Binh pháp Lục Thao

Giới thiệu Binh pháp Lục Thao

Lục Thao  hay Lược Thao (六韬) hay Thái công lục thao (太公六韬), Thái công binh pháp (太公兵法) là một tác phẩm binh pháp đưa ra những lý luận có hệ thống về mưu lược dùng binh trong chiến tranh, tương truyền do Khương Tử Nha đầu đời nhà Chu sáng tác. Tuy nhiên hiện nay đa số ý kiến cho rằng Lục Thao chỉ là do người đời Chiến Quốc ghi chép lại những tư tưởng của Khương Tử Nha mà làm thành.

Phiên bản Lục Thao cổ nhất được tìm thấy là trong bộ “Thẻ tre Ngân Tước sơn” do các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật được năm 1972.

Năm 1935 Trung Hoa học nghệ xã đã dựa theo bản in thời Tống để cho xuất bản lại bộ VŨ KINH THẤT THƯ trong đó có Lục Thao.

Cấu trúc  Lục Thao hiện nay gồm có 6 bộ:

Văn thao (文韬): dụng nhân – trị quốc

Võ thao (武韬): dụng binh

Long thao (龙韬): tuyển tướng

Hổ thao (虎韬): quân hình – khí tài.

Báo thao (豹韬): Chiến thuật.

Khuyển thao (犬韬): Luyện sĩ


SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ: KHƯƠNG TỬ NHA

     Khương Tử Nha (姜仔呀), tên thật Khương Thượng (姜尚), tự là Tử Nha (子牙)và còn có tên khác là Lã Vọng, là khai quốc công thần nhà Chu thế kỷ 12 trước Công nguyên và là vua khai lập nước Tề tồn tại từ thời Tây Chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc

Khương Tử Nha tuổi già thường đi câu cá ở sông Vị, tình cờ được Cơ Xương (Văn Vương – vị vua đầu tiên của nhà Chu) ngưỡng mộ tài năng sau cuộc gặp gỡ trong một chiến đi săn và đón về cung, tôn làm thầy. Khương Thượng giúp Cơ Xương chấn chỉnh nội trị và xây dựng lực lượng nước Chu để mưu đánh đổ nhà Thương tàn bạo mất lòng dân.

Khương Tử Nha tiếp tục phò Cơ Phát ( Vũ Vương – 1226 Trước Công Nguyên) đánh bại Trụ Vương (nhà Thương) và được phong làm vua Tề (Tề Thái Công) ở đất Doanh Châu. (Tiểu thuyết dã sử Phong Thần diễn nghĩa có bao gồm các tư liệu lịch sử và truyền thuyết về Khương Tử Nha).


VĂN  THAO:  DỤNG NHÂN – TRỊ QUỐC

Thiên thứ 1: Văn sư

Văn Vương sắp đi săn.

Sử Biên gieo quẻ bói rằng: “Đại Vương săn ở đất Vị Dương thì sẽ được việc lớn. Không phải được rồng, lân, cọp, giấu mà là điềm được bậc công hầu Trời cho xuống giúp đại vương để lập sự nghiệp, hưng thịnh như thời Tam Vương vậy”.

Văn Vương nói: “Điềm này tốt đến thế ư?”

Sử Biên tâu: “Xưa Thái tổ của thần là Sử Trù chiêm quẻ cho vua Vũ gặp Cao Dao cũng được điềm này”.

Văn Vương bèn nghỉ ngơi ăn chay ba ngày rồi xa giá đền miền Vị Dương, chợt thấy Thái Công đang ngồi dưới túp liều tranh câu cá.

Văn Vương đến úy lạo và hỏi: “Người thích câu cá lắm ư?”

Thái Công đáp: “Thần nghe nói quân tử thích thỏa chí của mình, tiền nhân thích được việc của mình. Nay thần ngồi câu ở đây cũng giống như vậy, chứ không hẳn là vui thích”.

Văn Vương hỏi: “Sao gọi là giống như thế?”

Thái Công đáp: “Câu cá có ba điều cân nhắc:

– Tùy quyền mà ban bổng lộc.

–  Tùy quyền mà khiến người chết.

– Tùy quyền mà định tước quan.”

Câu cá để đạt được nguyện vọng của mình thì ý nghĩa sâu sắc có thể “làm nên việc lớn”.

Văn Vương nói: “Xin cho nghe về ý nghĩa này.”

Thái Công đáp: “Nguồn sâu nên nước chảy, nước chảy là cái Lí sinh ra cá. Rễ sâu nên cây lớn, cây lớn là cái Lí sinh ra quả. Quân tử cùng chí hướng nên hợp nhau, hợp nhau là cái Lí sinh ra sự việc.

Đối đáp bằng ngôn ngữ là cái bề ngoài của tính cách, còn câu nói chính là lẽ tận cùng của sự việc. Nay thần nói chí tình không hề kiêng nể, Đại vương có lấy làm trái ý chăng?”

Văn Vương nói: “Người có lòng nhân ái mới chịu nghe điều can gián, không ghét lời nói chí tình. Vậy những lời nói ấy là chi?”

Thái Công đáp: “Dây bé mồi nhỏ thì cá nhỏ ăn. Dây vừa mồi thơm thì cá hạng trung ăn. Cá ăn mồi nên phải mắc câu, người hưởng lộc nên phải theo vua.

Vậy câu cá bằng mồi thì cá sẽ bị bắt, giữ người bằng bổng lộc thì người sẽ làm hết mình, chiếm nước bằng nhà thì nước sẽ bị chiếm, chiếm thiên hạ bằng nước thì thiên hạ sẽ đi theo.

Ôi, miên man, dằng dặc, cảnh hợp ấy ắt phải tan rã. Tối tăm mờ mịt sẽ phải rời xa ánh sáng. Huyền diệu thay!

Cái đức của thánh nhân có thể chinh phục được thiên hạ, há chẳng đủ cho mình vui sao? Những điều lo nghĩ của thánh nhân là tùy theo địa vị của mỗi người mà thu phục họ.”

Văn Vương hỏi: “Thiên hạ không phải là của một người, thiên hạ là của thiên hạ. Chung quyền lợi với thiên hạ thì được thiên hạ, chiếm quyền lợi của thiên hạ thì mất thiên hạ.

Trời có thời, đất có của, cùng hưởng với người là “nhân”. “Nhân” ở đâu thì thiên hạ theo về đấy.

Tha cha cho người, giái cái khó của người cứu người lúc hoạn nạn, giúp người khi khốn đốn là đức. Đức ở đâu, thiên hạ theo về đấy.

Cùng lo, cùng vui, cùng thương, cùng ghét với mọi người là nghĩa. Nghĩa ở đâu thiên hạ theo về đấy.

Con người vốn tham sống sợ chết, thích đức và lợi, làm cho con người được sống được lợi là đạo. Đạo ở đâu, thiên hạ theo về đấy.

Văn Vương bái tạ và nói: “Thật là đúng hay, làm sao ta dám cãi mệnh trời”.

Bèn mời ông cùng ngự xe trở về, phong Thái Công làm Quốc sư.

Thiên thứ 2: Doanh hư

Văn Vương hỏi Thái Công: “Thiên hạ mênh mông sao có lúc đầy lúc vơi, khi yên khi loạn? Vì vua hiền, ngu không giống nhau, hay vì thiên thời biến hóa tự nhiên sinh ra vậy?”

Thái Công đáp: “Vua ngu thì nước nguy dân loạn, vua hiền thì dân trị nước yên. Nên họa phúc là ở vua, chứ không phải ở thiên thời”.

Văn Vương nói: “Xin nghe về bậc hiền quân thưở trước”.

Thái Công đáp: “ Xưa vua Nghiêu trị vì thiên hạ, thời đó gọi người là bậc hiền quân (vua hiền)”

Văn Vương hỏi: “Chính trị thời đó ra sao?”

Thái Công đáp: “ Khi vua Nghiêu trị vì thiên hạ, không trang sức vàng bạc châu báu, không mặc đồ gấm vóc xa hoa, không nhìn vật lạ kỳ, không quí đồ tốt đẹp, không nghe nhạc phóng đãng, không trang hoàng cung viện, không chạm trổ kèo cột, không cắt cỏ trong vườn.

Dùng áo bông mặc khi trời rét, lấy áo vải để che thân, lấy gạo xấu làm cơm, lấy rau hoắc làm canh.

Không bày chuyện bắt dân sưu dịch để thiệt hại mùa màng, dân chúng. Dốc hết tâm trí vào công việc giáo hóa nhân dân.

Quan nào trung chính thi hành pháp luật thì nâng cao ngôi vị, liêm khiết thương dân thì cho bổng lộc nhiều. Ai nhân từ hiếu đễ thì kính yêu, có công trồng trọt thì khích lệ, đạo đức hiền thục thì treo biển nêu danh nơi cổng làng.

Giữ lòng công bình chính trực, dùng pháp luật ngăn cấm điều gian dối. Người mình ghét mà có công thì vẫn thưởng, người mình yêu mà có tội vẫn phạt.

Nuôi dưỡng những người già yếu, góa bụa đơn côi, giúp đỡ các gia đình tai ương chết choc.

Lễ vật dân dâng thì lấy rất nhẹ, thuế má sưu dịch thì cần rất ít nên muôn dân giàu có vui vẻ, không có cảnh đói rét điêu linh. Trăm họ thờ vua như mặt trời, mặt trăng, thương vua như cha mẹ vậy.

Văn Vương nói: “Vĩ đại thay! Cái đức của bậc hiền vương”.

Thiên thứ 3: Quốc vụ

Văn Vương hỏi Thái Công: “Xin cho nghe về việc lớn để trị nước”

Thái Công đáp: “Chỉ cần thương dân”.

Văn Vương hỏi: “Thương dân như thế nào?”

Thái Công đáp: “Làm lợi mà đừng hại, giúp nên mà đừng phá. Để sống mà đừng giết, ban cho đừng chiếm đoạt. Để vui đừng gây khổ, khiến họ mừng mà không giận”.

Văn Vương nói: “Xin giải thích lý do”

Thái Công đáp: “Dân không mất việc là lợi, trồng trọt không lỡ màu là nên. Giảm bớt hình phạt là sống, thu thuế nhẹ là cho. Ít xây cất đền đài là vui, quan lại thanh liêm không sách nhiễu dân là mừng.

Dân bị mất việc là hại, trồng trọt lỡ mùa là hư. Không tội mà phạt là giết, thu thế nặng là đoạt. Xây nhiều đền đài khiến dân mỏi mệt là khổ. Quan lại tham ô sách nhiễu dân lành là giận.

Nên người trị nước chăm sóc dân như cha mẹ thương con, như anh thương em, thấy dân đói rét thì lo, thấy dân khổ nhọc thì buồn, thưởng phạt như chính mình phải chịu, thu thuế như chính mình phải đóng. Đấy là đạo thương dân”.

 Thiên thứ 4: Đại lễ

Văn Vương hỏi Thái Công: “Lễ nghi của đạo vua tôi như thế nào?”

Thái Công đáp: “Trên phải soi xét, dưới phải thâm trầm, soi xét mà không xa dân, thâm trầm mà không giấu giếm. Trên phải chu toàn, dưới phải yên định. Chu toàn là trời, yên định là đất. Có trời có đất thì thành đại lễ”.

Văn Vương hỏi: “Làm chủ như thế nào?”

Thái Công đáp: “Khoan thai mà điềm tĩnh, ôn hòa nhưng thẳng thắn. Định trước mọi việc, cho mà không tranh, khiêm nhường bình dị, lấy sự công bằng mà xử thế”.

Văn Vương hỏi: “Chủ phải nghe như thế nào?”

Thái Công đáp: “Đừng nghe xằng mà hứa, đừng thấy trái mà chống. Hứa sẽ không giữ được, chống sẽ gặp bế tắc. Núi cao trông lên không thấy được ngọn, vực sâu nhìn xuống không lường được đáy. Cái đức của bậc thánh minh là công chính,trầm tĩnh vô cùng”.

Văn Vương hỏi: “Chủ phải sáng suốt như thế nào?”

Thái Công đáp: “Khoan thai mà điềm tĩnh, ôn hòa nhưng thẳng thắn. Định trước mọi việc, cho mà không tranh, khiêm nhường bình dị, lấy sự công bằng mà xử thế”.

Văn Vương hỏi: “Chủ phải nghe như thế nào?”

Thái Công đáp: “Đừng nghe xằng mà hứa, đừng thấy trái mà chống. Hứa sẽ không giữ được, chống sẽ gặp bế tắc. Núi cao trông lên không thấy được ngon, vực sâu nhìn xuống không lường được đáy. Cái đức của bậc thánh minh là công chính, trầm tĩnh vô cùng”.

Văn Vương hỏi: “Chủ phải sáng cuốt như thế nào?”

Thái Công đáp: “Mắt quý ở chổ sáng, tai quý ở chổ rõ, lòng quý ở chổ biết. Lấy mắt của thiên hạ mà xem thì không có gì là không nhìn thấy. Lấy tai của thiên hạ mà nghe, thì không có gì là không nghe thấy. Lấy lòng của thiên hạ mà nghĩ thì không có gì là không biết. Họp dân lại mà làm thì sáng suốt, không gì có thể che lấp được.

 Thiên thứ 5: Minh truyền

Văn Vương nằm trên giường bệnh, cho mời Thái Công Vọng và Thái Tử Phát đến bênh mình và nói: “ Than ôi! Trời sắp bỏ ta. Xã tắc nhà Châu sẽ thuộc về con. Nay ta muốn quốc sư nói về đạo cả để mình truyền cho con cháu về sau”.

Thái công nói: “ Đâị vương muốn hỏi điều chi?”

Văn Vương nói: “Xin nghe về đạo của tiên thánh do đâu mà ngưng trệ, do đâu mà hưng khởi”.

Thái Công đáp: “ Thấy người lành mà khinh, thời cơ đến mà nghi, biết sự trái mà làm, là ba điều khiến cho đạo phải ngưng.

Còn nhu mà tĩnh, cung mà kính, mạnh mà mềm, nhịn mà cứng, là bốn điều khiến cho đạo được hưng khởi.

Nên danh nghĩa thắng dục vọng thì thịnh, dục vọng thắng nhân nghĩa thì mất, kính thắng khinh thì tốt, khinh thắng kính thì bị diệt.”

Thiên thứ 6: Lục thủ

Văn Vương hỏi Thái Công: “Vua là chủ của dân, thế mà cũng có khi mất là vì sao?”

Thái Công đáp: “Vì không thận trọng trong việc giao phó, làm vua có sáu điều phải giữ và ba điều quý”.

Văn Vương hỏi: “Sáu điều phải giữ là gì?”

Thái Công đáp: “Một là nhân, hai là nghĩa, ba là trung, bốn là tín, năm là dũng, sáu là mưu. Đấy là sáu điều phải giữ.”

Văn Vương hỏi:”Làm sao chọn được người có sáu điều này?”

Thái Công đáp:”Giàu có mà không phạm pháp, được quý trọng mà không kêu căng, giao việc mà không thay lòng, sử dụng mà không phải đề phòng, lâm nguy mà không sợ hãi, xử lí công việc mà không lúng túng.

Giàu sang mà không phạm pháp là nhân, cao quý mà không kêu căng là nghĩa, được giao phó mà không đổi lòng là trung, được dùng mà không đề phòng là tín, lâm nguy mà không sợ hãi là dũng, xử lí công việc mà không lúng túng là mưu.

Làm vua không có ba điều quý thì mất quyền uy.”

Văn Vương nói:”Xin hỏi về ba điều quý ấy”.

Thái Công đáp:”Đại nông, đại công, đại thương là ba điều quý.

Nhà nông canh tác trong làng thì lúa gạo đủ ăn. Người thợ hành nghề trong làng thì dụng cụ đủ dùng. Thương gia buôn bán trong làng thì hàng hoá đủ tiêu dùng. Ba điều quý này đặt yên ở mỗi nơi thì dân không lo nghĩ, không loạn trong làng, không loạn trong họ, quan không giàu hơn vua, đô thị không to hơn nước.

Sáu điều giữ được lâu dài thì vua mạnh. Ba điều quý được vuông tròn thì nước yên.”

Thiên thứ 7: Thủ thổ

Văn Vương hỏi Thái Công: “Việc giữ đất đai như thế nào?”

Thái Công đáp:”Không xa người thân, không khinh người lành, an ủi kẻ giúp việc cho mình, chế ngự lân bang ở bốn mặt.

Không mượn người nhiếp chính. Mượn người nhiếp chính sẽ mất quyền hành. Không đào hoang mà đắp gò. Không bỏ gốc mà chừa ngọn.

Mặt trời lên đỉnh đầu thì đất phải nắng, cầm dao phải cắt, cầm rìu phải chặt. Đứng bóng mà không nắng thì trái thời. Cầm dao mà không cắt thì bỏ lỡ dịp bén. Cầm rìu mà không chặt thì giặc sẽ đến nơi.

Nước chảy lâu ngày sẽ thành sông ngòi. Một đớm lửa nhỏ không dập sẽ bốc lên cao. Hai nhánh cây không phạt thì sau phải dùng đến búa to.

Nên làm vua phải lo việc giàu thịnh. Không giàu thì không có gì để làm việc nhân. Không thịnh thì không lấy gì để kết tình thân thiện. Xa người thân thì hại. Mất dan lành thì hỏng.

Không mượn nhân tài, vũ khí của người. Mượn nhân tài và vũ khí của người thì sẽ bị hại, không giũ tròn quyền cai trị của mình.”

Văn Vương hỏi: “ Thế nào là nhân nghĩa?”

Thái Công đáp: “ Kính mến dân lành, kết hợp người thân. Kính mến dân lành thì hoà thuận. Kết hợp người thân thì vui vẻ. Đấy là đầu mối của nhân nghĩa.

Đừng để người khác cướp uy vua, dựa vào sự sáng suốt, thuận với lẽ thường. Người theo thì lấy đức mà dùng, kẻ nghịch thì lấy thế mà diệt.

Không đa nghi thì thiên hạ mới hoà phục.”

Thiên thứ 8: Thủ quốc

Văn Vương hỏi Thái Công: “Việc giữ nước như thế nào?”

Thái Công đáp: “Xin đại vương sống thanh tịnh rồi thần sẽ nói về lẽ bất dịch của trời đất, sự sinh biến của bốn mùa, đạo của bậc thánh nhân và cơ tình của dân gian”.

Vua bèn ăn chay, thanh tịnh bảy ngày, hướng về hướng Bắc lạy hai lạy rồi hỏi.

Thái Công nói: “Trời sinh ra bốn mùa, đất sinh vạn vật, trong thiên hạ có dân, bậc thánh nhân phải trông nom dẫn dắt.

Nên mùa xuân là mùa sinh nở, vạn vật tốt tươi. Mùa hạ là mùa tăng trưởng, vạn vật lớn mạnh. Mùa thu là mùa ngưng tụ, vạn vật đầy đủ. Mùa đông là mùa ẩn tàng, vạn vật yên tĩnh.

Đầy đủ thì ẩn tàng, ẩn tàng rồi lại phát ra không biết đâu là đầu, không biết đâu là đuôi. Thánh nhân so sánh để tìm ra lẽ bất dịch của trời đất.

Nên phải dùng âm mà phát, dùng dương mà hội. Khởi sướng trước trong thiên hạ rồi mới làm, làm khác với lẽ thường để hoà hợp. Không tiến mà tranh, không lui mà nhường. Giữ được như thế thì nước nhà có thể vinh quang như trời đất”.

Thiên thứ 9: Thượng hiền

Văn Vương hỏi Thái Công: “Làm vua phải nâng cái gì? Hạ cái gì? Lấy cái gì? Bỏ cái gì, cấm cái gì, ngăn cái gì?”.

Thái Công đáp: “Làm vua phải nâng người hiền, hạ kẻ dữ, lấy sự thành tín, bỏ điều gian xảo, cấm chuyện bạo tàn, ngăn việc xa hoa. Nên làm vua có sáu điều hư và bảy điều hại”.

Văn vương hỏi: “Xin nghe về lẽ ấy”.

Thái Công đáp: “Sáu điều hư là:

1. Bề tôi cất lâu đài thủy tọa to lớn, đàn hát vui chơi phương hại đến mức độ của vua.

2. Dân không lo trồng trọt, vui thú chơi bời, phạm điều luật cấm, không nghe quan dạy, phương hại đến phong hóa của vua.

3.  Bề tôi cấu bè kết đảng, che lấp người hiền trí, ngăn trở sự sáng suốt của chủ, phương hại đến quyền hành của vua.

4. Kẻ sĩ có ý chống đối, nhờ tiết tháo thanh cao mà có uy thế, ngoài thì kết giao với chư hầu, không tôn trọng chúa, phương hại đến uy danh của vua.

5.  Bề tôi khinh rẻ tước ngôi, làm điều xấu xa gây khó khăn cho thượng cấp, phương hại đến công lao của bậc cung thần.

6. Những tông phái mạnh chiếm đoạt quyền hành, áp bức người nghèo yếu, phương hại đến nghề nghiệp của dân.

Bảy điều hại là:

1.  Những kẻ không trí lược quyền mưu mà được trọng thưởng tước cao nên hùng hổ coi thường, cậy vào sự rủi may. Vua phải cẩn thận, không nên cho làm tướng.

2. Những kẻ có tiếng mà không có tài, ra vào dị nghị, phô bày điều tốt che giấu việc hay, khéo lui khéo tiến. Vua phải cẩn thận không nên bàn mưu.

3. Những kẻ hình dáng ra vẻ chất phát, ăn mặc giản gị, đối đáp như không cầu danh, nói năng có vẻ không cầu lợi, là người giả dối. Vua phải cẩn thận không nên gần gũi.

4. Những kẻ đai mũ khác người, mặc đồ kì dị, hay nghe biện bác, bàn luận cao xa, ở nơi vắng vẻ, cho mình là tốt, chê bai thế tục, là người gian xảo. Vua phải cẩn thận, không nên sủng ái.

5.  Những kẻ dèm pha, nịnh hót để cầu quan tước, tham lam vô độ, coi thường cái chết, thấy lợi thì làm, không nghĩ đại sự, đặt điều hư thực, nói trước mặt vua. Vua phải cẩn thận không nên tin dùng.

6. Những kẻ hành nghề chạm trổ đồ gang sắt, tuy khéo léo đẹp đẽ nhưng có hại cho việc nhà nông. Vua phải cấm đoán.

7.  Những kẻ có thuật dị kì giả dối, đồng bóng tà đạo, nói điều không tốt, mê hoặc dân lành. Vua phải ngăn cấm.

Cho nên, dân không cố gắng thì không phải là dân của ta. Kẻ sĩ không thành tín thì không phải là kẻ sĩ của ta. Tướng quốc mà không biết làm cho nước giàu dân mạnh, điều hòa âm dương để làm yên lòng vua, sửa sai quần thần, dùng người tài danh, khiến cho muôn dân vui vẻ, thì không phải là tướng quốc của ta.

Đạo làm vua như đầu rồng, ngựa trên cao để nhìn xa, quan sát kỹ để nghe rõ, chỉ rõ lộ trình như trời cao không thể đến, như vực sâu không thể đo.

Cho nên điều đáng giận mà không giận thì gian thần lộng hành, đáng giết mà không giết thì giặc lớn nổi lên, quân đội mà không tăng cường thì nước địch sẽ mạnh hơn”.

Văn Vương nói: “Thật là hay lắm”.

Thiên thứ 10: Cử hiền

Văn Vương hỏi Thái Công: “Vua lo cử người hiền mà không nên việc gì cả, khiến đời càng thêm loạn đến nỗi bị nguy vong là vì sao?”

Thái Công đáp: “Cử người hiền mà không dùng thì chỉ có tiếng là cử hiền mà không thực sự dùng hiền”.

Văn vương hỏi: “Lỗi đó tại ai?”

Thái Công đáp: “Lỗi đó là vì vua chỉ thích dùng người theo lời khen ở đời, nên không được người hiền chân chính”.

Văn Vương hỏi: “Tại sao vậy?”

Thái Công đáp: “ Vua thấy người đời khen thì cho là người hiền, thấy người đời chê thì cho là không hiền. Nên nhiều người phe đảng ủng hộ thì có thể tiến thân, người ít phê đảng ủng hộ thì phải đưa về. Do đó mà bọn gian tà liên kết để che giấu người hiền.

Do đó trung thần vô tội mà bị chết, gian thần nhờ hư danh mà được tước vị, nên đời càng loạn, thì nước không tránh khỏi cảnh nguy vong”.

Văn Vương hỏi: “Cử người hiền như thế nào?”

Thái Công đáp: “Phân định chức vụ tướng quân và tướng quốc rồi chọn người hiền ra làm quan bằng cách thi tuyển danh tài, tài phải xứng với danh, danh phải xứng với tài thì mới đúng là cử người hiền.”

Thiên thứ 11: Thưởng phạt

Văn Vương hỏi Thái Công: “Thưởng cốt để khen, phạt cốt để ngăn. Nay trẫm muốn thưởng một người để khuyên trăm người, phạt một người để răn dân chúng thì phải làm như thế nào?”

Thái Công đáp: “Thưởng quý ở chữ tín, phạt quý ở chữ đúng. Thưởng cho đúng công, phạt cho đúng tội, để cho mọi người nghe thấy, thì những người không nghe thấy không khỏi không thầm phục.

Lòng thành còn thấu đến trời đất, thông đến thần linh, huống hồ là đối với con người”.

Thiên thứ 12: Binh đạo

Vũ Vương hỏi Thái Công: “Đạo dùng binh như thế nào?”

Thái Công đáp: “Phạm đạo dùng binh không gì hơn một. Nắm vững được một, thì có thể từ đó tung hoành.

Một lấy đạo làm gốc, lấy thân biến hóa làm ngọn, tùy thời cơ mà sử dụng, tùy thời thế mà thể hiện, do vua mà hình thành. Nên bậc thánh vương gọi việc binh là việc hệ trọng bất đắt dĩ mới dùng đến.


VÕ THAO: DỤNG BINH

 Thiên thứ 1: Phát khải

      Văn Vương ở đất Phong, mời Thái Công đến mà nói rằng: “ Than ôi, vua Thương tàn ác vô cùng, giết hại người vô tội. Khanh đang có cách gì để giúp đỡ dân đang đau khổ chăng?”

Thái Công đáp: “Vua nêm sửa đức để người hiền cảm phục, ban ân để dân thấy đạo trời.

Không có tai ương thì không thể khởi xướng đạo trời. Không có tai họa thì không thể toan tính đạo người.

Phải lấy thiên tai và nhân họa thì mới mưu được việc lớn. Phải thấy được phải trái thì mới biết được lòng người. Phải thấy bên ngoài và bên trong thì mới rõ được ý người, phải thấy chỗ sơ hở và chỗ thân thì mới hiểu được tính người.

Bây giờ theo đạo mà làm, đạo sẽ được thi hành, theo cửa mà vào, theo cửa sẽ được mở cho vào. Đặt ra việc lễ, lễ nghi sẽ thành. Đấu tranh bằng sức mạnh, sức mạnh sẽ chiến thắng.

Toàn thắng mà không phải đánh nhau, không cần lập đại binh, cảm thông đến quỷ thần. Huyền diệu thay!

Đối với người, cùng bị bệnh thì cứu nhau, cùng bị thương thì dựa vào nhau, cùng bị ghét thì giúp nhau, cùng thích thì hợp nhau. Nên không cần giáp binh mà vẫn thắng. Không cần xung đột, mà vẫn tiến công, không cần hào lũy mà vẫn cố thủ.

Người có trí lớn không cần đến trí, có mưu cao không cần đến mưu, có dũng khí không cần đến dũng, có lợi to không cần đến lợi.

Làm lợi cho thiên hạ thì thiên hạ chào đón, làm hại cho thiên hạ thì thiên hạ chối từ. Thiên hạ không phải của một người, thiên hạ là của cả thiên hạ. Chiếm lấy thiện hạ như việc săn thú, mà mọi người đều tin rằng mình sẽ được chia phần thịt, cũng như ngồi chung thuyền mà sang sông, qua được thì cũng có lối đi, mà thất bại thì cùng bị hại, nên tất cả đều chờ đón mà không chối từ.

Không lấy của dân là chiếm được dân, không lấy của nước là chiếm được nước, không lấy của thiên hạ là chiếm được thiên hạ.

Không lấy của dân thì dân làm lợi cho mình, không lấy của nước thì nước làm lợi cho mình. Không lấy của thiện hạ thì thiên hạ làm lợi cho mình.

Cho nên đạo hay ở chỗ không thể thấy, sự hay ở chỗ không thể nghe, thắng hay ở không thể biết. Huyền diệu thay!

Chim cắt sắp bắt mồi thì ngưng bay thu cánh, thú dữ sắp vồ thì nép mình cụp tai, thánh nhân sắp hành động thì có vẻ dại khờ.

Nay ở nước Thương, dân chúng ngờ vực lẫn nhau, tinh thần hoang mang, đời sống khổ cực vô cùng. Đấy là cái điềm mất nước.

Ta nhìn thấy ngoài đồng cỏ nhiều hơn lúa, dân chúng thì gian nhiều hơn ngay, quan lại thì tham tàn bạo ngược, bất chấp cả luật pháp trên dưới đều không giác ngộ. Đấy là lúc mất nước.

Đại minh phát ra thì muôn vật đều sáng. Đại nghĩa phát ra thì muôn vật đều lợi. Đại binh phát ra thì muôn vật đều phục tùng.

Vĩ đại thay! Cái đức của thánh nhân! chỉ nghe chỉ thấy cũng đủ vu lòng”.

Thiên thứ 2: Văn khải

     Văn Vương hỏi Thái Công: “Thánh nhân phải giữ điều gì?”

Thái Công đáp: “Phải lo nghĩ, xót xa, quan tâm đến vạn vật. Xót xa lo nghĩ, quan tâm thì vạn vật sẽ hết lòng vì mình. Chính sách ban ra, ai cũng biết. Thời cơ chưa đến, ai cũng biết lúc đổi thay. Thánh nhân giữ điều này mà cảm hóa vạn vật.

Phàm cái gì đến chỗ cùng tận thì trở lại lúc ban đầu. Muốn tốt muốn nhàn thì khéo léo mà cầu mong. Cầu mong mà được thì không thể không giữ lấy, đã giữ lấy thì không thể không hành động, đã hành động thì không nên  khoe mình.

Trời đất không khoe mình nên tồn tại lâu dài. Thánh nhân không khoe mình nên nên tên tuổi rạng rỡ.

Xưa Thánh nhân tập hơp người lại thành nhà, tập hợp nhà lại thành nước, hợp nước lại thành thiên hạ, phong hầu cho người hiền, lập thành vạn quốc, gọi là đại kỉ.

Đặt ra chính sách, dạy dỗ, dựa theo phong tục của dân, sửa điều trái thành ngay, thay hình đổi dạng muôn nước đều thông, khắp nơi đều vui vẻ, mọi người đều thương vua, gọi là đại thịnh.

Ôi, Thánh nhân lo ổn định, hiền nhân lo chỉnh đốn, kẻ ngu không thể chỉnh nên tranh chấp với người trên, nên có nhiều hình phạt, hình phạt nhiều thì dân lo lắng, dân lo lắng nên lưu vong khắp nơi, trên dưới sống không yên, cứ thế kéo dài từ đời này sang đời kia gọi là đại thất.

Người trong thiên hạ ví như dòng nước chảy, hễ ngăn thì dừng, mở thì chảy, yên thì trong.

Thần diệu thay! Thánh nhân thấy được cái khởi đầu thì biết được sự kết thúc”.

Văn Vương hỏi: “Làm sao yên?”

Thái Công đáp: “Trời có hình tượng của trời, dân có đời sống bình thường, cùng dân chung sống thì thiên hạ yên. Xưa bậc minh quân noi theo đó mà cảm hóa dân, dân được cảm hóa thì tuân theo chính sách, nên làm nên sự nghiệp, giàu có. Đấy là cái đức của thánh nhân”.

Văn Vương nói: “Lời nói của người rất hợp với lòng ta vậy. Ta sẽ đêm ngày ghi nhớ không quên đển dùng làm đạo”.

Thiên thứ 3: Văn phạt

    Văn Vương hỏi Thái Công: “ Văn phạt là thế nào?”

 Thái Công đáp: “Văn phạt có mười hai điều:

+ Điều 1:  Tùy sở thích của người mà chiếu theo ý họ, họ sẽ sinh lòng kiêu hãnh, sẽ hay gây sự, ta nhân dịp đó mà trừ đi.

+ Điều 2: Thân thiện với người họ yêu quý để chia xẻ uy quyền, một người mà hai lòng nội bộ ắt suy, trong triều không có trung thần thì xã tắc phải nguy.

+ Điều 3:  Mua chuộc những người thân cận để gây cảm tình. Thân ở trong mà lòng ở ngoài thì nước sẽ bị hại.

+ Điều 4: Cho họ hưởng lạc để làm tan ý chí, biếu nhiều châu ngọc, hiến dâng gái đẹp để mua vui, nói năng khiêm nhường thuận với lẽ phải thì họ sẽ không tranh, gian kế ấy sẽ thành.

+ Điều 5: Đối với trung thần không được hối lộ, vờ lưu giữ họ, khiến cấp trên không nghi họ mà thay ngay kẻ khác. Ta đối với họ thành thật, thân mật và tin tưởng. Vua sẽ triệu họ về mà nghiêm trị. Khi đó ta có thể mưu việc lấy nước.

+ Điều 6:  Mua chuộc bên trong, li gián bên ngoài, khiến cho quan giỏi giúp bên ngoài, địch đánh vào trong thì họ không tránh khỏi mất nước.

+ Điều 7:  Muốn nắm được lòng người thì phải biếu xén thật nhiều, thu phục những người thân cận trung tín với vua, chỉ ra cái lợi khiến họ lơ là công việc mà gây nên sự suy yếu trong nước.

+ Điều 8:  Hối lộ đò quý báo rồi nhân đó cùng mưu tính công việc. Mưu có lợi thì họ phải tin, gọi là trung thân (đã thân lại thêm thân), thân nhiều thì ta có thể dùng. Ở trong nước mà lòng hướng ngoại thì nước sẽ đại bại.

+ Điều 9:  Tôn cho họ một danh vị mà không hại đến bản thân họ. Biểu dương thế lực cho họ tin tưởng mà sinh lòng tôn kính. Trước hết làm cho họ được vinh quang, vờ coi họ như thánh thần thì có thể lấy được nước.

+ Điều 10:  Hạ mình cho họ tin để biết rõ tình hình, tuỳ theo ý họ mà ứng biến, như cùng chung sống với nhau, lúc đã được lòng họ thì từ từ mà thu phục dân chúng, chờ khi thời cơ đến là lúc Trời diệt họ.

+ Điều 11:  Dùng đạo để che lấp. Từ quan đến dân không ai là không thích giàu sang phú quý, ghét sự chết chóc và tội lỗi. Ta tỏ ra cao quý rồi lén đem báo vật thu phục hào kiệt. Bên trong chất chứa nhiều mà ngoài thì ra vẻ thiếu thốn. Ngầm kết nạp tu sĩ để tính kế bàn mưu, thu dụng dũng sĩ để nâng cao uy thế. Giàu sang sung túc thì vây cánh càng đông, đồ đảng càng nhiều. Đấy là bưng bít. Có nước mà bị bưng bít thì làm sao gọi là có nước?

+ Điều 12:  Nuôi dưỡng loạn thần để mê hoặc vua, hiến nhạc dâm, gái đẹp để quyến rũ vua, nhường chó tốt ngựa hay để giải khuây, cho quyền thế lớn để dụ dỗ. Khi đã kiểm soát được trên thì cùng thiên hạ mưu đồ việc lớn.

Đầy đủ mười hai điều này thì việc binh sẽ thành. Đấy là trên xem trời, dưới xem đất, điều kiện xuất hiện thì có thể đánh chiếm”.

Thiên thứ 4:  Thuận khải

    Văn Vương hỏi Thái Công: “Làm thế nào để trị thiên hạ”.

Thái Công đáp:   “Lượng phải bao trùm thiên hạ rồi sau mới chứa được thiên hạ.

Tín phải bao trùm thiên hạ rồi sau mới giữ được thiên hạ.

Quyền phải bao trùm thiên hạ rồi sau mới không mất thiên hạ.

Làm mà không nghi thì vận trời không thể rồi, thời thế không thể thay đổi.

Sáu điều này có đầy đủ thì mới cai trị được thiên hạ.

Cho nên có lợi cho thiên hạ thì thiên hạ chào đón, có hại cho thiên hạ thì thiên hạ chối từ.

Cho thiên hạ sống thì thiên hạ ghi ân. Giết hại thiên hạ thì thiên hạ làm giặc.

Soi thấu thiên hạ thì thiên hạ cảm thông. Đưa thiên hạ đến chổ cùng cực thì thiên hạ thì thiên hạ oán thù.

Làm cho thiên hạ yên thì thiên hạ tin cậy. Làm cho thiên hạ nguy thì thiên hạ hại mình.

Thiên hạ không phải của một người, nhưng người có “ĐẠO” thì nắm được cả thiên hạ”.

Thiên thứ 5: Tam nghi

        Võ Vương hỏi Thái Công: “Trẫm muốn lập nên nghiệp lớn, nhưng có ba điều nghi ngại: sợ sức mình không thể đánh nước mạnh, không li gián được người thân, không phân chia được dân chúng. Vậy phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Phải mưu tính cẩn thận và dùng nhiều tiền của.

Muốn đánh nước mạnh, phải dưỡng họ cho mạnh, giúp học khuếch trương. Mạnh quá phải gãy, trương quá phải khuyết.

Dùng nước mạnh đánh nước mạnh. Dùng người thân li gián người thân.

Dùng dân chúng phân chia dân chúng.

Phàm đạo dùng mưu, quý ở điểm chu đáo. Tùy sự mà địch, lấy lợi mà nhử thì họ sẽ sinh lòng tranh chấp.

Muốn chia rẽ nội bộ họ thì tùy theo sở thích của họ mà làm cho người họ yêu quý, cho điều họ muốn,vạch rõ điều lợi, rồi nhân đó mà làm họ chia rẽ nhau. Họ thấy lợi thì vui, nhưng đừng cho họ thỏa mãn. Khi gây được hiềm nghi thì dừng lại.

Về phép tấn công, trước phải che mắt địch rồi mới đánh vào chỗ mạnh. Diệt điểm lớn của địch, tránh làm hại cho dân.

Dùng sắc quyến họ mê, dùng lợi nhử họ ăn, dùng hương vị quyến rũ họ, dùng ca nhạc giúp vui. Đã xa người thân ắt phải xa dân.

Đừng cho họ biết mưu kế, cũng đừng để họ biết ý định của mình, ngầm giúp dân để thu phục nhân tâm thì có thể thành công.

Ban ân cho dân thì đừng tiếc của. Dân như trâu, ngựa, phải chăm nom nuôi nấng, nghe và thương mến họ.

Lấy lòng mở mang trí tuệ, dùng trí tìm của, lấy của thu dân, dùng dân đón người hiền.

Đón được người hiền thì làm vua thiên hạ”.


LONG THAO: TUYỂN TƯỚNG

Thiên thứ nhất: Vương dực

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Vua mang quân đi đánh phải có tay chân vây cánh để tạo nên uy thần, muốn vậy thì phải làm thế nào?”

  Thái Công đáp: “Phàm cất quân đi đánh, thì dùng tướng làm mệnh. Mệnh cốt ở chổ thông suốt, chứ không theo một phép nhất định. Tùy theo khả năng mà giao phó nhiệm vụ, tận dụng sở trường của từng người, lấy sự tùy cơ ứng biến làm nguyên tắc.

Nên tướng có 72 người làm tay chân vây cánh, ứng theo số trời định để nghiên cứu phương pháp, hiểu rõ nguyên lí, đủ tài hay thuật lạ, thì mọi việc đều xong cả”.

Võ Vương nói: “Xin hỏi về từng mục”.

Thái Công đáp: “Tâm của một người, chuyên về mưu lược, đối phó cấp thời, diệt trừ biến loạn, nắm trọn mưu kế để bảo toàn tính mạng của dân.

Mưu sĩ:  5 người, lo sự an nguy, tính việc chưa xảy đến, xem xét đức hạnh tài năng, thưởng phạt nghiêm minh, bổ nhiệm quan tước, quyết đoán sự hiềm nghi, định việc nên hay đừng.

+ Thiên văn:  3 người, chuyên xem tinh tú, khí hậu dự đoán ngày giờ, quan sát sự linh ứng, kiểm chứng thiên tai chuyện lạ, biết rõ lòng người và thời cơ tiến lui.

+ Địa lợi: 3 người, lo việc tiến dừng của ba quân, tình thế lợi hại, tin tức gần xa, dễ hay khó, sông núi cách trở ra sao, để không mất địa lợi.

+ Binh pháp:  9 người, nghiên cứu những điểm khác nhau, hành động thành bại, huấn luyện ba quân, chỉ ra những điều sai của binh pháp.

Thông lương: 4 người, lo việc ăn uống, tích trữ lương thực, chuyển vận ngũ cốc, khiến ba quân không bị thiếu thốn.

+ Phần uy: 4 người, chuyên chọn người tài đức, nghiên cứu binh lược, đánh như gió thổi, sấm vang, khiến địch không biết đến từ đâu.

Phục cổ kì: 3 người lo việc dùng cờ trống, làm sáng tai mắt ba quân,mạo chứng thu ấn tín, giả hiệu lệnh đối phương, đi lại trong đêm tối xuất nhập như thần:

Cố vấn: 4 người, đảm nhiệm công tác nặng nề, sửa hào đắp lũy, phòng ngự địch quân.

Thông tài: 3 người, chuyên tìm chổ sơ sót, sửa chữa lỗi lầm, tiếp đãi tân khách, bàn bạc chuyện trò giải quyết việc rắc rối.

Quyền sĩ: 3 người, chuyên làm điều quỹ quyệt, đặt chuyện dị kì, biến trá vô song, không ai biết được.

Nhĩ mục: 7 người, đi lại nghe ngóng tin tức, quan sát biến động, xem xét công việc bốn phương và tình hình trong quân ngũ.

+ Trảo nha: 5 người, chuyên nâng cao uy vũ khích lệ ba quân, khiến họ hăng hái không ngại xông pha chốn hiểm nguy.

Vũ dực: 4 người, chuyên tuyên truyền danh tiếng, kinh động bốn cõi, làm nao núng lòng địch.

+ Du sĩ: 8 người, chờ dịp có âm mưu gian biến móc nối cảm tình, xét ý hướng địch để làm gián điệp

Thuật sĩ: 2 người, lợi dụng quỷ thần làm điều giả dối để mê hoặc lòng dân.

Phương sĩ:  2 người, rành về thuốc men, trị lành bệnh và thương tích.

+ Pháp toán:  2 người, lo việc kế toán trong ba quân, xuất nhập vật dụng, doanh trại, lương thực, tiền của”.

Thiên thứ hai: Luận tướng

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Phép luận tướng như thế nào?”

Thái Công đáp: “Tướng có năm điều hay và mười điều lợi”.

Võ Vương hỏi: “Xin hỏi về từng mục”.

Thái Công đáp: “Năm điều hay là dũng, trí, nhân, tín, trung.

+ Dũng thì không thể xâm phạm.

+ Trí thì không thể rối loạn.

+ Nhân thì hay thương người.

+ Tín thì không dối trá.

+ Trung thì không ở hai lòng.

Mười điều lợi là:

Dũng mà coi thường cái chết. Gấp mà trong lòng vội vã. Tham mà ham lời. Nhân mà không nỡ giết người. Trí mà nhút nhát. Tín mà hay tin người. Liêm mà không thương người. Trí mà chậm chạp. Cương mà chỉ theo ý mình. Nhu mà hay nghe người.

Dũng mà coi thường cái chết thì bị hại. Tham mà ham lợi thì sơ suất. Nhân mà không nỡ giết người thì sinh phiền nhiễu. Trí mà nhút nhát thì bị khốn đốn. Tín mà hay tin người thì bị lừa gạt. Liêm mà không thương người thì bị khinh nhờn. Trí mà chậm chạp thì bị đánh úp. Cương mà chỉ theo ý mình thì thành tai hại. Nhu mà hay nghe người thì bị chèn ép.

Nên việc binh là việc trọng đại, là đạo mất còn của một nước. Mệnh ở trong tay của người tướng nên tướng là người phò tá nước nhà mà xưa kia các bật tiên vương vốn rất coi trọng. Khi phong người làm tướng không thể không xét kỹ.

Cho nên thường nói rằng, binh không thắng hai lần, cũng không thua hai lần, không mất nước thì cũng bị mất tướng tàn quân”.

Võ Vương nói: “Thật là hay vậy”.

Thiên thứ ba: Tuyển tướng

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi vua cử binh, muốn tuyển chọn anh hùng, làm sao phân biệt tài cao thấp của kẻ sĩ?”.

Thái Công đáp: “Diện mạo của kẻ sĩ thường không giống với bên trong”.

– Có người nghiêng mà không hiền.

– Có người hiền mà trộm cắp.

– Có người cung kính bề ngoài mà trong lòng khinh người.

– Có người tỏ ra liêm khiết mà không thật thà.

– Có người chung thủy mà bất nghĩa.

– Có người nồng hậu mà không thành tâm.

– Có người giỏi mưu mà không quả quyết.

– Có người quả cảm mà không tài năng.

– Có người thật thà mà không tin được.

– Có người hốt hoảng mà không trung trực.

– Có người quỷ quyệt mà làm nên công.

–  Có người ngoài dạn mà trong nhát.

– Có người trang nghiêm mà dễ dãi.

– Có người quát tháo mà bình tĩnh.

– Có người dáng xấu xa, nhưng khi ra ngoài thì ngang dọc vẫy vùng, không có gì là không làm được. Thiên hạ khinh thường mà thánh nhân quý trọng. Người thường không thể biết nếu không là bật cao minh thì không nhìn thấy điều này. Đấy là điện mạo kẻ sĩ, không giống với suy nghĩ bên trong.

Võ Vương hỏi: “Làm sao mà biết được?

Thái Công đáp: “Có tám cách để biết”

–  Một là dùng lời mà hỏi để xem xét cách ăn nói.

–  Hai là cố tình trách móc để xem sự đổi thay.

–  Ba là cho biết âm mưu để xem lòng thành thật.

–  Bốn là thăm hỏi rõ ràng để xem đức độ.

–  Năm là sai khiến bằng tiền để xem tính thanh liêm.

–  Sáu là thử sắc đẹp để xem sự trinh khiết.

–  Bảy là cho biết khó khăn để xem lòng can đảm.

–  Tám là chuốc rượu cho say để xem thái độ.

Thử bằng tám cách này thì phân biệt được kẻ ngu người hiền”.

 Thiên thứ bốn : Lập tướng

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Đạo lập tướng như thế nào?”.

Thái Công đáp: “Khi đất nước lâm nguy thì vua rời khỏi chính điện, mời vị tướng vào mà dụ rằng “Xã tắc yên nguy, đều do nơi tướng quân. Nay có nước Mỗ không thuần phục, mong tướng quân đem binh đối phó”.

Khi tướng đã nhận mệnh, vua sai quan Thái sư xem xét thiên văn, ăn chay ba hôm nơi Thái miếu, nghiên cứu linh quy, chọn ngày tốt để trao búa rìu.

Vua vào trong miếu, đứng ở cửa bắc, cầm lưỡi búa trao cho tướng mà nói rằng ‘Từ nay trở đi từ mặt đất đến vực thẳm đều do tướng quân chế ngự. Thấy địch yếu thì tiến, địch mạnh thì dừng, không vì quân đông mà khinh địch, chớ vì nhận mệnh mà phải chết. Đừng cho mình cao quý mà khinh người, không độc đoán mà phản bội lòng dân, cũng không nên cho lời của mình là đúng. Quân chưa ngồi thì không ngồi, quân chưa ăn thì không ăn, cùng chung cảnh ấm no đói rét, như thế thì sĩ tốt sẽ chiến đấu quên mình”.

Tướng nhận mệnh xong bái tạ ân vua mà đáp rằng: “Thần nghe nói, nước không thể trị từ bên ngoài, quân không thể trị từ bên trong. Kẻ có hai lòng không thể thờ vua, người nhụt chí không thể đánh giặc. Nay thần đã chịu mệnh vua, nắm trọn quyền uy lãnh đạo, thần không dám tham sống trở về, xin vua hạ lệnh cho thần, nếu vua không cho phép thì thần không dám làm tướng”.

Vua nhận lời, tướng bèn cáo biệt ra đi. Mọi việc trong quân ngũ đều không theo lệnh vua, mà tuân theo lệnh tướng. Gặp địch chỉ quyết chiến, chứ không có hai lòng.

Như vậy thì trên không có trời, dưới không có đất, trước không có địch, sau không có vua. Nên bậc tài trí mới có công giúp vua, người vũ dũng mới gắng sức dẹp giặc. Khí thế cao vút tận mây xanh, tiến nhanh như ngựa phi nước đại, quân chưa giao chiến mà địch đã đầu hàng.

Ngoài thì chiến thắng địch, trong lập được công to, quan được thăng cấp, quân được ban thưởng, trăm họ vui mừng, không còn gặp cảnh tai ương. Do đó mà bốn mùa mưa thuận gió hoà, ngũ cốc phong phú, xã tắc yên vui”.

Võ Vương nói: “Thật là hay lắm”.

 Thiên thứ năm : Tướng uy

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Tướng lấy gì làm uy, lấy gì làm sáng, lấy gì làm răn mà lệnh được thi hành?”

Thái Công đáp: “Tướng lấy việc diệt lớn làm uy, thưởng nhỏ làm sáng, hình phạt làm răn mà lệnh được thi hành.

Nên giết một người mà ba quân run sợ thì phải giết. Thưởng một người mà vạn người đều vui thì nên thưởng. Việc giết quý ở chỗ không kể người cấp to, việc thưởng quý ở chỗ kể cả người cấp nhỏ. Giết đến quan đang có địa vị cao quý là phạt đến cấp cao nhất. Thưởng đến kẻ chăn trâu tắm ngựa là thưởng đến tận kẻ dưới.

Phạt đến kẻ trên cùng, thưởng đến tận kẻ dưới là những việc làm tăng thêm uy quyền của người tướng vậy”.

 Thiên thứ sáu: LỆ QUÂN

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Trẫm muốn khiến cho ba quân, lúc công thành thì tranh nhau lên, khi dã chiến thì tranh nhau tiến, nghe chiêng khua mà giận, nghe trống đánh mà mừng thì phải làm thế nào?”

 Thái Công đáp: “Tướng có ba điều cần biết”.

Võ Vương hỏi: “Xin hỏi từng mục”.

Thái Công đáp: “Tướng mà mùa hè không cần quạt, mùa đông không mặc áo lông cừu ,gặp mưa không che lọng, gọi là Lễ Tướng. Làm tướng mà thân không giữ lễ, thì không biết được sự nóng rét của sĩ tốt.

Ra chốn hiểm trở, vào nơi sình lầy, tướng phải đi trước, gọi là Lực Tướng. Làm tướng mà bản thân không lao lực thì không biết được sự cực khổ của sĩ tốt.

Quân đã yên nghỉ, tướng mới vào nhà. Cơm đều chín cả, tướng mới đến ăn. Quân không đốt lửa, tướng cũng khôgn đốt. Gọi là Chỉ dục Tướng. Làm Tướng mà không nếm qua cảnh cực khổ thì không biết được sự đói lo của sĩ tốt.

Tướng cùng sĩ tốt chung cảnh nóng rét, cực khổ, đói no thì khi nghe trống đánh ba quân đều mừng, nghe chiêng khua ba quân đều giận, gặp thành cao hào sâu, tên bay đá ném vẫn tranh nhau lên, đao kiếm giáp nhau vẫn tranh nhau tiến, không phải là họ thích bị thương vong, mà vì tướng biết đến cảnh ấm no đói rét, hiểu rõ sự lao khổ của họ”.

 Thiên thứ bảy: Âm phù

     Võ Vương hỏi Thái Công: Đem quân vào sâu đất chư hầu, nếu trong ba quân chợt có việc hoãn gấp có thể có lợi, có thể có hại. Vua với tướng muốn thông báo nhau từ gần đến xa, tiếp ứng nhau từ trong ra ngoài, cung cấp nhu cầu cho ba quân thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Vua và tướng có thứ âm phù: (ám hiệu)

–   Thứ đại thắng dài một thước

–   Thứ giết quân bắt tướng dài 9 tấc

–   Thứ chiếm đất hạ thành dài 8 tấc

–   Thứ báo tin đuổi địch dài 7 tấc

–   Thứ răn quân kiên thủ dài 6 tấc

–   Thứ xin lương thêm binh dài 5 tấc

–   Thứ quân thua tướng mất dài 4 tấc

–   Thứ bất lợi, chết quân dài 3 tấc

Những người nhận lệnh thi hành âm phù cần phải thận trọng, nếu việc trong âm binh bị tiếc lộ thì người nghe kẻ nói đều bị giết.

Vua và tướng dùng tám thứ âm phù này để bí mật thông báo tin tức với nhau chứ không dùng lời nói câu văn.

Đấy là một thuật để trong ngoài hiểu nhau, nên dù địch có thánh trí cũng không thể biết được”.

 Thiên thứ tám: Âm thư

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Đem quân vào sâu đất chư hầu, vua và tướng muốn họp quân lại để hành sự, biến hoá vô cùng, hay mưu tính việc lợi trong khi địch bất trắc, như thế công việc rất nhiều mà âm phù không diễn tả được, đôi bên lại xa cách, không thể dùng lời nói thông tin với nhau, thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Khi có chuyện mất hay toan tính việc lớn thì nên dùng thư mà không dùng phù. Vua viết thư cho tướng, tướng viết thư hỏi vua. Thư từ đều dùng cách hợp nhất phân chia, ba người phát đưa mà chỉ một người biết, nghĩa là lấy ý trong thư chia ra làm ba phần, giao cho ba người mang đi, nên không ai rõ được sự tình. Như thế gọi là âm thư, dù địch có thánh trí cũng không thể biết được”.

 Thiên thứ chín: Quân thế

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Phép công phạt như thế nào?”

 Thái Công đáp: “Phải nhân sự biến động của địch giữa hai trận đánh mà phát ra thế kì chính vô tận.

Cho nên việc đến không cần bàn, dùng binh không cần bàn nhiều và ít có thời gian, binh đã dùng thì hình dáng không thể lấy nó, chợt đi chợt đến, không ai chế ngự được. Đó mới là biết cách dùng binh.

Phàm việc binh hễ nghe thì bàn bạc, thấy thì mưu đồ, biết liệu chỗ khó khăn, phân biệt việc nguy hiểm. Nên người thiện chiến không chờ đến lúc dàn quân, kẻ khéo trị đã biết diệt trừ khi hoạ chưa xảy đến.

Người giỏi thắng địch, thắng từ lúc vô hình, khi ra trận không được giao chiến. Cho nên tranh thắng nơi trận mạc không phải là tướng giỏi,  phòng bị khi đã mất không phải là bậc thánh, dạy dỗ như mọi người không phải là bậc thánh, trị giống như mọi người không phải là bậc quốc sư, tài nghệ như mọi người không phải là bậc quốc công.

Không gì lớn hơn là việc đã thành. Không gì khéo hơn là bình tĩnh hành động, không gì hay hơn là bất ngờ. Mưu không gì tốt hơn là kín đáo. Người thắng trước là kẻ đã thấy chổ yếu của địch rồi mới đánh, nên chỉ làm một nửa mà hiệu suất gấp bội.

Thánh nhân xem sự biến động của trời đất mà biết được giềng mối, xét đạo âm dương mà tuỳ thế tuỳ thời. Trời đất đầy vơi là lẽ thường, vạn vật sống chết là do hình tượng của trời đất, nên chưa thấy hình dạng mà đánh thì dù đông vẫn thua.

Người thiện chiến, sẵn có tinh thần bất khuất, thấy thắng thì khởi binh, không thắng thì đừng, nên mới nói rằng không sợ hãi mà cũng không do dự. Trong phép dùng binh, do dự là một điều tai hại nhất. Tai vạ trong ba quân, cũng không có gì hơn là hồ nghi.

Người thiện chiến, thấy lợi không thể mất, gặp thời không hồ nghi, vì để mất lợi thì sau phải gánh lấy tai ương.

Nên người có trí, tuỳ thời mà không bỏ lợi. Kẻ khoé tính, cương quyết mà không phân vân, như sấm không kịp che tai, chớp nhanh không kịp nhắm mắt, đi mau như sợ hãi, dùng binh như điên cuồng, ai ngăn thì phải vỡ, ai gần thì phải chết, không ai có thể chống cự.

Tường tướng không nói mà giữ được là thần, không nhìn mà thấy được là minh (sáng). Nên biết đạo thần minh thì trong rừng không có giặc hoành hành, trước mắt không có nước đối lập”.

 Thiên thứ mười: Kì binh

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Điều quan trọng trong phép dùng binh như thế nào?”

Thái Công đáp: “Xưa kia, những người thiện chiến không phải đánh ở trên trời, cũng không phải đánh ở dưới đất, mọi việc thành bại đều do “thế” mà ra. Được thế thì thịnh, thất thế thì mất.

Thường giữa hai trận đánh, ta dàn quân cởi giáp cho sĩ tốt nghỉ ngơi,  thi hành kế hoạch của trận đánh.

Đóng nơi cây cỏ rậm rạp để có chỗ ẩn nấp, nơi hang sâu hiểm trở để ngăn xe chống kị binh, nơi núi rừng quan ải để dùng ít đánh nhiều, nơi ao đầm âm u để che giấu hình dáng, nơi đồng trống quang đãng để dùng sức tranh hùng.

Nhanh như tên bay, đạn bắn để phá chỗ tinh vi của địch, bày mưu ẩn núp, đem binh dẫn dụ để phá quân, bắt tướng. Chia tư xẻ năm để phá thế vuông tròn. Khiến địch sợ hãi để dùng một đánh mười. Thừa lúc địch mệt để lấy mười đánh trăm.

Dùng kỹ thuật để vượt sông ngòi. Nỏ cứng giáo dài để đánh thuỷ chiến. Do thám quan ải, đột nhập nhanh chóng để chiếm ấp hạ thành. Đánh trống ầm ĩ để dùng kế lạ. Mưa to gió lớn để đánh trước chặn sau. Giả làm sứ địch để chặn đường tải lương, giả mạo hiệu lệnh, ăn mặc như địch để phòng khi chạy trốn.

Lấy nghĩa mà đánh để khích quân thắng địch. Thăng chức trọng thưởng để khiến quân tuân hành. Nghiêm hình trọng phạt để răn quân lười biếng. Khi vui khi giận, lúc lấy lúc cho, khi văn khi võ, lúc nhanh lúc chậm để điều hoà ba quân trị người dưới trướng.

Ở nơi cao rộng để tiện việc phòng thủ, giữa chốn hiểm nguy để dễ bè củng cố, rừng núi rậm rạp để che dấu sự đi lại, luỹ cao hào sâu lương đầy để cầm cự lâu dài.

Cho nên không biết mưu kế tấn công thì không thể nói là vô địch, không biết cách phân chia thay đổi thì không thể nói là li kì, không giỏi cách trị loạn thì không thể nói là ứng biến.

Nên mới nói rằng: “Tướng không có nhân thì ba quân không thân, tướng không có dũng thì ba quân không tinh nhuệ, tướng không có trí thì ba quân nghi ngờ, tướng không sáng suốt thì ba quân nghiêng ngửa, tướng không tinh vi thì ba quân lơ là, tướng không hay răn dạy thì ba quân không phòng bị, tướng không kiên quyết thì ba quân bê trễ.

Cho nên tướng là tư lệnh của ba quân, có thể khiến ba quân yên, có thể khiến ba quân loạn. Tướng giỏi thì quân cường nước thịnh, tướng không giỏi thì quân suy nước mất”.

Thiên thứ mười một: Ngũ âm

       Võ Vương hỏi Thái Công: “Nghe âm thanh luật quản (nhạc cụ chế bằng ống trúc để làm tiêu chuẩn cho các âm thanh) có thể biết được tin tức của ba quân, có quyết định sự thắng bại hay không?”.

Thái Công đáp: “Câu hỏi của vua thật là sâu sắc. Luật quản có mười hai thứ, căn bản là ngũ âm: cung, thương, giác, chuỷ, vũ. Đấy là những âm thanh chính, muôn đời không thay đổi, là chỗ thần diệu của ngũ hành mà cũng là lẽ thường của đạo.

Nhờ ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ ta có thể biết được địch và dùng cái hay của mỗi loại để tấn công họ.

Ngày xưa, Tam Hoàng, lấy sự khiêm nhường mà trị sự cứng cỏi, chưa có chữ nghĩa, chỉ dùng ngũ hành. Ngũ hành là đạo tự nhiên của trời đất, chia thành lục giáp thần diệu vô cùng.

Phương pháp áp dụng là nhân lúc trời trong sáng không mây mù mưa gió, nửa đêm đem quân đột nhập thành luỹ địch, cách hơn chín trăm bước, tay cầm luật quản, gào thét bên tai địch, trong âm thanh kích động xen lẫn tiếng quản nghe rất nhỏ.

Tiếng trổ âm giác (mộc) thì dùng bạch hổ (kim), trổ âm thuỷ (hoả) thì dùng huyền vũ (thuỷ), trổ âm thương (kim) thì dùng chu tước (hoả), trổ âm vũ (thuỷ) thì dùng câu trần (thổ). Tiếng quân chấm dứt không trổ âm nào là cung (thổ) thì dùng thanh long (mộc), đấy là âm hiệu ngũ hành giúp cho chiến thắng, là cơ sở của sự thành bại”.

Võ Vương nói: “hay lắm”

Thái Công tiếp: “Khi nghe âm thanh khác lạ thì phải dò xét bên ngoài”

Võ Vương hỏi: “Làm sao mà biết?”

Thái Công hỏi: “Trong khi địch kinh động thì ta để ý nghe. Nghe tiếng trống là giác, thấy lửa sáng là chuỷ, nghe tiếng kim khí là thương, nghe tiếng reo hò là vũ, im lặng không có tiếng động là cung. Đấy là âm điệu của thanh sắc”.

Thiên thứ mười hai: Binh trưng

 Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi chưa đánh nhau, ta muốn biết biết trước sự mạnh yếu của địch, thấy trước cái điểm thắng bại thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Cái điềm thắng bại, có thể nhìn thấy ở tinh thần. Người tướng sáng suốt biết xem xét, thì cái bại thuộc về người khác.

Cẩn thận là do sự ra vào tiến lui của địch, xem xét động tĩnh, lời nói tốt xấu do binh sĩ địch tiết lộ.

Nếu ba quân vui vẻ, sĩ tốt tôn trọng pháp luật, tuân theo lệnh tướng, lấy việc phá địch để cùng vui, lấy lòng dũng mãnh để phô tài, lấy uy vũ để kính nhau, thì đấy là điểm mạnh.

Nếu ba quân hay sợ hãi. Sĩ tốt không một lòng lấy địch mạnh doạ nhau, đem điều bất lợi bảo nhau, kháo nhau không hết chuyện xấu, mọi người bàn tán nghi hoặc lẫn nhau, không theo pháp luật, không trọng tướng mình, thì đấy là điểm yếu.

Nếu ba quân tề chỉnh, trận thế vững vàng, thành cao hào sâu, lại được lợi khi mưa to gió lớn, ba quân chỉ cờ ra phía trước, tiếng chiêng vang rất thanh, tiếng trống kêu rất rõ, thì đấy là sự giúp đỡ của thần linh, là điểm thắng lớn.

Nếu ra trận không vững vàng, cờ xí rối loạn quấn lấy nhau, không lợi khi mưa to gió lớn, sĩ tốt kinh hãi, khí thế bị mất, ngựa chiến sợ chạy, xe bị gảy trục, tiếng chiêng thấp đục, tiếng trống khàn như bị thấm nước, thì đấy là điểm thua to.

Phàm đánh thành vây ấp mà trông thấy khí sắc trong thành như tro tàn thì thành ấy có thể đánh được, khí trong thành bốc về hướng Bắc thì thành ấy có thể lấy được. Bốc về hướng Tây thì thành ấy phải đầu hàng. Bốc về hướng nam thì thành ấy không thể chiếm được. Bốc về hướng Đông thì thành ấy không thể đánh được. Bốc rồi lại bay vào làm chủ tướng chạy trốn. Bốc lên rồi che trên quân ta thì quân ta mắc bệnh. Bốc lên cao mãi không dứt là phải chiến đấu lâu dài.

Khi đánh thành vây ấp quá một tuần mà không mưa không sấm, thì phải bỏ đi ngay, vì trong thành đã có người trợ giúp.

Đấy là điềm để biết trước có thể đánh được thì mới đánh, không thể đánh được thì thôi”

Thiên thứ mười ba: Nông khí

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi thiên hạ yên ổn trong nước vô sự, ta không cần tu bổ chiến cụ, không cần lo việc phòng thủ có được chăng?”

Thái Công đáp: “Những công cụ tấn công hay phòng thủ đều do công việc của con người.

Việc cầy cấy gây trở ngại cho ngựa đi. Xe cộ, ngựa, trâu là dinh lũy, thuẫn, mộc. Dụng cụ cầy bừa là binh khí, mâu, kích. Dù, nón, áo tơi là binh giáp che thân. Cuốc, mai, búa, cưa, chày, cối là vật dụng đánh thành. Trâu, bò, ngựa để vận tải lương thực. Chó, gà để canh phòng kẻ địch. Đàn bà dệt vải để làm cờ xí. Đàn ông san đất là đánh thành.

Mùa xuân sạch cỏ gai là đánh kị binh, mùa hè làm cỏ ngoài đồng là đánh quân bộ, mùa thu gặt lúa là dự trữ lương thực, màu đông chất đầy kho chứa là để phòng thủ vững chắc.

Tổ chức hàng ngũ ở ruộng vườn là tín hiệu gắn bó. Trong làng có viên chức, trong quan có hàng tướng soái. Quanh làng có tường ngăn cách là phân chia đội ngũ. Thu thóc, lấy cỏ làm kho chứa. Xuân thu hai mùa sửa sang thành quách, tu chỉnh mương rạch để đắp chiến lũy.

Cho nên vật dụng dùng vào việc binh là đều ở công việc của con người. Biết chọn những công việc đó là người giỏi trị nước, nên phải khéo dùng các loại gia súc, khai khẩn đất đai, ổn định nhà cửa, đàn ông làm ruộng, đàn bà dệt vải. Đấy là đạo khiến cho nước nhà yên mạnh”.

Võ Vương nói: “Thật là hay vậy”.


HỔ THAO: QUÂN HÌNH, KHÍ TÀI

Thiên thứ nhất: Quân dụng

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi vua điều binh, các vật dụng trong ba quân, chiến cụ quân khí ít hay nhiều, có theo khuôn phép không?”.

Thái Công đáp: “Câu hỏi của vua thật là lớn. Các loại chiến cụ quân khí đều có kích thước và số lượng riêng. Đấy là cái uy lớn của nhà vua”.

Võ Vương nói: “Xin được nghe về điều này”.

Thái Công đáp: “Phàm chỉ huy đại binh, tướng và giáp sĩ hàng vạn người, theo phép phải dùng:

– Xe võ xung to 36 cỗ, quân giỏi nỏ cứng mâu kích yểm hộ hai bên, mỗi xe có 24 người đẩy. Dùng bánh xe tám thước, trên xe đặt cờ trống, binh pháp gọi là chấn hải, để phá trận kiên cố, đánh quân địch mạnh.

– Xe võ dục to 72 chiếc, quân giỏi nỏ cứng mâu kích yểm hộ hai bên, dùng bánh xe  thước, cột nỏ vào xe, để phá trận kiên cố, đánh quân định mạnh.

– Xe đề dực nhỏ 140 chiếc, cột nỏ vào xe dùng bánh xe hươu, để phá trận kiên cố, đánh quân địch mạnh.

– Xe đại hoàng tham liên 36 cỗ, quân giỏi nỏ cứng mâu kích yểm hộ hai bên, sử dụng phi phù và điện ảnh. Phi phù là loại tên cán đổ cánh trắng, đầu bằng đồng. Điện ảnh là loại tên cánh xanh cánh đỏ, đầu bằng sắt. Ban ngày dùng lụa đỏ dài 6 thước, rộng 6 tấc làm dấu hiệu rực rở. Ban đêm dùng lụa trắng dài 6 thước, rộng 6 tấc làm dấu hiệu sao băng, để phá trận kiên cố, đánh quân bộ và kị binh.

– Xe xung kích to 36 cỗ, chở các võ sĩ cảm tử, có thể xong pha ngang dọc, đánh xe quân nhu và kị binh, còn gọi là điện xa. Binh pháp gọi là điện kích để phá trận kiên cố,đánh bộ binh, kị binh tấn công ban đêm.

– Xe mâu kích nhẹ 160 chiếc,mỗi xe có 3 võ sĩ cảm tử. Binh pháp gọi là đình kích, để phá trận kiên cố, đánh bộ binh và kị binh.

– Gậy sắt đầu vuông nặng 12 cân, đuôi dài 5 thước trở lên, 1200 cây, gọi là thiên bối.

– Rìu to lưỡi dài 8 tấc, nặng 8 cân chuôi dài 5 thước trở lên, 1200 cây, còn gọi là thiên việt.

– Búa sắt đầu vuông nặng 8 cân, chuôi dài 5 thước, 1200 cây, còn gọi là thiên chuỳ, để đánh bộ binh và kị binh.

– Phi câu dài 8 tấc, câu mang dài 4 tấc, chuôi dài 6 thước trở lên, 1200 cây để khi phòng thủ phóng vào quân giặc.

– Xe xung kích gỗ rộng 2 trượng, 120 chiếc còn gọi là hành mã, đi trên đất bằng, để bộ binh đánh quân xa và kị binh.

– Xe ủi gai góc, 2 thước 5 tấc, 120 chiếc để đánh bộ binh và kị binh.

– Muốn đuổi giặc thua chạy, dùng xe đoản xung mâu kích 120 chiếc, xưa Hoàng đế đã dùng để đánh bại Sy-Vưu và quân bộ binh, kị binh.

Muốn đuổi giặc thua chạy, nơi ngõ đường mòn đặt chông sắt lưỡi nhọn 4 tấc, rộng 8 tấc, dài 6 thước trở lên, 1.200 cây, để đánh bộ binh và kị binh.

Phòng giặc thình lình kéo đến khiêu chiến trước khi trời tối, đặt lưỡi dao, chông 2 mũi và gai nhọn hình ngôi sao, rải rác khắp mặt đất, cách nhau 2 tấc, 12.000 cái.

Nơi đồng cỏ trống trãi: đặt mâu ngắn cán vuông bằng sắt, 1200 cây, và mâu dài cán sắt cao 1 thước  tấc, để đánh bộ binh, kị binh.

Muốn đuổi giặc thua chạy chống giữ cửa thành, dùng xe mâu kích nhỏ 12 chiếc, cột nỏ trên xe.

Khi ba quân phòng thủ, dùng phên tre nối thành một bộ, rộng 1 trượng 5 thước, cao 8 thước, 120 bộ.

Xe chống đao kiếm rộng 1 trượng 5 thước,  cao 8 thước, 520 bộ.

Phi kiều 1 bộ để vượt hào sâu, rộng 1 trượng 5 thước, dài 2 trượng trở lên, dùng ròng rã 8 bộ,cột dây kéo lên.

Phi giang 8 bộ, để vượt sông to rộng 1 trượng, 5 thước, dài 2 trượng trở lên, cột dây kéo lên.

Thiên phù 32 chiếc trong vuông ngoài tròn, đường kính 4 thước trở lên, để nối liền với nhau.

Đặt phi giang lên thiên phù để vượt qua bể cả gọi là thiên hoàng hay là thiên hương (thuyền).

Đóng quân nơi rừng núi thì kết phên che dinh, xung quanh có cọc sắt dài 2 trượng trở lên, 1.200 cây.

Dây to 4 tấc, dài 4 trượng trở lên, 600 sợi

Dây vừa 2 tấc, dài 4 trượng trở lên, 200 sợi

Dây nhỏ dài 2 trượng trở lên, 1.200 sợi.

Trời mưa dùng ván đậy xe rộng 4 thước, dài 4 trượng trở lên, mỗi xe dùng bằng cọc sắt.

Rìu to để chặt cây, nặng 8 cân, chuôi dài 3 thước trở lên, 300 cây.

Kích bọc lụa đỏ lưỡi rộng 6 tấc, chuôi dài 5 thước trở lên, 300 cây.

Đồng trúc dài  thước trở lên, 300 cây.

Cào sắt chuôi dài 7 thước trở lên, 300 cây.

Chĩa sắt chuôi dài  thước trở lên, 300 cây.

Chĩa sắt 2 ngạnh chuôi dài 7 thước trở lên, 300 cây. Liềm to phát cỏ, chuôi dài 7 thước trở lên 300 cây.

Đẩu to nặng 8 cân, chuôi dài 6 thước, 300 cây.

Cọc sắt dài 3 thước trở lên, 300 cây

Búa to nặng 5 cân, chuôi dài 2 thước trở lên 120 cây.

Giáp sĩ 10.000 người. Nỏ cứng 6.000 chiếc. Kích thuẩn 2.000 bộ

Mâu thuẩn 2.000 bộ

Thợ giỏi để sửa chiến cụ, mài binh khí, 300 người.

Đấy là số lượng lớn về quân dụng để dùng vào việc binh”.

Thiên thứ hai: Tam trận

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Phàm dùng binh bày thiên trận, địa trận, nhân trận như thế nào?”.

Thái Công đáp: “Mặt trời, mặt trăng, sao đẩu, sao tiêu, một bên trái, một bên phải, một đằng trước, một đằng sau, gọi là thiên trận.

Gò, đống, sông, suối cũng có lợi về đằng trước đằng sau, bên trái, bên phải gọi là địa trận.

Dùng xe, dùng ngựa, dùng văn, dùng võ gọi là nhân trận”.

Võ Vương nói: “Thật là hay vậy”.

Thiên thứ ba: Tật chiến

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi địch vây ta, cắt đứt phía trước, phía sau, chặn đường vận chuyển lương thực của ta thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Đấy là quân ta bị nguy khốn. Dùng binh nhanh bạo thì thắng, chậm trễ thì thua. Trong tình trạng này, phải áp dụng tử võ xung trận. Dùng chiến xa và kị binh dũng cảm gây rối trong hàng ngũ địch, rồi thừa cơ đánh thật nhanh thì có thể tự do tung hoành”.

Võ Vương hỏi: “Khi thoát khỏi vòng vây, ta muốn nhân dịp đó mà đánh thắng địch thì phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Quân bên trái đánh nhanh về phía trái, quân bên phải đánh nhanh về bên phải, không tranh giành đường đi vơi địch. Quân ở giữa thì thay đổi khi trước khi sau. Như thế, binh địch tuy đông, nhưng tướng có thể bỏ chạy”.

Thiên thứ bốn: Tất xuất

      Võ Vương hỏi Thái Công: “Đem quân vào sâu đất chư hầu, bị địch bao vây bốn mặt, chặn đường rút lui cắt đứt đường vận chuyển lương thực của ta. Quân địch đã đông lương thực lại nhiều, ta rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm mà muốn thoát ra thì phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Cách để thoát ra là lấy khí giới làm quý, chiến đấu anh dũng làm đầu, biết rõ điểm yếu của địch và những chổ không có người thì có thể thoát được.

Tướng sĩ cầm cờ đen, mang khí giới, ngậm hàm mai, chờ đêm đến đem hết sức.

Tướng sĩ can đảm dàn hàng ngang đi đầu, mở đường cho quân tiến lên. Quân giỏi nỏ cứng làm phục binh đi sau, quân yếu và xa kị đi giữa. Dàn trận xong rồi thong thả mà đi, cẩn thận đề phòng, không nên sợ hãi, cho xe võ xung đi trước và sau để chống cự, xe võ dực phòng vệ hai mặt phải, qua trái.

Nếu quân địch phát giác, thì tướng sĩ can đảm đánh nhanh về trước, quân yếu và xa kị theo sau, quân giỏi nỏ cứng mai phục một nơi để theo dõi, chờ địch đuổi đến thì nổi trống đốt lửa, đánh mạnh sau lưng như ở dưới đất chui lên: từ trên trời rơi xuống, ba quân chiến đấu mạnh mẽ thì địch không có thể chống lại ta”.

Võ Vương nói: “Phía trước có sông to, hào rộng hố sâu, ta muốn vượt qua mà không chuẩn bị thuyền bè. Quân địch đóng đồn ngăn trước chặn sau, các nơi hiểm yếu đều có quân thường xuyên cảnh giới. Quân xa kị đón đánh phía trước, quân cảm tử đuổi đánh phía sau thì làm thế nào ?”

Thái Công đáp: “Nơi sông to, hào rộng, hố sâu quân địch thường không lưu ý phòng thủ, hoặc có phòng thử thì quân cũng ít.

Gặp trường hợp này thì dùng thuyền để vượt qua, quân sĩ khỏe, mạnh và tài giỏi, dưới sự chỉ hủy của ta, cảm tử xông vào trận địch.

Trước phải đốt hết quân dụng, kế đến thiêu hủy lương thực, rồi nói rõ cho sĩ tốt biết nếu đánh mạnh thì sống, không đánh mạnh thì chết.

Khi ra khỏi thì ra lệnh cho quân phía sau nổi lửa canh phòng, ở những nơi có cây cỏ gò mô hiểm trở, quân xa kị địch ắt không dám đuổi theo quá xa. Vì có lửa làm dấu, nên ra lệnh cho quân chạy đến chỗ có lửa thì dừng, gọi là tử võ xung trận. Như thế, ba quân đều chiến đấu mạnh mẽ, không gì có thể ngăn cản được.

Thiên thứ năm: Quân lược

      Võ Vương hỏi Thái Công: “Đem quân vào sâu đất chư hầu, gặp khe sâu suối lớn, dòng nước hiểm trở, ba quân chưa qua hết thì có mưa to, dòng nước chảy xiết, phía sau không liên lạc được với phía trước. Ta không chuẩn bị thuyền bè, dưới nước cũng không có cây cối có thể giúp mình sang sông. Ta muốn vượt sông thì làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Khi đem quânđi tác chiến mà tướng không tính trước, khí giới không đầy đủ, huấn luyện không tin tường, binh sĩ không thuần phục, như thế không phải là quân của bậc vua chúa.

Khi ba quân làm chiến ai cũng phải biết sử dụng các loại khí giới. Đánh thành, vây ấp thì có xe để đánh thành. Trước khi xung kích, muốn nhìn rõ trong thành thì phải có thang cao. Ba quân đi hay dừng thì phải có xe võ xung phòng thủ trước sau.

Gặp đường cùng ngõ hẹp thì phải có quân giỏi, nỏ cứng bảo vệ hai bên đường. Xây cất dinh lũy thì có lưới sắt phên tre, cỏ gai ngăn cản ngựa, ban ngày lên thang cao nhìn xa, dựng cờ ngũ sắc, ban đêm thắp hàng vạn ngọn đèn, đánh trống khua chiêng thổi kèn, vượt hào sâu thì có phi kiều, bừa, cuốc. Qua sông to thì có thuyền. Đi ngược dòng nước thì có cầu nổi. Ba quân có đầy đủ dụng cụ thì chủ tướng không còn lo gì nữa”.

Thiên thứ sáu: Lâm cảnh

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Ta với địch đánh nhau ở biên cương, địch có thể đến chổ ta, ta có thể đến nơi được, hai bên đều dàn trận kiên cố, không ai dám đốc binh trước. Ta muốn tiến công địch, địch cũng có thể tiến công ta, thì phải làm sao?”

Thái Công đáp: “Chia quân ra ba nơi. Lệnh cho tiền quân đào hào đắp lũy mà không ra, trương cờ xí đánh trống trận mà phòng ngự.

Lệnh cho hậu quân tích trữ lương thực, không để địch biết ý định của ta. Rồi sai quân tinh nhuệ len lỏi mà trộn vào trong dụ địch, đánh lúc họ không để ý, tiến công khi họ không phòng bị, địch không biết tình hình ta, nên không chống lại được”.

Võ Vương hỏi: “Địch biết tình hình ta, rõ mưu kế ta, thám thính được sự việc của ta, đem quân tinh nhuệ mai phục nơi rậm rạp hiểm trở, đánh vào chỗ yếu của ta, thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Lệnh cho tiến quân ban ngày ra khiêu chiến làm cho địch mỏi mệt. Cho quân già yếu cầm cây, đánh trống, hò reo qua lại ở hai bên, không quá trăm bước.

Tướng địch sẽ phải mệt, quân địch sẽ phải sợ hãi, như thế địch sẽ không dám đến chổ ta, còn ta có thể qua bên địch mà không bị ngăn cản, hoặc kích bên trong hoặc kích bên ngoài, ba quân đánh úp thật nhanh thì địch phải thua”.

Thiên thứ bảy: Động tịnh

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Đem quân vào sâu đất chư hầu, chạm trán với địch, hai bên đang ghìm nhau, mạnh yếu đều ngang nhau, chưa ai dám đánh trước.

Ta muốn làm cho tướng địch sợ hãi, sĩ tốt của nó lo âu khi đi trận khí thế không vững vàng, phía sau chỉ muốn chạy, phía trước nhìn về phía sau, ta thừa cơ đánh trống reo hò, khiến địch bỏ chạy thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Như thế thì ta đem quân đánh địch mười dặm, mai phục hai bên sườn, cho quân xa kị vượt qua hai phía trước và sau quân địch chừng trăm dặm, dùng nhiều cờ xí và chiêng trống.

Khi đánh nhau thì nổi trống reo hò, tướng địch phải kinh hoàng, quân địch sợ hãi, không cứu được nhau, người sang kẻ hèn không đợi nhau thì địch phải thua”.

Văn Vương hỏi: “Nếu địa thế địch khiến ta không thể mai phục hai bên, quân xa kị không thể vượt qua hai phía trước sau, địch biết ý ta nên đề phòng trước. Quân ta hoang mang tướng tá sợ hãi, không đánh thắng địch thì làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Câu hỏi của vua thật là tế nhị. Như thế thì trước khi giao chiến năm ngày, cho quân xích hầu thám thính tin tức địch, để biết rõ nơi họ sẽ đến, rồi dàn quân phục kích đợi chờ, rồi dụ địch vào tử địa.

Ta tránh giao chiến với địch, đưa cờ xí ra xa hàng ngũ lỏng lẻo, địch ắt đuổi theo, ta bèn chống cự, đánh nhau một trận rồi bỏ chạy không ngớt khua chiêng, chạy được ba dặm thì quay lại, khi ấy phục binh nổi lên, hoặc vây hãm hai bên sườn, hoặc công kích hai phía trước và sau, ba quân đánh áp sát thật nhanh thì địch phải chạy”.

Thiên thứ tám: Kim cổ

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Đem quân vào sâu đất chư hầu, chạm trán với địch, gặp thời tiết quá lạnh, quá nóng, mưa dầm hết ngày này sang ngày khác. Hào luỹ đều hư, cửa ải không phòng thủ, quân xích hầu biếng nhác, sĩ tốt không cảnh giới. Ban đem địch đến ba quân không đề phòng, trên dưới rối loạn thì phải làm  thế nào?”.

 Thái Công đáp: “Phàm trong ba quân, phải cảnh giác thật nghiêm ngặt, biếng nhác thì thua.

Ra lệnh cho quân trên thành, mọi người đều phải cầm cờ xí, dùng dấu hiệu để truyền lệnh mà không dùng lời nói. Tất cả đều hướng về bên ngoài, ba ngàn người lập thành một đồn, nhắc nhở nhau mỗi người phải giữ gìn cẩn thận chỗ của mình.

Nếu quân địch đến, thấy ta cảnh giới, thì cũng phải bỏ về, đã mệt sức lại nhụt chí, bấy giờ ta cho quân tinh nhuệ đuổi theo mà đánh”.

Võ Vương hỏi: “Nếu địch biết ta đuổi theo mà phục binh tinh nhuệ, giả thua chạy qua chỗ phục kích rồi quay lại, hoặc đánh phía trước, hoặc đánh phía sau, hoặc đánh thành của ta. Ba quân sợ hãi rối loạn, mất cả trật tự bỏ chỗ của mình, thì làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Chia quân làm ba đội mà đuổi theo, đừng vượt qua chỗ phục binh của họ. Khi ba đội cùng đến, hoặc đánh hai phía trước sau; hoặc hãm hai bên sườn, hiệu lệnh rõ ràng, đánh nhanh đánh trước thì địch phải thua”.

Thiên thứ chín: Tuyệt đạo

     Võ Vương hỏi Thai Công: “Đem quân vào sâu đất chư hầu, cầm cự với địch, địch chặn đường vận tải lương thực của ta, lại vượt qua hai phía trước và sau của ta.

Nếu ta đánh thì không thắng, mà thủ thì không giữ được lâu, vậy phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Khi đi sâu vào đất địch, phải xét tình thế đất đai tìm chổ tiện lợi, dựa vào núi rừng hiểm trở, có thể suối nước, cây cối mà cũng cố, phòng thủ cẩn thận các nơi quan trọng, lại phải biết lợi thế của thành ấp gò mả. Như thế thì quân ta vững vàng, địch không thể chặn đường vận tải, lương thực cũng không thể vượt qua hai phía trước và sau của ta.

Võ Vương hỏi: “Ba quân qua đồi cao đầm rộng hay chỗ đất bằng phẳng, quân ta bị thất lạc, đột nhiên gioa chiến với địch, nếu đánh mà không thắng, mà thủ thì không vững. Địch bố trí hai bên sườn và vượt qua hai mặt trước và sau của ta khiến cho ba quân kinh sợ thì làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Phàm phép cầm binh, cách địch hai trăm dặm, cánh gần năm chục dặm, nếu có chuyện khẩn cấp thì trước sau có thể cứu nhau.

Ba quân luôn luôn phòng bị vững chắc thì không bị tổn thất”.

Thiên thứ mười: Lược địa

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi đánh thắng tiến sâu vào chiếm đất địch gặp thành lớn không hạ được, lại có một đạo quân đặt biệt của địch đóng nơi hiểm yếu chống lại ta.

Ta muốn đánh thành vây ấp, chỉ e quân địch bất chợt kéo đến, trong ngoài liên kết vây đánh ta, khiến ba quân rối loạn, trên dưới sợ hãi, thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Phàm khi công thành xây ấp thì cho quân xa kị đóng đồn ở xa để cảnh giới và ngăn trở sự liên lạc giữa bên trong và bên ngoài. Nên bên trong hết lương bên ngoài không thể đưa vào, ngoài trong thành sợ hãi thì tướng địch phải đầu hàng”.

Võ Vương hỏi: “Nếu bên trong hết lương, bên ngoài không thể đưa vào, địch lén giao ước với nhau, mưu kế bí mật, ban đêm đưa quân cảm tử ra quyết chiến, quân xa kị tinh nhuệ xôgn thẳng vào trong trận ta, hoặc đanh từ ngoài vào khiến cho sĩ tốt hoang mang, ba quân tán loạn, thì làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Như thế thì chia quân làm ba phần, xem kỹ địa hình mà chiến đấu, dò xét nơi trú quân và thành luỹ địch, nhân đó bố trí để nhữ địch, đề phòng cẩn mật không để sơ hở.

Quân địch sợ hãi, nếu không chạy vào rừng núi thì chạy về ấp lớn. Cho toán quân địch đi rồi, đem quân xa kị vượt lên đón phía trước đừng để họ trốn thoát.

Người trong thành tưởng là toán quân đi trước đã tìm được lối thoát, ắt cho quân giỏi ra theo, chỉ để lại binh sĩ già yếu. Khi ấy ta đem quân xa kị đuổi theo thật xa, khiến địch khôgn dám ra nữa, nhưng tránh giao chiến với địch, mà chỉ bao vây phòng thủ bên ngoài để chặn đường vận lương của địch.

Không đốt đồ vật, không phá nhà cửa, không đẵn cây cối, khôgn giết kẻ đầu hàng, không hại người bị bắt. Chỉ thị điều nhân nghĩa, ban ân đức sâu rộng, lệnh cho quân dân đich biết là tội chỉ do một người, như thế thì thiên hạ sẽ yên phục”.

Thiên thứ mươi một: Hỏa chiến

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Đem quân vào sâu đất chư hầu, gặp nơi cỏ rậm um tùm bao phủ quân ta bốn phía, đi vài trăm dặm thì người ngựa mệt mỏi phải nghỉ ngơi.

Địch thừa lúc trời nắng gió to, đốt lửa ở đầu gió, lại cho quân giỏi và xa kị phục sau lưng ta khiến ba quân sợ hãi, bỏ chạy tán loạn, thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Như thế dùng dùng thang mây và lầu cao để nhìn xa hai bên phải trái, quan sát hai phía trước và sau, thấy lửa cháy thì lập tức đốt phía trước cho cháy rộng ra và đốt luôn phía sau ta.

Nếu địch đến phía trước thì dẫn quân lui theo chỗ đất đen. Nếu địch đến phía sau, thấy lửa cháy ắt chạy trở về. Ta cứ tìm chổ đất đen mà đóng, cho quân giỏi nỏ cứng bảo vệ hai bên phải trái và đất hai phía trước sau thì địch không thể hại ta được”.

Võ Vương hỏi: “Địch đốt hai bên phải trái của ta, lại đốt cả hai phía trước sau, khói mù che lấp quân ta, đại binh địch cũng tìm chổ đất đen mà đến thì làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Như thế thì áp dụng tử võ xung trận, cùng xông ra bốn mặt, cho quân giỏ nỏ cứng bảo vệ hai bên phải trái, theo cách này thì không thắng cũng không thua”.

Thiên thứ mười hai: Lũy hư

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Làm thế nào mà biết được sự hư hay thực, việc đi hay đến trong thành luỹ địch”.

 Thái Công đáp: “Làm tướng phải trên rõ đạo trời, dưới rành địa lí giữa thông nhân sự, lên chỗ cao trông xuống để quan sát sự biến động của địch, nhìn thành luỹ thì biết thực hay hư, xem sĩ tốt thì biết đi hay đến”.

Võ Vương hỏi: “Làm sao mà biết?”

Thái Côgn đáp: “Nghe không có tiếng trống, tiếng chiêng, trông lên thành thấy nhiều chim bay lượn mà không sợ hãi, không thấy có hung khí, thì biết địch giả đặt người gỗ.

Địch bỏ đi không xa, chưa ổn định quân thế mà quay trở lại, là họ dùng binh quá vội vàng. Vội vàng thì trước sau không theo thứ tự, mất thứ tự thì ra trận phải loạn.

Như vậy, ta mau đem quân tấn công, lấy ít đánh nhiều cũng thắng địch”.


BÁO THAO: CHIẾN THUẬT

Thiên thứ 1: Lâm chiến

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu gặp phải rừng rậm, ta và địch chia rừng ra chống giữ nhau. Ta làm thế nào để thủ thì kiên cố mà đánh thì chắc thắng?”

 Thái Công đáp: “Cho ba quân của ta lập thành một đội, xung kích, chỗ nào tiện lợi thì đóng quân cung nỏ bên ngoài kích thuẫn ở bên trong. Chặt cây cỏ cho thật trống, để tiện đường đánh giặc của ta.

Chỗ cao cắm cờ xí, nhắc nhỡ binh sĩ cẩn thận không để cho địch biết rõ tình hình của phép đánh giặc trong rừng thì phải cho quân sử dụng mâu kích xếp thành hàng ngũ, chỗ rừng thưa cho kị binh yểm trợ, chiến xa đặt ở đàng trước, thấy tiện lợi thì đánh, thấy không có lợi thì đừng.

Ở cánh rừng hiểm trở ắt phải bố trí một đội xung kích để phòng ngừa mặt trước mặt sau, quân ta phải đánh nhanh, quân địch tuy đông nhưng tướng địch ắt sẽ bỏ chạy, ta cho binh sĩ luân phiên vừa đánh vừa nghỉ. Mọi người phải đi theo đội ngũ của mình, ấy là phép đánh giặc trong rừng”.

Thiên thứ 2 : Đột chiến

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi quân địch tiến sâu vào nước ta xâm chiếm đất đai ta, lừa bắt trâu và ngựa của ta, quân địch lại đến bao vây dưới chân thành ta, quân sĩ ta kinh hãi, nhân dân ta vì tiếc của cải nên bị địch bắt sống, như vậy làm thế nào để phòng thủ thì kiên cố mà đánh thì chắc thắng?”

Thái Công đáp: “Trường hợp này phải dùng đột binh, vì trâu ngựa không được ăn, binh sĩ hết lương thực. Nên phải đánh nhanh ở mặt trước, rồi ra lệnh cho các ấp xa xôi chọn quân sĩ tinh nhuệ đánh nhanh ở mặt sau, rồi tổ chức đánh địch ban đêm, quân ta tinh nhanh, địch tuy đông, tướng địch cũng có thể bị ta bắt sống”.

Võ Vương hỏi: “Địch chia ra ba bốn mặt hoặc tiến đánh chiếm đất đai ta, hoặc dùng quân bắt trâu ngựa ta, đại quân của địch chưa đến đầy đủ mà cho những cánh quân ô hợp bao vây chân thành ta, khiến cho ba quân ta sợ hãi, như vậy phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Ta phải quan sát cẩn thận, khi quân địch đến đầy đủ thì phải chuẩn bị chu đáo mà chờ địch đến. Cách thành 4 dặm cho xây chiến lũy, chiêng trống cờ xí đều bày ở trên lũy, các đội khác đặt làm phục binh. Trên chiến lũy có đặt nhiều nỏ mạnh, cứ trăm bộ lại có một cửa đột kích, trước mỗi cửa đều có kị binh và chiến xa.

Các chiến sĩ tinh nhuệ, có sức mạnh và gan dạ mai phục một nơi. Nếu quân địch kéo đến cho khinh binh ra giao chiến rồi giả thua bỏ chạy, khi ấy ở trên thành treo cờ xí, đánh chiêng trống làm như cố thủ, quân địch cho rằng quân ta thủ thành nên bao vây, lúc đó phục binh của ta xông ra đánh ở giữa, hoặc đánh ở bên ngoài, quân ta đánh nhanh, đằng trước, hoặc đằng sau.

Quân địch dù có liều lĩnh cũng không hề chống cự nổi, kẻ nhát gan cũng không kịp bỏ chạy.

Đó gọi là đột chiếm, quân địch tuy đông, tướng địch ắt sẽ bỏ chạy”.

Võ Vương nói: “Hay lắm”

Thiên thứ 3: Địch cường

  Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu, quân ta và quân địch đương đầu nhau, địch đông ta ít, địch mạnh ta yếu. Nửa đêm quân địch kéo đến hoặc đánh bên trái, hoặc đanh bên phải, quân ta náo động, như vậy phải làm sao để đánh thì thắng mà thủ thì vững chắc”.

 Thái Công đáp: “Đó là quân địch uy hiếp quân ta, có lợi cho việc đánh chứ không có lợi cho việc phòng thủ. Ta phải chọn lựa binh sĩ có tài, biết sử dụng nỏ mạnh, chiến xa và cưỡi ngựa, ra quân bên trái và bên phải, rồi đánh nhanh ở đàng trước và đánh gấp ở đàng sau, hoặc đánh ở bên ngoài, hoặc đánh ở bên trong. Như vậy binh sĩ địch ắt phải rối loạn, tướng địch ắt phải sợ hãi”.

Võ Vương hỏi: “Quân địch án ngữ ở phía trước ta, đánh gấp ở phía sau ta, cắt đứt đường tiến quân của cánh quân tinh nhuệ ta, chặn đứng binh sĩ tài ba của ta, khiến quân ở trong và ngoài của ta không thể liên lạc với nhau, quân ta bị rối loạn, tan tác và bỏ chạy. Binh sĩ không có tinh thần chiến đấu, tướng súy và quan quân không quyết tâm chống giữ, như vậy phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Câu hỏi của vua sáng suốt lắm! Vậy ta phải ra hiệu lệnh cho rõ ràng. Dùng những người dũng cảm tinh nhuệ và dám mạo hiểm, một người cầm đuốc, hai người đánh trống, như vậy ta sẽ biết được chỗ ở của địch. Lúc ấy ta đánh vào bên ngoài hoặc bên trong, rồi ra ám hiệu cho tắt lửa và ngừng đánh trống. Trong và ngoài hợp lực đánh thật nhanh, quân địch ắt phải thua.

Thiên thứ 4: Địch vũ

  Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu bất thần gặp quân địch đông và mạnh, chúng dùng chiến xa và kị binh bao vây bên trái và bên phải ta, quân ta đều sợ hãi bỏ chạy không thể ngăn cản được, như vậy phải làm sao?”

Thái Công đáp: “Như vậy gọi là bại binh rồi, phải khéo léo thì có thể thắng, nếu không khéo thì sẽ bị tiêu diệt”.

Văn Vương hỏi: “Phải làm như thế nào?”

Thái Công đáp: “Ta phải bố trí lính tinh nhuệ, nỏ mạnh, chiến xa và kị binh ở bên trái và bên phải trước, sau cách nhau ba dặm. Khi quân địch đuổi ta thì cho chiến xa và kị binh xông ra đánh bên trái và bên phải. Làm như vậy quân địch ắt phải náo loạn, và quân bỏ chạy của ta cũng sẽ dừng lại.

Võ Vương hỏi: “Khi quân địch đương đầu với chiến xa và kị binh của ta, địch đông ta ít địch mạnh ta yếu, quân địch hàng ngủ chỉnh tề có trật tự và tinh nhuệ, quân ta không dám chống lại địch, như vậy phải làm sao?”

Thái Công đáp: “Ta chọn binh sĩ tinh nhuệ dùng nỏ mạnh, mai phục bên trái và bên phải, chiến xa và kị binh đóng yên một chỗ, đợi đến khi quân địch đi qua chỗ phục binh của ta, cung nỏ bên trái và bên phải cùng lúc bắn ra. Lúc ấy chiến xa kị binh và tinh binh tiến đánh thật nhanh hoặc đánh đằng trước địch hoặc đánh đằng sau địch.

Quân địch tuy đông nhưng tướng địch ắt bỏ chạy.

Thiên thứ 5: Điểu vân sơn binh

  Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu gặp phải núi đá cao vòi vọi mà không có cỏ cây, bốn bề đều đương đầu với địch, ba quân ta sợ hãi, binh sĩ ta hoang mang, như vậy phải làm thế nào để thử thì vững chắc mà đánh thì sẽ thắng?”

Thái Công đáp: “Khi đóng quân ở trên núi cao thì sẽ bị địch uy hiếp bao vây, khi đã chọn núi để đóng quân thì phải bày điểu vân trận. Theo cách thức bày trận, trận điểu vân thì phía dương và phía âm cũng phải phòng bị hoặc đóng quân ở phía âm hoặc đóng quân ở phía dương. Nếu đóng quân ở phía dương thì lo phòng bị ở phía âm, nếu đóng quân ở phía âm thì lo phòng bị ở phía dương. Nếu đóng quân ở phía bên trái thì lo phòng bị ở phía bên phải, nếu đóng quân ở phía bên phải thì lo phòng bị ở phía bên trái. Như vậy quân đich chỉ có thể đánh phá ở phía bên ngoài của cánh quân phòng thủ mà thôi. Những con đường ăn thông đến hang động phải dùng chiến xa ngăn chặn. Cờ xí cấm ở trên cao nhắc nhở binh sĩ cẩn thận không để cho quân địch biết rõ tình hình của ta.

Như vậy gọi là xây thành ở trên núi. Khi hàng ngũ đã đàng hoàng, binh sĩ đã bày xong trận, pháp lệnh đã được thi hành, quân giả và quân chính quy đã được thiết lập. Tất cả đều lập đội xung kích ở bên ngoài núi. Chỗ đóng quân phải chia chiến xa và kị binh ra bày điểu vân trận rồi thúc quân đánh thật nhanh. Như vậy quân địch tuy đông, tướng địch có thể bị bắt sống.

Thiên thứ 6: Điểu vân trạch binh

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn binh tiến sâu vào đất chư hầu: ta và địch gặp nhau tại con sông, địch giàu có mà chưa đông, ta nghèo nàn mà binh ít. Ta muốn vượt sông đánh địch mà không thể tiến, muốn cầm cự lâu ngày mà không đủ lương thực. Chỗ ta đóng quân là nơi nước mặn đồng chua bốn bề không có làng mạc, lại không có cỏ cây. Quân ta tìm không ra lương thực, trâu và ngựa của ta không có rơm cỏ để ăn. Như vậy phải làm sao?”.

Thái Công đáp: “Ba quân ta không phòng bị, trâu ngựa không có thức ăn, binh sĩ không có lương thực, như vậy phải tìm cách đánh lừa địch để bỏ đi ngay và phải đặt phục binh ở đằng sau”.

Võ Vương hỏi: “Ta không đánh lừa được địch mà binh sĩ ta lại hoang mang, địch đánh phía trước và phía sau ta. Ba quân ta tán loạn thua chạy. Như vậy phải làm sao?”

Thái Công đáp: “Ta tìm lối thoát là chính, dựa theo tình hình địch mà sử dụng một cách khéo léo”.

Võ Vương hỏi: “Quân địch biết rằng ta có đặt phục binh. Nên đại quân của chúng không dám vượt sông mà chỉ cho những toán nhỏ qua sông. Quân ta thấy vậy rất lấy làm sợ hãi. Như vậy phải làm sao?”

Thái Công đáp: “Nếu như vậy ta phải chia ra làm nhiều toán xung kích, chọn chỗ tiện lợi mà đóng quân. Đợi những toán quân nhỏ của địch sang đến bên này bờ sông thì ta cho phục binh đánh nhanh ở phía sau. Nỏ mạnh ở bên trái và bên phải cùng lúc bắn ra. Chiến xa và kị binh lập thành trận điểu vân lo phòng bị ở trước và ở sau. Quân ta đánh thật nhanh, quân địch thấy quân ta tiến đánh ắt họp đại binh lại để vượt sông. Khi đó ta cho phục binh đánh nhanh ở phía sau, chiến xa và kị binh tiến đánh bên trái và bên phải. Quân địch tuy đông, tướng của địch cũng sẽ bỏ chạy. Điểm quan trọng của việc dùng binh là trong khi lâm chiến với địch phải tuỳ nghi mà đặt xung trận và coi chỗ nào tiện lợi thì đóng quân rồi sau mới chia kị binh ra thành lập điểu vân trận. Đó là điều đặc biệt của việc dùng binh. Gọi là điểu vân tức là điểu tan vân hợp (chim bay tản ra và mây tụ hợp lại).

Thiên thứ 7: Thiểu chúng

   Võ Vương hỏi Thái Công rằng: “Ta muốn dùng binh ít mà đánh binh đông, dùng binh yếu đánh binh mạnh, như vậy phải làm sao?”.

Thái Công nói: “ Muốn dùng binh ít để đánh binh đông thì phải đợi khi chiều tối cho binh mai phục ở chổ cỏ cây rậm rạp và đoạn đường hiểm yếu mà đánh địch. Còn muốn dùng binh yếu đánh quân mạnh thì phải được sự trợ giúp của nước lớn đối với các nước láng giềng”.

Võ Vương hỏi: “Chỗ ta đóng quân không có cỏ cây rậm rạp lại không có những quảng đường hiểm yếu. Địch không đến vào buổi chiều, ta lại không được sự giúp đỡ của nước lớn và các nước láng giềng. Như vậy phải làm thế nào?”

Thái Công đáp: “Ta dùng nghệ thuật đánh lừa để dụ dỗ chúng, làm cho tướng của địch phải nghi ngờ. Ta đi đường cong khiến cho địch phải qua chỗ cỏ cây rậm rạp. Ta đi đường xa, khiến địch phải gặp ta vào buổi chiều. Đánh vào lúc địch chưa kịp vượt sông. Hậu quân của địch chưa kịp xuất quân, thì ta cho phục binh đánh nhanh ở bên trái và bên phải.

Chiến xa và kị binh quấy nhiễu mặt trước và mặt sau của địch. Quân địch tuy đông tướng địch cũng phải bỏ chạy. Sau đó ta phải giao hảo với nước lớn, nhún nhường đối với binh sĩ các nước láng giềng, dùng của cải dụ dỗ họ. Dùng lời lẽ khiêm nhường đối với họ, làm như vậy ta sẽ được nước lớn và các nước láng giềng trợ giúp”.

Thiên thứ 8: : Phân hiểm

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Khi dẫn quân tiến sâu vào đất chư hầu, gặp địch tại nơi hiểm trở, bên trái của ta là núi, bên phải là sông. Bên phải của địch là núi, bên trái là sông. Địch và ta chia vùng hiểm trở mà chống cự nhau, phải làm sau để thủ thì vững chắc mà đánh thì sẽ thắng?”.

Thái Công nói rằng: “Đóng quân bên tả núi thì phòng bị bên hữu núi, đóng quân bên hữu núi thì phòng bị bên tả núi. Chỗ hiểm trở có sông lớn không có thuyền thì dùng cầu nổi (thiên hoàng) để binh ta sang sông, xong phải mở rộng đường đất để tiện cho chiến đấu, đặt xe vũ xung ở trước và sau, nỏ mạnh bày ở hai bên, ra lệnh giữ kỹ các tuyến đường dùng xe vũ xung chặn các cửa hang, cắm cờ xí ở trên cao, như vậy gọi là xây thành bằng xe. Theo phép đánh giặc thì ở chỗ hiểm yếu phải đặt xe vũ xung ở phía trước và cỗ xe đại lỗ dùng để yểm trợ. Binh sĩ tinh nhuệ và nỏ mạnh ở hai bên trái và phải có 3000 người để đóng đồn và bày xung trận. Chỗ tiện lợi thì đóng quân. Tả quân ở bên trái, Hữu quân ở bên phải, Trung quân ở giữa, cùng lúc tiến đánh, đánh xong trở về đồn, thay phiên nhau vừa đánh vừa nghỉ, đánh đến khi nào thắng mới thôi”.

Võ Vương khen rằng : “Hay lắm”


KHUYỂN THAO: LUYỆN SĨ TỐT

Thiên thứ 1: Phân binh

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Các vua cầm ba quân đóng ở nhiều nơi, nếu muốn tập hợp quân lại để tuyên thệ và thưởng phạt thì phải làm cách nào?”

Thái Công đáp rằng: “Thường phép dùng binh trong ba quân thì: Đại tướng phải địch trước chiến địa và ngày giao chiến rồi mới chuyển hịch thư đến các tướng lĩnh hẹn thời hạn đánh thành vây ấp. Thông báo cho các nơi biết rõ ngày đánh trận, ấn định thời giờ cụ thể. Sau đó, đại tướng cho lệnh đóng doanh trại, quét dọn sạch sẽ rồi đứng trước viên môn chờ đợi các tướng lĩnh đến để theo dõi việc thực hiện giờ giấc của họ. Người đến trước giờ đã định thì khen thưởng, kẻ đến sau giờ ấn định thì xử chém. Như thế ba quân ở gần, xa đều khẩn trương đến dự, cùng nhau sống mái với quân thù”.

Thiên thứ 2: Vũ phong

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Phàm việc dùng binh, điều cốt yếu là phải có vũ xa, kiêu kị, tuyển chọn từng trận mà đánh, thấy có thể đánh được thì đánh. Vậy thế nào là có thể đánh được?”.

 Thái Công đáp: “Phàm muốn đánh thì nên xem xét rõ ràng 14 biến động của địch. Thấy rõ được việc biến thì đánh ngay, như thế địch sẽ thất bại”.

Võ Vương nói: “Có thể cho nghe 14 biến động đó chăng?”

Thái Công đáp:

“ – Mới tụ tập thì có thể đánh.

– Người và ngựa chưa ăn thì có thể đánh.

–  Thiên thời bất thuận thì có thể đánh.

–  Chưa nắm vững địa hình thì có thể đánh.

– Bỏ chạy thì có thể đánh.

–  Không phòng bị thì có thể đánh.

– Mỏi mệt thì có thể đánh.

– Tướng lìa xa sĩ tốt thì có thể đánh.

– Vừa vượt qua đoạn đường dài thì có thể đánh.

–  Đang vượt sông thì có thể đánh.

–  Đang bối rối thì có thể đánh.

– Đang đi trên đường hẹp có thể đánh, ngăn trở khó khăn thì có thể đánh.

–  Đang rối loạn thì có thể đánh.

– Lòng dạ hoang mang thì có thể đánh”.

Thiên thứ 3: Luyện sĩ

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Huấn luyện quân lính như thế nào?”.

Thái Công đáp: “Trong quân ngũ có hạng người dũng cảm, mạnh khoẻ không sợ chết và vui vẻ khi bị thương, xếp hạng người này vào một tốt gọi là lính dám chém giết.

– Có hạng người nhuệ khí cường tráng, dũng mãnh, xông xáo, xếp hạng người này thành một tốt gọi là lính phá trận.

– Có hạng người múa kiếm dài tuyệt vời, sử dụng kiếm như múa, xếp hạng người này vào một tốt, gọi là lính anh dũng tinh nhuệ.

– Có hạng người sức lực to lớn, bền bỉ chống cự địch liên tục, có sức mạnh phá vỡ chuông trống, huỷ diệt cờ xí địch, xếp hạng người này thành một tốt, gọi là lĩnh dũng mãnh.

– Có hạng người vượt nổi chỗ cao, chạy được đường xa, nhẹ chân chạy giỏi, xếp hạng người này thành một tốt, gọi là lính nhanh như cướp.

– Có hạng người khi vương thần thất thế, quyết khôi phục để lập công, khôi phục giang sơn, xếp hạng người này lại một tốt, gọi là lính quyết chiến đấu đến cùng.

– Có hạng người là con em của các vị tướng tử trận, nên quyết trả thù cho vị tướng đó, xếp hạng người này lại một tốt, gọi là lính cảm tử.

– Có hạng người chỉ sống nương tựa và bị đày đoạ bởi kẻ khác, nên muốn nhập ngũ để nêu cao thanh danh, hạng người này xếp thành một tốt, gọi là lính khích lệ.

– Có hạng người bần cùng quẫn bách, nên phẫn nộ nguyện gia nhập quân ngũ để toại lòng hả dạ, xếp hạng người này thành một tốt, gọi là lính bất tử.

– Có hạng người phạm tội, nhưng đã hết hạn, giờ gia nhập quân ngũ để rửa sạch nỗi nhục, xếp hạng người này thành một tốt, gọi là lĩnh may mắn được tuyển dụng.

– Có hạng người có tài nghệ hơn người, có khả năng gánh vác đồ đạc nặng nề đi xa, hợp hạng người này thành một tốt , gọi là lính sẵn sang chờ lệnh.

Sự sắp xếp và tập luyện các hạng quân này không thể không xét kĩ”.

Thiên thứ 4: Giáo chiến

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Hợp đông đủ ba quân, nếu muốn sĩ tốt thao luyện về đạo giáo chiến thì phải làm thế nào?”.

Thái Công đáp: “Phàm thống lĩnh ba quân có hiệu lệnh của trống chiêng khiến quân sĩ chỉnh tề. Vị tướng phải nói cho quân sĩ quán triệt ba điều lệnh về thao diễn ,ăn ở và phép biến đổi của cờ xí. Phương pháp dạy chiến đấu là: Một người học đánh thành thạo thì dạy cho mười người, mười người học thành thạo rồi dạy cho trăm người, trăm người học nên thì dạy cho ngàn người. Vạn người nên thì dạy cho ba quân. Phép đại chiến khi học thành thạo thì tập hợp thành triệu người, nên có thể trở thành đại binh lập uy trong thiên hạ”.

Võ Vương nói: “Thực là hay vậy”

Thiến thứ 5: Quân binh

     Võ Vương hỏi Thái Công: “Lấy xe đánh với quân bộ thì một xe đương đầu nổi với mấy quân bộ, mấy quân bộ đương đầu nổi với một xe, lấy quân kị đánh với xe, thì một xe đương đầu với mấy kị, mấy kị đương đầu nổi với một xe?”

Thái Công đáp rằng: “Xe là vây cánh của quân. Xe dùng để đánh phá những trận địa kiên cố của địch và dùng làm phương tiện lúc thua chạy. Kị dùng để dò xét tình hình, xếp viện cho quân bại trận, cắt đứt đường tải lương của quân giặc. Cho nên nếu xe và kị chưa giao chiến với địch thì một xe không thể đương đầu đươc với một quân bộ. Tuy nhiên nếu quân đông lập thành trận địa thì ở vị thế dễ dàng một xe sẽ đánh được 80 quân bộ, 80 quân bộ sẽ đánh được một xe. Một kị sẽ đánh được 8 quân bộ, 8 quân bộ đánh được một kị. Một xe đánh được 10 kị, 10 kị đánh được một xe. Nếu ở địa thế hiểm trở, thì một xe địch được 40 quân bộ, 40 quân bộ địch được một xe. Một kị địch được 4 quân bộ, 4 quân bộ địch được một kị. Một xe địch được 6 kị, 6 kị địch được một xe. Xe và kị là binh khí mạnh trong quân đội. 10 xe có thể đánh bại ngàn người, trăm xe đánh bại vạn người, 10 kị đánh bại trăm người, trăm kị đánh bại ngàn người. Đó là con số rất lớn”.

Võ Vương hỏi: “Số lượng sĩ quan chỉ huy xe, kị và cách bày trận phải như thế nào?”

Thái Công nói: “Số sĩ quan chỉ huy xe thì cử 5 xe đặt một trưởng trông coi, 10 xe đặt 1 lại, 50 xe đặt một suất, 100 xe đặt một Tướng. Cách đánh bằng xe nơi thế đất dễ dàng thì cứ 5 xe xếp thành một hang ngang, dài 40 bộ. khoảng cách giữa hai xe là 10 bộ, khoảng cách hai đội là 60 bộ. Đánh ở địa thế hiểm trở thì xe phải di chuyển theo đường xa. Cứ 10 xe lập thành 1 tụ, 20 xe lập thành một đôn, trước sau cách xa 20 bộ, hai bên tả hữu cách nhau 20 bộ. khoảng cách hai đội là 36 bộ, cứ 5 xe đặt một Tướng trông coi, ngang dọc cách nhau 2 dặm, khi di chuyển cần giữ nguyên vị trí. Về số lượng sĩ quan trông coi kị thì 5 kị đặt một trưởng, 10 kị đặt một lại, trăm kị đặt một suất, 200 kị đặt một Tướng trông coi. Cách đánh ở thế đất dễ dàng thì 5 kị xếp thành một hàng trước sau cách khoảng 10 bộ, tả hữu cách 2 bộ, khoảng cách 2 đội 2 bộ, 30 kị lập thành một đồn, 60 kị lập thành một bối, 10 kị đặt một lại trông coi, ngang dọc cũng cách xa 100 bộ, khi di chuyển đều phải giữ nguyên vị trí”.

Thiên thứ 6: Võ xa sĩ

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Việc tuyển xa sĩ phải làm sao?”

Thái Công đáp: “Phép tuyển xa sĩ thì nên chọn người dưới 40 tuổi trở xuống, cao từ thước rưỡi trở lên, chạy nhanh có thể đuổi kịp loài ngựa, đồng thời có thể di chuyển nhanh chóng tới trước, sau, phải, trái, trên cao, dưới thấp và xoay vòng hay quấn được cờ xí trong người, có thể giương nổi loại nỏ nặng 8 thạch bắn tới trước, sau, trái, phải, mọi mặt đều tiện cho việc thực hành, được gọi là “lĩnh võ xa”. Hạng người này không thể không hậu đãi”.

Thiên thứ 7: Võ kị sĩ

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Việc tuyển kị sĩ phải làm như thế nào?”.

 Thái Công đáp: “Cách tuyển kị sĩ là chọn người dưới 40 tuổi cao từ 7 thước 50 trở lên, than thể tráng kiện, nhanh nhẹn hơn người. Có khả năng cưỡi ngựa bắn nỏ đi các mặt tiền, hậu, tả, hữu và xoay vòng, tiến thoái vượt qua hào rạch: leo trèo đồi núi, mạo hiểm xông vào vùng hiểm trở, ngăn được đầm rạch lớn, điều khiển được kẻ địch mạnh, nhiễu loạn được đám đông. Loại người này được gọi là “kị sĩ” không thể không hậu đãi.”

Thiên thứ 8: Chiến xa

   Võ Vương hỏi Thái Công: “Phép đánh bằng chiến xa như thế nào?”

Thái Công đáp: “Quân bộ phải biết trước biến động, xe phải biết trước địa hình, kị phải biết trước đường xa lạ. Phàm tử địa của xe thì có mười và thắng địa của xe chỉ có tám mà thôi”.

Võ Vương hỏi: “Mười điều tử địa là gì?”

Thái Công đáp:

“ –  Đi được mà không về được là tử địa của xe

– Vượt được đất hiểm trở, lấn được địch mà đi xa là kiệt địa của xe.

–  Tiến dễ dàng, sau hiểm trở là khốn địa của xe.

–  Bị rơi vào vùng hiểm trở khó mà thoát ra ngoài là tuyệt địa của xe.

– Lúc xe lọt vào đầm trạch, bùn đất dính đầy xe là lao địa của xe.

–  Bên trái hiểm trở, bên phải dễ dàng, phía trên có gò đống mà xe phải leo dốc là nghịch địa của xe.

–  Lúc xe đi qua bãi ruộng cỏ mênh mông, phải vượt qua các đầm, ao sâu kín là thất địa của xe.

–  Xe ít đường di chuyển dễ dàng lại không đương đầu nổi với quân bộ là bại địa của xe.

–  Phía sau có hào lạch, bên trái có sông sâu, bên phải có đồi núi cao là hoại địa của xe

–  Xe di chuyển gặp lúc mưa dầm dề ngày đêm, mà luôn phải di chuyển, đường sá ngập lụt, vỡ lở, đằng trước không thể tiến, đằng sau không giải toả được, đó là hảm địa của xe.

Mười điều trên là tử địa của xe. Nếu tướng vụng về thường bị bắt, tướng sáng suốt sẽ tránh khỏi”.

Võ Vương hỏi: “Tám điều thắng của xe thì thế nào?”

Thái Công đáp:

“ – Phía trước phía sau trận địa địch chưa ổn định thì phải tiến công ngay.

–  Cờ xí rối loạn, người và ngựa xáo trộn thì tiến công ngay

–  Sĩ tốt chạy tán loạn, ở cả phía trước, sau, phải, trái thì phải tiến công ngay.

– Trận địa không kiên cố, sĩ tốt hai mặt trước sau dựa dẫm lẫn nhau thì tiến công ngay.

– Quân địch đi đến đằng trước thì ngờ vực, đến đằng sau thì hoảng hốt thì tiến công ngay.

–  Ba quân sợ hãi, buộc lòng nổi dậy một cách bất đắc dĩ thì tiến công ngay

–  Đánh ở địa thế dễ dàng mà trời tối, không giải vây được thì tiến công ngay.

– Quân di chuyển đường xa, nên về muộn, trời tối mới cắm trại, quân lính hoang mang thì tiến công ngay.

Tám điều trên là đất thắng của xe. Vị tướng thông suốt mười điều hại, tám điều thắng thì dù địch có dùng hàng ngàn xe, hàng vạn kị bao vây tiến công thì trong vạn trận đánh, vị tướng đó cũng sẽ chiến thắng”.

Thiên thứ 9: Thiên kỵ

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Phép đánh bằng chiến kị như thế nào?”.

Thái Công đáp: “Đánh bằng chiến kị thì có mười lúc thắng, chin lúc bại”.

Võ Vương hỏi: “Mười lúc thắng ra sao?”

Thái Công đáp:

“ – Lúc địch mới đến, thế trận chưa định hẵn, hai cánh quân tiền và hậu chưa hỗ trợ nhau được, ta đánh phá các chiến kị phía trước, đồng thời đánh hãm hai mặt tả hữu thì địch sẽ chạy ngay.

–  Lúc địch dàn trận đã chỉnh tề, kiên cố, sĩ tốt quyết đấu đến cùng, thì quân kị của ta phải sát cánh bên nhau, hoặc đuổi đi, hoặc đuổi lại, hành động nhanh như gió, mạnh như sấm sét, ngày cũng như đêm, thay cờ xí đổi y phục thì quân ta ắt sẽ thắng.

–  Lúc địch bố trí trận địa chưa kiên cố, sĩ tốt chưa muốn đánh thì ta lấn hai mặt tiền, hậu của chúng, đón hai mặt tả hữu mà đánh, địch sẽ hoảng sợ.

–  Lúc chiều về quân địch muốn về nghỉ ngơi, quân lính hoang mang, ta kẹp sát hai bên hông của chúng tiến đánh nhanh mặt sau, lấn chiếm cửa thành luỹ khiến địch không có lối vào, địch ắt sẽ bại ngay.

–  Lúc địch không có địa thế hiểm trở để phòng thủ kiên cố thì quân ta xâm nhập đuổi đánh chúng, cắt đứt đường tiếp tế lương thực thì quân địch sẽ bị đói.

–  Lúc ta đóng ở vị thế bằng phẳng dễ dàng, bốn mặt trông thấy địch, ta dùng xa kị để đánh phá, địch sẽ rối loạn ngay.

–  Lúc địch tháo chạy, sĩ tốt tán loạn, ta xuất binh và đánh kẹp hai bên hông chúng, hoặc chặn hai mặt tiền hậu, thì sẽ bắt được tướng địch.

–  Lúc chiều xế địch trở về, quân chúng đông nên rối loạn, ra lệnh cho 10 kị của ta lập thành đội, trăm kị hợp thành đồn, 5 xe lập thành một tụ, 10 xe hợp thành một quần, cắm cờ xí nhiều nơi, hoặc cắt đứt liên lạc giữa hai mặt tiền, hậu của chúng thì sẽ bắt sống được tướng địch.

Đó là mười lúc thắng của quân kỵ”.

Võ Vương hỏi: “Chín điều bại như thế nào?”

Thái Công đáp:

“- Phàm đánh phá địch bằng quân kị mà không thể phá trận, địch sẽ vờ thua chạy rồi dùng xa kị phản kích mặt sau của ta. Đó là bại địa của quân kị.

– Lúc đuổi theo quân địch qua vùng hiểm trở, truy kích liên tục. Địch sẽ phục ở hai bên hông ta, đồng thời cắt đứt mặt sau của ta. Đó là vi địa của quân kị.

–  Lúc có đường đi mà không lối về, không có ngõ ra, gọi là bị vây hãm vào gầm trời, dồn vào tử huyệt. Đó là tử địa của quân kị.

– Lối vào thì hẹp, lối ra thì xa, địch yếu cũng có thể đánh được ta mạnh, địch ít cũng có thể đánh được ta đông. Đó là mạt địa của quân kị.

– Hai bên tả hữu có nước, mặt trước gò lớn, mặt sau núi cao, khi đánh nhau với địch quân ta ở giữa hai dòng nước, địch ở bên ngoài và trong. Đó là gian địa của quân địch.

–  Địch cắt đường tải lương của ta, đi mà không về được. Đó là khốn địa của quân kị.

–  Khi tiến vào nơi nước đục, đầm ao, tiến thoái lưỡng nan. Đó là hoạn địa của quân kị.

–  Bên tả có mương sâu, bên hữu có đồi núi cao thấp đều như bình địa, tiến thoái đều làm mồi cho địch. Đó là hãm địa của quân kị.

Chín điều trên là tử địa của quân kị, tướng sáng suốt thì có thể thoát khỏi. Tướng u muội thì sẽ bị thảm hại vậy”.

Thiên thứ 10: Chiến bộ

    Võ Vương hỏi Thái Công: “Nguyên tắc đánh nhau giữa bộ binh và xa kị như thế nào?”.

Thái Công đáp: Nếu bộ binh và xa kị đánh nhau thì bộ binh phải dựa vào gò đống hiểm trở, dùng binh khí dài, cung nỏ mạnh đi trước, binh khí ngắn, cung nỏ yếu đi sau, lúc tiến lúc dừng. Xa kị của địch tuy đông, nhưng khi đến đã gặp trận tuyến kiên cố và đánh nhanh ở phía sau có quân tài giỏi và cung nỏ mạnh sẵn sang chống trả”.

Võ Vương hỏi: “Ta không có gò đống, cũng không có địa thế hiểm trở, khi địch kéo nhiều quân đến, xa kị đánh kẹp hai bên hông ta, đón đánh hai mặt tiền và hậu của ta, quân ta khiếp sợ, thua chạy tán loạn thì phải làm sao?”.

Thái Công đáp rằng: “Ra lệnh cho sĩ tốt ta đóng hàng rào gỗ, chông gai, đặt đội trâu ngựa đánh xông trận bốn mặt. Khi thấy xa kị địch sắp đến thì cho quân chôn chông gai, quốc đất thành hố sâu và rộng khoảng 5 thước (gọi là lồng) vòng qua sau, rồi cho người cầm hàng rào gỗ chặn xe địch để làm luỹ. Nếu xe chúng chia làm hai theo mặt trước và mặt sau ta mà lập đồn thì quân tài giỏi và cung nỏ mạnh của ta sẵn sàng trấn thủ hai bên hông, tả và hữu. Sau đó ra lệnh cho quân ta đánh nhanh, đánh liên tục không ngừng”.

Võ Vương nói: “Thật là hay vậy”.



Giới thiệu tác phẩm “Phong Thần diễn nghĩa”

Phong thần diễn nghĩa (nguyên bản) (giản thể: 封神演义; phồn thể: 封神演義; cũng gọi là Bảng phong thần, Vũ Vương phạt Trụ ngoại sử phong thần diễn nghĩa, Phong thần truyện, Thương Chu liệt quốc toàn truyện (tái bản), là một bộ tiểu thuyết được viết lại trên cơ sở cuốn Vũ Vương phạt Trụ bình thoại in đời Nguyên, trong đó bao gồm các tư liệu lịch sử cùng với các thần thoại, truyền thuyết.

Phong thần diễn nghĩa xoay quanh việc suy vong của nhà Thương và sự nổi lên của nhà Chu, cùng với đó là rất nhiều thần thoại, truyền thuyết Trung Hoa, bao gồm các thần, tiên, yêu quái v.v. Trong chừng mực nào đó, Phong thần diễn nghĩa mô tả cuộc sống của người Trung Hoa đương thời, nơi tôn giáo có một vai trò lớn trong cuộc sống hàng ngày.

Tác giả của Phong thần diễn nghĩa (bảng phong thần) có thuyết nói là Hứa Trọng Lâm (giản thể: 许仲琳; phồn thể: 許仲琳), hiệu là Chung Sơn Dật Tẩu, người Phủ Ứng Thiên huyện Trực Lệ biên soạn. Thuyết khác lại cho rằng tác giả rất có thể là Lục Tây Tĩnh (giản thể: 陆西星; phồn thể: 陸西星), hiệu Trường Canh, người huyện Hưng Hóa, tỉnh Giang Tô. (nguồn: wiki)

Mục lục

Hồi 1: Trụ Vương tế miễu bà Nữ Oa
Hồi 2: Phản nước Thương, Tô Hộ đề thơ
Hồi 3: Xem thơ Tây Bá hầu, Tô Hộ dâng Đát Kỷ
Hồi 4: Giết giai nhân, hồ ly mượn lệnh
Hồi 5: Vân Trung Tử dâng kiếm trừ yêu
Hồi 6: Làm Bào lạc Trụ Vương hại tôi trung
Hồi 7: Bí Trọng bày mưu phế Khương hậu
Hồi 8: Họ Phương cõng chúa phản Triều Ca
Hồi 9: Thương Thừa tướng liều mình gián chúa
Hồi 10: Tiếng sấm sinh dị nhân
Hồi 11: Tây Bá bị giam thành Dũ Lý
Hồi 12: Na Tra xuất hiện ải Trần Đường
Hồi 13: Thạch Cơ bị lửa thiêu hiện hình cục đá
Hồi 14: Na Tra nhờ thầy cứu nhập xác bông sen
Hồi 15: Khương Thượng về trần cưới vợ
Hồi 16: Tử Nha đốt quỷ hóa tỳ bà
Hồi 17: Đát Kỷ lập Sái Bồn giết hại cung nga
Hồi 18: Khương Tử Nha lội sông trốn chúa
Hồi 19: Bá Ấp Khảo dâng báu vật chuộc cha
Hồi 20: Táng Nghi Sanh mua lòng bọn nịnh
Hồi 21: Văn Vương khoe quan qua 5 ải
Hồi 22: Văn Vương thương con mửa thịt hóa thỏ
Hồi 23: Thấy Phi Hùng điềm lành ứng mộng
Hồi 24: Văn Vương rước Khương Thượng nơi sông Vị
Hồi 25: Hồ Ly dọn tiệc mời yêu quái
Hồi 26: Đát Kỷ bày mưu hại Tỉ Can
Hồi 27: Văn Trọng ban sư về nước dâng 10 khoản can vua
Hồi 28: Văn Vương phạt Trụ cứu dân
Hồi 29: Văn Vương chém Sùng Hầu Hổ
Hồi 30: Võ Thành Vương phản Trụ đầu Châu
Hồi 31: Văn Thái Sư đuổi theo Phi Hổ
Hồi 32: Hoàng Thiên Hóa gặp cha tại Đồng Quan
Hồi 33: Hoàng Phi Hổ đánh ải Tụy Thủy
Bài 34: Võ Thành Vương ra mắt Tử Nha
Hồi 35: Triều Điền đem binh thám thính
Hồi 36: Quế Phương vâng chiếu chinh Tây
Hồi 37: Tử Nha về núi cầu Nguyên Thỉ
Hồi 38: Tứ Thánh phò Trụ đánh Tây Kỳ
Hồi 39: Hai nịnh bị giá lạnh nằm co
Hồi 40: 4 tướng cậy phép đoạt thành
Hồi 41: Văn Trọng đi ngang Huỳnh Hoa trại
Hồi 42: Văn Thái Sư thâu được 4 tướng thần
Hồi 43: Văn Thái Sư thất trận cầu tiên giúp
Hồi 44: Khương Tử Nha bị trù, hồn bay về trời
Hồi 45: Nhiên Đăng phá trận thập tuyệt
Hồi 46: Quảng Thành Tử phá trận Kim Quang
Hồi 47: Triệu Công Minh ra sức phò Văn Trọng
Hồi 48: Lục Yểm lập kế bắt Triệu Công Minh
Hồi 49: Trận Hồng Hà, Võ Vương đành lâm nạn
Hồi 50: Trận Huỳnh Hà 3 cô bắt các tiên
Hồi 51: Tử Nha cướp trại đuổi binh Thương
Hồi 52: Núi Tuyệt Long, Văn Trọng chầu trời
Hồi 53: Đặng Cửu Công dâng sắc chinh Tây
Hồi 54: Thổ Hành Tôn khoe tài bắt tướng
Hồi 55: Thổ Hành Tôn thất thế đầu Tây Kỳ
Hồi 56: Tử Nha lập mưu bắt Thiền Ngọc
Hồi 57: Trụ Vương sai Tô Hộ phạt Tây Kỳ
Hồi 58: Trời khiến Tử Nha gặp Lữ Nhạc
Hồi 59: Ân Hồng giữa đường thâu Chánh Đáng
Hồi 60: Mã Nguyên xuống núi giúp con vua
Hồi 61: Ân Hồng nát thây trên thái cực đồ
Hồi 62: Trương Sơn kế tiếp việc chinh Tây
Hồi 63: Thân Công Báo khuyên nhất điện hạ đánh Tử Nha
Hồi 64: La Tuyên nổi lửa đốt Tây Kỳ
Hồi 65: Ân Giao mắc lời thề bỏ mạng
Hồi 66: Hồng Cẩm đẹp số se duyên
Hồi 67: Đàn Kim Đài, Tử Nha bái tướng
Hồi 68: Núi Thú Dương nghĩa sĩ cầm cương
Hồi 69: Khổng Tuyên ra tài bắt tướng
Hồi 70: Chuẩn Đề hóa phép cưỡi công
Hồi 71: Tử Nha kéo binh qua 2 ải
Hồi 72: Quảng Thành Tử 3 lần lạy giáo chủ
Hồi 73: Già trẻ, đôi hùm tranh cao thấp
Hồi 74: Khói trắng, hơi vàng, hai phép đồng nhau
Hồi 75: Thổ Hành Tôn trộm thú Dư Nguyên
Hồi 76: Trịnh Luân bắt tướng thâu Tị Thủy
Hồi 77: Lão Tử hóa Tam Thanh đánh giáo chủ
Hồi 78: Tây Phương hai vị phá Tru Tiên
Hồi 79: Ải Xuyên Vân, 4 tướng Châu bị bắt
Hồi 80: Trận Ôn Hoàng bị quạt mầu phá tiêu
Hồi 81: Ải Đồng Quan, họ Dư rải độc
Hồi 82: Trận Vạn Tiên Triệt Giáo sa cơ
Hồi 83: Phá trận dữ, tiên thú hiện hình
Hồi 84: Kéo binh lang đánh ải Lâm Đồng
Hồi 85: Hai vị chư hầu đầu thánh chúa
Hồi 86: Ngũ Nhạc trở về thiên tào
Hồi 87: Vợ chồng Thổ Hành Tôn tử trận
Hồi 88: Tử Nha độ binh vượt Huỳnh Hà
Hồi 89: Vua Trụ chặt chân lương dân để xem tủy
Hồi 90: Liễu Quỷ Đào Tinh bị đả thần
Hồi 91: Tử Nha lập kế thiêu Văn Hóa
Hồi 92: Dương Tiễn ra tài bắt Tử Chân
Hồi 93: Kim Tra lập kế đoạt ải Du Hồn
Hồi 94: Văn Hoán nổi xung chém Phá Bại
Hồi 95: Tử Nha hài tội ác Trụ Vương
Hồi 96: Nữ Oa đón thâu Đát Kỷ
Hồi 97: Lầu Trích Tinh, vua Trụ thiêu mình
Hồi 98: Phá đài báu, nhà Châu thí của
Hồi 99: Tử Nha vâng sắc phong thần
Hồi 100: Châu Võ Vương luận công chia nước