196. Ông già Rinkrank

Ngày xửa ngày xưa có một ông vua cho đắp một ngọn núi thủy tinh, nhà vua hứa gả công chúa cho ai trèo qua được ngọn núi thủy tinh mà không ngã sẽ được làm phò mã.
Có chàng trai kia muốn lấy công chúa nên hỏi nhà vua có đồng ý không. Nhà vua nói:
– Được! Nhưng phải trèo qua ngọn núi thủy tinh mà không ngã.
Nghe chàng trai nói, công chúa xin vua cha cho trèo núi cùng, để chàng khỏi trượt chân ngã. Mới trèo tới lưng chừng núi thì công chúa trượt chân ngã. Núi thủy tinh nứt ra và công chúa rơi ngay vào kẽ hở núi. Núi khép ngay lại nên chàng trai không biết công chúa đang ở nơi nào. Chàng than vãn và khóc nức nở. Nhà vua rất buồn, ra lệnh đập vỡ núi thủy tinh với hy vọng tìm thấy công chúa, nhưng chẳng biết công chúa rơi kẹt ở chỗ nào. Trong khi đó công chúa rơi xuống đáy một cái hang và gặp một ông già râu dài bạc phơ. Ông nói, nếu cô chịu khó làm những việc ông giao phó thì để cô sống, nếu không cô sẽ mất mạng.
Tất cả những việc ông sai khiến cô đều làm. Sáng sáng ông ta rút thang từ trong núi ra, bắc thang và trèo ra khỏi miệng núi, lên tới đỉnh ông rút thang lên. Công chúa phải nấu ăn, dọn dẹp giường và hoàn tất mọi chuyện trong nhà. Mỗi lần trở về nhà ông mang theo rất nhiều vàng bạc. Cứ như vậy, năm tháng trôi qua, công chúa đã đứng tuổi, ông gọi cô là bà Mansrot và cô phải gọi ông là ông già Rinkrank.
Có lần ông đi khỏi nhà. Cô dọn dẹp giường, rửa thẩu, rồi cô đóng tất cả cửa sổ, cửa ra vào, chỉ chừa cửa thông ánh sáng là cô để ngỏ. Khi ông già Rinkrank về, ông gõ cửa và gọi:
– Bà Mansrot, mở cửa cho tôi đi!
– Không, tôi không mở cửa cho ông già Rinkrank!
Ông ta lại nói:
Rinkrank khốn khó đứng đây,
Trên mười bảy bàn chân,
Trên chiếc chân mạ vàng,
Bà Mansrot, rửa thẩu cho tôi!
Bà đáp:
– Tôi đã rửa thẩu cho ông.
Ông ta lại nói:
Rinkrank khốn khó đứng đây,
Trên mười bảy bàn chân,
Trên chiếc chân mạ vàng,
Bà Mansrot, dọn giường cho tôi!
Bà đáp:
– Tôi đã dọn giường cho ông.
Ông Ring Răng lại nói:
Rinkrank khốn khó đứng đây,
Trên mười bảy bàn chân,
Trên chiếc chân mạ vàng,
Bà Mansrot, mở cửa cho tôi!
Rồi ông chạy quanh nhà, thấy cửa thông ánh sáng còn để ngỏ. Ông nghĩ, mình phải ngó vào xem bà ta đang làm gì mà không mở cửa. Ông vừa mới thò bộ râu dài qua cửa thì bà Mansrot tới đóng ngay cửa lại, còn lấy dây buộc lại cho chặt. Râu bị kẹt làm ông đau, ông kêu la, xin bà mở cửa. Bà nói:
– Chỉ khi nào ông đưa thang cho tôi, tôi mới mở cửa.
Ông đành phải nói chỗ giấu chiếc thang.
Bà lấy dây buộc cửa thông ánh sáng cho chặt hơn. Rồi bà bắc thang và trèo ra khỏi ngọn núi. Lên tới đỉnh núi, bà mở cửa thông ánh sáng. Bà đi thẳng về hoàng cung, kể cho vua nghe những chuyện đã xảy ra.
Nghe xong, nhà vua rất mừng. Chú rể khi xưa cũng hãy còn sống. Cả ba cùng tới đó, đào hang núi và tìm thấy ông già Rinkrank cùng số vàng bạc. Nhà vua ra lệnh xử trảm ông già Rinkrank và tịch biên số vàng bạc. Công chúa lại lấy chàng trai khi xưa cùng mình leo núi.
Họ sống bên nhau trong giàu sang vui sướng.

197. Quả cầu pha lê

Ngày xưa có một mụ phù thủy có ba người con trai, ba anh em rất mực thương yêu nhau. Mụ không tin con nào cả và nghĩ chúng định đoạt phát thuật của mụ, thế rồi mụ hóa phép biến con trai cả thành chim đại bàng, nó sống ở trên núi đá cao, thỉnh thoảng người ta mới trông thấy nó bay lên lượn xuống ở quanh vùng đó.
Người con trai thứ hai bị hóa thành cá voi sống ngoài bể khơi sâu thẳm, người ta chỉ nhìn thấy nó khi nó bơi lên với một tia nước mạnh phụt lên cao. Cả hai anh em hàng ngày chỉ được sống hai giờ dưới nguyên hình người.
Người con trai thứ ba sợ mụ biến mình thành thú dữ – thành gấu hay sói chẳng hạn – nên bèn lén bỏ nhà ra đi.
Chàng nghe nói, ở lâu đài Mặt trời vàng đang có giam một nàng công chúa bị phù phép, nàng đang nóng lòng chờ ngày được giải thoát. Nhưng chỉ có ai dám xả thân, không sợ bị nguy hại tới tính mạng mới dám tới nơi đó. Đã có hai mươi ba chàng trai bị chết thảm thương, chỉ duy có một người thoát chết. Vì vậy nên không ai dám đến đó nữa.
Vốn tính dũng cảm, chàng quyết định tìm cho kỳ được lâu đài Mặt trời vàng.
Chàng đi khắp chốn mọi nơi mà vẫn không tìm thấy lâu đài ấy. Một hôm, chàng bị lạc ở trong một cánh rừng lớn, không còn biết lối ra ở đâu. Bỗng chàng thấy ở phía xa có hai người khổng lồ giơ tay vẫy chàng lại. Khi chàng đến gần, họ nói:
– Hai đứa chúng ta đang tranh nhau một cái mũ, ai cũng cho nó là của mình, mà cả hai chúng tao đều khỏe, kẻ chín lạng, người một cân nên bất phân thắng bại. Những người nhỏ con thường khôn ngoan hơn những kẻ to con như chúng ta. Vì vậy chúng tao muốn nhờ mày phân xử giúp.
Chàng trai nói:
– Chỉ vì cái mũ cũ kỹ kia mà hai bác cũng tranh cãi nhau ư?
– Đó chẳng qua là mày chưa được biết phép lạ của chiếc mũ. Đây chính là chiếc mũ thần, kẻ nào muốn đi xa đến đâu cũng được, chỉ cần đội mũ vào, trong nháy mắt là tới nơi.
Chàng bảo:
– Hai bác đưa tôi cái mũ. Tôi sẽ đi một quãng đường, khi nào tôi gọi thì hai bác chạy thi, ai đến chỗ tôi trước, người đó sẽ được cái mũ.
Đội mũ lên đầu, chàng buột miệng nói:
– Chà, giờ này mà ta tới được lâu đài Mặt trời vàng thì hay biết bao.
Vừa mới nói dứt lời thì chàng đã đứng trên một ngọn núi cao trước cổng lâu đài. Chàng bước vào lâu đài, đi qua tất cả các phòng, tới phòng cuối cùng thì chàng nhìn thấy công chúa. Chàng kinh hoàng khi nhìn thấy một người con gái mặt xám nhợt như tro bếp, da nhăn nheo, mắt lờ đờ, tóc đỏ hoe. Chàng phải thốt lên:
– Phải chăng đây chính là nàng công chúa xinh đẹp nổi tiếng khắp thiên hạ?
Nàng đáp:
– Chao ôi, đây đâu phải là hình dáng em. Người trần mắt thịt thì chỉ nhìn thấy em qua hình thù xấu xí này. Nếu chàng muốn biết dung nhan của em thì chàng hãy nhìn vào tấm gương này, hình trong gương chính là dung nhan thật của em.
Nàng trao tay cho chàng chiếc gương, chàng nhìn thấy hình ảnh một thiếu nữ tuyệt đẹp và hình như lệ sầu đang lăn trên gò má đỏ. Chàng thốt lên câu hỏi:
– Anh không sợ gian nguy. Nhưng làm thế nào để giải thoát được cho em?
Nàng đáp:
– Ai chiếm được quả cầu pha lê, cầm nó chiếu thẳng vào mặt tên phù thủy. Lúc đó pháp thuật của y sẽ hết hiệu nghiệm và em lại hiện nguyên hình như xưa.
Nàng còn nói thêm:
– Trời, cũng đã có những chàng trai phải thiệt mạng cũng chỉ vì chuyện ấy. Em sẽ khổ tâm biết bao nếu như chàng gặp phải chuyện không may?
Chàng nói:
– Không có gì cản giữ được anh. Em hãy nói cho anh biết những điều anh phải làm.
Công chúa đáp:
– Công việc phải làm như sau: Rời khỏi lâu đài xuống núi, tới chân núi chàng sẽ gặp một con bò rừng đang đứng bên suối. Chàng phải đánh nhau với nó. Nếu may mà chàng hạ thủ được nó, ngay lúc đó từ thây con bò sẽ có một con chim lửa bay lên, nó mang theo trong người một quả trứng nóng bỏng. Lòng đỏ quả trứng chính là quả cầu pha lê. Nếu không vì chuyện chạy thoát thân thì không bao giờ mó thả trứng rơi xuống. Nhưng nếu rơi xuống đất trứng sẽ làm cháy mọi vật bởi sức nóng của chính nó, lửa sẽ thiêu hủy mọi vật và cả quả trứng cũng như quả cầu pha lê. Thế là bao công phu khó nhọc cũng đổ xuống sông xuống biển cả.
Theo sườn núi, chàng đi xuống. Con bò rừng đang đứng bên bờ suối, thấy chàng nó rống lên, hăm he xông tới. Đánh nhau một hồi lâu thì chàng lừa thế hở của con bò mà lao thẳng gươm vào bụng nó, con bò đổ ngã quỵ xuống. Ngay lúc ấy, từ trong bụng con bò bay ra một con chim lửa, nó định bay đi mất nhưng đại bàng – chính đó là anh cả của chàng – đang bay lượn trên tầng mây cao vợi lao thẳng xuống đuổi theo con chim lửa, chúng đuổi nhau bay ra hướng biển, chim lửa bị đại bàng lao tới lấy mỏ mổ vào người chim lửa, nó vội thả trứng xuống để dễ chạy thoát thân. Trứng không rơi xuống biển mà rơi trúng một túp lều của người đánh cá ở ven biển. Túp lều bắt đầu bén lửa cháy thì ngay tức khắc sóng biển ào ào xô tới, ngọn sóng cao bằng mái nhà, sóng đánh qua lều và dập tắt ngay ngọn lửa. Sóng đó chính là cá voi – người anh thứ hai của chàng – bơi quẫy làm cho biển nổi sóng xô vào bờ.
Khi lửa đã tắt ngấm, chàng mới tìm quả trứng. May mắn thay chàng đã tìm thấy trứng. Trứng chưa bị chảy ra, vỏ trứng nóng gặp nước biển tràn tới nên bị vỡ tan từng mảnh, để lộ quả cầu ở trong. Chàng cầm lấy quả cầu pha lê hãy còn nguyên vẹn.
Chàng tìm đến chỗ ở của tên phù thủy, giơ chiếu thẳng quả cầu pha lê ra trước mặt nó. Hắn liền nói:
– Thế là phép thuật của ta hết hiệu nghiệm. Từ giờ phút này trở đi, chính ngươi là vua trị vì ở lâu đài Mặt trời vàng, cùng với việc đó thì hai anh của ngươi cũng hiện lại nguyên hình người.
Chàng trai vội tìm đến nơi công chúa ở. Chàng thấy công chúa giờ đây sao mà đẹp lộng lẫy! Trong lúc vui mừng khôn xiết ấy, chàng và nàng đã trao nhẫn cưới cho nhau.

198. Nàng Maleen

Ngày xửa ngày xưa, hoàng tử nước kia muốn xin cưới nàng Maleen đẹp tuyệt trần, con gái vua một nước hùng cường. Vì nhà vua định gả nàng cho một người khác nên lời hỏi của hoàng tử bị khước từ. Nhưng hoàng tử và Maleen rất mực thương yêu nhau, không muốn phải sống xa nhau. Một hôm, nàng Maleen thưa với vua cha:
– Con không thể nào và cũng không muốn lấy ai khác.
Nhà vua nổi giận, truyền cho xây một cái tháp kín mít, không có ánh sáng mặt trời, cũng như mặt trăng nào lọt vào được trong tháp. Tháp xây xong, vua phán:
– Con phải sống ở trong tháp này bảy năm, cha muốn biết, liệu đến lúc đó con có còn bướng bỉnh nữa hay không.
Trong tháp để đầy đủ thức ăn dùng trong bảy năm. Khi công chúa và người thị nữ đã vào trong tháp thì cửa được xây kín lại, hai người giờ đây sống cách biệt với trời đất bên ngoài. Ở trong tháp tối không thể nào phân biệt được ngày và đêm. Hoàng tử thường lui tới quanh tháp, gọi tên nàng, nhưng tiếng gọi làm sao đi qua nổi những bức tường dày mà vào trong tháp. Họ còn biết làm gì nữa ngoài khóc than! Thời gian trôi qua, thức ăn đồ uống trong tháp đã cạn, công chúa biết là thời hạn bảy năm cũng sắp hết. Công chúa tưởng giờ phút giải thoát cũng sắp tới, nhưng nàng vẫn không nghe thấy tiếng búa phá tường, không thấy có một viên gạch, đá nào rơi ở tường xuống. Hình như nhà vua quên công chúa rồi!
Thấy lương thực chỉ đủ dùng cho một thời gian ngắn và thấy trước cái chết bi thảm có thể tới với mình, công chúa nói:
– Trong bước đường cùng này, chúng ta phải tìm cách phá tường thôi.
Nàng lấy dao ăn khoét vữa, khi nào mệt thì thị nữ làm tiếp. Làm mãi thì họ cũng lấy được viên đá thứ nhất ra, rồi viên thứ hai, thứ ba… Sau ba ngày thì ánh sáng mặt trời có thể rọi vào trong tháp, lỗ hổng đào cũng khá to, đủ để nhìn ngắm ra ngoài được. Trời trong xanh, một luồng gió mát thổi vào họ, nhưng quang cảnh sao mà điêu tàn vậy! Hoàng cung đổ nát, hoang tàn. Kinh thành, làng mạc bị đốt trụi, đồng ruộng bỏ hoang, không có một bóng người nào qua lại! Hai người tiếp tục đào, khi lỗ hổng to đủ để chui ra ngoài thì người thị nữ chui ra trước, nàng Malêen theo sau. Nhưng đi đâu bây giờ?
Quân thù đã dày xéo đất nước, đuổi nhà vua, tàn sát trăm họ. Hai người định đi lang thang tìm một xứ sở khác, không chốn nương thân, không ai cho chút bánh nào ăn. Trong cảnh khốn cùng ấy, họ đành phải ăn vỏ, lá cây cho đỡ đói.
Cuối cùng họ cũng tới một xứ sở khác, nhưng mỗi khi gõ cửa xin việc họ đều bị từ chối, hắt hủi, không ai động lòng thương tới tình cảnh của họ. Sau họ tới kinh thành, vào hoàng cung xin việc, nhưng ở đây người ta lại chỉ bảo họ nên đi nơi khác. Mãi sau có người đầu bếp nhận, bảo họ quét tro bếp.
Hoàng tử con vua nước này chính là chồng chưa cưới của nàng Maleen. Vua cha hỏi cho chàng một người xấu cả người lẫn nết, ngày cưới đã được định, cô dâu cũng đã tới. Nhưng vì xấu quá, không muốn để ai thấy nàng nên cô dâu cấm cung, nàng Maleen phải bưng thức ăn vào trong buồng cho cô dâu.
Sắp đến ngày đi nhà thờ làm lễ cưới, cô dâu thẹn vì mình xấu xí, sợ ló mặt ra đường sẽ bị thiên hạ nhạo báng, chê cười. Cô dâu gọi Maleen tới bảo:
– Thật là đại phúc cho mày! Tao bị sai khớp xương nên không đi ra phố được. Mày hãy thay tao, mặc quần áo cô dâu vào. Thật không còn vinh dự nào lớn hơn cho mày nữa.
Nàng Maleen mới khước từ:
– Tôi đâu dám nhận phần vinh dự đó.
Cô dâu lấy vàng mua chuộc nàng cũng chối từ.
Cô dâu tức giận nói:
– Nếu không nghe lời tao thì toi mạng. Ta chỉ nói một lời là đầu lìa khỏi cổ.
Nàng Maleen đành tuân lời, mặc quần áo cô dâu, đeo đồ trang sức, nom nàng đẹp thật lộng lẫy.
Khi nàng Maleen bước vào phòng khách hoàng cung, mọi người phải sửng sốt vì sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Nhà vua bảo hoàng tử:
– Đó là cô dâu mà cha đã chọn cho con. Con hãy dẫn nàng đi nhà thờ.
Hoàng tử hết sức ngạc nhiên, và nghĩ bụng:
– Biết đâu đây chính là nàng Maleen mà ta hằng yêu mến. Nhưng nàng bị giam trong tháp kín và đã chết rồi cơ mà.
Hoàng tử cùng cô dâu tới nhà thờ. Trên đường đi, thấy bụi gai trên đường, cô dâu nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh.
Hoàng tử hỏi cô dâu:
– Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
– Thưa không. Em chợt nhớ tới nàng Malêen.
Hoàng tử ngạc nhiên khi thấy cô dâu cũng biết nàng Malêen, nhưng chàng cứ lặng thinh không nói gì. Khi xe ngựa sắp qua chiếc cầu nhỏ để vào sân nhà thờ, cô dâu nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Hoàng tử lại hỏi cô dâu:
– Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
– Không ạ, em chợt nhớ tới nàng Maleen.
– Thế em có quen với nàng Maleen không?
– Em làm sao mà quen được nàng, em chỉ nghe nói đến tên nàng.
Khi hai người đến trước cửa nhà thờ, nàng nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Hoàng tử hỏi:
– Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
– Trời, em vừa lại nhớ tới nàng Maleen.
Hoàng tử lấy chiếc dây chuyền đeo vào cổ nàng và cài móc lại. Hai người bước vào nhà thờ, cha đạo đặt tay họ vào nhau và làm lễ thành hôn. Chàng đưa nàng về, nhưng dọc đường nàng không nói nửa lời. Về đến hoàng cung, nàng về ngay phòng cô dâu, cởi quần áo đẹp, tháo hết đồ nữ trang, mặc chiếc tạp dề màu xám của người quét tro bếp, chỉ đeo chiếc dây chuyền vàng mà chú rể tặng.
Đến đêm người ta dẫn cô dâu tới phòng chú rể. Để cho hoàng tử không nhận ra sự đánh tráo, cô dâu mặt che mạng. Khi mọi người đã lui ra hết, chú rể nói với cô dâu:
– Hôm nay em nói những gì với bụi gai ở bên đường thế?
Cô dâu hỏi:
– Với bụi gai nào nhỉ? Em có nói với bụi gai nào đâu.
Chú rể nói:
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Để tránh ngờ vực, cô nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi.
Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với bụi gai thế?
– Thưa tôi chỉ nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh.
Cô dâu chạy về buồng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với bụi gai.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
– Khi đi qua cầu, em nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ?
Cô đáp:
– Chiếc cầu trước nhà thờ! Em có nói với chiếc cầu trước nhà thờ nào đâu.
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Cô lại nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi.
Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ thế?
– Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Cô dâu hét lớn:
– Tội mày đáng chết lắm đấy!
Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cầu.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
– Thế em đã nói gì với cửa nhà thờ?
Cô đáp:
– Với cửa nhà thờ! Em có nói gì với cửa nhà thờ đâu.
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Cô chạy ra và la mắng, hỏi nàng Maleen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với cửa nhà thờ?
– Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Cô dâu nổi giận, hét lớn:
– Tội mày đáng vặn cổ chết.
Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cửa nhà thờ.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
– Nhưng thế thì đồ nữ trang anh trao tặng em giờ đâu rồi?
Cô đáp:
– Đồ nữ trang! Anh có đưa tặng em đồ nữ trang đâu nhỉ?
– Chính anh đeo cho em chiếc dây chuyền vàng và móc cài khóa dây chuyền. Nếu em lại không biết điều đó thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Hoàng tử gỡ tấm mạng che mặt cô dâu. Chàng nhảy lùi lại vì sợ hãi, khi nhìn thấy rõ khuôn mặt xấu xí kia. Chàng nói:
– Cô ở đâu tới đây? Cô là ai?
– Em là vợ chưa cưới của chàng. Em sợ ra ngoài thiên hạ nhìn thấy em họ sẽ dè bỉu chê cười, em đã ra lệnh cho con hầu quét tro bếp mặc quần áo cưới và thay em đi nhà thờ.
Hoàng tử nói:
– Cô bé ấy ở đâu? Đi gọi cô ấy lại đây, ta muốn thấy mặt cô ấy.
Cô ra bảo thị vệ là con bé quét tro bếp là đồ phản trắc, phải đưa nó ngay ra trước sân mà chém. Đám thị vệ nắm tay nàng Maleen kéo đi, nàng la hét cầu cứu, tiếng kêu cứu vang tới buồng hoàng tử. Nghe tiếng kêu cứu, hoàng tử vội chạy ra, truyền lệnh thả ngay nàng ra. Đuốc được mang tới, hoàng tử nhận ra ngay chiếc dây chuyền vàng chính chàng đã tặng ở nhà thờ. Hoàng tử nói:
– Em mới là cô dâu thật, người đã cùng đi với anh tới nhà thờ để làm lễ. Em hãy cùng anh về buồng.
Khi chỉ còn lại hai người trong buồng, hoàng tử nói:
– Trên đường tới nhà thờ, em có nhắc tới tên nàng Maleen – người vợ chưa cưới của anh. Anh không thể tưởng tượng được, chính nàng Maleen lại giống em như hệt.
Nàng đáp:
– Chính em là Maleen, người vì chàng mà bị giam bảy năm trời trong ngục tối, chịu đói chịu khát cùng những lầm than cơ cực trong suốt những năm trời ấy. Nhưng hôm nay em đã nhìn thấy ánh sáng mặt trời, được cùng anh tới nhà thờ làm lễ và giờ đây em là người vợ chính thức của anh.
Chàng và nàng hôn nhau. Họ sống hạnh phúc bên nhau cho đến khi tóc bạc răng long. Cô dâu giả bị trừng phạt thích đáng.
Tháp giam nàng Malêen còn đứng đó. Mỗi khi đi qua tháp, trẻ con thường hát:
Tính tình tang tang,
Nàng nào trong đó?
Có phải Maleen,
Khen người có chí,
Bền bỉ đợi chờ,
Thương nhớ Hans.Ngày xửa ngày xưa, hoàng tử nước kia muốn xin cưới nàng Maleen đẹp tuyệt trần, con gái vua một nước hùng cường. Vì nhà vua định gả nàng cho một người khác nên lời hỏi của hoàng tử bị khước từ. Nhưng hoàng tử và Maleen rất mực thương yêu nhau, không muốn phải sống xa nhau. Một hôm, nàng Maleen thưa với vua cha:
– Con không thể nào và cũng không muốn lấy ai khác.
Nhà vua nổi giận, truyền cho xây một cái tháp kín mít, không có ánh sáng mặt trời, cũng như mặt trăng nào lọt vào được trong tháp. Tháp xây xong, vua phán:
– Con phải sống ở trong tháp này bảy năm, cha muốn biết, liệu đến lúc đó con có còn bướng bỉnh nữa hay không.
Trong tháp để đầy đủ thức ăn dùng trong bảy năm. Khi công chúa và người thị nữ đã vào trong tháp thì cửa được xây kín lại, hai người giờ đây sống cách biệt với trời đất bên ngoài. Ở trong tháp tối không thể nào phân biệt được ngày và đêm. Hoàng tử thường lui tới quanh tháp, gọi tên nàng, nhưng tiếng gọi làm sao đi qua nổi những bức tường dày mà vào trong tháp. Họ còn biết làm gì nữa ngoài khóc than! Thời gian trôi qua, thức ăn đồ uống trong tháp đã cạn, công chúa biết là thời hạn bảy năm cũng sắp hết. Công chúa tưởng giờ phút giải thoát cũng sắp tới, nhưng nàng vẫn không nghe thấy tiếng búa phá tường, không thấy có một viên gạch, đá nào rơi ở tường xuống. Hình như nhà vua quên công chúa rồi!
Thấy lương thực chỉ đủ dùng cho một thời gian ngắn và thấy trước cái chết bi thảm có thể tới với mình, công chúa nói:
– Trong bước đường cùng này, chúng ta phải tìm cách phá tường thôi.
Nàng lấy dao ăn khoét vữa, khi nào mệt thì thị nữ làm tiếp. Làm mãi thì họ cũng lấy được viên đá thứ nhất ra, rồi viên thứ hai, thứ ba… Sau ba ngày thì ánh sáng mặt trời có thể rọi vào trong tháp, lỗ hổng đào cũng khá to, đủ để nhìn ngắm ra ngoài được. Trời trong xanh, một luồng gió mát thổi vào họ, nhưng quang cảnh sao mà điêu tàn vậy! Hoàng cung đổ nát, hoang tàn. Kinh thành, làng mạc bị đốt trụi, đồng ruộng bỏ hoang, không có một bóng người nào qua lại! Hai người tiếp tục đào, khi lỗ hổng to đủ để chui ra ngoài thì người thị nữ chui ra trước, nàng Malêen theo sau. Nhưng đi đâu bây giờ?
Quân thù đã dày xéo đất nước, đuổi nhà vua, tàn sát trăm họ. Hai người định đi lang thang tìm một xứ sở khác, không chốn nương thân, không ai cho chút bánh nào ăn. Trong cảnh khốn cùng ấy, họ đành phải ăn vỏ, lá cây cho đỡ đói.
Cuối cùng họ cũng tới một xứ sở khác, nhưng mỗi khi gõ cửa xin việc họ đều bị từ chối, hắt hủi, không ai động lòng thương tới tình cảnh của họ. Sau họ tới kinh thành, vào hoàng cung xin việc, nhưng ở đây người ta lại chỉ bảo họ nên đi nơi khác. Mãi sau có người đầu bếp nhận, bảo họ quét tro bếp.
Hoàng tử con vua nước này chính là chồng chưa cưới của nàng Maleen. Vua cha hỏi cho chàng một người xấu cả người lẫn nết, ngày cưới đã được định, cô dâu cũng đã tới. Nhưng vì xấu quá, không muốn để ai thấy nàng nên cô dâu cấm cung, nàng Maleen phải bưng thức ăn vào trong buồng cho cô dâu.
Sắp đến ngày đi nhà thờ làm lễ cưới, cô dâu thẹn vì mình xấu xí, sợ ló mặt ra đường sẽ bị thiên hạ nhạo báng, chê cười. Cô dâu gọi Maleen tới bảo:
– Thật là đại phúc cho mày! Tao bị sai khớp xương nên không đi ra phố được. Mày hãy thay tao, mặc quần áo cô dâu vào. Thật không còn vinh dự nào lớn hơn cho mày nữa.
Nàng Maleen mới khước từ:
– Tôi đâu dám nhận phần vinh dự đó.
Cô dâu lấy vàng mua chuộc nàng cũng chối từ.
Cô dâu tức giận nói:
– Nếu không nghe lời tao thì toi mạng. Ta chỉ nói một lời là đầu lìa khỏi cổ.
Nàng Maleen đành tuân lời, mặc quần áo cô dâu, đeo đồ trang sức, nom nàng đẹp thật lộng lẫy.
Khi nàng Maleen bước vào phòng khách hoàng cung, mọi người phải sửng sốt vì sắc đẹp tuyệt vời của nàng. Nhà vua bảo hoàng tử:
– Đó là cô dâu mà cha đã chọn cho con. Con hãy dẫn nàng đi nhà thờ.
Hoàng tử hết sức ngạc nhiên, và nghĩ bụng:
– Biết đâu đây chính là nàng Maleen mà ta hằng yêu mến. Nhưng nàng bị giam trong tháp kín và đã chết rồi cơ mà.
Hoàng tử cùng cô dâu tới nhà thờ. Trên đường đi, thấy bụi gai trên đường, cô dâu nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh.
Hoàng tử hỏi cô dâu:
– Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
– Thưa không. Em chợt nhớ tới nàng Malêen.
Hoàng tử ngạc nhiên khi thấy cô dâu cũng biết nàng Malêen, nhưng chàng cứ lặng thinh không nói gì. Khi xe ngựa sắp qua chiếc cầu nhỏ để vào sân nhà thờ, cô dâu nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Hoàng tử lại hỏi cô dâu:
– Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
– Không ạ, em chợt nhớ tới nàng Maleen.
– Thế em có quen với nàng Maleen không?
– Em làm sao mà quen được nàng, em chỉ nghe nói đến tên nàng.
Khi hai người đến trước cửa nhà thờ, nàng nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Hoàng tử hỏi:
– Em vừa nói gì đấy?
Nàng đáp:
– Trời, em vừa lại nhớ tới nàng Maleen.
Hoàng tử lấy chiếc dây chuyền đeo vào cổ nàng và cài móc lại. Hai người bước vào nhà thờ, cha đạo đặt tay họ vào nhau và làm lễ thành hôn. Chàng đưa nàng về, nhưng dọc đường nàng không nói nửa lời. Về đến hoàng cung, nàng về ngay phòng cô dâu, cởi quần áo đẹp, tháo hết đồ nữ trang, mặc chiếc tạp dề màu xám của người quét tro bếp, chỉ đeo chiếc dây chuyền vàng mà chú rể tặng.
Đến đêm người ta dẫn cô dâu tới phòng chú rể. Để cho hoàng tử không nhận ra sự đánh tráo, cô dâu mặt che mạng. Khi mọi người đã lui ra hết, chú rể nói với cô dâu:
– Hôm nay em nói những gì với bụi gai ở bên đường thế?
Cô dâu hỏi:
– Với bụi gai nào nhỉ? Em có nói với bụi gai nào đâu.
Chú rể nói:
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Để tránh ngờ vực, cô nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi.
Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với bụi gai thế?
– Thưa tôi chỉ nói:
Bụi gai, bụi gai,
Bụi gai nho nhỏ,
Đứng đó một mình,
Hình như ta đã,
Xả vỏ lá cành,
Đem nấu thành canh.
Cô dâu chạy về buồng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với bụi gai.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
– Khi đi qua cầu, em nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ?
Cô đáp:
– Chiếc cầu trước nhà thờ! Em có nói với chiếc cầu trước nhà thờ nào đâu.
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Cô lại nói:
Để em ra tìm con hầu,
Nó làm em rối cả đầu, anh ơi.
Cô chạy ra la hỏi nàng Malêen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với chiếc cầu trước nhà thờ thế?
– Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cầu nhá,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Cô dâu hét lớn:
– Tội mày đáng chết lắm đấy!
Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cầu.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
– Thế em đã nói gì với cửa nhà thờ?
Cô đáp:
– Với cửa nhà thờ! Em có nói gì với cửa nhà thờ đâu.
– Nếu không phải là em nói thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Cô chạy ra và la mắng, hỏi nàng Maleen:
– Này con hầu, mày đã nói gì với cửa nhà thờ?
– Thưa tôi chỉ nói:
Đừng gãy cửa nhé,
Cô bé ở nhà,
Mới là cô dâu,
Tôi đâu có phải.
Cô dâu nổi giận, hét lớn:
– Tội mày đáng vặn cổ chết.
Rồi cô vội vã chạy về phòng và nói:
– Giờ thì em nhớ là em đã nói gì với chiếc cửa nhà thờ.
Và cô nhắc lại những lời cô vừa nghe được.
Hoàng tử lại hỏi:
– Nhưng thế thì đồ nữ trang anh trao tặng em giờ đâu rồi?
Cô đáp:
– Đồ nữ trang! Anh có đưa tặng em đồ nữ trang đâu nhỉ?
– Chính anh đeo cho em chiếc dây chuyền vàng và móc cài khóa dây chuyền. Nếu em lại không biết điều đó thì chắc em không phải là cô dâu thật.
Hoàng tử gỡ tấm mạng che mặt cô dâu. Chàng nhảy lùi lại vì sợ hãi, khi nhìn thấy rõ khuôn mặt xấu xí kia. Chàng nói:
– Cô ở đâu tới đây? Cô là ai?
– Em là vợ chưa cưới của chàng. Em sợ ra ngoài thiên hạ nhìn thấy em họ sẽ dè bỉu chê cười, em đã ra lệnh cho con hầu quét tro bếp mặc quần áo cưới và thay em đi nhà thờ.
Hoàng tử nói:
– Cô bé ấy ở đâu? Đi gọi cô ấy lại đây, ta muốn thấy mặt cô ấy.
Cô ra bảo thị vệ là con bé quét tro bếp là đồ phản trắc, phải đưa nó ngay ra trước sân mà chém. Đám thị vệ nắm tay nàng Maleen kéo đi, nàng la hét cầu cứu, tiếng kêu cứu vang tới buồng hoàng tử. Nghe tiếng kêu cứu, hoàng tử vội chạy ra, truyền lệnh thả ngay nàng ra. Đuốc được mang tới, hoàng tử nhận ra ngay chiếc dây chuyền vàng chính chàng đã tặng ở nhà thờ. Hoàng tử nói:
– Em mới là cô dâu thật, người đã cùng đi với anh tới nhà thờ để làm lễ. Em hãy cùng anh về buồng.
Khi chỉ còn lại hai người trong buồng, hoàng tử nói:
– Trên đường tới nhà thờ, em có nhắc tới tên nàng Maleen – người vợ chưa cưới của anh. Anh không thể tưởng tượng được, chính nàng Maleen lại giống em như hệt.
Nàng đáp:
– Chính em là Maleen, người vì chàng mà bị giam bảy năm trời trong ngục tối, chịu đói chịu khát cùng những lầm than cơ cực trong suốt những năm trời ấy. Nhưng hôm nay em đã nhìn thấy ánh sáng mặt trời, được cùng anh tới nhà thờ làm lễ và giờ đây em là người vợ chính thức của anh.
Chàng và nàng hôn nhau. Họ sống hạnh phúc bên nhau cho đến khi tóc bạc răng long. Cô dâu giả bị trừng phạt thích đáng.
Tháp giam nàng Malêen còn đứng đó. Mỗi khi đi qua tháp, trẻ con thường hát:
Tính tình tang tang,
Nàng nào trong đó?
Có phải Maleen,
Khen người có chí,
Bền bỉ đợi chờ,
Thương nhớ Hans.

199. Đôi ủng da trâu

Có một người lính không hề biết sợ và cũng chẳng bao giờ lo âu, buồn rầu. Khi được giải ngũ, vì chẳng biết nghề gì, nên anh ta đành phải lang thang khắp chốn, xin ăn những người hảo tâm.
Trên vai anh ta là một chiếc áo đi mưa đã cũ, chân đi một đôi ủng bằng da trâu. Những thứ đó là gia sản của anh. Một hôm anh ta chẳng kể đường lớn, đường nhỏ, cứ thẳng đồng hoang đi mãi, cuối cùng thì đến một khu rừng, thấy một người đang ngồi trên thân cây bị đốn đổ. Người đó trang phục chỉnh tề, mặc bộ đồ đi săn màu xanh lá cây.
Anh lính chìa tay ra bắt, sau đó ngồi xuống bãi cỏ bên cạnh người ấy và duỗi thẳng chân ra. Anh nói với người đi săn:
– Tôi thấy bác đi đôi ủng da mịn, lại đánh bóng nhoáng. Nếu như bác phải đi đây đi đó như tôi thì đôi ủng của bác chẳng mấy mà hỏng! Bác cứ xem đôi ủng của tôi, nó làm bằng da trâu đấy, đã dùng lâu lắm rồi, chẳng kể đường dễ đi hay khó đi, mà cũng chẳng làm sao cả!
Một lúc sau, anh lính đứng dậy, nói:
– Tôi đói hết chịu nổi rồi, không sao ngồi yên được nữa. Nhưng người anh em có đôi ủng bóng ơi, đường này đi về đâu thế?
– Chính tôi cũng không biết nó đi về đâu. Tôi đang lạc ở trong rừng này! – Người đi săn đáp.
Người lính nói:
– Nếu vậy thì hoàn cảnh của bác cũng giống như tôi. Những người cùng cảnh ngộ thì thường hay kết bạn với nhau. Chúng ta cùng tìm đường nào!
Người đi săn mỉm cười, sau đó họ cùng nhau đi, đi hoài mãi cho tới khi màn đêm buông xuống.
– Chúng ta không ra khỏi rừng được rồi. Nhưng tôi nhìn thấy có ánh đèn nhấp nháy ở nơi xa. Ở đó nhất định sẽ được chút gì để ăn – Anh lính nói.
Họ tìm thấy một cái nhà xây bằng đá, bèn đi tới gõ cửa. Một bà già ra mở. Anh lính nói:
– Chúng tôi muốn tìm một chỗ ngủ, và mong có chút gì cho vào bụng, vì bụng tôi lép kẹp như cái ba lô trống rỗng.
– Các bác không thể ở lại đây. Đây là nhà của bọn cướp. Trước khi chúng về, tốt nhất là các bác nên nhanh chóng rời khỏi nơi đây. Bởi nếu chúng phát hiện ra thì các bác mất mạng đấy.
Anh lính trả lời:
– Đã hai ngày nay tôi chưa có gì cho vào bụng. Mất mạng ở đây, hay chết đói trong rừng cũng vậy. Tôi vào đây!
Người đi săn không muốn vào nhà, nhưng anh lính nắm ống tay áo của bác ta lôi vào:
– Vào đi anh bạn! Chẳng thể bị cắt cổ ngay đâu!
Bà già lại có vẻ thông cảm, nói:
– Nấp ở đằng sau cái lò lửa ấy! Nếu chúng ăn còn thừa thứ gì, đợi chúng đi ngủ say, tôi sẽ lén luồn vào cho các bác.
Họ vừa nấp vào trong góc nhà thì mười hai tên cướp ào về, ngồi ngay vào bàn, giục mang đồ ăn uống cho chúng. Bà già mang một tảng thịt nướng, chúng ăn hết một cách ngon lành. Ngửi thấy mùi thịt nướng, anh lính thèm và nói với người thợ săn:
– Tôi không thể đợi được nữa. Tôi phải ra bàn ngồi ăn cùng với chúng nó!
Người thợ săn túm áo anh lính nói:
– Làm như anh chẳng khác gì ta nộp mạng cho chúng!
Anh lính hắt hơi to tới mức làm cho bọn cướp giật mình, bỏ dao dĩa xuống bàn, quay ra lùng sục và phát hiện ra hai người đang nấp ở sau lò sưởi, chúng nói:
– Ái chà, các anh bạn sao lại ngồi trong xó nhà, được cử đi do thám phải không? Cứ đợi đấy, các anh bạn sẽ được học cách đu cành cây khô.
Anh lính nói:
– Khỏi phải khách khí! Tôi đói lắm. Trước tiên cho tôi ăn chút đã, rồi các anh muốn xử trí thế nào cũng được.
Bọn cướp ngơ ngác nhìn nhau. Tên đầu sỏ bảo:
– Tao thấy mày không biết sợ. Ăn thì mày sẽ được ăn, nhưng ăn xong là phải chết đấy!
– Việc đó tính sau! – Anh lính đáp. Anh ngồi ngay vào bàn và ăn ngốn nghiến. Anh còn gọi người thợ săn:
– Này, anh bạn đi ủng bóng ơi, lại đây ngồi ăn. Anh nhất định đói hơn tôi. Ở nhà anh chẳng thể có món thịt nướng ngon như thế này.
Người thợ săn không muốn ăn. Bọn cướp ngạc nhiên nhìn anh lính, chúng nói:
– Anh chàng này chẳng hề khách khí gì cả!
Anh lính đáp:
– Món ăn thì ngon, nhưng mang rượu ra chứ!
Tên đầu sỏ cao hứng nên cũng chịu chơi, hắn bảo bà già:
– Bà xuống hầm lấy một chai rượu ngon lên đây!
Anh lính mở chai rượu nổ đánh bốp một cái, anh cầm chai rượu tới chỗ người thợ săn và nói:
– Anh bạn xem này. Anh sẽ vô cùng ngạc nhiên khi tôi chúc sức khỏe cả bọn cướp.
Anh lính vung chai rượu qua đầu bọn cướp và hô:
– Các ngươi sống, nhưng há hốc mồm ra, giơ tay phải lên!
Nói rồi, anh lính tu một hơi ngon lành. Anh lính vừa nói dứt lời thì cả bọn cướp ngồi đơ ra, mồm há hốc, tay phải giơ lên. Người thợ săn bảo anh lính:
– Tôi biết anh còn nhiều thuật lạ khác. Nhưng giờ chúng ta hãy về nhà.
– Anh bạn thân mến, làm gì mà đi sớm thế. Chúng ta đã đánh bại quân thù và giờ phải thu chiến lợi phẩm chứ. Chúng đang ngồi dính vào ghế há hốc mồm. Chúng chỉ cử động được khi nào tôi cho phép. Nào lại đây ăn uống đi!
Bà già lại đi lấy một chai rượu ngon. Anh lính ăn uống no nê đến mức ba ngày sau mới cần ăn. Khi trời hửng sáng, anh lính nói:
– Đã đến lúc chúng ta có thể nhổ trại, nhưng để cho bà già chỉ cho chúng ta con đường về thành phố ngắn nhất.
Về tới thành phố, anh lính đi tới chỗ đồng đội và bảo:
– Tôi tìm thấy một ổ cướp ở trong rừng. Nào đi cùng với tôi tới đó quét sạch chúng đi.
Anh lính dẫn đồng đội đi, anh nói với người thợ săn:
– Anh đi cùng chúng tôi tới đó. Anh sẽ thấy chúng bị tóm cổ như thế nào.
Anh lính bảo đồng đội bao vây tụi cướp. Rồi anh rút chai rượu ra tu một hơi và vung chai rượu qua đầu chúng, miệng hô:
– Bắt sống bọn cướp đi!
Chỉ trong chớp, từng đứa một trong bọn cướp bị quật ngã, bị trói lại. Chúng bị ném lên xe như những bao tải đựng đồ. Anh lính ra lệnh:
– Đưa ngay chúng vào nhà tù!
Người thợ săn kéo một người sang bên và giao cho anh ta một việc gì đó. Anh lính bảo người thợ săn:
– Anh bạn đi ủng đánh bóng. Chúng ta may mắn túm cổ được bọn cướp, lại ăn uống no nê thỏa thích. Giờ ta có thể đủng đỉnh theo sau xe.
Khi họ về tới gần thành, anh lính thấy rất đông người chen lấn nhau ở cổng thành, tay vẫy cành lá, mồm hô vang. Rồi anh còn thấy đội cận vệ của nhà vua bước tới. Anh rất ngạc nhiên, hỏi người thợ săn:
– Thế này là thế nào nhỉ?
– Thế anh bạn không biết à. Nhà vua xa vương quốc đã lâu, nay nhà vua trở về nên dân chúng ra nghênh đón đấy.
Người lính nói:
– Nhưng vua đâu? Tôi không nhìn thấy nhà vua.
– Ông ta đang đứng trước mặt anh. Chính ta là nhà vua. Ta đã sai người thông báo ngày ta về lại hoàng cung.
Rồi vua cởi trang phục thợ săn, mọi ngườiu nhìn thấy hoàng bào. Anh lính hoảng sợ, vội quỳ xuống xin được tha thứ, vì anh không biết nên đã đối xử với vua như kẻ bằng vai phải lứa. Nhà vua chìa tay đỡ anh ta dậy và bảo:
– Ngươi là người lính dũng cảm đã cứu sống ta. Từ nay ngươi không phải khổ nữa. Ta sẽ chu cấp cho đầy đủ. Khi nào muốn ăn thịt nướng như khi ở nhà bọn cướp thì cứ xuống bếp của hoàng gia. Nhưng nếu muốn nâng cốc chúc sức khỏe ai đó thì phải được ta cho phép mới được làm!

200. Chiếc chìa khóa vàng

Trời mùa đông, tuyết phủ dày khắp mọi nơi. Một chú bé nhà nghèo phải vào rừng sâu để kiếm củi. Củi kiếm được chú chất đầy lên chiếc xe trượt tuyết. Chú rét tê cóng cả người nên muốn đốt lửa sưởi cho ấm người rồi mới về nhà. Trong lúc gạt tuyết, bới đất đào hố nhóm lửa thì chú thấy một chiếc chìa khóa nhỏ bằng vàng. Chú chợt nảy ra ý nghĩ, chìa ở đâu tất khóa sẽ ở quanh gần đó. Chú bèn đào đất tiếp và tìm thấy một chiếc hộp con bằng sắt. Chú nghĩ bụng:
– Trong hộp chắc là có của quý, giá như chìa đúng với khóa thì hay biết bao!
Tìm mãi mà chẳng thấy lỗ khóa, cuối cùng chú cũng mò ra được một lỗ khóa, nhưng nó nhỏ tới mức người ta khó lòng mà nhận ra được. Chú đút chìa vào lỗ khóa thử xem, may quá, chìa vừa đúng khóa. Chú quay chìa một vòng.
Giờ xin các bạn hãy đợi chú mở khóa nắp hộp, rồi các bạn sẽ nhìn thấy những của quý nằm trong chiếc hộp đó.

201. Chú mèo đi hia

Một bác thợ xay có ba người con trai, gia tài của bác cũng có ba thứ: một cối xay gió, một con lừa và một con mèo. Các con bác xay bột, lừa đi lấy ngũ cốc về xay và chở bột đi, còn mèo thì bắt chuột.
Khi bác thợ xay qua đời, ba người con chia nhau gia tài: người anh Cả lấy cối xay gió, người anh thứ Hai lấy con lừa, người em Út đành phải lấy con mèo, vì gia tài còn lại chỉ có thế.
Người em Út buồn rầu, lẩm bẩm một mình.
– Mình nhận được phần tồi tệ nhất. Anh Cả mình có thể xay bột, anh Hai mình còn được cỡi lừa, còn mình, mình làm ăn gì với con Mèo khốn khổ kia? Họa chăng lột da nó làm được đôi găng tay lông là hết sạch cả gia tài.
Nghe được hết đầu đuôi câu chuyện của chủ mình, Mèo nói:
– Cậu ơi, hãy nghe tôi nói, cậu chẳng cần giết tôi, lấy da làm một đôi găng tay loại tồi làm gì. Cậu cứ thuê thợ làm cho tôi một đôi hia để tôi có thể đi phố được, lúc đó mọi người sẽ lưu ý tới tôi, rồi chắc cậu cũng mở mày mở mặt, ăn nên làm ra.
Người con trai bác thợ xay rất đỗi ngạc nhiên khi nghe Mèo nói vậy. Ngay lúc đó, nhân tiện có thợ giày đi qua, anh vẫy gọi vào thuê làm cho Mèo đôi hia. Khi hia làm xong, Mèo xỏ chân vào, lấy một cái bao, đổ đầy lúa mạch rồi buộc miệng bao lại cho lúa mạch khỏi vãi ra ngoài. Đoạn Mèo quẩy bao lên vai, bước ra cửa, đi bằng hai chân như người.
Vua trị vì hồi đó là một người thích ăn chim đa đa. Nhưng thịt chim đa đa trở nên hiếm quí, vì hầu như không ai săn bắt được con nào cả. Khắp rừng, đâu cũng có chim đa đa, nhưng chim nhát quá, hễ hơi thấy động là bay nên không thợ săn nào tới gần được để săn bắn. Mèo biết được chuyện đó, bèn nghĩ cách để săn bắt chim đa đa. Vào rừng, Mèo cởi nút thắt bao, rắc lúa mạch ra xung quanh, giấu dây bẫy lẫn trong cỏ, Mèo ẩn núp trong một bụi cây gần đó, nằm rình. Được một lát, chim đa đa bay sà xuống ăn lúa mạch. Ăn hết ở xung quanh, chim lần vào ăn trong bao. Khi số chim vào bao ăn khá đông, Mèo liền vác bao chim lên vai, cứ thẳng đường phía cung vua mà đi.
Lính canh hô:
– Đứng lại! Đi đâu?
Mèo đáp ngắn gọn:
– Vào gặp nhà vua.
– Mày có điên không đấy? Có đời thuở nhà ai lại có mèo vào gặp nhà vua?
Một tên lính khác nói xen vào:
– Cứ để cho nó vào. Nhà vua cũng hay buồn, biết đâu những trò gừ gừ và nhảy nhót nhố nhăng của nó lại làm cho hoàng thượng thấy khuây khỏa?
Đến trước nhà vua, Mèo dừng lại, Mèo đứng hai chân sau, gập người cúi chào nhà vua rồi nói:
– Tâu bệ hạ, chủ tôi là bá tước… – Mèo bịa ra một cái tên quí phái thật dài – xin trân trọng kính gửi hoàng thượng lời chúc sức khỏe và xin kính dâng hoàng thượng số chim đa đa vừa mới bẫy được.
Những con chim đa đa béo ngon làm vua rất hài lòng. Quá đỗi vui mừng về chuyện đó, nhà vua truyền lệnh cho phép Mèo vào kho, muốn lấy bao nhiêu vàng cho vào bao cũng được. Vua phán:
– Nhớ mang số vàng đó về cho chủ ngươi nhé, nói là ta đa tạ bá tước về món quà biếu nhé.
Trong lúc đó, người con Út khốn khó của bác thợ xay ngồi rầu rĩ bên cửa sổ, hai tay ôm đầu suy nghĩ: có bao nhiêu tiền của thì đã đổ hết vào việc sắm hia cho Mèo, chẳng biết nó có làm nên trò trống gì không? Đúng lúc chủ đang buồn rầu thì Mèo bước vào, đặt bao lên nền nhà, cởi nút thắt, trút vàng trong bao ra ngay trước mặt chủ và nói:
– Thưa cậu chủ, đây gọi là chút ít bù đắp lại tiền sắm đôi hia. Nhà vua còn gửi lời hỏi thăm và đa tạ cậu chủ.
Quá vui mừng về số gia tài mới có, anh con trai bác thợ xay chẳng còn bụng dạ nào mà hỏi xem tại sao lại có những chuyện như vậy. Mèo vừa tháo hia vừa kể lại đầu đuôi câu chuyện cho chủ nghe, rồi nói:
– Giờ thì cậu chủ đã có đủ tiền rồi, nhưng không phải chỉ có vậy thôi đâu. Sáng mai tôi lại xỏ hia vào, cậu chủ còn giàu có hơn bây giờ. Tôi cũng đã tâu với vua rằng cậu chủ là một vị bá tước.
Ngày hôm sau, đúng như lời Mèo nói, Mèo xỏ hia vào, rồi đi săn, và mang tới biếu vua một bao đầy chim đa đa.
Mọi việc cứ trôi chảy đều đều như vậy, ngày nào Mèo cũng có chim dâng vua, ngày nào Mèo cũng mang vàng về nhà, Mèo được vua yêu quí như cận thần tin cẩn, ra vào cung vua không bị hỏi xét, tha hồ tung tăng trong cung điện.
Một hôm, Mèo đang sưởi ấm trong bếp nhà vua thì thấy người đánh xe vừa đi vừa nguyền rủa:
– Mình mong vua cùng công chúa bị đao phủ giết chết đi cho rồi! Mình đang khoái ra quán nhậu và chơi bài cho thỏa chí thì lại phải đánh xe cho họ ra bờ hồ dạo cảnh.
Sau khi nghe hết câu chuyện, Mèo rón rén lẻn về nhà và nói với chủ:
– Nếu cậu chủ muốn thật sự trở thành bá tước và trở nên giàu có cậu hãy đi với tôi ra hồ rồi nhảy xuống hồ tắm.
Người con Út bác thợ xay không hiểu sự tình sẽ ra sao, chẳng nói chẳng rằng, lẳng lặng theo Mèo ra hồ, cởi quần áo rồi nhảy ùm xuống nước. Mèo cầm quần áo của chủ mang giấu đi một chỗ. Vừa mới giấu xong thì nhà vua tới. Mèo liền lên tiếng la lối nghe thật là thảm thiết:
– Trời ơi là trời! Muôn tâu bệ hạ, bá tước chủ tôi đang tắm ở hồ thì có một tên trộm đến lấy cắp tất cả quần áo để trên bờ. Giờ thì chủ tôi làm sao mà lên được? Ở lâu dưới nước chắc sẽ bị cảm lạnh mà chết mất thôi!
Nghe vậy vua cho dừng xe lại, phán bảo một cận thần quay ngay trở về lấy một bộ quần áo của nhà vua đem tới.
“Bá Tước” mặc bộ quần áo lộng lẫy vào. Nhà vua tưởng chính bá tước là người bẫy và dâng biếu mình chim đa đa nên rất biệt đãi bá tước, mời bá tước lên ngồi cùng xe. Còn công chúa thì cũng chẳng có lý do gì để khó chịu, vì bá tước vừa trẻ, lại đẹp trai, thậm chí công chúa còn cảm thấy bá tước là một con người dễ thương là đằng khác.
Mèo đi trước và tới một cánh đồng cỏ rộng mênh mông, ở đó có hơn một trăm người đang phạt cỏ, Mèo hỏi:
– Các bác nhà nông, cánh đồng này của ai thế?
– Của thầy phù thủy lắm tà thuật.
Mèo dặn họ:
– Các bác nghe tôi nói đây: Xe nhà vua sắp đi qua vùng này. Nếu vua hỏi cánh đồng của ai, thì các bác nhớ trả lời là của bá tước nhé! Nếu các bác không nói đúng như vậy thì tất cả sẽ bị đánh chết ngay tại chỗ.
Mèo lại tiếp tục đi, đến một cánh đồng lúa mạch rộng bát ngát tới tận chân trời. Có tới hơn hai trăm người thợ gặt. Mèo hỏi:
– Các bác thợ gặp ơi, lúa này của nhà ai thế?
– Của thầy phù thủy lắm tà thuật.
– Các bác nghe tôi nói đây: Xe nhà vua sắp đi qua vùng này. Nếu vua hỏi ruộng lúa của ai, thì các bác nhớ trả lời là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói đúng như vậy thì tất cả sẽ bị đánh chết ngay tại chỗ.
Cuối cùng Mèo tới một khu rừng rộng đẹp bao la, ở đó có tới hơn ba trăm người đang đốn những cây sồi to hàng mấy người ôm để xẻ gỗ, làm củi.
Mèo hỏi:
– Các bác tiều phu ơi, rừng này của ai thế?
– Của thầy phù thủy lắm tà thuật.
– Các bác nghe tôi nói đây: Xe nhà vua sắp đi qua vùng này. Nếu vua hỏi cánh rừng này của ai, thì các bác nhớ trả lời là của bá tước nhé. Nếu các bác không nói đúng như vậy thì tất cả sẽ bị đánh chết ngay tại chỗ.
Mèo lại tiếp tục đi nữa. Thấy Mèo có dáng kỳ dị, đi thư thái như người đi hia, mọi người nhìn theo với vẻ sợ hãi kính nể. Một lát sau thì Mèo tới lâu đài của thầy phù thủy. Mèo ngang nhiên bước thẳng tới trước mặt phù thủy. Phù thủy nhìn Mèo với dáng khinh bỉ, hỏi Mèo muốn chi.
Mèo vái chào rồi nói:
– Tôi nghe nói ông có thể tùy theo hứng của mình mà muốn biến thành con vật gì cũng được. Biến thành chó, thành cáo thậm chí thành chó sói – những chuyện ấy chắc chắn tôi có thể tin được. Nhưng tôi tin ông không thể nào biến thành voi được. Do đó tôi tới đây để chính mắt mình xem có đúng như vậy không.
Phù thủy dương dương tự đắc nói:
– Ồ, đối với ta đó chỉ là chuyện vặt vãnh.
Và chỉ trong nháy mắt, lão phù thủy đã biến thành voi.
Mèo bảo:
– Thế cũng là đáng kính nể lắm, nhưng liệu có thể biến thành sư tử được không?
– Chuyện vặt vãnh ấy có chi đáng kể!
Vừa nói xong thì đứng trước mặt Mèo đã là một con sư tử oai vệ.
Mèo làm ra bộ sợ hãi và kêu lên:
– Chuyện như vậy đúng là tôi chưa từng nghe và chưa từng trông thấy! Ngay trong giấc mơ tôi cũng chưa từng thấy bao giờ. Nhưng nếu ông biến ra một con vật nhỏ xíu như con chuột nhắt chẳng hạn thì mới thật là tài thánh. Chắc chắn là ông tài ba hơn hẳn các thầy phù thủy khác trên đời, nhưng chuyện biến thành chuột nhắt chắc là không làm nổi.
Nghe những lời phỉnh bùi tai, lão phù thủy thích chí lắm, lão nói:
– Ối chà chà, anh bạn mèo thân mến ngay cả việc đó ta cũng làm được.
Và tức thì con chuột nhắt đang chạy nhảy lăng xăng trong buồng. Mèo theo sau, nhanh như chớp, vồ ngay được chuột và ăn ngấu nghiến hết luôn.
Vua cùng bá tước và công chúa đi dạo chơi, lúc tới cánh đồng cỏ rộng mênh mông, vua hỏi:
– Cánh đồng cỏ này của ai đấy?
– Tâu bệ hạ, đồng cỏ của đức ông bá tước ạ.
Mọi người đồng thanh đáp y như lời Mèo dặn.
Vua nói:
– Bá tước ạ, bá tước có vùng đất đẹp đấy!
Sau đó đoàn người tới cánh đồng lúa bát ngát.
Vua hỏi:
– Ruộng lúa của ai đó hở các ngươi?
– Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ!
– Ái chà, bá tước! Đất vừa tốt mà lại còn rộng bao la bát ngát.
Tới rừng, vua hỏi:
– Rừng của ai đó các ngươi?
– Tâu bệ hạ, của đức ông bá tước ạ!
Sự ngạc nhiên của vua cứ thế mà tăng lên. Vua bảo:
– Bá tước ạ, chắc hẳn là bá tước giàu có lắm. Ta chưa chắc đã có một khu rừng rộng đẹp bao la như vậy.
Rồi đoàn người tới lâu đài, Mèo đã đứng đợi ở cầu thang. Khi xe vừa đỗ, Mèo nhảy ngay xuống, ra mở cửa và nói:
– Tâu bệ hạ, bệ hạ đã tới khu lâu đài của bá tước chủ tôi. Điều đó là một vinh hạnh suốt đời cho chủ tôi.
Vua xuống xe, ngạc nhiên về tòa nhà lộng lẫy, to hơn và đẹp hơn cả cung điện của mình. Bá tước dẫn công chúa lên phòng tiếp tân, căn phòng sáng loáng, óng ánh bởi vàng ngọc châu báu.
Công chúa đính hôn với bá tước. Và khi vua cha băng hà, bá tước lên nối ngôi, phong cho Mèo đi hia làm tể tướng.