Bỉ vỏ – Chương 7

Tám Bính ra khỏi nhà mụ Tài-sế-cấu đã được một tuần lễ. Được thuốc thang và ăn uống tẩm bổ. Bính tưởng chừng bệnh tình mỗi ngày một bớt đi. Nhưng quái lạ, Bính càng ngày càng gầy yếu và mệt mỏi, tuy tâm trí tỉnh táo hơn trước nhiều. Thì ra sự vui sướng chỉ có thể chữa cho tinh thần Bính khỏi buồn rầu, đau đớn thôi, còn cái thân thể rã rời kia đã bao nhiêu đêm liên miên dùng làm “đồ chơi” cho mọi hạng người, còn cần phải tỉnh dưỡng và chữa thuốc lâu nữa mới mong lành mạnh được.

Năm Sài Gòn băn khoăn lắm. Năm biết vợ thế nên không để vợ mó tay vào việc gì. Hai bữa cơm, Năm trông nom rất tươm tất. Năm thuê hẳn một người vú già để còn chăm Bính khi Năm đi vắng. Bính mừng thầm gặp được một người chồng chẳng đẹp mắt nào, nhưng biết thương yêu vợ thế là quý.

Một buổi trưa mùa xuân, mưa phùn rào tạt vào búi găng quây lấy góc vườn. Bính hơi nghển cổ cũng trông thấy rõ cả một cảnh vật ướt át trong mưa bụi. Cách dậu găng độ vài bước, một khu vườn nhỏ cỏ mọc đầy, lao xao mỗi lần gió thổi giật trên mặt cỏ xanh um vài đống rác nổi ụn lên. Quanh đó, mấy con gà giò tranh nhau bới. Có con cố gắng nhảy lên phía trên nhưng vì đuối sức ngã nhào đi, nằm tênh hênh, lộ hẳn hai bên lườn vàng nẫn thịt.

Chợt nghĩ đến một đêm khuya đón khách vừa đói vừa mệt cách đây chừng hai tháng, Hai Liên đem ở cao lâu về cho mình một bát cháo gà nóng, mà Bính ăn chưa bao giờ thấy ngon đến như thế, Bính lên tiếng gọi người vú già.

Một người đàn bà thấp bé, quần áo lôi thôi ở dưới bếp chạy lên:https://ambient.cachefly.net/assets/player/jwp722/videoinpage-player-jwp722.html?flash=false&volume=30&autoStart=false&skipAd=7&tag=https%3A%2F%2Fdelivery.adnetwork.vn%2F247%2Fxmlvideoad%2Fwid_1385501053%2Fzid_1395210981%2Ftype_inline%2Feff_vidinpage%2Fcb_30287%2Fw_663%2Fh_572%2Fpurl_aHR0cHM6Ly9nYWNzYWNoLmNvbS9kb2Mtb25saW5lL2JpLXZvLWNodW9uZy0wNy5odG1s&media_path=https%3A%2F%2Fambient.cachefly.net%2Fassets%2F&w=663&h=572

– Cô gọi gì con?

– U có biết nấu cháo gà không? Biết, nhà có con gà mới mua đấy, u đun nước làm thịt nấu cho tôi bát cháo.

Người vú già đờ mắt ra, rồi như tìm thấy một điều gì quan trọng, vú thấp giọng nói:

– Thưa cô, cô không ăn được.

– Tại sao?

– Cụ lang dặn phải kiêng ạ!

Bính gắt:

– U biết tôi ốm thế nào mà bảo cụ lang bắt tôi phải kiêng?

Vú già lặng ngắt, cố tìm một tiếng thanh thú để chỉ cái bệnh của Bính đương ở thời kỳ nặng nhất, nhưng nghĩ mãi không ra. Vú ấp úng:

– Bệnh bệnh… tôi chỉ biết cụ lang bảo cô phải kiêng thôi…

Bính toan gắt lên hỏi thì vẻ mặt lo lắng một cách khờ khạo của người vú già làm Bính nhận ra ngay cái ý rụt rè kia. Bính thở dài, rồi run run bảo vú xuống bếp sắc thuốc. Chờ vú đi khỏi, Bính cúi mặt xuống gối khóc nức nở.

Cái bệnh tàn hại mà thằng trẻ tuổi khốn nạn đổ cho Bính tưởng đã dứt nọc ngay sau hai tháng Bính nằm chữa ở nhà thương, ngờ đâu vẫn còn dây dưa đến tận bây giờ! Nó làm Bính biết bao ê chề đau đớn. Bính muốn gượng dậy để đi đi lại lại cho khuây khỏa, song cửa mình vẫn còn sưng lên, hai ống chân mỏi nhừ vì xương đầu gối như sắp bong ra. Đến bữa Bính trông thức ăn ngon lành rõ muốn ăn nhưng khi vừa nhai khỏi miệng, hơi chua lợ đã đưa ngay lên đầy cổ, nôn không được. Chắc bệnh Bính càng ngày càng nặng lắm.

Bính đau xót, chán nản… Bính lại thương nhớ đến con thơ. Và nghĩ đến Hai Liên tuyệt vọng vì không thể sinh nở được nên đành ở cho đến ngày trọn đời nơi nhơ nhớp, Bính lại càng tê tái vì nỗi mẹ con phải lìa bỏ nhau mà Bính thấy dù sao cảnh Bính bệnh tật khổ não ghê khiếp thế nào cũng không thấm với cảnh đen tối mênh mông của một người đàn bà không thể nào có cái hạnh phúc được làm mẹ.

Vì, dù nghèo khổ đến như bác Gái bờ đê ở làng Bính mà có đứa con để ôm ấp, bế ẵm thì nỗi trơ trọi cơ cực sẽ bớt đi nhiều. Suốt ngày mò cua bắt ốc, làm thuê cấy mướn đầu tắt mặt tối, rồi về chui rúc dưới một túp lều giữa cánh đồng, bác Gái bờ đê không bao giờ lộ vẻ buồn rầu trên gương mặt đen xạm. Như người khác cùng tuổi hai ba, hai bốn ấy mà gặp phải cảnh góa bụa, sống lần hồi, đói rét họ đã kêu ca, oán trách số phận, nhưng đây bác Gái bờ đê vui vẻ như thường. Cứ trông khi bác ta giơ đứa con nhỏ lên quá đầu, rồi ôm ghì nó vào ngực, rồi hôn hít nó, rồi cắn véo và mắng yêu nó, thì Bính thấy trên đời như chỉ có mình hai mẹ con bác ta. Giờ Bính cũng chỉ ao ước được như bác Gái thôi, và trên đời này cũng chỉ cái hạnh phúc ấy là có thể xóa hẳn những kỷ niệm tàn bạo mà “tham” Chung, thằng trẻ tuổi, con mụ đàn bà đanh đá, sở Cẩm, nhà Lục xì, mụ Tài-sế-cấu, những ngày đằng đẵng rã rượi ngủ không ngủ được, đêm đến, hôm đắt cũng như ế, cứ phải thức đến hai ba giờ để tiếp khách… bao nhiêu xót xa ê chề đã khắc từng ly từng li trong trí nhớ Bính. Tất cả những ngày tối tăm kia sẽ mất hết dấu vết trước sự sáng láng tốt tươi của một cảnh đời mẹ con sum họp vui vẻ.

Một luồng gió lạnh tung chiếc màn che cửa ùa vào nhà. Bính rùng mình, lờ đờ nhìn khu vườn một giờ một mờ mịt trong những lớp mưa xám ngắt. Bính vẫn không sao quên được bệnh tình trầm trọng và cái chết như đang lảng vảng ở đâu đây.

Năm Sài Gòn bỗng đẩy cánh cửa bước vào. Năm vội đến bên giường Bính:

– Thế nào, người mình đã dễ chịu nhiều chưa?

Bính lắc đầu:

– Em vẫn mệt lắm!

Năm chau mày:

– Sao lại thế? Ông lang bốc thuốc thế nào?

– Có lẽ em chết mất.

Năm gạt ngay đi:

– Mình chỉ nghĩ vẩn vơ thôi! Thế nào rồi cũng phải khỏi. Thứ thuốc nào hay mà đắt bao nhiêu anh cũng mua cho, hoặc có ông lang nào giỏi mà xa đến đâu anh cũng mời. Mình cứ vững lòng ở anh.

Bính âu yếm nhìn Năm lúc lâu vừa nắm lấy tay Năm. Sau đó Bính giục Năm ăn cơm kẻo muộn.

Vú già bưng mâm lên, đặt ở giữa giường. Năm Sài Gòn liền đỡ Bính ngồi dựa lưng vào chiếc chăn bông để sát mặt tường.

Năm xới cơm cho Bính trước, đoạn chỉ từng đĩa thức ăn:

– Đây là thịt nạc làm ruốc, đây giò lụa chả thìa của hàng bác Cao trên chợ Sắt, đĩa xá xíu này là xá xíu anh mới mua ở hiệu Mỹ Hương phố hàng Cháo về. Canh thịt thì nhà nấu với hoa hiên.

Năm chan canh cho Bính xong liền húp hai thìa gật đầu:

– Ngọt quá! U già đã ở cho khách cao lâu có khác! Kìa mình ăn đi, có chịu ăn mới chóng khỏe chứ!

Năm gắp cho Bính từng miếng một, khoanh giò, miếng thịt nào trước khi bỏ vào bát Bính, Năm cũng giơ lên xem. Còn Bính bát cơm xẻ đi xẻ lại mãi mà không hết. Nhà cơm nước xong, một ông lang đi xe đến. Năm thân ra mở cửa và đón ông vào tận giường Bính.

Bỉ vỏ – Chương 8

Một trưa dân “chạy vỏ” tụ họp ở nhà Năm Sài Gòn.

Vẫn ngọn đèn dầu lạc búp măng sáng trong giữa cái khay Nhật Bản viền chỉ vàng, vẫn chiếc giọc tẩu dài hơn một thước ta bịt bạc và chiếc tẩu đầu hổ ngậm nửa quả cam lên nước mun đen bóng, nhưng trên giường và ở các ghế chung quanh, ta thấy thêm nhiều nhân vật mới lạ.

Chín Hiếc, Mười Khai dắt theo một người hom hem mắt sếch, luôn nhấp nháy tên gọi là Tư nhấp nháy. Sau lưng Tư-lập-lơ, ba anh vốn chuyên môn “khai”(1), “mõi”(2) ở chợ Đồng xuân Hà Nội mà Tư mới chiêu tập xuống Cảng để thêm vây cánh hoành hành khắp chợ Sắt, chợ Con và chợ Lạc Viên. Ba gã này đều mảnh khảnh, mắt nhìn đều nhanh như chớp, lông mày đều rậm, đuôi nhọn và sếch, cũng quần đen chùng rộng ống, áo cánh trắng cổ bẻ, và cái tên kép cũng chỉ khác nhau chữ đầu thôi: Hai Con, Ba Con, Tư Con.

o O o

  1. Khai: cắt, xẻo.
  2. Mõi: móc, rút.

Còn anh chàng Ba Bay lúc nào cũng “đi” có một mình vì không có ai dù là dân “anh chị” dám đánh đu với hắn. Đời thuở nào trong túi không xu nhỏ nhưng hễ “hồ lỳ”(1) cất mồm “thừa”(2) hàng bạc trăm. Ba Bay ta cũng thò tay mở bát liền. Được thì lấy, thua thì hắn thủng thẳng rút dao giắt ở bên đùi ra gạt nợ. Đã lắm phen gặp phải “hồ lỳ” và con bạc sừng sẹo, hai bên xô xát nhau, nhưng rút cục cái liều thụt mạng của Ba vẫn chiếm phần thắng. Người cuối cùng trong bọn là một gã trẻ tuổi ngồi ở góc tường gần Sáu gáo đồng, đương nghển cổ trừng trừng nhìn vào mặt Năm Sài Gòn. Ý chừng hắn thèm cái hân hạnh được mặt đầy những lốt dao chém và cái đời “anh chị” độc nhất của Năm hay sao nên mắt hắn cứ long lên. Hắn mới cắt máu ăn thề dạo tháng trước, và nhận cái danh hiệu “Ba trâu lăn” của anh em tặng.

Bỗng tất cả im lặng, Chín Hiếc đương chực kéo một hơi thuốc lào cũng phải buông xe điếu xuống chiếu nghe Tư-lập-lơ nói:

  • Anh em ơi! Nguy đến nơi rồi!

Năm Sài Gòn mỉm cười:

  • Nguy ra sao?

Giọng nói khinh thường ấy không đủ dẹp được sự lo lắng của Tư-lập-lơ, hắn thong thả bảo Năm:

  • Anh không lo, nhưng chúng tôi lo, bây giờ “cớm”(3) nó “trõm”(4) ghê lắm.

o O o

  1. Hồ lỳ: người tính toán tiền ở chiếu bạc.
  2. Thừa: gọi khách đánh.
  3. Cớm: mật thám, đội xếp.
  4. Trõm: rình mò truy nã.

Ba trâu lăn, Ba Bay nhao nhao lên hỏi:

  • Trõm ai, trõm aỉ

Tư-lập-lơ lắc đầu tránh Chín Hiếc:

  • Chỉ tại mày thôi, trêu ngay vào cái của “hóc búa” ấy rồi để khó khăn cho anh em.

Chín Hiếc chực cãi, Tư-lập-lơ đã nói át đi.

  • Người đàn bà mất tiền ấy là vợ một cớm chùng(1) ở Hồng Gai mới đổi về đây, không biết “tiểu yêu” của mày làm ăn ra sao để đến nỗi thằng bé rơi xuống hố, đập cả sống mũi, vào nhà thương được năm hôm thì chết.

Không một vẻ cảm động trên mười mấy khuôn mặt đen xạm, Năm Sài Gòn chậm rãi nói:

  • Nó chết thì bố mẹ nó chôn, việc gì mình phải lo.

Ba trâu lăn và Ba Bay đồng thanh:

  • Đúng đấy!

Tư-lập-lơ mặt đỏ bừng, muốn đá thốc cho hai thằng này mấy cái, nhưng có Năm ngồi đấy, hắn phải cố nuốt sự uất ức.

  • Các anh thì việc gì, bình chân như vại, chỉ khổ riêng cho cánh chúng tôi thôi. Hai tháng nay tôi không được một xu nhỏ. Tôi bãi hẳn các “tiểu yêu” vì chung quanh và trong chợ lúc nào cũng có mật thám, phụ mật thám, đội xếp đi lại. May mà tháng trước tôi nhờ người nói lót lão đội Lễ nửa tá sâm banh và hai trăm trứng gà ngày cưới vợ bé của lão, chứ không “cớm”(2) và “phụ cớm”(3) nể gì mà không “tôm”(4) tôi.

o O o

  1. Cớm chùng: mật thám.
  2. Cớm: mật thám, đội xếp.
  3. Phụ cớm: phụ mật thám.
  4. Tôm: bắt.

Tư-lập-lơ ngừng lại một giây, uống chén chè tàu tự rót đoạn nói luôn:

  • Mà anh Năm ạ, chúng lại rục rịch bắt hết những “yêu”(1) quen mặt ở phố Khách, phố Đầu Cầu, phố Ba Ty, những cánh chơi ở ngõ Trần Đông, Lạc Viên và An Dương, những sòng bạc ở Cấm và ở Vẻn, và cấm hẳn những cơm thầy, cơm cô tụ họp ở vườn hoa Đưa người. Nếu như thế này anh em mình đến phải kéo cánh lên Hà Nội hay về Nam, chứ ở đây thì tù dắt nút mất.

Năm Sài Gòn hất hàm:

  • Ai bảo chú chạy đồ lễ cho “cớm”. Sao chú hèn thế?

Tư-lập-lơ chưa kịp đáp. Chín Hiếc nhìn Tư-lập-lơ càu nhàu:

  • Mấy tháng này khó dễ là bởi tại đâu chứ nào phải tại tao mà mày gieo cho nhiều điều tiếng thế?

Ba Bay xen nhời:

  • Trách Chín Hiếc làm gì? Tao đây trần như dộng mà vẫn phải cắn răng chịu nữa là.

Sáu gáo đồng chêm vào:

  • Cả tôi cũng “kện” sạch “bướu”(2) mà cũng đành phải bó tay!

Chớp chớp mắt, Tư-lập-lơ trông mọi người; vẫn dẽ dàng nói:

  • Thế này mới lại khổ chứ, mới quái ác chứ! Tháng trước đây trong đề lao Hải Phòng ở “trại áo đen”(3) có

o O o

  1. Yêu: kẻ cắp lâu năm, sành sỏi và can án nhiều lần. Còn có hạng “yêu tạ”. Hạng này đã trải qua nhiều lần tù nữa, nhiều lần đâm chém người nữa.
  2. Kện sạch bướu: hết cả tiền.
  3. Trại áo đen: trại giam những người chưa thành án.

một “so phụ cớm” bị giam vì làm tiền một người. Cai trại ấy vốn dòng dõi “yêu đạo” liền nhắn ngay người đi làm “cỏ vê” kiếm cho mấy thẻ hương để hành tội so phụ cớm kia. Các anh có biết hắn hành bằng cách gì không?

Để mấy người ngơ ngác, Tư-lập-lơ nhăn mặt cười, tự trả lời:

  • Một sự hành hạ chắc chưa từng thấy ở thế gian này, các anh ạ. Cai trại hắn chờ một tối thứ bảy các cửa khóa đâu đấy, liền thắp ba nén hương cắm lên nắp thùng phân nằm cuối trại, và sai một “tiểu yêu” giải chiếu, một tiểu yêu lôi người “so phụ cớm” đến. Hắn bắt, “so” nọ lạy cái bàn thờ ấy ba lạy. Lạy đoạn, hắn bắt quỳ thẳng lên rồi dõng dạc đọc từng tội một của “so” cho cả hàng trại nghe: nào vì “so” vụ mất trộm đồ thờ ở đền Cấm vỡ lở, nào vì “so” cánh “chạy” trong làng Vẻn bị bắt không còn sót một mống, thằng nào thằng ấy bị “xăng-tan” dừ tử, nào vì “so” ba sòng sóc đĩa của dân “yêu” bẹp tai ở Lạc Viên và hai sòng trạc sếch ở phố Khách bị phá. Cai trại kể tội xong, một “yêu” khác nhảy xuống chiếu đóng vai Chánh án bệ vệ tuyên án. Tên “phụ cớm” này phải nói to lên nhận từng tội của mình, phải quỳ lạy thùng phân thêm ba lạy nữa, rồi phải tự xúc lấy một bát phân mà ăn cho mọi người xem, nếu không “tòa” chỉ sai phí một người chịu 15 ngày sà lim, cùm hai chân, ăn cơm nhạt để đền vào cái mạng người dám trái lệnh tòa. “So phụ cớm” run không được, mặt tái mét, đánh nhắm mắt nuốt.. cho cả trại tù reo vỗ tay cười. Việc ấy lọt ra ngoài nên ngày nay dân “cớm” quyết bắt kỳ hết dân “yêu vỏ”.

Tư-lập-lơ kể xong, Năm Sài Gòn cười váng lên. Năm chợt nhớ lại năm xưa trong hỏa lò Hà Nội và trong khám lớn Sài Gòn, Năm cũng sai trả thù hai “phụ cớm” như thế. Tiếng cười của Năm chưa dứt, những giọng cười ròn rã khác thi nhau ran lên.

  • Hả! Hả! Phụ mẫu ạ!
  • Ít quá! Bắt nó ăn ít quá. “Thâm bo” (1) cũng còn là nhẹ tội.

Một gã đứng phắt lên:

  • Vì còn thiếu vài chai rượu “bia” nữa.

Lại một dịp cười ran lên với những tiếng đập bàn, đập chiếu làm rung chuyển cả nhà. Chợt Tám Bính đẩy cửa bước vào. Năm Sài Gòn liền hất hàm giới thiệu với mọi người:

  • Nhà tôi đấy các chú ạ!

Ba trâu lăn trố mắt nhìn. Hắn cố nhớ xem đã gặp Bính lần nào chưa mà trông Bính quen quá.

  • Chị trước ở nhà mụ Tài-sế-cấu phải không anh Năm?

Năm Sài Gòn cười, gật đầu. Ba trâu lăn hỏi luôn:

  • Anh cưới về đã bao lâu mà chị đã bưng trống thế kia?

Năm sung sướng:

  • Bét dịp(2) rồi.

Thấy hàng chục cặp mắt tinh quái nhìn trõ vào mặt mình, hai má Bính nóng lên, Bính vội đi vào buồng. Tuy ngả lưng xuống giường, nhưng Bính vẫn lắng tai nghe bên ngoài chuyện trò và bàn tán.

Ba Con nắm tay Chín Hiếc hỏi:

o O o

  1. Thâm bo: ba bát
  2. Bét dịp: tám tháng
  • Vậy làm khó dễ cho anh em vì cả anh vào trong đề lao, anh nghĩ sao bây giờ?

Chín Hiếc quắc mắt lườm:

  • Anh lôi thôi quá! “Cớm” canh gác riết thế này mình cứ “làm tiền” mới can trường chứ. Tôi thật lấy làm lạ: lúc chia năm chia bảy, chẳng ai trách tôi, mà ngày nay xảy ra cơ sự này, các anh lại trút cả lên đầu tôi thì còn giời đất nào nữa!

Ba trâu lăn về hùn với Chín:

  • Bất quá chúng ta nghỉ “chơi” độ dăm tháng cho đỡ nhọc xác, vậy càng hay. Có một tý thế mà cũng rối beng cả lên, chả trông anh Năm, nước đến chân vẫn cứ như thường.

Một người đáp:

  • Anh Năm khác!.. Chúng mình khác!..

Ba trâu lăn cười mũi:

  • Anh Năm khác; các anh khác, vì các anh sợ bị bắt, sợ chết chứ gì!

Tức thì Ba Bay phanh ngực nói to:

  • Như tôi đây gầy còm thế này cũng có thể chịu nổi vài nhát dao chém, vài trận đòn “xăng tan”, vài tháng tù, huống chi các anh béo khỏe như vâm ấy mà sợ thì lạ thật!

Tư-lập-lơ hừ một tiếng:

  • Mình để cho người ta chém tức là mình kém, mình chém người ta rồi ngồi tù mới giỏi chứ, và mình sả cả “cớm” mới can trường hơn. Nội bọn ta đây, tôi dám hỏi rằng ai là tay chơi, ai can trường, quyết bênh vực anh em mà thì cho “cớm” vài nhát nào?

Năm Sài Gòn nóng sôi người lên, nghiến răng, nắm chặt bàn tay đập mạnh một cái xuống giường, làm rung chuyển cả chân niễng:

  • Chú muốn thịt ai?
  • Đội “cớm” Minh, “cớm chùng” Hiếu và các thằng xếp Bảy mề đay anh lạ gì còn phải hỏi (?!).

Năm đã đỏ tía mắt lên, vùng dậy rút lưỡi dao sáng loáng cài trên đình màn xuống, xăm xăm chực đi. Bính chạy xổ ra, run cầm cập, ôm chặt lấy Năm, ríu lưỡi kêu:

  • Đừng hung tợn thế!.. Em van mình! Đừng hung tợn thế!.. Em van mình!… Em van mình!…

Năm gỡ tay Bính, mắt sáng quắc, long lên, miệng sùi bọt mép:

  • Mặc tôi! Mặc tôi!
  • Em lạy mình đấy! Thương em chứ!

Năm toan gạt Bính ra bên nhưng Bính nằm lăn ra đất và giữ lấy ống quần Năm khóc nức nở. Năm vội cúi xuống, ẵm bổng Bính đặt lên giường, thì Bính vòng hai tay qua nách, túm chặt lấy áo Năm:

  • Em lạy mình! Đừng hung tợn thế! Em van mình! Mình thương em! Giời ơi!..

Mấy giọt nước mắt của Bính qua lần lụa mỏng thấm vào da thịt Năm Sài Gòn. Một cảm giác ghê lạ chuyển khắp người Năm khi bụng Bính ép vào lưng Năm. Hắn ngoái cổ trông lại. Mắt long lanh vừa gặp mắt Bính chan hòa, Năm Sài Gòn cực chẳng đã thở hồng hộc ngồi xuống giường:

  • Ừ, thì mình cứ buông tôi ra.
  • Để mình đi à?
  • Không, tôi không đi đâu, mình đừng sợ.

Năm vừa ngừng nói, Ba trâu lăn tiến đến giằng lấy dao:

  • Thôi anh Năm ở nhà cho tôi mượn con “đoàn”(1) này để tôi thay anh sả chúng cho.

Hơn mười con mắt sáng ngời đổ dồn vào Ba. Riêng Tám Bính kinh ngạc.

… Đêm khuya rồi, Bính muốn chợp mắt ngủ, song không được. Tâm trí Bính cứ phải liên miên nghĩ tới những sự xảy ra ban ngày mà Bính thấy có thể lại làm tan nát cả đời Bính và đẩy Bính vào một quãng đời lại khốn nạn vô cùng. Khắp xóm Chợ con đều im lặng trong khoảng đêm thu sao thưa. Thỉnh thoảng vài tiếng rao hàng uể oải của người bán bánh cuốn nóng phào lên rồi khi tiếng rao im lìm, không khí lại vắng vẻ nặng nề hơn.

Bính đưa mắt trông ra ngoài đường. Dưới cột đèn ở trước nhà Bính, một người xe gác càng xe lên bệ xi măng, dựa lưng vào hòm xe ngủ li bì. Cách đấy vài bước, một người ăn mày nằm co quắp trên chiếc chiếu rách mướp. Bính chỉ nhận ra là một người, không ra là đàn ông hay đàn bà, và cái đống thịt ấy đương ngủ say hay còn trằn trọc trong bóng tối của những nỗi đói rét khổ sở. Cách đấy không xa, trên mặt đường lù lù những đống rác bẩn. Mấy con chuột rúc rích kéo nhau đến sục sạo tìm thức ăn.

Bính rợn cả người. Không khi nào vùng quê Bính lại có một cảnh vật thê thảm như thế! Cũng vắng lặng, cũng tối tăm, nhưng cái vắng lặng tối tăm khoáng đãng khác hẳn cái vắng lặng lù mù bẩn thỉu này. Bính liền so sánh cảnh ở nhà mụ Tài ván gỗ ám khói, ánh đèn

o O o

  1. Đoàn: dao to dao nhỏ: Bút

lù mù, phản mọt, chiếu giải không bao giờ khô ráo ngay ngắn, gối vàng mồ hôi với cảnh anh phu xe ngồi rũ rượi, người ăn mày co rúm ở xó hè ri ri tiếng, muỗi và đống rác cao ngất này, Bính thấy đều tanh tởm, nhơ nhớp như nhau. Thì ra từ khi đi khỏi chốn quê hương đồng ruộng bát ngát đến giờ chẳng lúc nào Bính không ghê sợ vì cảnh vật chung quanh mình. Bất giác, Bính quay nhìn Năm Sài Gòn nằm ngủ bên cạnh. Nhờ ánh đèn vặn to, Bính nhận rõ từng nét mặt Năm. Năm đen cháy, cằm bạnh, xạm râu, hai mắt sếch, mé trên mắt bên phải vẹt hẳn một nửa lông mày dưới vết dao chém sâu hõm. Trên má Năm, trên trán Năm, mấy cái sẹo nữa chằng chịt như những vết rạn của chiếc vại sành. Cứ khuôn mặt ấy mà người khác đoán thì Năm sẽ mất hết tính người.

Bính lắc đầu, thở dài… Bính ngạc nhiên cho cách đối đãi lạ lùng của Năm đã săn sóc Bính từng miếng cơm, từng hớp thuốc, suốt mấy tháng ròng, Bính nằm liệt giường liệt chiếu. Nhất là mấy tháng nay Bính có mang, Năm càng nâng nhắc chiều chuộng. Năm mời hết thầy lang nọ đến thầy lang kia, tốn kém đã nhiều mà cứ luôn luôn hỏi Bính: “Mình nghe trong người thế nào? Ăn uống có biết ngon không?”

Trước kia Bính đinh ninh rằng Bính chỉ là một người chịu ơn Năm thôi, nhưng bây giờ Bính mới rõ Bính hoàn toàn là vợ Năm, yêu thương Năm thấm thía. Tuy thế Bính vẫn lo sợ cho sự sống của Năm.

Nhất là mấy hôm nay sự thực càng mở to mắt Bính ra: Năm càng không phải là một người Bính có thể khuyên nhủ dần dần trở về làm ăn lương thiện. Năm đứng đầu hẳn những du côn anh chị nhất.

Năm làm trùm cả ăn cắp. Năm là một hạng người mà hết thảy mọi người tử tế xa lánh, ghê sợ.

Bính đau xót quá! Lúc Bính kiếm được miếng ăn thì thân thể bị giày vò. Lúc gặp bước an nhàn thì lương tâm bị cắn rứt vì mình sung sướng mà người khác thiệt thòi, khổ sở. Nhưng Bính có thể bỏ nhà mụ Tài-sế-cấu theo Năm, chứ bỏ Năm để đi tìm cảnh vui tươi khác, Bính thật không sao có can đảm. Tấm lòng tốt chan chứa yêu thương của Năm sẽ giữ nàng ở với Năm cho tới ngày trọn đời.

Bính nghẹn ngào quay mặt đi, không dám nhìn Năm nữa. Bính bối rối và tưởng đến sau khi sinh nở mẹ tròn con vuông, đứa bé một ngày một khôn lớn, cả hai mẹ con vẫn đều nuôi nấng bởi những của phi nghĩa mà ngưòi bị thiệt hại nguyền rủa thâu đêm suốt sáng kẻ chiếm đoạt, Bính càng choáng váng. Bính cúi chằm xuống gối. Trong tâm trí Bính lại hiện ra nhiều hình ảnh quái gở. Gió thổi ào ào bỗng vẳng lên những tiếng kêu ca oán trách, rủa sả, Bính vội lắc đầu xua đuổi. Nhưng những tiếng kêu rên rõ ràng hơn, day dứt từng miếng thịt Bính ra.

  • Giê su! Lạy Chúa con!..

Cánh cửa ngoài sịch động. Bính hoảng hốt thêm, tưởng có ai sắp đến bắt mình, Bính run rẩy vội nắm lấy tay Năm, chực lay gọi thì Năm đã cất tiếng cười, cười sặc sụa, cười đổ hồi. Hắn đương mơ màng vùng vẫy trong một giấc mơ đỏ rực, hai tay hoa hai lưỡi dao nhọn đẫm máu người.

Bỉ vỏ – Chương 8

Một trưa dân “chạy vỏ” tụ họp ở nhà Năm Sài Gòn.

Vẫn ngọn đèn dầu lạc búp măng sáng trong giữa cái khay Nhật Bản viền chỉ vàng, vẫn chiếc giọc tẩu dài hơn một thước ta bịt bạc và chiếc tẩu đầu hổ ngậm nửa quả cam lên nước mun đen bóng, nhưng trên giường và ở các ghế chung quanh, ta thấy thêm nhiều nhân vật mới lạ.

Chín Hiếc, Mười Khai dắt theo một người hom hem mắt sếch, luôn nhấp nháy tên gọi là Tư nhấp nháy. Sau lưng Tư-lập-lơ, ba anh vốn chuyên môn “khai”(1), “mõi”(2) ở chợ Đồng xuân Hà Nội mà Tư mới chiêu tập xuống Cảng để thêm vây cánh hoành hành khắp chợ Sắt, chợ Con và chợ Lạc Viên. Ba gã này đều mảnh khảnh, mắt nhìn đều nhanh như chớp, lông mày đều rậm, đuôi nhọn và sếch, cũng quần đen chùng rộng ống, áo cánh trắng cổ bẻ, và cái tên kép cũng chỉ khác nhau chữ đầu thôi: Hai Con, Ba Con, Tư Con.

o O o

  1. Khai: cắt, xẻo.
  2. Mõi: móc, rút.

Còn anh chàng Ba Bay lúc nào cũng “đi” có một mình vì không có ai dù là dân “anh chị” dám đánh đu với hắn. Đời thuở nào trong túi không xu nhỏ nhưng hễ “hồ lỳ”(1) cất mồm “thừa”(2) hàng bạc trăm. Ba Bay ta cũng thò tay mở bát liền. Được thì lấy, thua thì hắn thủng thẳng rút dao giắt ở bên đùi ra gạt nợ. Đã lắm phen gặp phải “hồ lỳ” và con bạc sừng sẹo, hai bên xô xát nhau, nhưng rút cục cái liều thụt mạng của Ba vẫn chiếm phần thắng. Người cuối cùng trong bọn là một gã trẻ tuổi ngồi ở góc tường gần Sáu gáo đồng, đương nghển cổ trừng trừng nhìn vào mặt Năm Sài Gòn. Ý chừng hắn thèm cái hân hạnh được mặt đầy những lốt dao chém và cái đời “anh chị” độc nhất của Năm hay sao nên mắt hắn cứ long lên. Hắn mới cắt máu ăn thề dạo tháng trước, và nhận cái danh hiệu “Ba trâu lăn” của anh em tặng.

Bỗng tất cả im lặng, Chín Hiếc đương chực kéo một hơi thuốc lào cũng phải buông xe điếu xuống chiếu nghe Tư-lập-lơ nói:

  • Anh em ơi! Nguy đến nơi rồi!

Năm Sài Gòn mỉm cười:

  • Nguy ra sao?

Giọng nói khinh thường ấy không đủ dẹp được sự lo lắng của Tư-lập-lơ, hắn thong thả bảo Năm:

  • Anh không lo, nhưng chúng tôi lo, bây giờ “cớm”(3) nó “trõm”(4) ghê lắm.

o O o

  1. Hồ lỳ: người tính toán tiền ở chiếu bạc.
  2. Thừa: gọi khách đánh.
  3. Cớm: mật thám, đội xếp.
  4. Trõm: rình mò truy nã.

Ba trâu lăn, Ba Bay nhao nhao lên hỏi:

  • Trõm ai, trõm aỉ

Tư-lập-lơ lắc đầu tránh Chín Hiếc:

  • Chỉ tại mày thôi, trêu ngay vào cái của “hóc búa” ấy rồi để khó khăn cho anh em.

Chín Hiếc chực cãi, Tư-lập-lơ đã nói át đi.

  • Người đàn bà mất tiền ấy là vợ một cớm chùng(1) ở Hồng Gai mới đổi về đây, không biết “tiểu yêu” của mày làm ăn ra sao để đến nỗi thằng bé rơi xuống hố, đập cả sống mũi, vào nhà thương được năm hôm thì chết.

Không một vẻ cảm động trên mười mấy khuôn mặt đen xạm, Năm Sài Gòn chậm rãi nói:

  • Nó chết thì bố mẹ nó chôn, việc gì mình phải lo.

Ba trâu lăn và Ba Bay đồng thanh:

  • Đúng đấy!

Tư-lập-lơ mặt đỏ bừng, muốn đá thốc cho hai thằng này mấy cái, nhưng có Năm ngồi đấy, hắn phải cố nuốt sự uất ức.

  • Các anh thì việc gì, bình chân như vại, chỉ khổ riêng cho cánh chúng tôi thôi. Hai tháng nay tôi không được một xu nhỏ. Tôi bãi hẳn các “tiểu yêu” vì chung quanh và trong chợ lúc nào cũng có mật thám, phụ mật thám, đội xếp đi lại. May mà tháng trước tôi nhờ người nói lót lão đội Lễ nửa tá sâm banh và hai trăm trứng gà ngày cưới vợ bé của lão, chứ không “cớm”(2) và “phụ cớm”(3) nể gì mà không “tôm”(4) tôi.

o O o

  1. Cớm chùng: mật thám.
  2. Cớm: mật thám, đội xếp.
  3. Phụ cớm: phụ mật thám.
  4. Tôm: bắt.

Tư-lập-lơ ngừng lại một giây, uống chén chè tàu tự rót đoạn nói luôn:

  • Mà anh Năm ạ, chúng lại rục rịch bắt hết những “yêu”(1) quen mặt ở phố Khách, phố Đầu Cầu, phố Ba Ty, những cánh chơi ở ngõ Trần Đông, Lạc Viên và An Dương, những sòng bạc ở Cấm và ở Vẻn, và cấm hẳn những cơm thầy, cơm cô tụ họp ở vườn hoa Đưa người. Nếu như thế này anh em mình đến phải kéo cánh lên Hà Nội hay về Nam, chứ ở đây thì tù dắt nút mất.

Năm Sài Gòn hất hàm:

  • Ai bảo chú chạy đồ lễ cho “cớm”. Sao chú hèn thế?

Tư-lập-lơ chưa kịp đáp. Chín Hiếc nhìn Tư-lập-lơ càu nhàu:

  • Mấy tháng này khó dễ là bởi tại đâu chứ nào phải tại tao mà mày gieo cho nhiều điều tiếng thế?

Ba Bay xen nhời:

  • Trách Chín Hiếc làm gì? Tao đây trần như dộng mà vẫn phải cắn răng chịu nữa là.

Sáu gáo đồng chêm vào:

  • Cả tôi cũng “kện” sạch “bướu”(2) mà cũng đành phải bó tay!

Chớp chớp mắt, Tư-lập-lơ trông mọi người; vẫn dẽ dàng nói:

  • Thế này mới lại khổ chứ, mới quái ác chứ! Tháng trước đây trong đề lao Hải Phòng ở “trại áo đen”(3) có

o O o

  1. Yêu: kẻ cắp lâu năm, sành sỏi và can án nhiều lần. Còn có hạng “yêu tạ”. Hạng này đã trải qua nhiều lần tù nữa, nhiều lần đâm chém người nữa.
  2. Kện sạch bướu: hết cả tiền.
  3. Trại áo đen: trại giam những người chưa thành án.

một “so phụ cớm” bị giam vì làm tiền một người. Cai trại ấy vốn dòng dõi “yêu đạo” liền nhắn ngay người đi làm “cỏ vê” kiếm cho mấy thẻ hương để hành tội so phụ cớm kia. Các anh có biết hắn hành bằng cách gì không?

Để mấy người ngơ ngác, Tư-lập-lơ nhăn mặt cười, tự trả lời:

  • Một sự hành hạ chắc chưa từng thấy ở thế gian này, các anh ạ. Cai trại hắn chờ một tối thứ bảy các cửa khóa đâu đấy, liền thắp ba nén hương cắm lên nắp thùng phân nằm cuối trại, và sai một “tiểu yêu” giải chiếu, một tiểu yêu lôi người “so phụ cớm” đến. Hắn bắt, “so” nọ lạy cái bàn thờ ấy ba lạy. Lạy đoạn, hắn bắt quỳ thẳng lên rồi dõng dạc đọc từng tội một của “so” cho cả hàng trại nghe: nào vì “so” vụ mất trộm đồ thờ ở đền Cấm vỡ lở, nào vì “so” cánh “chạy” trong làng Vẻn bị bắt không còn sót một mống, thằng nào thằng ấy bị “xăng-tan” dừ tử, nào vì “so” ba sòng sóc đĩa của dân “yêu” bẹp tai ở Lạc Viên và hai sòng trạc sếch ở phố Khách bị phá. Cai trại kể tội xong, một “yêu” khác nhảy xuống chiếu đóng vai Chánh án bệ vệ tuyên án. Tên “phụ cớm” này phải nói to lên nhận từng tội của mình, phải quỳ lạy thùng phân thêm ba lạy nữa, rồi phải tự xúc lấy một bát phân mà ăn cho mọi người xem, nếu không “tòa” chỉ sai phí một người chịu 15 ngày sà lim, cùm hai chân, ăn cơm nhạt để đền vào cái mạng người dám trái lệnh tòa. “So phụ cớm” run không được, mặt tái mét, đánh nhắm mắt nuốt.. cho cả trại tù reo vỗ tay cười. Việc ấy lọt ra ngoài nên ngày nay dân “cớm” quyết bắt kỳ hết dân “yêu vỏ”.

Tư-lập-lơ kể xong, Năm Sài Gòn cười váng lên. Năm chợt nhớ lại năm xưa trong hỏa lò Hà Nội và trong khám lớn Sài Gòn, Năm cũng sai trả thù hai “phụ cớm” như thế. Tiếng cười của Năm chưa dứt, những giọng cười ròn rã khác thi nhau ran lên.

  • Hả! Hả! Phụ mẫu ạ!
  • Ít quá! Bắt nó ăn ít quá. “Thâm bo” (1) cũng còn là nhẹ tội.

Một gã đứng phắt lên:

  • Vì còn thiếu vài chai rượu “bia” nữa.

Lại một dịp cười ran lên với những tiếng đập bàn, đập chiếu làm rung chuyển cả nhà. Chợt Tám Bính đẩy cửa bước vào. Năm Sài Gòn liền hất hàm giới thiệu với mọi người:

  • Nhà tôi đấy các chú ạ!

Ba trâu lăn trố mắt nhìn. Hắn cố nhớ xem đã gặp Bính lần nào chưa mà trông Bính quen quá.

  • Chị trước ở nhà mụ Tài-sế-cấu phải không anh Năm?

Năm Sài Gòn cười, gật đầu. Ba trâu lăn hỏi luôn:

  • Anh cưới về đã bao lâu mà chị đã bưng trống thế kia?

Năm sung sướng:

  • Bét dịp(2) rồi.

Thấy hàng chục cặp mắt tinh quái nhìn trõ vào mặt mình, hai má Bính nóng lên, Bính vội đi vào buồng. Tuy ngả lưng xuống giường, nhưng Bính vẫn lắng tai nghe bên ngoài chuyện trò và bàn tán.

Ba Con nắm tay Chín Hiếc hỏi:

o O o

  1. Thâm bo: ba bát
  2. Bét dịp: tám tháng
  • Vậy làm khó dễ cho anh em vì cả anh vào trong đề lao, anh nghĩ sao bây giờ?

Chín Hiếc quắc mắt lườm:

  • Anh lôi thôi quá! “Cớm” canh gác riết thế này mình cứ “làm tiền” mới can trường chứ. Tôi thật lấy làm lạ: lúc chia năm chia bảy, chẳng ai trách tôi, mà ngày nay xảy ra cơ sự này, các anh lại trút cả lên đầu tôi thì còn giời đất nào nữa!

Ba trâu lăn về hùn với Chín:

  • Bất quá chúng ta nghỉ “chơi” độ dăm tháng cho đỡ nhọc xác, vậy càng hay. Có một tý thế mà cũng rối beng cả lên, chả trông anh Năm, nước đến chân vẫn cứ như thường.

Một người đáp:

  • Anh Năm khác!.. Chúng mình khác!..

Ba trâu lăn cười mũi:

  • Anh Năm khác; các anh khác, vì các anh sợ bị bắt, sợ chết chứ gì!

Tức thì Ba Bay phanh ngực nói to:

  • Như tôi đây gầy còm thế này cũng có thể chịu nổi vài nhát dao chém, vài trận đòn “xăng tan”, vài tháng tù, huống chi các anh béo khỏe như vâm ấy mà sợ thì lạ thật!

Tư-lập-lơ hừ một tiếng:

  • Mình để cho người ta chém tức là mình kém, mình chém người ta rồi ngồi tù mới giỏi chứ, và mình sả cả “cớm” mới can trường hơn. Nội bọn ta đây, tôi dám hỏi rằng ai là tay chơi, ai can trường, quyết bênh vực anh em mà thì cho “cớm” vài nhát nào?

Năm Sài Gòn nóng sôi người lên, nghiến răng, nắm chặt bàn tay đập mạnh một cái xuống giường, làm rung chuyển cả chân niễng:

  • Chú muốn thịt ai?
  • Đội “cớm” Minh, “cớm chùng” Hiếu và các thằng xếp Bảy mề đay anh lạ gì còn phải hỏi (?!).

Năm đã đỏ tía mắt lên, vùng dậy rút lưỡi dao sáng loáng cài trên đình màn xuống, xăm xăm chực đi. Bính chạy xổ ra, run cầm cập, ôm chặt lấy Năm, ríu lưỡi kêu:

  • Đừng hung tợn thế!.. Em van mình! Đừng hung tợn thế!.. Em van mình!… Em van mình!…

Năm gỡ tay Bính, mắt sáng quắc, long lên, miệng sùi bọt mép:

  • Mặc tôi! Mặc tôi!
  • Em lạy mình đấy! Thương em chứ!

Năm toan gạt Bính ra bên nhưng Bính nằm lăn ra đất và giữ lấy ống quần Năm khóc nức nở. Năm vội cúi xuống, ẵm bổng Bính đặt lên giường, thì Bính vòng hai tay qua nách, túm chặt lấy áo Năm:

  • Em lạy mình! Đừng hung tợn thế! Em van mình! Mình thương em! Giời ơi!..

Mấy giọt nước mắt của Bính qua lần lụa mỏng thấm vào da thịt Năm Sài Gòn. Một cảm giác ghê lạ chuyển khắp người Năm khi bụng Bính ép vào lưng Năm. Hắn ngoái cổ trông lại. Mắt long lanh vừa gặp mắt Bính chan hòa, Năm Sài Gòn cực chẳng đã thở hồng hộc ngồi xuống giường:

  • Ừ, thì mình cứ buông tôi ra.
  • Để mình đi à?
  • Không, tôi không đi đâu, mình đừng sợ.

Năm vừa ngừng nói, Ba trâu lăn tiến đến giằng lấy dao:

  • Thôi anh Năm ở nhà cho tôi mượn con “đoàn”(1) này để tôi thay anh sả chúng cho.

Hơn mười con mắt sáng ngời đổ dồn vào Ba. Riêng Tám Bính kinh ngạc.

… Đêm khuya rồi, Bính muốn chợp mắt ngủ, song không được. Tâm trí Bính cứ phải liên miên nghĩ tới những sự xảy ra ban ngày mà Bính thấy có thể lại làm tan nát cả đời Bính và đẩy Bính vào một quãng đời lại khốn nạn vô cùng. Khắp xóm Chợ con đều im lặng trong khoảng đêm thu sao thưa. Thỉnh thoảng vài tiếng rao hàng uể oải của người bán bánh cuốn nóng phào lên rồi khi tiếng rao im lìm, không khí lại vắng vẻ nặng nề hơn.

Bính đưa mắt trông ra ngoài đường. Dưới cột đèn ở trước nhà Bính, một người xe gác càng xe lên bệ xi măng, dựa lưng vào hòm xe ngủ li bì. Cách đấy vài bước, một người ăn mày nằm co quắp trên chiếc chiếu rách mướp. Bính chỉ nhận ra là một người, không ra là đàn ông hay đàn bà, và cái đống thịt ấy đương ngủ say hay còn trằn trọc trong bóng tối của những nỗi đói rét khổ sở. Cách đấy không xa, trên mặt đường lù lù những đống rác bẩn. Mấy con chuột rúc rích kéo nhau đến sục sạo tìm thức ăn.

Bính rợn cả người. Không khi nào vùng quê Bính lại có một cảnh vật thê thảm như thế! Cũng vắng lặng, cũng tối tăm, nhưng cái vắng lặng tối tăm khoáng đãng khác hẳn cái vắng lặng lù mù bẩn thỉu này. Bính liền so sánh cảnh ở nhà mụ Tài ván gỗ ám khói, ánh đèn

o O o

  1. Đoàn: dao to dao nhỏ: Bút

lù mù, phản mọt, chiếu giải không bao giờ khô ráo ngay ngắn, gối vàng mồ hôi với cảnh anh phu xe ngồi rũ rượi, người ăn mày co rúm ở xó hè ri ri tiếng, muỗi và đống rác cao ngất này, Bính thấy đều tanh tởm, nhơ nhớp như nhau. Thì ra từ khi đi khỏi chốn quê hương đồng ruộng bát ngát đến giờ chẳng lúc nào Bính không ghê sợ vì cảnh vật chung quanh mình. Bất giác, Bính quay nhìn Năm Sài Gòn nằm ngủ bên cạnh. Nhờ ánh đèn vặn to, Bính nhận rõ từng nét mặt Năm. Năm đen cháy, cằm bạnh, xạm râu, hai mắt sếch, mé trên mắt bên phải vẹt hẳn một nửa lông mày dưới vết dao chém sâu hõm. Trên má Năm, trên trán Năm, mấy cái sẹo nữa chằng chịt như những vết rạn của chiếc vại sành. Cứ khuôn mặt ấy mà người khác đoán thì Năm sẽ mất hết tính người.

Bính lắc đầu, thở dài… Bính ngạc nhiên cho cách đối đãi lạ lùng của Năm đã săn sóc Bính từng miếng cơm, từng hớp thuốc, suốt mấy tháng ròng, Bính nằm liệt giường liệt chiếu. Nhất là mấy tháng nay Bính có mang, Năm càng nâng nhắc chiều chuộng. Năm mời hết thầy lang nọ đến thầy lang kia, tốn kém đã nhiều mà cứ luôn luôn hỏi Bính: “Mình nghe trong người thế nào? Ăn uống có biết ngon không?”

Trước kia Bính đinh ninh rằng Bính chỉ là một người chịu ơn Năm thôi, nhưng bây giờ Bính mới rõ Bính hoàn toàn là vợ Năm, yêu thương Năm thấm thía. Tuy thế Bính vẫn lo sợ cho sự sống của Năm.

Nhất là mấy hôm nay sự thực càng mở to mắt Bính ra: Năm càng không phải là một người Bính có thể khuyên nhủ dần dần trở về làm ăn lương thiện. Năm đứng đầu hẳn những du côn anh chị nhất.

Năm làm trùm cả ăn cắp. Năm là một hạng người mà hết thảy mọi người tử tế xa lánh, ghê sợ.

Bính đau xót quá! Lúc Bính kiếm được miếng ăn thì thân thể bị giày vò. Lúc gặp bước an nhàn thì lương tâm bị cắn rứt vì mình sung sướng mà người khác thiệt thòi, khổ sở. Nhưng Bính có thể bỏ nhà mụ Tài-sế-cấu theo Năm, chứ bỏ Năm để đi tìm cảnh vui tươi khác, Bính thật không sao có can đảm. Tấm lòng tốt chan chứa yêu thương của Năm sẽ giữ nàng ở với Năm cho tới ngày trọn đời.

Bính nghẹn ngào quay mặt đi, không dám nhìn Năm nữa. Bính bối rối và tưởng đến sau khi sinh nở mẹ tròn con vuông, đứa bé một ngày một khôn lớn, cả hai mẹ con vẫn đều nuôi nấng bởi những của phi nghĩa mà ngưòi bị thiệt hại nguyền rủa thâu đêm suốt sáng kẻ chiếm đoạt, Bính càng choáng váng. Bính cúi chằm xuống gối. Trong tâm trí Bính lại hiện ra nhiều hình ảnh quái gở. Gió thổi ào ào bỗng vẳng lên những tiếng kêu ca oán trách, rủa sả, Bính vội lắc đầu xua đuổi. Nhưng những tiếng kêu rên rõ ràng hơn, day dứt từng miếng thịt Bính ra.

  • Giê su! Lạy Chúa con!..

Cánh cửa ngoài sịch động. Bính hoảng hốt thêm, tưởng có ai sắp đến bắt mình, Bính run rẩy vội nắm lấy tay Năm, chực lay gọi thì Năm đã cất tiếng cười, cười sặc sụa, cười đổ hồi. Hắn đương mơ màng vùng vẫy trong một giấc mơ đỏ rực, hai tay hoa hai lưỡi dao nhọn đẫm máu người.

Bỉ vỏ – Chương 9

Mấy hôm nay vắng mặt Năm Sài Gòn ở nhà. Bính không biết chồng đi đâu, ở đâu để đi tìm, và Bính cũng không ngờ chồng đã bị bắt đương ủ rũ trong đề lao Hải Phòng.

Tin Năm Sài Gòn “nhỡ” (1) làm nôn nao cả dân “chạy” Hải Phòng như cái tin Ba trâu lăn chém sả vai một người mật thám và vụ cướp đường cách đây tám tháng vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

Ở trong một ngõ hẻm trước “vườn hoa Đưa người” mấy đứa trẻ xúm lại chung quanh Chín Hiếc. Một thằng đội chiếc mũ dạ bẹp dúm hếch lên tận đỉnh đầu và một thằng đương xóc xách mấy đồng xu trong túi quần thâm cạp trắng, nhăn nhở xoa xoa cằm Chín Hiếc hỏi:

  • Anh Chín! Ai bắt anh Năm đấy?

Chín nghiêm mặt không đáp. Hắn đương phải nghĩ những cách đối phó với các “cớm” thì một thằng bé ít tuổi nhất mặc bộ quần áo bằng vải nội hóa kẻ dòng dọc đen và xanh, ghé ngay miệng vào tai Chín:

  • Hừ! Làm phách ghê! Ai bắt anh Năm, và Ba trâu lăn trốn ở đâu, phải nói mau, không đây chỉ nghiến một cái thì tai “đi tây” béng nào.
  • Chín Hiếc hắt bắn nó đi “Nhờn với chúng mày đấy! Ông lại bớp cho mỗi đưa một cái bây giờ!”.

Chín nói đoạn, Mười Khai dẫn Ba Bay, Tư-lập-lơ,

o O o

  1. Nhỡ: bị tù.

Ba Con, Hai Con, và Tư con đến giục chàng cùng lại nhà Năm để báo tin cho Tám Bính biết. Chín Hiếc ngần ngại bảo mọi người:

  • Ý tôi muốn chúng ta đừng lại vì chắc bây giờ “cớm chùng” đương “trõm” riết nhà Năm, nếu lại thế nào cũng lôi thôi.

Tư-lập-lơ cười:

  • Thế thì mày tệ lắm, tao chắc mày sợ chị Năm “khấu bó”(1) tiền nong nên mày gàn chúng tao chứ gì?

Ba Bay tiếp lời:

  • Mà Chín ạ, mày nói thế không sợ còn có lúc gặp anh Năm sao? Tao bảo thật, nếu khi anh ấy ra, có đứa nào “đẩy cây” anh ấy câu chuyện này thì mày sẽ hết làm anh, hết sống cũng nên. Vả lại anh ấy đối đãi với anh em như bát nước đầy, thằng nào “đét”(2) thì lại nhà anh ấy “mổ chạc” (3) hàng tháng, thằng nào tù anh ấy mua quà bánh và cả “ken nếp”(4) cậy cục gửi vào, tao thiết tưởng nếu không vì mày anh ấy chẳng việc gì cả. Ăn ở như mày thật quá ma bùn.

Một lúc sau, cả bọn cùng kéo nhau xuống Chợ con. Bính đương nằm rũ trên giường, chợt thấy cửa mở vội chạy ra, suýt nữa xô phải Ba Bay:

  • Kìa chú Ba! Kìa các chú!
  • Chào chị!

Bính chực xách ấm ra hàng lấy nước uống nhưng Ba

o O o

  1. Khấu bó: nhờ vả.
  2. Đét: không ăn cắp được, túng bấn.
  3. Mổ chạo: ăn nhờ.
  4. Ken nếp: thuốc phiện

Bay ngăn lại:

  • Thôi chị mặc chúng tôi, và chị ngồi xuống ghế đây, tôi cho chị biết cái tin này.
  • Chị ạ, anh Năm bị nhỡ rồi.

Bính tái mặt, ríu lưỡi nhắc:

  • Nhà tôi bị…tù?
  • Vâng! Từ hôm kia kia!

Bính run không được, phải bíu lấy cột giường mới đứng vững.

  • Chị đừng lo, chả chóng thì chày, anh ấy sẽ ra.
  • Nhưng nhà tôi bị bắt vì việc gì cơ?

Ba Bay đưa mắt nhìn Chín Hiếc rồi trả lời:

  • Anh bị bắt tình nghi về vụ Ao than…
  • Nhưng không việc gì đâu chị ạ.
  • Chết tôi rồi!
  • Không, chị cứ vững tâm. Anh không lấy tiền, không đâm người, và đàn em nó nhận hết, dự thẩm xét xong thế nào cũng tha ra.

Tư-lập-lơ tiếp lời Ba Bay:

  • Chị cứ yên tâm. Anh chỉ bị giam vài tháng là cùng.

Bính nức nở, dứt xé hết vạt áo. Tư-lập-lơ cau mày:

  • Không lâu đâu, như một giấc ngủ ngày thôi. Chị đừng lo lắng quá! Chúng tôi không bao giờ để chị thiếu thốn đâu. Chúng tôi cắt nhau thu tiền “bồi” (1) cho chị như khi anh Năm ở nhà vậy.

Hắn lấy ra ba tờ giấy bạc một đồng đưa vào tay Bính, hất hàm hỏi Mười Khai:

  • Còn tiền “bồi” của mày đâu?

o O o

  1. Tiền bồi: tiền ăn cắp của bọn ăn cắp trích nộp đàn anh.

Mười Khai nhanh nhẹn đặt trên bàn hai đồng bạc hào.

Bính ngạc nhiên, ngước mắt hỏi Tư-lập-lơ và Mười Khai:

  • Tiền này của nhà tôi gửi cho tôi?

Tư-lập-lơ cười đáp:

  • Chị thật thà quá! Đấy là tiền tôi bắt những “vỏ lỏi”(1) nộp khi chúng làm được tiền đấy.

Bính còn ngờ ngợ nhưng chợt hiểu ra nghĩa những tiếng trên kia bèn vội vàng đưa giả:

  • Không, cám ơn anh em, tôi không túng đâu, anh em cầm lấy mà tiêu.

Dứt lời Bính lại bưng mặt khóc. Mọi người bấm nhau đứng dậy về. Còn món tiền năm đồng Tư-lập-lơ xếp cẩn thận để trên giường, và, khi gần ra khỏi cửa, Tư còn ngoái lại dặn với Bính đến thứ tư này Tư sẽ mượn người làm giấy xin phép cho Bính đưa quà vào thăm Năm.

Chúng đi khỏi, tuy biết mở cửa toang, nhưng Bính chẳng cần đứng dậy khép lại. Bính nằm rũ trên giường, choáng váng nghĩ đến những sự nguy khốn sẽ còn xảy ra cho Năm và cho mình. Chỉ vài ba tháng nữa thôi, Bính sẽ đẻ mà Năm vẫn bị giam cầm lúc đó Bính biết xử trí ra sao? Và bây giờ Bính biết chạy chọt kêu cầu ai để gỡ nạn cho Năm? Bính không thể nương nhờ tụi bạn của chồng được. Tiền của chúng, Bính ghê rợn như lưỡi gươm sắc vấy máu, Bính không bao giờ dám nhìn, không bao giờ dám cầm.

Tâm trí Bính đã tơi bời như mớ bông trước cơn gió lốc. Bính chợt nhớ tới tình cảnh sinh đẻ ở quê hương cách đây mới hơn một năm.

o O o

  1. Vỏ lỏi: ăn cắp bé con.

Trong một đêm cuối tháng tối mịt, Bính phải vịn vai mẹ, theo một con đường hẹp quanh co ven ruộng ngập nước. Bụng dưới Bính đau quặn tựa hồ bị ai cầm lấy ruột soắn chặt. Chân tay Bính rã rời. Mắt hoa lên. Tai ù hẳn đi. Đầu nặng trĩu. Bính đành ngồi xếp xuống bờ cỏ ướt, ngất đi. Đến lúc tỉnh dậy, đưa mắt nhìn chung quanh thì Bính không thể nhận ra đây là nhà nào trong làng. Trời như một cửa hang sâu thẳm. Gian buồng Bính nằm không có lấy một vệt sáng đèn.

Mẹ Bính ngồi bên lẩm bẩm những câu nói nhỏ, với một người lạ mặt. Hình như hai bên hơi nặng tiếng với nhau, mặc cả với nhau, Bính còn nhớ rõ:

  • Nếu những ba đồng thì tôi bỏ “nó” lại cho bà.

Người kia cười nhạt:

  • Càng hay, tôi chỉ đem “nó” trình làng bà sẽ biết.
  • Tôi thách đấy.
  • Không thế thì chả cần thách tôi cũng trình làng.

Trong bóng tối lạnh lẽo và khó thở, Bính như thấy cặp mắt long lên của nhà mụ đỡ đưa nhìn mẹ Bính và Bính. Rồi vài phút sau, tiếng khóc oe oe ở nhà dưới đưa lên, Bính sực nhớ mình đã đẻ. Bính muốn xem mặt con mà không dám. Hàng giờ sau, mẹ Bính mới bế đứa bé ném phịch vào lòng Bính vừa thúc giục:

  • Bế bố mày về đi thôi.

Câu nói đay nghiến ấy không đủ lấn được nỗi vui mừng của Bính. Bính đặt tay lên cái mẩu thịt thây lẩy ở giữa hai bắp đùi đứa bé kêu khẽ:

  • Ồ, con giai!

Mẹ Bính nghiến răng:

  • Thôi con đĩ! Con giai hay con gái, bố mẹ mày cũng chỉ là phải chịu cái nợ. Chỉ bêu riếu cho bà!

Chẳng để Bính uống kịp hụm nước cho đỡ khát, mẹ Bính lôi Bính dậy, kéo ra ngoài sân.

Nhưng lần này Bính đi quãng đường khác, quanh theo rặng tre cao vút rào rào gần bờ sông. Bính ôm chặt con vào ngực, bước từng bước. Hai chân Bính chỉ chực khuỵu xuống, người Bính rét run không được. Bính phải cắn chặt răng lại. Mẹ Bính hậm hực đi kèm bên, thỉnh thoảng lại gờm gờm trông vào mặt con Bính làm Bính sởn cả thịt. Tới khi sắp đến nhà, mẹ Bính ghé tận tai Bính dằn từng tiếng nói:

  • Thôi “con” đã giả xong cái nghĩa với “mẹ”, lo liệu cho “mẹ” được mẹ tròn con vuông. Giờ “mẹ” phải giữ cho bố trẻ “mẹ” be bé cái mồm không có lại trách “con” đấy.

Nghĩ tới đây Bính thở dài:

  • Lần này ta đẻ nhưng rồi có được ôm con nuôi không?

Bính gượng ngồi dậy, chực với ấm nước rót uống thì thấy ngay ba tờ giấy bạc và hai đồng bạc hào trên bàn. Bính lắc đầu:- Chết thì chết, cũng không động đến những tiền này.

Như mê man, Bính vùng bước xuống đất, kiễng chân hạ những quần áo trên mắc xem có cái nào còn mới không. Thấy toàn là bằng vải đã cũ, Bính lại trèo lên giường mở tung nắp hòm lục tìm. Một chiếc thắt lưng lụa, một cặp áo the, một chiếc quần nái mới tinh. Bính vuốt thắt lưng thật phẳng, rũ sạch bột long não ở các nếp cặp áo the đi, và lấy bàn tay là bốn năm lượt hai ống quần nái. Đoạn, Bính thừ người ra, lờ đờ nhìn.

Ấnh nắng vàng tươi và trong suốt của một ngày thu ấm đương lùa vào đầy nhà. Mắt Bính vụt như hoa lên với bao nhiêu hình ảnh hiển hiện. Dưới bóng cụm chuối xanh phấp phới, gần con đường nhỏ lượn giữa thửa ruộng dưới trời lơ biếc ở đằng xa, Bính thấy từ từ nổi lên một bóng dáng nhẹ nhõm, da dẻ hồng hào, tươi cười, hớn hở, và một chiếc đòn gánh dẻo đang nhún nhảy nhịp cùng những bước chân thoăn thoắt, những cánh tay mềm mại vung tà áo nâu ra trước gió. Đó là hình ảnh của Bính, người con gái chất phác chỉ biết có đua đòi các chị em đi các chợ xa gần, cái hình ảnh tươi thắm cách đây không bao xa.

Một tia hy vọng bỗng thoáng chiếu vào tâm trí Bính như làn chớp vụt xé vùng trời mờ tối. Bằng sự lần hồi buôn bán tần tảo ở các chợ xa rồi đây Bính sẽ nuôi được đứa con sắp đẻ, sẽ nuôi Năm để Năm khỏi làm điều gian ác, dần dà Bính trở về quê chuộc đứa con đầu lòng đày ải kia, và giúp đỡ cha mẹ gây dựng cho hai em.

Bính thẫn thờ. Nắng chói vào mặt Bính mà Bính không biết.

Bỉ vỏ – Chương 10

Bính bày hàng bên một gốc xoan. Ở bờ hè hãy còn nắng, nhưng người mua đã vắng. Chợ Vườn hoa sông Lấp chỉ còn vài hàng quà bánh, rau đậu, gạo muối, cá thịt..

Bính gọi một người đàn bà quét chợ bảo đem cho một liễn nước máy. Bính nhúng ướt vuông khăn tay con và té nước ra để rửa mặt. Sáng nay Bính dậy sớm quá, vội xẩy gạo rồi đi chợ ngay chẳng kịp lau qua mặt mũi. Một bạn hàng riễu Bính:

  • Bận rộn đến thế nào mà bây giờ phải chải chuốt vội như thế?

Bính ngẩng đầu cười không nói gì, Bính vén những sợi tóc dính bết ở má và trán lên, nắn lại khăn vấn, khăn vuông. Gương mặt Bính sáng hẳn lên, ửng hồng, lông mi đen và cong thêm.

Người bạn hàng nọ vừa ngừng tiếng cười, một người đàn bà khác quài tay vuốt lưng Bính:

  • Phải đấy, gọn ghẽ và tươi như hoa thế này mời ai mà chả đắt nhời!

Bính lặng không đáp vì chợt nhận ra có một bà cụ già đương chăm chú nhìn mình, Bính đăm đăm nhìn lại rồi chạy đến, rụt rè hỏi:

  • Thưa cụ, cụ là người bến Sòi ở Nam Định ta phải không?

Bà cụ ngờ ngợ gật đầu:

  • Phải, mà cô là cô Bính con ông lái Thìn?

Bính mừng rỡ, mời bà cụ lại hàng mình, nhường cái ghế con cho bà cụ ngồi và gọi hàng trầu nước đến. Bà cụ đón lấy miếng trầu, móm mém nhai và hỏi Bính:

  • Cô ra ngoài này bao lâu rồi nhỉ?
  • Thưa cụ được một năm.
  • Buôn bán có khá không?
  • Cũng kiếm được đồng rau đồng mắm ạ.

Bính dần gợi chuyện nhà và trong làng. Bà cụ kể cho Bính nghe đủ mọi điều. Ngay hôm Bính đi, khắp thôn khắp xóm ai cũng đặt điều đặt tiếng cho nàng. Khán Tốt em con nhà chú phó lý Thưởng, hỏi Bính không được, dám xưng xưng nói với các cụ và cha xứ rằng Bính chửa hoang đẻ xong sợ làng ngả vạ nên vứt đứa bé rồi trốn đi. Chính Khán Tốt trông thấy Bính đem con ra sông bỏ rồi đáp đò đêm ông lái Chuyên lên Nam Định.

Cụ quệt vôi ăn kèm thêm với mấy sợi thuốc lào, hỏi Bính:

  • Vậy có thật thế không cô?

Bính lặng giây phút rồi ngập ngừng:

  • Thôi thì có Chúa cả, con biết nói sao!
  • Ừ, tôi đã biết mà, cô xưa nay vẫn là người ngoan đạo, cha xứ cũng phải nhận thế, chắc chả dám làm sự quái gở chước mốc ấy đâu. Nhưng sao cô lại bỏ nhà đi?

Bính bối rối hết sức, cố gắng mãi mới nên nhời:

  • Cụ còn lạ gì trong làng buôn bán khó khăn nên con theo ngưòi bà con họ ngoại ra đây làm ăn vì tiếng thế ngoài này còn dễ dãi, con đi một buổi chợ không phải phiên chính cũng còn kiếm được vài ba hào.
  • Được vài ba hào cơ?

Thấy bà cụ mở to mắt nhìn mình, Bính càng dịu lời:

  • Vâng. Ấy là con chả có dấn vốn nhiều như người ta.
  • Thế thì ngoài tỉnh vẫn còn sung sướng lắm. Ở quê ta dạo này làm ăn càng vất vả, cả ngày lấm mặt lấm mũi chắc đã được dăm xu chưa. À này cô Bính bao giờ cô về với ông bà để ông bà lo liệu cho chứ.

Bính sầm nét mặt, xót thương cho thân phận. Có cha mẹ mà cha mẹ dửng dưng không thèm nhìn nhận, thật chẳng còn chút tình nghĩa. Bính ứa nước mắt nhưng cố trấn tĩnh, tìm câu trả lời:

  • Thưa cụ, thầy mẹ con vẫn gửi thư giục con về đấy, song con ở đây đã quen, buôn bán có đồng ra đồng vào nên con trù tính kiếm được cái vốn sang năm hay bao giờ qua được cái lúc khó khăn rồi con hãy về.
  • Phải đấy! Cô ở đây là hơn. Dạo này lão thư ký Vân anh khán Tốt lên làm lý trưởng, nó hay kiếm chuyện lắm. Cô mà về, thế nào nó cũng làm rắc rối. Mấy lại ông cụ bà cụ dạo tháng năm năm nay đong nhiều thóc lắm, đến bốn chục thùng ấy, gặp kỳ gạo kém này cụ đem ra bán lại lãi không một đi ba ấy à, mát mặt rồi cô đừng lo!

Bà cụ lại khoe bố mẹ Bính mới tậu thêm hai sào vườn và nuôi thêm được đôi lợn, cái đò cũ đã bán đi lấy tiền mua nhiêu, ông bà giờ ở nhà làm say sáo.

Bính tê mê ngồi nghe. Bính thấy bao nhiêu sự vui sướng hả hê của bố mẹ. Với món tiền bán con Bính, bố mẹ Bính còn làm ăn sinh sôi nảy nở, trong khi Bính ngày càng héo hắt trong lòng.

  • Thưa cụ, hai em con được cho ăn đi học đấy chứ?

Bà cụ sửng sốt:

  • Đâu nào? Ai bảo cô vậy? Lạ thật. Thằng Cun thì ông bà cho ông Lý Xuân nuôi để cắt cỏ chăn trâu tập làm ruộng, vụ mùa năm nay thì ông bà cấy rẽ ruộng nhà phó Thưởng đấy. Còn cái Cút nghe đâu tháng trước chết về bệnh tả. Thế cô chưa biết tin hay sao?

Bính thở dài:

  • Khổ thật! Thế mà hôm con gặp bác ỏn ở cuối xóm, bác ấy lại bảo con như thế đấy.

Bà cụ an ủi Bính, kể nốt:

  • Mà dạo ấy trong làng chết nhiều người lắm, giàu có như ông phó Thưởng cũng lăn cổ chết sau cơn đau bụng đi ngoài.

Nói xong cụ trầm ngâm như đương nhìn thấy một hình ảnh gì ở trước mắt, cụ thấp giọng:

  • Ý bề trên thật khó mà chống lại được cô nhỉ.

Bính đã lo lắng, vội hỏi bà cụ:

  • Còn bà phó Thưởng thế nào?
  • Bà Thưởng ấy à? Bà ta không ở làng nữa cô ạ. Bà ta sang Lào ở với người em ruột làm gì bên ấy giàu có lắm mà người này cũng phải cái tội hiếm hoi.

Bính luống cuống:

  • Cả mấy đứa con riêng của bà ấy cũng sang chứ?
  • Phải! Tất cả mấy mẹ con. Tôi chắc chuyến này bà ta đi không về làng nữa. Ruộng vườn bán cả lại cho lý Vân.

Bính tái mặt đi, sự đau đớn lại ran lên trong lòng Bính dần dần như kết thành khối, vít chặt lấy cổ họng. Thế là hy vọng về quê chuộc con, nuôi con, săn sóc em, Bính chẳng còn dám mơ tưởng tới. Cái làng gần bến Sòi kia Bính cũng khó mà trở lại. Chưa nhắc đến tên nó, Bính đã bao nhiêu cay đắng, huống chi lại về trước những dấu vết buồn thảm của các kỷ niệm xưa.

Bà cụ ngồi nói chuyện đã lâu mà tàu về Nam sắp chạy, cụ tần ngần chào Bính để ra tàu. Bính vội đếm năm hào, buộc kỹ lưỡng, khẩn khoản nhờ cụ đưa cho thằng Cun và dặn nó chớ bép xép nói với ai rằng Bính ở ngoài này, độ giờ sang năm Bính sẽ về chơi.

Bính thờ thẫn nom theo bà cụ cho tới khi bà mất hút giữa đám ngưòi đi lại bụi mù thì Bính gục mặt vào lòng, giụi giụi mắt vào cánh tay áo. Đến bây giờ nước mắt Bính mới ứa ra, thoáng chốc đầm đìa cả làn vải nâu non đã bạc. Bính xót xa, cố gợi hình ảnh đứa con bé trong tâm trí, song cái khuôn mặt trứng nước và cái vệt chàm giống hình con thạch sùng bò và vết lẹm trên mí mắt đã lờ mờ càng mờ mịt thêm. Hơn năm trời ròng rã Bính đã phải xa con, đã làm nhòa hết mọi nét mọi vẻ của đứa bé. Và sau đây, cả tấm tình âu yếm người mẹ xấu số của đứa con khốn nạn chẳng biết mặt bố đẻ là ai kia cũng không còn gì nữa.

Bính nức lên một tiếng, lặng đi.

Một người bạn đến lay Bính, thấy mắt Bính đỏ hoe, người ấy ái ngại:

  • Kìa mợ làm sao thế?

Bính không đáp, nước mắt càng ràn rụa. Người ấy chép miệng:

  • Mợ lại buồn vì cảnh chồng con chứ gì? Thôi, tội gì buồn bã cho ốm thân, cứ vui vẻ mà buôn bán mợ ạ.
  • À mà bác giai nhà ta làm gì mà mợ sắp ở cữ cũng phải đi chợ thế?

Bính ngập ngừng toan không trả lời, song thấy vẻ mặt hiền lành của người bạn hàng, Bính chấm nước mắt nói:

  • Nhà cháu chẳng may bị bắt giam đã hơn một tháng nên cháu mới đi chợ.
  • Làm sao thế?
  • Khổ quá! Tự nhiên nhà cháu bỏ nhà đi bẵng mấy hôm mãi có người báo tin cháu mới biết rằng bị bắt tình nghi về cái vụ chém người gì ấy…
  • Bác ở đâu? Tên bác giai là gì thế?

Bính sượng sùng:

  • Nhà cháu ở Chợ con.. nhà cháu là Năm.
  • Năm! có phải Năm Sài Gòn không? Mợ mới lấy hay lấy đã lâu? Lấy làm lẽ à?

Bính nghẹn ngào không đáp.

Người bạn hàng chăm chú nhìn Bính rồi lắc đầu:

  • Tôi ái ngại cho người nhẹ nhàng phúc hậu như mợ mà gặp phải. Nhưng.. thôi cũng tại duyên kiếp cả, ở đời ai tránh khỏi số giời?!

Bính tê tái nghe. Bính hiểu hết cả ý thương hại và ghê sợ trong câu nói ngập ngừng nọ. Bính cúi hẳn đầu. Hai hàng nước mắt ròng xuống thềm xi măng ướt át. Người đàn bà im lặng một lúc dò la ý tứ, sau ngọt ngào hỏi Bính:

  • Tôi hỏi thật cái này mợ đừng giận nhé, nếu bác ấy bị dăm bảy năm tù và mợ sinh nở mẹ tròn con vuông, liệu mợ có ở vậy nuôi con cho đến lúc bác ấy ra không?

Bính mím môi, càng nghẹn cả người:

  • Bà bảo chả ở vậy nuôi con chờ chồng thì cháu làm gì?

Người bạn hàng cười:

  • Tôi chịu mợ là người thủy chung nhất đời bây giờ đấy. Như người ta có chút nhan sắc, lại biết buôn bán mà lâm phải bước này họ đã bỏ thẳng tay đi lấy một ngưòi chồng khác tử tế để nương tựa trông cậy mãi mãi chứ chẳng tội gì?
  • Vâng, thưa bà cháu còn biết hơn thế nữa, thế mà cháu cứ phải gắn bó, thật là chua xót cho cháu. Nhưng dù sao cháu cũng phải cắn răng chịu, vì chả ra gì vợ chồng ăn ở với nhau đã sắp có con, nếu bỏ chồng lúc này thì còn mặt mũi nào?

Người đàn bà về hàng mình, tâm trí nao nao. Còn Bính chạy lại đằng cuối chợ mua bánh kẹo và cân giò để chiều mai cùng Tư-lập-lơ vào đề lao thăm Năm Sài Gòn.

Thu xếp thúng mủng, tính tiền nong xong, Bính gồng quang gánh không về nhà.

Nắng đã xế bóng. Giời của một buổi chiều mùa đông ấm áp, rực rỡ. Giời cao và sáng, mây trắng như bông, như tuyết trôi về một phía xa xa.

Trên bờ hè, dưới rặng xoan lao xao phấp phới, phu phen thợ thuyền đã về tầm. Những chiếc mũ dạ lấm láp hắt ánh nắng và bụi. Những nón lá vàng rực lên. Những lồng ngực bóng nhẫy phơi ra giữa những tà áo vải thô nhuộm xanh. Những ống quần láng cộc nổi gọn trên những bắp chân tròn trĩnh bám đầy mạt than và cát lấm tấm như vụn bạc. Những bao gạo lấm láp quấn đằng trước theo nhịp chân hắt ra những làn bụi nhảy múa. Giữa đám người cười nói và chuyện trò ầm ĩ, tiếng guốc nện vang trong tiếng nô đùa hồn nhiên, giữa những hình thể nhuộm sắc trời chiều tươi sáng ấy, Bính đi thong thả ở mé đường. Bính thẫn thờ trông con đường giải nhựa trắng xóa, mỗi lần gió thổi mạnh lại lầm cát bụi, và chua xót nghĩ đến sự khốn nạn của đời mình.

Bính bỗng ngẩn mặt ra và không còn sức nhấc nổi bước: Hai cánh cổng sắt cao và dày sơn chạt hắc ín của đề lao Hải Phòng lù lù hiện trước mặt Bính. Bính thấy ngực lạnh dợi hẳn đi và choáng váng cả mặt.

  • Anh Năm! Mình ơi! Mình ơi!..

Dừng lại, Bính lặng nhìn, không muốn dứt đi.

Bỉ vỏ – Chương 11

Bính nghẹn ngào, sự vui mừng sôi nổi làm mặt Bính bừng bừng. Hình như Bính sắp cuồng lên vì sung sướng.

Ở tòa án ra, Năm Sài Gòn báo tin cho Bính chắc chắn Năm được tha bổng nhưng Năm còn phải về đề lao lấy quần áo ký kho và bóc số tù.

Bính qua lại không biết bao nhiêu lượt và không một giây nào rời nhìn hai cánh cửa sắt đen kịt đóng chặt.

Còi xe hỏa đã rít vang. Chuyến Hà Nội Hải Phòng 10 giờ đã về. Bính càng bồn chồn, sau cùng, không thể nén được, Bính chạy sang, ghé mắt vào cái lỗ bằng đồng xu trên cánh cửa đề lao vừa thở vừa hỏi người lính gác:

– Thưa ông, Năm… Năm Sài Gòn sắp ra chưa?

Một giọng ồ ồ quát:

– Của nỡm nào đấy? Ai biết Năm Sài Gòn, Sáu Hà Nội nào mà hỏi. Có xéo ngay… không xếp nó lại “xạc” người ta bây giờ.

Bính năn nỉ:

– Cháu van ông, ông làm ơn xem giúp cháu những người vừa đi tòa về được trắng án đã sắp ra chưa?

Người lính càng hoảng sợ “tây” bắt được mình nói chuyện với người ngoài, liền mắng tát thêm vào mặt Bính:

– Cái mả mẹ chị, có cút ngay đi không. Người ta đã bảo không biết mà còn léo nhéo mãi.

Bính tím mặt lại, phải về chỗ cũ dưới gốc bàng trên hè, đứng chờ. Cánh cửa chợt hé mở, Năm Sài Gòn chưa kịp bước xuống đường, Bính đã vội chạy đến nắm chặt lấy tay:

– Anh Năm! Anh Năm! Mình ơi!

Rồi Bính ứa nước mắt khóc khiến Năm phì cười:

– Mình trẻ con quá, chùi ngay nước mắt đi!

Chẳng để ý đến chung quanh nhìn mình chằm chặp, Bính cứ luống cuống, xoắn xuýt bên Năm. Ngay một lúc Bính muốn nói hết những sự xảy ra trong ba tháng phải xa cách Năm, song nhời nọ chen nhời kia không thành câu gì cả. Năm ái ngại.

– Thì mình nói chậm chứ, nào có ai cướp mất nhời đâu!

Bính vẫn cứ hổn hển hỏi chuyện Năm, những tình cảnh Năm ở trong đề lao và kể sự tình của mình ở bên ngoài. Những khi phải ngừng nói thì Bính lại nhìn vào Năm. Chợt Năm Sài Gòn hỏi Bính:

– Mình đẻ thế nào?

Bính lặng một lúc mới cất được tiếng;

– Con chết rồi!

– Con chết rồi?

– Mà con giai mình ạ.

– Thằng “lỏi” à?

– Phải, thế có đau đớn không?

Năm bứt rứt một cách lạ thường, lặng đi một lúc rồi lắc đầu:

– Thôi! Chẳng may chết con này thì rồi đẻ con khác. Mình đừng buồn phiền quá.

Bính lại thấy tâm trí tối tăm rời rã, Bính thẫn thờ đi bên Năm không nói nữa.

Về đến nhà Bính gieo mình xuống giường, còn Năm ngồi cạnh Bính, cau mày đưa mắt trông bốn phía nhà:

– Ô kìa! Cái diềm màn đỏ đâu rồi?

– Tôi cất nó trong ngăn kéo ấy.

– Hai cái móc bằng sừng và hai cái dây tua lụa mình cũng cất đi ư?

– Phải.

Thấy cách bày biện trong nhà hoàn toàn thay đổi; bàn rửa mặt kê ở cuối giường đã dịch lại tận góc nhà, cái gương soi to và hộp xà phòng thơm cũng không có đấy, bộ ghế mây mới mua Bính để chiếc ở gần cửa xuống bếp, chiếc gần cửa ra vào, Năm sẵng tiếng:

– Sao đồ đạc lại thế này? Và lạ quá những khung ảnh, những tranh tàu mình vứt xó nào cả rồi?

Bính chưa kịp trả lời, Năm hỏi luôn:

– Và thúng mủng quang gánh ở đâu mình tha lôi về bừa bộn chật cả nhà thế này?

Bính ngồi dậy:

– Tôi đi buôn bán thì đừng có thúng mủng à, còn đồ đạc thu gọn vào để lấy chỗ xếp gạo nước.

– Nhưng những tranh treo trên tường có bận rộn gì mà mình cũng tháo cả đi?

– Chả cất đi thì mình bảo để làm gì? Tôi vui sướng lắm sao mà ngắm tranh ảnh? Chồng bị tù con chết, nghĩ chừng nào chết ruột từng ấy.

Năm ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Thế chúng nó không thu tiền “bồi” cho mình à?

– Không! Tôi không dính líu với họ một đồng nào vì tôi có thể chợ búa buôi thân cơ mà.

– Mình chịu khó nhọc được ư?

– Sao lại không! Mình hỏi lạ quá!

Chờ Năm uống chén nước, Bính nhìn Năm và hỏi rất dịu dàng:

– Em rắp tâm chờ mình ra để nói với mình xoay cho em ít tiền làm vốn buôn bán vợ chồng nuôi nhau vậy mình có bằng lòng không?

– Chết! Tôi lại để mình nuôi thì thà đâm đầu xuống sông cho rảnh kiếp.

– Không, em muốn mình đừng như thế nữa, khổ bao nhiêu em cũng vui lòng chịu cơ mà.

Năm xua tay:

– Anh không ưng thế. Thúng mủng này xem có ai xin thì cho quách đi, anh chẳng thích mình buôn bán gì hết.

– Ơ kìa!

Năm trợn mắt:

– Anh nói mình phải nghe.

Bính thở dài. Bính không thể can ngăn được Năm vì Năm cứng lòng quá. Một người tàn bạo ngoại hai mươi năm sống về nghề ăn cắp, bạn bè với toàn hạng du đãng, Bính đến hết trông mong kéo lại con đường sáng sủa. Bính buồn rầu ngước mắt nhìn Năm.

Năm lạnh lùng đứng dậy lôi cái bồ ở xó nhà ra, lấy những tranh ảnh phủi sạch bụi bậm rồi treo lên tường. Ẩnh một người đàn bà trần truồng tắm ở bên hồ treo giữa hai bức tranh “Tam anh chiến Lã Bố” và “Bàng Đức đại chiến Quan Công”. Một đôi tranh truyện Thủy hử hồi Võ Tòng đánh hồ và hồi đánh Chúc gia trang ở hai bên cửa ra vào. Còn bức ảnh Năm Sài Gòn chụp bán thân, mình trần với một đôi rồng trổ lấy ngực, treo chính giữa.

Thấy Năm sắp sửa đến chỗ thúng mủng của mình, Bính vội xếp đưa xuống bếp. Năm liền cười:

– Phải đấy, đem thổi tuốt đi cho rảnh chuyện.

Một lúc sau, khi Bính trở lên nhà, Năm hỏi:

– Bây giờ mình coi có đẹp mắt không?

Bính phải vâng và tươi nét mặt cho vừa lòng Năm. Rồi khi Bính toan đi làm cơm chiều, Năm ngăn lại hỏi:

– Mình còn đồng nào không?

– Còn hai đồng thôi. Nhưng mình muốn tiêu gì để em vay thêm.

Năm khen “tốt lắm” giục Bính thay quần áo, chải chuốt xong, hai vợ chồng gọi xe kéo sang phố hàng Cháo.

Chợt thấy Tư-lập-lơ đằng đầu phố Khách, Năm đập chân xuống sàn xe bảo đỗ lại và che tay gọi. Tư-lập-lơ cuống quít chạy lại vỗ vai Năm:

– Anh “phóng” bao giờ thế?

– Ban trưa Tư ạ.

– Anh định đi đâu bây giờ?

Năm Sài Gòn trỏ một hiệu cao lâu hỏi Tư:

– Vào đây chứ còn đi đâu. Chú có đói thì vào “mổ” cho vui.

Tư đưa mắt nhìn bên kia đường rồi kéo tay Năm vào một hàng nước trước cửa hàng Năm định vào ăn.

Ngồi xuống ghế đâu đấy, Năm gọi lấy hai đĩa mì và một bát vằn thắn. Trong khi chờ đợi đầu bếp làm. Tư bảo khẽ Năm:

– Anh Năm! “So quéo” đương “mổ” ở “hậu đớm” “tễ bướu” lắm đấy(1).

Năm mỉm cười:

o O o

1. Thằng khờ đương ăn ở sau lưng nhiều tiền lắm đấy.

– Chú “hiếc” được rồi à?

– Chưa! “cá” nó để ở “đắm thượng” áo ba-đờ-suy khó “mõi” lắm!(1)

Năm hơi chau mày:

– Sao chú biết “tễ bướu”?

– Tiểu yêu nó báo với tôi chính “so” này vừa mới nhận được “khươm chợm thanh”(2) của người cai hàng cá và tôi đương “trõm” thì gặp anh.

Hầu sáng đã bưng thức ăn trên bàn người kia và bàn Năm, Bính chửa biết xẻ đĩa nào, Tư liền bảo nàng:

– Chị thích ăn thứ nào thì xẻ thứ ấy, chúng tôi còn uống rượu cơ. Mà chị đừng “nhé”(3) sang bàn bên kia nó “sửng”(4) thì hỏng bét.

Bính gật đầu xẻ mì vào bát Năm trước rồi đến bát mình. Bính chực và. Năm giơ tay ngăn, rót nửa chén rượu ép Bính uống. Hết hai cút, Tư-lập-lơ bảo lấy thêm nửa chai mà lần này Năm cho Bính một chén thật đầy. Bính chối từ thế nào, Năm cũng không nghe, sau cùng Bính đỏ mặt, nhăn cả mặt mũi tợp một hơi gần hết.

Trước cái dáng điệu ngộ nghĩnh ấy, Năm và Tư phá lên cười, Bính cũng cười theo.

Rượu nồng bắt đầu rạo rực khắp người Bính. Trước Bính còn e thẹn, sau Bính bừng bừng cả mặt, trong người đê mê, bứt rứt, chưa bao giờ như thế.

o O o

1. Chưa. Ví tiền nó để ở túi áo trên ba-đờ-suy khó móc lắm.

2. 90 đồng

3. Nhé: nhìn

4. Sửng: giật mình. Còn tiếng sửng tươi: biết ngay, Sửng mòng: hơi biết

Bính long lanh nhìn Năm, Năm càng say sưa nhìn lại. Chợt Bính đưa mắt trông người có ví tiền và cười nụ với Tư-lập-lơ. Bính không còn chút trạnh nghĩ gì đến người nọ như ban nãy thoạt nghe Tư nói thì tưởng ngay tới sự đau đớn khi người ta bị thiệt mạng và run sợ vì cái việc làm xấu của mình. Bính hồi hộp ngồi chờ xem cái kết quả rủi ít may nhiều của công việc chồng và bạn chồng.

Thốt nhiên Tư cười bảo Bính:

– Kìa chị, thế này mà chị dám khoe một mình nhà chị có thôi.

Hắn vừa nói vừa kéo Bính đến chỗ người có ví tiền ngồi, trỏ một bức tranh treo trên tường:

– Đấy, cũng chim, cũng hổ, cũng cây cổ thụ, cũng là “anh hùng tương ngộ” như của nhà chị chứ gì?

Năm Sài Gòn chạy lại hỏi:

– Đâu nào? Nhấc ra cho tôi xem tí nào.

Nhanh như cắt, Tư-lập-lơ đứng lùi về đằng sau chừa lối cho Năm bước vào. Cái ba-đờ-suy vắt trên ghế bị Tư che lấp đi… Tinh mắt đến đâu người kia cũng không thể nom thấy ngón tay trỏ và ngón tay giữa của Năm thoắt thò vào cái túi áo ấy. Chỉ trong chớp mắt và êm như không, chiếc ví dày cộp đã chuyển sang tay trái Năm rồi nằm gọn trong túi… Bính.

Người kia vẫn cúi đầu đưa thìa cháo lên ăn.

Cả ba về chỗ cũ, Tư bấm Năm:

– “Chuỗn”!(1)

Năm nhếch mép:

o O o

1. Chuỗn: chạy đi nơi khác

– “Diễn sưa”(1) đã, vội gì.

Trống ngực Bính đập mạnh, Bính khẽ trách chồng:

– “Sưa” với “sừa” gì nữa!

Dứt lời, Bính bàng hoàng bước vội ra cửa trước, mặc Năm còn nán lại mua thêm gói thuốc lá thơm. Trời đã tối hẳn, qua những quãng trống ở rặng xoan tây, Bính thấy lờ mờ nhung nhúc những bóng người trên đường bên kia sông Lấp. Một lúc lâu, đèn điện đã bật lên, nhưng cái ánh sáng vàng đục chẳng đủ sức vén lên màn bóng tối phủ lấy cảnh vật nhộn nhịp, ồn ào nọ.

Bỉ vỏ – Chương 12

Thằng Sẹo so vai, cong bàn tay phải, ngón tay cái để vào lỗ mũi, phì phì nói:

  • Tao lạy mày cả nón thôi!
  • Mày vẫn không tin à?
  • Có giời tin được!

Thằng Minh văng tục, nói:

  • Chị Tám Bính là bà mày hay sao mà mày phải bênh bà chầm chập lấy?

Sẹo cười mũi:

  • Ừ thì là bà tao, đã chết ai chưa? Và tao bênh bà tao thì đã làm sao?
  • Giời ơi! Rõ ràng chúng tao nom thấy chị ấy “làm

o O o

  1. Diễn sưa: uống rượu say.

tiền”, chúng tao nói thật mày cũng không tin!

Dứt lời Minh hăm hở chạy đến gốc xoan gần đấy, lôi tay một thằng bé chừng bằng chạc nó, nhưng quần áo rách rưới hơn, tóc cứng đen nháy cụp xuống che kín cả gáy và tai:

  • Đây Hiếu, hôm kia mày trông thấy những gì mày nói cho thằng Sẹo nghe, chứ ông không hơi đâu cãi với nó cho tổn thọ.

Hiếu liền nhe bộ răng đầy bựa, hóm hỉnh cười:

  • “Bỉ” Bính “hắc” lắm!

Thằng Sẹo méo miệng nhìn, Hiếu vỗ vai nó nói:

  • Mày cứ ngồi xuống hè đây rồi tao nói cho mà nghe.

Sẹo ngồi xệp trên vỉa hè, hai cánh tay choàng lấy Minh và Hiếu, chăm chú nghe Hiếu nói.

Ngày hôm kia, Hiếu và Minh đương phất phơ ngoài phố, chợt thấy một người đàn bà xách một bị nặng ở một cửa hàng vải bước ra. Chắc chắn cái bị nọ đựng ít ra cũng bạc chục nếu toàn tiền trinh, còn toàn hào hay “xanh xăng”(1) thì món tiền nhiều không thể tính xiết được. Chúng vội bấm nhau, cả hai đứa cùng theo sau người đàn bà. Nhưng, khi tới vườn hoa Đưa người, chúng gặp ngay Năm Sài Gòn và Tám Bính từ nhà Hát đi lại. Không biết cặp mắt Năm tinh đến chừng nào mà thoáng liếc qua cái bị đậy kín, Năm đã ra hiệu bảo chúng phải “chuỗn”.

Minh bực tức ngắt lời:

  • Sẹo! Mày tính thế có ức nhau không?

Sẹo cau mày, gật đầu, rồi giục Hiếu kể nốt.

o O o

  1. Xanh xăng: đồng tiền trị giá năm xu.

Chúng nó bất đắc dĩ phải rẽ sang vườn hoa song vẫn để ý xem Năm Sài Gòn “làm tiền”. Thốt nhiên người đàn bà dừng bước, Tám Bính sán đến bên, Năm Sài Gòn khẩn khoản đổi cái giấy bạc hai chục, các tám xu. Người đàn bà đặt ngay bị xuống đất.

Sẹo nhịn không được cười phá lên:

  • Thế thì “mẻ béng”(1) còn gì!

Minh đáp:

  • Phải bàn!

Hiếu chêm một câu:

  • Mà Tám Bính “siên”(2) mới thần tình chứ.

Vừa nói Hiếu vừa bắt chước những cử chỉ của Bính ngồi bên cái bị tiền. Mắt nó cũng đưa nhìn sáng loáng, mồm nó cũng hỏi những câu không đâu, hai ngón tay cũng nhẹ nhẹ đưa vào cái mũ phớt bóp bẹp giả làm bị tiền. Nó lại còn làm ra một vẻ mặt rất bình tĩnh để nhắc lại vẻ mặt Tám Bính khi chuyền nhanh như chớp những cọc hào sang lòng Năm. Hiếu chuyên môn ăn cắp, nên các cử chỉ của Bính nó diễn lại một cách khéo léo tự nhiên vô cùng làm Sẹo phải tròn mắt kêu lên:

  • Tám Bính “dựa nhẩu”(3) đến thế cơ à?

Minh hất hàm cười:

  • Ấy chết. Bà mày có biết “làm tiền” tí nào đâu.

Mất hết cả ngờ vực, thằng Sẹo gật gù:

  • Khoái đấy! Thích đấy!

Nó rất sung sướng được thấy một người đàn bà thùy

o O o

  1. Mẻ béng: mất ngay
  2. Siên: lấy đi
  3. Dựa nhẩu: lấy nhanh

mị như thế sa ngã. Nó coi như là sự an ủi cho cái số phận khốn nạn của nó. Nó vui vẻ cất tiếng:

  • Chúng mày nhỉ “bỉ” ấy dễ lắm, tốt lắm, thế nào những lúc “đét”(1) chúng ta chả “trách phõ”(2) được tý tỉnh.

Thằng Minh nhiều tuổi hơn Sẹo, thấy nó cả tin như thế vội bĩu môi:

  • Đấy mày xem, Tám Bính lại như chị Tư Khuyên dạo trước thôi!

Sẹo ngơ ngác:

  • Tư Khuyên nào?

Minh không đáp. Nó chua chát nhớ tới năm nó 12 tuổi, cách đây đã bốn năm, và những ngày mùa đông rét mướt, buồn bã. Hai hôm ròng, nó không có lấy một hột cơm vào bụng. Cái đói đã hùa với rét mà nghiến rứt nó, làm nó mờ cả mắt, rã rời cả chân tay. Những tia mưa phùn cứ nhè mặt nó tới tấp sỉa vào. Đã thế chiếc áo cánh mướp của nó, mỗi lần gió bấc thổi, lại tốc lên, đón lấy cái lạnh tê buốt. Nó dựa lưng vào một góc tường, lờ ngờ trông những kẻ qua lại ngoài đường, để tìm một người bộ hành nhiều tiền và vô ý.

Nhưng nó thất vọng. Ai ai cũng co ro, hai tay thủ túi cho dẫu túi không. Xe nào cũng buông mui kín mít dù trong xe không có một người.

Chợt, một xe nhà đỗ gần chỗ nó ngồi.

Hai người đàn bà trong xe bước xuống, để lại trên đệm xe một gói đồ to xụ. Hai bà chủ vừa đi khỏi, anh xe tót ngay vào hàng nước. Một lúc lâu, rồi anh xe vẫn

o O o

  1. Đét: túng thiếu
  2. Trách phõ: xin nhờ vả

sòng sọc hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác, trong khi ngoài đường vẫn vắng lạnh dưới những lớp mưa rào rạt.

Thằng Minh vội hết sức rón rén vòng đến sau xe. Anh xe vừa hất hàm nhìn lên khói thuốc tỏa, nó bê liền gói đồ, lủi dần vào ngõ gần đấy.

Nhưng nó lại thất vọng, và lần này sự thất vọng và tủi cực lên không biết tới mực nào. Nước mắt nó chảy ra giàn dụa, nó chỉ còn sức thở nấc lên mấy tiếng rồi lịm hẳn đi. Chị Tư Khuyên không hiểu ở đâu lại xin khéo ngay nó cái gói kia, cướp trốc tay nó cái gói đựng bao nhiêu no nê ấm áp. Nó ừng ực nhìn chị giở từng thứ một, nào áo len, nào mũ nồi, nào bánh tây, nào thịt quay, nào sữa…

Đến giờ Minh vẫn còn đau, tức vì phải chịu lép vế vợ một người đàn anh. Nó nghĩ lại mà lặng cả người. Thấy thế, thằng Sẹo vội vỗ vai nó:

  • Kìa sao mày đương vui lại thừ người ra thế?

Nó cười nhạt, đứng dậy lùi lũi lại ghế vườn hoa. Nó bâng khuâng nhớ nốt buổi khốn cùng ở trong cái ngõ hẻm kia. Nó đói quá, lả đi mê mệt, nằm rũ trên thềm gạch xây cạnh chuồng tiêu. Nó đã muốn nguyền rủa “chị” Tư, song cổ họng khô khan không sao cất tiếng được. May mà sáng hôm sau thằng Hiếu ăn cắp được một đôi giầy ta mới, bán được hai hào rưỡi, mua phở cho nó ăn, chứ không nó đến chết đói mất. Và may hơn, cuối tháng ấy vợ Tư Khuyên chết, Tư Khuyên bị kết án đi đày, dân “chạy” mất trùm, tiền “bồi” không ai thu.

Thật là những ngày không thể quên được. ở Hải Phòng từ “yêu tạ” đến “vỏ lỏi” đều phớn phở sung túc tung hoành. Nhưng từ khi Năm Sài Gòn ở Sài Gòn về, Tư-lập-lơ và Chín Hiếc trên Hà Nội xuống, các cánh chạy lại nép mình dưới một oai quyền cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết, bảo tù phải ngồi tù của Năm Sài Gòn.

Thằng Minh chán ngán. Nó lo ngại từ nay trở đi lại càng bị ức hiếp:

  • Tám Bính! Tám Bính!

Nó nhắc tên đó hai ba lượt. Nó ghê rợn tưởng đến sự kiêu căng tàn ác của một người đàn bà thành “yêu ta”. Nó sơn sởn gáy tưởng chừng đương bị hai bàn tay cứng như sắt của Năm Sài Gòn bóp chặt vì đã chót tiêu món tiền ăn cắp được.

Một ước vọng bỗng nảy ra trong tâm trí Minh.

Một ngày kia Minh trở nên anh chị, cũng năm bảy lần tù, tay Minh cũng từng phen đẫm máu, chẳng phải máu các kẻ tầm thường đâu, mà của bọn anh chị, của bọn “cớm” để có tên tuổi trong những phích(1) ở nhà Đọ

Cả ngực Minh sẽ trổ lằn lên những rồng xanh đủ các kiểu uốn khúc, vì thế người ta gọi Minh là “anh” Minh rồng, và vợ Minh là “chị” Minh rồng. Vợ Minh cũng là một “bỉ vỏ”, song tinh anh sắc sảo hơn cả vợ Tư Khuyên, xinh xắn hơn cả Tám Bính, biết mọi cách trưng bảnh cái “anh chị” của chồng mình.

Minh khoan khoái quá đứng ngay dậy rảo bước đi. Minh mím chặt môi, nắm chặt tay, đấm thinh không, tự nhủ:

o O o

  1. Phích: (fiche) tờ giấy kể tên tuổi quê quán án tích của tội nhân và có cả hình ảnh điểm chỉ và các dấu vết riêng ở nhà Đọ
  • Đã biết mặt Minh rồng chưa?

Nhưng, mặt tủ kính bỗng thoáng chiếu bóng Minh: một đứa trẻ thấp bé, bẩn thỉu, áo tây vàng dài quá đầu gối, tay áo đã sắn lên hai nấc mà vẫn còn chùm kín bàn tay, quần cháo lòng rách mướp, mũ dạ đội là thứ mũ “sọt rác”, mũ “tầu phở”.

Minh tủi thẹn vô cùng. Nó nghiến răng rít lên:

  • Phải chơi. Đi “đọ” thì đi(1).

Bỉ vỏ – Chương 13

Thế nào, chú Tư-lập-lơ, lão hàng lợn ấy mất tiền với chú chứ?

– Thôi em van chị, chị cứ trêu em mãi!

– Ơ kìa! Tôi đâu dám trêu chú, và này chú cho tôi tiêu chung với nào?

Tư-lập-lơ đưa mắt trách Tám Bính, vừa bảo Năm Sài Gòn:

– Chị ấy bây giờ ghê gớm lắm anh ạ, chẳng kém anh tý nào. Chưa bao giờ tôi thấy một “bỉ vỏ” nào “sừng kền”(2) như thế.

Tư uống nốt chén chè nói tiếp:

– Tôi nghĩ vừa bực vừa phục chị ấy. Anh tính lão

o O o

1. Đi đọ: đi đày. Thường tòa án hay kết án đi đày không thời hạn những kẻ cắp nhiều lần can án.

2. Sừng kền: cái sừng bằng kền

hàng lợn buông tay nhận mười lăm đồng ở hàng thịt ra, chỉ sểnh mắt tôi độ một phút đồng hồ đã tru tréo ầm lên mất tiền rồi. Tôi đi lùng khắp chợ, tra xem đứa nào “hiếc” thì “tiểu yêu” đều bảo chị. Gớm quá! Hóa ra lúc chị ấy chuyện hươu chuyện vượn với lão đó trong hàng nước là lúc chị đưa “so khọm”(1) vào “xiếc”.

Bính cười to:

– Im đi, chính chú lấy mà còn cứ vờ…

Tư bực nhưng vẫn phải cười:

– Thôi em lạy chị rồi, biết chị lắm rồi!

Tư mải cãi quên cả hút thuốc phiện. Năm giục hắn:

– Nhà tôi nó trêu chú đấy, chú đừng cãi cho mỏi miệng. “Trô”(2) mau đi còn sang Hạ Lý “quấy” chứ.

Bính phát mạnh vào lưng Năm, nũng nịu nói:

– Có thì chết với tôi!

Năm hất hàm:

– Tôi cứ đi thì mình làm gì tôi nào?

Tám Bính dỗi, bảo Tư-lập-lơ:

– Đấy, chú cứ rủ nhà tôi đi, tôi máy “cớm” bắt chú cho mà xem.

– Càng hay chị ạ, dạo này tôi “đét” quá, được vào tù ngồi ăn không phải lo còn gì sướng bằng.

– Chú thách chứ?

– Thách đấy.

Tư-lập-lơ chực nói nữa, Ba Bay đã dí đầu dọc tẩu vào miệng, Tư vội đón lấy, so hẳn vai lên kéo một hơi thật dài.

o O o

1. So khọm: thằng già

2. Trô: hút.

Điếu thuốc cháy sèo sèo trên chiếc chụp đèn thủy tinh ám khói vang lên những tiếng vo vo đều đều như tiếng sáo diều, rải trong cái không khí tờ mờ một hương thơm phảng phất, cái hương thơm đầy những đê mê mà kẻ nghiện muốn lúc nào cũng âm ỷ trong phủ tạng, trong tâm hồn.

Những cặp mắt sắc của Năm Sài Gòn, Tư-lập-lơ và Ba Bay bắt đầu lờ đờ giống khói thuốc phiện mơ hồ. Ngọn đèn dầu lạc hơi rung tự nhiên sáng ngời lên. Qua những tia sáng huyền ảo ấy, cả ba đều thấy hiển hiện bao hình ảnh lạ lùng chập chờn như cảnh thần tiên vậy.

Ba Bay tưởng tượng ra một ngày kia, tình cờ hắn gặp một người đàn bà rất xinh, rất lẳng. Chỉ sau vài phút chuyện trò, người đàn bà nọ liền lả lơi cười với hắn. Ba Bay thấy thế liền ôm lấy ngay. Hắn vuốt ve, hắn hôn hít. Nhìn bầu vú hạt cau phập phồng dưới chiếc áo cánh lụa, hắn rạo rực như bị cắn rứt. Rồi hết giờ ấy sang giờ khác hai cái xác thịt bừng bừng không rời nhau một giây đồng hồ.

Bỗng, buông xong những tiếng cười khanh khách, người đàn bà bỏ chiếc khăn vuông ra. Tức thì, trước ánh đèn – vẫn ánh đèn dầu lạc lung linh – một khuôn mặt hiển hiện rõ ràng, da hồng hồng, mắt lóng lánh quầng thâm, môi mỏng không cần tô son nhưng nổi bật đường cong ướt, hai hàm răng cắn chỉ thở những hơi thở nhẹ và thơm. Kỳ dị! Chính là khuôn mặt Tám Bính, người đàn bà đã mê đắm Năm Sài Gòn, người đàn bà bấy lâu Ba Bay mơ ước khát khao.

Khói thuốc phiện vẫn mơ màng.

Cũng như Ba Bay, Tư-lập-lơ nhìn bằng đôi mắt không đắm đuối, say sưa.

Phút chốc, gian nhà lá nhỏ, xóm Chợ con lúc nhúc những người cùng khổ của thành phố Hải Phòng “tứ chiếng” biến thành một tòa nhà nguy nga, có hồ rộng, có vườn cây, một tỉnh rất thoáng đãng ở đây, Tư-lập-lơ có ô tô chạy khách, có xà lan chở hàng thuê sống một đời rất nhàn hạ sung sướng.

Ai dám tin Tư-lập-lơ có ước mong ấy?

Khói thuốc phiện vẫn mơ màng. Cũng như Ba Bay và Tư-lập-lơ, Năm Sài Gòn nhìn đắm đuối say sưa.

Năm mơ thấy đời mình lại thay đổi. Năm thôi làm trùm chạy vỏ, nắm một oai quyền to tát nhiều lợi và nguy hiểm hơn. Các sòng bạc lớn nhất, nhiều khách sang nhất ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và ở mấy tỉnh miền thượng du xứ Bắc kỳ đều đứng tên Năm. Đứng tên Năm đây không phải là Năm khai tên tuổi lấy môn bài làm ăn và Năm luồn lọt mấy nhà tai mắt để mưu sự làm ăn của mình. Không, Năm không chịu quỵ lụy ai hết, Năm xếp đặt cách làm ăn rất khéo léo với những tay chân vây cánh và tai mắt đặc biệt của Năm. Năm quyết chống lại với mọi sức mạnh của pháp luật mà sống một đời như đế vương.

Bấy giờ Tám Bính chỉ có việc ăn xong thì ngồi xếp bằng trên sập khảm mà nhận tiền “hồ” ở các sòng dồn lại. Còn Năm Sài Gòn chỉ rong ô tô nay Sầm Sơn, mai Tam Đảo, kia Huế, kia Sài Gòn, Hồng Kông, Thượng Hải, tiêu tiền như rác cho tiếng tăm lừng lẫy.

Khói thuốc phiện từ từ tan rồi tắt mất. Trên lò than tầu đỏ rực hắt lên mặt vách quét vôi xanh nhạt, làn ánh sáng chập chờn hồng hồng, ấm nước sôi réo rồi trào bọt xuống hỏa lò cháy xèo xèo. Bính giật mình nhắc nắp ấm ra và khẽ gọi:

– Ba quan ơi! Có quan nào dậy để tôi pha nước uống không? à mà có lẽ ngủ say cả rồi đấy.

Không thấy ai đáp, Bính xách ấm nước sôi rót vào bình tích. Rót xong, Bính lay người Năm:

– Mình ơi có hút nữa không? Không thì thu xếp lại chứ, khuya lắm rồi!

Năm chỉ ừ ào, Bính quay sáng kéo Tư-lập-lơ và Ba Bay:

– Hai chú ngủ lại đây hay về nhà?

Cả hai mở choàng mắt, Tư vội nói:

– Về nhà! Về nhà!

– Tôi gọi xe nhá?

Tư ngáp dài. Tám Bính nhắc:

– Tôi gọi xe có bằng lòng không?

Tư lắc đầu:

– Đừng chị ạ.

– Thế từ Chợ con về chùa Đỏ, chú cuốc bộ được à?

– Chứ sao! Chị tính chả cuốc bộ thì làm thế nào? Một trinh mẹ không có, nhảy lên xe đi cho lột áo à?

– Thôi đi đừng “pha”, chú mà lại “đét” thế ư?

Tư thở dài nói:

– Thật đấy, dạo này em “đét” quá! Ấy hôm nọ có món lão già là bở nhất thì chị tiêu hộ ngay mất.

Tám Bính nhìn nét mặt Tư rầu rĩ. Bính ngẫm nghĩ một lúc rồi trườn người móc cái ví ở túi áo Năm, lấy ba đồng bạc đưa cho Tư:

– Đây chú cầm tạm mà tiêu.

Tư sượng sùng cầm lấy, Ba Bay vội nguýt Tư:

– Mày tồi quá! Lấy của chị ấy làm gì?

Tám Bính bảo Ba:

– Có là bao chú Ba, chú Tư chú ấy có túng thì tôi mới đưa, vậy việc gì phải giữ kẽ.

Bính tưởng lầm, Ba Bay trách Tư không phải vì tiền tài đâu mà vì hắn ghen với Tư còn trai trẻ sáng sủa hơn hắn.

Ba Bay tấm tức, chờ Bính sắp sửa đóng cửa, cười nhạt chào Bính:

– Thôi chị Tư à chị Năm đi nghỉ nhé.

Bính thản nhiên chào lại, gài cửa xong quay vào nhà.

Sáng hôm sau, dọn cơm nước xong, Bính gọi Năm dậy. Không cần vợ đánh thức, Năm kéo tay Bính:

– Mình ngồi xuống đây tôi hỏi cái này.

– Thì hẵng ra ăn kẻo canh nguội hết. Bữa nay canh cải nấu giò ngon lắm.

Năm gật đầu, dịu Bính ngồi xuống bên mình:

– Khoan đã, mình lấy ba đồng bạc trong ví anh đấy chứ?

– Ừ, mà làm sao?

– Để sắm gì đấy?

Bính vui vẻ thuật lại cho Năm nghe khi Bính hỏi Tư-lập-lơ có đi xe về nhà không thì hắn lắc túi, buồn bã. Bính đưa cho hắn ba đồng, hắn còn giùng giằng mãi sau mới dám nhận. Bính nói hết câu, Năm cau mày hỏi:

– Dạo tôi “nhỡ” Tư-lập-lơ có năng đi lại đây không?

– Có mình ạ. Mà nó tử tế hơn hết. Khi mình vừa bị bắt, nó đến ngay nhà bào tin, và không đợi em hỏi, nó đưa luôn tiền cho em bảo là tiền “bồi”, em không bằng lòng trả lại nó, nó tưởng chê ít liền giục Mười Khai đưa thêm nữa. Rồi hôm nó thấy em gánh gạo ra chợ Vườn hoa bán, nó níu gánh em lại, nhưng em nhất định không nghe. Suốt ba tháng không ngày nào nó không cho trẻ con đem lại hàng em quà bánh và thức ăn, em không thể nào từ chối phải nhận để nó bằng lòng.

Năm Sài Gòn lắng tai nghe xong gật đầu nói:

– Ừ, anh biết Tư nó khá lắm, vả lại dạo ấy dễ làm tiền, tiêu hơn thế cũng chẳng bõ bèn gì.

Năm nói xong, nét mặt trở nên buồn bã khác thường. Bính ngạc nhiên băn khoăn không hiểu tại sao mấy hôm nay Năm hay ngủ li bì, kém ăn kém hút. Hay là vì Năm thấy sự nguy hiểm gì sắp đến, nên lo âu như thế. Bính dịu dàng:

– Này mình, sao mình buồn thế! Hay mình giận em về sự cho tiền Tư đấy?

Năm lắc đầu, đăm đăm nhìn Bính:

– Không phải. Tư tử tế, mình giúp nó là phải, anh nào có để tâm đến điều ấy. Anh…

Năm ngừng lại toan bỏ dở nhưng sau một phút im lặng thấy cần phải than thở với Bính, tuy biết thế sẽ làm Bính nao núng và là một điều hèn nhục cho mình, Năm nắm chặt lấy tay Bính ấp lên ngực nói tiếp:

– Anh buồn chỉ vì mấy tháng nay “cớm” săn anh riết quá, anh không đi đâu được mà để em đi thì anh thương hại, phấp phỏng cho em lắm.

– Không mình đừng lo!

Năm vẫn dằn giọng nói:

– Chẳng những thế, mình làm có được là bao, khi năm đồng, khi bảy đồng, số tiền đó trước kia anh chỉ trả tiền xe chơi mát mấy tối cũng thiếu.

Bính hích đùi vào người Năm”

– Anh nói “phách” lạ!

– Thật đấy, mà nào có lâu la gì, mới năm ngoái thôi.

Bính căn vặn hỏi sao Năm biết “cớm” săn riết và “trõm” hắn ở những đâu thì Năm bảo:

– Mình cứ luôn luôn lên chợ Sắt xem, mình sẽ thấy một người có hai cái nốt ruồi ở mé mắt bên phải, lúc mặc áo the, lúc quần là ống sớ, áo vải tây vàng, lảng vảng khắp chợ. Đấy là “so” Chuyên. Ở bến tầu Nam, bến tàu Quảng Yên có “so” Phụng, cái thằng có hai răng vàng và “cớm cộc” Thiều lác thay đổi nhau canh gác. Sáu kho có “cớm chùng” Tùy Cò hương, còn ở Đầu Cầu, phố Khách, phố Ba Ty chả lúc nào vắng bọn thằng Vinh rỗ hay thằng Miện mũi đỏ đạp xe.

Nói đến đây Năm thở dài:

– Đấy mình xem cơ màu này anh đi thì trôi sao được, huống chi anh lại có “bùng”(1) mới đáng lo.

Tám Bính siết chặt lấy tay Năm:

– Thì nào em có bảo mình “đi”, mình nằm nhà mặc em xoay.

Năm Sài Gòn âu yếm nhìn Bính:

– Khó lắm! Có đứa mách “cớm” và “cớm” để ý tới em rồi đấy.

o O o

1. Bùng: án biệt xứ. Thường thường ở Bắc kỳ người có án biệt xứ không được lai vãng tới năm thành phố này: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải dương và Hà đông.

Tám Bính vênh mặt, nũng nịu:

– Khi nào cớm mó được đến người em.

Năm Sài Gòn lườm yêu Bính:

– Mình chỉ kiêu ngạo thôi, tài giỏi sảnh sỏi như Tư-lập-lơ còn “cáy” không dám làm tiền nữa là mình thứ vị gì.

– Nhưng em…

– Em là “bỉ” chứ gì?

Tám Bính ngả người trên lòng Năm. Năm nằm yên nhìn Bính. Một sự sung sướng nhẹ nhàng không hiểu tự đâu thoáng qua tâm trí Năm, Năm liền quàng tay qua Bính, kéo mặt Bính sát tận mặt mình, thều thào:

– Em gái nhỏ tôi “te”(1) quá.

Bỉ vỏ – Chương 14

Có tiếng những câu hát riêng dân “chạy vỏ” nghe hiểu thôi. Những câu hát ấy chỉ thấy cất lên trong những khi gió mưa buồn bã mà một trinh không dính túi, hay sắp lâm vào bước gian nan, cảnh tù tội.

Không biết ai đã đặt ra những câu hát ấy, và ai đã dùng cái giọng lẳng lơ, bổng không ra bổng, chìm không ra chìm, lờ lờ như dòng nước xanh rêu nhờn nhụa chảy vào một vũng tối – cái giọng nôm na gọi là giọng nhà thổ ế – để bây giờ nó thành một câu hát ở cửa miệng

_

  1. Te: đẹp

từ trẻ con đến người lớn, trong cái xã hội ăn cắp tối tăm kia.

Trong bọn trẻ con ăn cắp dù là những đứa xấu xí ngu độn tới bực nào cũng cảm thấy, cũng hiểu biết thấy hết mọi ý nghĩ ai oán trong câu hát ấy. Thế rồi khi tưởng tới cái đời đầu đường xó chợ, cái tuổi trứng nước mà đã bị xa cha mẹ hay bồ côi vơ vất của mình, chúng sẽ rớt nước mắt than thân bằng những câu hát ấy với cái giọng không được thành thuộc lắm, nhưng nghe thật thấm thía vô cùng.

Còn các “yêu tạ” cằn cỗi tới tột bực, lấy quê hương và gia đình là đề lao, anh em thân thích là tụi đồng nghệ quỷ quyệt gian ác, sự vui vẻ ấm cúng cả trong những ngày tù bó buộc, mỗi khi chán nản túng thiếu, mỗi khi cảm thấy bao nhiêu cái điêu linh bấp bênh, có ăn ngày nay không dám chắc ngày mai, thì mới chịu mở cặp mắt mỏi mệt nhìn quãng tương lai trơ trọi đầy tuyệt vọng. Nhưng đã bao lâu lười biếng, giai gái, thuốc sái quen thân đi, sức lực sút yếu đuối lắm. Vậy bỏ nghề “chạy vỏ” bọn chúng không thể làm được một nghề gì khác vừa ý, vừa sức hơn, bọn chúng đành bíu chặt lấy nghề chạy vỏ, tuy biết chắc rằng một ngày rất gần kia cái kết quả thảm khốc của nghề sẽ đến kết liễu đời mình: đi đày.

Rồi vì cảm động, rồi vì thổn thức, bọn chúng cũng dùng cái giọng đục lờ lờ hát những câu hát ấy để than thân.

… Năm Sài Gòn đứng bên cửa sổ, thẫn thờ nhìn những làn mây trắng phớt, mềm mại lúc tản rộng ra, lúc cuốn dồn lại trên trời thu trăng sáng.

Năm chợt cất tiếng hát lên:

“Anh đây công tử không “vòm”(1)

“Ngày mai “kện rập”(2) biết “mòm”(3), vào đâu?

Dư âm tiếng “đâu” vang hẳn lên mấy giây rồi im lìm, rồi chìm mất giữa khoảng đêm khuya, vừa lúc gió lạnh rào rào qua bụi găng đằng cuối vườn.

Trông Năm Sài Gòn bấy giờ như pho tượng núp trong bóng tối của ngôi chùa hoang. Dưới ánh trăng xanh, nước da Năm rám nắng tái đi như chì, những vệt sẹo dài và sâu càng thêm sâu. Năm vung tay thở hắt mạnh ra một cái rồi cau mày nhìn ngoài đường không một bóng người.

Đã mười hai giờ mà chưa thấy hút Tám Bính về! Năm bứt rứt, e ngại không hiểu Tư-lập-lơ có xoay giúp cho vợ chồng mình được lấy vài chục bạc không? Và Tám Bính có tránh thoát khỏi những cặp mắt ranh mãnh của “cớm” chùng không? Tiếng gió vang mỗi lúc một to. Cảnh vật càng yên vắng. Tâm trí Năm càng thêm rời rã. Năm lại vươn vai ngáp dài rồi nhíu mắt trông một làn mây trắng lẩn dần dưới góc trời đen xám xa xa và lại vẳng cất tiếng lên:

“Không “vòm” không “sộp” không “te”

“Niễng mũn”(4) không có ai mê nỗi gì?

Bỗng Năm giật mình ngoái cổ trông lại: Bính tươi cười vỗ vai Năm “oà” một tiếng gọi. Năm luống cuống:

o O o

  1. Vòm: nhà.
  2. Kện rập: hết gạo.
  3. Mòm (chính là mỏm): ăn.
  4. Niễng mũn: một trinh nhỏ.
  • Thế nào mình?

Bính hớn hở đáp:

  • Được rồi, hơn hai chục anh ạ!
  • Của ai thế?

Bính sán ngay đến bên Năm nhìn Năm cười, Năm tát nhẹ má Bính:

  • Lại của “so” nào rồi! Mà mình làm hay Tư?
  • Em đứng “cản”, Tư Khai.
  • Ở đâu?
  • Của một “bỉ” bên đò Bính sang mua vải ở phố Khách ra.

Dứt lời, Bính đếm đúng hai mươi tờ giấy bạc một đồng mới tinh và thơm phức đưa vào tay Năm, Năm liền nắm chặt cả lấy, long lanh nhìn thẳng vào mặt Bính bừng bừng ngây ngất. Hồi lâu hắn cúi xuống, thì thầm bên tai Bính những tiếng khàn khàn:

  • Mình khá lắm! Khá lắm! Đáng mặt “chị” Tám lắm!

Bính những nở nang cả gan ruột, Bính im lặng một lúc rồi hỏi Năm:

  • Ừ khá lắm! Nhưng mà này ban nãy mình hát câu gì mà não ruột thế?

Năm tần ngần:

  • Anh có hát đâu!

Bính nâng cằm Năm lên:

  • Rõ ràng giọng hát của mình mà mình còn dối em ư.

Năm không đáp, nét mặt thẫn thờ hơn, Bính lay vai Năm:

  • Kìa sao mình cứ buồn thế?
  • Tại…
  • Tại làm sao?
  • Thấy mình đi lâu quá thì anh lo ngại và buồn chứ sao!

Bính soắn chặt má Năm và kéo căng ra:

  • Mình lạ lắm! Việc gì mà sợ mà buồn? Em đã bảo “cớm” có tài thánh cũng không động được đến người em. Ngay như ban nãy, khi chia tiền ở nhà Tư-lập-lơ, em biết có một chú đạp xe theo rình em. Mặc kệ, em cứ thong thả đi, nhưng đến gần vườn hoa Đưa người, em rảo bước rẽ ngay vào ngõ Nghè, tạt qua ngõ Trần Xuân Lịch, rồi ngược lên phố Đầu cầu, đi vòng về Chợ con. Thế là chú em hết “trõm”.
  • Vậy mình về gần nhà có gặp “so” nào không?
  • Không, em về lối sau nên chẳng gặp ai hết.

Năm Sài Gòn hơi tươi nét mặt, vuốt lưng Bính:

  • Mình thật hơn anh nhiều.

Nũng nịu, Bính hất tay Năm đi:

  • Thôi đi em không cần mình khen đâu. Đây này bát sắt, đĩa sắt, ngày kia hội đây, mình sóc cái, mình cất đi rồi đi ngủ cho béo mắt.

Năm Sài Gòn thấy vợ vui vẻ thì mừng thầm, tin đó là cái điềm may của canh bạc nay mai.

o O o

  • Lại sấp hai!

Không bảo nhau mà khi Năm Sài Gòn vừa mở bát mọi người cùng reo lên. Họ reo ầm ĩ xong lại bàn tán ồn ào như lúc chợ vỡ. Chiếu bạc của Năm Sài Gòn giải được “vía” hay sao mà một phần người đi xem hội Đình chiến ở trước nhà Hát tây kéo nhau đến, xúm đông xúm đỏ, vòng trong vòng ngoài, người đánh cũng lắm, khách máu mê không tiền chầu rìa cũng nhiều. Mặt nào cũng kín những xu, hào và cả giấy bạc nữa. Họ mê mệt, họ khao khát, họ giận dữ vì cái canh bạc lạ lùng này. Đời thủa nào “bạc” “đi” thông luôn mười cái sấp hai, hai cái sấp ngửa tư, một cái sấp bốn bao giờ?

Hai cái túi áo tây vàng của Tư ngồi làm hồ lỳ đã chật ních. Hắn phải giải chiếc khăn mặt bông để đựng tiền. Sự sung sướng khoái trá trong lòng hắn bốc lên ngùn ngụt, mặt hắn đỏ bừng. Còn mọi người đều vã mồ hôi, họ trông đổ dồn vào Năm mỗi khi Năm tươi tỉnh ruỗi thẳng hai cánh tay rung rung chiếc bát sắt úp trên đĩa sắt.

Tiếng tiền kêu sang sảng làm cho mọi người càng hồi hộp, trống ngực ai cũng đập thình thịch. Nhất là người lính thủy đứng bên Tám Bính thở mới mạnh làm sao. Anh ta đã thua nhiều quá!

Có bao giờ cờ bạc cò con từng hào một mà “sạt” tới mấy chục đồng. Anh đâm cáu, vứt cả giấy năm đồng xuống chiếu bạc, anh cố đào thấy “lẻ” thấy sấp một mới nghe.

  • Lại sấp hai!
  • Lại sấp hai!
  • Sấp bốn!
  • Giời đất, lạ quá!…
  • Lại sấp hai!
  • Mười tám cái chẵn!

Năm Sài Gòn khoan khoái, hai tai nóng cháy, hai tay rung bát càng dẻo:

  • Lại sắp hai!

Mười chín cái chẵn!

Tiếng reo vừa dứt, mấy tiếng xì xào thoáng qua tai Tám Bính:

  • Hay tiền thửa?
  • Đĩa hai lòng? Bát đặc?

Đứng ngoài để “trõm”, thấy có kẻ bảo chồng mình bạc “giảo”(1), Tám Bính hậm hực cúi vội xuống:

  • Này bác cái, cho tôi xem tiền nào.

Bính ném tung cái đĩa ra chiếu như ném vào mặt người hóc hách không đúng nọ, rồi Bính lật đi lật lại bốn đồng trinh trên cái đĩa sắt mỏng cho ai ai cũng rõ. Mọi người mất hết ngờ vực, Tám Bính cười mũi:

  • Những “so quéo” đã không tiền lại chỉ hay tán láo thôi!

Tiếng tiền lại reo đổ hồi, lanh lảnh và ròn rã hơn.

Năm Sài Gòn vừa đặt đĩa xuống, người lính thủy đã ném theo tờ giấy bạc một đồng nhìn Năm nói:

  • Còn mỗi một đồng đây, bác cái tính sao thì tính.

Năm Sài Gòn cười không đáp, nhấc bổng cái bát ra. Tiếng reo hò ầm lên:

  • Sấ!… â, ấp… một!

Người lính lắc đầu nhăn mặt cười:

  • Gớm thật! Tôi “khát nước” mất vừa đúng 39 đồng, đến giờ mới được một tay lẻ. Thôi cứ để hai đồng ấy ở mặt sấp một cho tôi.

Mọi người càng mải miết xem canh bạc gay go to nhất Hội tây năm nay. Có kẻ bàn tán, có kẻ nguyền rủa, có kẻ tức tối, và có cả kẻ khấn thầm cho người lính thủy được, vì nét mặt Năm đáng ghét, đáng sợ lắm.

  • Lại sấp một!

o O o

  1. Bạc giảo: bạc gian.
  • Lại sấp một!
  • Lẻ: lại sấp ba!

Hai đồng thành bốn. Bốn đồng thành tám. Tám đồng thành mười sáu. Tư-lập-lơ run run sỉa 16 tờ bạc giấy. Chờ Tư sỉa tiền xong, Năm Sài Gòn đưa mắt nhìn Tám đứng bên người lính thủy.

Người lính cho mấy đồng giấy mới vào ví còn lại để mặt lẻ.

  • Sấp ba, lại lẻ!

Tư-lập-lơ tái mặt, Năm lắc đầu. Bính khẽ nói:

  • Thật lạ lùng!

Mọi người cười nói ầm ỹ, tỏ ra ý sung sướng hộ người lính thuỷ. Có kẻ lại phỉnh thêm:

  • Ông cứ đặt cả hai mươi bốn đồng ở mặt lẻ, tôi chắc ông thế nào cũng được, vì vạn ông đương “tấy” lắm.

Người lính không đáp, cười rộ – tiếng cười ấy cất hết mọi vẻ bực tức trên nét mặt lầm bầm từ nãy đến giờ.

Gấp 14 đồng cho vào ví rồi đút lên túi áo trên, đoạn hắn bảo Năm:

  • Bác cái ạ, 10 đồng này bác đánh sang chẵn cho tôi. Tiếng này phi ngửa tư thì sấp bốn.

Năm Sài Gòn vã mồ hôi trán, đón lấy. Tư-lập-lơ vun gọn tiền, mặt nào mặt nấy rồi đưa mắt nhìn Tám Bính. Năm Sài Gòn xóc bát xong cũng đưa mắt nhìn Tám Bính. Hai cặp mắt long lên khác thường nọ cũng thúc giục Bính “mõi” cái ví đầy bạc kia. Nhưng… Bính tự nhiên run bần bật. Bính có vẻ hoảng sợ. Thấy thế Năm Sài Gòn vội hắng giọng:

  • Kìa mau “mõi” đi! Các ngài thêm mỗi mặt một tý chút nữa đi.

Năm dằn mạnh tiếng “mõi” cố ý để vợ nghe rõ, giúp vợ thêm can đảm để tránh một sự ghê rợn sẽ xảy ra nếu tiếng bạc chót này Năm lại thua.

Thì quái lạ! Tám Bính cứ run lẩy bẩy. Có lẽ ngoài cái lần đầu tiên, cách đây hai năm, Bính thò bàn tay lấy tiền của người ta thì không còn một lần nào Bính bối rối như lần này cả. Dù người lính vô tình không biết Bính đứng bên mà Bính không sao đưa được ngón tay móc cái ví bỏ mấp mé trong túi áo trên kia. Hễ Bính chực nhấc tay lên thì người Bính lại càng run, trống ngực lại càng đập mạnh, hình như đâu đấy có mấy người mật thám cầm xích lăm lăm và người lính kia cũng giả vờ chờ Bính động tới túi là chộp ngay.

Tám Bính vừa bị lo sợ, vừa như bị thôi miên bởi bốn đồng tiền đen, trắng nó hút chặt lấy mắt Bính.

Chỉ trong khoảnh khắc mà Bính cảm thấy bao nhiêu cái ghê gớm sẽ làm tan nát đời Bính nếu tiếng bạc chót này Năm lại thua.

Sao lúc này đối với Bính món tiền lạ lùng thế? Bính tiếc món tiền được rồi lại thua đi một cách chua xót khác thường.

Tám Bính lại mím chặt môi, dùng hết nghị lực, rón rón thò tay lên cái túi đựng ví tiền. Nhưng Bính lại vội rụt tay ra… mắt Bính hoa lên… Bính càng run… vì.. người lính có vẻ “sửng mòng”(1). Bỗng Tám Bính rú lên và mọi người cùng kêu:

  • Sấ… â… ấp… bố… ô… ốn!
  • Ha ha sấp bốn…

o O o

  1. Sửng mòng: hơi biết, chột dạ.

Mười đồng thành hai mươi đồng, Năm Sài Gòn và Tư-lập-lơ mắt trông nhau, dốc túi đếm giam đủ hai mươi đồng.

Người lính thủy cúi xuống nhặt tiền – cái ví vẫn nguyên trên túi áo.

Năm đỏ tía mặt lại, cổ họng nghẹn ứ như bị bóp chặt. Năm toan cướp sấn cái ví đầy bạc kia thì người lính đã nhảy tót lên chiếc xe đạp dựa ở vỉa hè, phóng thẳng một mạch để lại sự ồn ào như chợ vỡ với đám đông nhớn nhác, trông theo.

Bỉ vỏ – Chương 15

  • Thôi chị còn khóc gì nữa! Thế là chị giết tôi!
  • Mình, sao mình lạ thế!
  • Lạ cái gì? Lạ là tôi không còn nhiều tiền như trước, và tình nghĩa của chị đối với tôi ngày nay cạn tàu ráo máng phải không?

Năm Sài Gòn chấm nốt câu hằn học bằng một cái đập mạnh xuống bàn.

  • Thế là hết!

Tám Bính ngồi ở góc giường gục mặt vào lòng nức nở. Trước sự rã rượi ấy, Năm Sài Gòn càng gai mắt, càng tức bực. Hắn nắm chặt hai bàn tay đấm thinh không, vừa nghiến răng nói:

  • Chị ác quá! Nếu chị không bằng lòng tôi, muốn bỏ tôi đi lấy người khác thì cứ nói phăng ngay với tôi việc gì chị lại lừa dối tôi, giết tôi một cách từ từ độc ác như thế? Giời ơi, cái “cá” ngon làm vậy, thằng “vỏ lỏi” nó còn “mõi”(1) được huống chi chị đã thập thành!

Năm Sài Gòn nói xong, vò đầu vò tai:

  • Tôi vẫn biết, biết lắm, chị Tám Bính ạ, chị có nhan sắc, chị khôn ngoan thì chị còn thiết gì một thằng chồng khốn nạn như tôi. Chả có thế trước kia, nay chị đòi đi buôn bán, mai chị đòi đi buôn bán, kiếm lãi nuôi thân. Chị thâm hiểm vô cùng, chị ghét cay ghét đắng cái quân “chạy” xấu xa này, chị ghét ngon ghét ngọt cái thằng Năm Sài Gòn này, bị mọi người ghê sợ, nguyền rủa, nhưng chị không hé răng nói qua nửa nhời. Sao chị mặt sứa gan lim thế?

Năm Sài Gòn nói xong lại gầm hét. Tối hôm qua Bính để “xổng” món tiền, đối với hắn là một chứng cớ chắc chắn rằng Tám Bính phụ chồng mà nhời Ba Bay là thật. Năm Sài Gòn không còn ngờ vực gì nữa. Hắn hoàn toàn tin Bính phải lòng Tư-lập-lơ, và yêu thương Tư-lập-lơ nồng nàn lắm, nên mới vượt cả mọi sự dị nghị cưu mang Tư, giúp đỡ Tư nhiều lần, giữa lúc chồng mình cũng cùng túng.

Năm Sài Gòn cười nhạt:

  • Thế mà xoen xoét thủy chung hết bụng hết dạ với nhau đấy!

Cực chẳng đã Tám Bính phải đáp:

  • Phải tôi không thương yêu anh, tôi là người tệ bạc, mà tôi đã ăn ở với anh non ba năm trời, tại số kiếp chứ không đã vài ba mặt con.

o O o

  1. Cái ví tiền dễ lấy như vậy, thằng ăn cắp nhãi con nó còn móc được.

Câu nói ấy vừa lọt vào tai, Năm Sài Gòn rùng cả mình, hắn kinh tởm cho sự hèn hạ của hạng gái bán trôn nuôi miệng: còn tiền, còn bạc, còn chồng…

  • Thôi tôi van chị. Tại mấy năm trước đây tôi “trùng bướu”(1) luôn, tôi không nghiện hút, không sao tôi bỏ ra một lúc hàng tiền trăm xé giấy cho chị, rồi rước chị về phục dịch thuốc thang quá mẹ đẻ, chứ đâu tôi xác xơ như ngày nay, ai ai cũng khinh bỉ được.

Tám Bính tê dại ngồi nghe. Phút chốc cả một thời quá vãng nặng nề, ê chề lại từ từ hiện ra trước mắt Bính, lờ mờ âm u với cái ánh đèn nhơ nhớp ở nhà mụ Tài-sế-cấu. Lòng Bính càng ran lên những xót xa cay đắng, những quyến luyến Năm, yêu thương Năm.

  • Kìa chị nghĩ gì thế? Chị Tám Bính à? à bà Tám Bính, chắc bà đương nguyền rủa tôi đấy?

Ngước cặp mắt đầm đìa, Tám Bính nghẹn ngào nhìn Năm Sài Gòn ngồi chênh vênh trên góc bàn kê gần đấy, Bính lại chực muốn phân trần thì Năm lại rít lên:

  • Chị Tám Bính ơi! Chị lại khóc rồi! Nước mắt của các chị bây giờ làm tôi khiếp sợ lắm! Các chị chỉ dùng để che đậy những gươm trăm giáo mớ của mình thôi. Trước kia tôi hớ hênh ngu ngốc, say mê điên cuồng lên vì chị ở nhà mụ Tài-sế-cấu để chị lừa tôi, nhưng bây giờ chị lừa lần nữa sao được cái thằng Năm Sài Gòn này không bao giờ thèm dùng nước mắt để lừa dối người.

Năm Sài Gòn nghiến răng dằn từng lời một. Mỗi một lời của Năm càng như một mũi kim sắc thâu qua lòng Bính. Bính đau đớn quá chừng, gạt nước mắt, cố cất tiếng ngắt lời Năm:

o O o

  1. Trúng bướu: ăn cắp được nhiều tiền
  • Anh Năm sao anh nghĩ thế? Có đời nào tôi phụ anh! Làm hại anh! Chẳng qua thấy anh thua nhiều tiền quá, mà số tiền đó cả vợ chồng đều khó nhọc, gian nan mới kiếm được, nên tôi lo buồn bối rối, anh đã không biết cho tôi lại còn đay nghiến tôi phải lòng giai như thế còn giời đất nào nữa?

Tức thì Năm Sài Gòn đỏ bừng mặt, gầm vang nhà:

  • Giời nào? Đất nào? Chả có giời đất nào hết! Bây giờ chỉ có tiền thôi, đẹp giai thôi, hai thứ ấy, giời đất cũng không đáng sợ, đáng trọng bằng.

Dứt lời, Năm Sài Gòn nhảy phắt xuống bàn, chắp hai tay sau lưng, đi đi lại lại chung quanh nhà. Tám Bính chỉ ngồi rũ rượi khóc.

Không khí nặng nề và khó thở như ở một lò than đương cháy rực bỗng ai đó dội nước lên. Năm Sài Gòn luôn luôn vung tay thở hắt ra thật mạnh, như muốn trút hết mọi sự nung nấu trong người, thì càng thấy tâm trí ngùn ngụt. Đưa mắt trông hai gian nhà thu hẹp lại với những đồ vật lổng chổng Năm Sài Gòn lại càng nhận thấy rõ sự cùng quẫn xác xơ của mình.

Cái bàn rửa mặt đánh si bóng đã bán đi rồi thay bằng cái ghế đẩu cao lênh khênh trên có một chiếc chậu bong sơn xám xì. Cái tủ áo Năm cũng bán đi, quần áo thì treo lên trên mấy con bướm gỗ. Đến cả tranh ảnh cũng đâu gần hết. Tấm hình Năm Sài Gòn chụp nửa người phóng đại thì lắp trong chiếc khung vuông gỗ tạp, vừa bụi vừa mốc.

Những ngày oanh liệt đã tan nát không còn chút gì vớt vát, thất vọng. Năm lợm giọng, ghê tởm cho sự giáo giở của vợ. Năm nhổ bọt bảo Tám Bính.

  • Thôi chị ạ, công tôi gắn bó với chị chỉ là công cốc, nhưng tôi cũng đành rầu lòng chịu cái cảnh trơ trọi mà vui lòng để chị đi lấy người khác, vì còn dây dưa với chị không khéo một ngày kia tôi lại đi đày một lần nữa mất. Vì chị mà phải đeo số đỏ, săn cọp ở Hà Giang hay câu cá ở Côn Lôn, anh em họ sẽ ỉa vào mặt tôi, và lúc ấy tôi cũng sẽ chẳng để chị yên nào. Vậy chi bằng ngay hôm nay chị cút đường chị, tôi xéo đường tôi, chị buôn bán hay lấy vua quan tôi cũng mặc, tôi ăn cắp, tôi giết người rồi lên ngồi máy chém tôi cũng chẳng cần chị thăm nom.

Năm Sài Gòn chỉ cái hòm đằng cuối giường:

  • Như thế chị xem có thức gì của chị trong đó thì lấy hết đi đem hết đi, đi ngay cho.

Bính tái mặt, run rẩy:

  • Anh quyết tâm bỏ tôi?
  • Phải, tôi phải bỏ chị, vì chị muốn bỏ tôi!
  • Giời ơi!

Năm nhại:

  • Tiền ơi!

Nước mắt Bính chan hòa, Năm uất ức càng thét lên. Bỗng Năm Sài Gòn lầm lầm nét mắt, trườn người kéo cái hòm đằng sau lưng Bính xuống nền nhà. Hắn lục tung các sống áo, vừa vứt từng cái một lên bàn, vừa kể vanh vách những kỷ niệm có liên lạc tới những thứ ấy. Nào cái áo nhiễu tây màu cà phê sữa Năm may ngày mới lấy nhau; nào chiếc quần nái mới và cặp áo the một phen đã nằm ở hiệu cầm đồ dạo Bính có mang đứa con trai đẻ sẩy; nào đôi dép Nhật bản và đôi bít tất phin hồng mua ngày hăm chín tháng chạp năm xưa.

Bính đương tê tái thì Năm Sài Gòn dồn tất cả quần áo ấy vào một cái thúng to, đậy vỉ buồm lại, rồi quăng đánh phịch ra tận cửa, đoạn mím môi giơ tay chỏ:

  • Thôi chị đi đi. Một giây ở nhà tôi cũng không được.

Bính choáng người, cuống quít:

  • Mình ơi! Anh Năm ơi!
  • Đi ngay!
  • Em van mình mà!
  • Bước ngay!

Giọng Năm rắn như đanh như thép, mắt Năm quắc lên long sòng sọc những căm hờn. Bính run rẩy, tối tăm cả mặt mày. Bính lả ra, giơ tay chới với bíu lấy thành giường. Năm liền nắm lấy cổ tay kéo Bính sềnh sệch xuống thềm nhà:

  • Có xéo hay không? Đồ chó đểu nào!

Tám Bính cố chùn người lại, nắm riệt lấy tà áo Năm, Năm đã hoa mắt hắt bắn Bính đi…

Sự tủi cực của Bính đã đến cực điểm. Sắc mặt đương tái mét đỏ bừng lên, Bính nghiến răng, thoáng đưa mắt ướt đằm nhìn Năm.