Quyển 1 – Chương 37: Dionysos trở thành một vị thần Olympe

Trải qua bao gian truân vất vả, Dionysos với những chiến công và những phúc lợi ban cho loài người, được các vị thần của thế giới Olympe khâm phục và thừa nhận. Nữ thần Héra cũng không nuôi giữ mối thâm thù với đứa con riêng của chồng mình nữa. Hội nghị các vị thần phê chuẩn việc công nhận danh hiệu “vị thần của thế giới Olympe” cho Dionysos. Trước khi lên thiên đình để bắt đầu một cuộc đời mới, Dionysos xuống âm phủ đón mẹ. Con được lên hàng ngũ các vị thần danh tiếng biết bao, lẽ nào để mẹ cam chịu cuộc đời của một người trần tục, đoản mệnh, là một vong hồn sống dưới quyền cai quản của thần Hadès? Sémélé vốn là người thiếu nữ trần tục. Vì thế cho nên nàng chỉ mới chứng kiến người bạn tình của mình giáng sấm sét là đã ngã lăn ra chết. Nay Dionysos được đứng vào hàng ngũ các vị thần bất tử của thế giới Olympe, ắt hẳn không thể bằng lòng với cái gốc tích là con của một người trần đoản mệnh. Dionysos không bằng lòng như thế mà các vị thần Olympe cũng không bằng lòng như thế. Vì thế Sémélé được lên thiên đình và được đổi tên là Thyoné134. Còn chuyện này nữa ta cũng cần phải kể là, Dionysos trên đường trở về Hy Lạp qua đảo Naxos đã đón nàng công chúa Ariane, con của vua Minos ở đảo Crète, đưa đi và cưới nàng làm vợ. Vì sao nàng Ariane công chúa ở đảo Crète lại đến đảo Naxos để Dionysos đón được? Đó là một chuyện liên quan đến con quái vật Minotaure và người anh hùng Hy Lạp Thésée mà đến đoạn sau chúng ta sẽ rõ.

Thần thoại Dionysos có một nguồn gốc xa xôi từ phương Đông. Những tài liệu khảo cổ học cho chúng ta biết sự thờ cúng Dionysos ở Hy Lạp đã có từ thiên niên kỷ II TCN. Lúc đầu Dionysos là vị thần của sự phì nhiêu đất đai trồng trọt gắn với nhiều đặc điểm của sự thờ cúng tôtem với những nghi lễ đổi lốt, thay hình. Do nguồn gốc này mà chúng ta thấy trong đám rước, đoàn xa giá Dionysos, những người hành lễ thường khoác một tấm da thú (trong huyền thoại Dionysos, vị thần này đã từng hóa mình thành dê, bò, sư tử, hổ, báo…). Từ những nghi lễ diễn xuất này dần dần hình thành nghệ thuật sân khấu Hy Lạp: bi kịch và hài kịch. Trong những thế kỷ sau này khi nghề trồng nho và sản phẩm rượu nho phát triển đem lại một nguồn lợi lớn cho nhân dân, Dionysos trở thành vị thần Rượu nho, bảo vệ cho nghề trồng nho, ép rượu. Tính chất phóng túng, “bốc”, “tếu”, của những tập tục, nghi lễ thờ cúng Dionysos càng soi sáng và chứng minh cho sự chuyển biến đó. Điều đặc biệt là trong những ngày tiến hành những nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère), con người được thoát khỏi những sự ràng buộc, cấm đoán thường ngày, được phá bỏ mọi phép tắc trong sinh hoạt hàng ngày. Người Hy Lạp xưa kia gọi kiểu nghi lễ tôn giáo-thần thoại như thế là nghi lễ Orgies (Orgiasme). Đó là kiểu nghi lễ tôn giáo thầm kín tiến hành vào ban đêm ở trong rừng, trong núi. Những người hành lễ hình thành một đám rước đuối, nhảy múa điên cuồng trong điệu nhạc giậm giật, kích động. Nghi lễ Orgies không áp dụng đối với tất cả sự thờ cúng các vị thần mà chỉ áp dụng đối với một số các vị thần, trong đó có Déméter, Perséphone, Dionysos. Ngày nay từ ngữ “orgies” ngoài ý nghĩa lịch sử là một tôn giáo còn mang thêm một ý nghĩa nữa chỉ sự phóng đãng, trụy lạc điên loạn (orgie). Do nguồn gốc đó, thần Dionysos có một biệt danh là Lydie, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “giải thoát”, “buông thả”, “nở tung”, “bung ra”. Là vị thần của sự phì nhiêu, của cây nho, có nghĩa là của cây cối, của loài thực vật, Dionysos đồng thời trở thành vị thần của sự sinh tử, tái sinh của thiên nhiên. Trong cuộc đấu tranh với tầng lớp quý tộc thị tộc để xây dựng nhà nước Cộng hòa Dân chủ Chủ nô, nhà cầm quyền Pisistrate ở Athènes đã sử dụng việc thờ cúng như một vũ khí. Việc thờ cúng Dionysos dần trở thành phổ biến khắp đất nước Hy Lạp và nổi bật lên như là một tôn giáo chính thức của nhà nước Athènes (thế kỷ VI TCN). Éleusis trước đó là một trung tâm thờ cúng nữ thần Déméter, nay thêm vào Dionysos. Nơi đây nổi tiếng về những nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère) thờ cúng nữ thần Déméter, Perséphone, và tiếp đến là Dionysos. Lúc đầu những nghi lễ này mở rộng cho nhân dân tham gia nhưng từ thế kỷ V TCN chỉ giới quý tộc mới được tham gia, từ đó dần hình thành một giáo đoàn Dionysos còn có một tên nữa là Dionysos-Zagréos. Biệt danh này gắn liền với việc đưa tôn giáo Dionysos vào phạm trù của học thuyết tôn giáo-thần thoại Orphisme. Chuyện về Zagréos như sau:

Thần Zeus biến mình thành một con rắn để che mắt Héra, đến ái ân với Perséphone. Cuộc tình duyên của hai người đem lại cho họ một đứa con trai, tên gọi là Zagréos nhưng thực ra là Dionysos mà Zeus sẽ trao cho nó nhiệm vụ cai quản thế gian. Để tránh sự truy lùng của Héra, thần Zeus giao cho các thần Curètes nuôi Zagréos. Nhưng không thoát, Héra biết chuyện bèn gọi các Titan đến giao cho nhiệm vụ phải thanh trừ Zagréos. Biết mình đang lâm vào một tình cảnh hiểm nghèo, Zagréos biến mình thành đủ thứ, khi thì ông già, bà lão, con gái, trẻ thơ; khi thì hổ, báo, sư tử, dê, cừu, chồn, cáo… và cuối cùng biến mình thành một con bò mộng. Các Titan biết, lập tức xông đến vặn sừng con bò và dùng những hàm răng sắc nhọn xé xác ngay con vật rồi chia nhau mỗi thần một mảnh, ăn sống nuốt tươi Zagréos. Thần Zeus nổi trận lôi đình, dồn mây mù, giáng sấm sét, thiêu chết ngay lũ Titan khốn kiếp. Từ tro tàn của thi hài những Titan nảy sinh ra loài người. Còn Zagréos, chút thi hài vương vãi được thần Apollon thu lượm và chôn cất tại Delphes. May mắn làm sao, nữ thần Athéna tìm thấy trái tim của Zagréos còn nóng, còn đập, đem về trao cho Zeus. Lúc này thần Zeus đang đắm say trong cuộc tình duyên với Sémélé. Được quả tim của Zagréos, thần Zeus bèn trao cho Sémélé và bảo Sémélé nuốt luôn vào bụng (Có chuyện kể Zeus nuốt). Từ đó Sémélé thai nghén trong lòng một đứa bé: Dionysos, nhưng thực ra là Zagréos. Sau này khi Zeus sinh Dionysos (từ đùi ra) chính là sinh lại Zagréos, chính là Zagréos được phục sinh hay cũng có nghĩa là Dionysos đã được sinh ra hai lần: lần đầu là Zagréos, lần sau là Dionysos. Lần đầu là con của Zeus và Perséphone, lần sau là con của Zeus và Sémélé. Zagréos với Dionysos tuy hai là một, tuy một mà lại là hai.

Tôn giáo-thần thoại Orphisme dựa vào huyền thoại này và một số biểu tượng tôn giáo của các xã hội phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Iran, giải thích cuộc sống như sau: con người có hai bản chất. Bản chất cao cả: thần thánh, Zagréos; và bản chất thấp hèn: Titan. Vì thế mỗi người sống trong cuộc đời này phải luôn luôn quan tâm, lo lắng đến việc tẩy rửa khỏi bản thân mình cái bản chất thấp hèn mà ai ai cũng có do tổ tiên lưu truyền lại để chuẩn bị cho một cuộc sống đẹp đẽ hơn, cao thượng hơn ở thế giới bên kia. Linh hồn của con người là bất tử. Nó trú ngụ trong một thể xác không bất tử. Thể xác này in dấu, mang trên mình nó biết bao tội lỗi xấu xa từ các thế hệ trước truyền lại. Khi thể xác chết, linh hồn nhập hóa vào một hình hài, thể xác khác, có thể là hình hài con người, có thể là hình hài con vật, cứ thế tiếp diễn, duyên khởi trùng trùng, sinh sinh hóa hóa. Trải qua những thể nghiệm như thế trước mỗi lần nhập hóa vào một hình hài, linh hồn đã từng phải sống dưới âm phủ địa ngục để ăn năn sám hối, nhờ đó nó dần dần trở nên cao cả hơn. Chỉ có những ông đồng, bà cốt (myste), nghĩa là những người đã hiến trọn mình cho nghi lễ diễn xuất-tôn giáo thầm kín (mystère) Orphisme mới biết được những pháp thuật chuyển linh hồn từ một hình hài này nhập hóa vào một hình hài khác, từ cuộc sống của một con vật sang cuộc sống hoàn thiện, toàn mỹ, trọn phúc, sạch tội, vĩnh hằng. Những tín đồ của tôn giáo Orphisme phải kiêng giết súc vật và ăn thịt. Trong khi chịu lễ họ được rửa tội bằng sữa để nhờ đó họ có thể thấy được con đường lên cõi phúc đời đời (một vì sao trên bầu trời cao xa).

Tôn giáo Orphisme ra đời và phát triển vào quãng thế kỷ thứ VIII TCN, du nhập vào vùng đồng bằng Attique, Athènes dưới thời Pisistrate, sau đó lan truyền khắp nước Hy Lạp (từ thế kỷ VI-III TCN) Trong thời kỳ thống trị của đế quốc La Mã, tôn giáo này vẫn được truyền giảng rộng rãi và có khá đông tín đồ trong mọi tầng lớp nhân dân Hy Lạp, La Mã. Qua việc miêu tả sơ lược về tôn giáo Orphisme, chúng ta có thể nhận thấy ngay, nhận thấy một cách dễ dàng rằng Thiên Chúa giáo cũng có những nội dung tương tự, gần gũi như tôn giáo Orphisme. Thật vậy, tôn giáo Orphisme cũng như một số tôn giáo khác ở vùng Trung Cận Đông khu vực Đông đế quốc La Mã, đã là một gia tài vật liệu phong phú, là những tiền đề, những dữ kiện quan trọng để Thiên Chúa giáo có cơ sở xây dựng nên hệ thống của mình. Với tư cách một hệ tư tưởng, Thiên Chúa giáo buộc phải tiếp thu di sản tư tưởng của quá khứ. Nhưng với tư cách một hệ tư tưởng tôn giáo mới, Thiên Chúa giáo không thể không sáng tạo ra những tư tưởng mới, những biểu tượng thần thoại-tôn giáo mới để đáp ứng một nhu cầu tâm lý, tư tưởng của khối quần chúng đông đảo bị đọa đày, đàn áp đến cùng cực, đang trông chờ một sự giải phóng, một sự thiết lập lại công lý xã hội. Song cái khối quần chúng bị áp bức trong đế quốc La Mã trải qua nhiều cuộc khởi nghĩa bị thất bại, đã mất lòng tin vào sức mạnh và năng lực của mình, một sức mạnh và năng lực rời rạc, lẻ tẻ, tự phát, thiếu một lực lượng xã hội đóng vai trò tiên phong tổ chức lại, do đó, lại trông chờ, tin tưởng vào một sức mạnh và năng lực siêu nhiên, có nghĩa là thần thánh, Chúa Cứu Thế, sự chuộc tội, tu thiện của con người. Để trở thành một hệ tư tưởng tôn giáo mới, Thiên Chúa giáo trước hết phải xóa bỏ bản chất đa thần giáo và chật hẹp của thị tộc, bộ lạc của những tôn giáo-thần thoại cổ đại; nếu không, Thiên Chúa giáo không thể trở thành một tôn giáo có tính chất thế giới.

Tôn giáo Orphisme đã xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo của mình và giáo lý của mình bằng cách sử dụng gia tài tôn giáo-thần thoại Olympe. Thiên Chúa giáo cũng không thoát khỏi quy luật này. Tôn giáo Orphisme ra đời như là một sự đối lập lại với tôn giáo Olympe. Sự đối lập giữa các vị thần ở đây (đề cao Dionysos lên như là vị thần được Zeus trao cho sứ mạng cai quản thế gian) chẳng qua chỉ là sự đối lập giữa những con người trong cõi trần. Đó là sự đối lập giữa tầng lớp quý tộc công thương nghiệp, những người bình dân (démos) của thành bang (polis) với tầng lớp quý tộc, thị tộc; sự đối lập của nhà nước Cộng hòa Chiếm hữu nô lệ của cơ chế polis với những tàn dư của chế độ công xã thị tộc và cuối cùng, nói chung, là sự đối lập giữa giàu và nghèo trong một xã hội có ách áp bức, bóc lột giai cấp.

Nhưng còn một sự đối lập nữa quyết liệt hơn, táo bạo hơn, giàu ý nghĩa hơn ở ngay trong thần thoại Dionysos, thần thoại Dionysos của sự hoan lạc, cuồng nhiệt, phóng túng, chứ không phải ở thần thoại Dionysos-Zagréos của tôn giáo Orphisme. Đó là thần thoại tự đối lập với mình: thần thoại phủ nhận thần thoại. Nhân tố tạo nên sự tự phủ nhận này là nghi lễ Orgies: bản chất của nghi lễ Orgies là sự buông thả trong hoan lạc, phóng túng, cuồng loạn. Khi hành lễ con người sống trong niềm tin-ảo tưởng tôn giáo thoát khỏi sự cấm đoán, ràng buộc hàng ngày, say sưa, ngây ngất, “bốc giời” tưởng chừng như bản chất say sưa, hoan lạc, phóng túng của thần Dionysos đã hòa nhập vào con người mình, tưởng chừng như bản chất thần thánh đã đồng hóa trong con người mình. Và như vậy là cái khoảng cách tách biệt giữa con người với thần thánh trong đời sống hàng ngày bị xóa bỏ. Thần thánh ⇔ con người, con người ⇔ thần thánh. Thần thánh tồn tại ở trong nội tâm con người, trong nội tâm con người có hàm chứa thần thánh. Tính chất thế tục, nhân tính, quần chúng từ đó xuất hiện. Và hiển nhiên về khách quan nó là sự phủ nhận thần thánh, thế tục hóa thần thánh. Vì lẽ đó mới có cơ sở để từ những nghi lễ thờ cúng thần Rượu nho-Dionysos nảy sinh ra bi kịch, từ đám rước thần Rượu nho-Dionysos nảy sinh ra hài kịch. Với bi kịch, thần thoại từ chỗ là đối tượng của sự thờ cúng thiêng liêng chuyển hóa thành vật liệu của nghệ thuật. Với hài kịch, thần thoại từ chỗ là sự thờ cúng thiêng liêng trở thành đối tượng của sự phê phán, “nhai lại” thần thoại bị hạ bệ. Tiếng cười trong hài kịch của Aristophane vì lẽ đó mang khuynh hướng vô thần. Và đặc biệt ở bi kịch của Euripide, thần thánh đã bị phàm tục hóa, bị đặt thành vấn đề “tồn tại hay không tồn tại?”

Một ý nghĩa nữa của tính chất phóng túng, hoan lạc, “bốc giời” của nghi lễ Orgies là nó đối lập lại với sự phóng túng, hoan lạc, “bốc giời” của các vị thần Olympe, có nghĩa là sự đối lập của những người bình dân đối với tầng lớp quý tộc có đặc quyền đặc lợi.

[134] Tiếng Hy Lạp thyoné: điên cuồng.

Hội Dionysos

Việc thờ cúng thần Rượu nho-Dionysos phát triển mạnh ở Hy Lạp, đặc biệt ở Athènes trong thế kỷ VI TCN, do đó, những hình thức hội hè, rước lễ cũng phát triển theo và trở thành một tập tục, một nghi lễ thờ cúng rất trọng thể. Nhưng những hình thức hội hè, rước lễ này còn gắn liền với cội nguồn lao động và nhân dân của thời kỳ công xã thị tộc cho nên nó khác rất xa với những hình thức rước lễ của Thiên Chúa giáo mà, như chúng ta đã biết, chỉ có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với ý thức và cảm xúc của con người. Hội Dionysos (Dionysies), vì thế, không thuần túy chỉ là một sinh hoạt tôn giáo mà còn là một sinh hoạt văn hóa xã hội có những yếu tố tích cực đối với đời sống tinh thần của con người thời cổ đại. Ở vùng đồng bằng Attique, thành bang Athènes, xưa kia có năm kỳ hội Dionysos trong một năm:

1 – Hội Oschophories mở vào tháng Pyanepsion – tháng mười dương lịch, ở Phaler trong vùng đồng bằng Attique, thờ chung cả hai vị thần Dionysos và Athéna. Đây là một hội nhỏ, mở đầu bằng một cuộc chạy thi của những thiếu sinh quân mang cành nho (tiếng Hy Lạp oschot nghĩa là cành nho), tiếp sau là đám rước, ca hát và kết thúc bằng lễ hiến tế.

2 – Hội tháng Poséidéon mở vào quãng tháng chạp, tháng giêng dương lịch khi mùa nho đã thu hoạch xong. Đây là một hội nhỏ mở ở nông thôn kéo dài chừng hai, ba ngày. Vào hội, các gia đình sắm sửa lễ vật, rồi những người thân thích họ hàng kéo nhau đến tụ họp ở một gia đình nào đó làm lễ. Sau đó họ tổ chức thành một đám rước tưng bừng, trọng thể, dẫn đầu là một thiếu nữ mang theo những đồ lễ, những vò rượu nho để làm lễ rảy rượu thiêng bằng những cành nho và dắt theo những con dê hiến tế135. Họ rước một tượng dương vật, tiếng Hy Lạp gọi là “phallos” tượng trưng cho sức sống sôi động, cường tráng, bất diệt của tạo hóa, của tự nhiên, vừa đi vừa hát những bài ca dương vật và những bài ca tán tụng sự nghiệp, công ơn của Dionysos… Sau lễ hiến tế là “liên hoan” (rượu nho, thịt dê) và vui chơi. Người ta tổ chức thi đánh đu, thi nhảy lò cò (chân bọc trong một tấm da dê bôi mỡ), v.v. Phần thưởng cho những người thắng cuộc là một bình làm bằng da dê đựng đầy rượu nho. Người xưa kể, chính bác nông dân Icarios đã nghĩ ra những trò vui chơi đó.

3 – Hội tháng Gamélion mở vào quãng tháng giêng, tháng hai ở Léné136, một địa điểm trong đô thị Athènes, nơi có đền thờ Dionysos. Đây cũng là một hội nhỏ có tính chất địa phương, và mặc dù ở trong đô thị Athènes người ta vẫn coi nó là ngày hội của nông thôn. Ngoài lễ hiến tế, rước, tiệc “liên hoan”, hội Léné còn tổ chức thi diễn hài kịch và bi kịch, thi các đội đồng ca biểu diễn các bài ca Dithyrambe137 (thường gọi là đội đồng ca Dithyrambe). Đây là một loại bài ca chuyên dùng trong lễ tế thần Dionysos. Mỗi đội đồng ca gồm 50 người, nhảy múa, ca hát theo tiếng nhạc quanh bàn thờ Dionysos. Đội đồng ca còn chia ra làm hai loại: đội đồng ca thanh, thiếu niên dưới mười tám tuổi và đội đồng ca người lớn từ mười tám tuổi trở lên. Những cuộc thi biểu diễn các đội đồng ca được tổ chức từ thế kỷ VI TCN. Đây là cuộc thi giữa các bộ lạc, lấy đơn vị là bộ lạc. Mỗi bộ lạc bầu hoặc cắt cử một người lãnh đạo đội đồng ca để điều hành công việc. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết, bi kịch ra đời từ những buổi biểu diễn của các đội đồng ca Dithyrambe này. Những lời xướng, họa, đối đáp của người lãnh đạo đội đồng ca với đội đồng ca làm nảy sinh đối thoại. Những điệu múa, nhịp nhảy, bước đi theo tiết tấu của âm nhạc là tiền đề của diễn xuất kịch. Và từ tích truyện Dionysos mà người ta “dịch sang trò”, trò diễn rất thô sơ còn chưa cắt khỏi cái cuống nhau nối liền với bản chất tự sự, nghĩa là kể, miêu tả tích truyện chứ không phải diễn trò. Từ thế kỷ V – IV TCN, những bài ca Dithyrambe bắt đầu thay đổi về nội dung. Nó không phải chỉ là những bài ca thuật lại cuộc đời và chiến công của Dionysos, ca ngợi công đức của Dionysos, mà đã mở rộng ra đến các vị thần và những anh hùng trong gia tài thần thoại. Và cũng từ đó bi kịch chuyển từ việc diễn tích truyện trong cuộc đời Dionysos sang diễn tích truyện của các vị thần và những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Ngày nay Dithyrambe chuyển nghĩa mang một ý xấu chỉ những lời tán dương, tâng bốc quá đáng, nịnh nọt (Có tài liệu nói, trong Hội Léné không tổ chức thi biểu diễn đội đồng ca Dithyrambe). Hội Léné kéo dài khoảng ba bốn ngày.

4 – Hội tháng Anthestérion (Anthestéries, Hội Hoa) mở vào đầu mùa xuân cuối tháng hai ở thành bang Athènes và những thành bang ở bờ biển Tiểu Á kéo dài ba ngày. Ngày đầu là “Ngày mở vò rượu”, mỗi gia đình mở vò rượu đã ủ, làm lễ rồi tất cả mọi người kể cả trẻ em đều nếm rượu mới đồng thời đem rượu mới làm lễ rảy rượu thiêng xuống đất và lên bàn thờ các vị thần. Mọi người đều uống say sưa trong không khí hân hoan. Nô lệ được chủ cho nghỉ, các trẻ em được tặng quà. Và các gia đình đến các thầy giáo thăm hỏi, trao tặng phẩm và trả tiền học cho các con. Ngày thứ hai gọi là “ngày cốc vại’, mọi người mang rượu của mình đến nơi mở hội, mời nhau và uống trong chiếc cốc vại của mình mang theo, rồi dự lễ rước tượng thần Dionysos từ một chiếc thuyền lên một cỗ xe. Tượng được rước vào trong đô thị để làm một nghi lễ ma thuật, thần bí: cưới vợ cho thần Dionysos. Ngày cuối cùng gọi là “Ngày liễn”, mỗi gia đình bày ra một liễn đậu ninh nhừ cúng linh hồn những người chết. Khi cúng nói: “Hồn ơi! Đi, đi thôi… hết Hội Anthestéries rồi”. Cũng trong ngày Tết Hội này, cửa đền thờ những vị thần Olympe đóng lại, cửa các gia đình cũng đóng lại và tất cả đều được trát nhựa thông, còn mọi người đều đi tìm lá mận gai về để nhai. Họ tin rằng có làm như thế thì mới tránh được những mối nguy hiểm do những người ngoại lai đưa tới (!) “Ngày liễn” chủ yếu dành cho việc cúng tế thần Hermès Psychopompe (Hermès Người đưa dẫn linh hồn). Trong “Ngày liễn”, suốt đêm nhân dân tổ chức những đám rước vui nhộn, chơi đùa náo nhiệt, tự do, phóng túng.

5 – Hội tháng Élaphébolion mở vào quãng tháng ba, tháng tư còn gọi là Hội lớn Dionysos (Grandes Dionysies) hay Hội trên tỉnh (Dionysies de la ville; Dionysies urbaines). Hội mở ở đô thị Athènes. Hội mở quãng sáu, bảy ngày, rất to, thu hút đông đảo người ở tứ xứ về dự. Trong thời gian mở hội, chính quyền ân xá cho các phạm nhân, không bắt bớ, giam giữ người, không đi thu thuế để cho mọi người có thể dự hội. Dưới thời Périclès138 cầm quyền, nhà nước Athènes còn cấp tiền cho công dân của đô thị đi xem diễn bi kịch (lúc đầu một buổi, sau cả ba buổi). Sự hào phóng đó của nhà nước Athènes gắn liền với địa vị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó: trung tâm của thế giới Hy Lạp từ sau cuộc chiến Hy Lạp-Perse (500 – 441 TCN). Những sân khấu ngoài trời để diễn bi kịch làm bằng đá có chỗ ngồi bậc thang như ở sân vận động ngày nay dựa vào sườn núi với quy mô to lớn, có tới hàng chục nghìn chỗ ngồi139 được xây dựng bắt đầu từ thời kỳ này. Chương trình ngày hội như sau: Ngày đầu là lễ rước tượng thần Dionysos từ đền Léné ra đền thờ Dionysos ở gần khu vườn Académos140. Ngày thứ hai và ngày thứ ba là cuộc thi biểu diễn của các hội đồng ca Dithyrambe. Ba ngày sau là thi biểu diễn bi kịch. Hội lớn Dionysos mở sau hội lớn Panathénées sáu ngày. Hai hội này là hai hội to nhất, quan trọng nhất của đời sống văn hóa-xã hội của nhà nước Athènes. Nó thu hút đông đảo khách phương xa từ những thành bang trên bán đảo Hy Lạp cho đến những thành bang trên mặt biển Égée, rồi ở vùng ven biển Tiểu Á và cả những thành bang ở đảo Sicile, ở miền Nam nước Ý (xưa gọi là Đại Hy Lạp) về dự.

Hội Dionysos thể hiện những quan niệm tôn giáo của người Hy Lạp cổ xưa. Những nghi lễ diễn xuất tôn giáo thầm kín, những đám rước, những đội đồng ca Dithyrambe tế thần và những tập tục khác thể hiện nỗi buồn, cái bi đối với cuộc đời gian truân, khổ ải và cái chết của Dionysos như là cái chết của thiên nhiên, thể hiện niềm vui, cái hài đối với sự tái sinh của Dionysos như là sự tái sinh của thiên nhiên. Những cảm xúc buồn rầu, thương cảm đã là yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành bi kịch. Còn những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, hào hứng “say”, “bốc”, “tếu”, phóng túng là những yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành hài kịch. Hài kịch tiếng Hy Lạp là “kōmōidía” (tiếng Pháp: comédie; tiếng Latinh: comoedia) cấu tạo do hai từ: kōmōs: đám rước vui vẻ (có cách giải thích: kṓmē: làng) và ōidḗ: bài ca. Những bài ca trong những đám rước vui vẻ của Hội Dionysos trước hết là những bài ca dương vật mang tính chất vui nhộn, “bốc”, “tếu”. Sau khi tế thần, ăn cỗ, uống rượu mọi người về làng với tâm trạng hào hứng và tự do phóng túng của ngày hội đã tiếp tục vui đùa, ca hát chọc ghẹo, chế giễu, nhạo báng người này người khác. Từ sự vui đùa giải trí dần dần chen vào sự vui đùa phê phán, giễu cợt, châm biếm, nhạo báng mang ý nghĩa xã hội. Mượn hơi men và lợi dụng quyền tự do của ngày hội, những người dự hội đã sáng tác ra những câu chuyện bông đùa, hài hước để đả kích những kẻ xấu xa, độc ác, ngu xuẩn, đểu cáng trong đời sống hàng ngày. Hài kịch bắt đầu từ những nhân tố đả kích cá nhân như vậy. Trải qua một quá trình phát triển khá lâu dài dần dần đám rước Dionysos có một cảnh diễn hài hước với một cốt truyện đơn sơ, sau mới tách ra khỏi Hội đồng ca như đã bị tách ra khỏi đội đồng ca Dithyrambe.

Tục lệ thờ cúng dương vật như là một biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển không phải chỉ riêng có ở Hy Lạp mà còn có ở nhiều dân tộc khác. Trong tôn giáo thần thoại Ấn Độ có tục thờ cúng linga (dương vật) và yoni (âm vật). Một biệt danh của thần Shiva là thần Giấc ngủ và vị thần Shiva Giấc ngủ này được thờ bằng một chiếc tượng dương vật, đặt trong lòng tượng âm vật (Linga – arcana – Tantra). Những tượng linga và yoni trong Nhà Bảo tàng Nghệ thuật Chàm ở Đà Nẵng là một bằng chứng phong phú về nghệ thuật tôn giáo thần thoại Ấn Độ Chàm.

[135] Le bouc émissaire, nay trở thành một thành ngữ chỉ một vật thí nghiệm, vật hy sinh, kẻ giơ đầu chịu báng, cảnh “trăm dâu đổ vào đầu tằm”.

[136] Lênaia gốc từ Tiếng Hy Lạp lênôs: ép, vắt. Vì thế còn gọi Hội Léné là Hội ép rượu (Fêtes Lénées ou Lénéennes ou Fêtes du Pressoir). Lại còn có tên gọi là Hội Dionysos Lénaios.

[137] Tiếng Hy Lạp dithurambos, dithurambikos; cấu tạo bằng những từ dis: hai lần, thura: cửa, ambaino: tôi đi qua; ý nói đến việc Dionysus đã hai lần đi qua chiếc cửa của đời sống, có nghĩa là sinh hai lần. Lần đầu Sélémé, lần sau Zeus.

[138] Périclès (495 – 492 TCN) là người cầm đầu đảng, phái dân chủ ở Athènes, đã cầm quyền và tạo ra được những bước tiến bộ lớn về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, xã hội cho nhà nước Athènes.

[139] Nhà hát Athènes thế kỷ V có 17.000 chỗ ngồi; nhà hát Épidaure thế kỷ IV có 44.000 chỗ ngồi.

[140]

Académos là tên một vị anh hùng Hy Lạp trong thần thoại.

Quyển 1 – Chương 38: Hội Dionysos

Việc thờ cúng thần Rượu nho-Dionysos phát triển mạnh ở Hy Lạp, đặc biệt ở Athènes trong thế kỷ VI TCN, do đó, những hình thức hội hè, rước lễ cũng phát triển theo và trở thành một tập tục, một nghi lễ thờ cúng rất trọng thể. Nhưng những hình thức hội hè, rước lễ này còn gắn liền với cội nguồn lao động và nhân dân của thời kỳ công xã thị tộc cho nên nó khác rất xa với những hình thức rước lễ của Thiên Chúa giáo mà, như chúng ta đã biết, chỉ có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với ý thức và cảm xúc của con người. Hội Dionysos (Dionysies), vì thế, không thuần túy chỉ là một sinh hoạt tôn giáo mà còn là một sinh hoạt văn hóa xã hội có những yếu tố tích cực đối với đời sống tinh thần của con người thời cổ đại. Ở vùng đồng bằng Attique, thành bang Athènes, xưa kia có năm kỳ hội Dionysos trong một năm:

1 – Hội Oschophories mở vào tháng Pyanepsion – tháng mười dương lịch, ở Phaler trong vùng đồng bằng Attique, thờ chung cả hai vị thần Dionysos và Athéna. Đây là một hội nhỏ, mở đầu bằng một cuộc chạy thi của những thiếu sinh quân mang cành nho (tiếng Hy Lạp oschot nghĩa là cành nho), tiếp sau là đám rước, ca hát và kết thúc bằng lễ hiến tế.

2 – Hội tháng Poséidéon mở vào quãng tháng chạp, tháng giêng dương lịch khi mùa nho đã thu hoạch xong. Đây là một hội nhỏ mở ở nông thôn kéo dài chừng hai, ba ngày. Vào hội, các gia đình sắm sửa lễ vật, rồi những người thân thích họ hàng kéo nhau đến tụ họp ở một gia đình nào đó làm lễ. Sau đó họ tổ chức thành một đám rước tưng bừng, trọng thể, dẫn đầu là một thiếu nữ mang theo những đồ lễ, những vò rượu nho để làm lễ rảy rượu thiêng bằng những cành nho và dắt theo những con dê hiến tế135. Họ rước một tượng dương vật, tiếng Hy Lạp gọi là “phallos” tượng trưng cho sức sống sôi động, cường tráng, bất diệt của tạo hóa, của tự nhiên, vừa đi vừa hát những bài ca dương vật và những bài ca tán tụng sự nghiệp, công ơn của Dionysos… Sau lễ hiến tế là “liên hoan” (rượu nho, thịt dê) và vui chơi. Người ta tổ chức thi đánh đu, thi nhảy lò cò (chân bọc trong một tấm da dê bôi mỡ), v.v. Phần thưởng cho những người thắng cuộc là một bình làm bằng da dê đựng đầy rượu nho. Người xưa kể, chính bác nông dân Icarios đã nghĩ ra những trò vui chơi đó.

3 – Hội tháng Gamélion mở vào quãng tháng giêng, tháng hai ở Léné136, một địa điểm trong đô thị Athènes, nơi có đền thờ Dionysos. Đây cũng là một hội nhỏ có tính chất địa phương, và mặc dù ở trong đô thị Athènes người ta vẫn coi nó là ngày hội của nông thôn. Ngoài lễ hiến tế, rước, tiệc “liên hoan”, hội Léné còn tổ chức thi diễn hài kịch và bi kịch, thi các đội đồng ca biểu diễn các bài ca Dithyrambe137 (thường gọi là đội đồng ca Dithyrambe). Đây là một loại bài ca chuyên dùng trong lễ tế thần Dionysos. Mỗi đội đồng ca gồm 50 người, nhảy múa, ca hát theo tiếng nhạc quanh bàn thờ Dionysos. Đội đồng ca còn chia ra làm hai loại: đội đồng ca thanh, thiếu niên dưới mười tám tuổi và đội đồng ca người lớn từ mười tám tuổi trở lên. Những cuộc thi biểu diễn các đội đồng ca được tổ chức từ thế kỷ VI TCN. Đây là cuộc thi giữa các bộ lạc, lấy đơn vị là bộ lạc. Mỗi bộ lạc bầu hoặc cắt cử một người lãnh đạo đội đồng ca để điều hành công việc. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết, bi kịch ra đời từ những buổi biểu diễn của các đội đồng ca Dithyrambe này. Những lời xướng, họa, đối đáp của người lãnh đạo đội đồng ca với đội đồng ca làm nảy sinh đối thoại. Những điệu múa, nhịp nhảy, bước đi theo tiết tấu của âm nhạc là tiền đề của diễn xuất kịch. Và từ tích truyện Dionysos mà người ta “dịch sang trò”, trò diễn rất thô sơ còn chưa cắt khỏi cái cuống nhau nối liền với bản chất tự sự, nghĩa là kể, miêu tả tích truyện chứ không phải diễn trò. Từ thế kỷ V – IV TCN, những bài ca Dithyrambe bắt đầu thay đổi về nội dung. Nó không phải chỉ là những bài ca thuật lại cuộc đời và chiến công của Dionysos, ca ngợi công đức của Dionysos, mà đã mở rộng ra đến các vị thần và những anh hùng trong gia tài thần thoại. Và cũng từ đó bi kịch chuyển từ việc diễn tích truyện trong cuộc đời Dionysos sang diễn tích truyện của các vị thần và những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp. Ngày nay Dithyrambe chuyển nghĩa mang một ý xấu chỉ những lời tán dương, tâng bốc quá đáng, nịnh nọt (Có tài liệu nói, trong Hội Léné không tổ chức thi biểu diễn đội đồng ca Dithyrambe). Hội Léné kéo dài khoảng ba bốn ngày.

4 – Hội tháng Anthestérion (Anthestéries, Hội Hoa) mở vào đầu mùa xuân cuối tháng hai ở thành bang Athènes và những thành bang ở bờ biển Tiểu Á kéo dài ba ngày. Ngày đầu là “Ngày mở vò rượu”, mỗi gia đình mở vò rượu đã ủ, làm lễ rồi tất cả mọi người kể cả trẻ em đều nếm rượu mới đồng thời đem rượu mới làm lễ rảy rượu thiêng xuống đất và lên bàn thờ các vị thần. Mọi người đều uống say sưa trong không khí hân hoan. Nô lệ được chủ cho nghỉ, các trẻ em được tặng quà. Và các gia đình đến các thầy giáo thăm hỏi, trao tặng phẩm và trả tiền học cho các con. Ngày thứ hai gọi là “ngày cốc vại’, mọi người mang rượu của mình đến nơi mở hội, mời nhau và uống trong chiếc cốc vại của mình mang theo, rồi dự lễ rước tượng thần Dionysos từ một chiếc thuyền lên một cỗ xe. Tượng được rước vào trong đô thị để làm một nghi lễ ma thuật, thần bí: cưới vợ cho thần Dionysos. Ngày cuối cùng gọi là “Ngày liễn”, mỗi gia đình bày ra một liễn đậu ninh nhừ cúng linh hồn những người chết. Khi cúng nói: “Hồn ơi! Đi, đi thôi… hết Hội Anthestéries rồi”. Cũng trong ngày Tết Hội này, cửa đền thờ những vị thần Olympe đóng lại, cửa các gia đình cũng đóng lại và tất cả đều được trát nhựa thông, còn mọi người đều đi tìm lá mận gai về để nhai. Họ tin rằng có làm như thế thì mới tránh được những mối nguy hiểm do những người ngoại lai đưa tới (!) “Ngày liễn” chủ yếu dành cho việc cúng tế thần Hermès Psychopompe (Hermès Người đưa dẫn linh hồn). Trong “Ngày liễn”, suốt đêm nhân dân tổ chức những đám rước vui nhộn, chơi đùa náo nhiệt, tự do, phóng túng.

5 – Hội tháng Élaphébolion mở vào quãng tháng ba, tháng tư còn gọi là Hội lớn Dionysos (Grandes Dionysies) hay Hội trên tỉnh (Dionysies de la ville; Dionysies urbaines). Hội mở ở đô thị Athènes. Hội mở quãng sáu, bảy ngày, rất to, thu hút đông đảo người ở tứ xứ về dự. Trong thời gian mở hội, chính quyền ân xá cho các phạm nhân, không bắt bớ, giam giữ người, không đi thu thuế để cho mọi người có thể dự hội. Dưới thời Périclès138 cầm quyền, nhà nước Athènes còn cấp tiền cho công dân của đô thị đi xem diễn bi kịch (lúc đầu một buổi, sau cả ba buổi). Sự hào phóng đó của nhà nước Athènes gắn liền với địa vị kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó: trung tâm của thế giới Hy Lạp từ sau cuộc chiến Hy Lạp-Perse (500 – 441 TCN). Những sân khấu ngoài trời để diễn bi kịch làm bằng đá có chỗ ngồi bậc thang như ở sân vận động ngày nay dựa vào sườn núi với quy mô to lớn, có tới hàng chục nghìn chỗ ngồi139 được xây dựng bắt đầu từ thời kỳ này. Chương trình ngày hội như sau: Ngày đầu là lễ rước tượng thần Dionysos từ đền Léné ra đền thờ Dionysos ở gần khu vườn Académos140. Ngày thứ hai và ngày thứ ba là cuộc thi biểu diễn của các hội đồng ca Dithyrambe. Ba ngày sau là thi biểu diễn bi kịch. Hội lớn Dionysos mở sau hội lớn Panathénées sáu ngày. Hai hội này là hai hội to nhất, quan trọng nhất của đời sống văn hóa-xã hội của nhà nước Athènes. Nó thu hút đông đảo khách phương xa từ những thành bang trên bán đảo Hy Lạp cho đến những thành bang trên mặt biển Égée, rồi ở vùng ven biển Tiểu Á và cả những thành bang ở đảo Sicile, ở miền Nam nước Ý (xưa gọi là Đại Hy Lạp) về dự.

Hội Dionysos thể hiện những quan niệm tôn giáo của người Hy Lạp cổ xưa. Những nghi lễ diễn xuất tôn giáo thầm kín, những đám rước, những đội đồng ca Dithyrambe tế thần và những tập tục khác thể hiện nỗi buồn, cái bi đối với cuộc đời gian truân, khổ ải và cái chết của Dionysos như là cái chết của thiên nhiên, thể hiện niềm vui, cái hài đối với sự tái sinh của Dionysos như là sự tái sinh của thiên nhiên. Những cảm xúc buồn rầu, thương cảm đã là yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành bi kịch. Còn những cảm xúc vui tươi, phấn khởi, hào hứng “say”, “bốc”, “tếu”, phóng túng là những yếu tố đầu tiên của quá trình hình thành hài kịch. Hài kịch tiếng Hy Lạp là “kōmōidía” (tiếng Pháp: comédie; tiếng Latinh: comoedia) cấu tạo do hai từ: kōmōs: đám rước vui vẻ (có cách giải thích: kṓmē: làng) và ōidḗ: bài ca. Những bài ca trong những đám rước vui vẻ của Hội Dionysos trước hết là những bài ca dương vật mang tính chất vui nhộn, “bốc”, “tếu”. Sau khi tế thần, ăn cỗ, uống rượu mọi người về làng với tâm trạng hào hứng và tự do phóng túng của ngày hội đã tiếp tục vui đùa, ca hát chọc ghẹo, chế giễu, nhạo báng người này người khác. Từ sự vui đùa giải trí dần dần chen vào sự vui đùa phê phán, giễu cợt, châm biếm, nhạo báng mang ý nghĩa xã hội. Mượn hơi men và lợi dụng quyền tự do của ngày hội, những người dự hội đã sáng tác ra những câu chuyện bông đùa, hài hước để đả kích những kẻ xấu xa, độc ác, ngu xuẩn, đểu cáng trong đời sống hàng ngày. Hài kịch bắt đầu từ những nhân tố đả kích cá nhân như vậy. Trải qua một quá trình phát triển khá lâu dài dần dần đám rước Dionysos có một cảnh diễn hài hước với một cốt truyện đơn sơ, sau mới tách ra khỏi Hội đồng ca như đã bị tách ra khỏi đội đồng ca Dithyrambe.

Tục lệ thờ cúng dương vật như là một biểu tượng của sự sinh sôi, phát triển không phải chỉ riêng có ở Hy Lạp mà còn có ở nhiều dân tộc khác. Trong tôn giáo thần thoại Ấn Độ có tục thờ cúng linga (dương vật) và yoni (âm vật). Một biệt danh của thần Shiva là thần Giấc ngủ và vị thần Shiva Giấc ngủ này được thờ bằng một chiếc tượng dương vật, đặt trong lòng tượng âm vật (Linga – arcana – Tantra). Những tượng linga và yoni trong Nhà Bảo tàng Nghệ thuật Chàm ở Đà Nẵng là một bằng chứng phong phú về nghệ thuật tôn giáo thần thoại Ấn Độ Chàm.

[135] Le bouc émissaire, nay trở thành một thành ngữ chỉ một vật thí nghiệm, vật hy sinh, kẻ giơ đầu chịu báng, cảnh “trăm dâu đổ vào đầu tằm”.

[136] Lênaia gốc từ Tiếng Hy Lạp lênôs: ép, vắt. Vì thế còn gọi Hội Léné là Hội ép rượu (Fêtes Lénées ou Lénéennes ou Fêtes du Pressoir). Lại còn có tên gọi là Hội Dionysos Lénaios.

[137] Tiếng Hy Lạp dithurambos, dithurambikos; cấu tạo bằng những từ dis: hai lần, thura: cửa, ambaino: tôi đi qua; ý nói đến việc Dionysus đã hai lần đi qua chiếc cửa của đời sống, có nghĩa là sinh hai lần. Lần đầu Sélémé, lần sau Zeus.

[138] Périclès (495 – 492 TCN) là người cầm đầu đảng, phái dân chủ ở Athènes, đã cầm quyền và tạo ra được những bước tiến bộ lớn về kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, xã hội cho nhà nước Athènes.

[139] Nhà hát Athènes thế kỷ V có 17.000 chỗ ngồi; nhà hát Épidaure thế kỷ IV có 44.000 chỗ ngồi.

[140] Académos là tên một vị anh hùng Hy Lạp trong thần thoại.

Quyển 1 – Chương 39: Thần pan

Pan[141] là một vị thần trong đoàn tùy tùng của thần Rượu nho-Dionysos. Cha của Pan là vị thần Hermès, người truyền lệnh không hề chậm trễ của các vị thần Olympe. Mẹ của Pan là tiên nữ Dryope. Khi sinh ra Pan, thấy hình thù của con quái gở: đầu có sừng như sừng dê, chân cong và dài, có lông, có móng, râu ria xồm xoàm, lại thêm cái đuôi nữa, nên Dryope sợ hãi quá, vứt con bỏ chạy.

Nhưng Hermès, ngược lại, rất vui mừng vì có một đứa con trai. Thần bế ngay lấy con và đưa lên đỉnh Olympe để nhờ các vị thần nuôi nấng dậy dỗ. Thấy Pan tướng mạo dị kỳ, thân hình kỳ khôi như thế, các vị thần đều bật cười, không một vị thần nào là nhịn được cười, tất cả, tất tất cả các vị thần đều cười, cười ngặt nghẽo, cười như nắc nẻ, vì thế cậu con trai của Hermès mới được các vị thần đặt cho cái tên “Pan” nghĩa là “tất cả”. Sống một thời gian trên thế giới Olympe rồi sau đó Pan xuống trần sống ở núi rừng, đồng cỏ. Thần bảo vệ cho đàn gia súc của những người mục đồng, tính mạng cho những người đi săn, làm cho tổ ong của những người nuôi ong đông con, nhiều đàn lắm mật. Tuy thân hình có vẻ khó coi và dữ tợn nhưng Pan tính tình vui vẻ, cởi mở. Thần sống tha thẩn trong các khu rừng, bình thường xem ra trầm lắng song khi vui thì “bốc” đến nổ trời, vì thế mới được Dionysos tuyển mộ vào đoàn tùy tùng của mình và kết bạn với những Satyre, Bacchantes, Silène. Pan khi vui “bốc”, “say” như thế nào thì khi giận dữ, cáu kỉnh cũng “nảy lửa” đến mức như vậy, nhất là khi những ham muốn tình dục của phần con vật, con dê trong Pan nổi lên thì Pan gây cho các tiên nữ Nymphe một sự kinh hoàng, hãi hùng khôn tả, và đó là do Pan đã bị thần Tình yêu-Éros có đôi cánh vàng bắn những mũi tên xuyên thấu trái tim.

Sống trong thế giới non xanh nước biếc cho nên bạn bè thân thiết của Pan là những tiên nữ Nymphe. Pan thầm nhớ trộm yêu một nàng Nymphe xinh đẹp tên là Syrinx. Syrinx là một tiên nữ tùy tùng của nữ thần Artémis vĩ đại, cho nên nàng cũng nhiễm phải cái thói ham mê săn bắn và kiêu kỳ của Artémis. Nàng khước từ mọi lời tỏ tình của các vị thần. Nàng lẩn tránh khi gặp một vị nam thần. Với cây cung bằng sừng hươu nàng len lỏi trong rừng suốt ngày theo sát gót chân nữ thần Artémis, tìm thú vui trong việc săn muông đuổi thú. Nhiều khi thoáng thấy bóng nàng người ta tưởng nhầm là nữ thần Artémis. Nhưng những người hiểu biết, nhiều kinh nghiệm nói rằng nếu không nhìn thấy ánh vàng ngời ngợi từ cây cung tỏa chiếu ra thì đó đích thực là Syrinx, vì cây cung của Artémis bằng vàng.

Một hôm Pan đang tha thẩn đi chơi trong rừng bỗng thoáng thấy bóng Syrinx, Pan liền bám theo. Nhưng Syrinx cũng kịp thời nhận thấy có người đang bám theo mình, và người đó là thần Pan. Biết mình đang bị thần Pan bám riết, Syrinx vô cùng sợ hãi, cắm đầu chạy. Pan cũng lập tức phóng người chạy theo quyết đuổi cho bằng được Syrinx chạy, lòng tràn ngập nỗi lo sợ, hãi hùng: “Trời ơi! Nếu ta sa vào tay cái vị thần nửa người nửa dê kia thì khủng khiếp biết chừng nào!” Syrinx nghĩ thế và vừa chạy nàng vừa tưởng tượng ra cái cảnh mình bị Pan đuổi bắt được, bị Pan xiết ôm vào trong vòng tay cứng rắn như xiềng xích, bị Pan áp cái bộ mặt gớm ghiếc râu ria xồm xoàm, phả cái hơi thở hôi hôi của loài dê vào khuôn mặt mình. Nhưng thôi rồi, hỏng rồi! Một con sông chắn ngang trước mặt. Chạy đâu cho thoát bây giờ? Nàng vội quỳ xương giơ tay lên trời cầu khấn thần Sông cứu giúp. Chấp nhận lời cầu cứu của người trinh nữ, thần Sông hóa phép biến nàng thành một cây sậy ở ven bờ. Sự việc kể thì dài dòng như thế nhưng thực ra chỉ diễn biến trong chốc lát. Khi thần Pan lao vào Syrinx tưởng chừng như ôm được Syrinx vào lòng thì cũng là lúc Syrinx vừa kịp biến thành một cây sậy, một bụi sậy mềm mại, bấy yếu. Và nó tưởng chừng như vẫn chưa thoát khỏi nỗi khủng khiếp bất ngờ vừa ập đến cho nên nó vẫn cứ run lên trong vòng tay của Pan. Còn thần Pan, mặt buồn thiu, thất vọng. Thần lấy dao cắt mấy ống sậy ghép lại làm một cây sáo kép. Từ đó trở đi Pan gọi cây sáo của mình là Syrinx[143], và cũng từ đó trở đi trong các khu rừng, những người mục đồng thường nghe thấy vang lên những tiếng sáo trầm bổng khi thì nỉ non thánh thót như kể lể, giãi bầy, khi thì rộn rã tưng bừng như đang nhảy múa say mê. Người ta bảo, thần Pan đang thổi sáo cho các nàng Nymphe ca múa. Do bản chất của thần Pan và tính chất chuyện này cho nên ngày nay trong tiếng Pháp có từ panique có nghĩa: hoảng hốt, kinh hoàng, khủng khiếp[144].

Thần Pan còn có lần, cũng như đối với Syrinx, trong khi đi tha thẩn chơi trong rừng chợt bắt gặp nàng Nymphe Écho. Thần liền bám theo. Còn Écho thì cắm đầu chạy. Pan đuổi mãi, hết khu rừng này sang khu rừng khác mà không sao bắt được. Từ đó, Pan nuôi giữ một mối thù ghét Écho. Bằng pháp thuật của mình, Pan làm cho những người mục đồng hóa điên. Họ lao vào cuộc săn đuổi Écho và vây bắt được nàng. Trong lúc mất trí họ tưởng nàng là một con thú, họ giết chết nàng và phanh thây nàng ra hàng trăm mảnh vứt khắp nơi, khắp chỗ trên núi cao, trong rừng già. Từ đó trở đi, bất cứ chỗ nào trên mặt đất cũng có Écho. Và dù nàng Nymphe bất hạnh đó đã qua đời, nhưng chúng ta mỗi khi vào rừng vào núi, chúng ta vẫn nghe thấy tiếng nàng. Nàng theo lời nguyền xưa của nữ thần Héra chỉ được phép nhắc lại những lời nói cuối cùng của người khác.

Thần Pan vĩ đại chết rồi! Là một điển tích bắt nguồn từ một câu chuyện của Plutarque[142]. Theo truyện thì dưới triều hoàng đế La Mã Tibère (42 TCN – 37), một hôm một con thuyền La Mã đang đi từ Péloponnèse sang đất Ý bỗng có tiếng người nói với người lái thuyền, cầu xin người lái thuyền kêu lên: “Thần Pan vĩ đại chết rồi!” Người lái thuyền băn khoăn do dự hồi lâu nhưng rồi cuối cùng làm theo lời thỉnh cầu đó. Khi người lái thuyền vừa nói dứt câu: “Thần Pan vĩ đại chết rồi!” thì tức thời khắp nơi bỗng vang lên tiếng khóc than thảm thiết. Con thuyền về đến đất Ý. Sự kiện lạ lùng kể trên được tường trình ngay với hoàng đế Tibère. Hoàng đế ra lệnh, công bố ngay cho toàn dân được biết. Và từ đó nảy ra nhiều cách giải thích khác nhau. Khoa thần học Thiên Chúa giáo coi câu chuyện trên đây của Plutarque như là lời tiên báo sự kết thúc của đa thần giáo cổ đại, ngẫu tượng giáo cổ đại để thay thế bằng Thiên Chúa giáo. Sau này câu nói trên còn mang một ý nghĩa rộng hơn. Nó chỉ cái chết của một nhân vật kiệt xuất, sự chấm hết một giai đoạn, một thời đại, một thời kỳ lịch sử.

[141] Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc từ “pan” thuộc ngôn ngữ Ấn Âu. Pa: chăn nuôi.

[142] Plutarque (40 hoặc 50-125), La disparitino de l’oracle, XVII: Le grand Pan est mort!

[143] Tiếng Hy Lạp syrinx: ống.

[144] Semer la panique: gieo rắc sự khủng khiếp; la terreur panique: sự khủng khiếp bất ngờ.

Quyển 1 – Chương 40: Pan thi tài với Apollon

Các tiên nữ Nymphe và những người mục đồng rất say mê tiếng sáo Syrinx của Pan. Hôm nào, vì lẽ gì đó, tiếng sáo của Pan không cất lên là hôm ấy các Nymphe và những người mục đồng thấy bồn chồn trong dạ. Rừng núi như trống trải, lạnh lẽo hẳn đi. Tiếng sáo của Pan như linh hồn của rừng núi, như miếng bánh ăn và bình nước uống của những người mục đồng. Vì lẽ đó Pan rất tự hào về tài thổi sáo của mình. Và Pan nảy ra ý định mời Apollon tới để đua tài. Thần Apollon chấp nhận lời mời trân trọng đó. Cuộc thi tài diễn ra ở sườn núi Tmolos. Thần núi Tmolos được mời làm giám khảo cùng với nhà vua Midas, người nổi tiếng giàu có ở xứ Phrygie.

Pan biểu diễn trước. Tiếng sáo của Pan cất lên nghe dịu dàng êm ái như đưa hồn con người ta vào cõi mộng. Chỉ nghe tiếng sáo ấy người ta đã tưởng như thấy được cảnh những chàng mục đồng nằm dài trên bãi cỏ lơ đãng nhìn bầu trời xanh bên đàn súc vật đang gặm cỏ ngon lành, Pan biểu diễn xong, thần Apollon liền kế tiếp. Tiếng đàn cithare vang lên với biết bao âm điệu phong phú lạ thường. Đây là một khúc nhạc nghe như tiếng bước chân rầm rập của đoàn quân chiến thắng trở về. Rồi một khúc tiếp sau nghe nỉ non như lời người vợ giãi bày tâm sự với chồng sau bao năm xa cách… Cả thiên nhiên đắm chìm trong tiếng nhạc huyền diệu, kỳ tài của vị thần Apollon, người khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật thần thánh cho các ca sĩ, thi nhân. Các nàng Nymphe say mê tiếng sáo của Pan đến là thế mà cũng phải lặng người đi trước tiếng đàn thần thánh của Apollon. Apollon biểu diễn xong, thần đưa tay lên ngực cúi chào thần núi Tmolos, vua Midas và những người đã lắng nghe tiếng nhạc của mình. Thần núi Tmolos bước ra đội lên đầu thần Apollon vòng lá nguyệt quế. Apollon đã thắng cuộc một cách xứng đáng. Các tiên nữ Nymphe cũng như những ai được chứng kiến cuộc thi tài này đều hoàn toàn tán thành quyết định sáng suốt của thần Núi. Nhưng đến lần vua Midas, vua lại không đội lên đầu thần Apollon vòng hoa nguyệt quế hay vòng lá trường xuân. Midas trao tặng vòng hoa chiến thắng cho thần Pan. Từ thần núi Tmolos cho đến các tiên nữ Nymphe đều sửng sốt ngạc nhiên trước phán quyết của Midas, một sự phán quyết lạ lùng và tỏ ra chẳng hiểu gì cả. Còn thần Apollon thì vô cùng tự ái và tức giận. Thần liền cầm lấy hai tai của Midas mà véo, mà xoắn rồi kéo dài ra. Và tai của Midas dài ra, cứ thế dài ra theo đà kéo của Apollon và trở thành một đôi tai lừa! Từ đó trở đi vua Midas có đôi tai như đôi tai lừa.

Thần Pan bị thua cuộc mặt buồn thiu buồn thỉu, lững thững ra về sống với thế giới non xanh nước biếc, đồng cỏ rừng già của mình. Tuy nhiên không vì thế mà tiếng sáo của Pan kém hay đi. Nó vẫn làm xôn xao, náo nức trái tim các Nymphe và các chàng mục đồng.

***

Lại nói về vua Midas có đôi tai lừa. Thật là một chuyện vô cùng nhục nhã, xấu xa. Nhà vua chỉ còn cách cho may một chiếc mũ và cứ thế đội lù lù trên đầu ngày cũng như đêm, suốt quanh năm ngày tháng. Nhà vua tưởng rằng như vậy sẽ chẳng ai biết được cái sự thật tệ hại đó cả. Thế nhưng trên đời này những chuyện xấu xa thật khó mà che đậy được. Điều mà nhà vua tưởng bưng bít che đậy được lại vỡ lở ra. Người biết được chuyện này đầu tiên là bác thợ cạo thường cắt tóc, cạo râu cho nhà vua. Nhà vua dặn bác không được để lộ chuyện và dọa sẽ trừng phạt nặng bắt chịu mọi cực hình nếu điều nghiêm cấm không được tuân thủ. Bác thợ cạo đành ngậm tăm. Nhưng khổ nỗi cái sự thật nhà vua có đôi tai lừa cứ đè nặng trong trái tim bác, cứ canh cánh trong lòng, ấm ức bức bối trong dạ khiến bác cảm thấy không nói được sự thật đó ra thì không thể chịu được, không thể sống được. Và một bữa kia bác quyết định phải nói sự thật. Nhưng nói thế nào để không ai nghe thấy kẻo nguy hiểm đến tính mạng. Bác thợ cạo bèn đào một cái lỗ sâu xuống đất rồi ghé sát mồm vào hét lên cho hả nỗi ấm ức trong lòng: “Vua Midas có đôi tai lừa! Vua Midas có đôi tai lừa!” Xong việc bác thợ cạo lấp kín chiếc lỗ rồi về, nhẹ hẳn cả lòng cả dạ. Nhưng điều mà bác thợ cạo tưởng rằng nói xuống tận lòng đất thì vẫn giữ được bí mật cho nhà vua té ra cũng hỏng bét nốt, giống như chiếc mũ không che đậy nổi đôi tai lừa dài ngoằng của Midas. Gần chỗ bác nói có một bụi cây sậy. Tiếng nói của bác vào lòng đất bị rễ cây sậy nghe được, truyền lên. Thế là mỗi khi có một cơn gió thổi, những cây sậy lại lao xao kháo chuyện lại với nhau: “Vua Midas có đôi tai lừa! Vua Midas có đôi tai lừa!” Người đi đường, đi chợ đi búa nghe thấy lại về bàn tán, kháo chuyện lại với nhau. Và thế là chẳng mấy chốc khắp bàn dân thiên hạ đâu đâu cũng thấy người ta lưu truyền bình luận câu chuyện: “Vua Midas có đôi tai lừa! Vua Midas có đôi tai lừa! Chỉ được cái giàu nhưng dốt ơi là dốt; chỉ được cái làm vua nhưng ngu ơi là ngu, ngu như lừa!”

Ngày nay trong văn học thế giới có điển tích Tai vua Midas hoặc Tai lừa để chỉ sự ngu dốt, tương đương với Tai trâu trong văn học của chúng ta. Còn thành ngữ Bác thợ cạo của Midas chỉ một con người không kín chuyện hoặc mở rộng nghĩa chỉ cái nguyên nhân làm lộ một chuyện cần giữ kín, lại có thành ngữ Sự phán xét của Midas chỉ sự phán xét ngu xuẩn, chủ quan. Gắn với chuyện Midas hám vàng, người ta còn dùng Số phận Midas để chỉ những sự biến đổi thất thường, nay lên voi, mai xuống chó, nay triệu phú, mai trắng tay.

Quyển 1 – Chương 41: Mối tình của Séléné với Endymion

Nàng Séléné, nữ thần Mặt trăng, là con gái của Titan Hypérion. Titan Hypérion lấy Titanide Théia làm vợ, sinh được hai gái một trai. Trai là anh cả, tên gọi Hélios, tức thần Mặt trời. Gái là Séléné, nữ thần Mặt trăng, và Éos, nữ thần Bình minh hoặc Rạng đông. Cả ba anh em, mỗi người đều có một cỗ xe do những con thần mã kéo. Mỗi khi đêm đến, nàng Éos phải lên cỗ xe có ánh sáng ửng hồng của mình do một đôi thần mã vàng kéo, phóng ngay đến chân trời để báo cho thế gian biết Mặt trời đã lên đường. Còn thần Mặt trời theo lệ thường, ngày nào cũng như ngày nào, lên một cỗ xe vàng do bốn con thần mã mình đỏ như lửa kéo. Chúng mũi phun lửa, chạy cực kỳ nhanh, hàng ngày chạy vắt ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây. Chạy như thế suốt một ngày ròng rã, khi chiều hết là cỗ xe hạ xuống dừng tại Đại dương. Và đêm hôm ấy thần Hélios lên một con thuyền độc mộc trở về biển Đông để ngày hôm sau từ phương Đông, chờ khi ánh sáng ửng hồng của nàng Éos báo tin cho thế gian xong xuôi, thần Hélios lại bắt đầu cuộc hành trình cho một ngày mới.

Trong ba anh em, về đường tình duyên, thì nàng Séléné gặp phải một chuyện rất đáng buồn. Nàng yêu chàng Endymion rất nồng thắm, tha thiết nhưng lại là một mối tình thầm lặng và tuyệt vọng. Endymion là một chàng trai cường tráng xinh đẹp. Người thì bảo chàng là vua xứ Élis, người thì bảo chàng là một cung thủ chuyên vào rừng săn bắn. Nhưng theo số đông, thì Endymion là một chàng chăn chiên. Chàng chăn chiên này có một vẻ đẹp hiếm có, đẹp đến nỗi nữ thần Mặt trăng-Séléné đem lòng yêu dấu và ước mơ được cùng chàng kết bạn trăm năm. Nhưng Endymion chẳng biết điều đó. Anh chỉ biết rằng mình trẻ đẹp và chỉ ước mơ có mỗi một điều là được trẻ đẹp mãi mãi. Anh cầu khấn thần Zeus. Chấp nhận lời cầu xin của anh, thần Zeus giáng xuống đôi mắt anh một giấc ngủ, một giấc ngủ triền miên hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Chỉ có thế Endymion mới giữ mãi được vẻ xinh xắn, trẻ trung. Nàng Séléné được tin đó rất đỗi buồn rầu. Nàng cưỡi xe song mã, cỗ xe có đôi ngựa trắng muốt như tuyết đi xuống trần. Nàng tới ngay động Latmos huyền diệu, nơi chàng Endymion đang chìm đắm trong giấc ngủ vĩnh hằng. Séléné đến ôm lấy chàng, phủ lên người chàng những chiếc hôn âu yếm. Nàng đưa tay vuốt ve trên thân chàng, nằm xuống bên chàng nghe tiếng tim chàng đập và say sưa uống hơi thở nồng ấm của chàng. Nhưng chàng Endymion nào có hay có biết rằng chàng đang được hưởng mối tình trong sáng hiền dịu của Séléné. Chàng vẫn cứ ngủ say như người chưa từng được ngủ bao giờ và không ai có tài gì đánh thức chàng dậy ngoài thần Zeus. Chính vì mối tình thầm lặng, tuyệt vọng này mà Séléné bao giờ cũng có một vẻ mặt đượm buồn. Năm tháng cứ thế trôi đi, Endymion vẫn ngủ triền miên và nàng Séléné vẫn giữ mãi nỗi buồn của mối tình thầm lặng và tuyệt vọng. Những đêm trăng, trăng lên đầu núi rồi trải ra ánh sáng trong xanh bằng bạc, đượm buồn của mình xuống những sườn núi, và thung lũng, người xưa bảo đó là nàng Séléné đang đến với Endymion, đang vuốt ve trên thân hình yêu dấu của chàng, và âm thầm đau khổ vì mối tình trong sáng thiết tha nhưng tuyệt vọng.

Lại có người kể, không phải thần Zeus làm cho Endymion ngủ mà chính nàng Séléné, bằng pháp thuật của mình làm cho chàng ngủ để không bao giờ bị mất chàng, để nàng có thể được tự do tới thăm chàng. Một nguồn khác kể Séléné đã ru Endymion trong một giấc ngủ triền miên là ba mươi năm. Sau này hai người ăn ở với nhau sinh được… năm mươi con! Theo các nhà nghiên cứu, con số đó tương ứng với con số năm mươi tuần của lịch Hy Lạp cổ. Lại có một cách kể khác: thần Zeus xúc động trước vẻ đẹp tươi tắn trẻ trung của chàng chăn chiên Endymion nên đã bắt chàng lên thế giới Olympe, như xưa kia đã bắt Ganymède, để làm người phục vụ cho các thần. Ở trên thế giới tuyệt diệu đó Endymion đã phạm một tội rất lớn. Chàng xem ra có tình ý với nữ thần Héra. Chẳng rõ câu chuyện cụ thể ra sao nhưng thần Zeus thoáng thấy như vậy và nổi trận lôi đinh, giáng luôn một đòn trừng phạt: nhấn chìm Endymion vào một giấc ngủ triền miên vĩnh viễn.

Tục thờ cúng thần Mặt trời và thần Mặt trăng có từ thời đại dã man. Sau này khi nước Hy Lạp bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ, nữ thần Mặt trăng-Séléné được đồng nhất với nữ thần Artémis rồi đồng nhất cả vôi nữ thần Hécate và nữ thần Perséphone.

Trong văn học châu Âu ngày nay, Endymion trở thành một biểu tượng chỉ người thanh niên xinh đẹp, người đẹp trai. Còn trong đời sống thì hình như những mối tình thầm lặng và tuyệt vọng đều đẹp, đều êm ái, nhẹ nhàng, bàng bạc như ánh trăng đều bị “nhiễm” phải cái nỗi buồn man mác của nữ thần Mặt trăng-Séléné.

Quyển 1 – Chương 42: Cuộc phiêu lưu của Phaéton

Lâu đài của thần Mặt trời-Hélios lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng. Những chiếc cột vàng, cột bạc, những đồ đạc quý giá bằng ngà voi và các thứ kim cương, ngọc thạch, đồng đỏ, đồng đen lúc nào cũng óng ánh, sáng rực lên như khoe tài khoe sắc. Khắp cung điện, trong ngoài, đâu đâu cũng chói lọi ánh sáng, rực rỡ ánh sáng, ngời ngời ánh sáng. Ở lâu đài này chỉ có buổi trưa, chẳng hề một ai biết đến cái gọi là chiều tà và hoàng hôn mờ xám. Còn đêm đen thì lại càng xa lạ hơn nữa. Chưa có một người trần thế nào đặt chân tới nơi uy nghi lộng lẫy này và thật ra cũng chẳng ai biết đường mà lần mò đến.

Thế mà một hôm có một chàng trai, một cậu thiếu niên dám tới lâu đài này. Cậu ta đi vội vã, song đôi lúc cũng phải dừng bước để ngắm nghía vẻ mỹ lệ và hùng vĩ của tòa lâu đài. Cứ xem dáng đi vội vã ấy người ta có thể đoán chắc được rằng cậu có một việc gì khẩn thiết lắm cần phải tới tòa lâu đài này để tường trình. Cậu ta đã đi qua cổng lớn và cửa ngoài. Bây giờ cậu tiến thẳng vào gian phòng uy nghi lộng lẫy nhất, nơi thần Hélios đang ngự trên ngai vàng. Cậu đến trước mặt vị thần chói lọi ánh sáng và hừng hực hơi nóng. Vị thần nhìn cậu với đôi mắt âu yếm pha đôi chút ngạc nhiên đoạn cất tiếng hỏi:

– Thế nào, Phaéton145, con trai yêu quý! Con lên đây có việc gì thế? Chuyện lành hay chuyện dữ nào đã xảy ra khiến con phải lặn lộn lên đây mà không báo cho cha biết trước?

Cậu thiếu niên đáp lại:

– Cha thân yêu của con! Cha ơi, con lên đây tìm gặp cha vì một việc vô cùng hệ trọng. Con muốn biết cha có phải là cha đích thực của con không? Ở trường học các bạn con chế nhạo con rằng con nhận xằng là con của thần Hélios, rằng thần Hélios, không đời nào lại để một đứa con sống dưới trần. Con đã hỏi mẹ, mẹ bảo, đích thực con, Phaéton, là con của thần Mặt trời-Hélios vĩ đại. Mẹ bảo, tốt nhất là con lên hỏi cha. Vậy cha hãy trả lời ngay cho con biết để con về nói cho tụi bạn con nó tin.

Thần Hélios mỉm cười, đưa tay nâng chiếc vương miện đang tỏa sáng ra khỏi đầu để Phaéton khỏi chói mắt, Hélios vẫy con lại gần và nói:

– Con thân yêu của cha! Con đúng là, đích thực là con trai của ta. Đó là một điều chắc chắn. Để cho con tin hẳn vào lời ta nói, ta sẽ ban cho con một đặc ân: con muốn điều gì ta sẽ chiều lòng con ngay, làm cho con được hoàn toàn thỏa mãn. Và đặc ân này ta chỉ ban cho những người thân thiết nhất. Ta xin lấy nước của con sông Styx thiêng liêng dưới âm phủ ra để chứng giám cho lời cam kết của ta đối với con. Thế nào? Con tin vào lời ta nói chứ?

Phaéton giờ đây thì không còn nghi ngờ gì nữa. Lời nói của cha vừa rồi làm cho cậu tin hẳn, tin chắc chắn mình đích thực là con của thần Mặt trời. Bây giờ cậu chỉ còn mỗi việc là nghĩ xem mình nên xin cha ban cho mình cái gì, chà, kể ra thì thật là khó nghĩ vì cậu có biết bao nhiêu là ước muốn. Nhưng nghĩ một lúc thì chẳng có gì và khó. Cậu đã chẳng từng theo dõi quan sát công việc của cha mình, vị thần Mặt trời-Hélios hàng ngày đánh cỗ xe và những con thần mã chạy trên bầu trời bao la với một niềm kiêu hãnh và khâm phục đó sao! Những lúc ấy cậu thường tự bảo: “Kìa kìa, cha mình đang điều khiển cỗ xe ấy đấy” và nghĩ lan man đến biết bao nhiêu điều kỳ diệu trong công việc của cha mình. “Làm sao cha ta lại có thể ngồi được trên cỗ xe có những con thần mã hung hăng, lúc nào cũng phóng như bay thế kia? Không biết cha ngồi trên xe có chóng mặt không? Chắc ngồi trên cỗ xe đó đem ánh sáng chiếu rọi cho thế gian thích thú lắm… Chả thế mà cha chẳng bao giờ từ bỏ công việc của mình cả”. Và cậu đã từng ước mơ có ngày được ngồi trên cỗ xe thần diệu ấy. Bây giờ lời hứa của cha làm cậu vụt nhớ lại ước mơ đã từng ấp ủ trong trái tim mình. Không ngần ngại gì, cậu nói một cách hồn nhiên với cha:

– Cha ơi! Cho con thay cha điều khiển cỗ xe một ngày, một ngày thôi nhé! Những lúc nhìn cha đang cưỡi xe ở trên trời, con chỉ ước có mỗi một điều ấy. Thế nào cha có bằng lòng không nào? Nhưng cha đã hứa với con rồi cơ mà… Con chỉ xin cha có mỗi điều ấy thôi. Con sẽ một mình thay cha một ngày đánh cỗ xe đi chiếu sáng cho khắp thế gian…

Thần Hélios lặng người đi. Thần có ngờ đâu tới cái ước muốn này của cậu con trai của mình. Thật tai hại! Thần giận mình đã trót hứa và viện dẫn con sông Styx ra chứng giám cho lời hứa của mình. Bây giờ chỉ còn cách thuyết phục Phaéton thay đổi ý muốn đó. Thần nói:

– Phaéton, con thân yêu của cha! Đây là điều duy nhất cha không thể làm theo ý muốn của con được. Cha rất muốn con thay đổi điều thỉnh cầu con vừa nói. Cha sẽ nói cho con biết nguyên do vì sao. Việc điều khiển cỗ xe do những con thần mã kéo là một việc vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Không một vị thần nào có thể làm được việc này thay cha, ngay cả đến thần Zeus, đấng phụ vương cai quản thế giới Olympe và những người trần thế đoản mệnh. Còn con, tuy là con của ta nhưng con lại là người trần thế đoản mệnh vì mẹ con, nàng Clymène, con của Titanide Téthys, không được các vị thần Olympe ban cho đặc ân bất tử. Một người trần thế không thể nào đảm đương được công việc của thần linh. Hơn nữa con có biết đâu tới những khó khăn trong chặng đường mà cỗ xe phải đi qua. Từ dưới biển lên, cỗ xe phải leo lên một con dốc gần như thẳng đứng mà những con thần mã mới sáng ngày ra còn sung sức như thế cũng phải trầy trật lắm mới kéo được cỗ xe lên an toàn; chạy tới lưng chừng giời thì lúc đó con không thể tưởng tượng được đã lên cao đến như thế nào. Nhìn xuống dưới, hai bên là hai vực thẳm sâu hun hút. Đến cha nhiều khi cũng không dám nhìn xuống vì sợ chóng mặt, hoa mắt. Nhưng đến lúc cỗ xe xuống dốc thì lại càng khó khăn hết chỗ nói. Đường đi như lao thẳng xuống biển nếu không vững tay cương thì cỗ xe lộn ngược và rơi xuống đáy Đại dương. Điều khiển được những con thần mã lúc này thật cực kỳ vất vả, cực kỳ căng thẳng. Bây giờ là lúc chúng đã mệt nên chúng rất dễ cáu kỉnh và bướng bỉnh. Liệu như con cầm cương điều khiển thì chúng có còn là những con thần mã nữa không, hay chúng biến thành những con nghịch mã, những con ngựa bất kham như lũ ngựa rừng hoang dại vừa bị bắt?

Chắc con tưởng tượng ra trên đường cha đi làm việc hàng ngày có biết bao điều kỳ lạ và tuyệt diệu: nào những cung điện, lâu đài với đủ các kiểu, các hình dáng, cái nào cũng nguy nga, tráng lệ, nào con đường cha đi hai bên toàn là cây vàng trái ngọc hoặc những cánh đồng hoa muôn màu muôn sắc như kim cương… Không, không phải đâu con ạ! Đó là một con đường mà hai bên toàn những loài thú hung hăng và nguy hiểm đến tính mạng. Con Bò tót mắt đỏ hằn những tia máu. Con Sư tử nanh nhọn móng sắc. Con Bò cạp nọc độc giết người. Con Tôm hùm có đôi càng như hai cái kìm sắt.146 Khi cỗ xe chỉ cần buông lỏng tay cương đi chệch khỏi con đường nhỏ dài và hẹp là chúng không bỏ lỡ cơ hội kiếm ăn. Thôi cha chỉ cần kể cho con nghe sơ qua như thế. Con nên nghe lời cha thay đổi ý định đó đi. Thế gian chúng ta đang sống còn biết bao điều hay, điều lạ nữa, còn biết bao nơi hoa thơm cỏ lạ… Con muốn gì, muốn đến nơi nào cha cũng sẽ đưa con tới nơi đó. Cha không muốn cho con đánh cỗ xe thần là vì cha lo ngại cho tính mạng của con, con chưa đủ tài năng để đảm đương một công việc vượt quá sức con, vượt quá sự hiểu biết và kinh nghiệm của con.

Nhưng lúc này thì chẳng một lời khuyên nhủ nào làm Phaéton từ bỏ được ý muốn, ước mơ của mình cả: nhất là ý muốn ấy, ước mơ ấy đang như một trái cây chín trong tầm tay chỉ cần đưa tay ra hái là được. Phaéton đã tưởng như mình đang đứng trên cỗ xe thần, đang ghì cương cho cỗ xe lao đi băng qua muôn trùng nguy hiểm. Và cậu đang khát khao được thử thách trong nguy hiểm. Vì thế những lời khuyên nhủ của thần Hélios không thể nào làm Phaéton thay đổi được ý định. Cậu nói với cha:

– Con sẵn sàng chấp nhận mọi nỗi hiểm nguy. Cha dù sao cũng đã hứa với con rồi cơ mà. Và lời hứa của cha, một vị thần bất tử, là bất di bất dịch. Con mà cưỡi trên cỗ xe thần một ngày, chỉ một ngày thôi, là tụi bạn con không còn đứa nào dám bảo con là nhận xằng nữa… Cha phải cho con lên xe đi!

Thần Hélios không thể nào khước từ được nguyện vọng của cậu con trai. Thần dẫn con ra xe. Đây là lúc sắp đến giờ lên đường. Những cánh cửa Đông đã nhuộm đỏ và nàng Bình minh đã ra đi với đôi má ửng hồng. Các vì sao từ giã bầu trời và ngôi sao Mai thì nhợt nhạt hẳn đi. Các nữ thần Heures-Thời gian chỉ chờ lệnh là mở tất cả mọi cửa. Những con thần mã đã thắng vào cỗ xe vàng chói lọi. Phaéton lòng tràn ngập sung sướng và kiêu hãnh bước lên cỗ xe. Thần Hélios lòng đầy lo âu và hối tiếc. Thần bôi lên khuôn mặt non trẻ của con một thứ mỡ thần để cho da mặt con khỏi bị bốc cháy. Tiếp đó thần đội lên đầu con chiếc vương miện của mình. Thần nói với con.

– Phaéton con thân yêu! Đường đi cực kỳ nguy hiểm. Con phải luôn luôn nhớ lời cha dặn: ghì cương cho chắc. Việc này khó lắm đấy. Con phải luôn luôn đánh xe theo vết đường cha đã từng đi, đừng phóng xe lên cao quá làm cháy bầu trời. Nhưng cũng đừng đi tụt xuống thấp làm cháy mặt đất. Phải giữ tay cương cho thẳng kẻo xe đi chệch sang phải hay sang trái. Con phải nhớ kỹ rằng hướng đi của xe bao giờ cũng phải ở giữa Con rắn và Bàn thờ147. Cha còn biết bao điều muốn dặn dò con thật kỹ nhưng đã đến lúc đêm đen rời bước khỏi bầu trời, con phải lên đường rồi. Thôi cha đành phó mặc con cho Số mệnh. Tuy nhiên cho đến lúc này đây, cha vẫn tha thiết mong con thay đổi nguyện vọng của mình. Hãy để công việc chiếu sáng thế gian cho cha. Con có biết không, dấn thân làm công việc cực kỳ khó khăn và nguy hiểm này là con đã tự kết liễu đời mình đấy. Con hãy nói với cha, con từ bỏ nguyện vọng này đi… nói đi… nào!

Nhưng Phaéton nhìn cha mỉm cười âu yếm và lắc đầu. Cậu đứng thẳng người lên, căng dây cương và giật mạnh một cái. Những con ngựa hí vang lên và tung vó phi như bay. Lửa từ lỗ mũi chúng phun ra một vệt dài. Chúng kéo cỗ xe nhẹ nhàng, xuyên qua sương mù bắt đầu lên dốc để leo lên bầu trời. Phaéton sung sướng, ngất ngây. Cậu nhìn xuống thấy những con thần mã đang nện vó lên những đám mây trắng bồng bềnh từ dưới Đại dương đùn lên. Cậu nhìn lên vòm trời cao xanh ngăn ngắt và cậu giật cương cho cỗ xe bay lên. Cậu tưởng mình như là một đấng thần linh có trách nhiệm nặng nề cai quản cả bầu trời và mặt đất, giờ đây đang phải đi thị sát nhiều nơi. Song niềm hào hứng của Phaéton chỉ được giây lát. Cỗ xe bắt đầu tròng trành, nghiêng ngả. Lũ ngựa thì phi ngày càng nhanh. Tay Phaéton vẫn cầm cương mà không điều khiển được chúng. Với đôi tay yếu ớt của mình, Phaéton không làm sao ghì được dây cương, kìm bớt sức phóng của những con thần mã. Và những con thần mã khi thấy lỏng dây cương thì chúng làm chủ. Chúng chạy theo ý thích của chúng, khi lên cao, khi xuống thấp, khi chệch sang trái, khi xiên sang phải. Và cái điều phải xảy ra đã xảy ra: lũ ngựa chạy thế nào mà xuýt nữa xô vào con Bọ cạp, Phaéton hoảng hồn khi trông thấy con vật khủng khiếp đó. Lũ ngựa vội quay ngoắt sang một bên. Cỗ xe như lao thẳng vào con Tôm hùm có đôi càng khổng lồ. Phaéton kinh hãi, thét lên một tiếng. Và trong lúc sợ hãi rụng rời như thế cậu đã buông rơi dây cương. Lũ ngựa bây giờ thì mặc sức tung vó. Chúng chạy không theo một kỷ luật, trật tự nào cả. Chúng tránh con Tôm hùm bằng cách lao vọt thẳng lên trời rồi lại đâm bổ xuống đất, gần như sà xuống các ngọn núi. Thế là mặt đất bốc lửa cháy đùng đùng. Những ngọn núi cao bốc cháy trước tiên. Ngọn núi Ida, ngọn núi Hélicon, nơi những nàng Muses, con gái của thần Zeus ngự trị, bốc lửa, rồi đỉnh Parnasse, đỉnh Olympe bốn mùa mây phủ, cũng ngùn ngụt cháy theo. Lửa cháy sà xuống các thung lũng tràn vào các khu rừng rồi lan ra các cánh đồng. Chẳng một ngọn núi nào không bị lửa thiêu đốt cả. Từ núi Cithéron xanh ngắt đến dãy Caucase cao ngất rồi đến Pélion, Ossa, Tmolos điệp điệp trùng trùng, tất cả đều bốc cháy dữ dội. Khói bốc lên trời mù mịt làm cho Phaéton cay xè cả mắt và chẳng còn biết cỗ xe đang chạy trên con đường nào. Nước ở các con sông sôi lên sùng sục tưởng chừng như có ai chất củi đất từ dưới đáy sông. Và cứ thế chẳng mấy chốc các con sông bốc hơi hết sạch cả nước và trơ ra cái bụng đầy bùn lầy cát sỏi của mình. Biết bao đô thị bị thiêu trụi không còn một dấu vết gì ngoài những đống tro, biết bao bộ lạc đang sống yên vui với những cánh đồng lúa mì hoặc với những đàn súc vật, nay chết cháy hết. Các tiên nữ Nymphe vốn sống trong rừng sâu hoặc bên bờ suối, khóc than thảm thiết, cuống cuồng chạy trốn vào hang sâu. Mặt đất bị cháy đến nỗi nứt nẻ toang hoác cả ra để cho những tia mặt trời, những tia lửa của cỗ xe của thần Hélios, rọi thẳng đến vương quốc âm u của thần Hadès. Thế giới âm phủ quen sống trong tối tăm nay vì thế sinh ra hỗn loạn, rối bời. Biển khơi mênh mông những nước thế mà cũng bắt đầu cạn. Các vị nam thần, nữ thần Biển khốn khổ vì oi bức, chạy nháo nhào nơi này nơi khác để tránh cơn nóng chưa từng thấy giáng xuống thế giới của mình. Tình hình rối loạn và khủng khiếp đến nỗi nữ thần Mặt trăng-Séléné, người em gái của thần Hélios, không hiểu nổi tại sao ông anh Mặt trời của mình lại đánh cỗ xe chạy lung tung như thế.

Còn nữ thần Gaia, Đất mẹ của muôn loài, thì không thể nào chịu đựng nổi. Nữ thần đứng hẳn lên, giơ tay chỉ lên trời thét gọi thần Zeus, quát bảo:

– Hỡi thần Zeus vĩ đại, đấng phụ vương của thế giới thần thánh và loài người đoản mệnh! Làm sao mà lại xảy ra ra cơ sự này? Liệu có phải đây là ngày tận thế của ta không? Các vị thần cai quản thế gian ra làm sao mà để cho nó trở lại cảnh hỗn mang như thế này? Poséidon lẽ nào phải chịu một cái chết thảm khốc, chịu tiêu tan hết cả thế giới Đại dương của mình? Còn thần Hadès? Thần Atlas nữa? Làm sao Atlas có thể chịu đựng được cái nóng khủng khiếp để giơ vai ra gánh đỡ bầu trời? Hãy mau mau cứu thế giới thần thánh khỏi tai họa này nếu không thì cung điện Olympe chẳng mấy nữa mà sụp đổ! Hãy mau mau cứu lấy tất cả những gì chưa bị ngọn lửa thiêu đốt!

Từ trên bầu trời cao xa tít tắp, các vị thần nghe thấy tiếng thét của nữ thần Gaia. Các vị nhìn xuống thấy mặt đất đen đang bốc khói ngùn ngụt. Các vị thấy ngay trọng trách là phải mau mau cứu thế gian và loài người. Thần Zeus từ khi nghe thấy tiếng cầu cứu của nữ thần Gaia, đã thấy ngay mình phải ra tay tức khắc. Và không cần phải triệu tập một cuộc họp các chư vị thần linh để bàn bạc phán quyết, thần Zeus vung tay giáng một búa. Làn chớp mạnh như một cơn bão thổi tắt ngay những ngọn lửa hung hãn… Còn đòn sét giáng ngay vào cỗ xe của Phaéton, cỗ xe vỡ tan tành. Những con ngựa điên cuồng bật ra khỏi cỗ xe lộn nhào từ chín tầng cao rơi xuống biển. Còn Phaéton thân hình bốc cháy ngùn ngụt, rơi… rơi như một vì sao sa xuống trần. Con sông Éridan, một con sông thần thánh và bí ẩn đến nỗi chưa từng một người trần thế nào nhìn thấy, mở rộng lòng đón nhận Phaéton. Nó dập tắt lửa đang cháy trên người cậu, làm cho thi hài cậu tươi mát, đẹp đẽ lại như khi chưa bị cháy. Những tiên nữ Nymphe thương xót người con trai bất hạnh, vớt xác Phaéton lên và đắp cho cậu thiếu niên đó một nấm mồ. Còn thần Mặt trời lòng đau như cắt, chẳng thiết gặp một ai, vào trong lâu đài đóng chặt cửa lại, nằm suốt một ngày để mặc cho những đám cháy dùng chút lửa của mình chiếu sáng mặt đất.

Được tin con chết, tiên nữ Clymène đau đớn rụng rời. Nàng đi tìm xác con trên mặt đất bao la. Trải qua bao ngày dò hỏi hết nơi này đến nơi khác, cuối cùng Clymène đến bên dòng sông Éridan. Nhưng Phaéton đã được đất đen phủ kín và người mẹ thân yêu của cậu chỉ thấy được nấm mồ của con. Những chị gái của Phaéton, các nàng Héliades148 đau đớn xót thương cho số phận của em mình đã ngồi bên nấm mồ khóc mãi không nguôi. Người xưa kể, các nàng đã khóc suốt bốn tháng trời. Các vị thần cảm động trước tấm lòng yêu thương em của các nàng Héliades đã biến các nàng thành những cây bạch dương, những cây bạch dương lúc nào cũng gục đầu xuống dòng sông Éridan như vẫn đang than khóc cho số phận người em trai yêu quý. Còn nước mắt của những nàng Héliades và cả nhựa của những cây bạch dương được các vị thần biến thành những viên ngọc hổ phách.

[145] Tiếng Hy Lạp phaéton: rực sáng.

[146] Tên những ngôi sao, chòm sao: le Taureau, le Lion, le Scorpion, le Cancer.

[147] Tên những ngôi sao, chòm sao: Le Serpent, L’Autel.

Quyển 1 – Chương 43: Chuyện những nàng Danaïdes

Égyptos và Danaos là hai anh em trai sinh đôi, con của Bélos và Anchinoé. Nếu lần theo gia phả thì hai anh em nhà này là cháu năm đời của tổ phụ Zeus và tổ mẫu Io, người thiếu nữ đã từng phải sống dưới lốt con bò cái trắng nhiều năm sau tới đất Ai Cập mới được Zeus trả lại hình người. Zeus và Io đã sinh ra bên bờ sông Nile người con trai danh tiếng Épaphos, vị vua đầu tiên của đất nước Ai Cập (nhưng đó là theo gia phả của người Hy Lạp còn đối với người Ai Cập thì tổ tiên họ là một con bò thần tên là Apis).

Égyptos trị vì trên đất Ai Cập, còn Danaos trị vì trên đất Libye, một xứ sở kề bên. Égyptos sinh được năm mươi người con trai còn Danaos sinh được năm mươi người con gái, và đó là những người con gái tuyệt đẹp. Nhưng rồi thế nào giữa hai anh em Égyptos xảy ra chuyện bất hòa. Danaos biết rõ Égyptos đang rắp tâm chiếm đoạt vương quốc của mình, hơn nữa lại còn muốn cưỡng bức mình phải gả năm mươi người con gái cho năm mươi người con trai của hắn. Đối với ý định cầu hôn, Danaos và những người con gái, những nàng Danaïdes149, dứt khoát khước từ. Còn với ý đồ muốn thoán đoạt, sáp nhập vương quốc Libye vào dưới quyền cai quản của Égyptos thì Danaos thật khó mà đối phó. Những người con trai của Égyptos bị khước từ cuộc hôn nhân đã chiêu tập binh mã kéo đại quân sang vương quốc Libye của Danaos để trừng phạt, Danaos và những người con gái chỉ còn cách chạy trốn. Được nữ thần Athéna giúp đỡ, ban cho một lời chỉ dẫn, Danaos cho đóng một con thuyền có năm mươi mái chèo để vượt biển.

Con thuyền của Danaos ra đi. Chẳng rõ trải qua bao ngày lênh đênh trên biển khơi không biết đâu là bờ và bến, con thuyền dừng lại ở hòn đảo Rhodes. Danaos và các con gái lên đảo xây dựng một đền thờ nữ thần Athéna, vị thần đã bảo vệ che chở cho cuộc sống của họ. Họ cũng không quên dâng cúng nữ thần những lễ hiến tế trọng thể. Song họ cũng không có ý định sinh cơ lập nghiệp ở hòn đảo này. Họ vẫn lo lắng có một ngày nào gần đây thôi, những người con trai của Égyptos sẽ đuổi kịp và sẽ gây cho họ những tai họa khôn lường. Vì thế họ lại quyết định rời hòn đảo sau khi đã dừng chân lại ít ngày để đi tìm một nơi trú ngụ an toàn hơn, yên tâm hơn. Nơi đó, theo họ là đất Argolide ở Hy Lạp vốn là quê hương của Io.

Danaos và những nàng Danaïdes lại ra đi. Thần Zeus theo dõi cuộc hành trình của họ và bảo vệ con thuyền có năm mươi mái chèo của họ tránh khỏi những cơn phong ba bão táp. Trải qua bao ngày lênh đênh trên biển khơi bao ba vô tận, cuối cùng con thuyền của họ đã đến được bờ biển của đất Argolide trù phú. Danaos và những người con gái xinh đẹp hy vọng sẽ được mảnh đất thiêng liêng này đón nhận với tâm lòng quý người trọng khách, khi nương nhờ, trú ngụ và bảo vệ cha con mình thoát khỏi cuộc hôn nhân cưỡng bức của những người con trai Égyptos.

Những nàng Danaïdes đặt chân lên mảnh đất Argolide. Để cho mọi người hiểu rằng mình là những người đi cầu xin sự che chở, các nàng cầm trên tay một cành olive và những lễ vật. Nhưng đi một hồi lâu trên bờ biển, các nàng chẳng gặp một ai. Chờ mãi cũng chẳng gặp một ai. Bỗng đâu các nàng Danaïdes nhìn thấy từ phía xa một đám mây bụi khổng lồ đang chuyển động giống như một cơn gió lốc mà ta thường thấy cuốn xoáy một đám bụi chạy trên mặt đường. Đám bụi đó ngày càng chuyển đến gần các nàng Danaïdes. Và các nàng đã nhìn ra sự thật. Đó là một đạo quân đông đảo gồm cả kỵ binh và bộ binh đang tiến bước, khiên giáp sáng ngời. Tiếng vó ngựa và chiến xa, tiếng chân các chiến binh nện xuống mặt đường ầm ầm rền vang như sấm. Đây là đạo hùng binh của nhà vua Pélasge, con của Palaichton, người cai quản mảnh đất Argolide trù phú, nơi mọc lên đô thành Argos hùng cường. Đươc tin cấp báo có một con thuyền lạ xâm nhập lãnh thổ, nhà vua liền thống lĩnh ba quân kéo ngay ra bờ biển để phòng ngừa mọi sự bất trắc. Nhưng đến nơi chỉ thấy có một vị vua già và một bầy con gái, năm mươi thiếu nữ xinh đẹp. Thật chẳng có gì đáng để xứ sở này phải lo ngại. Hơn nữa những thiếu nữ đó lại cầm cành olive, dấu hiệu của sự hòa hiếu, chân thành và sự cầu xin che chở150.

Các nàng Danaïdes đồng thanh cất lời cầu xin nhà vua che chở cho cha con mình thoát khỏi cuộc hôn nhân cưỡng bức của những người con trai của Égyptos mà sớm muộn họ sẽ truy đuổi mình tới đây. Những lời cầu xin thống thiết và nước mắt của những nàng Danaïdes làm nhà vua Pélasge vô cùng xúc động. Các nàng viện dẫn đến thần Zeus người bảo vệ và che chở có uy quyền hùng mạnh nhất của những kẻ yếu kém, để cầu xin nhà vua đừng giao nộp các nàng cho những người con trai của Égyptos, đừng xua đuổi cha con Danaos. Các nàng viện dẫn đến truyền thống thiêng liêng của tổ tiên: mảnh đất Argos này vốn là quê hương của nàng Io xưa kia, người khai sinh ra dòng dõi Danaos ngày nay.

Vua Pélasge rất đỗi băn khoăn. Khước từ những lời cầu xin của những Danaïdes thật chẳng đành lòng. Nhưng chấp nhận lời cầu xin của họ thì có thể đưa đất nước này vào một thảm họa. Những người con trai của Égyptos với binh hùng, tướng mạnh sẽ tới đây dùng vũ lực để giành lấy bằng được những nàng Danaïdes xinh đẹp. Trao những nàng Danaïdes cho họ ư? Một sự vi phạm trắng trợn không thể nào dung thứ được đối với đạo luật thiêng liêng của thần Zeus và các vị thần cao quý và thế giới Olympe. Thần Zeus có thể vì trọng tội này mà nổi giận giáng tai họa trừng phạt xuống đầu con dân Argos. Pélasge thật khó nghĩ và không biết trả lời các nàng Danaïdes sao đây. Cuối cùng nhà vua khuyên Danaïdes và các con gái hãy vào thành Argos thiết lập một bàn thờ thần linh và bày trên bàn thờ lọ hoa cắm những cành olive cùng với lễ vật biểu hiện nguyện vọng xin được che chở. Còn vua Pélasge sẽ đích thân triệu tập thần dân đến hội nghị. Ông sẽ trình bày tình cảnh khó xử của ông và xin để thần dân quyết định. Ông sẽ tuân theo quyết định của thần dân để xử lý công việc này. Ông mời các nàng Danaïdes đến hội nghị và khuyên các nàng cố sức thuyết phục những con dân của đất Argos chấp nhận lời cầu xin của các nàng. Hội nghị sau khi nghe nhiều vị bộ lão cũng như nhiều dũng sĩ danh tiếng phân giải điều hơn lẽ thiệt, đã quyết định chấp nhận lời cầu xin của Danaos và những nàng Danaïdes. Đúng lúc đó, khi hội nghị vừa quyết định xong thì một sứ giả Égyptos tới. Hắn đòi nhà vua Pélasge phải trao những nàng Danaïdes cho hắn. Hắn đe dọa chiến tranh. Hắn ăn nói kiêu căng, ngạo mạn, láo xược, hơn nữa hắn còn ra lệnh cho lũ gia nô xông vào toan bắt đi một nàng Danaïdes. Vua Pélasge nổi giận ra lệnh trục xuất ngay tên sứ thần lão xược đó. Tất nhiên trước khi quay gót ra đi, tên sứ thần vô đạo không quên phun ra những lời đe dọa chiến tranh.

Thế rồi chiến tranh đã xảy ra. Vua Pélasge thống lĩnh quân binh sau nhiều trận giao tranh với quân địch, bị núng thế phải bỏ thành Argos chạy lên phía Bắc với hy vọng dùng mảnh đất rộng lớn này để nghỉ chân chờ thời phản công lại quân địch. Nhân dân Argos bầu Danaos làm vua thay Pélasge. Để tránh cho thần dân Argos phải dấn sâu vào một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài, nhà vua chấp thuận gả năm mươi nàng Danaïdes cho năm mươi người con trai của Égyptos.

Đám cưới được cử hành vô cùng lộng lẫy và sang trọng. Có lẽ trong sử sách chưa từng có một đám cưới nào to và linh đình như đám cưới này. Tiệc tan, từng đôi vợ chồng trở về phòng. Thành Argos sau những giờ phút náo động tưng bừng trong hoan lạc trở lại yên tĩnh. Nhưng rồi nếu những ai để ý lắng nghe thì thấy ở trong phòng của từng đôi vợ chồng mới cưới nổi lên những tiếng rên rỉ đau đớn quằn quại. Các nàng Danaïdes đã giết chồng? Đúng, họ đã tuân theo lời vua cha giết chồng ngay đêm tân hôn. Vua Danaos khi tiệc tan đã lén giao cho mỗi người con gái một con dao nhọn, dặn các con phải kết thúc số phận những tên chồng đã từng làm cha con nhà vua phải long đong phiêu bạt. Nhưng chỉ có bốn mươi chín nàng Danaïdes giết chồng. Còn một nàng tên là Hypermnestre không giết chồng, không giết chàng Lyncée của nàng. Có thể vì nàng cảm thấy việc làm đó là quá ư tàn nhẫn và khủng khiếp, nàng không đủ can đảm để làm một việc như thế, mặc dù biết rằng trái lệnh vua cha là một trọng tội. Nhưng đúng hơn vì nàng đã yêu mến người chồng mới cưới của nàng, yêu mến thật sự. Và khi người ta đã yêu thật sự thì từ thần Zeus trở đi cũng phải khuất phục trước uy lực của nữ thần Aphrodite.

Được biết Hypermnestre không tuân theo lệnh của mình, Danaos vô cùng tức giận. Nhà vua tống giam đôi vợ chồng này vào ngục tối và quyết định sẽ đưa ra xét xử trước tòa án của nhân dân Argos. Trước phiên tòa, nhà vua đòi phải xử tử hình để làm gương cho những người khác. Nhưng ngay khi ấy, vừa lúc Danaos nói dứt lời thì nữ thần Aphrodite xuất hiện. Nữ thần, trước tòa án lên tiếng bênh vực cho Hypermnestre. Bằng những lý lẽ của vị thần thấu hiểu trái tim yêu đương của con người, Aphrodite đã cãi cho người con gái bất tuân lệnh cha được trắng án. Và người con gái đó trở thành người vợ chính thức hợp pháp của chàng Lyncée xinh đẹp. Các vị thần trên thiên đình cũng tán thành cuộc hôn nhân này và ban cho đôi vợ chồng Lyncée-Hypermnestre những ân huệ lớn lao: con cháu, dòng dõi của họ sau này sẽ là những anh hùng vĩ đại, lập nên những chiến công hiển hách. Chính người anh hùng Héraclès với những chiến công bất tử, có một không hai của đất nước Hy Lạp thần thánh là con dòng cháu giống của Lyncée.

Đối với tội ác giết chồng của những nàng Danaïdes nhẽ ra phải bị trừng phạt nặng nề nhưng thần Zeus không muốn bắt những người con gái xinh đẹp này phải chết. Thần ra lệnh cho nữ thần Athéna và thần Hermès tẩy trừ tội ác ô uế của họ. Nhưng đó mới chỉ là một việc. Còn một việc quan trọng hơn mà nhà vua Danaos rất đỗi lo lắng. Đó là việc phải lo gả chồng cho bốn mươi chín người con gái đã can tội giết chồng. Quả thật đây là một chuyện không đơn giản, không dễ dàng. Thử hỏi có ai lại dám táo gan ngỏ lời xin kết duyên với một người con gái đã từng giết chồng? Nhưng rồi Danaos cũng nghĩ ra một kế. Ông cho tổ chức một ngày hội lớn để tưởng nhớ công ơn của các vị thần Olympe đối với nhân dân Argos. Và ở Hy Lạp xưa kia đã mở hội là tất nhiên phải có những cuộc thi đấu võ nghệ, thể dục thể thao. Mà đã thi đấu là phải có giải thưởng. Nhưng giải thưởng ở hội của Danaos mở không giống với những giải thưởng ở những hội khác. Hội Panathénées là một bình dầu olive, Hội Dionysos là một con dê, một bình Rượu nho. Còn hội do Danaos mở là một người con gái xinh đẹp. Tin Danaos mở hội với những cuộc thi đấu truyền đi khắp nơi. Mọi người, nhất là những chàng trai, hào hứng đi dự hội, để đọ sức đua tài. Bằng cách ấy Danaos gả chồng cho bốn mươi chín cô con gái êm thấm, xong xuôi.

Tuy nhiên các vị thần Olympe vẫn không thể nào quên được tội ác của những nàng Danaïdes. Sau này khi chết đi, xuống dưới vương quốc của thần Hadès, các nàng phải chịu một hình phạt xứng đáng với tội lỗi của mình. Các nàng phải đội một chiếc vò đi kín đầy nước để đổ vào một chiếc thùng lớn, đổ cho đầy. Nhưng ác nghiệt thay, chiếc thùng lớn đó lại thủng đến hàng trăm lỗ ở dưới đáy! Các vị thần đã nghĩ ra cách để trừng phạt những nàng Danaïdes. Vì thế những nàng Danaïdes đổ chẳng bao giờ đầy được cái thùng. Nhưng các nàng cứ phải làm mãi, làm mãi với hy vọng sẽ đổ đầy nước vào cái thùng. Đương nhiên chẳng bao giờ những nàng Danaïdes hoàn thành công việc đó cả. Ngày nay trong văn học thế giới, thành ngữ Chiếc thùng của những nàng Danaïdes (Le tonneau des Danaïdes hoặc Remplir le tonneau des Danaïdes) chỉ một công việc làm không biết bao giờ kết thúc, vô ích, vô nghĩa, mơ hồ, mục đích chẳng rõ mà lợi ích cũng không. Đổ đầy nước vào chiếc thùng của những nàng Danaïdes là một công việc làm dã tràng xe cát, ném đá mất tăm. Mở rộng nghĩa nó còn chỉ sự vô hạn độ, tương đương như câu Lòng tham không đáy của chúng ta.

Cũng chuyện này nhưng có những người kể hơi khác đi một chút. Nhà vua trị vì ở đô thành Argos không phải là Pélasge mà là Gélanore. Danaos cùng với năm mươi người con gái đến xin Gélanore cho nương nhờ nhưng Gélanore không ưng thuận. Gélanore cho tổ chức một cuộc tranh luận trước đông đảo nhân dân Argos để nhân dân lắng nghe ý kiến của mỗi bên, lý lẽ của mỗi bên và cuối cùng biểu quyết. Cuộc tranh luận diễn ra suốt một ngày trời mà không phân thắng bại, phải hoãn đến ngày hôm sau. Và hôm sau khi bình minh vừa ửng đỏ chân trời giữa lúc Gélanore và Danaos sắp bước vào cuộc tranh luận thì bỗng nhiên có một con chó sói từ khu rừng bên lao ra nhảy xổ vào đàn súc vật đang đi ngang qua đó. Con sói khỏe mạnh hung dữ nhanh nhẹn như một mũi lao phóng lên lưng con bò mộng và cắn chết tươi con bò. Vô cùng kinh hãi trước chuyện đột ngột này những người Argos cho đó là một điềm báo của các vị thần. Có lẽ Danaos đã được các vị thần trao cho sứ mạng trị vì đất Argos. Con sói kia cũng như Danaos, cũng từ đâu đến. Những người Argos nghĩ thế và họ quyết định phế truất Gélanore và trao ngôi báu cho Danaos, Danaos lên ngôi. Việc đầu tiên là nhà vua cho dựng một ngôi đền để tạ ơn thần Apollon, đền thờ Apollon Lycien tiếng Hy Lạp nghĩa là Apollon Chó sói, bởi vì con sói gắn với nguồn gốc tôtem từ xưa của Apollon cũng như gắn với chiến công diệt chó sói, bảo vệ đàn súc vật của Apollon.

Danaos lên ngôi giữa lúc các sông ngòi trên đất Argolide cạn khô không còn một giọt nước. Nghe đâu tai họa này là do thần Sông-Inachos và thần Poséidon có chuyện bất hòa. Tình cảnh lúc này thật vô cùng khổ sở. Đất khô cằn, cỏ cây héo hon, ủ rũ. Người ta đi múc, đi chắt từng bát nước, từng hạt nước trên những vũng bùn. Không thể kéo dài tình cảnh khổ cực này được. Danaos bèn sai các con gái đi khắp nơi tìm nước về cho nhân dân. Bữa kia, một người con gái của Danaos, nàng Amymoné đi tìm nước đến giữa chừng mệt quá, nằm ngủ thiếp đi bên vệ đường. Khi nàng đang ngủ ngon lành thì bỗng nhiên cảm thấy như có ai bế bổng mình lên. Nàng giật mình tỉnh dậy. Trời ơi! Thật khủng khiếp! Một con quỷ nửa người nửa dê, lông lá xù xì đang ôm chặt lấy thân nàng. Amymone đem hết sức ra vùng vẫy, giẫy giụa nhưng không sao thoát khỏi đôi cánh tay rắn chắc của quỷ thần Satyre đang ghì chặt lấy người nàng. Chết mất, có lẽ nàng đành phải bó tay phó mặc tấm thân trong trắng của mình cho tên Satyre gớm ghiếc này. Trong phút hiểm nghèo ấy, Amymone chợt nhớ tới thần Poséidon. Nàng cầu khấn thần hãy mau mau đến giải thoát cho mình. Vụt một cái, thần Poséidon hiện ra. Thần vung cây đinh ba giáng một đòn cực mạnh nhằm thẳng vào đầu tên Satyre. Nhanh như cắt, Satyre ngồi thụp xuống tránh đòn đồng thời cũng buông ngay Amymone ra để chạy thoát lấy thân. Thế là Amymone thoát khỏi bàn tay cường bạo của quỷ thần Satyre. Để trả ơn vị thần ân nhân của mình, nàng đã chia chăn sẻ gối với Poséidon. Đôi vợ chồng này sinh ra được một trai tên gọi là Nauplios, sau này nổi danh là một thủy thủ lành nghề, am hiểu mặt biển như lòng bàn tay.

Amymone thoát khỏi tay quỷ thần Satyre. Thật là vô cùng may mắn. Nhưng còn may mắn hơn nữa, gấp bội phần hơn nữa là đã có nước. Đòn đinh ba của thần Poséidon phóng trượt quỷ thần Satyre, lao vào vách đá, và từ vách đá vọt ra ba dòng nước, ba dòng nước ngọt mát lạnh. Từ đây nước lại cuồn cuộn chảy về tưới mát cho khắp cánh đồng xứ Argos. Chỗ này có người kể khác đi một chút, theo họ, vì Poséidon thương yêu Amymone nên đã chỉ cho nàng biết một nguồn nước ở Lerne.

Poséidon cứu Amymone

Huyền thoại Những nàng Danaïdes phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai hình thái hôn nhân tập đoàn và hôn nhân một vợ một chồng. Cuộc đấu tranh đó kết thúc bằng thắng lợi của hình thái hôn nhân một vợ một chồng phản ánh sự thắng lợi của chế độ phụ quyền đối với chế độ mẫu quyền. Égyptos và Danaos cùng chung một cội nguồn, một thị tộc mẫu hệ, nếu có thể nói như thế được, mà tổ mẫu là Io. Nhưng giờ đây uy lực của chế độ mẫu quyền không còn ở thời kỳ “vàng son” của nó nữa. Chính vì thế mà Danaos và các Danaïdes chống lại. Thế nhưng, một câu hỏi đương nhiên đặt ra, nàng Hypermnestre chống lại lệnh của vua cha, không giết chồng thì sao lại có thể gọi là sự thắng lợi của quan hệ hôn nhân một vợ, một chồng? Đúng là Hypermnestre chống lại lệnh của vua cha, nhưng nàng chống lại lệnh của vua cha không phải là để trở về hình thái hôn nhân cũ. Cuộc hôn nhân của nàng, gia đình nàng là biểu hiện của một quan hệ mới: hôn nhân một chồng, gia đình một vợ, một chồng của chế độ phụ quyền.

Lại một câu hỏi nữa đặt ra: Việc những nàng Danaïdes bị trừng phạt dưới vương quốc của thần Hadès có ý nghĩa gì? Rõ ràng sự trừng phạt này khiến cho ta nghi ngờ nhận xét trên. Những kết quả nghiên cứu của khoa thần thoại học chỉ cho chúng ta rõ, sự kiện đó chỉ là một lớp huyền thoại ra đời muộn hơn, khá lâu sau này, lắp ghép vào (do tính phức hợp của huyền thoại) phản ánh quan điểm của tôn giáo Orphisme. Đây không phải là sự phủ nhận bước chuyển biến tiến bộ của một quan hệ hôn nhân mới, gia đình mới, nhằm bảo vệ chế độ mẫu quyền, mà là sự phủ nhận một hành động tàn ác. Học thuyết tôn giáo Orphisme truyền giảng sự sám hối của linh hồn con người được sạch mọi tội lỗi, vươn tới chỗ cao cả vĩnh hằng. Những tín đồ của tôn giáo này kiêng giết súc vật và ăn thịt vì thế hẳn rằng họ không thể nào chấp nhận việc giải quyết những vấn đề xã hội bằng con đường “chém giết”, “bạo lực” như hành động của những nàng Danaïdes. (Tôn giáo nào mà chẳng phủ nhận bạo lực!) Vấn đề chế độ mẫu quyền không hoàn toàn đặt ra với một học thuyết tôn giáo ra đời vào quãng thế kỷ VIII TCN, thời kỳ mà đất nước Hy Lạp đã hình thành những nhà nước chiếm hữu nô lệ với cơ chế polis151.

[148] Héliades là con của Hélios, gồm ba nàng Lampétie, Phaéthuse và Phoebé.

[149] Danaïdes là con của Danaus.

[150] Vì lẽ đó nên người xưa gọi là cành olive là “cành lá của sự cầu xin”.

[151] A.F. Losev, Antichnaja mifologija vee istoricheskom razviti. Uchpedgiz, Moskva 1957, tr. 76-77.

Quyển 1 – Chương 44: Người anh hùng Persée

Lyncée lấy Hypermnestre sinh được một người con trai tên là Abas[152]. Lyncée được bố vợ, vua Danaos, truyền lại cho ngôi báu, kế tục sự nghiệp trị vì trên đất Argos.

Có người kể, không phải Danaos truyền ngôi mà Lyncée giết bố vợ, cướp ngôi. Sự việc này ứng với lời sấm truyền trước khi Danaos đến đất Argos. Có một lời tiên đoán của thần thánh như sau: Cuộc hôn nhân giữa năm mươi người con trai của Égyptos với năm mươi người con gái của Danaos sẽ dẫn đến một hậu quả thảm thương, một trong số năm mươi chàng rể sẽ giết bố vợ đoạt lấy ngai vàng. Chính vì lời tiên đoán này mà Danaos phải rời bỏ xứ sở đưa các con gái chạy trốn sang đất Argos, phải sai các con gái giết ngay chồng trong đêm tân hôn. Nhưng số mệnh bao giờ cũng là số mệnh, không ai có thể lẩn tránh được, trốn thoát được. Danaos cuối cùng bị Lyncée giết và cướp ngôi.

Abas trị vì ở đất Argos, nối nghiệp vua cha Lyncée, theo truyền thuyết là vị vua thứ mười hai ở đất Argos. Chàng sinh đôi được hai con trai Acrisios và Proétos. Vừa lọt lòng mẹ, lớn lên là hai anh em nhà này đã mắc phải cái thói tật buông hiềm khích, xung đột. Kế đến khi vua cha nhắm mắt hai anh em lại tranh giành ngôi báu và chẳng ai chịu ai. Mỗi người thống lĩnh một phần quân sĩ chém giết lẫn nhau. Cảnh cốt nhục tương tàn kéo dài mãi. Sau khi Acrisios chiến thắng, Proétos phải bỏ chạy sang đất Lycie ở châu Á, xin nhà vua Iobatès cho trú ngụ. Proétos tuy thất bại nhưng vẫn nuôi mộng phục thù. Được nhà vua gả con gái là nàng Sthénébée cho làm vợ và giúp đỡ, Proétos liền kéo đại binh về đất Argos đánh nhau với Acrisios chiếm được đô thành Tirynthe. Cuộc giao tranh có thể còn kéo dài chưa biết đến bao giờ mới chấm dứt, nếu như nhà vua Iobatès không đứng ra hòa giải. Theo cách dàn xếp của Iobatès thì hai anh em sẽ chia đôi sơn hà, mỗi người cai trị một phương, Proétos cai trị trên đất Tirynthe, còn Acrisios, trên đất Acrisios. Ranh giới của hai vương quốc là một cái thung lũng. Mệt mỏi vì đã đánh nhau quá nhiều, hai anh em bằng lòng với cách hòa giải ấy. Từ đó đất Argos chia thành hai vương triều.

Acrisios hiếm hoi, chỉ sinh được một người con gái tên là Danaé. Sở dĩ đặt tên như thế là để ghi nhớ lại tổ tiên mình là Danaïdes. Nàng Danaé lớn lên đến đâu đẹp ra đến đấy, đẹp đến nỗi khó có thể tìm được một người thiếu nữ nào của đất Argos sánh bằng. Tuy nhiên điều đó chẳng thể làm nguôi được ước muốn thiết tha của Acrisios là có một đứa con trai để nối dõi tông đường. Acrisios quyết định đến đền thờ Delphes để xin thần thánh ban cho một lời chỉ dẫn, xem mình có thể hy vọng sinh một đứa con trai để kế nghiệp được không. Lời phán truyền của thần thánh lại càng làm cho Acrisios buồn thêm, hơn thế nữa lại làm cho nhà vua lo lắng bội phần, lo lắng đến nỗi mất ăn mất ngủ. “Nhà vua sẽ chẳng sinh hạ được một đứa con nào nữa, con trai cũng không mà con gái cũng không. Nhưng con gái của nhà vua, nàng Danaé xinh đẹp sẽ đẻ ra một đứa con trai mà sau này lớn lên nó sẽ giết nhà vua”, lời phán truyền của thần thánh là như thế. Nó cứ ám ảnh đầu óc nhà vua suốt đêm ngày. Làm thế nào để ngăn ngừa tai họa đó? Giết Danaé ư? Có thể nào một người bố có đứa con gái độc nhất lại đang tâm nhúng tay vào một tội ác tày trời như thế. Nhưng không giết Danaé đi thì phải dùng cách gì để ngăn ngừa tai họa? Cuối cùng sau bao đêm ngày suy nghĩ lao lung Acrisios nghĩ ra một kế xây một căn buồng ở dưới đất, bốn bề là bốn bức tường đồng dầy. Nắng, gió, mưa và không khí chỉ có thể lọt vào căn buồng đó qua ô cửa của lớp mái mở ở bên trên, Acrisios nhốt Danaé vào trong đó. Nàng chẳng hề tiếp xúc được với ai và cũng chẳng ai biết đến nàng mà xin cầu hôn. Như vậy chắc chắn rằng không thể nào xảy ra cái tai họa như lời sấm truyền. Nhà vua có thể hoàn toàn yên tâm.

Danaé bị giam giữ dưới căn buồng không biết bao ngày bao tháng. Nàng chẳng có việc gì làm và cũng chẳng biết làm gì ngoài việc hàng ngày ngước mắt nhìn những đám mây bạc, mây vàng lơ lửng trôi qua ô cửa trên mái căn buồng. Không một trang anh hùng, không một vị hoàng tử nào biết người con gái xinh đẹp nổi tiếng này ở đó. Thế nhưng có một người biết. Đó là thần Zeus, vị thần phụ vương của thế giới thần thánh và thế giới loài người. Chẳng phải kể lể dài dòng ai ai cũng biết khi Zeus đã tỏ tường cảnh ngộ của Danaé thì ắt hẳn thần cũng phải tìm cách để… “tỏ tường đường đi lối về”. Lần này thì Zeus không cải trang thành anh chăn chiên như xưa kia mỗi lần đến gặp Sémélé. Lần này, Zeus biến mình thành những hạt mưa vàng. Một trận mưa vàng và những giọt mưa đó lọt qua mái của căn buồng rơi vào lòng Danaé. Ít lâu sau Danaé thụ thai. Sự thụ thai thần kỳ này khiến cho Danaé không thể nào nghĩ được rằng bố của đứa bé nàng mang trong lòng, lại là một người trần thế. Chỉ có thể là một vị thần. Và vị thần đó chỉ có thể là Zeus.

Thế rồi Danaé sinh ra một cậu con trai. Nàng đặt tên con là Persée. Chẳng rõ Danaé nuôi con trong nhà hầm được bao ngày thì vua Acrisios biết. Bữa kia nghe tiếng trẻ khóc dưới căn nhà hầm, Acrisios vội chạy xuống xem thực hư thế nào. Đến nơi, nhà vua thấy con gái mình đang bế một đứa bé trong lòng mặt liền biến sắc. Nhìn con gái với đôi mắt giận dữ, ông hất hàm hỏi: “Con mi đấy ư?” Nàng Danaé kính cẩn đáp lại lời cha nhưng xem ra vua cha không giữ được bình tĩnh để lắng nghe lời nàng kể rõ đầu đuôi câu chuyện. Vua cha cắt lời nàng hỏi: “Ai là cha nó?” Danaé đáp lại, giọng nói cất cao xem ra có vẻ tự hào: “Thần Zeus, đấng phụ vương của các thần và những người trần thế”. Nhưng Acrisios không tin, hay thực ra ông ta không hề quan tâm là Danaé đã sinh ra một đứa con trai; và đứa con trai này, theo như lời sấm truyền, sẽ giết chết Acrisios. Bây giờ chỉ có cách thanh trừ ngay cái mối hậu họa này. Nhưng cũng như lần trước Acrisios không thể đang tâm giết chết con gái thì lần này Acrisios lại không thể nhẫn tâm mà giết chết hai mẹ con. Song phải nghĩ cách giải trừ mối lo. Nhà vua sai người đóng một chiếc hòm gỗ thật to đủ để nhốt hai mẹ con Danaé vào trong đó. Một con thuyền chở chiếc hòm và thả nó xuống mặt biển. Như vậy sóng gió của Đại dương sẽ nuốt gọn chúng đi và nhà vua khỏi trực tiếp nhúng tay vào tội ác. Một lần nữa sự lo toan của nhà vua lại trở nên vô ích. Sóng gió của Đại dương đưa chiếc hòm trôi đi. Hai mẹ con cứ ở trong chiếc hòm kín mít, bồng bềnh trôi nổi trên những ngọn sóng. Danaé ôm chặt con vào lòng, luôn miệng cầu khấn thần linh cứu mẹ con nàng thoát cơn nguy hiểm. Nàng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc cầu khấn. Một con sóng dâng chiếc hòm lên cao rồi đổ xuống. Hai mẹ con nghiêng ngửa lăn lộn trong chiếc hòm. Con sóng đổ xuống rồi rút đi quăng chiếc hòm lên một bãi cát. Chiếc hòm nằm im bất động. Và thế là hai mẹ con Danaé thoát chết.

Số mệnh đã định trước, không muốn để hai mẹ con Danaé chết. Hơn nữa có thể nào thần Zeus lại để cho người thiếu nữ nhan sắc đã đón nhận, tiếp nhận ân huệ của thần lại bị chết. Đúng thế, và một buổi sáng kia như thường lệ, lão ngư ông Dictys già nua và nghèo khó ra khơi đánh cá. Đứng trước mũi thuyền lão đưa tay ngang mặt che ánh mặt trời cho khỏi chói mắt và sắp quăng mẻ lưới đầu tiên. Nhưng kìa xa xa có một vật gì đen đen đang dập dờn trên mặt nước. Xác chết của một con cá voi hay một con đại bàng? Hay là một hòm châu báu của một gã thương nhân xấu số nào đã gửi thân và cơ nghiệp cho biển cả sau một trận phong ba? Một con sóng lớn xô đến và thế rồi như ta đã biết, cái vật đen đen trôi nổi trên mặt biển mà lão Dictys theo dõi, bị quăng vào bãi cát. Lão Dictys vội chèo thuyền vào bờ, tìm đến xem nó là vật gì cho thỏa trí tò mò: thật lạ lùng! Một chiếc hòm kín mít khá to, nhưng xem ra không phải là một hòm châu báu. Nếu thế thì nó đã chìm nghỉm dưới đáy biển sâu chứ chẳng thể trôi nổi bồng bềnh trên mặt sóng. Lão thử phá chiếc hòm ra xem sao. Thật không sao nói hết được nỗi kinh hoàng của lão. Một thiếu phụ và một em bé! Đặt tay lên thi thể hai người lão thấy còn ấm nóng. Lão mừng quá, vội chạy đi tìm chút nước ngọt về cho hai mẹ con uống, và khi hai mẹ con đã tỉnh lại liền đưa về nhà. Từ đấy hai mẹ con Danaé sống với hai vợ chồng ông lão đánh cá: bà lão Dictys nuôi nấng, chăm sóc hai mẹ con Danaé như nuôi nấng chăm sóc con cháu trong nhà, nhất là đối với chú bé Persée. Cuộc đời của đôi vợ chồng ông già đánh cá nghèo hèn vì thế cũng bớt phần hiu quạnh. Năm này qua năm khác chú bé Persée đã trưởng thành. Mẹ chú chẳng có ước mong gì cao xa ngoài ước mong được thấy chú khỏe mạnh, ngày ngày ra khơi cùng với lão ông Dictys và trở về với một khoang thuyền đầy cá. Còn Persée, trong lòng vẫn ghi nhớ công ơn của ông lão. Chàng Persée (lúc này Persée đã là một trang thanh niên tuấn tú) chỉ biết ra sức làm việc để giảm bớt nỗi khó khăn, nhọc nhằn cho ông lão.

[152] Con cháu của Abas gọi là Abantides.

[153] Gorgone gồm ba chị em Sthéno, Euryale, Méduse.

[154] Tiếng Hy Lạp graiai: những bà già. Greée gồm ba chị em Pemphrédo, Ényo, Dino.

Quyển 1 – Chương 45: Persée giết ác quỷ Méduse

Cuộc sống của họ tưởng cứ thế trôi đi trong sự bình dị, nghèo hèn nhưng ấm cúng cho đến suốt đời. Nhưng rủi thay, một bữa kia chẳng rõ ma đưa lối quỷ dẫn đường như thế nào mà lại xảy ra một biến cố làm chia ly cái gia đình ấm cúng, trong sạch, giản dị đó. Vua của hòn đảo họ ở, hòn đảo Sériphe, tên là Polydectès vốn là em của ông già Dictys. Nhưng hắn là một đứa em tham tàn và bạo ngược, hắn đã cướp hết gia sản của anh và chẳng thèm chú ý gì đến cuộc sống của người anh nghèo khổ đó. Được biết sống chung với người anh hắn có hai mẹ con một gia đình bất hạnh nào trôi dạt đến, người mẹ nhan sắc chưa hề tàn phai, hắn liền tức tốc đến ngay. Và khi đã thấy nhan sắc của nàng Danaé, hắn liền nảy ra một mưu đồ đen tối: “Ta phải tìm cách trừ khử thằng con của cô ta đi thì mới có thể bắt ép cô ta làm vợ được”. Hắn mời hai mẹ con Danaé vào sống trong cung điện và tiếp đãi rất nồng hậu. Hai mẹ con chẳng mảy may nghi ngờ gì về cách cư xử đầy tấm lòng quý người trọng khách của hắn.

Một hôm Polydectès cho mời Persée tới dự một bữa tiệc vô cùng trọng thể gồm đủ mặt văn võ bá quan. Giữa tiệc, Polydectès đứng lên hỏi các quần thần, một câu hỏi xem ra rất bình thường nhưng thật ra chứa đầy thâm ý:

– Này hỡi văn võ bá quan? Ta sắp có chuyện vui mừng. Các người hãy chọn dâng ta một lễ vật gì cho xứng đáng, phải nhớ là một lễ vật gì cho xứng đáng với ta, một vị vua đầy quyền thế đang cai quản hòn đảo Sériphe thần thánh.

Các quần thần nhìn nhau một lát rồi một vị đứng lên trả lời:

– Muôn tâu thánh thượng! Lễ vật xứng đáng theo kẻ hạ thần không thể gì hơn là chọn dâng thánh thượng một con chiến mã cực tốt.

Polydectès nghe xong, trầm ngâm suy nghĩ rồi nói:

– Đúng, một con chiến mã hoặc một đôi chiến mã là một tặng phẩm quý giá. Nhưng ta muốn có một tặng phẩm có lợi cho cuộc sống của dân lành.

Trong đám quân thần nổi lên tiếng xì xào:

– Ác quỷ Gorgone153.

Nhà vua nghe tiếng xì xào ấy, gật gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Nhưng trong đám quần thần không một ai dám đứng lên xin dâng vua tặng phẩm ấy. Chính trong lúc ấy Persée đứng lên dõng dạc nói:

– Một con chiến mã cực tốt chỉ là một lễ vật tầm thường. Nếu nhà vua cho phép, kẻ hạ thần này xin đem dâng đầu của ác quỷ Gorgone để đền đáp tấm lòng thương yêu dân lành của nhà vua và để khỏi ô danh Persée này.

Polydectès vui mừng khôn xiết. Y đưa tay lên ngực nghiêng đầu biểu lộ sự tán thưởng cảm ơn. Y nói:

– Persée! Con hãy chứng tỏ con đích thị và xứng đáng là con của thần Zeus. Ta sẽ luôn luôn cầu khấn đấng phụ vương Zeus và các vị thần Olympe phù hộ cho con. Ta tin chắc rằng thần Zeus lúc nào cũng luôn luôn ở bên con, giúp đỡ con vượt qua mọi khó khăn, hiểm nghèo để con lập được những chiến công lẫy lừng, bất diệt.

Đến đây ta phải kể qua về ác quỷ Gorgone để mọi người cùng biết và từ đó mới có thể thấy hết được nỗi nguy hiểm mà Persée sắp phải đương đầu. Gorgone là tên gọi chung cho ba chị em một con ác quỷ mà ai nghe đến tên chúng, chỉ nghe đến tên chúng thôi, cũng đủ rùng mình sởn gáy. Trong số ba chị em lũ quỷ này thì Méduse là con quỷ hung dữ nhất nhưng cũng là con quỷ trẻ nhất và có thể đánh chết được, còn hai con kia thì bất tử. Chúng là con gái của Phorcys, cháu của Pontos và Céto, chắt của Okéanos. Không thể tưởng tượng được hết vẻ quái dị khủng khiếp khi ta nhìn thấy hình thù của lũ quỷ này. Đầu của chúng có một đàn rắn độc quấn quanh như một vành khăn. Những con rắn này lúc nào cũng ngóc đầu lên tua tủa, nhe nanh há miệng, rãi rớt ròng ròng, sẵn sàng cắn mổ vào bất cứ ai đụng đến chủ nó. Miệng ác quỷ thè lè ra hai cái răng nanh nhọn hoắt như răng lợn lòi, như sừng tê giác. Tay chúng bằng đồng, móng sắc hơn dao. Kẻ nào vô phúc sa vào cánh tay ấy thì chỉ nói đến việc gỡ ra cho thoát cũng khó chứ đừng nói gì đến việc vung gươm khoa dao chém lại chúng. Chúng có đôi cánh bằng vàng để có thể bay lượn trên không, tiến thoái, lên xuống nhẹ nhàng khi giao chiến. Song đó cũng chưa phải là điều đáng sợ nhất. Cái làm cho mọi người kinh hãi hơn hết là đôi mắt nảy lửa của chúng. Đôi mắt đỏ ngầu lúc nào cũng ngùn ngụt bốc lửa, hễ nhìn vào ai là lập tức người đó biến thành đá. Vì thế đã từ bao lâu lũ ác quỷ hoành hành mà chẳng ai dám bén mảng đến gần. Và cũng chưa hề có người nào nghĩ, dám nghĩ đến việc diệt trừ chúng để cứu dân lành thoát khỏi một tai họa khủng khiếp.

Persée ra đi nhưng không dám nói cho mẹ biết. Chàng lên một con thuyền sang đất Hy Lạp vì theo chàng chỉ có đến nơi đây thì chàng mới có thể tìm hỏi được đường đi tới hang ổ của lũ ác quỷ Gorgone. Persée trước hết đến đền thờ Delphes để cầu xin một lời chỉ dẫn. Nhưng chàng chỉ được viên nữ tư tế nói cho biết chàng phải đi tới xứ sở của giống người không sống bằng lúa mì mà chỉ sống bằng hạt dẻ. Chàng lại tới Dodone, xứ sở của những cây sồi để nghe chúng truyền đạt lại những lời phán bảo của Zeus. Song cũng chẳng có gì rõ hơn, Persée chỉ còn cách tới xứ sở của những người Selle chỉ biết ăn hạt dẻ. Chàng ra đi ruột gan bời bời những câu hỏi: “Đi đâu? Đi nẻo nào? Đường nào? Làm cách nào để diệt trừ được ác quỷ?” Chàng tin ở sức mạnh và trí tuệ của mình nhưng chàng cũng tin vào sự giúp đỡ của các vị thần Olympe, vì những cây sồi ở Dodone đã cho chàng biết các vị thần luôn che chở và bảo vệ chàng thoát khỏi tai họa. Vì quả thật như vậy, các vị thần Olympe không thể nào để cho người con trai của Zeus bị ác quỷ phanh thây, hút máu, những dòng máu người nóng hổi mà chúng rất thèm khát. Thần Hermès, người truyền lệnh nhanh hơn ý nghĩ và nữ thần Athéna, người nữ chiến binh, con của Zeus, đã kịp thời xuống trần giúp Persée vượt mọi khó khăn. Trước hết Hermès chỉ cho Persée biết chàng phải đi qua những nơi nào để tới được chỗ ở của các quỷ Gorgone. Chàng phải đi qua bao xứ sở xa lạ, vượt qua bao núi non trùng điệp, biển rộng sông dài song không phải đã tới ngay được nơi chàng muốn đến. Muốn tới được sào huyệt của lũ quỷ Gorgone, chàng phải bắt được ba con quỷ Greée154, vốn là chị ruột của lũ Gorgone, khai báo cho biết tỏ tường đường vào hang ổ của lũ em chúng bởi vì lũ quỷ Greée được Gorgone trao cho nhiệm vụ trấn giữ đường vào. Đây là ba con quỷ già ở tận một vùng đất xa xôi mà chưa mấy ai biết đến. Nơi đây tối tăm mù mịt chẳng có ánh sáng mặt trời, mặt trăng. Quanh năm bầu trời lúc nào cũng mờ mờ xam xám như buổi hoàng hôn của mùa đông rét mướt. Người ta gọi là xứ sở của Bóng tối. Có điều kỳ lạ là ba chị em lũ quỷ già Greée chỉ có chung một con mắt và một chiếc răng vì thế chúng phải thay nhau dùng mỗi con một lát. Thân chúng như hệt con thiên nga, tóc thì bạc trắng và nói chung chẳng có gì đáng sợ. Biết được đường đi cũng chưa phải là xong, Persée còn phải bắt lũ quỷ già này khai báo cho biết chàng cần phải có những vũ khí gì, như thế nào, tìm ở đâu, để có thể bước vào cuộc quyết đấu với lũ Gorgone.

Persée đi với những điều chỉ dẫn như vậy. Trải qua nhiều ngày nhiều tháng mải miết đi, chàng đã tới được xứ sở Bóng Tối của lũ quỷ Greée. Chàng quan sát sự canh gác của chúng và suy tính cách hành động. Nấp trong bóng tối, lừa lúc chúng đổi gác tháo mắt ra trao cho nhau, chàng lao tới như một ngọn gió lốc giật phăng chiếc mắt đang còn ở trên tay một con Greée. Cả lũ kêu rống lên sợ hãi. Mù mất rồi, ôi thôi chẳng còn trông thấy gì nữa. Lợi dụng luôn tình thế đó, Persée đoạt luôn cả chiếc răng duy nhất của chúng, lũ quỷ chỉ còn biết kêu khóc van xin Persée trả lại cho chúng hai báu vật đó. Thế là Persée có thể đòi chúng khai báo những điều mình cần biết. Bây giờ lại bắt đầu một cuộc hành trình mới nữa đối với Persée. Chàng phải đi tới nơi ở của những nàng Nymphe phương Bắc để xin các nàng ban cho những thứ vũ khí lợi hại, cần thiết cho cuộc thử thách một mất một còn với lũ quỷ Gorgone: một chiếc mũ tàng hình của thần Hadès để Gorgone có mắt cũng như mù, một đôi dép có cánh để có thể bay lượn trên không như Gorgone, và cuối cùng một chiếc đẫy thần để có thể cho đầu ác quỷ Méduse vào đó đem về. Lại những ngày đi đêm nghỉ, lại vượt qua biết bao chặng đường dài mệt đến kiệt sức đứt hơi. Nhưng cuối cùng Persée đã xin được các nàng Nymphe phương Bắc những vũ khí vô cùng lợi hại đó.

Trước khi bước vào cuộc thử thách đẫm máu này, thần Hermès ban cho chàng thanh gươm dài và cong. Đó là một thanh gươm hiếm có. Chắc chắn rằng không một người trần thế nào lại có thể rèn được một thanh gươm rắn và sắc đến như thế. Chỉ có dùng thanh gươm này thì mới chém được vào làn vẩy cứng trên thân lũ ác quỷ. Nhưng như chúng ta đã biết, đôi mắt nảy lửa của Gorgone nhìn vào ai thì lập tức người đó biến thành đá. Vậy làm thế nào Persée có thể giết được ác quỷ nếu không nhìn vào nó, mặt đối mặt đương đầu với nó? Nữ thần Athéna sẽ giúp chàng vượt qua khó khăn này.

Như vậy công việc đã xong xuôi. Bây giờ chỉ còn việc đi thẳng tới sào huyệt của lũ quỷ Gorgone. Nhờ đôi dép có cánh, Persée có thể bay vút lên không và đi trên mây trên gió như chim bay. Chàng từ trên trời cao nhìn xuống để nhận đường. Những đô thị to đẹp là như thế mà lúc này đây trông chỉ thấy loang loáng ánh sáng lấp lánh của những hàng cột cao bằng đá cẩm thạch. Những vệt xanh to kéo dài và những dải rừng. Sông thì như một tấm lụa trắng trải ra, uốn lượn xen giữa những mầu nâu của đất. Persée, theo lời chỉ dẫn của lũ quỷ Greée, đi về phía biển. Chẳng mấy chốc biển đã hiện ra ở dưới chân chàng, xanh ngắt mênh mông với những vệt trắng nho nhỏ, chuyển động, Persée để ý tìm trên mặt biển bao la một dải đất đen. Chàng bay thấp dần xuống để khỏi bị những đám mây che mặt. Kia rồi, một dải đất đen hiện ra, nổi bồng lên trên mặt biển. Đó là hòn đảo của lũ quỷ Gorgone. Persée xà xuống như một con chim đại bàng rồi chàng lượn vòng đi vòng lại trên hòn đảo để tìm lũ quái vật. Chàng thấy chúng nằm dài trên một tảng đá to, rộng và phẳng. Chúng đang ngủ, cánh tay đồng và những vẩy đồng trên thân chúng sáng nhấp nhánh dưới ánh mặt trời. Đây là thời cơ thuận lợi nhất để Persée có thể lập được chiến công một cách dễ dàng và nhanh chóng. Persée bay vút lên cao. Chàng sợ sà xuống thấp quá lũ quỷ thấy động, tỉnh giấc ngủ thì vô cùng nguy hiểm, mặc dù chàng đã đội chiếc mũ tàng hình của thần Hadès. Nữ thần Athéna lúc này đã hiện ra. Để tránh cho Persée khỏi phải nhìn vào lũ quái vật, nữ thần giơ chiếc khiên đồng sáng loáng của mình ra. Không thể nào diễn tả được chiếc khiên đó sáng và đẹp đến như thế nào, chỉ biết nói vắn tắt, nó sáng như gương. Persée bay trên trời cao, nhìn vào tấm khiên đồng của nữ thần Athéna mà chuẩn định được đối thủ của mình ở dưới đất để giáng một đòn sét đánh. Chàng quyết định sẽ chém đầu ác quỷ Méduse vì hai con kia vốn bất tử. Nhưng Méduse là con nào mới được chứ? Thần Hermès, người chỉ đường không thể chê trách được, đoán biết được nỗi băn khoăn của chàng, vì đối với các vị thần điều đó không có gì là khó, thần bèn cất tiếng nói chỉ bảo cho chàng:

– Hỡi Persée, con của Zeus uy nghiêm! Chàng hãy dũng cảm lên lao thẳng xuống chặt ngay đầu ác quỷ Méduse là con quỷ đang nằm gần biển nhất ấy. Chàng phải chém cho chính xác kẻo nó mà tỉnh dậy thì vô cùng nguy hiểm.

Persée nhìn vào tấm khiên của nữ thần Athéna. Chàng bay một vòng hai vòng rồi ba vòng… Bất thần chàng đâm bổ xuống. Thanh gươm vung lên. Vèo một cái! Đầu ác quỷ Méduse văng ra lăn lông lốc trên mặt đất. Persée bay vọt lên cao. Nhìn vào tấm khiên sáng như gương của nữ thần Athéna, chàng biết được đầu ác quỷ ở chỗ nào. Vì thế chàng chỉ còn việc sà xuống nhặt nó cho vào chiếc đẫy thần mà tránh được phải nhìn đối mặt vào nó. Lại nói về lúc Méduse bị chặt đầu. Chiếc đầu văng ra khỏi thân. Máu từ cổ ác quỷ phun ra ồng ộc. Và kỳ lạ sao, từ cổ nó bay vụt ra một con ngựa có cánh, trên lưng ngựa là một gã khổng lồ tay cầm một thanh bảo kiếm vàng. Đó là gã khổng lồ Chrysaor và con thần mã có cánh Pégase. Cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời không hề bận tâm đến chuyện của Persée và Méduse.

Nhát gươm của Persée giết chết Méduse đã làm hai con quỷ đang ngủ giật mình tỉnh dậy. Bừng mắt ra thì chúng đã thấy xác Méduse nằm đấy, đang giãy đành đạch, máu chảy lênh láng. Chúng gầm lên tức tối và đưa mắt nhìn kẻ thù. Chúng bay lên trời tìm trong các đám mây. Chúng sà xuống đất tìm trong các đường hẻm thung lũng. Nhưng chúng chẳng thấy gì. Nhờ chiếc mũ tàng hình của thần Hadès, Persée đã ra đi ngay trước mặt chúng mà chúng không tài nào nhìn thấy.

Thế là Persée con của thần Zeus vĩ đại, đã lập được một chiến công to lớn mở đầu cho sự nghiệp anh hùng của mình, thực hiện đúng lời cam kết với Polydectès.

Quyển 1 – Chương 46: Persée trừng phạt Atlas

Đôi dép có cánh giúp Persée vượt qua được những chặng đường dài đầy khó khăn gian khổ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chẳng mấy chốc chàng đã đi được một đoạn đường khá xa, bỏ lại sau lưng hòn đảo của lũ ác quỷ Gorgone. Persée đi như gió thổi mây bay trên bầu trời cao lồng lộng. Chàng vô cùng tự hào và sung sướng về chiến công của mình. Nhưng đường về hòn đảo Sériphe, quê hương của lão ông Dictys kính yêu nơi mẹ chàng đang ngày đêm mong ngóng, thương nhớ chàng, trông đợi ngày về của chàng, còn rất xa. Chàng phải tạm dừng chân ở quê hương của vị thần Atlas. Atlas là con của Titan Japet và là anh em ruột với vị thần Prométhée. Đất nước của vị thần Atlas thật là vô cùng giàu có và tươi đẹp. Người xưa kể dù ai có mười lưỡi, mười mồm và một bộ phổi bằng đồng cũng không thể nào nói hết được sự giàu có, đẹp đẽ của nó. Đồng cỏ thẳng tắp xanh rờn, cò bay mỏi cánh. Bò béo mập, cừu lông dày, dê đàn, ngựa giống ngàn ngạt… nếu đếm thì phải mất hàng tháng, hàng năm mới xuể. Quý nhất là vườn táo vàng mà Atlas lo lắng ngày đêm canh giữ. Không phải chỉ có những quả táo vàng mà cây táo cũng là vàng, cành táo cũng là vàng, lá táo cũng là vàng, một màu vàng rực rỡ, chói lọi. Nữ thần Thémis uyên thâm tiên báo cho Atlas biết rằng sẽ có một ngày nào đó một người con của thần Zeus vĩ đại đến nơi này và đoạt mất những quả táo vàng quý báu đó. Được lời tiên báo, Atlas lo lắng đề phòng. Thần bèn cho xây ngay quanh vườn táo những bức tường cao và dày, sai gia nhân ngày đêm canh phòng cẩn mật. Xem ra như thế cũng chưa đủ yên tâm, Atlas lại còn phái một con rồng hung dữ miệng luôn phun ra lửa, trấn giữ ngay nơi cửa ra vào. Đến thế rồi mà Atlas cũng chưa hết lo lắng. Thần suy tính tốt nhất là không giao thiệp với ai, tiếp đãi, mời mọc ai. Chỉ có thế thì mới có thể ngăn ngừa được người con của thần Zeus đến.

Persée từ trời cao hạ xuống đất nước Atlas. Chàng cúi chào trân trọng vị thần chủ nhân của một xứ sở giàu có và đẹp đẽ:

– Kính chào vị thần Atlas con của Titan Japet danh tiếng! Xin ngài hãy vì truyền thống quý người trọng khách của thần Zeus mà cho ta nghỉ tạm lại nơi đây ít ngày. Ta đã mệt mỏi sau một chặng đường dài và một cuộc giao tranh. Nhưng ta đã lập được một chiến công to lớn, chặt được đầu ác quỷ Méduse, diệt trừ được một tai họa cho dân lành. Xin ngài hãy cho người con của thần Zeus vĩ đại, chàng Persée này được nghỉ tại nơi đây. Xin ngài hãy coi đó là một phần thưởng ban tặng cho chiến công của chàng.

Atlas vừa nghe Persée xưng danh là con của Zeus thì tức khắc nhớ ngay đến lời tiên báo của Thémis. Có lẽ cái ngày đó, cái ngày mà lời tiên báo nói đến là hôm nay đây. Nghĩ thế vị thần này liền xẵng giọng trả lời Persée:

– Thôi thôi, xin mời anh ra khỏi đây ngay. Ta không dễ gì để anh đem cái chiến công bịa đặt, dối trá nào đó ra mà lừa ta đâu. Cả đến cái việc anh tự xưng là con của Zeus đối với ta cũng không có nghĩa lý gì. Có đường có nẻo thì bước đi cho khuất mắt!

Nghe những lời nói đó máu trong người Persée tưởng chừng như sôi lên. Chàng không hiểu vì sao vị thần này lại có thói khinh người như thế. Tệ hại hơn nữa, Atlas lại xúc phạm đến chàng, coi chiến công to lớn của chàng chỉ là một điều bịa đặt lừa dối. Đó là một điều xúc phạm không thể tha thứ được. Chàng trừng mắt nhìn Atlas quát:

– Hỡi tên thần khốn kiếp này! Mi đã xúc phạm đến ta. Mi đã xúc phạm đến truyền thống quý người trọng khách mà thần Zeus đã ban dạy cho mi. Được, ta sẽ cho mi biết thế nào là lẽ phải và công lý.

Nói xong, Persée lôi chiếc đầu ác quỷ Méduse ở trong đẫy ra cho nhìn thẳng vào Atlas. Thế là vị thần khổng lồ Atlas biến thành những tảng đá lớn nhỏ, còn đầu là đỉnh núi. Ngọn núi Atlas cao ngất đó phải đứng đội bầu trời, chống đỡ cho vòm trời khỏi đổ ụp xuống mặt đất.

Còn Persée, chàng lại với đôi dép có cánh tung mình bay lên không trung, thần tốc thần hành hướng về hòn đảo nơi mẹ chàng đang mong đợi.