Xét Sử ký và đời truyền thì vua họ Lý, tên húy là Phật Tử, tướng trong họ của Tiền Nam Đế. Tiền Lý Nam Đế tên là Bôn ở huyện Thái Bình, sẵn có kỳ tài, làm quan với nhà Lương một cách bất đắc chí, lại có Tinh Thiều giỏi về từ chương, quan Lại bộ nhà Lương là Thái Tỗn bổ làm Môn Lang Quang Dương, Thiều cho là sỉ nhục bèn cùng Lý Bôn trở về làng.
Nhân Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo mới liên kết bọn hào kiệt cùng khởi binh kéo ta chiếm thành Lâm Ấp vào chiếm quận Nhật Nam, Bôn sai Phạm Tu đánh phá được, thừa thắng tự xưng là Nam Việt Đế, đổi niên hiệu năm đầu là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân, được tám năm rồi mất.
Lức bấy giờ có Việt Vương họ Triệu, tên húy là Quang Phục, vốn người Châu Diên, làm Tả tướng quân của Tiền Lý Nam Đế. Ở Châu Diên có một cái đầm lớn, quanh co không biết bao nhiêu dặm. Tiền Nam Đế mất, Vương mới thu thập tàn binh hơn hai vạn người, tụ hội trong đầm (nay tục gọi là Nhất Dạ trạch); vừa giáp một năm, Vương khẩn đảo trời đất quỷ thần, được thần nhân (tục truyền là Chử Đồng Tử) theo cho móng rồng, bảo giắt ở đầu đâu mâu; đi đến đâu giặc thua chạy đến đó, chém được tướng giặc là Dương Sằn, binh nhà Lương phải rút lui. Vương vào chiếm thành Long Biên, lại chiếu đời qua hai thành Cổ Loa và Vũ Ninh, tự hiệu là Nam Việt Quốc Vương. Vương sai chia nước, cắt địa giới ở bãi Quân thần mà cai trị chung, sau Nam Đế chiếm cứ châu Ô Diên.
Con Hậu Nam Đế là Nhã Lang xin cưới con gái Triệu Quang Phục là Cảo Nương, Vương gả cho. Nhã Lang nói với Cảo Nương rằng:
– Ngày xưa hai thân phụ ta là cừu thù, ngày nay lại là thông gia, cũng thực hay lắm.
Nhân hỏi Cảo Nương rằng:
– Thân phụ em có linh thuật gì mà binh của thân phụ anh phải thua trận?
Cảo Nương lấy tình thực thưa với Nhã Lang; thuận theo ý chồng, nàng lấy trộm cái đâu mâu có móng rồng đưa cho Nhã Lang xem. Nhã Lang âm mưu đổi lấy móng rồng, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng:
– Anh nay dứt tình mà về thăm cha, vạn nhất có điều gì bất trắc như giặc đến mà thân phụ em đánh không hơn, nếu có chạy đi đàng nào thì em nên lấy lông ngỗng ở nệm gấm mà làm dấu, sẽ đến cứu giúp em.
Rồi sau Nam Đế đem binh đến đánh. Triệu Vương ban đầu chưa biết gì, đốc binh, cầm đâu mâu ngồi chờ; binh giặc càng tiến, Vương biết thế kém không chống nổi, bèn dắt con gái chạy về hướng Nam, bỗng thấy Long Vương chỉ mà bảo rằng:
– Con gái Vương rắc lông chỉ dấu là giặc đó.
Vương bèn rút gươm chém rồi cỡi ngựa chạy đến cửa biển Tiểu Nha; bị nước ngăn, cùng đường, lại thấy Hoàng Long rẽ nước làm đường, Vương theo xuống; nước bèn hợp lại.
Nam Đế đuổi đến, thấy nước mênh mông. Triệu Vương ở ngôi hai mươi ba năm, quốc dân cho là kinh dị, mới lập đền ở cửa biển Đại Nha mà phụng tự.
Nam Đế đuổi Triệu Việt Vương xong, trở về hai xứ Loa Thành và Vũ Ninh, phong anh làm Thái Bình Hầu, giữ thành Long Biên, Đại tướng quân Lý Tấn Đỉnh làm An Ninh Hầu giữ thành Ô Diên.
Nam Đế ở ngôi ba mươi mốt năm, bị tướng nhà Tùy là Lưu Phương tiêu diệt. Người đời sau lập đền ở cửa biển Tiểu Nha mà phụng tự.
1 | tức Lý Phật Tử. So sánh với truyện Kim Qui ở trên. |