Chương 24: Tề hoàn công lấy lòng đãi sứ Sở – Hội chư hầu nhất dạ phục vua Châu

Khuất-hoàn đến trại Tề xin vào yết kiến.

Quản-trọng hay được tin, nói với Tề hoàn-công :

– Nước Sở sai sứ đến một lần nữa chắc là xin giảng hoà, Chúa-công nên tiếp đãi tử tế .

Tề hoàn-công cho đòi Khuất-hoàn vào.

Khuất-Hoàn quỳ móp dưới trướng tâu :

– Chúa công tôi chỉ vì không cống cỏ thanh-mao, để quí-quốc nhọc lòng đem quân đến đây thật tội rất lớn . Chúa công tôi đã biết lỗi , xin quí-quốc lui binh khỏi ba mươi dặm. Chúa công tôi sẽ tuân-mệnh .

Tề hoàn-công nói :

– Nếu vua nước Sở biết giữ bổn-phận ta còn đòi gì nữa mà không rút quân.

Khuất-hoàn lạy tạ lui ra, trở về thưa lại với Sở văn-vương :

– Tôi hứa với Tề-hầu, chịu cống hiến một xe cỏ thanh-mao, và Tề-hầu cũng đã hứa rút quân khỏi ba mươi dặm.

Sở thành-vương không tin, sai người đi thám thính .

Bỗng có quân vào báo :

– Quân các nước chư-hầu đã rút khỏi ngoài ba mươi dặm , hiện đóng nơi đất Thiệu-lăng.

Sở thành-vương nói :

– Tề-hầu chịu rút quân ấy là có ý sợ ta, ta há lại giữ lời hứa làm chi ?

Tử-văn thưa :

– Đại Vương chớ nên làm thế ! Người ta không bội tín với mình, mà mình bội tín với họ sao phải.

Sở thành-vương nín lặng, nét mặt buồn buồn.

Kế đó, sai Khuất-Hoàn đem mấy xe vàng lúa đến đất Thiệu-lăng để ban thưởng cho quân các nước chư hầu .

Lại sai sửa soạn một xe cỏ thanh-mao đem đến trình với Tề hoàn-công để đem vào triều cống Thiên-tử .

Lúc đó, Hứa mục-công đã qua đời, con Hứa mục-công là Hiệp, lên nối ngôi, xưng hiệu Hứa hi-công .

Hứa hi-công sai quan Đại-phu Bách đà đến hội diện cùng các chư-hầu nơi Thiệu-lăng để điều khiển đoàn quân của mình.

Khuất-hoàn vào yết kiến Tề hoàn-công dâng vàng lụa để ban thưởng cho quân sĩ.

Tề hoàn-công đem phân phát cho các nước.

Khuất-hoàn lại dâng cỏ thanh-mao.

Tề hoàn-công xem xong giao trả cho Khuất-hoàn , sai sứ đem vào triều cống Thiên-tử.

Tề hoàn-công hỏi Khuất-hoàn :

– Nhà ngươi đã bao giờ được trông thấy quân lực của các nước Trung-nguyên chưa ?

Khuất-hoàn nói :

– Tôi ở nơi xa xôi hẻo lánh về cõi Nam này, chưa từng thấy những đạo binh hùng mạnh của Trung-nguyên , nếu Minh-công có hảo-ý, xin cho tôi được xem tường tận .

Tề hoàn-công liền đưa Khuất-hoàn đi xem các trại quân của các nước chư-hầu.

Bấy giờ quân các nước đóng liền nhau dài hơn mấy mươi dậm. Mỗi khi trại quân Tề nỗi trống hiệu, các trại chư-hầu đồng ứng tiếng, gióng lên như sấm.

Tề hoàn-công đắc ý, cười lớn , nói với Khuất-hoàn :

– Binh-lực của các nước Trung-nguyên ta như thế này đánh đâu mà chẳng thắng .

Khuất-hoàn nói :

– Minh-công là bá chủ Trung-quốc, dùng đạo đưc để chinh-phục lòng người, dùng đại-nghĩa thắng thiên-hạ. Cái đó mới đáng sợ . Chư như lấy binh lực cậy oai, thì nước Sở tôi, dẫu nhỏ mọn, nhưng có Phương-thành, có sông Hán-thuỷ , thành cao, hào sâu, dẫu trăm vạn binh hùng, vị tất đã làm gì nổi !

Tề hoàn-công nghe nói, có ý hổ thẹn, bảo Khuất-hoàn :

– Nhà ngươi thật là một hiền-sĩ của nước Sở. Nay ta xin cùng vua nước Sở giữ lấy chức phận của tiên quân ta ngày xưa , nhà ngươi nghĩ thế nào ?

Khuất-hoàn nói :

– Minh-công có lòng nghĩ đến Chúa-công tôi mà giảng-hoà thì còn gì may mắn hơn.

Tề hoàn-công truyền mở tiệc đãi đằng.

Sáng hôm sau Tề hoàn-Công lập đàn , để cùng với nước Sở ăn thề và lập điều ước giảng-hoà với nhau.

Quản-Trọng xin tha cho Đam-Bá về nước Trịnh.

Khuất-hoàn cũng thay mặt Sái-hầu xin lỗi với Tề hoàn-công.

Đoạn, hai bên từ giã nhau.

Tề hoàn-Công ra lệnh thu quân về nước.

Trong khi đi đường, Bảo thúc-nha hỏi Quản-trọng :

– Nước Sở tiếm xưng vương hiệu, tại sao Trọng-phụ không đem việc ấy bắt tội khi-quân lại nhận cỏ thanh-mao làm chi ?

Quản-trọng nói :

– Nước Sở tiếm xưng vương-hiệu đã ba đời. Nếu nay bắt bỏ vương-hiệu, không đời nào nước Sở chịu tuân theo. Ấy vậy, nước ta làm sao điều khiển được. Muốn điểu khiển họ, cốt yểu phải làm cho họ nghe lời mình trước đã. Mà muốn họ nghe lời mình, không gì hơn đừng để họ bất mãn mình.

Bảo thúc-nha nghĩ ngợi một lúc, rồi cũng cho là phải.

Quan Đại-phu nước Trần là Đào đồ, nghe tin Tề hoàn-Công đem quân về nước, liền bàn với quan Đại-phu nước Trịnh là Thân-hầu :

– Nếu để quân Tề đi qua địa giới nước Trần và nước Trịnh, thì ta phải cung đốn lương thực, như thế đã tốn của lại mất công , chi bằng nói với Tề hầu đi về phía Đông, khiến cho nước Từ và Cử phải chịu lấy sự khó nhọc ấy thì hai nước ta mới rảnh-rang được.

Thân-hầu vốn là một kẻ nham hiểm, ngoài mặt tán thành lời nói của Đào đồ, nhưng trong bụng có ý cười thầm, liền bảo Đào đồ vào tâu với Tề hoàn-công.

Đào đồ bước vào ra mắt, tâu :

– Minh-công đánh Sơn-nhung nơi phía Bắc, phạt nước Sở nơi phía Nam, bây giờ nên rút quân về phía Đông, để cho các nước trông thấy oai mà sợ.

Tề hoàn-công nói :

– Nhà ngươi nói rất phải.

Được một lúc Thân-Hầu cũng vào ra mắt Tề hoàn-công, tâu :

– Minh-công đem quân chinh phạt đã lâu ngày, phải tìm cách để quân sĩ có nơi trú ngụ mà giải-lao. Nay nếu kéo binh về phía Đông rủi có nước mọi rợ nào đón đường ngăn trở, làm cho quân sĩ mệt nhọc, ta thán thì thật là điều bất lợi !

Tề hoàn-công như sực tỉnh, nói :

– Nếu không có nhà ngươi, ta đã lầm lẫn rồi .

Nói xong sai người bắt Đào đồ trị tội, Trần tuyên-công phải đem lễ vật xin lỗi hai ba lần Tề hoàn-công mới chịu tha. Lại khiến Trịnh văn-công phải đem đất Hổ-lao thưởng cho Thân-hầu .

Trịnh văn-công, dẫu phải nghe lời, nhưng lòng không phục.

Tề hoàn-công thấy Quản-trọng lập được nhiều công lao to tác , bèn đem đất Biền-ấp , hơn ba trăm nóc nhà của quan Đại-phu Bá-thị phong thêm cho Quản-trọng.

Sở thành-vương thấy binh Tề và các nước chư-hầu đã rút về , ý chừng muốn đem cổ thanh-mao vào nhà Châu triều cống.

Khuất-hoàn thưa :

– Ta không nên thất tín với nước Tề. Vã lại chỉ vì nước Sở ta không cống hiến nhà Châu , nên nước Tề mới được tiếng là biết tôn kính Thiên-tử. Nay nhân cơ hội này, ta sai vào cống hiến thì nước ta cũng chẳng kém gì nước Tề.

Sở thành-vương nói :

– Chỉ ngặt một điều nước ta đã xưng Vương-vị . Nay xưng hô thế nào cho tiện ?

Khuất-hoàn nói :

– Không hề chi. Trong tờ biểu chỉ xưng là viễn-thần cũng đủ .

Sở thành vương nhậm lời, sai Khuất-hoàn đem mười xe cỏ thanh-mao và các thư vàng lụa vào dâng vua Huệ-vương nhà Châu.

Châu huệ-vương mừng lắm, phán :

– Nước Sở lâu nay đã bỏ bổn phận, bây giờ lại biết triều phục như thế thực là phước lớn của Tiên-vương ta.

Nói rồi đem lễ-vật cáo-yết Thái-miếu, lại ban thưởng cho nước Sở rất hậu .

Khuất-hoàn lạy tạ, rồi cáo từ.

Chẳng bao lâu, Tề hoàn-công lại sai Thấp-bằng đến yết kiến Châu huệ-vương , tâu về việc nước Sở đã chịu thần phục .

Châu huệ-Vương tiếp đãi Thấp-bằng rất trọng thể.

Thấp-bằng tâu với Châu huệ-vương , xin được phép đến chúc mừng ngôi Thái-tử.

Châu huệ-vương nghe nói vẻ mặt lúng túng, trộn lẫn một ít u buồn, rồi sai người đòi Thái-tử Trịnh và Vương-tử Đái đến.

Thấp-Bằng lạy mừng xong, bái tạ ra về.

Về đến nước Tề, Thấp-bằng vào ra mắt Tề hoàn-công tâu :

– Nhà Châu sắp có loạn !

Tề hoàn-công thất kinh hỏi :

– Tại làm sao thế ?

Thấp-bằng nói :

– Người con trưởng của Thiên-tử là Trịnh, tức con bà Khương-hậu, đã lập lên Thái-tử. Nay bà Khương-hậu mất, bà thứ-hậu là Trần-vỉ, được vua yêu, sinh đặng Vương-tử Đái. Thiên-tử muốn bỏ con trưởng lập con thứ, vì vậy lúc tôi xin yết kiến, vua đòi ra cả hai người. Tôi e rằng chẳng bao lâu nhà Châu sẽ có loạn .

Tề hoàn-công vội vã đòi Quản-trọng vào thương-nghị.

Quản-trọng nói :

– Tôi có một kế, có thể giữ yên được nhà Châu.

Tề hoàn-công hỏi :

– Kế gì vậy ?

Quản-trọng nói :

– Cần gây cho Thái-tử một thế-lực mạnh mẽ. Nay viết một đạo biểu dâng lên vua nhà Châu tỏ ý các chư-hầu muốn yết-kiến ngôi Thái-tử, xin nhà vua cho Thái-tử ra hội với các chư-hầu. Hễ Thái-tử đã hội diện với các chư-hầu thì địa-vị đã được căng-co dầu muốn thay đổi cũng không được.

Tề hoàn-công khen phải, liền viết hịch hẹn với các chư-hầu sang năm họp mặt tại đất Thủ-chỉ thuộc nước Vệ, rồi lại sai Thấp-Bằng đến triều Châu , tỏ ý các chư-hầu muốn yết kiến ngôi Thái-tử để tỏ lòng tôn kính.

Châu huệ-vương không muốn cho Thái-tử đi hội, nhưng sợ thế lực nước Tề, chẳng dám từ khước.

Thấp-bằng về nước, báo với Tề hoàn-công.

Đầu năm sau, Tề hoàn-công sai Trần kính-trọng sang đất Thủ-Chỉ làm một nhà hành-cung để đón Thái-tử.

Đúng kỳ hẹn Thái-tử Trịnh đến. Các chư-hầu kéo đến lạy mừng .

Thái-tử Trịnh hai ba lần từ chối không dám nhận lễ.

Tề hoàn-công tâu :

– Chúng tôi là chư-hầu, đối với Thái-tử cũng như bề tôi đối với vua, xin Thái-tử chớ tị-hiềm.

Thái-tử Trịnh tỏ lời cảm tạ.

Rồi đêm ấy, mời Tề hoàn-công đến hành-cung, đem việc Vương-tử Đái muốn cướp ngôi thuật lại .

Tề hoàn-công tâu :

– Chúng tôi cùng các Chư-hầu ước nguyện quyết bảo vệ cho Thái tử , xin Thái-tử chớ ngại.

Thái-tử Trịnh sợ ở nơi đất Thủ-Chỉ lâu ngày làm phiền các chư hầu, nên muốn về triều.

Tề hoàn-công nói :

– Sở dĩ chúng tôi muốn lưu Thái-tử lâu ngày là muốn Thiên-tử hiểu thấu lòng lưu luyến của chư-hầu đối với Thái-tử. Nay đang giữa mùa hè nóng nực, xin đợi đến mùa thu mát trời, chúng tôi sẽ hộ giá hồi loan cũng chẳng muộn .

Châu huệ-vương thấy Thái-tử Trịnh lâu về, đoán biết Tề hoàn-Công có lòng mến phục , nên không vui . Hơn nữa, Thứ-phi Trần-Vỉ và Vương-tử Đái ngày đêm ở bên cạnh kiếm lời gièm siểm.

Nhơn lúc quan Thái-sử Chu-khổng vào yết kiến .

Châu huệ-Vương nói :

– Vừa rồi, Tề-hầu đánh được Sở, song quân-lực nước Tề cũng không hơn gì Sở. Nay Sở lại tùng phục Thiên-triều không hổn láo như trước nữa, thì Sở cũng đáng tin cậy .

Chu-khổng tâu :

– Tâu Bệ-hạ, ý chừng Bệ-hạ có điều gì bất bình nước Tề ?

Châu huệ-vương nói :

– Tề-hầu cậy thế , nhóm chư-hầu qui phục Thái-tử, như thế đã có mầm khi quân ! Ta muốn nhờ khanh đem cho Trịnh-hầu một mật chiếu, bảo Trịnh-hầu bỏ Tề theo Sở , rồi đem ý của Trẫm truyền lại với vua Sở.

Chu-khổng tâu :

– Sở về triều cống là nhờ có Tề bắt buộc, sao Bệ-hạ lại không nghĩ đến công lao của Tề-hầu.

Châu huệ-vương nói :

– Nếu các nước chư-hầu cứ tùng phục nước Tề mãi chắc gì Tề-hầu không sanh dị tâm , ý trẩm đã quyết khanh chớ bàn bạc làm chi !

Chu-khổng không dám nói nữa.

Châu huệ-vương liền viết một mật chiếu, niêm phong rất cẩn thận trao cho Chu-khổng.

Chu-khổng không hiểu trong tờ chiếu đó đã viết gì , vội vã đem đến trao cho Trịnh văn-công .

Trịnh văn-công mở ra đọc.

Chiếu rằng :

Thái-tử Trịnh bất tuân phụ lệnh, tự tập các chư-hầu mưu gây rối Thiên triều. Đó là tội bất hiếu, không thể nối ngôi được. Nay ý trẫm muốn lập Vương-tử Đái làm Thái-tử, nếu hiền-hầu bỏ Tề theo Sở , để cùng giúp Vương-tử Đái thì trẫm sẽ giao hết quyền bính cho.

Trịnh văn-công xem chiếu xong, lòng mừng thầm, nói với các quan Đại phu :

– Tiên quân ta Vũ-công , Trang-công trước kia hai đời làm Khanh-sĩ nhà Châu đến đời Lệ-công cũng có công nghiệp lớn, giúp vua Châu, nhưng chưa giữ được quyền chính. Nay vua nhà Châu lại định giao quyền cho ta, thực điều đáng mừng đó !

Quan Đại-phu Đổ-thúc can :

– Nước ta chịu ơn nước Tề , nay bõ Tề theo Sở là điều bội nghĩa. Hơn nữa, Thái-tử Trịnh được mọi người tôn sùng, nay bõ đi phò Vương-tử Đái là trái với ý-nguyện chung của mọi người, xin Chúa-công thận trọng việc này .

Trịnh văn-công nói :

– Theo ý Tề-hầu sao bằng theo ý Thiên-tử nhà Châu , việc phế lập là do ý Thiên-tử chứ đâu phải ý ta .

Đổ-thúc nói :

– Ngôi Thái-tử nhà Châu bao giờ cũng phải là con trưởng. Nếu lập con thứ không tránh điều rắc rồi. Xem như trước kia U-vương yêu Vương-tử Bá-Phục, vua Hoàng-vương yêu Vương-tử Khắc, vua Trang-vương yêu Vương-tử Đồi kết quả đều mang tai vạ. Nếu Chúa-công không xét kỹ e phải hối hận.

Quan Đại phu Thân-hầu cãi :

– Dù muốn dù không đó là lệnh Thiên-tử. Ta há lại trái lệnh Thiên-tử để nghe theo Tề-hầu sao ? Như vậy còn gì đạo quân thần.

Trịnh văn-công cho lời nói của Thân-hầu là phải, đêm ấy bỏ ra về không hội chư-hầu nữa.

Tề hoàn-công hay tin nổi giận, toan đem binh đánh Trịnh.

Quản-Trọng can :

– Dẫu một nước Trịnh bội ước , cũng chưa hại chi, nay xin Chúa-công cứ lập minh thệ với các nước rồi tính sau.

Tề hoàn-công nghe theo lời, lập đàn nơi đất Thủ-chỉ, để cùng với các chư hầu ăn thề , đồng tâm giúp ngôi Thái-tử .

Lời thề như sau :

Tất cả các nước chư hầu có mặt hôm nay đồng tâm giữ ngôi Thái-tử để giữ vững nhà Châu. Nếu ai đổi lòng sẽ bị đất trời tru diệt.

Ngày hôm sau các nước chư-hầu đưa Thái-tử Trịnh về nước.

Trịnh văn-công hay tin các nước chư hầu lập minh thệ, có ý lo sợ cho mình.

Kế đó Sở thành-vương sai người sang Trịnh để bàn việc giao hữu .

Trịnh văn-công lòng dụ dự không quyết, nên không tiếp sứ.

Sở thành-vương bèn tư thông với Thân-hầu , để nhờ Thân-hầu xúi giục Trịnh văn-công bỏ Tề theo Sở.

Nguyên Thân-hầu trước kia làm quan nước Sở , được Sở văn-vương yêu chuộng. Sau Sở văn-vương gần mãn phần, sợ người sau không dùng Thân-hầu nên mới cho Thân-hầu một số châu ngọc để trốn sang nước khác lập nghiệp . Thân-hầu trốn sang đất Lịch, được Trịnh lệ-công yêu dùng. Sau Trịnh lệ-công phục nghiệp mới phong Thân-hầu làm chức Đại phu nước Trịnh.

Đến lúc Trịnh lệ-công qua đời. Trịnh văn-công lên nối nghiệp, Thân-hầu vẫn giữ chức ấy.

Nay được tin nước Sở, Thân-hầu vào bàn với Trịnh văn-công :

– Ta vì phụng mệnh Thiên tử mà trái ý Tề, chỉ còn trông cậy ở nước Sở, nếu không theo Sở thì lấy đâu nương tựa ?

Trịnh văn-công nghe lời, mật sai Thân-hầu qua kết liên với Sở .

Tề hoàn-Công hay tin tức giận cử binh sang vây thành Tần-Mật của nước Trịnh.

Lúc bấy giờ Thân-hầu còn đang ở nước Sở , nghe tin ấy liền tâu với Sở thành-vương :

– Nước Trịnh sở dĩ giao kết với Sở là cậy có Sở giúp. Nếu Đại vương không đem binh cứu nước Trịnh , ắt Trịnh phải theo Tề .

Sở thành-vương triệu tập quân thần thương nghị.

Quan Tể-tướng Tử-văn tâu :

– Nước Hứa đang tùng phục nước Tề, được Tề hoàn-công rất ưu đãi , nay muốn cứu Trịnh, chỉ cần đem binh qua đánh Hứa, quân Tề tất phải rút về mà cứu Hứa.

Sở thành-Vương y lời, đem quân vây thành nước Hứa. Quả nhiên Tề bõ Trịnh kéo thẳng qua nước Hứa để cứu viện .

Nước Sở lại rút quân về.

Thân-hầu trở về nước lòng hiu hiu tự đắc, cho rằng mình đã có công phu rất lớn đối với nước Trịnh.

Qua năm sau, Tề hoàn-công lại đem quân đánh Trịnh nữa.

Quan Đại-phu nước Trần là Đào đồ, lúc trước theo Tề hoàn-công đi Sở có hiềm khích với Thân-Hầu, nên nay viết một mật thư sai người đem đưa cho quan Đại-phu nước Trịnh là Đổ-thúc.

Thư ấy như vầy :

Thân-hầu là một đứa ô-mị, trước kia nịnh bợ Tề-hầu được thuởng đất Hổ-lao nạp , lại ô-mị nước Sở để làm cho Trịnh-hầu phải mang tiếng thất tín. Nếu chém đầu Thân-hầu đem tạ tội, ắt quân Tề tức khắc lui về nước .

Đổ-thúc đem bức thư ấy trình với Trịnh văn-công.

Trịnh văn-công cả giận truyền chém Thân-hầu, cắt đầu bỏ vào một chiếc hộp, sai Đổ-thúc đem nạp cho Tề hoàn-công và nói :

– Ngày trước sở dĩ nước Trịnh bội ước là do Thân-hầu ô-mị , nay xin giết Thân-hầu đem dâng đầu tạ tội.

Tề hoàn-công biết Đổ-Thúc là một tôi hiền, thuận cho nước Trịnh giảng hoà.

Rồi, cũng trong năm ấy Tề hoàn-công lại triệu tập các chư-hầu họp nơi đất Ninh-mãn để kiểm điểm việc binh.

Trịnh văn-công e ngại có chiếu mệnh Thiên-tử, nên chẳng dám công nhiên đi dự mới sai con là Thế-tử Hoa đi thế.

Nguyên Thế-tử Hoa cùng với em là Công-tử Tang đều con bà Đích phu-nhân . Bấy giờ Đích phu-nhân được Trịnh văn-công yêu, mới lập Hoa lên làm Thế-tử. Sau đó, Trịnh văn-công lại lập thêm hai bà phu-nhân nữa cũng đều có con trai cả .

Cách đó chẳng bao lâu Đích phu-nhân chết. Trong cung có một nàng cung nữ tên Yên-cật, một hôm nằm mộng thấy một người đàn ông tay cầm cành hoa đến nói : Ta đây là thuỷ tổ nhà ngươi, nay cho nhà ngươi cành hoa lan này, mai sau sẽ sinh quí-tử, khiến cho nước nhà thịnh vượng.

Nói xong cầm cành hoa lan đưa cho Yên-cật rồi biến mất.

Yên-Cật giật mình thức dậy, đem chuyện ấy tâu với vua.

Trịnh văn-công cho là điềm tốt, ăn ở với Yên-cật, sinh đặng một trai đặt tên là Lan.

Thế-tử Hoa thấy cha mình nhiều vợ yêu như vậy, sợ ngày sau bõ mình lập người khác, mới bàn riêng với các quan Đại-phu, như Thúc-thiêm, Đổ-thúc, Sư-thúc, để bầy mưu gây uy-thế cho mình.

Nhưng các quan đều khuyên Thế-tử Hoa nên giữ lấy đạo-hiếu .

Do đó, Thế-tử Hoa không bằng lòng, tỏ ý hiềm-khích với các quan.

Đến ngày hội chư-hầu, Thế-tử Hoa vào yết-kiến Tề hoàn-công nói riêng :

– Nước Trịnh tôi ngày nay quyền binh đều ở trong tay Thúc-thiêm , Đổ-thúc và Sư-thúc định đoạt cả . Sở dĩ phụ-thân tôi bõ không đi dự hội cũng vì ba người ấy. Nếu Hiền-hầu trừ được ba người ấy thì nước Trịnh tôi mới phần phục quí quốc mãi mãi .

Tề hoàn-công đem chuyện để bàn lại với Quản-trọng .

Quản-trọng nói :

– Không nên ! Xét lời nói của Thế-tử Hoa tỏ ra một kẻ bất trung , bất tín. Thúc-thiêm, Sư-thúc và Đổ-thúc đã được tiếng là Tam-lương của nước Trịnh, ta chớ nên nghe lời mà hõng việc.

Tề hoàn-công bỏ qua không nói đến nữa. Tuy nhiên Quản-Trọng vốn ghét Thế-tử Hoa là kẻ gian-giảo, cố ý đem lời nói của Thế-tử Hoa tiết-lộ cho người nước Trịnh biết.

Trịnh văn-công hay được, đòi Thế-tử Hoa vào hỏi.

Thế-tử Hoa nói dối rằng :

– Phụ thân không qua dự hội nên Tề hoàn-công không chịu giảng hoà. Vậy thì ta nên theo nước Sở là hơn.

Trịnh văn-công đã rõ hết ngọn ngành vỗ án hét :

– Nghịch-tử , mi muốn b*n n**c lại còn dám nói dối với ta nữa sao ?

Nói xong, truyền giam Thế-tử Hoa vào ngục .

Thế-tử Hoa khoét tường trốn ra .

Trịnh văn-công hay được truyền đem chém.

Em Thế-tử Hoa là Công-tử Tang sợ liên luỵ liền trốn sang nước Tống , nhưng Trịnh văn-công được sai người theo giết chết.

Trịnh văn-công lại cảm nghĩa Tề hoàn Công không nghe lời Thế-tử Hoa, nên sai Đỗ-thúc đến tạ ơn .

Năm ấy Châu huệ-vương ốm nặng Thái-tử Trịnh sợ có biến loạn, nên sai quan Hạ-sĩ Vương-tử Hổ đến báo với Tề hoàn-công.

Chẳng bao lâu Châu huệ-vương băng-hà.

Tề hoàn-công nay tin , vội vả họp các chư-hầu ở đất Thao (thuộc nước Tào) làm tờ ai điếu vào triều Châu dâng lễ tế .

Mỗi nước chư-hầu phái một quan Đai-phu thay mặt, kể tên sau đây :

l. Quan Đại-nhu nước Tề : Thấp-bằng

2. Quan Đại-phu nước Tống : Hoa tú-lão

3. Quan Đại-phu nước Lỗ : Công tôn-ngao

4. Quan Đại-phu nước Vệ : Ninh-tốc.

5. Quan Đại-phu nước Trần : Viên-tuyền

6. Quan Đại-phu nước Trịnh : Tư nhân-sư.

7. Quan Đại-phu nước Tào : Công-tử Mậu.

8. Quan Đại-phu nước Hứa : Bách đà.

Tuy mượn tiếng là điếu tang nhưng kỳ thật để làm hậu thuẫn , tôn Thái-tử Trịnh lên ngôi.

Sau lễ an-táng, Thái-tử Trịnh lên tức vị, hiệu là Châu tương-vương.

Trần-vỉ , vợ vua Huệ-vương và Vương-tử Đái lòng rất căm phẫn, nhưng sợ oai các chư-hầu không dám kinh động.

Việc nhà Châu sắp đặt đã yên, Tề hoàn-công lui về nước, định triệu tập chư hầu nơi đất Quí-khâu để bàn tính mọi việc.

Quản-trọng nói :

– Nhà Châu vừa rồi chỉ vì con trưởng , con thứ, không nhất định mà sắp bị rối loạn. Vậy Chúa-công định ngôi Thế-tử trước để khỏi di-hoa. về sau.

Tề hoàn-công nói :

– Ta có tất cả sáu con, đều là con của vợ thứ : Công-tử Võ-Khuy lớn tuổi hơn , nếu cứ lấy người hiền thì có Công-tử Chiêu. Trưởng Vệ-cơ (mẹ Công-tử Võ-khuy) hầu ta đã lâu, ta đã hứa định

lập Công-tử Võ-khuy rồi ; Dịch-nha và Thụ điêu hai người ấy thường thường có nói với Võ-khuy . Công-tử Chiêu là người hiền , nhưng ý ta chưa quyết, bây giờ tuỳ ý Trọng-phụ.

Quản-trọng biết Dịch-nha với Thụ điêu là hai tên nịnh, lại là bè đảng của Trưởng Vệ-cơ , e cho ngày sau Công-tử Võ-khuy lên nối ngôi thì nội công, ngoại ứng làm loạn Quốc-chính. Công-tử Chiêu là con của Trịnh-cơ, nước Trịnh vừa mới giảng hoà với Tề , lập Công-tử Chiêu thì giữa Tề và Trịnh càng thêm thân mật.

Nghĩ như vậy, Quản-Trọng mới thưa với Tề hoàn-công :

– Hiện nay Chúa-công không có con hiền nối ngôi thì làm sao giữ được cơ-nghiệp bá-chủ. Chúa-công đã xét đoán biết Công-tử Chiêu là người hiền, thì nên lập ngay mới phải .

Tề-hoàn-công nói :

– Ta chỉ sợ Công-tử Võ-khuy cho mình là lớn tuổi hơn, sinh ra chuyện tranh giành lẫn nhau, thì biết làm thế nào ?

Quảnđi-ngô thưa :

– Nay nhân dịp Chúa-công sắp đại hội các nước chư hầu ; nên chọn trong các vua chư hầu có ông nào hiền, hãy đem việc Công-tử Chiêu mà uỷ thác cho còn lo ngại gì.

Tề hoàn-công nhậm lời.

Bây giờ Tống hoàn-công là Ngự-thuyết Mật, Thế-tử Tư-phủ nhường ngôi cho Công-tử Mụcđi (thứ huynh của Tư-phủ) . Mụcđi không chịu làm vua. Tư-phủ phải lên nối ngôi hiệu là Tống tương-công.

Tống tương-công theo lệnh của bá chủ (Tề hoàn-công) , mặc dầu có tang vẫn đến dự hội ở đất Quí-khâu

Quản-trọng tâu với Tề hoàn-công :

– Vua nước Tống biết nhường ngôi cho người hiền là Công-tử Mụcđi. Vả lại trong lúc có tang mà đi dự hội, là họ rất kính trọng nước ta. Chúa-công nên uỷ thác Công-tử Chiêu cho vua nước Tống .

Tề hoàn-công y-lời, lập tức sai Quản-Trọng đến quân-xá, để hầu chuyện trước cùng Tống tương-công .

Tống tương-công đến yết kiến Tề hoàn-công.

Tề hoàn-công tiếp đãi rất nồng hậu rồi đem việc Công-tử Chiêu ân-cần gửi gắm :

– Để giữ yên được cơ nghiệp tôi hy-vọng lòng tốt của hiền-hầu không quên chăm sóc Công-tử Chiêu, khiến cho cơ nghiệp Tề vẫn còn tồn-tại vĩnh-viễn.

Tuy Tống tương-công khiêm nhượng, không dám nhận lời , nhưng nỗi lòng đã thầm cảm lời ủy-thác của Tề hoàn-công.

Ngày hội, các chư-hầu cùng họp mặt trước đàn để vọng bái thiên-tử .

Quan Thái-tế Chu-khổng đọc lời chiếu của Thiên-tử nhà Châu

Đoạn trao phần tế cho Tề hoàn-công .

Tề hoàn-công bái lĩnh toan bước xuống ngai tạ lễ, Chu-khổng nói :

– Hiền-hầu nay tuổi đã già , xin miễn việc ấy .

Tề hoàn-công toan bố lễ tạ, Quản-Trọng vội vã nói :

– Xin Chúa-công lấy lễ nghĩa làm trọng, để nêu gương cho các chư-hầu.

Như sực tĩnh, Tề hoàn-công nói lớn :

– Dẫu Thiên-tử thương tình, song kẻ làm tôi có bao giờ vô lễ được .

Nói xong phục xuống trước đàn lạy hai lạy. Các nước chư-hầu

thấy vậy đều khâm phục.

Tề hoàn-công nhân các nước chư-hầu còn đũ mặt, tuyên đọc năm điều cấm của vua nhà Châu :

1. Không được lấp dòng nước chảy

2. Không được cấm đong thóc.

3. Không được đổi con trưởng.

4. Không được lấy tiểu thiếp làm chánh.

5. Không được cho đàn bà dự vào việc chính-trị .

Đoạn Tề hoàn-công lập thệ với các nước chư-hầu rằng :

– Phàm là nước đồng minh , phải cùng nhau giao hiếu, lúc hoạn

nạn phải cứu nhau .

Xong cuộc lễ Tề hoàn-công hỏi Chu-khổng :

– Ta nghe đời Tam Đại (nhà Hạ, nhà Thương và nhà Châu) , ngày xưa có lễ Phong-thiện, chẳng hay lễ ấy có nghĩa như thế nào ?

Chu-khổng nói :

– Đời Tam Đại làm lễ “Phong” ở núi Thái-sơn làm lễ “Thiện” ở núi Lương-phù. Lễ Phong là tế trời, lấy nghĩa trời cao, nên phải đắp đất lên mà tế. Còn lễ Thiện là tế đất, lấy nghĩa đất thắp, nên quét sạch đất mà tế, ấy là cái lễ của đời Tam đại vậy.

Tề hoàn-công nói :

– An-ấp là thủ đô của nhà Hạ, Bậc-ấp là thủ đô của nhà Thương, Phong-kiều là thủ đô của nhà Châu, chốn Đô-thành rất xa núi Thái-sơn và núi Lương-phủ , núi này lại nằm trong địa-giới nước ta, ý ta cũng muốn làm cái lễ ấy, các ngài nghĩ sao ?

Thấy Tề hoàn-công có ý kiêu-ngạo và tự đắc, Chu-khổng không hài lòng, liền đáp :

– Hiền-hầu cho là phải, thì còn ai dám bảo là không phải ?

Tề hoàn-công nói :

– Thôi, hoãn lại ngày mai ta sẽ bàn .

Các vua chư-hầu đều lui về tửu quán.

Chu-khổng đến nói riêng với Quản-trọng :

– Lễ Phong-thiện là cái lễ trọng thể của Thiên-tử, tôi thiết tưởng nước chư-hầu không nên nói đến. Sao Trọng-phụ không can được một câu nào ?

Quản-trọng ôn tồn đáp :

– Bản năng hiếu thắng của Chúa-công tôi, không thể nào can thẳng một cách đột-ngột được, phải tìm phương chửa lần, vậy hôm nay tôi sẽ liệu nói .

Tối đến, Quản-trọng vào yết kiến Tề hoàn-công :

– Chúa-công có thật lòng muốn làm lễ Phong-thiện không ?

Tề hoàn-công đáp :

– Đã nói, sao lại không thật !

Quản-trọng thưa :

– Lễ Phong-thiện bắt đầu có từ đời Vô hoài-thị đến đời Chu thành-vương , tất-cả 73 nhà, đều là tuân mệnh trời làm Thiên-tử, nên mới được phép làm lễ Phong-thiện.

Tề hoàn Công tỏ ý không hài lòng, nói lớn :

– Ta đây, đánh nước Sở ở phía Nam, tiến quân vào đất Thiệu-Lăng, phía Bắc đánh Sơn-nhung, Linh-chi và Cô-trúc ; phía Tây qua bãi Lư-sa đến tận núi Thái-hàng. Các chư-hầu ấy không ai đám trái ý, ba lần hội chư-hầu về việc xa, sáu lẫn hội chư-hầu về việc y thường. Dầu đời Tam đại chịu mệnh trời làm Thiên-tử cũng không thể có một sức mạnh nào hơn ! Vậy giờ đây ta có làm lễ Phong-thiện để cho con cháu noi theo tưởng cũng là lẽ phải !

Quản-trọng nói :

– Các bậc đế-vương thời xưa lúc nào gặp điềm lành mới làm lễ Phong-thiện , nay Chúa-công bỗng nhiên tổ chức lễ ấy ắt những thức-giả sẽ chê cười .

Tề hoàn-công không nói đến việc đó nữa.

Hôm sau kéo binh về nước lọ sửa sang cung-thất rất rực rỡ , mỗi dụng-cụ của nhà vua, món gì cũng sang trọng như đồ dùng của Thiên-tử nhà Châu.

Người trong nước ai cũng chê Tề hoàn-công cố ý tiếm phạm .

Quản-trọng cũng đắp một cái đài cao ba từng gọi là “Tam qui”.

Nghĩa là cả ba hạng người : Nhân dân, chư-hầu, mọi rợ đều tùng phục mình cả . Lại còn lập ra Tắc-môn để che cửa, Phạn điếm để tiếp sứ thần các nước.

Bảo thúc-nha thấy vậy có ý nghi hoặc hỏi :

– Vua xa xỉ , mình cũng xa xỉ . Vua tiếm phạm mình cũng tiếm phạm như thế sao phải ?

Quản-trọng nói :

– Dẫu một ông vua hay một thường dần mà đã có công khổ nhọc gây dựng cơ đồ , tất có ngày phải được huởng sung sướng để bù lại công khó nhọc của mình chứ . Nếu cứ đem lễ nghĩa bó buộc đời sống mình thì ai lại không chán . Vẳ lại việc làm của tôi cũng chỉ vì Chúa-công , mà muốn chia cái tiếng chê cười của thiên hạ đó .

Bảo thúc-nha nghe nói tuy làm thinh không cãi lại, song lòng không phục .

Trong lúc đó quan Thái-Tể nhà Châu là Chu-khổng cáo biệt trở về triều.

Đi đến nữa đường gặp Tần hiến-công đi dự hội trễ.

Chu-khổng nói :

– Hội đã tan rồi sao đến bây giờ hiền-hầu mới đến ?

Tần hiến-công dậm chân, than :

– Nước tôi xa quá nên đến trễ, không được trong thay cảnh uy-nghiêm của ngày hội, thực tiếc thay !

Chu-khổng nói :

– Tôi tưởng không phải là điều đáng tiếc. Tề-hầu cậy mình có công to, tỏ ý kiêu ngạo , làm lắm điều trái đạo . Hễ trăng tròn thì phải khuyết, nước đầy tất phải tràn. Chẳng bao lâu nước Tề sẽ suy đốn .

Tấn hiến-công nghe nói quay xe trở về. Nhưng di dọc đường bị bệnh, nên về đến nước Tấn thì tạ thế.

Từ đó, nước Tấn sanh lắm điều rối loạn.

Chương 25: Đánh nước Quắc, Tuân tức mượn đường – Nuôi trâu giỏi , Lý Hề làm tướng

Nhắc lại chuyện nước Tấn, Tấn hiến-công mê nàng Ly Cơ, yêu dùng bọn nịnh như Lương-ngũ, Đông-quan-ngũ, lại đem lòng ghét bõ Thế-tử Thân-sanh, yêu Hề-Tể là con trai của Ly-cơ , ý muốn lập lên ngôi Thế-tử, nhưng vì Thế-tử Thân-sanh đã lập được công trạng lại một lòng thảo thuận , nên không biết lấy cớ gì để phế được . Nàng Ly-cơ thấy con mình chưa có địa vị , đêm ngày lo lắng, bàn với Ưu-thi :

– Bây giờ phải làm cách nào để phế Thân-sanh, lập Hề-Tể lên làm Thế-tử ? Ưu-thi đáp :

– Hiện nay ba vị Công-tử (Thế-tử Thân-sanh, Công-tử Di-Ngô và Công-tử Trùng-nhỉ) đã ra trấn nơi cõi ngoài, phu-nhân còn sợ gì nữa ? Ly-cơ nói :

– Tuy vậy, ba vị Công-tử đó đã trưởng thành , giữ quyền chính lâu ngày, lại được các quan trong triều kính mến, khó làm chi được . Ưu Thi nói :

– Chi có cách là nghĩ kế trừ dần đi thì mới tiện. Ly-cơ hỏi :

– Cần phải trừ ai trước ? Ưu-thi nói :

– Trước hết phải trừ cho được Thế-tử Thân-sanh, vì Thân-sanh hiện được dân chúng mến phục, cho là một kẻ nhân từ, chính trực. Ly-cơ thở dài nói :

– Làm thế nào để trừ được con người nhân-từ, chính trực ? Ưu-thi nói :

– Đã chính-trực thì không bao giờ chịu tiếng xấu, và đã nhân-từ thì chẳng bao giờ làm hại ai. Như vậy phu-nhân tìm cách nói xấu Thân-sanh, ắt Thân-sanh không chịu nỗi. Nhưng đã mang tiếng xấu mà không muốn hại người , ắt phải tự hại mình. Ly-cơ nói :

– Nói xấu một người hiền từ nhân đức đâu phải dễ . Làm sao người ta tin được lời mình ? Ưu-thi nói :

– Điều đó cũng khó thực. Song nhờ tài khéo léo của phu-nhân có thể làm lay lòng Chúa-công được . Đêm ấy Ly-Cơ khóc nức nở ! Tấn hiến-công trông thấy ngạc-nhiên hỏi :

– Vì cớ gì mà phu-nhân khóc ? Lòng quí mến của ta không làm cho phu nhân vui sao ? Ly-cơ sụt sùi nói :

– Chính lòng quí mến của Chúa-công đã làm cho thần-thiếp sợ không được hầu Chúa-công trọn đời . Tấn hiến-công hỏi :

– Tại sao phu-nhân lại có ý lạ lùng đó ? Ly-cơ gạt nước mắt nói :

– Thiếp trộm nghĩ Thân-sanh là người rất mực nhân từ . Hiện nay ở đất Khúc-ốc . Thân-Sanh ra ơn với thiên-hạ . Ai nấy một lòng kính phục ! Tấn hiến-công hỏi :

– Nếu thế thì tại sao phu-nhân lại buồn . Phu-nhân không muốn Thân-sanh trở nên người tốt sao ? Ly-cơ nói :

– Nếu chỉ có vậy, lòng thiếp mừng chưa hết, có đâu lại than khóc đêm ngày . Đàng này Thân-Sanh lại thường nói với mọi người rằng :

Chúa-công quả say mê thiếp, tất một ngày nào đó, triều đình phải sanh biến. Mục đích Thân-sanh thi-ân với mọi người chỉ để gây thế lực mà trừ cho được thiếp. Ấy vậy trước sau gì thiếp cũng phải chết, xin Chúa-công cứ giết thiếp đi để sau này khỏi phải mang tiếng với muôn dân . Tấn hiến-công nói -Thân Sanh là một kẻ hiền từ, nhân đức, lẽ nào lại không biết giữ hiếu đối với cha ? Ly-cơ nói :

– Lòng nhân-từ của một kẻ tầm thường với lòng nhân-từ của một vị anh hùng không thể giống nhau . Kẻ tầm thường lấy lòng thương người làm nhân, nhưng kẻ anh hùng lấy sự yêu nước làm nhân. Tình thương cá-nhân phải hy-sinh cho tình thương tỏ-quốc . Những kẻ đặt tình thương tổ-quốc lên trên sẽ không còn nghĩ đến gia đình bản thân nữa . Tấn hiến-công nói :

– Dầu sao, Thân-sanh cũng không thể nào làm những việc ác , để tiếng trong thiên hạ. Ly-cơ nói :

– Nhiều khi con giết cha, thiên hạ vẫn không cho là xấu. Tấn hiến-Công cười to, nói :

– Phu nhân điên rồi sao . Có đời nào con giết cha mà thiên-hạ lại không chê cười ? Ly-cơ nói :

– Ngày xưa U-vương không giết Nghi-Cửu, đuổi ra nước Thân . Sau Thân Hầu đem quân Khuyển-nhung về giết U-vương, tôn Nghi-Cửu lên làm vua tức là Châu Bình-vương , thuỷ tổ nhà Đông-châu ta . Thế mà cho đến ngày nay người ta chỉ biết điều ác của U-Vương chứ có ai chê Châu Bình-vương điều gì đâu. Tấn hiến-công nghe nói ngẩm nghĩ một lúc rồi vén áo đứng dậy nói :

– Phu-nhân nói có lý ! Song bây giờ ta biết phải làm sao ? Ly-cơ nói :

– Thôi thì Chúa-công nên mượn tiếng già yếu mà giao quyền quốc chánh cho Thế-tử. Như thế ắt Thế tử thoa? lòng, không còn nghi ngờ Chúa-công, và hiềm thù thiếp nữa. Vả chăng trước kia Vũ-Công chiếm Khúc-ốc thu phục giang-sơn nước Tấn , nay Thế-tử Thân Sanh cũng cùng một ý đó. Tấn hiến-công nói :

– Không thể như thế được ! Đối với các nước chư-hầu, nước ta là một nước có đủ uy-vũ. Nay không trị nỗi đứa con thì sao gọi là uy , còn chịu mất ngôi thì sao gọi là vũ. Vũ-uy mà mất đi thì thiên hạ sẽ chê cười . Thôi phu-nhân chớ lo ngại, để rồi ta sẽ tính. Ly-cơ nói :

– Việc này không lo sớm e khó thành. Nay quân Xíchđịch thường đến quấy rối nước ta. Chúa-công hãy sai Thân-sanh đem quân đi đánh, để xem tài năng Thân-sanh ra thể nào. Nếu không thắng giặc, ta mượn cớ ấy mà bắt tội. Còn thắng giặc, thế nào Thân-Sanh cũng ỷ công trạng mà làm càn, bây giờ ta sẽ tìm cách nghiêm trị. Như thế vừa dẹp yên được bờ cõi, vừa thực hiện được ý muốn của Chúa-công. Tấn hiến-công khen phải, liền truyền lệnh sai Thế-tử Thân-sanh đem quân ở Khúc-ốc đi đánh nước Xíchđịch. Quan Thái-phó là Lý-khắc hay được, vào can :

– Thế-tử là người nối dõi nhà vua , chức vụ Thế-tử là ngày đêm hầu hạ Chúa-công, nay sai đi đánh giặc sao phải. Tấn hiến-công nói :

– Thân-sinh đã thân chinh dẹp giặc nhiều rồi. Việc ấy không hại ! Lý-khắc nói :

– Ngày trước Thế-tử đem quân theo Chúa-công, chứ nay sai đi một mình thì không nên. Tấn hiến-công lãnh đạm nói :

– Ta có chín người con, nào đã định ai làm Thế-tử đâu, nhà ngươi chớ can gián nhiều. Lý-Khắc không dám nói nữa, thở dài lui ra, đem chuyện ấy thuật lại với Hồ đột. Hồ đột cũng buồn bã nói :

– Thế thì nguy cho Thế-tử rồi . Nói xong liền viết một mật thư cho người đến Khúc-ốc đưa cho Thân-sanh, khuyên Thân-sanh không nên đi đánh . Vì thắng giặc càng làm cho người ta thêm ghét, còn thua thì thiệt mạng. Thân-sanh tiếp được thư , thở dài than :

– Phụ-Vương sai ta đi đánh giặc không phải có ý yêu ta, chỉ muốn thử lòng ta coi xem ta làm sao . Nay ta trái mệnh vua là lỗi lớn , thà đánh giặc mà chết, còn giữ được danh tiếng về sau. Bèn đem quân sang đánh Xíchđịch. Quân Xíchđịch cự không lại phải bỏ chạy. Thân-sanh sai người về báo tin với Tấn hiến-công. Ly-cơ nói :

– Thế-tử quả là người tài năng xuất chúng, bây giờ biết liệu làm sao ? Tấn hiến-công nói :

– Thế-tử chưa có lỗi gì phải đợi dịp khác mới được . Chẳng bao lâu có nước Ngu và nước Quắc, hai nước giáp liền với Tấn, đem quân quấy nhiểu. Đã vậy Chúa nước Quắc là Xú một người có tánh kiêu ngạo, dùng nhiều lời lẻ rất vô lễ khinh miệt nước Tấn. Tấn hiến-công cả giận, muốn hưng binh sang đánh nước Quắc . Ly-cơ nói :

– Sao Chúa-công không sai Thân-sanh đi . Thân-sanh là người đã được nhiều uyđanh, ắt thắng giặc dễ hơn. Tấn hiến-công vẫn biết thế , song sợ Thân-sanh đánh thắng nước Quắc thì uy-thế càng lớn khó lòng kiềm chế nỗi, mới hỏi quan Đại-phu Tuân-tức :

– Ta có nên đánh nước Quắc chăng ? Tuân-tức nói :

– Quắc và Ngu hai nước giao hữu nhau. Ta đánh Quắc thì Ngu tất cứu còn đánh Ngu thì Quắc tất cứu . Vậy một nước địch với hai nước tôi e khó thắng. Tấn hiến-công hỏi :

– Nếu vậy ta cứ để cho hai nước Ngu, Quắc quấy rối mãi sao ? Tuân-tức thưa :

– Tôi được nghe vua nước Quắc là người háo sắc, vậy Chúa-công lựa những người gái đẹp trong nước dạy nghề múa hát, cho ăn mặc rất lịch sự, đem hiến cho vua Quắc mà giảng hoà. Hễ vua Quắc được gái đẹp ắt say mê, bỏ bê triều chính, chừng đó ta đem lễ vật lo lót cho vua Khuyển-Nhung, nhờ vua Khuyển-Nhung cử binh sang đánh. Liệu chừng binh nước Quắc đã yếu, ta mới đem binh sang chinh phạt . Tấn hiến-công y lời đem bộ nữ-nhạc dâng cho vua nước Quắc. Vua nước Quắc mừng rỡ thu nhận . Quan Đại-phu Chu nhi-kiều can :

– Đó là cái lưỡi câu của nước Tấn muốn câu nước ta đó, xin Chúa-công chớ thấy thế mà mừng. Vua nước Quắc không nghe, nhất định giảng-hoà với Tấn, rồi đem đoàn nữ nhạc về nước. Từ ấy, vua nước Quắc ngày đêm say đắm tửu sắc, không còn thiết đến việc triều-chính nữa. Chẳng bao lâu, quân Khuyển-nhung ham lễ vật của nước Tần đem binh sang quấy nhiễu nước Quắc . Tuy-nhiên, quân Khuyển-Nhung đánh không lại, phải bỏ chạy về nước. Vua nước Khuyển-nhung nổi giận, liền cử đại binh sang đánh . Nước Quắc cũng không nhịn, hai bên dàn quân, lập trận nơi đất Tang điền, quyết tranh thắng phụ. Tin ấy đến nước Tấn, Tấn hiến-công hỏi Tuân-tức :

– Ngày nay nước Quắc và nước Khuyển-nhung đang đánh nhau ta có nên đem binh đánh nước Quắc không ? Tuân-tức nói :

– Tôi có một kế, có thể lấy được cả hai nước Ngu và Quắc. Tấn hiến-công hỏi :

– Kế gì vậy ? Tuân-tức nói :

– Ngu và Quắc hai nước giao hữu nhau. Nay ta đem lễ vật lo lót cho nước Ngu, mượn đường sang đánh Quắc. Hễ nước Ngu nhận lễ vật cho mượn đường thì sẽ không sang cứu Quắc. Mà Ngu không cứu Quắc ắt mất. Lúc đã lấy Quắc rồi thì Ngu muốn lấy lúc nào chẳng được. Tấn hiến-Công nói :

– Kế ấy rất hay song nước ta mới giảng hoà với nước Quắc , nay lấy cớ gì gây chiến để cho nước Ngu tin. Tuân-tức thưa :

– Giữ hoà hiếu thật khó , chứ gây xích mích có khó chi. Nay Chúa-công mật sai một số người sang biên giới nước Quắc quấy rối , thế nào nước Quắc cũng nổi giận trách móc. Ta thừa dịp ấy làm duyên cớ nói với vua Ngu. Tấn hiến-công y kế . Quả nhiên nước Quắc cho người sang trách , hai bên gây sự bất hoà. Tấn hiến-công lại hỏi Tuân-tức :

– Nay phải đem lễ vật gì để dâng cho nước Ngu mà mượn đường . Tuân-tức nói :

– Việc này quan hệ ! Nước ngu và Quắc lâu nay giao hữu , nếu không dâng báu vật , khó làm cho nước Ngu chấp thuận. Xin Chúa-công hãy hy-sinh vài món quý của mình. Tấn hiến-công hỏi :

– Ý định nhà người thế nào, cứ nói cho ta nghe thử . Tuân-tức thưa :

– Vua nước Ngu thích nhất là ngọc quí và ngựa quí. Nay Chúa-công có ngọc Thuỳ-cúc và ngựa Khuất-sản , xin đem hai món ấy dâng cho Chúa nước Ngu tất phải thành công . Tấn hiến Công nói :

. – Hai thứ ấy là hai bảo vật quí giá của ta, lẽ nào lại đem dâng . Tuân-tức nói :

– Mượn đường đánh nước quốc là việc lớn, nếu Chúa-công không dứt bỏ chút ít quyền lợi riêng thì sao thành công được. Vã lại hễ mượn đường được thì Ngu và Quắc ắt về tay ta, thì ngọc và ngựa có mất đi đâu mà sợ. Chẳng qua chỉ gởi tạm cho người khác giử một thời gian nào đó thôi ! Tấn hiến-Công còn đang dụ dự, quan Đại-phu Lý-Khắc nói :

– Nước Ngu có hai người tôi hiền là Cung chi-kỳ và Bá lý-hề . Hai người ấy thông minh hiểu rộng, chắc gì đã để cho vua Ngu nhận lễ vật ? Tuân-tức nói :

– Vua nước Ngu là người tham lam , dầu có tôi hiền can gián vị tất đã nghe. Tấn hiến-công nghe theo, liền đem ngọc bích và ngựa giao cho Tuân-Tức để sang dâng cho nước Ngu mượn đường đánh Quắc. Thoạt đầu vua nước Ngu nghe sứ nước Tần sang mượn đường đánh Quắc nổi giận la hét om sòm, nhưng đến lúc thấy ngọc tốt và ngựa quí lại đổi giận làm vui, hỏi Tuân-tức :

– Ðó là những vật chí-bảo của nước ngươi, cớ sao lại chịu đem dâng cho ta ? Tuân-tức nói :

– Chúa-công tôi mến lòng của hiền-hầu, nên mới đem những vật ấy mà dâng, nếu được hiền-hầu thu nhận thì Chúa-công tôi không còn gì sung sướng bằng. Vua nước Ngu hỏi :

– Thế thì quí quốc có muốn yêu cầu ta điều chi chăng ? Tuân-tức nói :

– Người nước Quắc thường sang quấy nhiễu bờ cõi nước tôi . Chúa-công tôi muốn dân chúng hai nước yên vui, đã nhiều phen hòa giải , thế mà nước Quắc lại sanh sự lôi thôi. Nay Chúa-công tôi muốn mượn đường quí quốc để sang đánh Quắc. Hễ đánh được Quắc rồi, thì bao nhiêu tiền của lấy được, xin hiến cho quí quốc để cùng với quí quốc giao hảo. Vua nước Ngu có ý mừng thầm. Cung chi-kỳ bước ra, nói :

– Chúa-công chớ nên nghe ! Xưa nay sở dĩ nước Tấn không dám quấy rối nước ta là vì nước ta giao-hảo với nước Quắc bảo vệ lấy nhau. Nay để mất nước Quắc , nước Ngu sẽ mất. Vua nước Ngu nói :

– Vua Tấn không tiếc đồ chí bảo đem đến dâng cho ta, lẽ nào ta tiếc một lối đi nhỏ hẹp mà không thuận, vả lại thế lực nước Tấn mạnh hơn nước Quắc nhiều. Mất lòng nước Quắc mà được lòng nước Tấn thì hại gì ? Thôi, các ngươi chớ bàn bạc nhiều lời. Cung-chi Kỳ toan nói nữa nhưng thấy Bá lý-hề nháy nhó nên thôi, cúi đầu lui ra . Lúc bãi triều, Cung-chi Kỳ hỏi Bá lý-hề :

– Việc như vậy sao ngài không cùng tôi can vua, lại nháy nhỏ không cho tôi nói :

Bá lý-hề nói :

– Tôi thiết tưởng đem lời nói phải mà nói với người ngu chẳng khác nào đem ngọc vãi ra đường cái. Ngày xưa vua Kiệt giết Long Bàng, vua Trụ giết Tỷ-can cũng chỉ vì hai người ấy cố tình can gián. Nếu ngài không chịu nghe lời tôi ắt nguy đến tánh mạng . Cung-chi Kỳ nói :

– Thế thì đành để nước Ngu bị mất hay sao ? Bá lý-hề nói :

– Thà kẻ ngu chịu mất nước đã đành , còn người hiền không thể để cho kẻ ngu hại mạng. Cung-chi Kỳ nói :

– Nếu vậy chúng ta đi nơi khác còn hơn chứ ở đây mà ích gì ? Bá lý-hề nói :

– Ngài đi là phải, nhưng rủ thêm một người nữa cùng đi là có tội . Vậy cứ để tôi ở lại đây đã. Cung chi-Kỳ đem cả gia quyến ra đi. Không ai biết đi đâu. Còn Tuân-tức trở về nói với Tấn hiến-công :

– Vua nước Ngu đã nhận ngọc bích và ngựa để cho ta mượn đường rồi. Tấn hiến-công mừng rỡ, toan cử binh sang đánh Quắc . Lý-khắc ta ? – Nước Quắc lấy dễ như trở bàn tay cần gì Chúa-công phải thân chinh cho mệt. Tấn hiến-công hỏi :

– Nhà ngươi có kế gì sao ? Lý-khắc nói :

– Nước Quắc tuy đóng đô ở HướngĐương, nhưng HạĐương là nơi hiểm địa. Lấy được HạĐương tức như đã lấy được nước Quắc rồi. Dẫu tôi hèn mạt xin đảm đương cái việc nhỏ nhặt đó cho, nếu đánh không thắng tôi xin chịu tội. Tấn hiến-Công liền khiến Lý-Khắc làm chủ tướng, Tuân-tức làm phó-tướng, đem quân qua nước Ngu mở đường đánh Quắc . Lý-khắc tin cho vua nước Ngu trước ngày kéo binh đến. Vua nước Ngu ra đón tiép, và nói :

– Quí-quốc đem đồ quí-bảo đến cho tôi, ơn ấy không lấy gì đền đáp . Nay tôi xin đem binh theo giúp sức. Tuân-tức nói :

– Hiền-hầu đem binh theo giúp đâu bằng cho chúng tôi lấy đất Hạđương . Vua nước Ngu nói :

– Hạđương là đất của nước Quắc do người nước Quắc chiếm giữ , tôi làm cách nào cho được . Tuân-tức nói :

– Vua nước Quắc hiện tranh chiến với Khuyễn-nhung nơi đất Tang điền chưa phân thắng bại. Nếu hiền-hầu giả đem binh đến giúp nước Quắc, rồi để cho quân nước Tấn tôi trà trộn vào mà lấy Hạđương. Vua nước Ngu nghe lời, giả cách đem quân sang giúp nước Quắc . Quan trấn thủ đất HạĐương là Chi-chu Kiều mở cửa cho quân nước Ngu kéo sang. Chẳng ngờ quân nước Tấn lộn vào đó , nên sau khi qua khỏi cửa thành nổi dậy đánh rất dữ. Quân nước Quắc vỡ chạy tứ tán. Chu-chi kiều sợ vua nước Quắc bắt tội, phải xin đầu hàng nước Tấn. Lý-Khắc và Tuân-tức thừa thế kéo quân thẳng đến lấy ThượngĐương. Vua nước Quắc đang ở đất Tang điền, hay tin Thượngđương bị vây lập tức kéo quân về cứu. Lại bị quân Khuyễn-nhung rượt theo, đánh một trận tơi bời. Khi về đến ThượngĐương, vua nước Quắc luống cuống không biết làm cách nào nữa, đành phải đóng cửa thành cố thủ . Chẳng bao lâu, lương thực hết, quân sĩ đói khát, tình trạng rất nguy ngập. Biết không thế giữ thành được nữa, vua nước Quắc dẫn cả gia quyến bỏ trốn sang nhà Châu lánh nạn. Tuân-tức và Lý-khắc kéo binh vào thành chiêu-an bá tánh, vơ vét kho tàng, bảo vật đem biếu cho vua Ngu. Vua Ngu lòng mừng khôn xiết. Kế đó, Tuân-tức một mặt cho người về nước báo tin cho Tấn hiến-công biết, một mặt kéo quân sang đóng bên thành nước Ngu giả đau, đồn binh dưỡng bệnh. Vua nước Ngu ngỡ thật, cứ thĩnh thoáng sang thăm viếng . Cách một tháng sau có tin Tấn hiến-công kéo binh đến. Vua nước Ngu ngạc nhiên ra ngoài thành hỏi Tuân-tức :

– Chẳng hay Tấn-hầu đem binh đến đây có việc gì ? Tuân-tức nói :

– Chúa-công tôi sợ chưa đánh nổi nước Quắc nên đem binh sang cứu viện. Vua nước Ngu nói :

– Ta đã có ý muốn hội kiến với Tấn-hầu nhưng chua có dịp, nay Tấn-hầu lại đến đây thì may mắn lắm ! Nói xong vội vàng đem quân ra nghênh-tiếp. Tấn hiến-Công rất đẹp lòng. Hai vua ân cần tâm-sự. Chưa bao lâu, Tấn hiến-công tỏ ý mời vua Ngu đi săn bắn nơi núi Cơ-sơn. Vua nước Ngu muốn nhân cơ hội ấy phô diển binh lực của mình nên đem cả đoàn quân giáp sĩ trong thành ra đi . Vừa đến núi Cơ-sơn nghe tin trong thành nước Ngu phát hỏa . Tấn hiến-công nói :

– Ðó là dân chúng vô ý, gây lửa cháy, chẳng bao lâu rồi cũng dập tắt được, có chi mà sợ. Quan Ðại-phu nước Ngu là Bá lý-Hề mật tâu :

– Tôi nghe đồn trong thành có biến, xin Chúa-công phải về ngay mới được. Vua Ngu vội vã xin phép Tấn hiến-Công trở về. Nhưng về được nữa đường đã thấy dân trông thành bồng con, dắt vợ chạy trong kêu khóc như ri. Vua Ngu thất kinh, hỏi :

– Tại sao thế ? Dân nước Ngu thưa :

– Quân nước Tấn đã chiếm mất Ðô-thành rồi. Vua Ngu nổi giận, kéo quân thẳng về Thành đô. Vừa đền nơi thấy một viên tướng nước Tấn, đứng trên mặt thành nói lớn :

– Ngày trước hiền-hầu cho nước ta mượn đường, thì nay cho nước ta, mượn thành để đóng quân xin hiền-hầu chớ buồn ! Vua Ngu cả giận, xua quân phá thành. Bên trong nổi lên một hồi trống, tức thì trên thành tên bắn xuống như mưa. Vua Ngu vội vã lui quân lại , bỗng có quân Tấn hiến-Công kéo đến đánh dồn. Vua Ngu ngước mặt lên trời than :

– Bởi ta không nghe lời can gián của Cung chi-Kỳ nên ngày nay phải mất nước . Nói xong, ngoảnh lại thầy Bá lý-hề đứng bên cạnh, vua Ngu trách :

– Sao trước đây ngươi không chịu can ta ? Bá lý-hề nói :

– Chúa công đã không nghe lời Cung chi-kỳ thì có khi nào Chúa-công lại nghe lời tôi ? Tôi không can là ý muốn lưu lại cái thân này để theo hầu Chúa-công lúc hoạn nạn . Vua nước Ngu vua không biết tính sao, xảy có Chu nhi-kiều là quan nước Quắc mới vừa đầu hàng Tấn, ngồi xe tiến đến . Vua Ngu trông thấy thẹn đỏ mặt . Chu nhi-kiều nói :

– Hiền-hầu nghĩ lầm, bõ nước Quắc tôi đó là điều đáng tiếc . Tuy nhiên, việc đã qua không nhắc đến làm chi . Nay nước Ngu đã mất, hiền hầu còn nghĩ gì mà không đầu Tấn. Vả chăng, Tấn hiến-công là một kẻ đại-lượng, sẽ không đối xử tệ bạc với hiền-hầu đâu. Xin chớ ngại ! Vua Ngu chưa biết nói sao, kế có người vâng mệnh Tấn hiến-công đến mời vua Ngu hội kiến. Vua Ngu bắt đắc dĩ phải tuân lời . Tấn hiến-công tiếp đón vua Ngu và nói :

– Tôi đến đây chỉ để đòi lại ngựa quí và ngọc-bích. Nói xong, cùng với vua Ngu vào thành. Bá lý-hề vẫn đi theo vua Ngu hầu hạ. Có người thấy thế nói :

– Sao nhà ngươi không bõ đi, còn theo làm gì ? Bá lý-hề nói :

– Ta làm quan, ăn lộc nước Ngu đã lâu, nay cố theo để đền ơn. Tấn hiến-công vào thành nước Ngu . Tuân-tức ra nghênh đón, tay trái cầm bích ngọc, tay phải dắt ngựa nói :

– Ngày nay mưu kế tôi đã thành vậy xin đem ngựa và ngọc quí trao lại cho Chúa-công. Tấn hiến-Công rất đẹp lòng. Lại muốn bắt vua Ngu giết đi . Tuân-tức thưa :

– Vua nước Ngu là người ngu, giết mà ích chi . Tần hiến-công khen phải, tiếp đãi tử tế , rồi tặng cho một viên bích ngọc và một con ngựa khác, nói :

– Ta không dám quên ơn đã cho mượn đường sang đánh nước Quắc . Ðoạn, phong cho Chu nhi-kiều làm quan Ðai-phu . Chu nhi-kiều biết Bá lý-hề là người hiền, nên tiến cử với Tấn hiến-công. Tấn hiến-công sai Chu nhi-kiều đến dụ. Bá lý-hề nói :

– Bao giờ Chúa-công tôi mãn đời, tôi mới phò kẻ khác. Chu nhi-kiều nói :

– Không chịu làm quan, phò kẻ mất nước mà ích gì ? Bá lý-hề cười lớn, nói :

– Dẫu muốn làm quan, cũng không thể làm quan nước địch. Câu nói ấy làm cho Chu nhi-Kiều chạm tự ái, bõ về thưa lại với Tấn hiến-công . Giữa lúc ấy có tin sứ nước Tần đến. Nguyên Tần mục Công là Nhâm-Hiên lên ngôi đã sáu năm mà chưa lấy vợ, nay sai Công-tử Trí sang hỏi con gái Tấn hiến-công là Bá-Cư đem về lập làm phu-nhân. Tấn hiến-công mời vào, tiếp đãi sứ Tần rất hậu, và đồng ý gã Bá-Cư cho Tần mục-công. Công-tử Trí lạy tạ lui về nước. Ði đến nữa đường Công-tử Trí gặp một người , mặt đỏ như son, mũi cao, râu rậm, tay cầm cây đang cày ruộng, mà lưỡi cầy ngập xuống đến mấy thước. Công-tử Trí lấy làm lạ, sai người nhắc cái cầy lên xem, nhưng quân sĩ không ai nhắc nỗi. Bèn hỏi người cày ruộng :

– Ngươi tên họ gì , quê quán nơi đâu ? Người cày ruộng thưa :

– Tôi tên là Công tôn-chi, tự là Tử-Tang vốn giòng họ vua nước Tấn. Công-tử Trí hỏi :

– Nhà ngươi có tài, tại sao lại phải đi cày ruộng ? Công tôn-chi thưa :

– Chỉ vì không có ai tiến dẫn. Công-tử Trí nói :

– Hay nhà ngươi theo ta sang nước Tần , ta sẽ tâu xin Chúa-công ta trọng dụng . Công tôn-chi nói :

– Kẻ sĩ gặp người tri kỷ dầu chết cũng cam. Nếu ngài có lòng tốt tôi còn mong gì hơn . Công-tử Trí cho Công tôn-chi cùng ngồi chung với xe mình về nước Tần, tâu với Tần mục-công . Tần mục-công cho Công tôn-Chi làm quan Ðại-phu. Lại sai công-tử Trí đem lễ vật sang nước Tấn, cưới nàng Bá-Cư đem về nước. Công-tử Trí phụng mệnh, bèn đi nạp lễ vật, và xin rước nàng Bá-Cư. Tấn hiến-công hỏi các quan :

– Bây giờ nên cho ai theo hầu Bá-Cư ? Chu-nhi Kiều thưa :

– Bá lý-hề không có ý giúp nước Tấn , lòng thực khó lường. Xin Chúa-công sai Bá lý-hề làm việc ấy . Tấn hiến-công nhận lời sai Bá lý-hề đi theo hầu Bá-Cư. Bá lý-hề vốn là người nước Ngu tên tự là Tỉnh-bá, lúc nhỏ nghèo khổ, ngoài ba mươi tuổi mới lấy nàng Ðỗ-thị làm vợ, sinh đặng một ngươi con trai. Trong cảnh túng thiếu ấy, Bá lý-hề muốn đi lập công danh , song vợ con đơn độc, không biết nhờ cậy ai, vì vậy cứ quyến luyến mãi, không rỡ dứt tình . Ðỗ thị thấy vậy thưa :

– Thiếp nghe nói làm trai phải lập chí, nay phu quân không tìm công danh, cứ vượng bận gia đình, biết bao giờ làm lên đại sự. Phận thiếp tuy yếu đuối nhưng cũng có thể kiếm ăn được , xin phu quân đừng ngại. Nói xong, Ðỗ-thị bắt con gà mái mập làm thịt để tiễn chân Bá lý-Hề . -Nhà hết củi, Ðỗ-thị phải bẻ phên làm củi, nấu một nồi cơm gạo đỏ bưng cho Bá lý-hề ăn. Bá lý-hề ăn no, từ giã vợ con ra đi . Ðỗ-thị tay ẵm con, tay níu áo chồng, trối :

– Lúc phú-quí xin chớ phụ nhau. Bá lý-hề sang nước Tề, muốn xin vào yết-kiến Tề tương-công nhưng không có ai tiến đẫn, đành phải đi ăn xin nơi đất Diệt (thuộc nước Tề) trong thời gian khá lâu. Lúc đó, Bá lý-Hề đã bốn mươi tuổi. Một hôm, lang thang nơi thôn dã, Bá lý-Hề gặp một người tên Kiên-thúc, tánh tình hiền hậu, có dạ thương người . Kiên-thúc thầy Bá lý-hề tướng mạo khôi ngô, lấy làm lạ hỏi :

– Người như ngươi lẽ nào đến nỗi phải đi ăn xin ? Bá lý-hề nói :

– Không gặp vận, không thể ngồi không mà có cơm ăn được. Kiên-thúc mời Bá lý-Hề về nhà làm cơm thết đãi, rồi lưu lại trong nhà, kết làm anh em, Kiên-thúc hơn Bá lý-hề một tuổi nên Bá lý-hề gọi bằng anh. Kiên-thúc nhà cũng nghèo nên Bá lý-hề phải đi chăn trâu thuê cho người trong làng để sinh sống. Ðến lúc Công-tử Vô-Tri giết Tề tương-công lên nối ngôi, treo bảng cầu hiền . Bá lý-hề muốn ra làm quan, Kiên-thúc nói :

– Tiên-quân còn một người con trốn đi nước khác, nay Vô-Tri cướp ngôi tất không giữ được lâu. Bá lý-hề nghe theo, không tính chuyện ra làm quan nữa. Kế đó, nghe tin Vương-tử Đồi nhà Châu thích chơi trâu, những người nuôi trâu được ăn lương rất hậu, Bá lý-hề nói với Kiên-thúc xin sang nhà Châu tìm cơ hội. Kiên Thúc nói :

– Kẻ trượng phu không nên khinh thường đem thân giao cho kẻ khác . Nếu làm quan với người ta, đến khi hoạn nạn lại bõ đi là bất trung, còn nếu không bỏ đi là bất trí. Em có đi phải cẩn thận trong việc đó mới được. Lúc nào anh thu xếp xong việc nhà cũng sẽ vào Kinh đô nhà Châu để thăm em. Bá lý-hề vào nhà Châu, yết kiến Vương-tử Ðồi, nói về cách nuôi trâu . Vương-tư Ðồi mừng lắm toan dùng Bá lý-hề làm gia-nhân. Gặp lúc Kiên-thúc đến thăm, Bá lý-hề đưa Kiên-thúc vào yết-kiến Vương-tử Ðồi. Sau khi ra về, Kiên-thúc nói với Bá lý-hề :

– Vương-tử Đồi chí lớn, nhưng bất tài, lai gần gũi kẻ nịnh tất có ngày làm bậy. Chi bằng chúng ta bỏ đi là hơn. Bá lý-hề nói :

– Em xa cách quê hương đã lâu ngày, nay trở về nước Ngu thăm vợ con có đặng không ? Kiên-thúc nói :

– Nước Ngu có một người tôi hiền là Cung-chi Kỳ, người ấy quen biết với anh. Nay nếu em muốn. về nước Ngu thì anh cùng đi với sang đồ thăm Cung-chi Kỳ luôn thể. Nói xong, liền cùng với Bá lý-hề trở về nước Ngu. Lúc bấy giờ vợ Bá lý-hề là Ðổ thị, vì nghèo quá không lấy gì nuôi sống, phải lưu lạc tha phương không rõ đi vào đâu . Bá lý-hề không thấy mặt vợ con, thương xót vô cùng. Kiên-thúc vào yết-kiến Cung-chi Kỳ thuật chuyện Bá lý-hề là người hiền tài, đề-nghị tiến cử với vua nước Ngu. Vua nước Ngu cho đòi Bá lý-hề vào phong làm quan Trung đại-phu. Kiên-thúc nói :

– Ta xét thấy vua nước Ngu là người thiếu kiến thức, mà tự đắc thì không phải là vua hiền vậy . Bá lý-hề nói . – Em lâu nay nghèo khổ, có khác nào như cá bị cạn, ngóng chờ nước để đồng thân ! Dẫu chưa phải vua hiền cũng cứ tạm dung thân đã. Kiên-thúc nói – Vì nghèo khổ mà em phải ra làm quan anh không thế nào ngăn em được, nhưng mai sau em có nhớ anh đến thăm, em cứ đến làng Minh-lộc nước Tống. Nơi ấy phong cảnh tịch-mịch, nên anh có ý định ở đó . Nói xong, Kiên-thúc từ giã. Bá lý-hề ở lại làm quan nước Ngu . Ngày tháng trôi qua, chẳng bao lâu vua Ngu mất nước, Bá lý-hề không nở bõ đi, cứ quanh-quẩn phàn nàn một mình :

– Tiếng bất trí ta đã mang lấy thì có lẽ nào còn gánh chịu chữ bất trung nữa. Lúc bấy giờ Bá-Cư sang nước Tấn, Tấn-hiến Công sai Bá lý-Hề đi theo hầu . Bá lý-hề than :

– Tài của ta mà không gặp được đấng minh-quân để thi thố, cứ mãi đi hầu hạ người ta, có khác gì tên đầy tớ, thì còn gì nhục bằng . Tuy nhiên, lệnh vua không thể không tuân . Vừa đi được nửa đường, Bá lý-hề tìm cách trốn sang nước Tống, nhưng đường bị nghẽn nên lại qua nước Sở, đến đất Uyển-thành (đất nước Sở). Lúc ấy người đi săn ở đất Uyển-thành trông thấy Bá lý-hề, ngỡ là quân phiến-loạn, nên bắt trói lại. Bá lý-hề điềm tĩnh nói :

– Nước Ngu của tôi bị thất thủ, nên tôi phải trốn đến đây. Người đi săn hỏi :

– Nhà ngươi có biết làm nghề gì không ? Bá lý-hề đáp :

– Tôi có tài nuôi trâu. Người đi săn cởi trói cho Bá lý-hề và đem về cho nuôi trâu. Bá lý-Hề nuôi trâu rất mau lớn và tốt đẹp, mọi người đều khen tặng, tiếng ấy đến tai vua nước Sở. Nhà vua bèn triệu Bá lý-hề vào, hỏi :

– Nhà ngươi nuôi trâu như thế nào mà chóng , bén tốt vậy ? Bá lý-hề tâu :

– Cho ăn có điều độ, không bắt nó làm quá sức luôn luôn chăm sóc, không bỏ quên nó . Vua nước Sở nói :

– Nhà ngươi nói rất phải ! Không riêng cho nuôi trâu như vậy mà nuôi ngựa cũng cần phải thế. Bá lý-hề được vua Sở cho làm chức Ngữ-nhân ra xứ Ðông-hải chăn ngựa. Một hôm Tần mục-Công ngồi xem sổ những người đi theo hầu Bá-Cư, có tên Bá lý-hề, mà không thấy người, lấy làm lạ, liền gọi Công-tử Trí hỏi . Công-tử Trí thưa :

– Trước đây Bá lý-hề là bề tôi của nước Ngu, nhưng hiện giờ người đã trốn đi rồi ! Tần mục-công bảo Công tôn-chi :

– Nhà ngươi lúc trước có ở nước Tấn. Chắc cũng được biết Bá lý-Hề là người thế nào ? Công tôn-chi thưa :

– Bá lý-hề là người hiền:

Biết vua nước Ngu không thể can nên không nói đến, ấy là người trí, theo vua nước Ngu sang ở nước Tấn ; song không chịu phò Tấn, ấy là người trung. Kẻ có tài như vậy mà chưa gặp được cơ-hội, cũng phải đành chịu. Tần mục-công nói :

– Nếu ta dùng được Bá lý-hề thật là hay lắm ! Công tôn-chi thưa :

– Tôi được tin đồn vợ con Bá lý-hề cư-trú tại nước Sở, chắc Bá lý-hề trốn sang nước đó. Vậy ta sai người đến nước Sỏ tìm hiểu tin-tức. Tần mục-công liền sai người đi. Trong thời gian dò hỏi, người ấy đã hiểu được rõ ràng, nên về tâu lại với Tần mục-công :

– Bá lý-hề chăn ngựa cho vua nước Sở , hiện nay ở tại xứ Nam-hải. Tần mục-công nói :

– Ta muốn sai ngươi đem lễ vật sang xin rước về, không biết vua Sở có thuận chăng ? Công tôn-Chi thưa :

– Ðem lễ vật, chưa chắc nước Sở đã chịu cho Bá lý-hề về. Tần mục-công hỏi :

– Tại sao ? Công tôn-chi thưa :

– Vua nước Sở dùng Bá lý-hề chăn ngựa tức là không biết Bá lý-Hề là tôi hiền. Nay Chúa-công đem lễ vật sang, chẳng khác nào bảo cho vua nước Sở biết Bá lý-hề là hiền-sĩ. Chi bằng lấy cớ Bá lý-Hề trốn đi, xin chuộc về để trị tội, ấy là kế của Quản-trọng ngày xưa đánh lừa nước Lỗ mà thoát thân đó. Tần mục-công khen phải, sai người đem năm bộ da dê, biếu vua nước Sở, và nói :

– Nước tôi có một kẻ tiện-nhân trốn sang quí-quốc tên Bá lý-Hề . Chúa-công tôi muốn bắt đem về trị tội để làm gương, nên gởi biếu quí quốc năm tấm da dê, để xin chuộc mạng tội nhân. Vua Sở sợ mắt lòng vua Tần liền sai bắt Bá lý-Hề giao trả. Thấy Bá lý-hề bị bắt, mọi người đều có ý thương xót, lại có kẻ ứa nước mắt, buồn cho số phận kẻ long đong. Bá lý-hề mĩm cười nói :

– Tôi nghe vua nước Tần có chí lớn từng mưu đồ đại sự. Một người như vậy đâu có thiết gì một kẻ theo hầu mà bắt tội. Ðây chắc vua Tần muốn đem tôi về để dùng, vậy xin các bạn chớ có than khóc làm chi . Nói xong dõng dạc bước vào tù xa để cho quân sĩ giải về nước Tần. Vừa về đến nơi, đã thầy Công tôn-chi được lệnh Tần mục-công ra tận biên ải đón rước, để triệu vào triều yết kiến . Tần mục-công hỏi Bá lý-Hề :

– Năm nay nhà ngươi đã bao nhiêu tuổi ? Bá lý-hề nói :

– Tôi đã hơn bảy mươi. Tần mục-công thở dài nói :

– Ðáng tiếc thay . Tuổi nhà ngươi đã quá cao. Bá lý-hề nói :

– Nếu là việc lên rừng bắt hổ, xuống biển chèo ghe thì tuổi tôi già thực. Nhưng nếu bàn về chính-trị, luận việc “phải trái” ở đời thì tuổi tôi vẫn còn trẻ lắm. Ngày xưa, ông Lã-vọng hơn tám mươi tuổi đầu , đi câu ở bên sông Vị, vua Văn-vương đem về làm Tương phụ, rồi giúp nên cơ nghiệp nhà Châu. Nay tôi gặp Chúa-công, thiết tưởng còn sớm hơn ông Lã Vọng đến mười tuổi. Tần mục-công nghe Bá lý-hề nói khí-khái như vậy có ý kính trọng hỏi tiếp :

– Nay nước ta tiếp giáp với Nhungđịch là một nước bất tuân vương-mạng, thường quấy rối, thế thì ta phải làm sao cho nước Tần ta cường thịnh ? Bá lý-hề nói :

– Nếu Chúa-công không khinh tôi là kế bất tài, hỏi đến, tôi đâu dám tiếc lời. Ðất Ung-kỳ là nơi hiểm yếu, trước kia Văn-vương, Võ Vương cũng đều dùng nơi đó để lập nghiệp. Thế mà nay nhà Châu không biết, cắt cho nước Tần, ấy là lòng trời muốn cho nước Tần dựng nên nghiệp bá. Vả lại, phía Tây này có hơn vài mươi nước nhỏ. Các nước đó rất lợi hại cho ta. Lúc chưa chinh phục được họ, là hại. Vì họ sẽ đem binh quấy rồi làm cho nước ta bất an. Nhưng nếu lúc đã chinh phục được họ, thì nước ta sẽ nắm trong tay một sức mạnh oai hùng, có thể dùng chinh phục Trung-nguyên nỗi. Tần mục-công nghe nói như người chiêm bao mới tĩnh, đứng dậy xá Bá lý-hề một cái, nói :

– Ta được nhà ngươi giúp sức, khác nào nước Tề được Quản-trọng. Tần mục-công cùng với Bá lý-hề nói chuyện với nhau trong ba ngày mà không thấy chán. Bá lý-hề được phong làm chức Thượng-khanh nắm giữ quyền-bỉnh trong nước . Vì vậy người ta gọi là Ngũ cỗ Thượng-khanh . Bá lý Hề đang là một kẻ chăn trâu mà được vua Tần đem về dùng phong chức lớn như vậy, ai lại không ngạc nhiên.

Chương 26: Bách Lý Hề nhận được vợ cũ – Tần Mục công mộng thấy điềm lành

Tần Mục công biết tài Bách Lý Hề, muốn phong làm chức thượng khanh. Bách Lý Hề nói :

– Tôi có một người bạn tên là Kiển Thúc, tài gấp mười tôi, nay chúa công muốn sửa sang chính trị thì nên dùng Kiển Thúc mà cho tôi giúp vào Tần Mục công nói :

Cái tài của nhà ngươi thì ta đã biết rõ rồi, nhưng ta chưa biết Kiển Thúc là người thế nào ?

Bách Lý Hề nói :

– Kiển Thúc là người hiền, chẳng những chúa công chưa biết, mà người nước Tề và nước Tống cũng chưa ai biết cả, duy chỉ có một mình tôi biết mà thôi. Nguyên khi trước tôi định theo công tử Vô Tri nước Tễ, Kiển Thúc can tôi không nên , tôi liền bỏ nước Tề mà thoát được cái tai vạ Vô Tri , sau tôi định theo vương tử Đồi nhà Chu, Kiển Thúc cũng can tôi không nên, tôi lại bỏ nhà Chu mà thoát được cái nạn vương tử Đồi , sau tôi theo vua nước Ngu, Kiển Thúc là can tôi không nên, nhưng bấy giờ tôi nghèo khổ quá, phải liều mà ra làm quan, thành ra bị người nước Tấn bắt. Hai lần trước, tôi theo lời Kiển Thúc thì thoát khỏi tai vạ, mà một lần sau tôi không theo lời Kiển Thúc thì suýt nữa đến nỗi hại thân. Xem thế thì biết tài trí của Kiển Thúc hơn người nhiều lắm. Bây giờ Kiển Thúc ẩn thân ở làng Minh Lộc nước Tống, xin chúa công cho người đi tnệu ngay về.

Tần Mục công mới sai công tử Chí giả làm người đi buôn , đem lễ vật sang nước Tống để đón Kiển Thúc. Bách Lý Hễ lại viết riêng một bức thư gửi sang. Công tử Chí đi đến làng Minh Lộc, gặp mấy người nông phu ngồi nghỉ ở trên bờ ruộng, cùng nhau gõ nhịp mà hát.

Hát rằng :

‘Núi trèo không thang hề…. đá mọc lủng củng , Đường đi không đuốc hề…. bùn lầy xùng xục ! Cùng ngồi ở trên bở ruộng hề…. kìa kìa suối ngọt mà đất nục , Chúng ta chàn lấm tay bùn hề…. chăm chỉ về sự trồng thóc ! Trời cho không mất mùa hề…. miếng ăn được sung túc , Hưởng trọn tuổi trời hề…. chẳng vinh mà cũng chẳng nhục Công tử Chí ngồi trên xem, nghe thấy bài hát có ý ung dung tự thích, không theo thói đời, mới bảo người đánh xe rằng :

Người ta thường nói :

làng nào có người quân tữ ở thì đổi được những phong tục dở, nay ta tới làng Kiển Thúc ở, thấy người cày ruộng cũng có tư cách cao thượng, thì chắc rằng Kiển Thúc là một bậc đại hỉền.

Nói xong, liến xuống xe hỏi thăm mấy người cày ruộng rằng :

Nhà Kiển Thúc ở chỗ nào ?

Người? cày ruộng nói :

– Nhà ngươi hỏi làm gì ?

Công tử Chí nói :

Có người bạn cũ của Kiển Thúc là Bách Lý hề gởi ta một phong thư đưa cho Kiển Thúc.

Người cày ruộng trỏ mà bảo rằng :

Đi lên một quâng nữa, có cái rừng trúc, bên tả có suối, bên hữu có đá, ở giữa có một mái nhà tranh, tức là nhà Kiển Thúc đó.

Công tử Chí chắp tay vái cháo, rồi lại lên xe đi nửa dặm nữa, đến cái nhà tranh ấy, đỗ xe ở ngoài, sai người gõ cửa gọi. Có một đứa trẻ con mở cửa ra mà hỏi rằng :

Quý khách đi đâu thế ?

Công tử Chí nói :

– Tôi đến thăm Kiển Thúc tiên sinh.

Đứa trẻ nói :

– Thầy tôi đi vắng.

Công tử Chí nói :

Tiên sỉnh đi chơi đâu ?

Đứa trẻ nói :

– Thầy tôi cùng với hai ông cụ bên láng giềng đi xem suối Thạch Hương, độ lát nữa thì về.

Công tử Chí không dám vào trong nhà vội, ngồi ở trẽn viên đá để đợi Đứa trẻ con lại khép cửa, trở vào trong nhả. Được một lúc, có một người to lớn, mắt tròn mày rậm, mặt vuông , mình đài, lưng vác hai chiếc chân hươu, từ đường phía tây đi về. Công tử Chí trông thấy người ấy hình dáng khác thường, liền đứng dậy đón chào. Người ấy bỏ cái chân hươu xuống đất cùng với công tử Chí đáp lễ. Công tử Chí hỏi đến họ tên. Người ấy đáp rằng :

– Tôi tên gọi Kiển Bính, tự là bạch ất.

Công tử Chí nói :

– Ông cùng với Kiển Thúc là người thế nào ?

Kiển Bính nói :

– ấy là thân phụ tôi đấy.

Công tử Chí lại thi lễ mà nói rằng :

– Tôi được nghe tiếng đă lâu.

Kiển Bính nói :

Ngài là người ở đâu ? Đến đây có việc gì ?

Có người bạn cũ của cụ nhà tên là Bách Lý Hễ, nay làm quan ở nước Tần, gửi tôi bức thư đưa sang đây.

Kiển Bính nói :

Xin mời ngài vào ngồi chơi tạm trong nhà, thân phụ tôi cũng sắp về bây giờ ?

Nói xong, liền đẩy hai cánh cửa, nhường công tử Chí vào trước, rồi lại vác cái chân hươu vào sau, đưa cho đứa trẻ con cất đi. Kiển Bính mời công tử Chí ngồi cùng nhau bàn những việc cày ruộng trồng dâu, lại nói đến võ nghệ nữa. Kiển Bính nói đâu ra đấy, rất có mạch lạc Công tử Chí khen thầm trong bụng rằng :

Cha có hiền thì con mới được như thế, Bách Lý Hề tiến dẫn thật đă không sai.

Uống trà xong, Kiển Bính sai đứa trẻ con ra cửa để đứng đón Kiển Thúc. Được một lúc, đứa nhỏ chạy vào báo rằng :

– Ông đã về ?

Bấy giờ Kiển Thúc cùng với hai ông cụ bên láng giềng về đến ngoài cửa , trông thấy có xe đỗ, ngạc nhiên mà nói rằng :

– Người làng ta làm gì có cái xe này ?

Kiển Bính ở trong nhà chạy ra thuật lại chuyện công tử Chí. Kiển Thúc cùng hai ông cụ bẽn láng giềng cùng vào, chào hỏi công tử Chí, rồi mời nhau ngồi. Kiển Thúc nói :

Mới rồi tiện nhi nói em tôi là Bách Lý Hề có gửi một bức thư, xin ngài cho xem.

Công tử Chí mới đưa trình bức thư của Bách Lý Hề. Kiển Thúc mở ra đọc, trong thư đại lược nói rằng :

,Em là Bách Lý Hề này không biết theo lới anh dàn, suýt nữa thì mắc nạn ở nuớc Ngu , may mà vua nước Tấn muốn dùng ngưởi hiền, chuộc em ớ trong bọn chàn trâu chăn ngựa, đem về giao cho quyền chính , nhưng em tự luợng sức hèn tài mọn. một mình không làm nối, muốn nhở anh giúp vào. Vua nước Tấn cũng mến tiếng anh lắm, vậy có sai công tứ Chi đem lễ vật sang đón, xin anh nhận lời cho , nếu anh còn quyến luyến chốn sơn lâm mà không nỡ rời thì em cũng xin bỏ nước Tấn mà theo anh sang ớ đất Minh Lộc vậý.

Kiển Thúc nói :

Tại sao nước Tần lại biết đến Bách Lý Hề ?

Công tử Chí bèn đem chuyện Bách Lý Hề thuật hết cả lại một lượt rồi nói với Kiển Thúc rằng :

– Chúa công tôi phong Bách Lý Hề làm chức thượng khanh, nhưng Bách Lý hề tiến dẫn tiên sinh, muốn mời tiên sinh sang giúp cho thì mới dám nhận chức, vậy chúa công tôisai tôi đem lễ vật sang đây để mời tiên sinh.

Nói xong, hền sai người ra mở thùng xe đem các đồ lễ vật vào, bày la liệt ở trong nhà. Hai ông cụ bên láng giềng vốn là nông phu, xưa nay chưa được trông thấy những lễ vật ấy bao giờ, nhìn nhau lấy làm kinh dị, bảo công tử Chí rằng :

– Có quý nhân đến đây mà chúng tôi không biết, xin ngài tha lỗi cho.

Công tử Chí nói :

Các cụ dạy quá lời ! Chúa công tôi mong đợì Kiển Thúc tiên sinh đây khác nào như lúa khô mong mưa, nhờ hai cụ nói hộ cho một lời thì chúng tôi lấy làm cám ơn lắm.

Hai ông cụ bên láng giềng bèn bảo Kiển Thúc rằng :

– vua nước Tần đâ biết trọng người hiền như thế thì ông cũng ‘ không nên để cho quý nhân phải về không.

Kiển Thúc nói :

– Ngày trước vua nước Ngu không dùng Bách Lý Hề, đến nỗi mất nước. Nay vua nước Tần đã biết trọng người hiền tài mà dùng Bách Lý Hễ thì một mình Bách Lý Hề cũng đă đủ rồi. Lão phu đây đă lâu nay không nghĩ gì đến việc đời nữa, xin tha cho lão phu. Các đồ lễ vật này, lão phu xin nộp lại, nhờ ngài nói hộ với vua nước Tần cho.

Công tử Chí nói :

Nếu tiên sinh không đi thì Bách Lý Hề tất cũng không chịu nhận chức.

Kiển Thúc ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thở dài mà than rằng :

– Bách Lý Hề là người có tài mà lâu nay chưa được gặp minh chủ, âu là ta cũng phải giúp Bách Lý Hễ mà đi một phen mới được. Nhưng chẳng bao lâu rồi ta cũng sẽ lại về đây cày ruộng mà thôi ! Đứa trẻ con vào nói với Kiển Thúc rằng :

– Chân hươu nấu đã chín rồi ! Kiển Thúc sai vào đầu giường lấy chai rượu mới cất, đem ra để thết khách. Kiêån Thúc mời công tử Chí và hai ông cụ bên láng giềng cùng uống rượu, đũa tre, chén đất, chủ khách cùng nhau thù tạc, đều no say vui vẻ cả. Trời đă gần tối, Kiển Thúc mời cõng tử Chí nghỉ lại ở trong nhà tranh. Sáng hôm sau, hai cụ bên láng giềng lại mời một tiệc rượu để tiễn chân. Trong khi uống rượu, công tử Chí khen tài Kiển Bính, cũng ngỏ ý mời sang Tần một thể.

Kiển Thúc vâng lời, rồi đem các thứ lễ vật chia cho hai ông cụ bên láng giềng, nhờ trông nom hộ nhà cửa, lại dặn dò người nhà phải chăm chỉ công việc ruộng nương, không được trễ biếng. Kiển Thúc từ giă hai ông cụ bên láng giềng rồi cùng với Kiển Bính và công tử Chí lên xe thẳng đường sang nước Tần. Khi gần đến địa giới nước Tần, công tử Chí về trước, vào yết kiến Tần Mục công, nói rằng :

– Kiển Thúc đã đến, và con trai là Kiển Bính cũng là người có tài, tôi mời cả về để chúa công dùng.

Tần Mục công mừng lắm, liền sai Bách Lý Hề đi đón. Khi Kiển Thúc vào Tần Mục công xuống thềm nghênh tiếp, mời ngồi mà hỏi rằng :

– Bách Lý Hề thường nói tiên sinh là một người hiền tải xin tiên sinh chỉ bảo cho.

Kiển Thúc nói :

Nước Tần ta ở cõi tây này, tiếp giáp với các nước Nhung Địch, đất hiểm quân mạnh, mà không được bằng các nước Trung quốc, là chỉ vì không có uy đức đó mà thôi. Không có Uy thì sao cho người ta sợ , không có đức thì sao cho người ta mến , người ta không sợ, không mến thì làm bá chủ thế nào được ?

Tần Mục công nói :

– Uy và đức, hai điều ấy điều nào nên làm trước ?

Kiển Thúc nói :

– Nên ]ấy đức làm gốc, lại có uy để giúp vào. Nếu có đức, mà không có uy thì sao giữ được nước, có uy mà không có đức thì sao yên được dân.

Tần Mục công nói :

– Ta muốn sửa đức mà lập uy thì nên làm thế nào ?

Kiển Thúc thưa :

Dân nước Tần ta tập nhiễm phong tục rợ mọi, không biết lễ nghĩa, nay muốn cho dân biết tôn kính người trên thì tất phải có giáo hóa và có hình phạt. Có giáo hóa thì dân biết ơn, có hình phạt thì dân biết sợ, bấy giờ kẻ trên người dưới, khác nào như thân thể trong một người. Quản Di Ngô giúp nước Tề mà sai khiến được thiẽn hạ, cũng vì lẽ ấy.

Tần Mục công nói :

Cứ làm theo như lời nói của tiên sinh, có thể làm bá chủ thiên hạ đưọc không ?

Kiển Thúc nói :

Thế cũng chưa đủ ? Muốn làm bá chủ thiên hạ thì có ba điều nên kiẽng :

chớ có tham lam , chớ có tức giận , chớ có vội vàng. Tham lam thì nhiều đường lầm lỗi , tức giận thì nhiều sự khó khăn , vôïi vàng thì nhiều việc vấp váp. Chúa công biết kiêng ba điều ấy thì có thể làm nên nghiệp bá chủ.

Tần Mục công khen phải, rồi nói với Kiển Thúc rằng :

– Tiên sinh thử nghĩ xem công việc ngày nay điều gì là cấp thiết hơn cả ?

Kiển Thúc nói :

Tề hầu già yếu, nghiệp bá chủ mỗi ngày một suy kém, chúa công nên thu phục lấy các nước Nhung Địch ở vễ cõi tây này , khi đã thu phục được rồi, bấy giờ sẽ tìm cách mà tiến vào Trung Quốc, dùng sự ân nghĩa mà chữa những điều khuyết điểm của Tề hầu, như thế thì còn ai tranh được ngôi bá chủ nữa ! Tần Mục công bằng lòng mà nói rằng :

– Tiên sinh và Bách Lý Hề thật là bậc tôn trướng của thứ dân trong thiên hạ.

Nói xong liền phong Kiển Thúc làm hữu thứ trưởng, Bách Lý Hề làm tà thứ trưởng, cùng lâm chức thượng khanh, gọi là hai quan tể tướng. Lại cho Kiển Bính làm quan đại phu. Từ bấy giờ nước Tần mỗi ngày.một cường thịnh. Tần Mục công nghe đồn nước nào có người hiền tài cũng sai người đi tìm. Công tử Chí tiến ngườì nước Tần là Tây Khuất Thuật, Tần Mục công cũng tnệu đến để dùng. Bách Lý Hễ nghe đồn Do Dư nước Tấn là người có tài, mới hỏi thăm công tôn Chi.

Công tôn Chi nói :

– Do Dư ở nước Tấn mâi không có ai dùng, nay đã làm quan ở nước Tây Nhung rồi ! Bách Lý Hế có ý tiếc lắm.

Lại nói chuyện vợ Bách Lý Hề là Đỗ thị, từ khi Bách Lý Hề đi vắng, vẫn làm thuê làm mướn để kiếm ăn , sau nghèo khổ quá, không lấy gì cho đủ được, mới đem con đi lưu lạc sang nước Tần, làm nghề đi giặt thuê. Con trai Bách Lý Hề tên là Thị, tên tự là Mạnh Minh, chỉ quen tính lêu lổng, theo người ta đi săn bắn, chẳng chịu làm ăn gì cả, Đỗ thị thường khuyên bảo mà Mạnh Minh cũng không nghe.

Đến lúc Bách Lý Hễ làm tể tướng nước Tần, Đỗ thị đã nghe tiếng, lại hai ba lần trông thấy ngồi xe đi qua mâ không dám nhận. Bấy giờ trong dinh Bách Lý Hề cần đến người giặt thuê, Đỗ thị tình nguyện xin vào giặt, làm lụng rất chăm chỉ, người nhà đều có lòng yêu nhưng vẫn chưa lần nào được giáp mặt Bách Lý Hề Một hôm, Bách Lý Hề ngồi ở nhà trên, các phưừng nhạc gẩy đàn thồi sáo ở dưới thềm , Đỗ thị bèn nói với ngưừi nhà rằng :

Tôi cũng có biết âm nhạc, xin cho tôi đến dưới thềm nghe một vài bài đàn.

Ngườì nhà đưa Đỗ thị đến dưới thềm, nói chuyện với các phường nhạc. Phường nhạc bèn hỏi Đỗ thị rằng :

– Trong các nghề âm nhạc, nhà ngươi biết những thứ nào ?

Đỗ thị nói :

Tôi biết gẩy đàn, lại biết hát nữa.

Phường nhạc liền đưa cho Đỗ thị một cây đàn cầm, Đỗ thị Ồm cây đàn mà gẩy, nghe tiếng rất ai oán ! Các phường nhạc đều chịu là hay , lại bảo Đỗ thị hát chơi một bài.

Đỗ thị nói :

– Từ khi tôi lưu lạc đến đây, chưa hề cất tiếng hát bao giờ, nay tôi muốn xin lên nhà trên, hát hầu quan tể tướng một bài.

Phường nhạc lên nói với Bách Lý Hề, Bách Lý Hề cho lên. Đỗ thị cúi đầu khép nép rồi cất tiếng hát. Hát rằng :

Bách Lý Hề năm bộ da dê ! Nhớ ngdy nào càng nhau ly biệt :

mố con gà mdi ấp, thối nổi cơm gạo vàng. Chừ thương thì thương….

Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?

“Bách Lý Hề năm bộ da dê ! Cha ăn thịt cá, con đói khóc dài , chổng mặc gấm vóc, vợgiặt thuẽ hoâi ! Chừ thương thì thương…. Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?

Bách Lý Hề, năm bộ da dê ! Nhớ ngày xưa tiễn chàng ra đi, thiếp tôi nưóc mắt chứa chan! “Tới bây chừ, thấy chàng ngồi đó, thiếp tới ruột ầứt đòi cơn ! Chừ thương thì thương…. Ngày nay giàu sang, quẽn ta hay sao.. “.

Bách Lý Hề nghe câu hát, lấy làm ngạc nhiên, gọi đến trước mặt mà hỏi chuyện thì hóa ra vợ mình khi trước, liền ôm lấy mà khóc òa lên một hồi lâu, rồi hỏi đến con. Đỗ thị nói :

– Nó vẫn đi săn bắn ở trong xóm.

Bách Lý Hề sai người đi triệu đến. Vợ chỗng cha con thành ra lại được sum họp cùng nhau. Tần Mục công nghe tin vợ Bách Lý Hề mới đến, sai người đem cho nghìn chung thóc và một xe vàng lụa.

Ngày hôm sau, Bách Lý Hề đem con là Mạnh Minh vào yết kiến Tần Mục công. Mục công cho Mạnh Minh làm quan đại phu, cùng với Tây Khuất Thuật và Kiển Bính đều được gọi là tướng quân, giữ việc chinh phạt.

Vua nước Khương Nhung là Ngô Lý đem quân sang quấy nhiễu. Mục công sai Mạnh Minh, Tây Khuất Thuật và Kiển Bính đem quân đi đánh, Ngô Lý bị thua, chạy sang nước Tấn.

Vua nước Tây Nhung là Xích Ban thấy nước Tần cường thịnh, sai Do Dư đem lễ vật sang yết kiến Tần Mục công, để dò xem tần Mục công là người thế nào. Mục công đưa Do Dư đi chơi các nơi lâu đài vườn tược, có ý khoe khoang. Do Dư nói :

Chúa công sửa sang như thế này, bắt ma làm hay bắt người làm ? Bắt ma làm thì khổ ma, bắt người làm thì khổ người.

Tần Mục công nghe nói lấy làm lạ, liền hỏi Do Dư rằng :

– Nước Tây Nhung không có lễ nhạc, pháp độ gì cả thì lấy gì mà trị nước ?

Do Dư cười mà nói rằng :

– ấy chi vì có lễ nhạc, pháp độ mà Trung Quốc đến nỗi hay biến loạn đó ? Thánh nhân đời xưa lập ra văn pháp để bó buộc người ta nên thiên hạ mới hơi được yên ổn một chút , sau này người ta sinh ra kiêu dâm, chi mượn cái uy của danh của lễ nhạc để trang sức thân mình, chỉ mượn cái uy của pháp độ để đốc trách kẻ dưới, khiến cho nhiều người oán giận mà gây ra đánh lẫn nhau. Còn như nước Tây Nhung tôi thì không thế. Người trên thì lấy ân nghĩa mà tiếp đãi kẻ dưới, kẻ dưới thì lấy trung tín mà phụng thừ ngưừi trên, kẻ trên người dưới, không lấy hình tích mà lừa dối nhau, không lấy văn pháp mà ràng buộc nhau, thế mới thật là đời thịnh trị.

Mục công nín lặng, không nói gì cả, sau đem lời nói của Do Dư thuật lại cho Bách Lý Hề nghe. Bách Lý Hễ nói :

Do Dư là một bậc đại hiễn ở nước Tấn, tôi vẫn biết tiếng đã lâu ! Mục công nghe nói, có ý buỗn mà nói rằng :

– Do Dư là bậc đại hiền mà Tây Nhung dùng được, ấy là một sự lo cho nước Tần ta, biết làm thế nào ?

Bách Lý Hề nói :

Nội sử Sưu là người mưu trí, chúa công nên bàn với hắn. Tần Mục công liền cho triệu nội sử Sưu vào để thương nghị.

Sưu nói :

– Vua Tây Nhung ở nơi hoang dã, chưa được nghe âm nhạc của Trung quốc ta bao giờ, nay chúa công sai người đem một bộ nữ nhạc đưa biếu vua Tây Nhung , còn Do Dư thì giữ lại ở đây không cho về vội khiến cho vua tôi ngờ vực lẫn nhau, chính sự sinh ra trễ biếng, như thế thì dẫu muốn lấy cả nước Tây Nhung cũng đưực, huống chi là một mình Do Dư.

Tần Mục công khen phải, liền giữ Do Dư ờ lại, cùng ăn một mâm, cùng ngồi một chiếu , lại sai bọn Kiển Thúc , Bách Lý Hề và công tôn Chi thay nhau mà tiếp đăi Do Dư, để dò hỏi địa thế và binh lực của nước Tây Nhung. Một mật sai nội sử Sưu đem nữ nhạc sang dâng vua Tây Nhung là Xích Ban. Xích Ban bằng lòng lắm , từ bấy giừ Xích Ban ngày đêm say mẽ về nữ nhạc, chẳng thiết gì đến chính sự cả Do Dư ở nước Tần một năm mới về. Vua Tây Nhung thấy Do Dư về, có ý không bằng lòng. Do Dư nói :

Tôi vẫn xin vễ luôn mà vua nước Tần cứ cố ý giữ lại mãi.

Vua Tây Nhung nghi Do Dư có tình ý với nước Tần, từ bấy giờ không tin dùng nữa. Do Dư thấy vua Tây Nhung say mẽ nữ nhạc, chẳng thiết gì đến chính sự, thì gắng sức can ngăn. Vua Tây Nhung không nghe lời. Tần Mục công nghe tin, sai người sang mật triệu Do Dư. Do Dư bỏ Tây Nhung về với Tần Mục công. Mục công cho làm chức á khanh, cùng với Kiển Thúc và Bách Lý Hề cùng cầm quyền chính. Do Dư liền dâng kế đánh Tây Nhung.

Khi quân nước Tần kéo sang đất Tây Nhung, đường đi lối lại đều thông thuộc cả Vua Tây Nhung không chống cự nổi, phải đầu hàng nước Tần. Vua Tây Nhung xưa nay vẫn là thủ lĩnh của nước Nhung Địch. Các nước nhỏ nghe thấy vua Tây Nhung phải đầu hàng nước Tần, thì cũng đều đem nhau đến đầu hàng cả. Tần Mục công mở tiệc ăn mừng. Các quan triếu thần thay đổi nhau mà chúc thọ. Mục công uống rưọu say quá, khi vào trong cung, mê mẩn chẳng biết gì cả, nội thị thấy vậy đều lấy làm sợ hăi. Các quan triều thần nghe tin, kéo nhau vào vấn an.

Thế tử Bình mời quan thầy thuốc vào xem mạch thấy mạch chạy như thường, nhưng mắt nhắm mà miệng không nói năng, mình không cử động được. Quan thầy thuốc nói :

– Đó là việc quỷ thần ! Xin sai người làm lễ cúng.

Nội sử Sưu nói :

Dẫu cúng cũng vô ích. Ngủ say như thế tất là đương mộng, nên chở ít lâu, tự khắc tinh lại , chớ nên làm huyên náo.

Thế tử Bình ngồi liền ở bẽn cạnh, bỏ cả ăn ngủ , chở đến ngày thứ năm, Mục công mới tinh dậy, mồ hôi trán đầm đìa như mưa. Thế tử Bình quỳ xuống mà hỏi rằng :

– Phụ thân nghe trong mình thế nào ? Sao giấc ngủ của phụ thân lâu thế ? ‘.

Tần Mục công nói :

– Ta vừa mới ngủ được một lúc.

Thế tử Bình nói :

– Phụ thân ngủ đã năm ngày nay, tất là có mộng thấy gì lạ, chớ chẳng không ?

Tần Mục công ngạc nhiên mà hỏi rằng :

– sao nhà ngươi lại biết ?

Thế tử Bình nói :

– Nọi sử Sưu nói thế.

Tần Mục công liền gọi nội sử Sưu đến cạnh giường mà bảo rằng :

Mới rồi ta mộng thấy một người đàn bà mặt hoa da ngọc tay cầm cái ấn ngọc, nói là phụng mệnh Ngọc Hoàng thượng đế đến triệu ta. Ta liền đứng dậy đi theo, bỗng thấy hình như đi ở trong đám mây, đến một nơi cung điện, thềm cao chín thước, trẽn rủ rèm châu. Người đàn bà đưa ta vào lạy ở dưới thềm. Được một lúc, rèm châu cuốn lên, ta trông thấy trên điện :

cột vàng tường gấm, hào quang rực rỡ, có mộtt vị Ngọc Hoàng mũ miện áo bào, ngồi trên ngai vàng, hai bên có các quan đứng hầu, nghi vệ rất nghiêm chỉnh ? Đức Ngọc hoàng lại sai người đem một cái sổ tay ra, gọi tên ta mà tuyên cáo rằng :

“Nhâm Hiếu ! Nhà ngươi nghe lời trẫm mà dẹp loạn cho nước Tấn”. Tuyên cáo xong, người đàn bà ấy bảo ra lạy tạ, rồi đưa ta về. Ta hỏi tên là gì, thì người ấy tự xưng là Bảo phu nhân ở núi Thái Bạch. Nếu ta vì hắn lập đền thờ thì hắn sẽ phù hội cho được nên sự nghiệp bá chủ. Ta lại hỏi nước Tấn có loạn gì thì hắn không chịu nói, bảo là việc trời không dám tiết lộ. Bấy giờ ta nghe tiếng chim trĩ kêu, bỗng sực tỉnh dậy, chẳng hay đó là điềm gì ?

Nội sử Sưu nói :

– Hiện nay Tấn hầu đang yêu Ly Cơ, ghét thế tử, tải nảo mà khỏi loạn được. Đức Ngọc hoàng truyền lệnh cho chúa công, ấy là cái phúc của chúa công đó ! Tần Mục công hỏi :

– Bảo phu nhân là ai ?

Sưu nói :

Tôi nghe nói đời Tần Văn công ta ngày xưa, có người ở đất Trần Sương bắt được một con vật kỳ dị, đem dâng Tần Văn công. Khi đi đến nửa đường, bỗng gặp hai đứa trẻ vỗ tay cười và nói rằng :

con vật ấy là loài Vị, nó hay ăn óc người chết ở dưới đất , con Vị cũng nói được như người mà bảo hai đứa trẻ kia là loài Trĩ tinh , một con s6ng, một con mái, nếu bắt đưọc con sống thì làm nên nghiệp vương, bắt được con mái thì làm nên nghiệp bá. Bấy giở người Trần Sương liễn bỏ con Vị mả đi đuổi theo bắt hai đứa trẻ. Hai đứa trẻ hóa làm hai con chim tn mâ bay mất. Người Trần Sương thuật chuyện lại cho Tần Văn công nghe, Tần Văn công sai chép việc ấy vào sách, hiện còn cất ở trong kho. Đất Trần Sương nay ở phía tây núi Thái Bạch, chúa công nên ra đấy đi săn bắn để xem xét thì có thể biết rõ được.

Tần Mục công mở sách ra xem, quả như lời nói của nội sử Sưu. Ngày hôm sau, Tần Mục cồng đi săn bắn ở núi Thái Bạch. Người ở Trần Sương, chăng lưới bắt được con chim trĩ tự nhiên hóa ra con gà đá, trông rất kỳ dị, liền đem dâng Tần Mục công. Nội sử Sưu nói :

– Đó tức là Bảo phu nhân. ấy lả cái điềm bắt được con mái thì làm nên nghiệp bá đó ! Chúa công nên lập đền thờ ở đất Trần Sương. Tẩn Mục công bằng lòng, truyền lập đền thờ, gọi là đền Bảo phu nhân, sau quả nhiên Tần Mục công dẹp được loạn nước Tấn.

Chương 27: Ly Cơ lập kế giết Thân Sinh – Hiến công gần chết dặn Tuân Tức

Tấn Hiến công từ khi lấy được cả nước Ngu và nước Quắc, các quan triều thần đều vào chúc mừng, chỉ có Ly Cơ trong bụng không bằng lòng, bởi vì bản tâm muốn cho Tấn Hiến công sai thế tử Thân Sinh đi đánh Quắc, không ngờ lại hóa ra Lý Khắc đi thay, mả lại lập nên công trạng, chẳng còn nghĩ kế gì để hại thế tử Thân Sinh được nữa ? Ly Cơ lại bàn riêng với ưu Thi rằng :

– Lý Khắc là người trong bè cánh Thân Sinh, bây giờ công to chức trọng như vậy thì ta còn làm gì nổi ! Ưu Thi nói :

– Tuân Tức đem một viên ngọc bích và một cỗ ngựa mà lập kế lấy được nước Ngu và nước Quắc, thế thì tài còn gấp mấy Lý Khắc, mà công trạng cũng chẳng kém gì Lý Khắc. Bây giờ phu nhân dùng Tuân Tức làm chức thái phó để dạy Hề Tề và Trác Tử thì mới có thể trị nổi Lý Khắc được.

Ly Cơ nói với Hiến công, dùng Tuân Tức lảm chức thái phó để dạy Hễ Tề vâ Trác Tử. Ly Cơ lại bảo Ưu Thi rằng :

– Nay Tuân Tức đã vào cánh với ta rồi ! Nhưng hễ Lý Khắc còn ở trong triều thì mưu kế của ta khó lòng thành được. Bây giờ biết dùng kế gì mà trừ được hắn đi ? Có trừ được Lý Khắc thì mới có thể hại nổi Thân Sinh.

ưu Thi nói :

– Lý Khắc là người bề ngoài thì cương trực mà trong lòng hay lo sợ, nếu đem sự lợì hại mà bảo hắn thì hắn tất có ý bắt cá hai tay, bấy giờ ta sẽ dụ hắn phải theo ta. Lý Khắc vốn thích uống rượu, để tôi xin bày một tiệc rượu mời hắn, rồi thử đem lời nói dò xem ý hắn thế nào, nếu hắn theo lời thì may cho phu nhân, mà nếu hắn không theo lời nữa thì tôi đây là một người phường hát, chẳng qua cũng là sự nói đùa bỡn đó thôi, có tội gì mà sợ.

Ly Cơ khen phải. Ưu Thi liền đến nói với Lý Khắc rằng :

Đại phu lâu nay đi đánh dẹp nước Ngu và nước Quắc, khó nhọc nhiều lắm, tôi muốn đem chén rượu nhạt đến để ngồi hầu đại phu, gọi là mua vui trong chốc lát, chẳng hay đại phu nghĩ thế nào ?

Lý Khắc thuận cho. ưu thi liễn mang rượu đến nhà lý Khắc để mời Lý Khắc uống. Trong khi ăn tiệc, Lý Khắc và vợ là Mạnh Nương cùng ngồi. Ưu Thi sụp lạy hai lạy, dùng chén rượu để chúc mừng, rồi ngồi hầu rượu ở bên cạnh chuyện trò, rất vui vẻ ! Rượu đă ngà ngà Ưu Thi đứng dậy múa để chúc thợ, rồi nói với Mạnh Nương rằng :

Bà lớn cho tôi ăn uống, tôi xin ca một bài hát mới để bà lớn nghe.

Mạnh Nương rót chén rượu để thưởng cho ưu Thi, và đưa cho một món thịt dê mà hỏi rằng :

– Bài hát mới là bài gì ?

ưu Thi nói :

– Tên gọi là bài Hạ Dư ! Quan đại phu đây được nghe bài hát ấy thì mới có thể giữ được phú quý.

Nói xong, liền gõ nhịp hát. Hát rằng :

“Chim hạ dư ngô ngô hề…. chi cho bằng ô ô ! Người ta họp cả ở trong vườn hoa hề…. sao mày cứ đậu ở cành khô ?

Vườn hoa kia, tốt đẹp dường bao hề…. cành khó kia, tất có ngày bị lưỡi dao! Lưỡi dao sắp đến nơi hề…. cành khô kia biết làm thế nào ? ” ưu Thi hát xong, Lý Khắc cười mà nói rằng :

– Thế nào là vườn hoa ? Thế nào là cành khô ?

Ưu Thi nói :

Thí dụ như người ta, mẹ đang làm phu nhân, con sắp sửa được nói ngôi vua, tức là một cái cây tươi rườm rà, các giống chim nương tựa ở đấy, thế gọi là vườn hoa ; còn như mẹ đã chết rồi, con lại bị người ta dèm pha, chẳng bao lâu sẽ có tai vạ, tức là một cái cây gốc lay lá rụng, các giống chim còn nương tựa vào đâu, thế gọi là cành khô.

Nói xong, bèn cáo từ lui ra. Lý Khắc trong lòng áy náy, đứng dậy trở vào thư phòng, một mình lững thững, đi quanh trong nhà, vừa đi vừa suy nghĩ, nghĩ quẩn nghĩ quanh, không thể ngủ được. Lý Khắc nghĩ thầm trong lòng rằng :

– ưu Thi là một người yêu của chúa công và phu nhân bây giờ, vẫn được ra vào ở chỗ cung cấm, ngày hôm nay hát như thế tất là có ý Hắn nói chưa hết lời, âu là sáng ngày mai ta phải hỏi lại mới được. Đến nửa đêm, Lý Khắc ruột nóng như lửa, không thể chờ được nữa, mới sai người gọi ưu Thi đến hỏi chuyện. ưu Thi biết trước, đã sắp sửa mũ áo chỉnh tề, liền đi theo người nhà vào thẳng đến tận chỗ giường nằm của Lý Khắc. Lý Khắc cho ưu Thi ngồi ở bên cạnh giường, lấy tay vỗ vào đùi mà hỏi rằng :

– Bài hát của nhà ngươi hôm nay, ta đã hiểu ý, có phải là trỏ thế tử Thân Sinh ở đất Khúc ốc không ? Tất là nhả ngươi có được biết chuyện làm sao ; vậy nên nói cho ta hay đừng giấu ta làm gì ! ưu Thi nói :

– Tôi vẫn muốn nói đã lâu, nhưng chỉ hiềm ngài là quan thái phó của Thân Sinh, nên chưa dám nói, sợ ngài lấy làm quái dị mà thôi.

Lý Khắc nói :

Nhà ngươi nói để cho ta biết cách mà tránh vạ, thế là nhà ngươi yêu ta, có gì mà quái dị ?

Ưu Thi cúi đầu ghé lại bên gối mà nói thầm rằng :

Chúa công đã hứa lời với phu nhân, định giết Thân Sinh mà lập Hề Tề rồi đó ! Lý Khắc nói :

Còn ngăn cản được nữa không ?

ưu Thi nói :

Chúa công yêu phu nhân, điều đó ngài đã biết ; chúa công lại yêu Lương Ngũ và Đông Quan Ngĩl, điều đó ngài cũng đã biết. Trong thì có phu nhân, ngoài thì có Lương Ngũ và Đông Quan Ngũ, việc ấy còn ngăn thế nào được ! Lý Khắc nói :

– Theo ý chúa công mà giết Thân Sinh thì ta không nỡ’ ; mà giúp Thân Sinh để chống nhau với chúa công thì ta không dám ; âu là ta cứ ở giữa chẳng theo bên nào cả, mới có thể thoát nạn được.

Ưu Thi nói :

Ngài nghĩ phải lắm ! Khi Ưu Thi đã lui về rồi, Lý Khắc ngồi cho đến suốt sáng, đem quyển sách của Sử Tô và Bốc Yển ghi chép mấy lời trong quẻ bói ngày trước tính ra vừa được mười năm, mới thở dài mà than rằng :

Việc bói toán cũng nghiệm thật ! Nói xong, liền đến nhà quan đại phu là Phi Trịnh Phủ, đuổi hết người xung quanh đi, rồi bảo Phi Trịnh Phủ rằng :

– Lời nói Sử Tô và Bốc Yển đến nay mới nghiệm.

Phi Trịnh Phủ hỏi :

– Ngài nghe thấy chuyện gì vậy ?

Lý Khắc nói :

– Đêm mới rồi, ưu Thi có bảo tôi rằng :

“Chúa công sắp giết Thân Sinh mà lập Hề Tề ?” Phi Trịnh Phủ nói :

Vậy ngài trả lời thế nào ?

Lý Khắc nói :

Tôi bảo hắn là tôi cứ đứng giữa mà thôi.

Phi Trịnh Phủ nói :

– Ngài nói như thế thì khác nào trông thấy lửa cháy mà lại cho thêm củi vào. Cứ như ngài bây giờ thì tôi thiết tưởng nên giả cách làm ra ý không tin ; hắn thấy ngài không tin thì tất phải e sợ mà chưa dám làm vội ; bấy giờ sẽ vì Thân Sinh mà lập thêm vây cánh để giữ gìn lấy ngôi thế tử, rồi sau tìm cách mà giãi bày với chúa công, khiến cho chúa công nghĩ lại, như thế thì còn có thể cứu vãn được. Nay ngài bảo là ngài đứng giữa thì Thân Sinh thành ra cô thế, chẳng bao lâu sẽ có tai vạ.

Lý Khắc giẫm chân xuống đất mà than rằng :

Tiếc thay ! Tôi không bàn với ngài trước. Lý Khắc cáo từ trở vễ, giả cách ngã xe, rồl ngày hôm sau nói dối là bị thương ở chân, không vào triều được. Ưu Thi đem chuyện Lý Khắc nói lại cho Ly Cơ nghe. Ly Cơ rất bằng lòng ; đêm hôm ấy Ly Cơ nói với Hiến công rằng :

– Lâu nay thế tứ vẫn ở đất Khúc ốc, chúa công nên cho người triệu vễ, nói là thiếp có lòng mong thế tử lắm, để thiếp mua chuộc lấy lòng thế tử, họa may thế tử nghĩ lại mả đừng làm hại thiếp chăng. Chúa công nghĩ thế nào ?

Hiến công nghe lời, cho người triệu thế tử Thân Sinh về. Thân Sinh vào yết kiến Tấn Hiến công, rồi lại vào cung yết kiến Ly Cơ, Ly Cơ bày yến tiệc để thết đãi, chuyện trò vui vẻ. Ngày hôm sau, Thân Sinh lại vào cung tạ Ơn bữa yến. Ly Cơ lại giữ Thân Sinh ở lại ăn cơm với nàng. Đêm hôm ấy, Ly Cơ lại khóc lóc mà nói với Tấn Hiến công rằng :

– Thiếp muốn mua chuộc lòng thế tử cho nên mời thế tử để tỏ lòng kính nề, chẳng ngờ thế tử vô lễ quá ?

Hiến công hỏi :

Làm sao ?

Ly Cơ nói :

Thiếp mời thế tử ở lại dùng bữa cơm trưa, thế tử đòi rượu, khi đã ngà ngà say thì giở giọng đùa bỡn mà bảo thiếp rằng :

“- Cha tôi già rồi ? Thế mẹ làm sao bấy giờ ?” Thiếp nổi giận nhưng không trả lời Thế tử lại nói :

“- Ông tôi ngày xưa lúc về già thì đem mẹ tôi là Tề Khương mà để lại cho cha tôi, nay cha tôi già, tất lại để nàng cho tôi chứ còn ai !” Nói xong toan xông lại mà nắm lấy tay thiếp, thiếp chống cự mãi mới chạy thoát. Nếu chúa công không tin thì xin chúa công thử cho thiếp cùng thế tử vào chơi trong vườn hoa, rồi chúa công đứng ở trên đài mà nom xem thì sẽ biết rõ được tình ý.

Hiến công nghe lời. Sáng hôm sau, Ly Cơ triệu thế tử Thân Sinh cùng vào chơi trong vườn hoa. Ly Cơ đã lập kế sẵn, đem mật ngọt bôi vào mái tóc ; khi vào đến vườn hoa, ong bướm bay xúm xít lại, đậu khắp trẽn đầu. Ly Cơ bèn quay bảo Thân Sinh rằng :

– Kìa ! Sao thế tử không đuổi hộ Ong bướm đi cho tôi ? Thân Sinh vô tình, đi đằng sau lấy tay áo xua đuổi đàn ong bướm. Hiến công đứng ở trên đài trông thấy, yên chí là Thân Sinh trêu ghẹo Ly Cơ, trong lòng tức giận toan bắt Thân Sinh đem chém.

Ly Cơ quỳ xuống mà tâu rằng :

Nay thiếp triệu Thân Sinh đến mà chúa công lại đem giết đi thì làm cho thiếp mang tiếng là mưu giết thế tử. Vả lại, đó là một việc ám muội, người ngoài chưa ai biết đến, xin chúa công hãy nẽn nén lòng đãHiến công liền cho Thân Sinh trở về Khúc ốc, rồi mật sai người bới lông tìm vết để trị tội. Một hôm, Tấn Hiến công đi săn ở đất Địch Hoàn, Ly Cơ lại cùng với Ưu Thi thương nghị ; rồi sai người ra bảo thế tử Thân Sinh rằng :

Đêm qua thiếp nằm mộng thấy Tề Khương (mẹ Thân Sinh) kêu đói , không có gì ăn, thế tử nẽn mau mau cúng tế đi. Bấy giờ Tề Khương có đền thờ ở đất Khúc ốc, Thân Sinh liền làm lễ tế, rồi sai người đem phần tế biếu Hiến công. Hiến công đi săn chưa về, phần tế ấy để tại trong cung đă được sáu ngày. Khi Hiến công về Ly Cơ đem thuốc độc bỏ vào rượu và tẩm vào thịt đệ trình Hiến công, rồi nói :

– Thiếp nằm mộng thấy Tề Khương kẽu đói, nhân chúa công đi vắng, thiếp có sai người ra bảo thế tử làm lễ tế Tề Khương ; đây là phần tế của thế tử biếu chúa công đó ! Tấn Hiến công toan rót rượu ra uống. Ly Cơ quỳ xuống mà can rằng :

Những đồ ăn từ ngoài đem đến, nên phải cho thử mới được. Tấn Hiến công khen phải, liền đem rượu rót thử xuống đất, tức thì chỗ đất ấy dộp phồng lên. Lại gọi chó đến, lấy một miếng thịt ném cho nó ăn thì nó chết ngay. Ly Cơ giả cách không tin, lại gọi một đứa nội thị nhỏ ra bắt ăn thử. Đứa nội thị không chịu ăn. Ly Cơ cố bắt ép. Đứa nội thì vừa mới nuốt khỏi cổ họng thì đổ máu mồm máu mũi ra mà chết. Ly Cơ giả cách kinh hoảng, chạy xuống dưới thềm mà kẽu lên rằng :

– Ối giời đất ơi ! Cơ nghiệp này bao giờ cũng là của thế tử ? Chúa công đã già rồi, thế tử lại không thể chừ đợi trong ít lâu được hay sao ! Nói xong, nước mắt chảy xuống ròng ròng. Ly Cơ bèn quỳ trước mặt Hiến công, nức nở nói :

– Thế tử sở dĩ bày ra mưu kế này chỉ tại mẹ con thiếp mà thôi, xin chúa công hãy đem rượu thịt ấy cho thiếp, thiếp xin chết thay chúa công để cho thế tử được thỏa lòng.

Nói xong, cầm lấy chén rượu toan uống. Hiến công vội vàng giằng lấy, tức giận uất lên, không thể nói đựoc. Ly Cơ lăn xuống đất mà khóc, lại than thở rằng :

Thế tử nhẫn tâm quá ! Cha đẻ ra mà còn muốn giết, huống chi là người khác. Trước kia chúa công toan bỏ hắn đi, thiếp vẫn không muốn ; đến khi hắn trêu ghẹo thiếp trong vườn, chúa công cũng toan đem giết, thiếp lại cố xin hộ ; để đến ngày nay suýt nữa thì làm hại chúa công, thật là lỗi tại thiêp đó ! Hiến công im lặng giờ lâu, rỗi giơ tay ôm lấy Ly Cơ, đỡ dậy mà bảo rằng :

– Thôi phu nhân cứ đứng dậy, để ta tuyên cáo việc này cho các quan nghe, rồi giết đứa tặc tử ấy đi mới được.

Nói xong, liền ra ngự triều, triệu các quan đại phu đến thương nghị. Các quan biết chủ ý của Hiến công đă quyết định như vậy, đều nhìn nhau mà không dám nói.

Đông Quan Ngũ nói :

– Thế tử vô đạo như vậy, tôi xin đem quân đi đánh.

Hiến công bèn sai Đông Quan Ngũ làm phó tướng, đem quân đi đánh đất Khúc ốc. Hồ Đột dẫu đóng cửa ở trong nhà, không đi đến đâu nhưng vẫn cho người đi dò la công việc trong triều, nghe tin Đông Quan Ngũ và Lương Ngũ đem quân đi đánh Khúc ốc, tức khắc sai ngưừi tâm phúc đi mật báo cho Thân Sinh biết trước. Thân Sinh nói chuyện với quan thái phó là Đỗ Nguyên Khoản.

Đỗ Nguyên Khoản nói :

Phần tế để trong cung đã sáu ngày thì rõ là có người trong cung bỏ thuốc độc vào ; thế tử nên làm một tờ trạng khiếu oan, chẳng lẽ cả trong triều thần lại không có ai dám nói hay sao ? Còn hơn là cứ ngồi mà chịu chết ?

Thân Sinh nói :

Chúa công ta không có Ly Cơ thì ăn không được ngon, ngủ không được yẽn. Nay tôi khiếu oan mà không minh ra được thì lại càng thêm tội ; may mà minh ra được thì vị tất chúa công đă trị tội Ly Cơ, mà khiến cho chúa công lại thêm một nỗi đau lòng, chi bằng tôi chịu chết cho xong ?

Đỗ Nguyên Khoản nói :

Ta hây trốn sang nước khác, để lo liệu về sau, thế tử nghĩ thế nào ?

Thân Sinh nói :

Chúa công không xét cho là vô tội mà sai người đem quân đến đánh tôi ; tôi đă mang cái tiếng là người giết cha thì dẫu đi đến đâu, người ta cũng coi tôi như một giống chim cử mổ mẹ mà thôi. Nếu tôi trốn đi mà đổ lỗi cho chúa công thì thành ra bêu cái tiếng ác của quân phụ cho các nước khác chê cười. Thôi thì chỉ một chết là hơn cả.

Nói xong, liền viết thư trả lời Hồ Đột rằng :

Thân Sinh này có tội, xin đành chịu chết ! Nhưng chúa công nay già rồi, các công tứ hăy cón ít tuối, xin ngài lưu ý mà giúp đỡ cho ; tôi dầu chết xuống suối vàng, thật cũng đội ơn nhiều lắm !” Đoạn Thân Sinh ngảnh mặt về phía bắc, sụp lạy hai lạy rồi tự thắt cổ mà chết. Sáng hôm sau, Đông Quan Ngũ đem quân đến, thấy Thân Sinh đã chết rỗi, liền bắt Đỗ Ngllyên Khoản vễ nộp Hiến công và nói rằng :

Thế tử biết tội, đă tự tử mà chết trước rồi ! Hiến công sai Đỗ Nguyên Khoản làm chứng vào từ tội trạng của Thân Sinh, Đỗ Nguyên Khoản kêu rầm lên rằng :

– Trời có thấu nỗi oan nảy cho chăng ! Tôi sở dĩ không chết theo mà chịu cho bắt về đây, chính là muốn để giãi bày tấm lòng của thái tử đó Phần tế để ở trong cung đã sáu ngày, nếu có thuốc độc từ trước thì làm gì mà còn nguyên vẹn được ?

Ly Cơ đứng nấp ở sau bình phong, nghe thấy Đỗ Ngllyên Khoản nói vậy, vội vàng quát to lên rằng :

– Đỗ Nguyên Khoản giữ chức thái phó mà để cho thế tử làm phản, chẳng đem giết đi, còn để làm gì ! Hiến công liền sai lực sĩ cầm dùi đồng đánh vào đầu Đỗ Nguyên Khoản, vỡ óc ra mà chết. Các quan trong triều đều gạt nước mắt thương thầm. Đông Quan Ngũ và Lương Ngũ bảo ưu Thi rằng :

Trùng Nhĩ và Di Ngô cùng một bè cánh với thế tử, thế tử dẫu chết rỗi, nhưng hai vị công tử kia hăy còn, ta cũng lấy lãm lo ngại.

ưu Thi bèn khuyên Ly Cơ lập kế để hại Trùng Nhĩ và Di Ngô. Đêm hôm ấy, Ly Cơ lại khóc nức nở mà nói với Hiến công rằng :

– Thiếp nghe tin đồn Trùng Nhĩ và Di Ngô cùng dự mưu với Thân Sinh. Nay Thân Sinh chết đi thì hai vị công tử kia đổ lỗi tại thiếp, đã sắp định đem quân về đánh úp kinh thành để giết thiếp đi, chúa công cũng nên xét đến việc ấy.

Hiến công còn có ý chưa tin. Sáng hôm sau ra tnều, có người báo rằng :

Trùng Nhĩ và Di Ngô định vào triều, khi đến cửa quan nghe thấy việc thế tử Thân Sinh chết, đều lại quay xe đi cả.

Hiến công nói :

Trùng Nhĩ và Di Ngô không cáo từ với ta mà bỏ đi ngay tất là có dự mưu với Thân Sinh dó ! Nói? xong, liền sai Bột Đề đem quân sang đất Bồ để bắt công tử Trùng Nhĩ ; Giả Hoa đem quân sang đất Khuất để bắt công tử Di Ngô.

Hồ Đột bèn gọi ngườì con thứ là Hồ Yển đến trước mặt mà bảo rằng :

Công tử Trùng Nhĩ là người có tướng lạ :

xương sườn dính nhau, mỗi mắt có hai con ngươi, lại là ngườì hiễn minh, mai sau tất làm nên. Vả nay thế tử Thân Sinh chết rồi thì tất đến Trùng Nhĩ được nối ngõi, mày nên sang đất Bồ mà cùng với anh mày lâ Hồ Mao (bấy giờ Hồ Mao đã theo Trùng Nhĩ sang ở đất Bồ) cùng giúp Trùng Nhĩ đi trốn.

Hổ Yển vâng lời tức khắc sang đất Bồ để theo Trùng Nhĩ. Trùng Nhĩ sọ hâi, cùng với Hồ Mao và Hồ Yển bàn nhau đi trốn. Bỗng nghe báo Bột Đề đă đem quân đến vây nhà Trùng Nhĩ. Trùng Nhĩ cùng với Hồ Mao và Hồ Yển chạy ra vườn sau để trốn đi. Bột Đề cầm gươm đuổi theo, Hồ Mao và Hồ Yển trèo tưừng ra trước, rồi đtmg ở ngoài mà dìu Trùng Nhĩ sang. Bột Đề nắm được vạt áo Trùng Nhĩ, vừa giơ gươm toan chém thì vạt áo đứt, Trùng Nhĩ chạy thoát được. Bột Đề đem cái vạt áo ấy về nộp Tấn Hiến công.

Trùng Nhĩ trến sang nước Địch. Vua nước Địch hôm trước nằm mọng thấy con rồng xanh phủ ở trên mặt thành, bấy giừ thấy có Trùng Nhĩ đến, liền vui ỵe? mời vào. Được một lúc, lại? có một bọn kéo đến, gọi cửa thành gấp lắm, Tnìng Nhĩ ngơ là quân đuổi theo, liễn bảo trên mặt thành bắn tên xu6ng. Người dưới thành kêu rầm lên rằng :

– Chúng tôi không phải là quân đuổi theo, đều là bế tôi ở nước Tấn tình nguyện đi theo công tử.

Trùng Nhĩ trèo ]ên mặt thành nhìn xem thì thấy người đi đầu là Triệu Thôi, tên tự là Tử Dư hiện đang làm quan nước Tấn. Trùng Nhĩ nói :

– Triệu Thôi đâ tới đây thì ta không lo gì nữa ?

Nói xong, sai mở cửa đón vào. Trong bọn ấy có Tư Thần, Ngụy Thù Hồ Xạ Cô, Điên Hiệt, Giới Tử Thôi, Tiên Chẩn đếu là những người có danh tiếng ; lại có bọn Hồ Thúc đến vài ba mươi người nữa.

Trùng Nhĩ giật mình, nói :

– Các ngươi đang ở trong tnều, sao lại đến cả đây thế này ? Bọn Triệu Thôi đồng thanh nói rằng :

– Chúa công thất đức, mê đắm Ly Co mà giết hại thế tử, chẳng bao lâu nước Tấn tất có loạn to. Chúng tôi vốn biết công tử là người hiền minh, cho nên quyết chí theo công tử.

Trùng Nhĩ khóc mà nói rằng :

Các ngươi có lòng giúp tôi, bao giở tôi dám quên ơn.

Ngụy Thù nói :

Công tử ở đất Bồ đã mấy năm nay, người đất Bồ ai cũng yêu mến, đều một lòng theo công tử. Nếu công tử nhờ người nước Địch giúp cho, lại đem quân đất Bồ mà kéo về, tồi chắc rằng trong triều tất có người nổi lên làm nội ứng. Bấy giờ công tử trừ bọn làm loạn ở bên cạnh chúa công đi mà giữ yên lấy cơ nghiệp nước nhà, chảng hơn là cứ trốn tránh mãi thế này hay sao ! Trùng Nhĩ nói :

– Nhà ngươi nói hăng hái lắm ! Nhưng e rằng làm thế thì khiến cho quân phụ ta phải sợ hãi, có đâu ta dám theo lời.

Ngụy Thù là một người dũng sĩ, thấy Trùng Nhĩ không theo lời, liền nghiến răng nghiến lợi, giẫm chân xuống đất mà nói rằng :

– Công tử sợ bọn Ly Cơ như là hùm cọp, rắn rết, còn bao giờ làm được việc gì ?

Hồ Yển bảo Ngụy Thù rằng :

Công tử không phải sợ bọn Ly Cơ, chi sợ hai chữ “danh nghĩa” mà thôi ! Ngụy Thù không dám nói nữa. Nguyên Trùng Nhĩ từ thuở bé vốn là người có lễ phép mà lại biết trọng những kẻ hiền sĩ, vậy nên đến khi đi trốn, có rất nhiều hào kiệt muốn theo. Chỉ có ba người là Khước Nhuế, Lã Di Xanh vả Quắc Xạ (công tử Di Ngô gọi lả cậu), chạy sang đất Khuất để theo Di Ngô, ba người ấy đem việc Giả Hoa sắp đến bắt báo trước cho công tử Di Ngô biết. Công tử Di Ngô liền sai người đóng cửa thành lại để chống giữ. Giả Hoa không có ý muốn bắt Di Ngô, bèn mật sai người vào bảo Di Ngô rằng :

– Công tử nên trốn ngay đi, nếu không thì sắp có quân đuổi theo, công tử không thể nào địch nổi đâu.

Di Ngô bảo Khước Nhuế rằng :

Trừng Nhĩ nay ở nước Địch, hay là ta cũng chạy sang nước Địch, phỏng có nên không ?

Khước Nhuế nói :

– Chúa công vẫn bảo là hai vị công tử thông mưu với nhau, bởi vậy mới sai người đem quân đi đánh ; bây giờ hai người cùng chạy đến cả một nơi thì Ly Cơ lại có cớ mà nói được. Vả chúa công thế nảo cũng sai người đem quân đi đánh nước Địch, chi bằng ta chạy sang nước Lương là hơn. Nước Lương tiếp giáp với nước Tần, mà nước Tần nay đang cường thịnh ; khi chúa công trăm tuổi rồi, ta có thể mượn binh nước Tần mà về nước được.

Công tử Di Ngô liễn chạy sang nước Lương. Giả Hoa giả cách đuổi theo không kịp, đem quân trở về. Tấn Hiến công nổi giận truyền đem Giả Hoa ra chém. Phi Trịnh Phủ tâu rằng :

– Ngày trước chúa công sai đắp thành cho hai vị công tử ở, bắt làm kiên cố quá, vậy nên nay không đánh nổi, chứ Giả Hoa có tội gì đâu ! Lương Ngũ cũng tâu rằng :

Di Ngô là người ngu hèn, khồng cần gì hắn, còn Trùng Nhĩ có tiếng là người tài đức, hiện nay các quan trong triều đi theo nhiều lắm. Vả nước Địch là một nước thù với ta, nếu ta không đánh nước Địch mà trừ Trùng Nhĩ đi thì mai sau tất có tai vạ.

Hiến công liền tha cho Giả Hoa lại sai người triệu Bột Đề đến. Bột Đề nghe tin Giả Hoa suýt phải tội chết ; có ý sợ hãi, mới nói với Hiến công, tình nguyện đem quân đi đánh nước Địch. Hiến công cho đi, Bồ Đề đem quân đến nước Địch. Vua nước Địch cũng đem quân ra chống giữ. Quân hai bên giữ nhau đến hai tháng. Phi Trịnh Phủ nói với Hiến công rằng :

Cha con không nên tuyệt tình quá ! Hai vị công tử cũng chưa có tội trạng gì, nay đã chạy trốn mà còn cố theo để giết, chẳng hóa ra nhẫn tâm lắm ru ! Vả quân ta vị tất đã đánh nổi quân nước Địch, nếu ta cố đánh mãi thì chỉ nhọc quân mà để cho nước láng giềng chê cười mà thôi.

Hiến công nghĩ lại, triệu Bột Đề đem quân về. Hiến cõng nghi các vị công tử phần nhiều là bè cánh Trùng Nhĩ và Di Ngô, mai sau tất ngăn trở việc Tề Hề, liền hạ lệnh đuổi hết các vị công tử, rồi lập Tề Hề lên làm thế tử. Các quan trong triều, chỉ trừ Đông Quan Ngũ, Lương Ngũ và Tuân Tức, còn ai cũng khõng bằng lòng cả ; phần đông cáo ốm xin từ chức. Đến tháng chín năm ấy, Tấn Hiến công định sang hội với Tề Hoàn công ở đất Quỳ Khâu, nhưng sang không kịp, lại trở về nước. Trong khi đi đường, bị đau nặng, đến lúc về cung, Ly Cơ ngồiø ở dưới chân mà khóc rằng :

Chúa công gặp cơn gia biến, đuổi hết các vị công tử mà lập Hề Tề ; một mai chúa công trăm tuổi, thiếp là đàn bà, Hề Tề hây còn bé, bấy giờ các vị công tử ỷ thế nước ngoài mà đem quân vế thì mẹ con thiếp biết trông cậy vào đâu ! Hiến công nói :

– Phu nhân chớ lo ! Quan thái phó Tuân Tức vốn ngưởi trung thành để ta đem thế tử Hề Tề ủy thác cho Tuân Tức. Nói xong, liền gọi Tuân Tức đến bên cạnh giường nằm mà hỏi rằng :

– Ta nghe nói người quân tử lấy điều trung tín làm gốc, thì thế nào gọi là điều trung tín ?

Tuân Tức nói :

– Hết lòng để thờ vua thì gọi là trung ; dẫu chết không sai lời thì gọi là tín.

Hiến công nói :

Ta muốn đem thế tứ Hề Tề ủy thác cho nhà ngươi, chẳng hay nhà ngươi có nhận lời chăng ?

Tuân Tức sụp lạy mà nói rằng :

– Tôi xin hết sức giúp thế tử.

Hiến công ứa hai hàng nước mắt. Ly Cơ cũng rên n khóc ở trong màn. Mấy hôm sau, Hiến công mất, Ly Cơ ẵm công tử Hề Tề đưa cho Tuân Tức. Bấy giờ Tề Hề mới mười một tuổi.

Tuân Tức theo di mệnh lập Hề Tề nối ngôi. Ly Cơ cũng theo di mệnh cho Tuân Tức làm chức thượng khanh, Lương Ngũ và Đông Quan Ngũ làm chức Tả tư mã để tổng thống binh quyền, đi tuần hành trong nước. Phàm các việc chính trị, bất cứ việc lớn việc nhỏ, đều phải trình với Tuân Tức rồi mới được thi hành.

Chương 28: Lý Khắc một tay giết hai vua – Di Ngô nhờ Tần về nước Tấn

Tuân Tức lập công tử Hề Tề lên nối ngôi, các quan trong triều đều bái mệnh cả, chỉ có Hỗ Đột cáo ốm không đến. Lý Khắc nói riêng với Phi Trịnh Phủ rằng :

Bây giờ lập Hề Tề thì còn Trùng Nhĩ vả Di Ngô làm thế nào ?

Phi Trịnh Phủ nói :

– Việc này cốt ở tay Tuân Tức, để ta dò xem ý hắn thế nào. Nói xong, hai người cùng lên xe đến nhà Tuân Tức, Tuân Tức mời vào. Lý Khắc nói :

– Nay chúa công mất đi, Trùng Nhĩ và Di Ngô đều ở ngoài cả, ngài là quan đại thần trong nước, sao không đón Trùng Nhĩ là một vị công tử hơn tuổi để về nối ngôi, mà lại lập Hề Tề là con Ly Cơ thì sao cho người ta phục. Vả bè cánh các vị công tử, ai cũng oán mẹ con Hề Tề thâm nhập cốt tủy nhưng không làm gì chỉ vì sợ uy của tiên quân ta ngày xưa mà thôi. Bây giờ ghe tin tiên quân mất rồi, tất nhiên sinh biến :

mặt ngoài thì nước Tần nước Địch giúp vào, mặt trong thì người trong nước nổi lên bấy giờ ngài nghĩ cách gì mà giữ nổi ! Tuân Tức nói :

Tôi chịu di mệnh của tiên quân ta mà lập Hề Tề thì tôi chỉ xin hết một lòng để giúp Hề Tề mà thôi, còn ngoài ra không biết có ai cả nếu không giúp nổi thì đành chịu chết để đáp lại tấm lòng ủy thác của tiên quân ta.

Phi Trịnh Phủ nói :

Thế thì chỉ là chết uổng mà thôi, sao ngài không nghĩ lại ?

Tuân Tức nói :

Tôi đã nhận lời với tiên quân rồi, dẫu biết rằng chết uổng, cũng không dám sai lời.

Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ hai ba lần khuyên bảo mãi. Tuân Tức cứ một lòng sắt đá, nhất định không nghe. Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ bèn cáo từ lui ra. Hai người nói riêng với nhau rằng :

– Ta nghĩ Tuân Tức là bạn đồng liêu với nhau, đem việc phải đến bảo hắn,hắn lại nhất định không nghe thì biết làm thế nào ?

Phi Trịnh Phủ nói :

Hắn giúp Hề Tề, ta giúp Trùng Nhĩ, mỗi đằng giúp một bên, có ngại chi điều ấy ?

Nói xong, hai người liền mật ước với nhau, sai kẻ lực sĩ đi lẫn vào trong bọn thị vệ, nhân lúc Hề Tề đi tế ở thái miếu, đổ ra mà giết , bấy giờ có Ưu Thi đứng ở bên cạnh, cầm gươm đến cứu, cũng bị bọn lực sĩ giết chết.

Tuân Tức nghe tin, giật mình kinh sợ, vội vàng chạy đến, ôm lấy thây Hề Tề mà khóc rằng :

Ta chịu di mệnh giúp thế tử mà giúp không nổi, thật là cái lỗi của ta Nói xong, toan đập đầu vào cột. Ly Cơ vội vàng sai người ngăn lại mà can rằng :

Xin quan đại phu nghĩ lại, Hề Tề dẫu chết, còn Trác Tử cũng có thể giúp được ?

Tuân Tức liền sai bắt vài ba mươi người canh giữ ở đấy đem giết cả đi, rồi cùng với các quan hội nghị và cùng nhau lập Trác Tử lên nối ngôi. Bấy giờ Trác Tử mới lên chín tuổi. Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ giả cách không biết, không dự hội nghị. Lương Ngũ nói :

Việc giết thế tử chính là Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ vì Thân Sinh mà báo thù nay họ không đến dự hội nghị thì tội lại càng rõ lắm, xin đem quân đến bắt để trị tội.

Tuân Tức nói :

– Hai người ấy là lão thần nước Tấn ta, vây cánh rất mạnh, nếu trị mà không nổi thì lại thành ra hỏng việc, âu là ta hãy ẩn nhẫn một chút, rồi sẽ liệu dần.

Lương Ngũ lui về, nói riêng với Đông Quan Ngũ rằng :

Tuân Tức là người trung, nhưng ít mưu kế, lâm việc gì cũng rút rát lắm, không có thể trông cậy được ? Nay Lý Khắc dẫu cùng với Phi Trịnh Phủ là một đảng, nhưng chỉ có Lý Khắc mới thật có lòng với Thân Sinh nếu ta trừ được Lý Khắc đi thì Phi Trịnh Phủ tự khắc phải sinh chán.

Đông Quan Ngũ nói :

Dùng kế gì mà trừ được ?

Lương Ngũ nói :

– Nay nhân lúc có tang, thế nảo Lý Khắc cũng phải đi đưa đám, ta sai người đón đường mà giết đi thì chẳng khó nhọc gì cả, chi mất công một ngày thôi..

Đông Quân Ngũ khen phải, bảo Lương Ngũ rằng :

Đồ Ngạn Di là một người có sức mang nổi ba nghìn cân, nếu ta đem tước lộc mà dụ dỗ thì có thể sai khiến được.

Nói xong, bèn bảo Đỗ Ngạn Di. Đồ Ngạn Di quen thân với quan đại phu là Chuy Suyễn, lại đem việc ấy đến bảo với Chuy Suyễn và hỏi có nên làm không. Chuy Suyễn nói :

Việc Thân Sinh ngày xưa vì mẹ con Ly Cơ mà bị Oan, người trong nước ai cũng thương xót, nay Lý Khắc và Phi Trinh phủ định giết bọn Ly Cơ, rồi đón công tử Trùng Nhĩ vễ nối ngôi, đó là một nghĩa cử ! Nếu nhà ngươi giúp đứa gian nịnh thì chẳng những chúng ta không tha nhà ngươi, mà muôn đời về sau, nhà ngươi còn đeo mãi cái tiếng xấu ấy, nhà ngươi chớ có nghe lời.

Đồ Ngạn Di nói :

– Chúng tôi dốt nát không biết gì, bây giờ chẳng hay làm thế nào mà từ chối được.

Chuy Suyễn nói :

– Nhà ngươi từ chối thì tất hắn lại sai người khác, chi bằng cứ giả cách nhận lời, rồi quay lại giết cả bọn gian nịnh ấy đi, như thế nhà ngươi có công to, sau này vừa được phú quý, vừa được danh tiếng, chẳng hơn là làm việc bất nghĩa mà chết thiệt thân ư ! Đồ Ngạn Di nói :

– Ngài dạy phải lắm ! Chuy Suyễn nói :

Chỉ sợ nhà ngươi lại thay lòng đổi dạ thôi ! Đồ Ngạn Di nói :

Nếu ngài không tin thì tôi xin ăn thề.

Nói xong, liền cắt tiết gà lấy máu ăn thề. Đồ Ngạn Di lui về. Chuy Suyễn tức khắc thuật chuyện lại cho Phi Trịnh Phủ nghe. Phi Trịnh Phủ bàn với Lý Khắc, rồi sửa soạn sẵn để định đến hôm đưa đám thì khởi sự. Đến hôm ấy, Lý Khắc cáo ốm không đi. Đỗ Ngạn Di nói với Đông Quan Ngũ rằng :

– Các quan đều đi đưa đám cả, chỉ có Lý Khắc không đi, đó là Lý Khắc đến ngày tận số ! Xin ngài giao cho tôi ba trăm giáp binh, tôi đến nhà Lý Khắc bắt mà giết đi là xong.

Đông Quan Ngũ bằng lòng, liền giao cho Đồ Ngạn Di ba trăm giáp binh. Đỗ Ngạn Di giả cách đến vây nhả Lý Khắc. Lý Khắc cố ý sai người báo tin cho Tuân Tức biết. Tuân Tức giật mình kinh sợ mà hỏi Đông Quan Ngũ. Đông Quan Ngũ nói :

– Tôi nghe Lý Khắc sắp sửa nổi loạn, vậy có sai người đem quân đến vây nhà, việc ấy không can ngại gì ! Tuân Tức ruột nóng như lửa, liền sai Lương Ngũ và Đông Quan Ngũ đem quân đi ngay để đò la tin tức, còn mình thì ẵm Trác Tử ngồi ở trong triều. Đông Quan Ngũ đi đến nửa đường, gặp Đồ Ngạn Di. Đỗ Ngạn Di giả cách đến gần nói có việc cần kíp, rồi giơ tay bóp cổ Đông Quan Ngũ. Đông Quan Ngũ gẫy cổ mà chết, quân sĩ bỏ chạy tán loạn cả, Đồ Ngạn Di thét to lên rằng :

Công tử Trùng Nhĩ đem quân nước Tần và nước Địch về, hiện đã đóng ở ngoài thành Ta đây phụng mệnh quan đại phu là Lý Khắc, vì Thân Sinh mà báo thù, giết những kẻ gian nịnh, để đón công tử Trùng Nhĩ về làm vua. Trong các ngươi, ai muốn theo thì đứng lại, ai không muốn theo thì cho đi ! Quân sĩ thấy nói đến Trùng Nhĩ về làm vua, thẩy đều tình nguyện xin theo cả. Lương Ngũ nghe tin Đông Quan Ngũ biết bị giết, toan trở về triều để cùng với Tuân Tức đem Trác Tử đi trốn, chẳng ngờ lại bị Đỗ Ngạn Di đuổi kịp, Lý Khắc, Phi Trịnh Phủ và Chu Suyễn lại cũng kéo quân đến. Lương Ngũ biết cơ không chạy thoát được, liền rút gươm đâm cổ tự tử, nhưng đâm không đứt, bị Đỗ Ngạn Di tóm ngay được. Lý Khắc xông lại, giơ gươm chém Lương Ngũ đứt làm hai mảnh. Bấy giờ quan đại phu là Cung Hoa cũng đem quân đến đánh giúp rồi cùng nhau kéo vào trong triều. Tuân Tức vẫn nghiễm nhiên không sợ hãi gì cả, tay trái ẵm Trác Tử, tay phải giơ ống tay áo để đỡ che. Trác Tử sợ hãi khóc rầm lên. Tuân Tức bảo Lý Khắc rằng :

Đứa bé con này có tội lỗi gì ! Thôi thì nhà ngươi giết ta mà tha cho giọt máu của tiên quân.

Lý Khắc nói :

Thân Sinh cũng là một giọt máu của tiên quân ta đó, bây giờ có thấy ở đâu ! Nói xong, liễn ngảnh lại bảo Đồ Ngạn Di rằng :

– Sao nhà ngươi không hạ thủ đi ?

Đồ Ngạn Di tức khắc giằng lấy Trác Tử ném xuống đất, chỉ nghe thấy đánh “huỵch” một tiếng trông ra thì Trác Tử đă chết tươi rồi. Tuân Tức nổi giận, giơ gươm đánh nhau với Lý Khắc, cũng bị Đồ Ngạn Di chém chết. Lý Khắc lại kéo quân vào trong cung. Ly Cơ chạy trốn vào phòng Giả Quân. Giả Quân đóng cửa không cho vào. Ly Cơ lại chạy vào trong vườn, đâm đầu xuống hồ mà chết. Lý Khắc sai vớt xác lên mà đem xả ra, lại giết cả họ nhà Lương Ngũ, Đông Quan Ngũ và Ưu Thi. Lý Khắc họp các quan ở trong mà bảo rằng :

– Nay đă trừ được bọn phản loạn rồi ! Trong ba công tử, chỉ có Trùng Nhĩ là hiền mà nhiều tuổi hơn cả, nên lập lên vua. Các quan ai thuận thì xin ký tên vào thẻ.

Phi Tnnh Phủ nói :

Việc nảy tất phải có lão quan là Hỗ Đột làm chủ mới được ! Lý Khắc liền sai người đem xe đi đón Hồ Đột. Hồ Đột từ chối mà nói rằng :

– Lão phu có hai con theo công tử Trùng Nhĩ đi trốn, nay lão phu lại dự vào việc này thì sao cho tiện ? Lão phu đã già rồi, điếu ấy xin tùy ý các quan.

Lý Khắc liền cầm bút viết ngay tên mình ở trên nhất, thứ nhì đến tên Phi Trịnh Phủ, dưới đến bọn Cung Hoa, Giả Hoa và Chuy Suyễn, cả thẩy hơn ba mươi người, rồi sai Đỗ Ngạn Di sang nước Địch đón công tử Trủng Nhĩ. trùng Nhĩ xem trong tờ biểu không thấy tên Hồ Đột, có ý nghi hoặc. Ngụy Thả nói :

Người ta đón mà không về, thế công tử muốn ở mãi đây hay sao ? Trùng Nhĩ nói :

Nhà ngươi không biết rõ, số là các công tử còn nhiều, cứ gì một ta. Vả Hề Tề và Trác Tử mới bị giết, bè cánh hãy còn nhiều. Nay ta về thì sau không có thể lại đi được. Nếu trời có lòng tựa, lo gì không có ngày Hổ Yển cũng lấy việc nhân lúc biến loạn để về nối ngôi là một sự dở, liền khuyên Trùng Nhĩ không nên về. Trùng Nhĩ bèn từ chối rằng :

– Trùng Nhĩ này là một người có tội phải đi trốn, lúc cha còn đã không đưọc phụng dưỡng, lúc cha chết cũng không được trông nom, có đâu lại dám nhân sự biến loạn để về nối ngôi, xin các quan chọn người khác Đồ Ngạn Di về bảo với Lý Khắc. Lý Khắc toan sai người đi đón lẫn nữa. Quan đại phu là Lương Do My nói :

Trong bọn công tử, ai chả có thể nối ngôi được sao ngài không đón Di Ngô ?

Lý Khắc nói :

Di Ngô là người tham lam mà tản nhẫn, không bằng Trùng Nhĩ Lương Do My nói :

– Chẳng vẫn hơn các công tử khác ư ! Các quan đều thuận cả. Lý Khắc bất đầc dĩ lại sai Đỗ Ngạn Di và Lương Do My sang nước Lương để đón Di Ngô. Bấy giờ công tử Di Ngô ở nước Lương, vua nước Lương gả con gái cho, sinh được một ngườii con tên lả Ngữ. Di Ngô ngày đêm mong cho trong nước có biến loạn để mưu cơ trở về , đến lúc nghe tin Tấn Hiến công mất, liền sai Lã Di Xanh đem quân về đánh lén lấy đất Khuất. Tuân Tức nhân trong nước lắm việc, cũng chưa kịp hỏi đến. Sau Lã Di Xanh nghe tin Hề Tề và Trác Tử bị giết, các quan sai người đi đón Trùng Nhĩ về nối ngôi, liền sai người phi báo cho Di Ngô biết. Di Ngô cùng với Quắc xạ và Khước Nhuế thương nghị, định đem quân về cướp ngôi. Bỗng thấy Lương Do My đến đón. Di Ngô liễn chắp tay để lên trán mà nói rằng :

Thế này mới thật là lòng trời định lấy ngôi của Trùng Nhĩ mà cho ta đó ! Nói xong, vẻ mừng rỡ hiện ra nét mặt.

Khước Nhuế nói :

Trùng Nhĩ có phải là không muốn nối ngôi đâu, nay không chịu về, tất là có nghi ngại điều gì đây ! Xin công tử chớ tin vội. Vả các quan ở trong nước đón ai về nối ngôi, tất là có ý muốn cầu lợi , nay trong bọn bề tôi nước Tấn, Lý Khắc đứng đầu, công tử nên để cho hắn được hậu lợi. Tuy vậy, cũng còn mối nguy. Ngày nay công tử về nước, khác nào như ngưừi vào hang hùm, tất phải có khí giới sắc bén, tôi thiết tưởng nên nhờ nước ngoài giúp sức thì mới có thể được. Mà các nước láng giềng ngày nay chi có Tần là mạnh.hơn cả, công tử nên sai người kết giao với Tần, nếu Tần chịu giúp sức cho thì ta không ngại gì nữa.

Di Ngô theo lời, liền viết thư hẹn cho Lý Khắc một trăm vạn mẫu ruộng ở đất Phần Dương, và hẹn cho Phi Trịnh Phủ bảy mươi vạn mẫu ruộng ở đất Phù Qùy, sai Đồ Ngạn Di về báo tin trước , rồi lại viết một bức thư, sai Lương Do My sang sứ nước Tần, nói việc các quan đại phu nước Tấn cho sang đón Di Ngô về nối ngôi. Tần Mục công bảo Kiển Thúc rằng :

– Khi trước ta đã nằm mộng thấy Ngọc Hoàng thượng đế sai ta dẹp loạn nước Tấn , nay ta nghe nói Trùng Nhĩ và chưa biết nên giúp ai ?

Kiển Thúc nói :

– Trùng Nhĩ ở nước Địch, Di Ngô ở nước Lương, đều tiếp giáp nước ta cả, sao chúa công không sai người đến thăm để xét xem là người thế nảo đã.

Mục công theo lời, liền sai công tử Chí sang thăm Trùng Nhĩ trước rồi sau thăm đến Di Ngồ. Công Tử Chí sang thăm Trùng Nhĩ, sai người nói riêng với Trùng Nhĩ rằng :

Công Tử nên nhân dịp này mà vê nước, chúa công tôi xin đem quân giúp công tử.

Trùng Nhĩ nói chuyện với với Triệu Thôi. Triệu Thôi nói :

– Người ta đón, mình không chịu về, mà nay lại mượn thế nước ngoài để về còn ra thế nào ! Trùng Nhĩ liền ra nói với công tử Chí rằng :

Quý quốc có lòng giúp thì tôi xin cảm ơn, nhưng cha tôi mới chết,có đâu tôi dám nghĩ đến điều ấy.

Nói xong phục xuống đất mà khóc. Công tử Chí biết là người hiền, trong bụng khen thầm, rồi cáo từ lui ra , lại sang nước Lương để thăm Di Ngô. Di Ngô bảo công tử Chí rằng :

Ngài phụng mệnh vua Tần sang thăm tôi?, có điều gì hay, xin ngài chỉ bảo cho.

Công tử Chí lại bảo Di Ngô nên nhân dịp mà về nước. Di Ngô nói chuyện lại với Khước Nhuế. Khước Nhuế nói :

Vua nước Tần có yêu gì ta, chẳng qua cũng là chỉ muốn cầu lợi, cõng tử nên hẹn cắt đất để tạ Ơn.

Di Ngô nói :

– Bây giờ mà cắt nhiều đất cho Tần thì chẳng thiệt hại nước Tấn tal ắm ru ! Khước Nhuế nói :

– Công tử không được về nối ngôi thì lảm sao mà có nước Tấn, nào phải là của nêng công tử đâu mà tiếc ! Di Ngô lại ra tiếp kiến công tử Chí, cầm lấy tay mà bảo rằng :

Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ đã thuận cho tôi về nối ngôi, tôi đều có hẹn lời để báo đáp lại, không dám quên ơn , nếu qúy quốc có lòng giúp tôi, khiến cho tôi giữ yên được cơ nghiệp thì tôi xin biếu năm thành, để gọi là đền ơn chút đỉnh.

Nói xong, liền rút tở ước thư ở trong tay áo ra đưa cho công tử Chí, nét mặt có ý tự đắc. Công Tử Chí toan từ chối không nhận, Di Ngô lại nói :

Tôi có bốn chục nén hoàng kim, năm đôi bạch ngọc, xin dâng lẽn công tử, nhờ công tử nói giúp với vua Tần cho, không bao giừ tôi dám quên ơn.

Công tử Chí mới nhận lời. Khi về đến Tần, công tử Chí thuật lại chuyện Trùng Nhĩ và Di Ngô cho Tần Mục công nghe. Tần Mục công nói :

Trùng Nhĩ hiền hơn Di Ngô nhiều lắm, ta nhất định giúp Tnìng Nhĩ.

Công tử Chí nói :

– Chúa công giúp Trùng Nhĩ là lo việc hộ nước Tấn hay muốn lấy tiếng với thiên hạ ?

Mục công nói :

Đó là việc nước Tấn, có dự gì đến tả’Ta chỉ muốn lấy tiếng với thiẽn hạ mà thôi.

Công tử Chí nói :

– Nếu chúa công muốn lo hộ việc cho nước Tấn thì nên chọn người hiền mà lập , bằng nếu chúa công muốn lấy tiếng với thiên hạ thì không cần chọn lựa gì. Dẫu lập ai thì mình cũng vẫn được tiếng, mà lập người hiền thì để người ta hơn mình, lập người bất hiền thì để người ta kém mình, đàng nào lợì hơn ?

Mục công nói :

– Lời nhà ngươi nói khiển ta tỉnh ngộ ! Nói xong, liền sai công tôn Chi đem quân giúp Di Ngô về nước Tấn. Vợ Tần Mục công là em thế tử Thân Sinh nước Tấn, tức là nàng Mục Cơ, lúc bé Giả Quân (vợ thứ Tấn Hiến công) nuôi ở trong cung. Mục Cơ là người rất nhân đức, nghe tin công tồn Chi gìúp Di Ngô về nước, liễn gửi một bức thư đưa cho Di Ngô, bảo khi về nước phải hậu đãi Giả Quân , còn các vị công tử khi trước chạy trốn, đều không có tội lỗi gì, nên cho về cả, để thêm nhiêu vây cánh. ‘Di Ngô sợ mất lòng Mục Cơ, cũng phúc thư lại, xin vâng lời dặn.

Tề Hoàn công nghe tin nước Tấn có loạn, đem quân đến đất Cao Hương (đất nước Tấn), gặp nước Tần kéo đến , vua Huệ vương nhà Chu cũng sai quan đại phu là vương tử Đảng đem quân đến họp. Tề Hoàn công liền sai Thấp Bằng hội với quân nhà Chu và quân nước Tần cùng đưa Di Ngô về nước Tấn để nối ngôi, tức là Tấn Huệ công.

Người nước Tấn ai cũng yêu mến Trùng Nhĩ là người hlền, đến lúc nghe tin Di Ngô vễ làm vua, đều có ý thất vọng. Tấn Huệ công đã lên nối ngôi, lập con là Ngữ làm thế tử, cho Hỗ Đột, Quắc Xạ làm thường đại phu , Lã Di Xanh, Khước Nhuế làm trung đại phu , Đồ Ngạn Di làm hạ đại phu. Lại sai Lương Do My theo vương tử Đảng sang nhà Chu, Hàn Giản theo Tháp Bằng sang nưóc Tề để tạ Ơn.

Công tôn Chi nước Tần còn ở nước Tấn để đòi lấy năm thàh. Tấn Huệ công có ý tiếc, liền họp các quan lại để thương nghị. Quắc Xạ đưa mắt nhìn Lă Di Xanh. Lã Di Xanh nói :

– Chúa công khi trước phải khấn lễ với nước Tần là vì chưa được về nước Tấn chưa phải là của chúa công. Nay đã về rồi thì nước Tấn là của chúa công. Vả lại dẫu ta không cho nước Tần, thì nước Tần cũng chẳng làm gì đuợc kia mà ?

Lý Khắc nói :

– Chúa công mới lên nối ngôi, mà đã thất tín với một nước láng giềng cường thịnh thì quyết không nên.

Khước Nhuế nói :

Nay mất năm thành tức là mất nửa nước Tấn. Dẫu nước Tần có sức sang đánh, cũng vị tất lấy nổi được năm thành của ta , vả lại tiên quân ta ngày xưa trải bao khó nhọc mới mở mang được đất ấy, ta không nên bỏ ! Lý Khắc nói :

– Đã biết là cơ nghiệp của tiên quân, sao lại hẹn cho ngưòì ta ? Hẹn mà không cho thì sẽ lảm nước Tần phải tức giận. Vả lại tiên quân ta ngày xưa ở đất Khúc ốc, chẳng qua chỉ là một khu đất nhỏ, mà biết sửa sang chính trị, rồi mở mang dần dần, thành ra một nước lớn Nếu chúa công biết sửa sang chính tn mả giao hiếu với các nước láng giềng thì lo gì không có năm thành ?

Khước Nhuế quát to lên rằng :

Lời nói của Lý Khắc, không phải là vì nước. Tần, mả lại là vì một trăm vạn mẫu ruộng ở đất Phần Dương, chỉ sợ chúa công không cho vậy phải mượn việc nước Tần để làm lệ mà theo.

Phi Trịnh Phủ lấy cánh tay đẩy Lý Khắc. Lý Khắc biết ý, không dám nói nữa. Huệ công nói :

Bây giừ mình không cho thì là thất tín, mà cho thì lại làm cho nước mình phải suy yếu, hay là ta chịu cho một vài thành phỏng có nẽn không ?

Lã Di Xanh nói :

– Dẫu cho một vải thành, cũng không gọi là thủ tín được, mà chỉ khơi lòng tham của nước Tần, chi bằng ra cứ từ chối đi là hơn.

Huệ công liền sai Lã Di Xanh viết thư trá lời nước Tần. Thư đại lược rằng :

Lúc trưóc Di Ngô này có hẹn với quý quổc xin dâng năm thành, nay được về nước, nghĩ đến cái ơn quý quốc, toan y lời hẹn, nhưng các quan đại thần nước tôi cùng nói rằng :

Đất nước Tấn là của tiên quân ngày xưa để lại, sao chúa công lại dám tự tiện đem cho người khác.

Tôi cố nói mãi mà không đuợc. Vậy xin quý quốc hãy hoãn lại ít lâu, tôi không dám quên lời Huệ công hỏi :

Ai là ngưòi? dám vì ta mà sang sứ nưức Tần ?

Phi Trịnh Phủ xin đi. Huệ công thuận cho, Nguyên Huệ công khi sắp về nước, có hứa lời cho Phi Trịnh Phủ bảy mươi vạn mẫu ruộng ở đất Phụ Quỳ, nếu bây giờ Huệ công không dâng đất cho Tần, thì khi nào chịu cho Lý Khắc vả Phi Trịnh Phủ ruộng nữa. Phi Trịnh Phủ ngoài miệng dẫu không nói ra, nhưng trong lòng có ý căm tức, mới xin đi sứ để định nói chuyện ấy với Tần.

Phi Trịnh Phủ theo công tôn Chi đến nước Tần, vào yết kiến Tần Mục công, đệ trình tờ thư. Tần Mục công xem xong nổi giận, đập bàn và nói rằng :

Ta vẫn biết Di Ngô không đáng lảm vua, ngày nay quả nhiên ta bị hắn lừa dối thật:

Nói xong, toan chém Phi Trịnh Phủ. Công tôn Chi nói :

Đó không phải là tội Phi Trịnh phủ. xin chúa công dung thứ cho Tần Mục công vẫn còn chưa nguôi giận, hỏi rằng :

Người nào xui Di Ngô phụ Ơn ta, ta muốn tự tay cầm dao găm mà đâm chết ! Phi Trịnh Phủ nói :

Xin chúa công bảo hết người xung quanh ra để tôi xin nói.

Mục công truyền người xung quanh lui cả ra, rồi vẫy Phi Trịnh Phủ lại gần mà hỏi. Phi Trịnh Phủ nói :

Các quan đại phu nước tôi, ai cũng cám ơn quý quốc mà muốn nộp đất, chỉ có Lã Di Xanh vả Khước Nhuế cố tình ngăn trở. Nay xin quý quốc cứ làm ra vẻ tử tế, gọi hai người ấy sang mà giết đi, rồi giúp cho Trùng Nhĩ về , bấy giờ tôi xin cùng Lý Khắc làm nội ứng, đuổi Di Ngô, quý quốc nghĩ thế nào ?

Tần Mục công khen rằng :

– Kế ấy phải đó, ta cũng nghĩ như vậy ! Nói xong, liền sai quan đại phu là Lãnh Chi theo Phi Trịnh Phủ sang nước Tấn, rồi lập kế dụ Lã Di Xanh và Khước Nhuế đến để giết.

Chương 29: Tấn Huệ công bắt giết người trung – Quản Di Ngô trối trăng việc nước

Chủ ý của Lý Khắc là đón Trùng Nhĩ về nối ngôi, nhưng Trùng Nhĩ lại chối từ không chịu nhận, mà Di Ngô thì khấn lễ để xin về, cho nên Lý Khắc bất đắc dĩ cũng phải theo ý mọi người mà lập Di Ngô, tức là Tấn Huệ công. Ai ngờ khi Tấn Huệ công đã được nối ngôi, những ruộng đất hẹn cho khi trước, Lý Khắc chẳng được gì cả mà Huệ công lại tin dùng bọn lã Di Xanh và Khước Nhuế, còn bao nhiêu các quan cựu thần khác đều không coi ra gì. Lý Khắc đã có ý không phục, đến lúc khuyên Huệ công nộp đất cho Tấn, cũng là vì việc nước mà nói, thì lại bị bọn Khước Nhuế cho là có ý nêng tây,. bởi vậy Lý Khắc vẫn tức giận mà không dám nói ra. Ở triều ra về, nét mặt Lý Khắc còn hầm hầm. Sau, Phi trịnh Phủ phụng mệnh đi sứ nước Tần, bọn Khước Nhuế sợ có thông mưu với Lý Khắc, liền sai người dò la ý tứ Phi Trịnh Phủ cũng sợ Khước Nhuế sai người dò thám, bèn không từ biệt Lý Khắc mà đi ngay. Khi Lý Khắc sai người mời Phi Trịnh Phủ sang để nói chuyện thì Phi Trinh phủ đã ra khỏi cửa thành rồi, Lý Khắc đi theo không kịp, lại? phải trở về. Có ngườì báo tin cho Khước Nhuế biết.

Khước Nhuế vào nói với Huệ công rằng :

Lý Khắc thấy chúa công tước quyền của hắn, lại không cho ruộng Phần Dương, nên sinh lòng oán vọng. Nay nghe tin Phi Trịnh Phủ sang sứ nước Tần, lại thân hành đi đuổi theo, tất là cơ mưu làm phản. Và Lý Khắc vẫn muốn lập Trùng Nhĩ, chứ không muốn lập chúa công, nếu bây giờ hắn thông mưu với Trùng Nhĩ thì ta khó lòng mà giữ nổi, chi bằng chúa công bắt tội hắn chết, để khỏi di hoạn về sau.

Huệ công nói :

Lý Khắc có công với ta, bây giờ nói làm sao mà xử tử hắn được ?

Khước Nhuế nói :

– Lý Khắc giết Hề Tề và Trác Tử, lại giết quan đại thần là Tuân Tức, kể tội thì đáng giết lắm, còn cái công đón chúa công vê nước, chẳng qua là một cái ơn riêng, nếu chúa công không vì ơn riêng mà bỏ nghĩa lớn thì tôi xin phụng mệnh đến giết Lý Khắc.

Tấn Huệ công cho đi. Khước Nhuế đến nhà Lý Khắc, bảo Lý Khắc rằng :

Chúa công sai tôi đến nói cho ngài biết :

nếu không có ngài thì chúa công.không được vễ nối ngôi, công ấy không bao giờ chúa công dám quên, nhưng ngài. đã giết hai vua và một quan đại thần thì chúa công cũng không dám vì ơn riêng ấy mà bỏ ,nghĩa lớn, xin ngài tự liệu lấy Lý Khắc nói :

Không có người bị giết thì sao chúa công lên nối ngôi được ! Muốn bắt tội ngưòi? ta thì thiếu gì lẽ, tôi đã hiểu ý rồi ! Khước Nhuế lại cố bức mãi. Lý Khắc bèn rút gươm nhảy lên mà kêu to :

Trời ơi ! Có thấu cho ta ? Ta còn mặt mũi nào mà trông thấy Tuân Tức ở dưới đất nữa ?

Nói xong, liễn đâm cổ mà chết. Tấn Huệ công giết Lý Khắc rồi, các quan có nhiều người không phục, bọn Cung Hoa, Giả Hoa và Chuy Suyễn đếu oán giận ra mồm. Huệ công muốn giết tất cả. Khước Nhuế nói :

Phi Trịnh Phủ còn đang ở nước ngoài mà ta giết nhiều người quá thì sợ hắn sinh nghi, âu là chúa công hãy chịu ẩn nhẫn đã.

Huệ công nói :

– Mục Cơ nước Tần có dặn ta phải hậu đãi Giả Quân và cho hết các công tử về, nhà ngươi nghĩ thế nào ?

Khước Nhuế nói :

Các công tử ai chả muốn tranh ngôi, chớ nên cho về, còn việc hậu đãi Giả Quân để báo ơn Mục Cơ thì nên làm lắm.

Huệ công liền vào yết kiến Giả Quân. Bấy giờ Giả Quân nhan sắc hãy còn xuân, Huệ công trông thấy bỗng động lòng dâm dục bảo Giả Quân rằng :

Mục Cơ có dặn ta cùng với quý nhân giao hoan, vậy quý nhân không nên từ chối.

Nói xong, liền đứng dậy ôm lấy Giả Quân. Các cung nhân trông thấy, đều buồn cười mà tránh đi cả. Giả Quân sợ uy Huệ công, bất đắc dĩ phải nghe lời. Khi việc đã xong Giả Quân ứa hai hàng nước mắt nói với Huệ công rằng :

Thiếp trước hầu tiên quân mà nay lại thất thân với chúa công, thân thiếp không đáng kể nhưng xin chúa công vì thế tử Thân Sinh ngày xưa mà giải tình oan khuất, để Mục Cơ được bằng lòng.

Tấn Huệ công nói :

– Hề Tề và Trác Tử bị giết thì tình oan của Thân sinh đã giải được rồi ?

Giả Quân nói :

Thi thể Thân Sinh còn chôn tạm ở Khúc ốc, xin chúa công cho ]àm lễ cải táng, khiến cho hồn oan được yên, đó cũng là một điều ước mong của người trong nước.

Tấn Huệ công sai em Khước Nhuế là Khước Khuất sang đất Khúc ốc để cải táng cho Thân Sinh , lại sai Hồ Đột đến lâm lễ tế ở trước mộ. Khi đào lên thì thi thể Thân Sinh vẫn còn nguyên như lúc sống, nhưng mùi thối xông ra không thể nào chịu được. Quân sĩ đều bưng mũi buồn nôn, không làm gì được nữa, Khước Khuất bên thắp hương khấn rằng :

– Thế tử lúc sống là người trong sạch, sao lúc chết lại làm ra hôi hám như vậy, xin thế tử chớ khiến quân sĩ phải kinh sợ.

Khước Khuất khấn xong, bao nhiêu mùi hôi mất hết, lại có mùi hương ngào ngạt. Quân sĩ bèn thu liệm rồi cải táng. Người đất Khúc ốc kéo nhau đi đưa tất cả, ai cũng ứa nước mắt thương khóc. Đến ngày thứ ba, Hồ Đột đem lễ vật đến tế , tế xong, sắp sửa trở về, bỗng có một toán quân sĩ kéo đến xe ngựa đông lắm. Hồ Đột khồng biết là quân ở đâu. vội vàng tránh ra một bên, bỗng thấy một người đầu râu tóc bạc, mũ cao áo dài ở trên xe bước xuống, đến trước mặt Hồ Đột mà bảo rằng :

– Thế tử muốn mời ngài lại để nói chuyện.

Hồ Đột nhìn xem ai thì ra quan thái phó là Đỗ Nguyên Khoản.

Trong khi hoảng hốt, Hồ Đột cũng quên mất là Thân Sinh đâ chết rồi, mới hỏi lại rằng :

– Thế tử đâu ?

Đỗ Nguyên Khoản bèn trỏ vào xe sau mà bảo rằng :

Xe thế tử đó ?

Hỗ Đột bèn đi đến trước xe, thấy thế tử Thân Sinh đội mũ đeo gươm, hệt như lúc sống. Thân Sinh sai người dắt Hỗ Đột lên ngồi xe, rồi bảo rằng :

– Ngài còn nhớ đến tôi chăng ?

Hỗ Đột ứa nước mắt mà đáp rằng :

Thế tử bị Oan, dẫu người qua đường cũng phải thương xót, huống chi Hồ Đột này, khi nào lại quên được ! Thân Sinh nói :

– Đức Ngọc Hoàng thượng đế thương tôi là người nhân hiếu, cho tôi làm chủ ở đất Khúc ốc này. Di Ngô xử với Giả Quân rất vô lễ, tôi ghét nó mà toan làm cho nó không cải táng được , nay vua nước Tần là người hiền, tôi muốn đem nước Tấn cho Tần, để người nước Tần giữ việc cúng tế tôi vễ sau, ngài nghĩ có nên không ?

Hồ Đột nói :

– Thế tử ghét vua nước Tấn bây giờ, nhưng dân nước Tấn có tội gì ? Vả tiên quân ngày xưa có tội gì, mà thế tử lại muốn bỏ người cùng họ mà đi cầu ngưòi? khác họ giữ việc cúng tế. Như vậy tôi e rằng sẽ trái mất cái đạo nhân hiếu đó ?

Thân Sinh nói :

– Ngài nói cũng phải, nhưng tôi đã tâu với Ngọc Hoàng thượng đế rồi ! Để tôi sẽ tâu lại, có tbế nào trong bảy ngày nữa tôi sẽ mượn mồm một người thầy đồng mà báo cho ngài biết.

Đỗ Nguyên Khoản đứng ở dưới xe, gọi Hỗ Đột mà bảo rằng :

– Thôi, ngài nên trở về ! No’l xong, liền giơ tay dắt Hố Đột xuống xe, Hồ Đột vấp chân, ngã lăn xuống đất, giật mình tỉnh dậy, té ra.đang nằm ở nhà quán xá, liễn hỏi người hầu xung quanh rằng :

– Sao ta lại ở đây ?

Người xung quanh nói :

‘ – Khi tế vừa xong thì ngài ngã xuống, gọi mãi không tỉnh, chúng tỗiphải vực lên xe rồi đem ngài về đây..

Hố Đột biiết là mình nằm mộng, có ý lấy làm lạ, nhưng không nói cho ai biết, giả cách kêu mệt nhọc, nghỉ lại ở nhà quán xá.

Được bảy ngày, bỗng có một người thầy đồng xin vào yết kiến. Hồ Đột sai đuổi hết người xung quanh rồi cho vào. Người thầy đồng nói :

– Thế tử Thân Sinh bảo tôi nói lại để ngài biết rằng thế tử đã tâu với Ngọc Hoàng thượng đế, Ngọc Hoàng thượng đế sẽ chỉ trị tội một mình hắn mà thôi, không hại gì đến nước Tấn cả.

Hỗ Đột giả cách không hiểu., hỏi lại rằng :

Trị tội một mình hắn là ai ?

Người? thầy đồng nói :

– Tôi chi biết nói thế thôi, còn không biết việc gì hết.

Hồ Đột sai đem tiền bạc thưởng cho người thầy đồng rồi dặn không được nói cho ai biết. Hồ Đột về nước, nói chuyện với con Phi Trịnh Phủ là Phi Báo. Phi Báo nói :

– Chúa công làm nhiều điều trái lẽ, tất không an toàn được, có lẽ nước Tấn lại về tay Trùng Nhĩ mà thôi Phi Trịnh Phủ cùng với quan đại phu nước Tần lả Lãnh Chi trở về nước Tấn, mới về đến ngoài cõi đã nghe tin Lý Khắc bị giết. Phi Trịnh Phủ trong lòng nghi hoặc, toan quay sang nước Tần, nhưng lại nghĩ đến con là Phi Báo hiện đang ở nhà, nếu mình bỏ trốn thì tất con bị hại, bới vậy còn trù trừ chưa quyết. Bỗng gặp quan đại phu là Cung Hoa, Phi Trịnh Phủ mới hỏi chuyện Lý Khắc. Cung Hoa bèn kể lại đầu đuôi một lượt. Phi Trịnh Phủ hỏi :

– Bây giờ tôi có nên về không ?

Cung Hoa nói :

– Những người cùng lòng với Lý Khắc còn nhiều, Cung Hoa này cũng là một người ở trong số đó. Nay chúa công chỉ giết một mình Lý Khắc, còn không bắt liên lụy đến ai cả , huống chi ngài hiện đang đi sứ nước Tần, tôi thiết tưởng cứ nên làm như người không biết là hơn , bằng nay sợ mà không về thì.thành ra lại tự thú là người có tội.

Phi Trịnh Phủ nghe lời, liền trở về nước Tấn, đưa Lãnh Chi vào yết kiến chúa công. lãnh Chi dâng các đồ lễ vật, rồi đệ trình từ thư.

Huệ công mở ra xem. Trong thư đại lược nói rằng :

Nước Tấn và nưóc Tần, hai nước vốn là thân thuộc với nhau thì đất của nước Tấn cũng như của nước Tần. Các quan đại phu nước Tấn không chịu nộp đất, cũng là trung với nước mình, có đâu tôi lạii tham muốn mà bỏ mất cái bụng tốt của các quan đại phu , nhưng tôi có một việc biên giới, muốn cùng hội nghị với quan đại phu Lã Di Xanh và quan đại phu Khước Nhuế. Xin mời sang ngay, kẻo tôi mong đợi ?

Cuối thư lại có viết một câu :

“Nay xin trả lại tờ ước thư ngày trước” Tấn Huệ công là người thiểu cận, thấy lễ vật của nước Tần rất hậu và tờ ước thư của mình xin nộp đất ngày trước cũng được trả lại, trong lòng mừng lắm, toan sai Lã Di Xanh và Khước Nhuế sang tạ Ơn nước Tần. Khước Nhuế nói riêng với Lã Di Xanh rằng :

– Nước Tần cho sứ đến, không phải vì lòng tốt. Của nhiều nói ngọt như vậy, tất là có ý muốn lừa ta. Chúng ta sang đến nơi, không khéo Tần sẽ bắt hiếp chúng ta phải nộp đất.

Lã Di Xanh nói :

Tôi cũng cho rằng người nước Tần không có lòng tốt với ta đến như thế ? Đó tất là Phi Trịnh Phủ nghe tin Lý Khắc bị giết, sợ không khỏi tội , mới lập mưu với người nước Tần, muốn cho họ giết chúng ta, để hắn nổi loạn.

Khước Nhuế nói :

Phi Trịnh Phủ cùng với Lý Khắc nguyên vẫn lả cùng cánh. Lý Khắc bị giết, Phi Trịnh Phủ tài nào không sợ, ngài nói phải đó ! Nay trong số các triều thần thì người vây cánh của Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ đến một nửa , nếu Phi Trịnh Phủ có lòng nào, tất nhiẽn nhiều người theo với hắn, chi bằng ta hãy bảo sứ nước Tần về trước, để ta sẽ dò xét xem.

Lã Di Xanh khen phải, liền vào nói với Huệ công, hãy bảo Lãnh Chi về nước Tần trước, rồi sẽ cho lã Di Xanh và Khước Nhuế sang sau. Lã Di Xanh và Khước Nhuế sai người tâm phúc ngày đêm chực ở cửa nhà Phi Trịnh Phủ để dò thám. Phi Trịnh Phủ thấy Lã Di Xanh và Khước Nhuế khồng sang Tần, liền mật cho triệu bọn Kỳ Cử, Cung Hoa, Giả Hoa và Chuy Suyễn, đêm hôm ấy đến nhà để hội họp Quân thám tử về báo với Khước Nhuế. Khước Nhuế tức khắc cùng Lã Di Xanh thương nghị, sai người gọi Đồ Ngạn Di đến, bảo rằng :

– Tai vạ nhà ngươi sắp đến nơi, nhả ngươi có biết không ?

Đỗ Ngạn Di glật mình kinh sợ mà hỏi rằng :

– Tôi làm gì nên vạ ?

Khước Nhuế nói :

– Nhà ngươi ngày trước gỉúp Lý khắc giết Hfê Tề và Trác Tử, nay Lý Khắc đã bị giết, chúa công lại sắp giết cả nhà ngươi. Chúng ta thấy nhà ngươi có cái công đón lập chúa công, không nỡ để cho nhà ngươi bị giết, vậy nên chúng ta bảo cho mà biết.

Đồ Ngạn Di vừa khóc vừa nói :

Tôi chi là một kẻ vũ phu, bị ngưừi ta sai khiến, nào có biết thế là nên tội đâu ! Xin ngài làm ơn cứu cho.

Khước Nhuế nói :

Chúa công giận lắm, không thể xin được ! Nay chỉ có một kế này, may ra thoát khỏi được chăng ?

Đồ Ngạn Di liền quỳ xuống hỏi kế. Khước Nhuế vội vàng đỡ dậy vả bảo rằng :

– Nay Phi Trịnh Phủ cùng một bè cánh với Lý Khắc, đang cùng các quan đại phu mưu định giết chúa công mà đón Trùng Nhĩ về nối ngôi. Nhà ngươi giả cách sợ tội đến thông mưu với Phi Trịnh Phủ ,khi đã dò được thực tình rồi thì ra mà thú, rồi ta tâu với chúa công lấy ba mươi vạn mẫu ruộng ở đất Phụ Quỳ ngày trước đã hẹn cho Phi Trịnh Phủ mà cho nhà ngươi, lại thăng chức để đền công cho nhà ngươi, thì nhà ngươi còn lo gì tội nữa ! Đồ Ngạn Di mừng nói rằng :

Nếu vậy thì thật là ngài cải tử hoản sinh cho tôi đó, tôi xin vâng lời, chỉ hiềm một nỗi tôi nói năng vụng lắm thì biết làm thế nào ?.

Lã Di Xanh nói :

để ta dạy cho nhà ngươi..

No’l xong, liền nghĩ. sẵn câu hỏi. và câu trả lời, để cho Đồ Ngạn Di học thuộc. Đêm hôm ấy, Đồ Ngạn Di đến gõ cửa Phi Trịnh Phủ, nói có việc bí mật muốn vào bàn. Phi Trịnh Phủ chối từ là đang say rượu nằm ngủ, không ra tiếp kiến. Đỗ Ngạn Di đứng đợi, mãi đến canh khuya cũng không trở về. Phi Trịnh Phủ bèn cho gọi vào, Đồ Ngạn Di vào đến nơi, liền quỳ xuống đất mà kêu rằng :

Xin ngài cứu cho, kẻo tôi chết mất ?

Phi Trịnh Phủ giật mình. liền hỏi. Đồ Ngạn Di nói :

– Chúa công bảo là tôi giúp Lý Khắc giết Tề Hề và Trác Tử, sắp đem chém tôi, xin ngài cứu cho ! Phi Trịnh Phủ nói :

Nay quyền chính ở tay Lã Di Xanh và Khước Nhuế, sao nhà ngươi không đến mà kêu với hai người ấy ?

Đổ Ngạn Di nói :.

– Việc này là do mưu của Lã Di Xanh và Khước Nhuế, tôi tiếc rằng không thể ăn thịt được hai người ấy, kêu với họ thì có ích gì ! Phi Trịnh Phủ còn chưa tin lời, lại hỏi rằng :

– Thế thì nhà ngươi định thế nào ?

Đồ Ngạn Di nói :

Công tử Trùng Nhĩ là ngườì nhân hiếu, trong nước ai cũng muốn tôn lên lảm vua, mà vua nước Tần ngày nay đang ghét chúa công ta là người bội ước, cũng muốn lập Trùng Nhĩ. Nếu ngài viết một bức thư, sai tôi đem ra cho Trùng Nhĩ, để Trùng Nhĩ hợp binh nước Tần và nước Địch, còn đại phu ở trong hợp nhau với người của Thân Sinh ngày xưa mà làm nội ứng. Trước hết hãy chém đầu Lã Di Xanh và Khước Nhuế rồi đuổi chúa công đi mà lập Trùng Nhĩ, chắc hẳn phải nên việc.

Phi Trịnh Phủ nói :

Nhà ngươi có giữ được một lòng như thế không ?

Đồ Ngạn Di liền cắt đầu ngón tay chảy máu ra mà thề rằng :

– Nếu tôi sai lời thì xin chết cả họ ?

Phi Trịnh Phủ tin lời, hẹn đến canh ba đêm hôm sau thì lại hội nghị. Đêm hôm sau, Đố Ngạn Di lại đến ‘tbì đã thấy Kỳ Cử, Cung Hoa, Giả Hoạvà Chuy Suyền đâu ở đấy rồi , lại có Thúc Kiên, Lụy Hổ, Đặc Cung và Điền Kỳ bốn người nữa, đều là môn hạ cũ của Thân Sinh củng với Phi Trịnh Phủ và Đỗ Ngạn Di cả thẩy mười người, cùng nhau quệt máu ăn thề để giúp Trùng Nhĩ. Phi Trịnh Phủ bày tiệc thết đãi mọi người uống rượu say, rồi đâu vế đấy cả. Đồ Ngạn Di bèn về báo cho Khước Nhuế biết. Khước Nhuế nói :

– Nhà ngươi nói thế, không có bằng cứ gì cả, làm thế nào lấy được bức thư của Phi Tnnh Phủ thì mới trị tội hắn được.

Đêm hôm sau, Đỗ Ngạn Di lại đến nhà Phi Trịnh Phủ để nhận tờ thư đem cho Trùng Nhl. Phi Trịnh Phủ đã viết sẵn sảng rồi, chín người cùng ký tên cả, chỉ thiếu có một mình Đồ Ngạn Di. Đỗ Ngạn Di cũng cầm bút ký tên nốt. Phi Trịnh Phủ niêm phong kỹ càng, rồi giao cho Đồ Ngạn Di, dặn Đô Ngạn Di phải cẩn thận, chớ tiết lộ ra cho ai biết. Đồ Ngạn Di được bức thư, quý như người được của, đem thẳng đến nhà Khước Nhuế. Khước Nhuế xem xong, liền giấu kín Đồ Ngạn Di ở trong nhà, rồi cùng Lã Di Xanh đem bức thư sang thuật lại mọi chuyện cho quốc cữu là Quắc Xạ biết rồi nói rằng :

Nếu không trừ ngay thì tất sinh biến loạn. Đêm hôm ấy, Quắc Xạ vào ngay trong cung, yết kiến Huệ công, kể hết âm mưu của Phi Trịnh Phủ, lại nói với Huệ công rằng.

– Sáng mai ra triều, chúa công nên đem bức thư này ra làm chứng cớ mà trị tội đi.

Ngày hôm sau, Huệ công ra triều. lã Di Xanh, Khước Nhuế đã sai các vũ sĩ phục sẵn ở xung quanh. Huệ công gọi Phi Trịnh Phủ mà hỏi rằng :

Ta đã biết nhà ngươi định đuổi ta mà lập Trùng Nhĩ, xin hỏi nhả ngươi là ta có tội gì ?

Phi Trịnh Phủ vừa toan biện bạch thì Khước Nhuế chống gươm quát to lên rằng :

– Nhà ngươi sai Đồ Ngạn Di đem thư đưa cho Trùng Nhĩ, may nhờ hồng phúc chúa. công mà ta đón bắt được Đồ Ngạn Di, Đỗ Ngạn Di đã thú nhận cả rồi, nhà ngươi còn nói gì nữa ?

Huệ công cầm. bức thư ném ra trước án. Lã Di Xanh nhặt lấy, rồi chiếu tên đọc lên, để cho vũ sĩ bắt từng người một. Chỉ có Cung Hoa ở nhà, lã Di Xanh tức khắc sai người đi bắt, còn tám người ở đấy, đều ngơ ngác nhìn nhau, không chối cãi thế nào được. Huệ công truyền đem ra chém. Trong bọn ấy có Giá Hoa kêu rầm lên rằng :

– Năm xưa tôi phụng mệnh tiên quân đi đánh chúa công, có cái ơn tha cho chúa công đi trốn, xin chúa công nghĩ lại.

Lã Di Xanh nói :

Ngày trước nhà ngươi làm tôi tiên quân mà tư tình với chúa công ngày nay nhà ngươi làm tôi chúa công lại tư tình với Trùng Nhĩ, thế là một đứa tiểu nhân phản phúc, càng nên giết lắm Giả Hoa không nói thế nào được nữa. Tám ngưòí đều chết chém cả Cung Hoa ở nhà, nghe tin bọn Phi Tnnh Phủ bị giết, toan tức khắc vào triều để xin nhận tội. Em là Cung Tứ can rằng :

– Vào thì tất chết chẳng thà trốn đi còn hơn ?

Cung Hoa nói :

– Ngày trước ta bảo Phi Trịnh Phủ cứ về, để đến nỗi Phi Trịnh Phủ chết, nay ta sống lấy một mình thì sao gọi là trượng phu được ?

Ta không phải là không muốn sống nhưng ta không nỡ phụ lòng Phi Trịnh Phủ ! Nói xong, không đợi cho người đến bắt, tức khắc vào thẳng ngay trong triều để xin chịu tội. Tấn Huệ công cũng sai đem chém. Phi Báo nghe tin cha là Phi Trịnh Phủ bị giết, tức khắc trốn sang nước Tần.

Huệ công muốn giết cả họ những ngưừi trong bọn Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ. Khước Nhuế nói :

– Trị tội người ta, không bắt đến vợ con, đó là phép đời xưa. Nay bọn phản nghịch đã bị giết thế cũng đủ làm gương cho kẻ khác rồi, cần gì phải giết lắm, cho ngưò’i ta kinh hãi.

Huệ công mới tha cho các họ, rồi thăng Đồ Ngạn Di làm trung đại phu, thưởng cho mưòi? vạn mẫu ruộng ở đất Phụ Quỳ. Phi Báo đến nước Tần, vào yết kiến Tần Mục công, phục xuống đất mà khóc. Tần Mục công hỏi. Phi Báo đem chuyện với Mục công nẽn đem quân sang đánh Tấn. Mục công hội các quan để thương nghị.

Kiển Thúc nói :

Vì lời nói của Phi Báo mà sang đánh Tấn, là giúp bề tôi mà đánh vua, sao cho phải nghĩa ! Bách Lý Hề nói :

– Nếu dân không phục thi tất sinh biến, chúa công nên đợì cho Tấn sinh biến, rồi sẽ sang đánh..

Mục công nói :

– Ta cũng lấy làm ngi lắm, trong một lúc mà giết đến chín quan đại phu, nếu không được lòng dân tin phục thì sao làm thế được ? Huống chi ta sang đánh mà không có nội ứng thì đánh làm sao nổi ?

Phi Báo liền ở lại, làm quan đại phu nước Tần.

Bấy giừ vương tử Đái nhà Chu sai ngườì xui nước Nhung ở Y Lặc đem quân vào đánh kinh sư để định ở trong làm nội ứng. Chu Tương vương sai người cáo cấp với chư hầu. Tần Mục công và Tấn Huệ công đem quân đến cứu. Quân Nhung nghe tin chư hầu đến cứu, liền đốt phá cửa đông rồi kéo nhau về. Tấn Huệ công trông thấy Tần Mục công, có ý thẹn thùng. Tấn Huệ công lại tiếp được từ mật thư của Mục Cơ kể tội mình vô lễ với Giả Quân, và khồng cho các công tử về nước , lại bảo nẽn đổi lỗi ngay đi, bởi vậy Tấn Huệ công có ý nghi Tần Mục công, vội vảng rút quân về nước. Phi Báo bèn xui Tần Mục công đánh lẻn vào quân nước Tấn. Tần Mục công nói :

Nay nước Tấn vì việc cứu nhà Chu mà đến đây, ta dẫu có thù riêng, cũng không nên đánh vội.

Nói xong liền rút quân về. Tề Hoàn công cũng sai Quản Di Ngô đem quân cứu nhà Chu, nghe tin quân Nhung đã rút về rồi, bèn sai người sang trách vua nước Nhung. Vua Nhung sợ uy thế Tề, sai người sang xin lỗi rằng :

chúng tôi có dám xâm phạm kinh sư đâu, chỉ vì vương tử Đái xui chúngtôi làm vậy.

Chu Tương vương mới đuổi vương tử Đái. Vương tử Đái chạy sang nước Tề.

Mùa đông năm ấy, Quản Di Ngô đau nặng. Tề Hoàn công đến hỏi thăm, trông thấy Quản Di Ngô gầy lắm, mới cầm tay mà bảo rằng :

Trọng phụ đau nặng lắm, bất hạnh mà có thế nào thì tôi biết giao quyền chính cho aĩ được ?

Bấy giờ Ninh Thích và Tân Tu Vô cũng đều mất cả rồi, Quản Di Ngô thở dài mà than rằng :

Tiếc thay cho Ninh Thích ! Tề Hoàn công nói :.

-trừ Ninh Thích ra, không còn ai nữa hay sao ? Ta muốn giao quyền chính cho Bảo Thúc Nha, Trọng phụ nghĩ thế nào ?

Quản Di Ngô nói :

– Bảo Thúc Nha là người quân tử, nhưng không có tài chính trị, hay phân biệt thiện ác quá , yêu điều thỉện thì phải, chứ ghét điều ác quá thì không được ! Bão Thúc Nha thấy ai có điều ác gì thì suốt đời không quên, đó cũng là một điếu dở.

Hoàn công nói :

Thấp Bằng thế nào ?

Quản Di Ngô nói :

– Thấp Bằng là người không lấy điều hỏi kẻ dưới làm xấu hổ , lúc nào cũng lo nghĩ đến việc nước, có thể dùng được.

Nói xong, lại thở dài mà than rằng :

Trời sỉnh Thấp Bằng, khác nào như cái lưỡi của tôi, nay tôi đã chết thì cái lưỡi cũng không sống được. Tôi e rằng chúa công dùng Thấp Bằng cũng chẳng được bao lâu ! Hoàn công nói :

– Thế thì Dịch Nha thế nào ?

Quản Di Ngô nói :

Chúa công không hỏi, tôi cũng sắp nói đến. Dịch nha, Thụ Điêu và Khai Phương, ba người ấy quyết không nên gần.

Hoàn công nói :

– Dịch Nha làm thịt con cho ta ăn, thế là yêu ta hơn yêu con, còn nghi gì nữa ?

Quản Di Ngô nói :

-Tình người ta không gì yêu hơn con. Con mình mà nỡ như thế thì còn nghĩ gì đến vua ! Hoàn công nói :

Thụ Điêu tự hoạn mình đi để xin vào hầu ta, thế là yêu ta hơn yêu thân mình, còn nghi gì nữa ?

Quản Di Ngô nói :

người ta không gì yêu hơn thân. Thân mình mà còn như thế thì còn nghĩ gì đến vua ! Hoàn công nói :

-Khai Phương là công tử nước Vệ, bỏ ngôi thế tử mà theo ta, khi cha mẹ chết, cũng chẳng thiết về, thế là yêu ta hơn yêu mẹ cha, cỏn nghi gì nữa ?

Quản Di Ngô nói :

Tình người ta không gì thân hơn cha mẹ. Cha mẹ mình mà nỡ như thế thì con nghĩ gì đến vua ! Vả lại được phong lảm thế tử ai mà chẳng muốn. nay Khai Phương bỏ ngôi thế tử mà theo chúa công thì tất còn muốn được hơn ngôi thế tử nữa, chúa công chớ nên gần. gần thì tất có ngày sinh loạn.

Hoản công nói :

Ba người ấy theo hầu ta đã lâu lắm, sao ta khõng thấy Trọng phụ nói đến bao giờ ?

Quản Di Ngô nói :.

– Tôi không nói ra là muốn chiều ý chúa công. Ví như nước tràn bờ có tôi đứng ra lảm bờ đê, thì nước không tràn được, nay bờ đê đã bỏ đi rồi thì khó lòng mà ngăn cho nước khỏi tràn, xin chúa công chớ nên gần bọn ấy.

Tề Hoàn công nín lặng, rồi cáo từ lui về.

Chương 30: Tấn Huệ công bội ước cử binh – Tần Mục Cơ giận thân tự tử

Quản Di Ngô đau nặng, dặn Tề Hoàn công đuổi Địch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, lại tiến dẫn Thấp Bằng. Có người đem tin ấy báo với Dịch Nha. Dịch Nha vào yết kiến Bão Thúc Nha, rồi nói với Bão Thúc Nha rằng :

Ngày trước ngài tiến dẫn Trọng phụ lẽn làm tể tướng, nay Trọng phụ Ốm, chúa công hỏi chuyện, Trọng phụ lại nói ngài không có tài chính trị mà tiến dẫn Thấp Bằng, tôi rất lấy làm bất bình.

Bão Thúc Nha cười mà nói? rằng :

ấy chỉ vì thế mà ta mới tiến dẫn Trọng phụ , Trọng phụ là người trung với nước mà không vì bạn. Giả sử chúa công cho ta làm chức tư khấu để khu trừ những đứa gian nịnh thì ta làm được, chứ cho ta cầm quyền chính trong nước thì lũ các ngươi còn đất nào mà dung thân nữa ?

Dịch Nha xấu hổ cáo lui. Ngày hôm sau, Tề Hoàn công lại đến thăm Quản Di Ngô thì Quản Di Ngô đã không nói được nữa. Bão Thúc Nha và Thấp Bằng không cầm được nước mắt. Đêm hôm ấy, Quản Di Ngô mất. Tề Hoàn công khóc lóc, thương xót vô cùng, và nói rằng :

Thương thay Trọng phụ ! Trọng phụ chết đi thật là trời bẻ cánh tay ta. Nói xong, liền sai quan thượng khanh là Cao Hổ (con Cao Hề) coi việc cất tang Quản Di Ngô. Bao nhiêu những thái ấp của Quản Di ngô đều cho con Quản Di Ngô hưởng tất cả, và cho được nối đời làm quan đại phu. Dịch Nha nói với quan đại phu là Bá Thị rằng :

Ngày trước chúa công lấy đất Biền ấp của nhà ngươi thưởng cho Trọng phụ, nay Trọng phụ mất rồi, nhà ngươi nên nói với chúa công đòi lại đất ấy, rồi ta cũng liệu cách nói giúp nhà ngươi.

Bá Thị khóc mà nói rằng :

– Vì ta không có công trạng gì, vậy nên chúa công mới lấy đất của ta mà thưởng cho Trọng Phụ. Nay Trọng phụ dẫu mất rồi, nhưng công trạng của Trọng phụ hãy còn, ta mặt mũi nào mà xin đòi lại.

Dịch Nha than rằng :

– Trọng phụ mất rồi, mà còn khiến Bá Thị phải tâm phục như vậy thế thì lũ chúng ta là tiểu nhân thật ! Hoàn công theo lời Quản Di Ngô dặn lại, liền giao quyền chính cho công tôn Thấp Bằng. Chưa được một tháng thì Thấp Bằng mất.

Tề Hoàn công nói :

– Trọng phụ thật là bậc thánh, sao lại biết rằng Thấp Bằng không sống được bao lâu nữa ?

Nói xong, bèn dùng Bão Thúc Nha thay Thấp Bằng. Thúc Nha cố ý từ chối. Hoàn công nói :

Nay trong tnều không có ai bằng ông, ông còn nhường cho ai ?

Thúc Nha nói :

Tôi là người yêu điều thiện mà ghét điều ác, chắc chúa công cũng đã biết, nếu chúa công dùng tôi thì tôi xin đuổi Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương.

Hoàn công nói :

– Trọng phụ ngày xưa cũng có dặn ta như vậy, nay ta xin vâng lời. Nói xong, ngay ngày hôm ấy hạ lệnh đuổi Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, không cho được vào triều. Bão Thúc Nha mới nhận chức tể tướng.

Bấy giờ có nước Hoài Di đem quân xâm phạm nước Kỷ. Nước Kỷ sai người sang cáo cấp với nước Tề. Hoàn công hội quân các nước thân hành đi cứu nước Kỷ. Chư hầu thấy Tề Hoàn công dùng Bảo Thúc Nha làm tể tướng, những chính sách của quản Di Ngô trước kia vẫn thi hành, không thay đổi gì cả.

Tấn Huệ công từ khi lên nối ngôi trong nước mất mùa luôn mãi, đến năm năm trời, kho tàng hết sạch cả, dân không lấy gì mà ăn.

Tấn Huệ công muốn đong thóc ở nước khác về, mới nghĩ đến nước Tần là một nước láng giềng gần, lại có tình thân thuộc, chỉ hiềm nỗi ngày trước phụ ước chưa đến, nên muốn hỏi mà không dám hỏi.

Khước Nhuế nói :

– Không phải là ta phụ ước với Tần, chẳng qua chỉ là xin hoãn thôi nếu nay ta xin đong thóc mà Tần không cho, thế là Tần xử tệ với ta trước, bấy giờ ta sẽ phụ ước.

Huệ công khen phải, sai quan đại pbu là Khánh Trịnh đem lễ vật sang nói với Tần Mục công xin đong thóc. Tần Mục công họp các quan lại mà hỏi rằng :

Nước Tấn khi trước có hẹn biếu ta năm thành mà không chịu biếu, nay nhân trong nước mất mùa, lại sai sứ sang xin đong thóc, chẳng biết có nên cho hay không ?

Kiển Thúc và Bách Lý Hề đồng thanh nói :

Thiên tai thì nước nào không có, nay ta giúp người thì trời tất giúp ta.

Mục công nói :

Ta làm ơn với nước Tấn nhiều lắm rồi ! Công tôn Chi nói :

– Làm ơn mà Tấn biết đền ơn thì có thiệt gì đến nước Tần ta, nếu Tấn không biết đền ơn thì trái tại nước Tấn, bấy giờ ta sẽ liệu kế, chúa công cứ cho.

Phi Báo nghĩ đến thù cha ngày xưa, vùng tay mà nói rằng :

– Vua nước Tấn vô đạo, trời ra tai, ta nên thừa cơ đem quân sang mà đánh.

Do Dư nói :

– Người nhân đức, không thừa lúc người ta nguy cấp mà cầu lợi. Chúa công nên đong là phải.

Mục công nói :

– Phụ Ơn ta là vua nước Tấn, bây giờ bị đói là dân nước Tấn, ta kbông nỡ vì một ông vua mà làm khổ muôn dân.

Nói xong, liền sai người vận tải mấy vạn hộc thóc sang nước Tấn Dân nước Tấn đều cảm ơn Tần Mục công. Sang năm sau, nước Tần đói kém, mà nước Tấn thì được mùa. Tần Mục công bảo Kiển Thúc và Bạch Lý Hề rằng :

May mà năm ngoái ta nghe lời hai ngươi cho nước Tấn đong thóc nếu không thì năm nay ta mất mùa, cũng khó lòng mà sang đong thóc ở nước Tấn được.

Phi Báo nói :

– Vua nước Tấn là người tham lam mà không tín nghĩa, nay ta sang xin đong thóc, vị tất họ đã cho.

Mục công không nghe, liền sai Lãnh Chi đem lễ vật sang nói với Tấn Huệ công xin đong thóc. Tấn Huệ công toan sai người vận thóc ở đất Hà Tây sang giúp nước Tần. Khước Nhuế nói :

– Chúa công giúp thóc cho nước Tần, thế thì định lại cho Tần đất hay sao ?

Huệ công nói :

Ta chỉ giúp thóc mà thôi, khi nào lại chịu cho đất.

Khước Nhuế nói :

– Vì có lẽ mà chúa công phải giúp thóc ?.

Huệ công nói :

Vì năm trước Tần giúp thóc cho ta, vậy nên ta phải báo ơn.

Khước Nhuế nới :

– Nếu lấy việc nước Tần giúp thóc làm ơn, thế thì năm xưa nước Tần giúp chúa công về nối ngôi, cái ơn ấy to biết dường nảo ! Nay chúa công bỏ cái ơn lớn mà báo cái ơn nhỏ là nghĩa làm sao ?

Khánh Trịnh nói :

Năm ngoái tôi phụng mệnh sang nước Tần xin đong thóc thì vua Tần nhận lời cho ngay, thế là xử với ta rất tử tế , nếu ta không cho Tần đong thóc, thì chắc Tần oán giận ta lắm.

Lã Di Xanh nói :

– Tần cho ta đong thóc, khồng phải là có lòng yêu ta, chỉ cốt muốn cho ta nộp đất. Nay ta không giúp thóc thì nước Tần oán ta giúp thóc mà không nộp đất thì nước Tần cũng oán, đằng nào Tần cũng oán cả, vậy thì việc gì phải giúp ?

Khánh Trịnh nói :

Thấy ngưởi ta có tai nạn mà không giúp là bất nhân, người ta làm ơn với mình mà quên ơn là bất nghĩa. Bất nhân, bất nghĩa thì sao giữ được nước ?

Hản Giản nõi :

– Khánh Trịnh nói phải đó ! Nếu năm ngoái Tần không cho ta đong thóc thì ta nghĩ thế nào ?

Quắc Xạ nói :

– Năm ngoái trời làm ta đói, nước Tần không biết đánh lấy nước ta, lại cho ta đong thóc, thế là nước Tần ngu , năm nay trời làm nước Tần đói, để cho ta lấy nước Tần, ta không nên trái ý trời. Cứ như ý tôi thì nên hội với Lương rồi thừa cơ cùng đánh tần. Huệ công theo lời Quắc Xạ, liền chối từ mà bảo Lãnh Chi rằng :

– Nước tôi mấy năm mất mùa luôn, dân phải xiêu bạt cả, năm nay hơi được mùa một chút thì dân xiêu bạt năm trước mới kéo nhau vễv vậy nên thóc trong nước chỉ đủ dùng mà thôi, không thể giúP quý quốc được Lânh Chi nói :

– Chúa công tôi nghĩ tình thân thuộc, không bắt nộp đất, lại cho đong thóc có lòng giúp quý quốc như vậy, mà quý quốc không đền ơn lại thì nay tôi trở về, biết phục mệnh như thế nào ?

Lã Di Xanh và Khước Nhuế quát to lên rằng :

– Ngày trước nhà ngươi thông mưu với Phi Trịnh Phủ, toan đem lễ vật sang để dụ ta, may mà ta không mắc lừa, bây giờ lại còn nói khéo gì nữa ! Nhà ngươi nên về nói với vua Tần :

muốn ăn thóc của nước Tấn ta thì tất phải đem quân sang đánh mới có được Lãnh Chi tức giận lắm ra về. Khánh Trịnh nói riêng với Quách Yển rằng :

– Chúa công ta bội ơn, làm cho nước Tần tức giận, tất sẽ có tai vạ Quách Yển nói :

-Nước Tấn ta sắp đến ngày mất! Lãnh Chi về đến Tần, nói với Mục công rằng :

– Nước Tấn không cho đong thóc, lại toan họp quân Lương để sang đánh ta.

Mục công nói :

Con người vồ đạo đến thế, thật là không ngờ ! Để ta đánh nước Lương trước, rồi sau sang đánh nước Tấn.

Bách Lý Hề nói :

– Vua nước Lương hay làm khổ dân để xây đắp thành quách lâu đài, người trong nước ai cũng oán, tất không có thể giúp được nước Tấn. Nay chúa công nên đem quân sang đánh Tấn, rồi sẽ đánh Lương.

Mục công khen phải, liền giao cho Kiển Thúc và Do Dư giúp thế tử oánh giữ nước, rồi đem đại binh đi đánh Tấn. Tấn Huệ công họp các quan lại hỏi rằng :

Nay nước Tần tự nhiên vô cớ đem quân sang xâm phạm đất ta thì nên dùng kế gì để chống giữ ?

Khánh Trịnh nói :

– Vì chúa công bội ơn mà Tần đem quân sang đánh, sao lại bảo là tự nhiên vô cớ được ? Cứ như ý tôi nên theo lời ước cũ mà nộp năm thành cho Tần, rỗi cùng Tần glảng hòa là hơn.

Huệ công nổi giận, nói :

– Nước Tấn ta đường là một nước lớn như thế này mà phải nộp đất giảng hòa với Tần thì còn mặt mũi nào mà làm vua nước Tấn nữa Nói xong, truyền chém Khánh Trịnh. Quắc xạ nói :

Chưa đem quân đi đánh giặc, đă chém tướng thì tôi e rằng bất lợi, xin chúa công hãy tha Khánh Trịnh, để cho hắn được lập công mà chuộc tội.

Huệ công nghe lời, rồi cử binh đi đánh Tần. Huệ công vẫn dùng con ngựa tiểu tứ để kéo xe, tầm nhỏ, lông mỡ, đi nhanh và êm lắm.

Khánh Trịnh lại can rằng :

– Đời xưa đi đánh giặc bao giờ cũng dùng ngựa nước mình, vì ngựa nước mình đã quen thủy thổ, không. mấy khi lầm đưừng. Nay chúa công đi đánh giặc, lại. dùng ngựa nước Trịnh, tôi thiết tưởng không nên.

Huệ công lại mắng rằng :

– Con ngựa ấy ta dùng đã quen rồi, nhà ngươi chớ nên nói lắm.

Quân nước Tần sang đến nước Tấn, ba lần đánh ba lần được, các quan trấn thủ đều bỏ chạy cả. Quân Tần kéo thẳng đến đất Hàn Nguyên. Tấn Huệ công nghe tin quân Tần đă kéo đến Hàn Nguyên, liền nhăn trán lại mà nói rằng :

Quân giặc mạnh thế thì ta biết làm thế nào ?

Khánh Trịnh nói :

– Chúa công tự làm cho giặc đến, còn nói gì nữa ! Huệ công sai Hàn Giản đi do thám xem quân Tần nhiều hay ít.

Hàn Giản trở về báo rằng :

Quân nước Tần dẫu ít không bằng ta, nhưng xem khi thế hăng hái gấp mười quân ta ?

Huệ công hỏi :

Tại làm sao vậy ?

Hàn Giản nói :

– Chúa công lúc trước nhờ nước Tần giúp binh cho mà được về nối ngôi, sau nhờ nước Tần giúp thóc cho mà dân khỏi đói, mấy lần chịu ơn nước Tần mà không đền lại, bởi vậy vua tôi nước Tần đều một lòng tức giận mà đem quân đến đánh, thành ra khí thế mạnh không biết thế nào mà kể ! Huệ công có ý giận mà rằng :

– Câu ấy đáng lẽ Khánh Trịnh nói? thì mới phải, sao nhà ngươi cũng nói thế ? Ta đây quyết cùng với Tần tử chiến một phen.

Nói xong, liền sai Hàn Giản sang nói với Tần Mục công rằng :

– Nước tôi có sáu trăm cỗ giáp xa để chở quân nhà vua đến. Nếu nhà vua rút quân thì đó là sở nguyện của chúa công tôi , nếu không rút thì dầu chúa công tôi có muốn nhường nhà vua, nhưng quân sĩ không nghe, biết làm thế nào ?

Tần Mục công cựời mà nói rằng :

– Đứa trẻ con ấy nay cũng kiêu lắm nhỉ ! Nói xong, bèn sai công tôn chi ra đáp lại rằng – Hiền hầu muốn lảm vua thì tôi giúp quân, hiền hầu muốn lấy thóc thì tôi giúp thóc, nay hiễn hầu muốn khai chiến thì có đâu tôi lại dám trái ý.

Hàn Giản trở về mà nói rằng :

– Lý nước Tần như vậy thì ta tất phải thua mà thôi ! Huệ công sai Quách Yển bói xem :

ai nên làm chức xa hữu.

Quách yển bói thấy không có ai tốt cả ngoải Khánh Trình ra. Huệ công nói :

Khánh Trịnh cùng cánh với Tần, khồng nên dùng.

Nói xong, bèn sai Gia Bộc Đồ làm chức xa hữu, Khước Bộ Dương ngồi cầm cương. Bách Lý Hề trèo lên trên lũy, trông thấy quân nước Tấn đông lắm, bèn bảo Tần Mục công rằng :

Tấn hầu cố sức liều chết, chúa công chớ nên đánh.

Mục công trỏ lên trời mà nói rằng :

Nước Tấn phụ Ơn ta nhiều lắm, không có trời thì thôi, nếu có trời thì ta tất đánh được quân Tấn.

Nói xong, liền bày trận ở dưới chân núi để đợi quân nước Tấn đến. Được một lúc quân nước Tấn kéo đến, Đồ Ngạn Di cậy khỏe, tay cầm cái côn sắt nặng hơn một trăm cân, xông vào đách nhau với Kiển Bính. Đánh được hơn năm mươi hợp, hai người bỏ khí giới rồi quần thảo với nhau. Đỗ Ngạn Di nói :

– Ta liều chết với nhà ngươi, nếu nhà ngươi gọi người? khác đến đánh hộ thì không giỏi ! Kiển Bính nói :

– Một mình ta quyết bắt sống nhà ngươi, thế mới anh hùng. Hai ngươi đều cấm quân sĩ không ai được đánh hộ, rồi cứ thế vật nhau, lùi dần mâi vễ phía sau trận. Tấn Huệ công chia quân ra làm hai đạo để tiến vào. Tần Mục công cũng chia quân ra làm hai đạo để đối địch. Tấn Khua Cồng sai Khước Bộ Dương dong xe vào giáp chiến. Công tôn Chi trông thấy, hét lên một tiếng to như tiếng sấm. Con ngựa tiểu tứ của Tấn Huệ công chưa quen ra trận bao giờ, nghe tiếng công tôn Chi hét, liền kinh sợ lồng chạy, sa vào trong đám bùn lầy. Khước Bộ Dương cố sức gia roi đánh mãi, nhưng ngựa nhỏ sức yếu, không sao lên được. Đang lúc nguy cấp, may có Khánh Trịnh đi đến. Tấn Huệ công gọi mà bảo rằng :

– Khánh Trịnh ! Nhà ngươi mau mau cứu ta với ! Khánh Trịnh nói :

– Quắc Xạ đâu mà lại gọi đến Khánh Trịnh này ?

Tấn Huệ công lại gọi Khánh Trịnh mà bảo rằng :

– Nhà ngươi mau mau đem xe khác đến để cứu ta ! Khánh Trịnh nói :

Chúa công dùng con ngựa tiểu tứ đã quen, để đi gọi người khác đến cứu.

Nói xong, liền quay xe đi về phía tả. Đạo quân Hàn Giản tiến lên, đánh nhau với tướng nước Tần là Tây Khuất Thuật. Đánh trong ba mươi hợp, Tây Khuất Thuật không thể.đương nổi bị Hàn Giản đâm cho một nhát, bị thương. Lương Do My bảo Hàn Giản rằng :

Bắt viên bại tướng ấy làm gì, chúng ta nên đuồi theo mà bắt vua Tần. Hàn Giản liền cùng với Lương Do Mỵ thúc quân đi đuổi bắt Tần Mục công. Tần Mục công than rằng :

– Ngày nay ta lại bị nước Tấn bắt thì còn có trời đất nào nữa ! Bỗng có một toán tráng sĩ hơn ba trăm người từ phía tây kéo đến, vừa đi vừa reo ầm lên rằng :

Chớ làm hại ân chủ ta ! Tần Mục công ngẩng đầu lên xem thì thấy bọn trắng sĩ đều đầu bới tóc rối, chân đi giày cỏ, lưng đeo cung tên, tay cầm dao nhọn, xông vào đánh quân Tấn. Hàn Giản và Lương Do My đang hoảng hốt nghênh chiến thì Khánh Trịnh chạy đến gọi mà bảo rằng :

Chúa công ta bị quân Tần vậy, sa vào trong đám bùn lầy, nhà ngươi phải mau mau đem quân đến cứu.

Hàn Giản vội vàng kéo quân trở lại để đi cứu Tấn Huệ công. Không ngờ Tấn Huệ công đã bị công tôn Chi bắt đưọc rồi bọn Gia Bọc Đỗ, Quắc Xạ và Khước Bộ Dương đều bị bắt cả, Hàn Giản giẫm chân xuống đất mà than rằng :

– Khánh Trịnh làm hại ta rồi, để vậy cho ta bắt lấy vua Tần có phải hơn không ?

Lương Do My nói :

Chúa công đã bị bắt thì chúng ta còn về làm gì nữa ?

Nói xong, liễn cùng với Hàn Giản bỏ binh sĩ chạy đến dinh quân Tần. Bọn tráng sĩ hơn ba trăm người cứu được Tần Mục công, lại cứu được cả Tây Khuất Thuật nữa. Quân Tần thừa thế đuổi đánh.

Quân Tấn chết không biết bao nhiêu mà kể. Khánh Trịnh nghe tin vua Tấn đã bị bắt rồi, tức khắc tìm đưừng bỏ trốn, gặp tướng nước Tấn là Nga Tích bị thương, nằm ở ngang đường bèn cứu lên xe cùng trở về nước Tấn.

Tần Mục công về đến đại dinh, bảo Bách Lý Hề rằng :

Ta không nghe lời nhà ngươi, xuýt nữa thì bị người nước Tấn cười, Bọn tráng sĩ hơn ba trăm người đều vào yết kiến Mục công. Mục công hỏi rằng :

– Các ngươi ở đâu mà lại liều chết cứu ta như vậy ?

Bọn tráng sĩ nói :

Chủ công không nhớ chuyện mất ngựa năm xưa hay sao ? Chúng tôi chính là bọn ăn thịt ngựa đó ! Nguyên năm xưa Mục công đi săn ở núi Lương Sơn, đang đêm bỗng mất mấy con ngựa. Mục công sai ngưừi đi tìm. Khi tìm đến dưới chân núi Kỳ Sơn , có một bọn hơn ba trăm người đang họp nhau ăn thịt ngựa, quân sĩ về báo với Mục công, xin đem người đến vây thì có thể bắt cả được. Mục công than rằng :

Ngựa đă chết rồi mà nay lại giết người thì dân trong nước tất bảo ta là quý ngựa hơn người.

Nồi xong, lại. truyền đem mấy chục hũ rượu ngon, sai người đưa. đến núi Kỳ Sơn cho bọn ăn thịt ngựa mà bảo rằng :

– Chúa công tôi thấy các ngươi ăn thịt ngựa mà không uống rượu như thế hay sinh bệnh, vậy sai tôi đem rưọu ngon đến để ban cho các ngươi.

Bọn ăn thịt ngựa chia nhau uống rượu, rồi bảo nhau rằng :

– Chúng ta ăn trộm ngựa, chúa công đã không bắt tội thì chớ, lại lo chúng ta mắc bệnh mà đem cho rượu ngon, thế bao giờ chúng ta mới đền được cái ơn to này ! Bây giờ nghe tin Mục công đi đánh nước Tấn, bọn tráng sĩ ấy bèn rủ nhau đến đánh giúp. Lại vừa gặp Mục công bi vây, bọn tráng sĩ mới xông vào để cứu. Mục công hỏi chuyện đầu đuôi, rồi thở dài mà than rằng :

Bọn ăn trộm ngựa còn biết đền ơn, ai ngờ Tấn hầu mà lại bất nghĩa như vậy.

Nói xong, liền truyền hỏi trong bọn tráng sĩ ấy có ai muốn làm quan thì phong chức cho. Bọn tráng sT đồng thanh đáp rằng :

– Chúng tôi chi muốn đến để đền ơn chúa công mà thôi, chứ không muốn làm quan.

Mục công sai đem vàng lụa ra thưởng cho bọn tráng sĩ. Bọn tráng sĩ nhất định không nhận, rồi cáo từ lui ra. Mục công khen ngợi không biết dường nào. Khi thu quân về, điểm duyệt các tướng thì thấy thiếu một mình Kiển Bính. Mục công sai quân sĩ đi tìm khắp mọi nơi, bỗng nghe thấy ở trong một cái hố đất có tiếng người thở, vội vàng đến xem thì ra Kiển Bính và Đồ Ngạn Di hai người ôm nhau nằm ở trong hố hai bên cùng mệt lử, không động đậy được nữa, nhưng tay vẫn còn ôm chặt lấy nhau, chẳng ai chịu buông. Quân sĩ xuống gỡ hai ngưừi ra, rồi vực lên xe đưa về. Mục công hỏi thì Kiển Bính không thể nói được, có người biết chuyện đầu đuôi, thuật lại cho nghe. Tần Mục công khen rằng :

Hai người đều là dũng sĩ cả ?

Mục cồng lại hỏi các quan xem có ai biết ngưừi tướng nước Tấn họ tên là gì không ? Công tử Chí đến gần xem kỹ, mới nói với Tần Mục công rằng :

– Đây là Đố Ngạn Di là một dũng sĩ nước Tấn. Khi trước tôi phụng mệnh sang thăm Trùng Nhĩ và Di Ngô thì hắn cũng có phụng mệnh đến đón Di Ngô, bởi vậy tôi biết.

Mục công nói :

– Người ấy ta có nên dùng không ?

Công tử Chí nói :

– Giết Hễ Tễ, Trác Tử và Lý Khắc đều một tay người ấy cả, bây giờ ta nên trị tội mà giết đi.

Mục công truyền đem Đỗ Ngạn Di ra chém, rồi lại cởi áo cẩm bào trùm cho Kiển Bính, sai Bách Lý Hề chở xe về nước Tần để chữa thuốc đến hơn nửa năm mới khỏi.

Mục công đã toàn thắng, hạ lệnh nhổ trại lên đường và sai ngườí báo Tấn Huệ công rằng :

Nhà vua không muốn nhường tôi, nay tôi cũng không thể nhường nhà vua được, vậy xin mời nhà vua đến nước tôi để tôi xin chịu lỗi.

Tấn Huệ công nín lặng mà cúi đầu xuống. Tần Mục công sai công tôn Chi đem quân áp giải Tấn Huệ công về nước Tần. Bọn Quắc xạ Hàn Giản, Lương Do My, Gia Bộc Đồ, Khước Bộ Dương, Quách yển và Khước Khuất, đễu đầu bù tóc rối, lũ lượt theo sau, trông rất thê thảm ! Tần Mục công lại bảo các quan đại phu nước Tấn rằng :

Vua tôi nhà ngươi khi trước có bảo ta muốn lấy thóc nước Tấn thì phải đem quân đến mà lấy, nay ta giữ vua nước Tấn, chẳng qua là để có thóc của nước Tấn đó mà thôi, nào dám làm điều gì quá lẽ ! Bọn Hàn Giản sụp lạy mà nói rằng :

– Nhà vua thương chúa công tôi là người ngu mà có lòng khoan nhân thì hoàng thiên hậu thổ sẽ chứng giám cho câu nói của nhà vua.

Mục công về đến bờ cõi nước Tần, hội các quan để thương nghị.

Mục công nói :

– Ta chịu mệnh trời dẹp loạn nước Tấn mà lập Di Ngô, nay vua nước Tấn bội ơn ta, tức lả một kẻ có tội với trời, ta định giết vua nước Tấn để tế trời, phỏng có nên không ?

Công tử Chí nói :

– Chúa công nghĩ rất phải ! Công tôn Chi can rằng :

– Không nên ? Tấn là một nước lớn, ta bất vua nó cũng đã quá lắm rồi, nay lại giết đi thì tất nhiên người nước Tấn thêm oán. Người nước Tấn sẽ báo thù nước Tần ta, còn tệ hơn nước Tần ta báo thù nước Tấn ngày nay ! Công tử Chí nói :

– Tôi thiết tưởng chẳng những nên giết vua nước Tấn mà thôi, lại còn lập Trùng Nhĩ lên làm vua nước Tấn, như thế thì dân nước Tấn ơn ta chẳng hết, còn oán nỗi gì ! Công tôn Chi nói :

– Trùng Nhĩ là người nhân từ, khi trước đã không chịu vì việc cha chết mà về nối ngôi, huống chi ngày nay lại chịu nhân việc em chết mà về nối ngôi hay sao ! Trùng Nhĩ không vễ mà lập ngưòi? khác thì cũng chắng khác gì Di Ngô nếu Trùng Nhĩ chịu về thì tất lại ngĩ đến em mà oán nước Tần ta lắm. Như thế thì bỏ mất cái ơn của Di Ngô, mà mua thêm cái oán của Trùng Nhĩ, tôi thiết tưởng không nên.

Mục công nói.:

– Một đằng đuổi đi, một đằng giam lại và một đằng cho về trong ba cách ấy cách nào lợi hơn ?

Công tôn Chi nói :

Giam lại thì có ích gì cho nước Tần mà đuổi đi thì tất lại có người lập mưu đem vào nước Tấn, chi bằng ta nên cho vua nước Tấn lại về phục vị.

Mục công nói :

Thế ra ta đem quân đánh Tấn mất công không hay sao ?

Công tôn Chi nói :

Tôi thiết tưởng nên bắt vua nước Tấn nộp cho ta năm thành ở đất Hà Đông, lại bắt thế tử Ngữ phải sang ở nước ta để làm tin, rồi mới cho giảng hòa. Như thế thì vua Tấn không bao giờ dám quên ơn Tần và ngày sau cha chết con nối, nước Tấn đời đời qui phục nước Tần ta thì còn gì lợi? hơn nữa ! Tần Mục công nói :

– Nhà ngươi lại tính trước đến những việc mấy đời sau. Nói xong, truyền đem Tấn Huệ công an trí ở Linh Đài sơn, rồi thu quân về kinh thành:

Bỗng thấy một bọn nội thị kéo đến, đều mặc tang phục cả. Mục công thấy lạ, bèn hỏi. Nội thị thuật lời nói của Mục Cơ rằng :

Trời làm tai vạ, hai nước Tấn Tần bất hòa với nhau , nay vua Tấn bị bắt thì thiếp cũng lấy lảm xấu hổ lắm.- Nếu đem vua Tấn về đây buổi sớm thì thiếp chết buổi sớm, đem về buổi chiều thì thiếp chết buổi chiều. Thiếp sai lũ nội thị mặc tang phục đi đón chúa công xin chúa cồng tha cho vua Tấn, tức là cứu cho thiếp được khỏi chết.

Mục công giật mình kinh sợ, hỏi nội thị rằng :

– Hiện nay phu nhân ở trong cung, sự thể thế nào ?.

Nại thị nói :

– Từ khi phu nhân tôi nghe tin vua Tấn bị bắt, liền đem thế tử mặc đồ tang phục, lên cái nhà gianh ở trên Sùng Đài , dưới Sùng Đài bắt chất nhiều củi khô. Chúng tôi đưa cơm vẫn phải trèo qua đống củi mà đi. Phu nhân tôi lại nói rằng : “Chờ khi nào chúa công cho đem vua Tấn về thì phu nhân tôí đốt lửa lên mà tự tử, để tỏ cái tình anh em ?”

Tần Mục công thở dài mà than rằng :

– May sao công tôn Chi lại khuyên ta đừng giết vua nước Tấn, nếu không thì phu nhân chết mất rồi ?

Nói xong, bèn truyền cho nội thị bỏ tang phục đi, về báo với Mục Cơ rằng :

– Chúa công sắp tha cho vua nước Tấn đó !

Bọn nội thị về báo với Mục Cơ, Mục Cơ mới chịu về cung. Nội thị bèn quỳ xuống mà hỏi rằng :

– Vua nước Tấn là người tham lợi. đã quên ơn chúa công ta, lại không theo những lời ủy thác của phu nhân, đến nỗi ngày nay phải tù nhục phu nhân còn thương nỗi gì ?

Mục Cơ nói :

– Người nhân giả dẫu thù oán thế nào, cũng không bỏ được tình thân thuộc. Nếu để cho vua Tấn chết ở nước Tần này thì cũng là lỗi của ta.

Các nội thị đều khen Mục Cơ là người hiền.

Chương 31: Tấn Huệ công nổi giận giết tướng – Giới Tử Thôi cắt thịt nuôi vua

Tấn Huệ công bị giam ở Linh Đài sơn, vẫn tưởng rằng Mục Cơ thù oán mình, không biết những việc Mục Cơ lập kế để xin hộ, liền bảo Hàn Giản rằng :

– Ngày trước tiên quân ta nếu biết nghe lời Sử Tô không kết than với Tần thì không đến nỗi có việc này !

Hàn Giản nói :

Có phải là lỗi tại tiên quân kết thân với Tần đâu ! Nếu Tần không nghĩ tình thân thuộc thì sao chúa công được về nước. Tần đã giúp cho chúa công về, mà lại đem quân sang đánh, để gây sự thù oán, thì Tần có muốn đâu thế, chúa công nên nghĩ lại:

Huệ công nín lặng. Chẳng bao lâu, Tần Mục công sai công tôn Chi đến Linh Đài sơn bảo Huệ công rằng :

Các quan nước tôi, ai cũng căm giận nhà vua, nhưng chúa công tôi nể lời phu nhân mà không dám dứt tình. Ngày trước nhà vua có hẹn với chúa công tôi xin nộp năm thânh, nay nhà vua nên nộp ngay đi, rồi sai thế tử Ngữ sang Tần làm con tin, thì chúa công tôi sẽ cho nhà vua về nước.

Bấy giờ Tấn Huệ công mới biết Mục Cơ có lòng thương mình mà xin hộ, nên xấu hổ không biết dường nào, liền sai quan đại phu là Khước Khuất về nước Tấn bảo Lã Di Xanh lo việc nộp đất và đem thế tử Ngữ sang. Lã Di Xanh đem địa đồ và những sổ sách đinh điền trong năm thành sang dâng nộp Tần Mục công. Tần Mục công hỏi :

– Sao còn thế tử Ngữ chưa thấy đến ?

Lã Di Xanh nói :

Bởi nay trong nước không được yên, vậy nên thế tử tôi còn phải ở lại, chờ khi chúa công tôi về thì sẽ cho thế tử sang.

Mục Công hỏi :

vì cớ gì mà nướcTấn không được yên?.

Lã Di Xanh nói :

– Trong nước tôi ngày nay chia thành ra hai phái : phái quân tử thì tự nhận lỗi mình, mà biết cám ơn quý quốc ; còn phái tiểu nhân thì không tự xét lỗi tnình, mà đem lòng thù oán quý quốc, bởi thế thành ra không đưọt yên.

Mục Công nói :

– Người nước Tãn có còn mong cho vua trở về hay không ?

Lã Di Xanh nói :

Phái quân tử thì chắc thế nào chúa công tôi cũng được về nên muốn đưa thế tử sang để giảng hòa với quý quốc còn phải tiểu nhân thì chãc là chúa công tôi không về được, nếu muốn tôn lập thế tử để chống với quý quốc. Cứ như tôi nghĩ thì quý quốc bắt được chúa công tôi, cũng đã đủ lập uy mà tha chúa công tôi lại càng tỏ được lòng nhân đức. Vừa có uy, vừa có đức, ấy là cái sự nghiệp cúa một bậc bá

chủ đấy ! Nếu ngảy nay quý quốc không tha chúa công tôi thì chỉ làm cho phái quân tử đau lòng và phái tiểu nhân căm giận, phỏng có ích gì cho quý quốc ? Tôi dám chắc quý quốc không khi nào chịu bỏ cái sự nghiệp bá chủ ấy !

Mục Công cười mà nói rằng :

– Nhà ngươì no’l cũng hợp ý ta lắm !

Nói xong, liền sai Mạnh Minh (con Bách Lý Hề) đi nhận lấy địa giới năm thành và đặt quan trấn thủ. Lại sai công tôn Chi đem quân cùng với Lã Di xanh đưa Tấn Huệ công vễ nước. Các quan đại phu nước Tấo. bị bắt từ trước cũng đều theo về cả, chỉ có Quắc ốm chết ở nước Tần.

Nga Tích nghe tin Tấn Huệ công sắp về, bảo Khánh Trịnh rằng :

– Ngày trước nhà ngươi gọi Hàn Giản đi cứu chúa cồng, khiến chúa công. bị bắt, nay chúa công đưọc về, nhà ngươi tất phái tội âu là nhà ngươi liệu mà trốn sang nước khác thì hơn.

Khánh Trinh nói :

-Cứ theo binh pháp nói thì làm tướng đem quân đi đánh giặc mà bị thua, cũng còn đáng tội chết, huống chi ta làm cho chúa công bị bắt thì tội to biết dường nào ! Nếu chúa công không về, ta cũng định đem gia quyến sang nước Tần xin chịu chết. Nay chúa công được về thì ta để cho chúa công trị tội ta mà làm gương cho kẻ khác, chứ việc gì phải trốn.

Nga Tích nghe nói, thương mà thở dài. Huệ công về gần đến đất Giáng thì thế tử Ngữ đem các quan ra nghênh tiếp. Huệ Công trông thấy Khánh Trịnh, có ý tức giận mà hỏi rằng :

Nhà ngươi còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa !

Khánh Trịnh nói :

– Lần trước chúa công biết theo lời tôi mà báo ơn nước Tần thì nước Tần tất không sang đánh ; lần thứ hai biết theo lời tôi mà giảng hòa với Tần thì Tần cũng không sang đánh ; đến lần thứ ba, biết theo lời tôi mà không dùng ngựa tiểu tứ thì cũng không đến nỗi thua, thế là tôi tận trung với chúa công đó, sao tôi lại không dám ra đây để nghênh tiếp chúa công ?

Huệ công nói :

– Bây giờ nhà ngươi còn nói gì nữa không ?

Khánh Trịnh nói :

– Tôi có ba tội đáng chết : có lời nói trung mà khiến vua không nghe, thế là một tội ; bói được làm chức xa hữu mà khìến vua không dùng, thế là hai tội ; đi gọi người cứu vua mà khiến vua bị bắt, thế là ba tội. Vậy tôi xin chịu tội chết.

Huệ công không biết nói thế nào, sai Lương Do Mỵ kể tội Khánh Trịnh Lương Do Mỵ bảo Khánh Trịnh rằng :

– Bấy nhiêu điều nhà ngươi nói đều không phải tội đáng chết, nhưng nhà ngươi có ba tội này đáng chết, nhà ngươi có biết không ?

Chúa công đang ở trong đám bùn lầy, gọi nhà ngươi đến cứu mà nhà ngươi không đến, đó là một tội đáng chết ; ta sắp bắt được vua Tần, nhà ngươi lại gọi đi cứu chúa công, làm cho ta không bắt được vua Tần, đó là hai tội đáng chết ; các quan đều cố sức đánh mà bị bắt cả, chỉ có nhà ngươi thoát thân trốn về, đó là ba tội đáng chết.

Khánh Trịnh bèn ngảnh lại bảo các quân sĩ rằng :

– Các quân sĩ nghe tôi nói một lời : có ai là người không dám cố sức đánh giặc, mà dám ngồi yên để xin chịu tội chết bao giờ không ?

Nga Tích nói với Huệ công rằng :

– Khánh Trịnh biết tội chết mà không bỏ trốn thì thật là một kẻ dũng sĩ, chúa công nên tha cho y rồi sai y đi đánh báo thù.

Lương Do Mỵ nói :

– Đánh nhau đã thua rồi, bây giờ lại dùng người có tội để đi đánh báo thù, như thế chỉ làm cho thiên hạ cười nước Tấn ta là không còn ai nữa ?

Gia Bộc Đỗ cũng can Huệ Công rằng :

– Khánh Trịnh ba lần dâng lời nóí trung, cũng đủ chuộc tội chết, bây giờ theo phép giết đi, chi bằng nghĩ lại mà tha cho thì chúa công cũng được cái tiếng nhân từ.

Lương Do Mỵ lại nói :

Nước được cường thịnh là nhờ có phép nước ; nếu không tuân theo phép nước thì ai còn sợ hãi ? Tôi chắc rằng nếu tha Khánh Trịnh thì từ nay trở đi, ta không còn có thể dùng binh được nữa.

Huệ Công truyền đem Khánh Trịnh ra chém. Lương Do Mỵ khi trước vây Tần Mục công, đã sắp bắt được, bị Khánh Trịnh gọi đi cứu Tấn Huệ công, thành ra không bắt được vua nước Tần, bởi vậy thâm thù Khánh Trịnh nên cố nói với Huệ công để giết Khánh Trịnh. Khi Khánh Trịnh bị giết, trời đất tối tăm, các quan đại phu có nhiều người

thương mà chảy nước mắt. Nga Tích xin đem thi thể Khánh Trịnh về làm ma, để đền ơn Khánh Trịnh cứu mình khỉ trước (khi đánh nhau với Tần, Nga Tích bị thương, Khánh Trịnh vực lên xe đem về).

Tấn Huệ công đã về nước rồi, bèn sai thế tử Ngữ theo công tôn Chi sang ở nước Tần để làm tin, và xin thi thể Đồ Ngạn Di đem về làm ma, phong cho con trai Đồ Ngạn Di làm chức trung đại phu. Một hôm, Tấn Huệ công bảo Khước Nhuế rằng :

– Trong ba tháng ta ở nước Tần, chỉ lo Trùng Nhĩ nhân dịp biến loạn mà đem quân về cướp ngôi, đến bây giờ ta mới yên tâm.

Khước Nhuế nói :

– Còn Trùng Nhĩ ở ngoài thì vẫn còn một cái họa tâm phúc, ta nên nghĩ cách mà trừ bỏ đi, để khỏi hại về sau.

Huệ Công hỏi các quan rằng :

– Có ai vì ta mà giết được Trùng Nhĩ thì ta sẽ trọng thưởng.

Khước Nhuế nói :

– Bột Đề năm trước đi đánh đất Bồ, đã chém đứt vạt áo Trùng Nhĩ : hắn vẫn sợ Trùng Nhĩ được về nối ngôi thì tất trị tội hắn. Nếu chúa công muốn giết Trùng Nhĩ thì tất phải dùng hắn mới được việc.

Tấn Huệ công liền gọi Bột Đề vào, mật bảo việc giết Trùng Nhĩ.

Bột Đề nói :

– Trùng Nhĩ ở nước Địch đã hai mươi năm nay, người nước Địch đánh nước Cao Như, bắt được hai người con gái : Thúc Ngỗi và Quý Ngỗi, đều có nhan sắc. Người nước Địch đem Quý Ngỗi gả cho Trùng Nhĩ đem Thúc Ngỗi gả cho Tnệu Thôi. Hai người đã có con cả, đều vui cảnh vợ con, mà không lo gì đến việc về phía ta cả. Nay tôi đem

quân sang tất người nước Địch giúp Trùng Nhĩ mà sinh sự đánh nhau, chưa chắc ta đã bắt được Trùng Nhĩ, chi bằng để tôi thuê mấy người lực sĩ, lén sang nước Địch, rình lúc Trùng Nhĩ ra chơi bên ngoài mà giết đi là tiện hơn cả.

Huệ Công khen phải, rồi cho Bột Đề một trăm nén vàng để đi tìm kẻ lực sĩ, hạn trong ba ngày phải khởi hành sang nước Địch.

Hồ Đột là một vị lão quốc cữu ở nước Tấn bấy giờ, thấy Bột Đề tìm kẻ lực sĩ gấp lắm, dẫu tổn phí bao nhiêu tiền bạc, cũng không quản ngại, mới sinh nghi, đi hỏi dò nhứng kẻ nội thị. Trong đám nội thị có người biết chuyện, thuật lại cho Hồ Đột nghe. Hồ Đột giật mình kinh sợ, tức khắc viết một bức thư sai người sang nước Địch báo cho Trùng Nhĩ biết.

Trùng Nhĩ đang cùng với Hồ Mao, Hổ Yển (hai con của Hồ Đột) theo vua nước Địch đi săn ở bến sông Vị. Bỗng có người xin vào yết kiến, nói có thư của lão quốc cữu đưa sang. Hồ Mao và Hồ Yển nói :

Thân phụ ta vốn không hay viết thư, tất là trong nước có việc gì đây !

Nói xong, liền cho vào yết kiến. Người nhà đệ trình bức thư của Hồ Đột. Hồ Mao và Hồ Yển mở thư ra xem. Trong thư nói :

Chưa công lập mưu định giết công tử, hiện sai Bột Đề trong ba ngày thôi phải khởi hành sang nưóc Địch. Anh em mày nên bẩm với công tử liệu mau mau trốn sang nước khác, chớ có chậm trễ mà mắc nạn

Hồ Mao và Hồ Yển kinh sợ, vội vàng đem bức thư đệ trình Trùng Nhĩ Trùng Nhĩ nói :

Vợ con ta đều ở đây cả thì đây tức là nhà ta, bây giờ ta biết trốn đi đâu được ?.

Hồ Yển nói :

– Chúng ta tới đây, không phải có ý định lập nhà, mà là có chí muốn lập nước, chỉ vì sức chưa đi xa được, vậy phải tạm dừng chân ở đây mà thôi. Nay ta ở đây đã lâu, cũng nên tìm sang nước lớn khác.

Việc Bột Đề đến đây, chẳng qua cũng là lòng trời xui khiến, để giục công tử phải lập chí.

Trùng Nhĩ nói :

– Nay định đi thì nên sang nước nào ?

Hồ Yển nói :

Nay Tề hầu dẫu già, nhưng sự nghiệp bá chủ hãy còn, ta nên sang Tề.

Trùng Nhĩ khen phải, mới không đi săn nữa, trở về nói chuyện

với vợ là Quý Ngỗi rằng :

– Vua nước Tấn sai người đến đây để định giết ta, vậy ta phải tránh nạn mà sang nước khác, để rồi sẽ kết liên với Tần và Sở để về phục quốc. Nàng ở nhà trông nom hai con cái cho ta, đợi ta trong hai mươi nhăm năm, nếu không thấy ta về thì nàng cứ đi lấy chồng.

Quý Ngỗi khóc mà nói rằng :

Làm tài trai chí ở bốn phương, thiếp không dám ngăn trở, nhưng nay thiếp đă hai mươi nhăm tuổi, lại chờ hai mươi nhăm năm nữa thì thiếp già đời mất, còn lấy ai nữa. Thôi thì thế nào thiếp cũng cố chí mà đợi công tử, xin công tử chớ lo ngại.

Triệu Thôi cũng tử giã với vợ là Thúc Ngỗi. Ngày hôm sau, Trùng Nhĩ sai Hồ Thúc sắp sửa xe ngựa và Đầu Tu thu xếp tiền bạc để khởi hành. Bỗng thấy Hồ Mao và Hồ Yển hoảng chạy đến, nói là Hồ Đột ở nhà thấy Bột Đề đâ khởi hành rồi, nên không kịp viết thư, lại sai người sang giục công tử phải đi ngay. Trùng Nhĩ nghe tin, kinh

sợ mà rằng :

– Sao Bột Đề đến chóng như vậy ?

Nói xong, không kịp chỉnh đốn hành trang, liền tức khắc cùng với Hồ Mao và Hồ Yển đi ngay. Hồ Thúc thấy Trùng Nhĩ đã đi rồi, vội sửa soạn được một cái xe bò để đem theo cho Trùng Nhĩ ngồi, còn bọn Triệu Thôi thì lục tục đi đất theo sau. Trùng Nhĩ hỏi đến Đầu Tu, thì không thấy Đầu Tu đến thì ra Đầu Tu đã cuốn hết vàng bạc bỏ trốn

mất rồi ! Trùng Nhĩ đã không có chỗ nương tựa lại mất hết cả tiền bạc, tình trạng lúc ấy, rất đỗi thảm thương.

Trùng Nhĩ đi đã nửa ngày rồi, vua nước Địch mới biết, muốn đưa tặng đồ tư trang, nhưng không thể nào theo kịp được. Vua nước Địch biết chuyện Tấn Huệ công sai Bột Đề sang chực giết Trùng Nhĩ, mới truyền cho các nơi quan ải phàm người qua lại, phải khám xét thật kỹ. Bột Đề ở nước Tấn, nguyên là một kẻ hoạn quan, nay thay

hình cải dạng để đi giết Trùng Nhĩ, nên mỗi khi bị quân nước Địch khám xét, Bột Đề không biết đằng nào mà ứng đối, thành ra không sang qua được nước Địch, lại phải uất ức mà trở về. Tấn Huệ công cũng không biết nghĩ cách gì khác nữa.

Công tử Trùng Nhĩ định sang nưởc Tề, đường đi qua nước Vệ, quan giữ ải nước Vệ hỏi lai lịch tự đâu mà đến. Triệu Thôi nói :

– Thày ta là công tử Trùng Nhĩ ở nước Tấn đi tránh nạn, định sang nước Tề, phải mượn đường của quý quốc.

Quan giữ ải vội vàng phi báo cho Vệ Văn công biết. Quan thượng khanh nước Vệ là Ninh Tốc nói với Vệ Văn công mời Trùng Nhĩ vào thành Vệ Văn công nói :

– Khi trước ta đắp thành ở đất Sở Khâu này, không nhờ gì đến nước Tấn. Và Trùng Nhĩ là một người đi trốn, có quan trọng gì, nếu mình đón vào thì lại phải thết đãi, tốn phí nhiều lắm chi bằng cứ không tiếp là hơn.

Nói xong, liền truyền quân sĩ cấm không cho công tử Trùng Nhĩ vào thành Trùng Nhĩ phải vòng quanh phía ngoài thành mà đi. Ngụy Thù và Điêu Hiệt nói với Trùng Nhĩ rằng :

– Vệ hầu vô lễ như vậy, công tử nên sai người trách.

Triệu Thôi nói :

– Rồng vàng khi thất thế thì cũng chẳng khác gì con giun, công tử chớ nên trách người ta làm gì ?

Ngụy Thù và Điên Hiệt nói :

Hắn đã tệ bạc như thế thì ta cướp dân thôn để lấy lương ăn, chắc hẳn cũng không trách ta vào đâu được ! ‘

Trùng Nhĩ nói? :

– Cướp phá như vậy thì chỉ là quân đạo tặc, chẳng thà ta chịu nhịn đói còn hơn !

Ngày hôm ấy, mấy thầy trò chưa ai ăn cơm sáng cả, vừa nhịn đói, vừa đi. Trưa đi đến một chỗ gọi là đất Ngư Lộc, trông thấy bọn thợ cày ngồi ăn cơm ở trên bờ ruộng, Trùng Nhĩ bèn sai Hổ Yển đến xin cơm.

Bọn thợ cày hỏi :

Các ngươi tự đâu đến đây ?

Hồ Yển nói :

Ta là người nườc Tấn, thầy ta ngồi ờ trên xe kia. Chúng ta đi đường hết cả lương ăn, xin các người làm ơn cho một bữa.

Bọn thợ cày cười mà nói rằng :

– Người khỏe mạnh thế kia, không làm gì được mà ăn, lại đến xin cơm chúng.ta. Chúng ta đi cày ruộng, có ăn no mới làm nổi việc, còn cơm đâu mà cho các người !

Hồ Yển nói :

Các ngươi không cho cơm thì cho ta xin một cái bát.

Bọn thợ cày bèn chơi nghịch, cầm một nắm đất đưa cho Hỗ Yển mà bảo rằng :

Nắm đất này đem nặn làm bát được đấy

Ngụy Thù tức giận, mắng người thợ cày, rồi giằng lấy cái bát, đập vỡ tan ra. Trùng Nhĩ cũng tức giận, toan giơ roi đánh. Hồ Yển vội vàng ngăn lại mà nói rằng :

Được cơm thì dễ, chứ được đất thì khó ? Được đất tức là cái điềm được nước. Đó chẳng qua cũng là trời mượn tay người thợ cày để cho công tử đấy, sao công tử lại giận ? Công tử nên lạy tạ mà nhận lấy !

Trùng Nhĩ theo lời xuống xe lạy tạ. Bọn thợ cày chẳng hiểu ý tứ ra sao, đều xúm nhau lại, cười mà bảo rằng :

Anh này thật là người điên rồ !

Lại đi hơn mười dặm, thầy trò đều đói lả, không thể đi được nữa, bèn ngồi nghỉ ở dưới gốc cây. Trùng Nhĩ đói quá, gối đầu vào Hồ Mao mà nằm. Hồ Mao nói :

– Triệu Thôi đi sau, hãy còn hồ cháo, ta nên đợi hãn đến.

Ngụy Thù nói :

– Có còn hồ cháo nữa thì một mình Tnệu Thõi ăn cũng chẳng đủ no, lấy đâu làm thừa !

Bọn người bèn bảo nhau đi lấy rau sam về luộc lên mà ăn.

Trùng Nhĩ không thể nào nuốt được. Bỗng thấy Giới Tử Thôi đem một bát cháo thịt đến dâng. Trùng Nhĩ ăn lấy làm ngon lắm. ăn xong, Trùng Nhĩ hỏi Giới Tử Thôi rằng :

– Nhà ngươi lấy đâu được cái này thế ?

Giới Tử Thôi nói :

ấy là thịt đùi của tôi đó ! Tôi nghe nói người hiếu tử bỏ thân để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân để thờ vua. Nay công tử không có gì ăn, vậy nên tôi phải cắt thịt đùi tôi mà dâng công tử.

Trùng Nhĩ ứa nước mắt mà rằng :

ơn này biết bao giờ đền lại được !

Giới Tử Thôi nói :

– Tôi chỉ mong công tử về được nước Tấn, ấy là trọn cái đạo thần tử của tôi, khi nào dám mong được đền ơn.

Được một lúc, Tnệu Thôi đến, mọi người xúm lại hỏi :

Vì cớ gì mà đi chậm như vậy ?

Triệu Thôi nói :

– Tôi bị gai đâm vào chân, không thể đi nhanh được.

Nói xong, liền mở tráp ra, đem hồ cháo dâng lên Trùng Nhĩ.

Trùng Nhĩ nói :

Nhà ngươi không biết đói hay sao mà lại không ăn hồ cháo này ?

Triệu Thôi nói :

– Tôi đâu đói, nhưng khi nào dám quên công tử mà ăn một mình.

Hồ Mao ngảnh lại, nói bỡn Ngụy Thù rằng :

– Giả sử hồ cháo này vào tay anh thì anh đâ tiêu hóa nó hết rồi? !

Ngụy Thù có ý hổ thẹn. Trùng Nhĩ cầm hồ cháo ấy đưa cho Triệu Thôi, Triệu Thôi đem hòa thêm nước lã vào rồi đun sôi lên, chia cho tất cả mọi người.

Trùng Nhĩ đến nước Tề, Tề Hoàn công vốn biết tiếng Trùng Nhĩ là người hiền, liền sai người ra mời vào nhà công quán, bày tiệc thết đãi Trong khi ăn tiệc, Tề Hoàn công hỏi Trùng Nhĩ rằng :

– Công tử có đem nội quyến đi không ?

Trùng Nhĩ nói :

– Cái thân đi trốn tránh này một mình còn chẳng kham nổi, dám đâu đem cả gia quyến đi.

Tề Hoàn công cười mà bảo rằng :

– Tôi quen tính hễ đêm nằm ngủ một mình thì lấy làm khó chịu, coi dài như một năm. Nay công tử đi thế này mà không có người nâng khăn sửa túi, tôi lấy làm buồn cho công tử lắm !

Nói xong, liền chọn một người con gái đẹp ở trong họ gả cho Trùng Nhĩ, lại tặng cho hai mươi cỗ ngựa. Từ bấy giờ những người theo hầu Trùng Nhĩ đều có xe ngựa đi cả. Tề Hoàn công lại sai người đưa cấp các đồ lương thực. Trùng Nhĩ bằng lòng mà than rằng :

Trước ta vẫn nghe nói Tề Hoàn công là người biết trọng đãi kẻ hiền sĩ, nay quả nhiên như vậy ? Người ấy làm nên việc bá chủ, cũng là phải lắm ?

Tề Hoàn công từ khi giao quyền chình cho Bão Thúc Nha, lại theo lời Quản Di Ngô đuổi bỏ Thụ Điêu, Dịch Nha và Khai Phương, thì ăn không được ngon, ngủ không được yên, trông mặt lúc nào cũng buồn bã. Trưởng Vệ Cơ nói với Tề Hoàn công rằng :

– Chúa công đuổi Thụ Điêu, Dịch Nha và Khai Phương đi mà chính trị trong nước chẳng thấy hơn được cái gì ! Thiếp thấy dung nhan chúa công mỗi ngày một giảm, chắc rằng những người hầu hạ xung quanh có nhiều điều không vừa ý, sao chúa cồng chẳng cho triệu mấy người cũ về ?

Tề Hoàn công nói :

– Ta cũng nhớ mấy người ấy lắm, nhưng đã đuổi đi mà lại triệu về thì sợ mất lòng Bảo Thúc Nha chăng ?

Trưởng Vệ Cơ nói :

– Đến Bảo Thúc Nha cũng cần phải có người hầu, nay chúa công già rồi, tội gì mà khổ thân ? Chúa công cứ mượn cớ không có người nấu ăn mà triệu Dịch Nha về thì tự khắc Thụ Điêu và Khai Phương không phải triệu, họ cũng về cả.

Tề Hoàn công nghe theo, sai người triệu Dịch Nha về để nấu ăn.

Bão Thúc Nha can rằng :

Chúa công quên mất lời của Trọng phụ rồi hay sao ?

Tề Hoàn công nói :

– Ba người ấy có ích cho ta mà không làm hại gì đến nước, lời nói của Trọng phụ ngày xưa cũng khắc nghiệt quá ?

Nói xong, liền không nghe lời Bão Thúc Nha, lại triệu cả Thụ Điêu và Khai Phương về nữa. Dịch Nha, Thu Điêu và Khai Phương đều được phục chức như cũ, lại ngày đêm hầu hạ Tề Hoàn công. Bảo Thúc Nha tức giận, thành ra ốm nặng, uất ức mà chết. Từ bấy giờ nước Tề lại sinh ra biến loạn.

Chương 32: Án Nga Nhi thủ tiết chết theo Tề – Công Tử tranh ngôi nổi loạn

Lúc về già, Tề Hoàn công, trái với lời dặn của Quản Di Ngô, lại dùng Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương. Bão Thúc Nha can ngăn không được, uất lên mà chết. Từ bấy giờ ba ngưới ấy lại càng không sợ hãi gì nữa, khinh Tề Hoàn công già nua không làm gì được, mới thông đồng nhau mà chuyên quyền. Bấy giờ có một người nước Trịnh tên là Tần Hoãn, tên tự là Việt Nhân, làm thuốc giỏi lắm sang ở đất Lư Thôn nước Tề, bởi vậy mới gọi là Lư y. Lúc Tần Hoãn còn nhỏ, mở một nhà quán xá, có Trường Tang Quân đến trọ, Tần Hoãn biết là người khác thường, không lấy tiền trọ, Trưởng Tang quân cảm ơn, cho uống một viên thần được, tự nhiên mắt sáng như gương, trông thấy cả ma quỷ và nglrời đứng cách bên kia tường, bởi vậy khi đi làm thuốc, trông rõ hết cả lúc phủ ngũ tạng, được người ta ví với Biển Thước ngày xưa cho nên cũng gọi là Biển Thước tiên sinh.

Biển Thước (tức là Tần Hoãn) sang chơi nước Quắc, gặp thế tử nước Quắc ngộ cảm mà chết. Biển Thước nói chuyện với người nội thị rằng :

– Tôi có thể chữa được thế tử.

Người nội thì nói :

– Thế tử đã chết rồi, còn sống lại thế nào được nữa ?

Biển Thước nói :

– Hãy thử cho tôi chữa xem.

Người nội thị vào báo với vua nước Quắc. Vua nước Quắc cho triệu Biển Thước vào. Biển Thước sai học trò là Dương Lệ đem cái kim đá chích cho thể tử. Được một lúc, thế tử sống lại.

Biển Thước lại cho thuốc chén ; hơn hai tuần nữa thì khỏi hẳn. Từ bấy giờ Biển Thước nổi tiếng có tài cải tử hoàn sinh. Biển Thước đi chơi khắp thiên hạ, cứu được nhiều người lắm. Một hôm đi đến đất Lâm Tri, vào yết kiến Tề Hoàn công, nói với Hoàn công rằng :

– Chúa công có bệnh ở thớ thịt ; nếu không chữa thì thành ra bệnh nặng.

Hoàn công nói :

– Tôi chẳng có bệnh gì cả !

Biển Thước lui ra. Sau năm ngày lại vào yết kiến ; nói với Tề Hoàn công rằng :

– Bệnh chúa công đã ở mạch máu, làm thế nào cũng phải chữa.

Hoàn công không trả lời. Sau năm ngày nữa lại vào yết kiến, nói với Hoàn công rằng :

– Bệnh chúa công đã ở trong ruột và dạ dày rồi, phải chữa ngay đi Hoàn công lại không trả lời. Biển Thước lui ra. Hoàn công than rằng :

– Tệ quá ? Thầy thuốc chỉ nghề hay vẽ trò ! Người ta không có bệnh mà cứ bảo là có bệnh ?

Qua năm ngày nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Tề Hoàn công, vừa trông thấy nét mặt Hoàn công đã vội lui ra mà bỏ chạy. Hoàn công sai người hỏi. Biển Thước nói :

– Bây giờ bệnh chúa công đã vào đến tủy rồi ! Bệnh ở da thịt còn xoa thuốc được, bệnh ở mạch máu thì còn tiêm thuốc được, bệnh ở ruột và dạ dày còn uống thuốc được, nay bệnh đã vào đến tủy thì dẫu trời cũng không chữa được nữa, bởi vậy tôi không nói mà lui ra.

Lại qua năm ngày nữa. Hoàn công quả nhiên ốm nặng, sai triệu Biển Thước. Người nhà Biển Thước nói :

– Thầy tôi bỏ đi đã năm hôm rồi ?

Hoàn công hối hận vô cùng. Nguyên trước kia Hoàn công có ba vị phu nhân là : Vương Cơ, Từ Cơ và Sái Cơ. Ba người đều không có con trai. Vương Cơ và Từ Cơ đều ốm chết cả, còn Sái Cơ thì cho về nước Sái. Sau lại lấy thêm sáu vị phu nhân nữa, đều có con trai cả :

1. Trưởng Vệ Cơ, sinh công tử Vô Khuy ;

2. Thiếu Vệ Cơ, sinh công tử Nguyên (tức là Tề Huệ ‘công);.

3. Trịnh Cơ, sinh công tử Chiêu (tức là Tề Hiếu công);

4. Cát Doanh, sinh công tử Phan (tức là Tề Chiêu công);

5. Mật Cơ, sinh công tử Thương Nhân (tức là Tề Y công);

6. Tống Hoa Tử, sinh công tử Ung.

Còn những tỳ thiếp có con cũng nhiều, không ở trong số sáu vị phu nhân ấy. Trong sáu vị phu nhân ấy, chỉ có trưởng Vệ Cơ là hầu hạ Hoàn công đã lâu ; trong sáu vị công tử thì Vô Khuy là nhiều tuổi hơn cả. Trưởng Vệ Cơ thông đồng với Dịch Nha và Thụ Diêu, nói với Hoàn công xin lập công tử Vô Khuy làm thế tử. Sau Hoàn công lại yêu công tử Chiêu vì thấy Chiêu là người hiền, và bàn với Quản Di Ngô, đem công tử Chiẽu ủy thác cho Tống Tương công. Khai Phương là bạn thân của công tử Phan, cũng mưu việc nối ngôi cho Phan. Công tử Thương Nhân tính hay bố thí, nhiều người có lòng mến, lại nhân người mẹ được Hoàn công yêu, cũng có ý muốn dòm dỏ ngôi báu.

Trong đám sáu vị công tử ấy, chỉ có công tử Ung là biết yên phận, còn năm vị công tử kia đều lập vây cánh riêng, nghi kỵ lẫn nhau. Hoàn công dẫu là một ông vua anh hùng, nhưng vốn say mê tửu sắc, và nay tuổi đã già rồi, chí khí cũng đã mỏi mệt, trí lực cũng đã mờ tối, lại tin dùng lũ tiểu nhân, bởi vậy năm vị công tử đều nói với mẹ để xin với tề Hoàn công lập làm thế tử.

Hoàn công vẫn trù trừ không quyết định, đến bây giờ ốm nặng, phải nằm một chỗ ; Dịch Nha thấy Biển Thước bỏ không chữa, biết là bệnh Hoàn công nguy, mới cùng Thụ Điêu thương nghị, rồi giả cách phụng mệnh Hoàn công, mà yết thị ra ngoài cửa cung rằng :

– Ta đang ốm, không muốn nghe tiếng ngưởi nói, phàm các quan, các công tử và thân thuộc, không ai được vào cung cả ; truyền cho Thụ Điêu phải nghiêm giữ cửa cung, còn Dịch Nha thì đem quân đi tuần phòng xung quanh. Bao nhiêu chính sự trong nước, đợi khi ta khỏi rồi, sẽ vào tâu.

Thụ Điêu và Dịch Nha chỉ cho công tử Vô Khuy cùng trưởng Vệ Cơ được ra vào trong cung, còn các vị công tử khác, dẫu muốn hỏi thăm cũng không được vào. Qua ba ngày nữa, Tề Hoàn công cũng chưa chết, Thụ Điêu và Dịch Nha lại đuổi hết các thị vệ xung quanh, bất cứ trai gái, bắt ra ngoài tất cả, rồi đem khóa chặt cửa cung lại. Lại đắp một bức tường cao ba trượng ở xung quanh chỗ ngủ của Tề Hoàn công làm cho trong ngoài ngăn cách, không giao thông được với nhau ; chỉ để một cái lỗ ở dưới chân tường, sớm tối sai một kẻ tiểu nội thị chui vào để dò xem Hoàn công đã chết hay chưa.

Hoàn công đang nằm ở trên giường, muốn dậy mà không được, mới lên tiếng gọi, cũng chẳng thấy ai thưa. Hoàn công mở to hai mắt ngơ ngác nhìn xung quanh. Bỗng nghe đánh xịch một tiếng, có người đẩy cửa sổ bước vào. Hoàn công mở to mắt nhìn xem ai thì ra đó là người tiện thiếp tên gọi Án Nga Nhi. Hoàn công nóì :

– Trong bụng tôi thấy đói, chỉ muốn ăn cháo, nhà ngươi đi lấy cho ta.

Án Nga Nhi nói :

– Bây giờ lấy đâu cho được cháo !

Tề Hoàn công nói :

– Được chén nước nóng thì cũng đỡ khát.

Án Nga Nhi nói :

– Nước nóng cũng không lấy đâu được !

Tề Hoàn công hỏi :

– Tại sao thế ?

Án Nga Nhi nói :

– Dịch Nha và Thụ Điêu làm loạn, nghiêm giữ cửa cung, đã đắp một bức tường cao ba trượng, làm cho trong ngoài ngăn cách, không giao thông với nhau được, còn ai đem được các thức ăn, thức uống vào đây !

Tề Hoàn công nói :

– Nhà ngươi làm thế nào mà vào được ?

Án Nga Nhi nói :

– Thiếp chịu ơn chúa công thương đến vậy nên liều thân trèo qua tường vào đây, để được trông thấy chúa công lúc nhắm mắt.

Tề Hoàn Công nói :

– Thế tử Chiêu ở đâu ?

Án Nga Nhi nói :

– Hai người ngăn cấm không cho thế tử vào cung.

Hoàn công than rằng :

– Trọng phụ ngày xưa thật.là bậc thánh ! Vì ta không minh, đến nỗi nên cơ sự này !

Nói xong, liền cố sức kêu lên một tiếng thật to rằng :

– Trời ôi ! Ai ngờ ta đến nỗi này !

Hoàn công kêu luôn mấy tiếng, hộc máu ra đằng miệng, rồi bảo Án Nga Nhi rằng :

– Ta có sáu người vợ yêu và mười người con, mà không một người nào ở trước mặt cả, thành ra lúc ta chết chỉ có một mình nhà người ; ta tiếc ngày xưa ta không biết trước mà trọng đãi nhà ngươi.

Án Nga Nhi nói :

– Chúa công cứ yẽn lòng, một mai có điều gì, thiếp xin tình nguyện chết theo chúa công.

Hoàn công than rằng :

– Ta chết xuống âm phủ, còn mặt mũi nào mà trông thấy Trọng Phụ nữa !

Nói xong, lấy vạt áo phủ vào mặt, rồi thở dài mấy tiếng mà chết. Án Nga Nhi thấy Hoàn cõng đã chết rồi, khóc lóc một hồi, muốn gọi người ngoài, nhưng tường cao, gọi bên ngoài cũng không nghe tiếng được ; muốn trèo tường ra, thì phía trong tường không có chỗ nào mà bám chân, nghĩ quanh nghĩ quẩn, lại thở dài mà than rằng :

– Ta đã nói xin chết theo chúa công, thì ta phải chết, còn việc khâm liệm không dự gì đến ta cả.

Nói xong, liền cởi áo trùm lên thi thể Tề Hoàn công, bưng hai cánh cửa sổ mà đậy lại, rồi ngồi dưới chân giường, lạy mấy lạy mà khấn rằng :

– Xin linh hồn chúa công chớ đi xa vội, đợi thiếp theo cùng.

Khấn xong, đập đầu vào cột, vỡ óc ra mà chết. Đêm hôm ấy, đứa tiểu nội thị chui vào, trông thấy ở dưới chân cột, máu chảy lênh láng, có một cái thây người chết, giật mình kinh sợ, vội vàng bỏ ra, báo với Thụ Điêu và Dịch Nha rằng :

– Chúa công đã đập đầu vào cột mà tự tử rồi !

Thụ Diêu và Dịch Nha không tin, sai bọn nội thị đục rộng tường ra, rồi hai người thân hành vào xem, thấy một thi thể đàn bà, thì giật mình sợ hãi. Trong đám nội thị có người nhận đước mặt Án Nga Nhi mới nói với Thụ Điêu và Dịch Nha rằng :

– Đây là thi thể của Án Nga Nhi.

Lại mở hai cánh cửa ở trên đầu giường, thấy thi thể Tề Hoàn công, không biết chết từ bao giờ Thụ Điêu bàn đến việc phát tang.

Dịch Nha nói :

– Thong thả ! Ta hãy nên tôn lập công tử Võ Khuy đã, rồi sau sẽ phát tang thì mới khỏi tranh nhau được

Thụ Điêu lấy làm phải. Hai người đến thương nghị với Trưởng Vệ Cơ rằng :

– Chúa công nay đã mất rồi, cứ theo thứ tự lớn nhỏ thì nên lập công tử Vô Khuy, nhưng khi chúa công hãy còn nhỏ, đã có đem công tứ Chiêu ủy thác cho Tống hầu để lập làm thể tử, các quan ai cũng biết cả, nếu nay nghe tin chúa công mất tất nhiên họ về phe với thế tử Chiêu. Cứ như ý chúng tôi thì đêm nay nên đem giáp sĩ đi giết thế tử Chiêu rồi lập công tử Vô Khuy.

Trưởng Vệ Cơ nói :

– Ta là đàn bà, còn biết ít, tùy ý các người đấy !

Bấy giờ Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân đến đông cung định bắt thế tử Chiêu. Thế tử Chiêu từ khi không được vào cung hỏi thăm, có ý buốn bã ; tối hôm ấy đang ngồi ở dưới bóng đèn, mơ mơ màng màng, bỗng trông thấy một người đàn bà đến bảo rằng :

– Thế tử không đi ngay thì tai vạ sắp đến nơi ! Thiếp là Án Nga Nhi, phụng mệnh chúa công đến đây để báo cho thế tử biết.

Công tử Chiêu vừa toan hỏi chuyện đầu đuôi thì người đàn bà ấy lấy tay đẩy một cái, Chiêu ngã lăn xuống vực sâu ; giật mình tỉnh dậy, chẳng thấy người đàn bà đâu cả, té ra là một giấc chiêm bao.

Công tử Chiêu thấy lạ, vội vàng sai người thắp đèn mở cửa sau đi sang nhà quan thượng khanh là Cao Hổ, thuật lại đầu đuôi giấc chiêm bao.

Cao Hổ nói :

– Chúa công mắc bệnh đã hơn nửa tháng nay, bị đứa gian thần làm cho trong ngoài ngăn cách, nay thế tử chiêm bao thấy như vậy, tất là sự chẳng lành, nên tạm tìm nơi để tránh nạn.

Công tử Chiêu nói :

– Bây giờ biết tránh đi đâu được ?

Cao Hổ nói :

– Ngày xưa chúa công đã đem thế tử ủy thác cho vua nước Tống, nay thế tử nên sang nước Tống, thế nào vua Tống cũng có lòng giúp.

Hổ này là kẻ bề tôi giữ nước, không dám đi theo thế tử, nhưng có một tên người nhà là Thôi Yển hiện đang làm chức giữ thìa khóa ở cửa đông để tôi sai người bảo hắn mở cửa thành cho thế tử đêm hôm nay trốn ra.

Cao Hổ nói chưa dứt lời thì bỗng nhiên nghe tin có quân đến vây nhà Thế tử Chiêu sợ xám cả mặt. Cao Hổ bảo thế tử Chiêu thay hình đổi dạng, rồi sai mấy người tâm phúc đưa ra cửa đông, dặn Thôi Yển mở cửa thành cho thế tử Chiêu ra. Thôi Yển nói :

– Nay chúa công chưa biết còn hay là mất, tôi mở cửa thành cho thế tử đi trốn, tất là có tội ; mà thế tử đang thiếu người theo hầu, nếu có lòng yêu mà cho tôi cùng theo sang nước Tống thì tôi xin đi theo.

Thế tử Chiêu mừng lắm, nói :

– Nhà ngươi cùng đi thì còn gì hơn nữa !

Thôi Yển bèn mở cửa thành, rồi lấy xe ngựa cùng với thế tử Chiêu thẳng đường trốn sang nước Tống. Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân vây nhà thế tử Chiêu, chằng tìm thấy tông tích đâu cả. Bấy giờ đã sang trống canh tư, Dịch Nha nói :

– Chúng ta vây bắt thế tử Chiẽu là muốn nhân lúc bất ngờ để làm cho được việc, nếu chậm đến sáng ngày mai mà các vị công tử khác biết tin, vào chiếm giữ lấy ngôi vua thì hỏng mất cả ; chi bằng ta hãy trở về, tôn lập công tử Vô Khuy đã, rồi dò xem ý các quan ra làm sao, sẽ liệu xử sau.

Thụ Điêu nói :

– Tôi cũng nghĩ như vậy ?

Nói xong, hai người cùng thu quân trở về.

Các quan đại phu nghe tin Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân đi, mới kéo nhau đến cửa cung để dò tin tức đã thấy nói Hoàn công mất rồi ; lại nghe tin thế tử Chiêu bị vây, biết là lũ gian thần thừa cơ làm loạn, mới bàn nhau rằng :

– Thế tử Chiêu là do chúa công ta khi xưa lập nên, nếu thế tử có sự gì thì chúng ta còn mặt mũi nào làm quan ở nước Tề này nữa !

Khắp các quan đều nhao nhao bàn nhau đi cứu thế tử Chiêu.

Bỗng gặp Thụ Điêu và Dịch Nha kéo quân về, các quan đều xúm lại trước mặt mà hỏi :

– Thế tử đâu ?

Dịch Nha chắp tay vái mà đáp lại rằng :

– Thế tử Vô Khuy hiện đang ở trong cung.

Các quan đều nói :

– Vô Khuy chưa được lập làm thế tử bao giờ, không phải là vua chúng ta ; phải lập thế tử Chiêu mới được.

Thụ Điêu chống thanh kiếm xuống đất mà quát to lên rằng :

– Thế tử Chiêu ta đã đuổi đi rồi ! Nay ta phụng di mệnh tiên quân lập công tử Vô Khuy lên nối ngôi, nếu ai không bằng lòng theo thì chém cổ đi.

Các quan đều hầm hầm nổi giận, xỉ mắng rầm lên rằng :

– Lũ chúng bay là bọn gian thần, dối người chết, lừa người sống ; dám thừa cơ lảm loạn ; nếu lập công tử Vô Khuy thì chúng ta quyết không chịu theo.

Quan đạí phu là Quản Bính (con Quản Di Ngô) bước ra nói rằng :

– Nay ta hãy đánh chết hai đứa gian thần này đi, để trừ gốc loạn ; rồi sau sẽ thương nghị.

Nói xong, giơ cái hết ngà, đánh ngay vào đầu Thụ Điêu. Thụ Điẽu giơ thanh kiếm lên đỡ. Các quan đang sắp sửa xông vào giúp Quản Bình, bỗng thấy Dịch Nha quát to lên rằng :

– Quân giáp sĩ đâu, sao không kéo vào !

Mấy trãm giáp sĩ tức khắc xông đến, đâm chém bừa đi. Các quan bấy giờ, mười phần đã chết mất ba, còn bị thương nhiều lắm, đều bỏ chạy cả. Dịch Nha và Thụ Điêu đánh tan bọn các quan rồi thì trời vừa sáng rõ, liền vào trong cung đem công tử Vô Khuy ra triều, sai nội thị rung chuông nổi trống, rồi bắt quân giáp sĩ bày hàng phục

lạy để tôn Vô Khuy lên nối ngôi. Các triều thần chỉ có Dịch Nha và Thụ Điêu mà thôi. Võ Khuy vừa thẹn, vừa giận, Dịch Nha nói :

– Nay ta chưa phát tang, vậy nên các triều thần chưa được tống cựu thì đã nghinh tân làm sao được ! Việc này nên phải tnệu họ Cao và họ Quốc đến, mới sai bảo các quan được ?

Vô Khuy theo lời, mới sai nội thị đi triệu họ Cao và họ Quốc.

Nguyên Quốc Ý Trọng và Cao Hổ là hai vị đại thần có sắc mệnh của thiên tử, nối đời làm chức thượng khanh, trong hàng các quan, ai cũng kính phục, bởi vậy Vô Khuy mới sai người đến triệu. Cao và Quốc biết là Hoàn công đã mất rồi, tức khắc mặc tang phục đi vào triều Dịch Nha và Thụ Điêu đón ở ngoài cửa mà bảo rằng :

– Ngày nay vua mới lẽn ngôi ; xin hai lão đại phu hãy tạm giữ cát phục đã.

Quốc Ý Trọng và Cao Hổ nói :

– Chưa tống tang vua cũ ; mà đã lạy vua mới sao cho phải lễ ? Trong các công tử, ai chẳng phải là con của tiên quân, lão phu này có ý gì đâu, hễ ai làm chủ được việc tang thì lão phu xin theo.

Dịch Nha và Thụ Điêu im lặng, không nói gì được nữa ! Quốc Ý Trọng và Cao Hổ khóc rầm lên rồi trở ra. Vô Khuy nói :

– Nay chưa phát tang, mà các quan lại có ý không phục thì biết làm thế nào ?

Thụ Điêu nói :

– Công việc ngày nay cũng như bắt hổ, hễ có sức khỏe thì được, xin chúa công cứ ngồi yên, chờ khi các công tử vào triều, ta sẽ lấy binh lực mà hiếp bức.

Vô Khuy nghe lời. Trưởng Vệ Cơ bắt các nội thị trong cung đều mặc quân trang cả, các cung nữ có người nào to lớn khỏe mạnh, cũng bắt mặc quân trang, chia làm hai đội, một đứng ở tả vu, một đứng ở hữu vu. Khai? Phương nghe tin Dịch Nha và Thụ Điêu tôn lập Vô Khuy liền bảo công tử Phan (con nàng Cát Doanh) rằng :

– Thế tử Chiêu bây giờ không biết đi đâu, nếu Vô Khuy được lập thì công tử lại không đáng lập hay sao ?

Nói xong, liền cùng với công tử Phan đem quân vào chiếm điện bên phải. Công tử Thương Nhân (con nàng Mật Cơ) cùng với công tử Nguyên bàn với nhau rằng :

– Chúng ta cùng là máu mủ của tiên quân cả, cơ nghiệp giang sơn ai cũng có phần. Nay công tử Phan đâ chiếm điện bên phải thi chúng ta cũng chiếm điện bên trái, hễ thế tử Chiêu về đây chúng ta sẽ nhường, bằng không chúng ta nhất định bắt chia nước Tề ra mới được.

Công tử Nguyên lấy làm phải, liền đem quân vào chiếm điện bên trái. Còn công tử Thương Nhân đem quân đóng ở triều môn, để cùng với công tử Nguyên tiếp ứng lẫn nhau. Dịch Nha và Thụ Điêu sợ thế ba vị công tử, không dám ra đánh. Ba vị công tử cũng sợ thế Dịch Nha và Thụ Điêu, không dám xung đột, thành ra cứ giữ lẫn nhau. Bấy giờ chỉ có công tử Ung là không muốn sinh sự, bỏ trốn sang nước Tần. Tần Mục công dùng làm quan đại phu. Các vị công tử giữ nhau đến hơn hai tháng, không ai chịu lui.

Cao Hổ nói :

– Các vị công tử chỉ biết tranh ngôi, mà không nghĩ gì đến việc tang, nay ta nên liều chết mà nói việc này mới được.

Quốc Ý Trọng nói :

– Ngài vào nói trước, rồi tôi xin theo ; hai ta cùng liều chết để báo ơn nước.

Cao Hổ nói :

– Chỉ có hai người thì làm gì được âu là ta rủ thêm nhiều người nữa cùng đến chốn triều đường, để tôn công tử Vô Khuy làm chủ tang, phỏng có nên chăng ?

Quốc Ý Trọng nói :

– Vô Khuy nhiều tuổi hơn cả, thì lập Vô Khuy cũng là phảíchứ sao !

Bấy giờ Quốc Ý Trọng và Cao Hổ rủ được bọn các quan cùng mặc tang phục kéo vào trong triều. Thụ Điêu ngăn lại mà hỏi rằng :

– Lão đại phu đến đây có ý gì ?

Cao Hổ nói : ‘

– Các vị công tử cứ tranh nhau mãi thì không biết bao giờ mới thôi, nay chúng tôi định đến đây để tôn công tử Vô Khuy lên làm chủ tang.

Thụ Điêu vái chào Cao Hồ mà mời vào. Cao Hổ lấy tay vẫy một cái, Quốc Ý Trọng và các quan kéo nhau cùng vào, nói với công tử Vô Khuy rằng :

– Chúng tôi nghe nói ơn cha mẹ to bằng trời đất, vậy nên lúc cha mẹ sống thì con phải tôn kính, lúc cha mẹ chết thì con phải phụng thờ không có bao giờ cha chết nằm đất chưa tống tang mà các con cứ tranh nhau phú quý như thế này ; với lại vua làm gương cho bề tôi, nếu vua bất hiếu sao cho bề tôi trung được ? Nay tiên quân chết đã sáu mươi bảy ngày rồi mà còn chưa nhập quan, công tử nghĩ có yên

lòng không ?

Nói xong, các quan đều phục xuống đất mà khóc. Vô Khuy cũng ứa nước mắt mà nói rằng :

– Cái tội bất hiếu của tôi, thật là to lắm ! Nào phải là tôi không nghĩ đến, nhưng bọn công tử Nguyên xử như vậy thì biết làm. thế nào ?

Quốc Ý Trọng nói :

– Thế tử đã bỏ đi mất rồi, nay chỉ có công tử là nhiều tuổi hơn cả nếu công tử làm chủ tang được thì ai còn vào đấy mà nối ngôi ; tôi xin lấy đại nghĩa mà trách bảo thì bọn công tử Nguyên cũng phải theo thôi.

Vô Khuy gạt nước mắt mà nói rằng :

– Tôi cũng muốn như vậy ?

Cao Hổ bảo Dịch Nha và Thụ Điêu cứ nghiêm giữ cửa cung, hễ các vị công tử có mặc tang phục thì mới cho vào, nếu ai dám đem binh khi vào thì tức khắc trị tội. Vô Khuy vào trong cung để định khâm liệm Hoàn công. Thi thể Hoàn công để đã lâu ngày, thìt nát cả ra, hôi thối không thể chịu được dòi bọ bò ra cả ngoài tường. Vô Khuy vật mình lăn khóc. Các quan cũng đều khóc cả. Vô Khuy sai người lấy áo gấm bọc lại để nhập quan. Còn thi thể Án Nga Nhi thì vẫn tươi như lúc sống ; Cao Hổ khen là một người đàn bà trung liệt, cũng sai người nhập quan. Cao Hổ và các quan tôn Vô Khuy đứng làm chủ tang, rồi đêm hôm ấy cùng ngủ cả ở bẽn linh cữu Hoàn công. Công tử Nguyên, công tử Phan và công tử Thương Nhân nghe tin các quan đã khâm liệm Hoản công và tôn Vô Khuy lên làm chủ tang, biết là không thể tranh nổi, cũng đều rút quân về, và mặc tang phục để vào cung.

Thế tử Chiêu chạy sang nước Tống, vào yết kiến Tống Tương công, sụp lạy ở dưới đất, thuật lại những chuyện Dịch Nha và Thụ Điêu nồi loạn. Tống Tương công bèn họp các quan lại mà hỏi rằng :

– Ngày xưa Tề Hoàn công có đem công tử Chiêu ủy thác cho ta để lập làm thế tử, thấm thoát đã mười năm trời, ta vẫn còn đinh ninh nhớ trong lòng Nay Dịch Nha và Thụ Điêu làm loạn mà đuổi thế tử Chiêu, ta muốn hội các nước để đem quân giúp cho thế tử Chiêu về nước. Nếu làm xong việc này thì ta có thể nối được cái công nghiệp bá chủ của Tề Hoàn công ngày trước, các ngươi nghĩ thế nào ?

Bỗng có một viên đại thần đứng ra mà tâu rằng :

– Nước Tống ta có ba điều không bằng nước Tề, làm bá chủ thế nào được !

Tống Tương công nhìn xem ai thì tức là người thứ huynh của Tống Tương công tên gọi là công tử Mục Di, năm trước nhường ngôi cho Tống Tương công không chịu làm vua, và được Tống Tương công cho làm chức thượng khanh.

Tống Tương công hỏi công tử Mục Di rằng :

– Nhà ngươi nói ta có ba điều không bằng nước Tề là những điều gì ?

Mục Di nói :

– Nước Tề có núi Thái Sơn, bể Bột Hải là nơi hiểm trở ; có đất Lang Gia, đất Tức Mặc là chỗ phì nhiêu ; mà ta thì nước nhỏ đất xấu, quân ít, lương ít, thế là một điều không bằng ; nước Tề có họ Cao và họ Quốc, lại có Quản Di Ngô, Ninh Thích, Thấp Bằng và Bão Thúc Nha để sửa sang chinh trị, mà ta thì trong triều không có người hiền tài thế là hai điều không bằng ; Tề Hoàn công đi đánh đông dẹp bắc, thường thấy những sự tốt lành, mà ta thì trong nước chỉ thấy những điều tai dị, thế là ba điều không bằng. Có ba điều không bằng nưởc Tề thì giữ mình còn chẳng nổi, lấy sức đâu mà chãm lo cho người khác được

Tống Tương công nói :

– Ta vốn lấy điều nhân nghĩa làm chủ ; nếu không cứu người mồ côi thì sao gọi là nhân ! Đã nhận lời người ta mà lại bỏ đi thì sao gọi là nghĩa !

Nói xong, liền truyền hịch đi các nước, hẹn đến tháng giêng năm sau thì cùng hội nhau đem quân đưa thế tử Chiêu về nước. Khi tờ hịch đến nước Vệ, quan đại phu nước Vệ là Ninh Tốc nói với Vệ Văn công rằng :

– Không có con đích thì lập con trưởng, đó là lẽ thường nay, công tử Vô Khuy nhiều tuổi hơn cả, và ngày trước có công đem quân sang giữ hộ nước Vệ ta, tức là ân nhân của ta, xin chúa công chớ nên dự vào việc ấy.

Vệ Văn công nói :

– Chiêu được lập làm thế tử, thiên hạ ai cũng bỉết cả. Việc giữ hộ nước Vệ ta là tư ân, việc lập thế tử là công nghĩa, nếu vì tư ân mà bỏ công nghĩa thì ta không muốn.

Khi tờ hìch đến nước Lỗ, Lỗ Hi công nói :

– Tề Hoàn công ngày xưa đem thế tử Chiêu ủy thác cho vua nước Tống, chứ có ủy thác cho ta đâu. Nay ta chỉ biết người nào nhiều tuổi hơn thì nên lập, nếu Tống đánh Vô Khuy, ta quyết đem quân đi cứu

Đến năm sau, Tống Tương công hội quân nước Vệ, nước Tào và nước Châu cùng giúp thế tử Chiêu để sang đánh Vô Khuy, Vô Khuy sai Dịch Nha đem quân đi đánh, lại sai Thụ Điêu cầm quyền chinh trong nước, còn Cao Hổ và Quốc Ý Trọng thì chia giữ các nơi hiểm yếu Cao Hổ bảo Quốc Ý Trọng rằng :

– Trước ta lập Vô Khuy là vì bấy giờ chưa có ai đứng lên mà lo việc tang cho tiên quân, nay thế tử Chiêu đã về, lại được quân nước Tống giúp thì lý thuận mà thế mạnh lắm ? Vả Dỉch Nha và Thụ Điêu giết hại các quan, chuyên giữ quyền chính, tất có ngày nên loạn, chi bằng ta trừ bỏ đi mà đón thế tử Chiêu về, lập lên làm vua, cho các công tử khỏi có lòng dòm dỏ, họa may nước Tề ta mới yên được.

Quốc Ý Trọng nói :

– Dịch Nha hiện đang cầm quân ở ngoài cõi, nay ta mời Thụ Điẽu đến, giả cách bàn việc, nhân đó mà giết đi, rồi đem các quan đi đón thế tử Chiêu về để thay Vô Khuy, ta chắc Dịch Nha không làm gì nổ.

Cao Hổ nói :

– Kế ấy hay lắm !

Nói xong, liền sai quân sĩ phục cả xung quanh, cho người mời Thụ Điêu đến để bàn việc.

Chương 33: Thế tử Chiêu trở về nước Tề – Tống Tương công mắc lừa nước Sở

Cao Hổ nhân khi Dịch Nha đã đem quân đi rồi, mới sai người mời Thụ Điêu đến để bàn việc. Thụ Điêu không có ý nghi ngờ, ngang nhiên đến ngay. Cao Hổ bày tiệc để thết đãi. Uống được vài chén, Cao Hổ hỏi Thụ Điẽu rằng :

– Nay vua nước Tống hội quân chư hầu đưa thế tử Chiêu về đây thì ta biết dùng cách gì mà chống lại được ?

Thụ Điêu nói :

– Tôi chả có tài năng gì, nhưng ngài có sai việc gì thì tôi xin vâng mệnh.

Cao Hổ nói :

– Ta muốn mượn cái đầu của nhà ngươi để xin lỗi với nước Tống. Thụ Diẽu ngạc nhiên, liền đứng ngay dậy. Cao Hổ quát to lên rằng :

– Quân giáp sĩ đâu ?

Quân giáp sĩ xông vào chém chết Thụ Điêu. Cao Hổ sai người mở rộng toang cửa thành ra, rồi truyền bá cho dân trong nước biết rằng :

– Thế tử Chiêu đã sắp về tới nơi rồi ; ai bằng lòng thì đi theo ta.

Dân trong nước vốn ghét Dịch Nha và Thụ Điêu, bởi vậy không phục Vô Khuy, nay thấy Cao Hổ đi đón thế tử Chiêu, thì đều rủ nhau đi theo, đến hơn nghìn người. Quốc Ý Trọng vào cung nói với Vô Khuy rằng :

– Nay dân trong nước mến phục thế tử Chiêu, kéo nhau đi đón, lão phu không thể ngăn lại được, xin chúa công nên mau mau tìm kế

Vô Khuy hỏi :

– Dịch Nha và Thụ Điêu đâu ?

Quốc Ý Trọng nói :

– Dịch Nha đem quân đi, chưa biết được thua thế nào còn Thụ Điêu thì đã bị dân trong nước giết chết rồi ‘

Vô Khuy nổi giận nói :

– Dân trong nước giết Thụ Diêu lẽ nào nhà ngươi lại không biết ?

Nói xong, toan sai người bắt Quốc Ý Trọng. Quốc Ý Trọng bỏ chạy. Vô Khuy tay chống thanh kiếm, đi ra cửa cung, truyền nội thị gọi dân để đi đánh giặc. Nội đi gọi khắp mọi nơi, chẳng ai theo cả. Những người nhà trong bọn các quan khi trước bi Dịch Nha và Thụ Điêu giết hại, vì nỗi không theo Vô Khuy, nay nghe tin Cao Hổ giết Thụ Điêu mà đi đón thế tử Chiêu, đều có ý mừng rỡ, cùng kéo nhau cầm binh khí đến cửa đông để dò la tin tức, lại gặp Vô Khuy đi vừa đến đấy, liền xúm nhau lại vây bắt Vô Khuy. Nội thị quát rầm lên rằng :

– Sao các ngươi dám vô lễ với chúa công ?

Mọi người đều nói :

– Nào ai là chúa công ?

Nói xong, liền xông vào chém giết lũ nội thị. Vô Khuy chống cự không nổi, vội vàng xuống xe bỏ chạy, cũng bị giết chết nốt. Trong ngoài náo động cả lên, sau Quốc Ý Trọng phải đi phủ dụ, mọi người mới đâu về đấy. Quốc Ý Trọng sai người phi báo cho Cao Hổ biết. Dịch Nha đóng quân ở ngoài cõi, chống nhau với quân Tống, tự nhiên đang đêm thấy quân sĩ náo động, tuyên truyền nhau rằng :

– Thụ Diêu và Vô Khuy đều chết cả rồi, Cao Hổ đem người đi đón thế tử Chiêu về làm vua, chúng ta không nên theo bọn phản nghịch nữa.

Dịch Nha biết là quân sĩ có ý nổi loạn, liền cùng với mấy tên người nhà tâm phúc, bỏ trốn sang nước Lỗ. Sáng hôm sau, Cao Hổ đến phủ dụ quân sĩ, rồi cùng nhau đi đón thế tử Chiêu. Cao Hổ đưa thế tử Chiêu về đến Lâm Tri, ở tạm nhà công quán, rồi sai người vào báo Quốc Ý Trọng biết để đem các quan ra đón. Công tử Nguyên và công tử Phan nghe tin thế tử Chiêu đã về, đến rủ Thương Nhân cùng đi đón. Công tử Thương Nhân không bằng lòng mà nói rằng :

– Khi phát tang tiên quân ta thế tử Chiêu có đến dự đâu, mà nay lại cậy thế nước Tống để về nối ngôi, thật là một sự trái lẽ ; bây giờ quân các nước đã rút về cả, chúng ta nên đem quân ra giết thế tử Chiêu đi, để báo thù cho công tử Vô Khuy, rồi trong bọn ba người chúng ta, tùy ý các quan đại thần, lập một người lên nối ngôi, việc gì phải sợ hãi quân Tống, làm cho uy phong bá chủ của tiên quân ta khi xưa phải giảm mất đi.

Công tử Nguyên nói :

– Nếu vậy thì ta nên vào nói với Trưởng Vệ Cơ, rồì phụng mệnh mà làm thì phải lẽ hơn.

Trưởng Vệ Cơ khóc mà nói rằng :

Nếu các ngươi vì Vô Khuy mà báo thù được thì ta dẫu chết cũng thỏa trong lòng.

Nói xong, liền đem những người tâm phúc của Vô Khuy trước, hợp với bọn công tử Nguyên, công tử Phan và công tử Thương Nhân cùng ra để chống cự với thế tử Chiêu. Những người tâm phúc của Thụ Điêu cũng muốn vì chủ báo thù, mới nhập bọn với ba vị công tử, đem quân giữ các cửa thành.

Quốc Ý Trọng sợ hãi, đóng chặt cửa lại, không dám ra đối địch. Cao Hổ bảo thế tử Chiẽu rằng :

– Vô Khuy và Thụy Điêu dẫu chết rồi, nhưng phe phái hãy còn. Vả chúng có ba vị công tử làm chủ, đóng cửa thành không cho ta vào ; nay ta muốn vào thì tất phải đánh, đánh mà không được thì thành ra lắm sự lỡ, chi bằng ta lại sang cầu cứu nước Tống là hơn.

Thế tử Chiêu nói :

– Việc này tùy ý quốc lão.

Cao Hổ liền đem thế tử Chiêu chạy sang nước Tống. Tống Tương công mới thu quân về đến bờ cõi, lại thấy thế tử Chiẽu đến, giật mình kinh sợ, hỏi vì cớ gì. Cao Hổ kể hết sự tình đầu đuôi. Tống Tương công nói :

– Điều đó chỉ vì ta thu quân về vội quá, nhưng còn ta đây, thế tử lo gì chẳng vào được thành Lâm Tri.

Nói xong, lại đem quân đưa thế tử Chiêu trở về nước Tề. Công tử Thương Nhân bảo công tử Phan và công tử Ngllyên rằng :

– Chúng ta cứ hợp sức nhau đem quân ra mà đánh, nếu đánh không được, khi ấy ta sẽ tìm phương tránh nạn.

Công tử Nguyên và công tử Phan lấy làm phải, đêm hôm ấy mở cửa thành cùng với công tử Thương Nhân đem quân ra đánh, bị quân Tống đánh cho một trận thất điên bát đảo. Công tử Nguyên biết sức không địch nổi, liền cùng với mấy người tâm phúc bỏ trốn sang nước Vệ Công tử Phan và công tử Thương Nhân rút quân vào thành, toan đóng cửa lại, nhưng đóng không kịp, quân Tống kéo ỗ vào. Thôi Yển đánh xe cho thế tử Chiêu vào thẳng trong thành. Quốc Ý Trọng nghe tin thế tử Chiêu đã vào thành rồi, liền cùng với Cao Hổ đem các quan ra đón, tôn thế tử Chiêu lên nối ngôi, tức là Tề Hiếu công.

Tề Hiếu công được lên làm vua phong cho Thôi Yển làm đại phu, và đem vàng lụa ban thưởng cho quân nước Tống. Tống Tương công ở lại nước Tề mấy ngày, mới rút quân về.

Lỗ Hi công đem đại binh sang nước Tề định giúp công tử Vô Khuy ; đi đến nửa đường, nghe tin Tề Hiếu công đã lên ngôi rồi, liền thu quân trở về và từ bấy giờ nước Lỗ và nước Tề thành ra hiềm khích nhau. Công tử Phan và công tử Thương Nhân bàn nhau đổ lỗi cá nhân cho công tử Nguyên. Quốc Ý Trọng và Cao Hổ cũng biết, nhưng muốn cho Tề Hiếu công bỏ những điều hiềm khích, nên làm thinh không nói đến, chỉ trị tội mấy đứa thủ xướng là Dịch Nha và Thụ Diêu, giết hết bọn vây cánh, còn thì tha tội cả.

Đến tháng tám năm ấy Tề Hiếu công làm lễ an táng Tề Hoàn công ở trên núi Ngưu Thủ, và đem án Nga Nhi phụ táng ở bên cạnh.

Lại vì cớ công tử Vô Khuy và công tử Nguyên, mà đem hết cả nội trong hai cung Trưởng Vệ Cơ và Thiếu Vệ Cơ bắt chôn theo cả, kể hàng mấy trăm người.

Tống Tương công từ khi đưa được thế tử Chiêu về làm vua nước Tề, tự lấy làm có công to lắm, muốn đại hội chư hầu để thay Tề Hoàn công làm bá chủ, nhưng lại sợ khó lông thu phục được các nước lớn mới ước với các nước nhỏ là nước Đằng, nước Tào, nước Châu và nước Tắng đến hội ở phía nam nước Tào. Vua nước Tào và vua nước Châu đã đến rồi, bấy giờ vua nước Đằng là Anh Tề mới đến. Tống Tương công không cho Anh Tề dự hội, bắt giam vào một chỗ. Vua nước Tắng sợ uy nước Tống, cũng vội vàng đến dự hội, nhưng đã quá mất hai ngày rồi, Tống Tương công hỏi các quan rằng :

– Nay ra mới khời xướng việc dự hội chư hầu, mà nước Tắng là nước nhỏ đã dám khinh thường, bỏ quá hai ngày mới đến, nếu ta không trị tội thì còn uy lệnh gì nữa ?

Quan đại phu là công tử Đảng nói :

– Ngày xưa Tề Hoàn công đánh nam dẹp bắc, chỉ còn có nước Đông Di là chưa đánh nổi, nay chúa công muốn lập uy cho người ta sợ thì nên dùng vua nước Tắng để mà thu phục lấy nước Đông Di.

Tống Tương công nói :

– Dùng vua nước Tắng thì làm thế nào ?

Công tử Đảng nói :

– Nước Đông Di có thờ thần gió và thần mưa ở bến sông Thu Thủy nay chúa công giết vua nước Tắng đi để dùng làm lễ vật mà tế các vị thần ấy thì chẳng những là các vị thần giáng phúc cho chúa công mà nước Đông Di nghe thấy việc ấy, tất cũng tưởng rằng chúa công có quyền sinh sát chư hầu mà sợ hãi rồi qui phục. Bấy giờ ta lại mượn sức Đông Di để đánh các nước khác, như thế chắc làm nên được sự nghiệp bá chủ.

Công tử Mục Di can rằng :

– Không nên ? Đời xưa lấy việc sát sinh làm hệ trọng, vậy nên việc tế lễ nhỏ không dám sát sinh, huống chi lại giết người mà tế lễ. Việc tế lễ là để cầu phúc cho người ta, nếu lấy người làm tế vật thì quỷ thần nào còn chứng giám. Vả thần gió mưa ờ sông Chư Thủy, chẳng qua lả giống yêu quái mà thôi, nay chúa công lại theo tục Đông Di mà tế vị thãn ấy thì còn ai là người phục chúa công nữa ? Tề Hoàn công làm bá chủ trong bốn mươi năm, chỉ đi cứu giúp những kẻ hèn yếu để làm ơn cho thiên hạ, nay chúa công mới hội chư hầu mà đã giết người để tế giống yêu quái, tôi chắc rằng các nước ai cũng khiếp sợ mà phản lại chúa công, chứ không khi nào người ta chịu phục.

Công tử Đảng nói với công tử Mục Di rằng :

– Công tử nghĩ lầm ? Công việc bá chủ của chúa công ta ngày nay cùng với Tề Hoàn công khác nhau nhiều lắm : Tề Hoàn công sửa sang chính trị trong nước hơn hai mươi năm mới hội chư hầu, nay chúa công ta có đợi được như thế hay không ? Việc hoãn thì nên dùng ân, việc cấp thì nên dùng uy, một đằng chóng, một đằng chậm, nên phải xét rõ mới được, nếu ta không dùng Đông Di thì Đông Di tất có lòng nghi ngờ, ta không dọa chư hầu thì chư hầu tất có lòng khinh bỉ ; trong thì chư hầu khinh bỉ, ngoài thì Đông Di nghi ngờ, sao cho nên nghiệp bá được ? Ngày xưa Vũ vương nhà Chu khi còn là chư hầu mà dám chém đầu thiên tử là vua Trụ, bởi thế lấy được thiên hạ, huống chi vua Tắng là một nước nhỏ, phỏng có hề gì, xin chúa công cứ làm.

Tống Tương công liền giết vua Tắng để tế thần sông Thư Thủy, rồi sai người triệu vua nước Đông Di đến hội tế. Các nước Đông Di không ai đến cả. Vua nước Đằng là Anh Tề thấy vậy sợ hãi, sai người đem nhiều lễ vật đến để xin với Tống Tương công. Tống Tương công tha cho về. Quan đại phu nước Tào là Hi Phụ Cơ bảo vua Tào rằng :

– Vua nước Tống là người nóng nảy mà bạo ngược như vậy chắc không làm gì nên, chi bằng ta bỏ về là hơn.

Vua nước Tào bèn bỏ về. Tương công nổi giận, toan đem quân đánh nước Tào.

Công tử Mục Di lại can rằng :

– Nước Tào bỏ về, cũng chẳng hại gì đến chúa công, cần gì mà chúa công phải đem quân đi đánh.

Tương công không nghe, liền sai công tử Đãng đem quân sang vây kinh đô nước Tào. Hi Phụ Cơ nghĩ kế để chống nhau với công tử Đãng, trong ba tháng mà công tử Đãng không đánh nổi.

Bấy giờ Trịnh Văn công ước với Lỗ, Tề, Trần, Sái cùng với Sở Thành vương hội ở đất nước Tề. Tống Tương công nghe tin, sợ nước Tề và nước Sở tranh mất quyền bá chủ, vội vàng tnệu công tử Đãng thu quân về. Vua nước Tào sợ quân Tống lại đến đánh, bên sai người sang xin lỗi,, từ bấy giờ Tào và Tống lại giảng hòa với nhau. Tống Tương công muốn làm bá chủ, nhưng thấy có nhiều nước nhỏ không phục, còn các nước lớn thì lại cùng với Sở hội thề, có ý tức giận, mới cùng với công tử Đãng thương nghị. Công tử Đãng nói :

– Các nước ngày nay, có Tề và Sở là lớn hơn cả, Tề dẫu là dòng bá chủ, nhưng con cháu tranh nhau, thế nước suy yếu chỉ có nước Sở là cường thịnh, nay tiếm hiệu xưng vương, ai cũng phải sợ, chúa công nên sai người sang lễ nước Sở để mượn thế Sở mà hội chư hầu, rồi lại mượn thế chư hầu để trị lại nước Sở, ấy là kế quyền nghi tạm trong một thời.

Công tử Mục Di lại can rằng :

– Nước Sở dẫu vì ta mà hội chư hầu, nhưng khi nào nước Sở chịu nhường quyền cho ta, tôi e rằng làm như thế thì lại gây ra sự tranh chấp nhau thôi.

Tống Tương công không nghe lời công tử Mục Di, liền sai công tử Đãng đem lễ vật sang nói với Sở Thành vương. Sở Thành Vương hẹn đến đầu năm sau thì hội ở đất Lộc Thượng (đất nước Tề). Công tử Đãng về nói với Tống Tương công, Tương công nói :

– Lộc Thượng là đất nước Tề, vậy thì ta cũng nên phải báo cho vua Tề biết.

Tề Hiếu công cũng bằng lòng.

Đến tháng giêng năm sau, Tống Tương công lập đàn sẵn ở đất Lộc Thượng để chờ Tề Hếu công và Sở Thành vương đến. Sang đầu tháng hai, Tề Hiếu công đến, Tống Tương công cậy cái công giúp Tề Hiếu công khi truớc, nên trong khi tiếp kiến, cũng có vẻ đắc ý. Tề Hiếu công cũng cảm ở nước Tống, vậy nên tỏ lòng kính nể. Lại qua đến hơn hai mươi ngày nữa, Sở Thành vương mới đến. Khi trêo lên đàn, Tống Tương công tự cho mình là minh chủ, tay nắm tai trâu không hề khiêm nhượng. Sở Thành vương thấy vậy có ý không bằng lòng. Tống Tương công nói với Sở Thành vương và Tề Hiếu công rằng :

– Tôi muốn nhờ uy linh của hai nhà vua để đến tháng tám năm nay đại hội chư hầu ở nước tôi, nếu hai nhà vua có lòng yêu mà xướng xuất các nước chư hầu cho thì tôi được đội ơn nhiều lắm.

Tề Hiếu công chắp tay vái nhường Sở Thành vương. Sở Thành vương cũng chắp tay vái nhường Tề Hiếu công. Hai vua cứ nhường lẫn nhau mãi, không ai chịu ký tên trước. Tống Tương công nói :

– Nếu hai nhà vua có lòng đoái tưởng đến tôi, thì xin cùng ký tên một lượt.

Nói xong, lấy tờ điệp triệu tập chư hầu, không đưa cho Tề Hiếu công, mà lại đưa cho Sở Thành vương trước. Tề Hiếu công cũng có ý không bằng lòng. Sở Thành vương mở xem tờ điệp, thấy Tống Tương công đã ký tên trước rồi, cười thầm và bảo Tống Tương công rằng :

– Nhà vua cũng có thể hội được chư hầu, cần gì phải mượn đến tôi

Tống Tương công nói :

– Nước Trịnh lâu nay vẫn chịu ơn với quý quốc, mà nước Trần và nước Sái thì mới rồi cũng cùng với quý quốc hội thề ở đất nước Tề, nếu không nhờ uy linh của nhà vua thì tôi e rằng các nước không chịu đến hội.

Sở Thành vương nói :

– Thế thì vua nước Tề nên ký tên trước, rồi sau sẽ đến tôi.

Tề Hiếu công nói với Sở Thành vương rằng :

– Nước tôi chỉ là một nước chịu ơn của nước Tống mà thôi, cho nên Tống hầu muốn nhờ uy linh của quý quốc là đúng.

Sở Thành vương cười mà ký tên, rồi cầm bút đưa cho Tề Hiếu công.

Tề Hiếu công nói :

– Có nước Sở ký tẽn là đủ, bất tất phải có nước Tề.

Nói xong, nhất định không chịu ký. Chỉ vì Tề Hiếu công thấy Tống Tương công trọng Sở mà khinh Tề, thì lấy làm bất bình mà không chịu ký tên. Tống Tương công vẫn cậy mình có ơn với Tề Hiếu công, cho nên tưởng là Tề Hiếu công nói thực, liền cầm tờ điệp cất đi.

Sở Thành vương về nước, nói chuyện lại cho quan lệnh doãn là Tử Văn nghe. Tử Văn nói:

– vua nước Tống là người ngông cuồng như vậy, sao đại vương lại giúp nước Tống để hội chư hầu làm gì ?

Sở Thành vương cười mà nói rằng :

– Ta muốn làm chủ hội ở Trung quốc đã lâu lắm, nhưng chưa có dịp nào cả, nay ta nhân nước Tống mà hội chư hầu, chẳng cũng nên lắm ru !

Quan đại phu là Thânh Đắc Thần nói :

– Vua nước Tống là người hiếu danh mà không có mưu trí gì cả, khi hội chư hầu, ta đem quân giáp sĩ đến phục sẵn là có thể bắt được.

Sở Thành vương nói :

– Ta cũng nghĩ như vậy !

Tử Văn nói :

– Giúp người ta hội chư hầu mà lại bắt người ta thì sao cho các nước chịu phục được ?

Thành Đắc Thần nói :

– Vua nước Tống muốn làm chủ hội, tất có ý kiêu ngạo với chư hầu, bấy giờ ta bắt vua nước Tống để thị uy, rồi lại làm ơn mà tha cho, như vậy thì chư hầu phải phục mà theo nước Sở ta cả ; chớ nên câu nệ điều nhỏ nhặt ấy mà bỏ mất cơ hội hay

Sở Thành vương liền sai Thành Đắc Thần và Đấu Bột mỗi người tuyển năm trăm giáp sĩ để đến ngày hội chư hầu thì phục sẵn mà bắt Tống Tương công.

Tống Tương công từ khi ở đất Lộc Thượng về, thì hớn hở vui mừng mà bảo công tử Mục Di rằng :

– Nước Sở đã thuận giúp ta để hội chư hầu rồi !

Công tử Mục Di can rằng :

– Nước Sở là giống man di, ngoài miệng nói như vậy, nhưng trong lòng chưa biết thế nào, tôi e rằng chúa công mắc lừa nước Sở thôi

Tống Tương công nói :

– Nhà ngươi đa nghi lắm, ta đem lòng trung tín mà đãi người ta, khi nào người ta lại nỡ lừa dối.

Nói xong, liền sai người truyền hịch đi các nước, hẹn đến hội ở đất vu Địa (đất nước Tống) ; lại sai người sửa sang các nhà công quán để nghênh tiếp vua chư hầu. Đến tháng bảy năm ấy, Tương công sắp sửa xa giá đến đất Vu Địa. Công tử Mục Di can rằng :

– Nước Sở cậy sức mạnh mà không biết giữ nghĩa, chúa công nên đem quân sĩ đi theo mới được. Tương công nói :

– Ta đã ước với chư hầu cùng nhau hòa hiếu, không dùng đến quân sĩ, nếu nay ta lại đem quân sĩ đi theo thì sao cho các nước chư hầu tin phục ?

Công tử Mục Di nói :

– Chúa công muốn thủ tín mà không dùng đến quân sĩ thì xin chúa công cứ đi trước, tôi sẽ đem quân sĩ phục sẵn ở ngoài ba dặm, để phòng sự nguy cấp, chúa công nghĩ thế nào ?

Tương công nói :

– Không nên ! Nhà người đem quân sĩ đi theo thì khác nào như ta dùng quân sĩ.

Khi Tương công sắp đi, lại sợ công tử Mục Di ở nhà đem quân đi tiếp ứng thì thành ra mình thất tín với chư hầu, mới bảo công tử Mục Di cùng đi. Công tử Mục Di nói :

– Tôi ở nhà cũng không thể đành lòng được, vậy xin đi theo chúa công

Bấy giờ Tống Tương công và công tử Mục Di cùng đi. Vua sáu nước : Sở, Trần, Sái, Hứa, Tào và Trịnh đúng hẹn cùng đến cả. Chỉ có Tề Hiếu công có ý không bằng lòng và Lỗ Hi công chưa giao thiệp với nước Sở bao giờ là không đến. Tương công sai nghênh tiếp vua sáu nước vào nghỉ ở các nhà công quán. Tương công thấy các nước đều không có quân sĩ đi theo bằng lòng mà nói rằng :

– Ta vẫn biết nước Sở không khi nào đánh lừa ta !

Quan thái sử chọn ngày để khai hội. Đầu trống canh năm hôm ấy ở trên đàn có đốt cây đình liệu sáng rực như ban ngày. Tống Tương công đến trước để đợi các vua chư hầu. Có năm nước chư hầu là :

1. Trần Mục công (Cốc)

2. Sái Trang công (Giáp Ngọ)

3. Trịnh Văn công (Tíếp)

4. Hứa Hi công (Nghiệp)

5. Tào Cung công (Tương)

Mọi người đều lục tục đến dần. Đợi mãi đến sáng rõ, Sở Thành vương (Hùng Vận) mới đến. Tống Tương công giữ lễ chủ vái chào các vua chư hầu, rồi sắp hàng cùng đứng hai bên. Các vua chư hầu đều sợ uy Sở Thành vương, nhường Sở Thành vương đứng đầu. Thành Đắc Thần và Đấu Bột đứng hầu sau lưng Sở Thành vương. Vua các nước cũng đều có người đi theo hầu cả. Tống Tương công muốn làm chủ hội, nhưng tự mình nói ra không tiện, mới đưa mắt để cho Sở Thành vương nói.

Sở Thành vương cứ cúi đầu im lặng, không nói gì cả. Các vua chư hầu cũng đều nhìn nhau, không ai dám nói trước. Tống Tương công không thể nhịn được, mới nghiễm nhiên đứng ra mà nói rằng :

– Ngày nay tôi muốn theo gương Tề Hoàn công thuở trước, trên thì phụng mệnh thiên tử, dưới thì giao hiếu với các nước chư hầu, các quý quốc nghĩ thế nào ?

Các vua chư hầu nghe nói, cũng chưa ai đáp lại thế nào thì Sở Thành vương đứng thẳng ra phía trước mà nói rằng :

– Nhà vua nói phải lắm ! Nhưng không biết trong cuộc hội thề này, ai làm chủ.

Tống Tương công nói :

– Một là người có nhiều công trạng, hai là nglrời cao phẩm tước thì được làm chủ, còn phải nói gì nữa ?

Sở Thành vương nói :

– Nước tôi tự đặt vào hàng vương tước đã lâu rồi, nước Tống dẫu là tước công, cũng không ở trên tước vương được, như vậy thì tôi xin lỗi các nước mà nhận đứng ra làm chủ.

Nói xong, liền bước lên đứng ở đầu hàng trên nhất. Công tử Mục Di giằng tay áo Tống Tương công, ý muốn bảo Tống Tương công hãy chịu nhịn đi, rồi sau sẽ liệu. Tống Tương công vẫn đinh ninh ngôi chủ minh đã nắm vững trong tay mình, nay thấy tình hình giở giang như vậy, tài nào mà không tức giận, liền vùng vằng bảo Sở Thành

vương rằng :

– Nước tôi là tước công, lại là con cháu sau thiên tử nhà ân trước, dẫu thiên tử nhà Chu ta bây giờ, cũng phải có lòng kính trọng ;

nước Sở nay chẳng qua là tiếm hiệu xưng vương, vậy khi nào tước vương giả lại được ở trên tước công thật !

Sở Thành vương nói :

– Tôi đã là tước vương giả thì ai bảo nhà vua mời tôi đến đây ?

Tống Tương công nói :

– Nhà vua đến đây là theo lời ước ở đất Lộc Thượng, có phải tôi không giao hẹn trước đâu.

Thành Đắc Thần đứng bên cạnh quát to lên rằng :

– Công việc ngày nay, thử hỏi các vua chư hầu là vì nước Sở mà đến đây hay là vì nước Tống mà đến ?

Các chư hầu xưa nay vốn sợ thế nước Sở, đồng thanh mà đáp rằng :

– Chúng tôi phụng mệnh vua nước Sở, vậy nên phải đến đây.

Sở Thành vương cười khanh khách mà nói với Tống Tương công rằng :

– Vua Tống còn nói gì nữa không ?

Tống Tương công toan cãi lại thì Thành Đắc Thần và Đấu Bột cởi ngay lễ phục bên ngoài ra, thì thấy trong đã mặc sẵn áo giáp, sau lưng đeo một lá cờ lệnh. Thành Đắc Thần và Đấu Bột cầm lá cờ lệnh giơ cao lên rồi vẫy một cái, quân sĩ của Sở Thành vương ở dưới đàn, đến hơn nghìn người đều cầm binh khí kéo lên. Các vua chư hầu sợ

mất vía cả. Thành Đắc Thần nắm ngay lấy hai tay áo Tống Tương công mà trói chặt lại, rồi cùng với Đấu Bột truyền cho quân sĩ thu hết các đồ vàng ngọc bày ở trên đàn. Tống Tương công trông thấy công tử Mục Di đứng ở bên cạnh, liền ghé tai mà bảo thầm rằng :

– Ta tiếc đã không nghe lời nói của công tử, nên mới đến nỗi thế này. Công tử nên mau mau về đi, để giữ lấy nước nhà, đừng nghĩ gì đến ta nữa ?

Công tử Mục Di biết là đi theo cũng vô ích, mới bỏ Tống Tương công mà trốn về.