Nghìn Lẻ Một Đêm – Chương 41: Hoàng tử Admed và nàng tiên Pari-Banou (tiếp theo)

Pari-Banou càng phấn khởi vì những tình cảm của hoàng tử, không còn nghi ngờ việc chàng vội vã về thăm cha là một lý do đặc biệt để chối bỏ lòng tin chàng đã hứa. Nàng nói:

– Hoàng tử, chàng cứ đi khi nào chàng muốn nhưng trước hết, đừng phiền lòng vì vài lời thiếp dặn chàng về chuyến đi. Đầu tiên thiếp nghĩ chưa đến lúc nói với vua cha về cuộc hôn nhân của chúng ta, về sự khác thường của thiếp và chỗ chàng ở từ khi xa Người. Mong chàng chỉ nói được sung sướng, không mong muốn gì hơn và lý do duy nhất trở về là để Người khỏi lo lắng về số phận của chàng.

Để cùng đi, nàng cho hai mươi kỵ sĩ trang bị tất hộ tống chàng. Khi mọi việc đã sẵn sàng, hoàng tử Ahmed ôm hôn từ biệt nàng tiên, nhắc lại lời hứa sẽ mau chóng trở lại. Người ta dắt con ngựa nàng đã cho chuẩn bị sẵn cho chàng; ngoài việc trang bị yên cương sang trọng, con ngựa cũng đẹp và đắt giá nhất so với bất cứ con ngựa nào trong chuồng của nhà vua. Chàng duyên dáng lên ngự a trước sự rất vui về của nàng tiên và ra đi sau khi chào từ biệt lần cuối.

Đường về hoàng cung không xa, hoàng tử không phải đi lâu. Vào đến kinh thành, dân chúng vui mừng gặp lại chàng, hoan nghênh nhiệt liệt, phần lớn bỏ công việc tụ tập thành đám đông hộ tống chàng về đến cung vua. Nhà vua rất vui mừng ôm hôn chàng, tuy hơi than phiền về nỗi buồn vắng mặt chàng lâu ngày. Ngài nói thêm:

– Sự vắng mặt càng làm ta đau lòng sau sự thiệt thòi của con về lợi thế của hoàng tử Ali, anh con, ta sợ con có một hành động tuyệt vọng nào đấy.

– Thưa phụ hoàng, Người cho rằng sau khi mất Nourounnlhar đối tượng mong mỏi độc nhất của con, con có thể chứng kiến hạnh phúc của Ali anh con sao? Nếu con có thể lì lợm như thế, ở triều đình, trong thành phố và cả bệ hạ nữa sẽ nghĩ về mối tình của con như thế nào? Tình yêu là một sự say mê người ta không rời bỏ được dù muốn; nó chế ngự, làm chủ và không để người tình có lý trí. Bệ hạ biết khi bắn mũi tên, một điều kỳ lạ đã xảy ra với con tuy bãi đua ngựa rộng rãi và bằng phẳng đến thế mà không tìm được mũi tên làm con mất đi lý do về sự công bằng đối với con và các anh. Thất bại trong số phận nhưng con không mất thì giờ phàn nàn vô ích. Để thoả mãn nỗi băn khoăn về mũi tên phiêu lưu đó, con lén mọi người một mình trở lại chỗ cũ tìm nó. Kiếm mãi quanh quẩn chỗ nhặt được tên của các anh không được con đi mãi gần như theo đường thẳng, hình dung ra nơi mũi tên có thể rơi. Đã đi hơn một dặm, mắt vẫn nhìn các bên, thỉnh thoảng con lại quay lại tìm một vật gì đó như mũi tên, rồi lại suy nghĩ nó không thể bắn ra xa như vậy. Con dừng lại tự nhủ có mất trí không khi cho rằng mình đủ sức bắn một mũi tên đi xa đến thế khi mà không một anh hùng thời cổ nào và những người nổi tiếng về sức mạnh đương thời cũng chưa bao giờ vươn tới. Con ngẫm nghĩ như thế và suýt bỏ việc mình đang làm nhưng rồi con cảm thấy bị lôi kéo đi dù không muốn. Con đi đến bốn dặm tới cuối bãi bằng có những tảng núi đá thì thấy mũi tên con bắn nhưng cả chỗ rơi lẫn thời gian đều không hợp lý. Như vậy thay vì nghĩ bệ hạ bất công đối với con khi tuyên bố công chúa thuộc về hoàng tử Ali, con cho rằng việc xảy ra đối với con là một điều bí mật có lợi cho con, con cần phải làm sáng tỏ và con đã biết rõ bí mật đó không quá xa chỗ ấy. Nhưng đây lại là một bí mật khác mà con khẩn cầu bệ hạ đừng cho con là xấu vì con không nói ra, chỉ xin Người bằng lòng được biết con sung sướng và thoả mãn với hạnh phúc của mình. Sống giữa niềm hạnh phúc đó chỉ một điều làm con băn khoăn là lo bệ hạ không yên tâm về số phận của con từ khi con mất tích, xa triều đình. Con thấy con có nhiệm vụ phải về để bây giờ yên lòng. Đây là mục đích đưa con về. Ân huệ độc nhất con xin Người ban cho là thỉnh thoảng cho con trở về tôn kính Người và biết tình hình sức khoẻ của Người.

– Con trai ta – Nhà vua nói – ta không thể từ chối lời cầu xin của con, ta những muốn con quyết định ở lại bên ta thì hơn. Ít nhất con cho ta biết hỏi tin tức về con ở chỗ nào những lúc con không đến được hoặc khi cần phải có mặt con.

– Thưa phụ hoàng – Hoàng tử Ahmed lại nói – điều Người hỏi là một phần trong điều bi1 mật con đã nói. Con khẩn cầu Người cũng cho con im lặng về điểm ấy, con sẽ trở về luôn, thà bất chợt còn hơn để Người trách con lơ là khi con cần có mặt.

Vua Ấn Độ không ép hoàng tử về việc ấy nữa. Ông nói:

– Con trai, ta không muốn đi sâu hơn về điều bí mật của con, để con hoàn toàn làm chủ mình. Con về đây đã đưa lại cho ta một niềm vui lớn đã tê lâu không cảm nhận được. Con sẽ được hoan nghênh tất cả những lần con có thể đến mà không tổn hại đến công việc hoặc những vui thú của con.

Hoàng tử Ahmed chỉ ở lại triều đình nhà vua ba ngày, ngày thứ tư chàng ra đi sớm và nàng tiên Pari- Banou gặp lại chàng thật vui mừng. Nàng không nghĩ chàng trở lại sớm thế và sự nhanh chóng đó làm nàng tự dằn vặt đã nghi ngờ chàng thiếu chung thuỷ. Nàng không giấu giếm hoàng tử, thú nhận sự yếu đuối của mình và xin lỗi chàng. Hai người càng gắn bó với nhau thắm thiết hơn, người này muốn gì, người kia cũng muốn thế.

Hoàng tử trở lại đã một tháng, nàng tiên Pari-Banou nhận thấy sau khi kể lại chuyến đi, câu chuyện với vua cha và xin phép thỉnh thoảng về thăm, chàng không nói gì về nhà vua nữa. Đoán chắc vì dè chừng đối với nàng nên một hôm nàng bảo chàng:

– Hoàng tử, chàng lãng quên vua cha rồi chăng? Không nhớ lời hứa thỉnh thoảng đến thăm Người ư? Thiếp vẫn nhớ điều chàng kể lại hôm trở lại đây nên nhắc chàng đừng để quá lâu chưa thực hiện lời hứa lần trước.

– Nàng ơi – Hoàng tử Ahmed nói với giọng vui vẻ như nàng tiên – ta không quên lời hứa đâu, thà chịu lời trách của nàng vừa rồi còn hơn bị từ chối vì vội vã làm nàng phiền lòng phải chấp nhận.

– Hoàng tử, thiếp không muốn chàng giữ kẽ như thế đối với thiếp hơn nữa. Để việc tương tự không lặp lại, đã một tháng nay chàng không gặp vua chà, thiếp nghĩ chàng không nên để đợt thăm viếng cách nhau trên một tháng. Ngày mai chàng đi thăm vua cha đi và hàng tháng chàng cứ tiếp tục đi thăm như vậy, không cần phải nói với thiếp hoặc chờ thiếp nói, thiếp sẵn sàng chấp nhận điều ấy.

Hôm sau hoàng tử ra đi cùng đoàn tuỳ tùng lần trước nhưng nhanh gọn hơn, bản thân chàng cũng trang bị đẹp hơn, được vua cha tiếp đón vui vẻ, hài lòng như lần trước. Trong nhiều tháng chàng về thăm vua cha như vậy, bao giờ cũng với đoàn người ngựa sang trọng, rực rỡ hơn.

Cuối cùng một số cận thần của nhà vua xét theo quyền lực của hoàng tử Ahmed qua những trang bị bề ngoài, lợi dụng nhà vua để cho tự do nói, đã làm nảy sinh những ngờ vực về chàng trong lòng ngài. Họ nói ngài cần khôn khéo, phải biết rõ chỗ ở của hoàng tử, chàng dựa vào đâu để chi phí lớn thế trong lúc không có đất phong và lợi tức ổn định, hình như chàng về triều chỉ để thách thức vua cha, tỏ ra không cần ngài chu cấp cho một cuộc sống xứng với hoàng tử và cuối cùng đáng sợ là có thể chàng sẽ xúi giục dân chúng nổi dậy cướp ngôi vua.

Vua Ấn Độ không hề nghĩ hoàng tử Alimed có thể có một âm mưu nguy hại như các cận thần muốn làm ngài tin. Ngài nói với họ:

– Các khanh đùa đấy chứ, con trai ta, thương yêu ta, ta tin chắc vào sự trìu mến và trung thành của chàng nên ta không nhớ đã có điều gì đó làm chàng bất bình về ta không.

Nghe vua nói vậy, một cận thần thừa dịp tâu lên:

– Thưa bệ hạ tuy Người đã suy xét một cách hợp lý nhất để các hoàng tử cùng thoả thuận về đám cưới của công chúa Nourounnihar nào ai biết hoàng tử Ahmed có chấp nhận số phận như hoàng tử Houssain không? Chàng có thể hình dung chỉ mình xứng đáng được hưởng những bệ hạ đáng lẽ ưu tiên cho chàng lại để vấn đề cho số phận quyết định nên chàng chịu bất công.

Ông cận thần ranh mãnh nói thêm:

– Bệ hạ có thể cho rằng hoàng tử Ahmed không thể hiện một sự bất bình nào, nỗl lo sợ của chúng thần là vô ích, chúng thần đã dễ hốt hoảng và gợi ra ở bệ hạ những nghi ngờ về hoàng tử con trai Người là sai và có lẽ không có cơ sở Nhưng thưa bệ hạ, cũng có thể những nghi ngờ ấy có chỗ dựa chắc chắn đấy. Bệ hạ cũng rõ trong một vấn đề tế nhị và quan trọng như vậy phải dựa vào điều chắc chắn nhất. Việc hoàng tử giấu giếm có thể đánh lừa Người và mối nguy cơ còn đáng sợ hơn vì hình như hoàng tử Ahmed ở không xa kinh thành. Thực thế, nếu Người để ý như chúng thần, Người thấy sẽ ngay những lần chàng đến,chàng và tuỳ tùng đều tươi tắn, quần áo của họ, vải phủ ngựa cùng những đồ trang sức ánh lên như vừa trong xưởng làm mới ra. Ngựa cũng không có vẻ vất vả hơn một cuộc đi dạo. Những dấu hiệu hoàng tử Ahmed ngay bên cạnh thật rõ ràng, chúng thần nghĩ nếu không trình với bệ hạ thì chúng thần đã thiếu sót về trách nhiệm bảo vệ Người và quyền lực quốc gia, xin bệ hạ xét xem nếu thấy phù hợp.

Khi viên đại thần kết thúc lời nói dài dòng của mình, nhà vua nói để cắt đứt cuộc trao đổi:

– Dù thế nào ta cũng không nghĩ con trai Ahmed của ta độc địa như các khanh thuyết phục ta. Ta cám ơn những lời khuyên của các khanh, chắc chắn với ý định tốt.

Nhà vua nói như vậy với các cận thần, không để họ biết lời nói của họ có tác động đến tâm trí ngài. Nhà vua cũng không hoảng hốt và quyết định theo dõi hoàng tử Ahmed mà không nói vội tể tướng. Ngài cho gọi mụ phù thuỷ, mụ được đưa vào phòng ngài theo một cánh cửa bí mật. Nhà vua nói:

– Ngươi đã nói đúng khi khẳng định con trai Ahmed của ta không chết và ta chịu ơn ngươi, bây giờ ngươi hãy tạo cho ta một niềm vui khác. Từ khi gặp lại, hoàng tử hàng tháng vẫn đến thăm ta nhưng không nói hiện ở đâu mà ta cũng không muốn buộc chàng phải nói điều bí mật ấy. Ta biết ngươi khá khôn ngoan để thoả mãn sự tò mò của ta mà chàng hay bất cứ một ai trong triều đình cũng không hay biết. Ngươi biết chàng đang ở đây, thường ra về không chào từ biệt ta hoặc một người nào trong triều, ngươi đừng để mất thì giờ ngay hôm nay đón đường hoàng tử xem chàng về đâu và cho ta biết kết quả.

Ra khỏi hoàng cung, mụ phù thuỷ đến ngay chỗ hoàng tử đã tìm thấy mũi tên, giấu mình trong những tảng đá để không ai thấy mình.

Ngày hôm sau hoàng tử Ahmed ra đi từ bình minh, theo thói quen không chào từ biệt vua cha hoặc đại thần nào. Mụ phù thuỷ thấy chàng đi tới, nhìn theo mãi cho đến khi chàng và tuỳ tùng đi khuất.

Thấy những tảng đá hình thành một hàng rào chắn những người trần, người hay ngựa đều không vào được vì dốc đứng, mụ phù thuỷ phán đoán chắc hoàng tử vào trong hang hoặc một căn hầm ngẩm mà các thần tiên xây dựng thành chỗ ở. Nghĩ thế khi thấy hoàng tử và tuỳ tùng mất hút, mụ rời khỏi chỗ nấp đi thẳng lại đoạn hõm họ đi vào, bước đến tận chỗ chia la thành ngõ ngách, nhìn tứ phía, đi đi lại lại nhiều lần. Mặc dù nhanh nhẹn, mụ không thấy có lối nào vào hang, cả cánh cửa sắt hoàng tử thấy trước đây cũng không có. Chính vì cánh cửa ấy chỉ những người đàn ông mới thấy, đặc biệt là những người đàn ông có thể được nàng tiên Pali-Banou có cảm tình còn đàn bà thì không trông thấy được.

Mụ phù thuỷ nghĩ tìm tòi thêm cũng vô ích, đành trở về trình bày với vua về sự phát hiện của mình. Mụ kể lại việc làm của mình và nói thêm:

– Thưa bệ hạ, Người cũng rõ qua những điều đã thấy, thần không khó khán lắm trong việc tìm hiểu hành vi của hoàng tử Ahmed. Bây giờ thì thần chưa nói được gì. Thần muốn để bệ hạ biết rõ mà không nghi ngờ gì được. Thần xin Người cho thời gian và lòng kiên trì và cho phép thần làm mọi việc mà không hỏi gì về cách thức thần dự định tiến hành.

Nhà vua chấp nhận theo yêu cầu của mụ phù thuỷ. Ngài bảo:

– Ngươi được chủ động, cứ đi và làm theo cách ngươi thấy thích hợp. Ta kiên trì chờ đợi những lời hứa hẹn của ngươi.

Để khuyến khích, nhà vua tặng mụ một viên kim cương đắt giá, và nói rằng đó chỉ là món quà trong lúc chờ đợi khen thưởng đầy đủ khi công việc hoàn thành.

Biết hoàng tử Ahmed mỗi tháng về thăm triều đình vua cha một lần, mụ phù thuỷ chờ cho tháng này qua đi. Một vài ngày trước cuối tháng, mụ tới chân tảng đá chỗ mất hút hoàng tử và tuỳ tùng, chờ ở đấy với một kế hoạch dự định tiến hành.

Ngày hôm sau, như thường lệ hoàng tử Ahmed ra khỏi cánh cửa sắt với đoàn tuỳ tùng quen thuộc, đi qua gần mụ phù thuỷ chàng vốn không quen. Thấy mụ nằm đấy đầu tựa vào tảng đá, rên rỉ như người bị đau nặng, chàng thương hại quay lại chỗ mụ ta hỏi đau như thế nào và cần giúp đỡ gì.

Mụ phù thuỷ, không ngẩng đầu lên, nhìn hoàng tử một cách đáng thương tâm, giọng ngắt quãng trả lời như khó thở nói rằng mụ đi từ nhà ra thành phố, giữa đường bị cơn sốt rất nặng, không còn sức phải dừng lại trong tình trạng rất xa dân cư không hy vọng được cứu chữa.

– Này bà – Hoàng tử Ahmed nói – bà không xa nơi cứu chữa như bà tưởng đâu. Để tôi cho bà thấy, rất gần đây cô một chỗ người ta sẽ chữa cho bà, thậm chí rất mau khỏi đấy. Bà dậy ngồi lên phía sau ngựa của một người chúng tôi Nghe hoàng tử Ahmed nói thế, mụ phù thuỷ muốn biết chỗ chàng ở, chàng làm gì và số phận ra sao, nên vờ đau quá cố gắng ngồi dậy nhận ngay việc làm ơn ấy. Cùng lúc đó hai kỵ sĩ nhảy xuống giúp mụ đứng lên đưa lên sau lưng ngựa một người khác. Trong lúc họ lên ngựa, hoàng tử quay lại đi đầu, đến trước cánh cửa sắt có một kỵ sĩ ra bước tới trước. Chàng đi vào, không xuống ngựa bảo một kỵ sĩ vào báo chàng muốn gặp nữ chủ.

Nàng tiên Pari-Banou chạy vội ra, không hiểu vì sao, hoàng tử trở lại sớm thế. Không để nàng hỏi, chàng nói ngay:

– Nữ hoàng của ta, hoàng tử nói vừa chỉ vào mụ phù thuỷ đã được hai người đỡ xuống ngựa, ta mong nàng cũng thương hại bà này như ta. Ta vừa gặp bà ta trong tình trạng đau đớn, và đã hứa sẽ chăm sóc bà ấy lúc đang cần. Ta nhờ nàng, đừng bỏ rơi bà ta.

Nàng tiên nhìn vào người đàn bà nói là đau ốm trong lúc hoàng tử nói, ra lệnh cho hai thị nữ đưa bà ta vào một phòng trong lâu đài và chăm sóc như đối với chính nàng.

Hai thị nữ làm theo lệnh vừa nhận được. Pari-Banou lại gần hoàng tử nhỏ giọng nói:

– Hoàng tử, thiếp hoan nghênh lòng thương người xứng đáng với chàng và nguồn gốc của chàng và thiếp vui lòng đáp ứng với ý định tốt ấy nhưng cho phép thiếp nói với chàng thiếp rất sợ ý định tốt ấy không được đền đáp xứng

đáng. Thiếp thấy người đàn bà này có vẻ không đau ốm như bà ta tỏ ra thế và thiếp rất lầm nếu bà không làm quá đi để làm hại chàng. Nhưng chàng đừng ngại, dù người ta có mưu mô như thế nào để phản lại chàng, cứ tin chắc thiếp sẽ giải thoát cho chàng khỏi mọi cạm bẫy. Chàng cứ đi, tiếp tục hành trình của mình.

Lời nói đó không làm hoàng tử hốt hoảng, chàng lại nói:

– Nữ hoàng của ta, ta không nhớ đã làm hại ai và cũng không có ý định ấy nên nghĩ chẳng có ai muốn làm hại mình, dù sao ta vẫn không thôi làm điều tốt khi có dịp.

Nói xong chàng từ biệt nàng tiên trở lại con đường bị gián đoạn vì mụ phù thuỷ và một lúc sau cùng tuỳ tùng đến hoàng cung. Nhà vua tiếp đón chàng gần như bình thường cố gắng không lộ ra những nghi ngờ các cận thần gây ra cho ngài.

Hai thị nữ theo lệnh nàng tiên đưa mụ phù thuỷ vào một gian phòng đẹp, trang trí sang trọng. Lúc đầu họ để mụ ngồi lên một chiếc xô pha tựa vào gối gấm vàng. Sau đó họ giúp mụ nằm lên giường (vì mụ phù thuỷ vẫn giả vờ đang sất cao mệt mỏi), một người ra ngoài một lúc đưa vào một cốc nước cho mụ trong lúc người kia đỡ mụ ngồi lên.

– Bà uống cốc nước này đi – Thị nữ nói – đây là nước giếng Sư Tử, sốt nào cũng chữa khỏi. Không đầy một giờ bà sẽ thấy tác dụng ngay.

Mụ phù thuỷ muốn giả vờ như thật, phải để đề nghị nhiều lần giả như ghê sợ phải uống thuốc. Cuối cùng mụ cầm chiếc cốc, uống hết nước, vừa lắc đầu mạnh như cố gắng lắm. Khi mụ đã nằm lại, hai thị nữ đắp chăn kỹ cho mụ và người đưa nước uống nói:

– Bà cứ ngủ đi, nếu muốn ngủ. Chúng tôi để bà yên tĩnh, hy vọng khoảng một giờ nữa chúng tôi trở lại thấy bà đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Mụ phù thuỷ không phải đến để ốm lâu mà chỉ để thăm dò chỗ ở của hoàng tử và nguyên nhân buộc chàng phải giấu vua cha, thấy mình đã biết khá rõ, muốn nói ngay liều thuốc đã có tác dụng, muốn ra về để báo cáo kết quả với nhà vua. Vì người ta không nói nước có tác dụng ngay nên mụ đành chờ hai thị nữ trở vào.

Hai người thị nữ đến theo giờ đã nói, thấy mụ phù thuỷ đã ngồi dậy trên ghế, mặc quần áo tử tế và đứng lên khi thấy họ bước vào. Mụ kêu lên:

– Chà, nước- thuốc thật hay, có hiệu quả sớm hơn nhiều so với lời các cổ nói, tôi phải nóng lòng chờ, đã đến lúc nhờ các cô dẫn, tôi vào gặp nữ chủ để cám ơn đã được chữa khỏi bệnh như có phép lạ, tôi phải tiếp tục đi.

Hai thị nữ, cũng là các nàng tiên như chủ của họ, sau khi thể hiện vui mừng vì mụ chóng khỏi bệnh, đi trước dẫn đường qua nhiều gian phòng, tất cả đều lộng lẫy, họ vào phòng khách đẹp nhất và trang bị sang trọng nhất –trong lâu đài.

Pari-Banou ở trong phòng khách, ngồi trên một ngai vàng, trang điểm thêm những kim cương, hồng ngọc, ngọc trai kích thước khác thường, bên phải, trái có một số lớn nàng tiên, tất cả đều đẹp tuyệt vời và quần áo lộng lẫy. Thấy bao nhiêu màu sáng chói và oai vệ, mụ phù thuỷ không chỉ loá mắt mà sững sờ cả người, quỳ xuống trước ngai vàng không mở được miệng để cám ơn như đã dự định. Pari-Banou miễn cho mụ khỏi phiền hà, lên tiếng:

– Này bà, ta vui lòng gặp dịp bà phải đến đây và thấy bà đã hồi phục để tiếp tục lên đường. Ta không giữ bà lại nhưng có lẽ bà không phiền lòng được thấy lâu đài của ta. Bà đi với cáo thị nữ của ta; họ sẽ đưa bà đi xem.

Mụ phù thuỷ vẫn sững sờ: quỳ lạy lần thứ hai, trán cúi sát tấm thảm phủ chân ngai vàng chào tạm biệt, không đủ sức và can đảm nói một lời, để hai nàng tiên dẫn đi. Mụ kinh ngạc và luôn miệng tấm tắc khen từng gian phòng, cũng đầy những của cải và vẻ đẹp mà hoàng tử Ahmed đã thấy khi nàng tiên Pari- Banou dẫn chàng đi tham quan lâu đài lần đầu. Điều làm mụ thán phục hơn là sau khi được xem toàn bộ lâu đài, mụ nghe hai nàng tiên nói những gì thấy ở đây chỉ là hình mẫu về sự sống lớn và quyền lực của nữ chủ họ, trong quốc gia mênh mông. Nàng có những lâu đài khác nhiều không kể xiết, tất cả đều kiến trúc kiểu dáng khác nhau không kém phần đẹp lộng lẫy.Vừa nói một số chi tiết họ vừa đưa mụ ra cánh cửa sắt mà hoàng tử đã dẫn mụ vào, mở cửa chúc mụ lên đường mạnh khoẻ và họ chia tay nhau.

Đi mấy bước, mụ phù thuỷ ngoảnh lại quan sát để nhận rõ cánh cửa nhưng vô ích, cửa đã trở thành không trông thấy được đối với mụ cũng như mọi người phụ nữ khác. Mụ đành trở về gặp nhà vua theo đường tắt, khá hài lòng đã đạt yêu cầu. Mụ được đưa vào cửa bí mật của lâu đài. Nghe tin mụ đến, nhà vua đến gặp, thấy nét mặt buồn ngài đoán không có kết quả và nói với mụ:

– Nhìn thấy bà, ta cho rằng chuyến đi của bà không được việc, không làm rõ được điều ta chờ đợi.

– Thưa bệ hạ – mụ phù thuỷ đáp – Người cho phép thần không nói về tâm trạng của thần khi thực hiện việc thần được giao làm vinh dự cho thần mà xin trình bày thật thà những gì thần làm, không bỏ quên đíều gì để xứng đáng với sự uỷ thác của Người và mọi việc đã xảy ra như thế nào. Việc Người thấy nét mặt thần buồn do một nguyên nhân khác chứ không vì công việc không kết quả, mong Người sẽ hài lòng. Thần không nói về nguyên nhân; câu chuyện thần kể sẽ làm Người biết rõ nếu Người bình tĩnh nghe cho.

Mụ phù thuỷ bèn kể với vua Ấn Độ mình đã vờ bị đau ốm ra sao, được hoàng tử Ahmed thương hại, cho dẫn vào một chỗ ở dưới mặt đất, giới thiệu và uỷ thác cho một nàng tiên sắc đẹp không gì trên trần đời sánh nổi chăm sóc mụ. Nàng tiên lệnh cho hai tiên nữ cùng đi phụ trách việc chạy chữa mụ cho đến khi bình phục, thái độ tỏ ra chỉ có từ một người vợ đối với người chồng.

Mụ hơi cường điệu sự ngạc nhiên của mình khi thấy mặt ngoài lâu đài của nàng tiên, cho rằng không lâu đài nào trên đời sánh bằng trong lúc hai tiên nữ xốc tay hai bên người mụ như một bệnh nhân không bước được nếu không có họ hỗ trợ. Mụ kể chi tiết sự sốt sắng của họ giúp đỡ mụ khi ở phòng mụ được đưa vào, cốc nước thuốc họ cho uống và tác dụng chữa khỏi nhanh chóng cũng giả vờ như căn bệnh tuy mụ tin chắc vào hiệu nghiệm của nước thuốc, vào sự uy nghi của nàng tiên ngồi trên ngai vàng trang trí đá quý giá trị hơn hẳn mọi tài sản của vương quốc Ấn Độ. Cuối cùng mụ nói về những của cải vô biên không ước tính được chung cũng như riêng trong lâu đài bao la.

Mụ phù thuỷ kết thúc kết quả về nhiệm vụ của mình và nói tiếp: Thưa bệ hạ, Người nghĩ thế nào về tài sản vô giá của nàng tiên? Có lẽ Người sẽ cho là đáng khâm phục và vui vì vận may của hoàng tử Ahmed con trai người được hưởng thụ chung với nàng tiên. Riêng thần, xin khẩn cầu bệ hạ tha tội cho dám tỏ ra nghĩ khác hẳn, thậm chí sợ có thể hoàng tử sẽ gặp tai hoạ. Và chính vì vậy thần không giấu được nỗi lọ lắng mà Người đã nhận thấy. Thần nghĩ rằng hoàng tử với bản chất tốt tự nhiên, không thể tiến hành việc gì chống lại bệ hạ nhưng ai biết được với sự hấp dẫn, trìu mến và quyền lực đã chiếm được tâm trí chồng, nàng tiên ấy không gợi lên ý định nguy hiểm thay chỗ của bệ hạ, chiếm lấy vương quốc Ấn Độ. Xin Người hết sức lưu ý về một việc quan trọng như thế.

Dù tin chắc vào bản chất tốt đẹp của hoàng tử Ahmed, vua Ấn Độ không khỏi bị lời mụ phù thuỷ tác động. Ngài cho mụ lui xuống vừa nói: “Ta cám ơn ngươi về công khó nhọc và về lời khuyên. Ta biết tầm quan trọng của điều ấy nên không thể giải quyết mà không bàn bạc”.

Khi người ta báo tin mụ phù thuỷ đến, ngài đã trao đổi với những cận thần đã nêu lên những nghi ngờ về hoàng tử con trai ngài. Sau khi mụ phù thuỷ trình bày sự việc, ngài cho gọi họ tới cho họ biết tình hình và cũng nói cả chuyện sợ nàng tiên làm tâm trí hoàng tử thay đổi và nêu chuyện đề phòng việc không hay bằng cách nào.

Một trong những cận thần thay mặt tất cả trả lời:

– Để đề phòng việc không hay, thưa bệ hạ, vì Người biết ai có thể trở thành thủ phạm, vốn đang ở trong triều và Người có quyền làm, Người không nên ngần ngại ít nhất cũng cho bắt giam lại trong ngục tối suốt quãng đời còn lại, thần không muốn nói là giết đi sợ có tiếng vang quá lớn.

Những cận thần khác đồng thanh hoan nghênh ý kiến đó.

Mụ phù thuỷ thấy biện pháp ấy quá tàn bạo, xin phép nói:

– Thưa bệ hạ, thần chắc chắn vì sốt sắng cho lợi ích của bệ hạ mà các đại thần đề nghị Người cho bắt giam hoàng tử Ahmed. Nhưng các vị ấy không thấy khi bắt hoàng tử là đồng thời phải bắt cả những người đi theo chàng mà họ lại là các vị thần. Các vị nghĩ dễ dàng bắt được họ chăng? Với tính chất vốn có họ sẽ biến mất và đi báo với nàng tiên nữ chủ về việc nhục mạ chồng nàng. Nàng tiên sẽ để yên không báo thù ư? Nếu có cách nào đó, ít gây ầm hơn, bệ hạ có thể vạch rõ những ý đồ xấu của hoàng tử Ahmed mà không ai ngờ được ý định của bệ hạ có lẽ phù hợp hơn. Nếu bệ hạ tin lời thần khuyên do những thần tiên có những điều người đời không làm nổi, Người khích hoàng tử nhờ nàng tiên làm điều gì thật cao xa với lý do vì lợi ích chung mà hoàng tử có nhiệm vụ. Ví dụ mỗi lần bệ hạ muốn ra trận, Người buộc phải chi phí rất lớn về cờ, tăng bạt cho cả đoàn quân cả lạc đà, lừa ngựa để hành quân. Phải chăng nên bảo hoàng tử, với của cải chàng có được chỗ nàng tiên, chàng hãy kiếm một lá cờ cầm tay mà phủ được hết đoàn quân. Nếu hoàng tử đem lá cờ đến, ta lại còn bao nhiêu yêu cầu loại ấy có thể đòi hỏi nữa, cho đến lúc chàng lâm vào những khó khăn không thực hiện được, dù nàng tiên đã cướp chàng đi giàu có và sáng tạo đến mức nào. Như vậy chàng sẽ xấu hổ, đành suốt đời ở bên cạnh nàng tiên không dám xuất hiện ngoài đời nữa, bệ hạ không còn lo gì hoạt động của chàng và người ta không thể chê trách Người làm đổ máu một đứa con trai hoặc cấm cố con suốt đời.

Mụ phù thuỷ nói xong, nhà vua hỏi các cận thần có cách gì đề nghị hơn không và thấy họ im lặng, ngài quyết định theo lời khuyên của mụ phù thuỷ, có vẻ hợp lý hơn vả lại điều đó cũng phù hợp với sự nhẹ nhàng ngài vẫn dùng trị nước.

Ngày hôm sau hoàng tử Ahmed đến trình vua cha đang họp bàn với các cận thần, chàng lại ngồi gần nhà vua và sự có mặt của chàng không cản trở hội đồng trao đổi nhiều vấn đề trong một lúc nữa. Sau đó nhà vua lên tiếng nói với hoàng tử:

– Con trai ta, khi con về cất cho ta nỗi buồn sâu sắc vì vắng con lâu ngày, con giữ bí mật nơi con ở, ta hài lòng được gặp lại con và biết con thoả mãn về số phận mình, ta không muốn đi sâu vào điều con muốn giữ kín. Ta không hiểu vì lý do gì con có thể như vậy với một người cha luôn quan tâm đến hạnh phúc của con. Bây giờ ta biết hạnh phúc ấy, ta vui mừng cho con và chấp nhận việc con thành hôn với một nàng tiên xứng đáng được yêu, giàu có và quyền lực đến thế như ta được Người ta báo lại. Ta có quyền lực thật nhưng không thể tạo cho con một cuộc hôn nhân như vậy. Với dòng dõi của con, có ai khác ngoài một người cha như ta mơ ước điều ấy, ta mong con không những sống với ta hiếu thảo như cho đến nay con vẫn làm mà còn dùng tiền nong con có được bên cạnh nàng tiên vợ con để hỗ trợ ta những lúc cần thiết và hôm nay ta muốn con đưa vốn liếng ra thử thách. Con cũng biết chi phí rất lớn, không nói đến sự lúng túng mà tướng tá của ta và cả bản thân ta phải gánh chịu những lần đưa quân ra chiến trường để cung cấp cờ, tàng bạt, lạc đà và những vật chở khí cụ khác. Nếu con quan tâm đến việc làm vui lòng ta, ta chắc con không khó khăn gì nói với nàng tiên cho con một lá cờ nắm trong tay mà che phủ được toàn đoàn quân của ta nhất là khi con cho nàng biết lá cờ đó đành cho ta. Khó khăn của việc đó chắc sẽ không làm con từ chối. Mọi người đều biết thần tiên có quyền lực làm nên những điều kỳ lạ nhất.

Hoàng tử Ahmed không ngờ vua cha đòi hỏi chàng một điều như thế, chàng thấy điều đó có vẻ rất khó khăn nếu không nói không thể được. Thực vậy, tuy chàng biết quyền lực của thần tiên rất lớn nhưng nghi ngờ nàng có thể làm ra một lá cờ như vua đề nghị. Vả lại cho đến lúc đó chàng chưa hề yêu cầu Pari- Banou điều gì. Chàng chỉ hài lòng về những cử chỉ luôn luôn yêu chàng say mê, không quên xác định đền đáp lại nàng hết lòng, không nghĩ đến lợi ích gì khác ngoài việc giữ gìn trân trọng lòng quý mến ấy. Vì vậy chàng rất lúng túng khi trả lời:

– Thưa bệ hạ, con giữ km việc đã xảy ra với con và xung quanh, trường hợp con đã tìm được mũi tên vì con thấy không cần thiết trình bày rõ với Người. Con không rõ do đâu mà bí mật ấy được báo cáo với bệ hạ con không giấu giếm điều người ta nói là sự thực. Con là chồng của một nàng tiên, con yêu nàng và chắc chắn nàng cũng yêu con. Nhưng về tiền nong con có được từ nàng như bệ hạ nghĩ thì con không thể nói gì được. Vì không chỉ con không sử dụng mà con cũng không hề có ý nghĩ đó và con mong Người miễn cho con đụng chạm tới, để cho con hưởng niềm hạnh phúc yêu và được yêu, không quan tâm đến việc gì khác. .Nhưng điều mà một người cha yêu cầu là mệnh lệnh đối với một đứa con trai như con, con cho là có nhiệm vụ phải vâng lời về mọi việc. Mặc dù con rất chán ngán việc đó, con sẽ đề nghị với vợ con làm theo yêu cầu của bệ hạ nhưng con không dám hứa là sẽ có. Và nếu con không được vinh dự đến thăm Người thì đó là dấu hiệu con không đạt hiệu quả mong muốn, xin bệ hạ gia ân tha thứ cho con trước và xem như Người đã đưa con đến tình trạng cuối cùng ấy.

Nhà vua lại nói với hoàng tử:

– Con trai, ta rất phiền lòng vì yêu cầu của ta gây cho con không vui và có thể ta sẽ không được gặp lại con. Ta thấy rõ con không biết đến quyền một người chồng đối với vợ, vợ con tỏ ra chỉ yêu con rất ít nếu nàng từ chối một việc không là gì đối với quyền lực của nàng mà con yêu cầu vì yêu mến ta. Con bỏ lối dè dặt đi, chỉ do con nghĩ không được yêu như con yêu thôi. Con cứ đề nghị và sẽ thấy nàng tiên yêu con hơn con nghĩ và nên nhớ do không yêu cầu, người ta sẽ thiệt thòi nhiều lợi thế lớn. Con cứ suy ra, nếu nàng đòi hỏi gì con sẽ không từ chối vì con yêu nàng thì nàng cũng không từ chối điều gì con yêu cầu vì nàng yêu con.

Lời nói của nhà vua không thuyết phục được hoàng tử Ahmed. Chàng muốn người ta đòi hỏi chàng điều gì khác hơn là làm mất lòng Pari-Banou thân yêu của chàng. Cảm thấy buồn, chàng rời hoàng cung sớm hơn thường lệ hai ngày. Gặp chồng, nàng tiên cho đến nay bao giờ cũng thấy chàng về với mình nét mặt hoan hỉ, hỏi về nguyên nhân sự thay đổi đó. Thay vì trả lời, chàng hỏi thăm sức khoẻ của nàng với thái độ cho thấy chàng không muốn cho biết. Nàng nói:

– Thiếp sẽ trả lời câu hỏi của chàng khi nào chàng trả lời câu hỏi của thiếp.

Hoàng tử chống chế khá lâu nói rằng không có việc gì nhưng chàng càng giấu giếm nàng càng hối thúc.

– Thiếp không thể nhìn chàng trong tình trạng này – Nàng nói – Chàng hãy nói điều gì làm mình phiền lòng để thiếp xoá bỏ nguyên nhân dù đến thế nào: chắc điều phải thật khác thường nếu không phải là cái chết của phụ hoàng. Nếu thế thiếp sẽ cố giúp phần và thời gian sẽ an ủi chàng.

Hoàng tử Ahmed không thể chống chế lâu hơn trước sự gặng hỏi nhiệt tình của vợ. Chàng nói:

– Nàng ạ, Chúa kéo dài cuộc sống của vua cha và ban phúc cho Người đến suốt đời? Ta từ biệt Người khi Người đầy sức sống và hoàn toàn khoẻ mạnh, không phải vì điều đó mà ta buồn. Chính bản thân phụ hoàng là nguyên nhân làm ta rất chán ngán vì Người buộc ta phải quấy rầy nàng. Trước hết, nàng biết là ta cẩn thận giấu Ngựời về hạnh phúc ta được gặp nàng, yêu nàng và nhận ân huệ, tình yêu của nàng, chúng ta cùng đưa lại niềm tin cho nhau nhưng không biết do đâu mà Người biết được mọi chuyện.

Nàng tiên Pari-Banou ngắt lời chàng:

– Còn thiếp, thiếp biết điều đó. Chàng có nhớ điều thiếp đã nói về người đàn bà làm chàng tin bị đau ốm và thương hại: chính bà ta báo với vua cha những gì chàng đã giấu Người. Thiếp đã nói bà ta không đau ốm gì như chàng và thiếp, thật đúng như vậy. Thực thế sau khi uống nước chữa bệnh thị nữ đưa cho mà thực ra không cần dùng, bà ta giả vờ nhờ nước ấy mà khỏi bệnh và vội đến chào từ biệt để ra về nếu thiếp không lệnh cho hai thị nữ đưa bà ta đi xem khắp lâu đài. Nhưng chàng nên tiếp tục đi, xem vua cha buộc chàng quấy rầy thiếp như thế nào, điều mà thiếp cam đoan với chàng thiếp sẽ không hề bị khó khăn gì.

– Nàng có thể nhận thấy cho đến nay, ta rất hài lòng được nàng yêu, ta không xin nàng một ân huệ nào khác. Có một người vợ đáng yêu như vậy ta còn mong gì hơn nữa? Ta cũng biết nàng có quyền lực nhưng nghĩ mình có nhiệm vụ không đưa ra thử thách. Nàng hãy biết cho, ta đoán chắc với nàng, không phải ta mà là vua cha đã thiếu tế nhị yêu cầu nàng cho Người một lá cờ cầm tay mà che kín gió mưa toàn bộ triều đình và đoàn quân của Người khi ra trận. Một lần nữa ta muốn nói, không phải ta mà chính vua cha đề nghị nàng ân huệ đó.

– Hoàng tử thiếp phiền lòng vì một điều nhỏ nhặt như thế đã làm chàng bối rối, tâm trí bị xáo trộn như thiếp thấy. Thiếp thấy rõ hai điều: một là nguyên tắc chàng đặt ra cho mình chỉ yêu thiếp và được yêu, không yêu cầu điều gì phải dùng đến quyền lực của thiếp, hai là theo thiếp nghĩ tuy chàng không nói ra, chàng hình dung yêu cầu của vua cha vượt quá khả năng của thiếp. Về điều thứ nhất thiếp hoan nghênh chàng, càng yêu chàng hơn nếu có thể. Điều thứ hại, thiếp chẳng phiền phức gì để chàng biết đấy chỉ là một việc vặt, có dịp thiếp còn có thể làm việc khác khó hơn. Chàng hãy bình tâm nghỉ ngơi, hãy tin rằng thay vì bị quấy rầy, thiếp luôn rất vui lòng thoả mãn những điều gì chàng mong muốn vì tình yêu của thiếp đối với chàng.

Nói xong nàng tiên cho gọi người trông nom kho. Người coi kho đến, nàng tiên bảo: “Nourgihan (tên người coi kho), đem đến cho ta lá cờ lớn nhất trong kho . Một lúc sau Nourgihan trở lại, đưa lá cờ tới không chỉ cầm trong tay mà có thể nắm kín trong tay, nữ chủ cầm lấy đặt vào trong tay hoàng tử.

Ahmed nghe Pari- Banou bảo lấy trong kho lá cờ lớn nhất, chàng nghĩ nàng muốn chế nhạo mình, nét mặt và thái độ tỏ vẻ ngạc nhiên. Nàng tiên thấy vậy phá lên cười:

– Sao? Hoàng tử tưởng thiếp chế nhạo chàng ư? Chàng sẽ thấy thiếp không đùa đâu! Nourgihan – nàng vừa nói vừa lấy lại lá cờ trong tay hoàng tử đưa cho người coi kho – hãy giương lá cờ lên để hoàng tử xem vua cha của chàng có cho là bé hơn yêu cầu không.

Người coi kho ra khỏi lâu đài, đi khá xa để khi đường lá cờ đầu cờ đến một phía bên lâu đài. Hoàng tử nhận thấy ngay lá cờ không phải bé hơn mà lớn đến mức che kín được cả hai đoàn quân của vua cha. Chàng bèn nói:

– Nữ hoàng, ta xin lỗi vì đã hoài nghi. Theo như ta thấy, ta nghĩ không có điều gì nàng muốn làm mà không được.

– Chàng xem – Nàng tiên bảo – lá cờ lớn hơn sự cần thiết. Nhưng chàng chú ý nó có đặc tính căng rộng thêm hoặc thu nhỏ lại phù hợp với kích cỡ cần che mà người ta không phải bỏ tay vào.

Người coi kho bỏ lá cờ xuống, thu nhỏ như ban đầu và đặt vào tay hoàng tử. Ahmed cầm lấy và ngày hôm sau, không chần chừ lâu, lên ngựa có tháp tùng như thường lệ, đưa đến cho phụ hoàng.

Nhà vua chắc chắn một lá cờ như ngài đòi hỏi vượt ra ngoài mọi khả năng, ngài rất ngạc nhiên thấy con trai mau chóng trở lại. Ngài nhận lá cờ, khen nó nhỏ gọn, sửng sốt khó định thần khi cho căng rộng biết rằng hai đoàn quân lớn như của ngài có thể được che kín thừa thãi. Thấy ngài cho như thế khó sử dụng, hoàng tử Ahmed báo với ngài độ che phủ bao giờ cũng cân đối phù hợp với đoàn quân.

Bề ngoài nhà vua tỏ ra cảm động vì hoàng tử đã cho ngài một món quà quý giá, nhờ chàng cảm ơn nàng tiên và sai người đưa vào giữ cẩn thận trong kho. Nhưng trong thâm tâm ngài ghen tức dữ dội hơn những cận thần nịnh bợ và mụ phù thuỷ đã gợi lên nghĩ rằng con trai ngài nhờ nàng tiên có thể làm những việc cao hơn nhiều so với dòng dõi mình tuy đã lớn mạnh và giàu có. Vì thế ngài càng tích cực hơn trong việc tìm cách tiêu diệt hoàng tử. Ngài hỏi ý kiến mụ phù thuỷ, mụ khuyên nên đòi hỏi hoàng tử đưa nước giếng Sư Tử về.

Buổi chiều trong lúc họp triều thần như thường lệ, có hoàng tử Ahmed tham dự, ngài bảo hoàng tử:

– Con trai, ta đã chịu ơn con về lá cờ con tặng, xem như vật quý nhất trong kho hoàng cung, vì thương mến ta con hãy làm cho ta một việc khác ta không kém phần thích thú. Ta được biết nàng tiên vợ con dùng loại nước ở giếng Sư Tử chữa khỏi mọi căn bệnh nguy hiểm nhất. Sức khoẻ của ta đối với con là trọng, ta chắc con sẵn lòng xin cho ta một thùng, đem về cho ta làm thuốc quý khi cần. Con hãy giúp ta việc quan trọng này, để tâm huyết vào đó như của một đứa con hiếu thảo đối với cha.

Hoàng tử Ahmed nghĩ vua cha đã hài lòng vì có lá cờ đặc biệt và rất có ích, sẽ không giao một nhiệm vụ khác có thể phiền hà đến Pari-Banou, chàng sững sờ vì yêu cầu này tuy nàng đã đảm bảo làm mọi việc cho chàng theo quyền lực của mình. Sau một lúc im lặng, chàng nói:

– Thưa bệ hạ, con khẩn cầu Người tin rằng con sẵn sàng làm mọi việc để góp phần kéo dài tuổi thọ của Người nhưng con mong không có sự can thiệp của vợ con, vì vậy con không dám hứa sẽ mang về loại nước ấy. Tất cả những gì con có thể làm là con sẽ đề nghị với nàng nhưng con cũng thật khổ tâm như con đã nêu ra chuyện lá cờ.

Ngày hôm sau hoàng tử Ahmed trở về bên cạnh nàng tiên Pari- Banou, thành thật kể lại việc mình làm ở triều đình khi trình diễn lá cờ, nhận được lòng biết ơn vô cùng đối với nàng và cũng nói về yêu cầu mới của vua cha. Kết thúc câu chuyện, chàng nói thêm:

– Nữ hoàng của ta, ta nêu ra điều đó như kể chuyện lại với nàng về việc xảy ra giữa phụ hoàng và ta, phần còn lại thuộc về nàng, thoả mãn lời đề nghị của Người hay bỏ đi tuỳ theo ý nàng, ta chỉ muốn như lòng nàng muốn.

– Không, không – Pari-Banou nói – thiếp rất vui khi biết vua cha thấy chàng không thờ ơ với thiếp. Thiếp muốn làm Người hài lòng và vì mụ phù thuỷ khuyên Người những gì (thiếp thấy rõ Người nghe lời mụ), Người sẽ không trách cứ được chàng và thiếp. Có sự độc ác trong lời yêu cầu đó.Giếng Sư Tử ở giữa sân một lâu đài có bốn con sư tử mạnh nhất canh cửa lần lượt hai con ngủ hai con thức. Nhưng chàng đừng sợ hãi, thiếp sẽ chỉ cho chàng cách đi giữa chúng không gặp nguy hiểm gì.

Nàng tiên lúc đó đang may vá, bên cạnh có những cuộn chỉ nàng cầm lấy một cuộn đưa cho hoàng tử:

– Trước hết – Nàng nói – chàng cầm lấy cuộn chỉ này, thiếp sẽ bảo chàng cách sử dụng. Thứ hai chàng cho chuẩn bị hai con ngựa, một chàng cưỡi lên và một dắt tay mang một con cừu giết thịt từ hôm nay chia làm bốn phần. Thứ ba chàng cầm một chiếc thùng thiếp sẽ đưa để lấy nước. Ngày mai vào sáng sớm chàng lên ngựa vừa dắt con ngựa kia, khi ra khỏi cánh cửa sắt chàng vứt cuộn chỉ ra trước mặt; cuốn chỉ sẽ lăn đi đến tận cổng lâu đài. Chàng đi theo đến đấy, hai con thức canh phòng sẽ đánh thức hai con đang ngủ ngáy râm ran. Chàng đừng sợ, ném cho mỗị con một phần cừu, nhưng phải nhớ không xuống ngừa. Làm xong chàng thúc ngựa, nhanh nhẹn lại bên giếng múc nước đầy thùng, cũng không xuống ngựa, phi trở ra nhanh. Những con sư tử mải ăn sẽ để chàng tự do đi qua.

Hôm sau hoàng tử ra đi theo lời nàng tiên dặn, thực hiện từng điểm một theo lời nàng. Đến cổng lâu đài chàng ném bốn chân cừu cho bốn con Sư tử, rồi dũng cảm phóng qua chúng, ,vào sát giếng múc nước và trở lại, bình yên ra khỏi lâu đài. Khi đã hơi xa, ngoảnh lại nhìn chàng thấy hai con sư tử chạy theo mình; chàng rút gươm sẵn sàng tự vệ. Nhưng thấy một con quay lại lắc đầu và đuôi tỏ ra không phải đến làm hại chàng mà để đi trước chàng còn con kia ở lại phía sau đi theo. Chàng tra gươm vào vỏ tiếp tục đến kinh thành, có hai con sư tử tháp tùng cho đến cổng hoàng cung rồi trở lại con đường cũ làm một phần dân chúng sợ hãi chạy trốn đề khỏi gặp chúng tuy chúng bước đều không có biểu hiện nào hung dữ.

Nhiều quân lính chạy tới giúp hoàng tử xuống ngựa, đi theo chàng đến hoàng cung nơi nhà vua đang hội họp với cận thần. Chàng tiến lại gần ngai vàng, đặt thùng nước trước chân vua cha, hôn tấm thảm phủ bậc lên xuống rồi đứng dậy nói:

– Thưa phụ hoàng, đây là nước chữa bệnh Người muốn đưa vào làm những vật quý hiếm làm dồi dào kho tàng hoàng cung. Con kính chúc phụ hoàng luôn luôn dồi dào sức khoẻ để không bao giờ phải dùng đến nó.

Hoàng tử nói xong, vua bảo ngồi vào bên phải mình và nói:

– Con trai, ta chịu ơn con về quà tặng của con càng nhiều khi con phải đối mặt với nguy hiểm vì tình thương yêu ta. (Ngài đã được mụ phù thuỷ bẩm báo về giếng Sư Tử và mối nguy hiểm khi đi lấy nước). Con cho ta biết con đã khôn khéo như thế nào, đúng hơn là do sức mạnh không ngờ được nào mà con vẫn an toàn.

– Thưa phụ hoàng – Hoàng tử trả lời – con không có được một phần nào về lời khen của Người mà hoàn toàn do nàng tiên vợ con, con chỉ nghe theo lời khuyên của nàng.

Chàng kể lại việc bố trí của vợ và chàng đã làm như thế nào. Nghe hoàng tử nói xong, nhà vua đã tỏ rõ sự vui mừng nhưng trong lòng sự ghen tị ấy vẫn càng tăng thêm, ngài đứng dậy vào bên trong lâu đài gặp mụ phù thuỷ được ngài cho gọi đến.

Mụ phù thuỷ qua tiếng đồn biết kết quả hoàng tử đưa về liền nghĩ ra một mưu mô khác chắc chắn thành công như mụ nghĩ. Mụ trao đổi cách đó với nhà vua và ngày hôm sau trong cuộc họp hội đồng triều thần có mặt hoàng tử Ahmed, nhà vua nói vói hoàng tử:

Con trai, ta chỉ còn một điều xín con, sau đó ta không buộc con vâng lời nữa, cũng không đòi hỏi đến tiền nong của nàng tiên vợ con. Đấy là dẫn đến cho ta một người đàn ông biết nói cao không đến một bộ rưỡi, bộ râu dài ba mươi bộ, mang trên vai một thanh sắt nặng năm trăm li-vrơ mà ông ta dùng như một chiếc gậy hai đầu .

Hoàng tử Ahmed không tin trên đời có một người như thế, muốn từ chối nhưng nhà vua nằng nặc yêu cầu, nói rằng nàng tiên có thể làm những điều không tưởng tượng được.

Ngày tiếp theo hoàng tử trở về vương quốc trong lòng đất của Pari-Banou, nói về yêu cầu mới của vua cha mà chàng xem còn không thể có được như hai lần trước.Chàng nói:

– Ta không thể hình dung trên đời có thể có loại người như thế. Chắc Người. muốn thử xem ta có chịu đi tìm không hoặc nếu có thì ý đồ của Người là muốn tiêu diệt ta. Thực thế, làm sao Người có thể cho rằng ta bắt được một người bé nhỏ như vậy và trang bị vũ khí theo cách đó? Ta phải dùng những biện pháp nào để có thể chinh phục một người như thế vâng theo ý muốn của ta được? Nếu có thề, mong nàng gợi ý cho ta cách thoát khỏi mưu kế thâm hiểm này một cách vinh dự.

– Hoàng tử của thiếp đừng hoảng hốt. Đi lấy nước ở giếng Sư Tử còn phải trải qua nguy hiểm nhưng tìm người này không phải lo ngại gì. Người ấy là anh thiếp, Schalbar, không giống thiếp tí nào tuy cùng là con một cha, bản chất rất dữ tợn, không có gì ngăn cản được anh ấy hành động đổ máu nếu người ta làm anh phật lòng hoặc xúc phạm anh. Ngoài ra anh là người tốt nhất trên đời và bao giờ cũng sẵn sàng giúp mọi điều người ta mong muốn. Anh ấy đúng như Vua cha đã tả, vũ khí chỉ là thanh sắt nặng, không có nó không bao giờ anh bước đi và anh ấy dùng nó để mọi người kính trọng. Thiếp sẽ mời anh ấy đến nhưng trước hết, chàng phải chuẩn bị tinh thần để khi gặp không sợ hãi về khuôn mặt khác thường của anh ấy.

– Nữ hoàng của ta – Hoàng tử Ahmed lại nói – Schaibar là anh của nàng? Dù xấu xí và hình dạng như thế nào, thay vì sợ hãi khi gặp anh, ta sẽ làm cho anh ấy thương yêu ta và là người thân cận nhất của ta.

Nàng tiên cho đưa vào tiền sảnh lâu đài một lò lửa và một chiếc hộp. Nàng lấy từ hộp ra một loại hương vị thơm vứt vào bếp lò, một làn khói dày bốc lên.

Một lúc sau nàng nói với hoàng tử:

– Hoàng tử, anh thiếp đến đấy, chàng có thấy không?

Hoàng tử nhìn kỹ, nhận ra Schaibar, cao một bộ rưỡi, nghiêm trang bước tới với thanh sắt nặng năm trăm li-vrơ trên vai, bộ râu dài ba mươi bộ vươn ra phía trước, ria mép cân đối vòng lên đến tai che hầu hết khuôn mặt, đôi mắt lợn hõm sâu trong chiếc đầu đồ sộ đội một chiếc mũ nhọn.

Thêm vào đó, ông ta gù người cả trước và sau.

Nếu hoàng tử Ahmed không được biết trước Schaibar là anh của Pari-Banou, chàng không thể không sợ hãi khi gặp. Yên tâm vì mối quan hệ đó, chàng vững vàng chờ ông ta đến và tiếp đón ông không một biểu hiện yếu đuối nào.

Schalbar vừa tiến đến vừa nhìn hoàng tử với con mắt làm chàng lạnh toát người, chào Pạri-Banou và hỏi người này là ai nàng trả lời:

– Thưa anh đây là chồng em, tên là Ahmed, con trai nhà vua Ấn Độ. Lý do em không mời anh đến dự hôn lễ là không muốn làm anh lỡ việc đang tiến hành mà em rất vui biết anh trở về thắng lợi. Vì vậy em đã tự tiện gọi anh đến.

Nghe nói thế Schaibar nhìn hoàng tử với con mắt duyên dáng hơn tuy không giảm kiêu ngạo và thái độ dữ tợn. Ông ta bảo:

– Em gái, ta có thể giúp chàng việc gì? Chàng cứ nói. Chỉ cần là chồng em, ta có trách nhiệm làm chàng vui lòng về những gì mong muốn.

– Vua cha của chàng – Pari-Banou lại nói – tò mò muốn gặp anh, em đề nghị anh để chàng đưa đi.

– Chàng cứ đi trước, ta sẵn sàng theo chàng.

– Thưa anh, hôm nay đi thì đã muộn, xin anh lùi lại sáng mai. Vả lại anh cũng cần biết giữa nhà vua và hoàng tử đã xảy ra những gì từ khi chúng em thành hôn với nhau, tối nay em sẽ nói rõ hơn.

Hôm sau, Schaibar đã biết tình hình, ra đi sớm có hoàng tử Ahmed đi cùng để giới thiệu ông ta với nhà vua. Họ vừa xuất hiện ở cổng thành những người trông thấy sợ hãi vì một người xấu xí đến thế, trốn vào cửa hàng hoặc trong nhà khép cửa lại, những người khác bỏ chạy gây lo sợ cho những người khác cũng bỏ chạy theo không dám nhìn lại phía sau. Vì thế trong lúc Schaibar và hoàng tử thong thả bước tới, họ thấy vắng lặng trên mọi đường phố, quảng trường cho đến tận hoàng cung. Những người gác cổng thay vì ngăn cản Schaibar vào, đã bỏ chạy hết để cổng hoàng cung bỏ ngỏ. Hoàng tử và Schalbar tiến vào đến phòng họp không gặp trở ngại gì, thấy nhà vua đang ngồi trên ngai vàng, quân bảo vệ đã bỏ chạy không có ai cản trở họ.

Schaibar ngẩng cao đầu, lại gần ngai vàng và không chờ hoàng tử giới thiệu, hỏi nhà vua:

– Người đã muốn gặp thì có tôi ở đây, Người muốn gì ở tôi?

Nhà vua đáng lẽ trả lời thì đưa tay bịt mắt quay đầu về phía khác để không thấy một vật đáng sợ như vậy. Schaibar tức giận vì cách tiếp đón bất lịch sự ấy và bực bội vì đã cất công đến đây, giơ chiếc gậy sắt quát:

– Nói đi chứ? – Vừa nói ông ta vừa giáng gậy sắt vào đầu nhà vua làm ngài chết ngay. Ông ta đánh ngay làm hoàng tử Ahmed không kịp chặn lại. Chàng chỉ có thể ngăn cản ông ta đánh luôn vị tể tướng ngồi bên phải vua, chàng phải nói đấy là người đã cho vua những lời khuyên tốt Schaỉbar hỏi:

– Thế những người này khuyên vua làm những điều xấu à?

Vừa nói ông ta vừa đánh chết những đại thần khác ngồi bên phải, bên trái, tất cả đều nịnh bợ xúi giục nhà vua và là kẻ thù của hoàng tử Ahmed. Bao nhiêu cú đánh là bấy nhiêu người chết, chỉ thoát được những người chưa đến nỗi sợ hãi quá không đứng yên mà vùng chạy trốn khỏi cung vua.

Việc hành quyết khủng khiếp kết thúc, Schaibar ra khỏi gian phòng họp, thanh sắt trên vai, nhìn vị tể tướng đi theo hoàng tử vừa cứu mạng mình.

– Ta biết – Người kỳ dị nói – ở đây có một mụ phù thuỷ còn độc ác hơn những cận thần không xứng đáng ta vừa giết chết, cho người đưa mụ phù thuỷ đến ngay.

Tể tướng vội bảo người đi tìm, người ta dẫn mụ đến và Schaibar vừa dùng gậy đánh vừa nói:

– Này, cứ đưa ra những lời khuyên nguy hại và giả làm người bệnh đi.

Mụ phù thuỷ chết ngay tại chỗ.

Schaìbar nói thêm:

– Chưa đủ đâu, ta sẽ đánh chết dân cả thành phố nếu không tôn xưng ngay hoàng tử Ahmed em rể ta, làm vua của nước Ấn Độ.

Những người có mặt lúc đó nghe thấy thế hô vang:

– Vua Ahmed muôn năm!

Và một lúc sau cả thành phố cùng ho vang như thế và đồng thời là lời tuyên bố hoàng tử Ahmed nối ngôi. Schaibar mặc quần áo vua Ấn Độ cho hoàng tử, đưa chàng ngồi lên ngai vàng và sau khi để triều thần tôn vinh, thề trung thành với nhà vua mới, con người kỳ dị đi dẫn em gái Pari-Banou đến trong không khí rầm rộ, giới thiệu là hoàng hậu Ấn Độ.

Hoàng tử Ali và công chúa Nourounnihar, do không tham gia vào âm mưu chống hoàng tử Ahmed, thậm chí cũng không biết có âm mưu đó, nhà vua mới liền ban lãnh địa là một tỉnh rất lớn có cả thủ đô để họ đến đấy sống trong những ngày còn lại. Nhà vua cũng cho một lính hầu đến gặp hoàng tử Houssain thông báo sự thay đổi vừa xảy ra và cho chàng lựa chọn một tỉnh theo ưa thích làm nơi cai trị của mình. Nhưng hoàng tử cảm thấy hạnh phúc trong cô đơn, nhờ tên lính cám ơn nhà vua em chàng về lòng tốt dành cho chàng, hoàng tử Houssain khẳng định sự thần phục và chỉ xin gia ân cho phép chàng tiếp tục sống ẩn dật ở nơi chàng đã chọn.

Nghìn Lẻ Một Đêm – Chương 42: Hai người chị ghen tỵ và cô em út

Hoàng hậu Scheherasade kể những câu chuyện nối tiếp nhau làm nhà vua Ấn Độ tạm ngưng ý đồ của mình, ngài không biết sẽ giết hay để nàng sống. Hoàng hậu tiếp tục một chuyện mới như sau:

– Thưa bệ hạ, có một hoàng tử Ba Tư tên là Khosrouschah, mới tham gia cai trị vương quốc rất thích những cuộc phiêu lưu về đêm. Chàng thường cải trang cùng một trong những tên lính hầu tin cậy làm tuỳ tùng cũng cải trang như chàng đi khắp các khu trong thành phố. Nhiều lúc họ gặp những trường hợp rất đặc biệt. Thiếp hy vọng bệ hạ vui lòng nghe câu chuyện chàng gặp hôm đầu sau khi được vua cha chết vì già yếu truyền ngôi trị vì vương quốc Ba Tư.

Sau những lễ nghi theo thủ tục nhân sự kiện nối ngôi vua và sau khi chôn cất vua cha, nhà vua mới Khosrouschah muốn tìm hiểu những gì xảy ra trong đời vì tính chàng thích thế hơn là vì nhiệm vụ, ra khỏi hoàng cung vào một đêm lúc hai giờ sáng, có quan tể tướng đi theo cũng cải trang như chàng. Đến một khu dân thường, trên đường ông nghe tiếng nói khá to, chàng lại gần một ngôi nhà sáng đèn nhìn qua khe cửa thấy ba chị em nhà nọ ăn khuya xong đang ngồi trên ghế sô-pha nói chuyện. Theo câu nói của người chị lớn tuổi, nhà vua trẻ biết ngay họ đang trao đổi về ước mong của mình. Người ấy nói:

– Chị mong lấy được chồng là người thợ làm bánh của nhà vua; chị sẽ ăn no nê loại bánh ngon mà người ta gọi là bánh ngon nhất cửa vua. Nào ý thích của các em ra sao?

– Riêng em – Người chị thứ hai nói – em ước muốn là vợ bếp trưởng của nhà vua; em được ăn những thức ăn tuyệt vời và chắc chắn bánh nhà vua rất nhiều trong hoàng cung, em sẽ không sợ thiếu. Chị thấy không – cô nói thêm với chị cả ý thích của em giá trị hơn của chị chứ?

Cô em út rất đẹp và tinh tế, thông minh hơn các chị, đến lượt mình nói:

– Các chị ạ, em không hạn hẹp trong những điều ít ỏi đó, em sẽ bay cao hơn và đã là ước mong, em muốn sẽ là vợ nhà vua. Em sẽ sinh cho Người một hoàng tử có mái tóc một bên vàng, một bên bạc; khi hoàng tử khóc nước mắt rơi xuống là những viên ngọc và mỗi lần cười đôi môi xinh đẹp như một nụ hoa hồng chớm nở.

Những mong ước của ba chị em, đặc biệt của cô em út có vẻ rất đặc biệt đối với vua Khosrouschah nên chàng quyết định làm họ vừa lòng và chàng nói rõ ý định ấy với tể tướng, chàng bảo phải nhớ lấy ngôi nhà để hôm sau đến đưa họ vào cung cả ba người.

Viên tể tướng thực hiện lệnh nhà vua, hôm sau đến bảo ba chị em ăn mặc nhanh chóng để đi yết kiến nhà vua, ông chỉ nói Người muốn gặp họ. Đến hoàng cung họ được đưa vào trình diện, nhà vua hỏi:

– Đêm qua trong lúc vui vẻ các cô ước muốn những gì, ta muốn biết rõ, đừng giấu giếm ta.

Nghe vua hỏi, ba chị em bị bất ngờ, thẹn đỏ mặt. Họ cúi xuống và màu má ửng hồng trang điểm thêm cho cô em út chiếm được lòng nhà vua trẻ. Ngại ngùng và lo sợ câu chuyện của họ làm nhà vua không hài lòng họ im lặng: nhà vua thấy thế nói cho họ yên tâm:

– Các cô đừng sợ, ta không cho gọi các cô đến để gây khó dễ; ta thấy câu hỏi của ta làm các cô sợ ngoài ý định của ta và do biết điều ước muốn của từng người, ta muốn làm cho các cô được toại nguyện. Cô – chàng nói thêm – cô ước được lấy ta làm chồng, hôm nay cô sẽ được thoả mãn; còn hai cô – chàng tiếp tục nói hướng về cô chị cả và chị hai ta cũng cho làm lễ thành hôn với người làm bánh và trưởng đầu bếp phục vụ ta.

Vua tuyên bố xong, cô em út làm gương cho các chị, quỳ xuống chân nhà vua để tỏ lòng biết ơn.

– Thưa bệ hạ – Nàng nói – ước muốn của thần thiếp đã được bệ hạ biết, chỉ là một cách chuyện trò và giải trí; thiếp không xứng đáng với vinh dự bệ hạ ban cho và xin Người tha lỗi cho sự táo tợn của thiếp.

Hai người chị cũng muốn xin lỗi như thế nhưng vua ngắt lời họ và nói:

– Không, không, không sao khác được, ước mong của mỗi người các cô sẽ được thực hiện.

Lễ cưới được tiến hành ngày hôm đó như nhà vua đã quyết định những tổ chức rất khác nhau. Hôn lễ của cô em út rất trang trọng kèm theo những cuộc hoan hỉ phù hợp với việc thành hôn của một vị vua và hoàng hậu Ba Tư còn hôn lễ hai người chị chỉ tưng bừng theo địa vị của những người chồng nghĩa là người làm bánh và trưởng bếp hoàng cung.

Hai người chị cảm thấy rõ rệt sự cách biệt vô biên giữa đám cưới của họ và của cô em út. Thay vì hài lòng về hạnh phúc đến với họ theo ước mong, sự vượt xa hy vọng của họ, do quyết định ấy của nhà vua làm họ ghen tức quá đáng nó không chỉ vẩn đục niềm vui của họ mà gây ra những bất hạnh lớn, nhục nhã và làm phiền muộn nặng nể cho hoàng hậu, cô em út của họ. Lúc đầu họ chưa có thì gỉờ trao đổi về sự lựa chọn của vua như họ nghĩ là mang lại tổn hại cho họ vì phải chuẩn bị cho lễ thành hôn. Nhưng sau đó mấy ngày họ có thể gặp nhau trong một buổi tắm công cộng như đã hẹn. Người chị cả nói với chị hai:

– Thế nào em gái, em nói sao về về cô em út của chúng ta? Phải chăng trở thành hoàng hậu mới là một chuyện thật thú vị?

– Em thú nhận chẳng hiểu ra sao nữa – người chị kia nói – Không rõ nhà vua thấy ở cô ấy có những nét gì hấp dẫn làm quáng cả mắt mà làm như vậy. Cô ta chỉ là một đứa trẻ con, trong tình trạng chúng ta đã thấy. Có phải vì cô ta trẻ hơn chúng ta một ít mà nhà vua không để mắt đến chị? Chị xứng đáng sánh vai với nhà vua hơn và Người phải công bằng thích chị hơn cô ta mới phải.

– Em gái ạ – Người chị cả nói – đừng nói về chị. Nếu nhà vua chọn em thì chị chẳng bàn cãi gì nhưng lại chọn một con bé bẩn thỉu làm chị buồn lòng; chị sẽ trả thù khi có thể và chắc em cũng quan tâm đến việc ấy như chị. Nên mong em cùng với chị làm vì việc này mà chúng ta quan tâm như nhau, chứng ta sẽ bàn với nhau những cách mà mình nghĩ ra để hạ nhục nó.

Sau khi âm mưu với nhau như thế, hai chị em thường gặp nhau, mỗi lần gặp đều bàn về những thủ đoạn có thể vượt qua thậm chí phá hoại hạnh phúc của cô em út họ. Họ vẽ ra nhiều cách nhưng bàn thực hiện, họ lại thấy nhiều khó khăn lớn không dám làm liều. Tuy vậy thỉnh thoảng họ vẫn cùng nhau đến thăm em, giấu giếm ý đồ đáng kết tội của mình, hết sức tỏ ra thân mật để làm cô em tin chắc họ rất phấn khởi có một cô em ở địa vị cao sang như thế. Về phần mình hoàng hậu luôn tiếp đón họ trân trọng, không cao điệu và vẫn không bớt thương yêu các chị như trước đây.

Mấy tháng sau khi cưới hoàng hậu nhận thấy mình mang thai; nhà vua rất vui mừng và niềm vui ấy không chỉ trong hoàng cung mà lan rộng ra khắp các khu phố ở kinh thành Ba Tư. Hai người chị đến chúc mừng và bàn tính về bà đỡ giúp việc sinh nở, họ ngỏ ý với hoàng hậu đừng chọn ai khác ngoài họ. Hoàng hậu cám ơn họ, và nói:

– Các chị, em không mong gì hơn như các chị nghĩ, nếu việc lựa chọn thuộc về em hoàn toàn, em sẽ vô cùng cám ơn lòng tốt của các chị nhưng em không thể không tuân theo lệnh của nhà vua. Tuy vậy mỗi chị nên làm thế nào để chồng các chị nhờ bạn bè xin nhà vua gia ân cho như vậy và nếu nhà vua nói với em điều đó, các chị cứ tin rằng em sẽ tỏ ra vui sướng và còn cám ơn Người về sự lựa chọn các chị làm việc đó.

Hai người chồng mỗi người nhờ những cận thần đỏ đầu của mình, khẩn cầu họ xin nhà vua cho vợ họ được vinh dự họ mong muốn; các cận thần ra sức nỉ non với nhà vua kết quả là nhà vua đã hứa sẽ nghĩ đến điều ấy vua giữ lời hứa và trong một buổi trao đổi với hoàng hậu, nhà vua bảo theo chàng hai bà chị có vẻ thích hợp trong việc giúp đỡ hoàng hậu lúc sinh hơn mọi bà đỡ nào khác nhưng chưa muốn chỉ định khi chưa được hoàng hậu đồng tình. Hoàng hậu nhạy cảm về sự tôn trọng của vua, tỏ rõ lòng biết ơn và nói:

– Thưa bệ hạ. Thiếp chỉ làm theo lệnh của bệ hạ. Người đã có lòng tốt để mắt đến hai chị của thiếp, thiếp rất cám ơn sự chiếu cố đó vì tình thương yêu thiếp và thiếp không giấu giém rằng thiếp vui lòng nhờ họ hơn những người lạ.

Vậy là vua Khosrouschah cử hai người chị hoàng hậu làm bà đỡ, từ đó cả hai vào cung, rất vui mừng có dịp mong muốn để thực hiện mưu mô độc ác đối với cô em út.

Ngày sinh đã tới, hoàng hậu may mắn có một hoàng tử xinh như mộng. Sắc đẹp và sự non nớt của đứa bé cũng không thể khiến lòng hai người đàn bà vô lương tâm cảm động hoặc thương hại. Họ bọc đứa trẻ sơ sinh khá cẩu thả, bỏ vào một chiếc giỏ thả trên dòng nước một con suối chảy qua nhà hoàng hậu, đem một con chó nhỏ đã chết thay thế nói rằng do hoàng hậu sinh ra. Tin xấu ấy được báo lên vua; nhà vua tức giận suýt giết chết hoàng hậu nếu vị tể tướng không can ngăn nhà vua không nên bất công bắt hoàng hậu chịu trách nhiệm về những kỳ quặc của tự nhiên.

Chiếc giỏ trong đó có hoàng tử nhỏ nằm được dòng nước suối đưa ra khỏi bức tường bao quanh nhà hoàng hậu theo lỗ hổng bên dưới, tiếp tục trôi qua khu vườn thượng uyển. Tình cờ người quản lý khu vườn, một trong những võ quan cấp cao và được coi trọng nhất vương quốc, đi dạo trong vườn dọc con suối. Ông thấy chiếc giỏ bập bềnh trên nước, liền gọi một người làm vườn gần đó chỉ cho và nói:

Anh nhanh tay vớt cho ta chiếc giỏ xem có gì trong đó.

Người làm vườn lại bên bờ suối khéo léo dùng một cây sào kéo chiếc giỏ vào, nâng lên và đưa tới.

Người quản lý khu vườn rất ngạc nhiên thấy một đứa bé trong giỏ tuy vừa mới sinh nhưng có những nét đẹp ưa nhìn. Ông đã lấy vợ từ lâu, rất mong có người nối dõi nhưng trời chưa cho. Ông bỏ cuộc đi dạo, bảo người làm vườn mang giỏ và đứa bé đi theo về nhà mình ngay bên cạnh cổng vườn, vào phòng của bà vợ nói:

– Bà ơi, chúng ta chưa có con và Chúa trời đưa đến cho ta đây. Tôi uỷ thác cho bà, tìm ngay một vú nuôi và chăm nom cẩn thận như con trai chúng ta: bây giờ tôi nhận ra nó là ai rồi.

Bà vợ vui mừng bế đứa bé, rất hài lòng được chăm sóc nó. Người quản lý khu vườn không muốn đi sâu tìm hiểu đứa bé ở đâu ra. Ông tự nhủ:

– Ta thấy rõ nó từ phía nhà hoàng hậu trôi đến nhưng ta không có nhiệm vụ điều tra xem việc gì xảy ra ở đó cũng như không được gây xáo trộn trong một nơi rất cần thiết phải yên ổn.

Năm sau hoàng hậu sinh một hoàng tử khác. Những người chị mất tính người cũng không thương hại đứa bé hơn anh nó. Họ cũng bỏ vào giỏ thả trôi trên dòng suối và nói rằng hoàng hậu sinh ra một con mèo. May mắn cho đứa bé, người quản lý khu vườn ở gần suối, cho vớt lên đưa về cho vợ, dặn chăm nom cẩn thận như đứa đầu. Bà vợ chăm sóc ,chu đáo không kém do ý thích của minh và chiều theo lòng tốt của chồng.

Vua Ba Tư lần này càng giận hoàng hậu hơn lần trước và định phản ứng mãnh liệt nếu vị tể tướng lại không làm cho ngài nguôi đi. Cuối cùng hoàng hậu sinh lần thứ ba, không phải hoàng tử mà một công chúa; cô bé vô tội cũng chịu số phận như hai anh. Hai người chị đáng ghét quyết tầm không dừng tay khi cô em út chưa bị truất ngôi hoặc ít ra là bị đuổi đi và phải bị làm nhục lại thả trôi ở dòng suối. Công chúa được cứu khỏi cái chết chắc chắn cũng do tình thương và lòng nhân hậu của người quản lý khu vườn, và cũng được nuôi dưỡng như hai anh.

Vẫn bản tính vô nhân đạo của hai người chị lần này sự dối trá lừa bịp của họ còn tăng thêm. Họ đưa ra một mẩu gỗ nói là do hoàng hậu sinh ra.

Vua Khosrouschah không nuốt giận được nữa khi được tin lần sinh mới kỳ lạ này. Ngài nói:

– Sao! Người đàn bà không xứng đáng này định sẽ làm đầy quái vật trong cung của ta nếu ta để cho cô ta sống ư? Không, không bao giờ được thế nữa, bản thân cô ta đã là một quái vật, ta phải tẩy rửa khỏi cuộc đời.

Nhà vua tuyên bố lệnh tử hình hoàng hậu và giao cho tể tướng thực hiện.

Quan tể tướng và các cận thần có mặt lúc đó vội quỳ xuống chân nhà vua khẩn cầu rút bỏ lệnh ấy. Quan tể tướng nói:

– Thưa bệ hạ, xin Người cho phép thần được trình bày, lệnh tử hình chỉ dùng trong những tội trạng giết người. Ba lần sinh của hoàng hậu, lạ lùng đến thế, không phải tội giết người. Căn cứ vào đâu có thể quy cho bà góp phần làm việc ấy? Một số lớn phụ nữ thường ngày vẫn sinh nở như vậy; họ đáng thương nhưng không đáng xử phạt. Bệ hạ có thể không ban ân huệ đến bà nữa nhưng nên để bà sống. Sự buồn tủi vì mất ân huệ củn bệ hạ trong những ngày còn lại đã là một hình phạt nặng đối với bà.

Vua Ba Tư bình tĩnh lại thấy kết tội hoàng hậu vì sinh ra những quái thai là bất công thật. Nhà vua phán:

– Thôi được, để cho bà ấy sống nhưng với một điều kiện hàng ngày bà ấy chỉ muốn được chết. Làm cho bà ấy một căn nhà nhỏ ở cổng nhà thờ chính, một cửa sổ mở thường xuyên; nhốt bà vào đấy bắt bà ấy mặc quần áo thô, mỗi người dân đạo Hồi đi qua đấy vào nhà thờ cầu nguyện phải nhổ vào mặt bà ta nếu không cũng bị phạt như thế. Để lệnh được thực hiện nghiêm, ta giao cho ông, quan tể tướng bố trí canh gác.

Giọng nói của vua nêu lên hình phạt này làm vị tể tướng không dám nói nữa. Ông cho tiến hành hình phạt trong sự thoả lòng của hai người chị ghen tức. Căn nhà nhỏ xây dựng xong và hoàng hậu thực sự đáng thương sau lúc sinh bị nhốt vào đó theo cách nhà vua ra lệnh, nhục nhã làm trò cười và chịu sự khinh bỉ của dân chúng. Hình phạt ấy bà không đáng bị xử, nhưng bà kiên trì chịu đựng nên đã đưa lại lời khen và lòng thương cảm của tất cả những người phán xét sáng suốt, công bằng hơn người thường.

Hai hoàng tử và công chúa được người quản lý khu vườn và bà vợ nuôi dạy với tình âu yếm của những người cha mẹ; tình âu yếm đó càng tăng khi công chúa và các hoàng tử càng lớn lên nhất là vì những vẻ đẹp của công chúa. Tính ba anh em ngoan ngoãn, xu hướng tốt đẹp hơn hẳn trẻ con bình thường và có một phong thái nào đó chỉ có thể thuộc về các hoàng tử và công chúa. Để phân biệt anh em, họ gọi tên đứa trẻ đầu là Bahman, đứa thứ hai Pervij, tên những nhà vua Ba Tư cổ. Họ gọi công chúa là Parijađe, tên của nhiều hoàng hậu, công chúa trong vương quốc .

Khi hai hoàng tử đến tuổi, người quản lý khu vườn tìm thầy dạy đọc và viết; công chúa có mặt ở những buổi học tỏ ra rất muốn đọc, viết tuy còn ít tuổi hơn các anh. Người bố nuôi phấn khởi trước tình hình ấy cũng để ông thầy đó dạy cho công chúa luôn. Được khuyến khích, cộng với sự nhanh nhẹn và thông minh một thời gian sau công chúa cũng thành thạo như các anh.

Từ lúc đó ba anh em cùng học chung một thầy về mỹ thuật, địa lý, thơ, lịch sử và các môn khoa học. Cả trong những môn khoa học bí ẩn, họ cũng không thấy có gì khó khăn, mỗi lúc một thêm tiến bộ xuất sắc làm các thầy dạy ngạc nhiên và rồi thú nhận thẳng thắn chẳng bao lâu học trò sẽ đi xa hơn thầy. Trong những tiết nghỉ học công chúa chơi âm nhạc, tập hát và sử dụng nhiều loại nhạc cụ; khi các hoàng tử học đi ngựa, công chúa không muốn thua kém các anh cũng luyện tập với họ nên biết lên ngựa, dẫn dắt ngựa, bắn cung, ném lao cũng giỏi như họ thậm chí thường vượt họ trong các cuộc đua.

Người quản lý vườn thượng uyển vô cùng vui sướng thấy những đứa con nuôi hoàn hảo như thế về thể chất và tinh thần, xứng đáng với chi phí bỏ ra trong việc nuôi dạy vượt xa kinh phí dự trù, thậm chí ông còn chi thêm một khoản nữa rất lớn. Cho đến lúc đó, hài lòng với ngôi nhà đang ở ven khu vườn, ông chưa có nhà nghỉ ở vùng thôn dã. Giờ đây ông mua một trang trại cách thành phố không xa, có nhiều đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng cây và thấy ngôi nhà không được đẹp và đủ tiện nghi, ông không tiếc công cho xây dựng lại cho đẹp nhất trong vùng. Hàng ngày ông tới đó đôn đốc một số đông thợ làm việc và khi xong một căn phòng đủ ở, ông ở luôn đấy nhiều ngày những lúc công việc ở triều đình cho phép. Ngôi nhà hoàn thành trong đó người ta trang trí nội thất với những đồ đạc sang trọng nhất phù hợp với vẻ đẹp của ngôi nhà, ông cho bố trí khu vườn theo ý mình như những ông chủ lớn ở Ba Tư thường làm. Ông xây dựng thêm một vườn cây rất rộng bao tường cao thả vào đấy các loại thú rừng để các hoàng tử và công chúa khi thích thì đi săn giải trí.

Khi trang trại đã hoàn chỉnh và ở được, người quản lý vườn thượng uyển đến quỳ dưới chân nhà vua, trình bày đã phục vụ lâu năm, bây giờ già yếu xin vua cho từ chức và lui về nhà. Vua rất hài lòng về quá trình phục vụ của ông từ thời vua cha cho đến đời ngài trị vì vui lòng gia ân, và hỏi có thể khen thưởng ông như thế nào. Người quản lý vườn thượng uyển trả lời:

– Thưa bệ hạ, thần đã nhận được đầy đủ ân đức của bệ hạ và của vua cha đã khuất đến mức chỉ còn muốn chết trong vinh dự của những ân đức ấy.

Ông chào từ biệt vua Khosrouschah rồi về sống ở trang trại vừa xây dựng cùng hai hoàng tử và công chúa; vợ ông đã mất cách đó vài năm. Nhưng rồi người quản lý vườn thượng uyển cũng chỉ sống với họ thêm năm, sáu tháng nữa rồi đột ngột qua đời, không có thì giờ nói một lời về nguồn gốc thật của họ, một việc mà ông đã định làm, nó rất cần thiết để buộc họ sống như từ trước đến nay theo tinh thần và điều kiện của họ, phù hợp với việc giáo dục và xu hướng ông đưa lại cho họ.

Hoàng tử Bahman và Pervij, công chúa PariJade không biết người cha nào khác ngoài người quản lý vườn thượng uyển, thương tiếc ông hết mức và làm mọi nhiệm vụ an táng, phụng thờ ông với tình yêu và lòng biết ơn của những người con đối với cha. Với tài sản lớn ông để lại, họ tiếp tục sống hoà hợp với nhau như trước đây; các hoàng tử cũng không có tham vọng về triều tìm kiếm chức tước và danh giá mà hai chàng dễ dàng đạt được.

Một hôm hai hoàng tử đi săn, công chúa Parijade ở nhà, một bà Hồi giáo sùng đạo, rất già đến trước cổng xin vào nhà cầu kinh vì đã đến giờ. Người hầu vào xin phép công chúa; nàng ra lệnh đưa bà vào, chỉ cho bà nhà nguyện mà người quản lý vườn thượng uyển đã cẩn thận xây dựng bên cạnh nhà vì trong vùng không có nhà thờ. Nàng cũng bảo khi bà già cầu nguyện xong nên đưa bà đi xem cả ngôi nhà, vườn cây rồi dẫn đến gặp nàng.

Bà tín đồ Hồi giáo đi vào, đọc kinh ở nhà nguyện; khi xong, hai người hầu gái đang chờ mời bà đi xem ngôi nhà và khu vườn. Thấy bà tỏ ra sẵn sàng theo họ, hai người đưa bà hết qua phòng này lại đến phòng khác. Trong mỗi phòng bà nhìn mọi thứ đồ đạc và lối bố trí phù hợp với từng nơi lòng đầy khâm phục; họ lại đưa bà ra vườn. Bà thấy cảnh vật thật mới và hoà hợp, liền khen ngợi rằng người bố trí khu vườn phải là bậc thầy về nghệ thuật. Cuối cùng bà được dẫn đến gặp công chúa đang chờ ở phòng khách lớn, hơn hẳn các phòng khác về vẻ đẹp, sạch sẽ và sang trọng.

Thấy bà già vào, công chúa nói:

– Mẹ phúc hậu, bà lại gần đây và ngồi bên cạnh tôi; tôi rất hạnh phúc có dịp tranh thủ một lúc học tập tấm gương tốt và con đường thờ phụng Chúa của một người như bà mà mọi người khôn ngoan đều phải noi theo.

Bà già thay vì lên ngồi trên ghế xô-pha, muốn ngồi ở dưới thềm nhưng công chúa không chịu, đứng dậy đến nắm tay bà buộc đến ngồi cạnh nàng ở vị trí danh dự. Bà già cảm động về phong cách lễ độ ấy.

– Thưa quý cô – Bà nói – Tôi không đáng được đối xử trân trọng như thế, tôi vâng lời chỉ vì cô ra lệnh và cô là chủ trong gia đình.

Khi đã ngồi, trước khi trò chuyện: một trong những người hầu nữ của công chúa đưa lại trước mặt bà và công chúa một chiếc bàn nhỏ, thấp bằng gỗ mun khảm ngọc, bên trên là một chiếc đĩa sứ đầy bánh ngọt và nhiều bình hoa quả trong mùa, mứt khô và nước uống.

Công chúa cầm một chiếc bánh đưa cho bà già, nói:

– Mẹ phúc hậu, bà ăn đi và chọn những quả cây bà thích. Bà cần ăn uống sau khi đi đường đến tận đây.

– Thưa quý cô – Bà già nói – Tôi không quen ăn những thứ ngon lành này nhưng tôi ăn để không từ chối những gì Chúa đưa đến cho tôi do bàn tay hào hiệp của cô.

Trong lúc bà già ăn, công chúa cũng ăn một ít để khuyến khích bà cùng ăn. Nàng hỏi bà về những biện pháp hành đạo của bà và cách sinh sống; bà già trả lời rất khiêm tốn. Tữ chuyện này sang chuyện khác, nàng hỏi bà cảm nghĩ về ngôi nhà và thấy có vừa ý không.

– Thưa quý cô – Bà già trả lời – Phải thật kém thẩm mỹ mới thấy có gì đó phải thay đổi. Ngôi nhà rất đẹp, vui tươi trang trí nội thất hài hoà, việc bố trí không thể làm gì hơn được. Về địa điểm, ngôi nhà ở trên khu đất thoáng đãng và không thể hình dung có một cảnh vườn nhìn ngắm thích hơn khu vườn trong đó. Tuy vậy nếu cô cho phép, tôi không giấu giếm được nói với cô, ngôi nhà sẽ không so sánh được nếu được bổ sung vào ba điều đang thiếu.

– Thưa bà – Công chúa Parijade hỏi – Đó là ba điều gì? Nhờ bà chỉ dẫn cho; nhân danh Chúa tôi đoán chắc với bà sẽ không tiếc nuối gì để tìm cho được nếu có thể.

– Thưa quý cô, điều thứ nhất là con chim biết nói: đây là một con chim đặc biệt tên là Bulbulhejar, còn có đặc tính lôi kéo những con chim trong vùng đến cùng hót theo. Điều thứ hai là cây hay hát, lá cây là miệng tấu lên một hợp âm với những giọng khác nhau không bao giờ ngừng. Cuối cùng thứ ba là loại nước màu vàng nhỏ một giọt vào chiếc bể làm thêm vào một chỗ trong khu vườn, lúc đầu nó làm đầy bể sau đó ở giữa bắn lên thành tia không ngớt vươn cao và rơi lại xuống bể mà không tràn.

– Chà? Mẹ phúc hậu – Công chúa kêu lên- Tôi rất cám ơn bà đã cho biết những điều ấy. Thật kỳ lạ, tôi chưa được nghe nói có vật gì trên đời lạ lùng và đáng ca ngợi hơn. Tôi chắc bà biết chỗ có những vật đó, mong bà làm ơn chỉ cho.

Để làm công chúa thoả mãn, bà già nói:

– Thưa quý cô, tôi sẽ không xứng đáng với lòng mến khách, tốt như thế đối với tôi, nếu từ chối không thoả mãn yêu cầu của cô. Vậy tôi vinh dự được nói, ba vật tôi vừa nói đó ở cùng một chỗ ở biên giới vương quốc về phía Ấn độ. Con đường đến đấy đi qua trước nhà cô; người được cô cử đi chỉ việc theo con đường đấy đi hai mươi ngày và ngày thứ hai mươi hỏi người gặp đầu tiên, con chim biết nói, cây hát và nước vàng ở đâu, người ấy sẽ chỉ cho.

Nói xong bà già đứng dậy xin từ biệt và tiếp tục đi theo đường mình.

Công chúa Parijade tâm trí bận về những lời chỉ dẫn của bà già về ba vật kỳ lạ, chỉ nhận ra bà đã ra đi khi muốn hỏi rõ thêm. Nàng suy nghĩ nếu chỉ nghe nói như vậy mà tiến hành một chuyến đi thì vô ích. Nàng không muốn cho người chạy theo mời bà trở lại mà cố gắng nhớ lại những gì bà đã cho biết. Khi thấy đã không quên điều gì, công chúa rất vui nếu có được những vật tuyệt vời như vậy nhưng nàng đoán sẽ có rất nhiều những khó khăn, sợ không thể có được chúng, nàng đắm mình trong lo âu.

ông chúa Parijade đang triền miên suy nghĩ thì các hoàng tử anh đi săn trở về. Họ vào phòng khách thay vì thấy nàng vui vẻ, cởi mở như thường lệ, họ ngạc nhiên trông thấy nàng đăm chiêu có vẻ buồn, không ngẩng đầu để ít nhất cũng nhận ra có mặt họ.

Hoàng tử Bahman lên tiếng hỏi:

– Em gái, sự vui vẻ và tính hiếu động của em vốn có nay ở đâu rồi? Em có bị ốm không? Có việc gì xảy ra chăng? Vì sao em buồn thế, nói cho các anh biết đi. Các anh phải san sẻ hoặc chữa trị cho em, hoặc sẽ trả thù nếu có kẻ nào xúc phạm đến một người đáng kính như em.

Công chúa ngồi một lúc không trả lời, đưa mắt nhìn các anh rồi cúi xuống ngay sau khi nói không có gì.

– Em gái – Hoàng tử Bahnlan lại nói – Em giấu các anh sự thật. Phải có điều gì đó thậm chí nghiêm trọng. Không thể trong một thời gian ngắn các anh đi ra ngoài, có một sự thay đê lớn, bất ngờ như các anh đang nhận thấy ở em mà lại không có chuyện gì. Các anh không thoả mãn về một câu trả lời như vậy. Em đừng giấu các anh đó là việc gì nếu không muốn để các anh nghĩ rằng em chối bỏ tình cảm thắm thiết và sự gắn bó vững chắc, không thay đổi giữa chúng ta từ hồi còn bé bỏng cho đến ngày nay.

Công chúa còn lâu mới cắt đứt với các anh, không muốn để các anh phải nghĩ như vậy, bèn nói:

– Khi em nói điều làm cho em phiền lòng không có gì là em nói dối với các anh chứ không phải đối với em vì thấy có tầm quan trọng nào đó. Vì các anh ép buộc em nhân danh tình thân và sự gắn bó giữa chúng ta vốn rất quý báu đối với em, em sẽ nói với các anh đó là điều gì. Các anh chắc đã nghĩ, và em cũng nghĩ như các anh, ngôi nhà người cha quá cố xây dựng cho chúng ta mọi mặt đều hoàn hảo, không còn thiếu gì. Tuy thế hôm nay em được biết thiếu ba điều làm cho mọi trang trại trên đời không so sánh nổi với nó. Đó là con chim biết nói cây hay hát và giọt nước vàng – Sau khi giải thích tính ưu việt của ba vật đó, nàng nói thêm: – Do một bà tín đồ Hồi giáo nhận xét với em điều đó, chỉ dẫn chỗ có ba vật ấy và đường đi đến đấy. Có lẽ các anh thấy có thể bỏ qua chuyện ấy đấy là những vật ít hiệu quả không cần thiết bổ sung vào mà ngôi nhà chúng ta vẫn lả một nhà rất đẹp rồi . Các anh nghĩ thế nào tuỳ thích nhưng riêng em, em thấy cần thiết và chỉ hài lòng khi có ba vật ấy ở chỗ chúng ta. Như vậy các anh có quan tâm hay không cũng được nhưng mong hãy giúp em, xem em có nên cử người đi tìm về không.

– Em gái – Hoàng tử Bahman lại nói – Không có gì em quan tâm mà các anh không quan tâm. Chỉ cần em sốt sắng tìm cho được những vật em nói là đã buộc các anh tham gia rồi. Các anh cũng cảm thấy cần hành động và được thoả mãn, anh tin rằng em trai thứ hai cũng vậy và chúng ta cùng bắt tay chinh phục lấy các thứ ấy như em nói. Tầm quan trọng và nét đặc biệt của việc này đáng được gọi thế. Anh đảm nhiệm việc thực hiện, em chỉ cần nói cho anh con đường đi tới đó và địa điểm, anh không lùi cuộc hành trình lại lâu quá ngày mai.

– Thưa anh – Hoàng tử Pervij nói – Anh là chủ gia đình và là chỗ dựa, không nên vắng nhà lâu ngày. Chắc em gái sẽ đồng tình với em mong anh từ bỏ ý định đó để em đi thì tất hơn. Em sẽ hoàn thành việc đó không kém anh và mọi công việc sẽ đúng nề nếp hơn.

– Em trai – Hoàng tử Bahman nói – Anh tin chắc vào lòng tự nguyện của em và em hoàn thành việe đó không kém anh nhưng vấn đề đã được quyết định, anh muốn làm lấy và sẽ làm. Em ở nhà với em gái chúng ta, không cần bàn lại nữa.

Chàng để thì giờ còn lại trong ngày chuẩn bị cho cuộc hành trình và hỏi kỹ công chúa về những lời chỉ dẫn của bà tín đồ để khỏi lạc đường.

Hôm sau từ sáng sớm hoàng tử Bahman lên ngựa; hoàng tử Pervij và công chúa Parijade ra tiễn, ôm hôn anh cả chúc đi đường gặp may mắn. Giữa lúc chia tay, công chúa chợt nhớ ra một điều trước đó chưa nghĩ tới. Nàng nói:

– Thưa anh, em đã không nghĩ đến những rủi ro dọc đường, biết đâu không được gặp lại anh bao giờ nữa? Anh xuống ngựa, đừng đi nữa. Thà em không thấy và sở hữu con chim biết nói, cây hay hát và nước vàng còn hơn anh gặp nguy hiểm và mất anh.

– Em gái – Hoàng tử Bahman mỉm cười về mối lo sợ của công chúa – Anh đã quyết định rồi và chưa lấy được những cái đó thì anh chưa thôi. Những tai nạn em nói chỉ đến với những người bất hạnh. Đúng là anh có thể trong số đó nhưng cũng có thể là một trong những người may mắn vốn rất nhiều so với những người bất hạnh. Do những tình huống đều không chắc chắn và anh cũng có thể ngã xuống trong việc làm, tất cả những gì anh có thể làm là để lại cho các em một con dao, nó đây.

Hoàng tử rút ra một còn dao đưa cho công chúa và nói:

– Em giữ lấy, thỉnh thoảng rút ra khỏi vỏ xem, nếu thấy lưỡi dao trong sáng như thường là dấu hiệu anh còn sống; nếu thấy có vết máu thì biết là anh đã chết và cầu nguyện cho anh.

Công chúa Parijade không làm gì hơn được. Hoàng tử Bahman trang bị đầy đủ từ biệt nàng và Pervij lần cuối và ra đi. Chàng không rẽ trái rẽ phải, theo đúng con đường tiếp tục đi qua đất nước Ba Tư và ngày thứ hai mươi chàng nhận thấy bên đường một ông già xấu xí ngồi dưới gốc cây tơ gần đấy là căn nhà tranh ông vẫn để ẩn mình trong mưa nắng.

Đôi lông mày trắng như tuyết cũng như mái tóc, ria mép và bộ râu, rủ dài xuống đến đầu mũi; ria mép phủ kín miệng, bộ râu và mái tóc rủ xuống gần tận bàn chân. Móng tay móng chân dài quá thể, trên đầu là một chiếc mũ bằng rất rộng theo hình lọng; quần áo chỉ là một chiếc chiếu bọc quanh người.

Ông già là một ẩn sĩ xa lánh cuộc đời, từ nhiều năm không chăm sóc thân thể chỉ gắn bó với Chúa nên cuối cùng thành người như vậy.

Hoàng tử Bahman suốt buổi sáng đã chú ý quan sát để hỏi về chỗ định đến, tới gần ông già thì dừng lại xem như người đầu tiên mình gặp, xuống ngựa hỏi thăm như bà tín đồ đã dặn công chúa Parijade. Tay dắt ngựa tiến lại chỗ ông già, chàng chào và hỏi:

– Bố phúc hậu, mong Chúa để bố kéo dài tuổi thọ và hoàn thành mọi mong ước của mình!.

Ẩn sĩ trả lời chàng nhưng rất khó nghe nên chàng không hiểu một chữ. Hoàng tử thấy cản trở đó do bố ria phủ kín miệng ông già, không muốn bỏ qua lời chỉ dẫn cần thiết, cầm chiếc kéo đem theo và sau khi buộc ngựa vào một cành cây, lại nói với ẩn sĩ:

– Thưa ẩn sĩ, tôi muốn nói chuyện với cụ nhưng bộ ria mép của cụ làm tôi không nghe được lời. Xin cụ vui lòng để tôi làm, sửa sang râu tóc lại cùng với bộ lông mày che hết mặt mũi làm cụ giống một con gấu hơn là người.

Ân sĩ không phản đối ý định của hoàng tử, để chàng cắt tỉa và khi xong, chàng thấy khuôn mặt ông già sáng sủa trẻ hơn rất nhiều so vội tuổi bèn nói:

– Ân sĩ phúc hậu, nếu tôi có chiếc gương tôi sẽ đưa để cụ xem đã trẻ lại bao nhiêu; bây giờ cụ là một con người mà trước đây người ta không nhận ra được.

Lời vuốt ve của hoàng tử Bahman làm ông già mỉm cườì khen:

– Tên ông, dù ông là ai, tôi biết ơn ông về việc tốt ông vừa làm cho tôi; tôi sẵn sàng tỏ lòng biết ơn đối với ông về mọi việc theo sức mình. Ông từ xa đến chắc có việc cần thiết, hãy cho tôi biết đó là việc gì, nếu có thể tôi cố gắng làm ông hài lòng.

– Thưa ẩn sĩ phúc hậu – Hoàng tử Bahman nói – Tôi từ xa đến, đi tìm con chim biết nói, cây hay hát và nước vàng. Tôi biết ba vật ấy ở trong vùng này nhưng không biết chỗ cụ thể. Nếu cụ biết xin cụ chỉ đường cho tôi để tôi không lấy nhầm và mất công làm một cuộc hành trình từ xa.

Trong lúc ,nói thế, hoàng tử nhận thấy nét mặt ẩn sĩ thay đổi, cúi mặt xuống, vẻ nghiêm trang và đứng yên không trả lời. Điều đó buộc hoàng tử nói tiếp:

Bố phúc hậu, hình như cụ đã nghe rồi: nhờ cụ nói cho có biết điều tôi đề nghị hay không để khỏi mất thì giờ và tôi đi hỏi chỗ khác.

Cuối cùng ẩn sĩ không nín lặng nữa:

– Tôn ông, tôi biết con đường ông hỏi nhưng tình cảm từ khi gặp ông, càng tăng thêm khi ông giúp tôi sửa sang râu tóc làm tôi ngập ngừng không biết có nên thoả mãn yêu cầu của ông không.

– Lý do gì ngăn cản cụ và những khó khăn gì tôi sẽ gặp phải vậy?

– Tôi nói đây. Mối nguy hiểm ông đương đầu lớn hơn ông nghĩ nhiều. Rất nhiều tôn ông không kém dũng cảm và táo bạo đã đi qua đây và cũng hỏi tôi điều ấy. Sau khi dùng mọi cách để họ quay lại nhưng họ không tin, tôi phải chỉ đường cho họ vì họ nài nỉ, tôi đảm bảo với ông họ đều thất bại và không thấy một ai trở về. Nếu ông còn yêu cuộc sống một ít và nghe lời tôi khuyên thì ông nên quay lại nhà đi.

Hoàng tử cố giữ ý định của mình, nói với ẩn sĩ:

– Tôi tin vào lời khuyên rất thành thật của cụ và xin cám ơn về tình cảm của cụ đối với tôi. Nhưng dù nguy hiểm đến mức nào cũng không làm tôi thay đổi ý định. Nếu có ai đó tấn công tôi, tôi có vũ khí tốt và kẻ đó sẽ không hăng hái, dũng cảm hơn tôi đâu.

– Nếu những kẻ tấn công ông – Ẩn sĩ chỉ rõ- không xuất hiện (vì họ rất nhiều), ông làm sao chống cự lại những kẻ vô hình?

– Bất kể cụ nói thế nào, cụ không làm tôi từ bỏ nhiệm vụ của tôi được. Cụ đã biết đường, một lần nữa xin cụ chỉ dẫn cho, đừng từ chối gia ân cho tôi việc ấy.

Ẩn sĩ thấy không thể thuyết phục tinh thần của hoàng tử Bahman và chàng vẫn kiên quyết hoàn thành cuộc hành trình mặc dù đã được nghe những lời khuyên cứu mạng, ông đưa tay vào chiếc túi bên cạnh mình lấy ra một viên tròn đưa cho chàng:

– Ông đã không nghe và tranh thủ những lời khuyên của tôi, vậy ông hãy cầm lấy viên này, khi lên ngựa thì quăng ra phía trước và theo nó đến chân một quả núi. Khi nó dừng lại đó, ông xuống ngựa để nguyên dây cương trên cổ ngựa, nó sẽ đứng yên chờ ông trở lại. Lên núi ông thấy bên phải, trái rất nhiều tảng đá màu đen và nghe lẫn lộn nhiều giọng chửi rủa để ông ngã lòng, làm sao để ông không lên cao được. Nhưng ông đừng sợ và nhất là không được ngoảnh nhìn lại phía sau, ông sẽ bị biến ngay thành một tảng đá đen giống như những tảng đá ông thấy, những tảng đá đó vốn là những tôn ông đã thất bại như tôi nói. Nếu ông tránh được mối nguy hiểm lớn tôi tả đó và lên đến đỉnh núi, ông sẽ thấy một cái lồng trong đó là con chim ông tìm. Vì nó biết nói, ông hỏi nó cây hay nói và nước vàng ở đâu, nó sẽ chỉ cho. Tôi không dặn gì hơn nữa, đấy là điều ông phải làm và phải né tránh. Nhưng nếu ông tin tôi, theo lời tôi đã khuyên thì không nên dấn thân vào nguy hiểm. Một lần nữa trong lúc còn thì giờ suy nghĩ, ông hãy xem sự mất mát không sửa chữa được ấy gắn liền với điều kiện người ta có thể vi phạm dù không chấp nhận được như ông hiểu.

– Về lời khuyên của cụ vừa nhắc lại mà tôi rất biết ơn – Hoàng tử Bahman nói sau khi nhận viên tròn cụ đưa – Tôi không nghe theo được nhưng tôi cố gắng làm đúng lời dặn của cụ, không ngoảnh lại nhìn phía sau khi bước lên núi và hy vọng cụ sẽ thấy tôi trở lại mang theo những vật mình tìm kiếm và cám ơn cụ rất nhiều.

Nói xong và sau lời chúc của ẩn sĩ, chàng nhảy lên ngựa cúi chào từ biệt và ném viền tròn ra phía trước.

Viên tròn lăn đi, tiếp tục lăn với tốc độ gần như lúc chàng ném, buộc ngựa phải phi nhanh theo để khỏi mất hút. Chàng theo mãi, đến khi nó dừng lại ở chân núi, chàng xuống ngựa bỏ dây cương lên cổ ngựa đang đứng nguyên tại chỗ. Khi nhận ra ngọn núi và thấy những tảng đá đen, chàng bắt đầu leo lên, chưa đầy bốn bước thì những giọng nói vang lên mà không thấy người. Có những tiếng nói: Tên điên khùng kia đi đâu? Nó lên làm gì? Nó muốn gì? Không cho nó đi qua! . Những tiếng khác: Bắt nó lại, túm lấy nó, giết nó đi! . Có những giọng khác vang lên như sấm: Có kẻ trộm! Kẻ ám sát? Giết người? . Ngược lại có những giọng chế giễu: Không, đừng làm hại nó, để cho cậu bé xinh xắn đi qua; thực ra người ta giữ chiếc lồng và con chim cho nó! .

Dù nghe những tiếng nói quấy rầy, hoàng tử Bahman vẫn cố đi lên được một đoạn, quyết tâm và vững vàng tự kiềm chế mình nhưng những giọng nói tăng lên gấp bội, tiếng ồn ào lớn và ngay bên cạnh chàng cả trước cả sau làm chàng bỗng sợ hãi. Chân tay bắt đầu run, chàng lảo đảo, cảm thấy đuối sức và quên hẳn lời dặn của ẩn sĩ; chàng quay lại để đi xuống và ngay lúc ấy biến thành một tảng đá đen, đó chính là sự biến dạng của bao nhiêu người trước chàng muốn đi tìm những vật như chàng; con ngựa cũng cùng chung số phận.

Từ lúc hoàng tử Bahman ra đi, công chúa Parijade vẫn giắt con dao ở thắt lưng để biết anh mình sống hay chết, mỗi ngày rút ra xem nhiều lần. Như vậy nàng yên tâm được biết anh đang mạnh khoẻ và thường trao đổi tình hình với hoàng tử Pervij.

Lần cuối cùng trong cái ngày thê thảm mà hoàng tử Bahman vừa biến thành đá, hoàng tử Pervlj và công chúa theo thường lệ vẫn nói về chàng vào buổi tối:

– Em gái này – Hoàng tử Pervlj bảo – Em rút lưỡi dao ra xem tin tức của anh cả ra sao.

Công chúa rút dao, nhìn vào họ thấy có máu chảy ở đầu lưỡi Hoảng hốt, công chúa ném dao đi kêu lên:

– Ôi? Anh thân mến, thế là em mất anh rồi, do lỗi của em mà không bao giờ chúng em thấy lại anh nữa! Ta thật khốn khổ? Tại sao em lại nói với anh về con chim biết nói, cây hay hát và nước vàng? Đúng ra thì mặc bà già tín đồ thấy ngôi nhà đẹp hay xấu, hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh? Ích kỷ, lừa đảo, bà trả ơn sự tiếp đón của ta như thế đấy! Vì sao bà nói với ta về ba vật kỳ lạ ấy, tất cả chỉ là ảo tưởng qua cái chết khốn khổ của người anh thân yêu làm tinh thần ta không ngớt rối loạn!

Hoàng tử Pervij cũng không kém đau buồn về cái chết của người anh như công chúa Parijade nhưng không mất thì giờ thương tiếc vô ích, biết rằng em gái vẫn say mê con chim biết nói, cây hay hát và nước vàng, chàng can thiệp:

– Em gái, chúng ta thương tiếc anh Bahman của chúng ta cũng vô ích: những than phiền, đau đớn của chúng ta không trả lại cuộc sống cho anh ấy được. Đấy là ý muốn của Chúa, chúng ta đành phục tùng ý Chúa mà không đi sâu. vào làm gì. Tại sao bây giờ em lại nghi ngờ lời của bà tín đồ sau khi đã chắc chắn cho là có thật? Phải chăng em nghĩ bà ấy bịa ra để lừa bịp em khi mà em không nêu lên vấn đề và tiếp đón bà trung thực và tốt như vậy? Chúng ta hãy nghĩ anh cả chết do lỗi của anh ấy hoặc vì tai nạn gì chúng ta không hình dung được. Vì thế cái chết của anh cả không cản trở chúng ta tiếp tục theo đuổi cuộc tìm kiếm: anh sẽ tự đi thay thế anh ấy; anh cũng bố trí đúng thế và theo gương anh cả, ý anh không thay đổi và ngày mai anh sẽ lên đường.

Công chúa làm mọi cách để thuyết phục anh đừng đi, bảo rằng. không nên liều mình vào nơi nguy hiểm vì có thể sẽ mất cả hai người anh, nhưng chàng vẫn không lay chuyển. Trước khi ra đi, để em gái biết kết quả về cuộc hành trình như nàng đã theo dõi chuyến đi của anh cả qua con dao để lại, chàng đưa cho em chuỗi hạt ngọc một trăm viên và dặn:

– Em dựa vào chuỗi ngọc để biết tình hình lúc anh đi vắng, nếu những viên ngọc như dính với nhau nghĩa là em không xoay chúng được hoặc không chảy nối tiếp nhau thì đó là dấu hiệu anh đã cùng số phận với anh cả. Nhưng chúng ta hy vọng sẽ không xảy ra điều đó và anh may mắn được gặp lại em, thoả mãn về điều chúng ta mong đợi.

Hoàng tử Pervij ra đi, ngày thứ hai mươi gặp cùng ẩn sĩ ấy ở chỗ hoàng tử Bahman đã gặp. Chàng lại gần chào hỏi và đề nghị chỉ dẫn nơi có con chim biết nói, cây hay hát và nước vàng. Ân sĩ cũng nêu lên những khó khăn và khuyên răn như đã làm với hoàng tử Bahman, nói cả việc mới đây thôi có một kỵ sĩ trẻ có nhiều nét giống chàng cũng hỏi con đường với mục đích ấy. Do chàng kia nài ép, ông đã chỉ đường, cho phương tiện dẫn đường, dặn những gì cần chú ý để thành công nhưng rồi không thấy trở lại, chắc đã chung số phận với những người đi trước.

– Thưa ẩn sĩ – Hoàng tử Pervij nói – Tôi biết người cụ nói đó: đấy là anh cả tôi và tôi được tin chính xác anh ấy đã chết nhưng không biết chết vì gì.

– Tôi có thể nói với ông – Ân sĩ đáp: – Ông ấy biến thành tảng đá đen như những người tôi vừa nói; ông cũng đề phòng về sự biến dạng ấy nếu không giữ thật đúng những lời tôi dặn. Ông nên từ bỏ ý muốn ấy đi, tôi khuyên ông một lần nữa.

– Thưa ẩn sĩ, tôi không đủ lời nói lên lòng biết ơn đối với cụ đã có chú ý bảo vệ cuộc sống cho tôi tuy tôi là người không quen biết và chưa làm gì xứng đáng với thái độ quý hoá đó. Nhưng xin nói trước khi quyết định tôi đã suy nghĩ kỹ và không thể từ bỏ được. Tôi xin cụ chỉ dẫn cho như đã chỉ dẫn anh tôi, có lẽ tôi sẽ vâng theo tốt hơn.

Vì không thuyết phục được ông, tôi tuổi đã cao không đứng vững được, tôi cho ông viên này làm người dẫn đường cho ông.

Không để ẩn sĩ nói thêm, hoàng tử Pervij xuống ngựa lại gần ông già; ông già vừa rút một viên trong túi còn rất nhiều viên, đưa cho chàng bảo cách sử dụng và sau khi dặn kỹ đừng sợ những tiếng nói không thấy người dù đe doạ đến mấy và lên đến chỗ có chiếc lồng và con chim.

Hoàng tử Pervij cám ơn ẩn sĩ, nhảy lên ngựa ném viên tròn lên phía trước và thúc ngựa đuổi theo. Đến chân núi thấy viên ấy dừng lại, chàng xuống ngựa. Trước khi bước lên, chàng đứng tại chỗ nhớ lại những lời dặn của ẩn sĩ lấy can đảm trèo lên núi, quyết tâm lên đến đỉnh. Vừa lên năm, sáu bước chàng nghe phía sau có tiếng quát rất gần gọi lại và chửi:

– Chờ đã, thằng táo tợn, ta sẽ trừng phạt mày, to gan.

Bị lăng nhục, hoàng tử Pervij quên hết lời dặn của ẩn sĩ, đưa tay rút gươm quay người lại trả thù nhưng vừa kịp thấy chẳng có ai theo mình chàng đã bị hoá đá, cả người và ngựa.

Nghìn lẻ một đêm – Chương 43: Hai người chị ghen tỵ và cô em út (tiếp theo)

Từ khi hoàng tử Pervij lên đường, công chúa Parijade hàng ngày cầm chuỗi ngọc lẩm nhẩm lần từng viên ngọc những lúc không có việc. Suốt thời gian ấy ban đêm nàng vòng chuỗi ngọc quanh cổ, sáng thức dậy tay lần xem những viên ngọc có lăn nối tiếp nhau không. Một hôm, vào lúc hoàng tử Pervij cùng chung số phận như hoàng tử Bahman, bị biến thành đá, nàng đang cầm chuỗi ngọc và lẩm nhẩm nói bỗng cảm thấy những viên ngọc không lăn theo ngón tay mình, nàng chắc chắn đấy là dấu hiệu anh đã chết. Đã quyết định phải làm gì nếu tai hoạ xảy ra, nàng không để thì giờ thở than khóc lóc. Cố trấn tĩnh và ngay sáng hôm sau, cải trang thành đàn ông, trang bị vũ khí đầy đủ, dặn người nhà đi ít ngày sẽ trở về, nàng lên ngựa ra đi theo con đường của hai người anh.

Công chúa Parijade vốn quen cưỡi ngựa đi săn giải trí, chịu đựng mệt nhọc đường trường hơn những phụ nữ khác. Cũng đi nhiều ngày như hai anh, đến ngày thứ hai mươi nàng cũng gặp ông già ẩn sĩ như họ. Lại gần, nàng xuống ngựa, dây cương cầm tay, nàng đến ngồi gần ông chào và nói:

– Ẩn sĩ phúc hậu, cho phép tôi ngồi nghỉ một lúc gần cụ và làm ơn cho biết cụ có nghe nói đâu đó trong vùng này có một nơi tìm được con chim biết nói, cây hay hát và nước vàng không ạ?

Ẩn sĩ trả lời:

– Quý cô, nghe giọng nói tôi biết là,của phụ nữ tuy cô đã cải trang thành đàn ông; tôi cám ơn cô về lời chào mừng và rất vui lòng có vinh dự được gặp cô. Tôi biết chỗ có những vật cô nói nhưng cô hỏi với ý định gì?

Thưa ẩn sĩ, người ta kể cho tôi một chuyện rất hay khiến tôi nóng lòng muốn sở hữu những vật ấy.

– Thưa cô, người ta nói đúng đấy, những vật ấy còn kỳ lạ đặc biệt hơn những gì người ta giới thiệu nhưng giấu cô những khó khăn phải vượt qua để có nó. Cô sẽ không dấn thân vào một việc vất vả và nguy hiểm như vậy nếu người ta nói rõ hết với cô. Cô hãy tin tôi, đừng tiến lên nữa, cô trở về đi để tôi khỏi phải góp phần vào sự thiệt hại của cô.

– Bố phúc hậu – Công chúa đáp – Tôi đến từ xa và sẽ bực bội vì không thực hiện được ý định của mình. Cụ nói những khó khăn và nguy cơ mất mạng nhưng không nói đó là những khó khăn gì và nguy cơ ra sao; tôi muốn biết để cân nhắc, có thể tin tưởng vào quyết định, lòng can đảm và sức lực của mình không, nên giữ hay nên bỏ.

Ãn sĩ bèn nhắc lại với công chúa những lời đã nói với hai hoàng tử, nói quá lên những khó khăn leo lên núi chỗ có lồng chim? phải làm chủ được con chim, nó sẽ cho biết chỗ có cây hay hát và nước vàng; tiếng ồn và âm vang những giọng nói đe doạ và đáng sợ nghe khắp quanh mình mà không thấy người; cuối cùng là số lượng những tảng đá đen gây khiếp sợ cho cô và bất cứ ai khi biết rằng đấy là những ky sĩ dũng cảm bị biến dạng do không giữ vững điều kiện chủ yếu là không được ngoảnh lại phía sau trước khi nắm chiếc lồng chim.

Khi ẩn sĩ nói xong, công chúa kết luận:

– Theo tôi hiểu khó khăn lớn nhất để thành công trong việc này là thứ nhất: leo núi lên đến chỗ có lồng chim mà không hoảng hốt về âm vang những giọng nói nghe không thấy người và thứ hai, không được ngoảnh lại nhìn phía sau mình. Về điều kiện sau này, tôi hy vọng khá tự chủ để giữ đúng. Còn điều thứ nhất, tôi thú nhận những giọng nói như cụ kể, có thể làm kinh hoàng những người vững vàng nhất. Nhưng như trong mọi việc làm có hậu quả lớn và nguy hiểm, người ta không cấm dùng thủ thuật, xin hỏi cụ tôi có thể dùng trong việc làm này vốn rất quan trọng đối với tôi không?

– Cô định dùng thủ thuật gì – Ấn sĩ hỏi.

– Tôi thấy nếu dùng bông nút chặt tai lại thì dù giọng nói to và đáng sợ đến mấy, tôi cũng cảm nhận bớt đi rất nhiều, sẽ kém tác động và trí óc tôi vẫn giữ được bình tĩnh, không đến nỗi bối rối mất cả lý trí.

– Thưa cô, cho đến nay tất cả những người hỏi đường như cô, tôi không biết đã có ai dùng thủ thuật ấy chưa. Điều tôi thấy là, không một ai đề nghị dùng cách đó và tất cả đều bị chết. Nếu cô quyết tâm theo ý định của mình, cô cứ thử xem: may ra cô thành công; tuy thế tôi không khuyên cô nên dấn thân vào.

– Bố phúc hậu, tôi quyết tâm vô cùng. Lòng tôi nói với tôi thủ thuật ấy sẽ thành công và tôi quyết định dùng nó. Như vậy chỉ còn hỏi cụ tôi phải đi con đường nào, xin cụ làm ơn đừng từ chối.

Ẩn sĩ một lần khuyến khích nàng suy nghĩ kỹ lại, thấy không lay chuyển được lòng quyết tâm, rút một viên tròn ra đưa cho nàng:

– Cô cầm lấy viên này – ông nói – lên ngựa ném ra phía trước, đi theo nó vòng vòng qua mọi nẻo đường cho đến chân núi cô tìm và dừng lại khi nó dừng; cô xuống ngựa và leo lên núi. Cô đi đi, đừng quên những lời tôi dặn.

Công chúa Parijade cảm ơn ẩn sĩ, chào từ biệt rồi lên ngựa, ném viên tròn ra phía trước mặt lăn đi, thúc ngựa chạy theo cho đến khi nó dừng lại ở chân núi:

Nàng xuống ngựa, lấy bông nút chặt lỗ tai, nhìn kỹ đường rồi bắt đầu dũng cảm bước lên núi. Nàng nghe những tiếng la hét, nhận thấy bông là một cứu cánh rất tác dụng. Càng đi lên những giọng nói càng tăng, càng mạnh nhưng không làm nàng có cảm giác rối trí. Nghe nhiều loại chửi rủa, chế diễu giới tính nhưng nàng khinh thường, chỉ cười. Nàng tự nhủ: Ta chẳng bị xúc phạm vì những lời chửi rủa, hay chế giễu; các người cứ nói tệ hại nữa ta cũng không cần và không ngăn cản được ta tiếp tục đi lên . Cuối cùng lên trên cao, nàng nhận thấy lồng và con chim, cùng hoà theo những giọng nói, cố làm nàng bối rối bằng giọng oang oang tuy người bé: Rút lui đi, không được lại gần đây :

Công chúa phấn khích trước vật đó, bước nhanh hơn khi thấy gần tới mục đích; nàng lên tới đỉnh núi, đất bằng, chạy thẳng đến chiếc lồng nắm lấy nói với con chim:

– Chim ơi, không muốn ta cũng bắt; mày không thoát khỏi đâu.

Trong lúc Parijade lấy bông ở tai ra, con chim nói:

– Cô gái dũng cảm, đừng giận tôi vì phụ hoạ với những giọng nói cố bảo vệ tự do cho tôi. Tuy bị nhốt trong lồng, tôi vẫn luôn bằng lòng về số phận mình; nhưng do phải làm nô lệ tôi mong có nàng là chủ, người đã nắm được tôi một cách can đảm, xứng đáng hơn tất cả mọi người khác trên đời. Từ nay tôi thề trung thành tuyệt đối với nàng, hoàn toàn vâng theo lệnh nàng. Tôi biết nàng là ai, tôi sẽ nói cho nàng biết nàng là ai mà chính nàng cũng không biết xuất thân của mình; một ngày nào đó tôi sẽ giúp nàng một việc hy vọng nàng sẽ rất biết ơn. Để bắt đầu chứng tỏ sự thành thật của tôi xin nàng cho biết nàng mong mụốn điều gì, tôi sẵn sàng vâng lệnh.

Công chúa vui sướng không tả hết về việc chinh phục trả giá bằng mạng sống của hai anh và bản thân phải mệt nhọc, vượt qua mối nguy lớn, nói với chim:

– Chim ơi, ta định nói với chim ta muốn nhiều điều rất quan trọng, rất phấn khởi thấy chim tỏ ra sẵn sàng. Việc đầu tiên nghe nói ở đây có loại nước vàng đặc tính tuyệt vời, ta muốn chim chỉ cho ta trước đã.

Con chim chỉ chỗ cũng gần đấy nàng đến múc đầy một chiếc bình bạc mang theo. Trở lại nàng hỏi chim:

– Chim ơi, không chỉ thế, ta tìm cây hay hát, cây ấy ở đâu?

– Nàng quay lạỉ, thấy một khu rừng phía sau có cây ấy.

Khu rừng không xa, công chúa đến đấy và giữa nhiều cây cối nàng nghe có hoà âm du dương làm nàng nhận ra cây mình tìm nhưng rất to, cao. Nàng trở lại hỏi chim:

– Chim ơi, ta đã tìm thấy cây hay hát nhưng không thể nhổ bật gốc hay mang đi được.

– Không cần nhổ bật gốc – Chim lại nói- Nàng chỉ cần lấy một nhánh nhỏ đưa về trồng trong vườn; nó sẽ bén rễ vào đất và ít lâu sau nàng sẽ thấy nó trở thành một cây lớn như vừa thấy.

Khi đã có trong tay ba vật quí mà bà tín đồ Hồi giáo làm nàng khát khao, nàng nói với chim:

– Chim ơi, những gì chim vừa giúp ta không đủ. Chim là nguyên nhân cái chết của hai anh ta đã biến thành đá đen trong số ta thấy khi lên đây. Ta muốn đưa họ cùng về.

Có vẻ chim muốn công chúa miễn cho điều này vì thực ra làm được việc đó cũng khá khó khăn. Công chúa nài nỉ:

– Chim à, chim nhớ đã nói là nô lệ của ta, chim đã làm đúng thế và cuộc sống thuộc về ta rồi.

– Tôi không phủ nhận điều đó – Chim nói- Việc nàng đòi hỏi khó khăn hơn nhiều so với những việc khác, nhưng tôi cố gắng làm nàng vui lòng. Nàng nhìn quanh đây xem có một chiếc binh nào không.

– Ta thấy có đấy – Công chúa trả lời.

– Nàng cầm lấy và khi xuống núi rỏ một ít nước trong bình lên mỗi tảng đá đen; đó là cách tìm lại những người anh của nàng.

Công chúa Parljade cầm lấy bình và mang theo lồng chim, lọ nước, cành cây, vừa đi xuống vừa rỏ nước trong bình lên mỗi tảng đá đen trên đường và những tảng đá ấy ngay sau đó biến thành người. Nàng không bỏ sót tảng đá nào, tất cả những con ngựa của các hoàng tử anh cũng như của những người khác đều xuất hiện trở lại. Như vậy nàng nhận ra các hoàng tử Bahman và Pervij; họ cũng nhận ra nàng, chạy lại ôm hôn em gái. Vừa ôm hôn họ nàng vừa tỏ ra ngạc nhiên:

– Các anh thân yêu, các anh làm gì ở đây vậy?

Nghe họ trả lời vừa ngủ một giấc, nàng lại nói:

– Vâng, nhưng không có em, giấc ngủ của các anh còn kéo dài và có lẽ đến mãi ngày tận thế. Các anh không nhớ đã đến đây tìm con chim biết nói, cây hay hát và nước vàng, đã thấy những tảng đá đen rải rác chỗ này ư? Các anh nghĩ xem có còn lại tảng nào không? Các người xung quanh ta và các anh đã là những tảng đá ấy, cả những con ngựa đang chờ các anh nữa. Các anh muốn phép lạ ấy xảy ra như thế nào thì đây vừa tiếp tục nói nàng vừa chỉ chiếc bình nàng đã đặt xuống ở chân núi – nhờ nước trong bình này em đã rỏ xuống từng tảng đá. Sau khi đã làm chủ con chim biết nói trong lồng này, nhờ nó bảo em đã tìm được cây hay hát lấy một cành và nước vàng em lấy vào chiếc lọ, em không muốn trở về mà không có các anh đi cùng, em buộc nó phải làm cách nào, nó chỉ cho lấy chiếc bình nước và làm ra sao.

Các hoàng tử Bahman và Pervij nghe rõ, biết mình vừa chịu ơn công chúa em gái; những người vây quanh họ cũng tỏ lòng biết ơn, thay vì ganh tị việc chinh phục họ đã muốn làm, chỉ có thể đội ơn cứu sống mình, tự nguyện là những nô lệ của nàng, sẵn sàng làm những việc nàng ra lệnh cho họ.

– Thưa các ông – Công chúa nói – Nếu đã nghe tôi nói các ông hẳn nhận thấy tôi không có ý gì khác là làm như thế để tìm lại các anh mình; nếu là một việc tốt cho các ông thì cũng không phải cảm ơn tôi. Tổi xem mỗi người các ông là những người tự do như trước khi gặp không may và tôi chung vui với các ông về hạnh phúc trở lại làm người nhân dịp này. Chúng ta cũng chẳng nên ở lại một nơi không còn gì giữ chúng ta lâu hơn nữa: hãy lên ngựa và mỗi chúng ta trở về nơi ta đã đi.

Công chúa Parijade đi trước lại chỗ nàng để con ngựa đứng chờ. Trước khi nàng lên ngựa, hoàng tử Bahman muốn đỡ cho em, đề nghị nàng đưa lồng chim để chàng cầm cho. Công chúa nói:

– Thưa anh, con chim là nô lệ của em, em muốn tự minh giữ nó; nếu muốn anh giũ cho cành cây và anh Pervij anh phụ trách cho lọ nước vàng.

Khi hoàng tử Bahman, Peryij và tất cả những người khác đã lên ngựa, công chúa chờ để một người trong bọn họ đi trước dẫn đầu. Hai Hoàng tử lịch sự muốn nhường cho những người kia và những người kia muốn nhường vinh dự cho công chúa.

– Thưa các ông, tôi không xứng đáng được vinh dự ấy nhưng tôi chấp nhận vì các ông muốn thế – Nàng phi ngựa lên trước rồi hai hoàng tử và tất cả mọi người cùng đi theo.

Đoàn người muốn gặp ẩn sĩ lúc đi qua để cám ơn sự tiếp đón và những chỉ dẫn thành tâm nhưng ông đã chết, người ta không rõ vì ông đã già yếu hay vì không cần thiết phải chỉ đường lên chinh phục ba vật quí hiếm nữa.

Vậy là đoàn tiếp tục đi nhưng mỗi ngày một ít dần. Những quí ông đến từ những nước khác nhau, lần lượt nhắc lại lời cảm ơn được trở lại cuộc sống, từ biệt công chúa và các anh nàng khi gặp con đường về địa phương mình. Công chúa và hai hoàng tử theo đường mình về đến tận nhà.

Trước hết công chúa để lồng chim trong vườn, bên cạnh phòng khách; khi con chim hót lên những hoạ mi, mai tước, chiền chiện, chim chích, hồng tước và vô vàn các loại chim khác trong nước kéo đến cùng hót theo. Về cành cây nàng cho trồng ở một chỗ không xa ngôi nhà lắm; cành đâm rễ và chẳng bao lâu trở thành một cây to, cành lá reo vui một hợp âm như ở cây nàng lấy cành. Lọ nước vàng, nàng cho xây giữa vườn một bể lớn đá hoa cương, khi xong nàng đổ cả lọ vào đấy. Nước phồng lên tăng nhanh khối lượng và khi lên đến gần mép bể, nó phun ở giữa thành dòng lên cao hai mươi bộ, rơi xuống lại, cứ thế tiếp tục mà nước không tràn.

Tin về những kỳ quan ấy lan khắp vùng, cổng ngôi nhà cũng như cổng vườn không đóng lại với ai chẳng bao lâu nhân dân những vùng quanh đấy đổ xô đến ngắm xem rất đông.

Sau mấy ngày lại sức, hai hoàng tử Baliman và Pervij trở lại cuộc sống bình thường; đi săn là thú vui quen thuộc. Lần đầu từ khi về họ lên ngựa cùng đi, không phải trong rừng nhà mình mà cách đó hai, ba dặm. Trong lúc họ săn, vua Ba Tư bất chợt cũng đến săn cùng chỗ. Khi họ thấy nhà vua sẽ đến qua số đông kỵ sĩ xuất hiện nhiều nơi, họ ngừng săn bắn, rút lui để khỏi gặp nhau nhưng không ngờ lại đúng theo con đường nhà vua đến, trong một chỗ chật hẹp không quay đi hoặc lùi lại mà không bị bắt gặp. Kinh ngạc họ chỉ còn biết xuống ngựa, quỳ xuống trước mặt nhà vua, trán đập xuống đất không ngẩng đầu lên nhìn. Vua thấy họ ăn mặc, nai nịt gọn gàng sạch sẽ như đã ở trong triều, tò mò muốn xem mặt bèn dừng lại, lệnh cho họ đứng dậy.

Hai hoàng tử đứng dậy trước mặt vua thái độ thoải mái tuy có vẻ khiêm tốn, lễ phép. Vua im lặng nhìn họ một lúc từ đầu đến chân sau khi ngắm phong thái và khuôn mặt dễ mến của họ, ngài hỏi họ là ai và ở đâu.

Hoàng tử Bahman trả lời:

– Thưa bệ hạ, chúng thần là con trai viên quản lý khu vườn thượng uyển đã mất, ở trong một trang trại ông cho xây dựng trước khi chết để chúng thần ở trong lúc chờ đợi đến tuổi phục vụ bệ hạ và đến xin Người công việc khi gặp điều kiện.

– Theo ta thấy, các anh thích đi săn?

– Thưa bệ hạ, đấy là việc tập dượt bình thường của chúng thần mà bất cứ ai chuẩn bị nhập vào quân ngũ của bệ hạ cũng không lơ là theo truyền thống cũ của vương quốc .

Vua rất thích thú vì câu trả lời khôn ngoan, nói với họ:

– Nếu thế ta rất vui lòng thấy các ngươi đi săn. Các ngươi cùng đi với ta, chọn săn bắn gì tuỳ thích.

Các hoàng tử lại lên ngựa đi theo nhà vua; chưa đi xa thì thấy xuất hiện nhiều loại thú. Hoàng tử Bahman chọn một con sư tử, hoàng tử Pervij chọn con gấu, đuổi theo thật dũng cảm làm vua ngạc nhiên. Hầu như cùng một lúc tới gần con mồi, họ phóng lao khôn khéo xuyên hẳn con sư tử và con gấu một lúc con nào cũng ngã xuống. Không dừng lại hoàng tử Bahman đuổi theo một con gấu khác, hoàng tử Pervij một con sư tử, chẳng mấy chốc họ đâm chết hai con vật. Họ muốn tiếp tục nhưng vua không cho phép cho gọi họ lại và bảo:

– Nếu ta để các anh tiếp tục, các anh sẽ tiêu diệt hết những con thú của ta. Không phải ta cần phải dành lại cho cuộc săn bắn của ta đến thế mà muốn bảo vệ cuộc sống của các anh từ nay trở thành thân thiết với ta qua lòng can đảm của các anh trông ra có ích nhiều cho ta.

Vua Khosrouschah cuối cùng cảm thấy rất mến hai hoàng tử đến mức bảo đến thăm ngài ngay.

– Thưa bệ hạ – Hoàng tử Bahman nói- Người ban cho chúng thần một vinh dự mà chúng thần không xứng đáng xin khẩn cầu Người miễn cho.

Vua không rõ vì lý gì các hoàng tử không nhận sự chiếu cố của mình, bảo hai chàng giải thích xem.

– Thưa bệ hạ – Hoàng tử Bahman nói- Chúng thần có em gái út cùng sống; chúng thần gắn bó với nhau đến mức chưa làm điều gì khi chưa hỏi ý kiến nàng cũng như nàng chưa làm gì khi chưa hỏi chúng thần.

– Ta rất khen tình anh em đoàn kết của các ngươi. Vậy cứ về hỏi em gái và ngày mai đi săn với ta các ngươi sẽ trả lời.

Hai hoàng tử về nhà nhưng không ai nhớ việc gặp nhà vua, có vinh dự săn bắn với ông, cũng quên nói chuyện với công chúa nhà vua muốn đưa họ về cung. Ngày hôm sau gặp vua trong đợt đi săn, vua hỏi:

– Thế nào? Các ngươi nói chuyện với em gái chưa? Nàng có bằng lòng để ta gặp các ngươi thường xuyên hơn không?

Các hoàng tử đỏ mặt nhìn nhau:

– Thưa bệ hạ – Hoàng tử Bahman trả lời: Xin Người tha lỗi cho chúng thần, cả em thần và thần đều không nhớ ra.

– Vậy hôm nay các ngươi phải nhớ và ngày mai trả lời ta.

Hai hoàng tử lại quên một lần nữa; nhà vua không những không mắng mà rút ra ba viên vàng bỏ vào lòng hoàng tử Bahman. Ông mỉm cười nói:

– Những viên này nhắc các anh không quên lần thứ ba điều ta muốn vì tình cảm đối với ta: tối nay tiếng chúng rơi ra từ thắt lưng sẽ nhắc các anh nếu quên.

Sự việc xảy ra như vua dự kiến. Không có ba viên vàng các hoàng tử đã quên nói chuyện với em gáì. Khi hoàng tử cởi thắt lưng chuẩn bị đi ngủ thì những viên ấy rơi ra. Chàng bèn lại tìm hoàng tử Pervij cùng nhau sang phòng công chúa lúc chưa đi nằm, trình bày lại mọi trường hợp đã gặp nhà vua.

Công chúa Parijade nghe tin hoảng hốt nói:

– Việc các anh gặp vua thật sung sướng và vinh dự, sau này sẽ còn tăng thêm nhưng không ổn và rất buồn đối với em. Em thấy rõ vì em mà các anh chống lại ý muốn của vua; tình cảm hoàn toàn dành cho em, em rất cám ơn. Có thể nói các anh thà chịu vô lễ với vua, thẳng thắn từ chối vì nghĩ sẽ tổn hại đến tình anh em; các anh thấy đến với nhà vua thì phải bỏ rơi em để dành tất cả cho Người. Nhưng các anh tưởng dễ dàng từ chối ý định của nhà vua có vẻ rất sốt sắng như thế nào? Những ý muốn của vua thật nguy hiểm khi chống lại. Vì vậy theo em, các anh hãy làm vui lòng nhà vua, em chỉ biết để các anh đi và có nguy cơ khổ sở vì các anh. Các anh thấy em nghĩ thế đấy, tuy nhiên trước khi kết luận chúng ta thử hỏi con chim xem nó khuyên chúng ta như thế nào; nó rất khôn, tinh tường và đã hứa cứu giúp chúng ta khi gặp khó khăn.

Công chúa Parijade cho mang lồng chim vào, nói rõ tình trạng lúng túng với chim trước mặt các hoàng tử và hỏi cách giải quyết.

Con chim trả lời:

– Các hoàng tử anh nàng phải nghe theo ý muốn của nhà vua và đến lượt mình họ mời vua về thăm nhà.

– Nhưng chim ơi – Công chúa nói – Anh em chúng ta thương yêu nhau; tình cảm không gì sánh bằng ấy có bị tổn hại gì không?

– Không hề; ngược lại càng mạnh mẽ hơn.

– Nếu thế vua sẽ thấy ta.

Chim nói cần thiết vua phải gặp, mọi việc càng tốt hơn thôi.

Ngày hôm sau hai hoàng tử trở lại chỗ đi săn; nhà vua ngay từ xa đã hỏi họ có nhớ nói chuyện với em gái không. Hoàng tử Bahman lại gần trình bày:

– Thưa bệ hạ, xin Người cứ sử dụng chúng thần; không những em gái chúng thần đồng ý mà còn cho chúng thần sai khi vì nàng mà không sẵn sàng làm bổn phận đối với bệ hạ. Nàng tỏ ra xứng đáng thế còn chúng thần đã sai lầm, hy vọng bệ hạ tha thứ cho chúng thần.

– Các ngươi không lo ngại về điều đó. Thay vì cho việc các ngươi làm là sai lầm, ta rất đồng tình, hy vọng các ngươi cũng tôn trọng và gắn bó với ta như thế tuy có phần nhỏ hơn trong tình cảm của các ngươi đối với nhau.

Các hoàng tử ngượng ngùng trước lòng tất quá lớn của nhà vua chỉ trả lời bằng cách cúi thấp mình thể hiện rất tôn kính thái độ của nhà vua.

Trái với thường ngày hôm ấy vua không săn bắn lâu. Xét thấy các hoàng tử không kém thông minh hơn lòng dũng cảm, ngài nóng lòng nói chuyện thoải mái với họ nên chóng trở về cung. Nhà vua muốn họ đi bên cạnh ngài, vinh dự mà chẳng những cận thần tháp tùng, cả quan tể tướng cũng ghen tị thấy họ đi trước mình.

Khi vua vào đến kinh thành, dân chúng đầy đường nhìn vào hai hoàng tử Bahman và Pervij, tìm hiểu xem họ là ai, người lạ hay trong vương quốc. Phần đông nói:

– Dù sao mong nhà vua có hai hoàng tử mạnh khoẻ, thần tú như thế? Có thể đã cùng lứa tuổi ấy nếu hoàng hậu đang chịu hình phạt từ lâu, trước đây sinh nở may mắn.

Việc đầu tiên về đến hoàng cung là nhà vua dẫn các hoàng tử đi xem những cung điện chính mà họ khâm phục về vẻ đẹp, sự giàu có, đồ đạc và trang trí thật cân đối. Người ta phục vụ một bữa ăn phong phú và vua bảo hai chàng cùng ngồi ăn. Họ muốn xin lỗi nhưng phải vâng lời khi vua nói ngài muốn thế. Nhà vua vốn vô cùng thông minh, có những hiểu biết uyên thâm vượt bậc về khoa học đặc biệt về lịch sử, thấy trước các hoàng tử không dám tự do nói chuyện vì khiêm tốn và tôn kính. Để họ có. dịp nôi, ngài bắt đầu nói và trao đổi nhiều vấn đề suốt trong bữa ăn nhưng dù đề cập đến đề tài nào, hai chàng nói với nhiều hiểu biết, thông minh, phân tích bình luận tất làm vua luôn khen ngợi. Nhà vua tự nhủ: “Nếu là con mình, với trí óc như thế, ta dù dạy dỗ chúng cũng không biết được gì hơn, cũng không thành thạo hoặc có học vấn hơn thế . Nhà vua rất vui khi trò chuyện với họ ; ngồi ăn lâu hơn thường lệ và sau khi ở đấy ra nhà vua còn nói chuyện lâu với họ. Cuối cùng nhà vua nói:

– Chưa bao giờ ta nghĩ ở ngoài kinh thành có những thần dân của ta được giáo dục đặc biệt và có khả năng đến thế, trong đời ta chưa có cuộc trò chuyện nào làm ta hài lòng như với các ngươi. Nhưng thế là đủ, đã đến lúc các ngươi thư giãn trí óc với vài trò vui cung đình; không có gì xua tan được mây mù bằng âm nhạc, các ngươi sẽ nghe một hợp tấu nhạc cụ và và công múa hát không tồi.

Vua vừa dứt lời, các nhạc công được lệnh vào đáp ứng khá tất sự chờ đợi về tài năng của họ. Những vai hề rất giỏi tiếp nối ban hoà tấu rồi các nam nữ vũ công kết thúc cuộc vui.

Hai hoàng tử thấy gần hết ngày quỳ xuống trước mặt vua xin phép rút lui sau khi cám ơn về lòng tốt và vinh dự được ban cho. Vua để họ ra về, nói:

– Ta để các anh về, nên nhớ đích thân ta dẫn các ngươi về cung là để chỉ đường; sau này các ngươi tự đến; bao giờ cũng được hoan nghênh và càng đến nhiều hơn, các ngươi càng làm ta vui lòng.

Trươc khi ra đi, hoàng tử Bahman tâu với vua:

– Thưa bệ hạ, chúng thần dám xin Người gia ân cho anh em thần và em gái thần, lần đi săn tới đưa Người đến trong vùng mời Người ghé qua nhà chúng thần một lúc; ngôi nhà không xứng đáng được Người đến thăm nhưng đôi khi các vị vua không chê vảo một nhà tranh.

Vua nói:

– Một ngôi nhà của những chủ nhân như các ngươi chỉ có thể đẹp và xứng với các ngươi ta vui lòng đến và càng vui hơn với những chủ nhà như các ngươi và em gái ngươi mà nghe kể về đức tính ta đã thấy thân mến. Ta không lùi lại quá ngày kia để thoả mãn điều đó. Ta sẽ có ở chỗ gặp các ngươi lần đầu từ sáng sớm; các ngươi cũng đến đo để hướng dẫn ta.

Cùng ngày hôm đó hai hoàng tử về nhà, sau khi kể lại với em gái vinh dự được vua tiếp đón, họ báo đã mời vua đến nhà họ khi đi săn trong vùng và vua đã định ngày kia sẽ ghé thăm.

Công chúa nói:

– Nếu vậy ngay từ bây giờ phải nghĩ đến việc chuẩn bị một bữa ăn xứng đáng với nhà vua. Chúng ta hỏi ý kiến con chim thì hay nhất: có lẽ nó chỉ cho ta một sớ món ăn hợp, khẩu vị nhà vua hơn.

Các hoàng tử thống nhất theo ý kiến em gái; khi họ lui về phòng nàng hỏi riêng con chim. Nàng nói:

– Chim ơi, vua sẽ cho chúng ta vinh dự ghé thăm nhà và chúng ta phải chiêu đãi Người. Chim bảo chúng ta phải làm cách nào để Người hài lòng?

– Nữ chủ phúc hậu, nhà có khá nhiều đầu bếp giỏi, bảo họ cố gắng hết sức mình và trên hết họ phải làm một đĩa dưa chuột, nhồi nhân ngọc mà nàng cho phục vụ trước mặt vua hơn tất cả những thức ăn khác ngay từ đợt đầu.

– Dưa chuột nhồi nhân ngọc? – Công chúa ngạc nhiên kêu lên – Chim ơi, đó là một món ăn kỳ lạ. Nhà vua có thể khen là một vật đẹp nhưng Người ngồi vào bàn để ăn chứ không phải để ngắm ngọc. Hơn nữa nếu ta dùng tất cả những ngọc ta có thể có cũng không đủ làm nhân.

– Nữ chủ, nàng cứ làm như tôi đã nói, đừng lo sẽ ra sao; chỉ xảy đến việc tốt thôi. Còn về ngọc sáng sớm mai nàng ra cây to đầu tiên trong vườn về bên tay phải, cho đào dưới gốc.

Người làm vườn đào đến một chiều sâu nào đó thấy cứng, phát hiện ra một chiếc hộp vàng khoảng một bộ vuông chỉ cho công chúa. Nàng nói:

– Chính vì vật đó mà tôi dẫn ông đến đây. Cứ tiếp tục đi.

Người làm vườn lôi chiếc hộp ra đưa vào tay công chúa. Chiếc hộp chỉ khép bằng những móc sạch, công chúa mở ra thấy đầy những viên ngọc rất nhỏ nhưng đều nhau và tiện dùng theo yêu cầu dự định. Rất hài lòng phát hiện được kho của này, nàng đóng hộp lại mang về nhà trong lúc người làm vườn vun trả lại đất vào gốc cây như trước.

Hoàng tử Bahman và Pervij ở trong phòng thấy em gái ra vườn sớm hơn thường lệ, đi ra gặp nàng giữa vườn tay mang chiếc hộp vàng, ngạc nhiên hỏi:

– Em gái – Hoàng tử Bahman nói – Khi các anh thấy em ra vườn có người làm vườn đi theo thì không mang gì, bây giờ trở vồ tay mang chiếc hộp vàng; phải chăng người làm vườn tìm được kho của chỉ cho em?

– Thưa các anh – Công chúa trả lời – Ngược lại đấy.

– Chính em lẫn người làm vườn đến chỗ có chiếc hộp bảo đào lên. Các anh sẽ ngạc nhiên hơn khi thấy hộp đựng gì.

Công chúa mở hộp và các hoàng tử sửng sốt thấy đầy ngọc rất có giá trị về chất lượng và số lượng, hỏi từ đâu mà em gái biết có kho của này.

– Thưa các anh – Nàng trả lời – Có một việc gấp gáp hơn đang chờ, các anh vào nhà em sẽ bảo.

Hoàng tử Pervij bảo:

– Việc nào gấp gáp hơn điều các anh muốn biết rõ này? Chúng ta cùng vào với nhau vậy.

Trên đường vào nhà, công chúa Pariìađe kể lại việc hỏi ý kíến con chim và nó bảo nên làm thế nào, đặc biệt cần có món đưa chuột nhồi nhân ngọc và nó chỉ chỗ cho đi lấy chiếc hộp này. Ba anh em phân tích nhiều, không hiểu vì sao chim bảo làm món ăn ấy nhưng đành phải theo đúng lời khuyên từng điểm một.

Công chúa cho gọi trưởng đầu bếp, ra lệnh chuẩn bị bữa ăn chiêu đãi nhà vua theo cách nàng hướng dẫn:

– Ngoài những thứ đó – Nàng nói thêm – Ông làm một món ăn thích hợp với khẩu vị nhà vua: một đĩa dưa chuột nhồi nhân. Nhân là những viên ngọc này đây.

Đồng thời nàng mở hộp chỉ cho bếp trưởng. Chưa bao giờ nghe nói nhồi nhân như vậy, bếp trưởng ngạc nhiên lùi lại hai bước. Công chúa đoán được ý nghĩ của ông, nói:

– Tôi biết ông cho tôi là một người điên bảo làm một món ăn chưa bao giờ có như thế. Nhưng không đâu, tôi rất tỉnh táo bảo chuẩn bị món ăn đó. Ông phát huy sáng kiến mang chiếc hộp này đi làm đi và đem trả lại tôi số ngọc còn lại không dùng hết.

Bếp trưởng chẳng còn gì để nói nữa, cầm chiếc hộp mang đi. Cùng ngày ấy công chúa cho dọn dẹp thật sạch sẽ, ngăn nắp cả trong nhà và ngoài vườn để tiếp đón vua xứng đáng hơn.

Ngày hôm sau, hai hoàng tử đã ở chỗ đi săn thì vua Ba Tư đến. Ngài bắt đầu săn bắn cho đến khi mặt trời lên cao, nắng gắt phải nghỉ. Hoàng tử Bahman ở bên cạnh vua để hướng dẫn còn hoàng tử Pelvij đi trước chỉ đường, khi đã trông thấy nhà mình, chàng thúc ngựa về báo tin nhưng người hầu của công chúa được bố trí trên đường đã đi báo, công chúa đang chờ sẵn đón tiếp.

Vua vào đến sân, xuống ngựa trước tiền sảnh; công chúa Parijade chạy đến quỳ dưới chân ngài chào; các hoàng tử giới thiệu em gái, xin phép cho được đón tiếp vua.

Nhà vua cúi xuống nâng công chúa lên, nhìn nàng một lúc, ngỡ ngàng về sắc đẹp, duyên dáng, phong thái không có vẻ gì thôn dã giống nơi nàng ở. Nhà vua nói:

– Hai anh xứng đáng với em gái và em gái xứng đáng với các anh trai; nhìn bề ngoài xét bên trong ta không lạ nữa việc các anh trai không muốn 1àm gì mà không được em gái tán thành. Ta hy vọng biết rõ nàng hơn về điểm này nhưng để xem ngôi nhà đã.

Công chúa thưa:

– Thưa bệ hạ, đây chỉ là một ngôi nhà ở thôn dã phù hợp với những người như chúng thần sống xa người đời. Nó không so sánh được với những ngôi nhà thành phố lớn, càng làm thế nào bằng được những biệt thự ở hoàng cung.

– Ta không hoàn toàn đồng ý như nàng nghĩ nhà vua nói – Những gì ta thấy trước hết làm ta nghi ngờ nàng. Ta sẽ nêu những nhận xét của ta sau khi xem xong; nàng đi trước dẫn đường!

Công chúa để riêng phòng khách lại, dẫn vua đi phòng này đến phòng khác; sau khi xem xét từng phòng; khen sự đa dạng của những gian phòng, nhà vua nói với công chúa Parijade:

– Người đẹp, nàng gọi như thế là một ngôi nhà thôn dã à? Những thành phố lớn, đẹp nhất cung sẽ vắng vẻ nếu tất cả những nhà ở thôn dã giống ngôi nhà của nàng. Ta không ngạc nhiên thấy các ngươi rất thích ở đây và khinh thường thành phố. Đưa ta đi xem khu vườn, xem có phù hợp với ngôi nhà không.

Công chúa mở cửa ra vườn và điều đập vào mắt nhà vua trước tiên là vòi nước phun màu vàng. Lạ lùng về một cảnh quan mới, sau khi ngắm một lúc vua hỏi:

– Ngọn nước tuyệt vời, xem rất thích, ở đâu ra vậy? Nguồn suối ở đâu, nghệ thuật lấm nước phun có vẻ trên đời không có như vậy. Ta muốn đến xem sao.

Ông vừa nói vừa tiến lại. Công chúa tiếp tục dẫn đường, đưa vua đến chỗ trồng cây hay hát.

Lại gần, vua nghe có một hoà âm khác hẳn những bản hợp tấu ông đã nghe nhiều, dừng lại đưa mắt tìm các nhạc công, không thấy nhưng vẫn nghe rõ ràng tiếng nhạc. Ông hỏi:

– Người đẹp, những nhạc công đang hợp tấu ở đâu vậy? Họ ở dưới đất hay biến dạng trên không? Với những giai điệu hay như thế họ ngại gì mà không ra mắt cho người ta vui thích?

Thưa bệ hạ – Công chúa mỉm cười trả lời- Không phải nhạc công hợp tấu mà do cây bệ hạ thấy trước mặt phát ra; xin Người bước lại mấy bước nữa sẽ nghe rõ ràng Vua lại gần say sưa vì âm điệu bản hợp tấu, nghe mãi không thôi. Cuối cùng vua lên tiếng hỏi:

– Người đẹp này cây này tình cờ mọc trong vườn nhà nàng hay là một món quà tặng từ đất nước xa xôi nào? Nàng gọi cây tên là gì?

– Thưa bệ hạ, đây là cây hay hát, không mọc trong vùng này. Đây là một câu chuyện dài liên quan đến nước vàng trong bể và con chim biết nói mà bệ hạ sẽ thấy sau khi xem nước vàng. Nếu Người thấy đượe thần sẽ kể lại khi Người đã nghỉ ngơi giải trí sau cuộc săn mệt nhọc.

– Người đẹp, ta không mệt nhọc gì như nàng nói vì đã được những vật ta ngắm nhìn bù lại. Chúng ta đến xem bể nước vàng đi, ta muốn ngắm con chim biết nói lắm rồi.

Đến bể nước vàng vua nhìn rất lâu vào tia nước không ngớt phun lên cao rồi rơi xuống và nói với công chúa:

– Theo nàng nước này không có nguồn, không có vòi dẫn đến từ một chỗ nào gần đây; ta rất lạ về điều đó cũng như về cây hay hát.

– Thưa bệ hạ, điều ấy đúng như Người vừa nói, bể nước liền một tấm, nước không do từ các bên hay phía dưới đưa vào. Thần đã bỏ vào bể một lọ nước, với đặc tính riêng biệt, nước tự phun lên như bệ hạ thấy.

Vua rời bể nước, nói:

– Lần thứ nhất thế đủ rồi vì ta hứa sẽ thường đến đây hơn. Nàng dẫn ta đi để ta xem con chim biết nói.

Vào gần phòng khách, vua thấy trên những cây quanh đấy có một số lượng chim khổng lồ đang hót râm ran vang lên trong không khí. Nhà vua hỏi vì sao chim tập hợp tại đây mà những cây khác trong vườn không có. Công chúa trả lời:

– Thưa bệ hạ tất cả chúng đến từ những vùng xung quanh để phối hợp với tiếng hót của con chim biết nói. Bệ hạ thấy nó đang trong chiếc lồng để ở một cửa sổ phòng khách Người sẽ vào. Nếu để ý Người sẽ nhận ra tiếng hót của nó rất hay, kể cả chim hoạ mi cũng còn xa mới bằng nó.

Vua vào phòng khách; thấy chim vẫn hót, công chúa cao giọng bảo:

– Nô lệ của ta, đây là nhà vua, chim chào mừng đi.

Con chim ngừng hót ngay và những chim khác cũng ngừng theo. Nó nói: Kính chào nhà vua, mong Người luôn thịnh vượng và sống lâu, . Bữa ăn chuẩn bị gần cửa sổ treo lồng chim, vua vừa ngồi vào bàn vừa nói:

– Ta cảm ơn lời chim chúc mừng; ta rất hài lòng ,thấy chim là vua của các loài chim.

Thấy đa đưa chuột trước mặt, vua nghĩ nhồi nhân như bình thường đưa tay gắp nhưng rất ngạc nhiên thấy nhồi hạt ngọc. Nhà vua nói:

– Món ăn gì mới lạ đây? Nhồi hạt ngọc với ý định gì? Ngọc có ăn được đâu! – Nhà vua nhìn hai anh em hoàng tử và công chúa bảo giải thích nhưng con chim can thiệp ngay:

Thưa bệ hạ, Người có thể nào ngạc nhiên đến vậy khi thấy một món ăn nhồi hạt ngọc trong lúc Người dễ dàng tin rằng hoàng hậu vợ Người đã sinh ra một con chó, một con mèo và một khúc gỗ ư?

– Ta đã tin thế vì các bà đỡ khẳng định với ta.

– Những bà đỡ ấy, thưa bệ hạ – Chim lại nói – Là hai người chị của hoàng hậu, nhưng những người chị này lại ghen ty với hạnh phúc Người đã vinh dự đem lại cho hoàng hậu. Để thoả lòng tức giận họ đã lợi dụng sự dễ dãi của bệ hạ; nếu Người cho tra hỏi, họ sẽ thú nhận tội. Hai anh em trai và em gái Người thấy đây là con của Người bị thả trôi theo dòng suối nhưng được người quản lý khu vườn thượng uyển vớt lên đưa về nuôi dạy chu đáo.

Lời nói của chim làm rõ ngay lòng phân vân của nhà vua. Ngài kêu lên:

– Chim ơi, ta không phân vân gì mà tin vào sự thật chim phát hiện ra và báo với ta. Xu hướng và sự trìu mến ta cảm thấy đối với chúng nói rõ với ta chúng là dòng máu của ta. Đến đây, các con trai, con gái của ta, để ta ôm hôn các con, thể hiện tình cảm đầu tiên của một người bố.

Nhà vua đứng dậy lần lượt ôm lấy hai hoàng tử và công chúa, chan hoà dòng lệ với họ. Nhà vua nói:

– Chưa đủ đâu các con, các con phải ôm hôn nhau không phải với tư cách con của người quản lý vườn ta vĩnh viễn chịu ơn vì bảo vệ cuộc sống của các con mà nhân danh con ta, từ dòng máu các vua Ba Tư ta chắc chắn các con giữ được vinh quang.

Sau khi hai hoàng tử và công chúa ôm hôn nhau với một niềm thoả mãn mới mẻ như nhà vua mong muốn, vua lại ngồi vào bàn cùng họ và ăn vội. Ăn xong, nhà vua nói:

– Các con ta, các con đã biết ta là phụ hoàng rồi, ngày mai ta sẽ dẫn hoàng hậu mẹ các con đến. Các con chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp bà.

Nhà vua lên ngựa nhanh chóng trở về kinh thành. Việc đầu tiên khi vào hoàng cung là ra lệnh cho tể tướng xét xử ngay hai người chị hoàng hậu. Hai người bị bắt đưa tới, thẩm vấn riêng rẽ, đối chiếu xác nhận, bị kết tội phanh thây, tất cả không tới một tiếng đồng hồ.

Trong lúc đó vua Khosrouschah, với tất cả triều thần có mặt tháp tùng, đi bộ đến trước cửa nhà thờ lớn đưa hoàng hậu bị giam giữ khổ sở từ bao nhiêu năm nay ra ngoài. Vua đầy nước mắt ôm hôn bà trong tình trạng đáng thương ấy và nói:

– Hoàng hậu, ta đến xin lỗi bà đã xử sự bất công đối với bà và xin sửa chữa mọi việc. Ta đã bắt đầu làm việc đó bằng cách trừng phạt những người đàn bà đã tồi tệ lừa bịp ta và hy vọng bà cho là đã khôi phục được hoàn toàn khi ta đưa lại cho bà hai hoàng tử hoàn hảo và một công chúa đáng yêu xinh đẹp, những đứa con của ta và của bà. Bà về cung đi, lấy lại chức phận của bà với đầy đủ vinh dự.

Việc sửa chữa ấy làm trước một số đông dân chúng nghe tin chạy đến từ các nơi và chỉ một lát sau lan khắp thành phố.

Hôm sau từ sáng sớm vua và hoàng hậu đã thay bộ quần áo buồn rầu nhục nhã, trang bị phù hợp với chức tước, cả triều đình tháp tùng, cùng đến nhà hai hoàng tử và công chúa:

– Hoàng hậu, đây là hai hoàng tử con trai và công chúa con gái bà; bà ôm hôn chúng cũng trìu mển như ta đã ôm hôn chúng; chúng xứng đáng với ta và với bà.

Nước mắt tràn đầy qua những ôm hôn cảm động ấy, đặc biệt về phần hoàng hậu vì niềm an ủi và lòng vui mừng được ôm hôn hai con trai, một con gái đã gây cho bà bao phiền muộn lâu dài. Khi hoàng tử và công chúa đã cho chuẩn bị một bữa ăn ngon chiêu đãi vua, hoàng hậu và các triều thần: mọi người ngồi vào bàn và sau bữa ăn, vua đưa hoàng hậu ra xem khu vườn, chỉ cho bà xem cây hát hay và cảnh nước vàng phun lên cao. Về con chim bà đã thấy trong lồng treo ở cửa sổ và vua đã ca ngợi nhiều trong lúc ăn.

Khi xong việc, vua lên ngựa về cung; hoàng tử Bahmán đi bên phải, hoàng tử Perviì bên trái ông; hoàng hậu và công chúa bên trái bà, đi sau vua. Với trật tự ấy, trước và sau có những võ quan của triều đình theo chức vụ từng người, cả đoàn lên đường về kinh. Khi gần tới kinh thành, dân chúng kéo đến rất đông, ra cổng thành đón họ. Họ nhìn vào hoàng hậu, vui mừng cho bà sau nỗi đau khổ kéo dài và hai hoàng tử, công chúa mà đi theo hoan hô nhiệt liệt. Họ cũng bị con chim trong chiếc lồng công chúa mang theo hấp dẫn vì tiếng hót kéo theo tất cả những con chim khác vừa hót vừa đậu trên cây đọc đường và trên mái nhà trên đường phố.

Hai hoàng tử Bahman và Pervij, được hộ tống rầm rộ về cung và tối đến là những cảnh chiếu sáng và trò vui ở hoàng cung và cả kinh thành kéo dài trong nhiều ngày.

Chương kết: Nghìn một đêm lẻ trôi qua

Vua Ấn Độ không ngăn được mình ca ngợi trí nhớ tuyệt vời của hoàng hậu vợ ngài mỗi đêm đều giải trí mới cho ngài bằng bao nhiêu câu chuyện khác nhau không hề cạn.
Nghìn một đêm lẻ trôi qua với những thú vui nhẹ nhàng ấy; thậm chí giúp vua bớt đi nhiều định kiến xấu về sự chung thuỷ của phụ nữ; trí óc dịu đi, ngài công nhận đức tính và sự khôn khéo của Scheherasade, nhớ đến lòng can đảm tự nguyện muốn trở thành vợ ngài, không e ngại cái chết bà biết sẽ chờ mình vào sáng hôm sau như những người trước bà.
Nhìn nhận điều đó và biết những đức tính khác của bà cuối cùng đưa ngài đến quyết định gia ân cho bà. Ngài nói:

– Scheherasade thân mến, ta thấy rõ nguồn chuyện kể của nàng không hề cạn: nàng giải trí cho ta đã khá lâu, đã làm ta nguôi giận? vì nàng ta sẵn lòng từ bỏ luật lệ độc ác ta đặt ra. Ta hoàn toàn tha thứ và muốn nàng được xem là người giải phóng cho tất cả những cô gái phải hy sinh vì lòng thù hận chính đáng của ta.

Hoàng hậu quỳ xuống chân vua, trìu mến hôn chân ngài tỏ rõ lòng biết ơn sốt sắng và hoàn hảo nhất.

Quan tể tướng là người đầu tiên được vua truyền đạt tin tốt lành ấy. Nguồn tin lan rộng ngay trong thành phố, ra các tỉnh làm mọi dân tộc của vương quốc Ấn độ hô lên hàng nghìn lời ngợi ca và chúc phúc vua và Scheherasade đáng yêu, vợ vua.

HẾT