Đại Đường du hiệp truyện – Chương 1: Mở đầu

Nói tới văn đàn tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, phải kể tới “năm đại gia” là Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ôn Thụy An hay khác hơn là “ba đại gia” Lương Vũ Sinh, Kim Dung, Cổ Long. Nhưng nhiều người biết về Kim Dung, Cổ Long và phần nào là Ngọa Long Sinh, song ít người biết tới Lương Vũ Sinh và Ôn Thụy An, trong khi Lương Vũ Sinh là một trong những người mở đầu cho tiểu thuyết võ hiệp hiện đại.

Lương Vũ Sinh tên thật là Trần Văn Thống, sinh năm 1922, người huyện Mông Sơn tỉnh Quảng Tây, học ngành kinh tế đối ngoại ở Đại học Lĩnh Nam Quảng Châu. Năm 1949 ông qua định cư ở Hương Cảng, đầu tiên làm việc ở Đại công báo, về sau chuyển về Tân văn báo. Năm 1953, La Phù, chủ Tân văn báo mở chuyên mục “tiểu thuyết võ hiệp nhiều kỳ”, và người mà La Phù “đặt hàng” đầu tiên là Lương Vũ Sinh. Nhận được sự ủng hộ từ tòa soạn, Lương Vũ Sinh bắt tay vào việc viết tiểu thuyết võ hiệp, với tác phẩm đầu tiên là Long hổ đấu kinh hoa được đăng suốt hai năm, có tiếng vang lớn, số lượng báo in tăng vọt. Các báo khác thấy vậy tranh nhau đặt hàng Lương Vũ Sinh, ông không đáp ứng nổi nhu cầu nên mời Kim Dung giúp đỡ (tác phẩm đầu tiên của Kim Dưng là Thư kiếm ân cừu lục trong thời gian 1955 – 1956 là viết theo đơn đặt hàng này). Ngoài Long hổ đầu kinh hoa, ông còn có nhiều tác phẩm khác như Đại Đường du hiệp ký, Long phụng bảo thoa lục, Bình tung hiệp ảnh lục, Thất kiếm Thiên Sơn, Giang hồ tam nữ hiệp… được nhiều người đọc lớn tuổi ở Hương Cảng, Đài Loan ưa thích.

Tương tự Kim Dung, phần lớn tác phẩm của Lương Vũ Sinh cũng lấy đề tài lịch sử. La Lập Quần trong bài Cổ Long – quái hiệp(Thay lời tựa tác phẩm Cổ long), in trong Huyết anh vũ của Nhà xuất bản Châu Hải, Đài Loan, 1995 từng so sánh:

“Lấy nội dung sáng tác mà bàn, thì tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh, Kim Dung chú trọng biểu hiện hoàn cảnh lịch sử, dựa vào lịch sử, từ đó sáng tạo, mở ra một câu chuyện hư cấu xuyên suốt.

Nhưng từ việc sử dụng tư liệu lịch sử mà nhìn, thì giữa hai người có sự khác biệt rất rõ ràng, Lương Vũ Sinh hư cấu nhân vật và sự kiện, đặt vào bối cảnh lịch sử, lấy đó để gia tăng không khí lịch sử, Kim Dung thì trực tiếp lấy nhân vật và sự kiện lịch sử phô diễn thành tiểu thuyết võ hiệp, các nhân vật, sự kiện lịch sử mà Kim Dung viết rất có mức độ, thường có thể lấy giả làm loạn thật”.

Về khuynh hướng sáng tác, thì La Lập Quần nhận định “Nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh mang đậm màu sắc đạo đức phân chia tà chính rạch ròi, nội hàm xã hội của nhân vật phong phú nhưng tính cách nhân vật đơn điệu, có thiếu sót khái niệm hóa, công thức hóa nhân vật”. Trên cùng đường hướng nhận định này, Trần Hiểu Lâm trong bài Thử bàn về chức năng của sự ngẫu nhiên” trong tiểu thuyết võ hiệp – lấy tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long và Lương Vũ Sinh làm ví dụ in trong Đại địa phi ưng, Công ty xuất bản Phong vân thời đại, Đài Bắc, 1999 cũng nhận xét:

“Trong các tác phẩm Thất kiếm hạ Thiên Sơn, Giang hồ tam nữ hiệp…, sự đối lập nhị nguyên và đấu tranh qua lại giữa chính tà, đen trắng, thiện ác, thị phi vẫn là mạch chủ yếu thúc đẩy tình tiết của câu chuyện, thể hiện rõ việc Lương Vũ Sinh kế thừa tiểu thuyết võ hiệp truyền thống… Trong thực tế, nếu xâu chuỗi tác phẩm của Lương Vũ Sinh lại, thì sẽ hình thành một phổ hệ hiệp nghĩa thảo dã phát triển song hành với lịch sử chính thống. Từ phổ hệ hiệp nghĩa thảo dã ấy nhìn lại vương triều chính thống tranh giành nhau vì quyền lực dục vọng, rõ ràng ta thấy nó toát lên sự giải thích và châm chọc lịch sử Trung Quốc. Cho nên ý đồ ngẫu nhiên hóa lịch sử chính thống của ông là điều dễ nhận thấy. Về mặt này, Lương Vũ Sinh và Kim Dung khác đường cùng đích, hai người đều tạo ra một thế giới tưởng tượng riêng, lấy thế giới tưởng tượng ấy soi rọi lại lịch sử Trung Quốc, rất nhiều cay đắng máu lệ tự nhiên hiện rõ giữa những dòng chữ và phía sau tác phẩm”.

Về yếu tố “võ công” đặc trưng của tiểu thuyết võ hiệp, thì ba đại gia Lương, Kim, Cổ đều có phong cách riêng. Võ công trong tác phẩm của Kim Dưng thì mang tính văn hóa – triết lý, thậm chí tiếng sáo điệu đàn cũng có thể trở thành phương tiện chuyển tải nội lực đả thương đối phương, võ công trong tác phẩm của Cổ Long thì mang đậm dấu ấn kỹ thuật hiện đại, “có thức không chiêu, còn võ công trong tác phẩm của Lương Vũ Sinh vẫn mang nhiều yếu tố truyền thống:

La Lập Quần nhận xét “Võ công trong tiểu thuyết võ hiệp của Lương Vũ Sinh tính tả thực trong hư ảo rất mạnh, một chiêu một thức rõ rõ ràng ràng, tinh tế mà lại giống như thật, khẩn trương kịch liệt, khoa trương tới mức tột cùng. “Võ công” của Lương Vũ Sinh cũng mang tính khuynh hướng, có võ công của chính phái, cũng có võ công của tà phái, lực đạo võ công của chính phái nhu hòa, tượng trưng cho sự thiện lương, nhân từ vừa tiện lợi trong việc tấn công phòng thủ, lại có ích cho việc tu tâm dưỡng tính, mà võ công của tà phái thì vô cùng bá đạo, tàn độc hung dữ, đầy ý vị tà ác…”.

Đặt cạnh Kim Dung và Cổ Long, Lương Vũ Sinh ít nhiều mang dáng dấp một tác gia “cổ điển” trong dòng tiểu huyết võ hiệp. Ông vẫn rung cảm với các giá trị trung hiếu tiết nghĩa “phi chính thống”, vẫn đề cao tinh thần thượng võ và hào hiệp của những hiệp khách chống triều đình, vẫn dùng tiểu thuyết võ hiệp như một phương tiện để khẳng định cái Chân, cái Thiện, cái Mỹ. Trong ý nghĩa này, có thể nói Đại Đường du hiệp ký là một tác phẩm tiêu biểu của Lương Vũ Sinh.

Dịch giả: Cao Tự Thanh

Mục lục

Đại Đường du hiệp truyện – Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Chén rượu kết giao vui đạm bạc – Chiếc thoa làm lễ định lương duyên
Chương 3: Thiếu niên vô lại thành tôn quý – Nghĩa sĩ cao phong chịu ngục tù
Chương 4: Ngàn dặm cầu người người không đến – Mười năm lánh họa họa khôn trừ
Chương 5: Cười nhạo Kinh Kha không hảo hán – Ngợi khen nam bát đúng nam nhi !
Chương 6: Chuyện lạ quý phi tiền tắm con – Mừng gặp anh hùng khách mài kiếm
Chương 7: Hổ dực đều run nhìn ánh kiếm – Long tuyền muốn chém đứa gian tà
Chương 8: Dị cái cứu anh hùng gặp nạn – Truy binh theo tuyệt kỹ đánh lui
Chương 9: Bạn thù chưa rõ lòng còn rối – Tà chính khôn hay dạ vẫn nghi
Chương 10: Một kiếm thù kinh lòng hiệp sĩ – Bao năm nghi án hận trời tình
Chương 11: Hiệp sĩ núi hoang gặp giặc cướp – Thần thâu ban tối trộm anh nhi
Chương 12: Kiếm báu đạn thần đương giặc mạnh – Gió tanh mưa máu nổi rừng xanh
Chương 13: Trăm năm bá nghiệp theo dòng nước – Một mảnh cơ tâm dấy sóng cuồng
Chương 14: Trước bàn yến tiệc thấy ăn mày – Trên hội anh hùng phá kế quỷ
Chương 15: Trong cốc Long Miên gây sóng gió – Đầu non Ngọc Thụ chứa nguy nan
Chương 16: Con yêu bị cướp thù không cởi – Thân thế khôn hay hận vẫn dài
Chương 17: Dấy loạn, cường phiên giam sứ giả – Trở về, tráng sĩ hãm trùng vây
Chương 18: Khôn phân yêu hận tình trăn trở – Nói tới ân thù ý mịt mờ
Chương 19: Đêm rằm quán trọ nghe tin dữ – Ngàn dặm biên cương dấy lửa binh
Chương 20: Theo hẹn tới tìm, người chẳng gặp – Lời đồn khó biết, chuyện nên nghi
Chương 21: Giặc Hồ ruổi ngựa thành to sập – Tráng sĩ vung đao ý khí hào
Chương 22: Đáng thương dưới kiếm tình nhi nữ – Khơi dậy trong non chuyện kiếm đao
Chương 23: Cờ Hán vừa giương doanh tế liễu – Ngựa Hồ đã giẫm đất Trung Nguyên
Chương 24: Nợ tình khôn trả sầu dằng dặc – Tương tư chưa dứt hận miên man
Chương 25: Truy tìm động thỏ đào ba chỗ – Sợ thấy hơi ma ngút chín trời
Chương 26: Rắn rồng lẫn lộn thôi ngờ vực – Én nhỏ riêng bay ý mịt mờ
Chương 27: Lối lạ tương phùng gian kế lộ – Cung sâu lại thấy nghịch mưu sinh
Chương 28: Diệu thủ thần thâu kinh thánh tượng – Đa tình công chúa mộ anh hùng
Chương 29: Đói rét xôn xao lòng tướng sĩ – Lửa binh loạn lạc xót nhân dân
Chương 30: Thê lương đường Thục người ít đi – Quằn quại mày ngài chết trước ngựa
Chương 31: Quan ải tiêu điều đường khi bước – Anh hùng say rượu lệ đau đời
Chương 32: Quê xưa lại thấy người phiêu bạt – Khách trốn sao kham ý nhớ thương
Chương 33: Hang cọp náu thân lo báo nước – Phòng khuê nói chuyện biết lòng ngươi
Chương 34: Giết voi cậy mạnh ra oai dữ – Tắm khỉ lên ngôi chuốc tiếng cười
Chương 35: Ma chưởng truy hồn tài khó chống – Khổ tâm vì bạn oán đâu sờn
Chương 36: Mười năm nhịn nhục thù đà trả – Mấy độ tìm con hận chửa tiêu
Chương 37: Lục lâm nợ máu than khôn giải – Ma trận hơi yêu hóa chẳng tan
Chương 38: Chuộc tội xóa hờn thà một chết – Một lời giải họa kết tân tri
Chương 39: Mừng gặp con hùng ngờ giữa mộng – Đau nghe bạn thiết khốn trong thành
Chương 40: Đâu Buồn Giặc Mạnh Vào Trung Thổ -còn Có Anh Hùng Dựng Hán Tinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.