Khi ấy ba anh em Hành Giả vào đền, chúa tôi đồng quỳ lạy nghinh tiếp, Tôn Hành Giả thuật chuyện Văn Thù bồ tát thâu sư tử, vân vân, chúa tôi đều kinh hồn, lặng thinh không tạ ơn Bồ Tát, Chúa tôi đương mừng rỡ, xảy thấy Hoàng môn quan vào tâu rằng:
– Có bốn ông hòa thượng đến ngoài.
Vua Ô Kê truyền chỉ mới vào, coi lại là sãi ở chùa Bữu lâm đem dưng áo mão đai giày đồ gởi, Tôn Hành Giả mừng rở, truyền dưng cho Hoàng đế mặc vào, Bão Tái tử lấy Ngọc khuê dưng ra, đặng chầu chực tung hô như mời.
Vua Ô Kê quỳ lạy khóc rằng:
– Tôi chết đã ba năm, nhờ ơn thầy cứu sống, tôi tình nguyện không làm vua nữa, dắt vợ con ra ngoài thành, xin chọn một vị sư phụ nào trị nước!
Tam Tạng nói:
– Chúng tôi là người tu hành, lẽ nào trị nước?
Vua Ô Kê nói:
– Xin sư phụ đừng nói khiêm, bởi đức thầy lớn lắm, đã làm thầy hết thãy, thì trị nước có dư.
Tam Tạng không chịu, chí dốc thỉnh kinh mà thôi.
Vua Ô Kê thấy Tam Tạng từ chối hoài, liền thĩnh Tôn Hành Giả, Tôn Hành Giả cười rằng:
– Chẳng nói giấu chi các ông, nếu tôi muốn làm Hoàng đế, thì lên ngôi thiên tử đã lâu, bởi làm hòa thượng quen rồi, tật làm biếng càng ngày càng ớn, nếu làm vua mất công đội mão thắt đai, rộn ràng nực nội, phải thức khuya dậy sớm, không đặng ngủ ngày, nghe báo có giặc thì lo, thấy dân mất mùa cũng sợ!Vậy thì ở đâu quen đó, nghề nào ưa nghề nấy mà thôi. Bệ Hạ làm vua, còn chúng tôi làm hòa thượng.
Bát Giái, Sa Tăng nghe nói đồng khen phải.
Khi ấy vua Ô Kê hết phép, túng phải mặc đồ vua lên ngai bá quan văn vỏ đồng tung hô chúc lạy, vua Ô Kê phán rằng:
– Trẩm nay lên ngôi cũ, thiệt nhờ ơn đức bốn thầy, vậy thì truyền thợ khéo vẻ chơn dung đặng quả nhơn thờ phượng, trẩm sẽ đem châu báu vàng ngọc, xin Bệ Hạ đội điệp thông hành mà thôi.
Vua Ô Kê phải y lời.
Rồi truyền chỉ phong tặng chùa Bữu lâm, và các sải dưng y phục, ân xá tù tội cho thiên hạ.
Khi ấy ăn tiệc xong rồi, bốn thầy trò từ giả, vua Ô Kê cầm không đặng, chẳng biết làm sao, truyền lấy xe loan mời Tam Tạng lên ngồi, vua Ô Kê và Hoàng Hậu Ðông cung đẩy xe ra một đổi.
Bá quan thấy vậy, đưa tiếp khỏi thành, hai đàng giã từ kẻ lui người tới.
Nói về bốn thầy trò đi tới mãn tháng chín, hết thu qua đông.
Tam Tạng thấy một hòn núi cao chớn chở, thất kinh kêu Hành Giả nói rằng:
– Ðồ đệ ơi! Núi cao chắc có yêu tinh, đồ đệ phải coi chừng cho lắm.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Có tôi bảo hộ, thầy còn nghi sợ làm chi, hãy cứ việc đi mãi.
Tam Tạng nghe lời giục ngựa lên núi một hồi, Tôn Hành Giả thấy một đạo hồng quang như lửa, ở trong hang đá chiếu đỏ mây.
Tôn Hành Giả kinh hãi ôm ngang Tam Tạng đem xuống ngựa, kêu Sa Tăng, Bát Giới biểu đưa binh khí gì giữ xung quanh, vì có yêu tinh gần tới, Sa Tăng, Bát Giới nghe lời.
Nói về con yêu ấy là Hồng Hài Nhi, xưng hiệu Thánh Anh đại vương, ở Hỏa vân động, con trai của Ngưu Ma Vương và La Sát.
Khi ấy Hồng Hài ở trên mây ngó xuống nói rằng:
– Bấy lâu ta nghe Thiền Tử đầu thai làm Ðường Tăng, nếu ăn thịt là trường thọ, nên ta ngóng trông đôi bữa, chờ đợi từ ngày, không dè bữa nay gặp mặt, chắc là hòa thượng trắng và mập ngồi trên ngữa hồi nãy, bị ba sãi xấu mới bảo hộ xung quanh, không biết hòa thượng nào biết có ta nên giữ trước! Như vậy thì hết kể ăn thịt Ðường Tăng!
Nói rồi nghĩ rằng:
– Thế làm hỗn thì nó giữ già, chắc bắt không đặng, chờ làm êm thì có thế lại gần, sẽ thừa cơ mà bắt nó.
Tính rồi liền xuống núi, chận đầu chừng 3 dặm, hóa ra thằng nhỏ tuổi, trần truồng bị trói trên cây, và khóc và la, kêu người cứu mạng làm phước.
Khi ấy Tôn Hành Giả thấy mây đỏ đã tan hết, liền mời thầy lên ngựa mà đi, Tam Tạng nói:
– Ngươi mới nói có yêu quái, sao lại biểu ta đi?
Tôn Hành Giả thưa:
– Bởi tôi thấy hơi đỏ như lửa, ở dưới núi mà xẹt lên mây, nên biết có yêu quái, nay hơi ấy tan hết, thì yêu quái đã đi xa rồi, tôi chắc nó là yêu quái đi đường, không can chi mà sợ. Vậy xin thầy lên ngựa mà đi.
Bát Giới cười rằng:
– Yêu tinh cũng có đi đường?
Tôn Hành Giả nói:
– Ngươi thiệt chưa hiểu sự ấy, nếu có động nào làm yến tiệc, thì nó mời yêu tinh các nơi phó hội, nên yêu ấy có ý đi ăn tiệc, chẳng tìm tâm bắt người, ấy là yêu tinh đi đường, sao gọi là không có?
Tam Tạng nghe nói, bán tinh bán nghi, liền lên yên giục ngựa.
Ði một hồi nghe tiếng kêu:
– Cứu tôi làm phước!
Tam Tạng kinh hãi hỏi rằng:
– Ðồ đệ ơi!Ai ở giữa hòn núi mà kêu vang?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Xin thầy đừng hỏi làm chi, cứ đường ngay mà đi mãi!
Tam Tạng y lời đi một hồi, nghe càng gần lắm!
Tam Tạng nói:
– Ðồ đệ, tiếng kêu nghe rõ ràng, chắc là người mắc nạn cũng nên cứu người làm phước, chớ khá bỏ qua.
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Bữa nay xin thầy dẹp đỡ hai chữ làm phước lại, hỏi điềm lành không có, còn điềm dữ rất nhiều, hễ thương người thì hại mình, hay làm ơn mắc oán. Xin chuyện đâu bỏ đó, đừng nghe đừng hỏi làm chi.
Tam Tạng y lời không hỏi nữa.
Nói về Hồng Hài la càng ngày càng lớn.
Tôn Hành Giả nổi giận nghĩ rằng:
– Không biết con yêu này ở đâu, mà kêu hoài kêu hủy! Ðể ta làm phép mẹo dậu tinh cho cách bức nhau đừng thấy mặt mới đặng.
Nghĩ rồi đứng dừng lại, làm phép thâu đường, đưa mấy thầy trò qua bên kia núi, té ra con yêu ở phía sau lưng.
Khi ấy Hồng Hài kêu hoài không đặng, lấy làm lạ nói rằng:
– Mình đón đường cách có ba dặm, sao đi lâu tới vậy kìa, có khi đi vòng qua chót núi thì phải”. Nói rồi đằng vân lên coi nữa.
Tôn Hành Giả ngó lên thấy, liền bồng Tam Tạng để xuống, kêu Sa Tăng Bát Giới nói rằng:
– Yêu tinh tới nữa, phải bảo hộ như khi nãy mới an.
Sa Tăng Bát Giới đều đưa khí giới mà vây phủ.
Khi ấy Hồng Hài ở trên mây xem thấy khen rằng:
– Hòa Thượng nào có tài thiệt, biết trước mà giữ gìn, nếu bắt không đặng người ấy thì hết trông ăn thịt Ðường Tăng.
Nói rồi bay xuống, hóa ra con nít bảy tuổi, tay chân bị trói trên cây như khi trước, song bây giờ đón đường gần lắm, cách chừng một dặm mà thôi, cũng kêu la như trước.
Khi ấy Tôn Hành Giả thấy khí yêu đã tan, liền thỉnh thầy lên ngựa.
Tam Tạng trách rằng:
– Ngươi nói có yêu quái tới, sao lại biểu ta đi?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Cũng là yêu quái đi đường, không dám làm hổn.
Tam Tạng nổi giận mắng rằng:
– Con khỉ này cứ gạt ta mãi, khi lên núi lại nói có yêu tinh, ba hồi dọa ta nói có yêu có yêu, kéo đùa xuống ngựa, giây phút lại biểu lên yên, cứ nhát ta như vậy, lại kéo lên kéo xuống mãi, rủi gãy tay gãy cổ, thì mới làm sao?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Xin thầy đừng giận, dầu gãy tay gãy chơn còn trị đặng, rủi lầm yêu quái biết làm sao?
Tam Tạng giận muốn niệm chú cẩn cô.
Sa Tăng theo khuyên giải, Tam Tạng mới lên yên giục ngựa.
Xảy nghe tiếng kêu rằng:
– Thầy ôi!Cứu tôi với!Cứu tôi với!
Tam Tạng ngó thấy đứa nhỏ trần truồng, bị treo tay chơn trên đại thọ.
Tam Tạng gò cương lại mắng Hành Giả rằng:
– Con khỉ này làm biếng quá, ta nghe rõ ràng, tiếng người kêu cứu, nó một hai cứ nói là yêu, bây giờ ngươi coi, phải là người ta bị treo trên cây đại thọ, nào yêu quái ở đâu?
Tôn Hành Giả thấy thầy đương giận, không dám trả lời.
Tam Tạng cầm roi ngựa chỉ thằng nhỏ mà hỏi rằng:
– Ngươi là con nhà ai? Vì cớ nào mà bị trói tại đó?
Hồng Hài nghe nói liền khóc rằng:
– Thầy ôi, phía bên Tây núi nãy có một cái suối Khô Tòng, dựa suối ấy có một xóm lớn, nguyên trước ông nội tôi là Hồng Bá Vạn, tuổi già đã qua đời, để sự sản cho cha tôi là Hồng Thập Vân bởi cha tôi đãi đằng khách khứa, cho vay khắp nơi, bị quân hoang lường gạt, không trả vốn lời, cha tôi tức mình thề chẳng cho vay nữa, bởi cớ ấy nên quân hoang vay hỏi không đặng, vầy đoàn ăn cướp hằng ngày giết cha tôi, bắt mẹ tôi về làm yểm trại phu nhơn chi đó, lấy của sạch trơn. Khi ấy mẹ tôi ôm tôi trong lòng mà khóc, chúng nó hối đi theo, mẹ tôi bồng tới đây, lũ ăn cướp bảo giết tôi cho rảnh, mẹ tôi năn nỉ lắm, nó mới trói tôi tại đây, rồi dẫn mẹ tôi đi mất. Thương hại, tôi bị trói ba ngày đêm mà không thấy một người qua lại, chắc là chết đói trong rừng, chẳng ngờ nhờ phước ông bà, mới gặp thầy đi tới, xin thầy làm phước cứu tôi về nhà tôi sẽ bán mình mà đền ơn cứu tử.
Tam Tạng bảo Bát Giới mở xuống.
Bát Giới cũng nghe lời, Tôn Hành Giả cản lại nạt rằng:
– Yêu quái ta có biết mặt ngươi ở núi này, đừng giả hình mà gạt chúng, nếu nội nhà mi đã tuyệt, bây giờ giao mi cho ai? Ngươi lấy chi mà tạ ơn, ấy lời nói trớ trêu mà té mối!
Hồng Hài làm bộ sợ run và khóc và năn nỉ rằng:
– Thầy ôi! Tuy cha mẹ tôi không còn, gia tài cũng hết. Song ruộng đất còn nhiều, ông ngoại tôi ở phía Nam, cô tôi ở phía Bắc, còn đầu suối có Lý Bứ là dượng tôi, trong rừng ấy có bác tôi là Hồng Tam, tại ấy cũng nhiều người quen lớn nữa. Nếu sư phụ cứu tôi về đó, tức thì bán ruộng đất đền ơn.
Bát Giới nói:
– Anh hạch hỏi làm chi, đứa con nít bây lớn nó nói cũng phải, cứu nó cho rồi.
Vừa nói vừa cắt dây cho nó, đem Hồng Hài xuống đất nó liền khóc mà lạy thầy.
Khi ấy Tam Tạng thấy càng thương, bảo lên ngồi trước yên ngựa.
Hồng Hài khóc mà thưa rằng:
– Thầy ôi! Tôi bị trói ba bữa rày, tay chơn đã tê mà cứng, mình mẩy đau rêm, vả lại tôi chưa từng cỡi ngựa, nên chẳng dám ngồi cao.
Tam Tạng nói:
– Thôi Bát Giới cỏng giùm một chút.
Hồng Hài lau nước mắt thưa rằng:
– Thầy ôi! Tôi không dám chịu ông ấy cỏng, bởi vì lông gáy nhọn như kim, sợ đâm nhầm chảy máu.
Tam Tạng nói:
– Thôi Sa Tăng chịu khó cỏng đi.
Hồng Hải lau nước mắt thưa rằng:
– Tôi bị ăn cướp hành hung, bây giờ nghĩ còn sợ! Nay thầy này mặc mày hung lắm, tôi chẳng dám gần.
Tam Tạng nói:
– Thôi, Tôn Hành Giả chịu khó cỏng một hồi.
Tôn Hành Giả cười hả hả rằng:
– Tôi cỏng cho, tôi cỏng cho.
Hồng Hài mừng rỡ nói:
– Cám ơn thầy vui vẻ, tôi lấy làm bằng lòng.
Tôn Hành Giả kê vai cỏng thử, nặng không tới bốn cân.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Mi là yêu quái, nay tới số rồi, cả gan cợt ta, tưởng ta không biết cội rễ.
Hồng Hài thưa rằng:
– Tôi là con nhà lương thiện, rủi mắc nạn mới đến nước này, sao sư phụ không thương, kêu tôi là yêu quái.
Tôn Hành Giả nói:
– Nếu mi không phải là yêu, sao mình nhẹ như giấy?
Hồng Hài nói:
– Tại tôi nhỏ xương nên ít nặng.
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi ta cũng rán cỏng ngươi, song mắc đi tiểu, đại chi chi, thì phải nói cho ta hay trước.
Nói rồi liền cỏng đi theo thầy, tuy ngoài miệng nói xuôi, chớ trong lòng giận lắm, quyết lừa thế vật chết mới nghe.
Khi ấy Hồng Hài ở trên lưng Hành Giả, biết cố ý vật mình, Hồng Hài liền hớp gió Tây bốn lần thổi trên lưng Hành Giả.
Tôn Hành Giả nghe sau lưng ước nặng ngàn cân liền cười rằng:
– Con ôi! Con làm phép nặng, mà đè cha cho nhẹp ruột phải không?
Hồng Hài nghe hỏi gằn, liền xuất hồn lên mây bạc.
Còn Tôn Hành Giả cỏng nặng quá, nổi giận vật xuống đá nát thây.
– Hòa Thượng khỉ thiệt dữ quá, lúc này không bắt Tam Tạng, còn đợi chừng nào. Nói rồi nổi một trận gió, đá chạy cát bay, Bát Giái, Sa Tăng đều cúi đầu nhắm mắt, Tôn Hành Giả biết gió yêu, liền chạy lại giữ thầy mà không kịp, Tam Tạng bị Hồng Hài thỉnh về động.
Khi ấy lặn gió rồi. Tôn Hành Giả lại kêu Bát Giái, Bát Giới chờ dậy nói rằng:
– Anh ôi, gió lớn quá!
Tôn Hành Giả hỏi:
– Thầy ở đâu?” Bát Giới nói:
– Giông gió đùng đùng, thổi bét con mắt, chúng tôi mãn cúi đầu àm núp, còn thầy mọp trên lưng ngựa rõ ràng, sao bây giờ chẳng thấy ở đây. Không phải là tim bức mà bay mất!
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi, bây giờ anh em ở đâu về đó!
Bát Giới nói:
– Phải, phải!
Sa Tăng nghe nói kinh hãi hỏi rằng:
– Anh nói cái gì lạ vậy? Bởi chúng ta nặng tội lắm, nhờ ơn Quan Âm Bồ Tát dạy khuyên, nên đặt tên lại mà tu hành cho giải nghiệp, bảo hộ thầy lạy Phật thỉnh kinh, ngõ đem công trừ tội; bây giờ anh bảo ở đâu về đó, thì chẳng là hữu thủy vô chung, trước cãi lịnh Quan Âm, sau bỏ tình sư phụ, còn chi công quả bấy lâu, chắc bị người sau biếm nhẻ!
Tôn Hành Giả nói:
– Sư đệ nói thông lắm, song sư phụ không nghe lời nói phải, cứ chấp kinh mà chẳng biết tùng quyền; bảo làm phước cho yêu, bằng không thì giận, thấy hết lòng bảo hộ, lại mắng nhiếc ngầy ngà, bởi chẳng nghe lời ta, nên khiến ngã lòng như vậy.
Như con yêu hồi nãy, thầy cũng nói là người ta, bắt cỏng lên cỏng xuống, bởi vậy nó mới lại gần, xuất hồn ra hóa gió mà bắt thầy, ta tức mình muốn bỏ đi cho rảnh, song hiền đệ có lòng chung thủy, thì đồng tìm yêu quái mà cứu thầy.
Bát Giới nói:
– Cũng đặng, cũng đặng, kẻ dắt ngựa, người gánh đồ, đi kiếm hết lòng cũng phải đặng
Khi ấy ba anh em kiếm hơn bảy chục dặm đường, cũng không thấy Tam Tạng.
Tôn Hành Giả nóng quá, nhảy vọt lên chót núi, hiện ra ba đầu sáu tay, cứ hay tay cầm một cây thiết bãng, đụng đâu đập đó, phá núi rầm rầm.
Nói về các vị Sơn Thần, Thổ Ðịa kinh hãi chạy tới rần rần, mấy ông thần nghèo lắm, áo quần rách rưới lang thang, cũng chạy tới đồng quỳ lạy ra mắt.
Tôn Hành Giả hỏi rằng:
– Vì cớ nào Thổ Ðịa, Sơn Thần đông quá?
Các Thần thưa rằng:
– Núi này gọi là Hiệu Sơn Ðầu, cao sáu trăm dặm, cứ mười dặm thì một Sơn Thần mười dặm thì một Thổ Ðịa, nên cộng ba mươi Sơn Thần và ba mươi Thổ Ðịa, hết thảy là sáu mươi.
Hôm qua chúng tôi đã hay Ðại Thánh đến, ngặt hội tề chưa đủ, nên trễ việc tiếp nghinh, xin thương tình thứ tội.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Chẳng hay núi này có hết thảy mất con yêu?
Các Thần thưa rằng:
– Có một con, mà nó hại chúng tôi trùn đầu trùn óc, đến nổi hương tàn khói lạnh áo rách quần hư, chớ chi đặng vài con yêu, thì chúng tôi chết hết.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Con yêu này ở đâu?
Các Thần thưa rằng:
– Nó ở tại động Hỏa Vân, gần Khô Tòng giảng. Thiệt nó, thần thông cao lắm, sai chúng tôi như thể gia đinh, bắt đốn cây chụm lửa, hoặc là hầu hạ đêm ngày. Còn lũ tiểu yêu còn xin tiền rằng khác!
Tôn Hành Giả nói:
– Các ngươi ở trên núi, ai cúng mà có tiền?
Các Thần nói:
– Nếu không có thì phải bắt thịt rừng mà dưng cho nó, nếu không thì phá miễu đập đồ, báo hại chúng tôi trần ai hết thảy. Xin Ðại Thánh trừ nó mà cứu kẻ hiền lành. Tôn Hành Giả hỏi:
– Các ngươi biết gốc con yêu ấy hay không?
Các Thần thưa rằng:
– Tôi nói ra thì Ðại Thánh đủ hiểu. Nó là con trai Ngưu Ma Vương, mẹ nó là La Sát (Thiết Phiến Công Chúa), còn tên nó là Hồng Hài (Hồng Hài Nhi), xưng hiệu là Thánh Anh đại vương. Trước kia nó tu tại Hỏa Diệm Sơn ba trăm năm, nên tu luyện đặng tam mụi chơn hỏa. Ngưu Ma Vương mới sa nó đến trấn núi này.
Tôn Hành Giả nghe đủ mọi lời, rồi cho Sơn Thần và Thổ Ðịa về hết.
Khi ấy Tôn Hành Giả, ở trên chót núi nhảy xuống, hiện nguyên hình nói với Sa Tăng Bát Giới rằng:
– Hai em đừng lo sợ, bề nào thầy cũng bình an, vì con yêu này có bà con với Lão Tôn, cha nó là Ngưu Ma Vương, mẹ nó là Thiết Phiến Công Chúa. Còn tên tộc nó là Hồng Hài. Nguyên 500 năm trước Lão Tôn có kết bạn với Ngưu Ma Vương, ta kêu Ngưu Ma Vương bằng anh, thì thằng Hồng Hài kêu ta bằng chú, chắc không lẽ ăn thịt ta?
Bát Giới cười ngát nói rằng:
– Anh ơi! Lời tục nói: Ba năm chẳng tới sân, dầu quen cũng xa lạ, huống chi chuyện này cách 5, 6 trăm năm chẳng hề có thăm viếng chi hết, mà n ó chịu nhìn hay sao?
Tôn Hành Giả nói:
– Dầu nó không nhìn mà kêu bằng chú, chớ lẽ nào dám hại thầy ta, vì cái danh của Lão Tôn, cha nó cũng phải sợ.
Khi ấy ba anh em đi hơn một trăm dặm, tới suối Khô Tòng. Có một cái cầu bắc ngang qua ngọn suối, dựa cầu có một cái động.
Tôn Hành Giả nói:
– Chắc là Hồng Hài Nhi ở đây. Vậy Sa Tăng đem gói đồ vô rừng mà giữ.
Sa Tăng y lời.
Còn Bát Giới và Tôn Hành Giả nhảy qua suối Khô Tòng, lại gần cửa động, thấy có tám chữ lớn như vầy: Hiệu Sơn, Khô tòng Giảng, Hỏa Vân Ðộng.
Còn nhiều tiểu yêu hầu hạ ở trong.
Tôn Hành Giả thấy chúng nó đang múa gươm múa giáo, liền hét lớn rằng:
– Chúng bây, mau vào báo với chúa động, bảo thả thầy ta ra, bằng không thì chết hết cả ổ.
Xảy có tiểu yêu vào báo rằng:
– Có một ông Hòa Thượng mặt tợ Thiên lôi, và một sãi mỏ dài tai lớn, đứng trước cửa động, biểu Ðại Vương trả thầy.
– Hai người ấy là Tôn Hành Giả với Bát Giái. Chúng nó đi kiếm thiệt giỏi chớ phải chơi! Tiểu yêu, bây đẩy năm cái xe ngũ hành góp lại.
Tiểu yêu vưng lời.
Khi ấy Bát Giới ngó thấy như vậy, liền nói với Tôn Hành Giả rằng:
– Ðại ca, có khi yêu quái nó sợ chúng ta, nên mở cửa kéo xe, chở đồ đi trốn chăng? Nói vừa dứt tiếng thấy Hồng Hài cầm cây giáo hỏa tiêm dài tám trượng, đầu không đội mão, mình chẳng nịt giáp, chơn chẳng hia giày, nhảy đứng trên xe ra cửa động.
Mặt như dồi phấn, môi tợ thoa son.
Láng nhuốt tóc mây, cong vòng mày nguyệt.
Khi ấy Hồng Hài ra cửa hỏi rằng:
– Ai dám tới đây kêu gọi?
Tôn Hành Giả nói:
– Chú đây chớ ai. Vậy thời cháu trả thầy cho xuôi, đừng để mất nghĩa bà con, sau anh hay bị quở.
Hồng Hài nổi giận nạt rằng:
– Ai bà con với con khỉ già, mà kêu ta bằng cháu?
Tôn Hành Giả nói:
– Bởi cháu không rõ. Chú khi trước là Tề Thiên đại thánh. Và năm người nữa là bảy anh em. Mà chú là thứ bảy. Bởi khi ấy đến đây đã 500 năm dư, nên lớp đó chưa có cháu.
Hồng Hài chẳng hề tin, cầm giáo đâm nhầu.
Tôn Hành Giả đưa thiết bãng đỡ, và mắng rằng:
– Tiểu súc sanh, không biết thấp cao, quyết trận này một còn một mất.
Nói rồi đằng vân hỗn chiến hai mươi hiệp cầm đồng.
Còn Bát Giới ở ngoài coi rõ ràng, tuy con yêu không chạy song có một nghề đỡ, chớ đánh chẳng đặng Ngộ Không.
Bát Giới đằng vân, giá đinh ba đập lại.
Hồng Hài kinh hãi bại tẩu.
Tôn Hành Giả và Bát Giới đuổi theo.
Khi ấy Hồng Hài chạy đến cửa động, giở tay mà đấm mũi mình.
Bát Giới lấy làm lạ, cười ngất nói rằng:
– Thiệt con yêu khùng, không biết hỗ thẹn! Thế mi đấm mình cho sặc máu mũi và niệm chú, trong mũi bay ra khói đen, hả miệng phun lửa đỏ. Ban đầu cháy ít, lâu lâu lửa dẩy đỏ trời, thấy lửa trong con mắt Hồng Hài bay ra như chớp.
Bát Giới hoảng hốt nói rằng:
– Anh ôi! Lửa dậy từ bề chạy ngõ nào cho khỏi? Phen này tôi chắc bị quay.
Nói rồi bỏ Hành Giả cong lưng chạy đại.
Tôn Hành Giả ỷ giỏi, niệm chú tị hỏa và bắt ấn. Lũi vào lửa kiếm con yêu mà đánh. Hồng Hài thấy Tôn Hành Giả gần tới, liền phun lửa tam mụi trong con mắt và miệng mũi tuôn ra.
Tôn Hành Giả bị lửa lòa con mắt, kiếm chẳng đặng yêu. Túng phải quay lại nhảy qua con suối.
Còn Hồng Hài thấy Tôn Hành Giả chạy xa rồi, liền thâu lửa và truyền quân dẹp xe, mà đóng cửa động, lấy làm vui vẻ.
Nói về Tôn Hành Giả qua khỏi suối Khô Tòng. Nghe Bát Giới đương ngồi nói chuyện với Sa Tăng.
Tôn Hành Giả nổi giận, nạt lớn rằng:
– Mi là con heo sợ lửa, bỏ ta mà chạy về đây, thiệt là đồ vô dụng.
Bát Giới cười ngất nói rằng:
– Anh ôi! Lời xưa nói: Chim khôn tránh bẫy tránh dò, người trí lo xa trốn trước. Bởi con yêu ấy không quen thuộc chi với anh, nên nó chẳng nhìn cũng ph ải sao anh còn xưng chú kêu cháu làm chi? Nó đã giận phun lửa rần rần, sao anh không chạy theo tôi, hãy còn ở mà đánh liều mạng? Sao chẳng xét mình vô trí, lại chê tôi bất tài?
Tôn Hành Giả hổ người hỏi lảng rằng:
– Ngươi nhắm sức con yêu ấy hơn ta chăng?
Bát Giới nói:
– Nó dở lắm. Bởi tôi thấy như vậy mới trợ chiến với anh. Không dè nó chạy đổ lửa! Tôn Hành Giả nói:
– Tại người làm phá đám. Phải chi để nó đánh ít hiệp nữa, thì ta bắt sống như chơi.
Khi ấy Sa Tăng thấy hai người cãi lẽ với nhau, thì ngồi dựa cội tòng cười ngất.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Vì cớ nào mà sư đệ cười khan?
Sa Tăng thưa rằng:
– Tôi nghe hai anh nói như vậy, thì con yếu ấy bất tài; nhờ có lửa mà thắng trận. Sao anh không dùng vật tương khắc mà trị nó, để ngồi cãi lẫy làm chi?
Tôn Hành Giả nói:
– Phải, vậy thì hai người ở đây. Ðể ta xuống mượn Long Vương biển Ðông, phun nước trợ chiến mà bắt nó.
Nói rồi liền đằng vân đi tuốt.
Nói về Ðông hải Long Vương Ngao Quảng thấy Tôn ngộ Không đến Thủy Tinh cung thì tiếp đãi tử tế.
Tôn Hành Giả nói:
– Tôi đến đây cậy ông một việc Nguyên thầy tôi đi tới núi Hiệu Sơn, suối Khô Tòng, bị chúa động Hỏa Vân là Hồng Hài bắt đi. Tôi đánh với nó, bị phun lửa nên thất cơ. Bởi cớ ấy nên Lão Tôn xuống đây, xin ông làm mưa trợ chiến.
Ngao Quảng nói:
– Sự làm mưa tôi không dám tự chuyên. Phải có chỉ Thượng Ðế hiệp với Lôi Công làm sấm, Ðiển Mẫu làm chớp, Phong Bá nổi gió, Vân Ðồng kéo mây thì mưa mới đặng.
Tôn Hành Giả nói:
– Ta không dùng gió mây sấm chớp, cần ba miếng nước cho tắt lửa mà thôi.
Ngao Quảng nói:
– Như vậy thì đặng. Ðể với các em tôi, đồng trợ với Ðại Thánh một trận, mà cứu Ðường Tăng.
Nói rồi cho mời ba em, đồng đi theo Tôn Hành Giả.
Khi tới Khô Tòng giảng, Tôn Hành Giả dặn bốn vị Long Vương rằng:
– Các ông hãy ẩn trên này, để tôi khiêu chiến. Nếu tôi thắng trận, thì các ông đừng trợ lực mất công. Chừng nào nó phun lửa ra, tôi kêu lớn các ông sẽ phun nước.
Bốn vị Long Vương y lời.
Còn Tôn Hành Giả vào rừng thuật chuyện cho Sa Tăng, Bát Giới hay, rồi cấp thiết bãng nhảy qua khỏi suối, gần đến cửa động chưa kịp khiêu chiến.
Tiểu yêu biết mặt, liền vào báo rằng:
– Tôn Hành Giả tới nữa.
Hồng Hài nghe báo, cầm giáo lên xe. Ra đến cửa động hỏi rằng:
– Tôn Hành Giả ngươi còn đến đây làm chi nữa?
Tôn Hành Giả nói:
– Ðến đây không có chuyện chi lạ, ngươi trả thầy cho ta thì êm.
Hồng Hài nói:
– Con khỉ không biết chuyện đời. Thầy ngươi là đồ uống rượu của ta, lẽ nào chịu trả.
Tôn Hành Giả nổi nóng, đập một thiết bãng, Hồng Hài đưa giáo đỡ liền, đánh đặng hai mươi hiệp.
Hồng Hài đánh không lại liền chạy, cũng đấm mũi phun lửa ra.
Tôn Hành Giả ngó ngoái kêu lớn rằng:
– Long Vương ở đâu, sao không thấy mưa xuống?
Bốn vị Long Vương nghe kêu, liền phun nước một lượt. Bởi Tam muội chơn hỏa không phải như lửa thường mà tắt, có nước vào như chế thêm dầu. Mưa lớn chừng nào, thì lữa cháy thêm chừng ấy.
Tôn Hành Giả bắt ấn tị hỏa và niệm chú. Lặn trong lửa kiếm Hồng Hài mà đánh.
Còn Hồng Hài thấy Tôn Hành Giả đi gần tới, liền phun khói vào mặt.
Tôn Hành Giả nước mắt ra dầm dề.
Bởi Tôn Hành Giả khi trước bị lão quân đốt trong lò Bát quái, Tôn Hành Giả chun vào cung Tốn mà trốn lửa, bị khói un con mắt đã vàng, nên từ ấy sắp sau, không sợ lửa mà sợ khói. Bởi cớ ấy Tôn Hành Giả bị Hồng Hài phun khói vào mặt hai lần, thì nhắm con mắt mà chạy.
Hồng Hài thâu phép vào động.
Tôn Hành Giả cả mình những khói lửa, phần thì ngộp và nóng, nên nhãy xuống suối cho mát.
Chẳng ngờ bị nước rút hơi lửa vào trái tim, hồn liền bỏ xác, nghĩ vậy khá thương.
Khi ấy bốn vị Long Vương thấy vậy kinh hãi thâu mưa và kêu lớn rằng:
– Thiên Bồng nguyên soái và Quyện Liêm tướng quân, đi vớt sư huynh dưới suối cho kiếp!
Bát Giái, Sa Tăng nghe kêu hiệu thánh của mình, biết là Long Vương báo tin cần cấp. Hai người đồng chạy ra mé suối, thấy một người bị gió dập sóng giồi!
Sa Tăng hồ nghi nóng ruột, nhảy đại xuống vớt lên, coi lại thiệt thây Hành Giả chết queo, cả mình lạnh ngắt.
Sa Tăng ôm thây khóc kể rằng:
– Sư huynh ôi! Muôn năm đắc đạo đã TSnh, một phút thất cơ nổng tử. Em thương tiếc biết chừng nào!
– Bát Giới cười rằng:
– Sư đệ khóc làm chi cho uổng nước mắt. Thiệt con khỉ giả đò chết, mà dọa chúng ta. Chớ nó có thất thập nhị huyền công, đời nào chết thiệt. Người hãy nắm cặp giò, kéo ra cho ngay thẳng, đặng ta làm phép cho mà coi.
Sa Tăng vưng lời, nắm cẳng Hành Giả kéo ngay ra, Bát Giới kéo tay cho giản gân cốt, rồi đỡ ngồi dậy dựa vào đầu gối mình, sửa chưng xếp bằng ngay thẳng.
Sa Tăng đỡ Hành Giả, còn Bát Giới chà hai bàn tay lại cho nóng háp mặt mày và bụng dạ cho Ngộ Không, vừa chà vừa mắng một hồi.
Tôn Hành Giả bắt hơi thở được, kêu lớn rằng:
– Thầy ôi!
Sa Tăng động lòng ứa nước mắt nói rằng:
– Thầy ôi! Sống ở với thầy đã hết lòng, nay tử khứ sanh lại cũng còn kêu sư phụ! Anh rán tỉnh lại cho mau. Có chúng tôi săn sóc.
Tôn Hành Giả nói:
– Có sư đệ đó sao?
Vừa nói vừa mở mắt ra than rằng:
– Lão Tôn bị rủi ro hết sức!
Nói rồi ngồi dậy ngó lên mây, hỏi lớn rằng:
– Anh em họ Ngao còn đó chăng?
Tứ hải Long Vương nói:
– Chúng tôi còn ở đây chờ đợi.
Tôn Hành Giả nói:
– Cám ơn các ông chịu nhọc mà rủi không nên việc! Nay xin lui về cung mà nghỉ ngơi, khi khác tôi sẽ mời nữa.
Bốn vị Long Vương vưng lời về hết, Sa Tăng vịn Hành Giả về cụm rừng.
Tôn Hành Giả kêu thầy và rơi lụy, Sa Tăng thưa rằng:
– Anh đừng phiền muộn làm chi. Hãy lo kế viện binh, mà cứu sư phụ.
Tôn Hành Giả nói:
– Khi trước Lão Tôn đánh tới Thiên cung, không ai cự lại. Nay con yêu này thần thông hơn ta nữa, biết viện ai bây giờ. Trừ ra thỉnh Quan Âm thì trị nó mới đặng. Ngặt ta còn bịnh và yếu, nên đằng vân không nổi, biết làm sao mà thỉnh Quan Âm! Bát Giới nói:
– Nếu muốn thỉnh ngài cũng không khó, vậy thì anh dặn dò cho kỹ đặng tôi thay mặt đi liền.
Tôn Hành Giả mừng rỡ khen rằng:
– Vậy thì hay lắm! Sư đệ đến Nam Hải làm lễ Quan Âm. Ngài hỏi đi đâu, thì em bạch cho rõ tên yêu và tên động tên núi, xin ngài từ bi xuống bắt nó mà cứu thầy. Bát Giới y lời, đằng vân quan Nam Hải.
Nói về Hồng Hài từ khi thắng Tôn Hành Giả, thì vui cười trong động.
Lại nói với tiểu yêu rằng:
– Tôn Hành Giả bị ta một trận, tuy không chết cũng ngất ngư, chắc nó viện binh báo cứu nữa. Chúng bây hãy mở cửa, đặng ta coi thử nó đi thỉnh ai?
Tiểu yêu y lời mở cửa động. Hồng Hài ra ngoài, đằng vân xem thử, thấy Bát Giới đi qua hướng Nam biết đi viện Quan Âm bồ tát.
Hồng Hài xuống bảo tiểu yêu rằng:
– Chúng bây lấy cái túi da, thay cái dây rút miệng túi cho chắc, đặng ta bắt Bát Giới bỏ vào túi như Như Ý ấy, hầm cho rục mà đãi chúng bây.
Tiểu yêu vưng lời thay dây miệng túi đem ra.
Hồng Hài chận đầu Bát Giới hiện hình Quan Âm ngồi trên núi.
Bát Giới đi trờ tới, ngỡ thiệt Quan Âm, liền đến trước mặt làm lễ rằng:
– Ðệ tử là Trư ngộ Năng ra mắt.
Quan Âm giả hỏi:
– Sao ngươi không theo Tam Tạng đến đây có chuyện chi!
Bát Giới bạch rằng:
– Ðệ tử đi với thầy tôi đến núi Hiệu Sơn, suối Khô Tòng, động Hỏa Vân, bị Hồng Hài bắt thầy tôi, nên đệ tử với sư huynh đồng đến động đòi thầy. Hồng Hài không chịu trả, anh em tôi đánh với nó bị lửa nên bại tẩu. Sư huynh tôi thỉnh Long Vương trợ thủy, đánh trận thứ nhì, té ra Long Vương mưa kjhông tắt lửa. Bởi cớ ấy, anh tôi bị thiêu, bịnh đi không nổi, nên sai đệ tử đi cầu Bồ Tát cứu thầy tôi.
Quan Âm giả nói:
– Chúa động Hỏa Vân không hề sát sanh hại mạng. Chắc là tại các ngươi xúc PHHi, ấy là tại Tôn Hành Giả. Nguyên trước Hồng Hài hóa ra con nít, tay chơn bị trói trên cây, cứ kêu cứu mạng. Thầy tôi bảo mở xuống, rồi sai Tôn Hành Giả cỏng một hồi, chẳng ngờ Tôn Hành Giả vật Hồng Hài một cái. Hồng Hài mới nổi gió mà bắt thầy tôi.
Quan Âm giả nói:
– Thôi ngươi đi theo ta đến động Hỏa Vân đặng ta nói giùm cho, chịu lỗi với chủ động mà xin tha Tam Tạng.
Bát Giới vưng lời đi theo Quan Âm giả đằng vân đến cửa động Hỏa Vân.
Quan Âm giả nói với Bát Giới rằng:
– Ngươi đừng nghĩ ngại chi hết, bởi chủ động này quen lớn với ta. Ngươi hãy đi theo mà làm lễ.
Bát Giới vưng lời theo vào động, bị tiểu yêu áp lại, bắt Bát Giới bỏ vào túi như ý, rút miệng túi treo lên trên trính.
Khi ấy Hồng Hài hiện hình thiệt nói lớn rằng:
– Trư Bát Giái, ngươi tài năng chi lắm, mà dám bảo hộ Tam Tạng đi Tây Phương? Sao lại thỉnh Quan Âm bắt ta nữa? Ngươi thiệt là con mắt To lắm, mà coi không biết Thánh Anh đại vương. Nay ta cho sắp nhỏ nó hầm ngươi, mà uống rượu một bữa. Bát Giới ở trong túi nghe rõ, nổi giận mắng rằng:
– Bây ở bất nhơn, làm kế mà bắt ta ăn thịt. Hễ ăn thịt ta, thì bây cũng bị dịch chết hết cả động, không còn một đứa, đừng ham ăn.
Nói về Tôn Hành Giả đương ngồi nói chuyện với Sa Tăng, xảy đâu trận gió mùi tanh, Tôn Hành Giả liền nhảy mũi, khi ấy Tôn Hành Giả đánh tay rồi kinh hãi nói rằng: – — Không xong, không xong! Trận gió này có điềm chẳng lành, chắc là Bát Giới bị yêu bắt. Vậy thì sư đệ ngồi đây, đặng ta rán đi thám thính.
Sa Tăng thưa rằng:
– Anh hãy còn đau lưng đau mình, sợ đi chẳng nên, em xin thám thính coi thể nào? Tôn Hành Giả nói:
– Rất đổi Bát Giới là lau lách, còn bị nó thay. Huống chhi em tánh chơn chất, xợ lầm mưu trá. Bề nào anh cũng rán sức mới xong.
Nói rồi cắn răng, cầm thiết bãng đứng dậy, rán sức nhảy ngang qua suối, lần đến cửa động Hỏa Vân.
Khi ấy tiểu yêu ngó thấy, vào báo rằng:
– Có Tôn Hành Giả đến nữa.
Hồng Hài truyền tiểu yêu ra bắt.
Tôn Hành Giả biết mình còn bịnh không dám đánh, nhịn thua chạy vào bụi rậm trốn đi. Hóa ra gói đồ bỏ giữa lộ.
Tiểu yêu đuổi theo, kiếm không đặng Tôn Hành Giả. Lấy gói đồ về thưa với Hồng Hài rằng:
– Tôn Hành Giả thất kinh chạy mất, bỏ gói đồ lại đây.
Hồng Hài cười rằng:
– Nhắm gói đồ này không đáng bao nhiêu, bỏ dẹp đâu đó cũng đặng.
Tôn Hành Giả thừa dịp vắng người biến mất. Lại nhổ một sợi lông hóa ra gói đồ bỏ đó. Còn mình biến ra con lằn xanh bay lên trên ngạch cửa mà đậu.
Xảy nghe Bát Giới rên, nênt bay khắp nơi đi kiếm.
Ðậu ngoài túi Như Ý nghe Bát Giới ở trong túi vừa than thở vừa mắng rằng:
– Thằng chúa yêu dám giả Quan Âm, gạt ta theo đến động mà nói giùm, bắt bỏ vào trong túi. Ðã treo hỏng đất, lại còn hăm nấu rục mà đãi tiểu yêu! Nếu sư huynh ta đến đây, thì:
– Khá khen cho chịu ngột cả buổi trong túi da, mà hãy còn cứng!
Nghĩ rồi đương toan mưu mà cứu Bát Giới kẻo tội nghiệp, xảy nghe Hồng Hài hỏi:
– Sáu tên tướng mạnh, đến ta bảo dây!
(Sáu tên tướng mạnh là: Vân Lý Vụ, Vụ Lý Vân, Cấp Như Hỏa, Khoái Như Phong, Hưng Hồng Hiên, Hiên Hồng Hưng, sáu con tinh ấy là cật ruột của Hồng Hài tin cậy lắm mới phong làm Lục kiện tướng).
Khi ấy Lục kiện tướng đồng đến hầu.
Hồng Hài truyền rằng:
– Sáu đứa bây giờ mời Lão đại vương, đến ăn thịt Ðường Tăng cho trường thọ.
Lục kiện tướng vưng lịnh đi liền, Tôn Hành Giả bay theo khỏi động.
Nói về Lục kiện tướng đi qua hướng Tây Nam, Tôn Hành Giả nghĩ rằng:
– Nó sai thỉnh Lão đại vương ăn thịt thầy ta, chắc Lão đại vương là cha nó, cha nó là Ngưu Ma Vương. Khi trước ta với Ngưu Ma Vương hãy còn làm yêu tinh. Tuy cách xa đã lâu năm, song chẳng quên diện mạo Ngưu Ma Vương, vì đầu trâu nên dễ nhớ. Vậy thì ta giả hình cha nó, coi nó biết hay chăng?
Nghĩ rồi bay tới trước xa biến hình Ngưu Ma Vương lại nhổ ít cái lông, làm lũ tiểu yêu săn bắn đàng trước.
Khi ấy Lục kiện tướng đi trờ tới, thấy Ngưu Ma Vương giả mà thưa rằng:
– Chúng tôi vưng lịnh Thánh Anh đại vương, mời Lão đại vương gia gia qua ăn thịt Ðường Tăng cho trường thọ.
Ngưu Ma Vương giả nói:
– Thôi, các ngươi chờ dậy theo ta về nhà, đặng ta thay đổi áo xiêm sẽ qua phó yến. Lục kiện tướng thưa rằng:
– Xin Lão đại vương gia gia đừng trở về làm chi, e khứ hồi trễ nải. Bên chúa tôi thiếu chi y mão, xin đi luôn qua động sẽ đổi thay.
Ngưu Ma Vương giả cười rằng:
– Thiệt chúng bây tánh sốt sắng lắm. Thôi ta cũng y lời.
Nói rồi đồng đi theo Lục kiện tướng.
Khi về tới Hỏa Vân động, Cấp như Hỏa, Khoái như Phong chạy vào trước báo rằng:
– Lão đại vương gia gia đã đến.
Hồng Hài mầng rỡ khen rằng:
– Chúng bây giỏi lắm, đi lẹ như tên bay.
Nói rồi truyền nội động kéo cờ gióng trống, đồng nghinh tiếp Ngưu Ma Vương giả đi chẩm hẩm vào động ngồi trên.
Hồng Hài quỳ lạy ra mắt.
Ngưu Ma Vương giả cho ngồi hỏi rằng:
– Hôm trước con bắt Ðường Tăng, người ấy tu hành đã mười đời, không vợ con chi hết. Nếu ăn một miếng thịt nó, thì sống đặng ngàn năm. Bởi cớ ấy nên con chẳng dám dùng riêng, mời phụ vương đồng hưởng.
Ngưu Ma Vương giả làm bộ hơ hải hỏi rằng:
– Ðường Tăng nào đó con?
Hồng Hài thưa rằng:
– Ðường Tăng đi thình kinh đó.
Ngưu Ma Vương giả hỏi rằng:
– Phải thầy Tôn Hành Giả hay chăng?
Hồng Hài thưa:
– Phải.
Ngưu Ma Vương giả lắc đầu và khoát tay và nói rằng:
– Ðừng có chọc nó, đừng có chọc nó! Bởi con chưa biết lực Tôn Hành Giả, để cha nói cho mà nghe: Cách 500 năm trước, Tôn Hành Giả làm phản Thiên đình, Thượng Ðế sai mười vạn thần binh đánh còn không lại, con dám ăn thịt thầy nó hay sao? Mau thả ra cho rảnh nếu con khỉ ấy nó hay tin ăn thịt thầy nó, nó không thèm đánh con làm chi. Nó lấy thiết bãng đập một cái cũng nát núi này, thì con đã nhẹp xương và chết hết cả động, cha già cả rồi lấy ai mà trông cậy a con.
Hồng Hài thưa rằng:
– Sao cha lại sợ chí khí của chúng, mà quên oai phong của mình! Con đánh với Tôn Hành Giả hai trận rồi coi cũng tầm thường lắm. Trận thứ nhứt con đốt nó bại tẩu. Trận thứ nhì nó viện Long Vương trợ thủy mà tưới không tắt lửa tam mụi của con, nó bị thiêu gần chết. Nó sai Bát Giới đi thỉnh Quan Âm. Con giả hình Quan Âm, dắt nó về động, bắt nhốt vào túi treo lên đó. Sớm mai này Tôn Hành Giả đến cửa động, con sai tiểu yêu bắt nó, nó thất kinh chạy bỏ gói đồ. Nên con mời phụ vương đến coi cho biết Ðường Tăng, rồi sẽ làm thịt mà uống rượu.
Ngưu Ma Vương giả cười rằng:
– Con ôi! Con nhờ có tam mụi hỏa mà thắng Tôn Hành Giả, song nó có thất nhập nhị huyền công, biến hóa vô cùng!
Hồng Hài thưa rằng:
– Dầu nó biến hóa vật chi, con cũng nhìn ra hết thảy. Chắc là nó chẳng dám gới gần động Hỏa Vân đâu.
Ngưu Ma Vương giả nói:
– Con ôi! Nhìn làm sao mà biết cho đặng! Nó có biến ra vật lớn như tây tượng hùm beo làm chi mà biết. Nó biến ra muỗi mòng ong bướm thì con ra sao? Có khi nó hóa ra hình cha, con cũng lầm nữa chớ phải chơi?
Hồng Hài thưa rằng:
– Xin phụ vương đừng lo thái quá! Dầu nó da đồng xương sắt đi nữa, cũng không dám đến gần con.
Ngưu Ma Vương giả nói:
– Như vậy thì con thịêt giỏi trên đời, cự mới lại nó, nên rước cha ăn thịt Ðường Tăng. Ngặt vì bữa nay cha ăn không đặng?
Hồng Hài thưa rằng:
– Sao bữa nay cha ăn không đặng?
Ngưu Ma Vương giả nói:
– Bởi năm nay tuổi cao tác lớn. Nên mẹ con ở nhà khuyên cha cãi ác tùng thiện. Nên cha đã ăn chay.
Hồng Hài thưa rằng:
– Chẳng hay Phụ vương ăn chay trường hay ăn chay thập?
Ngưu Ma Vương giả nói:
– Cha không phải trường chay, cũng không phải thập trai. Ấy là lôi trai mỗi tháng kiên bốn bữa.
Hồng Hài thưa rằng:
– Chẳng hay cha cử bốn ngày chi?
Ngưu Ma Vương giả nói:
– Tam tân phùng sơ lục. Nghĩa là mỗi tháng cứ ba ngày canh tân, và bữa mồng sáu. Nay nhằm ngày Tân dậu nên ăn chay. Ðể ngày mai cha tắm rữa Ðường Tăng, sẽ nấu mà ăn chung một bữa.
Hồng Hài nghĩ thầm rằng:
– Cha mình ăn thịt người từ xưa đến nay, tính đã một ngàn tuổi, lẽ nào bây giờ lại ăn chay. Dầu trì trai một tháng bốn ngày, giải sao hết oan nghiệp!
– Chúng tôi gặp giữa đường năn nỉ thỉnh về lập tức.
Hồng Hài nói:
– Ta thấy chúng bây về mau lắm, nên nghi đi chẳng đến nhà.
Lục kiện tướng thưa rằng:
– Thiệt quả như vậy.
Hồng Hài nói:
– Không xong, không xong, ấy là Lão đại vương giả!
Lục kiện tướng thuật chuyện gặp đi săn vân vân.
Rồi nói rằng:
– Lẽ nào cha con mà không biết thiệt giả?
Hồng Hài nói:
– Ta coi hình dung cốt cách một mảy chẳng sai, ngặt không giống tiếng nói, nên ta nghi Hành Giả biến hóa. Vậy chúng bây hãy dàn khí giái cho sẳn đặng ta ra hỏi thử vài lời, như nói đặng thì thiệt cha ta, bằng trả lời không xuôi, thì nghe ta hự một tiếng, phải lập tức phủ vây mà bắt.
Các yêu tinh đồng vưng lịnh.
Khi ấy Hồng Hài trở ra quì lạy.
Ngưu Ma Vương nói:
– Sách có chữ: Gia vô thường lễ, ở nhà cứ việc thiệt tình thường sự, chẳng nên thủ lễ làm chi. Muốn nói chuyện gì thì nói.
Hồng Hài quỳ thưa rằng:
– Con thỉnh phụ vương đến đây, một là ăn thịt Ðường Tăng, hai nữa hỏi một điều sở bức: Nguyên hôm trước con gặp thiền sư Trương Ðạo Lăng, người thấy con tướng mạo thanh tân, nên hỏi ngày sanh mà coi giùm số. Bởi con quên lửng, xin cha dạy cho rành, đặng ngày sau tới Trương thiền sư để cậy người coi số.
Ngưu Ma Vương giả nghe hỏi cười thầm rằng:
– Con quỷ khôn quá! Phải chi nó hỏi chuyện nhà chuyện cửa, thì ta kiếm thế nói bừa, nay hỏi ngày sanh của nó, mình biết đâu mà nói!
Nghĩ rồi cười chuốm chiếm nói rằng:
– Thôi con chờ dậy, bởi cha tuổi già nên lẫn, quên phức ngày sanh tháng đẻ của con. Ðể mai cha về hỏi mẹ con, sẽ trả lời cho mà biết.
Hồng Hài nói:
– Phụ vương thường nhắc bát tự của con đã liền miệng, khen rằng sống lâu sánh với đất trời. Lẽ nào nay lại quên biệt! Chắc là giả mạo rõ ràng!
Nói rồi gầm một tiếng.
Khi ấy các yêu tinh nghe Hồng Hài hú lớn, chúng nó đồng áp lại phủ vây, Ngưu Ma Vương giả hiện hình thiệt. Cầm thiết bãng đỡ và nói rằng:
– Con ôi! Chẳng nên bất hiếu như vậy. Lẽ nào con lại đánh cha, sao không sợ Thiên Lôi đã tử?
Hồng Hài hổ ngươi nổi giận, giựt giáo đâm liền, Tôn Hành Giả hóa hào quang bay ra khỏi động, nhảy nganhg qua suối về rừng, đứng cười ngặt nghẹo.
Sa Tăng mừng rở hỏi rằng:
– Anh ôi! Giông một buổi về cười ngất một hồi chắc là cứu thầy đặng?
Tôn Hành Giả nói:
– Tuy cứu thầy chưa được, song ta đặng cửa trên.
Sa Tăng hỏi:
– Cửa trên làm sao?
Tôn Hành Giả thuật chuyện lại.
Sa Tăng thưa rằng:
– Anh tuy đặng cửa trên, song sợ sư phụ không còn tánh mạng.
Tôn Hành Giả nói:
– Sư đệ đừng lo sợ làm chi, để ta thỉnh Quan Âm xuống cứu.
Sa Tăng hỏi:
– Anh còn đau mình, đi sao đặng?
Tôn Hành Giả nói:
– Hết rồi, hết rồi.
Nói rồi cân đẩu vân bay qua Nam Hải, đến gành Lạc đà, ra mắt Quan Âm.
Quan Âm thấy Tôn Hành Giả lạy khan, liền hỏi rằng:
– Ngộ Không, ngươi đến đây có chuyện chi?
Tôn Hành Giả bạch thưa hết các việc.
Quan Âm nói:
– Tam muội hỏa của nó không phải tầm thường. Sao ngươi chẳng thỉnh ta cho sớm? Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Ðệ tử muốn thỉnh tức thời, ngặt bị thiêu bịnh đi không đặng, túng phải sai Bát Giới đi thế cho tôi.
Quan Âm nói:
– Sao ta không thấy Ngộ Năng đến đây?
Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Phải! Bởi Hồng Hài giả hình Bồ Tát, Bát Giới ngở thiệt mới khẩn cầu, nó gạt đi theo vào động nói giùm, chẳng ngờ nó bắt Bát Giới bỏ vào túi da treo trên trính, lại hăm làm thịt.
Quan Âm nghe nói nội giận quở rằng:
– Loài yêu mị dám giảhình ta mà gạt Bát Giái!
Nói rồi lấy Tình bình quăng xuống biển.
Tôn Hành Giả thất kinh hồn vía, đứng dậy nói thầm rằng:
– Bồ Tát còn nóng nảy quá! Chắc là giận lắm mà quăng bửu bối của mình. Uổng quá! Uổng quá! Phải chi cho mình báu ấy, còn có ơn hơn.
Nói vừa dứt lời, thấy biển nổi sóng, có một con rùa quạ, chở Tịnh bình trên lưng, lội vào bờ, lên gành gặc đầu 24 cái như lạy.
Khi ấy Tôn Hành Giả xem thấy cười và nói nhỏ rằng:
– Nói vậy thì con rùa này ve ấy. Trong thể nó không ngó thấy cái tịnh bình trên lưng, nên lạy mà hỏi chi đó?
Quan Âm hỏi:
– Ngộ Không ngươi nói nhỏ chuyện chi vậy?
Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Tôi không nói chuyện chi hết!
Quan Âm nói:
– Ngươi xách tịnh bình đem lên cho ta.
Tôn Hành Giả vưng lời, bước xuống rán sức xách không nổi, túng phải trở lên quỳ lạy bạch rằng:
– Ðệ tử thiệt tình không xách nổi!
Quan Âm nói:
– Cớ gì ngươi xách không nổi cái ve nhỏ? Ðể ta cắt nghĩa cho rành: Khi nãy cái bình không thì nhẹ, nay thâu một biển nước vào đó, nên nặng mười phần, ngươi xách không nổi cũng phải.
Nói rồi bước xuống tòa sen, tay hữu xách tịnh bình để trên bàn tay tả. Con rùa quạ gặc đầu rồi chùi xuống biển.
Tôn Hành Giả nói:
– Vậy thì nó là vật giữ tịnh bình cho Bồ Tát.
Quan Âm nói:
– Nước cam lộ trong tịnh bình của ta không phải như nước biển của Long Vương, vì nó trừ đặng tam mụi chơn hỏa. Nay ta đưa cho ngươi, ngặt ngươi xách không nổi. Ta muốn cho Long Nữ cầm tịnh bình theo trợ chiến, lại e ngươi thấy tịnh bình là vật báu, Long Nữ là gái xinh. Ngươi đoạt luôn và của và người, ta biết ngươi trốn đâu mà kiếm. Vì tánh ngươi gian giảo là có tiếng, phải để vật chi làm bằng cớ, ta mới chịu cho.
Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Tội nghiệp thì thôi, Bồ Tát đa nghi quá! Trong mình tôi có gia tài chi mà để lại làm tin. Có cái áo này, là của bà cho tôi hồi trước. Còn cây thiết bãng là vật tùy thân. Còn có cái kim cô trên đầu tôi bằng vàng, xin để lại cho Bồ Tát.
Quan Âm nói:
– Ngươi tính khôn thiệt! Ta chẳng dùng món chi hết thảy, chỉ quyết một cái lòng cứu mạng sau ót ngươi mà thôi.
Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Lông cứu mạng của bà cho đệ tử giữ mình, nếu nhổ một sợi lông, e động chưng nó rụng hết.
Quan âm cười rằng:
– Con khỉ tiếc từ sợi lông, lẽ nào ta không tiếc tịnh bình và Long Nữ?
Tôn Hành Giả lạy lục và năn nỉ rằng:
– Xin Bồ Tát đừng nghi nan. Ðầu không tưởng tăng cũng tưởng Phật. Xin từ bi xuống cứu thầy tôi.
Quan Âm thấy Ngộ Không cầu khẩn hết lòng, liền ra khỏi động Triều Âm, đã tới mé biển, truyền Ngộ Không qua biển trước, Tôn Hành Giả quỳ lạy bạch rằng:
– Tôi cân đẩu vân thì lỏa thễ, nên không dám đi trước sợ thất lễ với bà.
Quan Âm sai Long Nữ ra hồ hái một kiến sen thả xuống biển, bảo Ngộ Không lên ngồi, Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Bèn sen nhỏ như vầy, chở tôi sao nổi?
Quan Âm nói:
– Ngươi nhảy xuống thử coi chìm không?
Tôn Hành Giả tới nhảy xuống, coi nó lớn như chiếc xuồng, Tôn Hành Giả mừng rỡ cười rằng:
– Không dè bè sen chở tôi nổi!
Quan Âm nói:
– Ðã xuống thuyền sao không qua biển?
Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Không chèo dầm, làm sao qua đặng?
Quan Âm nói:
– Chẳng dụng chèo buồm làm chi.
Nói rồi thồi một hơi đưa Hành Giả qua đến mé bờ.
Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy lên khen rằng:
– Thiệt Bồ Tát pháp lực cao lắm, thổi tôi qua biển cả như chơi.
Quan Âm hiện hào quang bay khỏi núi Phổ đà, Long Nữ với Huệ Ngạn theo hầu tả hữu.
Quan Âm sai Huệ Ngạn về cha là Lý Tịnh, mượn ba mươi sáu ngọn đao Thiên cang, Huệ Ngạn vưng lịnh đi giây phút mượn đao đem về.
Quan Âm cầm ba mươi sáu ngọn đào quăng lên. Niệm chú ít câu, đao ấy hóa ra cái tòa sen tươi tốt. Quan Âm ngồi trên tòa sen. Chim Anh vỏ trắng bay trước, Quan Âm bay sau với Huệ Ngạn.
Khi tới núi Hiệu Sơn, Quan Âm niệm chú ám tự, thâu Sơn Thần Thổ Ðịa tới mà dạy rằng:
– Các ngươi đừng kinh hãi, ta bắt Hồng Hài mà thôi, chớ không chuyện chi lạ. Các ngươi chọn nội khoảng đất này rộng rãi ba trăm dặm, đừng cho cầm thú ở gần.
Thổ Ðịa Sơn Thần vưng lời dọn dẹp xong rồi trở về thưa lại.
Khi ấy Quan Âm cầm Tịnh bình chúc xuống, nước tuôn ra tiếng như sấm nổ.
Tôn Hành Giả khen thầm rằng:
– Thiệt là Quan thế Âm thần thông quảng đại.
Quan Âm truyền Ngộ Không sè bànt ay tả. Rồi lấy nhành dương liểu chấm nước cam lộ trong tịnh bình, để chữ mê trong bàn tay Hành Giả. Bảo nắm tay lại đi khiêu chiến, trá bại dụ Hồng Hài đến đây, sẽ làm phép bắt nó.
Tôn Hành Giả vưng lịnh làm theo như lời.
Nói về tiểu yêu thấy Tôn Hành Giả đến cửa động Hỏa Vân khiêu chiến. Liền trở vào báo lại, Hồng Hài nói:
– Chúng bây đóng cửa lại, đừng thèm tranh với nó làm chi.
Tiểu yêu y lời.
Tôn Hành Giả thấy vậy, liền kêu lớn rằng:
– Hồng Hài sao con đuổi cha đi, không mở cửa rước vào mà chịu lỗi?
Tiểu yêu vào báo rằng:
– Tôn Hành Giả nói nhục Ðại Vương như vậy.
Hồng Hài nói:
– Con khỉ ốm hay nói cà xốc, kể tới làm chi.
Khi ấy Tôn Hành Giả mắng nhiếc nhiều điều, thấy nó nhịn thua không thèm nói lại, tức mình phá cửa ầm ầm.
Hồng Hài nổi giận, cầm giáo nhảy ra hỏi rằng:
– Con khỉ cả gan phá cửa động, ngươi đã biết tội hay chưa?
Tôn Hành Giả nói:
– Con như đánh đuổi cha, thì tội bao lớn?
Hồng Hài nổi giận đâm nhầu.
Tôn Hành Giả đưa thiết bãng ra đỡ.
Ðánh năm hiệp, Tôn Hành Giả trá bại.
Hồng Hài nói:
– Ta trở vào ăn thịt Ðường Tăng.
Tôn Hành Giả nói:
– Xin trời làm chứng cho con tôi, nó bất hiếu như vậy!
Hồng Hài nghe nói nổi giận đuổi theo.
Tôn Hành Giả đánh ít hiệp rồi chạy nữa.
Hồng Hài không dè là kế, thấy Hành Giả sè bàn tay tả đưa ngay mặt nên mê mẩn cứ việc đuổi theo.
Lần lần gần đến chỗ Quan Âm, Tôn Hành Giả nói:
– Ta sợ mi, nên chạy đã tới Nam Hải, sao ngươi chưa trở lại, hãy còn theo Hồng Hài hoài?
Hồng Hài mê rồi, cứ việc rượt mãi.
Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy đại lên hào quang của Bồ Tát mà núp.
Hồng Hài ngó trực tiếp thấy Quan Âm ngồi trên tòa sen, liền nổi giận hỏi rằng:
– Tôn Hành Giả thỉnh ngươi đến trợ chiến phải chăng?
Quan Âm làm thinh không nói lại, Hồng Hài hỏi nữa.
Quan Âm cũng làm thinh, Hồng Hài giận liền đâm một giáo.
Quan Âm hóa ra hào quang bay lên mây, Hành Giả, Mộc Tra bay theo nữa.
Còn Hồng Hài cười ngất nói rằng:
– Tôn Hành Giả thiệt là bất tài. Khi trước rước Long Vương làm mưa không tắt lửa, nay thỉnh Bồ Tát không biết nói, bị một giáo bay mất mà bỏ tòa sen. Ðể ta lên ngồi thử.
Nói rồi lên xếp bằng trên tòa sen, chắp tay nhái Bồ Tát.
Khi ấy Quan Âm cầm nhành dương chỉ xuống bảo lạy tức thì tòa sen hiện ra ba mươi sáu ngọn đao như cử Hồng Hài ngồi trên mũi đao, khó bề cục kịch!
Quan Âm sai Huệ Ngạn cầm cây hàng yêu đè đầu Hồng Hài loạn đã.
Quan Âm thấy nó liều mạng như vậy, liền cầm nhành dương phất và niệm chú,bắn rơi sáu ngọn đau dính cứng như hàm răng.
Hồng Hài nhổ không nổi, hãi kinh năn nỉ rằng:
– Ðệ tữ có mắt không tròng chẳng biết thần thông của Bồ Tát. Xin Phật từ bi quãng đại, thương xót chúng sanh, tha tôi khỏi thác. Tôi xin làm lành bỏ dữ, quy y theo phép Phật luôn luôn.
Quan Âm hiện xuống trước mặt Hồng Hài, hỏi rằng:
– Ngươi thiệt muốn tu theo phép ta chăng?
Hồng Hài gặc đầu khóc và thưa rằng:
– Nếu dung toàn tánh mạng, thì tôi chịu quy y.
Quan Âm nói:
– Như vậy ta thế phát cho ngươi.
Nói rồi lấy dao cạo đầu cho Hồng Hài, chừa ba cái vá, bới lên xong xã.
Tôn Hành Giả xem thấy cười rằng:
– Con yêu này xui quá! Bây giờ không phải là con gái, cũng không phải con trai, chẳng biết là vật chi đó!
Quan Âm nói:
– Nay ngươi đã theo phép Phật, ta chẳng nở bạc đãi. Kêu người là Thiện Tài đồng tữ có bằng lòng chăng?
Hồng Hài gặc đầu chịu hết, xin tha khỏi chết mà thôi.
Quan Âm chỉ một cái bảo lui, ba mươi sáu ngọn đao rã hết Thiện Tài không tì tích chút nào.
Khi ấy Quan Âm sai Huệ Ngạn đem đao trả cho Lý Thiên Vương. Còn Thiện Tài tánh bạo tàn chưa định, thấy thân thể lành lẻ không vết tích chi, thì giận mà nói rằng: – Ngươi có thần thông chi mà trị ta; ấy là phép thuật mà con mắt.
Nói rồi lấy giáo đâm liền.
Tôn Hành Giả sợ nhằm Quan Âm, đưa thiết bãng ra đỡ.
Quan Âm nói:
– Ngươi đừng đánh với nó làm chi, ta có phép trừng trị.
Nói rồi, lấy Kim cô trong tay áo quăng lên hô biến. Nó biến ra năm cái Kim cô. Quan Âm lấy năm cái Kim cô quăng vô mình Thiện Tài mà báo rằng:
– Ðeo vào lập tức.
Nói vừa dứt tiếng, một cái Kim cô máng trên đầu Thiện Tài, còn bốn cái tròng vào hai tay hai chơn nó, rồi niệm chú Kim cô bóp riết lại, Thiện Tài đau nhức ngã lăn.
Nói về Quan Âm thấy Thiện Tài ngã lăn, mới thôi niệm chú, Thiện Tài hết đau hết nhức, coi lại trên đầu và tay chơn đều có Kim cô. Biết là vật ấy riết lại làm đau làm nhức, nên rán sức cổi hoài, mà cổi không đặng, vì nó dính liền với da thịt, cổi chừng nào đau chừng nấy, không biết tính làm sao.
Khi ấy Tôn Hành Giả xem thấy cười rằng:
– Bồ Tát biết tánh nàng không chịu ở, nên cho đeo vòng vàng cho vui lòng.
Thiện Tài nghe càng giận thêm, đâm Hành Giả một giáo.
Tôn Hành Giả chạy núp sau lưng Quan Âm mà bạch rằng:
– Xin Bồ Tát niệm chú cho mau!
Quan Âm cầm nhành dương nhúng nước cam lộ rảy cho Thiện Tài mà bảo rằng: “Nhập lại!”.
Thiện Tài quăng giáo chắp hai tay, vì cặp Kim cô nó dính lại.
Thiện Tài lấy tay ra không đặng, mới chịu phép lạy Phật Quan Âm. (Nên nay bức tượng Quan Âm có vẻ Thiện Tài đeo Kim cô năm cái, chắp tay lạy Phật).
Khi ấy Quan Âm cầm Tịnh bình chúc xuống và niệm chú nước tuôn ra chảy về biển, còn cái bình không.
Rồi nói với Hành Giả rằng:
– Tuy Thiện Tài đã quy y, song còn tánh rừng rú, để ta bắt nó nhứt bộ nhứt bái, cho tới Phổ đà sơn, còn ngươi về cứu thầy cho kiếp.
Tôn Hành Giả mừng rở từ tạ lui về. Còn Thiện Tài nhứt bộ nhứt bái tới gành Lạc đà, rồi lạy Phật Quan Âm 53 lạy mới thành chánh quả.
Nói qua Tôn Hành Giả về gần tới rừng Tòng, thấy Sa Tăng đương dắt ngựa đi kiếm, anh em gặp nhau mừng rỡ, Sa Tăng hỏi thăm rằng:
– Anh đi thỉnh Bồ Tát đã lâu lắm, sao bây giờ mới về?
Tôn Hành Giả thuật chuyện lại, Sa Tăng mừng rở mười phần. Anh em đồng nhảy khỏi suối, xông vào động giết yêu tinh, mở túi da thả Bát Giới ra, sau mở Tam Tạng, và thuật chuyện vân vân. Tam Tạng quì day mặt về hướng Nam, lạy tạ ơn Bồ Tát.
Còn Sa Tăng coi dọn cơm, thầy trò đồng ăn uống. Rồi cùng nhau ra khỏi động, thẳng chỉ Tây Phương.
Cách một tháng đi đến cụm rừng kia, Tam Tạng nghe tiếng sóng bủa.
Liền hỏi rằng:
– Các đồ đệ ôi! Tiếng sóng ở đâu dữ vậy?
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Ba đứa tôi không nghe tiếng sóng, sao có một mình thầy nghe mà thôi, chẳng qua thầy nghi quá, nên quên hết tâm kinh!
Tam Tạng nói:
– Từ khi Ô Sào thiền sư truyền tâm kinh đến nay, ngày ngào ta không đóc! Thầy quên câu nào ở đâu?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Thầy quên câu này: Vô nhãn nhỉ tỉ thiệt thân ý. Nghĩa là: Không biết tới con mắt, lổ tai, lỗ mũi, cái lưởi, cái mình, cái ý. Nên người tu hành, con mắt chẳng xem sắc tốt, lỗ tai chẳng nghe tiếng tục tiểu, lỗ mũi chẳng ngửi hơi thơm, cái lưỡi chẳng nếm mùi ngon, cái mình chẳng thèm sung sướng, cái ý chẳng hay vọng tưởng, ấy là trừ sáu môi giặc trong mình. Chớ thầy trong ý hay nghi sợ yêu quái, lỗ tai nghe tiếng sóng cũng giật mình, sao gọi là nhờ tâm kinh, e đi Tây Phương không đặng.
Tam Tạng nói:
– Ta nghĩ từ khi phụng chỉ ra khỏi Trường An, chải gió tắm mưa, ăn sương nằm tuyết, biết ngày nào đến Phật mà thỉnh kinh.
Tôn Hành Giả nói:
– Thầy cứ nhớ quê hương hoài, thì đi khó tới Tây Phương lắm. Nếu bền lòng tri chí, lẽ nào thỉnh chẳng đặng bửu kinh.
Bát Giới nói:
– Nếu bị yêu bắt mãi, dục dặc như vầy hoài, dầu đi một ngàn năm cũng không tới Phật.
Sa Tăng nói:
– Nhị ca với tôi tuy bất tài, song bền lòng quảy gánh đi hoài, cũng có ngày đặng thành chánh quả.
Giây phút đi khỏi cụm rừng, đến mé sông lớn; nước đen như mực, sóng bủa có vòi! Tam Tạng hỏi rằng:
– Ðồ đệ ôi! Nước gì đen dữ vậy?
Bát Giới nói:
– Tại thợ nhuộm đổ chàm.
Sa Tăng nói:
– Không phải đâu, chàm gì đen dữ vậy? Chắc là gần lò mực, họ rửa mực đen nước cả sông.
Tôn Hành Giả dứt rằng:
– Chúng bây đừng nói vô ích, hãy lo kết đưa sư phụ qua sông.
Tam Tạng hỏi:
– Sông này lớn chừng mấy dặm?
Bát Giới nói:
– Chừng hơn mười dặm mà thôi.
Tam Tạng hỏi: “Ba đứa bây, tính ai cõng ta lội qua sông ấy?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Bát Giới cõng đặng.
Bát Giới nói:
– Tôi cõng không đặng đâu. Rất đổi cõng người phàm mà đằng vân hỏng đất ba thước còn nặng như núi thay, huống chi cõng mà lội qua sông sâu, chắc chôn tôi nơi đất cái!.
Khi ấy thầy trò đương bàn luận, xảy thấy có một người chèo đò, ở trên dòng nước thả xuống.
Tam Tạng mừng rõ nói rằng:
– Có đò chèo tới đó, kêu lại cho mau?
Sa Tăng cả kêu rằng:
– Ðò, ghé đưa thầy trò ta, sẽ tạ ơn xứng đáng.
Tên chèo đò ghé lại nói rằng:
– Chiếc xuồng này nhỏ xiếu, chở một lần sao hết bốn thầy!
Tam Tạng coi lại thiệt là chiếc ghe lường, ngồi trước chừng hai người thì khẩm. Liền hỏi rằng:
– Như vầy biết tính làm sao?
Sa Tăng thưa:
– Không hề chi, đi hai chuyến cũng đặng.
Bát Giới nói:
Ðể tôi đi trước với thầy.
Nói rồi đỡ Tam Tạng xuống thuyền, tên đò chèo riết. Ðến giữa dòng nổi gió nổi sóng, đò ấy đã chìm.
Còn Sa Tăng hoảng hốt nói rằng:
– Sư huynh ôi! Ðò chìm rồi, chắc thầy uống nước!
Tôn Hành Giả nói:
– Không phải chìm đâu. Nếu thiệt chìm thì Bát Giới cỏng thầy lên đặng. Ta coi tướng thằng chèo đò có hơi yêu khí, chắc là quái vật, giã dạng mà bắt thầy rồi.
Sa Tăng trách rằng:
– Sao anh không nói trước! Thôi, anh coi chừng ngựa và hành lý, để tôi lặn xuống kiếm thầy.
Nói rồi cởi áo, cầm Bữu trượng nhả xuống sông.
Nghe tiếng người nói chuyện, Sa Tăng men tới, thấy có một cái nhà lớn, ngoài treo tam biển có tám chữ như vầy: Hoành dương cốc, Hắc thủy Hà thần phủ. Nghĩa là dinh thần sông Hắc thủy, tại hang Hoành dương.
Sa Tăng nép dựa cửa, nghe tiếng nói rằng:
– Công bấy lâu cực khổ, nay mới về tay, Hòa Thượng này tu hành đã mười đời, ăn thịt nó thì sống hoài chẳng thác. Vậy chúng bây khiêng cái lồng sắt ra đây, bỏ thầy trò nó vào lồng, mà nấu cho thiệt chín, đặng mời cậu hai uống rượu cho trường thọ. Sa Tăng nghe rõ nổi giận, vác gậy phá cửa mà mắng rằng:
– Ðồ quái gở, trả sư phụ và sư huynh cho ta!
Tiểu yêu kinh hãi vào phi báo, vân vân.
Con quái ấy nghe nói, liền nai nịt tề chỉnh, cầm roi sắt ra cửa động mắng rằng:
– Ai cả gan dám phá cửa ta đó?
Sa Tăng nói:
– Loài yêu quái giả hình bắt thầy ta, phải trả cho mau kẻo mà chết.
Con quái cười ha hả nói rằng:
– Hòa Thượng này không muốn sống, mới đến đây nạp mình. Ta bắt đặng thầy ngươi, tinh lan, thịt mà đãi khách. Nay ngươi tới đây, ta bắt nấu luôn một chảo, hết trông đi thỉnh kinh.
Sa Tăng nổi giận đập đùa, con quái ấy đỡ rồi đánh lại. Hai người giao chiến ba mươi hiệp cầm đồng.
Khi ấy Sa Tăng nghĩ thầm rằng:
– Con yêu này đồng lực với mình, đánh hoài vô ích, chi bằng trá bại dụ nó lên mé đặng anh ta đập một bãng cho rồi đời.
Nghĩ rồi liền bại tẩu.
Con quái ầy đứng dừng lại nói rằng:
– Ngươi chạy về cho rãnh, ta chẳng đuổi làm chi. Ðể viết thiệp mời người ăn tiệc.
Còn Sa Tăng thở hào hển, nhảy lên mé, thuật chuyện vân vân.
Tôn Hành Giả nói:
– Không biết con quái ấy thuộc về loại gì?
Sa Tăng nói:
– Tôi coi hình dạng nó, chắc là con trạch thành tinh, không cũng loài cù chi đó.
Tôn Hành Giả nói:
– Không biết cậu nó là ai?
Xảy thấy ông già ở dưới sông bước lên là lễ thưa rằng:
– Tôi là thần sông này ra mắt Ðại Thánh.
Tôn Hành Giả nói:
– Hay là con yêu giả người đưa đò hồi nãy, bây giờ đến gạt ta chăng?
Ông già ấy lạy và khóc rằng:
– Tôi thiệt là thần sông Hắc thủy, không phải là yêu tinh, nguyên tháng 5 năm rồi, con yêu ấy ở Tây hải, thừa dịp nước lụt đến đây. Nó giao chiến với tôi, bởi sức già phải sút, nên nó chiếm cứ hang Hoành dương là chỗ ở của tôi. Tôi vào đơn kiện với Tây Hải Long Vương, chẳng ngờ là cậu nó, xử hiếp tôi phải nhường cho nó ở. Tôi muốn cáo với Thượng Ðế, ngặt chức mọn không dám đến cửa Trời. Nay nghe Ðại Thánh đến đây, nên tôi xin lấy lòng công bình trị tội loài độc ác.
Tôn Hành Giả nói:
– Như vậy thì Tây Hải long vương cũng có tội nữa. Thôi, Hà thần ở đây với Sa Tăng, ta đi bắt Ngao Thuận đến đây thâu nó.
Hà thần lạy tạ ơn.
Khi ấy Tôn Hành Giả đằng vân tới Tây hải sa xuống, đương đi dưới đáy biển, xảy thấy con các mực ôm phong thơ trong hộp mà lội như tên bay.
Tôn Hành Giả đập chết, mợ hộp lấy thơ xem thấy như vầy:
“Cháu là Ðã Khiết, trăm lạy dưng thơ cho cậu hai là Ngao lão đại nhơn. Trước saÜn mang ơn, nay lo đáp ngãi, cháu bắt đặng hai thịt ngon, trong đời ít có. Ngày sanh nhựt của cậu cũng gần đây. Sẳn dịp cháu làm tiệc chúc mừng cho cậu muôn tuổi. Xin cụ dời gót, cháu rất đội ơn”.
Tôn Hành Giả xem rồi cười rằng:
– Con quỷ này nó bưng cái án cho ta.
Nói rồi bỏ thơ vào tay áo. Ði gần tới, gặp Dạ Xoa tuần tiểu.
Dạ Xoa thấy Ðại Thánh, trở vào báo lời Tây Hải Long Vương.
Ngao Thuận liền ra nghinh tiếp ngồi xong mời uống trà.
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi, tôi không uống trà, để mời ông nhậu rượu.
Ngao Thuận mời rằng:
– Ðại Thánh bấy lâu tu hành theo phép Phật, cử tiêng tửu tục rất nghiêm. Sao lại mời tôi uống rượu?
Tôn Hành Giả nói:
– Tuy ông chưa uống rượu mặc lòng, mà ông đã mang tội uống rượu nặng lắm!
Nói rồi lấy thơ mời đưa ra.
Ngao Thuận mới xem qua, kinh hồn mất vía! Liền quì xuống thưa rằng:
– Xin Ðại Thánh thứ tội, nó là con trai thứ nhì của em gái tôi. Bởi cha nó khi xưa tráo bờ bớt nước, bị Nguy Trưng chém đầu, nên tôi thấy cháu còn nhỏ dại, cho nó vào ở sông Hắc thủy mà tu thân, không dè nó làm dữ như vậy! Ðể tôi sai người đi bắt nó tức thì.
Nói rồi đòi Thái Tử Ma Ngang truyền điểm 500 lính bắt Tiểu Ðà về nạp.
Thái Tử Ma Ngang vưng lịnh Tôn Hành Giả cũng từ biệt đi theo.
Khi đến ấy cửa sông Hắc thủy, Ma Ngang Thái Tử sai người vào báo tin rằng:
– Có con Tây hải Long vương là Ma Ngang đến.
Con quái ấy nghe báo hồ nghi rằng:
– Mình nghi người đem thơ mời không thấy trở lại, sao cậu chẳng đến, lại sai anh này tới!
Xảy thấy tiểu yêu vào báo rằng:
– Có một đạo binh đóng tại phía Tây.
Yêu Ðà nói:
– Anh ta phó hội, sao lại đem binh, chắc có cớ chi đó!
Nói rồi nai nịt cầm roi sắt ra ngoài chào rằng:
– Ðại biểu huynh, có tiểu đệ nghinh tiếp.
Thái Tử Ma Ngang cầm giản bước tới hỏi rằng:
– Mi mời cậu làm chi?
Yêu Ðà nói:
– Tiểu đệ bấy lâu mang ơn cậu cho ở chốn này, chưa chút đền ơn đền nghĩa trả. Bữa hổm em bắt đặng Ðường Tăng, bởi người ấy tu đã mười đời, ăn thịt nó thì trường thọ, nên mời cậu đến coi cho biết người, rồi sẽ làm thịt cho cậu uống rượu.
Thái Tử Ma Ngang nạt lớn rằng:
– Mi thiệt ngu si lắm, biết Ðường Tăng là ai chăng?
Yêu Ðà nói:
– Thầy sải đi thỉnh kinh chớ ai.
Thái Tử Ma Ngang nói:
– Mi biết sãi thỉnh kinh, mà không hiểu đệ tử người thần thông quảng đại.
Yêu Ðà nói:
– Có Bát Giới tôi đã bắt rồi, còn Sa Tăng cũng bại tẩu, nào thấy thần thông bao giờ. Thái Tử Ma Ngang nói:
– Thiệt người không biết, Ðường Tăng còn một người học trò lớn là Tề Thiên đại thánh phá thiên cung đời xưa, nay cách 500 năm dư, tu hành gọi là Tôn Hành Giả. Nay gặp đứa đi thơ, người đoạt đặng thơ của mi, liền vào cung Thủy Tinh bắt tội cha con ta đồng lỏa với mi. Vậy mi mau mau trả thầy trò Ðường Tăng ra ta nói giùm cho lạy mà chịu lỗi, hoặc may tánh mạng hãy còn, nếu nghịch thì ta giết mi trước.
Yêu Ðà nổi giận nói rằng:
– Ta với ngươi là anh em con cô con cậu ruột sao ngươi lại binh vực người dưng, lại còn biểu trả Ðường Tăng cho nó, tưởng ta dễ biểu lắm sao? Thiệt nó có tài mà đánh với ta ba hiệp cho cầm đồng, thì trả Ðường Tăng lập tức, bằng đánh không lại thì ta bắt luôn và nó mần hầm, chừng ấy chẳng biết bà con nào mà mời đóng cửa ăn ba thầy trò nó. Ai sợ nó thì sợ, chớ ta chẳng hề nhát bao giờ.
Thái Tử Ma Ngang mắng rằng:
– Ðồ quái gỡ buông lời vô lễ, mi đừng khoe tài đánh với Tôn Ðại Thánh sức ta là dở, mi dám cự hay chưa?
Yêu Ðà nói:
– Hào kiệt anh hùng, sợ ai mà không dám đánh?
Nói rồi kêu bộ hạ đồng ra.
Hai người trở mặt đánh với nhau, dữ hơn trận Sa Tăng đó nữa.
Giây lâu Thái Tử Ma Ngang đánh Yêu Ðà một giản chơn với, đá bồi một cái té nhào. Binh của Thái Tử bắt trói lại như bó sấu. Rồi lấy dây sắt xỏ xương cổ buộc lại dẫn lên bờ. Ðem dưng cho Tôn Hành Giả xử tội.
Tôn Hành Giả nói:
– Cậu mi cho ở đây mà tu luyện, sao còn ỷ mạnh chiếm đạo phủ Hà thần, lại bắt thầy ta và Bát Giái. Tội ngươi đáng đập một cây Thiết bãng. Song nghĩ Thiết bãng của ta nặng lắm, đập một cái cũng tan xương. Thôi thầy ta và Bát Giới ở đâu, ngươi chỉ cho thiệt.
Yêu Ðà thưa rằng:
– Tiểu Ðà không biết Ðại Thánh nên lầm. Nay anh tôi bắt rồi nhờ ơn Ðại Thánh không giết, tôi cám nghĩa muôn đời. Sư phụ và lịnh đệ tôi còn cầm tại phủ, xin Ðại Thánh tha trói, tôi về đem hai vị trả liền.
Thái Tử Ma Ngang thưa rằng:
– Thằng này gian trá mười phần, nếu thả ra e nó phản phúc.
Sa Tăng nói:
– Tôi biết chỗ, xin đi xúông đó cứu thầy.
Nói rồi rủ Hà thần đồng nhảy xuống sông đi tới dinh không thấy Tiểu yêu, vì nó thất kinh trốn hết. Vào sau dinh cứu Tam Tạng và Bát Giới đưa lên.
Khi ấy Bát Giới thấy Yêu Ðà bị trói ké, liền xách cào cỏ lại nói rằng:
– Súc sanh, nay mi hết kể ăn ta, ta đập một Ðinh ba cho nát óc.
Tôn Hành Giả can rằng:
– Thôi em tha nó chẳng giết làm chi, ấy là vị tình Tây Hải Long Vương và Thái Tử. Thái Tử Ma Ngang thưa rằng:
– Tôi chẳng dám ở trễ, nay cứu đặng sư phụ, tôi dẫn Yêu Ðà về nạp. Tuy Ðại Thánh không giết, chớ cha tôi cũng phạt một cách nặng nề.
Tôn Hành Giả nói:
– Vậy thì ngươi lãnh nó đem về cung, và nói ta gởi lời cám ơn lịnh tôn, sau sẽ đàm đạo.
Thái Tử Ma Ngang vân lời.
Còn Hà thần tạ ơn Tôn Hành Giả.
Tam Tạng nói:
– Ðồ đệ! Nay tính làm sao mà qua sông?
Hà thần nói:
– Xin lão gia lên yên, đừng lo việc ấy. Có tôi đi trước dẫn đường.
Nói rồi làm phép nước cạn khô một khúc sông như lộ.
Thầy trò qua khỏi lên bờ, nước đầy lại như cũ.
Nói về thầy trò qua khỏi sông, đi cũng lâu ngày lắm. Cuối tháng ba, đương đi thong thả, xảy nghe tiếng hò hét đông người, dường như binh ó!
Tam Tạng kinh hãi, ngó ngoái hỏi rằng:
– Chuyện chi mà inh ỏi như vậy?
Bát Giới nói:
– Chắc là lỡ non sụp đất.
Sa Tăng nói:
– Tôi nghe như sấm sấm rầm rầm.
Tam Tạng nói:
– Ta nghe như binh mã thì phải.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Chắc là bàn không trúng hết thảy, để Lão Tôn coi thử thể nào?
Nói rồi nhảy lên mây ngó xuống, thấy trước xa có một cái thành. Coi lại chỗ có tiếng tăm cũng gần, hơi hào quang nhấp nháng, chớ không phải khí yêu.
Tôn Hành Giả ngẫm nghĩ rằng:
– Chỗ tử tế hiền lành, sao tiếng tăm lại ó ré?
Coi cho kỹ thì là các hòa thượng đẩy xe, đồng hè với nhau niệm Ðại lực vương Bồ Tát, rập một lượt nên tiếng nghe vang.
Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy xuống cho gần mà coi, thấy trong xe chở những cây súc, ngói, gạch, đẩy lên chót núi, lớp thời đứng trên cao kéo lên.
Ở trên núi có hai cái ải, trước cửa ải là đường xe dốc đỗ, kéo và đẩy cũng khó lên. Con các sải đều ăn mặc rách rưới, coi chẳng khác tội nhơn!
Tôn Hành Giả nghĩ thầm rằng:
– Có khi làm chùa thì phải! Sao không đụng nhơn công, các sãi phải ra sức như vậy?
Xảy thấy hai thầy đạo sĩ chạy ra dốc sức, coi bộ các sãi sợ điếng xanh, rán đổ mồ hôi, kẻ kéo người đẩy.
Hành Giả than rằng:
– Thầy chùa sợ thầy pháp thì phải. Nói vậy bấy lâu mình nghe đồn đường đi Tây Phương có nước trọng thầy pháp mà khinh dễ thầy chùa là đây, để ta hóa ra đạo sĩ mà hỏi thử.
Tính rồi hiện hình như lời nói, tay gõ mõ miệng ca, đi gần tới trước mặt hai đạo sĩ kia, liền chấp tay mà bái.
Hai đạo sĩ đáp lễ rồi hỏi rằng:
– Chẳng hay tiên sanh ở đâu đến đây?
Tôn Hành Giả đáp rằng:
– Ðệ tử đi du phương, đâu cũng là nhà, không có xứ sở, xin hai vị đạo trưởng chỉ dùm ngõ nào có nhà lương thiện, đặng tôi xin một bữa cơm chay.
Hai đạo sĩ cười rằng:
– Sao tiên sanh buông lời nhẹ thể như vậy?
Tôn Hành Giả hỏi:
– Làm sao mà nhẹ thể?
Hai đạo sĩ đáp rằng:
– Nói sự xin cơm chay như vậy, không phải là nhẹ thể hay sao? Chắc là thầy ở phương xa mới đến đây, chưa biết phong tục, nội thành này chẳng những là bá quan văn võ và nhà hào hộ trọng đạo mà thôi, dầu hoàng đế cũng vậy nữa.
Hành Giả xin cắt nghĩa cho rõ nước chi, hai đạo sĩ nói:
– Ðây gọi là nước Xa Tri, chúng tôi có thân với Hoàng đế.
Tôn Hành Giả cười ngất nói rằng:
– Như vậy Hoàng đế cũng là người đạo sĩ.
Hai đạo sĩ nói:
– Hoàng đế đâu phải người tu. Nguyên 20 năm trước, trời hạn, cả nước đồng đảo võ mà không linh, thời may có ba vị thần tiên ở trên trời sa xuống, cứu dân độ thế?. Tôn Hành Giả hỏi:
– Ba ông tiên ấy là ai?
Hai đạo sĩ nói:
– Ba vị tiên ông là thầy chúng tôi. Thầy thứ nhứt là Hổ Lực đại tiên, thầy thứ nhì là Lộc Lực đại tiên, thầy thứ ba là Dương Lực đại tiên.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Ba vị đại tiên phép lực ra thể nào?
Hai đạo sĩ nói:
– Ba tiên ông có tài làm mưa nổi gió như chơi, chỉ đá hóa vàng lập tức. Bởi cớ ấy thánh chúa trọng người đạo đức như bà con, các vị đại thần coi chúng tôi như bằng hữu.
Tôn Hành Giả nói:
Thầy có thần thông như vậy, vua trọng đãi cũng vừa. Song tôi muốn ra mắt sư phụ cho biết, không rõ đặng chăng?
Hai đạo sĩ cười rằng:
– Chúng tôi là học trò ruột của thầy, muốn đem ai ra mắt cũng đặng.
Tôn Hành Giả bái và nói rằng:
– Ðội ơn hai ông, xin đem tôi cho biết mặt.
Hai đạo sĩ nói:
– Nán đợi tôi rồi công vụ, sẽ đem vào…
Tôn Hành Giả hỏi:
– Mình là người tu hành, sao lại có công vụ?
Hai đạo sĩ chỉ và nói rằng:
– Lũ sãi kia là dưới tay của chúng tôi, e các cậu hay làm biếng, nên phải đi điểm một chút, rồi trở lại tức thì.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Hòa Thượng cùng đạo sĩ cũng người tu hành, sao lại bắt sãi làm công việc cho mình?
Hai đạo sĩ nói:
– Nguyên khi đảo võ, thì một bên hòa thượng tụng kinh, một phía đạo sĩ làm phép. Hai đàng đồng tranh phần hơn mà ăn lương. Chẳng ngờ thầy chùa tụng kinh hai ba đêm mà không có mưa một hột, sau tới phiên thầy tôi làm phép, mưa xuống dầm dề. Hoàng đế bèn phong tặng thầy tôi, chê đám thầy chùa vô dụng. Liền xuống chỉ phá cửa chùa, cấp các sãi làmbộ hạ đạo sĩ, nên chúng tôi sai nó đốt than hái củi, gánh nước quét nhà, chúng nó làm công việc như đầy tớ. Ngay cất thêm nhà thờ phượng, nên sai chúng nó xe ngói, gạch, đá, cây, sợ làm biếng phải theo coi sóc.
Khi ấy Tôn Hành Giả nghe nói, níu hai đạo sĩ khóc mà than rằng:
– Tôi thiệt vô phước quá chừng, ra mắt thầy không đặng!
Hai đạo sĩ hỏi:
– Vì cớ nào mà ra mắt không đặng?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Tôi một là đi dạo, hai nữa kiếm bà con.
Hai đạo sĩ hỏi:
– Người thân của thầy là ai?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Tôi có một người chú, hồi nhỏ thế phát tu hành, mấy năm nay không thấy về xứ, nên tôi tìm kiếm khắp nơi. Có khi chú tôi bị cầm chưn chốn này, nên về không đặng. Phải chi tôi thấy mặt chú, sẽ theo hai vị ra mắt thầy.
Hai đạo sĩ nói:
– Sự ấy dễ lắm, vậy thì hai tôi ngồi đợi, tiên sanh đến đó kiếm tìm nội năm trăm tên thì đủ số, nếu có lịnh thúc, thì anh em tôi vị tình tha về, rồi sẽ đem tiên sanh ra mắt sư phụ.
Tôn Hành Giả bái tạ ơn, rồi đi ra chỗ mấy thầy đứng đông đó.
Khi ấy Tôn Hành Giả đi gần đến, năm trăm sãi đồng quỳ lạy thưa rằng:
– Gia gia ôi! Chúng tôi không dám trốn tránh, năm trăm trên đủ mặt.
– Ðừng có sợ hãi, ta không phải đốc công, thiệt đi kiếm bà con có một người làm hòa thượng.
Các sãi nghe nói mừng rỡ, áp lại đứng vây xung quanh, kẻ thì ngóng cổ mà dòm, người lại tằng hắng và nhìn mặt, ai nấy cũng vái thầm cho đạo sĩ nhìn mình là bà con.
Tôn Hành Giả nhìn một hồi rồi cười ngất.
Các sãi hỏi rằng:
– Sao lão gia không kiếm bà con cho đặng, có chuyện gì vui mà cười?
Tôn Hành Giả nói:
– Các ngươi biết ta cười chuyện gì không? Thiệt tình các ngươi quê mùa lắm! Bởi cha mẹ sanh con xung khắc, mới đánh liều cho vô chùa, đáng lẽ các ngươi phải lo mà tụng kinh lạy Phật, sao lại đi ở mướn với đạo sĩ làm chi?
Các sãi nói:
– Nói vậy thì lão gia đến cười chê chúng tôi đó, song lão gia là người ở xứ xa mới đến, nên chưa rõ sự hoạn nạn của chúng tôi!
Tôn Hành Giả nói:
– Vì cớ nào mà mắc nạn?
Các sãi khóc và thưa rằng:
– Chúa tôi trọng đạo tiên, mà ghét thầy chùa lắm!
Tôn Hành Giả hỏi:
– Vì cớ nào vậy?
Các sãi thưa rằng:
– Bởi ba vị tiên ông, đến làm mưa kêu gió, nên chúa tôi yêu dùng lắm, nghe lời phá cửa chùa, bắt chúng tôi làm đày tớ cho ba ông ấy. Dầu đạo sĩ phương xa mới tới mừng vua cũng đặng thưởng, còn thầy chùa nào đi tới, cũng bắt bỏ vào đây.
Tôn Hành Giả:
– Chắc là ba vị đạo sĩ ấy thần thông quảng đại, nên vua mới yêu dùng, chớ sự hộ phong hoán võ là phép mọn của bàng môn có hay chi mà trọng đãi.
Các sãi thưa rằng:
– Ba vị ấy lại có phép chỉ đá hóa vàng và luyện thuốc TSnh. Nay đương lo lập miễu Tam Thanh tụng kinh cho vua trường thọ muôn tuổi. Bởi cớ ấy nên vua trọng quá chứng.
Tôn Hành Giả nói:
– Như vậy thì các ngươi cũng nên trốn cho rãnh, còn ở đây làm chi?
Các sãi thưa rằng:
– Trốn ngõ nào cho khỏi! Bởi ba vị tiên trưởng đã tâu với Hoàng đế, họa hình chúng tôi rồi, dân khắp nơi trong nước, gọi là Hòa Thượng đồ, vua có đóng ấn và phê trong họa đồ rằng: Nếu ông quan nào bắt đặng một tên sãi trốn đem dưng thì cho lên chức ba cấp, còn như bực thứ dân mà bắt đặng sãi trốn đem nạp, thưởng một tên năm chục lượng bạc. Nên chúng tôi tính trốn không khỏi, phải ở đây chịu khổ già đời.
Tôn Hành Giả nói:
– Cực khổ và bó buộc như vậy, các ngươi cũng nên chết phức cho mát thân?
Các sãi thưa rằng:
– Lão gia ôi! Hòa Thượng chết cũng hơn ba phần, bây giờ còn chúng tôi chừng một góc tư! Nguyên trước hơn hai ngàn sãi bị làm nặng nề phát bịnh, chết lần mòn hết thảy trăm ngoài, còn hơn tám trăm người liều mình mà chết, còn lại năm trăm anh em tôi muốn chết không đặng, còn chịu khổ đời!
Tôn Hành Giả nói:
– Khó gì sự liều mình mà chết không đặng?
Các sãi nói:
– Chúng tôi thắt cổ thì đứt dây, đâm họng cũng trậm trầy, nhào xuống sông thì nổi phình, uống thuốc độc như ăn cơm bữa, biết làm sao cho chết bây giờ?
Tôn Hành Giả nói:
– Các ngươi có phước vô cùng nên trời cho trường thọ.
Các sãi nói:
– Ấy là trường lao khổ, chịu cực mãn đời. Chúng tôi ăn những cháo gạo lức, tối ngủ ngoài bãi cát mà chơi. Vừa nhắm mắt có thân nhơn an ủi.
Tôn Hành Giả nói:
– Ấy là thấy ma thương ma đói, chớ thần gì?
Các sãi nói:
– Không phải ma quỷ đâu, thiệt là thần Lục Ðinh, Lục Giáp, Hộ Pháp, Dà Lam, hằng ứng mộng mách bảo rằng:
– Các ngươi chẳng nên liều mạng, rán chịu cực mà đợi Ðường Tăng, người là phật La Hán đi thỉnh kinh, lại có một vị đồ đệ của ngài, là Tề Thiên Ðại Thánh, thần thông quảng đại, tâm tánh công binh, nếu người đến đây thì trừ mấy thầy đạo sĩ bất nhơn, khi ấy vua trọng thầy như cũ.
Tôn Hành Giả nghe nói cười thầm rằng:
Chớ gọi Lão Tôn không phép nhiệm,
Trước kia thần thánh đã truyền danh.
Cười rồi từ giã các sãi trở lại tức thì. Hai đạo sĩ hỏi rằng:
– Thầy kiếm bà con đặng không?
Tôn Hành Giả nói:
– Năm trăm người bà con quen lớn với tôi hết thảy.
Hai đạo sĩ cười rằng:
– Bà con vì đông dữ vậy?
Tôn Hành Giả nói:
– Một trăm ở xóm bên tả, một trăm ở xóm bên hữu, một trăm bà con bên nội, một trăm bà con bên ngoại, một trăm là bạn hữu. Nếu tha hết năm trăm, thì tôi theo vào ra mắt, bằng không thả thì thôi.
Hai đạo sĩ nói:
– Chắc thầy này có bịnh điên nên nói xàm quá! Năm trăm hòa thượng ấy của vua cấp, nếu muốn tha đôi ba tên chúng tôi phải chạy giấy cho thầy tôi, khi dối rằng có đôi ba người bịnh. Rồi cách ít bữa khai tử thì mới bặt tin. Biểu tha hết thiệt bất thông lắm!
Tôn Hành Giả hỏi:
– Thiệt không chịu thả hay sao?
Hỏi luôn ba lần, hai đạo sĩ đều nói rằng:
– Lẽ nào thả đặng!
Tôn Hành Giả nổi giận, lấy như ý Kim cô trong lỗ tai ra, dồi lên hiện thành thiết bãng, đập hai đạo sĩ chết tươi.
Khi ấy năm trăm sãi ở xa ngó thấy kinh hãi đều bỏ xe chạy lại nói rằng:
– Không xong, không xong! Sao thầy dám đánh chết hoàng thân?
Tôn Hành Giả hỏi:
– Ai là hoàng thân?
Các sãi nói:
– Thầy của hai người chết này là Quốc Sư, vào đền chẳng lạy, lui ra chẳng tạ từ, sao thầy dám đánh chết hai vị Hoàng thân là học trò của Quốc Sư, chắc là mang họa lớn; e khi Quốc Sư nói chúng tôi giết đệ tử người, chắc năm trăm mạng không còn một! Xin thầy vào thành mà chịu sự nhơn mạng kẻo chúng tôi mắc án liên can.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Xin mấy thầy đừng sợ. Ta chẳng phải đạo sĩ. Thiệt là Tôn Hành Giả đến cứu các ngươi.
Năm trăm sãi đồng nói rằng:
– Không phải, không phải, chúng tôi biết Tôn Hành Giả mà.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Các ngươi chưa gặp mặt làm sao mà biết?
Các sãi nói:
– Chúng tôi chiêm bao thấy một ông già xưng là Thái Bạch Kim Tinh, có nói diện mạo Tôn Hành Giả, nên chúng tôi biết.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Ông già ấy nói với các ngươi làm sao?
Các sãi nói:
– Thái Bạch Kim Tinh nói tướng mạo như vầy:
Tề Thiên đại thánh tướng không cao,
Hình giống Lôi Công chẳng khác nào.
Mặt thồn đầu tròn mình tóp vạt,
Lông nhiều miệng nhọn tánh bào hao.
Tay cầm thiết bãng oai như cọp,
Trán đội kim cô sáng tợ sao.
Mắt lửa tròng vàng tài phép giỏi,
Lòng nhơn hay cứu kẻ lao đao.
Tôn Hành Giả nghe nói, nổi giận lại tức cười, liền nói lớn rằng:
– Các ông nói đúng rồi. Tôi thiệt không phải Tôn Hành Giả, ấy là học trò người; bắt chước thầy, đến đây gây họa. Còn thầy tôi đi mới tới đằng kia.
Các sãi nghe nói ngó ngoái lại.
Tôn Hành Giả hiện nguyên hình.
Khi ấy các sãi bị gạt, ngó ngoái không thấy ai, day lại thấy Tôn Hành Giả, đồng quỳ lạy thưa rằng:
– Chúng tôi xác phàm mắt thịt, không biết gia gia biến hóa đến đây. Xin gia gia lấy lòng từ bi, vào thành trừ yêu đạo cho rõ phép phật!.
Tôn Hành Giả nói:
– Vậy thì chúng bây đi theo ta.
Nói rồi dẫn các sãi tới chỗ kéo xe.
Tôn Hành Giả một mình kéo xe lên chót núi, rồi đập nát xe; cây đá ngói gạch đổ xuống. Lại bảo các sãi rằng:
– Chúng bây đi tứ tán, để mai ta vào ra mắt vua nước Xa Tri, sẽ trừ yêu đạo.
Năm trăm sãi thưa rằng:
– Gia gia ôi! Chúng tôi không dám đi xa, sợ bị quan bắt lắm!
Tôn Hành Giả nói:
– Như vậy thì ta cho các ngươi một phép giữ mình. Nói rồi nhổ một nắm lông, cho mỗi thầy mỗi sợi. Dặn để sợi lông ấy tại ngón tay vô danh là ngón áp út, cứ nắm tay lại mà đi, nếu có ai muốn bắt, thì nắm riết tay mà kêu Tề Thiên đại thánh, thì ta đến bảo hộ chúng bây. Rồi biểu thôi, thì lông ấy chun vào đầu ngón tay, trong móng áp út.
Các sãi vưng lời lãnh lông, rồi kêu thử Tề Thiên đại thánh, thì mỗi người đều thấy mỗi ông Ðại Thánh chống thiết bãng đứng trước mặt mà giữ mình.
Rồi biểu thôi cũng biến mất, và trong móng tay áp út có sợi lông, đồng lạy mà khen rằng:
– Thiệt phép gia gia linh lắm!
Tôn Hành Giả nói:
– Các ngươi đừng trốn xa, hãy ở gần đây mà nghe tin tức. Nếu nghe đồn vua treo bảng chiêu an các sãi, thì trở về trả phép cho ta. Mất một vài lông cũng không đặng. Năm trăm sãi vân lời từ tạ ra đi rải rác.
Khi thấy Tam Tạng đợi Hành Giả không thấy về, bảo Bát Giái, Sa Tăng bảo hộ đi lần tới, gặp vài mươi thầy chùa còn bận bịu Tôn Hành Giả, Tam Tạng hỏi rằng:
– Ngộ Không, sao ngươi đi hèn lâu không thấy trở lại?
Tôn Hành Giả thuật chuyện, vân vân. Tam Tạng nghe nói kinh hãi than rằng:
– Bây giờ biết tính làm sao?
Các sãi nói:
– Xin lão gia an lòng. Tôn Ðại Thánh gia gia thần thông quảng đại, chắc là bảo hộ bình an. Chúng tôi là sãi ở chùa Sắc Tứ Trí Uyên Tự, chùa này là của Tiên vương Thái Tổ lập có lên cốt tiên vương trong chùa; nên vua không dám phá, xin rước lão gia vào đó nghỉ ngơi, ngày mai Tôn Ðại Thánh sẽ vào đền toan liệu.
Tôn Hành Giả nói phải.
Tam Tạng xuống ngựa đi theo các sãi đến chùa. Thấy có treo tấm biển đề năm chữ vàng: Sắc Kiến Trí uyên tự.
Các sãi vào trước mở cửa chùa, kêu ông sãi giữ cửa chùa, lên hương đèn xong xả. Tam Tạng vào lại Phật, rồi ra phương trượng nghỉ ngơi, ông sãi giữ chùa thấy mặt Hành Giả, liền lạy ra mắt mà kêu bằng Tôn gia gia.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Sao ngươi biết ta?
Sãi giữ chùa bạch rằng:
– Tôi biết ngài là Tề Thiên Ðại Thánh Tôn gia gia. Bởi Thái Bạch Kim Tinh thường ứng mộng mách bảo, nên tôi biết. Ngài có nói: Chừng nào Tôn gia gia đến đây thì cứu chúng bây khỏi nạn, nay gặp ngài tôi mừng biết chừng nào.
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi, ngươi chờ dậy, mai sáng sẽ hay.
Các sãi dọn cơm chay thết đãi rồi sửa sang chỗ ngủ kỹ càng.
Ðến canh hai Tôn Hành Giả còn thao thức, vì có việc trong mình, nên ngủ không đặng. Xảy nghe tiếng chiêng trống inh ỏi, Tôn Hành Giả lén ngồi dậy mặc áo, nhảy lên mây ngó xuống xem thử chuyện chi, thấy tại hướng Nam đèn đuốc sáng lòa, đạo sĩ đương cúng trên điện Tam Thanh.
Sông trong biển lặng, khẩn cầu vạn tuế tuổi còn hơn.
Còn ba thầy đạo sĩ mặc áo bát quái đương đọc khoa giáo.
Hai bên bảy tám trăm đồ đệ, đánh trống gióng khánh và dưng hương tụng kinh.
Tôn Hành Giả muốn hiện xuống khuấy chơi, ngặt một mình làm không nên việc. Tính về rủ Bát Giới và Sa Tăng.
Khi ấy Tôn Hành Giả lén về phương trượng, vỗ Sa Tăng và kêu nhỏ rằng:
– Ngộ Tịnh chờ dậy cho mau. Sa Tăng thức dậy hỏi rằng: -Sư huynh không ngủ hay sao?
Tôn Hành Giả nói:
– Ngươi chờ dậy đi ăn đám này với ta?
Sa Tăng hỏi:
– Ăn đám gì trong lúc canh ba.
Tôn Hành Giả nói:
– Tại miễu Tam Thanh đạo sĩ đương làm chay. Cúng hơn bảy chục cân bánh in, còn bánh bao kể không xiết, và đủ thứ trái cây. Nên rủ sư đệ đi hưởng cho mau, kẻo chúng dọn hết.
Bát Giới nghe bàn soạn, thức dậy nói rằng:
– Sao anh không kêu tôi đi với?
Tôn Hành Giả nói:
– Ðừng có làm om mà thầy thức dậy, lén đi theo với ta.
Khi ấy ba người đằng vân đến miễu Tam Thanh, Bát Giới thấy đồ ăn muốn làm hỗn, Tôn Hành Giả níu lại can rằng:
– Ðừng nóng họng mà chúng hay, để nó tan rồi sẽ tính. Vừa nói vừa bắt ấn niệm chú hớp một hơi bên hướng Tốn thổi ngay, hóa trận gió tắt đèn bay tượng. Bình bòng nhào ngữa, đèn sáp ngả ngang, các đạo sĩ thất kinh hồn vía.
Hổ Lực đại tiên nói:
– Trận cuồng phong lớn quá, hương đăng trà quả ngả lăn. Thôi, các ngươi đi nghỉ với ta, ngày mai sẽ tụng kinh bổ khuyết.
Các đệ tử y lời, đồ đạc còn nguyên đó hết.
Nói về Tôn Hành Giả và Sa Tăng, Bát Giới lên giàn, Bát Giới rờ nhằm món gì thì thỉnh món nấy.
Tôn Hành Giả nói nhỏ rằng:
– Ðừng bốc hốt theo thói con nít, ngồi có thứ tự mà ăn uống cho đàng hoàng.
Bát Giới nói:
– Anh thiệt không biết mắc cỡ, tưởng là ai mời mà nói lẻ. Ra thân ăn vụng còn nói thứ tự lễ nghi, để lâu chúng mới gặp thì mang xấu!
Tôn Hành Giả hỏi:
– Ba cái cốt Tam Thanh ở đâu?
Bát Giới nói:
– Cốt ông Nguơn Thỉ ngồi giữa đó, còn cốt ông Thái Thượng Lão Quân ngồi bên hữu, phía bên tả là cốt ông Linh Bửu thiên tôn.
Tôn Hành Giả nói:
– Chúng ta phải hiện hình Tam Thanh, thì ngồi ăn mới vững.
Bát Giới nghe nói nóng ăn, nhảy lên lấy mỏ ủi lật cốt ông Thái Thượng xuống mà nói rằng:
– Ông ngồi đã mãn tiệc rồi, xin tránh chỗ cho tôi làm ba miếng.
Sa Tăng hiện ra ông Linh Bữu, đồng xô cốt xuống.
Tôn Hành Giả nói:
– Không xong, chúng ta xô cốt xuống giàn, nếu đạo sĩ thấy thì bể chuyện, vì ba cốt nào nằm dưới, còn ba ông nào ngồi trên; chi bằng giấu ba cốt thì ngồi ăn mới nhẹm. Bát Giới nói:
– Ba cốt lớn bằng người ta, biết giấu chỗ nào cho khuất?
Tôn Hành Giả nói:
– Ta thấy bên phía tay trái có một cái ao, đưa xuống đó thì tiện lắm.
Bát Giới nhảy xuống đem ba cốt thả xuống ao, rồi hiện hình Thái Thượng lên ngồi hưởng tiệc.
Tôn Hành Giả ăn rặc ròng trái cây, còn Bát Giái, Sa Tăng món nào cũng hảo.
Hai người làm một hơi sạch quét.
Rủi có tên đạo sĩ nhỏ, nhớ trực lại bỏ quên cái đẫu trên bàn. Liền ra rờ rờ mà kiếm, lấy đặng cái đẫu, nghe tiếng thở như người ta, thất kinh liền chạy hoảng! Ðạp nhằm trái vải tươi trượt té chổng giò, cái đẫu móp hết, liền chắt lưỡi thở ra.
Khi ấy Bát Giới nín không đặng, liền cười hả hả.
Tên đạo sĩ nhỏ thất kinh hồn vía, và chạy và la.
Vào thưa rằng:
– Ông ôi! Không xong, không xong. Thầy ôi! Không khá, không khá!
Ba đạo sĩ còn thức, liền hỏi rằng:
– Chuyện chi vậy?
Ðạo sĩ nhỏ và run và bạch rằng:
– Ðệ tử bỏ quên cái đẫu trên bàn, nên ra mà kiếm, nghe có tiếng người ta thở và cười sằng sặc trên bàn. Tôi thất kinh té gần lỗ óc.
Ba đạo sĩ nổi giận rằng:
– Thắp đèn lên coi, tà ma ở đâu dám làm lộng như vậy?
Khi ấy bao nhiêu đạo sĩ đều dậy, thắp đèn dẫn ra coi.
Nói về Tôn Hành Giả tay tả nắm Sa Tăng, tay hữu nắm Bát Giái, hai người biết ý, ngồi làm thinh chẳng dám dĩ hơi. Những đạo sĩ đem đèn ra kiếm không thấy ai hết. Hổ Lực đại tiên nói:
– Không thấy ai vô đây, sao ăn gần hết đồ cúng?
Lộc Lực nói:
– In như người ta ăn thì phải. Bánh bao và bánh in mất hết chẳng nói làm chi, ngặt những trái cây lạ lắm! Coi lại cho kỹ, thì lột vỏ và bỏ hột ê hề, mà không thấy ai hết! Dương Lực đại tiên nói:
– Sư huynh đừng nghĩ ngại, tôi đã biết rồi. Chắc là chúng ta lòng thành nên Tam Thanh gia gia ngài giáng hạ mà nhậm lễ. Sẳn dịp ngài còn ở đây, chúng ta lạy mà xin nước kim đơn dưng cho triều đình kẻo ao ước.
Hổ Lực đại tiên khen phải. Truyền các đệ tử gióng trống mà cầu đão.
Giây phút thầy cả là Hổ Lực đại tiên quì lạy, xin cho nước kim đơn, đặng dưng cho vua Xa Trì, kẻo lòng mộ đạo.
Khi ấy Bát Giới nói nhỏ với Hành Giả rằng:
– Phải đừng ăn rán, thì về đã tới nơi. Báo hại ngồi dai mới thành sự, bây giờ biết nói làm sao?
Tôn Hành Giả nắm tay Bát Giới một cái, có ý không cho bàn soạn. Rồi nói lớn rằng: – Các tiểu tiên đừng lạy nữa. Chúng ta ăn yến tại hội bàn đào mới về đây, nên không đem kim đơn thủy. Ðể bữa khác sẽ cho.
Các đạo sĩ nghe nói mừng quýnh, run lập cập bạch với thầy rằng:
– Không thấy thuở Thiên tôn dáng hạ, đời nào gặp nữa mà trông. Xin quyết phép TSnh cho đặng.
Hổ Lực đại tiên quỳ lạy bạch rằng:
– Xin Thiên tôn cho một chút nước kim đơn, kẻ đệ tử uống một điểm ngỏ đặng sống đời.
Sa Tăng nắm tay Tôn Hành Giả nói ý rằng:
– Ðại ca ôi! Coi bộ nó mừng quýnh, nên mới cầu khẩn hoài.
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi, vậy thì cho nó một chút.
Khi các đạo sĩ ngừng chiêng trống Tôn Hành Giả nói:
– Các tiểu yêu quỳ lạy làm chi, ta muốn để chút kim đơn tại đây, thì coi ra việc dễ lắm, không lấy làmchi quý, bằng không để lại, htì dứt cái mối đạo đi!
Các đạo sĩ đồng lạy và bạch rằng:
– Xin Thiên tôn thương tình đệ tử có lòng thành, để chút kim đơn làm tin, cho Triều đình trọng đạo.
Tôn Hành Giả nói:
– Như vậy thì đem đồ đựng lại đây.
Các đạo sĩ đồng lạy tạ ơn. Còn ba thầy cả, khiêng cái ché lại, và đem chậu dựng lên. Chưa đủ lòng tham, lại còn rút bông chưng, lấy lục bình mà phụ thêm nữa!
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi, các ngươi đi tản hết, nếu dòm lén lậu thì phải chết, chừng nào nghe kêu sẽ vào.
Các đạo sĩ như lời bảo.
Khi ấy Tôn Hành Giả lấy lục bình, vén quần đái đầy nhóc, Bát Giới nói:
– Tôi cũng thốn tới. Nói rồi kéo chậu lại đái thẳng chỗ gần đầy.
Còn Sa Tăng phụ thêm nữa chén.
Xong rồi kêu các đạo sĩ lãnh kim đơn thủy cho mau.
Các đạo sĩ lựu lại lạy tạ ơn.
Rồi thỉnh chậu ché và lục bình xuống.
Hổ Lực bảo đệ tử đem chén chung lại rót uống một hớp, liền chùi miệng nhăn mày. Lộc Lực lấy làm lạ hỏi rằng:
– Anh uống có ngon hay không?
Hổ Lực nói:
– Không lấy làm ngon, có hơi khai lắm.
Lộc Lực múc trong chậu một hớp, nói rằng:
– Có hơi nước đái heo!
Tôn Hành Giả nghe nói, biết bể chuyện, tính phải để danh cho chúng biết.
Liền nói lớn như vầy:
– Ðạo sĩ, đạo sĩ, bây tưởng như ngây, Tam Thanh là thánh, bao thuở xuống đây! Nay ta nói thiệt, cho các ngươi hay. Thầy ta vưng chỉ, quyết đến Phương Tây. Ðến nay vô sự, đi dạo chốn này, hưởng đồ cúng kiến, chơi giỡn giải khuây. Các ngươi lạy lục, cảm động lòng này. Bởi xin nước quý, năn nỉ nói nhây. Kim đơn không có, phải tiểu cho đầy.
Các đạo sĩ nghe nói tới đó, liền lấy chổi đập đùa, kẻ lại vác ngói gạch liệng đại.
Ba người đằng vân bay về.
Ðến phương trượng không dánh đánh tiếng vì sợ thầy hay, nằm ngủ lại như cũ.
Rạng ngày vua nước Xa Trì lâm triều, bá quan văn võ chầu chực.
Hoàng môn quan và tâu rằng:
– Có Hòa Thượng ở nước Ðại Ðường đi thỉnh kinh Tây Phương, ban cho đổi điệp thông hành.
Vua Xa Trì phán rằng:
– Hòa Thượng này cũng chướng, hết chỗ chết hay sao, mới tìm đến đây mà bỏ mạng! Vậy chớ quan tuần bộ đâu, không bắt nó giải cho Quốc Sư đem vào sổ? Thái sư tâu rằng:
– Ðường Tăng Trung huê, đến đây hơn muôn dặm, cũng có thần thông hiệu pháp, mới dám đi Tây Phương mà thỉnh kinh. Xin Bệ Hạ đòi vào, xét điệp cho rõ, sẽ phê cho xuôi việc kẻo mất trắng.
Vua Xa Trì y tấum đòi vào. Bốn thầy trò ra mắt và dưng điệp.
Vua Xa Trì cầm điệp đương xem.
Xảy thấy Hoàng môn quan đến tâu rằng:
– Có ba vị Quốc Sư đến.
Vua Xa Trì thất kinh buông điệp, bước xuống điện mà tiếp nghinh.
Khi ấy Tam Tạng ngó thấy một thầy cả đi trước, hai thầy chùa vá theo sau.
Bá quan văn võ đều quì lạy, cúi đầu không dám ngó lên.
Vua Xa Trì phán hỏi rằng:
– Quốc Sư, trẩm không có việc chi, nên chẳng dám thỉnh, chẳng hay Quốc Sư, đến đây dạy điều điều chi?
Hổ Lực đại tiên nói:
– Tôi đi thưa một chuyện, còn bốn hòa thượng này ở đâu mới đến đây?
Vua Xa Trì nói:
– Bốn sãi này ở Ðại Ðường phụng chỉ qua Tây Phương thỉnh kinh, nay đến đổi điệp thông hành mà đi nữa.
Hỗ Lực đại tiên vỗ tay cười lớn rằng:
– Vậy mà tôi tưởng chúng nó đã trốn khỏi, không dè còn ở lại đây.
Vua Xa Trì kinh hãi hỏi rằng:
– Quốc Sư nói lạ lùng, trẫm nghe không hiểu; bởi chúng nó mới đến, trẫm truyền bắt giải cho Quốc Sư, chẳng ngờ Thừa tướng tâu, vân vân. Trẫm nghe cũng phải, nên đòi vào coi điệp ra thể nào, vừa thấy Quốc Sư đến chơi, sao lại nói tiếng lạ như vậy? Hay là chúng nó có lỗi với Quốc Sư chăng?
Hổ Lực đại tiên cười rằng:
– Bệ Hạ không rõ, bữa hôm qua chúng nói mới đến, đập chết hai đứa học trò tôi; lại phá xe, và thả hết 500 sãi. Hồi hôm chúng tôi đương cúng cầu nước thánh kim đơn dưng cho bệ hạ, chúng nó lén vào xô ba vị thánh thượng, hiện hình Tam Thanh ăn hết đồ cúng, chúng tôi ngỡ thiệt Tam Thanh giáng hạ, xin nước thánh mà dưng, chúng nó đái vào lục bình mà kiêu ngạo, chúng tôi bắt không đặng, chúng nó chạy mất đi. Té ra bây giờ còn lẫn bẩn lại đây, thiệt là trời cho trả oán.
Vua Xa Trì nghe tâu nổi giận truyền chém bốn thầy trò.
Tôn Hành Giả nói lớn rằng:
– Xin Bệ Hạ bớt trận lôi đình, cho tôi tâu với Quốc Sư hôm qua chúng tôi giết hai người đệ tử, có chứng ai chỉ ra? Thôi tôi cũng chịu đỡ cho xuôi, bắt hai sãi này đền mạng. Lại nói chúng tôi phá xe trả thù, không chứng cớ, cũng nhịn thua xin ở lại làm tù, xin Bệ Hạ đổi điệp thông hành, cho thầy tôi đi thỉnh kinh kẻo trễ. Chớ như nói chuyện hồi hôm chúng tôi đi làm tác tệ, sự ấy khó nghe. Bởi chúng tôi là thầy sãi mới đến đây, biết đường đâu mà đi phá đám? Nếu quả có sự ấy sao Quốc Sư không bắt nạp tức thì? Vả chăng thiên hạ nhiều người, sao nhè thầy tôi mà nói, xin Bệ Hạ xét lại mà xử cho công binh. Vua Xa Trì tánh hay lôi thôi, nghe Hành Giả đối nại cũng hữu lý, nên không biết sao mà giải quyết.
Xảy thấy quan Hoàng môn vào tâu rằng:
– Có một người hương chức già, xin vào tâu việc cần gấp.
Vua Xa Trì cho triệu vào.
Bốn mươi hương chức già đồng quỳ lạy tâu rằng:
– Mãn mùa xuân trời chưa mưa, chắc là phải hạn. Xin Bệ Hạ thỉnh một vị Quốc Sư đảo võ, đặng trời mưa cứu việc mùa màng.
Vua Xa Trì nghe tấu, liền ngó Tam Tạng mà phán rằng:
– Trẫm khi trước cũng bị hạn như năm nay, các sãi đảo võ không đặng. Nhờ có ba vị Quốc Sư xuống cầu mưa như thường, cứu dân khỏi chết, nên trẫm trọng đạo mà ghét tăng. Nay ngươi phạm tội với Quốc Sư lẽ thì không thứ, như ngươi dám cầu mưa với Quốc Sư để cho biết ai cao ai thấp. Nếu các ngươi cầu mưa đặng thì trẫm tha tội, và đổi điệp thông hành, bằng thua thì trẫm chém chết!
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Cái sự đảo võ kinh với Quốc Sư, tôi chắc làm đặng.
Khi ấy vua Xa Trì truyền quân lập đàn, đặng vua lên lầu ngũ phụng xem thử.
Ba vị Quốc Sư cũng theo vua lên lầu.
Còn Tam Tạng với ba trò đứng dưới lầu ngó lên lơ láo.
Giây phút thấy một ông quan lên báo rằng:
– Ðàn tràng lập rồi, xin Quốc Sư đảo võ.
Hỗ Lực đại tiên từ tạ vua mà xuống lầu.
Khi ấy Tôn Hành Giả đó đường hỏi rằng:
– Tiên sanh đi đâu đây?
Hổ Lực đại tiên nói:
– Ta lên đàn đảo võ.
Tôn Hành Giả nói:
– Thầy ỷ quá chừng, không biết nhường cho kẻ phương xa cầu trước. Thôi thôi, tôi biết rồi, rồng mạnh không hơn rắn có thể, thầy hãy cầu trước đi. Song phải giao kết cho có vua làm chứng mới đặng.
Hổ Lực hỏi:
– Giao ước giống gì nữa?
Tôn Hành Giả nói:
– Thầy đảo võ, rồi tôi cũng đảo võ, nếu mưa xuống ai cũng tranh phần của mình. Phải giao trước cho rõ ràng mới đặng.
Hổ Lực đại tiên nói:
– Phép ta đảo võ đều có chừng, đánh lịnh bài một tiếng thứ nhứt nổi gió, đánh lịnh bài một tiếng thứ nhì thì trời kéo mây, tiếng thứ ba sấm chớp, tiếng thứ tư mưa tới, tiếng thứ năm tan mây. Công việc trong phiên ta nội bấy nhiêu đó, rồi tới phiên ngươi.
Tôn Hành Giả nói:
– Phải, phải, hay lắm, thầy cầu trước coi thử.
Hổ Lực đại tiên lên đàn, bốn thầy trò theo coi đồ trận. Thấy đài cao ba trượng, xung quanh cặm 28 ngọn cờ nhị thập bát tú. Trên bàn hương án, rực rỡ đèn hoa, có dựng một cây kim bài lưu hương, trong kim bài có chạm tên Lôi Thần, dưới bàn có năm ché nước đầy, mỗi ché nước đều thả thành dương liễu nỗi trên mặt, trên nhành dương lại để một miếng thiếc, có vẽ bùa ngũ lôi.
Còn xung quanh có năm cây trụ, mỗi cây trụ đều có đề tên thần. Cây thì đề thần gió, cây thì đề thần mây, cây thì đề Lôi Công, cây thì đề Ðiển Mẫu, cây thì đề Tứ Hải Long Vương. Mỗi cây trụ đều có hai đạo sĩ cầm trái chùy bằng sắt mà hờ, đợi nghe đánh lịnh bài sẽ đóng trụ ấy, ở phía sau nhiều thầy đạo sĩ viết sớ vẽ bùa. Còn vòng ngoài có bong hình Thổ Ðịa phù sứ cầm búa cầm sớ, coi như hình sống.
Lúc ấy, Hổ Lực đại tiên lên đàn, Ðạo sĩ dưng gươm và bùa giấy vàng sẳn, Hổ Lực đại tiên cầm gươm làm phép, đọc chú đốt bùa. Ðọc sớ rồi phong lại, đưa cho đạo sĩ để trên bàn tay hình nộm đốt luôn.
Giây phút đánh lịnh bài một cái xèng, gió hiu hiu thổi.
Bát Giới nói:
– Không xong, không xong, đạo sĩ này thật giỏi, đánh lịnh bài một tiếng, nổi gió tức thì.
Tôn Hành Giả nói nhỏ rằng:
– Hai anh em đừng nói chuyện chí với ta, để ta xuất thần đi lo công việc.
Nói rồi nhổ lông hóa hình giả đứng đó, còn hình thiệt biến lên mây.
Khi ấy Phong bà là Dì gió và Tốn nhị lang là thần Ðông đương làm gió.
Tôn Hành Giả bước tới, Phong bà và Tốn nhị lang đồng chào.
Tôn Hành Giả nói:
– Lão Tôn bảo hộ Ðường Tăng đi thỉnh kinh Tây Phương. Nay ta đàn cuộc đảo võ kinh với Hổ Lực đạo sĩ. Các người đừng giúp yêu đạo, trợ Lão Tôn thì có ơn, nếu còn cho một chút gió phất phơ sợi râu nó, ta cũng đập các ngươi hai chục thiết bãng chẳng dung.
Khi ấy Hổ Lực đốt bùa làm phép, vân vân rồi đánh lịnh bài một tiếng nữa.
Xảy thấy mây kéo cuộn cuộn, Tôn Hành Giả cầm thiết bãng lại hỏi rằng:
– Người tên chi, kéo mây đi đâu đó?
Vân Ðồng xưng tên.
Tôn Hành Giả cũng thuật chuyện lại như hồi nãy, Vân Ðồng vưng lịnh thâu mây, trời nắng lại chang chang.
Hổ Lực lấy làm lạ, cầm gượm xã tóc, niệm chú đốt bùa, đánh lịnh bài và đóng nọc (đóng trụ).
Khi ấy Lôi Công, Ðiễn mẫu vừa đi tới, gặp Tôn Hành Giả thuật chuyện đầu đuôi.
Lôi Công Ðặng thiên quân nói:
– Hổ Lực đạo sĩ làm chánh phép ngũ lôi, đốt sớ thấu Thượng Ðế, nên chúng tôi phụng chỉ giúp mưa.
Tôn Hành Giả nói:
– Như vậy thì ở đây mà đợi ta.
Còn Hổ Lực đại tiên không thấy sấm chớp, liền thêm hương làm phép, đánh một tiếng lịnh bài.
Khi ấy Tứ Hải Long Vương đồng tới.
Tôn Hành Giả đón lại hỏi rằng:
– Ngao Quảng đi đâu đó?
Ngao Quảng liền chào Ðại Thánh, Tôn Hành Giả thuật chuyện, vân vân. Rồi nói với Ngao Thuận rằng:
– Hôm trước cám tình lịnh lang trói con quái mà cứu thầy tôi.
Ngao Thuận nói rằng:
– Tôi còn xiềng nó dưới biển, đợi Ðại Thánh khi nào ghé sẽ xử tội, chớ tôi không dám tự chuyên.
Tôn Hành Giả nói:
– Tự ý ông trị tội nhẹ nặng cũng đặng, đừng đợi tôi làm chi.
Nói rồi day qua ngó các Long Vương mà nói rằng:
– Khi trước tôi nhờ bốn ông giúp sức, mà chưa thành công, nay xin giúp tôi cho nên việc. Hổ Lực đão sĩ nó đánh lịnh bài bốn lần rồi, tới phiên tôi đảo võ. Song tôi chẳng biết đốt bùa đọc chú và đánh lịnh bài, các ông cứ việc mưa giúp.
Ðặng thiên quân đáp rằng:
– Ðại Thánh biểu lẽ nào nào tôi dám cải. Song phải có hiệu lịnh mới xong, nếu không thì sấm chớp gió mưa không có thứ tự.
Tôn Hành Giả nói rằng:
– Như vậy thì các ông cứ coi chừng cây thiết bãng của tôi hễ đưa lên lần thứ nhứt thì nổi gió, đưa lên lần thứ nhì thì kéo mây vẫn vũ, đưa lên lần thứ ba thì sấm chớp, đưa lên lần thứ tư thì mưa, đưa lên thứ năm thì tành và nắng lập tức.
Ai nấy đồng chịu y lời.
Khi ấy Tôn Hành Giả sắp đặt xong xã, liền xuống thâu lông hiện hình nói lớn rằng:
– Tiên sanh đánh lịnh bài đã bốn lần không linh hiệu chi hết, vậy thì bước xuống, để cho tôi lên đàn.
Hổ Lực đại tiên túng phải bước xuống, đi lên lầu một nước.
Tôn Hành Giả theo sau lưng.
Vua Xa Trì phán rằng:
– Quả nhơn lóng tai nghe đủ bốn tiếng lịnh bài, sao không thấy mưa xuống?
Hổ Lực đại tiên nói lướt rằng:
– Bữa nay Long Thần đi khỏi?
Tôn Hành Giả hét lớn rằng:
– Long Thần đi khỏi bao giờ? Quốc Sư non tay ấn cầu không đặng, khéo kiếm chuyện mà đổ thừa. Ðể thầy tôi tụng kinh đảo võ thì có mưa lớn cho mà coi.
Vua Xa Trì phán rằng:
– Vậy thì Hòa Thượng lên đàn làm phép đi, trẫm còn ngự tại đây xem thử.
Tôn Hành Giả phụng chỉ xuống thỉnh thầy lên đàn.
Tam Tạng nói:
– Ta biết làm sao mà đão vỏ?
Hành Giả thưa rằng:
– Thầy cứ ngồi tụng tâm kinh, để mặc tôi giúp sức.
Tam Tạng y lời.
Khi ấy có một ông quan chạy lên hỏi rằng:
– Bệ Hạ truyền chỉ hỏi thầy: Sao không đốt bùa, đánh lịnh bài, cứ ngồi đọc lầm thầm mãi?
Tôn Hành Giả vội nói hớt rằng:
– Không cần mấy chuyện ấy, cứ tụng kinh đảo vỏ mà thôi.
Ông quan ấy lên lầu tâu lại.
Còn Tôn Hành Giả thấy thầy vừa tụng dứt tâm kinh, liền móc Như ý kim cô trong lỗ tai dồi lên, biến ra cây thiết bảng, đứng dựa bên, cầm thiết bảng đưa lên, vừa hạ thiết bảng xuống thì giông gió đùng đùng, dường như bão tố.
Tôn Hành Giả đưa thiết bảng lên nữa, mây kéo mịt mù, ai nấy đều lấy làm lạ.
Tôn Hành Giả giơ thiết bảng lần thứ ba, thì chớp giăng, sấm nổ.
Khi ấy bá tánh trong nước Xa Trì nghe sấm dậy vang trời, thì đều mừng rỡ, đặt bàn hương án.
Tôn Hành Giả kêu lớn rằng:
– Lão Ðặng, coi có đứa con nào bất hiếu và quan nào bất trung, đánh ít người mà làm gương cho thiên hạ.
Nói rồi giây phút nghe sấm nổ rầm rầm, dường như lở non lở núi!
Tôn Hành Giả giơ thiết bảng lên nữa, mưa xuống dầm dề, từ cuối giờ Thìn đến giờ Ngọ mà chưa tạnh.
Khi ấy vua nước Xa Trì thấy đất bằng nổi sóng, đường lộ thành sông, thất kinh truyền chỉ rằng:
– Mưa đã đủ dùng rồi, nếu thêm nữa thì lụt, càng thêm hại lắm.
Tôn Hành Giả giơ thiết bảng lên, tức thì mưa tan mây tạnh, giây phút nổi nắng chan chan.
Vua Xa Trì mầng rỡ, bá quan văn võ khen rằng:
– Hòa Thượng giỏi lắm! Thường khi Quốc Sư đảo vỏ, khi thôi còn mưa pháy pháy một đôi giờ, còn Hòa Thượng này muốn tạnh thì thấy nắng!
Vua Xa Trì xuống lầu, lên ngai ngồi ngự, lấy điệp mà xem, quyết đổi điệp thông hành cho Tam Tạng.
Ba vị Quốc Sư cản rằng:
– Ðám mưa này của chúng tôi, không phải các Hòa Thượng cầu đặng.
Vua Xa Trì phán rằng:
– Quốc Sư nói Long Thần đi khỏi, nên không mưa, sao hòa thượng lên đàn tụng kinh thì trời mưa như cầm chỉnh mà đỗ, bây giờ còn tranh hành làm sao?
Hổ Lực đại tiên tâu rằng:
– Tôi đảo vỏ thuở nay, Long Thần không dám trễ, chắc là bữa nay mấy vị mắt đi khỏi, kẻ có người không, nên chờ nhau mới chậm. Vừa ưa Hòa Thượng lên đàn tụng kinh lôi thôi đó, thì Long Thần mới vừa tới, nên nhơn đó mà nên công, xét lại mà coi thì biết ai mà thỉnh tới, lẽ nào mới ngồi một chút, mà xuống kịp hay sao?
Vua Xa Trì nghe nói, hồ nghi lưỡng lự.
Khi ấy Tôn Hành Giả đứng dưới sân chầu, nghe rõ liền tâu rằng:
– Bàng môn tả đạo làm chẳng nên công, nhờ có tài lợi khẩu. Ngay Tứ Hải Long Vương còn đó, tôi chưa cho về, như Quốc Sư có tài phép thì bảo Long Vương hiện hình trên mây, tôi chịu nhường công thứ nhứt.
Vua Xa Trì mừng rỡ phán rằng:
– Trẫm lên ngôi đã hai mươi hai năm, chưa từng thấy rồng thiệt. Nay nhờ Tăng, Ðạo đấu phép, trẫm xem cho biết chơn long. Ai kêu rồng hiện hình, thì đặng phần thứ nhứt.
Hổ Lực đại tiên nói:
– Chúng tôi kêu không đặng, Hòa Thượng giỏi thì kêu thử mà coi!
Tôn Hành Giả bước ra ngước mặt kêu lớn rằng:
– Xin Tứ Hải Long Vương hiện nguyên hình xem thử?
Xãy thấy bốn rồng lộn trên mây, chúa tôi lấy làm lạ lùng, đồng thắp hương làm lễ. Vua Xa Trì vái rằng:
– Trẫm cám ơn bốn vị đại vương cho thấy, xin lui về, sau sẽ dọn lễ tạ ơn.
Khi ấy vua Xa Trì phê điệp đóng ấn, chưa kịp đưa ra, ba vị Quốc Sư liền quì xuống, vua Xa Trì kinh hãi bước xuống ngai đỡ dậy hỏi rằng:
– Sao bữa nay Quốc Sư làm lễ?
Ba đạo sĩ tâu rằng:
– Chúng tôi đến phò Bệ Hạ có hai mươi năm dư, giúp nước cứu dân đã nhiều công khó, nay vì một đám mưa mà Bệ Hạ bỏ qua sự nhơn mạng, hiếp chúng tôi biết chừng nào! Xin bệ hạ xét lại, cho chúng tôi đấu phép với Hòa Thượng, coi thử thể nào?
Vua Xa Trì vị tình không cấp điệp cho Tam Tạng.
Liền phán hỏi rằng:
– Quốc Sư muốn đấu phép chi?
Hổ Lực nói:
– Tôi ngồi kỳ kình với Hòa Thượng.
Vua Xa Trì phán rằng:
– Quốc Sư tính sai lắm, nghề ngồi kỳ là của Hòa Thượng, mình kình cách ấy làm chi?
Hổ Lực nói:
– Cách ngồi kỳ của tôi khác lắm, gọi là Vân thê hiển thánh.
Vua Xa Trì phán hỏi:
– Phép ấy ra làm sao?
Hổ Lực nói:
– Vân thê hiển thánh, nghĩa là làm phép lên thang mây. Chồng năm mươi cái ghế cho cao, hai bên như vậy, chẳng cho bắc thang leo lên, phải đằng vân bay ngồi trên chót. Giao ngồi mấy giờ đừng nhúc nhích, hễ động thì thua.
Vua Xa Trì biết sự khó, truyền chỉ hỏi rằng:
– Hòa Thượng nào dám chịu ngồi kỳ như vậy?
Tôn Hành Giả làm thinh.
Bát Giới hỏi: – Sao sư huynh không nói?
Tôn Hành Giả đáp rằng:
– Không nói giấu chi em, dầu xuống đất lên trời đào non tát biển, ta không bao giờ chạy, chớ sự ngồi trân trân ta phải chịu thua trước. Vì tánh ta lao chao đã quen, nen làm tỉnh không đặng, Tam Tạng nói:
– Ta ngồi kỳ đặng, khó một điều đằng vân.
Tôn Hành Giả mừng rỡ thưa rằng:
– Thầy ngồi đặng mấy giờ?
Tam Tạng nói:
– Ta tu luyện đã lâu, dầu ngồi ba năm cũng đặng.
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Hay lắm, hay lắm. Xin thầy chịu đi, tôi làm phép đưa lên trên chót.
Tam Tạng chắp tay bước đến, quì xuống tâu rằng:
– Bần tăng biết tọa thiền.
Vua Xa Trì truyền chỉ, lập đài hai bên điện.
Giây phút lập rồi xong xả, Hổ Lực đại tiên đằng vân lên ngồi đài phía Tây. Còn Tôn Hành Giả nhỗ một cái lông biến hình giã đứng đó với Sa Tăng, Bát Giái. Mình hiện ra hào quang, chở Tam Tạng để ngồi trên đài phía Ðông, rồi hóa ra con ve nhỏ, bay lại đậu trên tai Bát Giới mà dặn rằng:
– Ngươi dặn Sa Tăng đừng nói chuyện với ta nữa.
Bát Giới gặc đầu, rồi dặn nhỏ Sa Tăng rằng:
– Ðừng có nói chuyện với con khỉ giã mà lậu ra, đại ca đã xuất thần đi bão hộ sư phụ.
Sa Tăng cũng gặc đầu. Con ve còn đậu trên tai Bát Giái.
Nói về Lộc Lực đại tiên thấy hai người ngồi cả buổi như nhau, liền tính kế hại Tam Tạng.
Lộc Lực nhổ một sợi tóc con sau ót, búng lên, hóa ra con rệp lớn bằng ngón tay út đeo cổ Tam Tạng mà cắn.
Tam Tạng không dám gải. Rùn cỗ xúông mà cạ cho đã ngứa, nhưng cũng không đã chút nào.
Bát Giới nói:
– Không xong, không xong, thầy mắc phong đòn gánh.
Sa Tăng:
– Không phải, chắc là nhức đầu phong.
Con ve nói:
– Thầy ta là quân tử nói chẳng sai lời, đã hứa rằng ngồi kỳ tới ba năm, lẻ nào mới một giờ đã rút cổ; chúng bây đừng nói nữa, để ta bay lên coi thử thể nào?.
Nói rồi bay lên kiếm đặng con rệp, bắt bỏ xuống tức thì, lại cào cho đã ngứa.
Tam Tạng ngồi vững như thường.
Khi ấy Tôn Hành Giả nghĩ thầm rằng:
– Ðầu thầy mình cạo hoài, con chí mén cũng không đặng, lẻ nào có rệp lớn như vầy, chắc là đám đạo sĩ biến hóa cho thầy mình thua nó, để ta làm lại mới nghe. Liền bay qua bên kia biến ra con rít nhỏ, đeo lỗ mũi Hổ Lực, cắn và kẹp đau quá, Hổ Lực té nhào, thiếu chút nữa mà hết thở, nhờ có nhiều người đỡ, nên chẳng hề chi.
Còn Tôn Hành Giả hiện hào quang đưa xuống.
Vua Xa Trì thấy Ðường Tăng thắng, cầm điệp mời đưa ra, Lộc Lực đại tiên tâu rằng: – Anh tôi có tật trúng phong,bởi ngồi cao nên nhiễm gió mà té. Xin cho tôi thi cách bàng xai mai với Hòa Thượng, mới chắc hơn thua.
Vua Xa Trì hỏi:
– Thi cách ấy ra làm sao?
Lộc Lực đại tiên tâu rằng:
– Phép ấy đặt vật trong cũi, cũng như đặt vật trong hộp, ai nói trúng thì hơn, nếu Hòa Thượng giỏi hơn tôi thì tha đi, bằng thua xin làm tội án mạng theo luật.
Vua Xa Trì giữa sân chầu phán hỏi rằng:
– Trẫm đặt vật trong cũi, hai bên nói thử coi bữu bối chi?
Tam Tạng nghe hỏi than rằng:
– Ðồ trong cái cũi sơn, biết bửu bối chi mà nói cho trúng!
Tôn Hành Giả hóa ra con ve, bay lại bên tai Tam Tạng mà nói nhỏ rằng:
– Xin thầy đừng lo, để tôi xem rồi bay về nói lại. Nói rồi bay xuống đít củi, thấy có hở một đường liền thâu hình nhõ chun vào. Ngó thấy cái áo để trên có thêu năm chữ: Sơn hà xã tắc áo. Còn ở dưới để một cái củn, trên lưng trên thêu năm chữ: Kiền khôn địa lý quần.
Tôn Hành Giả vò lại một cục, cắn chót lưỡi phun máu vào, biến ra một cái chuông bể, rồi hóa thành hình nhỏ chun ra. Bay lên nói nhõ với Tam Tạng rằng:
– Nó là một cái chuông bể.
Tam Tạng nói:
– Vua có nói trước là bửu bối, sao lại nói vật hèn?
Tôn Hành Giả nói:
– Thầy cứ nói theo tôi thì trúng.
Khi ấy Tam Tạng y lời mới bước lại.
Lộc Lực nói:
– Ðể tôi nói trước, ấy là hai món Sơn hà, Xã tắc áo, Kiền khôn địa lý quần.
Tam Tạng nói:
– Không phải đâu! Thiệt là một cái chuông bể.
Vua Xa Trì nỗi giận quở rằng:
– Hòa Thượng vô lễ quá chừng, chê nước trẫm không có vật báu; đem chuông vào đặt cũng không có chuông lành.
Vỏ sĩ kéo ra làm tội.
Tam Tạng tâu rằng:
– Xin Bệ Hạ truyền mở củi ra mà coi, nếu bữu bối thì bần tăng chịu tội. Vậy mới thiệt công bình, chớ xử như vầy oan tôi lắm!.
Vua Xa Trì truyền mở củi ra, thiệt có một cái chuông khờn mẻ.
Vua Xa Trì nổi giận lớn rằng:
– Ai đặt như vầy?
Hoàng Hậu bước ra tâu rằng:
– Thiệt tôi đặt Sơn hà xã tắc áo, và Kiền khôn địa lý quần, không biết vì cớ nào hóa ra như vậy!
Vua Xa Trì phán rằng:
– Hoàng Hậu lui vào cung. Trẫm biết việc này rồi, để trẫm đặt bữu bối khác.
Nói rồi truyền khiêng củi vào cung.
Vua Xa Trì hái một trái đào lớn sau vườn đặt vào củi. Truyền khiêng ra phán hỏi vật chi?
Khi ấy Tôn Hành Giả cũng vô củi như khi nảy, hiện hình ăn hết trái đào, bỏ hột trong củi, bay ra nói nhỏ với Tam Tạng rằng:
– Có hột đào ở trỏng.
Tam Tạng y lời bước tới.
Dương Lực nói hớt rằng:
– Có một trái đào chín mà thôi.
Tam Tạng cãi rằng:
– Không phải, có một cái hột đào lớn lắm.
Vua Xa Trì nổi giận nạt rằng:
– Trẫm đặt trái đào chín rõ ràng, sao ngươi nói là hột? Quốc Sư thứ ba nói trúng. Tam Tạng kêu nài rằng:
– Xin mở ra mới biết.
Vua Xa Trì truyền mở củi xem lại, thiệt có một cái hột đào trơ trơ, không còn chút võ!
Khi ấy vua Xa Trì kinh hải phán rằng:
– Thôi thôi! Quốc Sư đừng đặt đố với Hòa Thượng nữa, nhị thua đưa điệp cho rồi. Thiệt rõ ràng trẫm đặt trái đào, không biết ai hiện vào mà ăn còn lại cái hột! Chắc là Hòa Thượng này có quỷ thần giúp sức.
Xảy thấy Hổ Lực đại tiên vào tâu rằng:
– Xin Bệ Hạ truyền đem củi ra sau, tôi đặt vật cho nó nói.
Vua Xa Trì truyền theo như lời bảo, rồi hỏi như rằng:
– Bây giờ Quốc Sư muốn đặt vật gì?
Hổ Lực nói:
– Nó có phép tráo đồ, bây giờ đặt vật chi nó cũng tráo được, trừ ra đặt người ta thì nó hết tráo.
Nói rồi biểu đạo đồng vào cũi, đóng cũi lại rồi khiêng ra.
Khi ấy Tôn Hành Giả hiện vào trong cũi, xem thấy đạo đồng.
Tôn Hành Giả hiện ra hình Hổ Lực; đạo đồng xem thấy bái và hỏi rằng:
– Chẳng hay thầy hiện vô hồi nào?
Hổ Lực giả nói:
– Ta mới độn vào đây.
Ðạo đồng bạch rằng:
– Thầy hiện vào làm chi?
Hổ Lực giả nói:
– Sợ khi nãy Hòa Thượng có phép tàn hình, ngó thầy ngươi bước vào cũi, chắc là nó nói đạo đồng, thì mình ăn nó không đặng, nên ta lén vào cạo đầu ngươi, giã đò thầy chùa, thì nó nói không trúng.
Ðạo đồng bạch rằng:
– Tự ý thầy toan tiệu, làm cách nào hơn nó thì làm.
Hổ Lực giả lấy Thiết bảng biến ra dao cạo, thế phát cho đạo đồng. Rồi làm phép biến quần áo ra đồ thầy chùa cho khác cách. Lại nhổ lông hóa ra cái mỏ và dùi, đưa cho nó mà dặn rằng:
– Ðồ đệ nghe cho rõ: Nếu nghe kêu đạo đồng thì làm thinh, bằng kêu Hòa Thượng sẽ mở cữa mà bước ra, và gỏ mỏ và đi, miệng niệm Nam mô a di đà phật.
Ðạo đồng y lời.
Khi ấy Tôn Hành Giả hiện hình nhỏ bay ra, đến dặn Tam Tạng rằng:
– Thầy nói Hòa Thượng trong củi thì trúng.
Tam Tạng bước lại, Lộc Lực nói hớt rằng:
– Ðạo đồng trong củi Tam Tạng nói:
– Ấy là Hòa Thượng, không phải đạo đồng.
Hổ Lực kêu rằng:
– Ðạo đồng bước ra cho mau?
Biểu hoài không đặng.
Bát Giới kêu lớn rằng:
– Hòa Thượng trong cũi, đi ra cho mau.
Xảy thấy cửa củi mở bét, Hòa Thượng trong củi tay gỏ mỏ, miệng niệm phật, chơn bước ra ngoài.
Bá quan văn vỏ đều khen trúng.
Ba Quốc Sư sửng sờ, vua Xa Trì kinh hải phán rằng:
– Chắc là thần thánh phù trợ Ðường tăng, nên đạo đồng hóa ra Hòa Thượng.
Quốc Sư còn kình chống làm chi, để trẫm cấp điệp đặng họ đi cho rãnh.
Hổ Lực đại tiên tâu rằng:
– Bần đạo gặp người tài phép xứng tay, xin đấu phép cho tới nước, Khi nhỏ tôi có học võ nghệ tại núi Chung Nam, xin đấu cho phải dạ.
Vua Xa Trì hỏi:
– Quốc Sư đấu võ làm sao?
Hổ Lực đại tiên tâu rằng:
– Ba anh em tôi, có thần thông chém đầu rồi hườn lại, mổ ruột rồi hàn liền, tắm trong vạc dầu không phỏng.
Vua Xa Trì phán rằng:
– Ba phép ấy là phép chết không phải chơi đâu!
Hổ Lực tâu rằng:
– Tôi là đặng mới dám xứng tài, quyết thi cách đó thì hơn nó mới đặng.
Khi ấy vua Xa Trì phán rằng:
– Ba vị Quốc Sư muốn đấu phép chém đầu rồi hườn lại, mỗ ruột rồi hàn liền, và tắm trong vạc dầu sôi cũng không phỏng.
Hòa Thượng dám thi chăng?
Tôn Hành Giả nghe nói mừng quá, hiện hình ra, thâu lông lại, bàn luận nhỏ rằng:
– May lắm, may lắm, ta thi ba món chắc ăn.
Bát Giới thấy Tôn Hành Giả và cười và nói, liền hỏi rằng:
– Ba chuyện ấy chắc chết, chớ chắc ăn giống gì?
Tôn Hành Giả nói:
– Nếu ngươi không tin, nghe bài thơ này thì biết.
Nói rồi đọc rằng:
Ðứt đầu ráp lại mới là tài,
Mổ ruột banh da triến tức thời,
Nằm giữa vạc dầu sôi sục sục,
Cũng như nực nội tắm mà chơi.
Ngâm thơ rồi thưa rằng:
– Tiểu tăng chặt đầu rồi hườn lại cũng đặng.
Vua Xa Trì hỏi:
– Thuở nay đã có thử lần nào chưa?
Tôn Hành Giả tâu rằng:
– Tôi hồi nhỏ có học phép ấy không biết linh chăng, thừa dịp này làm thử.
Vua Xa Trì cười rằng:
– Thầy chùa nhỏ hay liều mạng, tưởng chặt đầu là dễ, nên tập thử mà chơi!
Hổ Lực đại tiên tâu rằng:
– Làm như vậy chúng tôi mới vừa lòng.
Khi ấy vua Xa Trì truyền chỉ dọn pháp trường trước sân chầu.
Tôn Hành Giả nói lớn rằng:
– Tôi xin chịu chém trước, song chém rồi phải quăng cho xa, đến phiên Quốc Sư cũng vậy!.
Nói rồi đến pháp trường, Tả đao bắt trói lại rồi chém liền, quăng đầu xa lắc coi lại là cái cổ khô queo, không thấy chảy máu, nghe tiếng kêu trong bụng rằng:
– Bớ đầu trở lại cho mau!.
Còn Lộc Lực niệm chú truyền Thổ Ðịa níu cái đầu Hành Giả, Lộc Lực có học phép ngũ lôi, nên Thổ Ðịa y lời, không dám cãi lịnh.
Tôn Hành Giả kêu hoài không đặng, nổi giẩn bức dậy, hét lớn rằng:
– Mọc ra cho mau!. Tức thì mọc đầu ra như cũ.
Tả đao mất vía, vỏ sĩ kinh tâm.
Quan Giám sát vào tâu rằng:
– Hòa Thượng bị chém rồi, bây giờ đã mọc đầu lại!.
Xảy thấy Tôn Hành Giả chạy lại kêu bớ thầy.
Tam Tạng mừng rỡ an ủi rằng:
– Ðồ đệ cực khổ quá!
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Làm giả ngộ mà chơi, có đau đớn gì gọi rằng cực khổ.
Sa Tăng, Bát Giới nghe nói đều mừng rỡ.
Khi ấy vua Xa Trì thấy vậy, kêu lớn rằng:
– Hòa Thượng lại đây lãnh điệp cho mau, trẫm không bắt tội.
Tôn Hành Giả nói:
– Tuy lãnh đặng điệp mặc lòng, song tới phiên Quốc Sư phải làm như tôi mới đặng. Hổ Lực đại tiên ỷ mình, ra pháp trường Tả đao trói rồi, chém quăng đầu ra xa lắc, coi cũng không thấy chảy máu.
Nghe tiếng kêu rằng:
– Ðầu hườn lại cho mau!
Chẳng ngờ Tôn Hành Giả nhổ lông hiện hình giả đứng làm thinh, còn mình hiện ra con chó phèn tha đầu Hổ Lực đem bỏ dưới sông cái.
Khi ấy Hổ Lực kêu luôn ba tiếng, đầu không thấy về, xương cả mình đều kêu rốp rốp, giây phút hào quang đỏ trong cổ bay ra, hết nghe kêu nữa.
Tả đao coi lại là cọp lông vàng mà không đầu, thất kinh về tâu lại.
Vua Xa Trì nghe tâu bay hồn thất sắc.
Lộc Lực đại tiên tâu rằng:
– Dầu anh tôi bỏ mình thì thôi, sao thây lại hóa ra hình cọp, ấy là Hòa Thượng làm phép mà con mắt, tôi quyết trả thù mới nghe, sao cũng thi mổ bụng đặng nó chết cho rồi đời.
Vua Xa Trì tỉnh hồn kêu lớn nói rằng:
– Hòa Thượng, Quốc Sư đòi thi mổ bụng với người đó.
Tôn Hành Giả tâu rằng:
– Bần tăng không hay ăn đồ nấu đã lâu, hôm trước bị ông già kia ép ăn đồ lạt, mấy bữa rày trong bụng ngầm ngầm. Nay sẳn dịp này, tôi mượn gươm Bệ Hạ mà mổ ra rửa ráy cho sạch sẽ; đặng đi qua Tây Phương.
Nói rồi đi lại chỗ pháp trường, ngồi dựa cây trụ mở nút áo bày bụng ra.
Tả đao trói lại. Tôn Hành Giả nói:
– Ðừng trói tay, để ta rửa ruột.
Tả đao y lời cầm gươm mổ bụng.
Tôn Hành Giả sành soạn gan ruột một hồi, rồi khoanh lại như cũ. Thổi bụng một cái biểu triến, thiệt liền lại như xưa.
Tả đao hoảng hồn Tôn Hành Giả bước vào bên điện.
Khi ấy vua Xa Trì hãi kinh, đưa điệp nói rằng:
– Thánh tăng lãnh điệp đi Tây Phương kẻo trễ bây giờ.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Ấy là tiểu sự không vội chi, Nhị quốc sư phải đi mổ bụng.
Vua Xa Trì nói:
– Chuyện này không can chi tới trẫm, tại Quốc Sư thách đố, tới phiên thời phải đi. Lộc Lực nói:
– Bệ Hạ đừng lo, bề nào tôi cũng không thua mà sợ.
Nói rồi đi lại pháp trường.
Tả đao cũng mổ bụng như Hành Giả.
Lộc Lực gan sắp ruột, cầm giởn săm soi.
Còn Tôn Hành Giả cũng nhổ lông hóa hình giả, xuất thần hóa ra con ó đói, bay xuống thỉnh chùm ruột bay mất, không biết đem đi xứ nào!
Khi ấy Lộc Lực còn bụng không, máu ra lai láng.
Tả đao coi lại là thấy con nai trắng, quan Giám sát kinh hãi vào tâu lại, vân vân.
Vua Xa Trì thất sắc phán rằng:
– Nhị Quốc Sư sao lại hóa ra bạch lộc!
Tam quốc sư Dương Lực tâu rằng:
– Anh tôi thác thì thôi, sao lại hiện ra hình thú! Rõ ràng Hòa Thượng dùng phép mị mà làm nhục chúng tôi, xin báo thù sư huynh cho đặng.
Vua Xa Trì phán rằng:
– Tam Quốc Sư có phép chi mà báo thù?
Dương Lực nói:
– Tôi thi tắm dầu sôi với nó, ai dỡ thì chết, bởi tôi có phép giữ mình.
Vua Xa Trì nói:
– Tam Quốc Sư đòi thi nấu dầu với Hòa Thượng.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Như vậy tôi cám ơn lắm. Vì không tắm hơn mấy bữa rày, sẳn dịp rửa mình cho sạch cho luôn thể.
Vua Xa Trì truyền chỉ chụm lửa vạc dầu sôi trào lên.
Tôn Hành Giả chắp tay hỏi rằng:
– Chẳng hay tắm văn hoặc là tắm võ?
Vua Xa Trì phán hỏi:
– Tắm văn làm sao? Tắm võ làm sao?
Tôn Hành Giả tâu rằng:
– Tám văn thì để quần áo, nhảy vô vạc dầu rồi nhảy ra, nếu quần áo vấy một chút dầu cũng thua. Còn tắm võ thì cổi trần truồng, nhảy vào chảo dầu lặn hụp mà tắm.
Khi ấy vua Xa Trì ngẩm nghĩ hỏi:
– Tam Quốc Sư muốn cách nào?
Dương Lực tâu rằng:
– Tắm văn e nó có tẩm thuốc trong quần áo, chi bằng tắm võ hay hơn.
Tôn Hành Giả bái và thưa rằng:
– Xin tha tội vô lễ.
Nói rồi lại gần vạc dầu, cổi quần nhảy vào lặn hụp.
Còn Bát Giới ngó thấy vậy, liền cười và nói nhỏ với Sa Tăng rằng:
– Không dè con khỉ ốm có tài có phép.
Tôn Hành Giả nghe không rõ, nên sanh nghi, nghĩ rằng:
– Chắc là Bát Giới cười mình trần truồng mà làm khỉ. Như vậy thì: Khéo càng cực khổ, vụng đặng thanh nhân, mình cứ chịu hiểm nghèo, nó bất tài chừng nào thì càng sung sướng chừng nấy! Ðã không biết thương công khó nhọc, lại kiêu ngạo chê cười. Ðể ta chó nó khóc một chuyến.
Nghĩ rồi lặn xuống biến ra một cái đinh nhỏ, hèn lâu chẳng trồi lên.
Quan Giám sát vào tâu rằng:
– Hòa Thượng bị dầu sôi đã rục!
Vua Xa Trì truyền đem đồ xóc thịt, vớt xương coi thử thể nào.
Quan Giám sát truyền đem rổ sắt có cán vớt hoài, mà không có xương xóc chi hết.
Khi ấy quan Giám sát vào tâu lại rằng:
– Hòa Thượng nhỏ xương đà tiêu hét, vớt hoài không có vật chi.
Vua Xa Trì truyền trói ba sãi lại.
Quan Hiệu úy thấy bộ Bát Giới dữ dằn, sợ phải phá nhào trói trước.
Tam Tạng kinh hãi tâu rằng:
– Xin Bệ Hạ dung cho tôi một giờ. Vì học trò đi theo, công khó bấy lâu nhiều lắm. Nay thua Quốc Sư mà chết trong chảo dầu, tôi lẽ nào tham sống. Nhờ Bệ Hạ cho tôi một chén cơm, và một bát nước, đến vạc dầu tôi tế nửa giờ, gọi là đủ nghĩa thầy trò, rồi tôi sẽ chịu tội.
Vua Xa Trì y tấu, và khen rằng:
– Người nước Trung Nguyên ở có nghĩa.
Nói về Tam Tạng lãnh cơm nước, đến bên vạc dầu khóe và kêu rằng:
– Ðồ đệ Tôn Ngộ Không ôi! Xin vong hồn hiển linh, hưởng cơm nước và chứng lời văn tế. Nói rồi quì xuống khóc và đọc rằng:
Từ hết hung hăng chịu phép hiền,
Giúp ta mấy lúc nặng ơn chàng.
Những lăm chung dạ noi đường tía,
Ai ngỡ riên thân xuống suối vàng.
Sống quyết cầu kinh chi nại nhọc,
Thác còn tưởng phật mới là an.
Linh hồn theo dỏi xa muôn dặm,
Làm quỷ cũng về cực lạc phang.
Khi ấy Sa Tăng ở sau lưng Tam Tạng, còn võ sĩ áp nằm tay Bát Giới kéo đứng dựa vạc dầu.
Bát Giới thấy thầy đọc thơ điếu rồi, lại khóc than thảm thiết.
Bát Giới nổi giận thưa rằng:
– Ấy là thầy làm thơ điếu có phải văn tế đâu.
Sa hòa thượng, ngươi bưng cơm nước dưng lên, đặng ta tế sư huynh một độ.
Sa Tăng vưng lời, Bát Giới quì dựa vạc dầu đọc râm rằng:
Hởi ôi!
Xưa những làm hung,
Nay đà chết tốt.
Tuốt luốt chức Mã Ôn,
Rụi mịn đời khỉ đột.
Lửa cháy phải tan gân,
Dầu sôi tiêu tới cốt.
Rủ rồi vậy mới êm,
Lặn sao không biết ngộp.
Số vắn vỏi trời ôi!
Nói dông dài ảnh nột.
Ôi!
Bật Mã Ôn có linh,
Xin hưởng tô cơm sốt.
Tôn Hành Giả ở trong vạc dầu, nghe Bát Giới nhiếc mắng, chịu không đặng, tức mình hiện hình đứng dậy mắng rằng:
– Thằng xốc hèm, mi tế ai đó?
Tam Tạng mừng rỡ kêu lớn rằng:
– Ðồ đệ ôi! Báo hại thầy hết hồn hết vía! Bá quan văn võ trứơc khi nghe Bát Giới đọc văn tế thì cười vang, nay thấy vậy hãi kinh mọc ốc!
Ðồng tâu rằng:
– Hòa Thượng ốm không chết còn đứng sững nói chuyện trong vạc dầu.
Quan Giám sát sợ mình mang tội khi quân, liền quì tâu rằng:
– Thiệt là chết rục rồi, bởi nhằm ngày độc nên Hòa Thượng hiện hồn làm quỷ.
Tôn Hành Giả nghe nói nổi nóng, nhảy ra lấy thiết bãng đập quan Giám sát nát thây, mà hỏi rằng:
– Ta chết bao giờ mà nói ta thành quỷ.
Võ sĩ thất kinh, mở trói cho Bát Giái.
Còn bá quan văn võ sợ đập bất tử, đồng quỳ lạy luôn luôn.
Tôn Hành Giả xách thiết bãng xốc lại.
Vua Xa Trì bước xuống ngai.
Tôn Hành Giả níu vua Xa Trì lại mà nói rằng:
– Chạy đâu cho khỏi? Biểu Tam Quốc Sư nhảy vô vạc dầu thì yên.
Vua Xa Trì run lập cập mà phán rằng:
– Tam Quốc Sư ôi! Ði tắm cho mau, kẻo để Thánh tăng đánh trẫm.
Dương Lực đại tiên cũng làm y như Tôn Hành Giả, nhảy vào tắm rửa trong vạc dầu, Tôn Hành Giả rờ thử mà coi, dầu lạnh như nước, nghĩ thầm rằng:
– Chắc là con rồng nào hiện vào đây mà bảo hộ nó.
Liền nhảy lên mây niệm chú, thâu Bắc Hải Long Vương đến mắng rằng:
– Con cá trạch khốn nạn, vô vạc dầu mà trợ đạo sĩ làm chi?
Bắc hải Long vương nói:
– Không phải anh em chúng tôi đâu! Bởi nó có phép ngũ lôi, nên luyện nhiều phép. Hai đứa anh nó học phép chặt đầu mổ bụng tại núi Tiêu Mạo, còn nó luyện con lãnh long là rồng lạnh theo hộ, để tôi bắt con rồng ấy, thì linh dương rục xương.
Tôn Hành Giả biểu thâu lập tức.
Khi ấy Bắc hải Long vương tàn hình hóa gió, bay đến vạc dầu, thâu lãnh long về biển.
Dương Lực chới với trong chảo dầu nhảy ra không đặng, ngã ngửa chết tươi, giây phút còn xương hết thịt.
Quan coi việc ấy vào tâu rằng:
– Quốc Sư thứ ba tiêu hết thịt rồi.
Vua Xa Trì than khóc buồn rầu, rồi đọc bài thơ điếu:
Quan dân và các sãi đồng đưa khỏi thành mới trở lại.
Ngày kia đến mùa thu, thầy trò đi đến tối, Tam Tạng dừng ngựa hỏi rằng:
– Ðồ đệ, m bây giờ tính ngủ ở đâu?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Trời có trăng xin thầy đi rán một đồi nữa, hoặc may gặp nhà ngủ nhờ.
Tam Tạng y lời, đi gần hai dặm, ngó thấy sóng bủa trắng đằng trước, sông rộng minh mông.
Bát Giới nói:
– Thôi rồi còn đường đâu mà đi nữa.
Sa Tăng nói:
– Coi bộ cái sông cản ngang lớn lắm!
Tam Tạng hỏi:
– Không biết sông lớn chừng mấy dặm?
Bát Giới nói:
– Không biết, không biết, tôi coi bộ nó rộng lắm, ngó chẳng thấy bờ.
Hành Giả nói:
– Ðể ta thử coi thể nào.
Nói rồi nhảy lên mây ngó xuống, thấy minh mông như biển, liền nhảy xuống thưa rằng:
– Thầy ôi! Sông rộng lắm, con mắt tôi ban ngày coi xa tới một ngàn dặm, ban đêm coi thấu tám trăm. Mà bây giờ không thấy mé, nên chẳng biết lớn bao nhiêu.
Tam Tạng nói:
– Bây giờ biết tính sao?.
Khi ấy Sa Tăng nói rằng:
– Giống chi đen đen trước mặt coi giống người ta.
Hành Giả nói:
– Ấy là cái bia dựng mé sông cái, trên bia có ba chữ Thông thiên hà, dưới có hai hàng chữ rằng: – Kinh quá bát bá lý. Kim cô thiểu nhơn hành, xin thầy đi lại cho mau.
Tam Tạng thấy bia, càng thêm thảm thiết Bát Giới thưa rằng:
– Thầy ôi, tiếng chuông mõ gần đây, chắc là có đám chi đó? Thầy trò mình tìm vào lo bỏ bụng ba miếng, mai sẽ kiếm ghe qua sông xong hơn.
Tam Tạng giục ngựa đi tẽ qua bãi cát. Thấy xóm ấy gần năm trăm cái nhà.
Tam Tạng thấy ngoài cửa ngõ đàng kia dựng cây phướn trong nhà hương thắp đèn chong.
Tam Tạng lại gần có ông già mang xâu chuổi lần, miệng niệm phật, và đi đóng cửa. Tam Tạng chắp tay bái xuống, ông già ấy đáp lễ và nói rằng:
– Thầy đi trễ quá! Phải chi đi sớm một chút, thì đã đặng chia phần chai tăng. Mỗi phần: Ba tô cơm khô, một cây vải trắng, và mười đồng tiền điếu, lại ngồi mâm cao cổ đầy. Thầy để trể chia rồi mới tới.
Tam Tạng nói:
– Tôi không phải đi chai tăng. Thiệt là Hòa Thượng nước Ðại Ðường vưng chỉ đi thỉnh kinh, lỡ bước xin vào tá túc.
Ông già ấy khoát nói rằng:
– Thầy tu hành chẳng nên vọng ngữ! Từ Ðại Ðường qua đây năm muôn bốn ngàn dặm, thầy đơn thân độc mã, đi sao cho tới đây?
Tam Tạng đáp rằng:
– Ông nói phải lắm, tôi nhờ có ba đứa đồ đệ bảo hộ đến đây.
Ông già nói rằng:
– Sao không biểu ba thầy ấy vào đây mà nghỉ!
Tam Tạng ngó ngoái lại kêu lớn rằng:
– Bớ đồ đệ vào đây mà nghĩ!
Ba người nghe kêu, đồng đi xốc vô vửa ngõ.
Ông già ấy bò càn và la lớn rằng:
– Có yêu tới, có yêu tới!
Tam Tạng đỡ dậy nói rằng:
– Xin ông đừng sợ, không phải yêu quái, thiệt là học trò tôi.
Ông già ấy run và nói rằng:
– Thầy lịch sự như tiên, sao kiếm học trò như quỷ?
Tam Tạng nói:
– Tuy là xấu mặt, mà có phép trừ tà.
Ông già ấy dắt thầy trò Tam Tạng vào nhà khách, thấy các sãi đương gõ mõ tụng kinh, mấy sãi ấy day ra thấy ba người xốc vô, thất kinh hồn vía.
Các sãi lăn ra lục cục, bò càn hết không còn một sãi.
Khi ấy ba anh em thấy chuyện dị kỳ, đồng cười hả hả.
Tam Tạng mắng rằng:
– Chúng bây vô lễ lắm, đi vào nhà không biết khuôn phép, làm cho ông chủ thất kinh, lại phá đám mấy thầy bỏ việc tụng kinh mà chạy hết. Phải là tội ấy về ta chăng, vì dạy học trò không nghiêm nghị.
Ba anh em biết lỗi làm thinh.
Ông già ấy mới tin thiệt là đệ tử, liền nói rằng:
– Không hề chi, việc cũng đã mãn rồi, còn tụng kinh thêm chút đỉnh.
Nói rồi bảo gia tướng thắp thêm đèn đuốc, gia tướng đem đèn ra, ngó thấy ba anh em dị tướng, chúng nó và chạy và la:
– Có yêu, có yêu!.
Khi ấy có một ông chủ nhà nữa, chống gậy ra hỏi rằng:
– Yêu ma ở đâu, nữa đêm dám tới nhà lương thiện?
Ông già hồi nảy đứng dậy nói rằng:
– Thưa đại ca, ba ông ấy chẳng phải là ma, thiệt là đệ tử của Hòa Thượng này, ở Ðại Ðường đi thỉnh kinh bên Phật, tuy tướng dữ mà lòng lành.
Ông chủ nhà nghe nói buông gậy chào hỏi.
Lủ gia tướng thấy ba người ấy nói chuyện với chủ nhà, chúng nó mới hết sợ.
Chủ nhà truyền dọn cơm chay thết đải.
Khi cơm nước xong xả, Tam Tạng hỏi thăm ông chủ nhà họ chi?
Ông chủ nhà nói:
– Tôi họ Trần.
Tam Tạng nói:
– Ðồng tông với tôi đó.
Nói rồi hỏi rằng:
– Ông làm đám chi hồi nảy?
Ông chủ nhà nói:
– Làm siêu độ trước mới rồi.
Bát Giới nghe nói cười rằng:
– Thuở nay tôi nghe nói tế sống mà chưa thấ, bây giờ mới gặp đám cầu siêu trước! Hai ông già ấy hỏi rằng:
– Bốn thầy thỉnh kinh sao không đi thẳng, ghé vào đây chẳng là tréo đường?
Tôn Hành Giả nói:
– Thầy trò tôi đi đường ngay, bị sông cái cản ngang nên phải quẹo. Phần lại trời tối, nên kiếm chỗ ngũ nhớ.
Hai ông già hỏi rằng:
– Bốn thầy thấy giống chi dựa mé sông chăng?
Tôn Hành Giả đáp rằng:
– Có thấy một cái bia đá mà thôi
ng chủ nhà nói:
– Ði cách bia ấy qua phía bên kia chừng một dặm đàng có cái miểu Linh Cảm đại vương. Thầy không ngó thấy sao?
Tôn Hành Giả nói:
– Tôi chưa ngó thấy. Chẳng hay làm sao mà gọi là Linh Cảm?
Hai ông ấy khóc mà nói rằng:
– Ðể tôi nói chuyện ông thần ấy cho mà nghe:
Hiền hích một phương nên miểu vỡ,
Oai linh ngàn dặm hộ lê dân,
Thường năm mưa móc mùa màng nhuận,
Ðòi thuở mây lành làng xóm mừng.
Tôn Hành Giả lấy làm lạ hỏi rằng:
– Như vậy là tử tế lắm, ông còn than thở làm sao?
Ông ấy dặm chơn đấm ngực mà nói rằng:
Tuy có ơn mà oán cũng nhiều.
Bằng không ơn oán để cho người,
Mỗi năm cúng tê đồng Nam Nữ,
Chẳng phải thần linh, thiệt quỷ trời.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Mỗi năm phải tế đồng nam và đồng nữ sao?
Ông già ấy nói:
– Phải.
Tôn Hành Giả nói:
– Ăn con người ta như vậy, sao gọi là thần. Trong thế năm nay tới phiên ông tế, nên mới khóc than?
Ông già ấy nói:
– Tôi ở đây tuy xa, song còn thuộc nước Xa Trì, chốn này gọi xóm Trần gia, năm nay tới phiên tôi cúng. Phàm phiên ai thì phải dùng đồng nam đồng nữ, và dê heo lễ vật tế thần, thì thần phò hộ đặng mùa màng, bằng không chắc phải bị bão lụt chết hết.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Ông đặng mấy người con trai?
Ông già ấy ôm bụng mà nói rằng:
– Tôi có con trai ở đâu! Tôi là Trần Trừng, sáu mươi ba tuổi, có một đứa con gái nên tám, gọi là Nhứt xứng Kim. Còn người này là em ruột tôi, tên Thanh, năm mươi tám tuổi, có một đứa con trai lên bảy, gọi là Trần Quang Bảo. Anh em tôi có một trai và một gái, đến lệ năm nay phải đem hai đứa nó mà tế thần. Bởi thương con nên làm siêu độ trước.
Tam Tạng nghe nói, cảm động khóc rằng:
– Lời xưa nói không lầm! Mai vàng chưa rụng, mai xanh rụng, trời khuấy làm chi kẻ ít con.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Xin thầy đừng than thở làm chi, để tôi hỏi thăm chủ nhà một chuyện.
Nói rồi hỏi rằng:
– Chẳng hay sự nghiệp của ông lớn hay nhỏ?
Hai ông ấy đáp rằng:
– Anh em tôi cũng có chút đỉnh vài trăm khoảnh ruộng, chín chục miếng thổ cư, lúa trử năm này qua năm kia, ăn không hết để thành trầm mể, đồ y phục chẳng thiếu chi. Còn bạc vàng cũng dư dã.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Hai ông nhờ có một phép hà tiện trên đời, nên mới đặng giàu như vậy!
Hai ông ấy hỏi:
– Sao thầy biết anh em chúng tôi hà tiện?
Hành Giả nói:
– Nếu hai ông không hà tiện, thì liều vài trăm lượng bạc, mua đồng nam đồng nữ mà thế mạng cho con. Nghĩ nào tiếc bạc tiếc tiền, mà chịu liều con liều cháu.
Hai ông ấy nghe nói, đồng khóc mà than rằng:
– Thầy ôi! Bởi thầy chưa rõ, chớ chúng tôi không phải lấy thân mà che của đâu! Vì Linh Cảm đại vương hay đến xóm tôi lắm, nên làm dối không đặng, mới chịu phép như vầy!
Tôn Hành Giả hỏi:
– Hai ông thấy hình dạng ra thể nào?
Hai ông ấy nói:
– Thiệt không thấy hình, hễ nghe một trận gió thơm, thì biết đại vương tới, nội nhà đồng hương đèn mà lạy mừng. Ngài biết tới ngày sanh tháng đẻ từ đứa con, trong nhà có mấy cái chén, mấy cái muỗng, ngài cũng biết hết! Huống chi có hai đứa nhỏ, mà tráo đặng hay sao? Ðừng nói dối ba trăm lượng là nhiều, dầu mấy muôn mấy ngàn lượng mua cũng không đặng đứa giống diện mạo con mình, và hiệp ngày sanh tháng đẻ.
Tôn Hành Giả nói:
– Như vậy thì đem lịnh lang ra đây xem thử!.
Khi ấy Trần Thanh vào đem con là Trần Quang Bảo ra, thằng nhỏ còn khờ không biết sự sống thác, bọc trái cây trong hai tay áo rộng, nhảy múa trước đèn, và lấy trái cây ra miệng nhai ngổm ngỏam!
Tôn Hành Giả niệm chú, biến ra Trần Quang Bảo, như một không sai.
Coi như hai đứa song thai, nắm tay nhau giởn múa.
Còn Trần Thanh xem thấy như vậy, thì kinh hãi quỳ lạy thưa rằng:
– Lão gia biến thành con tôi, tôi sợ mất phước xin hiện lại nguyên hình.
Tôn Hành Giả lấy tay vuốt mặt mình, rồi hiện hình lại.
Trần Thanh lạy và khen rằng:
– Thiệt lão gia thần thông quãng đại!
Tôn Hành Giả cười mà hỏi rằng:
– Thiệt là giống in, không sai một mãy!
Tôn Hành Giả hỏi:
– Ước như hình hồi nảy đem tế đặng hay không?
Trần Thanh thưa rằng:
– Nếu có người như vậy, bán bạc ngàn tôi cũng mua, lo chi thế không đặng?
Tôn Hành Giả nói:
– Vậy thì ta thế cho Trần Quang Bảo, đem tế đại vương, để lịnh lang ở đời mà nối việc hương lửa.
Trần Thanh lạy tạ ơn và thưa rằng:
– Nếu lão gia từ bi mà cứu con tôi đặng. Tôi xin dựng một ngàn lượng bạc cho đại lão gia làm phí lộ đi thỉnh kinh Tây Phương.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Sao không đền ơn cho ta?
Trần Thanh thưa rằng:
– Lão gia đã bị thế mất rồi còn đâu mà đền ơn.
Tôn Hành Giả nói:
– Làm sao mà mất?
Trần Thanh thưa rằng:
– Nếu lão gia đi tế thế cho con tôi, thì bị đại vương ăn rồi, làm sao mà còn đặng? Tôn Hành Giả nói:
– Nó dám ăn ta ở đâu
Trần Thanh thưa rằng:
– Có lẽ nào chê tanh mà không dụng!
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Ðâu đều có số mạng đó. Nếu ta vô phước bị nó ăn thịt thì thôi. Bằng còn sống trở về thì ông đền ơn riêng bao nhiêu phải nói trước?
Trần Thanh lạy tạ thưa rằng:
– Như lão gia biến hóa về đặng, thì tôi đền ơn riêng năm trăm lượng.
Còn Trần Trừng không lạy tạ chi hết, cứ ngồi dựa bình phong mà khóc ròng.
Tôn Hành Giả thấy vậy, lại nắm tay hỏi rằng:
– Hay là ông tiếc lĩnh ái lắm sao?
Trần Trừng quỳ lạy thưa rằng:
– Tôi có một đứa con gái nên thương quá! Tuy nhờ ơn lão gia cứu cháu tôi. Còn tôi nghĩ đến con nhỏ tôi, càng thêm chua xót; ước như nó khôn lớn, tôi mản phần nó cũng khóc mùi, nghĩ đến cũng mũi lòng, nên đau ruột lắm!
Tôn Hành Giả nói:
– Không hệ gì đâu, ông bảo gia tướng nấu một chảo đụng cơm, và dọn đồ chay cho tử tế, đãi thầy mỏ dài một bữa cho xứng đáng, tôi sẽ bảo biến làm lịnh ái, đem đi tế đại vương, cũng làm phước như tôi luôn thể.
Bát Giới nghe nói kinh hãi, ré lớn rằng:
– Anh đừng ỷ tài mà kéo tôi vô cửa tử. Thôi, thà tôi nhịn đói, chớ ăn no một bữa mà chết thì ích gì.
Tôn Hành Giả nói:
– Lời ngạn ngữ rằng: Kê nhi bất ngật vô công chi thực. Rất đỗi con gà còn chẳng chịu ăn không thay, nên đứng trên đống lúa, đống gạo cũng phải bươi cho nó công khó. Huống chi bốn thầy trò ta khi mới vào, ông chủ nhà thiết đãi cơm nước, lẽ nào không ra sức mà cứu sự hoạn nạn của người!
Bát Giới nói:
– Anh ôi! Tôi biến hóa như anh không đặng!
Tôn Hành Giả nói:
– Sư đệ biến hóa ba mươi sáu cách, sao gọi rằng không?
Tam Tạng nghe nói liền bảo rằng:
– Ngộ Năng, sư huynh ngươi nói phải lắm, cứu người một mạng sống, hơn lập bảy cảnh chùa. Một là tạ ơn đãi đàng, hai là làm phước luôn thể. Anh em ra sức một phen.
Bát Giới thưa rằng:
– Tôi biến ra núi, ra cây, ra đá, hoặc là người thô tục, hoặc trâu nước, tượng, tây mà thôi, chớ biến làm con gái nhỏ không giống.
Tôn Hành Giả nói:
– Ông hãy đem lịnh ái ra đây xem thử.
Trần Trừng mừng rỡ, vào bồng Nhứt Xứng Kim đem ra. Nội nhà đồng lạy Hòa Thượng mỏ dài, xin cứu làm phước.
Khi ấy Bát Giới thấy con nhỏ dung nhan xinh tốt, mặc đồ huê mỹ, ngồi ăn trái cây. Bát Giới nói:
– Khó quá! Khó quá!
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi, sư đệ biến làm con nhỏ ấy, mà đi tế cho rồi!
Bát Giới nói:
– Nhỏ nhít như vầy, tôi biến làm sao cho giống!
Tôn Hành Giả hối rằng:
– Biến cho in lập tức, nếu để lâu thì phải đòn!
Bát Giới hoảng kinh, dùn mình biến đại, coi giống mặt mày hết thảy, song mập bằng hai!
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Biến nữa cho in, nếu lôi thôi thì bị đánh!
Bát Giới nói:
– Thôi, anh đánh mấy roi thì tôi chịu, chớ biến không đặng nữa, biết rán làm sao? Tôn Hành Giả cười rằng:
– Mặt con gái mà vóc vạc đờn ông, coi làmsao cho đặng! Thôi, ngươi niệm chú biến nữa ta giúp sức cho.
Nói rồi thôi trên mình Bát Giái, coi nhỏ thò như Nhứt Xưng Kim.
Ai nấy đồng khen phép lạ.
Tôn Hành Giả bảo rằng:
– Hai ông truyền cho hữu quyến: Hãy đem lịnh lang, lịnh ái giấu đi. Phải dỗ đừng cho khóc, sợ đại vương hay đặng khó lòng! Còn việc cúng tế làm sao, cắt nghĩa cho chúng ta rõ. Ðể sống trói lại mà tế, hay là luộc, hoặc quay, thì phải nói trước.
Bát Giới nói:
– Anh đừng bày đặt hại tôi chết ra nhiều kiếp! Cái lời ấy Tôn Hành Giả hỏi thiệt, mà Bát Giới tưởng nói ngạo mình.
Trần Thành thưa rằng:
– Không động phạm chi hết, để hai vị khiêng vào miểu mà thôi.
Tôn Hành Giả khen rằng:
– Phải thế lắm, phải thế lắm! Vậy thì khiêng thử một hồi.
Trần Trừng y lời, truyền tám đứa gia tướng đem bàn độc và mâm sơn ra, bốn đứa khiêng một ghế, đi giáp vòng nhà rồi để xuống. Tôn Hành Giả cười rằng: – Như vậy thì anh em ta có phước lắm!
Bát Giới nói:
– Nếu khiêng đi chỗ này qua chỗ kia rồi thĩnh về, dầu sáng đêm cũng vô sự. Sợ chúng nó khiêng ngay vào miểu thì bị ăn tươi nuốt sống chớ chẳng phải chơi đâu! Tôn Hành Giả nói:
– Nếu như nhát gan, hễ thấy nó nhai ta thì ngươi chạy trước.
Bát Giới nói:
– Như nó ăn đồng nam trước, anh không dặn tôi cũng chạy ngay. Sợ nó ăn đồng nữ trước, thì chạy đâu cho khỏi.
Trần Trừng nói:
– Thường năm đi tế, có người dạn gan rình sau miểu mà coi, lần nào cũng ăn đồng nam trước.
Bát Giới mừng rỡ nói rằng:
– Như vậy thì may cho tôi lắm!.
Xãy nghe tiếng mã la gióng trước cửa inh ỏi, ngó ra đèn đuốc sáng lòa. Có tiếng kêu rằng:
– Khiêng đồng nam, đồng nữ ra đây, đi tế thần cho mau! Ấy là mấy người ở xứ đó. Trần Trừng, Trần Thanh cất tiếng khóc vang, lữ gia tướng khiêng hai bàn độc ra trước.
Khi ấy người xóm Trần gia đem phụ thêm heo dê trâu bò làm lễ cúng. Khiêng đồng nam đồng nữ để giữa miểu, còn tam sanh, là đồ tế phụ, để hai bên.
Các người đồng rót rượu lạy mà vái rằng:
– Ngày này tháng này năm nay, về phần xóm Trần gia cúng tế. Tín chủ là Trần Trừng, Trần Thanh, dưng đồng nam là Trần Quang Bảo, đồng nữ là Nhứt Xưng Kim, và lễ tam sanh y số. Xin đại vương gia gia hưởng dụng, cho xứ tôi gió hòa mưa thuận, ruộng rẫy đặng mùa.
Vái rồi đốt vàng bạc giấy tiền, đều lui về hết.
Còn Tôn Hành Giả và Bát Giới ở lại, ngó thấy trên bàn án có bài vị chữ vàng, đề rằng:
– Linh Cảm đại vương chi thần.
Bát Giới nói:
– Họ về hết rồi, anh em mình cũng nên trốn cho rảnh.
Tôn Hành Giả nói:
– Bây giờ trốn đi đâu?
Bát Giới nói:
– Trốn về nhà Trần gia mà ngủ.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Thằng điên nói xàm hoài! Mình đã hứa giúp người ta, lẽ nào lại trốn?
Bát Giới nói:
– Vậy chớ anh khôn lắm sao, lại mắng tôi là thằng điên. Chuyện này nói gạt nó mà thôi, lẽ nào làm thiệt như vậy!
Tôn Hành Giả nói:
– Hễ làm ơn thì làmơn cho trót, giúp người phải giúp tới nơi. Ðể cho đại vương hưởng dụng, mới là trọn thỉ chung. Nếu không thì nó làm tai hại cho muôn dân, cũng như không giúp, như vậy thì để hai đứa nhỏ chết hãy còn khá hơn, làm chi cho lỡ dỡ.
Xảy nghe gió thổi vo vo.
Bát Giới nói:
– Không xong rồi! Trận gió này chắc là nó tới nhậm lễ.
Tôn Hành Giả nói:
– Ngươi cứ làm thinh hoài, để ta nói chuyện với nó.
Kế con yêu tới chận cửa miểu mà hỏi rằng:
– Lệ này nhà nào tế?
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Thưa, xóm Trần gia hai nàh đầu xóm là Trần Trừng và Trần Thanh dưng lễ cúng.
Con yêu ấy là Linh Cảm đại vương, nghe đồng nam trả lời như vậy, thì lấy làm lạ, nghĩ rằng:
– Thằng nhỏ này ăn nói chẩm hẩm quá! Thường năm, mình hỏi một tiếng, chúng nó đã thất thanh. Hỏi lần thứ nhì chúng nó đã mất vía, tới nắm cổ dở lên thì đã chết cứng. Sao năm nay đồng nam cười nói như thường?
Nghĩ rồi hỏi rằng:
– Ðồng nam và đồng nữ, tên họ là chi?
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Ðồng nam là Trần Quang Bảo, đồng nữ là Nhứt Xưng Kim.
Linh Cảm đại vương nói:
– Lệ tế đồng nam đồng nữ là sự thường. Nay ta ăn thịt chúng bây, nói cho mà biết. Tôn Hành Giả cười rằng:
– Lẽ nào dám cự! Xin đại vương thẳng thằng mà dùng.
Linh Cảm đại vương sanh nghi, không dám bắt, giăng tay chân của miểu mà nạt rằng: – Ngươi đừng nói nhiều chuyện. Ta thuở nay trước dụng đồng nam, bây giờ ta ăn đồng nữ trước.
Bát Giới hoảng kinh, nói rằng:
– Xin đại vương ăn theo lệ thường, chẳng nên trái phép!
Linh Cảm đại vương không y lời, giơ tay chụp đồng nữ.
Bát Giới nhảy đại xuống đất, hiện hình xách cào cỏ đập đùa! Trúng nhằm giáp Linh Cảm đại vương.
Linh Cảm đại vương thất kinh chạy hoảng.
Tôn Hành Giả hiện nguyên hình, coi thấy Bát Giới đập nhằm con yêu rớt hai cái vảy giáp, là vảy cá.
Khi ấy hai anh em rượt theo con yêu ấy tới trên mây.
Linh Cảm đại vương đi tay không nên chẳng dám cự, liền cất tiếng hỏi rằng:
– Các ngươi là Hòa Thượng ở đâu, sao dám gạt ta như vậy?
Tôn Hành Giả nói:
– Chúng ta là đệ tử Ðường Tăng tại Ðông đô, vưng chỉ qua Tây Phương thỉnh kinh. Hồi hôm ngụ tại Trần gia nói có yêu quái xưng hiệu Linh Cảm đại vương hại lê dân mỗi năm phải tế đồng nam đồng nữ. Nên chúng ta cảm động, quyết trừ quái dữ mà cứu dân lành. Ngươi phải cứ thiệt khai ngay: Xưng vương đã mấy năm, ăn hết bao nhiêu đồng nam đồng nữ; thường cho y số, chúng ta sẽ tha tội chết cho ngươi.
Linh Cảm đại vương nghe nói kinh hãi, chạy nữa.
Bát Giới đập hụt một Ðinh ba.
Linh Cảm đại vương nhảy xuống sông lặn mất.
Tôn Hành Giả nói:
– Chẳng theo chi cho mệt, chắc nó loài thủy quái dưới sông này, nên mới tróc giáp thanh vẫy cá. Mai sẽ làm phép bắt nó đưa sư phụ qua sông.
Nói rồi anh em trở lại miểu, khiêng các lễ vật đem về nhà họ Trần.
Khi ấy Trần Trừng, Trần Thanh đương đàm đạo với Sa Tăng, Tam Tạng.
Xảy thấy Tôn Hành Giả và Bát Giới khiêng lễ vật về nhà.
Tam Tạng hỏi:
– Việc cúng tế ra thế nào?
Tôn Hành Giả thuật chuyện lại.
Trần Trừng, Trần Thanh mừng rỡ, truyền dọn phòng cho hai sãi nghỉ ngơi.
Còn Linh Cảm đại vương về thủy động ngồi làm thinh, mặt mày xui xị.
Các bộ hạ là loài thủy tộc đồng hỏi thăm rằng:
– Thường niên đại vương đi hưởng lệ này, trở về vui vẻ. Sao năm nay lại có sắc buồn?
Linh Cảm đại vương nói:
– Thường năm ta hưởng lệ cúng, rồi đem vật tế dư về chia bác cho chúng bây. Kỳ này ta chẳng đặng hưởng chút nào, bị đứa hung hăng, thiếu chút nữa không toàn tánh mạng!
Thủy tộc nói:
– Chẳng hay kẻ nghịch với đại vương là ai đó?
Linh Cảm đại vương nói:
– Nay bị hai người đệ tử thầy Tam Tạng, giả làm đồng nam đồng nữ mà gạt ta. Xuất kỳ bất ý chúng hiện nguyên hình hỗn chiến, ta giỏi lắm mới còn sống mà về đây. Bấy lâu ta nghe đồn thầy Tam Tạng tu đã mười đời, nếu ăn một miếng thịt nó thì sống ngàn tuổi. Không dè nó có học trò hay qua, làm ta mất phần thực, lại xấu tiếng hư danh. Biết làm sao mà ăn thịt Tam Tạng cho đặng.
Trong bọn thủy tộc có nàng mặc áo rắn, là Khuyết Bà cười mà thưa rằng:
– Ðại vương muốn bắt Tam Tạng cũng chẳng khó, không biết đại vương đặng thịt quý, có chịu cho tôi hưởng cùng chăng?
Linh Cảm đại vương nói:
– Nếu ngươi bày mưu kế chi mà bắt đặng Tam Tạng, thì ta kết nghĩa anh em với ngươi; đồng ăn chung một tiệc.
Khuyết Bà thưa rằng:
– Tôi biết đại vương có phép làm mưa làm gió, thêm tài vượt biển vượt sông. Song chưa biết đại vương làm tuyết đặng không. Xin cho tôi rõ?
Linh Cảm đại vương nói:
– Ta làm tuyết như thường.
Khuyết Bà hỏi rằng:
– Mà Ðại vương làm cho nước đặc thành già đặng chăng?
Linh Cảm đại vương nói:
– Khó gì mà làm không đặng?
Khuyết Bà vỗ tay cười rằng:
– Như vậy thì dễ lắm!
Linh Cảm đại vương hỏi:
– Làm sao mà bắt Tam Tạng?
Khuyết Bà thưa rằng:
– Ðêm nay canh ba sẳn trời lạnh, Ðại vương làm tuyết sa xuống cho nước đặc cả sông. Chúng tôi hóa thành hình bộ hành, đi qua đi lại trên giá. Kẻ che dù người mang gói đi trước cửa Trần gia, lớp cỡi ngựa, lớp ngồi xe, làm giục lòng Tam Tạng. Chắc là các sãi thấy người ta đi ngang trên giá, thì nóng việc thỉnh kinh cũng đi theo. Ðại vương đợi chúng nó đi tới giữa sôgn làm một khoảng giá tan, thì chắc cả lũ đồng hụt cẳng; mặc sức bắt mà ăn.
Linh Cảm đại vương mừng rỡ khen rằng:
– Thiệt kế nữ nhơn cao hơn nam tử! Khen rồi nổi giá lạnh sa tuyết xuống.
Ðến canh năm Bát Giới run lập cập nói rằng:
– Anh ôi, anh ôi! Lạnh lắm, lạnh lắm!
Tôn Hành Giả nói:
– Người tu hành chịu đã quen, sao ngươi đã đấp mền còn run en phát rét!
Tam Tạng nói:
– Trời lạnh thiệt độc địa không thua tiết đông thiên!
Bốn thầy trò lồm cồm ngồi dậy, lấy áo mặc thêm, bởi lạnh quá nên ngủ không đặng.
Rạng ngày mở cửa thấy tuyết sa có cục!
Tôn Hành Giả nói:
– Hèn chi trời lạnh khác thường, thiệt là thời tiết.
Xảy thấy gia tướng bưng thau nước nóng cho bốn thầy trò rửa mặt, rồi dưng nước trà. Lại vầy lửa cho ấm. Bốn thầy trò ngồi hơ lửa, có Trần Trừng, Trần Thanh ngồi kế.
Tam Tạng hỏi:
– Chẳng hay xứ này có phân bốn mùa tám tiết cùng chăng? Xin hai ông cắt nghĩa cho tôi rõ.
Trần Trừng cười rằng:
– Ðây tuy là cõi biên địa, phong tục nhơn vật không dám sánh với Trung Huê, song cũng đội trời chung lẽ nào không phân thời tiết!
Tam Tạng nói:
– Nếu có chia xuân hạ thu đông, sao tháng này tuyết xuống đầy sân, hơi lạnh như gần tết?
Trần Thanh thưa rằng:
– Nay tuy trong tháng bảy, song đã tới ngày bạch lộ, thì tiết khí chạy qua tháng tám rồi, nên có sương nhiều, và cũng có khí tuyết xuống.
Tam Tạng nói:
– Như vậy thì khác hơn nước tôi, vì Trung Quốc mùa đông mới có tuyết.
Giây phút gia tướng dọn cháo, chủ khách dụng xong rồi, xảy thấy tuyết sa xuống trùng trùng bằng hai khi nãy! Không bao lâu trước sân tuyết cao hơn hai thước!
Tam Tạng xem thấy nóng việc thỉnh kinh, động lòng rơi lụy!
Trần Thanh an ủi rằng:
– Xin sư phụ đừng phiền, sức tôi phụng dưỡng cơm chay dầu mấy năm cũng không thiếu, chẳng lựa là nửa năm.
Tam Tạng nói:
– Bởi ông không rõ việc khó của tôi. Nguyên trước bần tăng vưng chỉ đi thỉnh kinh, nhờ ơn thánh chúa đưa ra đến cửa ải, lại phán hỏi rằng: Ước chừng mấy năm thỉnh đặng kinh về nước? Bần tăng tâu rằng: Phòng chứng lõi ba năm. Không dè cách trở non sông, gặp nhiều tai nạn, bảy tám năm nay chưa tới cảnh phật, sợ quá lời hẹn với chúa, nên nóng nảy muôn phần! Nay tuy có phước mà gặp hai ông đãi đằng và cho ký ngụ. Hồi hôm học trò tôi làm phép ra công chút đỉnh, gọi là sự đền ơn. Tôi có ý bữa nay cậy ông giúp một chiếc thuyền, đưa qua sông lớn. Nào hay trời sa tuyết cả biết chừng nào qua khỏi sông này, chắc là trễ nải thêm nên bần tăng phiền muộn. Trần Trừng nói:
– Xin thầy đừng nóng nảy và phiền não làm chi. Ðợi ít ngày có nắng tuyết tan, anh em tôi sẽ dọn thuyền mà đưa sư phụ.
Giây phút gia tướng dọn cơm chay, bốn thầy trò lẩn bẩn tới ăn cơm bữa tối.
Xảy nghe người đi đường nói chuyện với nhau rằng:
– Cha chả là nghịch trời! Ai đời tháng tám mà tuyết sa, sông Thông Thiên nước đông thành giá!
Tam Tạng nghe nói kinh hãi hỏi rằng:
– Ngộ Không ôi! Sông Thông Thiên nước đặc thành giá, chúng ta biết tính làm sao? Trần Trừng nói:
– Chắc là trời lạnh quá, nên dựa mé nước cạn đông thành giá, chớ lẽ nào đặc hết cả sông!
Xảy nghe bộ hành hỏi thăm nhau ngoài đường rằng:
– Sông Thông Thiên đặc hết một phần dựa mé chăng?
Người khác trả lời rằng:
– Ðặc cứng cả sông như mặt kiếng, kẻ qua người lại dập dều. Ấy là loài thủy quái giả làm bộ hành, mà giục lòng Tam Tạng.
Tam Tạng nghe nói cả sông thành giá, muốn đi coi cho biết có không, liền thương nghị với đệ tử.
Trần Trừng, Trần Thanh đồng can rằng:
– Nay đã tối rồi, mai sẽ đi coi cũng không muộn.
Rạng ngày Tam Tạng bảo đồ đệ rằng:
– Thừa dịp này sông Thông Thiên thành giá, đi phức xong hơn. Các ngươi sửa sang cho kịp.
Trần Trừng, Trần Thanh đồng can rằng:
– Xin thầy đừng vội vã, đợi ít bữa có nắng tan giá, tôi sẽ dọn thuyền đưa qua sông:. Sa Tăng nói:
– Có chắc chi lời thiên hạ lưu truyền, mà thấy nhứt định đi vội. Chi bằng cởi ngựa đến mé sông xem thử, liệu bề đi đặng sẽ hay.
Trần Thanh nói phải. Truyền gia tướng thắng sáu con ngựa, hai anh em đồng đi với bốn thầy trò.
Ðến mé sông thấy bộ hành qua lại đông đảo.
Tam Tạng nói:
– Thiệt tai nghe không chắc cho bằng mắt thấy, chẳng hay bộ hành đi trên giá, vì nóng nảy cớ chi?
Trần Thanh thưa rằng:
– Mé sông bên kia thuộc về nước Tây dương, còn người bộ hành bên này là kẻ buôn bán. Bởi hai bên cách sông lớn nên đồ bên này giá một lượng, đem qua bển bán tới một trăm, còn hàng hóa Tây dương chở qua bên này cũng bán mắc như vậy! Bởi vốn một mà lời trăm nên con buôn liều mạng đi trên giá coi chết sống như không; thường năm nhiều kẻ đi buôn chung, sáu bảy người chung một thuyền, hoặc mười mấy người chung một thuyền, chở hàng hóa qua sông buôn bán. Huống chi nay nước đông thành giá, khỏi sở tốn cơm ghe bè bạn mà không đi.
Tam Tạng than rằng:
– Người đời vì lợi mà chẳng tiếc thân, còn liều mình qua sông buôn bán. Huống chi ta vưng chỉ thỉnh kinh là sự trung với chùa, lại tiếc mạng hay sao? Vậy thời Ngộ Không trở về dắt ngựa và lấy đồ hành lý. Thừa dịp này nước đông thành giá, đi bộ cho mau. Tôn Hành Giả làm thinh cười chuốm chiếm.
Sa Tăng thưa rằng:
– Sự tốn hao cơm nước hai ông Trần lão chẳng phiền. Vậy xin thầy nán lại ít ngày đợi tan giá đi ghe thời chắc ý. Bởi sông Thông Thiên tới tám trăm dặm, không phải đi một ngày một bữa mà tới mé đâu, vả lại không phải mùa nước đông mà lâu tan, tại trời lạnh quá nên nước đặc, có lấy chi làm chắc mà dám đi. Nếu qua đặng hai phần sông, rủi giá tan thì khó lắm. Xin thầy đừng dục tốc làm chi!
Tam Tạng nói:
– Ngộ Tịnh sao vụng tính như vậy, mà nói ta làm chuyện cầu may! Phải chi nhằm tiết tháng Giêng tháng Hai, thì càng ngày càng nắng; chắc không lâu giá cũng phải tan. Chớ nay tiết khí chạy qua tháng Tám rồi, càng ngày càng lạnh; biết chừng nào tan giá mà chờ, hoặc là đợi sáu bảy tháng nữa? Như vậy trễ biết dường nào?
Bát Giới nói:
– Thôi thôi xin đừng bàn thấp cao, để tôi đập thử một đinh ba, thì biết giá dày mỏng. Liệu bề chắc sẽ đi.
Nói rồi xăng quần áo, giơ Ðinh ba đập xuống một cái, dội lại đã đức tay, coi lủng chín lỗ tu hút,.
Bát Giới cười rằng:
– Nó cứng như đá, chắc là đặc tới đáy rồi, lo gì đi chẳng đặng.
Tam Tạng nghe nói mừng rỡ, thầy trò đồng trở lại Trần gia.
Khi ấy anh em Trần Trừng cầm hoài không đặng, túng phải gói cơm khô đưa thầy. Anh em đem ra một mâm bạc vàng đền ơn, nội nhà đồng lạy tạ.
Tam Tạng khoát mà nói rằng:
– Tôi nhứt định không thâu của này.
Trần Trừng, Trần Thanh năn nỉ đòi ba phen, cậy Hành Giả nói giúp cho thầy nhậm lễ.
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi xin thầy nhậm da thiểu kéo ba ông không an lòng.
Nói rồi lấy một cục bạc nhỏ, nặng chừng đôi ba chỉ, rồi từ giã đồng đi.
Trần Trừng, Trần Thanh theo đưa bịn rịn.
Lúc đến mé sông, Tam Tạng giục ngựa, bởi giá trơn như mặt kiếng, nên ngựa trượt hoài.
Bát Giới nói:
– Khoan đã, khoan đã, để nói với hai ông chủ nhà, xin rơm bao vó ngựa, cho nhám, nếu không thì con ngựa té hoài, có khi thầy dập mật mà chớ.
Sa Tăng nói phải.
Trần Thanh nghe nói, hối gia tướng chạy về lấy rơm và dây.
Bát Giới bao cẳng ngựa, ràng cột xong rồi, ngựa đi mới khỏi trượt.
Trần Thanh, Trần Trừng coi chừng bốn thầy trò đi ba bốn dặm, anh em mới trở về.
Còn Bát Giới ngó thấy thầy ngồi trên ngựa không đặng vững vàng, liền thưa rằng:
– Xin thầy lấy cây gậy này để sau cổ, choàng hai tay đè cây gậy như đòn gánh, thì ngồi mới vững vàng.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Vì cớ nào vậy?
Bát Giới nói:
– Chắc anh không thạo việc đi trên giá; bởi hơi lạnh nó bay lên chói lòa con mắt, phần thì trơn trợt, chi cho khỏi xây xẩm mặt mày. Nếu không lập đồ thế mà kềm thời đi xa sao đặng?
Tôn Hành Giả cười thầm rang:
– Con heo rừng này hay lội trên giá đã quen, nên thạo cách thế lắm.
Nghĩ rồi lấy thiết bãng gánh không như Tam Tạng gánh gậy Tích trượng.
Sa Tăng lấy Bửu trượng làm theo, Bát Giới sẳn gánh đồ, cũng day ngang đi sau rốt. Thiệt bốn thầy trò đi mới vững vàng.
Ðến chiều tối Tam Tạng dừng ngựa ăn cơm khô, rồi đi luôn đêm, không dám dừng vó kỵ. Nhờ có trăng thanh sao tỏ, chiếu xuống giá như đèn, thầy trò đi tới sáng. Xảy nghe một tiếng như sấm nổ, giá tan ra nước minh mông.
Tôn Hành Giả nhảy thót lên mây, còn ba thầy trò và con ngựa đồng chìm xuống nước.
Ấy là Linh Cảm đại vương chờ tới nửa sông, làm phép giá tan mà bắt Tam Tạng.
Khi ấy Linh Cảm đại vương bắt một mình Tam Tạng, đem về thủy phủ kêu lớn rằng: – Hiền muội ở đâu?
Khuyết Bà thưa rằng:
– Tôi là kẻ hèn, sao đại vương kêu bằng em; thiệt không dám chịu.
Linh Cảm đại vương nói:
– Một lời đã nói, bốn ngựa khó theo. Khi trước đã hứa, bắt đặng Tam Tạng thì nhì nàng làm em, và hưởng chung một tiệc. Nay đặng như vậy, đâu dám quên lời. Vậy thì chúng bây dọn bàn ghế và mài dao cho mau, đặng ta lột da Tam Tạng và lấy đồ lòng, ăn với hiền muội cho trường thọ.
Khuyết Bà thưa rằng:
– Xin đại vương đừng nóng nảy, e đệ tử nó đi tìm tới ngầy ngà. Chi bằng đợi vài bữa coi thế nào nếu bặt tin sẽ ăn thịt.
Linh Cảm đại vương nói y lời, bỏ Tam Tạng vào thùng bằng đá giam lại đó.
Nói về Sa Tăng và Bát Giới vớt thầy không đặng, túng phải mò gói đồ và dắt con ngựa, quơ cây ôm lội vô bờ.
Xảy thấy Tôn Hành Giả nhảy xuống hỏi rằng:
– Vậy chớ sư phụ ở đâu?
Bát Giới nói:
– Thầy cãi tên họ lại là Trầm đáo Ðể rồi, mò hoài không đặng: Xin đem đồ ướt về Trần gia mà phơi phong cho khô ráo, sẽ lo làm việc vớt thầy.
Nói rồi đồng tới nhà Trần gia, Trần Trừng, Trần Thanh đều nghinh tiếp, thấy quần áo ướt hết, liền hỏi rằng:
– Các lão gia, vì cớ nào mà ướt mình như vậy? Chúng tôi cầm hoài không chịu ở, để đến thế mới chịu thôi. Sao không thấy Trần lão gia trở lại?
Bát Giới nói:
– Ðừng kêu Trần lão gia nữa, thầy tôi đã cải hiệu là Trầm đáo Ðể rồi.
Trần Trừng, Trần Thanh khóc rằng:
– Tội nghiệp quá! Chúng tôi nói đợi giá tan tuyết đã, sẽ dọn thuyền đưa qua sông. Tại sư phụ không nghe vì nóng đi nên khốn nạn!
Tôn Hành Giả nói:
– Hai ông đừng khóc mà uổng nước mắt, hơi đâu sầu thảm việc đời. Tôi chắc là Linh Cảm đại vương làm phép bắt thầy tôi, song người lành mắc nạn cũng không chết. Vậy thì các ông yên lòng, lo phơi phongn cái điệp và y phục cho chúng tôi, bỏ cỏ ngựa ăn kẻo đói. Ðặng chúng tôi lo cứu sư phụ và giết con yêu ấy mà trừ căn. Như vậy thì nội xóm này đặng bình an vô sự.
Anh em Trần Trừng nghe nói mừng rỡ, dọn cơm nước đãi đằng.
Ba anh em ăn uống xong rồi, đồng đến mé sông lo cứu thầy đem lên.
Nói về ba anh em đến mé sông Thông Thiên, Tôn Hành Giả nói rằng:
– Hai em, ai tính xuống trước?
Bát Giới nói:
– Anh ôi, hai đứa tôi tài cán bao nhiêu, chi bằng anh chịu khó đi thử.
Tôn Hành Giả nói:
– Chẳng giấu chi hiền đệ, nếu yêu tinh ở trên núi thì ta đi một mình cũng xong việc, chẳng hề nạnh hẹ hai em. Ngặt thủy quái ở sông sâu, ta đánh dưới nước dỡ lắm. Bởi biết hai em thông thủy tánh, nên mới cậy đi.
Sa Tăng nói:
– Hai đứa tôi ở dưới nước đã quen, nên việc thủy chiến từng trải, ngặt không biết con yêu ấy ở chốn nào. Vậy thì tôi cõng anh xuống đó, đặng anh biến hóa ra vật chi, mà đi thám thính, chúng tôi sẽ dành nó mà cứu thầy.
Tôn Hành Giả hỏi:
– Hai ngươi ai muốn cõng ta?
Bát Giới nghĩ thầm rằng:
– Thuở nay mình bị con khỉ khuấy hoài, thừa dịp này trả oán. Tính rồi cười mà nói rằng:
– Tôi chịu cõng.
Tôn Hành Giả biết ý, nhảy thót lên lưng, nhổ lông hóa hình giả thế cho mình, còn hình thiệt biến ra bò chét đeo trong lỗ tai Bát Giái.
Khi ấy Sa Tăng lội trước.
Bát Giới cõng Hành Giả đi sau ước hơn mười dặm đường, Bát Giới giả đò vấp té, có ý vụt Hành Giả té nhào, coi lại đâu mất! Ấy là cái hình giả bị vật xuống nặng quá, nên hiện ra cái lông như xưa, không ai ngó thấy.
Sa Tăng kinh hãi trách rằng:
– Nhị ca sao không đi cho vững vàng, làm đại ca té văng đâu mất! Bây giờ biết tính làm sao?
Bát Giới nói:
– Con khỉ ốm, xương thịt bao nhiêu, bị té nát biến. Sư đệ đừng cần chuyện ấy, thây kệ nó, mất thì bỏ cho rảnh. Anh em ta cứ việc kiếm thầy.
Sa Tăng nói:
– Tuy đại ca không thông thủy tánh mặc lòng, song có huyền công và trí dõng. Nếu nhị ca không kiếm cho đặng, thì tôi chẳng chịu đi theo.
Tôn Hành Giả đeo trong lỗ tai, nín không đặng, liều kêu Sa Tăng nói lớn rằng:
– Ngộ Tịnh có Lão Tôn ở đây?
Sa Tăng nghe rõ cười rằng:
– Chuyến này anh heo rừng chắc chết! Ai biểu chọc sư tử làm chi? Bây giờ nghe tiếng mà chẳng thấy hình, chắc khó chịu lắm.
Khi ấy Bát Giới hoảng kinh, quỳ lạy thinh không mà nói rằng:
– Ðại ca ôi! Chuyện này em đáng tội mười phần, đợi cứu đặng thầy sẽ chịu lỗi, chẳng hay anh ở đâu mà nói lớn dữ vậy? Tôi nghe gần chát lỗ tai! Xin hiện hình đặng tôi cõng chẳng dám động nữa đâu.
Tôn Hành Giả nói:
– Thôi ta không chấp, ngươi cứ việc mà đi cho mau?
Bát Giới lạy thinh không, rồi chờ dậy đi với Sa Tăng, cứ nói chịu lỗi chịu lỗi mãi!
Ði đặng một trăm mười mấy dặm, ngó thấy lầu đài, trên để bốn chữ: Thủy nguơn chi đệ: Nghĩa là nhà của Thủy Nguơn, Thủy Nguơn ấy là con Trạnh biển.
Sa Tăng nói:
– Chắc yêu quái ở đây, chúng ta đồng đến đó khiêu chiến.
Tôn Hành Giả ứng thinh hỏi rằng:
– Tại lầu đài ấy có nước hay không?
Sa Tăng nói:
– Không.
Tôn Hành Giả nói:
– Vậy thì hai ngươi kiếm chỗ mà ẩn mình, để ta đi thám thính. Nói rồi nhảy xuống hóa ra con tôm càng, lội khỏi nước chảy lần tới cửa động. Ngó thấy Linh Cảm đại vương ngồi giữa, Khuyết Bà ngồi hầu một bên, đương thương nghị ăn thịt Ðường Tăng.
Tôn Hành Giả đi kiếm loài thủy tộc hỏi thăm tin tức.
Xảy gặp con tôm cái lớn bụng đi tới Tôn Hành Giả đón mà hỏi rằng:
– Thưa dì, chẳng hay Ðường Tăng bị giam tại đâu, mà đại vương hăm ăn thịt?
Tôm cái nói:
– Ðại vương làm giá, lập kế hoạch bắt đặng Ðường Tăng nhốt trong hộp đá sau cung đó. Ðợi mai không có đồ đệ nó kiếm và rầy rà sẽ ăn thịt. Ngươi không rõ hay sao? Tôn Hành Giả nói:
– Tôi mới đến đây nên không hiểu. Nói rồi xờ rờ một lát, lần lần men đến sau cung. Ngó thấy chỗ ấy như chuồng heo, có để cái hộp bằng đá, nghe tiếng Tam Tạng than khóc trong hộp rằng:
– Ðồ đệ ôi! Có biết sự thảm khổ của thầy chăng?
Nói rồi ngâm rằng:
Mình tủi mình sao khổ lắm mà,
Nổi trôi từ mới lọt lòng ra,
Nhờ thầy vớt khỏi sông Hồng thủy,
Có trẻ đem lên núi Hắc hà,
Xưa đã thoát qua vòng yêu nghiệt,
Nay còn chìm xuống đáy Long ba,
Nổi này đồ đệ tìm hay chẳng,
Bao thuở cầu kinh trở lại nhà.
Tôn Hành Giả nghe rõ, kêu mà nói rằng:
– Thầy ôi! Có Lão Tôn đến đây, xin thầy đừng than thở làm chi, con người nhờ ngũ hành mới sống, huống chi thầ bị thủy tai đã thường, bề nào cũng không chết mà sợ Tam Tạng mừng rỡ hỏi rằng:
– Ðệ đệ tới cứu ta chăng?
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Xin thầy chịu phiền nằm đó mà đợi. Tôi lo trừ yêu quái sẽ cứu thầy.
Tam Tạng nói:
– Xin rán sức cho mau, thầy ở đây tuy dễ thở, song tù túng lắm!
Tôn Hành Giả bắn lùi ra khỏi động, hiện hình kêu Sa Tăng Bát Giới mà nói rằng:
– Thiệt Linh Cảm đại vương làm giá gạt thầy đi ngang qua mà bắt, nay nó nhốt thầy trong hộp đá. Vậy thì hai anh em khiêu chiến cho mau, ta ở trên mé sông mà đợi, nếu hai người trừ đặng nó thì trá bại dẫn lên bờ, ta sẽ đánh mà bắt nó. Nói rồi niệm chú tị thủy lặn lên mé sông.
Còn hai người đi xăng xái, Bát Giới xốc tới cửa động kêu lớn rằng:
– Bớ quái Linh Cảm, trả thầy ta cho mau?
Tiểu yêu vào báo lại.
Linh Cảm đại vương nói:
– Chắc là học trò Ðường Tăng đến khiêu chiến.
Nói rồi nai nịt tề chỉnh, cầm trái đấu ra cửa động hỏi rằng:
– Ngươi là Hòa Thượng ở đâu? Vì cớ nào mà đến đây rầy rạc?
Bát Giới nạt rằng:
– Ngươi là con quái u mê, đêm trước đã cự với ta, nay không biết hay sao mà hỏi? Ta là đệ tử Ðường Tăng đi thỉnh kinh, ngươi cả gan dám mạo hiệu thần, xưng vương mà đòi tế đồng nam đồng nữ! Ngươi không nhớ Nhứt Xưng Kim là ta sao?
Linh Cảm đại vương nói:
– Ngươi là Hòa Thượng sao lại hóa ra Nhứt Xứng Kim, ấy là tội giả hình thế tử.Vả lại ta chưa ăn người, ngươi lại đánh ta bị thương tích, sao bây giờ còn tìm tới hành hung?
Bát Giới hỏi:
– Ngươi đã nhượng ta, sao còn làmgiá mà bắt thầy ta? Trả lại thì thôi, bằng nghịch mạng thời ta đập chết.
Linh Cảm đại vương cười rằng:
– Ta thiệt làm giá mà bắt thầy ngươi. Nếu ngươi đánh ba hiệp cầm đồng với ta, tức thì trả thầy lại, bằng ngươi sa cơ, ta sẽ bắt sống mà ăn thịt cho rồi đời.
Bát Giới nói:
– Cũng đặng, hãy coi Ðinh ba của ta!
Nói rồi đập liền, Linh Cảm đại vương giơ trái đấm ra đỡ.
Xảy thấy Sa Tăng xông vào trợ chiến.
Ba người đánh một giờ không phân thắng bại.
Bát Giới nháy Sa Tăng, Sa Tăng biết ý liền trá bại chạy lên mé sông.
Linh Cảm đại vương nổi sóng gió đuổi theo. Nhảy lên bờ, bị Hành Giả đón lại mà đánh.
Ðặng ba hiệp, Linh Cảm đại vương nhảy xuống sông lặn mất.
Tôn Hành Giả trở lại, nói với Sa Tăng, Bát Giới rằng:
– Hai ngươi nhọc sức quá mà chẳng thành công!
Sa Tăng nói:
– Anh ôi! Tôi coi bộ con yêu ấy lên bờ thì dở lắm, mà thủy chiến thiệt hay, tôi với nhị ca rán hết hơi mà thắng không nổi! Bây giờ biết tính làm sao mà cứu thầy?
Tôn Hành Giả nói:
– Nếu chuyển vẫn, ắt là nó giết thầy. Hai anh em đi khiêu chiến khi nãy, trái bại dẫn nó lên đây một lần nữa.
Hai người vưng lời đi nữa.
Còn Linh Cảm bại tẩu về dinh, Khuyết Bà nghinh tiếp hỏi rằng:
– Chẳng hay đại vương đuổi theo hai Hòa Thượng đến đâu mới trở lại?
Linh Cảm đại vương nói:
– Ta theo đến mé sông, gặp một người trợ chiến với chúng nó. Người ấy cầm một cây thiết bãng, năng không biết bao nhiêu, trái đấm của ta đỡ không nổi! Ðánh ba hiệp không lại, nên ta bại tẩu về đây.
Khuyết Bà hỏi:
– Chẳng hay người ấy tướng mạo ra thế nào?
Linh Cảm đại vương nói:
– Hòa Thượng ấy mặt mày như Thiên Lôi, mọc lông như khỉ đột, mặt thỏn mỏ nhọn, mắt đỏ tròng vàng.
Khuyết Bà nghe nói dùn mình thưa rằng:
– Ðại vương ôi! Thiệt may phước lắm, phải Ðại vương đánh rán ba hiệp nữa, ắt là tánh mạng không còn! Bởi khi trước tôi có nghe Long vương nói chuyện, người ấy là Tề Thiên Ðại Thánh, năm trăm năm trước phản thiên cung, họ Tôn tên Ngộ Không, thần thông và trí dõng, nay quy y theo phép Phật, phò Ðường Tăng đi thỉnh kinh, cải hiệu là Tôn Hành Giả. Xin Ðại vương từ rày sắp sau đừng đánh với Tôn Hành Giả. Nói vừa dứt tiếng, xảy thấy tiểu yêu vào báo rằng:
– Hai Hòa Thượng hồi nãy, bây giờ đến khiêu chiến nữa.
Linh Cảm đại vương nói:
– Hiền muội nói hay lắm, chúng bây cứ đóng cửa cho chắc mà thôi. Phía cửa trong chất đá cho đầy lên mà ngăn giữ.
Khi ấy tiểu yêu vưng lời, đóng cửa chắc cứng. Lại đem đá chất đống bít phía trong, Sa Tăng Bát Giới khiêu chiến không thấy ra.
Bát Giới nổi hành hung phá cửa, thấy phía trong đá chất chập chồng.
Bát Giới đập bốn năm cái đinh ba, cũng không nhút nhích.
Sa Tăng nói:
– Nhị ca ôi! Nó sợ quá đã bế môn lấp đường, mình phá sao nổi, chi bằng về thưa lại với đại ca. Bát Giới y lời đồng thuật chuyện lại.
Tôn Hành Giả than rằng:
– Nó làm thế ấy, biết tính làmsao? Vậy thì thai ngươi tuần phòng, đừng cho nó trốn. Ðễ ta đi thỉnh Quan Âm. Nói rồi cân đẩu vân bay riết.
Giây phút đến núi Phổ Ðà.
Các thần nghinh tiếp nói rằng:
– Ban mai Bồ Tát có dặn, nếu Ðại Thánh đến, thì dặn ở đây mà chờ.
Nói rồi đi một mình vào vườn tre ngoạn kiểng. Vậy thời Ðại Thánh phải chờ.
Xảy thấy Thiên Tài đồng tử bước tới, bái Ðại Thánh mà tạ ơn rằng:
– Khi trước tôi nhờ Tôn Ðại Thánh đem đường, mới gặp Bồ Tát. Từ ấy về sau Bồ Tát từ bi hoạn dưởng, tôi hằng theo hầu hạ dưới tòa sen.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Thuở trước Hồng Hài Nhi là chúa động, ăn nói theo yêu. Nay thành chánh quả rồi, làm Thiện Tài đồng tử, nên biết ta là người ơn, ăn nói theo Phật.
Giây phút Tôn Hành Giả đợi hoài không đặng, túng nói với chư thần rằng:
– Xin các ông làm ơn báo giùm, nếu để lâu chắc thầy tôi mang hại.
Các thần nói:
– Bồ Tát có dặn rồi, xin đại thánh chịu phiền ngồi đợi, chớ chúng tôi không dám báo tin.
Tôn Hành Giả đợi lâu quá, nổi nóng chạy đại vào rừng tre, các thần cãn không đặng. Tôn Hành Giả thấy Quan Âm bận áo vắn, không đi giày, ngồi trẻ tre vót nan, coi hình như đươn giỏ.
Tôn Hành Giả quỳ lạy bạch rằng:
– Ðệ tử là Tôn Ngộ Không, có lòng đi cầu khẩn, bởi thầy tôi bị yêu quái là Linh Cảm đại vương tại Thông Thiên hà, bắt giam cầm gần giết. Xin Bồ Tát từ bi cứu nạn, và cho tôi biết cội rễ con yêu ấy là chi?
Quan Âm nói:
– Ngươi hãy ra ngoài ngồi đợi ta giây phút.
Tôn Hành Giả không dám cãi lời, chạy ra nói với chư thần rằng:
– Sao bữa nay Bồ Tát không ngự tòa sen, cũng không chải gở trang điểm, ngồi chẻ tre mà đươn đát vật chi?
Chư thần nói:
– Chúng tôi thiệt không rõ. Hồi sớm mai thấy Bồ Tát chờ dậy, không kịp gở đầu, cầm dao ra vườn, và dặn chúng tôi như vậy. Song đã bảo đại thánh nán đợi, chắc lo giúp việc cho đại thánh chi đó.
Giây phút thấy Quan Âm xách giỏ tre, bước ra kêu lớn rằng:
– Ngộ Không, ngươi theo ta mà cứu Ðường Tăng.
Tôn Hành Giả lật đật quỳ lạy bạch rằng:
– Ðệ tử chẳng dám thúc hối, xin Bồ Tát điểm trang chỉnh tề, rồi sẽ đằng vân.
Quan Âm nói:
– Không trang điểm làm chi, phải đi cho mau, thời cứu Ðường Tăng mới kịp.
Nói rồi hóa hào quang bay tới mé sông. Tôn Hành Giả theo sát gót.
Khi ấy Bát Giới và Sa Tăng ngó thấy như vậy, đều bàn luận với nhau rằng:
– Sư huynh thiệt nóng nảy trên đời, không biết tại Nam Hải sư huynh thúc hối ra thể nào, đến đổi Bồ Tát không kịp gỡ đầu, mặc áo, phải đi lập tức như vầy!
Nói rồi thì Quan Âm vừa đến.
Sa Tăng, Bát Giới đồng lạy mừng.
Quan Âm mở dây đai miệng giỏ, và niệm chú rằng:
– Tử đích khứ, huợt đích trụ. (Nghĩa là: Con nào chết thì ở ngoài, con nào sống thì vào giỏ). Niệm bảy lần như vậy, liền giở giỏ lên cao, thấy kim ngư trong giỏ, con mắt sáng lòa, vãy vi vàng hực!
Quan Âm kêu lớn bảo rằng:
– Ngộ Không mau xuống Thủy phủ mà cứu Ðường Tăng.
Tôn Hành Giả bạch rằng:
– Chưa bắt đặng yêu, cứu thầy tôi sao đặng?
Quan Âm nói:
– Vậy chớ giống chi trong giỏ đó?
Sa Tăng, Bát Giới đồng lạy mà bạch rằng:
– Chẳng hay con cá ấy, vì cớ nào mà có thần thông?
Quan Âm nói:
– Nó là kim ngư ở trong hồ sen của ta, thường ngày nó nổi lên nghe kinh, đã lâu năm lắm, sau nó tu nhiều đời, nên có phép luyện búp sen không nở, thành ra trái dấm, thừa nước ròng lội xuống đây. Hồi sớm mai này, nên ta không kịp điểm trang, lo đươn giỏ mà bắt nó.
Tôn Hành Giả nói:
– Như vậy, xin Bồ Tát nên đợi giây phút, đặng tôi vào xem Trần gia, kêu các thiệu nam, tin nữ lậy mừng cho biết ơn Bồ Tát thâu yêu mà cứu đời, nhiều kẻ tin lóng, cải ác tùng thiện.
Quan Âm nói:
– Vậy thì ngươi đi cho mau.
Sa Tăng, Bát Giới chạy đến xóm Trần gia thuật chuyện sơ lược và nói rằng:
– Ai muốn coi Phật Quan Âm giáng thế, thì đi cho chóng.
Nội xóm ấy trai, gái, già, trẻ đồng mừng rỡ đi coi, không quản lắm bùn, đồng quỳ lạy Bồ Tát. Có người thợ vẽ giỏi, liền họa hình, gọi là: Quan Âm ngư lam.
Bây giờ còn lưu truyền bức hình ấy.
Khi ấy Quan Âm về Nam Hải, còn Sa Tăng, Bát Giới xuống đình Thủy quy thấy loài thủy tộc chết nhiều lắm ấy là các tiểu yêu.
Hai anh em vào dinh, giở hòm đá cõng thầy lên bực.
Tam Tạng hỏi thăm tự sự, liền lạy về phía Nam Hải tạ ơn Quan Âm.
Trần Trừng, Trần Thanh mời thầy trò về nhà thết đãi. Tam Tạng không chịu đi, Trần Thanh nói:
– Khi trước lão gia không chịu nghe lời anh em tôi, mới mắc nạn như vậy.
Tôn Hành Giả nói:
– Chuyện cũ chẳng nhắc làmchi, từ rày sắp lên Linh Cảm đại vương đã về hồ sen rồi, nội xóm này khỏi cúng tế nữa. Vậy thì hai ông lo giúp một chiếc thuyền, đưa thầy tôi qua sông cho tử tế!
Trần Thanh nói:
– Tôi sẳn có ghe lớn. Ðể chúng tôi chịu bạn chèo.
Người khác nói:
– Phần tôi coi sửa sang dọn đồ xuống. Ai nấy đều lo việc đưa thầy.
Xảy nghe dưới sông kêu lớn rằng:
– Tôn Hành Giả, đừng tính việc đi ghe, mà tốn của và mất công thiên hạ. Ðể tôi đưa bốn thầy trò và con ngựa qua sông.
Ai nấy nghe nói, lấy làm lạ lùng! Người người đều mọc ốc.
Giây phút thấy con Thủy nguơn nổi lên, bởi sống lâu năm nên coi mốc thích, những người không biết thì gọi là thần qui.
Tôn Hành Giả thấy Thủy nguơn lội tới bực, liền giá thiết bảng mà hăm rằng:
– Nếu ngươi lên đây thì ta đập chết.
Thủy nguờn nói:
– Tôi cám ơn đại thánh, nên chịu đưa qua sông. Sao lại đòi đập chết?
Tôn Hành Giả hỏi:
– Ngươi cám ơn ta chuyện chi?
Thủy nguơn nói:
– Nguyên ông bà tôi cũng ở sông này. Ðến tôi tu hành có công, lập dinh Thủy nguơn mà ở. Cách chín năm trước nước nhảy, con quái ấy đến đánh tôi, tôi cự không lại phải bỏ dinh cho nó ở. Nay gia quyến tôi đặng quy về nhà cũ, ấy là ơn đại thánh bằng non, chẳng những nội nhà tôi cám ơn mà thôi, nội xóm Trần gia cũng cám ơn, mỗi năm còn hai mạng. Ấy là làm ơn một chỗ mà sanh hai bên nên tôi cảm nghĩa. Tôn Hành Giả nghe rõ mừng thầm, chống thiết bảng mà hỏi rằng:
– Ngươi thiệt tình như vậy hay sao?
Thủy nguơn nói:
– Ơn đại thánh bằng trời, lẻ nào tôi dám dối.
Tôn Hành Giả nói:
– Nếu thiệt tình như vậy, thì ngó lên trời mà thề cho độc, ta mới dám tin?
Thủy nguơn vác mặt thề rằng:
– Nếu tôi không đưa Ðường Tăng qua khỏi sông này, thì cả mình tôi tiêu tan ra huyết.
Tôn Hành Giả cười rằng:
– Vậy thì ngươi bò lên đây. Thủy nguơn bò lên bờ.
Ai nấy lại coi, về lớn phỏng giáp vòng bốn trượng!
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Xin thầy lên lưng cho nó chở?
Tam Tạng nói:
– Ðồ đệ ôi! Rất đỗi giá cứng như đá, còn ta ra như nước thay. Huống chi lưng quy đã khum và lóc chở vững bằng mười ghe. Nếu nghiêng một cái thì tôi chịu tội.
Tôn Hành Giả thưa rằng:
– Thú vật tu lâu năm lắm mới biết nói tiếng người, lẻ nao dám dối trá. Vậy thì các anh em sửa sọan lên lưng.
Nội xóm Trần gia đông lạy tạ.
Bốn thầy trò giả từ.
Tôn Hành Giả bảo Sa Tăng dắt ngựa đứng giữa lưng.
Bảo Sa Tăng đứng bên hữu, mời thầy đứng bên tả. Bát Giới ở đằng sau, Hành Giả đứng trước. Lại e qua đinh sanh sự, nên Hành Giả mở dây lưng xỏ mũi Thủy nguơn như bắt vàm trâu, nắm mối dây như cầm cương ngựa, một chưn đứng trên vè, một chưn đứng đứng trên cổ, giơ thiết bảng mà hăm rằng:
– Lão Nguơn à! Cứ việc lội cho vững, nếu lắc một chút ta cũng đập đầu.
Thủy Nguơn nói:
– Tôi chẳng hề dám cải. Nói rồi lội trên mặt nước, mau tợ tên bay, mà vững vàng như ngồi trên mặt đất.
Còn bá tánh trên bờ đều lạy đưa. Giây lâu ngó đã bặc tăm, thiên hạ đều lui về hết.
Bốn thầy trò ở trên lưng Thủy Nguơn, chưa tối ngày đã đến mé, thầy trò mừng rỡ lên bờ.
Tôn Hành Giả mở dây lưng buộc lại.
Tam Tạng chắp tay nói rằng:
– Nhờ ơn Lão Nguơn đưa khỏi sông lớn, chẳng biết lấy vật chi mà đền ơn đợi ta đi thỉnh kinh về sẽ báo đáp.
Thủy Nguơn nói:
– Tôi chẳng dám trông sự ấy, song nghe đồn Phật Tổ bên Tây Phương biết việc vị lai quá khứ. Tôi có một điều sở bức là tu đã một ngàn ba trăm năm mà chưa đặng hóa hình người, tuy là biết nói và sống lâu, song chưa thoát kiếp! Xin thầy làm ơn bạch quá Phật Tổ, coi bao giờ tôi đặng thành người.