 mai 1928

cậu,

khốn nạn thân tôi, sao cái tin đau đớn của tôi, cậu không báo cho tôi biết bằng dây thép. Đành rằng mẹ tôi chết, dù có biết sớm cũng không làm gì được, nhưng sao cậu ác nghiệt quá thế, trời ơi!

cậu ơi! tôi bất hiếu quá, mà ông trời kia sao khéo lừa dối tôi làm vậy, bắt tôi đi xa rồi đem mẹ tôi đi đâủ

ông bà madron thấy tôi có tin buồn, sang khuyên giải và tiêm cho tôi liều thuốc bổ. bây giờ tôi không mê man như lúc mới tiếp tin nữạ khốn nạn, dù tôi có than khóc hết hơi cũng không sao thấu được đến cửu tuyền, để yên ủi linh hồn mẹ. sao tôi chẳng được chết đi cho rồi!

nhưng đến trường hợp này, tôi mới rõ bụng cậụ thực là ít thấy có. mà nhà tôi cũng là đại phúc, nên trời kia xui khiến tôi được hầu hạ cậụ mẹ tôi chẳng may chết đi, có tôi là lớn lại đi vắng, nhưng được cậu ở nhà, lấy tình rể cũng như con, mà cáng đáng lo lắng cho các việc ma chay, cái ơn trời bể ấy, tôi biết lấy gì đền lạị tôi chỉ khấn cho cậu sẽ được trông thấy tôi công thành danh toại, một mai về nước, đem tiếng thơm về đền ơn trả nghĩa cậu mà thôị nếu kiếp luân hồi mà có thực, thì tôi xin cả kiếp sau cũng tìm được cậu để được trả nghĩa cho trọn cái ơn nàỵ

cậu ơi, tôi nói không sao xiết ý được. mà nhất là trong lúc tôi gặp cảnh đau đớn này, thì tôi chỉ biết than thở, khóc lóc mà thôị còn thằng em bé tôi đấy, tôi cũng xin cậu trông nom cho nó được nên người, để tôi yên tâm học tập. xin cậu vì thương tôi mà thương đến nó, chứ bây giờ tứ cố vô thân, nếu cậu không đoái hoài đến nó thì thật không còn bấu víu vào đâu được nữạ khốn nạn cho tôi, ở vào cái cảnh nghèo! tôi nghẹn lời, không sao viết được thêm nữạ

à, thư trước viết bằng tiếng tây là ý để cậu biết sức học của tôi bây giờ thế nào, chứ có dám nghĩ như thế đâu, cậu miễn trách chọ cậu đừng chơi bời gì nhé, nên thương đến tôị

vợ khốn nạn của cậu

tuyết anh trăm lạy

aix, le 29 juillet 1929

cậu,

thế nàỏ sao cậu không mời docteur cho con, uống thuốc ta, tôi tưởng chả ăn thua gì đâụ nhưng nó cũng mệt xoàng thôi đấy chứ? Đầu tháng này, có kết quả kỳ thi tú tài, tôi trông thấy người đỗ, mà lại lo, chẳng biết sang năm, số phận mình ra saọ

nhưng mà xem ra tôi học tấn tới lắm, cậu ạ. cậu cứ yên tâm mà làm ăn. cái bát họ của chị tham, cậu nhận như thế cũng phảị thà mua sớm mà trả nợ, còn hơn là để nó dây dưa, rồi đến hẹn, phải lo một món tọ cậu cứ chịu khó ăn sẻn để dành, nay mai phúc nhà còn vượng, tôi đỗ về, thì lúc bấy giờ ta làm giầu!

nghĩ đến tương lai thì phấn chấn trong lòng, mà nghĩ lại riêng mình cậu khó nhọc, thì tôi lại đau từng khúc ruột. vì tôi mà cậu mang công mắc nợ, một mình lo lắng năm canh! nào cho tôi đi học, nào lo lắng ma chay cho mẹ vợ, nào nuôi cho em vợ đã đỗ được nên ngườị

Độ này cậu phải đi làm thêm như thế có mệt lắm không? cậu nên mua thuốc bổ mà uống. nếu không thì lại đằng ông lang hai mà mua lấy mấy lạng cao ban long để ăn. cậu chớ nên coi thường sức khỏe làm vậỵ

năm nay ở bên này nắng lắm, cái nắng khô khan ở miền nam này, lắm lúc tôi cũng thấy khó chịu, nhưng vẫn được mạnh khỏẹ

tôi gửi theo đây gói đồ chơi cho con, nó mừng rỡ thế nào, cậu cho tôi biết. cái ảnh cậu mới gửi sang, sao tôi trông gầy thế? mà mũi con có vết gì đau, hay cái vết sờn trong ảnh, cậu cho tôi biết.

tôi khỏi ốm ngay tối hôm tôi viết thư về cậụ nếu biết rằng cậu lo, thì tôi chẳng nói cho xong.

mille baisers

tuyết anh

aix, le 15 aout 1930

cậu,

thật là từ ngày tôi sang bên này tới nay, tôi tiếp thư nào ở nhà cũng lấy làm buồn bực, ân hận.

ai ngờ vừa tháng trước đánh dây thép báo tin đỗ cho cậu biết, thì nay đã tiếp được tin cậu như sét đánh ngang taị

thế nào, cậu ho ra làm sao mà có máu thế? tôi nói có sai bao giờ đâụ cậu chả nghe tôi, cậu chả bổ dưỡng sức khỏe, để đến nỗi mang bệnh vào mình. nếu cậu ho lao, thì cái vô phúc, trăm phần tôi xin chịu cả. thà rằng tôi chết cho cậu được sung sướng, còn hơn tôi để cậu phải cáng đáng một mình hết nỗi nọ đến nỗi kiạ

cái ảnh phổi cậu chụp xong, cũng cho tôi xem vớị nếu thầy thuốc chiếu điện mà đã nói thế, thì tôi tưởng chỉ nên nghỉ việc đi là hơn.

nhưng làm thế nàỏ cậu trồng cây sắp tới ngày ăn quả. Đến sang năm, tôi thi nốt phần thứ hai kỳ tú tài rồi, vậy cậu nghĩ tôi thế nào, tôi cũng xin vâng theọ

ở bên này, ông madron mấy hôm nay cũng ốm, đến nay bệnh vẫn chưa thấy luị

thì ra xung quanh mình, tôi chỉ thấy những sự buồn mà không đủ sức để can ngăn nó được. tôi khổ lắm!

bệnh tình cậu hiện nay thế nào, từ nay xin cứ mỗi kỳ tàu, cậu nhớ cho tôi biết. con thế nàỏ vẫn chơi ngoan đấy chứ? chuyện gì bí mật mà tôi hỏi trong ba bức thư luôn, cậu chưa trả lời thế? Đừng chơi bời gì nhé!

nay kính thư

tuyết anh

aix, le septembre 1931

thưa cậu,

tôi bất đắc dĩ cầm bút viết bức thư này để tạ tội cùng cậu, xin cậu tha thứ cho người vợ bạc bẽo, phản bội nàỵ

tôi chịu ơn cậu rất nhiều, cũng mong đến ngày công thành danh toại, về để hầu hạ cậu, giúp đỡ cậu trong lúc ốm đau. nhưng mà… tóc tơ ngắn ngủi có ngần ấy thôi, cậu cũng cầm lòng như tôi hư mà cậu bỏ tôi từ trước, hoặc duyên đôi ta giữa đường đứt quãng, thì từ nay xin cậu coi tôi như không có nữa mà thôi.

sự vợ chồng ông trời đã định sẵn, có lẽ duyên nợ của cậu với tôi, đã hết từ ba năm trước, lúc đưa nhau ở bến tàu sáu kho.

cậu cũng đừng nghĩ, đừng tìm tôi nữa, tôi sẽ ở nam kỳ với một người bạn học tôi mới đậu y khoa bác sĩ.

An Nam tạp chí số 43; 1932

Hết

Thanh ! Dạ ! – Nguyễn Công Hoan

Thanh!

  • Dạ!

Trong nhà hôm nay tấp nập như mở hộị me cho phép cả sáu cô ra Đồ sơn. ngay từ bảy giờ sáng, sáu chị em đã gọi nhau choàng cả dậỵ các cô kệ cho đôi mắt đỏ gay nó bốc hỏa, các cô tranh nhau rửa mặt, rồi thi nhau trang điểm. mùi phấn, mùi nước hoa thơm phức cả nhà. mỗi cô chọn một màu áo, rồi ngắm hết cho mình, lại ngắm cho nhaụ

chung quy chỉ chết một mình con thanh. Đã bận, lại thêm tíu tít. mới gánh được một gánh nước, cô diễm đã gọi giật:

  • thanh!
  • dạ!
  • hãy để thùng vào trong nhà, đem giấy này lại đằng cô vân mượn cho tao quyển tiểu thuyết đã.

nó nhặt bức thư ở bàn. thế là tất tả chạỵ loáng một cái, nó đã mang quyển sách bìa nát nhàu về.

vừa lúc đó, cô tuyết sấn lại nó, và quát:

  • thanh! mày làm ăn thế nào mà chả có giọt nước nào rửa chân thế! muốn sống đi gánh về mau không?

con thanh chẳng nói chẳng rằng, lại đặt đòn gánh lên vaị

rồi đến cổng, nó quay lại, thấy vắng người, bèn lẩm bẩm một mình để minh oan:

  • khốn nhưng còn phải mổ gà để nấu cháọ

Đến cửa, chưa ra thoát, nó đã thấy hai chiếc xe hòm vừa đỗ. một “đội” người nhảy xuống, toàn quần áo tây, đầu trần. tiếng gót giày quèn quẹt, đồng thời, tiếng cười nói vang vang.

  • ồ kìa, các anh đã đến sớm thế?

một người giơ cổ tay, trỏ chiếc đồng hồ chữ nhật:

  • y hẹn. Đúng tám giờ. không sai một phút.
  • thế thì chúng em xin lỗi các anh nhé. chín giờ bắt đầu đi cũng được. xe nhà, sợ gì. Đừng chê chúng em là rùa nhé.

rồi tiếng cười khanh khách để nhận rằng câu pha trò ấy đậm đà.

  • thanh!
  • dạ!

con thanh, lạy trời phật, mới đi được đến vệ hè. nghe gọi, nó quay lại, không thấy ai, lại toan đi cho xong.

  • thanh!
  • dạ!

nó dừng bước. cô nguyệt ra tận hè, chỉ tay vào mặt nó, cong cớn mắng:

  • con ranh đi đâu đấỷ
  • con đi gánh nước.
  • sáng sớm chẳng gánh, hễ có khách là sắp lẩn phải không?

nó đặt gánh, nói:

  • bà sai con gánh nước, nhưng đã có lúc nào đi được đâụ

cô nguyệt trừng mắt, để im cho nó cãi, rồi vênh váo hỏi:

  • nhưng bà đang gọi rầm mày ở dưới bếp ấy, mày có biết không?

bà gọi rầm! Đến cả ông bà ông vải nó ở dưới âm phủ dễ lúc nào cũng phải cố lắng tai để nghe bà gọi và nhắc nó. vì ông bà ông vải nó muốn được yên giấc ngàn năm.

nó tặc lưỡi, quẩy thùng không và về.

khách khứa nhốn nháo khắp nhà. con thanh len lén đi, cúi gầm mặt, tránh hết người này lại tránh người nọ. nó không dám nhìn ai, cũng không dám nghe aị

  • thanh!
  • dạ!
  • mày đi đâủ
  • dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêụ

bỗng vành khăn nó xổ ra, rồi cả hai món tóc nó bị kéo giật. nó ngật đầu ngoảnh lạị một cậu đắc chí, cười hềnh hệch, nắn lại chiếc cà vạt, nói:

  • gớm, các cô chiêu nhà này kiệt quá, không cho nó được cái khăn nhung cũ. chó gầy hổ mặt người nuôi!

nó biết là việc đùa, hết trống ngực, tủm tỉm cười, vừa đi vừa quấn khăn. nhưng vẫn không dám để tai đến những lời bàn tán về nó, sau lưng nó.

rồi mặt trời lên caọ ánh nắng chói lọị một mảng áo lưng nó bết vào với thịt. khi trở về, qua buồng khách nó bẽn lẽn, ngượng nghịụ những tiếng nói cười bàn tán vẫn tranh nhau làm loạn nhà.

  • thanh!
  • dạ!

nó vội quẳng đôi thùng với cái đòn gánh cạnh thạp nước, chạy rạ

  • anh bảo nó mua gì?

cậu ấy chẳng đáp, lấy tờ báo để quạt, nghiêng đầu ngắm nó. chẳng trả lời câu hỏi, cậu ấy bĩu môi, nói:

  • nhưng hai tay nó bẩn lắm.
  • làm gì?
  • nhà có cái bị hay cái hộp nhỏ nào không?
  • có.

cậu ấy quẳng ra bàn ba xu, bảo nó:

  • mua nước đá. nhưng không được mó tay vào nhé.

cô nhuận nói:

  • chạy lên! hễ tan hết thì chớ chết!

nó sợ chết, nên ba chân bốn cẳng, chạy như baỵ

tội nghiệp con bé, khi nó về, trên mặt mũi, mồ hôi nhỏ giọt. nhưng hai mắt nó long lanh, vì vừa làm tròn được một việc mà không phải mắng. nó sung sướng, cái vui sướng của nhà nghệ sĩ, nhìn hết người nọ đến người kiạ

cô nghi khen:

  • thưởng cho con thanh cái mề đaỵ

nó sắp tủm tỉm, thì cô tuyết đã lên giọng đanh đá, mắng nó:

  • Đi mà gánh nước. chậm như sên! bà ở bếp ra mà không có gì rửa tay, thì mày ốm đòn.

bỗng nó nghĩ đến bà – bà nghĩa là những ngọn roi, những câu chửi – nó sợ.

nhưng cô ngọc, độ mười ba mười bốn tuổi, ở trên gác, đánh phấn xong rồi, mà mới xỏ được một bên tay áo, đã vội chạy xuống, hỏi:

  • con thanh đã về đấy à?
  • rồị
  • thanh!
  • dạ!
  • làm gì đấỷ
  • ồ! Để cho nó gánh nước, không mẹ mắng chọ

cô ngọc ngần ngừ:

  • nhưng mà hãy gượm. thanh! Đi quàng lên cho tao vậỵ mày ra thợ giặt, bảo nó là ngay cho tao chỗ này nhé.

một là con thanh ngoan, hai là nó nhát, nên nó lại khoàng cả hai cẳng mà đi rõ nhanh.

rồi nó về, vẻ mặt lo lắng. nó giao hẹn:

  • thôi, các cô để con quẩy một gánh nước, kẻo bà đánh con nhé.
  • ừ.
  • mau lên!
  • à, nhưng thanh! tao bảọ một công đôi ba việc.
  • dạ!
  • mày đi mua cho tao ba xu ô maị Đằng chua ấy nhé.

rồi cô kim nhìn mọi người, chế nhạo:

  • vừa nói đến ô mai chua, cậu nào cậu nấy đã nuốt nước dãi!

tiếng cười vang cả buồng. cô kim mở ví, nhặt chọn cho hết trinh bảo Đại mới đến trinh khải Định. con thanh chờ. nó đập bàn chân nọ vào bàn chân kia, cho đỡ sốt ruột.

rồi nó cầm tiền, nhắc đòn gánh lên vaị vừa ra đến cổng, cô hà cười sằng sặc, gọi theo:

  • thanh!
  • dạ!

nó đứng lại, thở dài, chờ lệnh.

  • mày mua về, phải đưa cho taọ

cô kim xua tay:

  • không được.

một cậu bảo:

  • thanh! mày cứ đưa cho taọ

rồi nhao nhao mỗi người một điềụ nó chẳng nghe ra sao cả. mà hễ một bước, thì lại bị gọi:

  • thanh! phải đưa cho tao!

chờ các cậu, các cô đùa nhau để mất thì giờ của nó, nó lo lắm. nó đánh liều, quay bước ra đị

  • thanh!
  • dạ!
  • hãy về tao bảo!

nó lại phải thủng thẳng trở lạị cô minh nói:

  • chờ đấy, tao lấy tiền, mua thêm năm xu nữạ thế là ổn.

rồi cô quay lại mọi người:

  • Để tôi đóng vai nhà từ thiện, bố thí ô mai cho cả mọi ngườị

tiếng vỗ tay, tiếng cười vang động cả đến nhà dãy phố bên kiạ con thanh đứng tựa vào tường, chờ cô minh đưa tiền, ngắm cái cảnh êm đềm, vui vẻ trước mắt nó. bỗng một tiếng gọi như gắt ở dưới bếp đưa lên:

  • thanh!

cô tuyết trợn mắt, xua tay cho mọi người im và nhìn con thanh, hất hàm bảo:

  • kìa! bà gọi gì màỵ
  • thanh!

tiếng gọi như quát. con thanh vội vã:

  • dạ!

trên nhà, các cô các cậu nhìn nhau, sợ hãị

cô ngọc bảo khẽ mọi người:

  • bà cụ đã nổi tam bành cái gì ở dưới kia kìạ gớm!

ai nấy yên lặng. tiếng léo xéo trong sân làm mọi người ngồi trên ghế, nhu mì và trật tự.

rồi cô tuyết rón rén dòm vào sân, thì thấy mẹ, cái đuôi gà ở đầu khăn ngỏng ngược lên trời, mặt đỏ nhừ, quệt cái tay áo cánh đẫm những mồ hôi lên trán, tay cầm thanh củi, trỏ vào thạp nước, trợn tròn mắt, rồi phang vào đầu, vào mặt, vào lưng con thanh túi bụi, để đánh nhịp với những tiếng: – lười! lười! lười! lười! lười! lười! lười!…

ptbns số 26; 1-12-1938

Hết

Oẳn tà roằn – Nguyễn Công Hoan

– Anh Phong, thế anh định bỏ chết tôi à? Không trách người ta bảo đàn ông bạc tình, có oan tí nào đâu! Tôi vì nghe anh dỗ ngon dỗ ngọt, nào những là lấy nhau, nào những là ăn đời ở kiếp cùng nhau… Từ đó đến nay, tôi dốc một lòng chờ đợi, ai đến dạm hỏi, tôi cũng kiếm cớ thoái thác. Vì tôi đã trót hứa cùng anh. ấy thế mà anh quyết tình giở mặt. Hẳn anh cũng biết tôi chỉ là quá dại dột mà nghe anh, nên mới mang vạ vào mình. Anh nghĩ sao cho vuông tròn thì nghĩ…

– Cái bụng Nguyệt vài tháng nữa thì tròn bằng cái thúng, Nguyệt còn phải cần gì đến tôi nghĩ nữa!

– Tôi không nói đùa! Nếu anh không làm hại tôi, thì làm gì tôi không lấy được người chồng tử tế.

Lúc bấy giờ, ở bờ hồ Hoàn Kiếm, mảnh trăng ngọn gió như khơi động tâm tình gió trăng. Nguyệt và Phong lững thững bước vào cầu Thê Húc.

Hai vẻ mặt cùng lo, nhưng hai cái lo khác nhau. Nàng vì quá nhẹ dạ, nên phải nặng lòng, cái khối lo nó đương nằm co ở trong bụng. Chàng lo vì vô tình định thoả bụng muốn, bây giờ phải cố tình đẩy cái không muốn ra.

– Thế có chắc Nguyệt chửa với tôi không?

– Này, năm nay tôi mới mười tám tuổi đầu, sao anh đã đổ bậy, đổ bạ cho tôi cái tiếng khỉ gió ấy! Anh hỏi tôi chửa với ai à? Rồi nó giống ai, nó máu mủ ai, thì anh biết. Tôi con nhà trâm anh, anh cũng con nhà thế phiệt, vì một lời giao ước, nên tôi mới quá chiều anh. Tuy tôi chưa là vợ anh, nhưng cũng như là vợ, nên tôi dốc một lòng chung thủy, thì chữ trinh tôi giữ nguyên cho anh. Nếu bây giờ tôi loan chung phượng chạ thì đây này, tôi sẽ chết như thế này này!

– Đừng thề độc, lỡ chết thật thì oan!

– à anh nhiếc tôi mãi. Thôi, đồ bạc tình! Anh buông tôi ra!…

– Này, cầm lấy cái này.

– Cái gì đấy?

– Lọ thuốc thôi thai, Nguyệt uống nó vào, cho cái thai ra, thế là mất tích.

– Eo ơi! Anh nói mà tôi ghê cả mình! Nếu anh cố tình giết cả hai mẹ con tôi, thì đây này, tôi liều chết ngay trước mặt anh, cho anh trông thấy. Anh buông tôi ra. Trời ơi! Ngờ đâu hồ Hoàn Kiếm này chỉ là mồ hồng nhan!

Nàng giật tay ra, chạy lại mé đầu cầu. Phong vội chạy theo, níu vạt áo lại:

– ấy chết! Chớ chớ! Tôi thử Nguyệt đấy mà!

– …!

– Này em ơi!

Nguyệt gục đầu, ôm mặt, hu hu khóc…

– Nguyệt ơi! Em chớ lo, anh vẫn biết Nguyệt là người chung tình với anh, Nguyệt không phải phiền lòng. Cái thai trong bụng Nguyệt là con anh, là con Nguyệt, Nguyệt cứ yên tâm. Anh thề rằng sẽ chu toàn danh tiết cho Nguyệt. Đến ngày khai hoa, anh sẽ đưa Nguyệt sang nhà hộ sinh tỉnh Bắc Ninh. Sau khi mẹ tròn con vuông, anh sẽ tính cuộc trăm năm với Nguyệt.

– Này đừng nỏ mồm!

– Em đừng mắng anh mà oan! Thôi, em cứ đi về…

– Tôi không về đâu cả. Sống gửi thác về, mả tôi đây rồi!

– Anh van Nguyệt, nếu anh không giữ được lời hứa, xin nguyện trời tru đất diệt! Em cứ về, cứ yên lòng…

Nàng lau mắt, khẽ gượng đứng dậy, gọi xe về nhà.

Phong vừa đi vừa nghĩ:

“ừ, suýt nữa mình gieo cái vạ tầy đình, giết cả hai nhân mạng. Giá một mình con Nguyệt nó tự tử, thì mặc quách nó, nhưng lại đèo cả đứa con ta ở trong bụng nó!… ừ, tính tháng, tính ngày, quả nó có mang với ta… Vậy đợi lúc nó đẻ, ta lấy con về nuôi, còn việc trăm năm với nó thế nào ta không nên nghĩ trước”.

+

  • +

– Chết chửa! Thế mợ định uống thuốc thôi thai thật đấy à?

– Cậu tính tôi mới có mười tám tuổi đầu, chồng con chưa có, mà chửa hoang, thì còn xấu gì bằng!

– Chà, việc gì mà xấu, sự xấu tốt đối với phong trào dư luận xã hội như làn khói trước ngọn gió to, chỉ đánh loáng là không ai trông thấy nữa. Thế thì dư luận có gì là đáng sợ? Vả lại tôi hiếm hoi, lấy nhà tôi ngót hai mươi năm giời, con cái chưa có, thì mợ cứ yên lòng, sau khi ở nhà hộ sinh ra, tôi sẽ thu xếp để mợ với tôi ăn đời ở kiếp.

– Tôi cám ơn cậu! Cậu hơn tôi bốn chục tuổi đầu, tôi mà lấy cậu thì người ta cho là bố lấy con. Vả vợ cả cậu như con sư tử cái, lẽ nào lại để yên cho cậu thương tôi. Cậu cứ mặc tôi, để tôi tự xử, cậu không cần nghĩ đến. Bao nhiêu việc, tôi đã định sẵn, tôi đành uống thuốc để giữ cho vuông tròn tiếng tăm. Vả tôi là con nhà thi lễ, mơn mởn đào tơ, làm gì không lấy được chồng ông nọ ông kia, can chi vội vàng mà vơ quàng vơ xiên vội.

– Mợ nói thế, tôi đau lòng quá. Mợ phải hiểu cho rằng cái thai trong bụng mợ là đứa con sau này của đôi ta.

– Nếu cậu có thương con cậu, thì mai, tôi xin gửi lại giao trả cậu.

– Chết nỗi! Tôi xin mợ.

Luồng nước cuồn cuộn dưới sông, hàng cột ù ù trước gió, dây sắt cầu như dăng mắc mối tơ tình. Trên cầu sông Cái, Nguyệt đứng thừ ra, tựa tay vào lan can, mặt nhìn làn sóng lềnh bềnh trước mặt. Bắc vểnh bộ râu ghi đông, nét mặt ra dáng van lơn lo lắng.

– Nào tôi có phải ăn ở bạc tình với mợ đâu mà mợ nỡ dứt lìa thế?

– Tôi cũng biết vì tôi đối với cậu chung tình, nên cậu đối với tôi trung hậu, nhưng tôi không thể nào đeo mo mà sống ở đời được.

– Sao mợ lại bảo là đeo mo? Vẫn biết rằng đàn bà quý giá ở chữ trinh, nhưng mợ có phải là gái thất trinh đâu? Vì mợ quá yêu tôi, quá chiều tôi, nên đến nay đeo đẳng khối tình cùng tôi. Vậy rồi sau, tôi nuôi con, lại cưới mợ về làm vợ. Làm người vợ, cần giữ chữ trinh với chồng. Mợ chung tình với tôi từ trước đến nay, thì đối với riêng tôi, mợ vẫn chu toàn được chữ trinh. Vậy cớ làm sao mà phải nghĩ? Nếu tôi bạc tình cùng mợ, toan bỏ lửng mợ, thì mợ mới đáng hờn duyên tủi phận chứ!

– Thôi tôi xin cậu, tôi nào dám tin cái mồm mép đàn ông!

– Nếu tôi ăn ở như kẻ khác, xin thề rằng ngọn đèn điện này tắt, tôi cũng chết.

– Thề! Thề cá trê chui ống! Cậu buông tôi ra, tôi xin gửi thân tôi cho Hà bá dưới sông này.

– Mợ định tự tử? Nếu mợ chết, tôi xin chết theo ngay.

– Khổ lắm, cậu kệ xác tôi! Tôi không tin ai ở đời này nữa! Những cái mặt nhẵn nhụi trơn tru, nhưng toàn là bụng ba que xỏ lá cả. Tôi vì dại dột mới nên nông nỗi này.

Một cái ô tô sình sịch qua, chiếu hẳn ánh sáng vào mặt Bắc, trông rõ cái nét nhăn nhó, cặp mắt gấp gay.

– Mợ ơi, mợ yên lòng. Mợ nên hiểu tôi, đừng phụ bụng tôi, bởi tôi biết bụng mợ lắm. Vả dĩ, bấy lâu tôi khao khát chút con để sau này nó chống gậy cho tôi, nối dõi tông đường cho nhà tôi. Nếu nay mợ quyết tình giết cả mợ lẫn con, tôi sẽ phải âu sầu ân hận suốt đời.

Nguyệt bưng mặt khóc, Bắc lấy vạt áo chùi nước mắt hộ và dỗ:

– Mợ ơi! Tôi đã theo lời mợ là đến ngày mợ đẻ, thì sang nhà hộ sinh tỉnh Bắc Ninh mà nằm cho êm tiếng. Bây giờ, chỉ cần mợ giữ cái bụng cho kín đáo. Mợ đẻ xong, tôi nuôi lấy con.

– Thế rồi cậu bỏ tôi bơ vơ?

Bắc nhăn mặt, giậm chân:

– Khốn nạn, cho tôi nói hết câu đã. Tôi lạy mợ! Tôi tính việc xin cưới mợ sau.

Nguyệt thở dài.

– Mợ đã bằng lòng như thế chưa?

Nguyệt đưa tay lên miệng, cắn móng tay út, không trả lời, ra dáng nghĩ ngợi.

– Mợ ừ đi, mợ đừng uống thuốc thôi thai nữa, phải tội đấy!

– ….

– Mợ cứ yên bụng cho tôi được yên lòng. Mợ ừ đi!

– ừ!

Hai người lững thững đi, gặp hai cái xe, liền thuê về nhà. Lúc sắp ly biệt, Bắc còn dặn với một câu:

– Mợ yên dạ, cho tôi yên lòng nhé!

– ừ!

+

  • +

– Bà đẻ con so hay con rạ?

– Thưa bà, con so.

– Bà nên nói thực, thì tôi mới liệu được. Tôi xem bụng bà, hình như đẻ con rạ thì phải hơn.

– Thưa bà, thực tôi đẻ con so.

Đó là lời bà đỡ nhà hộ sinh cùng nói chuyện với Nguyệt. Bà đỡ ngợ quá, hỏi vặn:

– Mọi khi những người đẻ con so thì da bụng cứng và có ngấn vằn đỏ. Người đẻ con rạ thì da bụng mềm, mà có ngấn vằn trắng. Nay tôi xem bụng bà, quả là bà đẻ con rạ. Phép nhà thương không nên nói dối, lỡ ra nguy đến tính mệnh, chứ chả chơi đâu.

– Thưa bà, xin bà kín cho, tôi đẻ con rạ!

– Vâng, bà nên nói thực thế mới phải. à, ông nhà ta tên là gì? ở đâu?

– Thưa, cậu cháu tên là Nguyễn Văn Tình, đã mất năm ngoái, sau khi tôi có mang được vài tháng.

– Tội nghiệp! Thế ông mất, bà có mang được mấy tháng?

Nguyệt luống cuống nói chữa:

– à, thưa bà, cậu cháu mất năm nay ạ. Mới mất tháng tư, mà tôi có mang từ tháng giêng.

– Bà cũng chỉ độ tối hôm nay thì trở dạ thôi. Bà cứ nằm nghỉ yên. Lần trước bà ở cữ, trai hay gái?

– Thưa bà, cháu gái.

– Nay cháu biết làm gì rồi?

– Thưa bà, tôi sinh cháu được vài hôm thì bỏ cháu.

– Thế bà đẻ dễ hay khó!

– Thưa bà, dễ ạ.

– Được, vậy bà cứ nghỉ yên để lấy sức.

+

  • +

… Ngày chủ nhật, sau khi Nguyệt đẻ, có mấy bọn người ở Hà Nội sang, vào nhà thương thăm.

Bọn trước, hai công tử ăn mặc tây, đúng mốt quần thụng đỏ, áo cộc xanh, ở trong gian Nguyệt nằm bước ra, bưng miệng, rúc rích nhìn nhau cười, thì thào:

– Hú vía! Tao tưởng con Nguyệt nó chửa với tao, tao sợ quá!

– Tao chả ngờ nó chửa với mày, nhưng tao thấy mồm thằng bé giống mồm tao, tao đã giật mình. Nó ăn vạ tao, thì tao bỏ mẹ! May được cái nước da thằng bé nó minh oan cho tao.

Hai người vừa đi khỏi thì Phong đến. Phong ẩy cửa lại gần Nguyệt, hỏi:

– Trai hay gái?

Nguyệt trả lời khẽ:

– Trai.

– Thế à? Mợ có mạnh không? Có ăn được không?

Nguyệt thừ mặt ra, không đáp.

– Mợ làm sao thế?

– ….

– Cho tôi bế con một tí.

– Không bế!

– ái chà! Mẹ cu làm bộ.

– …

– Con ngủ à! Mặt giống cậu hay giống mợ?

– ….

– Công tử rúc mãi vào nách mợ! Ra đây cậu yêu tí.

– Yên!

Phong mở cái lót trùm đầu thằng bé ra. Nguyệt nhắm nghiền mắt lại.

Khi nàng mở mắt, đã thấy Phong len lén cút từ bao giờ rồi.

Lúc bấy giờ, Bắc ôm một bọc to tướng đến nhà thương. Nhưng khi ở ngoài cửa kính, Bắc thấy có người đến thăm Nguyệt, thì ngờ là họ hàng, không dám vào vội. Chàng vừa đi bách bộ, vừa liếc mắt vào trong. Chàng đã hút hết điếu thuốc lá rồi, nhìn hết các nhà cửa, cây cối rồi, mà người họ vẫn chưa về. Một lúc thấy kẹt cửa, bụng chàng mừng lắm. Chàng nhìn theo hút người ấy, đến khi thấy rẽ hết phố, mới dám vào.

– Chào mợ! Trai hay gái?

– Trai.

Bắc lộ ra nét mừng rỡ, vui vẻ hỏi:

– à! Ai vừa vào đó?

– …

– Mợ mệt à?

– Không!

– Mợ có ăn được cơm không? Có mạnh khoẻ không?

Nguyệt thở dài, Bắc mở bọc, lấy ra nào rượu bổ, nào sữa bò, nào vú cao su.

– Con có cứng cáp không? Mợ có nhiều sữa không?

– Yên cho tôi nằm nghỉ.

– Cho tôi bế con một tí, nó giống tôi hay giống mợ?

– Im cho nó nằm.

– Ơ hay! Mợ giận tôi đấy à?

– Không!

– Bao giờ mợ định về?

– Không biết.

Nguyệt thở dài mãi, thằng bé con ở trong bọc, cựa cạy, tiếng nhoe nhoe.

– Dậy với cậu, con!

– Yên cho nó ngủ!

Thằng bé vẫn khóc. Cái lót trùm đầu nó xê ra ngoài. Bắc lật ra xem mặt con:

– Cậu đây, nín đi!

Nguyệt nhắm nghiền đôi mắt lại, vắt tay lên trán để che mặt. Bắc nhìn kỹ cái tóc, cái mặt, cái mũi con… Rồi giở bọc ra ngắm cả người thằng bé… Ngắm xong, bọc cẩn thận trả lại, chàng từ từ lui ra, thở dài một cái rõ dài, nét mặt thất vọng.

Té ra thằng bé con chàng mà nước da lại đen như cái cột nhà cháy! Vậy nó không phải con Rồng cháu Tiên. Nó là giống “Oẳn tà rroằn” không biết chống gậy.

PTBNS số 13; 1-12-1937.

Người vợ lẽ bạn tôi – Nguyễn Công Hoan

Cái lần tôi đến thăm anh Quý ở Bắc Ninh, vào hồi sáu tháng trước đây, là lần tôi thấy anh ấy đối với tôi nhạt nhẽo và ngượng nghịu nhất.

Tôi không ngờ và cũng không để ý đến thái độ ấy. Vì hai chúng tôi thân với nhau từ thuở để chỏm. Có thể nói theo lối thiếu vệ sinh nhưng đầy thi vị, là “con chấy cắn đôi”.

Vì chúng tôi đã lâu mới gặp nhau, nên bao nhiêu chuyện để trong bụng bấy nay, tôi lôi hết ra để nói. Và cố nhiên, khi chuyện đã hết, tôi thấy đói. Tôi ngồi yên, ngáp vặt, đợi cơm trong buồng khách tranh tối tranh sáng. Bỗng anh Quý ngập ngừng, rồi cười và bảo:

  • Này, anh ạ, cái “trống cà rùng” hồi ấy, tôi mới cho về ở đây.

Nói xong, anh lại cười, bằng cái cười chữa thẹn. Mà tôi thì sực nhớ ra.

Nguyên từ ngày Quý đổi về Bắc Ninh, anh không đem vợ đi theo nữa. Anh thường phàn nàn ở bên quê lắm việc, mà cha mẹ thì già, nên vợ anh phải ở lại để trông nom cửa nhà và đồng áng.

Bởi vậy, nghề thế, được thả lỏng, anh đâm ra chơi bời. Và không hiểu tí toáy thế nào, mà cô đầu Huệ có mang với anh.

Hồi ấy, anh có cho tôi biết. Và trong thư, anh gọi Huệ là “Trống cà rùng”.

Cho nên vừa nghe ba tiếng “Trống cà rùng”, tôi vội nói:

  • Thế à? Đã đẻ rồi kia à?

Quý thấy tôi không tỏ ý gì, cười rõ to, vui vẻ đáp:

  • ồ, đã hơn hai tháng nay.
  • Con trai hay con gái?
  • Con trai. Tôi mới cho mẹ con nó về đây hôm qua.

Rồi bùi ngùi, anh tiếp:

  • Bởi vì dưới ấy, nhà ở thiếu vệ sinh, mình trông thấy đứa bé mà không yên tâm chút nào. Gia dĩ, con mẹ chủ nó cứ doạ đuổi.
  • Phải, làm cô đầu lại có con, thì ai người ta nuôi báo cô.
  • Không phải thế. Từ ngày nó có mang, tôi vẫn phải cấp tiền. Nhưng mình thì tốn kém mà nó phải chịu rúc trong cái chái nhà ẩm thấp, tối tăm, cửa giả chả có. Nhất là từ ngày nó đẻ, tôi càng không đang tâm cho thằng bé con ở đấy.
  • Thế chị ấy đã biết tin này chưa?

Quý thở dài:

  • Chưa. Nhưng tôi giấu sao nổi. Nhà tôi chẳng bằng lòng cũng chẳng được.

Nói đoạn, anh đứng dậy, rủ tôi:

  • Anh vào mà xem mặt thằng bé. Nó giống tôi lắm.

Tôi theo Quý. Đến buồng ngủ, tôi nhìn vào trong giường, nhưng Quý cười, bảo:

  • Huệ nó len lét, cả ngày chẳng dám lên nhà trên.

Qua sân xong, chúng tôi cúi đầu cho khỏi đụng mái bếp. Đứng trong nhà mà ngọn lửa lập loè của mấy thanh củi cháy lom dom không đủ làm cho đỡ tối, tôi bị khói làm cay cả mắt, và rất khó thở.

Tôi dừng lại để nhận kỹ. Cạnh lò, người bếp đương thổi cơm, và tận góc phản ngả mâm, một người quần áo thâm đen ngòm, ngồi bế con. Quý đến gần, đánh diêm soi vào mắt thằng bé đang ngủ say. Tôi nhìn nó, nhân tiện liếc trộm vào mặt Huệ. Người đàn bà thấy có khách lạ, lại bị ánh sáng chiếu gần, thì bẽn lẽn, cúi gầm xuống, và cũng không dám nhếch mép để chào nữa. Vì chắc người ấy không rõ tôi là bạn hay họ với Quý, và biết chào là gì.

Không muốn đứng đó để Huệ thẹn lâu, tôi quay gót đi lên. Và bảo Quý:

  • Trong bếp khói quá, thở rất độc. Anh nên cho thằng cháu lên nhà trên.

Quý chán nản đáp:

  • Mặc kệ, bảo mãi chẳng nghe. Biết thế, tôi không cho về đây lại xong. Vì về đây, mà cứ cả ngày chúi xuống bếp, thì cũng thế.

Tôi nói nhỏ:

  • Thì buổi đầu về nhà lạ, ai chả ngượng?
  • Anh bảo ngượng với ai? Cả nhà chỉ có tôi với thằng Hương, với thằng bếp, còn thẹn thò quái gì nữa?

Viết đến đây, tôi cần ngoặc dấu chua nghĩa để nói rõ rằng thằng Hương là con trai anh Quý, đã lên năm, và người làm bếp là cháu họ xa của anh, theo anh gần mười năm nay để giúp việc thổi nấu. Anh rất tin cẩn hắn, vì hắn thật thà có một. Nội tiền nong, và thìa khóa hòm, tủ, anh vẫn giao cho hắn giữ. Anh coi hắn như cánh tay phải, như người nội tướng đảm đang vậy.

Tôi hỏi:

  • Thằng Hương đối với Huệ ra làm sao?
  • Nó bé, đã biết quái gì.
  • Thế Huệ đối với nó?

Quý tự đắc đáp:

  • Huệ sợ cả từ thằng bếp sợ đi!

Vừa lúc ấy, người bếp dọn cơm lên bàn, Quý cười, chỉ vào hắn và nói:

  • Chẳng tin, anh cứ hỏi nó mà xem.

Người bếp vui sướng, khoe:

  • Thật đấy, thưa cậu. Cô ấy vâng cả với con. Con bảo mãi mà cô ấy vẫn cứ quen mồm. Cô ấy chả dám nhờ con làm việc gì cả. Lắm lúc con rỗi, thấy cô ấy vừa bế em vừa đun nước pha sữa, con tranh làm hộ, nhưng cô ấy nhất định không nghe. Bất đắc dĩ, muốn bảo con làm việc gì, thì cô ấy đến tận nơi, khẽ nói: “Anh làm phúc chịu rầu hộ tôi việc này, việc nọ”. Ăn cơm, cô ấy cũng mời con một cách lễ phép.

Tôi cười nói đùa:

  • Phải, bởi vì anh là một nhân vật quan trọng trong nhà này.

Bữa ăn ấy, Huệ không dám ngồi với chúng tôi. Người đàn bà địa vị kém cỏi ấy không rời ra khỏi xó bếp. Vì chắc chị ta tự xét chỉ xứng đáng với nơi thấp hèn ấy mà thôi.

+

+
Cách đó hai tháng, một hôm tôi có việc phải qua Bắc Ninh. Nhân tiện, tôi vào thăm anh Quý.

Nhưng lúc ấy, cả Quý lẫn Huệ và người bếp cùng không có nhà. Tôi hỏi thằng Hương về em bé nó, thì nói nói:

  • Vú em bế sang chơi nhà bên cạnh.

Tôi chờ trong chốc lát. Bỗng có chiếc xe đỗ phịch trước cửa. Một người đàn bà mở ví tay lấy tiền trả xong, thoăn thoắt mở cửa bước vào. Tôi biết ngay là Huệ, vì còn nhớ mặt, dù lần trước mới thoáng trông trong bóng tối.

Huệ hôm nay không phải là Huệ hai tháng về trước. Huệ hôm nay hoàn toàn là một thiếu phụ tân thời, vợ ông phán trẻ.

Chị ta thấy tôi, cúi đầu xuống chào, và nói một cách bạo dạn:

  • Bác mới sang chơi? Nhà em cũng sắp về.

Đoạn Huệ vào buồng ngủ. Tôi để ý, thấy tiếng loẻng xoẻng chùm thìa khoá, và tiếng cánh cửa tủ kẹt mở và đóng đánh sình. Đoạn Huệ gọi bằng tiếng lanh lảnh:

  • Vú em ơi!

Không thấy ai đáp, chị ta gọi:

  • Hương! Vú em đâu?
  • Thưa dì, vú ấy ở bên bà đốc ạ.
  • Gọi vú ấy về đun nước bác xơi chứ? Con nhà, chẳng biết gì cả?

Rồi Huệ vui vẻ chạy ra nói với tôi:

  • Thưa bác, chúng nó đoảng quá. Bác miễn trách cho. Cả thằng bếp nữa, đi tám nhăm trống canh chưa về!

Hôm ấy, thật tôi rất ngạc nhiên về sự thay đổi từ cử chỉ cho đến cách ăn nói của Huệ. Tôi không thấy tăm bóng người đàn bà sợ sệt, len lét ngồi dưới bếp nữa. Tôi chỉ thấy một người hợm hĩnh, cố khoe tài nội trợ. Người ấy mắng vú em không coi nhà, sai đầy tớ quạt than để là quần áo, và xuống bếp làm giúp đồ ăn. Rồi khi người bếp bưng cơm ra buồng khách, thấy tôi, anh ta ngó cổ vào trong nhà. Khi yên trí rằng không có ai, anh ta mới đứng cạnh tôi, thở dài, bĩu môi, thì thầm than thở:

  • Động có khách lạ đến, là làm ra dáng chăm chỉ lắm. Còn lúc không, cả ngày chỉ nằm ăn vạ trên giường để nhổ vặt. Đến nỗi con cũng không nuôi nổi, phải thuê vú em. ấy thế mà còn đài các, lắm lúc mắng vú em như tát nước vào mặt. Thưa cậu, cậu con bây giờ ăn ở khác lắm, không được như trước nữa. Cậu con cả nghe cô ấy lắm, nhiều lần mắng cả anh Hương lẫn con. Ngày trước, nói đến cô ấy, cậu con vẫn gọi là nó, và dặn con nên trông nom cửa nhà cẩn thận, kẻo cậu con không tin cô ấy đâu. Thế mà bây giờ đã giao thìa khoá tủ cho rồi. Con tính nay mai cậu con đưa nốt lương tháng cho cô ấy chi tiêu nữa, là cửa nhà tan nát.
  • Thế mợ phán đã biết cậu có vợ lẽ chưa?
  • Cũng đã có người nói đến tai. Mà từ lúc cô ấy hỏi dò, biết mợ con hiền lành, thì lại càng giở ra nhiều cái nực cười. Cô ấy làm nũng cậu con, có ý giữ cậu con, chẳng muốn cho đi lại chơi bời với ai. Thỉnh thoảng, đối với con, cô ấy cũng không coi vào đâu. Tưởng chừng như cô ấy muốn coi con như hạng đầy tớ khác. Từ ngày cô ấy về, cậu con không tin cậy con như trước nữa. Mà con làm việc gì, có cô ấy xen vào, con thấy khó chịu lắm. Hình như cô ấy tước cả cái tự do của con vậy.
  • Cô ấy thay đổi chóng lắm nhỉ.
  • Vâng. Trước kia ai chẳng tưởng cô ấy chỉ cả ngày loanh quanh dưới bếp, sợ hãi từ con trở đi. Chứ có ngờ đâu. Nhưng độ một tuần, cô ấy đã mon men hay lên nhà trên. Rồi đi đứng, nói năng quen đi, không ngượng nghịu nữa. Và đã mấy lần có bạn đến, cô ấy tiếp, nhưng chỉ thì thầm với nhau trong buồng trong. Cô ấy có dám ló mặt ra đến phố đâu. Mà động thấy có ai lạ vào nhà, là thụt cho mau xuống bếp. Nhưng dần dần, độ ngoài một tháng, thì khi vắng cậu con, cô ấy đã mời khách ngồi ở xa lông, nói năng, cười đùa rầm rầm. Song cô ấy sợ con mách, nên nói lót, ngọt ngào lắm. Bây giờ thì bà ấy công nhiên mời khách ngồi ghế bành thả cửa, dù cậu con có nhà cũng vậy. Và thỉnh thoảng lại sĩ diện, quai mồm ra gọi “Bếp ơi!”. Con hầu cậu con, chứ con việc gì phải làm đầy tớ đồ đĩ ấy. Con chẳng ra gì cũng là cháu cậu con. Con gọi cô ấy là cô đã là quá đáng. Vì con sợ cậu con mà nhận cô ấy là vợ lẽ, chứ bất quá cô ấy chỉ ngang hàng với con là cùng!

Bữa cơm hôm ấy, Huệ cùng ngồi ăn với chúng tôi. Nàng cử chỉ lễ phép, không dám nói chuyện, chỉ thỉnh thoảng săn sóc cơm nước, sai bảo người bếp một cách ngọt ngào mà thôi.

+

+
Nhưng hôm nay thì không thế nữa.

Hôm nay, vì anh Quý viết giấy mời tôi về Bắc Ninh để anh hỏi ý kiến về chuyện gia đình, nên tôi đến thăm anh.

Anh nhờ tôi nuôi thằng Hương để dạy dỗ nó, nói thác rằng nó mến tôi, chỉ đòi được ở với tôi. Nhưng tôi biết thừa là thằng bé khốn nạn đã nhiều lần bị vợ lẽ của cha đánh đập tàn nhẫn.

Khi tôi hỏi sao người bếp không ở với anh nữa, thì Quý còn tức giận, đáp:

  • Anh tính, bạc ác đến nó là cùng. Nó đi theo tôi từng ấy năm. Trước kia tôi giao cả tiền nong cho nó, mà có một lần, nó nỡ ăn cắp của tôi.
  • Anh bắt được?
  • Bà cụ nhà tôi, à, bà đẻ ra Huệ ấy mà, rình bắt được. Chứ tôi tin nó quá, nên không ngờ.

Lúc ấy, Huệ ở nhà trong, chạy ra, nói xen vào:

  • Vâng, nó lấy của nhà tôi hai chục, giấu trong hòm. Thì ra trước kia, giá nhà tôi có bị nó rút ruột rút gan bao nhiêu cũng không biết.

Quý nhìn vợ, cười nhạt, rồi nói với tôi:

  • Cho nên tôi phải giao tiền nong cho nhà tôi giữ. Mình thì bận, còn có lúc nào để mắt đến hết mọi việc được.

Huệ nói:

  • Rồi, thưa bác, muốn chừng biết từ nay không thể xơ múi gì nữa, nó mới chán cảnh, và cứ sinh sự với tôi. ấy, đi ăn đi ở mà cứ hỗn với chủ nhà, thì bác tính còn trời đất nào nữa. Tôi mới bảo nhà tôi đánh cho một trận và tống đi.

Thấy Huệ nói giọng lên bộ quá, tôi hiểu tất cả ẩn tình. Đầy tớ trung thành bị đuổi, con rứt ruột phải xa lìa, không rõ Quý có hiểu hiện gia đình anh đương bị một cuộc ngoại xâm ghê gớm hay không? Nhưng vẫn không thấy tình thế nghiêm trọng, anh còn khoe thêm rất tự đắc:

  • Bây giờ tôi nuôi thằng bé này, cũng như thằng bếp trước, vì nó là người làng nhà tôi đây. Nó ngoan lắm.

Tôi cười nhạt, không trả lời.

Tôi muốn nói cho Quý rõ về thực trạng gia đình anh. Muốn chừng Huệ hiểu ý. Cho nên, khi ăn cơm xong, như mọi lần, tôi rủ Quý đi chơi phố. Song, thoáng thấy Huệ đưa mắt cho chồng, thì Quý ra ý ngần ngừ, khó chịu. Nhưng đồng thời, người thiếu phụ kêu khó ở, vào buồng nằm.

Quý theo Huệ vào một lát, rồi lúc ra, anh cố tươi cười để lấy lòng tôi, và nói:

  • Nhà tôi nó mệt, anh cho đến khi khác.

+

+
Tôi biết Quý không còn khi nào để có thể đi chơi với tôi. Vì cả đến cái tự do của anh cũng bị cô vợ lẽ chiếm nốt. Hẳn từ nay, tự nhiên hoàn toàn anh bị tước quyền làm chủ nhân ông.

Thì ra ở đời, mỗi khi nước nọ xâm chiếm nước kia, cuộc chinh phục về mặt kinh tế, về mặt chính trị, cũng đi dần dần từng bước nguy hiểm như vậy.

Tôi đã thấy bao nhiêu ca thế rồi.

PTBNS số 48; 1-12-1939

Ngựa người, người ngựa

Đố ai biết anh phu xe lững thững dắt cái xe không ở đa (`ng ngã tư đầu phố kia, đi như thế từ bao giờ đấy?

Trông anh ấy có vẻ “đói” khách lắm. Có lẽ thế thật. Vì ai lại tám giờ tối ba mươi Tết rồi, còn lang thang phố nọ sang phố kia thế? Mà hàng phố, nhà nào nhà nấy đóng cửa cả rồi, còn mấy ai ra ngoài đường làm gì, mà còn hòng một “cuốc” tất niên?

ấy thế! Trả xe cho xong quách, về nhà hú hí với vợ con có hơn không, tội gì! Vợ anh, con anh, đương chờ anh ở cửa đó nọ. Năm hết tết đến rồi. Còn mấy giờ đồng hồ nữa thôi, chứ còn lâu la gì?

ấy, giá trong túi có nặng cái đồng tiền, thì chả phải bảo, anh ta cũng về nhà cho xong quách, việc gì còn phải vơ vẩn vẩn vơ như thế này! Khốn nhưng anh ấy vừa mới ốm dậy, ốm một trận tưởng mười mươi chết, thành ra không những mất một dịp kiếm tiền vào lúc cuối năm, mà bao nhiêu tiền dành dụm trong bấy lâu, sạch sành sanh cả.

Bởi vậy hôm nay, anh ấy cố vay được cái vốn để đi mua xe, kiếm bữa gạo để ăn tết.

Quái, không hiểu cái ngày nay là ngày gì, mà từ chiều đến bây giờ, anh ấy mới được có hai hào chỉ! Ban chiều, khách áo gấm, áo nhung, đi nhan nhản ở đường, mà mời mỏi miệng, cũng không có một ai lên xe, nữa là bây giờ! Bực nhất là thỉnh thoảng lại lẹt đẹt tràng pháo nổ, làm cho anh ấy nóng cả ruột gan. Nghĩ đến cái cảnh tết nhà giàu mà thèm rỏ dãi. Họ quăng tiền đi về dịp tết, thi nhau tiền trăm bạc nghìn để xa phí vô ích, mà mình thì lo méo mặt mấy hào bạc gạo ngày mai không xong.

Thỉnh thoảng, anh ta dỏng tai quay cổ, xem có ai gọi ở đa (`ng xa không. Thì chỉ thấy đánh đẹt, lòe một cái ở giữa đường, làm cho anh ta giật mình đánh thót. Giật mình, rồi lại thở dài, ngán cho cái đời bấp bênh, lắm lúc muốn quẳng phăng cái xe đi, làm nghề khác. Nhưng bỏ nghề này thì xoay ra nghề gì?

Anh ấy đi lững thững như thế, qua Hàng Trống, quặt ra phố Nhà Thờ, xuyên thẳng ra lối nhà thương Phu? Doãn, thì bỗng đứng dừng, quay cổ lại nhìn.

  • Xe!
  • Đây!

Ba chân, bốn cẳng, anh ấy chạy vội lại phía có người gọi, hạ hai càng xuống.

  • Bà về đâu?

Một bà trạc độ ngót ba mươi tuổi, mình mặc xa tanh nâu, đầu quàng khăn bịt trắng, bỏ giọt xuống tận bụng, đứng ở đầu hè:

  • Anh có đi giờ không?
  • Bà đi mấy giờ?
  • Một giờ.
  • Xin bà sáu hào.
  • Sao anh lấy đắt thế? Hai hào!
  • Thưa bà, xe ngày tết vẫn thế, vả lại bây giờ còn ai kéo nữa, mà bà giả rẻ thế. Con kéo một chuyến, rồi cũng đi giả xe, về ăn tết đây!

Bà khách thấy anh xe nói ra ý không thiết kéo, nên quay lưng đi.

  • Này, bà giả bao nhiêu?
  • Hai hào là đắt rồi, ngày dưng chỉ có hào rưỡi một giờ thôi.
  • Thôi, năm hào rưỡi, bà có đi, không thì thôi.
  • Thôi.

Bà khách lại quay lưng đi, lần này thì đi thẳng.

Anh xe vắt chân chéo kheo, chỏng càng lên trời mà nhìn theo mãi một lúc. Anh đoán có lẽ người này cũng là khách kiết, nên mới trả rẻ quá như vậy. Thôi thì người già thì ta non. Anh chạy theo và gọi:

  • Này, mời bà lên xe!… Hai… hàọ..! Xin bà hai hào rưỡi.

Bà khách vừa bước chân lên sàn xe, thấy anh xe vòi hai hào rưỡi, vội nhảy tọt ngay xuống đất:

  • Không hai hào thì thôi.
  • Thôi, đây, mời bà lên.

Bà khách vạch cổ tay áo, xem đồng hồ:

  • Chín giờ năm nhé, nhưng kể là chín giờ đúng cũng được.

Anh xe kéo giờ, nên cũng chỉ chạy “dưỡng lão” thôi, đít nhổm mạnh, mà bước ngắn. Vì thì giờ là tiền bạc, chậm phút nào là tiền phút ấy.

Trước anh xe tưởng bà khách đi có việc gì, cho nên còn chạy. Sau thấy bà cứ trỏ vơ vẩn hết phố nọ sang phố kia, mà chả đỗ ở phố nào cả, thì mới đoán có lẽ là cánh “ăn sương” chi đây. Anh bèn đi bước một. Nhiều lúc muốn hỏi thực, nếu có phải giăng há thì mình giới thiệu cho một món sộp đáo để.

Nhưng lỡ không phải thì họ mắng cho và không trả tiền thì khổ.

Qua chợ Đồng Xuân, vòng về Hàng Cót, lại rẽ sang Cửa Đông, bà khách bỗng hỏi:

  • Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không?
  • Vâng, nhưng bà có cho cháu hai hào thì cháu kéo hầu bà giờ nữa.
  • Được.
  • À, anh có hào lẻ không, cho tôi vay mấy hào, chốc nữa tôi giả cả đồng cho tiện.

Anh xe móc bao phục, lấy ra hai hào, đưa cho bà khách. Bà khách vào hiệu, mua gói thuốc lá, bao diêm, còn tiền mua cả hạt dưa để ca ( n.

Anh xe nhấp nhổm chạy rảo cẳng vài bước, rồi lại tiến bước như trước. Một lúc, anh mới đánh bạo hỏi một câu rõ khôn:

  • Bà tìm ai, thưa bà?
  • Tôi tìm người quen.
  • Người quen bà ở phố nào?
  • Anh cứ kéo đi.

Anh xe lại cứ kéo như thế, ra Ga, vòng về đường Sinh Từ, quặt về Hàng Bông, Hàng Mành, Hàng Vải Thâm, vân vân. Mãi mãi, mà người khách vẫn không tìm thấy ai quen.

  • Thưa bà bây giờ mấy giờ rồi?
  • Mười một giờ kém năm.
  • Con kéo hết giờ này, xin bà cho tiền để con đi đón khách ở ga về.
  • Anh có bằng lòng kéo tôi giờ nữa không?
  • Thưa bà, con đón khách ở ga hay ở nhà chớp bóng thì một cuốc cũng được hai hào chỉ.
  • Anh đã chắc có khách chưa? Hay là mật ít ruồi nhiều, rồi dắt xe về không. Anh lại cố kéo tôi giờ nữa, đi thủng thỉnh thế này mà được tiền, chả hơn chạy mửa mật ra ư?

Anh xe nghe bùi tai, lại bằng lòng kéo. Hàng phố càng thấy thưa người đị Các cửa đóng kín mít. Đi một lúc, qua Ngõ Trạm, vòng sang Hàng Điếu, rồi rẽ sang Hàng Bồ. Lúc ấy, bốn bên im lặng như tờ, chỉ thấy tiếng lách tách bà khách cắn hạt dưa thôi, thì bỗng một tràng pháo nổ, đì đẹt pháo giao thừa.

  • Mấy giờ rồi, thưa bà?
  • Phải gió nhà nào bây giờ đã đốt pháo giao thừa! Mới có mười hai giờ kém mười lăm.

Anh xe mới nghĩ: “Mười lăm phút nữa, mình sẽ có sáu hào. Sáu hào với hai hào là tám. Thế nào ta cũng nài thêm bà ấy mở hàng cho một hào nữa là chín. Chín hào! Mở hàng ngay từ lúc năm mới vừa đến. Thật là may! Mới năm mới đã phát tài! Thôi, sang năm tất là làm ăn bằng mười ba (`ng trăm năm nay”.

Rồi anh nghĩ đến vợ con anh, mà phấn chấn trong lòng, như có cái sức gì nó xúi giục anh quên khổ để vui lòng làm việc vậy.

“Sáng mai, kéo chuyến khách qua ga, xong rồi, ta đánh bát phở tái, rồi mua cho con cái bánh ga tô cho nó mừng. Vợ ta nghe thấy trong túi ta có tiền, thì chắc hớn hở, thấy ta làm lụng vất vả để kiếm tiền nuôi cả nhà, tất là thương ta lắm. Nhưng ta sẽ làm ra dáng không mệt nhọc, để vợ chồng con cái ăn tết với nhau cho hể hả”.

Anh vừa nghĩ thế, vừa kéo về phía nhà thương Phu? Doãn. Tới chỗ khi nẫy, anh dừng xe lại, nói:

  • Bây giờ có lẽ mười hai giờ, xin bà cho cháu tiền.

Bà khách có ý luống cuống, nói:

  • Chết! Anh hỏi tiền tôi bây giờ à? Anh chịu khó kéo tôi một giờ nữa đi.
  • Thôi khuya rồi, cháu phải về nhà.
  • Này, chả nói giấu gì anh, tôi cũng đi kiếm khách từ tối đến giờ. Có anh biết đấy. Có gặp ai hỏi han gì đâu. Tôi định nếu có khách thì hỏi vay tiền trước để giả anh. Nhưng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì tôi biết làm thế nào?
  • Thế cô đi xe tôi từ chín giờ, cô không giả tiền tôi à?
  • Bây giờ thì tôi biết làm thế nào?
  • Tôi kéo cô lên Cẩm.
  • Lên Cẩm thì tôi cũng đành lên với anh, chứ tôi biết làm thế nào!
  • Thế mà cũng vác mặt mặc cả xe giờ, lại còn vay tiền người ta mà mua thuốc lá với hạt dưa!
  • Nhà tôi ở ngay đầu ngõ Hàng Bún, khi nào anh đi qua, thì tôi giả tiền anh chứ gì!
  • Chứ gì! Một trăm ngõ Hàng Bún, ai biết ngõ nào mà tìm!
  • Tôi không có tiền đâu, chả tin anh khám mà xem.
  • Tôi không khám, cô giả tiền tôi cho tôi về!
  • Đây, hay là phu la, áo, đồng hồ đây, anh muốn lấy thức gì thì lấy.
  • Tôi lấy để làm ma mẹ tôi à?
  • Thôi này, đừng cáu làm gì. Tôi bảo, cảnh tôi cũng như cảnh anh, cũng là đi kiếm khách cả. Nhỡ phải một tối thế này, thì chịu vậy, chứ biết làm thế nào?
  • Thế sao cô không bảo thực tôi từ trước, để tôi kéo cô qua các nhà săm để hỏi, cô còn sĩ diện mãi.
  • Nào ai biết cơ sự nó ra thế này. Thôi, này, tôi nói thế này thì anh nghe. Nếu bây giờ anh bỏ tôi ở đây, thì tôi không có tiền giả anh, sự ấy đã đành rồi, nhưng mà anh thiệt. Vậy anh cố kéo tôi nữa, may tôi có khách thì tôi có tiền, mà anh cũng không phải phàn nàn nữa.
  • Tôi thật là nợ nần gì cô kiếp trước hay sao, mà nay tôi khổ với cô như thế này. Đầu năm mà đã rấp! Rắc rối!
  • Anh đừng nói thế, ai muốn thế này làm gì!

Bất đắc dĩ, con ngựa người lại phải kéo con người ngựa vậy.

Nhưng lần này thì thật là không buồn bước lên nữa. Chán quá!

Rõ số đâu mà số ăn mày thế này!

Anh xe vừa đi, vừa thở dài. Khách cũng vừa đi, vừa thở dài. Càng đi, càng thấy phố vắng tanh, vắng ngắt. Thỉnh thoảng mới gặp một người tùm hum cái áo ba đờ xuy, mà đi có ý vội vàng.

Buồn thay! Đàn muỗi vo vo bay, đùa nhau xung quanh ngọn đèn. Lá cây sột soạt rụng, đuổi nhau ở trên đường nhựa.

Anh xe dắt xe đi diễu qua các cửa nhà săm để xin việc cho cô ả. Nhưng lúc ấy đã hai giờ sáng rồi cho nên ế! May sao, đến đầu phố Hàng Gai, thì gặp một người ăn mặc ra dáng ăn chơi, đang tất tả cúi đầu đi. Cô ả dử mồi, đánh liều gọi lại, vờ vĩnh hỏi thăm đường. Nhưng khốn nạn, anh chàng này lắc đầu, và cứ rảo cẳng bước đều:

  • Tôi không biết, cô hỏi thăm anh xe này cũng được. Tôi còn vội đi mời đốc tờ cho vợ tôi ốm đây!

Hai cái thở dài thất vọng theo đuôi nhau, rồi không ai nói thêm một lời nàọ Anh xe lại từ từ tiến bước.

  • Cô làm thế này thì tôi chết mất!
  • Thôi anh bằng lòng vậy.
  • ấy cũng may cho cô, vớ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hoặc đội con gái thì khốn!
  • Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần, vì tôi có “ba tăng”.

Đi một lúc lâu, chẳng gặp một ai cả, cô ả bảo anh xe:

  • Này, anh đỗ xuống tôi bảo. Tôi nói thực với anh nhé. Bây giờ đã về sáng rồi, chắc anh kéo tôi mãi cũng đến thế mà thôi. Tôi thì thực không có tiền giả anh đâu. Tôi gán cho anh khăn, áo, đồng hồ mà anh không lấy, thì tôi chả biết nghĩ thế nào cho phải cả. Thôi thì anh kéo tôi ra chỗ kín, vắng, anh muốn bắt tôi gì tôi xin chịu.
  • Tôi bắt gì cô mà tôi bắt!

Cô ả nắm lấy tay, vỗ vào vai anh xe, nhăn nhở cười:

  • Anh này thực thà quá, nghĩa là chỉ có anh với tôi thôi, thì người tôi đây, anh muốn làm gì tôi cũng bằng lòng.
  • ối thôi! Tôi lạy cô. Nhỡ cô đổ bệnh cho tôi thì tôi bỏ mẹ tôi.
  • Không sợ, tôi mới khám bệnh hôm qua.
  • Thôi, tôi chắp tay tôi van cô, cô có thương tôi thì mời cô xuống xe cho tôi về, và xin cô tiền xe!
  • Thế thì anh cứ kéo tôi về nhà tôi, xem có đồ đạc gì đáng giá, thì anh cứ việc lấy.

Anh xe bụng bảo dạ, thôi thì cầm bằng như mất tất cả buổi đêm nay là cùng. Nhưng ta chịu khó kéo nó về, may xem có cái gì thì ta lấy, còn hơn về không. Thật là đò nát đụng nhau.

  • Nhà cô ở đâu?
  • Trên Hàng Bún.

Anh xe vừa kéo, vừa lẩm bẩm nói một mình:

  • Không có tiền, cũng leo lên xe mà ngồi, chỉ sĩ diện hão thôi, lại còn tí tách hạt dưa, với phì phèo thuốc lá mà không biết ngượng!

Cô ả đành chịu mặt dày cho anh xe mắng một ít câu cho bõ hờn, cứ ngồi im như phỗng.

Lúc ấy, gió bấc thổi căm căm, buốt đến tận xương. Nhà hàng phố đã thấy có người dậy. Nhưng họ dậy có phải để đi tìm gái đâu!

Đến cửa một nhà săm, cô ả bảo:

  • Anh hãy ghé vào đây một tý cho tôi hỏi vay tiền người này xem có được không.

Anh xe hơi có hy vọng, đỗ lại để cho cô ả vào. Rồi vì mệt lử, anh ngồi phịch xuống sân xe, tựa lưng vào thành, vừa chờ, vừa nghĩ vơ nghĩ vẩn.

Một lúc lâu, một tràng pháo nổ vang trời, làm anh giật mình. Anh sực nghĩ đến cô ả, không biết cô ta vào đấy làm gì mà lâu thế. Hay có lẽ đã có món khách nào chăng. Nhưng thế nào cũng phải trả tiền cho mình về đã chứ, lại bắt mình chờ đến sáng hay sao? Anh gõ cửa gọi.

Người bồi săm ra.

  • Ông ơi, tôi hỏi thăm ông, người con gái quấn khăn quàng trắng vào đây ban nãy, nằm ở buồng nào?
  • Chả có buồng nào có khách cả.
  • Thế người con gái ấy đâu?
  • Ra ngay từ bao giờ rồi, còn đâu mà hỏi?
  • Thôi chết tôi rồi, ra cửa nào?

Người bồi lấy ngón tay cái, hất ngang về phía cổng sau. Anh xe choáng người như nghe tiếng sét đánh. Anh bàng hoàng như chợt tỉnh giấc chiêm bao.

Người bồi săm nói xẵng:

  • Đi cho người ta đóng cửa. Ai bảo anh xông nhà cho tôi? Năm mới đừng bí beng!
  • Ông ơi!…

Người bồi giúi vai anh xe, đẩy ra, rồi đóng ập cửa lại. Anh xe nghiến răng, cau mặt, lủi thủi ra hè, cầm cái đệm quật mạnh vào hòm đánh thình một cái! Anh móc túi lấy bao diêm đốt vía, rồi khoèo bàn chân, co cái càng lên, đưa tay ra đỡ, thủng thẳng dắt xe đi.

Tiếng pháo chào xuân nối đuôi nhau đùng đùng toạch toạch…

11-2-1931

Ngậm cười – Nguyễn Công Hoan

làng tôi bây giờ sở dĩ được yên ổn, là nhờ lòng can đảm, nghĩa hiệp của anh cu bản, đã liều mình khám phá ra cái tổ trộm cướp ở cánh rừng thông.

sáu tháng về trước, luôn một dạo, những lúc đêm khuya, tĩnh mịch, không có trăng, ít người dám đưa mắt ra ngoài sân tối mịt. nghe ngọn gió rít qua khe liếp cũng đủ trợn! hễ có tiếng chó rồ lên sủa khan ở xóm bờ sông, là ngay từ đứa bé lên hai cũng biết giật mình. nó khóc thét lên, ôm chầm lấy mẹ… mẹ nó vỗ, xoa, ru khe khẽ để lắng tai nghe. rồi nếu một hồi tù và dậy lên, thì ông già vặn to ngọn đèn hoa kỳ, ngồi nhổm dậy, húng hắng ho, hoặc hút thuốc lào, cho đỡ vẻ lặng lẽ.

nhưng bỗng vẳng nghe ở đâu kêu cướp, rồi trống đánh liên thanh, tiếng khóc như ri, tù và rúc, chó sủa lạc tiếng, liền liền nhau từ làng này đến làng khác, dài hàng mấy cây số, thì người cứng bóng vía đến đâu cũng phải lạnh run lên, đánh thức cả nhau dậy, ngồi đến suốt sáng.

mười tối thì đến bốn năm tối kinh khủng như thế. mà bọn cướp rất tài, ban ngày chúng khéo lẩn lút trong cánh rừng thông. các nhà chuyên trách mấy lần cho lính vào sục cũng không bắt được.

+

  • +

lúc ấy, vào khoảng bốn giờ chiều. chị cu bản đương ngồi nhặt rau trong bếp, thì chồng về. nét mặt hăm hở, anh nói:

– này u nó, quan đã cắt tôi rồi.

chị ngơ ngác:

– cắt gì?

– cắt đi bắt tổ cướp rừng thông?

xám ngắt mặt, chị gắt:

– quan bắt thầy nó vào chỗ chết mà cũng nghe à?

anh cu vênh mặt, kiêu căng, đáp:

– chỉ nói dại! việc gì mà chết. chính tôi tình nguyện với quan để xin đi!

chị cu oà lên khóc:

– thầy nó nỡ bỏ mẹ con tôi chết đói hay sao? khổ quá! tôi biết trông cậy vào ai được? thầy nó đừng đi!

ba đứa bé, ngơ ngác nhìn cha mẹ, cũng oà lên khóc.

anh cu cảm động, an ủi vợ:

– u nó cứ yên lòng. thế nào sáng mai tôi cũng về. nếu tôi không ra tay, rồi quân cướp cứ nhũng nhiễu mãi, vùng này còn ai làm ăn gì được!

– Đành vậy, nhưng lỡ ra…

– thì cũng đành chứ sao? tôi làm việc ích cho mọi người mà u nó cũng cứ ngăn cản.

– làm ích cho nhà giàu, chứ những hạng như mình thì lo gì bị cướp? tôi chỉ sợ lỡ ra, thì một nách ba con mọn, tôi biết làm thế nào?

– u mày đừng dở hơi! việc gì mà lo xa như thế? tôi sẽ được thưởng. quan hứa rồi. nếu thành công, ta không phải vất vả như thế này nữa.

– thôi, tôi van thầy nó đừng dại dột. tôi không để cho thầy nó đi đâu.

anh cu quắc mắt, nói:

– việc quan nào phải việc trẻ con! u nó không được nói thế.

chị cu lại oà lên khóc, túm chặt lấy áo chồng. anh cu giằng ra, mắng:

– u nó không được giữ. quan và lính chờ tôi ngoài đình kia. Để tôi đi, kẻo chậm.

– không! không đi! thầy nó hãy ăn cơm đã, vội gì.

– không cần. Đã có cơm của quan. tôi phải đi ngay bây giờ mới kịp.

nói đoạn anh cu nhất định dứt áo ra đi. anh ôm ba con vào lòng, xoa đầu, dặn dò mấy câu, rồi ra cổng. chị cu bế con, khóc lóc theo chồng. nhưng vẫn thản nhiên, anh cu coi nhẹ nghĩa vợ chồng, tình cha con. Đến đầu làng, anh rỉ tai nói với khán thủ kéo chị cu trở lại.

+

  • +

sự thành công của anh cu bản đã làm cho vợ anh goá chồng! Đêm hôm đó, nhờ anh can đảm, quân cướp lũ lượt bị giải lên huyện. nhưng anh cu bản bị bỏ mạng. thương thay!

từ bấy giờ, trên đầu chị một tấm khăn tang, kẽ nách chị ba mụn con mọn. Đoạn trường lắm lúc nghĩ mà buồn tênh…

cả làng ai cũng ái ngại cho chị cu bản và ngậm ngùi thương hại con người trọng nghĩa mà khinh thân.

bọn nhà giàu được ăn no ngủ yên. họ mổ gà mổ chó ăn mừng. họ khen quan huyện tốt với dân, biết hy sinh một người để cứu nhiều người. họ xui chị cu bản bế cả ba đứa con lên kêu quan phụ mẫu thương đến tình cảnh nheo nhóc của chị mà cho một món tiền bồi thường.

quan huyện rất tử tế. ngài nói:

– nhà chị không phải kêu, bổn phận ta là phải bẩm lên quan trên xét đến người có công. cứ về mà chờ đợi ít lâu. rồi chị sẽ không phải phàn nàn về sự ân thưởng đích đáng của chồng chị.

+

  • +

Ôm tấm mong mỏi, chị cu bản vui vẻ về nhà, kể chuyện cho mọi người nghe. ai cũng có bụng mừng thay cho chị.

thường khi làm ăn vất vả, được bữa nay, lo bữa mai, chị lại nhớ thương chồng. nhưng chị lấy ngay cái hy vọng ra để tự an ủi. nếu được thưởng, chị dùng món tiền để sinh lợi, thì chắc được đủ ăn suốt đời.

năm hôm, mười hôm. cái trò mong vẫn hay thấy lâu. chứ chị biết đâu lá đơn của chị còn phải qua tòa này sở nọ, có khi nó đi chậm và hay nghỉ như ông cụ già.

rồi nửa tháng, lại một tháng. chị cu bản càng ngày càng quẫn bách. cơm chẳng đủ nuôi con. nhà dột, không ai giọi hộ. sân rêu, cỏ mọc, chị chẳng có lúc nào sửa sang. mấy đứa bé bêu rếch. nhưng biết làm thế nào? nếu chị ở nhà trông nom chúng, thì ai đi làm lụng kiếm miếng cho mà ăn? giá chúng lớn, độ lên bảy lên tám cả, thì chị đã cho một đứa đi ở, để đỡ phải nuôi. khốn nhưng thằng lớn mới lên năm tuổi.

rồi nữa, một tháng, hai tháng. người ta thấy chị cu bản rách rưới. không ai không phàn nàn cho chị. mặt mũi chị hốc hác, đen đủi, xấu xa. người ta hỏi thăm, chị đều trả lời:

– nay mai, tôi sẽ có món tiền thưởng.

thưởng. cái đó không thể không có. chắc lắm rồi. quan đã hứa thế. nhưng hôm nay chị chưa có gì cả. chị nóng ruột. khổ. nhưng, nhất định chị chờ cái tương lai.

ở ngoài, họ đồn chán lên đấy. có người mong chị được thưởng một nghìn bạc. có người đoán chị được lương ăn suốt đời. có người ở xa, lại nói dựng đứng ngay rằng đã gặp chị lên tỉnh lĩnh hai nghìn ở kho bạc.

nhưng sự thực chửa có thế. sự thực thì chị cu bản vẫn tự an ủi bằng cái hy vọng những khi đầu tắt mặt tối, và khóc thầm những lúc nhà vắng đêm khuya. chị nhớ lại hôm chồng hăm hở đưa quan lính vào chỗ tổ cướp. chị nhớ lại lúc trông thấy xác chồng nằm co ro trên vũng máu để tự nhiên chị thành góa bụa, với ba mụn cơn thơ. chị đau đớn. nhưng chợt chị nghĩ đến lời quan huyện hứa, quả quyết sẽ được bồi thường về công của chồng chị. trời ơi, bao giờ nhỉ? bao giờ cái đói, cái rách, cái khốn quẫn nó tha cho chị mà đừng dọa nạt chị nhỉ? bỗng chị nhìn lên vách. thấy bóng chiếc khăn ngang, chị cảm động, thút thít khóc.

+

  • +

một hôm, chị cu bản hăm hở chạy sang nhà tôi. tôi không thấy tay chị cầm chiếc rá. mặt chị cũng không nhăn nhó như mọi khi. chị giơ tờ giấy có dấu son đỏ loè, nhờ tôi xem hộ, và hỏi:

– Ông lý đưa tôi tờ sức, nói rằng quan bảo tôi đi lĩnh thưởng phải không?

tôi mừng thầm cho chị. chị lại hỏi:

– có phải không? bao nhiêu, hở cậu?

xem xong, tôi nhìn chị, rồi khẽ đáp:

– phải, thưởng, anh ấy được truy tặng cửu phẩm bá hộ, chị ạ.

– chứ không phải tiền à?

– không!

bỗng chị cu bản xám mặt lại. chị run bắn lên, rồi mếu máo khóc. chị giật lấy tờ giấy, chạy ù ra cổng, quên đứt rằng đáng lẽ chị phải vui vẻ cho chồng chị ở chín suối được ngậm cười.

tiểu thuyết thứ bảy số 188; 1938.

Kép Tư Bền – Nguyễn Công Hoan

Các ngài thích xem hát bội, hẳn chẳng ai là không biết tên Kép Tư Bền. Ấy anh ta chỉ nổi tiếng về cái tài bông lơn, lắm lúc ra sân khấu, chẳng cần nói một câu khôi hài nào, nhưng chỉ nhìn một cái điệu bộ cỏn con của anh ta, các khán quan cũng đủ phải ôm bụng mà cười, vỗ tay đôm đốp.

Anh ta ở Sài Gòn ra hát ở Hà Nội đã ba năm nay. Vì anh ta có tài riêng mà tính lại thích tự do, nên anh chẳng chịu làm chuyên cho một rạp nào. Nhưng hễ rạp nào khéo dùng anh một độ, là cũng đông khách. Cho nên, tối nào bà con Hà thành đọc chương trình hay xem báo, thấy kép Tư Bền đóng vai giễu là cũng nô nức đi xem. Lắm người đến chậm, phải mang tiền về không, phàn nàn rằng rạp chật quá!

Cho nên những tối hát có anh giúp, thì các hý viện đều trưng lên là buổi hát đặc biệt.

Nhưng đã hơn một tháng nay, anh không diễn ở đâu cả. Vì đã hơn một tháng nay, cha anh ta ốm. Đã hơn một tháng nay, lúc nào trong cái gác tối om ở gian nhà ngay đầu ngõ Sầm Công, cái tiếng rền rĩ của ông cụ cũng hòa lẫn với tiếng rầu rĩ của siêu thuốc mà làm anh Tư Bền phải rầu gan nát ruột, chẳng thiết đến sự làm ăn. Bệnh cha anh càng ngày càng nặng, thuốc thang chữa chạy, nào anh có quản ngại gì. Nhưng cái số tiền để dành của một vai kép dần dần cũng đi bài tẩu mã, đến nỗi anh phải đi vay trước của các ông chủ rạp hát ít nhiều.

Một hôm, ông chủ rạp Kịch trường đến nhà anh ta chơi. Sau một vài câu hỏi thăm chiếu lệ, ông ta nghiêm sắc mặt, nhắc đến món nợ:

– Sao? Cái số tiền đó, cậu đã có để trả tôi chưa?

– Thưa ngài, xin ngài hãy thư cho ít bữa, khi nào thư thả, tôi sẽ đi làm và nộp sau.

Ông chủ bĩu môi, nói:

– Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả, tôi sẽ đem ra tòa đó.

Anh Tư Bền cười lạt cho xong chuyện, nhưng lại thấy ông chủ ngọt ngào dỗ:

Bấy lâu cậu nghỉ hát ở các rạp, khách nhắc nhở luôn đấy. Vậy cậu liệu liệu mà đi làm ăn chứ?

– Vâng, tôi định thế…

– Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp tôi vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.

– Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?

– Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng.

– Trong nửa tháng! Chà!

Anh Tư Bền nhắc lại ba tiếng đó, nhưng trong anh lẩn vẩn nghĩ ngợi biết bao nhiêu điều: Trong nửa tháng, trong mười lăm hôm trời, mỗi ngày anh phải xa cách cha mấy tiếng đồng hồ để đi học diễn. Cha anh ốm. Trong khi anh vắng nhà, ai trông nom săn sóc thay anh? Nghĩ vậy anh đáp phắt:

– Thôi, xin lỗi ông, tôi bận quá mà!

Rồi anh trỏ vào màn và nói tiếp:

– Cha tôi yếu, tôi phải ở nhà.

Lúc ấy, ở trên giường bệnh, ông cụ ho sù sụ, rồi thò tay ra cái ghế đẩu kê cạnh, để với lấy cái ống nhổ. Nhưng lật bật cầm không vững, cụ đánh rơi ngay xuống sàn gác, đờm rãi nổi lềnh bềnh.

Anh Tư Bền giật mình, chạy lại đỡ cha:

– Sao ông không gọi con?

Rồi anh đỡ lấy chổi quét chỗ nước lênh láng đi, đoạn nét mặt rầu rầu, anh nói.

– Đó, ông coi, vắng tôi sao đặng.

– Không, cậu cứ nhận lời giúp tôi, tôi sẽ sai người đến trông nom hộ cậu.

– Đa tạ ông, nhưng tôi không yên tâm.

Lúc ấy, trong màn có tiếng keng keng của chiếc đũa đập vào bát sứ. Đó là hiệu gọi. Anh Tư Bền lật đật chạy lại gần cha. Giọng khàn khàn của ông cụ sai anh rót chén nước.

Nhân muốn gây cảm tình, ông chủ rạp Kịch trường lại gần giường, mở màn, rồi hỏi:

– Chào cụ, cụ có biết tôi là ai không.

Ông già giương hai mắt lên. Rồi như đã nhận biết, bèn nhăn bộ răng ra cười, cái cười khó đăm đăm, và gật gật mấy cái, rồi run lẩy bẩy, giơ tay ra bắt.

Các ngài đừng tưởng rằng ông cụ quen gọi lối tây, nên mới bắt tay đâu. Đến phải nhăn bộ răng ra cười còn là sự bất đắc dĩ nữa là. Nay sở dĩ ông cụ phải bắt tay, vì là tiếp khách theo lối lịch sự của những người mà con mình có nhờ vả.

– Cụ cũng không yếu lắm nhỉ. Sao cậu Tư Bền không nhận lời cho tôi?

Ông cụ hất hàm, có ý hỏi.

– Tôi sắp cho tập vở mới, định nhờ cậu ấy sắm vai chính.

Ông cụ lại nhăn răng ra cười và gật, nhưng anh Tư Bền nói ngay với cha.

– Ông mệt lắm, con phải ở nhà.

Ông cụ cau mặt. Chỉ có anh Tư Bền hiểu. Bởi vì ông cụ chẳng muốn vì mình mà con làm trái lòng người chủ nợ. Ông chủ dỗ dành, nói:

– Cậu cứ giúp tôi đi. Cậu mà nhận lời, thì món tiền ấy, cậu để đến bao giờ cũng được. Còn tiền hỏa hồng khi diễn tấn “Ông huyện ba phải” này, cậu cứ lấy cả để thuốc thang cho ông cụ.

Cái sức làm cho anh kép Tư Bền có thể nghĩ đến sự bỏ cha ốm một mình là ở câu nói ấy. Mà cha anh cũng vì câu nói ấy mà nở nang cả lồng xương ngực. Ông cụ cố thở mạnh mấy cái cho khoan khoái trong lòng.

– Cậu nghĩ sao?

– Nhưng nửa tháng trời! Ai trông nom cho cha tôi?

– à, thôi, thế này thì cậu bằng lòng nhé. Cậu cứ ở nhà mà học vở. Đến hôm diễn thử lần cuối, cậu hãy đến rạp cũng được. Vì tôi biết cậu thông minh và có tài hơn người khác. Tội chi, có dịp trổ tài, vả lại để cho thiên hạ nhớ mong lâu cũng không tiện!

Nghe câu nói sau cùng như được ăn miếng bánh thánh, anh Tư Bền có vẻ nghĩ ngợi. Anh nhìn cha. Ông cụ thấy con còn ngần ngừ, thì lộ ra vẻ không bằng lòng. Cụ nhăn mặt, cố cất lên cái tiếng khàn khàn để gắt:

– Nhận lời đi!

Nói xong, lại ho sù sụ.

Anh Tư Bền cảm động, nhìn ông chủ rạp Kịch trường và trả lời.

– Vâng!

Ông chủ vì chờ cái tiếng vâng này mất nhiều công quá, nên sợ nó không được chắc chắn. Đến hôm diễn, mà cha anh Tư Bền có làm sao, anh cứ vắng mặt ở rạp hát, thì lỡ bét. Ông bắt anh làm giấy giao kèo.

Bà con sính xem hát, hôm đó thấy ôtô quảng cáo chạy rong khắp phố để thả chương trình, và vải căng ở các ngã tư, đều nô nức rủ nhau đi xem buổi biểu diễn đặc biệt, có Tư Bền sắm vai chính.

Tối đến, cửa rạp Kịch trường đèn thắp sáng trưng như ban ngày, chiếu rõ cái cảnh người đứng lô nhô như luống hoa trăm hồng ngàn tía, bướm ong chờn vờn. Trên thềm, dưới bậc, giữa đường, non nghìn thiếu niên nam nữ túm tụm lại, tìm chỗ để đứng ngắm nhau cho đỡ nóng ruột lúc chờ đợi. Tiếng nhạc hòa trong rạp, du dương trầm bổng, chứa chan biết bao tình tứ ái ân, như câu, như kéo, làm cho người ta quên hẳn, mà bất giác moi túi lấy tiền mua vé.

Rồi cái làn sóng người dần dà tràn vào trong. Trên các hàng ghế, chỗ nọ nhắc lại câu bông lơn của kép Tư Bền, chỗ kia bắt chước điệu bộ của kép Tư Bền. Ai nấy đều nóng ruột sốt lòng, mong cho chóng đến giờ mở màn sân khấu, để được cười, được vỗ tay, được học thêm vào lối pha trò mới, để mai làm nhếch mép người yêu.

Vinh dự thay, anh kép Tư Bền! Nhưng mà khốn nạn thân anh! Người ta biết đâu rằng hiện giờ này, ở nhà, cha anh đương dở chứng khò khè, chỉ chờ từng phút để thở một hai hơi nữa là hết nợ, và ở trong buồng trò, anh cũng đương nẫu ruột nhầu gan. Thật vậy, ai ngó vào trong buồng trò mới thấy được cái khổ tâm của anh Tư Bền. Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó, nhưng tay vẫn phải sờ vào hộp phấn hồng để đánh mặt, quệt vào đĩa mực để bôi nhọ cái mồm. Rồi anh phải mặc trái cái áo lụng thụng thêu, lận đôi hia xanh và đội cái cánh mũ chuồn ngược. Anh đóng vai này, trông ra phết giàu sang sung sướng. Chốc nữa, anh còn phải làm cho chủ anh bằng lòng, các bạn anh trông anh mà gắng sức, các khán quan được một phen cười vỡ bụng vỗ rát tay kia mà! Nhưng mà cha anh Tư Bền sắp chết! Ban nãy lúc anh ở nhà ra đi, đã thấy nguy lắm rồi. Thôi! nhưng mà mặc kệ. Anh phải quên đi, mà bông, mà đùa, mà pha trò trên sân khấu, cho chúng tôi cười, hét lên mà cười, cười đến nỗi lăn ra cả đất chứ?

* * *

Một hồi chuông vừa dứt, màn kéo lên. Một tràng vỗ tay đôm đốp như pháo nổ để hoan nghênh ông chúa khôi hài. Anh Tư Bền lững thững bước ra, cúi đầu chào, rồi đứng thần người ra như phỗng một lúc. Tiếng reo, tiếng hò, tiếng vỗ tay lại làm dữ hơn trước! Mà khách quan thấy anh ăn mặc ngộ nghĩnh, cái mồm bôi nhọ nhem, thì ai nhịn cười được! Càng thấy anh đứng yên, họ càng được ngắm, và cho là anh muốn pha trò như thế, nên càng cười già! ác thật! Vai anh Tư Bền hôm ấy cứ phải đứng trên sâu khấu. Nhất là anh phải làm nhiều điệu bộ hơn mọi khi. Lắm lúc còn phải rặn ra mà cười ha hả!

Hết cảnh đầu. Sao mà lâu thế! Anh được nghỉ một chốc, mới nhờ người về xem tình hình cha anh ra làm sao. Rồi anh lại phải ra trò. Anh lại phải hò, phải hét phải dằn từng tiếng, phải ngân từng câu, phải làm những điệu bộ, phải cười ha hả như cảnh thứ nhất. Người xem hát thì cứ trông thấy anh là cũng đủ cười rồi. Nào họ có để ý và nhìn rõ đâu được cái vẻ lo âu của anh, nó hiện ra ở trước mắt. Bỗng khi anh đương phệnh phạo trên sân khấu, khi người ta đương vỗ tay đôm đốp, thì anh nghe thấy có người ở trong phòng nói ra:

– Nguy hơn ban nãy. Đã cấm khẩu rồi!

Cha anh cấm khẩu rồi! Đành vậy, nhưng chính là bây giờ mới nhiều cái vui trò. Khán giả dưới kia, hàng mấy nghìn con mắt, đương chăm chắm vào anh và im phăng phắc. Họ chỉ chờ anh há miệng là họ được lăn ra mà cười và vỗ tay mà thôi.

Cảnh thứ hai cũng lâu như cảnh đầu, mãi mới hết. Lúc anh đang ngồi thừ trong buồng trò, thì anh lại nhận được tin báo nữa, là hiện nay cha anh đã mê đặc, chân tay lạnh cả rồi.

Còn gì đau đớn hơn cái tin ấy nữa! Anh Tư Bền bỗng ứa hai hàng nước mắt, rồi khóc nức nở:

– Cha ơi!

Ông chủ thấy vậy, sợ quá. Anh mà bỏ dở vở kịch đương vui thì nguy. Ông cố khuyên giải, và cấm không ai được báo tin gì cho anh biết hết.

Sân khấu bài trí đã gần xong. Ông chủ bắt anh đánh lại tý phấn cho thêm xuân sắc, và sửa lại bộ áo mũ cho có vẻ ngộ nghĩnh hơn. Ông thấy anh vừa dắt lại dải áo, vừa sụt sịt mếu máo, thì bắt anh im đi, chùi nước mắt. Rồi ông đẩy anh ra sân khấu. Anh lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy, để mua gượng lấy những tràng vỗ tay. Cái cảnh thương tâm của anh Tư Bền, đi đôi với cái bông lơn, cứ diễn ra mãi, mỗi chốc lại càng thương tâm hơn lên. Mà càng thấy vắng bặt tin nhà, ruột anh càng nhàu như dưa, xót như muối.

Cái cảnh cuối cùng mà anh cho là lâu tới, thì khán giả cho anh là chóng quá. Cho nên khi sắp hạ màn, anh cúi chào, thì cả rạp vỗ tay đôm đốp thật dài, dài mãi. Anh tưởng phen này quyết hết nợ, quyết được về cạnh giường bệnh của cha để nhìn mặt cha một lượt sau cùng trước khi tắt nghỉ, thì ở hàng ghế hạng nhất, người ta kêu ầm:

– Bis! Bis! (1)

Ông chủ rạp lại cho kéo màn lên. Anh Tư Bền lại phải giấu bộ mặt rầu rầu mà anh thích – vì nó hợp với tâm lý anh hơn, – để vui vẻ mà diễn lại đoạn cuối lượt nữa.

Rồi khi bài kèn chào nổi lên, hồi vỗ tay sau cùng như làm vỡ rạp. Cái màn từ từ buông xuống. Anh cúi đầu thong thả chào. Nhưng bao nhiêu người, chẳng để chậm thì giờ, đã tranh nhau chạy lên gần anh. Người thì tặng hoa, người thì bắt tay, người thì véo mũi, người thì khen. Làm cho anh ruột càng như thiêu đốt.

Khi không còn phải thở dài để hoan nghênh những cái hoan nghênh của công chúng, anh Tư Bền mới lật đật chạy vào buồng trò, cởi vội mũ áo và rửa quàng mặt mũi.

Lúc ấy, trong khi anh đang rối beng nghĩ đến cha anh, không biết bây giờ đã lạnh tới đâu, thì một người bạn hát chạy đến, vội vã ấn vào tay anh tập giấy bạc của ông chủ để sẵn cho anh, và nói:

– Mau mà về. Anh Tư! Hỏng từ ban nãy mất rồi! Khốn nạn thân anh quá!

1933

————-

(1) Diễn lần nữa .

Đồng hào có ma – Nguyễn Công Hoan

Tôi cực lực công kích sách vệ sinh đã dạy ta ăn uống phải sạch sẽ, nếu ta muốn được khỏe mạnh, béo tốt. thuyết ấy sai. trăm lần sai! nghìn lần sai! vì tôi thấy sự thực, ở đời này, bao nhiêu những anh béo, khỏe, đều là những anh thích ăn bẩn cả. thì đấy, các ngài cứ hãy nhìn ông huyện hinh, hẳn các ngài phải chịu ngay rằng tôi không nói đùa.

chà! chà! béo ơi là béo! béo đến nỗi giá có thằng dân nào vô ý, buột mồm ra nói một câu sáo rằng: “nhờ bóng quan lớn”, là ông tưởng ngay nó nói xỏ ông. tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai, bị vả đôm đốp. mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kỳ cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được. bởi vì ông có sẵn trong tay hàng mớ pháp luật, thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “làm rối cuộc trị an”. thế là việc công việc tư, ông đều được trọn vẹn. vì không những ông được hả giận, lại còn được tiếng mẫn cán là khác nữa.

nhưng cớ sao từ ngày xuất chính tới nay, hai mươi năm trời rồi, ông vẫn còn lẹt đẹt tri huyện mãi. cái đó không quan hệ. các bạn học cùng ông, họ đều thăng đường quan cả, vẫn thường phàn nàn hoạn lộ quá chậm chạp của ông. trước mặt họ, nghe câu nói thành thực ấy, ông chắp tay, cúi đầu, làm ra vẻ buồn rầu. nhưng lúc quay lưng đi, ông bĩu môi, chửi thầm một câu, bụng bảo dạ:

  • làm bố chánh có vặn xỉ ra mà ăn!

lý lịch của ông huyện hinh cũng xấu thật. bởi vì ngồi huyện nào, ông cũng bị dân kiện. mà quan trên xét ra ông lại trễ nải việc quan. Đời làm quan của ông chỉ có hai việc chính: đánh bạc và chơi gái.

năm nay, ông đã ngoại tứ tuần. Ông vẫn lấy cái tuổi của ông để lên mặt tiền bối, khinh những ông huyện trẻ khác, nếu tụi này dám chỉ coi ông là bậc ngang hàng. Ông liền khoe thằng cả nhà ông đã hai mươi nhăm, rồi ông cặp ngón tay trỏ và ngón tay cái với nhau, vê vê trên mép. trên mép ông, ông đã bao công trình mới cấy được từng ấy râu. Ông để râu, cho khác hẳn với tụi huyện trẻ nhãi. nguyên cái da mặt ông nhỏ, mà có lẽ vì ông béo quá, nên lỗ chân lông căng ra, căng thẳng quá, đến nỗi râu không có chỗ nào lách ra ngoài được. Đến nỗi năm bốn mươi tuổi, mà mặt ông nó cứ nhẵn thín như thường. Ông bực mình, bèn ra lệnh cấm thợ cạo lia lưỡi dao lên môi ông một dao, để ông nuôi râu. thì sau hết, những lông tơ nó cũng dài ra, và trông rõ hơn. và đến bây giờ, đứng ở hai bên miệng ông, nó thành hai cái dấu chua nghĩa (…).

buổi hầu sáng hôm ấy.

con mẹ nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường. nó hớt hơ hớt hải qua cổng chòi, rồi sợ sệt bỡ ngỡ, không biết quan ngồi buồng nào. bỗng một người mặc áo cánh nái nhuộm vỏ già chạy xồng xộc đến trước mặt nó, và hỏi:

  • Đi đâu?

con mẹ biết ngay rằng đó là cậu lính lệ. và như hiểu rõ phép vào quan, nó giúi đưa cậu lệ hai hào đã cầm sẵn ở trong tay, rồi nói nhỏ:

  • nhờ cậu bẩm quan cho tôi vào hầu.

cậu lệ tuy đã cầm tiền, nhưng làm như ta không để ý đến việc nhỏ nhen ấy, bèn vừa thò tay, vừa nói to:

  • Đưa xem đơn, việc gì?

rồi trong khi nhà nuôi kể lể, thì cậu lệ đánh vần để đọc lá đơn. Đoạn cậu lắc đầu, nhăn mặt bảo:

  • vào kia, nhờ bác nho quý bác ấy làm hộ cho. Đơn này không được.

con mẹ tái mặt, hỏi:

  • không được thế nào, thưa cậu?

cậu lệ giơ hai tay ra giảng:

  • nghĩa là nếu nhà chị muốn việc chóng xong, nghe chưa?
  • thưa cậu, cậu cứ vào trình quan hộ. chả nói giấu gì cậu, nhà tôi bị mất trộm hết sạch cả đồ đạc lẫn tiền nong. sáng nay, vay mãi mới được đống hai bạc, để đi trình quan, cậu làm ơn thương hộ cho.

cậu lệ nhìn nét mặt nằn nì của nhà nuôi, song vẫn thản nhiên:

  • tôi bảo nhà chị không nghe thì tôi mặc kệ. tôi thấy nhà chị ăn mặc thế này, lại bị lúc vận hạn đen đủi, tôi lại chẳng động lòng hay sao? nhưng ở đây, cái lệ nó thế. tôi tử tế, nên bảo trước. nếu nhà chị không theo, thì quan quở, chớ có trách tôi đấy.

muốn chứng thực lời nói của mình, mẹ nuôi cởi nút dải yếm ra, rồi xỉa năm đồng hào đôi còn lại lên gan bàn tay, và nói:

  • Đây này, chẳng tin, cậu đếm mà xem, chỉ còn vừa vặn tiền trình thôi.

cậu lệ lắc đầu. con mẹ vừa buộc lại tiền, vừa nhăn nhó, van lơn:

  • lạy cậu, thương cháu, cho cháu được nhờ. cậu cứ vào bẩm quan hộ. hễ quan bắt làm lại đơn, thì cháu xin ra nhờ bác nho quý ngay.

bỗng một tiếng chuông gọi. cậu lệ dạ giật một tiếng, rồi ù té chạy. con mẹ nuôi nhìn theo, biết rằng buồng quan ngồi ở chỗ ấy. nó đánh liều tiến đến, vừa tiến, vừa lo. nó bước chân lên thềm, trống ngực bắt đầu nổi mạnh. nó đã trông thấy quan. nó lại sợ nữa. vì lo sợ quá, nên quên đứt rằng chính nó đi trình việc mất trộm. nó lại tưởng như nó là đứa trộm vậy. nó rón rén, đứng nép vào cạnh cửa, thập thò, ghé vào trong, và lắng tai nghe. nó thấy quan đang dặn cậu lệ xuống bảo nhà bếp ninh cho thật dừ cái chân giò.

và đến khi cậu lệ dạ tiếng cuối cùng và đi vào sân sau, mé cửa trong, thì nó hiểu ngay rằng đã mất toi hai hào cho thằng xỏ lá nó chẳng bẩm cho mình một tiếng nào.

bỗng hai con gà tây béo sù quàng quạc kêu ở sân trước. nó thốt giật nảy mình. quan đang ngồi, choàng một cái, ngài đứng dậy, chạy vội ra hiên, đứng ngay cạnh nhà nuôi, và gọi váng:

  • có đứa nào đấy, lừa hai con gà vào cho tao!

tức thì, người ta chạy tán loạn để xua gà, và nhà nuôi thì chắp hai tay, quỳ ngay xuống gạch, và nâng ngang đầu cái lá đơn.

khi đôi gà đã chạy về, quan bèn nhìn con mẹ và bảo:

  • vào đây.

nó mừng quá, lóp ngóp đứng dậy, vội vã theo vào trong buồng giấy.

nó đứng ở cạnh bàn, run lên bần bật. nó liếc nhìn quan. ngài oai vệ quá. nó lại sợ hơn nữa. nhưng dù run hay sợ, nó cũng không quên được việc vi thiềng quan.

nhưng tiền trình diện quan, nó lại buộc vào trong dải yếm. nó cởi ra mới lấy được.

nó mới lúi húi rút cái nút buộc ra. nó sợ quan chờ lâu, nên phải vội vàng. mà vì vội vàng, lại lo quan gắt, nên nó lóng cóng. cái nút vừa xổ ra, thì loẻng xoẻng, cả món tiền rơi tiệt cả xuống gạch.

năm đồng hào đôi nảy lên mấy cái, và từng ấy tiếng kêu làm nó giật mình. tự nhiên, nó choáng cả người và hoa cả mắt. nó cúi nhìn chỗ nhiều hào rơi nhất, ngay bên cạnh nó. Đồng thì chui nằm ẹp gần chân nó, đồng thì xoay tít mấy vòng, đồng thì bắn ra góc buồng. mấy đồng nữa thì thi nhau lăn ra tận chỗ xa.

nó không thấy quan nói gì, nên cũng hơi tĩnh tâm. nó bèn cúi xuống để nhặt tiền. một đồng, hai đồng. Đồng thứ ba nghiêng ở mé tường. nó tìm đồng thứ tư. mãi nó mới thấy ở tận gần chân bàn giấy của quan. nó tìm đồng thứ năm. quái, nó tìm mãi, mà không thấy đâu cả.

nó phải có năm hào đôi. năm hào đôi mới thành đồng bạc được. vừa ban nãy, nó giở ra cho cậu lệ xem, và lại buộc cẩn thận vào dải yếm. không lẽ đồng hào ấy có ma, đã biến đi đâu mất chóng thế được. vậy chỉ quanh quẩn ở trong buồng này mà thôi. nhưng nó đã tìm kỹ lắm rồi. mà trình đơn tám hào, tất nó bị quan chửi. không biết làm thế nào được, nó tần ngần chắp hai tay, vái:

  • lạy quan lớn ạ.

rồi nó lùi lùi bước ra cửa. rồi nó đi về…

Ông huyện hinh cứ ngồi yên sau bàn giấy để nhìn theo con mẹ khốn nạn. rồi khi thấy nó đã đi khuất, ông mới đưa mắt xuống chân, dịch chiếc giầy ra một tý. và vẫn tự nhiên như không, ông cúi xuống thò tay, nhặt đồng hào đôi sáng loáng, thổi những hạt cát nhỏ ở đế giầy bám vào, rồi bỏ tọt vào túi.

Cụ chánh bá mất giày – Nguyễn Công Hoan

Phải hiểu rằng cụ chánh bá có thương nhà này thế nào, cụ mới quá bộ đến xơi rượu, chứ như nhà khác, dễ mà mời nổi cụ đấy hẳn? cụ lại không mắng cho vô số, chứ lại thèm đi à? ấy thế mà mới chập tối, họ đã để ngay đứa nào nó xà lọn mất đôi giày mới của cụ, có chết không! ừ thì đông người thì đông chứ, nhà có việc, nhà nào chả có nhiều kẻ ra vào! nhưng cụ ngồi chơi tận trên nhà trên thăm thẳm, thì còn kẻ gian nào dám lẻn vào đó? vả riêng mình cụ ngồi ở sập giữa, thì còn ai ngờ đi lẫn được giày? chẳng qua là lỗi tại chủ nhà không biết trông nom cẩn thận người nhà người cửa, trong khi chúng hầu hạ mà thôi! mà đứa nào lấy đôi giày ấy cũng to gan thực! hỗn với ai thì hỗn, chứ sao được hỗn ngay của cụ chánh bá! thực là vuốt râu hùm!

may thay cho nhà chủ, là tự nhiên lại biết ngay rằng cụ mất giày. chứ đợi đến lúc cụ ra về, hay vô phúc cụ đi giải, mà tìm giầy không thấy, thì không biết làm thế nào? lại cũng may nữa, là cụ chưa biết rằng đôi giày mới của cụ không cánh mà bay đấy. chứ mà cụ biết, thì chết với cụ! xưa nay cụ chúa ghét những thói gian giảo. ngay như đầy tớ cụ, đứa nào mà lảng vảng ra chợ, tắt mắt đồ đạc của người ta, người ta có bắt được và trình cụ, thì cụ cũng không tha. cụ nhất định giữ lấy đồ ăn cắp, rồi sai đánh cho một trận thật.

thế cho nên cụ chánh bá mất giày, nhà chủ sợ xanh mắt:

  • Đôi giày của cụ như thế nào, hở cậu?
  • mới nguyên, kiểu gia Định, đế cờ lếp, mua những ngót ba đồng.

Độ một tháng nay, cụ chánh bá bực mình vì đôi giày của cụ nó móm quá. anh người nhà nói rằng nó mới, kiểu gia Định, đế cờ lếp, là anh đã làm một lối văn “cổ điển” đẹp lời, chứ nếu theo giọng “tả chân” thì phải nói rằng nó xấu và cũng không có chữ để tả nữa!

Đôi giày ấy, chẳng biết cụ mua từ khải Định mấy niên, đến bây giờ, đóng lại đế là lần thứ bốn, mà nó vẫn hoàn không đế. mũi thì nứt rạn và vá nhiều nơi. cái cá đã đóng thêm lượt nữa, nhưng nó vẫn thủng. lượt da thì ải và bật dây gần hết. bọn thợ khâu giày phải trốn như chạch, vì lỡ ra không nhẹ tay mà chọc mạnh cái dùi vào, là nó toạc ra – vì tất nó toạc ra – thì oan gia.

cho nên chiều hôm ấy, trước khi đi ăn cỗ, cụ đội khăn, mặc áo chỉnh tề, mà cụ ngắm đến đôi giày, thì cụ phát khùng lên. cụ cầm cái giẻ, nhổ tí nước dãi, lau lại cái mũi cho đỡ mờ, nhưng cụ ngắm, cụ vẫn phải nhăn mặt.

cụ đi đi lại lại vài lượt, ra ý nghĩ ngợi, rồi gọi anh đầy tớ thân và sai rằng:

  • Đội khăn, đi hầu tao.

anh đầy tới gẩy cái bã điếu, lau qua cái tráp, rồi đứng khoanh tay chờ lệnh. cụ bá nhìn vào đôi giày, nghiêm sắc mặt lại, gắt:

  • mày làm tao xấu hổ về đôi giày!

thấy khí giận ngầu ngầu trên mặt chủ, anh này gãi tai không dám trả lời.

  • tao bực lắm! làm thế nào bây giờ?

anh đầy tớ không biết nói tiếng gì hơn là tiếng “dạ” đỡ đòn. nhưng cụ bá lại gắt:

  • tao không thể đi đôi giày được nữa. kệ chúng bay! muốn làm thế nào thì làm!

câu gắt khí lạ, các ngài nhỉ! giá chúng mình làm nũng vợ, hay bắt nạt em gái, thì dùng câu ấy được đấy. nhưng bắt đền người nhà thì kém “logic” lắm!

nhưng mà cụ chánh bá tôi nói thực đấy! Đôi giày của cụ cũ và xấu, là lỗi tại đầy tớ ngu. nay cụ bắt phải có đôi khác thay vào, thì không đứa nào được trái ý.

anh đầy tớ lo lắm. nếu anh bẩm cụ mua giày mới, thì khổ anh. vì cụ cứ ừ, nhưng không đưa tiền. nếu không có giày cho cụ, thì cụ đánh đòn về tội kiệt.

cụ để cho anh luống cuống một lúc, rồi cụ mới dịu nét mặt, khoan thai vẫy lại gần, rỉ tai nói nhỏ. Đến câu chửi kết luận, anh ta mới tủm tỉm cười, phục ngầm thầy là mưu cao, và thấy nhẹ nhàng, đỡ lo đôi chút.

ấy thế rồi hai thầy trò đi.

Đến nơi, nhà chủ đón chào rất trân trọng. họ mời cụ lên nhà trên, hầu hạ kính cẩn, sợ hãi. lại còn sợ không quen tính cụ xưa nay ra sao, nên cứ phải thì thào hỏi dò cậu người nhà từng tí. và nhờ cậu luôn luôn đứng cạnh cụ, xem thiếu thức gì, thì cứ việc sai bảo tự nhiên.

cụ ngồi một mình trên sập giữa, và xơi riêng một mâm rượu đầy tú ụ. nhà chủ không dám ghép ai ngồi hầu, mà cũng chẳng ai dám ngồi hầu. vì lỡ ra có sơ suất hay thất thố, thì thà cụ cứ mắng chửi ngay cho lại là phúc. Đằng này, cụ cứ im, rồi để bụng. thế là mất làm ăn.

lúc chập tối, trong khi có hai thầy trò cụ chánh bá ở nhà trên, thì cụ khẽ gật tên đầy tớ, và liếc mắt một cái. anh này hiểu ý, ra hiên đứng nhìn, rồi đến cạnh cụ, cúi xuống nhặt… rồi thu thu vào trong bọc. rồi len lén ra ngoài ao. rồi giơ thẳng cánh tay, ném xuống nước. tõm!…

vì thế cho nên cụ chánh bá nhà tôi mất đôi giày mới nguyên.

cụ chánh bá mất giày! may mà cụ không biết đấy! chứ giá cụ mà biết, thì chết nhà chủ! vì cụ xưa nay chúa ghét những thói gian giảo! to gan thay, đứa nào dám vuốt râu hùm!

lúc cụ xơi cơm xong, nhà chủ mới lên mời cụ đánh tổ tôm. cụ vui vẻ cho phép ngồi, và hỏi dăm ba câu chuyện. nhà chủ ngồi xổm ở cạnh sập. và trong khi hầu chuyện, anh ta vớ lấy cái điếu để hút. Đấy, chính lúc ngọn đóm lập loè dưới gậm, anh ta mới nom rõ bốn xung quanh giường, không thấy đôi giày nào cả. anh ta tái mét mặt, đến nỗi chưa hút được xong hơi thuốc, thì mối lo đã đùn đùn đưa lên đến ngực, đến nỗi anh ta sặc và ho sù sụ! sợ quá! nhưng không dám nói ra, anh ta mới lẳng lặng soi khắp nhà. quái! không tìm thấy đâu cả.

nhà chủ xin phép cụ cho bốn người lên hầu bài, rồi đi xuống. lúc gặp cậu người nhà, anh ta mới hỏi khẽ:

  • Đôi giày của cụ, cậu có cất không?
  • không! sao bác hỏi lố bịch thế?
  • vậy thì mất à? Đôi giày của cụ như thế nào, hở cậu?
  • mới nguyên, kiểu gia Định, đế cờ lếp, mua những ngót ba đồng!

hỏi xong, nhà chủ sai người đổ đi soi đèn, tìm khắp mọi nơi, sau nhà, bờ giậu, xó bếp, ngoài vườn, chuồng trâu, cũi chó. nghĩa là những chỗ có thể ngờ là kẻ gian giấu được, hoặc các nơi mà đàn chó con mọi khi vẫn chơi đùa.

càng không thấy, nhà chủ càng lo. cậu người nhà thỉnh thoảng lại nói một câu dậm dọa:

  • hay là tôi lên trình cụ xem nhé!

trình cụ! coi không cụ biết thì cụ chửi cho ủng mồ! nhà chủ cứ bắt gia nhân đi tìm mãi, nhưng vẫn chẳng hy vọng gì, bèn đánh liều bỏ phí một đồng bạc để treo giải thưởng cho người tìm thấy.

nhưng có mà trời tìm! giá có cao đoán rằng cụ đã mật sai người nhà cụ vứt bõm xuống ao rồi, mà mò, thì cũng vô ích. vì từ nãy đến giờ, thì giờ cũng đủ cho đôi giày rữa ra và tiêu hết rồi, chứ còn gì!

nhưng mà mất giày cụ chánh bá! việc to! chết!

ấy, ở trên nhà, cụ vẫn đương vui vẻ gọi phỗng, và tính nước bài. chứ nếu ai mà hót với cụ rằng đôi giày mới của cụ, có đứa nào thó mất, thì hẳn cụ quăng bài đó, rồi cụ tra tấn cho ra. vì xưa nay cụ dữ như con hùm, khét tiếng trong hàng tổng là quyền hành, hách dịch, thét ra lửa!

cụ thét ra lửa thật hay dối? ấy là tán rộng thế cho nó hay đấy. chứ nếu biết rằng mất giày mà cụ thét ra lửa thực, thì cháy tiệt cả nhà, còn gì nữa? mà nhà nước thấy cụ có phép lạ, thì đã gửi toách cụ sang tây từ đời nào, để viện hàm lâm khoa học, các ông bouvier, caulery, gravier, joubin, marchal, mesnil khảo cứu. và như thế thì chắc chắn cụ được đôi giày tây để đi, chứ cụ có còn ở nhà nữa đâu mà mất đôi giày gia Định, đế cờ lếp! nhưng nói cho cụ đỡ oan, là từ ngày cụ có chân sơ học yếu lược tới nay, được đổi ngạch bá hộ sang văn giai, thì cụ cũng hiền lành hơn trước một chút. cho nên, giá cụ có biết rằng cụ mất giày, thì cũng mặc kệ cho nhà chủ tự xử trí.

tìm mãi không thấy, hai vợ chồng nhà chủ trợn mắt trợn mũi, luống cuống, chỉ trỏ bàn nhau. không biết làm thế nào cho êm chuyện. rồi thở ngắn than dài, hối mãi vì sự trông nom không cẩn mật để xảy ra sự mất mát đáng tiếc ấy.

rồi đến hai giờ sáng, xong ba hội tổ tôm, mọi người mời cụ chánh bá nghỉ, kẻo mệt. nhà chủ sai đốt đuốc để tiễn cụ lại nhà. khi chỉ còn một mình cụ ở lại, cụ mới quàng cái khăn vào cánh tay, rồi lấy đóm soi đôi giày dưới đất. Đôi giày của cụ thật mới, bóng nhoáng, kiểu gia Định, và đế cờ lếp, được để cận thận bên gậm sập. cụ hiểu ý, liếc mắt nhìn nhà chủ. nhưng cụ lại thấy nhà chủ cũng nhìn trộm cụ, thì cụ lại phải soi đóm xuống lần nữa, và làm như ngạc nhiên, không hiểu, nên nói:

  • ớ! không phải…

nhà chủ, trống ngực thình thình, vội vàng đáp để đánh trống lấp

  • dạ! bẩm phải đấy ạ.

thế rồi cụ làm như vô tâm, và hay tin người, cụ vươn vai, ngáp, rồi cót két đôi giày mới, đi về, lấy làm vừa lòng lắm…

Số đỏ – Chương I

SỐ ĐÀO HOA CỦA XUÂN TÓC ĐỎ
MINH+VĂN=VĂN MINH
LÒNG THƯƠNG NGƯỜI CỦA BÀ PHÓ ĐOAN

Lúc ấy vào độ 3 giờ chiều, một ngày thứ năm.

Trong khu sân quần mà bên ngoài là những hàng ruối kín mít, chỉ có một sân hữu là được hai người Pháp dùng đến. Hai đứa trẻ nhỏ tuổi uể oải đi nhặt những quả bóng để nén cho hai người Tây. Mồ hôi ướt đầm áo, hai người này cũng chơi uể oải như những nhà thể thao bất đắc dĩ khác.

  • xanh ca! 1
  • xanh xít! 2

Những câu hô như vậy chen lẫn những tiếng bồm bộp của những quả ban bị đánh đi, như giữ nhịp cho khúc âm nhạc của mấy vạn con ve sầu.

Ngoài đường ở vệ hè, một người bán nước chanh, ngồi chồm chỗm trên càng xe, đương nói chuyện với một người bạn đồng nghiệp.

  • Quái, thứ năm gì mà vắng thế!
  • Chốc nữa họ mới lại chứ? Bây giờ mới hơn ba giờ. Từ hôm nay trở đi, họ tập gấp, chắc ngày nào cũng phải luyện chứ chả cứ thứ năm thứ bảy hay chủ nhật…
  • Thế à? Sao biết?
  • Mê đi! Ba bốn tháng nữa, đức vua ra đây, lại còn gì! Chuyến này sẽ có cúp oai ghê… Các anh các chị gọi là tập mửa mật.

Trên hè, dưới bóng cây gạo, một ông thầy số đã có tuổi ngồi bình tĩnh nhìn cái cháp, nghiên mực, miếng son, ống bút, với mấy lá số tử vi mẫu, thỉnh thoảng lại ngáp một cái như một nhà triết học chân chính. Cách đấy mười bước, Xuân Tóc Đỏ ngồi tri kỷ với một chị hàng mía. Thương mại? Không! Ấy là một cuộc tình duyên, với, hơn nữa – theo lối gọi của những ông làm báo – một cuộc tình duyên của Bình dân (chữ B hoa).

Là vì Xuân Tóc Đỏ cứ sấn sổ đưa tay toan cướp giật ái tình…

-… Cứ ỡm ờ mãi!

  • Xin một tị! Xin một tị tỉ tì ti thôi!
  • Khỉ lắm nữa!
  • Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn…
  • Thật đấy. Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ! Nhưng này! Duyên kia ai đợi mà chờ? Tình kia ai tưởng mà tơ tưởng tình? Hàng đã ế bỏ mẹ ra thế này này, mua chẳng mua giúp lại chỉ được cái bộ ếm…

Xuân Tóc đỏ đứng phăng lên, anh hùng mà nói dỗi:

  • Đây không cần!

Chị hàng mía lườm dài một cái, cong cớn:

  • Không cần thì cút vào trong ấy có được không?

Xuân Tóc Đỏ lại cười hí hí như ngựa rồi ngồi xuống…

  • Nói đùa đấy, chứ đây mà lại chả cần đấy thì đấy cần đếch gì đây? Thôi đi, làm bộ vừa vừa chứ… Bán một xu nào.
  • Ừ! Ứ! Đưa tiền ngay ra đây xem!

Rút ở túi quần sau một cái mù soa, cởi một nút buộc như một cái tai lợn, Xuân Tóc Đỏ đập đồng hào ván xuống thềm gạch xi măng đánh keng một cái rất oanh liệt.

Trong khi chị hàng mía cầm một tấm để róc vỏ thì Xuân lải nhải tự cổ động cho mình:

  • Năm hào còn hai đấy! Tối hôm qua mất ba hào. Thết bạn cẩn thận… Hai hào vé đi tuần trong Hý viện rồi lại bát phở tái năm. Chơi thế mới chánh chứ? Công tử bột thì cũng chúa đến thế là cùng… Ấy ăn tiêu rộng như thế mới chết! Đây bảo đấy về đây phải lo thì khỏi ăn chơi, thì đấy mãi chả nghe!

Chị hàng mía làm thinh, Xuân nhồm nhoàm nhai mía, lấy bã ném vào một cái cột đèn. Sau cùng, hắn chùi tay vào quần, đứng lên vươn vai… Chị hàng mía đưa trả hào chín tiền thừa thì hắn khoanh hai tay sau lưng không nhận.

  • Bỏ hộ vào túi quần… Thọc tay vào!

Bực mình, chị hàng để tiền dưới đất thì hắn cúi xuống nhặt lấy vậy.

  • Chả nưới mẹ gì cả! Than ôi cái cảnh đêm thu tịch mịch càng làm như gợi khách đa sầu!

Vừa hát mấy câu cải lương Nam Kỳ, hắn vừa đỏng đảnh tiến đến chỗ ông thầy số. Hắn đứng nhìn ông già hồi lâu như một anh dân quê lần đầu đứng trước cái chuồng khỉ của bà Bé Tý, rồi nói lớn:

  • Xem một quẻ đây!

Ông cụ tỉnh cơn ngủ gật tức khắc, lôi ngay cái bút lông gài ở tai xuống nhanh nhẹn chẳng kém những thầy cảnh sát lúc biên phạt.

  • Hai hào! Hai hào một lá, có bằng lòng thì….
  • Một hào đấy! Bói rẻ còn hơn ngồi không.
  • Ừ, thì đặt tiền đi vậy…
  • Thì đặt! Đây không cần!

Hắn ngồi xuống chiếu, để lên nắp cháp hào chỉ. Ông thầy lấy giấy bản, loay hoay mài mực, nhổ vài ba bãi nước bọt vào nghiên mực, rồi cầm bút hỏi:

  • Ngày sinh, tháng đẻ, nói ra.
  • Hai mươi nhăm tuổi đấy, bố ạ! Tháng mười, ngày rằm, giờ gà lên chuồng.

Ông thầy bò nhoài trên chiếc chiếu, trước khi viết lên giấy còn lẩm nhẩm đọc trong mồm và bấm trên ngón tay. Xuân Tóc Đỏ khoanh tay quanh hai đầu gối, để cằm tì lên một cổ tay. Ông thầy vừa viết vừa nói:

  • Tuần triệt đương đầu kiếp không thân mệnh….

Âm dương tuần triệt tại tiền,

Cha mẹ ắt hẳn chơi tiên thuở nào.

Nếu nói đúng giờ thì số này phải bồ côi sớm.

  • Đúng đấy! Đúng!
  • Lúc thiếu thời thì cậu vất vả lắm.
  • Khá!
  • À, mà số này cũng không xấu lắm đâu.

Khốc hư tý ngọ cư quan

Tiếng tăm rậy khắp giang sơn một thời.

Sau này danh phận cũng to cơ đấy!

  • Được! Thế bao giờ?
  • Từ năm nay trở đi đã mở vận đấy.
  • Chưa thấy gì cả.
  • Cuối năm sẽ thấy.
  • Từ đầu năm đến giờ đã phát những gì?
  • Đầu năm đến giờ chỉ phát sao đào hoa thôi…!
  • Thế là thế nào?
  • Nghĩa là những chuyện giai gái thì dễ ăn thua lắm.

Xuân Tóc Đỏ vỗ tay đôm đốp như những khi nó thấy bọn quần vợt đánh được một miếng hay. Rồi nó nói ngậu sị.

  • Đúng ghê! Đúng ghê! Hôm qua, lúc tan hát, đi qua ngõ Sầm Công thì có ba bốn chị chạy ùa ra, vây chung quanh, kéo tay, níu áo, tình bỏ mẹ ra ấy! Xin chịu thầy.

Rồi quay lại doạ chị hàng mía:

  • Phải biết!

Rồi khẽ nói với ông thầy:

  • Ngay như con bé bán mía này thì cũng “nước nôi” đến nơi chứ có không đâu! Cụ đoán đáng đồng tiền lắm.

Lúc ấy có một chiếc xe hơi hòm đầu nhọn, đuôi nhọn, đỗ ngay trước cửa sân quần. Cửa xe mở, một bà trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các thiếu nữ, mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng bẩy mươi cân, nhưng cái khăn vành giây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay cầm một cái dù thật tý hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kỳ dị như một con kỳ lân, bước xuống đất một cách nặng nề vất vả. Rồi đến một chàng thiếu niên cao ngẳng, gầy đét, lộ hầu, hai mắt như ốc nhồi, tóc cũng uốn quăn. Âu phục lối du lịch, chui ở xe ra đưa tay cho một thiếu nữ mặc quần đùi trắng, tóc búi, giầu cao su, tay cắp hai cái vợt, chui ra sau cùng. Cả ba đủng đỉnh vào sân.

Mải nghe đoán số, Xuân Tóc Đỏ không trông thấy những người ấy. Hắn cứ việc cắt nghĩa mãi cái số đào hoa và hỏi dồn ông thầy:

  • Sau này có giàu không? Hay chỉ có danh giá hão?
  • Giàu thì chả giàu gì nhưng cũng phong lưu.

Câu đoán ấy khiến Xuân ta nghĩ ngợi, mơ mộng.

Lúc mới 9 tuổi, nó đã phải đi ở nhờ nhà một người bác họ, họ thúc bá. Bác nó nuôi nó thay đầy tớ và được cả họ khen là nuôi cháy bồ côi. Nhưng một hôm nó bị đánh một trận và bị đuổi đi. Bác gái nó tắm, nó đã khoét một chỗ phên nứa để nhìn! Từ đấy, thằng Xuân lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm. Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên xe lửa, và vài ba nghề tiểu xảo khác nữa. Ánh nắng mặt trời làm cho tóc nó đỏ như tóc Tây. Cảnh ngộ đó tạo nó nên một đứa hoàn toàn vô giáo dục, tuy nó tinh quái lắm, thạo đời lắm. Nó mới xin được chân nhặt bóng trong sân quần độ trong vòng một năm nay thôi. Nhưng nó đánh quần chóng hay lắm nên được hội viên Pháp và Nam có lòng yêu, được trọng đãi một chút. Mộng tưởng của nó là sẽ có ngày được oai như Chim, Giao 3 nếu hạnh phúc dắt đến cho nó một ông bầu. Bây giờ thì nó cam tâm yên phận là một thằng nhặt bóng. Tuy nhiên nó cũng mừng đã tìm được nghề ấy, cái nghề tuy hèn nhưng còn có thể hy vọng được chút danh thơm. Bán lạc, trèo sấu, câu cá, làm lính chạy cờ hiệu, những nghiệp ấy chỉ dắt đến một chỗ tắc tị. Phong trào thể thao, phong trào bình dân khiến nó lắm lúc tự kiêu tự đắc lạ lùng.

  • Cụ trông mặt tôi mai sau có phất được không?

Ông thầy ngắm nghía cái đầu tóc đỏ, cái trán lép, cái quai hàm to, cái nhân trung dài, hai cái tai đầy đặn ấy, rồi gật gù:

  • Khá lắm! Hậu vận khá lắm! Chỉ tiếc cái tóc không được đen.
  • Mẹ kiếp! Chứ xưa nay có mũ bao giờ đâu mà tóc chả đỏ!

Chợt từ sân quần có một đứa bé chay ra gọi rầm nó lên mà rằng:

  • Kìa anh Xuân! Không vào đi? Tiểu thư đã đến đấy! Không có người, anh không vào đi à?

Xuân Tóc Đỏ hỏi:

  • Tiểu thư à?
  • Phải! Con Văn Minh có cái thằng chồng ta đặt tên là Cà Kếu ấy mà. Cả con mẹ Phó Đoan cũng đến xem, lại đòi chơi nữa!

Xuân Tóc Đỏ đứng lên, dặn ông thầy:

  • Cứ viết đi, rồi chiều hay mai tôi lấy, cụ nhé! Nhớ hộ là tiền rồi. Nào! Vào ken cờ ban 4 với mỹ nhân cho nó hoa đào một thể!

Đi qua chị hàng mía, thằng Xuân cười tình, nháy một cái.

  • Ơ voa 5 nhé! Mai nhé!

Rồi nó chạy vào sân bên tả là chỗ ba người đợi.

  • Lạy cụ lớn ạ! Lạy ông! Lạy bà!

Cặp vợ chồng Văn Minh khẽ cúi đầu đáp, nhưng bà Phó Đoan nguẩy một cái. Thiếu phụ cười, đưa mắt cho chồng. Người này bảo Xuân:

  • Bà tôi không thích kiểu cách thế.

Bà Phó Đoan mắng luôn Xuân Tóc Đỏ:

  • Anh ngu lắm! Cụ gì? Tôi chỉ mới đáng tuổi là mẹ anh thôi. Cụ thì ra đẻ được ra mẹ anh nữa kia à? Mà mẹ anh thì…
  • Lạy bà lớn ạ, cháu lỡ lời, bà lớn tha cho.

Sau khi cái cơn thịnh nộ của một me tây chân chính nguội đi rồi, Xuân cầm cái vợt chạy ra phía sân kia. Bộp bộp, ban bay đi bay lại… Bộ đùi trắng nõn của cô Văn Minh làm cho Xuân đánh lỗi mấy quả đầu, và làm cho cô này có cái ảo tưởng là mình chơi cừ hơn xưa.

Vẫn còn hầm hầm, bà Phó Đoan lầu nhầu:

  • Cái dân An Nam ngu thật!

Thiếu niên đáp:

  • Dì chấp cái hạng ấy làm quái gì!
  • Dễ tôi cũng phải tập thể thao mới được, không có chả mấy lúc mà già.
  • Ồ! Nếu thế thì Văn Minh tôi xin ký cả hai tay! Thật không hở dì? Dì thích tập thể thao? Một cuộc đắc thắng của thể thao! Một cuộc tiến bộ của nước Việt Nam! Sự cường thịnh của nòi giống!

Ông ấy nói thế một cách sốt sắng chẳng kém những người gầy gò ốm yếu không hề tập thể thao bao giờ và chỉ xui giục kẻ khác. Nguyên do ông ấy là một du học sinh quay về tổ quốc mà không có một mảnh văn bằng nào cả.

Hình như ở bên Pháp, ông là bạn thân của những nhà chính trị đã từng làm thứ trưởng, thượng thư, văn hào, vân vân, những vị có danh tiếng mà báo chí Việt Nam cũng nhắc nhỏm tới. Sở Liêm Phóng Securité đã cắt hai viên thám tử đi dò ông. Sau ba tháng ròng rã hai viên thám tử chỉ thấy những hành tung bí mật của ông là: hút thuốc lá Camel. Về sau ông lấy vợ giàu. Có vợ rồi, ông đặt là Văn Minh. Sở Liên Phóng Securité lại phải một phen lo sợ. Dò mãi mới biết rằng tên của vợ ông là Văn, của ông là Minh thì ông đặt ngay là Văn Minh, tên vợ ở trên tên ông, tên ông đội dưới, cho nó có vẻ nịnh đầm. Thế thôi, chứ ông chẳng phản đối, cũng chẳng cải cách, quốc gia, quốc tế chi chi, cũng không cả.

Từ độ được nhiều người gọi là Văn Minh, ông ta thấy cần phải chủ trương cuộc Âu hoá thì cái tên mới khỏi vô nghĩa. Một cái linh hồn khoẻ trong một xác thịt khoè! Phát minh được chân lý ấy rồi, đi đâu ông cũng hăng hái cổ động cho thể thao. Vợ ông trước nhất, rồi đến người khác. Ông không thể thao, thể dục cũng không, vì không có thì giờ! Cái chương trình Âu hoá của ông ta làm cho ông ta lúc nào cũng phải trầm tư mặc tưởng.

Còn lai lịch bà Phó Đoan, thì kể nghe cũng hay hay. Hồi đương xuân, bà bị một người lính Tây hiếp, lúc bà mới ở nhà quê ra tỉnh xem hội Đình Chiến. Sau cuộc hiếp tráp phép đến ngay cuộc hiếp đúng luật, nghĩa là cuộc làm phép cưới. Người lính ấy sau thành một ông Phó Đoan. Ăn ở với nhau độ 10 năm, ông Phó Đoan chết, chết trung thành với nhà nước, chết chung tình với vợ, chết như những người yêu vợ quá sức. Rồi bà lấy một ông phán trẻ được hai năm thì ông chồng nội hoá cũng lăn cổ ra chết. Vì lẽ chưa ai thấy bà có nhân tình, nên những ngọn lưỡi rắn độc phao rằng những ngọn lửa tình do những kẻ chim bà không được đã khêu lên, bà bắt ông phán phải rập tất cả. Bà chính chuyên đến nỗi chồng bà kiệt sức, cạn sức, phải trốn xuống suối vàng.

Hai thiếu nữ Pháp và một thiếu niên Nam vào sân.

Xuân Tóc Đỏ nhường vợt cho đám hội viên.

Một cô đầm đi vào buồng thay quần áo thì Xuân cũng biến mất.

Sân quần ầm ĩ những tiếng chào hỏi cười nói. Rồi những quả quần bay đi bay lại như đàn dơi bắt muỗi trên không gian…

Một lát sau, tự nhiên thấy một người Pháp nắm tóc Xuân, lôi nó sềnh sệch ra sân mà tát, mà sỉ vả… Mọi người xúm lại hỏi. Thì ra nó bị bắt quả tang nhìn trộm một cô đầm lúc cô đang thay váy để mặc quần đùi! Hội nhất định đuổi nó, và không trả lương tháng ấy nữa.

Lúc đó bà Phó Đoan mới nhận ra rằng dân Việt Nam không những ngu mà còn đáng thương. Bà thở dài, ngậm ngùi bảo cháu rể bà:

  • Trẻ trung ai chả có khi dại dột? Tha thứ là phải, chấp làm gì thiếu niên? Rõ khổ, rõ tội nghiệp! Đuổi người ta như thế mà đành lòng!

1 Năm đều
2 Năm-sáu
3 Tên những vận động viên quần vợt nổi tiếng lúc ấy
4 Quelques balle: đánh một vài quả
5 Au revoir: tạm biệt