Chương 30: Tấn Huệ công bội ước cử binh – Tần Mục Cơ giận thân tự tử

Quản Di Ngô đau nặng, dặn Tề Hoàn công đuổi Địch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, lại tiến dẫn Thấp Bằng. Có người đem tin ấy báo với Dịch Nha. Dịch Nha vào yết kiến Bão Thúc Nha, rồi nói với Bão Thúc Nha rằng :

Ngày trước ngài tiến dẫn Trọng phụ lẽn làm tể tướng, nay Trọng phụ Ốm, chúa công hỏi chuyện, Trọng phụ lại nói ngài không có tài chính trị mà tiến dẫn Thấp Bằng, tôi rất lấy làm bất bình.

Bão Thúc Nha cười mà nói? rằng :

ấy chỉ vì thế mà ta mới tiến dẫn Trọng phụ , Trọng phụ là người trung với nước mà không vì bạn. Giả sử chúa công cho ta làm chức tư khấu để khu trừ những đứa gian nịnh thì ta làm được, chứ cho ta cầm quyền chính trong nước thì lũ các ngươi còn đất nào mà dung thân nữa ?

Dịch Nha xấu hổ cáo lui. Ngày hôm sau, Tề Hoàn công lại đến thăm Quản Di Ngô thì Quản Di Ngô đã không nói được nữa. Bão Thúc Nha và Thấp Bằng không cầm được nước mắt. Đêm hôm ấy, Quản Di Ngô mất. Tề Hoàn công khóc lóc, thương xót vô cùng, và nói rằng :

Thương thay Trọng phụ ! Trọng phụ chết đi thật là trời bẻ cánh tay ta. Nói xong, liền sai quan thượng khanh là Cao Hổ (con Cao Hề) coi việc cất tang Quản Di Ngô. Bao nhiêu những thái ấp của Quản Di ngô đều cho con Quản Di Ngô hưởng tất cả, và cho được nối đời làm quan đại phu. Dịch Nha nói với quan đại phu là Bá Thị rằng :

Ngày trước chúa công lấy đất Biền ấp của nhà ngươi thưởng cho Trọng phụ, nay Trọng phụ mất rồi, nhà ngươi nên nói với chúa công đòi lại đất ấy, rồi ta cũng liệu cách nói giúp nhà ngươi.

Bá Thị khóc mà nói rằng :

– Vì ta không có công trạng gì, vậy nên chúa công mới lấy đất của ta mà thưởng cho Trọng Phụ. Nay Trọng phụ dẫu mất rồi, nhưng công trạng của Trọng phụ hãy còn, ta mặt mũi nào mà xin đòi lại.

Dịch Nha than rằng :

– Trọng phụ mất rồi, mà còn khiến Bá Thị phải tâm phục như vậy thế thì lũ chúng ta là tiểu nhân thật ! Hoàn công theo lời Quản Di Ngô dặn lại, liền giao quyền chính cho công tôn Thấp Bằng. Chưa được một tháng thì Thấp Bằng mất.

Tề Hoàn công nói :

– Trọng phụ thật là bậc thánh, sao lại biết rằng Thấp Bằng không sống được bao lâu nữa ?

Nói xong, bèn dùng Bão Thúc Nha thay Thấp Bằng. Thúc Nha cố ý từ chối. Hoàn công nói :

Nay trong tnều không có ai bằng ông, ông còn nhường cho ai ?

Thúc Nha nói :

Tôi là người yêu điều thiện mà ghét điều ác, chắc chúa công cũng đã biết, nếu chúa công dùng tôi thì tôi xin đuổi Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương.

Hoàn công nói :

– Trọng phụ ngày xưa cũng có dặn ta như vậy, nay ta xin vâng lời. Nói xong, ngay ngày hôm ấy hạ lệnh đuổi Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, không cho được vào triều. Bão Thúc Nha mới nhận chức tể tướng.

Bấy giờ có nước Hoài Di đem quân xâm phạm nước Kỷ. Nước Kỷ sai người sang cáo cấp với nước Tề. Hoàn công hội quân các nước thân hành đi cứu nước Kỷ. Chư hầu thấy Tề Hoàn công dùng Bảo Thúc Nha làm tể tướng, những chính sách của quản Di Ngô trước kia vẫn thi hành, không thay đổi gì cả.

Tấn Huệ công từ khi lên nối ngôi trong nước mất mùa luôn mãi, đến năm năm trời, kho tàng hết sạch cả, dân không lấy gì mà ăn.

Tấn Huệ công muốn đong thóc ở nước khác về, mới nghĩ đến nước Tần là một nước láng giềng gần, lại có tình thân thuộc, chỉ hiềm nỗi ngày trước phụ ước chưa đến, nên muốn hỏi mà không dám hỏi.

Khước Nhuế nói :

– Không phải là ta phụ ước với Tần, chẳng qua chỉ là xin hoãn thôi nếu nay ta xin đong thóc mà Tần không cho, thế là Tần xử tệ với ta trước, bấy giờ ta sẽ phụ ước.

Huệ công khen phải, sai quan đại pbu là Khánh Trịnh đem lễ vật sang nói với Tần Mục công xin đong thóc. Tần Mục công họp các quan lại mà hỏi rằng :

Nước Tấn khi trước có hẹn biếu ta năm thành mà không chịu biếu, nay nhân trong nước mất mùa, lại sai sứ sang xin đong thóc, chẳng biết có nên cho hay không ?

Kiển Thúc và Bách Lý Hề đồng thanh nói :

Thiên tai thì nước nào không có, nay ta giúp người thì trời tất giúp ta.

Mục công nói :

Ta làm ơn với nước Tấn nhiều lắm rồi ! Công tôn Chi nói :

– Làm ơn mà Tấn biết đền ơn thì có thiệt gì đến nước Tần ta, nếu Tấn không biết đền ơn thì trái tại nước Tấn, bấy giờ ta sẽ liệu kế, chúa công cứ cho.

Phi Báo nghĩ đến thù cha ngày xưa, vùng tay mà nói rằng :

– Vua nước Tấn vô đạo, trời ra tai, ta nên thừa cơ đem quân sang mà đánh.

Do Dư nói :

– Người nhân đức, không thừa lúc người ta nguy cấp mà cầu lợi. Chúa công nên đong là phải.

Mục công nói :

– Phụ Ơn ta là vua nước Tấn, bây giờ bị đói là dân nước Tấn, ta kbông nỡ vì một ông vua mà làm khổ muôn dân.

Nói xong, liền sai người vận tải mấy vạn hộc thóc sang nước Tấn Dân nước Tấn đều cảm ơn Tần Mục công. Sang năm sau, nước Tần đói kém, mà nước Tấn thì được mùa. Tần Mục công bảo Kiển Thúc và Bạch Lý Hề rằng :

May mà năm ngoái ta nghe lời hai ngươi cho nước Tấn đong thóc nếu không thì năm nay ta mất mùa, cũng khó lòng mà sang đong thóc ở nước Tấn được.

Phi Báo nói :

– Vua nước Tấn là người tham lam mà không tín nghĩa, nay ta sang xin đong thóc, vị tất họ đã cho.

Mục công không nghe, liền sai Lãnh Chi đem lễ vật sang nói với Tấn Huệ công xin đong thóc. Tấn Huệ công toan sai người vận thóc ở đất Hà Tây sang giúp nước Tần. Khước Nhuế nói :

– Chúa công giúp thóc cho nước Tần, thế thì định lại cho Tần đất hay sao ?

Huệ công nói :

Ta chỉ giúp thóc mà thôi, khi nào lại chịu cho đất.

Khước Nhuế nói :

– Vì có lẽ mà chúa công phải giúp thóc ?.

Huệ công nói :

Vì năm trước Tần giúp thóc cho ta, vậy nên ta phải báo ơn.

Khước Nhuế nới :

– Nếu lấy việc nước Tần giúp thóc làm ơn, thế thì năm xưa nước Tần giúp chúa công về nối ngôi, cái ơn ấy to biết dường nảo ! Nay chúa công bỏ cái ơn lớn mà báo cái ơn nhỏ là nghĩa làm sao ?

Khánh Trịnh nói :

Năm ngoái tôi phụng mệnh sang nước Tần xin đong thóc thì vua Tần nhận lời cho ngay, thế là xử với ta rất tử tế , nếu ta không cho Tần đong thóc, thì chắc Tần oán giận ta lắm.

Lã Di Xanh nói :

– Tần cho ta đong thóc, khồng phải là có lòng yêu ta, chỉ cốt muốn cho ta nộp đất. Nay ta không giúp thóc thì nước Tần oán ta giúp thóc mà không nộp đất thì nước Tần cũng oán, đằng nào Tần cũng oán cả, vậy thì việc gì phải giúp ?

Khánh Trịnh nói :

Thấy ngưởi ta có tai nạn mà không giúp là bất nhân, người ta làm ơn với mình mà quên ơn là bất nghĩa. Bất nhân, bất nghĩa thì sao giữ được nước ?

Hản Giản nõi :

– Khánh Trịnh nói phải đó ! Nếu năm ngoái Tần không cho ta đong thóc thì ta nghĩ thế nào ?

Quắc Xạ nói :

– Năm ngoái trời làm ta đói, nước Tần không biết đánh lấy nước ta, lại cho ta đong thóc, thế là nước Tần ngu , năm nay trời làm nước Tần đói, để cho ta lấy nước Tần, ta không nên trái ý trời. Cứ như ý tôi thì nên hội với Lương rồi thừa cơ cùng đánh tần. Huệ công theo lời Quắc Xạ, liền chối từ mà bảo Lãnh Chi rằng :

– Nước tôi mấy năm mất mùa luôn, dân phải xiêu bạt cả, năm nay hơi được mùa một chút thì dân xiêu bạt năm trước mới kéo nhau vễv vậy nên thóc trong nước chỉ đủ dùng mà thôi, không thể giúP quý quốc được Lânh Chi nói :

– Chúa công tôi nghĩ tình thân thuộc, không bắt nộp đất, lại cho đong thóc có lòng giúp quý quốc như vậy, mà quý quốc không đền ơn lại thì nay tôi trở về, biết phục mệnh như thế nào ?

Lã Di Xanh và Khước Nhuế quát to lên rằng :

– Ngày trước nhà ngươi thông mưu với Phi Trịnh Phủ, toan đem lễ vật sang để dụ ta, may mà ta không mắc lừa, bây giờ lại còn nói khéo gì nữa ! Nhà ngươi nên về nói với vua Tần :

muốn ăn thóc của nước Tấn ta thì tất phải đem quân sang đánh mới có được Lãnh Chi tức giận lắm ra về. Khánh Trịnh nói riêng với Quách Yển rằng :

– Chúa công ta bội ơn, làm cho nước Tần tức giận, tất sẽ có tai vạ Quách Yển nói :

-Nước Tấn ta sắp đến ngày mất! Lãnh Chi về đến Tần, nói với Mục công rằng :

– Nước Tấn không cho đong thóc, lại toan họp quân Lương để sang đánh ta.

Mục công nói :

Con người vồ đạo đến thế, thật là không ngờ ! Để ta đánh nước Lương trước, rồi sau sang đánh nước Tấn.

Bách Lý Hề nói :

– Vua nước Lương hay làm khổ dân để xây đắp thành quách lâu đài, người trong nước ai cũng oán, tất không có thể giúp được nước Tấn. Nay chúa công nên đem quân sang đánh Tấn, rồi sẽ đánh Lương.

Mục công khen phải, liền giao cho Kiển Thúc và Do Dư giúp thế tử oánh giữ nước, rồi đem đại binh đi đánh Tấn. Tấn Huệ công họp các quan lại hỏi rằng :

Nay nước Tần tự nhiên vô cớ đem quân sang xâm phạm đất ta thì nên dùng kế gì để chống giữ ?

Khánh Trịnh nói :

– Vì chúa công bội ơn mà Tần đem quân sang đánh, sao lại bảo là tự nhiên vô cớ được ? Cứ như ý tôi nên theo lời ước cũ mà nộp năm thành cho Tần, rỗi cùng Tần glảng hòa là hơn.

Huệ công nổi giận, nói :

– Nước Tấn ta đường là một nước lớn như thế này mà phải nộp đất giảng hòa với Tần thì còn mặt mũi nào mà làm vua nước Tấn nữa Nói xong, truyền chém Khánh Trịnh. Quắc xạ nói :

Chưa đem quân đi đánh giặc, đă chém tướng thì tôi e rằng bất lợi, xin chúa công hãy tha Khánh Trịnh, để cho hắn được lập công mà chuộc tội.

Huệ công nghe lời, rồi cử binh đi đánh Tần. Huệ công vẫn dùng con ngựa tiểu tứ để kéo xe, tầm nhỏ, lông mỡ, đi nhanh và êm lắm.

Khánh Trịnh lại can rằng :

– Đời xưa đi đánh giặc bao giờ cũng dùng ngựa nước mình, vì ngựa nước mình đã quen thủy thổ, không. mấy khi lầm đưừng. Nay chúa công đi đánh giặc, lại. dùng ngựa nước Trịnh, tôi thiết tưởng không nên.

Huệ công lại mắng rằng :

– Con ngựa ấy ta dùng đã quen rồi, nhà ngươi chớ nên nói lắm.

Quân nước Tần sang đến nước Tấn, ba lần đánh ba lần được, các quan trấn thủ đều bỏ chạy cả. Quân Tần kéo thẳng đến đất Hàn Nguyên. Tấn Huệ công nghe tin quân Tần đă kéo đến Hàn Nguyên, liền nhăn trán lại mà nói rằng :

Quân giặc mạnh thế thì ta biết làm thế nào ?

Khánh Trịnh nói :

– Chúa công tự làm cho giặc đến, còn nói gì nữa ! Huệ công sai Hàn Giản đi do thám xem quân Tần nhiều hay ít.

Hàn Giản trở về báo rằng :

Quân nước Tần dẫu ít không bằng ta, nhưng xem khi thế hăng hái gấp mười quân ta ?

Huệ công hỏi :

Tại làm sao vậy ?

Hàn Giản nói :

– Chúa công lúc trước nhờ nước Tần giúp binh cho mà được về nối ngôi, sau nhờ nước Tần giúp thóc cho mà dân khỏi đói, mấy lần chịu ơn nước Tần mà không đền lại, bởi vậy vua tôi nước Tần đều một lòng tức giận mà đem quân đến đánh, thành ra khí thế mạnh không biết thế nào mà kể ! Huệ công có ý giận mà rằng :

– Câu ấy đáng lẽ Khánh Trịnh nói? thì mới phải, sao nhà ngươi cũng nói thế ? Ta đây quyết cùng với Tần tử chiến một phen.

Nói xong, liền sai Hàn Giản sang nói với Tần Mục công rằng :

– Nước tôi có sáu trăm cỗ giáp xa để chở quân nhà vua đến. Nếu nhà vua rút quân thì đó là sở nguyện của chúa công tôi , nếu không rút thì dầu chúa công tôi có muốn nhường nhà vua, nhưng quân sĩ không nghe, biết làm thế nào ?

Tần Mục công cựời mà nói rằng :

– Đứa trẻ con ấy nay cũng kiêu lắm nhỉ ! Nói xong, bèn sai công tôn chi ra đáp lại rằng – Hiền hầu muốn lảm vua thì tôi giúp quân, hiền hầu muốn lấy thóc thì tôi giúp thóc, nay hiễn hầu muốn khai chiến thì có đâu tôi lại dám trái ý.

Hàn Giản trở về mà nói rằng :

– Lý nước Tần như vậy thì ta tất phải thua mà thôi ! Huệ công sai Quách Yển bói xem :

ai nên làm chức xa hữu.

Quách yển bói thấy không có ai tốt cả ngoải Khánh Trình ra. Huệ công nói :

Khánh Trịnh cùng cánh với Tần, khồng nên dùng.

Nói xong, bèn sai Gia Bộc Đồ làm chức xa hữu, Khước Bộ Dương ngồi cầm cương. Bách Lý Hề trèo lên trên lũy, trông thấy quân nước Tấn đông lắm, bèn bảo Tần Mục công rằng :

Tấn hầu cố sức liều chết, chúa công chớ nên đánh.

Mục công trỏ lên trời mà nói rằng :

Nước Tấn phụ Ơn ta nhiều lắm, không có trời thì thôi, nếu có trời thì ta tất đánh được quân Tấn.

Nói xong, liền bày trận ở dưới chân núi để đợi quân nước Tấn đến. Được một lúc quân nước Tấn kéo đến, Đồ Ngạn Di cậy khỏe, tay cầm cái côn sắt nặng hơn một trăm cân, xông vào đách nhau với Kiển Bính. Đánh được hơn năm mươi hợp, hai người bỏ khí giới rồi quần thảo với nhau. Đỗ Ngạn Di nói :

– Ta liều chết với nhà ngươi, nếu nhà ngươi gọi người? khác đến đánh hộ thì không giỏi ! Kiển Bính nói :

– Một mình ta quyết bắt sống nhà ngươi, thế mới anh hùng. Hai ngươi đều cấm quân sĩ không ai được đánh hộ, rồi cứ thế vật nhau, lùi dần mâi vễ phía sau trận. Tấn Huệ công chia quân ra làm hai đạo để tiến vào. Tần Mục công cũng chia quân ra làm hai đạo để đối địch. Tấn Khua Cồng sai Khước Bộ Dương dong xe vào giáp chiến. Công tôn Chi trông thấy, hét lên một tiếng to như tiếng sấm. Con ngựa tiểu tứ của Tấn Huệ công chưa quen ra trận bao giờ, nghe tiếng công tôn Chi hét, liền kinh sợ lồng chạy, sa vào trong đám bùn lầy. Khước Bộ Dương cố sức gia roi đánh mãi, nhưng ngựa nhỏ sức yếu, không sao lên được. Đang lúc nguy cấp, may có Khánh Trịnh đi đến. Tấn Huệ công gọi mà bảo rằng :

– Khánh Trịnh ! Nhà ngươi mau mau cứu ta với ! Khánh Trịnh nói :

– Quắc Xạ đâu mà lại gọi đến Khánh Trịnh này ?

Tấn Huệ công lại gọi Khánh Trịnh mà bảo rằng :

– Nhà ngươi mau mau đem xe khác đến để cứu ta ! Khánh Trịnh nói :

Chúa công dùng con ngựa tiểu tứ đã quen, để đi gọi người khác đến cứu.

Nói xong, liền quay xe đi về phía tả. Đạo quân Hàn Giản tiến lên, đánh nhau với tướng nước Tần là Tây Khuất Thuật. Đánh trong ba mươi hợp, Tây Khuất Thuật không thể.đương nổi bị Hàn Giản đâm cho một nhát, bị thương. Lương Do My bảo Hàn Giản rằng :

Bắt viên bại tướng ấy làm gì, chúng ta nên đuồi theo mà bắt vua Tần. Hàn Giản liền cùng với Lương Do Mỵ thúc quân đi đuổi bắt Tần Mục công. Tần Mục công than rằng :

– Ngày nay ta lại bị nước Tấn bắt thì còn có trời đất nào nữa ! Bỗng có một toán tráng sĩ hơn ba trăm người từ phía tây kéo đến, vừa đi vừa reo ầm lên rằng :

Chớ làm hại ân chủ ta ! Tần Mục công ngẩng đầu lên xem thì thấy bọn trắng sĩ đều đầu bới tóc rối, chân đi giày cỏ, lưng đeo cung tên, tay cầm dao nhọn, xông vào đánh quân Tấn. Hàn Giản và Lương Do My đang hoảng hốt nghênh chiến thì Khánh Trịnh chạy đến gọi mà bảo rằng :

Chúa công ta bị quân Tần vậy, sa vào trong đám bùn lầy, nhà ngươi phải mau mau đem quân đến cứu.

Hàn Giản vội vàng kéo quân trở lại để đi cứu Tấn Huệ công. Không ngờ Tấn Huệ công đã bị công tôn Chi bắt đưọc rồi bọn Gia Bọc Đỗ, Quắc Xạ và Khước Bộ Dương đều bị bắt cả, Hàn Giản giẫm chân xuống đất mà than rằng :

– Khánh Trịnh làm hại ta rồi, để vậy cho ta bắt lấy vua Tần có phải hơn không ?

Lương Do My nói :

Chúa công đã bị bắt thì chúng ta còn về làm gì nữa ?

Nói xong, liễn cùng với Hàn Giản bỏ binh sĩ chạy đến dinh quân Tần. Bọn tráng sĩ hơn ba trăm người cứu được Tần Mục công, lại cứu được cả Tây Khuất Thuật nữa. Quân Tần thừa thế đuổi đánh.

Quân Tấn chết không biết bao nhiêu mà kể. Khánh Trịnh nghe tin vua Tấn đã bị bắt rồi, tức khắc tìm đưừng bỏ trốn, gặp tướng nước Tấn là Nga Tích bị thương, nằm ở ngang đường bèn cứu lên xe cùng trở về nước Tấn.

Tần Mục công về đến đại dinh, bảo Bách Lý Hề rằng :

Ta không nghe lời nhà ngươi, xuýt nữa thì bị người nước Tấn cười, Bọn tráng sĩ hơn ba trăm người đều vào yết kiến Mục công. Mục công hỏi rằng :

– Các ngươi ở đâu mà lại liều chết cứu ta như vậy ?

Bọn tráng sĩ nói :

Chủ công không nhớ chuyện mất ngựa năm xưa hay sao ? Chúng tôi chính là bọn ăn thịt ngựa đó ! Nguyên năm xưa Mục công đi săn ở núi Lương Sơn, đang đêm bỗng mất mấy con ngựa. Mục công sai ngưừi đi tìm. Khi tìm đến dưới chân núi Kỳ Sơn , có một bọn hơn ba trăm người đang họp nhau ăn thịt ngựa, quân sĩ về báo với Mục công, xin đem người đến vây thì có thể bắt cả được. Mục công than rằng :

Ngựa đă chết rồi mà nay lại giết người thì dân trong nước tất bảo ta là quý ngựa hơn người.

Nồi xong, lại. truyền đem mấy chục hũ rượu ngon, sai người đưa. đến núi Kỳ Sơn cho bọn ăn thịt ngựa mà bảo rằng :

– Chúa công tôi thấy các ngươi ăn thịt ngựa mà không uống rượu như thế hay sinh bệnh, vậy sai tôi đem rưọu ngon đến để ban cho các ngươi.

Bọn ăn thịt ngựa chia nhau uống rượu, rồi bảo nhau rằng :

– Chúng ta ăn trộm ngựa, chúa công đã không bắt tội thì chớ, lại lo chúng ta mắc bệnh mà đem cho rượu ngon, thế bao giờ chúng ta mới đền được cái ơn to này ! Bây giờ nghe tin Mục công đi đánh nước Tấn, bọn tráng sĩ ấy bèn rủ nhau đến đánh giúp. Lại vừa gặp Mục công bi vây, bọn tráng sĩ mới xông vào để cứu. Mục công hỏi chuyện đầu đuôi, rồi thở dài mà than rằng :

Bọn ăn trộm ngựa còn biết đền ơn, ai ngờ Tấn hầu mà lại bất nghĩa như vậy.

Nói xong, liền truyền hỏi trong bọn tráng sĩ ấy có ai muốn làm quan thì phong chức cho. Bọn tráng sT đồng thanh đáp rằng :

– Chúng tôi chi muốn đến để đền ơn chúa công mà thôi, chứ không muốn làm quan.

Mục công sai đem vàng lụa ra thưởng cho bọn tráng sĩ. Bọn tráng sĩ nhất định không nhận, rồi cáo từ lui ra. Mục công khen ngợi không biết dường nào. Khi thu quân về, điểm duyệt các tướng thì thấy thiếu một mình Kiển Bính. Mục công sai quân sĩ đi tìm khắp mọi nơi, bỗng nghe thấy ở trong một cái hố đất có tiếng người thở, vội vàng đến xem thì ra Kiển Bính và Đồ Ngạn Di hai người ôm nhau nằm ở trong hố hai bên cùng mệt lử, không động đậy được nữa, nhưng tay vẫn còn ôm chặt lấy nhau, chẳng ai chịu buông. Quân sĩ xuống gỡ hai ngưừi ra, rồi vực lên xe đưa về. Mục công hỏi thì Kiển Bính không thể nói được, có người biết chuyện đầu đuôi, thuật lại cho nghe. Tần Mục công khen rằng :

Hai người đều là dũng sĩ cả ?

Mục cồng lại hỏi các quan xem có ai biết ngưừi tướng nước Tấn họ tên là gì không ? Công tử Chí đến gần xem kỹ, mới nói với Tần Mục công rằng :

– Đây là Đố Ngạn Di là một dũng sĩ nước Tấn. Khi trước tôi phụng mệnh sang thăm Trùng Nhĩ và Di Ngô thì hắn cũng có phụng mệnh đến đón Di Ngô, bởi vậy tôi biết.

Mục công nói :

– Người ấy ta có nên dùng không ?

Công tử Chí nói :

– Giết Hễ Tễ, Trác Tử và Lý Khắc đều một tay người ấy cả, bây giờ ta nên trị tội mà giết đi.

Mục công truyền đem Đỗ Ngạn Di ra chém, rồi lại cởi áo cẩm bào trùm cho Kiển Bính, sai Bách Lý Hề chở xe về nước Tần để chữa thuốc đến hơn nửa năm mới khỏi.

Mục công đã toàn thắng, hạ lệnh nhổ trại lên đường và sai ngườí báo Tấn Huệ công rằng :

Nhà vua không muốn nhường tôi, nay tôi cũng không thể nhường nhà vua được, vậy xin mời nhà vua đến nước tôi để tôi xin chịu lỗi.

Tấn Huệ công nín lặng mà cúi đầu xuống. Tần Mục công sai công tôn Chi đem quân áp giải Tấn Huệ công về nước Tần. Bọn Quắc xạ Hàn Giản, Lương Do My, Gia Bộc Đồ, Khước Bộ Dương, Quách yển và Khước Khuất, đễu đầu bù tóc rối, lũ lượt theo sau, trông rất thê thảm ! Tần Mục công lại bảo các quan đại phu nước Tấn rằng :

Vua tôi nhà ngươi khi trước có bảo ta muốn lấy thóc nước Tấn thì phải đem quân đến mà lấy, nay ta giữ vua nước Tấn, chẳng qua là để có thóc của nước Tấn đó mà thôi, nào dám làm điều gì quá lẽ ! Bọn Hàn Giản sụp lạy mà nói rằng :

– Nhà vua thương chúa công tôi là người ngu mà có lòng khoan nhân thì hoàng thiên hậu thổ sẽ chứng giám cho câu nói của nhà vua.

Mục công về đến bờ cõi nước Tần, hội các quan để thương nghị.

Mục công nói :

– Ta chịu mệnh trời dẹp loạn nước Tấn mà lập Di Ngô, nay vua nước Tấn bội ơn ta, tức lả một kẻ có tội với trời, ta định giết vua nước Tấn để tế trời, phỏng có nên không ?

Công tử Chí nói :

– Chúa công nghĩ rất phải ! Công tôn Chi can rằng :

– Không nên ? Tấn là một nước lớn, ta bất vua nó cũng đã quá lắm rồi, nay lại giết đi thì tất nhiên người nước Tấn thêm oán. Người nước Tấn sẽ báo thù nước Tần ta, còn tệ hơn nước Tần ta báo thù nước Tấn ngày nay ! Công tử Chí nói :

– Tôi thiết tưởng chẳng những nên giết vua nước Tấn mà thôi, lại còn lập Trùng Nhĩ lên làm vua nước Tấn, như thế thì dân nước Tấn ơn ta chẳng hết, còn oán nỗi gì ! Công tôn Chi nói :

– Trùng Nhĩ là người nhân từ, khi trước đã không chịu vì việc cha chết mà về nối ngôi, huống chi ngày nay lại chịu nhân việc em chết mà về nối ngôi hay sao ! Trùng Nhĩ không vễ mà lập ngưòi? khác thì cũng chắng khác gì Di Ngô nếu Trùng Nhĩ chịu về thì tất lại ngĩ đến em mà oán nước Tần ta lắm. Như thế thì bỏ mất cái ơn của Di Ngô, mà mua thêm cái oán của Trùng Nhĩ, tôi thiết tưởng không nên.

Mục công nói.:

– Một đằng đuổi đi, một đằng giam lại và một đằng cho về trong ba cách ấy cách nào lợi hơn ?

Công tôn Chi nói :

Giam lại thì có ích gì cho nước Tần mà đuổi đi thì tất lại có người lập mưu đem vào nước Tấn, chi bằng ta nên cho vua nước Tấn lại về phục vị.

Mục công nói :

Thế ra ta đem quân đánh Tấn mất công không hay sao ?

Công tôn Chi nói :

Tôi thiết tưởng nên bắt vua nước Tấn nộp cho ta năm thành ở đất Hà Đông, lại bắt thế tử Ngữ phải sang ở nước ta để làm tin, rồi mới cho giảng hòa. Như thế thì vua Tấn không bao giờ dám quên ơn Tần và ngày sau cha chết con nối, nước Tấn đời đời qui phục nước Tần ta thì còn gì lợi? hơn nữa ! Tần Mục công nói :

– Nhà ngươi lại tính trước đến những việc mấy đời sau. Nói xong, truyền đem Tấn Huệ công an trí ở Linh Đài sơn, rồi thu quân về kinh thành:

Bỗng thấy một bọn nội thị kéo đến, đều mặc tang phục cả. Mục công thấy lạ, bèn hỏi. Nội thị thuật lời nói của Mục Cơ rằng :

Trời làm tai vạ, hai nước Tấn Tần bất hòa với nhau , nay vua Tấn bị bắt thì thiếp cũng lấy lảm xấu hổ lắm.- Nếu đem vua Tấn về đây buổi sớm thì thiếp chết buổi sớm, đem về buổi chiều thì thiếp chết buổi chiều. Thiếp sai lũ nội thị mặc tang phục đi đón chúa công xin chúa cồng tha cho vua Tấn, tức là cứu cho thiếp được khỏi chết.

Mục công giật mình kinh sợ, hỏi nội thị rằng :

– Hiện nay phu nhân ở trong cung, sự thể thế nào ?.

Nại thị nói :

– Từ khi phu nhân tôi nghe tin vua Tấn bị bắt, liền đem thế tử mặc đồ tang phục, lên cái nhà gianh ở trên Sùng Đài , dưới Sùng Đài bắt chất nhiều củi khô. Chúng tôi đưa cơm vẫn phải trèo qua đống củi mà đi. Phu nhân tôi lại nói rằng : “Chờ khi nào chúa công cho đem vua Tấn về thì phu nhân tôí đốt lửa lên mà tự tử, để tỏ cái tình anh em ?”

Tần Mục công thở dài mà than rằng :

– May sao công tôn Chi lại khuyên ta đừng giết vua nước Tấn, nếu không thì phu nhân chết mất rồi ?

Nói xong, bèn truyền cho nội thị bỏ tang phục đi, về báo với Mục Cơ rằng :

– Chúa công sắp tha cho vua nước Tấn đó !

Bọn nội thị về báo với Mục Cơ, Mục Cơ mới chịu về cung. Nội thị bèn quỳ xuống mà hỏi rằng :

– Vua nước Tấn là người tham lợi. đã quên ơn chúa công ta, lại không theo những lời ủy thác của phu nhân, đến nỗi ngày nay phải tù nhục phu nhân còn thương nỗi gì ?

Mục Cơ nói :

– Người nhân giả dẫu thù oán thế nào, cũng không bỏ được tình thân thuộc. Nếu để cho vua Tấn chết ở nước Tần này thì cũng là lỗi của ta.

Các nội thị đều khen Mục Cơ là người hiền.

Chương 31: Tấn Huệ công nổi giận giết tướng – Giới Tử Thôi cắt thịt nuôi vua

Tấn Huệ công bị giam ở Linh Đài sơn, vẫn tưởng rằng Mục Cơ thù oán mình, không biết những việc Mục Cơ lập kế để xin hộ, liền bảo Hàn Giản rằng :

– Ngày trước tiên quân ta nếu biết nghe lời Sử Tô không kết than với Tần thì không đến nỗi có việc này !

Hàn Giản nói :

Có phải là lỗi tại tiên quân kết thân với Tần đâu ! Nếu Tần không nghĩ tình thân thuộc thì sao chúa công được về nước. Tần đã giúp cho chúa công về, mà lại đem quân sang đánh, để gây sự thù oán, thì Tần có muốn đâu thế, chúa công nên nghĩ lại:

Huệ công nín lặng. Chẳng bao lâu, Tần Mục công sai công tôn Chi đến Linh Đài sơn bảo Huệ công rằng :

Các quan nước tôi, ai cũng căm giận nhà vua, nhưng chúa công tôi nể lời phu nhân mà không dám dứt tình. Ngày trước nhà vua có hẹn với chúa công tôi xin nộp năm thânh, nay nhà vua nên nộp ngay đi, rồi sai thế tử Ngữ sang Tần làm con tin, thì chúa công tôi sẽ cho nhà vua về nước.

Bấy giờ Tấn Huệ công mới biết Mục Cơ có lòng thương mình mà xin hộ, nên xấu hổ không biết dường nào, liền sai quan đại phu là Khước Khuất về nước Tấn bảo Lã Di Xanh lo việc nộp đất và đem thế tử Ngữ sang. Lã Di Xanh đem địa đồ và những sổ sách đinh điền trong năm thành sang dâng nộp Tần Mục công. Tần Mục công hỏi :

– Sao còn thế tử Ngữ chưa thấy đến ?

Lã Di Xanh nói :

Bởi nay trong nước không được yên, vậy nên thế tử tôi còn phải ở lại, chờ khi chúa công tôi về thì sẽ cho thế tử sang.

Mục Công hỏi :

vì cớ gì mà nướcTấn không được yên?.

Lã Di Xanh nói :

– Trong nước tôi ngày nay chia thành ra hai phái : phái quân tử thì tự nhận lỗi mình, mà biết cám ơn quý quốc ; còn phái tiểu nhân thì không tự xét lỗi tnình, mà đem lòng thù oán quý quốc, bởi thế thành ra không đưọt yên.

Mục Công nói :

– Người nước Tãn có còn mong cho vua trở về hay không ?

Lã Di Xanh nói :

Phái quân tử thì chắc thế nào chúa công tôi cũng được về nên muốn đưa thế tử sang để giảng hòa với quý quốc còn phải tiểu nhân thì chãc là chúa công tôi không về được, nếu muốn tôn lập thế tử để chống với quý quốc. Cứ như tôi nghĩ thì quý quốc bắt được chúa công tôi, cũng đã đủ lập uy mà tha chúa công tôi lại càng tỏ được lòng nhân đức. Vừa có uy, vừa có đức, ấy là cái sự nghiệp cúa một bậc bá

chủ đấy ! Nếu ngảy nay quý quốc không tha chúa công tôi thì chỉ làm cho phái quân tử đau lòng và phái tiểu nhân căm giận, phỏng có ích gì cho quý quốc ? Tôi dám chắc quý quốc không khi nào chịu bỏ cái sự nghiệp bá chủ ấy !

Mục Công cười mà nói rằng :

– Nhà ngươì no’l cũng hợp ý ta lắm !

Nói xong, liền sai Mạnh Minh (con Bách Lý Hề) đi nhận lấy địa giới năm thành và đặt quan trấn thủ. Lại sai công tôn Chi đem quân cùng với Lã Di xanh đưa Tấn Huệ công vễ nước. Các quan đại phu nước Tấo. bị bắt từ trước cũng đều theo về cả, chỉ có Quắc ốm chết ở nước Tần.

Nga Tích nghe tin Tấn Huệ công sắp về, bảo Khánh Trịnh rằng :

– Ngày trước nhà ngươi gọi Hàn Giản đi cứu chúa cồng, khiến chúa công. bị bắt, nay chúa công đưọc về, nhà ngươi tất phái tội âu là nhà ngươi liệu mà trốn sang nước khác thì hơn.

Khánh Trinh nói :

-Cứ theo binh pháp nói thì làm tướng đem quân đi đánh giặc mà bị thua, cũng còn đáng tội chết, huống chi ta làm cho chúa công bị bắt thì tội to biết dường nào ! Nếu chúa công không về, ta cũng định đem gia quyến sang nước Tần xin chịu chết. Nay chúa công được về thì ta để cho chúa công trị tội ta mà làm gương cho kẻ khác, chứ việc gì phải trốn.

Nga Tích nghe nói, thương mà thở dài. Huệ công về gần đến đất Giáng thì thế tử Ngữ đem các quan ra nghênh tiếp. Huệ Công trông thấy Khánh Trịnh, có ý tức giận mà hỏi rằng :

Nhà ngươi còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa !

Khánh Trịnh nói :

– Lần trước chúa công biết theo lời tôi mà báo ơn nước Tần thì nước Tần tất không sang đánh ; lần thứ hai biết theo lời tôi mà giảng hòa với Tần thì Tần cũng không sang đánh ; đến lần thứ ba, biết theo lời tôi mà không dùng ngựa tiểu tứ thì cũng không đến nỗi thua, thế là tôi tận trung với chúa công đó, sao tôi lại không dám ra đây để nghênh tiếp chúa công ?

Huệ công nói :

– Bây giờ nhà ngươi còn nói gì nữa không ?

Khánh Trịnh nói :

– Tôi có ba tội đáng chết : có lời nói trung mà khiến vua không nghe, thế là một tội ; bói được làm chức xa hữu mà khìến vua không dùng, thế là hai tội ; đi gọi người cứu vua mà khiến vua bị bắt, thế là ba tội. Vậy tôi xin chịu tội chết.

Huệ công không biết nói thế nào, sai Lương Do Mỵ kể tội Khánh Trịnh Lương Do Mỵ bảo Khánh Trịnh rằng :

– Bấy nhiêu điều nhà ngươi nói đều không phải tội đáng chết, nhưng nhà ngươi có ba tội này đáng chết, nhà ngươi có biết không ?

Chúa công đang ở trong đám bùn lầy, gọi nhà ngươi đến cứu mà nhà ngươi không đến, đó là một tội đáng chết ; ta sắp bắt được vua Tần, nhà ngươi lại gọi đi cứu chúa công, làm cho ta không bắt được vua Tần, đó là hai tội đáng chết ; các quan đều cố sức đánh mà bị bắt cả, chỉ có nhà ngươi thoát thân trốn về, đó là ba tội đáng chết.

Khánh Trịnh bèn ngảnh lại bảo các quân sĩ rằng :

– Các quân sĩ nghe tôi nói một lời : có ai là người không dám cố sức đánh giặc, mà dám ngồi yên để xin chịu tội chết bao giờ không ?

Nga Tích nói với Huệ công rằng :

– Khánh Trịnh biết tội chết mà không bỏ trốn thì thật là một kẻ dũng sĩ, chúa công nên tha cho y rồi sai y đi đánh báo thù.

Lương Do Mỵ nói :

– Đánh nhau đã thua rồi, bây giờ lại dùng người có tội để đi đánh báo thù, như thế chỉ làm cho thiên hạ cười nước Tấn ta là không còn ai nữa ?

Gia Bộc Đỗ cũng can Huệ Công rằng :

– Khánh Trịnh ba lần dâng lời nóí trung, cũng đủ chuộc tội chết, bây giờ theo phép giết đi, chi bằng nghĩ lại mà tha cho thì chúa công cũng được cái tiếng nhân từ.

Lương Do Mỵ lại nói :

Nước được cường thịnh là nhờ có phép nước ; nếu không tuân theo phép nước thì ai còn sợ hãi ? Tôi chắc rằng nếu tha Khánh Trịnh thì từ nay trở đi, ta không còn có thể dùng binh được nữa.

Huệ Công truyền đem Khánh Trịnh ra chém. Lương Do Mỵ khi trước vây Tần Mục công, đã sắp bắt được, bị Khánh Trịnh gọi đi cứu Tấn Huệ công, thành ra không bắt được vua nước Tần, bởi vậy thâm thù Khánh Trịnh nên cố nói với Huệ công để giết Khánh Trịnh. Khi Khánh Trịnh bị giết, trời đất tối tăm, các quan đại phu có nhiều người

thương mà chảy nước mắt. Nga Tích xin đem thi thể Khánh Trịnh về làm ma, để đền ơn Khánh Trịnh cứu mình khỉ trước (khi đánh nhau với Tần, Nga Tích bị thương, Khánh Trịnh vực lên xe đem về).

Tấn Huệ công đã về nước rồi, bèn sai thế tử Ngữ theo công tôn Chi sang ở nước Tần để làm tin, và xin thi thể Đồ Ngạn Di đem về làm ma, phong cho con trai Đồ Ngạn Di làm chức trung đại phu. Một hôm, Tấn Huệ công bảo Khước Nhuế rằng :

– Trong ba tháng ta ở nước Tần, chỉ lo Trùng Nhĩ nhân dịp biến loạn mà đem quân về cướp ngôi, đến bây giờ ta mới yên tâm.

Khước Nhuế nói :

– Còn Trùng Nhĩ ở ngoài thì vẫn còn một cái họa tâm phúc, ta nên nghĩ cách mà trừ bỏ đi, để khỏi hại về sau.

Huệ Công hỏi các quan rằng :

– Có ai vì ta mà giết được Trùng Nhĩ thì ta sẽ trọng thưởng.

Khước Nhuế nói :

– Bột Đề năm trước đi đánh đất Bồ, đã chém đứt vạt áo Trùng Nhĩ : hắn vẫn sợ Trùng Nhĩ được về nối ngôi thì tất trị tội hắn. Nếu chúa công muốn giết Trùng Nhĩ thì tất phải dùng hắn mới được việc.

Tấn Huệ công liền gọi Bột Đề vào, mật bảo việc giết Trùng Nhĩ.

Bột Đề nói :

– Trùng Nhĩ ở nước Địch đã hai mươi năm nay, người nước Địch đánh nước Cao Như, bắt được hai người con gái : Thúc Ngỗi và Quý Ngỗi, đều có nhan sắc. Người nước Địch đem Quý Ngỗi gả cho Trùng Nhĩ đem Thúc Ngỗi gả cho Tnệu Thôi. Hai người đã có con cả, đều vui cảnh vợ con, mà không lo gì đến việc về phía ta cả. Nay tôi đem

quân sang tất người nước Địch giúp Trùng Nhĩ mà sinh sự đánh nhau, chưa chắc ta đã bắt được Trùng Nhĩ, chi bằng để tôi thuê mấy người lực sĩ, lén sang nước Địch, rình lúc Trùng Nhĩ ra chơi bên ngoài mà giết đi là tiện hơn cả.

Huệ Công khen phải, rồi cho Bột Đề một trăm nén vàng để đi tìm kẻ lực sĩ, hạn trong ba ngày phải khởi hành sang nước Địch.

Hồ Đột là một vị lão quốc cữu ở nước Tấn bấy giờ, thấy Bột Đề tìm kẻ lực sĩ gấp lắm, dẫu tổn phí bao nhiêu tiền bạc, cũng không quản ngại, mới sinh nghi, đi hỏi dò nhứng kẻ nội thị. Trong đám nội thị có người biết chuyện, thuật lại cho Hồ Đột nghe. Hồ Đột giật mình kinh sợ, tức khắc viết một bức thư sai người sang nước Địch báo cho Trùng Nhĩ biết.

Trùng Nhĩ đang cùng với Hồ Mao, Hổ Yển (hai con của Hồ Đột) theo vua nước Địch đi săn ở bến sông Vị. Bỗng có người xin vào yết kiến, nói có thư của lão quốc cữu đưa sang. Hồ Mao và Hồ Yển nói :

Thân phụ ta vốn không hay viết thư, tất là trong nước có việc gì đây !

Nói xong, liền cho vào yết kiến. Người nhà đệ trình bức thư của Hồ Đột. Hồ Mao và Hồ Yển mở thư ra xem. Trong thư nói :

Chưa công lập mưu định giết công tử, hiện sai Bột Đề trong ba ngày thôi phải khởi hành sang nưóc Địch. Anh em mày nên bẩm với công tử liệu mau mau trốn sang nước khác, chớ có chậm trễ mà mắc nạn

Hồ Mao và Hồ Yển kinh sợ, vội vàng đem bức thư đệ trình Trùng Nhĩ Trùng Nhĩ nói :

Vợ con ta đều ở đây cả thì đây tức là nhà ta, bây giờ ta biết trốn đi đâu được ?.

Hồ Yển nói :

– Chúng ta tới đây, không phải có ý định lập nhà, mà là có chí muốn lập nước, chỉ vì sức chưa đi xa được, vậy phải tạm dừng chân ở đây mà thôi. Nay ta ở đây đã lâu, cũng nên tìm sang nước lớn khác.

Việc Bột Đề đến đây, chẳng qua cũng là lòng trời xui khiến, để giục công tử phải lập chí.

Trùng Nhĩ nói :

– Nay định đi thì nên sang nước nào ?

Hồ Yển nói :

Nay Tề hầu dẫu già, nhưng sự nghiệp bá chủ hãy còn, ta nên sang Tề.

Trùng Nhĩ khen phải, mới không đi săn nữa, trở về nói chuyện

với vợ là Quý Ngỗi rằng :

– Vua nước Tấn sai người đến đây để định giết ta, vậy ta phải tránh nạn mà sang nước khác, để rồi sẽ kết liên với Tần và Sở để về phục quốc. Nàng ở nhà trông nom hai con cái cho ta, đợi ta trong hai mươi nhăm năm, nếu không thấy ta về thì nàng cứ đi lấy chồng.

Quý Ngỗi khóc mà nói rằng :

Làm tài trai chí ở bốn phương, thiếp không dám ngăn trở, nhưng nay thiếp đă hai mươi nhăm tuổi, lại chờ hai mươi nhăm năm nữa thì thiếp già đời mất, còn lấy ai nữa. Thôi thì thế nào thiếp cũng cố chí mà đợi công tử, xin công tử chớ lo ngại.

Triệu Thôi cũng tử giã với vợ là Thúc Ngỗi. Ngày hôm sau, Trùng Nhĩ sai Hồ Thúc sắp sửa xe ngựa và Đầu Tu thu xếp tiền bạc để khởi hành. Bỗng thấy Hồ Mao và Hồ Yển hoảng chạy đến, nói là Hồ Đột ở nhà thấy Bột Đề đâ khởi hành rồi, nên không kịp viết thư, lại sai người sang giục công tử phải đi ngay. Trùng Nhĩ nghe tin, kinh

sợ mà rằng :

– Sao Bột Đề đến chóng như vậy ?

Nói xong, không kịp chỉnh đốn hành trang, liền tức khắc cùng với Hồ Mao và Hồ Yển đi ngay. Hồ Thúc thấy Trùng Nhĩ đã đi rồi, vội sửa soạn được một cái xe bò để đem theo cho Trùng Nhĩ ngồi, còn bọn Triệu Thôi thì lục tục đi đất theo sau. Trùng Nhĩ hỏi đến Đầu Tu, thì không thấy Đầu Tu đến thì ra Đầu Tu đã cuốn hết vàng bạc bỏ trốn

mất rồi ! Trùng Nhĩ đã không có chỗ nương tựa lại mất hết cả tiền bạc, tình trạng lúc ấy, rất đỗi thảm thương.

Trùng Nhĩ đi đã nửa ngày rồi, vua nước Địch mới biết, muốn đưa tặng đồ tư trang, nhưng không thể nào theo kịp được. Vua nước Địch biết chuyện Tấn Huệ công sai Bột Đề sang chực giết Trùng Nhĩ, mới truyền cho các nơi quan ải phàm người qua lại, phải khám xét thật kỹ. Bột Đề ở nước Tấn, nguyên là một kẻ hoạn quan, nay thay

hình cải dạng để đi giết Trùng Nhĩ, nên mỗi khi bị quân nước Địch khám xét, Bột Đề không biết đằng nào mà ứng đối, thành ra không sang qua được nước Địch, lại phải uất ức mà trở về. Tấn Huệ công cũng không biết nghĩ cách gì khác nữa.

Công tử Trùng Nhĩ định sang nưởc Tề, đường đi qua nước Vệ, quan giữ ải nước Vệ hỏi lai lịch tự đâu mà đến. Triệu Thôi nói :

– Thày ta là công tử Trùng Nhĩ ở nước Tấn đi tránh nạn, định sang nước Tề, phải mượn đường của quý quốc.

Quan giữ ải vội vàng phi báo cho Vệ Văn công biết. Quan thượng khanh nước Vệ là Ninh Tốc nói với Vệ Văn công mời Trùng Nhĩ vào thành Vệ Văn công nói :

– Khi trước ta đắp thành ở đất Sở Khâu này, không nhờ gì đến nước Tấn. Và Trùng Nhĩ là một người đi trốn, có quan trọng gì, nếu mình đón vào thì lại phải thết đãi, tốn phí nhiều lắm chi bằng cứ không tiếp là hơn.

Nói xong, liền truyền quân sĩ cấm không cho công tử Trùng Nhĩ vào thành Trùng Nhĩ phải vòng quanh phía ngoài thành mà đi. Ngụy Thù và Điêu Hiệt nói với Trùng Nhĩ rằng :

– Vệ hầu vô lễ như vậy, công tử nên sai người trách.

Triệu Thôi nói :

– Rồng vàng khi thất thế thì cũng chẳng khác gì con giun, công tử chớ nên trách người ta làm gì ?

Ngụy Thù và Điên Hiệt nói :

Hắn đã tệ bạc như thế thì ta cướp dân thôn để lấy lương ăn, chắc hẳn cũng không trách ta vào đâu được ! ‘

Trùng Nhĩ nói? :

– Cướp phá như vậy thì chỉ là quân đạo tặc, chẳng thà ta chịu nhịn đói còn hơn !

Ngày hôm ấy, mấy thầy trò chưa ai ăn cơm sáng cả, vừa nhịn đói, vừa đi. Trưa đi đến một chỗ gọi là đất Ngư Lộc, trông thấy bọn thợ cày ngồi ăn cơm ở trên bờ ruộng, Trùng Nhĩ bèn sai Hổ Yển đến xin cơm.

Bọn thợ cày hỏi :

Các ngươi tự đâu đến đây ?

Hồ Yển nói :

Ta là người nườc Tấn, thầy ta ngồi ờ trên xe kia. Chúng ta đi đường hết cả lương ăn, xin các người làm ơn cho một bữa.

Bọn thợ cày cười mà nói rằng :

– Người khỏe mạnh thế kia, không làm gì được mà ăn, lại đến xin cơm chúng.ta. Chúng ta đi cày ruộng, có ăn no mới làm nổi việc, còn cơm đâu mà cho các người !

Hồ Yển nói :

Các ngươi không cho cơm thì cho ta xin một cái bát.

Bọn thợ cày bèn chơi nghịch, cầm một nắm đất đưa cho Hỗ Yển mà bảo rằng :

Nắm đất này đem nặn làm bát được đấy

Ngụy Thù tức giận, mắng người thợ cày, rồi giằng lấy cái bát, đập vỡ tan ra. Trùng Nhĩ cũng tức giận, toan giơ roi đánh. Hồ Yển vội vàng ngăn lại mà nói rằng :

Được cơm thì dễ, chứ được đất thì khó ? Được đất tức là cái điềm được nước. Đó chẳng qua cũng là trời mượn tay người thợ cày để cho công tử đấy, sao công tử lại giận ? Công tử nên lạy tạ mà nhận lấy !

Trùng Nhĩ theo lời xuống xe lạy tạ. Bọn thợ cày chẳng hiểu ý tứ ra sao, đều xúm nhau lại, cười mà bảo rằng :

Anh này thật là người điên rồ !

Lại đi hơn mười dặm, thầy trò đều đói lả, không thể đi được nữa, bèn ngồi nghỉ ở dưới gốc cây. Trùng Nhĩ đói quá, gối đầu vào Hồ Mao mà nằm. Hồ Mao nói :

– Triệu Thôi đi sau, hãy còn hồ cháo, ta nên đợi hãn đến.

Ngụy Thù nói :

– Có còn hồ cháo nữa thì một mình Tnệu Thõi ăn cũng chẳng đủ no, lấy đâu làm thừa !

Bọn người bèn bảo nhau đi lấy rau sam về luộc lên mà ăn.

Trùng Nhĩ không thể nào nuốt được. Bỗng thấy Giới Tử Thôi đem một bát cháo thịt đến dâng. Trùng Nhĩ ăn lấy làm ngon lắm. ăn xong, Trùng Nhĩ hỏi Giới Tử Thôi rằng :

– Nhà ngươi lấy đâu được cái này thế ?

Giới Tử Thôi nói :

ấy là thịt đùi của tôi đó ! Tôi nghe nói người hiếu tử bỏ thân để thờ cha mẹ, người trung thần bỏ thân để thờ vua. Nay công tử không có gì ăn, vậy nên tôi phải cắt thịt đùi tôi mà dâng công tử.

Trùng Nhĩ ứa nước mắt mà rằng :

ơn này biết bao giờ đền lại được !

Giới Tử Thôi nói :

– Tôi chỉ mong công tử về được nước Tấn, ấy là trọn cái đạo thần tử của tôi, khi nào dám mong được đền ơn.

Được một lúc, Tnệu Thôi đến, mọi người xúm lại hỏi :

Vì cớ gì mà đi chậm như vậy ?

Triệu Thôi nói :

– Tôi bị gai đâm vào chân, không thể đi nhanh được.

Nói xong, liền mở tráp ra, đem hồ cháo dâng lên Trùng Nhĩ.

Trùng Nhĩ nói :

Nhà ngươi không biết đói hay sao mà lại không ăn hồ cháo này ?

Triệu Thôi nói :

– Tôi đâu đói, nhưng khi nào dám quên công tử mà ăn một mình.

Hồ Mao ngảnh lại, nói bỡn Ngụy Thù rằng :

– Giả sử hồ cháo này vào tay anh thì anh đâ tiêu hóa nó hết rồi? !

Ngụy Thù có ý hổ thẹn. Trùng Nhĩ cầm hồ cháo ấy đưa cho Triệu Thôi, Triệu Thôi đem hòa thêm nước lã vào rồi đun sôi lên, chia cho tất cả mọi người.

Trùng Nhĩ đến nước Tề, Tề Hoàn công vốn biết tiếng Trùng Nhĩ là người hiền, liền sai người ra mời vào nhà công quán, bày tiệc thết đãi Trong khi ăn tiệc, Tề Hoàn công hỏi Trùng Nhĩ rằng :

– Công tử có đem nội quyến đi không ?

Trùng Nhĩ nói :

– Cái thân đi trốn tránh này một mình còn chẳng kham nổi, dám đâu đem cả gia quyến đi.

Tề Hoàn công cười mà bảo rằng :

– Tôi quen tính hễ đêm nằm ngủ một mình thì lấy làm khó chịu, coi dài như một năm. Nay công tử đi thế này mà không có người nâng khăn sửa túi, tôi lấy làm buồn cho công tử lắm !

Nói xong, liền chọn một người con gái đẹp ở trong họ gả cho Trùng Nhĩ, lại tặng cho hai mươi cỗ ngựa. Từ bấy giờ những người theo hầu Trùng Nhĩ đều có xe ngựa đi cả. Tề Hoàn công lại sai người đưa cấp các đồ lương thực. Trùng Nhĩ bằng lòng mà than rằng :

Trước ta vẫn nghe nói Tề Hoàn công là người biết trọng đãi kẻ hiền sĩ, nay quả nhiên như vậy ? Người ấy làm nên việc bá chủ, cũng là phải lắm ?

Tề Hoàn công từ khi giao quyền chình cho Bão Thúc Nha, lại theo lời Quản Di Ngô đuổi bỏ Thụ Điêu, Dịch Nha và Khai Phương, thì ăn không được ngon, ngủ không được yên, trông mặt lúc nào cũng buồn bã. Trưởng Vệ Cơ nói với Tề Hoàn công rằng :

– Chúa công đuổi Thụ Điêu, Dịch Nha và Khai Phương đi mà chính trị trong nước chẳng thấy hơn được cái gì ! Thiếp thấy dung nhan chúa công mỗi ngày một giảm, chắc rằng những người hầu hạ xung quanh có nhiều điều không vừa ý, sao chúa cồng chẳng cho triệu mấy người cũ về ?

Tề Hoàn công nói :

– Ta cũng nhớ mấy người ấy lắm, nhưng đã đuổi đi mà lại triệu về thì sợ mất lòng Bảo Thúc Nha chăng ?

Trưởng Vệ Cơ nói :

– Đến Bảo Thúc Nha cũng cần phải có người hầu, nay chúa công già rồi, tội gì mà khổ thân ? Chúa công cứ mượn cớ không có người nấu ăn mà triệu Dịch Nha về thì tự khắc Thụ Điêu và Khai Phương không phải triệu, họ cũng về cả.

Tề Hoàn công nghe theo, sai người triệu Dịch Nha về để nấu ăn.

Bão Thúc Nha can rằng :

Chúa công quên mất lời của Trọng phụ rồi hay sao ?

Tề Hoàn công nói :

– Ba người ấy có ích cho ta mà không làm hại gì đến nước, lời nói của Trọng phụ ngày xưa cũng khắc nghiệt quá ?

Nói xong, liền không nghe lời Bão Thúc Nha, lại triệu cả Thụ Điêu và Khai Phương về nữa. Dịch Nha, Thu Điêu và Khai Phương đều được phục chức như cũ, lại ngày đêm hầu hạ Tề Hoàn công. Bảo Thúc Nha tức giận, thành ra ốm nặng, uất ức mà chết. Từ bấy giờ nước Tề lại sinh ra biến loạn.

Chương 32: Án Nga Nhi thủ tiết chết theo Tề – Công Tử tranh ngôi nổi loạn

Lúc về già, Tề Hoàn công, trái với lời dặn của Quản Di Ngô, lại dùng Dịch Nha, Thụ Điêu và Khai Phương. Bão Thúc Nha can ngăn không được, uất lên mà chết. Từ bấy giờ ba ngưới ấy lại càng không sợ hãi gì nữa, khinh Tề Hoàn công già nua không làm gì được, mới thông đồng nhau mà chuyên quyền. Bấy giờ có một người nước Trịnh tên là Tần Hoãn, tên tự là Việt Nhân, làm thuốc giỏi lắm sang ở đất Lư Thôn nước Tề, bởi vậy mới gọi là Lư y. Lúc Tần Hoãn còn nhỏ, mở một nhà quán xá, có Trường Tang Quân đến trọ, Tần Hoãn biết là người khác thường, không lấy tiền trọ, Trưởng Tang quân cảm ơn, cho uống một viên thần được, tự nhiên mắt sáng như gương, trông thấy cả ma quỷ và nglrời đứng cách bên kia tường, bởi vậy khi đi làm thuốc, trông rõ hết cả lúc phủ ngũ tạng, được người ta ví với Biển Thước ngày xưa cho nên cũng gọi là Biển Thước tiên sinh.

Biển Thước (tức là Tần Hoãn) sang chơi nước Quắc, gặp thế tử nước Quắc ngộ cảm mà chết. Biển Thước nói chuyện với người nội thị rằng :

– Tôi có thể chữa được thế tử.

Người nội thì nói :

– Thế tử đã chết rồi, còn sống lại thế nào được nữa ?

Biển Thước nói :

– Hãy thử cho tôi chữa xem.

Người nội thị vào báo với vua nước Quắc. Vua nước Quắc cho triệu Biển Thước vào. Biển Thước sai học trò là Dương Lệ đem cái kim đá chích cho thể tử. Được một lúc, thế tử sống lại.

Biển Thước lại cho thuốc chén ; hơn hai tuần nữa thì khỏi hẳn. Từ bấy giờ Biển Thước nổi tiếng có tài cải tử hoàn sinh. Biển Thước đi chơi khắp thiên hạ, cứu được nhiều người lắm. Một hôm đi đến đất Lâm Tri, vào yết kiến Tề Hoàn công, nói với Hoàn công rằng :

– Chúa công có bệnh ở thớ thịt ; nếu không chữa thì thành ra bệnh nặng.

Hoàn công nói :

– Tôi chẳng có bệnh gì cả !

Biển Thước lui ra. Sau năm ngày lại vào yết kiến ; nói với Tề Hoàn công rằng :

– Bệnh chúa công đã ở mạch máu, làm thế nào cũng phải chữa.

Hoàn công không trả lời. Sau năm ngày nữa lại vào yết kiến, nói với Hoàn công rằng :

– Bệnh chúa công đã ở trong ruột và dạ dày rồi, phải chữa ngay đi Hoàn công lại không trả lời. Biển Thước lui ra. Hoàn công than rằng :

– Tệ quá ? Thầy thuốc chỉ nghề hay vẽ trò ! Người ta không có bệnh mà cứ bảo là có bệnh ?

Qua năm ngày nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Tề Hoàn công, vừa trông thấy nét mặt Hoàn công đã vội lui ra mà bỏ chạy. Hoàn công sai người hỏi. Biển Thước nói :

– Bây giờ bệnh chúa công đã vào đến tủy rồi ! Bệnh ở da thịt còn xoa thuốc được, bệnh ở mạch máu thì còn tiêm thuốc được, bệnh ở ruột và dạ dày còn uống thuốc được, nay bệnh đã vào đến tủy thì dẫu trời cũng không chữa được nữa, bởi vậy tôi không nói mà lui ra.

Lại qua năm ngày nữa. Hoàn công quả nhiên ốm nặng, sai triệu Biển Thước. Người nhà Biển Thước nói :

– Thầy tôi bỏ đi đã năm hôm rồi ?

Hoàn công hối hận vô cùng. Nguyên trước kia Hoàn công có ba vị phu nhân là : Vương Cơ, Từ Cơ và Sái Cơ. Ba người đều không có con trai. Vương Cơ và Từ Cơ đều ốm chết cả, còn Sái Cơ thì cho về nước Sái. Sau lại lấy thêm sáu vị phu nhân nữa, đều có con trai cả :

1. Trưởng Vệ Cơ, sinh công tử Vô Khuy ;

2. Thiếu Vệ Cơ, sinh công tử Nguyên (tức là Tề Huệ ‘công);.

3. Trịnh Cơ, sinh công tử Chiêu (tức là Tề Hiếu công);

4. Cát Doanh, sinh công tử Phan (tức là Tề Chiêu công);

5. Mật Cơ, sinh công tử Thương Nhân (tức là Tề Y công);

6. Tống Hoa Tử, sinh công tử Ung.

Còn những tỳ thiếp có con cũng nhiều, không ở trong số sáu vị phu nhân ấy. Trong sáu vị phu nhân ấy, chỉ có trưởng Vệ Cơ là hầu hạ Hoàn công đã lâu ; trong sáu vị công tử thì Vô Khuy là nhiều tuổi hơn cả. Trưởng Vệ Cơ thông đồng với Dịch Nha và Thụ Diêu, nói với Hoàn công xin lập công tử Vô Khuy làm thế tử. Sau Hoàn công lại yêu công tử Chiêu vì thấy Chiêu là người hiền, và bàn với Quản Di Ngô, đem công tử Chiẽu ủy thác cho Tống Tương công. Khai Phương là bạn thân của công tử Phan, cũng mưu việc nối ngôi cho Phan. Công tử Thương Nhân tính hay bố thí, nhiều người có lòng mến, lại nhân người mẹ được Hoàn công yêu, cũng có ý muốn dòm dỏ ngôi báu.

Trong đám sáu vị công tử ấy, chỉ có công tử Ung là biết yên phận, còn năm vị công tử kia đều lập vây cánh riêng, nghi kỵ lẫn nhau. Hoàn công dẫu là một ông vua anh hùng, nhưng vốn say mê tửu sắc, và nay tuổi đã già rồi, chí khí cũng đã mỏi mệt, trí lực cũng đã mờ tối, lại tin dùng lũ tiểu nhân, bởi vậy năm vị công tử đều nói với mẹ để xin với tề Hoàn công lập làm thế tử.

Hoàn công vẫn trù trừ không quyết định, đến bây giờ ốm nặng, phải nằm một chỗ ; Dịch Nha thấy Biển Thước bỏ không chữa, biết là bệnh Hoàn công nguy, mới cùng Thụ Điêu thương nghị, rồi giả cách phụng mệnh Hoàn công, mà yết thị ra ngoài cửa cung rằng :

– Ta đang ốm, không muốn nghe tiếng ngưởi nói, phàm các quan, các công tử và thân thuộc, không ai được vào cung cả ; truyền cho Thụ Điêu phải nghiêm giữ cửa cung, còn Dịch Nha thì đem quân đi tuần phòng xung quanh. Bao nhiêu chính sự trong nước, đợi khi ta khỏi rồi, sẽ vào tâu.

Thụ Điêu và Dịch Nha chỉ cho công tử Vô Khuy cùng trưởng Vệ Cơ được ra vào trong cung, còn các vị công tử khác, dẫu muốn hỏi thăm cũng không được vào. Qua ba ngày nữa, Tề Hoàn công cũng chưa chết, Thụ Điêu và Dịch Nha lại đuổi hết các thị vệ xung quanh, bất cứ trai gái, bắt ra ngoài tất cả, rồi đem khóa chặt cửa cung lại. Lại đắp một bức tường cao ba trượng ở xung quanh chỗ ngủ của Tề Hoàn công làm cho trong ngoài ngăn cách, không giao thông được với nhau ; chỉ để một cái lỗ ở dưới chân tường, sớm tối sai một kẻ tiểu nội thị chui vào để dò xem Hoàn công đã chết hay chưa.

Hoàn công đang nằm ở trên giường, muốn dậy mà không được, mới lên tiếng gọi, cũng chẳng thấy ai thưa. Hoàn công mở to hai mắt ngơ ngác nhìn xung quanh. Bỗng nghe đánh xịch một tiếng, có người đẩy cửa sổ bước vào. Hoàn công mở to mắt nhìn xem ai thì ra đó là người tiện thiếp tên gọi Án Nga Nhi. Hoàn công nóì :

– Trong bụng tôi thấy đói, chỉ muốn ăn cháo, nhà ngươi đi lấy cho ta.

Án Nga Nhi nói :

– Bây giờ lấy đâu cho được cháo !

Tề Hoàn công nói :

– Được chén nước nóng thì cũng đỡ khát.

Án Nga Nhi nói :

– Nước nóng cũng không lấy đâu được !

Tề Hoàn công hỏi :

– Tại sao thế ?

Án Nga Nhi nói :

– Dịch Nha và Thụ Điêu làm loạn, nghiêm giữ cửa cung, đã đắp một bức tường cao ba trượng, làm cho trong ngoài ngăn cách, không giao thông với nhau được, còn ai đem được các thức ăn, thức uống vào đây !

Tề Hoàn công nói :

– Nhà ngươi làm thế nào mà vào được ?

Án Nga Nhi nói :

– Thiếp chịu ơn chúa công thương đến vậy nên liều thân trèo qua tường vào đây, để được trông thấy chúa công lúc nhắm mắt.

Tề Hoàn Công nói :

– Thế tử Chiêu ở đâu ?

Án Nga Nhi nói :

– Hai người ngăn cấm không cho thế tử vào cung.

Hoàn công than rằng :

– Trọng phụ ngày xưa thật.là bậc thánh ! Vì ta không minh, đến nỗi nên cơ sự này !

Nói xong, liền cố sức kêu lên một tiếng thật to rằng :

– Trời ôi ! Ai ngờ ta đến nỗi này !

Hoàn công kêu luôn mấy tiếng, hộc máu ra đằng miệng, rồi bảo Án Nga Nhi rằng :

– Ta có sáu người vợ yêu và mười người con, mà không một người nào ở trước mặt cả, thành ra lúc ta chết chỉ có một mình nhà người ; ta tiếc ngày xưa ta không biết trước mà trọng đãi nhà ngươi.

Án Nga Nhi nói :

– Chúa công cứ yẽn lòng, một mai có điều gì, thiếp xin tình nguyện chết theo chúa công.

Hoàn công than rằng :

– Ta chết xuống âm phủ, còn mặt mũi nào mà trông thấy Trọng Phụ nữa !

Nói xong, lấy vạt áo phủ vào mặt, rồi thở dài mấy tiếng mà chết. Án Nga Nhi thấy Hoàn cõng đã chết rồi, khóc lóc một hồi, muốn gọi người ngoài, nhưng tường cao, gọi bên ngoài cũng không nghe tiếng được ; muốn trèo tường ra, thì phía trong tường không có chỗ nào mà bám chân, nghĩ quanh nghĩ quẩn, lại thở dài mà than rằng :

– Ta đã nói xin chết theo chúa công, thì ta phải chết, còn việc khâm liệm không dự gì đến ta cả.

Nói xong, liền cởi áo trùm lên thi thể Tề Hoàn công, bưng hai cánh cửa sổ mà đậy lại, rồi ngồi dưới chân giường, lạy mấy lạy mà khấn rằng :

– Xin linh hồn chúa công chớ đi xa vội, đợi thiếp theo cùng.

Khấn xong, đập đầu vào cột, vỡ óc ra mà chết. Đêm hôm ấy, đứa tiểu nội thị chui vào, trông thấy ở dưới chân cột, máu chảy lênh láng, có một cái thây người chết, giật mình kinh sợ, vội vàng bỏ ra, báo với Thụ Điêu và Dịch Nha rằng :

– Chúa công đã đập đầu vào cột mà tự tử rồi !

Thụ Diêu và Dịch Nha không tin, sai bọn nội thị đục rộng tường ra, rồi hai người thân hành vào xem, thấy một thi thể đàn bà, thì giật mình sợ hãi. Trong đám nội thị có người nhận đước mặt Án Nga Nhi mới nói với Thụ Điêu và Dịch Nha rằng :

– Đây là thi thể của Án Nga Nhi.

Lại mở hai cánh cửa ở trên đầu giường, thấy thi thể Tề Hoàn công, không biết chết từ bao giờ Thụ Điêu bàn đến việc phát tang.

Dịch Nha nói :

– Thong thả ! Ta hãy nên tôn lập công tử Võ Khuy đã, rồi sau sẽ phát tang thì mới khỏi tranh nhau được

Thụ Điêu lấy làm phải. Hai người đến thương nghị với Trưởng Vệ Cơ rằng :

– Chúa công nay đã mất rồi, cứ theo thứ tự lớn nhỏ thì nên lập công tử Vô Khuy, nhưng khi chúa công hãy còn nhỏ, đã có đem công tứ Chiêu ủy thác cho Tống hầu để lập làm thể tử, các quan ai cũng biết cả, nếu nay nghe tin chúa công mất tất nhiên họ về phe với thế tử Chiêu. Cứ như ý chúng tôi thì đêm nay nên đem giáp sĩ đi giết thế tử Chiêu rồi lập công tử Vô Khuy.

Trưởng Vệ Cơ nói :

– Ta là đàn bà, còn biết ít, tùy ý các người đấy !

Bấy giờ Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân đến đông cung định bắt thế tử Chiêu. Thế tử Chiêu từ khi không được vào cung hỏi thăm, có ý buốn bã ; tối hôm ấy đang ngồi ở dưới bóng đèn, mơ mơ màng màng, bỗng trông thấy một người đàn bà đến bảo rằng :

– Thế tử không đi ngay thì tai vạ sắp đến nơi ! Thiếp là Án Nga Nhi, phụng mệnh chúa công đến đây để báo cho thế tử biết.

Công tử Chiêu vừa toan hỏi chuyện đầu đuôi thì người đàn bà ấy lấy tay đẩy một cái, Chiêu ngã lăn xuống vực sâu ; giật mình tỉnh dậy, chẳng thấy người đàn bà đâu cả, té ra là một giấc chiêm bao.

Công tử Chiêu thấy lạ, vội vàng sai người thắp đèn mở cửa sau đi sang nhà quan thượng khanh là Cao Hổ, thuật lại đầu đuôi giấc chiêm bao.

Cao Hổ nói :

– Chúa công mắc bệnh đã hơn nửa tháng nay, bị đứa gian thần làm cho trong ngoài ngăn cách, nay thế tử chiêm bao thấy như vậy, tất là sự chẳng lành, nên tạm tìm nơi để tránh nạn.

Công tử Chiêu nói :

– Bây giờ biết tránh đi đâu được ?

Cao Hổ nói :

– Ngày xưa chúa công đã đem thế tử ủy thác cho vua nước Tống, nay thế tử nên sang nước Tống, thế nào vua Tống cũng có lòng giúp.

Hổ này là kẻ bề tôi giữ nước, không dám đi theo thế tử, nhưng có một tên người nhà là Thôi Yển hiện đang làm chức giữ thìa khóa ở cửa đông để tôi sai người bảo hắn mở cửa thành cho thế tử đêm hôm nay trốn ra.

Cao Hổ nói chưa dứt lời thì bỗng nhiên nghe tin có quân đến vây nhà Thế tử Chiêu sợ xám cả mặt. Cao Hổ bảo thế tử Chiêu thay hình đổi dạng, rồi sai mấy người tâm phúc đưa ra cửa đông, dặn Thôi Yển mở cửa thành cho thế tử Chiêu ra. Thôi Yển nói :

– Nay chúa công chưa biết còn hay là mất, tôi mở cửa thành cho thế tử đi trốn, tất là có tội ; mà thế tử đang thiếu người theo hầu, nếu có lòng yêu mà cho tôi cùng theo sang nước Tống thì tôi xin đi theo.

Thế tử Chiêu mừng lắm, nói :

– Nhà ngươi cùng đi thì còn gì hơn nữa !

Thôi Yển bèn mở cửa thành, rồi lấy xe ngựa cùng với thế tử Chiêu thẳng đường trốn sang nước Tống. Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân vây nhà thế tử Chiêu, chằng tìm thấy tông tích đâu cả. Bấy giờ đã sang trống canh tư, Dịch Nha nói :

– Chúng ta vây bắt thế tử Chiẽu là muốn nhân lúc bất ngờ để làm cho được việc, nếu chậm đến sáng ngày mai mà các vị công tử khác biết tin, vào chiếm giữ lấy ngôi vua thì hỏng mất cả ; chi bằng ta hãy trở về, tôn lập công tử Vô Khuy đã, rồi dò xem ý các quan ra làm sao, sẽ liệu xử sau.

Thụ Điêu nói :

– Tôi cũng nghĩ như vậy ?

Nói xong, hai người cùng thu quân trở về.

Các quan đại phu nghe tin Thụ Điêu và Dịch Nha đem quân đi, mới kéo nhau đến cửa cung để dò tin tức đã thấy nói Hoàn công mất rồi ; lại nghe tin thế tử Chiêu bị vây, biết là lũ gian thần thừa cơ làm loạn, mới bàn nhau rằng :

– Thế tử Chiêu là do chúa công ta khi xưa lập nên, nếu thế tử có sự gì thì chúng ta còn mặt mũi nào làm quan ở nước Tề này nữa !

Khắp các quan đều nhao nhao bàn nhau đi cứu thế tử Chiêu.

Bỗng gặp Thụ Điêu và Dịch Nha kéo quân về, các quan đều xúm lại trước mặt mà hỏi :

– Thế tử đâu ?

Dịch Nha chắp tay vái mà đáp lại rằng :

– Thế tử Vô Khuy hiện đang ở trong cung.

Các quan đều nói :

– Vô Khuy chưa được lập làm thế tử bao giờ, không phải là vua chúng ta ; phải lập thế tử Chiêu mới được.

Thụ Điêu chống thanh kiếm xuống đất mà quát to lên rằng :

– Thế tử Chiêu ta đã đuổi đi rồi ! Nay ta phụng di mệnh tiên quân lập công tử Vô Khuy lên nối ngôi, nếu ai không bằng lòng theo thì chém cổ đi.

Các quan đều hầm hầm nổi giận, xỉ mắng rầm lên rằng :

– Lũ chúng bay là bọn gian thần, dối người chết, lừa người sống ; dám thừa cơ lảm loạn ; nếu lập công tử Vô Khuy thì chúng ta quyết không chịu theo.

Quan đạí phu là Quản Bính (con Quản Di Ngô) bước ra nói rằng :

– Nay ta hãy đánh chết hai đứa gian thần này đi, để trừ gốc loạn ; rồi sau sẽ thương nghị.

Nói xong, giơ cái hết ngà, đánh ngay vào đầu Thụ Điêu. Thụ Điẽu giơ thanh kiếm lên đỡ. Các quan đang sắp sửa xông vào giúp Quản Bình, bỗng thấy Dịch Nha quát to lên rằng :

– Quân giáp sĩ đâu, sao không kéo vào !

Mấy trãm giáp sĩ tức khắc xông đến, đâm chém bừa đi. Các quan bấy giờ, mười phần đã chết mất ba, còn bị thương nhiều lắm, đều bỏ chạy cả. Dịch Nha và Thụ Điêu đánh tan bọn các quan rồi thì trời vừa sáng rõ, liền vào trong cung đem công tử Vô Khuy ra triều, sai nội thị rung chuông nổi trống, rồi bắt quân giáp sĩ bày hàng phục

lạy để tôn Vô Khuy lên nối ngôi. Các triều thần chỉ có Dịch Nha và Thụ Điêu mà thôi. Võ Khuy vừa thẹn, vừa giận, Dịch Nha nói :

– Nay ta chưa phát tang, vậy nên các triều thần chưa được tống cựu thì đã nghinh tân làm sao được ! Việc này nên phải tnệu họ Cao và họ Quốc đến, mới sai bảo các quan được ?

Vô Khuy theo lời, mới sai nội thị đi triệu họ Cao và họ Quốc.

Nguyên Quốc Ý Trọng và Cao Hổ là hai vị đại thần có sắc mệnh của thiên tử, nối đời làm chức thượng khanh, trong hàng các quan, ai cũng kính phục, bởi vậy Vô Khuy mới sai người đến triệu. Cao và Quốc biết là Hoàn công đã mất rồi, tức khắc mặc tang phục đi vào triều Dịch Nha và Thụ Điêu đón ở ngoài cửa mà bảo rằng :

– Ngày nay vua mới lẽn ngôi ; xin hai lão đại phu hãy tạm giữ cát phục đã.

Quốc Ý Trọng và Cao Hổ nói :

– Chưa tống tang vua cũ ; mà đã lạy vua mới sao cho phải lễ ? Trong các công tử, ai chẳng phải là con của tiên quân, lão phu này có ý gì đâu, hễ ai làm chủ được việc tang thì lão phu xin theo.

Dịch Nha và Thụ Điêu im lặng, không nói gì được nữa ! Quốc Ý Trọng và Cao Hổ khóc rầm lên rồi trở ra. Vô Khuy nói :

– Nay chưa phát tang, mà các quan lại có ý không phục thì biết làm thế nào ?

Thụ Điêu nói :

– Công việc ngày nay cũng như bắt hổ, hễ có sức khỏe thì được, xin chúa công cứ ngồi yên, chờ khi các công tử vào triều, ta sẽ lấy binh lực mà hiếp bức.

Vô Khuy nghe lời. Trưởng Vệ Cơ bắt các nội thị trong cung đều mặc quân trang cả, các cung nữ có người nào to lớn khỏe mạnh, cũng bắt mặc quân trang, chia làm hai đội, một đứng ở tả vu, một đứng ở hữu vu. Khai? Phương nghe tin Dịch Nha và Thụ Điêu tôn lập Vô Khuy liền bảo công tử Phan (con nàng Cát Doanh) rằng :

– Thế tử Chiêu bây giờ không biết đi đâu, nếu Vô Khuy được lập thì công tử lại không đáng lập hay sao ?

Nói xong, liền cùng với công tử Phan đem quân vào chiếm điện bên phải. Công tử Thương Nhân (con nàng Mật Cơ) cùng với công tử Nguyên bàn với nhau rằng :

– Chúng ta cùng là máu mủ của tiên quân cả, cơ nghiệp giang sơn ai cũng có phần. Nay công tử Phan đâ chiếm điện bên phải thi chúng ta cũng chiếm điện bên trái, hễ thế tử Chiêu về đây chúng ta sẽ nhường, bằng không chúng ta nhất định bắt chia nước Tề ra mới được.

Công tử Nguyên lấy làm phải, liền đem quân vào chiếm điện bên trái. Còn công tử Thương Nhân đem quân đóng ở triều môn, để cùng với công tử Nguyên tiếp ứng lẫn nhau. Dịch Nha và Thụ Điêu sợ thế ba vị công tử, không dám ra đánh. Ba vị công tử cũng sợ thế Dịch Nha và Thụ Điêu, không dám xung đột, thành ra cứ giữ lẫn nhau. Bấy giờ chỉ có công tử Ung là không muốn sinh sự, bỏ trốn sang nước Tần. Tần Mục công dùng làm quan đại phu. Các vị công tử giữ nhau đến hơn hai tháng, không ai chịu lui.

Cao Hổ nói :

– Các vị công tử chỉ biết tranh ngôi, mà không nghĩ gì đến việc tang, nay ta nên liều chết mà nói việc này mới được.

Quốc Ý Trọng nói :

– Ngài vào nói trước, rồi tôi xin theo ; hai ta cùng liều chết để báo ơn nước.

Cao Hổ nói :

– Chỉ có hai người thì làm gì được âu là ta rủ thêm nhiều người nữa cùng đến chốn triều đường, để tôn công tử Vô Khuy làm chủ tang, phỏng có nên chăng ?

Quốc Ý Trọng nói :

– Vô Khuy nhiều tuổi hơn cả, thì lập Vô Khuy cũng là phảíchứ sao !

Bấy giờ Quốc Ý Trọng và Cao Hổ rủ được bọn các quan cùng mặc tang phục kéo vào trong triều. Thụ Điêu ngăn lại mà hỏi rằng :

– Lão đại phu đến đây có ý gì ?

Cao Hổ nói : ‘

– Các vị công tử cứ tranh nhau mãi thì không biết bao giờ mới thôi, nay chúng tôi định đến đây để tôn công tử Vô Khuy lên làm chủ tang.

Thụ Điêu vái chào Cao Hồ mà mời vào. Cao Hổ lấy tay vẫy một cái, Quốc Ý Trọng và các quan kéo nhau cùng vào, nói với công tử Vô Khuy rằng :

– Chúng tôi nghe nói ơn cha mẹ to bằng trời đất, vậy nên lúc cha mẹ sống thì con phải tôn kính, lúc cha mẹ chết thì con phải phụng thờ không có bao giờ cha chết nằm đất chưa tống tang mà các con cứ tranh nhau phú quý như thế này ; với lại vua làm gương cho bề tôi, nếu vua bất hiếu sao cho bề tôi trung được ? Nay tiên quân chết đã sáu mươi bảy ngày rồi mà còn chưa nhập quan, công tử nghĩ có yên

lòng không ?

Nói xong, các quan đều phục xuống đất mà khóc. Vô Khuy cũng ứa nước mắt mà nói rằng :

– Cái tội bất hiếu của tôi, thật là to lắm ! Nào phải là tôi không nghĩ đến, nhưng bọn công tử Nguyên xử như vậy thì biết làm. thế nào ?

Quốc Ý Trọng nói :

– Thế tử đã bỏ đi mất rồi, nay chỉ có công tử là nhiều tuổi hơn cả nếu công tử làm chủ tang được thì ai còn vào đấy mà nối ngôi ; tôi xin lấy đại nghĩa mà trách bảo thì bọn công tử Nguyên cũng phải theo thôi.

Vô Khuy gạt nước mắt mà nói rằng :

– Tôi cũng muốn như vậy ?

Cao Hổ bảo Dịch Nha và Thụ Điêu cứ nghiêm giữ cửa cung, hễ các vị công tử có mặc tang phục thì mới cho vào, nếu ai dám đem binh khi vào thì tức khắc trị tội. Vô Khuy vào trong cung để định khâm liệm Hoàn công. Thi thể Hoàn công để đã lâu ngày, thìt nát cả ra, hôi thối không thể chịu được dòi bọ bò ra cả ngoài tường. Vô Khuy vật mình lăn khóc. Các quan cũng đều khóc cả. Vô Khuy sai người lấy áo gấm bọc lại để nhập quan. Còn thi thể Án Nga Nhi thì vẫn tươi như lúc sống ; Cao Hổ khen là một người đàn bà trung liệt, cũng sai người nhập quan. Cao Hổ và các quan tôn Vô Khuy đứng làm chủ tang, rồi đêm hôm ấy cùng ngủ cả ở bẽn linh cữu Hoàn công. Công tử Nguyên, công tử Phan và công tử Thương Nhân nghe tin các quan đã khâm liệm Hoản công và tôn Vô Khuy lên làm chủ tang, biết là không thể tranh nổi, cũng đều rút quân về, và mặc tang phục để vào cung.

Thế tử Chiêu chạy sang nước Tống, vào yết kiến Tống Tương công, sụp lạy ở dưới đất, thuật lại những chuyện Dịch Nha và Thụ Điêu nồi loạn. Tống Tương công bèn họp các quan lại mà hỏi rằng :

– Ngày xưa Tề Hoàn công có đem công tử Chiêu ủy thác cho ta để lập làm thế tử, thấm thoát đã mười năm trời, ta vẫn còn đinh ninh nhớ trong lòng Nay Dịch Nha và Thụ Điêu làm loạn mà đuổi thế tử Chiêu, ta muốn hội các nước để đem quân giúp cho thế tử Chiêu về nước. Nếu làm xong việc này thì ta có thể nối được cái công nghiệp bá chủ của Tề Hoàn công ngày trước, các ngươi nghĩ thế nào ?

Bỗng có một viên đại thần đứng ra mà tâu rằng :

– Nước Tống ta có ba điều không bằng nước Tề, làm bá chủ thế nào được !

Tống Tương công nhìn xem ai thì tức là người thứ huynh của Tống Tương công tên gọi là công tử Mục Di, năm trước nhường ngôi cho Tống Tương công không chịu làm vua, và được Tống Tương công cho làm chức thượng khanh.

Tống Tương công hỏi công tử Mục Di rằng :

– Nhà ngươi nói ta có ba điều không bằng nước Tề là những điều gì ?

Mục Di nói :

– Nước Tề có núi Thái Sơn, bể Bột Hải là nơi hiểm trở ; có đất Lang Gia, đất Tức Mặc là chỗ phì nhiêu ; mà ta thì nước nhỏ đất xấu, quân ít, lương ít, thế là một điều không bằng ; nước Tề có họ Cao và họ Quốc, lại có Quản Di Ngô, Ninh Thích, Thấp Bằng và Bão Thúc Nha để sửa sang chinh trị, mà ta thì trong triều không có người hiền tài thế là hai điều không bằng ; Tề Hoàn công đi đánh đông dẹp bắc, thường thấy những sự tốt lành, mà ta thì trong nước chỉ thấy những điều tai dị, thế là ba điều không bằng. Có ba điều không bằng nưởc Tề thì giữ mình còn chẳng nổi, lấy sức đâu mà chãm lo cho người khác được

Tống Tương công nói :

– Ta vốn lấy điều nhân nghĩa làm chủ ; nếu không cứu người mồ côi thì sao gọi là nhân ! Đã nhận lời người ta mà lại bỏ đi thì sao gọi là nghĩa !

Nói xong, liền truyền hịch đi các nước, hẹn đến tháng giêng năm sau thì cùng hội nhau đem quân đưa thế tử Chiêu về nước. Khi tờ hịch đến nước Vệ, quan đại phu nước Vệ là Ninh Tốc nói với Vệ Văn công rằng :

– Không có con đích thì lập con trưởng, đó là lẽ thường nay, công tử Vô Khuy nhiều tuổi hơn cả, và ngày trước có công đem quân sang giữ hộ nước Vệ ta, tức là ân nhân của ta, xin chúa công chớ nên dự vào việc ấy.

Vệ Văn công nói :

– Chiêu được lập làm thế tử, thiên hạ ai cũng bỉết cả. Việc giữ hộ nước Vệ ta là tư ân, việc lập thế tử là công nghĩa, nếu vì tư ân mà bỏ công nghĩa thì ta không muốn.

Khi tờ hìch đến nước Lỗ, Lỗ Hi công nói :

– Tề Hoàn công ngày xưa đem thế tử Chiêu ủy thác cho vua nước Tống, chứ có ủy thác cho ta đâu. Nay ta chỉ biết người nào nhiều tuổi hơn thì nên lập, nếu Tống đánh Vô Khuy, ta quyết đem quân đi cứu

Đến năm sau, Tống Tương công hội quân nước Vệ, nước Tào và nước Châu cùng giúp thế tử Chiêu để sang đánh Vô Khuy, Vô Khuy sai Dịch Nha đem quân đi đánh, lại sai Thụ Điêu cầm quyền chinh trong nước, còn Cao Hổ và Quốc Ý Trọng thì chia giữ các nơi hiểm yếu Cao Hổ bảo Quốc Ý Trọng rằng :

– Trước ta lập Vô Khuy là vì bấy giờ chưa có ai đứng lên mà lo việc tang cho tiên quân, nay thế tử Chiêu đã về, lại được quân nước Tống giúp thì lý thuận mà thế mạnh lắm ? Vả Dỉch Nha và Thụ Điêu giết hại các quan, chuyên giữ quyền chính, tất có ngày nên loạn, chi bằng ta trừ bỏ đi mà đón thế tử Chiêu về, lập lên làm vua, cho các công tử khỏi có lòng dòm dỏ, họa may nước Tề ta mới yên được.

Quốc Ý Trọng nói :

– Dịch Nha hiện đang cầm quân ở ngoài cõi, nay ta mời Thụ Điẽu đến, giả cách bàn việc, nhân đó mà giết đi, rồi đem các quan đi đón thế tử Chiêu về để thay Vô Khuy, ta chắc Dịch Nha không làm gì nổ.

Cao Hổ nói :

– Kế ấy hay lắm !

Nói xong, liền sai quân sĩ phục cả xung quanh, cho người mời Thụ Điêu đến để bàn việc.

Chương 33: Thế tử Chiêu trở về nước Tề – Tống Tương công mắc lừa nước Sở

Cao Hổ nhân khi Dịch Nha đã đem quân đi rồi, mới sai người mời Thụ Điêu đến để bàn việc. Thụ Điêu không có ý nghi ngờ, ngang nhiên đến ngay. Cao Hổ bày tiệc để thết đãi. Uống được vài chén, Cao Hổ hỏi Thụ Điẽu rằng :

– Nay vua nước Tống hội quân chư hầu đưa thế tử Chiêu về đây thì ta biết dùng cách gì mà chống lại được ?

Thụ Điêu nói :

– Tôi chả có tài năng gì, nhưng ngài có sai việc gì thì tôi xin vâng mệnh.

Cao Hổ nói :

– Ta muốn mượn cái đầu của nhà ngươi để xin lỗi với nước Tống. Thụ Diẽu ngạc nhiên, liền đứng ngay dậy. Cao Hổ quát to lên rằng :

– Quân giáp sĩ đâu ?

Quân giáp sĩ xông vào chém chết Thụ Điêu. Cao Hổ sai người mở rộng toang cửa thành ra, rồi truyền bá cho dân trong nước biết rằng :

– Thế tử Chiêu đã sắp về tới nơi rồi ; ai bằng lòng thì đi theo ta.

Dân trong nước vốn ghét Dịch Nha và Thụ Điêu, bởi vậy không phục Vô Khuy, nay thấy Cao Hổ đi đón thế tử Chiêu, thì đều rủ nhau đi theo, đến hơn nghìn người. Quốc Ý Trọng vào cung nói với Vô Khuy rằng :

– Nay dân trong nước mến phục thế tử Chiêu, kéo nhau đi đón, lão phu không thể ngăn lại được, xin chúa công nên mau mau tìm kế

Vô Khuy hỏi :

– Dịch Nha và Thụ Điêu đâu ?

Quốc Ý Trọng nói :

– Dịch Nha đem quân đi, chưa biết được thua thế nào còn Thụ Điêu thì đã bị dân trong nước giết chết rồi ‘

Vô Khuy nổi giận nói :

– Dân trong nước giết Thụ Diêu lẽ nào nhà ngươi lại không biết ?

Nói xong, toan sai người bắt Quốc Ý Trọng. Quốc Ý Trọng bỏ chạy. Vô Khuy tay chống thanh kiếm, đi ra cửa cung, truyền nội thị gọi dân để đi đánh giặc. Nội đi gọi khắp mọi nơi, chẳng ai theo cả. Những người nhà trong bọn các quan khi trước bi Dịch Nha và Thụ Điêu giết hại, vì nỗi không theo Vô Khuy, nay nghe tin Cao Hổ giết Thụ Điêu mà đi đón thế tử Chiêu, đều có ý mừng rỡ, cùng kéo nhau cầm binh khí đến cửa đông để dò la tin tức, lại gặp Vô Khuy đi vừa đến đấy, liền xúm nhau lại vây bắt Vô Khuy. Nội thị quát rầm lên rằng :

– Sao các ngươi dám vô lễ với chúa công ?

Mọi người đều nói :

– Nào ai là chúa công ?

Nói xong, liền xông vào chém giết lũ nội thị. Vô Khuy chống cự không nổi, vội vàng xuống xe bỏ chạy, cũng bị giết chết nốt. Trong ngoài náo động cả lên, sau Quốc Ý Trọng phải đi phủ dụ, mọi người mới đâu về đấy. Quốc Ý Trọng sai người phi báo cho Cao Hổ biết. Dịch Nha đóng quân ở ngoài cõi, chống nhau với quân Tống, tự nhiên đang đêm thấy quân sĩ náo động, tuyên truyền nhau rằng :

– Thụ Diêu và Vô Khuy đều chết cả rồi, Cao Hổ đem người đi đón thế tử Chiêu về làm vua, chúng ta không nên theo bọn phản nghịch nữa.

Dịch Nha biết là quân sĩ có ý nổi loạn, liền cùng với mấy tên người nhà tâm phúc, bỏ trốn sang nước Lỗ. Sáng hôm sau, Cao Hổ đến phủ dụ quân sĩ, rồi cùng nhau đi đón thế tử Chiêu. Cao Hổ đưa thế tử Chiêu về đến Lâm Tri, ở tạm nhà công quán, rồi sai người vào báo Quốc Ý Trọng biết để đem các quan ra đón. Công tử Nguyên và công tử Phan nghe tin thế tử Chiêu đã về, đến rủ Thương Nhân cùng đi đón. Công tử Thương Nhân không bằng lòng mà nói rằng :

– Khi phát tang tiên quân ta thế tử Chiêu có đến dự đâu, mà nay lại cậy thế nước Tống để về nối ngôi, thật là một sự trái lẽ ; bây giờ quân các nước đã rút về cả, chúng ta nên đem quân ra giết thế tử Chiêu đi, để báo thù cho công tử Vô Khuy, rồi trong bọn ba người chúng ta, tùy ý các quan đại thần, lập một người lên nối ngôi, việc gì phải sợ hãi quân Tống, làm cho uy phong bá chủ của tiên quân ta khi xưa phải giảm mất đi.

Công tử Nguyên nói :

– Nếu vậy thì ta nên vào nói với Trưởng Vệ Cơ, rồì phụng mệnh mà làm thì phải lẽ hơn.

Trưởng Vệ Cơ khóc mà nói rằng :

Nếu các ngươi vì Vô Khuy mà báo thù được thì ta dẫu chết cũng thỏa trong lòng.

Nói xong, liền đem những người tâm phúc của Vô Khuy trước, hợp với bọn công tử Nguyên, công tử Phan và công tử Thương Nhân cùng ra để chống cự với thế tử Chiêu. Những người tâm phúc của Thụ Điêu cũng muốn vì chủ báo thù, mới nhập bọn với ba vị công tử, đem quân giữ các cửa thành.

Quốc Ý Trọng sợ hãi, đóng chặt cửa lại, không dám ra đối địch. Cao Hổ bảo thế tử Chiẽu rằng :

– Vô Khuy và Thụy Điêu dẫu chết rồi, nhưng phe phái hãy còn. Vả chúng có ba vị công tử làm chủ, đóng cửa thành không cho ta vào ; nay ta muốn vào thì tất phải đánh, đánh mà không được thì thành ra lắm sự lỡ, chi bằng ta lại sang cầu cứu nước Tống là hơn.

Thế tử Chiêu nói :

– Việc này tùy ý quốc lão.

Cao Hổ liền đem thế tử Chiêu chạy sang nước Tống. Tống Tương công mới thu quân về đến bờ cõi, lại thấy thế tử Chiẽu đến, giật mình kinh sợ, hỏi vì cớ gì. Cao Hổ kể hết sự tình đầu đuôi. Tống Tương công nói :

– Điều đó chỉ vì ta thu quân về vội quá, nhưng còn ta đây, thế tử lo gì chẳng vào được thành Lâm Tri.

Nói xong, lại đem quân đưa thế tử Chiêu trở về nước Tề. Công tử Thương Nhân bảo công tử Phan và công tử Ngllyên rằng :

– Chúng ta cứ hợp sức nhau đem quân ra mà đánh, nếu đánh không được, khi ấy ta sẽ tìm phương tránh nạn.

Công tử Nguyên và công tử Phan lấy làm phải, đêm hôm ấy mở cửa thành cùng với công tử Thương Nhân đem quân ra đánh, bị quân Tống đánh cho một trận thất điên bát đảo. Công tử Nguyên biết sức không địch nổi, liền cùng với mấy người tâm phúc bỏ trốn sang nước Vệ Công tử Phan và công tử Thương Nhân rút quân vào thành, toan đóng cửa lại, nhưng đóng không kịp, quân Tống kéo ỗ vào. Thôi Yển đánh xe cho thế tử Chiêu vào thẳng trong thành. Quốc Ý Trọng nghe tin thế tử Chiêu đã vào thành rồi, liền cùng với Cao Hổ đem các quan ra đón, tôn thế tử Chiêu lên nối ngôi, tức là Tề Hiếu công.

Tề Hiếu công được lên làm vua phong cho Thôi Yển làm đại phu, và đem vàng lụa ban thưởng cho quân nước Tống. Tống Tương công ở lại nước Tề mấy ngày, mới rút quân về.

Lỗ Hi công đem đại binh sang nước Tề định giúp công tử Vô Khuy ; đi đến nửa đường, nghe tin Tề Hiếu công đã lên ngôi rồi, liền thu quân trở về và từ bấy giờ nước Lỗ và nước Tề thành ra hiềm khích nhau. Công tử Phan và công tử Thương Nhân bàn nhau đổ lỗi cá nhân cho công tử Nguyên. Quốc Ý Trọng và Cao Hổ cũng biết, nhưng muốn cho Tề Hiếu công bỏ những điều hiềm khích, nên làm thinh không nói đến, chỉ trị tội mấy đứa thủ xướng là Dịch Nha và Thụ Diêu, giết hết bọn vây cánh, còn thì tha tội cả.

Đến tháng tám năm ấy Tề Hiếu công làm lễ an táng Tề Hoàn công ở trên núi Ngưu Thủ, và đem án Nga Nhi phụ táng ở bên cạnh.

Lại vì cớ công tử Vô Khuy và công tử Nguyên, mà đem hết cả nội trong hai cung Trưởng Vệ Cơ và Thiếu Vệ Cơ bắt chôn theo cả, kể hàng mấy trăm người.

Tống Tương công từ khi đưa được thế tử Chiêu về làm vua nước Tề, tự lấy làm có công to lắm, muốn đại hội chư hầu để thay Tề Hoàn công làm bá chủ, nhưng lại sợ khó lông thu phục được các nước lớn mới ước với các nước nhỏ là nước Đằng, nước Tào, nước Châu và nước Tắng đến hội ở phía nam nước Tào. Vua nước Tào và vua nước Châu đã đến rồi, bấy giờ vua nước Đằng là Anh Tề mới đến. Tống Tương công không cho Anh Tề dự hội, bắt giam vào một chỗ. Vua nước Tắng sợ uy nước Tống, cũng vội vàng đến dự hội, nhưng đã quá mất hai ngày rồi, Tống Tương công hỏi các quan rằng :

– Nay ra mới khời xướng việc dự hội chư hầu, mà nước Tắng là nước nhỏ đã dám khinh thường, bỏ quá hai ngày mới đến, nếu ta không trị tội thì còn uy lệnh gì nữa ?

Quan đại phu là công tử Đảng nói :

– Ngày xưa Tề Hoàn công đánh nam dẹp bắc, chỉ còn có nước Đông Di là chưa đánh nổi, nay chúa công muốn lập uy cho người ta sợ thì nên dùng vua nước Tắng để mà thu phục lấy nước Đông Di.

Tống Tương công nói :

– Dùng vua nước Tắng thì làm thế nào ?

Công tử Đảng nói :

– Nước Đông Di có thờ thần gió và thần mưa ở bến sông Thu Thủy nay chúa công giết vua nước Tắng đi để dùng làm lễ vật mà tế các vị thần ấy thì chẳng những là các vị thần giáng phúc cho chúa công mà nước Đông Di nghe thấy việc ấy, tất cũng tưởng rằng chúa công có quyền sinh sát chư hầu mà sợ hãi rồi qui phục. Bấy giờ ta lại mượn sức Đông Di để đánh các nước khác, như thế chắc làm nên được sự nghiệp bá chủ.

Công tử Mục Di can rằng :

– Không nên ? Đời xưa lấy việc sát sinh làm hệ trọng, vậy nên việc tế lễ nhỏ không dám sát sinh, huống chi lại giết người mà tế lễ. Việc tế lễ là để cầu phúc cho người ta, nếu lấy người làm tế vật thì quỷ thần nào còn chứng giám. Vả thần gió mưa ờ sông Chư Thủy, chẳng qua lả giống yêu quái mà thôi, nay chúa công lại theo tục Đông Di mà tế vị thãn ấy thì còn ai là người phục chúa công nữa ? Tề Hoàn công làm bá chủ trong bốn mươi năm, chỉ đi cứu giúp những kẻ hèn yếu để làm ơn cho thiên hạ, nay chúa công mới hội chư hầu mà đã giết người để tế giống yêu quái, tôi chắc rằng các nước ai cũng khiếp sợ mà phản lại chúa công, chứ không khi nào người ta chịu phục.

Công tử Đảng nói với công tử Mục Di rằng :

– Công tử nghĩ lầm ? Công việc bá chủ của chúa công ta ngày nay cùng với Tề Hoàn công khác nhau nhiều lắm : Tề Hoàn công sửa sang chính trị trong nước hơn hai mươi năm mới hội chư hầu, nay chúa công ta có đợi được như thế hay không ? Việc hoãn thì nên dùng ân, việc cấp thì nên dùng uy, một đằng chóng, một đằng chậm, nên phải xét rõ mới được, nếu ta không dùng Đông Di thì Đông Di tất có lòng nghi ngờ, ta không dọa chư hầu thì chư hầu tất có lòng khinh bỉ ; trong thì chư hầu khinh bỉ, ngoài thì Đông Di nghi ngờ, sao cho nên nghiệp bá được ? Ngày xưa Vũ vương nhà Chu khi còn là chư hầu mà dám chém đầu thiên tử là vua Trụ, bởi thế lấy được thiên hạ, huống chi vua Tắng là một nước nhỏ, phỏng có hề gì, xin chúa công cứ làm.

Tống Tương công liền giết vua Tắng để tế thần sông Thư Thủy, rồi sai người triệu vua nước Đông Di đến hội tế. Các nước Đông Di không ai đến cả. Vua nước Đằng là Anh Tề thấy vậy sợ hãi, sai người đem nhiều lễ vật đến để xin với Tống Tương công. Tống Tương công tha cho về. Quan đại phu nước Tào là Hi Phụ Cơ bảo vua Tào rằng :

– Vua nước Tống là người nóng nảy mà bạo ngược như vậy chắc không làm gì nên, chi bằng ta bỏ về là hơn.

Vua nước Tào bèn bỏ về. Tương công nổi giận, toan đem quân đánh nước Tào.

Công tử Mục Di lại can rằng :

– Nước Tào bỏ về, cũng chẳng hại gì đến chúa công, cần gì mà chúa công phải đem quân đi đánh.

Tương công không nghe, liền sai công tử Đãng đem quân sang vây kinh đô nước Tào. Hi Phụ Cơ nghĩ kế để chống nhau với công tử Đãng, trong ba tháng mà công tử Đãng không đánh nổi.

Bấy giờ Trịnh Văn công ước với Lỗ, Tề, Trần, Sái cùng với Sở Thành vương hội ở đất nước Tề. Tống Tương công nghe tin, sợ nước Tề và nước Sở tranh mất quyền bá chủ, vội vàng tnệu công tử Đãng thu quân về. Vua nước Tào sợ quân Tống lại đến đánh, bên sai người sang xin lỗi,, từ bấy giờ Tào và Tống lại giảng hòa với nhau. Tống Tương công muốn làm bá chủ, nhưng thấy có nhiều nước nhỏ không phục, còn các nước lớn thì lại cùng với Sở hội thề, có ý tức giận, mới cùng với công tử Đãng thương nghị. Công tử Đãng nói :

– Các nước ngày nay, có Tề và Sở là lớn hơn cả, Tề dẫu là dòng bá chủ, nhưng con cháu tranh nhau, thế nước suy yếu chỉ có nước Sở là cường thịnh, nay tiếm hiệu xưng vương, ai cũng phải sợ, chúa công nên sai người sang lễ nước Sở để mượn thế Sở mà hội chư hầu, rồi lại mượn thế chư hầu để trị lại nước Sở, ấy là kế quyền nghi tạm trong một thời.

Công tử Mục Di lại can rằng :

– Nước Sở dẫu vì ta mà hội chư hầu, nhưng khi nào nước Sở chịu nhường quyền cho ta, tôi e rằng làm như thế thì lại gây ra sự tranh chấp nhau thôi.

Tống Tương công không nghe lời công tử Mục Di, liền sai công tử Đãng đem lễ vật sang nói với Sở Thành vương. Sở Thành Vương hẹn đến đầu năm sau thì hội ở đất Lộc Thượng (đất nước Tề). Công tử Đãng về nói với Tống Tương công, Tương công nói :

– Lộc Thượng là đất nước Tề, vậy thì ta cũng nên phải báo cho vua Tề biết.

Tề Hiếu công cũng bằng lòng.

Đến tháng giêng năm sau, Tống Tương công lập đàn sẵn ở đất Lộc Thượng để chờ Tề Hếu công và Sở Thành vương đến. Sang đầu tháng hai, Tề Hiếu công đến, Tống Tương công cậy cái công giúp Tề Hiếu công khi truớc, nên trong khi tiếp kiến, cũng có vẻ đắc ý. Tề Hiếu công cũng cảm ở nước Tống, vậy nên tỏ lòng kính nể. Lại qua đến hơn hai mươi ngày nữa, Sở Thành vương mới đến. Khi trêo lên đàn, Tống Tương công tự cho mình là minh chủ, tay nắm tai trâu không hề khiêm nhượng. Sở Thành vương thấy vậy có ý không bằng lòng. Tống Tương công nói với Sở Thành vương và Tề Hiếu công rằng :

– Tôi muốn nhờ uy linh của hai nhà vua để đến tháng tám năm nay đại hội chư hầu ở nước tôi, nếu hai nhà vua có lòng yêu mà xướng xuất các nước chư hầu cho thì tôi được đội ơn nhiều lắm.

Tề Hiếu công chắp tay vái nhường Sở Thành vương. Sở Thành vương cũng chắp tay vái nhường Tề Hiếu công. Hai vua cứ nhường lẫn nhau mãi, không ai chịu ký tên trước. Tống Tương công nói :

– Nếu hai nhà vua có lòng đoái tưởng đến tôi, thì xin cùng ký tên một lượt.

Nói xong, lấy tờ điệp triệu tập chư hầu, không đưa cho Tề Hiếu công, mà lại đưa cho Sở Thành vương trước. Tề Hiếu công cũng có ý không bằng lòng. Sở Thành vương mở xem tờ điệp, thấy Tống Tương công đã ký tên trước rồi, cười thầm và bảo Tống Tương công rằng :

– Nhà vua cũng có thể hội được chư hầu, cần gì phải mượn đến tôi

Tống Tương công nói :

– Nước Trịnh lâu nay vẫn chịu ơn với quý quốc, mà nước Trần và nước Sái thì mới rồi cũng cùng với quý quốc hội thề ở đất nước Tề, nếu không nhờ uy linh của nhà vua thì tôi e rằng các nước không chịu đến hội.

Sở Thành vương nói :

– Thế thì vua nước Tề nên ký tên trước, rồi sau sẽ đến tôi.

Tề Hiếu công nói với Sở Thành vương rằng :

– Nước tôi chỉ là một nước chịu ơn của nước Tống mà thôi, cho nên Tống hầu muốn nhờ uy linh của quý quốc là đúng.

Sở Thành vương cười mà ký tên, rồi cầm bút đưa cho Tề Hiếu công.

Tề Hiếu công nói :

– Có nước Sở ký tẽn là đủ, bất tất phải có nước Tề.

Nói xong, nhất định không chịu ký. Chỉ vì Tề Hiếu công thấy Tống Tương công trọng Sở mà khinh Tề, thì lấy làm bất bình mà không chịu ký tên. Tống Tương công vẫn cậy mình có ơn với Tề Hiếu công, cho nên tưởng là Tề Hiếu công nói thực, liền cầm tờ điệp cất đi.

Sở Thành vương về nước, nói chuyện lại cho quan lệnh doãn là Tử Văn nghe. Tử Văn nói:

– vua nước Tống là người ngông cuồng như vậy, sao đại vương lại giúp nước Tống để hội chư hầu làm gì ?

Sở Thành vương cười mà nói rằng :

– Ta muốn làm chủ hội ở Trung quốc đã lâu lắm, nhưng chưa có dịp nào cả, nay ta nhân nước Tống mà hội chư hầu, chẳng cũng nên lắm ru !

Quan đại phu là Thânh Đắc Thần nói :

– Vua nước Tống là người hiếu danh mà không có mưu trí gì cả, khi hội chư hầu, ta đem quân giáp sĩ đến phục sẵn là có thể bắt được.

Sở Thành vương nói :

– Ta cũng nghĩ như vậy !

Tử Văn nói :

– Giúp người ta hội chư hầu mà lại bắt người ta thì sao cho các nước chịu phục được ?

Thành Đắc Thần nói :

– Vua nước Tống muốn làm chủ hội, tất có ý kiêu ngạo với chư hầu, bấy giờ ta bắt vua nước Tống để thị uy, rồi lại làm ơn mà tha cho, như vậy thì chư hầu phải phục mà theo nước Sở ta cả ; chớ nên câu nệ điều nhỏ nhặt ấy mà bỏ mất cơ hội hay

Sở Thành vương liền sai Thành Đắc Thần và Đấu Bột mỗi người tuyển năm trăm giáp sĩ để đến ngày hội chư hầu thì phục sẵn mà bắt Tống Tương công.

Tống Tương công từ khi ở đất Lộc Thượng về, thì hớn hở vui mừng mà bảo công tử Mục Di rằng :

– Nước Sở đã thuận giúp ta để hội chư hầu rồi !

Công tử Mục Di can rằng :

– Nước Sở là giống man di, ngoài miệng nói như vậy, nhưng trong lòng chưa biết thế nào, tôi e rằng chúa công mắc lừa nước Sở thôi

Tống Tương công nói :

– Nhà ngươi đa nghi lắm, ta đem lòng trung tín mà đãi người ta, khi nào người ta lại nỡ lừa dối.

Nói xong, liền sai người truyền hịch đi các nước, hẹn đến hội ở đất vu Địa (đất nước Tống) ; lại sai người sửa sang các nhà công quán để nghênh tiếp vua chư hầu. Đến tháng bảy năm ấy, Tương công sắp sửa xa giá đến đất Vu Địa. Công tử Mục Di can rằng :

– Nước Sở cậy sức mạnh mà không biết giữ nghĩa, chúa công nên đem quân sĩ đi theo mới được. Tương công nói :

– Ta đã ước với chư hầu cùng nhau hòa hiếu, không dùng đến quân sĩ, nếu nay ta lại đem quân sĩ đi theo thì sao cho các nước chư hầu tin phục ?

Công tử Mục Di nói :

– Chúa công muốn thủ tín mà không dùng đến quân sĩ thì xin chúa công cứ đi trước, tôi sẽ đem quân sĩ phục sẵn ở ngoài ba dặm, để phòng sự nguy cấp, chúa công nghĩ thế nào ?

Tương công nói :

– Không nên ! Nhà người đem quân sĩ đi theo thì khác nào như ta dùng quân sĩ.

Khi Tương công sắp đi, lại sợ công tử Mục Di ở nhà đem quân đi tiếp ứng thì thành ra mình thất tín với chư hầu, mới bảo công tử Mục Di cùng đi. Công tử Mục Di nói :

– Tôi ở nhà cũng không thể đành lòng được, vậy xin đi theo chúa công

Bấy giờ Tống Tương công và công tử Mục Di cùng đi. Vua sáu nước : Sở, Trần, Sái, Hứa, Tào và Trịnh đúng hẹn cùng đến cả. Chỉ có Tề Hiếu công có ý không bằng lòng và Lỗ Hi công chưa giao thiệp với nước Sở bao giờ là không đến. Tương công sai nghênh tiếp vua sáu nước vào nghỉ ở các nhà công quán. Tương công thấy các nước đều không có quân sĩ đi theo bằng lòng mà nói rằng :

– Ta vẫn biết nước Sở không khi nào đánh lừa ta !

Quan thái sử chọn ngày để khai hội. Đầu trống canh năm hôm ấy ở trên đàn có đốt cây đình liệu sáng rực như ban ngày. Tống Tương công đến trước để đợi các vua chư hầu. Có năm nước chư hầu là :

1. Trần Mục công (Cốc)

2. Sái Trang công (Giáp Ngọ)

3. Trịnh Văn công (Tíếp)

4. Hứa Hi công (Nghiệp)

5. Tào Cung công (Tương)

Mọi người đều lục tục đến dần. Đợi mãi đến sáng rõ, Sở Thành vương (Hùng Vận) mới đến. Tống Tương công giữ lễ chủ vái chào các vua chư hầu, rồi sắp hàng cùng đứng hai bên. Các vua chư hầu đều sợ uy Sở Thành vương, nhường Sở Thành vương đứng đầu. Thành Đắc Thần và Đấu Bột đứng hầu sau lưng Sở Thành vương. Vua các nước cũng đều có người đi theo hầu cả. Tống Tương công muốn làm chủ hội, nhưng tự mình nói ra không tiện, mới đưa mắt để cho Sở Thành vương nói.

Sở Thành vương cứ cúi đầu im lặng, không nói gì cả. Các vua chư hầu cũng đều nhìn nhau, không ai dám nói trước. Tống Tương công không thể nhịn được, mới nghiễm nhiên đứng ra mà nói rằng :

– Ngày nay tôi muốn theo gương Tề Hoàn công thuở trước, trên thì phụng mệnh thiên tử, dưới thì giao hiếu với các nước chư hầu, các quý quốc nghĩ thế nào ?

Các vua chư hầu nghe nói, cũng chưa ai đáp lại thế nào thì Sở Thành vương đứng thẳng ra phía trước mà nói rằng :

– Nhà vua nói phải lắm ! Nhưng không biết trong cuộc hội thề này, ai làm chủ.

Tống Tương công nói :

– Một là người có nhiều công trạng, hai là nglrời cao phẩm tước thì được làm chủ, còn phải nói gì nữa ?

Sở Thành vương nói :

– Nước tôi tự đặt vào hàng vương tước đã lâu rồi, nước Tống dẫu là tước công, cũng không ở trên tước vương được, như vậy thì tôi xin lỗi các nước mà nhận đứng ra làm chủ.

Nói xong, liền bước lên đứng ở đầu hàng trên nhất. Công tử Mục Di giằng tay áo Tống Tương công, ý muốn bảo Tống Tương công hãy chịu nhịn đi, rồi sau sẽ liệu. Tống Tương công vẫn đinh ninh ngôi chủ minh đã nắm vững trong tay mình, nay thấy tình hình giở giang như vậy, tài nào mà không tức giận, liền vùng vằng bảo Sở Thành

vương rằng :

– Nước tôi là tước công, lại là con cháu sau thiên tử nhà ân trước, dẫu thiên tử nhà Chu ta bây giờ, cũng phải có lòng kính trọng ;

nước Sở nay chẳng qua là tiếm hiệu xưng vương, vậy khi nào tước vương giả lại được ở trên tước công thật !

Sở Thành vương nói :

– Tôi đã là tước vương giả thì ai bảo nhà vua mời tôi đến đây ?

Tống Tương công nói :

– Nhà vua đến đây là theo lời ước ở đất Lộc Thượng, có phải tôi không giao hẹn trước đâu.

Thành Đắc Thần đứng bên cạnh quát to lên rằng :

– Công việc ngày nay, thử hỏi các vua chư hầu là vì nước Sở mà đến đây hay là vì nước Tống mà đến ?

Các chư hầu xưa nay vốn sợ thế nước Sở, đồng thanh mà đáp rằng :

– Chúng tôi phụng mệnh vua nước Sở, vậy nên phải đến đây.

Sở Thành vương cười khanh khách mà nói với Tống Tương công rằng :

– Vua Tống còn nói gì nữa không ?

Tống Tương công toan cãi lại thì Thành Đắc Thần và Đấu Bột cởi ngay lễ phục bên ngoài ra, thì thấy trong đã mặc sẵn áo giáp, sau lưng đeo một lá cờ lệnh. Thành Đắc Thần và Đấu Bột cầm lá cờ lệnh giơ cao lên rồi vẫy một cái, quân sĩ của Sở Thành vương ở dưới đàn, đến hơn nghìn người đều cầm binh khí kéo lên. Các vua chư hầu sợ

mất vía cả. Thành Đắc Thần nắm ngay lấy hai tay áo Tống Tương công mà trói chặt lại, rồi cùng với Đấu Bột truyền cho quân sĩ thu hết các đồ vàng ngọc bày ở trên đàn. Tống Tương công trông thấy công tử Mục Di đứng ở bên cạnh, liền ghé tai mà bảo thầm rằng :

– Ta tiếc đã không nghe lời nói của công tử, nên mới đến nỗi thế này. Công tử nên mau mau về đi, để giữ lấy nước nhà, đừng nghĩ gì đến ta nữa ?

Công tử Mục Di biết là đi theo cũng vô ích, mới bỏ Tống Tương công mà trốn về.

Chương 34: Tống Tương công lá cờ nhân nghĩa – Tề Khương thị chén rượu biệt ly

Sở Thành vương bắt Tống Tương công đem về công quán, rồi cho mời tất cả các vua chư hầu đến, kể sáu tội của Tống Tương công :

1. Nước Tề đang có tang mà dám đem quân sang đánh, bỏ người nọ lập người kia, đó lả một tội.

2. Vua nước Đằng đến hội, hơi chậm một chút, mà dám giam trói làm nhục, đó là hai tội.

3. Giết vua nước Tắng để tế dâm thần, đó là ba tội.

4. Vua nước Tào bỏ về là một điều lỗi nhỏ, mà dám cậy sức mạnh, đem quân đến vây đánh, đó là bốn tội.

5. Con cháu sau một nước đã mất mà không biết tự lượng tài đức lại mưu toan làm bá chủ, đó là năm tội.

6. Nhờ sức ta để hội các nước chư hầu, mà lại kiêu ngạo tự đắc, không biết gia lễ, đó là sáu tội.

Sở Thành vương lại nói với các vua chư hầu rằng :

Lòng trời không tựa nước Tống, làm cho vua Tống mê mẩn, một mình dẫn thân đến đây để bị bắt, nay ta quyết đem quân vào phá thành Thư Dương (kinh đô nước Tống) báo thù do nước Đằng và nước Tằng, xin các vua hãy ở cả lại đây, chờ khi tôi lấy được nước Tống rồi, sẽ cùng với các vua uống rượu chơi trong mươi ngày.

Các vua chư hầu vâng vâng dạ dạ. Tống Tương công cứ ngây người ra như tượng gỗ, hai hàng nước mắt chảy xuống dòng dòng. Sở Thành vương khao thưởng quân sĩ, nhổ trại lên đường đem theo cả Tống Tương công mà tiến vào thành Thư Dương. Các vua chư hầu đều phụng mệnh Sở Thành vương, ở cả lại đất Vu Địa, không ai dám về.

Công tử Mục Di từ khi ở Vu Địa trốn về đến nước Tống, đem chuyện Tống Tương công bị bắt kể lại cho quan tư mã là công tôn Cố nghe, rồi lại bảo công tôn Cố rằng :

Quân nước Sở chẳng bao lâu sẽ kéo đến đây, ta nên nghĩ cách để phòng bị.

Công tôn Cố nói :

– Trong nước chớ nên để một ngày nào không có vua, nay công tử hãy quyền nhận ngôi? vua để giữ lấy quyền chính thì mới yên việc nước được.

Công tử Mục Di ghé tai công tôn Cố mà nói thầm, bảo rằng tất phải như thế, như thế, thì nước Sở mới tha cho chúa công ta trờ về.

Công tôn Cố khen phải, liền tuyên cáo với các quan trong triều rằng :

– Chúa công ta vị tất đã về được, chúng ta nên tôn lập công tử Mục Di lên nối ngôi.

Các quan biết công tử Mục Di là người hiền, đều bằng lòng cả.

Công tử Mục Di lên nối ngôi, rồi truyền cho quân sĩ canh giữ các cửa thành rất nghiêm mật. Sở Thành vuơng kéo đại binh đến, sai Đấu Bột nói với quân Tống rằng :

– Vua Tống đã bị ta bắt tại đây rồi, sống chết ở trong tay ta, nước Tống phải mau mau nộp đất đầu hàng thì vua Tống mới được

toàn tính mệnh.

Công tôn Cố ở trên mặt thành đáp lại rằng :

– Nước ta đã lập vua mới rồi, không khi nào chịu đầu hàng.

Đấu Bột nói :

Vua Tống hãy còn đây, sao nước ngươi lại dám lập vua khác ?

Công tôn Cố nói :

– Vua làm chủ trong nước, nước đã không có chủ nữa thì tất phải lập vua khác.

Đấu Bột nói :

– Nếu chúng ta trả lại vua Tống thì nước Tống định lấy gì để tạ Ơn ?

Công tôn Cố nói :

vua cũ đã bị bắt, thế là làm nhục cho nước, dẫu về cũng không được làm vua nữa. Trả lại hay là không trả lại, điều đó tùy ý. Nếu Sở cố ý sinh sự đánh nhau Tống tôi cũng xin vâng mệnh.Đấu Bột thấy công tôn Cố nói ngang như vậy, liền tâui với Sở

Thành vương Sở Thành vương nổi giận, truyền cho quân sĩ xông vào phá thành. Quân Tống ở trên mặt thành bắn tên xuống như mưa. Quân Sở chết và bị thương nhiều lắm. Quân Sở đánh luôn ba ngày mà không thắng nổi quân Tống. Sở Thành vương nói :

– Kẻ kia đã không thiết đến vua nữa thì ta giết quách Tống Tương công đi.

Thành Đắc Thần nói :

– Ngày trước đạl vương bẻ vua Tống về tội giết vua Tắng, bây giờ đại vương lại giết vua Tống còn ra thế nào ? Vả lại giết vua Tống cũng không ích gì, đã chẳng lấy được nước Tống mà lại còn thêm oán, chi bằng tha cho vua Tống là hơn !

Sở Thành vương nói :

– Ta không đánh nổi nước Tống mà lại phải tha cho vua Tống thì còn ra thế nào ?

Thành Đắc Thần nói :

Tôi có một kế : mới rồi chỉ có Tề và Lỗ là không dự hội ở đất Vu Địa. Nước Tề đã hai ba lần cùng ta giao hiếu, chẳng kể làm gì ; còn nước Lỗ là một nước lễ nghĩa, xưa nay vẫn giao hiếu với Tề, không biết Sở là gì cả, nay ta đem những vật lấy được của nước Tống đưa biếu vua Lỗ, và mời vua Lỗ đến hội ở đất Bạc Đô, Lỗ và Tống vốn

thân thuộc với nhau, tất nhiên vua Lỗ phải thương tình mà xin hộ cho vua Tống, bấy giờ ta sẽ tha vua Tống để làm ơn với Lỗ, khiến cho cả hai nước cùng phải quy phục ta.

Sở Thành vương vỗ tay cười lớn mà nói rằng :

Nhà ngươi thật là cao kiến !

Nói xong, liền rút quân về đóng ở đất Bạc Đô, rồi sai người đem những đồ lấy được của nước Tống sang biếu Lỗ Hi công và đệ trình một bức thư. Thư rằng :

vua nước Tống là người kiêu ngạo vô lễ, tôi đa bắt giam lại ở Bạc Đô rồi. vậy xin đem các đồ lấy được của nước Tống sang dâng quý quốc và mời nhà vua sang hội đế xử việc ấy.

Lỗ Hi công xem thư giật mình, trong lòng thương xót thay cho Tống tương công ; lại biết rằng nước Sở đem biếu các đồ lấy được của nước Tống là có ý khoe khoang để dọa mình, nhưng sợ thế nước Sở, cũng phải nhận lời sang đất Bạc Đô hội với vua Sở. Bấy giờ năm nước chư hầu : Trần, Sái, Trịnh, Hứa và Tào, khi trước đóng ở đất Vu Địa, cũng kéo sang đất Bạc Đô cả, kể cả Lỗ Hi công, cộng thành sáu nước.

Sáu vị chư hầu cùng hợp nhau ở một chỗ để thương nghị. Trịnh Văn công muốn tôn Sở Thành vương làm bá chủ. Các vua chư hầu đều ấp úng không ai dám nói. Lỗ Hi công cả quyết nói rằng :

– Ngôi bá chủ tất phải chọn người nào có nhân nghĩa thì người ta mới phục, nay vua nước Sở cậy sức mạnh bắt giam vua Tống, làm cho lòng người nghi sợ. Chúng ta cùng với Tống cũng là bạn đồng minh với nhau, nay ta cúi đầu chịu theo nước Sở mà không biết cứu vua Tống chắc rằng thiên hạ chê cười. Nếu nước Sở tha cho vua

Tống để giữ lấy tình hòa hiếu thì chúng ta sẽ vâng mệnh.

Các vua chư hầu đều nói rằng :

– Vua Lỗ nói phải lắm ?

Thành Đắc Thần đem lời nói của Lỗ Hi công tâu với Sở Thành vương. Sở Thành vương nói :

– Các vua chư hầu thuận tôn ta làm bá chủ thì có đâu ta lại dám trái ý.

Nói xong, truyền lập đàn để cùng với các vua chư hầu hội thề. Ngày hôm sau, Sở Thành vương tha cho Tống Tương công và cho được gặp mặt các vua chư hầu. Tống Tương công vừa theo vừa giận, buồn rầu khôn xiết, nhưng bất đắc dĩ cũng phải vào tạ Ơn các vua chư hầu.

Trịnh Văn công cùng với các vua chư hầu tôn Sở Thành vương lên làm bá chủ.

Khi hội thề xong, các vua chư hầu đều về nước cả. Tống tương công nghe tin công tử Mục Di đã lên làm vua nước Tống rồi, toan bỏ trốn sang nước Vệ. Công tử Mục Di sai người sang nói với Tống Tương công rằng :

Tôi phải tạm lên ngôi là để giữ nước cho chúa công đó mà thôi, xin chúa công cứ về.

Rồi sắp đặt xa giá đi rước Tương công về. Công tử Mục Di lại lui xuống làm bề tôi.

Tống Tương công chỉ chăm chăm muốn làm bá chủ, bị Sở Thành vương một phen làm nhục, nghĩ oán đến cốt tủy chỉ giận sức mình không thể địch nổi ; lại thấy Trịnh Văn công xướng nghị tôn Sở Thành vương làm bá chủ, thì lại càng căm tức, vẫn muốn đem quân đánh nước Trịnh. Đến năm sau, Trịnh Văn công lại sang triều kiến Sở

Thành vương ; Tống Tương công nghe tin, giận lắm, liền cử đại binh sang đánh Trịnh, giao quyền chinh cho công tử Mục Di để giúp thế tử Vương Thần giữ nước. Công tử Mục Di can rằng :

Trịnh đang giao hiếu với Sở, nếu ta đánh Trịnh thì Sờ tất sang cứu, vị tất ta đã đánh nổi, chi bằng ta hãy sửa sang chính trị trong nước để đợi thời là hơn.

Quan tư mã là công tôn Cố, cũng tìm lời khuyên can. Tống Tương công nổi giận mà nói rằng :

Nhà ngươi không muốn đánh thì để ta đi một mình !

Công tôn Cố không dám nói nữa, liền cùng với Tống Tương công đem quân sang đánh Trịnh. Có quân thám tử báo tin cho Trịnh Văn công Trịnh Văn công sợ lắm, vội vàng sai người sang cáo cấp với Sở Thành vương. Sở Thành vương nói :

– Nước Trịnh thờ ta như cha, ta nên đem quân sang cứu mới được

Thành Đắc Thần nói :

– Cứu Trịnh không bằng đánh Tống.

Sở Thành vương hỏi :

– Tại sao ?

Thành Đắc Thần nói :

Từ khi vua Tống bị bắt, người nước Tống đều sợ mất vía, nay vua Tống không tự lượng sức mình, dám cử đại binh đi đánh Trịnh, tất là trong nước bỏ không, ta đem quân sang đánh, chắc hẳn phải được ; dẫu vua Tống kéo quân về, cũng không thể nào địch nổi.

Sờ Thành vựơng khen phải, liền sai Thành Đắc Thần làm chánh tướng, Đấu Bột làm phó tướng ; đem quân đi đánh Tống. Tống Tương công đánh nhau với Trịnh, nghe tin quân nước Sở kéo sang đánh Tống, vội vàng thu quân trở về, đóng ở phia nam sông Hoằng Thủy để đối địch với quân Sở. Thành Đắc Thần sai người đưa chiến thư cho Tống Tương công.

Công tôn Cố báo Tống Tương công rằng :

– Nước Sở đem quân tới đây là cết để cứu nước Trịnh nay ta buông nước Trịnh ra để xin lỗi nước Sở thì nước Sở tất rút quân về.

Tống Tương công nói :

– Ngày xưa Tề Hoàn công thân đem quân sang đánh Sở, nay Sở đến đánh mình mà mình lại thôi thì sao nối được sự nghiệp bá chủ của Tề Hoàn công ?

Công tôn Cố lại nói :

– Ngày nay áo giáp của ta, không bền bầng của nước Sở ; gươm giáo của ta, không sắc bằng của nước Sở ; quân sĩ của ta, không mạnh bằng của nước Sở. Người nước Tống ta sợ quân Sở như sợ giống rắn rết, chúa công chắc vào cái gì mà dám đánh ?

Tống Tương công nói :

– Kể binh giáp thì Sở hơn ta, nhưng kể nhân nghĩa thì ta hơn Sở Ngày xưa Vũ vương nhà Chu chỉ có ba nghìn quân mà đánh nổi ức vạn quân của vua Trụ, cũng nhờ có nhân nghĩa đó thôi, can chi mà sợ !

Nói xong, liền phê vào chiến thư hẹn ngày giao chiến. Tống Tương công sai chế một lá cờ thật to để cắm ở trên xe ; trong lá cờ có đề hai lớn “Nhân nghĩa”. Công tôn Cố phàn nàn nêng với quan đại phu là Dược Bộc Y rằng :

– Tranh chiến cốt phải sát phạt mà lại nói đến nhân nghĩa, thì tôi thật không hiểu cái nhân nghĩa của chúa công ra thế nào ! Chẳng qua là trời thu mất hồn phách của chúa công tôi thấy nguy lắm. Bây giờ chúng ta nên nghĩ thế nào để giữ cho không đến nỗi ịnất nước

Tống.

Thành Đắc Thần đóng quân ở phái nam sông Hoằng Thủy. Đến ngày khai chiến, Đấu Bột nói với Thành Đắc Thần xin bắt đầu trống canh năm cho quân sĩ sang đò, kẻo sợ người nước Tống đánh chặn ở bên kia bờ sông. Thành Đắc Thần cười mà nói rằng :

Vua nước Tống là người gàn dở, có biết binh pháp là gì ! Ta sang sớm thì đánh được sớm, sang trưa thì đánh được trưa, có gì mà sợ !

Trời sáng rõ, quân Sở mới lục tục kéo sang. Công tôn Cố nói với Tống Tương công rằng :

– Quân nước Sở chờ trời sáng rõ, mới kéo sang đò, thế là có ý khinh ta. Nay ta nhân lúc họ đang sang đò mà xông vào đánh thì tất có thể phá vỡ được, nếu để cho quân Sở sang xong thì quân Sở nhiều quân ta ít, địch làm sao nổi ?

Tống Tương công trỏ vào lá cừ mà bảo công tôn Cố rằng :

– Nhà ngươi không trông thấy hai chữ “Nhân nghĩa” hay sao ?

Ta dùng binh rất đường hoàng, lê nào lại nhân lúc người ta đang sang đò mà xông vào đánh bao giờ !

Công tôn Cố lại nghĩ thầm mà phàn nàn một mình. Được một lúc quân Sở sang đò xong rồi, Thành Đắc Thần đầu đội mũ ngọc, mình mặc áo giáp, tay cầm roi, đang chỉ bảo cho quân sĩ sắp hàng bày trận, khi thế ngang nhiên, trông bộ không sợ ai cả. Công tôn Cố lại nói với Tống Tương công rằng :

Quân Sở còn đang sắp hàng bày trận, xin chúa công cho quân xông vào đánh ngay đi thì tất quân Sở phải vỡ.

Tống Tương công nhổ vào mặt công tôn Cố mà mắng rằng :

Nhà ngươi chỉ tham cái lợi một lúc, mà không nghĩ đến điều nhân nghĩa muôn đời hay sao ! Ta dùng binh rất đường hoàng, lẽ nào lại nhân lúc người ta chưa sắp hàng bày trận xong mà xông vào đánh bao giờ !

Công tôn Cố lại vò đầu bứt tai mà phàn nàn mãi. Quân Sở đã sắp hàng bày trận xong, quân Tống trông thấy quân Sở khí thế hùng dũng, đều có ý sợ hãi. Tống Tương công truyền cho quân sĩ nổi hiệu trống. Quân Sở cũng nổi hiệu trống. Tống Tương công cầm giáo dài, xông vào đánh trước, bị quân Sở vây kín lại. Công tôn Cố theo vào để hộ giá thì bị tướng nước Sở là Đấu Bột đón đánh, may có tướng nước

Tống là Hoa Tú Lão xông đến giao chiến với Đấu Bột. Công tôn Cố ra sức phá vòng vây của quân Sở, bỗng gặp Hướng Xi Thủ (tướng nước Tống) máu me đầy mặt, gọi công tôn Cố mà bảo rằng :

Ngài mau mau vào mà cứu lấy chúa công !

Khi công tôn Cố vào đến nơi thấy công tử Đãng bị thương nặng nằm ở trên xe ; lá cờ “Nhân nghĩa” đã bị quân Sở lấy mất rồi :

Tống Tương công mình bị mấy đấu thương, phía đùi chân phải lại bị một mũi tên, đứt gân không đứng dậy được. Công tử Đãng trông thãý công tôn Cố đến, trừng mắt nhìn mà bảo rằng :

– Quan tư mã cố sức mà cứu lấy chúa công, tôi đành chết ở đây thôi !

Nói xong thì chết ngay. Công tôn Cố thương xót vô cùng, vực Tống Tương công lên xe, rồi cố sức phá vòng vây mà chạy. Hướng Xi Thủ đi sau để ngăn quân Sở. Công tôn Cố và Tống Tương công luôn đêm chạy về. Quân Tống chết hại không biết bao nhiêu mà kể, những cha mẹ vợ con đều khóc lóc than thở, oán Tống Tương công không nghe lời công tôn Cố để đến nỗi thua. Tống Tương công nghe nói, thở dài mà than rằng :

– Người quân tử ra trận, không đâm người đã bị thương rồi, không bắt người già hai thứ tóc, ta đây cũng chỉ cốt lấy điều nhân nghĩa, bắt chước chi những thói tàn bạo ấy

Người trong nước nghe thấy Tống Tương công nói như vậy, ai cũng chẽ cười.

Quân Sở đã thắng trận rồi, lại thu quân mà sang sông Hoằng Thủy định trở về nước Sở ; vừa ra khỏi địa giới nước Tống thì nghe báo Sở Thành vương đem đại binh đến tiếp ứng, hiện đang đóng quân ở đất Kha Trạch (đất nước Trịnh). Thành Đắc Thần bèn sang đất Kha Trạch để yết kiến Sở Thành vương và dâng các đồ lấy được của nước Tống, Sở Thành vương nói :

– Ngày mai vua nưởc Trịnh đem cả phu nhân đến đây khao thưởng quân sĩ ; ta nên bày các phãm vật lấy được của nước Tống để khoe với vua Trịnh.

Nguyên Trịnh Văn công lấy em gái Sở Thành vương là Vu thì, tức là nàng Văn Vu. Văn Vu nghĩ tình anh em, cũng theo Trịnh Văn công đến đất Kha Trạch để yết kiến Sờ Thành vương. Sở Thành vương cho xem các phẩm vật lấy được của nước Tống. Vợ chồng Trịnh Văn công cùng chúc mừng Sở Thành vương, và khao thưởng các hàng quân sĩ Ngày hôm sau, Trịnh Văn công mời Sở Thành vương vào trong thành rồi bày tiệc long trọng để thết đãi, Văn Vu sinh được hai người. con gái là Bá Vu và Thúc Vu, bấy giờ chưa gả chồng. Văn Vu sai hai con lấy lễ cậu cháu ra yết kiến Sở Thành vương. Sở Thành vương mừng lắm. Trịnh Văn công cùng với vợ vả con gái thay đổi nhau để mời rượu từ giờ ngọ đến giờ tuất làm cho Sở Tbành vương say tít. Sở Thành vương bảo Văn Vu rằng :

– Nay ta quá vui, uống rượu say lắm, em và hai cháu nên đưa ta về Văn Vu xin vâng lời. Trịnh Văn công tiễn Sở Thành vương ra đến cửa thành, rồi trở về trước, còn Văn Vu và hai con gái theo Sở Thành vương sang tận chỗ quân dinh. Sở Thành vương thấy hai cháu gái đều có nhan sắc thì đưa vào phòng rồi cậu cháu mây mưa cùng

nhau. Văn Vu hiết chuyện tức giận, một mình trằn trọc trong màn, cả đêm không ngủ được, nhưng sợ uy Sử Thành vương, không dám nói ra. Ngày hôm sau, Sở Thành vương đem các phẩm vật lấy được của nước Tống chia cho Văn Vu một nửa, rỗi bắt hai cháu gái đem về nước Sở Quan đại phu nước Trịnh là Thúc Thiẽm than rằng :

– Vua Sở khinh miệt lễ giáo như vậy thì toàn vẹn thế nào được ?

Lại nói chuyện công tử Trùng Nhĩ nước Tấn sang đến nước Tề, ở được bảy năm, đến khi Tề Hoàn công mất, các con tranh nhau nối ngôi, trong nước đại loạn ; rồi Tề Hiếu công lên ngôi, lại đổi hết cả chính sự : giảng hòa với Sở, gây thù với Tống, thành ra nhiều chuyện lôi thôi Bọn Triệu Thôi bàn nêng với nhau rằng :

– Chúng ta theo công tử Trùng Nhĩ sang đây là muốn nhờ binh lực nước Tề để về lấy lại nước, nay nước Tề lắm việc như vậy, tất là không giúp được công tử ta rồi, chi bằng chúng ta sang nước khác để lo liệu thì hơn.

Nói xong, định thương nghị với công tử Trùng Nhĩ. Bấy giờ công từ Trùng Nhĩ say đắm nàng Khương tề , ngày đêm chỉ uống rượu vui, chẳng thiết đến việc gì cả. Bọn Triệu Thôi chầu chực đến mười ngày mà không được gặp mặt. Ngụy Thù giận lắm, nói :

– Chúng ta tưởng công tử là người có chí, vậy nên lặn lội mà theo tới đây. Nay ở nước Tề, thấm thoát đã bảy năm trời, mà công tử lười biếng đắm say như vậy, khiến chúng ta đợi đến mười ngày nay mà không được gặp mặt, thế thì bao giờ mới thành sự được ?

Hồ Yển nói :

Đây không phải là chỗ chúng ta họp nhau nói chuyện, các ngươi theo ta đến đằng kia.

Nói xong, liền kéo nhau ra ngoài cửa đông, đến một chỗ gọi là Tang âm. Chỗ ấy là một bãi dâu, dâu mọc xanh um cả, bóng mặt trời không rọi xuống đến mặt đất. Triệu Thôi cùng với các vị hào kiệt ngồi xúm quanh một vòng. Triệu Thôi hỏi Hồ Yển rằng :

– Nhà ngươi định thế nào ?

Hồ Yển nói :

– Công tử đi hay không, cũng do chúng ta mà thôi. Chúng ta cứ thu xếp sẵn các đồ hành trang, rồi giả cách mời công tử đi săn mà bắt ép phải đi, thì mới được việc. Nhưng trước hết ta hãy bàn xem nên đi nước nào cái đã.

Triệu Thôi nói :

– Nay vua Tống đang có chí muốn làm bá chủ, mà tính lại hiếu danh, ta nên sang đấy ; bằng sang đấy mà không được, bấy giờ ta sẽ sang Tần và Sở, tất thế nào cũng có nước giúp ta.

Hồ Yển nói :

Tôi cùng với quan tư mã nước Tống là công tôn Cố, có quen biết nhau, nay sang qua đãy, thử xem họ xử ra sao !

Mọi người cùng nhau bàn định một lúc xong, vẫn tưởng bãi dâu vắng vẻ không có ai biết được, ngờ đâu trong bụi dâu có một bọn thị nữ của Tề Khương hơn mười người đang hái dâu về nuôi tằm, nghe tiếng người nói chuyện, liền đứng nép một chỗ để rình xem sự tình ra sao. Khi nghe được hết cả câu chuyện rồi, họ bèn về nói lại với

Khương thị Nàng mắng rằng :

– Chúng bay chỉ nói càn, đâu có những việc ấy

Nói xong, liền bắt bọn thị nữ giam vào một phòng kín, đợi đến nửa đêm đem giết chết cả, để giữ cho công việc khỏi tiết lộ ra ngoài, rồi vào đánh thức công tử Trùng Nhĩ dậy mà bảo rằng :

Các người theo hầu công tử, định đem công tử đi nước khác, có mấy đứa thị nữ hái dâu nghe được, về nói với thiếp, thiếp sợ công việc tiết lộ ra ngoài, có sinh ra sự ngăn trở gì chăng, hiện đã giết bỏ mấy đứa ấy đi rồi. Công tử nên mau mau thu xếp để khởi hành.

Trùng Nhĩ nói :

– Người ta ở đời, quý hồ được vui vẻ sung sướng thì thôi, ta chỉ muốn ở đây cho yên thân, nhất định không đi đâu cả !

Tề Khương nói :

Từ khi công tử đi trốn đến giờ, nước Tấn không năm nào được yên, ấy là lòng trời có ý đợi công tử đó. Công tử đi chuyến này, tất thu phục được nước Tấn, xin công tử phải quyết đoán mới được.

Trùng Nhĩ ham mê Khương tề , vẫn không chịu đi. Ngày hôm sau, bọn Triệu Thôi đứng ở ngoài cửa cung, sai người vào nói mời công tử Trùng Nhĩ đi săn. Trùng Nhĩ còn đau nằm nghỉ chưa dậy, sai người ra bảo rằng :

Công tử hơi mệt trong mình, chưa dậy chải gội được, hôm nay không đi.

Khương thị nghe nói, sai người mời một mình Hồ Yển vào, đuổi hết người xung quanh đi mà bảo Hồ Yển rằng :

– Nhà ngươi mời công tử đi săn là có ý gì ?

Hồ Yển nói :

– Khi trước công tử ở nước Địch, chẳng ngày nào không đi săn ; tữ khi sang đây, đã lâu lắm không đi, chúng tôi sợ công tử sinh lười biếng, vậy phải đến mời, chứ có ý gì đâu !

Khương thị cười tủm tỉm mà rằng :

– Lần này đi săn, không sang nước Tống thì tất sang nước Tần và nước Sở, có phải thế không ?

Hồ Yển giật mình kinh sợ, nói :

– Đi săn có đâu lại đi xa như vậy !

Tề Khương nói :

– Các ngươi muốn đem công tử trốn đi, ta đã biết cả rồi, lại còn giấu giếm gì nữa ? Đêm mới rồi, ta cũng cố khuyên công tử, nhưng công tử nhất định không nghe, âu là để chiều hôm nay tôi bày một tiệc rượu, đổ cho công tử uống thật say, rồi các người vực công tử lên xe mà đem đi thì mới được việc.

Hồ Yển sụp lạy mà nói rằng :

Nếu phu nhân dứt bỏ tình riêng, để giúp nên việc lớn cho công tử thì cái hiền đức ấy thật là xưa nay ít có ?

Nói xong, Hồ Yển cáo từ lui ra, về nói chuyện với bọn Triệu Thôi rồi thu xếp các đồ hành trang, kéo nhau ra đợi sẵn ở ngoài cõi, chỉ có Hồ Yển, Ngụy Thù và Điên Hiệt, ba người đem hai cái xe nhỏ chực ở ngoài cửa cung, để chờ tin Khương thị. Chiều hôm ấy, Khương thị bày tiệc ở trong cung mời công tử Trùng Nhĩ uống rượu. Trùng

Nhĩ nói :

Có việc gì mà nàng bày tiệc làm vậy ?

Khương thị nói :

– Thiếp nghe nói công tử có chi muốn về nước, gọi là có chén rượu nhạt để tiễn chân.

Trùng Nhĩ nói :

Người ta ở đời, khác nào như bóng ngựa câu qua cửa sổ, quý hồ yên phận thì thôi, còn cầu cạnh làm chi nữa !

Khương thị nói :

Đã gọi là trượng phu thì nên lập chí ! Nay các người theo hầu hết sức giúp công tử, công tử phải nghe lời mới được.

Trùng Nhĩ có ý giận, bỏ chén rượu không uống nữa. Khương thị hỏi :

– công tử thật không muốn đi, hay là nói dối thiếp ?

Trùng Nhĩ nói :

Ta quyết không đi, khi nào lại nói dối !

Khương thị vùa cười vừa nói :

– Đi là cái chí của công tử, mà không đi là cái tình của công tử. Tiệc rượu này thiếp đặt ra định để tiễn công tử bây giờ lại dùng để lưu công tử chớ sao Thiếp xin cùng với công tử uống rượu thật vui !

Trùng Nhĩ bằng lòng. Hai vợ chồng cùng nhau chén thù chén tạc, Khương thị lại sai các thì nữ múa hát để dâng rượu cho Trùng Nhĩ. Trùng Nhĩ không thể uống được nữa, Khương thì lại cố ép mãi, thành ra Trùng Nhĩ say quá, nằm phục xuống giường. Khương bèn lấy chăn đắp lại, rồi sai người gọi Hồ Yển. Hỗ Yển biết là Trùng Nhĩ

đã say rượu rồi, vội vàng đem Ngụy Thù và Điêu Hiệt vào cung, cứ để nguyên cả chăn chiếu mà khiêng Trùng Nhĩ ra đặt lên trên xe. Hồ Yển cáo từ Khương thị, rồi lên xe đem Trùng Nhĩ đi. Khương thị ứa nước mắt trở vào. Bọn Hồ Yển đi đến ngoài cõi nước Tề, liền hợp làm một với bọn Triệu Thôi, đi suốt đêm hôm ấy được năm sáu mươi dặm.

Gà gáy bốn phía, trời đã gần sáng, Trùng Nhĩ ở trong xe, mới tỉnh dậy, gọi người lấy nước uống. Bấy giờ Hồ Yển đương cầm cương xe ngồi ở bên cạnh bèn trả lời :

– Công tử muốn uống nước thì xin đợi đến lúc trời sáng đã.

Trùng Nhĩ thấy chỗ nằm lúc lắc không được êm, lại nói :

– Các ngươi đỡ ta xuống khỏi cái giường này.

Hồ Yển nói :

– Giường đâu, xe đây mà ?

Trùng Nhĩ trừng mắt nhìn, hỏi :

Ai thế?

Hồ Yển nói :

– Tôi là Hồ Yển.

Trùng Nhĩ hoảng hốt, tung chăn ngồi dậy, quát mắng :

Các ngươi không nói trước cho ta biết, định đem ta đi đâu thế này ?

Hỗ Yển nói :

– Chúng tôi định đem nước Tấn mà dâng công tử đó !

Trùng Nhĩ nói :

– Tấn chưa thấy đâu, đã bỏ mất Tề, ta không muốn đi ?

Hồ Yển nói dối rằng :

– Bây giờ đi khỏi nước Tề đã hơn trăm dặm rồi ? Nếu vua Tề biết công tử trốn đi, tất nhiên cho quân đuổi bắt, ta chớ nên trở lại !

Trùng Nhĩ hầm hầm nổi giận, trông thấy Ngụy Thù cầm ngọn giáo ở bên cạnh, liền giật lấy mà đâm Hồ Yển.

Chương 35: Tấn Trùng Nhĩ trở về nước nhà Tấn Hoài Doanh vui vầy duyên mới

Công tử Trùng Nhĩ tức giận Hồ Yển dùng kế đánh lừa mình bèn giật lấy ngọn giáo của Ngụy Thù để đâm Hồ Yển. Hồ Yển vội vàng xuống xe bỏ chạy. Trùng Nhĩ cũng xuống xe, cầm giáo đuổi theo.

Bọn Tnệu Thôi xúm nhau lại để khuyên can. Trùng Nhĩ vứt ngọn giáo xuống đất mà vẫn chưa nguôi cơn giận. Hồ Yển sụp lạy xin lỗi mà rằng :

– Công tử giết tôi mà nên việc được thì tôi chết cũng còn hơn sống !

Trùng Nhĩ nói :

– Chuyến này đi mà được việc thì thôi, bằng không được việc thì ta quyết ăn thịt nhà ngươi ?

Hồ Yển cười mà đáp rằng :

– Nếu không được việc thì Hồ Yển này chưa biết sống chết ở đâu, công tử muốn ăn thịt cũng không được ; nhược bằng được việc thành bấy giờ công tử chẳng thiếu gì nem công chả phượng, thịt Hồ Yển này tanh hôi, bõ gì mà ăn !

Bọn Triệu Thôi nói :

– Chúng tôi thấy công tử là người có chí, vậy nên bỏ cả cửa nhà, vợ con mà theo công tử, cũng mong được chút sự nghiệp lưu truyền sử sách về sau. Nay Di Ngô là người vô đạo, người trong nước ai cũng muốn cho công tử về làm vua nhưng công tử không chịu ghĩ cách để về thì ai sang đây mà đón công tử cho được ? Việc này thật là tự ý chúng tôi bàn nhau, không phải tại một mình Tử Phạm (tên tự Hồ Yển), xin công tử chớ nghĩ lầm.

Ngụy Thù cũng nói to lên rằng :

– Kẻ trượng phu nên lặp chí để lưu truyền danh tiếng về sau, cớ sao lại cứ khư khư ham mê tình nhi nữ mà không nghĩ đến sự nghiệp to tát của mình ?

Trùng Nhĩ dịu nét mặt lại mà đáp rằng :

– Đã như vậy thì ta xin theo ý các ngươi. Hỗ Mao mang lương khô. Giới Tử Thôi dâng nước uống. Trùng Nhĩ cùng mọi người đều ăn. Bọn Hồ Thúc đi cắt cỏ cho ngựa, rồi sửa soạn hành trang, thẳng đường tiến sang nước Tào.

Tào Cung công tính hay chơi bời, không thiết gì đến chinh sự, chỉ tin dùng những kẻ tiểu nhân xu nịnh. Bọn tiểu nhân ấy thấy những người theo hầu công tử Trùng Nhĩ đều là tay hào kiệt cả, nên đem lòng ghen ghét, không muốn cho ở lâu tại nước Tào, liền bảo Tào Cung công chớ nên tiếp đãi.

Quan đại phu là Hi Phụ Cơ can rằng :

– Nước Tào ta cùng nước Tấn nguyên vẫn thân nhau. Nay công tử Trùng Nhĩ gặp lúc cùng khổ mà qua nước ta, thì ta nên tiếp đãi mới phải.

Tào Cung công nói :

– Tào là một nước nhỏ ở giữa các nước, những công tử các nước lại qua nhiều lắm, nếu ai ta cũng hậu đãi cả thì tốn kém vô cùng.

Hi Phụ Cơ nói :

– Công tử Trùng Nhĩ có tiếng là người hiền, vả lại mỗi mắt hai con ngươi, hai xương sườn dính liền nhau, ấy là một người có quý tướng, không nên coi như các vị công tử tầm thường khác.

Tào Cung công nói :

– Trùng Nhĩ mỗi mắt hai con ngươi thì ta đã biết rồi, còn xương sườn dính liền với nhau là thế nào ?

Hi Phụ Cơ nói :

– Nghĩa là mấy cái xương sườn dính liền với nhau làm một, đó là tướng quý lắm !

Tào Cung công nói :

– Ta không tin, vậy hãy để Trùng Nhĩ ở công quán, đợì khi nào hắn tắm ta sẽ đến xem sao.

Nói xong, liền sai người mời Trùng Nhĩ vào công quán, chỉ cung cấp cơm nước, không đặt tiệc và cũng không làm lễ tiếp khách. Trùng Nhĩ giận lắm, không ăn. Người hầu lại mời Trùng Nhĩ ra tắm. Trùng Nhĩ nhân khi đi đường bụi bậm cũng muốn tắm rửa cho được sạch sẽ, mới cở áo để đi ra tắm. Tào Cung công cùng mấy người cận thần thay

đổi y phục, giả dạng người thường, xông vào buồng tắm, đến sát bên cạnh Trùng Nhĩ để xem xương sườn, nói nói cười cười một lúc rồi kéo nhau ra. Bọn Hồ Yển thấy nói có người lạ vào, vội vàng chạy đến, cũng nghe tiếng cười nói rầm rĩ, hỏì người trong quán mới biết là vua nước Tào. Trùng Nhĩ và bọn Hồ Yến đều tức giận.

hi Phụ Cơ từ khi can Tào Cung công không nghe, trở về đến nhà, vợ là Lã thị trông thấy nét mặt âu sầu, liền hỏi rằng :

– Chẳng hay trong triều hôm nay có việc gì mà phu quân lại ra ý buồn bã như vậy ?

Hi Phụ Cơ bèn đem chuyện Trùng Nhĩ đến mà Tào Cung công không tiếp đãi kể lại cho vợ nghe. Lã thị nói :

– Mới rồi thiếp đi hái dâu ở ngoài thành, thấy bọn Trùng Nhĩ đi qua. Thiếp không trông rõ Trùng Nhĩ, nhưng thấy các người theo hầu đều là tay hào kiệt cả, xem thế đủ biết rằng Trùng Nhĩ tất có ngày lấy lại được nước Tấn ; bấy giờ họ đem quân sang đánh nước Tào ta thì ta hối sao cho kịp ! Chúa công đã không nghe lời, thì phu quân nên nghĩ cách mà tư giao với Trùng Nhĩ ; thiếp xin sửa soạn mấy bàn thực

phẩm, rồi để lẫn ngọc bích trắng vào mà dâng Trùng Nhĩ. Phu quân nên đi ngay.

Hi Phụ Cơ theo lời, đêm hôm ấy đến công quán yết kiến Trùng Nhĩ. Trùng Nhĩ đang đói bụng, ngồi một mình, nghĩ đến Tào Cung công mà tức giận. Bỗng nghe có quan đại phu nước Tào là Hi Phụ Cơ xin vào yết kiến và dâng thực phẩm. Trùng Nhĩ cho mời vào. Hi Phụ Cơ sụp lạy trước hết hãy xin lỗi hộ cho vua Tào, rồi sau mới thuật

đến cái tình tư giao của mình và dâng thực phẩm. Trùng Nhĩ khen rằng :

– Không ngờ nước Tào mà có người bầy tôi hiền như thế này, nếu tôi may mà được phục quốc, thì sẽ xin báo ơn lại.

Trùng Nhĩ ngồi ăn, trông thấy trong mâm cơm có ngọc bích trắng, mới hỏi Hi Phụ Cơ rằng :

– Quan đại phu có lòng tử tế mà cho ăn, để tôi được khỏi đói thế là quý lắm rồi, sao lại còn dùng đến ngọc bích ?

Hi Phụ Cơ nói :

– Đó là tấm lòng kính mến của chúng tôi, xin công tử cứ nhận cho.

Trùng Nhĩ nhất định không lấy ngọc bích. Hi Phụ Cơ lui về, nói riêng một mình rằng :

– Trùng Nhĩ cùng khổ như vậy, mà không tham ngọc bích của ta, chí khí to tát biết thế nào mà lường được !

Ngày hôm sau, Trùng Nhĩ ra đi. Hi Phụ Cơ lại tiễn ra ngoài thành, đến mười dậm đường, rồi mới trở về. Trùng Nhĩ bỏ nước Tào sang nước Tống. Hổ Yển vào yết kiến quan tư mã nước Tống là công tôn Cố. Công tôn Cố nói :

– Chúa công tôi không tự lượng sức mình, cùng với nước Sở đánh nhau, để đến nỗi thua trận bị thương, bây giờ cũng chưa dậy được ; nhưng chúa công tôi vẫn nghe tiếng công tử Trùng Nhĩ, vốn có lòng kính mến đã lâu, nay công tử Trùng Nhl đến, thế nào chúa công tôi cũng trọng đãi.

Công tôn Cố vào nói với Tống Tương công. Tống Tương công bãy giờ đang căm tức nước Sở, nghe nói Trùng Nhĩ đến, nghĩ thầm trong lòng rằng Tấn là một nước lớn, công tử Trùng Nhĩ lại là người hiền, mai sau tất trị nổi nước Sở, mới có ý mừng rỡ ngặt vì vết thương chưa khỏi, không ra nghênh tiếp được, liền sai công tôn Cố mời Trùng Nhĩ vào công quán, trọng đãi như là vua chư hầu. Ngày hôm sau, Trùng Nhĩ cáo từ xin đi công tôn Cố lại phụng mệnh Tống Tương công ra mời ở lại, và hỏi riêng Hồ Yển rằng :

– Khi công tử qua nước Tề thì Tề Hoàn công tiếp đãi thế nào ?

Hồ Yển kể lại chuyện Tề Hoàn công gả Khương thị cho Trùng Nhĩ và tặng các đồ xe ngựa. Công tôn Cố về tâu với Tống Tương công.

Tống Tương công nói :

– Công tử năm xưa đã lấy con gái nước Tống ta rồi, nay ta xin tặng các đồ xe ngựa. –

Trùng Nhĩ cảm tạ vô cùng, ở lại mấy ngày nữa. Hồ Yển thãy bệnh của Tống Tương công không có cơ khỏi được, liền đem việc phục quốc bàn riêng với công tôn Cố. Công tôn Cố nói :

– Công tử nay đi đường nhọc, muốn tạm nghỉ ở nước tôi thì nước tôi dẫu nhỏ, cũng có thể cung cấp được ; nhược bằng muốn nhờ binh lực nước tôi để lấy lại nưức thì nước tôi vừa mới bại trận xong, khó lòng giúp nổi, xin công tử đi cầu nước khác.

Hồ Yển nói :

– Ngài báo thực như thế là phải lắm !

Nói xong, liền bảo Trùng Nhĩ, rồi thu xếp hảnh trang để đi. Tống Tương công nghe nói Trùng Nhĩ đi, lại sai người đưa tặng lương thực và y phục. Trùng Nhĩ đi rồi, Tống Tương công bệnh mỗi ngày một nặng, chẳng được bao lâu thì mất ; lúc gần mất, Tương công bảo thế tử Vương Thần rằng :

– Ta không nghe lời Tử Ngư (công tử Mục Di) đến nỗi thua trận, nay con lên nối ngôi, việc gì cũng phái hỏi Tử Ngư mới được. Sở là một nước thù với ta, chớ cùng với Sở giao hiếu ; còn công tử Trùng Nhĩ khi về nước Tấn, tất có cơ làm chủ các nước được, con nên giao hiếu với Tấn để giữ yên lấy nước nhà.

Thế tử Vương Thần sụp lạy. Tống Tương công mất, thế tử Vương Thần lên nối ngôi, tức là Tống Thành công. Trùng Nhĩ bỏ nước Tống đến nước Trịnh. Có người báo vớì Trịnh Văn công. Trịnh Văn công bảo các quan rằng :

– Trùng Nhĩ phản cha mà đi trốn, các nước không ai tiếp đãi cả, đi đến đâu đói khát đến đấy, đó là người bất hiếu, ta chớ nên trọng đãi

Quan thượng khanh là Thúc Thiêm can rằng :

– Trùng Nhĩ có ba điều trợ lực, thật là lòng trời muốn giúp, ta chớ nẽn coi thường.

Trịnh Văn công hỏi :

– Thế nào gọi là ba điều trợ lực ?

Thúc Thiêm nói :

– Trùng Nhĩ xưa nay vẫn có tiếng là người hiền, đó là một điều trợ lực ; từ khi đi trốn đến giờ, nước Tấn không lúc nào được yên, có cái cơ hội phục quốc được, đó là hai điều trợ lực ; Triệu Thôi, Hồ Yển là những bậc hào kiệt đời bây giờ, đều theo giúp Trùng Nhĩ cả, đó là ba điều trợ lực. Trùng Nhĩ đã có ba điều ấy, chúa công nên trọng đãi mới được.

Trịnh Văn công nói :

– Trùng Nhĩ nay già rồi, còn làm gì được ?

Thúc Thiêm nói :

– Nếu chúa công không trọng đãi Trùng Nhĩ thì nên giết đi, chớ để thù oán về sau.

Trịnh Văn công vừa cười vừa nói :

– Nhả ngươi nói kỳ quá, đã bảo ta trọng đãi, lại bảo ta giết đi. Có ân gì mà trọng đãi, có oán gì mà giết đi kia chứ !

Nói xong, truyền đóng cửa thành không cho Trùng Nhĩ vào. Trùng Nhĩ thấy Trịnh Vãn công không nghênh tiếp, liền thẳng đường đi sang nước Sở, vào yết kiến Sở Thành vương. Sở Thành vương cũng trọng như vua các nước chư hầu. Trùng Nhĩ khiêm nhượng, không dám nhận lễ. Tnệu Thời đứng ở bên cạnh, bảo Trùng Nhĩ rằng :

– Công tử trốn đi ở ngoài, hơn mười năm nay, các nước nhỏ còn có ý khinh bỉ, huống chi là nước lớn ; nay nước Sở lại trọng đãi như vậy cũng là lòng trời xui khiến, xin chúa công cứ nhận.

Trùng Nhĩ đành nhận lễ. Sở Thành vương tiếp đãi cung kính. Trùng Nhĩ ứng đối cũng rất lễ phép. Hai? người rất tương đắc. Trùng Nhĩ mới ở yên nước Sở. Một hôm, Sở Thành vương cùng Trùng Nhĩ đi săn ở chằm Vân Mộng. Sở Thành vương muốn khoe khoang vũ nghệ, bắn luôn hai phát, trúng được một con hươu và một con thỏ. Các

tướng đều sụp lạy để chúc mừng. Bỗng có một con gấu chạy qua trước xe, Sở Thành vương trông thấy liền bảo Trùng Nhĩ rằng :

– Sao công tử không bắn đi ?

Trùng Nhĩ tay rút mũi tên, đặt vào dây cung, miệng lẩm nhẩm khấn rằng :

– Nếu ta được về làm vua nước Tấn thì xin cho phát tên này trúng vào chân phải con gấu.

Nói xong, giương cung ra bắn, mũi tên trúng ngay vào chân phải con gấu. Sở Thành vương phục tài Trùng Nhĩ khen rằng :

– Công tử bắn giỏi lắm !

Được một lúc, bỗng nghe tiếng quân sĩ huyên náo, Sở Thành vương bèn sai người ra hỏi. Quân sĩ về báo rằng :

– Có một con thú ở trong hang núi chạy ra, giống con gấu mà không phải gấu, mũi? như mũi voi, đầu như đầu sư tử, chân như chân hổ, lông như lông sài, bờm như bờm lợn rừng, đuôi như đuôi trâu, mình to hơn mình ngựa, vằn nó đen trắng nham nhở, gươm, giáo, cung, tên cũng không giết chết nó được. Nó ăn sắt như ăn bùn, dẫu

những thỏi sắt bằng cái trục xe, nó cũng nhai biến ra được. Nó lại nhanh nhẹn lắm, người ta không thể trị nổi, bởi thế nên quân sĩ sợ hãi mà huyên náo cả lên !

Sở Thành vương bảo Trùng Nhĩ rằng :

– Công tử sinh trưởng ở trung quốc, tất biết tên giống thú ấy.

Trùng Nhĩ ngảnh lại nhìn Triệu Thôi, Triệu Thôi nói :

– Giống thú ấy tên là con mạc, do kim khí ở trong đất mà sinh ra, đầu nhỏ chân thấp, hay ăn các thứ đồng và sắt. Đem nước tiểu của nó mà tưới vào các loài kim thì các loài kim đều chảy ra nước cả.

Xương nó rắn mà đặc, trong không có tủy, dùng làm gậy chống được. Da nó dùng làm chăn đắp, có thể trừ được những thứ lam chướng.

Sở Thành vương nói :

– Thế thì dùng cách gì mà trị nó được ?

Triệu Thôi nói :

– Da thịt nó đều như sắt cả, chỉ có một đường lỗ mũi là có thể dùng ngọn giáo bằng thép mà đâm vào ; hoặc dùng lửa mà đốt lên thì nó chết ngay, bởi loài kim thường hay kỵ lửa.

Triệu Thôi vừa nói xong, Ngụy Thù ở bên cạnh quát to lên rằng :

– Tôi không cần phải dùng đổ binh khi, xin bắt sống được con thú ấy đem về dâng đại vương.

Nói xong, liền ở trên xe bước xuống, chạy đi để bắt con thú ấy. Sở Thành vương bảo Trùng Nhĩ rằng :

– Tôi và công tử, ta cùng đi xem ra làm sao.

Nói xong, liền giục đánh xe đi để xem. Ngụy Thù trông thấy con thú ấy, tức khắc nắm tay xông vào, đánh luôn mấy cái. Con thú ấy không sợ hãi gì cả, kêu lên như tiếng trâu rống, rồi chồm đứng dậy, thè lưỡi liếm Ngụy Thù mất một mảnh áo giáp, Ngụy Thù nổi giận, liền nhảy phãt một cái, cưỡi ngay lên mình con thú, hai tay bóp chặt lấy cổ nó. Con thú vừa chồm vừa giãy, Ngụy Thù vẫn cưõì trên lưng nó. Được một lúc, con thú ngạt hơi, nằm phục xuống, không thể cựa quậy được. Ngụy Thù bên nhảy xuống, nắm lấy vòi con thú lôi đến trước mặt Sở Thành vương và Trùng Nhĩ. Triệu Thôi sai quân sĩ lấy lửa hun vào đầu vòi, hơi lửa thấm vào, con thú ấy mềm cả mình mẩy ra, bấy giờ Ngụy Thù mới buông tay, rút thanh bảo kiếm để chém,

nhưng chém không đứt. Triệu Thôi nói :

– Muốn lột lấy da con thú ấy phải hun lửa mới được.

Sở Thành vương theo lời, truyền cho quân sĩ đem lửa ra hun rồi lột da con thú ấy. Sở Thành vương bảo Trùng Nhĩ rằng :

– Các người theo hầu công tử, thực là những tay hào kiệt, nước tôi không ai được như thế !

Bấy giờ tướng nước Sở là Thành Đắc Thần đứng ở bên cạnh, có ý không phục, liền nói với Sở Thành vương rằng :

– Đại vương khen bầy tôi nước Tấn là người có dũng lực, tôi xin cùng với người nước Tấn đấu võ.

Sở Thành vương không cho ; lại bảo Thành Đắc Thần rằng :

– Người ta là khách, mình nên kính trọng mới phải.

Ngày hôm ấy đi săn về, Sở Thành vương bày tiệc uống rượu, rất là vui vẻ Trong khi ăn tiệc, Sở Thành vương bảo Trùng Nhĩ rằng :

– Khi công tử về nước rồi, công tử định lấy gì để đền ơn nước Sở tôi ?

Trùng Nhĩ nói :

– Châu ngọc và nữ sắc thì đại vương chẳng thiếu gì ; còn sản vật thì quý quốc lại nhiều hơn nước tôi, tôi biết lấy gì mà đền ơn đại vương được.

Sở Thành vương vừa cười vùa nói :

– Dẫu thế nào cũng tất có đền ơn, xin công tử cho biết trước ?

Trùng Nhĩ nói :

– Nhờ uy linh của đại vương mà tôi về nước Tấn được thì tôi xin cùng với Đại vương giao hiếu để cho dân hai nước được yên ổn ; hoặc bất đắc dĩ mà cùng với đại vương giao chiến nữa thì tôi xin lui ba xá để nhường đại vương.

Tiệc xong, Thành Đắc Thần có ý tức giận, nói với Sở Thành vương rằng :

– Đại vương trọng đãi Trùng Nhĩ như thế, mà Trùng Nhĩ nói nhiều câu không được lịch sự, vậy thì ngày khác y về nước Tấn, tất nhiên phụ Ơn nước ta, xin đại vương cho phép tôi giết đi.

Sở Thành vương nói :

– Công tử Trùng Nhĩ là người hiền, các người đi theo hầu cũng đều là những bậc tài giỏi cả, tự hồ như có trời giúp, nước Sở ta cũng không nên trái ý trời.

Thành Đắc Thần nói :

– Nếu đại vương không giết Trùng Nhĩ thì nên bắt lấy mấy người trong bọn Hồ Yển và Triệu Thôi, chớ để cho hổ thêm cánh.

Sở Thành vương nói :

– Dẫu bắt người ta ở lại, mình cũng không dùng được người ta, chỉ thêm làm cho người ta oán, nay ta đang làm ơn với Trùng Nhĩ, không nên như thế.

Bấy giờ vua nước Lương vô đạo, không biết thương dân, chỉ chăm về sự đắp thành đào hào, dân trong nước ai cũng oán giận, nhiều người bỏ trốn sang nước Tần. Tần Mục công thấy lòng dân oán vua Lương như vậy, liền sai Bách Lý Hề cử binh sang đánh nước Lương. Con Tấn Huệ công là thế tử Ngữ vẫn ở làm con tin bên nước

Tần đã lâu, nay nghe tin Tần Mục công đem quân sang đánh nước Lương mới sinh lòng oán giận nước Tần (nguyên mẹ thế tử Ngữ là người nước Lương). Sau nghe tin Tấn Huệ công bị bệnh ốm mới nghĩ thầm trong bụng rằng

– Nay ta một mình ở nước ngoài, vạn nhất mà phụ thân ta mất đi, các quan đại phu lại lập người khác lên nối ngôi? thì làm thế nào, chi bằng ta trốn về là hơn.

Nghĩ xong, đêm hôm ấy bèn đem chuyện nói với vợ là Hoài Doanh, rồi rủ vợ cùng trốn về nước Tấn. Hoài Doanh ứa nước mắt mà đáp rằng :

– Chúa công sai thiếp nâng khăn sửa túi hầu thế tử, là muốn cho thế tử khỏi nhớ nhà, nếu thiếp lại đi theo thế tử thì tội thiếp to lắm ! Thế tử muốn về cũng là phải, xin thế tử cứ tùy tiện, đừng nói chuyện với thiếp. Thiếp không dám theo thế tử, nhưng cũng xin giấu kín việc ấy cho thế tử.

Thế tử Ngữ trốn về nước Tấn. Tần Mục công nghe tin thế tử Ngữ trốn đỉ, giận lắm, bảo các quan đại phu rằng :

– Hai cha con Di Ngô đều phụ Ơn ta, ta tất phải báo thù. Nói xong, lại phàn nàn rằng :

– Tiếc thay ? Trước kia ta không lập Trùng Nhĩ lên làm vua nước Tấn !

Tần Mục công tức khắc sai người đi dò la tông tích Trùng Nhĩ xem ở nước nào, thì biết Trùng Nhĩ ở nước Sở đã được mấy tháng, liền bảo công tôn Chi sang nước Sở để đón Trùng Nhĩ.

Trùng Nhĩ nói với Sở Thành vương rằng :

– Tất cả, tôi đều nhờ dựa vào đại vương, không muốn lại phiền đến vua Tần nữa.

Sở Thành vương nói :

– Nước Sở tôi cùng với nước Tấn xa cách nhau lắm ! Mà nước Tần thì tiếp giáp với nước Tấn. Vua nước Tần vốn là người hiền nay lại không bằng lòng với Di Ngô, ấy là một cơ hội trời giúp cho công tử đó, công tử nên đi.

Trùng Nhĩ tạ Ơn Sở Thành vương, rồi đi sang nước Tần, Tần Mục công nghe tin Trùng Nhĩ đến, thì vui mừng hớn hở ra tận ngoại thành tiếp đón, rất là long trọng. Mục Cơ (vợ Tần Mục công) cũng kính mến Trùng Nhĩ mà ghét thế tử Ngữ, mới nói với Tần Mục công, xin đem nàng Hoài Doanh gả cho Trùng Nhĩ, Tần Mục công bảo Mục

Cơ báo trước cho Hoài Doanh biết. Hoài Doanh nói :

– Thiếp đã gả mình cho thế tử Ngữ rồi, nay lại đem thân hầu hạ người khác hay sao !

Mục Cơ nói :

– Thế tử Ngữ quyết không sang đây nữa. Nay Trùng Nhĩ là ngliời hiền mà lắm kẻ giúp, tất nhiên được về làm vua ; nếu con kết duyên với Trùng Nhĩ thì khi Trùng Nhĩ về làm vua, tất nhiên con được lập lên làm phu nhân, thành ra Tấn Tần hai nước, đời đời cùng kết thân với nhau mãi.

Hoài Doanh nín lặng giờ lâu, rồi nói rằng :

– Nếu như vậy thì thiếp có tiếc gì một thân thiếp mà chẳng khiến cho hai nước giữ được tình hòa hiếu.

Tần Mục công lại sai công tôn Chi nói chuyện với Trùng Nhĩ. Trùng Nhĩ ngại về một điều công tử Ngữ là cháu gọi mình bằng chú, toan từ chối không nhận. Triệu Thôi nói với Trùng Nhĩ rằng :

– Tôi nghe nói nàng Hoài Doanh là người đẹp mà có tài, vua Tần vẫn có lòng yêu lắm, nếu ta muốn nhờ sức nước Tần thì nên lấy con gái nước Tần mới phải, xin công tử chớ tử chối.

Trùng Nhĩ lại bàn với Hỗ Yển. Hồ Yển nói :

– Nay công tử về nước, định làm tôi thế tử Ngữ, hay định thay thế tử Ngữ mà làm vua ?

Trùng Nhĩ nín lặng, không nói gì cả. Hồ Yển nói :

– Nếu công tử định làm tôi thế tử Ngữ thì Hoài Doanh là quốc mẫu ; nếu công tử định thay thế tử Ngữ mà làm vua thì Hoài Doanh tức là vợ của kẻ thù, còn ngại gì nữa ?

Trùng Nhĩ còn có ý thẹn, Triệu Thôi nói :

– Nước còn muốn lấy, huống chỉ là vợ. Muốn làm nên việc lớn mà còn giữ cái tiết nhỏ thì sau sẽ hối không kịp ?

Trùng Nhĩ nghe nói, mới thuận kết duyên với nàng Hoài Doanh. Công tôn Chi vào nói với Tần Mục công. Tần Mục công chọn ngày tốt, rồi cho làm lễ cưới. Hoài Doanh có nhan sắc hơn Khương thị nước Tề, Trùng Nhĩ mừng lắm, quên hết những sự khó nhọc trong khi đi đường. Tần Mục công vốn trọng công tử Trùng Nhĩ, lại thêm có tình thân thuộc, càng hậu đãi Trùng Nhĩ lắm. Bọn Triệu Thôi và Hồ Yển cũng nhân dịp mà được kết giao với các quan đại phu nước Tần là bọn Kiển Thúc, Bách Lý Hề và công tôn Chi để bàn việc phục quốc.

Thế tử Ngữ từ khi ở nước Tần trốn về, vào yết kiến Tấn Huệ công. Tấn Huệ công mừng lắm, nói :

– Ta yếu đau đã lâu ngày, đang buồn không có người phó thác, nay con trốn về đây được, ta mới yên lòng.

Tháng chín năm ấy Tấn Huệ công đau nặng quá, mới gọi Lã Di Xanh và Khước Nhuế vào mà dặn rằng :

– Hai ngươi nên cố sức giữ gìn cho thế tử Ngữ. Hiện nay các vị công tử, ta không phải lo ngại ai cả, chỉ nên đề phòng có Trùng Nhĩ mà thôi.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế sụp lạy xin vâng mệnh. Đêm hôm ấy, Tấn Huệ công mất. Lã Di Xanh và Khước Nhuế tôn thế tử Ngữ lên nối ngôi, tức là Tấn Hoài công. Tấn Hoài công lo Trùng Nhĩ ở ngoài, tất có ngày sinh biến, mới hạ lệnh rằng :

– Phàm những người bầy tôi nước Tấn theo Trùng Nhĩ đi trốn, thì hạn trong bảy tháng, họ hàng ở nhà phải? viết thư gọi về. Ai đúng hạn mà về thì tha không bắt tội, lại cho được phục chức cũ ; nếu quá hạn không về, đều xóa tên trong sổ quan và chịu án tử hình, cha con, anh em ở nhà cũng phải tội chết.

Lão quốc cữu là Hồ Đột có hai con là Hồ Mao và Hồ Yển, đều theo Trùng Nhĩ ở nước Tần. Khước Nhuế khuyên Hồ Đột nên viết thư gọi về. Hồ Đột nhất định không chịu. Khước Nhuế vào nói với Tấn Hoài công rằng :

– Hai con của Hồ Đột đều là người tài giỏi, nay lại theo Trùng Nhĩ thì khác nào như hổ thêm cánh. Nay Hồ Đột không chịu gọi hai con về thì cũng đáng nghi lắm, chúa công thứ gọi Hồ Đột vào mà bảo, xem ý tứ lão quốc cữu ra sao ?

Tấn Hoài công sai người đến triệu Hồ Đột. Hồ Đột biết ý, liền cùng với người nhà từ giã, rồi vào triều nói với Tấn Hoài công rằng :

– Lão thần già ốm ở nhà, chẳng hay chúa công có việc gì mà triệu đến ?

Tấn Hoài công nói :

– Hồ Mao và Hồ Yển ở nước ngoài, lão quốc cữu có viết thư gọi về hay không ?

Hồ Đột nói :

– Tôi chưa viết thư gọi.

Tấn Hoài công nói :

– Ta đã có hạ lệnh rằng : “Quá hạn không về thì bắt tội thân thuộc ở nhà” lão quốc cữu không biết hay sao

Hồ Đột nói :

– Hai con tôi theo hầu Trùng Nhĩ cũng đã lâu ngày, tất phải một lòng trung thành với Trùng Nhĩ, cũng như các quan tại triều trung thành với chúa công. Giả sử nay hai con tôi có trốn về, tôi cũng kể tội mà giết đi, huống chi tôi lại còn gọi về làm gì !

Tấn Hoài công nổi giận, sai hai người lực sĩ tuốt hai lưỡi gươm kề vào cổ Hồ Đột mà bảo rằng :

– Nếu nhà ngươi chịu gọi hai con về thì ta sẽ tha cho tội chết.

Tấn Hoài công lại sai người đem giấy bút đến trước mặt Hồ Đột.

Khước Nhuế cầm lấy tay Hồ Đột, bắt Hồ Đột phải viết. Hồ Đột kêu to lên rằng :

– Không phải nắm tay, tự khắc ta viết !

Nói xong, liền viết mấy chữ thật to : “Con không hai cha, bầy tôi không hai vua”, Tấn Hoài công giận lắm, nói :

– Mày không sợ chết à ?

Hồ Đột nói :

– Tôi chỉ sợ làm con không giữ được đạo hiếu, làm tôi không giữ được đạo trung mà thôi ! Còn như chết là chuyện thường, việc gì mà sợ !

Hồ Đột vươn cổ ra để chờ chém. Tấn Hoài công sai dẫn Hồ Đột ra chém ở ngoài chợ. Quách Yển trông thấy, thở dài mà than rằng :

– Chúa công mới lên nối ngôi, chưa có ân huệ gì cả, mà đã giết chết một lão thần, chẳng bao lâu tất cũng hỏng việc thôi !

Nói xong, tức khắc cáo ốm, không ra khỏi cửa. Người nhà Hồ Đột vội vàng trốn sang nước Tần, để báo tin cho Hồ Mao và Hồ Yển biết.

Chương 36: Tấn Hoài công trốn sang Cao Lương – Tần Mục công phù lập Trùng Nhĩ

Hồ Mao và Hồ Yển theo công tử Trùng Nhĩ ở nước Tần, nghe tin phụ thân là Hồ Đột bị Tấn Hoài công giết, liền vật mình than khóc.

Triệu Thôi nói :

– Người đã chết rồi, không thể sống lại được, dẫu thương cũng vô ích, chỉ bằng ta vào yết kiến công tử để bàn về việc phục quốc.

Hồ Mao và Hồ Yển gạt nước mắt, cùng với Tnệu Thôi vào yết kiến Trùng Nhĩ, đem việc Hồ Đột bị hại nói với Trùng Nhĩ Trùng Nhĩ bảo Hồ Mao và Hồ Yển rằng :

– Hai ngươi chớ có lo phiền, chờ khi ta về nước, sẽ báo thù cho hai ngươi.

Nói xong, liền đem việc nước Tấn vào nói với Tần Mục công.

Mục công nói :

– Ấy là cơ hội trời muốn cho công tử trở về nước Tấn đó, công tử chớ nên bỏ hoài ? Tôi xin hết lòng giúp công tử.

Triệu Thôi? đỡ lời Trùng Nhĩ mà nói với Mục công rằng :

– Nhà vua có lòng giúp thì xin giúp ngay cho, nếu để cho thế tử Ngữ (Tấn Hoài công) đã cải nguyên cáo miếu rồi, thì cái phần vua tôi đã định, cũng hơi khó một chút.

Tần Mục công khen phải, Trùng Nhĩ cáo từ về công quán. Bỗng nghe báo có người nước Tấn xin vào yết kiến để nói việc cơ mật. Trùng Nhĩ cho vào, hỏi họ tên là gì ? Người ấy sụp lạy mà nói rằng :

– Tôi là con quan đại phu nước Tấn là Loan Chi, tên gọi là Loan Thuẫn. Cha tôi thấy tân quân (Tấn Hoài công) bây giờ tính đa nghi mà lại tàn nhẫn, hay chém giết lắm, dân trong nước đều có lòng oán, vậy mới sai tôi sang đây báo tin cho công tử biết ; nếu công tử đem quân về đánh thì cha tôi xin làm nội ứng.

Trùng Nhĩ mừng lắm, đính ước với Loan Thuẫn, hẹn đến đầu năm sau thì về. Loan Thuẫn cáo từ trở về nước Tấn. Trùng Nhĩ khấn trời, rồi đem cỏ thi ra bói ; bói được hào lục quẻ “thái “, liền gọi Hồ Yển vào đoán. Hồ Yển nói :

– Quẻ này là một quẻ thượng cát, công tử về nước chẳng những được nối ngôi, lại có cơ làm bá chủ chư hầu nữa.

Trùng Nhĩ đem chuyện Loan Thuẫn bảo cho Hồ Yển biết. Hồ Yển nói :

– Sáng mai công tử nên vào nói với vua Tần mượn quân về nước, chớ chậm trễ nữa.

Ngày hôm sau, Trùng Nhĩ vào yết kiến Tần Mục công. Mục công không đợi Trùng Nhĩ phải nói, liền bảo Trùng Nhĩ rằng :

– Tôi đã biết công tử đang nóng lòng phục quốc, để tôi xin thân hành đem quân đưa công tử về.

Trùng Nhĩ tạ Ơn lui ra. Phi Báo nghe tin Tần Mục công sắp đem quân đưa Trùng Nhĩ về nước, mới xin làm tiên phong. Mục công thuận cho. Tháng chạp năm ấy, Mục công bày một tiệc rượu ở Cửu Long sơn để thết đãi Trùng Nhĩ và bọn Triệu Thôi, tặng cho mỗi người một đôi bạch bích, rồi cử đại binh đưa Trùng Nhĩ về nước Tấn.

Thế tử Doanh nước Tần cũng có lòng kính mến Trùng Nhĩ lắm, đi tiễn chân đến sông Vị Dương, mới từ biệt trở về. Đại binh nước Tần kéo đến bờ sông Hoàng Hà, Tần Mục công truyền bày tiệc cùng với Trùng Nhĩ uống rượu ; rồi ân cần dặn Trùng NhI rằng :

– Khi công tử về nước, xin chớ quên vợ chồng tôl.

Nói xong, liền chia một nửa quân, sai công tử Chí và Phi Báo đưa Trùng Nhĩ sang sông Hoàng Hà còn mình thì đóng quân ở Hà Tây để chờ tin.

Bấy giờ Hồ Thúc là người theo hầu Trùng Nhĩ, từ khi đi trốn đến giờ, vẫn chuyên giữ việc hành lý, vì đã trải nhiều phen khổ sở, đói khát ở nước Tào, nước Vệ, nẽn tính rất căn cơ. Hồ Thúc bèn thu thập bao nhiêu chiếu nát, màn rách đều xếp xuống thuyền cả ; đến những đồ cơm rượu còn thừa, Hồ Thúc cũng vẫn coi như của quý, đem cả xuống thuyễn. Trùng Nhĩ trông thấy, bật cười mà bảo rằng :

– Ngày nay ta sắp về làm vua nước Tấn, thiếu gì đồ châu báu, còn dùng chi đến những vật hư nát ấy !

Nói xong, liền sai người đem quẳng bỏ ở trên bờ sông, không để một thứ gì lại. Hồ Yển bèn thở dài mà than rằng :

– Công tử chưa được phú quý mà đã quên lúc bần tiện, mai sau có mới nới cũ, coi lũ chúng ta khác nào những vật hư nát ấy, chẳng cũng uổng cái công chúng ta khó nhọc trong mười chín năm trời ru !

Chi bằng ta nhân lúc công tử chưa qua sông này mà bỏ đi, họa may ngày khác công tử còn có lòng nghĩ đến !

Hỗ Yển bèn đem một đôi ngọc bích trắng của Tần Mục công tặng khi trước, quỳ dâng Trùng Nhĩ mà nói rằng :

– Nay công tử qua sông Hoàng Hà này tức là đã đến địa giới nước Tấn, trong thì có bầy tôi nước Tấn, ngoài thì có các tướng nước Tần giúp đỡ, ngôi vua nước Tấn chãc hẳn phải về tay công tử, dẫu có tôi đi theo, cũng không ích gì. Tôi xin ở lại nước Tần để làm một người ngoại thần của công tử.

Trùng Nhĩ giật mình kinh sợ mà hỏi rằng :

– Ta đang muốn cùng các ngươi cùng hưởng phú quý, sao nhà ngươi lại nói như vậy ? ‘

Hỗ Yển nói :

– Tôi tự xét mình có ba tội, nên không dám theo.

Trùng Nhĩ hỏi :

– Ba tội là những tội gì ?

Hớ Yển nói :

– Tôi theo giúp công tử mà để cho công tử phải khốn ở đất Ngũ Lộc, thế là một tội ; để cho công tử bị vua Tào và vua Vệ khinh bỉ, thế là hai tội ; khi ở nước Tề, dám nhân lúc công tử say rượu mà đem công tử đi để cho công tử phải tức giận, thế là ba tội. Ngày trước công tử còn ở nước ngoài, nên tôi không dám từ chối, nay công tứ đã về đến đây xin công tử cho tôi được ở lại nước Tần, vì tôi theo hầu trong bấy nhiêu năm, sức vóc đã suy yếu lắm rồi, khác nào như những đồ chiếu nát, màn rách, không thể dùng được nữa ?

Trùng Nhĩ ứa nước mắt mà nói rằng :

– Nhà ngươi trách ta, thế là phải lắm, ta xin chịu lỗi ?

Nói xong, liền sai Hồ Thúc thu nhặt lấy tất cả những vật đã bỏ đi trước. Trùng Nhĩ lại ngảnh mặt xuống sông Hoàng Hà mà thề rằng :

– Nếu ta về nước mà quên công ơn các ngươi, không cùng hưởng phú quý thì xin trời tru đất diệt ‘

Thề xong, lại cầm một viên bạch bích ném xuống sông Hoàng Hà mà nói rằng :

– Xin có thần Hà Bá chứng minh cho !

Bấy giờ Giới Tử Thôi ngồi ở chiếc thuyền bên cạnh, nghe thấy Trùng Nhĩ thề với Hồ Yển, liền cười mà nói rằng :

– Công tử về được nước, chẳng qua là tự ý trời, Hồ Yển lại toan nhận lâý làm công mình hay sao ? Nay ta phải ở cùng triều với những người tham phú quý như thế, ta cũng xấu hổ lắm !

Từ bấy giờ Giới Tử Thôi có ý muốn đi ẩn.

Trùng Nhĩ qua sông Hoàng Hà, đi đến đất Lịnh Hồ, quan trấn thủ ở đất Lịnh Hồ là Đặng Hồn đem quân ra chống giữ bị Phi Báo chém chết. Các quan trấn thủ khác đều xin hàng cả. Tấn Hoài công nghe báo, giật mình kinh sợ, sai Lã Di Xanh làm chánh tướng, Khước Nhuế làm phó tướng, đem quân ra đóng ở đất Lư Liễu, để chống cự với quân nước Tần. Công tử Chí nước Tần liền viết một bức thư thay lời Tần Mục công, rồi sai người đưa cho Lã Di Xanh và Khước Nhuế

Trong thư đại lược nói rằng :

– Vua Tần tôi làm ơn cho nước Tấn nhiều lắm, mà cha con vua Tấn bây giờ lại đem lòng phụ Ơn, coi nước Tần tôi như cừu địch ; công tử Trùng Nhĩ là người hiền, dân nước Tấn đều quy phục cả, ấy là lòng trời muốn cho làm vua nước Tấn đó. Nay tôi cử đại binh đóng ở trên sông Hoàng Hà, sai công tử Chi đưa Trùng Nhĩ về làm vua, nếu nhà ngươi biết nhân dịp này mà làm nội ứng thì sẽ tránh khỏi tai vạ về sau?

Lã Di Xanh và Khước Nhuế xem xong bức thư, ngẩn người ra một lúc, không biết nói thế nào được. Muốn chống cự lại thì sợ quân nước Tần thế mạnh không thể địch nổi ; muốn làm nội ứng để đón Trùng Nhĩ về làm vua thì lại sợ Trùng Nhĩ nhớ thù cũ mà giết mình để đền mạng cho Lý Khắc và Phi Trịnh Phủ chăng, bởi vậy cứ ngần ngại mãi. Sau mới nghĩ được một kế, liền viết thư trả lời công tử Chí.

Trong thư đại lược nói rằng :

– Chúng tôi nay tự xét rằng đối với công tử là người có tội, vậy nên không dám bãi binh, nhưng bổn tâm chúng tôi thật vốn muốn tôn phù công tử, nếu chúng tôi được cùng với các quan theo hầu công tử ngày nay cùng thề rằng sau này quyết không làm hại lẫn nhau, bấy giờ chúng tôi sẽ xin vâng mệnh.

Công tử Chí đọc bức thư trả lời, biết là Lã Di Xanh và Khước Nhuế bèn sai người đón vào, hai người bày tỏ tâm sự cho công tử Chí biết, và nói rằng :

– Chúng tôi vẫn muốn làm nội ứng, nhưng sợ công tử Trùng Nhĩ không có lòng bao dung cho, vậy phải xin ăn thề.

Công tử Chí nói :

– Nếu ông tạm lui quân về phái tây bắc, thì tôi sẽ nói lại với công tử Trùng Nhĩ mà cho ông được ăn thề.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế vâng lời, liền rút quân về đóng ở đất Châu Thành. Công tử Chí đem lời Lã Di Xanh và Khước Nhuế nói với công tử Trùng Nhĩ. Công tử Trùng Nhĩ sai Hồ Yển và công tử Chí đến đất Châu Thành hội thề với Lã Di Xanh và Khước Nhuế. Thề xong, Lã Di Xanh và Khước Nhuế sai người theo Hồ Yển đi nghênh tiếp Trùng Nhĩ đến đất Châu Thành.

Tấn Hoài công chờ mãi, không thấy tin tức Lã Di Xanh và Khước Nhuế, mới sai Bột Đề đi đốc chiến. Bột Đề đi đến nửa đường, nghe tin Lãâ Di Xanh và Khước Nhuế rút quân về đất Châu Thành cùng với Hỗ Yển và công tử Chí giảng hòa, định đón Trùng Nhĩ về làm vua, thì vội vàng về báo tin cho Tấn Hoài công biết. Tấn Hoài công giật mình kinh sợ, liền triệu các quan triều thần vào để thương nghị. Các quan triều thần xưa nay vẫn mến phục Trùng Nhĩ ; lại thấy Tấn Hoài công chỉ tín dùng Lã Di Xanh và Khước Nhuế nên cũng có ý chán. Nay thấy Lã Di Xanh và Khước Nhuế đã làm phản rồi, họ mới bảo nhau người thì cáo ốm, người thì cáo bận việc nhà không vào dự hội. Tấn Hoài công thở dài mà than rằng :

– Chẳng ngờ chỉ vì ta bỏ trốn về để mếch lòng nước Tần, mà đến nỗi thế này ?

Bột Đề nói :

– Nay các quan tnều thần cùng tư ước với nhau để đón vua mới, thế thì chúa công phải tránh đi mới được. Tôi xin theo hầu chúa công mà trốn sang đất Cao Lương.

Tấn Hoài công nghe lời, cùng với Bột Đề đi trốn. Lã Di Xanh và Khước Nhuế sai người đón công tử Trùng Nhĩ về rồi sụp lạy xin lỗi.

Trùng Nhĩ lấy lời ngọt ngào phủ dụ. Bọn Triệu Thôi cũng cùng với Lã Di xanh và Khước Nhuế bày tỏ tâm phúc, không nghi ky điều gì cả.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế yên lòng, mời công tử Trùng Nhĩ vào đất Khúc ốc. Các quan triều thần rủ nhau đến đất Khúc ốc để nghênh tiếp rồi rước Trùng Nhĩ về kinh thành. Công tử Trùng Nhĩ lên nối ngôi, tức là Tấn Văn công.

Tấn Văn công từ năm bốn mươi ba tuổi trốn sang nước Địch, năm năm mươi nhăm tuổi sang ở nước Tề, năm sáu mươi mốt tuổi sang ở nước Tần, đến bây giờ phục quốc lên làm vua thì đã sáu mươi hai tuổi. Tấn Văn công khi đã lên làm vua rồi, bèn mật sai người sang đất Cao Lương để giết Tấn Hoài công. Tấn Hoài công lên làm vua từ tháng chín năm trước đến tháng hai năm sau thì bị giết, tất cả mới được có sáu tháng. Bột Đề thấy Tấn Hoài công bị giết, lại trốn về nước Tấn.

Tấn Văn công bày tiệc để thết đãi quan tướng nước Tần là công tử Chí, và khao thưởng quân sĩ. Phi Báo sụp lạy Tấn Văn công, xin phép cải táng cho cha là Phi Trịnh Phủ. Tấn Văn công thuận cho, rồi muốn giữ Phi Báo ở lại tnều để dùng, nhưng Phi Báo chối từ nói rằng :

– Tôi đã trót sang làm quan với Tần thì không dám bỏ mà về với chúa công.

Phi Báo cáo từ Tấn Văn công, rồi? cùng với công tử Chí trở về đất Hà Tây, báo tin cho Tần Mục công biết, Tần Mục công liền rút quân về nước.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế dẫu sợ thế nước Tần, phải đón Trùng Nhl về nối ngôi, nhưng trong lòng vẫn nghi ky, lại xấu hổ với bọn Tnệu Thôi, mới bàn nhau làm phản, cùng nhau lập mưu đốt cung để giết Trùng Nhĩ, rồi lập một vị công tử khác ; ngặt vì khắp trong triều bây giờ không biết mưu với ai được, chỉ có Bột Đề là một kẻ cừu địch với Tấn Văn công khi trước là có thể cùng bàn được thôi, liền sai người đi gọi Bột Đề.

Bột Đề thấy Lã Di Xanh và Khước Nhuế sai người gọi, vội vàng đến ngay. Lã Di Xanh và Khước Nhuế đem việc đốt cung nói với Bột Đề, Bột Đề bằng lòng và nhận lời, nhưng trong lòng không cho làm phải. nghĩ thầm một mình rằng :

– Ngày trước ta phụng mệnh Tấn Hiến công và Tấn Huệ công đi giết Trùng Nhĩ, chẳng qua là lúc bấy giờ ta chỉ biết một lòng vì chủ mà thôi. Nay Tấn Hoài công đã chết rồi, Trùng Nhĩ lên nối ngôi, nước Tấn mới được yên ổn ; nếu ta lại làm những việc đại nghịch bất đạo ấy thì chẳllg những rằng chưa chắc ta đã làm gì nổi Trùng Nhĩ là người có trời giúp, mà giả sử ta có giết được Trùng Nhĩ nữa thì các người theo hầu Trùng Nhĩ cũng vị tất đã để cho ta yên, chi bằng ta đem cáo giác việc này ra, thì lại là một con đường tiến thân cho ta được đây.

Bột Đề lại nghĩ thầm :

– Mình là người có tội, vào gọi cửa cung sao được !

Bột Đề nghĩ vậy rồi đêm hôm ấy đến yết kiến Hồ Yển. Hồ Yển trông thấy Bột Đề, giật mình kinh sợ mà hỏi rằng :

– Nhà ngươi đối với chúa công ta là người có tội to lắm, sao không tìm đường trốn tránh cho xa, mà lại đang đêm tới đây để làm gì ?

Bột Đề nói :

– Tôi đến đây là có ý muốn xin vào yết kiến chúa công nhờ quốc cữu tiến dẫn cho.

Hồ Yển nói :

– Nhà ngươi vào yết kiến chúa công thì thật là dẫn thân vào chỗ chết !

Bột Đề nói :

– Tôi có một việc cơ mật, muốn vào tâu với chúa công để cứu lấy tính mệnh người trong nước.

Hỗ Yển liền đưa Bột Đề đến cửa cung, rồi gọi cửa vào trước, đem việc Bột Đề xin vào yết kiến nói với Tấn Văn công. Tấn Văn công nói :

– Bột Đề còn có việc gì mà bảo là cứu được tính mệnh người trong nước, chẳng qua là hắn ta sợ để nhờ quốc cữu tiến dẫn đó mà thôi

Hồ Yển nói :

– Chúa công nay mới lên nối ngôi, cũng nên bỏ điều hiềm khích cũ mà cầu lời nói thẳng mới phải, xin chúa công cứ cho vào.

Tấn Văn công có ý ngần ngừ, liền bảo nội thị truyền mắng Bột Đề rằng :

– Ngày trước nhà ngươi chém đứt vạt áo của ta, cái áo ấy hãy còn đó, ta trông thấy lúc nào vẫn còn rùng mình ; Sau nhà ngươi lại phụng mệnh Huệ công sang nước Địch để giết ta, may mà lòng trời giúp ta, nhà ngươi không thể giết nổi. Nay ta về nước, nhà ngươi còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa ! Thôi thì nhà ngươi nên tìm đường trốn tránh cho xa, kẻo ta bắt mà trị tội đó.

Bột Đề cười khanh khách mà đáp rằng :

– Chúa công ở nước ngoài lưu lạc trong mười chín năm trời mà còn chưa hiểu thấu được thế sự hay sao ! Hiến công ngày xưa là thân phụ của chúa công, mà Huệ công cũng là thân đệ của chúa công đó, thế mà cha muốn giết con, em muốn giết anh, huống chi là Bột Đề này. Bột Đề này là một đứa tiểu thần, bấy giờ chỉ biết có Hiến công và Huệ công mà thôi, nào đã biết chúa công là ai. Ngày xưa Quản Di Ngô vì Công tử Củ mà bắn trúng vao vòng đai của Tề Hoàn công. thế mà tề hoàn công còn dùng Quản Di Ngô để nêu được nghiệp bá ; nếu Tề Hoàn công cũng nghĩ như bụng chúa công ngày nay thì dễ thường phảl báo cái thù bắn trúng vòng đai, mà bở sự nghiệp bá chủ hay sao ? Nay chúa công không cho tôi vào yết kiến, tôi cũng chẳng tổn hại gì, chỉ e tôi đã đi rồi thì cái tai vạ của chúa công cũng sắp đến nơi đấy !

Nội thị vào nói lại với Tấn Văn công. Hồ Yển nói :

– Bột Đề tới đây, tất có biết được chuyện gì mà muốn nói, xin chúa công cứ cho vào.

Tấn Văn công bèn cho triệu Bột Đề vào. Bột Đề vào đến trong cung, không xin lỗi những việc trước, chỉ sụp lạy hai lạy, rồi nói :

– Tôi xin chúc mừng chúa công !

Tấn Văn công nói :

– Ta lên nối ngôi đã lâu, bây giờ nhà ngươi mới đến chúc mừng, chẳng cũng chậm lắm ru ?

Bột Đề nói :

– Chúa công lên nối ngôi, cũng chưa đủ chúc mừng, nay gặp Bột Đề này mới giữ vững được ngôi ấy, vậy tôi xin chúc mừng chúa công.

Tấn Văn công lấy làm lạ, đuổi hết người xung quanh đi rồi hỏi Bột Đề. Bột Đề bèn đem việc Lã Di Xanh và Khước Nhuế mưu làm phản kể lại một lượt, rồi nói với Tấn Văn công rằng :

– Chúa công nên tức khắc cùng với quốc cữu (Hồ Yển) trốn sang nước Tần, rồi đem quân Tần về thì mới có thể dẹp yên được cái loạn này. Tôi xin ở nhà để làm nội ứng mà giết Lã Di Xanh và Khước Nhuế.

Hồ Yển nói :

– Việc đã cấp bách, tôi xin theo chúa công đi, còn công việc trong nước, đã có Triệu Thôi lo liệu.

Tấn Văn công lại dặn Bột Đề rằng :

– Nhà ngươi nên cố sức, sau này ta sẽ trọng thưởng.

Bột Đề cáo từ lui ra. Tấn Văn công cùng với Hồ Yển bàn định, gọi mấy người nội thị tâm phúc vào, dặn báo các công việc, và cấm không được tiết lộ ra cho ai biết. Canh năm đêm hôm ấy, Tấn Văn công giả cách cảm hàn đau bụng, sai một nội thị nhỏ cầm đèn đưa ra nhà xí, rồi theo cửa sau, cùng với Hồ Yển lẽn xe trốn sang nước Tần.

Sáng hôm sau, trong cung có tin truyền ra là Tấn Văn công ốm mệt, các quan bèn kéo đến hỏi thăm, nhưng đều không được vào. Người nội thị canh cửa nói :

– Đêm hôm qua chúa công bị cảm hàn, có truyền cho chúng tôi nói với các quan biết rằng mấy hôm nữa sẽ ra tiếp kiến.

Các quan đều tưởng là Tấn Văn công ốm thật. Lã Di Xanh và Khước Nhuế nghe nói Tấn Văn công có bệnh, trong lòng mừng thầm mà nói rằng :

– Thế mới thật trời giúp cho ta giết Trùng Nhĩ ?

Tấn Văn công cùng với Hồ Yển đi đến địa giới nước Tần, sai người đưa mật thư sang cho Tần Mục công, ước đến hội nhau ở đất Vương Thành. Tần Mục công nghe nói Tấn Văn công giả dạng thường dân trốn sang nước Tần, biết là nước Tấn có biến loạn, mới giả cách đi săn, rồi đến đất Vương Thành hội nhau với Tấn Văn công. Tấn Văn công đem việc Lã Di Xanh và Khước Nhuế âm mưu làm phản nói cho Tần Mục công nghe. Tần Mục công cười mà nói rằng :

– Ý trời đã định, Lã Di Xanh và Khước Nhuế làm gì nổi ! Tôi chắc rằng bọn Tnệu Thôi ở nhà tất dẹp tan đám giặc ấy, nhà vua chớ ngại !

Nói xong, liến sai công tôn Chi đem quân ra đóng ở cửa sông Hoàng Hà để nghe ngóng tin tức. Tấn Văn công hãy ở tạm đất Vương Thành

Bột Đề sợ Lã Di Xanh và Khước Nhuế có ý nghi, mới giả cách đến nhà Khước Nhuế để bàn định mưu kế, rồi cùng với Lã Di Xanh vào đốt cung và chực giết Trùng Nhĩ, nhưng không thấy Trùng Nhĩ đâu cả mới sợ hãi đem nhau đi trốn. Bọn Triệu Thôi tưởng là trong cung phát hỏa vội vàng đem quân vào cứu, măi đến sáng rõ mới biết là

Lă Di Xanh và Khước Nhuế làm phản ; mọi người lại tìm không thấy Tấn Văn công, nên đều giật mình kinh sợ, sau hỏi bọn nội thị mới biết là Tấn Văn công đã đi đâu mất từ mấy hôm trước rồi. Triệu Thôi nói :

– Việc này hỏi đến Hồ quốc cữu thì mới biết rõ được.

Hồ Mao nói :

– Em tôi là Hồ Yển, vào cung từ mấy hôm trước mà đến nay cũng chưa thấy về, tôi chắc hắn đi theo chúa công đó ? Ý chừng chúa công biết cái mưu của Lã Di Xanh và Khước Nhuế, nên mới phòng bị trước như vậy. Nay chúng ta chỉ nên sửa sang lại các nơi cung điện, để đợi chúa công về.

Ngụy Thù nói :

– Bọn phản nghịch định đốt cung mà giết chúa công, tội thật đáng chết, nay dẫu chúng chạy trốn, chắc cũng chưa xa, để tôi xin đem quân đi đuổi bắt.

Triệu Thôi nói :

– Hai đứa phản nghịch ấy dẫu trốn đi, chẳng bao lâu rồi cũng bắt được, nay chúa công đi vắng, ta không nên động binh.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế nghe tin Tấn Văn công chưa chết, sợ các quan đại phu cử binh đuổi theo, mới định trốn sang nước ngoài, nhưng chưa biết đến nước nào cho tiện. Bột Đề lại đánh lừa rằng :

– Vua nước Tấn lập hay là bỏ, đều tự ý nước Tần cả, vả chăng hai ngài cùng với vua Tần cũng có quen biết từ trước, nay hai ngài cứ sang đầu với vua Tần, nói dối là trong cung thất hỏa, Trùng Nhĩ đã chết cháy rồi, và xin đón công tử Ung vễ làm vua. Khi công tử Ung đã về nối ngôi thì Trùng Nhĩ dẫu sống cũng khó lòng mà tranh lại nổi.

Lã Di Xanh nói :

– Vua Tần khi trước đã cùng ta hội thề ở đất Vương Thành, nay ta nên sang đầu, nhưng chẳng biết vua Tần có lòng dung nạp hay không ?

Bạt Đề nói :

– Để tôi sang trước nói xem thế nào, nếu vua Tần không nghe, bấy giờ ta sẽ liệu kế.

Bột Đề đi đến cửa sông Hoàng Hà, nghe tin công tôn Chi đóng quân ở bên kia sông, liền đem sự tình đầu đuổi kể lại cho công tôn Chi biết :

– Công tôn Chi nói :

– Bọn phản nghịch đã sang xin hàng như vậy ta nên dụ mà giết Nói xong, liền viết một bức thư giao Bột Đề cầm đưa cho Lã Di Xanh và Khước Nhuế. Trong thư đại lược nói rằng :

– Khi Trùng Nhĩ vê nước. có nói với chúa công tôi xin nộp đất, vậy nên chúa công tôi sai đóng quân ở đây đế đợi cắm địa giới, sợ lại như Tấn Hiếu công ngày trước ; nay nghe tin Trùng Nhĩ bị chết cháy, mà hai ngài lợi có ý muốn đón công tử Ung, chúa công tôi cũng bằng lòng lắm, xin hai ngài nên mau mau sang ngay đế cùng bàn định”.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế tiếp được thư, vui mừng đi ngay.

Khi đến đất Hà Tây, công tôn Chi ra nghênh tiếp, rồi bày tiệc để thết đãi Lã Di Xanh và Khước Nhuế vững dạ không nghi ngại gì cả. Công tôn Chi sai người phi báo cho Tần Mục công, để Tần Mục công đến ở Vương Thành trước. Lã Di xanh và Khước Nhuế chơi bời ba ngày, rồi nói với công tôn Chi xin vào yết kiến Tần Mục công. Công tôn Chi nói :

– Chúa công tôi hiện đang ở đất Vương Thành, mời hai ngài qua đấy để cùng hội một thể ; còn quân sĩ xin cho đóng lại đây, chờ khi hai ngài trở về, bấy giờ sẽ kéo sang nước Tấn. Lã Di Xanh và Khước Nhuế nghe lời, theo công tôn Chi sang đất Vương Thành ; khi đến đất Vương Thành, Bột Đề cùng công tôn Chi vào thành trước, yết kiến Tần Mục công. Tần Mục công sai Phi Báo ra đón Lã Di Xanh và Khước Nhuế rồi bảo Tấn Văn công nấp sẵn ở phía sau bức bình phong. Lã Di Xanh và Khước Nhuế vào yết kiến Tần Mục công, nói với Tần Mục công xin lập công tử Ung.

Tần Mục công nói :

– Công tử Ung hiện đã ở đây rồi.

Lã Di Xanh và Khước Nhuế đồng thanh nói rằng :

– Nếu vậy xin cho chúng tôi được yết kiến vua mới.

Tần Mục công gọi :

– Vua mới đâu, xin mời ra đây ?

Bỗng thấy phía sau bình phong có mợt vị quý nhân từ từ bước ra. Lã Di Xanh và Khước Nhuế ngẩng mặt lên nhìn xem ai thì là Tấn Văn công Trùng Nhĩ. Lã Di Xanh và Khước Nhuế giật mình kinh sợ, chẳng còn hồn vía nào cả, sụp lạy xin lỗi. Tần Mục công mời Tấn Văn công cùng ngồi. Tấn Văn công mắng Lã Di Xanh và Khước Nhuế rằng :

– Mấy đứa nghịch tặc kia, ta có xử tệ gì với chúng mày mà chúng mày làm phản, nếu không có Bột Đề cáo giác cho ta biết mà tránh đi, thì ngày nay ta đã ra tro rồi !

Bấy giờ Lã Di Xanh và Khước Nhuế mới biết là Bột Đề làm phản mình, liền nói với Tấn Văn công rằng :

– Bột Đề đã cùng với chúng tôi ăn thề, xin chúa công chớ tha tội cho y.

Tấn Văn công cười mà nói rằng :

– Nếu Bột Đề không cùng với ngươi ăn thề thì sao biết hết được âm mưu của các ngươi như vậy !

Nói xong, liền truyền cho võ sĩ đem Lã Di Xanh và Khước Nhuế ra chém, lại sai Bột Đề đi giám sát. Được một lúc, vũ sĩ đem đầu Lã Di Xanh và Khước Nhuế nộp ở dưới thềm. Tấn Văn công sai Bột Đề đem đầu Lã Di Xanh và Khước Nhuế đến đất Hà Tây để phủ dụ quân sĩ lại báo tin về cho người trong nước biết. Triệu Thôi cùng các quan đại phu vội vàng đem xa giá đi đón tiếp Tấn Văn công.

Chương 37: Giới Tử Thôi cõng mẹ đi ẩn – Công tử Đái tham sắc làm càn

Tấn Văn công đã giết được Lã Di Xanh và Khước Nhuế rồi, đứng dậy tạ Ơn Tần Mục công, và xin lấy lễ phu nhân đón nàng Hoài Doanh về nước. Tần Mục công nói :

– Tiện nữ khi trước đã thất thân với công tử Ngữ rồi, có đâu lại dám đương cái lễ tôn quý ấy ?

Tấn Văn công nói :

– Nước tôi cùng quý quốc giao hiếu đã mấy đời nay, nếu không dùng lễ pbu nhân thì sao làm chủ được việc tôn tự, xin nhà vua chớ nên từ chối.

Tần Mục công mừng lắm, liền cho Tấn Văn công làm lễ đón Hoài Doanh về nước. Khi về đến nước Tấn, Tấn Văn công lập Hoài Doanh làm phu nhân. Tấn Văn công nghĩ đến việc Lã Di Xanh và Khước Nhuế làm phản, có lòng tức giận, muốn giết hết vây cánh của hai người. Triệu Thôi can rằng :

– Huệ công và Hoài công ngày xưa vì nghiêm khắc quá mà bị người ta oán, nay chúa công phải khoan dung mới được.

Tấn Văn công nghe lời, hạ lệnh đại xá cho bọn vây cánh Lã Di Xanh và Khước Nhuế. Bọn này dẫu thấy Tấn Văn công đã đại xá cho nhưng trong lòng không được yên, thường phao ra những tin đồn nhảm. Tấn Văn công thấy vậy, vẫn có ý lo.

Một hôm, mới mờ mờ sáng, có kẻ tiểu lại là Đầu Tu xin vào yết kiến. Tấn Văn công đang xõa tóc gội đầu, nghe báo có Đầu Tu đến, nổi giận nói rằng :

– Người ấy khi trước lấy trộm tiền bạc của ta, khiến cho ta thiếu thốn phải ăn xin ở nước Tào và nước Vệ, bây giờ còn mặt mũi nào trông thấy ta nữa ?

Nói xong, liến sai nội thị đuổi ra. Đầu Tu nói :

– Có phải chúa công đang gội đầu đó không ?

Nội thị giật mình kinh sợ, nói :

– Tại sao nhà ngươi lại biết ?

Đầu Tu nói :

– Người ta lúc gội đầu thì cúi đầu cong mình, vì vậy quả tim phải úp xuống ; mà quả tim đã lộn ngược như thế thì lời nói ra tất cũng điên đảo, bời thế mà không cho ta vào yết kiến. Ngày trước chúa công dung thứ cho Bột Đề, mà thoát được cái nạn Lã Di Xanh và Khước Nhuế, bây giờ lại không dung thứ Đầu Tu này được hay sao !

Đầu Tu đến đây tất là có kế sách giữ yên được nước Tấn, nếu chúa công không cho vào yết kiến thì Đầu Tu từ đây sẽ xin trốn đi !

Nội thị vội vàng vào tâu với Tấn Văn công. Tấn Văn công nói :

– Đó là điều lỗi của ta !

Nói xong, liền đội mũ mặc áo chỉnh tề, rồi cho Đầu Tu vào yết kiến. Đầu Tu vào, sụp lạy xin lỗi, rồi nói với Tấn Văn công rằng :

– Chúa công có biết bọn vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế bao nhiêu người không ?

Tấn Văn công cau mày đáp rằng :

– Nhiều lắm !

Đầu Tu nói :.

– Bọn ấy tự nghĩ mình tội to, dẫu chúa công đã có lệnh đại xá rồi, nhưng vẫn đem lòng nghi ngại, chúa công nên nghĩ cách nào khiến chúng được yên tâm.

Tấn Văn công nói :

– Muốn chúng yên tâm thì dùng cách gì được ?

Đầu Tu nói :

– Ngày trước tôi lấy trộm tiền bạc của chúa công, khiến chúa công bị cơ khổ ; tội của tôi, người trong nước ai cũng biết cả, nay chúa công đi chơi, nên dùng tôi làm một người đánh xe, để người trong nước đều trông thấy biết là chúa công không nghĩ đếu điều thù oán cũ. Như vậy còn ai đem lòng nghi ngại nữa !

Tấn Văn công khen phải, rồi mượn cớ đi ra tuần thành, dùng Đầu Tu làm người đánh xe. Những vây cánh của Lã Di Xanh và Khước Nhuế trông thấy, đều thì thào bảo nhau :

– Đầu Tu ngày trước lấy tiền bạc của chúa công, mà nay chúa công còn dung thứ, huống chi là người khác !

Từ bấy giờ không còn những tin đồn nhảm nữa. Tấn Văn công từ khi còn làm công tử, đã lấy hai vợ : người vợ thứ nhất là Từ Doanh, chết đi ; người thứ hai là Bức Cật, sinh được một trai tên là Hoan, và một gái tên là Bá Cơ, sau Bức Cật chết ở đất Bồ. Lúc Tấn Văn công đi trốn, hai con là Hoan và Bá Cơ đều bỏ ở đất Bồ cả ; bấy giờ Đầu Tu lại nhận lấy mà gửi nhà Toại thị (người đất Bồ) nuôi hộ. Một hôm, Đầu

Tu đem việc ấy nói với Tấn Văn công. Tấn Văn công giật mình mà hỏi rằng :

– Ta tưởng hai đứa bé đã chết trong loạn lạc từ lâu rồi ! Sao đến bây giờ nhà ngươi mới nói ?

Đầu Tu nói :

– Chúa công chu du các nước, đến đâu lấy vợ Ở đấy, sinh hạ cũng được nhiều con ; công tử Hoan dẫu còn sống, nào biết chúa công có còn thương đến hay không ? Bởi vậy tôi chưa dám nói vội.

Tấn Văn công nói :

– Nếu nhà ngươi không nói thì thành ra ta mang tiếng là người bất từ.

Nói xong, liền sai Đầu Tu đến đất Bồ, trọng thưởng cho Toại thị, rồi đón công tử Hoan và Bá Cơ về, để cho nàng Hoài Doanh nhận làm con. Lại lập công tử Hoan làm thế tử và đem Bá Cơ gả cho Triệu Thôi, gọi là Tnệu Cơ.

Vua nước Địch nghe tin Tấn Văn công đã về nối ngôi, sai sứ đến chúc mừng, và đưa nàng Quý Ngỗi vế nước Tấn. Tấn Văn công hỏi Quý Ngỗi đã bao nhiêu tuổi. Quý Ngỗi nói :

Cách biệt trong tám năm nay, bây giờ thiếp đă ba mươi hai tuổi rồi !

Tấn Văn công nói bỡn rằng :

– Còn may mà xa cách chưa đếu hai mươi nhăm năm.

Tề Hiếu công cũng sai người đưa nàng Khương thị về nước Tấn.

Tấn Văn công tạ Ơn Khương thị. Khương thị nói :

– Thiếp không phải là không muốn cảnh vợ chồng sum họp, nhưng sở dĩ bấy giờ thiếp muốn cho chúa công ra đi, chính là mong có ngày hôm nay đó.

Tấn Văn công đem những điều đức hạnh của Quý Ngỗi và Khương thị thuật lại cho Hoài Doanh nghe. Hoài Doanh cũng ngợi khen mãi, rồi xin nhường lại ngôi phu nhân. Bấy giờ Tấn Văn công định lại ngôi bậc ở trong cung : đặt Khương thị làm phu nhân ; thứ hai đến Quý Ngỗi ; thứ ba mới đến Hoài Doanh. Triệu Cơ (tức là nàng Bá Cơ, con gái Tấn Văn công) nghe tin Quý Ngỗi về, cũng khuyên chồng là Triệu Thôi cho người đi đón mẹ con nàng Thúc Ngỗi. Triệu Thôi? từ chối nói :.

Chúa công đã gả nàng cho ta, có đâu tôi còn dám nghĩ đến vợ con ở nước Địch.

Triệu Cơ nói :

– Câu nói bạc đức ấy, thìếp không muốn nghe đâu ! Thiếp dẫu là con chúa công thật, nhưng Thúc Ngỗi lấy trước, và đã có con, lẽ nào phu quân lại yêu mới bỏ cũ cho đành ?

Triệu Thôi ngoài miệng dẫu bảo nghe lời nhưng trong lòng cũng chưa nhất quyết. Triệu Cơ liền vào cung, tâu với Tấn Văn công rằng :

– Xin phụ thân bảo Triệu tướng quân đón nảng Thúc Ngỗi về, kẻo để cho con mang tiếng là người bất hiền.

Tấn Văn công sai người sang nước Địch đón mẹ con Thúc Ngỗi về. Triệu Cơ xin nhường Thúc Ngỗi làm vợ cả. Triệu Thôi nhất định không nghe. Tnệu Cơ nói :

– Người ta hơn tuổi mà lấy trước, thiếp ít tuổi mà lại lấy sau. Và thiếp nghe nói con nàng tên là Thuẫn, năm nay đã trưởng thành mà lại có tài vậy thiếp nên nhường là phải ; nếu phu quân không nghe thì thiếp xin về cung.

Triệu Thôi bất đắc dĩ lại đem lời nói của Triệu Cơ tâu với Tấn Vãn công. Tấn Văn công nói :

– Con gái ta biết nhường như thế là phải ?

Nói xong, liền truyền gọi mẹ con Thúc Ngỗi vào triều, rồi cho Thúc Ngỗi làm vợ cả Triệu Thôi. Thúc Ngỗi cũng cố ý xin từ chối. Tấn Văn công giảng giải mãi, nói đó là ý muốn của Tnệu Cơ, Thúc Ngỗi mới chịu nhận. Bấy giờ Triệu Thuẫn mới mười bảy tuổi, mà học hành thông thái, lại giỏi nghề cưỡi ngựa bắn cung. Triệu Thôi lấy làm yêu lắm. Sau Triệu Cơ cũng sinh được ba con là Triệu Đồng, Triệu Quát và Triệu Anh, nhưng tài giỏi đều không bằng Triệu Thuẫn.

Tấn Văn công ban thưởng cho những người có công phục quốc, chia ra làm ba hạng : một là những người tòng vong ; hai là những người tống khoản ; ba là những người nghênh hàng. Trong ba hạng ấy lại tùy theo người nào có công khó nhọc nhiều hay ít mà chia hơn kém : những người tòng vong thì Triệu Thôi và Hồ Yển đứng đầu ; những người tống khoản thì Loạn Chi và Khước Tần đứng đầu ; những người nghênh hàng thì Khước Bộ Dương và Hàn Giản đứng đầu.

Tấn Văn công lại đem năm đôi ngọc bích ban cho Hồ Yển, để đền lại viên ngọc bích ném xuống sông Hoàng Hà khi trước. Lại nghĩ đến Hồ Đột bị chết oan, truyến lập miếu ở núi Mã Yên để thờ, đổi tên núi ấy là núi Hồ Đột. Tấn Văn công ban thưởng công thần xong, lại ra một tờ chiếu treo ở cửa thành nói rằng : “Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra”.

Hồ Thúc nói với Tấn Văn công rằng :

– Tôi theo chúa công, từ khi còn ở đất Bồ, cho đếu khi chu du khắp các nước, lúc nào tôi cũng hầu hạ Ở bên cạnh, nay chúa công thưởng công cho những người tông vong mà khồng nhớ đến tôi, chẳng hay tôi có tội gì ?

Tấn Văn công nói :

– Trong bọn tòng vong : người nào lấy điều nhân nghĩa mà khuyên bảo ta thì là công đầu ; người nào vì ta mà bàn mưu lập kế thì là công thứ hai ; người nào xông pha mũi tên hòn đạn để giữ gìn cho ta thì là công thứ ba ; còn những người nào chỉ có công theo hầu khó nhọc mà thôi thì lại ở dưới nữa. Vậy nên ta thướng cho ba hạng trên trước rồi sẽ đếu lần nhà ngươi.

Hồ Thúc thẹn mà lui ra. Tấn ‘Văn công truyền đem vàng lụa trong kho ban thưởng cho tất cả các tôi tớ hầu hạ, ai cũng lấy làm bằng lòng. Chi có Ngụy Thù và Điên Hiệt cậy mình vũ dũng, thấy Triệu Thôi và Hồ Yển đều là văn thần, chỉ biết làm việc tư lệnh văn thư mà lại được trọng thưởng hơn mình, có ý không phục, thường vẫn kêu ca oán giận. Tấn Văn công nể hai người có công lao, vậy nên không nói đến.

Giới Tử Thôi cũng là một người trong bọn tòng vong, nhưng tinh khí điềm đạm, từ khi mới về đến sông Hoàng Hà, thấy Hồ Yển có ý khoe công, đã lấy làm khinh bỉ, không muốn ở lẫn với bọn ấy ; đến lúc Tấn Văn công lên nối ngôi, Giới Tử Thôi chỉ vào chúc mừng một lần đầu, rồi cáo ốm về nhà, yẽn phận nghèo khổ, vẫn đi khâu giày thuê để lấy tiền nuôi mẹ già. Khi Tấn Văn công ban thưởng công thần, không thấy Giới Tử Thôi, cũng quên đi mất, không hỏi đến.

Người láng giềng của Giới Tử Thôi là Giải Trương, thấy Giới Tử Thôi không được thưởng, có ý không bằng lòng ; lại thấy trên cửa thành có yết một tờ chiếu nói : “Nếu người nào có công lao mà chưa được dự thưởng thì cho phép cứ tự nói ra” bèn vội vàng gọi cửa, báo tin cho Giới Tử Thôi biết. Giới Tử Thôi chỉ mỉm cười mà không nói gì cả. Bà mẹ Ở dưới bếp nghe tiếng, bảo Giới Tử Thôi rằng :

– Mày khó nhọc trong mười chín năm trời, đã từng cắt thịt đùi để dâng chúa công, sao bây giờ mày không nói ra mà lĩnh thưởng, họa may được một vài chung thóc, chẳng côn hơn đi khâu giày thuê hay sao !

Giới Tử Thôi nói :

– Các con Hiến công, cả thẩy chín người, chỉ có chúa công là hiền hơn cả. Huệ công và Hoài công không có đức, vậy nên trời truất ngôi mà để cho chúa công. Các người theo hầu, không biết ý trời, dám tự nhận là công mình, con nghĩ lấy làm xấu hổ lắm, chảng thà đi khâu giày mà ăn còn hơn ?

Bà mẹ nói :

– Mày dẫu không muốn làm quan, cũng nên vào yết kiến một lần, để khỏi uổng cái công lao cắt thịt đùi ngày trước.

Giới Tử Thôi nói :

– Con đã không muốn làm quan thì còn vào yết kiến làm gì !

Bà mẹ nói :

– Con làm được một người liêm sỉ, có lẽ nào ta lại không làm được bà mẹ người liêm sỉ hay sao ! Vậy thì mẹ con ta tìm nơi rừng núi mà ẩn thân, chớ nên ở chỗ này.

Glới Tử Thôi mừng lắm, nói :

– Con vẫn yêu chỗ Miên Thượng là một nơi núi cao hang sâu, nay con xin đem mẹ đến ở đấy.

Nói xong, liền cõng bà mẹ đến đất Miên Thượng, làm nhả trong hang mà ở. Láng giềng hàng xóm không ai biết là Giới Tử Thôi đi đâu cả, chỉ một mình Giải Trương biết mà thôi. Giải Trương bèn viết một bức thư, đang đêm đem đến treo ở cửa triều. Sáng hôm sau, có một cận thần bắt được, đem vào dâng Tấn Văn công. Tấn Văn công mở ra đọc Trong thư nói :

– Có một con rồng. khi còn hoạn nạn cô thế, đàn rắn đi theo, chu du thiên hạ. Rồng không có ăn. một rắn cắt đùi. nay rồng trở về đã được yên sở. Đàn rắn theo vào, đều sung sướng cả, chỉ có một con, chẳng ai hỏi đến !”

Tấn Văn công đọc xong, giật mình nói rằng :

– Đây là Giới Tử thôi oán giận ta đó ? Khi trước ta qua nước Vệ không có ăn, Giới Tử Thôi cắt thịt đùi để dâng ta, nay ta ban thưởng công thần mà quên mất Giới Tử Thôi, ấy là một điều lỗi của ta vậy.

Bèn sai người đi triệu Giới Tử Thôi. Khi người ấy đến nơi thì thấy Giới Tử thôi đã đi mất rồi. Tấn Văn công truyền bắt những người láng giềng, để hỏi xem Giới Tử thôi đi đâu ; ai biết chỉ dẫn thì thưởng cho làm quan. Giải Trương bèn tâu với Tấn Văn Công rằng :

– Bức thư ấy không phải là của Giới Tử Thôi, chính là của tôi làm thay đó ! Giới Tử Thôi không muốn cầu thưởng, đă cõng mẹ vào ẩn ở trong hang núi ở đất Miêu Thượng, vậy nên tôi viết bức thư ấy để nhắc chúa công nhớ đến Giới Tử Thôi đó.

Tấn Văn công nói :

– Nếu không có bức thư ấy thì có lẽ ta quên mất cái công của Giới Tử Thôi.

Nói xong, liền cho Giải Trương lảm chức hạ đại phu ; lại bắt Giải Trương đưa đường cho mình vảo Miên Thượng để tìm Giới Tử Thôi Khi vào đến nơi thì chỉ thấy núi xanh rừng rậm, nước chảy mây bay, tiếng chim chiu chít, vách đá dội vang, mả chẳng thấy tông tích Giới Tử Thôi đâu cả. Quân sĩ tìm được mấy người làm ruộng gần đấy

Tấn Văn công gọi đến trước mặt mà hỏi.

Người làm ruộng nói :

– Mấy hôm trước, chúng tôi có trông thấy một người cõng một bà cụ già ngồi nghỉ ở núi này, vốc nước suối cho bà cụ uống ; xong lại cõng bà cụ trèo lên trên núi, rồi sau không biết đi đâu !

Tấn Văn công truyền đỗ xe ở dưới chân núi, sai người đi tìm kiếm các nơi. Trong mấy ngày trời, chẳng thấy Giới Tử Thôi đâu cả.

Tấn Văn công có sắc giận trên mặt, bảo Giải Trương rằng :

– Sao Giới Tử Thôi giận ta đến thế ? Ta nghe nói Tử Thôi là người chí hiếu, nếu ta đốt khu rừng này đi thì y tất phải cõng mẹ chạy ra.

Ngụy Thù nói :

– Trong bọn tòng vong, nhiều người có công lao, há phải một mình Giới Tử Thôi đâu ! Nay Giới Tử Thôi cố tình đi ẩn, khiến chúa công phải khó nhọc, đợi khi nào hắn tránh lửa mà chạy ra đây, tôi sẽ làm cho hắn phải xấu hổ.

Nói xong, truyền cho quân sĩ phóng hỏa đốt cả mấy phía rừng. Lửa to gió mạnh, khu rừng cháy lan đến mấy dặm, trong ba ngày mới tắt ; nhưng Giới Tử Thôi nhất định không ra, hai mẹ con ôm nhau, chết ở dưới gốc cây liễu. Quan sĩ tìm được đống xương, Tấn Văn công trông thấy thì động lòng mà ứa nước mắt, bèn truyền cho quân sĩ đem chôn ở chân núi, rỗi lập miếu thờ, bao nhiêu ruộng xung quanh núi đều để làm tự điền cả, đổi tên núi gọi là Giới Sơn. Ngày hôm đất rừng, đang là tiết thanh minh mồng ba tháng ba. Sau người trong nước nhớ đến Giới Tử Thôi chết cháy, nên đến ngày hôm ấy không nỡ đốt lửa, phải làm sẵn lương khô để ăn, gọi là tiết ‘hàn thực” nghĩa là ngày hôm ấy cấm lửa, chi ăn đồ nguội. Tiết hàn thực, nhà nào cũng cắm cành liễu ở ngoài cửa, để chiêu hồn Giới Tử Thôi, cũng có nhà lảm cỗ và đốt giấy để cúng tế.

Tấn Văn công đã ban thưởng cho công thần rồi, lại chinh đốn các việc chính trị trong nước, thu dùng những người có đức có tài, cứu giúp những người nghèo khổ, từ bấy giờ trong nước mỗi ngày một cường thịnh Chu Tương vương sai quan thái tế là Chu công Khổng và quan nội sứ là Thúc Hưng đến gia phong, Tấn Văn công tiếp đãi một cách long trọng khác thường. Thúc Hưng về tâu với Chu Tương vương rằng :

– Tấn hầu tất làm bá chủ các nước chư hầu, ta phải thân thiện với Tấn mới được.

Từ đó Chu Tương vương sơ với nước Tề mà thân với nước Tấn.

Bấy giờ Trịnh Văn công cậy thế nước Sở để hà hiếp các nước yếu, thấy vua nước Hoạt thần phục nước Vệ mà không thần phục nước Trịnh, liẻn đem quân đi đánh nước Hoạt. Vua nước Hoạt sợ hãi, phải xin giảng hòa. Nước Trịnh mới rút quân về. Khi nước Tnnh đã rút quân về rồi, vua nước Hoạt trở lại thần phục nước Vệ như trước, nhất định không theo Trịnh. Trịnh Văn công giận lắm, sai công tử Sĩ Tiết làm chánh tướng, Đỗ Dũ Di làm phó tướng, lại cử đại binh sang đánh nước Hoạt.

Vệ Văn công bấy giờ đang thân mật với thiên tử nhà Chu liễn đem việc Trịnh Văn công đánh nước Hoạt vào tâu với Chu Tương vương. Chu Tương vương sai quan đại phu là Du Ty Bá đến nước Trịnh mà giảng giải hộ cho nước Hoạt.

Trinh Văn công nổi giận, nói :

– Trịnh và Vệ có khác gì nhau, sao thiên tử nhà Chu lại trọng nước Vệ mà khinh nước Trịnh thế !

Trịnh văn công liền bất Du Ty Bá giam lại một chỗ, để đợi khi đách tan nước Hoạt rồi, bấy giờ sẽ tha. Du Ty Bá bị bắt, những người theo hầu trốn về báo tin cho Chu Tương vương biết. Chu Tương vương nổi giận mắng rằng :

– Trịnh hầu khinh trẫm quá lắm, trẫm tất phải báo thù. Nói xong liền hỏi các quan trong triều rằng :

– Có ai dám vì trẫm mà đến hỏi tội Trịnh hầu hay không ?

Hai quan đại phu là Đồi Thúc và Đào Tử nói với Tương vương rằng :

– Nước Trịnh từ khi đánh được tiên vương ta ngày xưa càng không sợ hãi gì cả, nay lại cậy thế nước Sở, dám bắt cả sứ thần của thiên tử. Nay ta đem binh hỏi tội, chưa chắc thắng nổi. Tôi thiết tưởng nên mượn quân nước Địch thì mới đánh được Trịnh.

Quan đại phu là Phú Thần can rằng :

– Không nên ! Trịnh hầu dẫu vô đạo, nhưng là nước thân thuộc với ta, tổ tiên ngày xưa cũng có công với nhà Chu ta nhiều lắm ; còn nước Địch là một nước rợ mọi không thân thuộc gì, ta quyết không nên mượn quân nước Địch.

Đồi Thúc và Đào Từ nói :

– Vua Vũ vương ta ngày xưa đi đánh nhà Thương, các nước rợ mọi đều đến giúp cả, cứ gì phải nước cùng họ mới được

Tương vương khen phải, rồi sai Đồi Thúc và Đào Tử sang bảo vua nước Địch cử binh đi đánh Trịnh. Vua nước địch vâng mệnh, rồi giả cách đi săn, lẻn vào địa giới nước Trịnh, chiếm cứ lấy đất lịch Thành, rồi sai sứ theo Đồi Thúc và Đào Tử sang nhà Chu để báo tin thắng trận. Tương vương nói :

– : Nước địch có công với trẫm, nay nhân hoàng hậu mới mất, trẫm muốn lấy con gái nước Địch, các ngươi nghĩ thế nào ?

Đồi Thúc và Đào Tử nói :

– Tôi nghe nói người nước Địch có câu hát rằng : “Thúc Ngỗi trước và Thúc Ngỗi sau, nhan sắc rực rỡ như ngọc châu ý nói nước Địch có hai người con gái đều tên gọi Thúc Ngỗi, mà nhan sắc đều tuyệt vời cả Thúc Ngỗi trước là con gái nước Cao Như, đâ gả cho vua nước Tấn rồi ; còn Thúc Ngỗi sau là con gái vua nước Địch, hiện nay

vẫn chưa lấy chồng, xin nhà vua cho sang hỏi.

Tương vương mừng lắm, lại sai Đồi Thúc và Đào Tử sang nước Địch hỏi Thúc Ngỗi. Vua nước Địch sai người đưa Thúc Ngỗi đến. Chu Tương vương muốn lập làm hoàng hậu. Phú Thần lại can rằng :

– Nước Địch có công thì nhà vua nên ban thưởng, chứ lập con gái nước Địch làm hoàng hậu thì còn ra thể thống nào nữa ! Tôi e rằng nước Địch tất có lòng dòm dỏ.

Tương vương không nghe, liền lập Thúc Ngỗi làm hoàng hậu.

Ngỗi hậu (tức là Thúc Ngỗi) có nhan sắc, nhưng không có đức hạnh, khi ở Địch vẫn thích nghề cưỡi ngựa bắn cung, thường theo vua nước Địch đi săn, ngày nào cũng cùng với các tướng sĩ dong chơi, không câu nệ gì ; nay làm hoàng hậu nhà Chu, Ngỗi hậu cả ngày ở trong cung, không được đi đến đâu, lấy làm khó chịu, một hôm nói với Tương vương rằng :

– Thiếp từ thuở bé vẫn tập nghề cưỡi ngựa bắn cung, thân phụ thiếp cũng không cấm đoán gì cả, nay thiếp ở trong cung, lâu ngày không đi đến đâu, sinh ra đau ốm. Sao thiên tữ không đi săn, để thiếp theo hầu.

Tương vương đang yêu Ngỗi hậu, nàng nói gì cũng nghe lời, liền sai quan thái sử chọn ngày để đi săn ở núi Bấc Khâu. Tương vương muốn cho Ngỗi hậu được vui lòng, mới hạ lệnh treo giải thưởng cho những người săn đưọc nhiều cầm thú.

Các vương tử, vương tôn nghe lệnh, đều đua nhau đi đuổi bắn các giống cầm thú để lĩnh thưởng. Trong bọn lĩnh thưởng có một người giỏi bắn, săn được nhiều hơn cả là vương tử Đái.

Vương tử Đái mặt mũi khôi ngô, hình dong tuấn tú, trông rõ là một bậc quý nhân, tức là thứ đệ của Chu Tương vương, ngườ trong nước đều gọi là Thái thúc. Năm trước vương tử Đái đã lập mưu muốn tranh ngôi, nhưng không làm xong ; lại đi triệu quân Sơn Nhung về đánh nhà Chu, đến lúc việc tiết lộ ra, sợ tội trốn sang nước Tề. Sau bà

Huệ hậu hai ba. lần nói với Tương vương, xin tha tội cho. Phú Thần cũng khuyên tương vương nên lấy lòng nhân từ mà xử với anh em.

Bời vậy tương vương bất đắc dĩ lại cho triệu Đái về. Bấy giờ trong bọn đi săn, vương tử Đái được lĩnh phần thưởng thứ nhất, Ngỗi hậu trông thấy, đem lòng yêu dấu, lại nói với Tương vương rằng :

Hôm nay trời hãy còn sớm, xin thìên tử cho thiếp đi săn bắn chơi một lúc, để cho gân cốt được khỏe mạnh.

Chu Tương vương nghe lời, liền truyền cho quân sĩ sửa soạn các đồ săn bắn để Ngỗi hậu đi săn. Ngỗi hậu cởi áo gấm dài ra, để lộ một cái áo cánh ngắn đã mặc sẵn, rồi khoác thêm một áo giáp nhẹ, mình đeo túi tên, tay cầm súng đỏ, trông thật xinh đẹp. Tương vương trông thấy cũng phải thích ý mà tủm tỉm cười. Quân sĩ sắp xe để Ngỗi hậu đi Ngỗi hậu nói với tương vương rằng :

– Đi xe không tiện bằng cưỡi ngựa, các thị nữ ở nước Địch theo hầu thiếp sang đây, đều biết cưỡi ngựa cả, xin thiên tử cho thiếp cưỡi ngựa một phen..

Tương vương truyền chọn các con ngựa tốt đem đến cho Ngỗi hậu và các thị nữ cưỡi. Ngỗi hậu sắp sửa lên ngựa, Tương vương lại ngăn lại mà bảo rằng :

– Khoan đã ! Để trẫm chọn xem trong các vương tử có người nào cưỡi ngựa giỏi, cho đi theo hộ vệ hoàng hậu.

Vương tử Đái xin đi. Các thị nữ đều cưỡi ngựa xúm xít chung quanh Ngỗi hậu đi một bọn trước, còn vương tử Đái cưỡi ngựa theo sau.

Đi được một quãng, vương tử Đái giục ngựa lên trước, theo kịp Ngỗi hậu, rồi hai người cùng thi tài phóng ngựa vòng qua sườn núi. Khi hai người đi đều nhau, Ngỗi hậu dừng cương lại mà khen vương tử Đái rằng :

– Vương tử thật là một bậc kỳ tài ! Thiếp nghe tiếng đã lâu, bây giờ mới đưọc giáp mặt.

Vương tử Đái ngồi trên mình ngựa cũng cúi đầu mà đáp lại rằng :

– Tôi cũng mới học cưỡi ngựa, còn kém hoàng hậu muôn phần !

Ngỗi hậu nói :

– Sáng mai vương tử nên vào cung bà Huệ hậu, để vấn an, rồi thiếp sẽ nói chuyện.

Nói chưa dứt lời thì bọn thị nữ đã cưỡi ngựa đến, Ngỗi hậu liếc mắt đưa tình nhìn vương tử Đái. Vương tử Đái se sẽ gật đầu, rồi quay ngựa lùi lại. Vừa lúc bấy giờ ở chân núi có một đàn hươu nai chạy ra.

Vương tử Đái bắn luôn hai phát, được một hươu, một nai. Ngỗi hậu cũng bắn trúng một hươu. Mọi người đều vỗ tay reo mừng.

Ngỗi hậu quay ngựa trở về. Tương vương ra đón. Ngỗi hậu đem con hươu dâng nộp tương vương. Vương tử Đái cũng dâng nộp một hươu và một nai. Tương vương bằng lòng, thu quân trở về, rồi ban yến cho các quan triều thần, rất là vui vẻ.

Ngày hôm sau, Vương tử Đái vào cung Huệ hậu, giả cách vấn an, đã trông thấy Ngỗi hậu ở đấy rồi. Ngỗi hậu đem tiền bạc đút lót tất cả các cung nhân, cấm không được nói hở cho ai biết, rồi ngay hôm đó cùng với vương tử Đái tư thông ở trong .một phòng riêng. Hai bên cùng nhau quyến luyến, khi từ giã ra về, Ngỗi hậu lại dặn vương tử Đái rằng :

– Thỉnh thoảng vương tử vào cung thăm thiếp nhé !

Vương tử Đái nói :

– Tôi chỉ sợ thiên tử sinh nghi thì làm thế nào ?

Ngỗi hậu nói :

– Thiếp có thể che chở được, vương tử chớ ngại.

Các cung nhân đều biết chuyện cả, chỉ vì vương tử Đái là con yêu của Huệ hậu và việc này cũng quan hệ đếu thể thống, vậy nên không ai dám nói ra. Huệ hậu cũng biết vậy, lại dặn các cung nhân không được nói. Các cung nhân được nhiều tiền thưởng đều có ý che chở cho vương tử Đái, bởi vậy vương tử Đái ngày nào cũng ở trong cung, suốt đêm đến sáng, mà Tương vương vẫn không biết gì cả.

Trong bọn cung nữ có một người tên gọi Tiểu Đông, nhan sắc cũng khá, mà lại hiểu âm luật. Một hôm, vương tử Đái đang cùng với Ngỗi hậu uống rượu, sai Tiểu Đông thổi ống ngọc tiêu, vương tử Đái lại theo nhịp mà hát ; đến lúc vương tử Đái rượu say, có ý lả lơi, giơ tay nắm lấy áo Tiểu Đông để trêu ghẹo. Tiểu Đông sợ hãi, cời áo bỏ chạy.

Vương tử Đái giận lắm, rút gươm đuổi theo, toan giết Tiểu Đông. Tiểu Đông vội vàng chạy đến cung Tương vương, kể hết những chuyện vương tử Đái tư thông với Ngỗi hậu. Tương vương tức khắc cầm thanh bảo kiếm để đi giết vương tử Đái.

Chương 38: Chu Tương Vương tránh sang nước khác – Tấn Văn công thu phục lòng dân

Nhưng nhà vua bỗng nghĩ:

– Vương tử Đái là con yêu của thái hậu (tức là Huệ hậu) nếu ta giết đi người ngoài không biết, tất cho ta là người bất hiếu. Và vương tử Đái vũ nghệ giỏi lắm, vị tất ta đã giết nổi, chi bằng hãy chịu nhịn đợi đến sáng mai, xét được sự thực, bấy giờ sẽ trị tội Ngỗi hậu, tự khắc vương tử Đái xấu hổ mà phải trốn đi nước khác.

Tương vương thở dài một tiếng rồi ném thanh bảo kiếm xuống đất lại trở về cung, sai nội thị đi dò thám xem tình hình vương tử Đái ra sao. Nội thị về bảo rằng :

– Vương tử Đái biết Tiểu Đông vào báo với thìên tử, vậy đã tức khắc trốn đi rồi.

Tương vương nói :

– Ra vào cửa cung, không có bẩm mệnh, đó cũng là tại trẫm không phòng bị từ trước.

Sáng hôm sau, Tương vương truyền bắt các thị nữ trong cung ra để tra hỏi thì người nào cũng chối cả. Sau gọi Tiểu Đông ra đối chứng, bấy giờ các thì nữ mới thú nhận, đem tình hình trước sau nói hết với Tương vương. Tương vương truyền bắt Ngỗi hậu giam vào lãnh cung, khóa chặt cửa lại, chỉ cho khoét một lỗ thủng để đưa cơm nước mà thôi Vương tử Đái sợ tội, trốn sang nước Địch. Huệ hậu lo phiền, từ bấy giờ cũng thành bệnh ốm. Đồi Thúc và. Đào Tử nghe thấy Ngỗi hậu bị truất, giật mình kinh sợ mà nói rằng :

– Ngày trước hai ta phụng mệnh thiên tử sang mượn quân nước Địch để đánh nước Trịnh, sau hai ta lại phụng mệnh thiên tử sang xin cưới Ngỗi hậu, nay Ngỗi hậu bị truất, tất nhiên vua Địch có ý căm tức. Vả vương tử Đái trốn sang nước Địch, tất nhiên cũng kiếm chuyện để xui giục vua Địch, một mai vua Địch đem quân sang hỏi tội thì hai ta biết nói làm sao ?

Hai người tức khắc đánh xe đi theo vương tử Đái, để bày mưu lập kế sang nói với vua nước Địch. Khi đi đến nước Địch, Đồi Thúc và Đảo Tử vào trước nói với vua nước Địch rằng :

– Ngày trước nước tôi vì vương tử Đái mà sang thình hôn, thiên tử nghe nói Thúc Ngỗi là người đẹp mới chiếm lấy rồi lập làm hoàng hậu. Nhân một hôm Thúc Ngỗi đến thăm thái hậu (tức là Huệ hậu) gặp vương tử Đái, vương tử Đái bèn nói lại chuyện cũ, bị lũ cung nhân đặt điều gièm pha với thiên tử, thiên tử chẳng nghĩ đến cái công khó nhọc quý quốc đánh Trịnh khi trước mà đem hoàng hậu giam vào lãnh cung, rồi đuổi vương tử Đái đi, như thế thật là một người phụ bạc. Xin quý quốc đem quân sang đánh, mà lập vương tử Đái lên làm vua để cứu lấy hoàng hậu.

Vua nước địch tin lời, liền hỏi :

– Vươngtử đái bâygiờ ở đâu? ‘

Đồi Thúc và Đào Tử nói :

– Hiện nay đang ở ngoài cõi.

Vua nước Địch sai đón vào, rồi cho quan đại tướng là Xích Đinh cùng với Đồi Thúc và Đào Tử đem quân giúp vương tử Đái về đánh nhà Chu. Chu Tương vương nghe tin quân nước Địch đến đánh, sai quan đại phu là Đàm Bá đem việc vương tử Đái làm loạn nói với Xích Đinh Xích Đinh chém chết Đàm Bá, rời thần đường tiến sang nh� Chu.

Chu Tương vương nổi giận, sai quan khanh sĩ là Nguyên Bá Quán làm chánh tướng, Mao Vệ làm phó tướng đem lên ra đối địch.

Nguyên Bá Quán biết quân nước địch mạnh hơn, không thể đánh nổi, mới bày cho quân sĩ lập kế cố thủ, không ra nghênh chiến. Xích Đinh giận lắm, liền lập kế làm một cái chòi cao ở Thủy Vân sơn, trên cắm cờ hiệu thiên tử, cho một người ăn mặc giả làm vương tử Đái, Ngỗi uống rượu ở trên chòi, và bắt các thị nữ múa hát LẠI sai đồi

Thúc và Đào Tử, mỗi người đem một nghìn quân phục sẵn ở sườn núi, đợi khi quân nhà Chu đến thì nghe hiệu súng nổ đổ ra mà đánh. Lại sai con lả Xích Phong Tử đem năm trăm quân đến cửa dinh Nguyên Bá Quán khiêu chiến, rồi giả cách thua chạy để dụ đến Thúy Vân sơn.

Khi Xích Phong Tử đem năm trăm quân đến khiêu chiến, Nguyên Bá Quán thấy quân ít, toan đổ ra đánh, Mao Vệ can rằng :

– Nước địch hay gian dối lắm, ta nên cẩn thận, chớ ra đánh vội, hãy đợi cho khi nào quân giặc mỏi mệt, bấy giờ sẽ đánh. ‘

Trưa hôm ấy, quân Địch giả cách mỏi mệt, xuống ngựa Ngỗi la liệt ở dưới đất, cũng có kẻ lại nằm nhoài ra nữa, vừa nằm vừa xỉ mắng Nguyên BÁ Quán là người hèn nhát. Nguyên BÁé Quán tức giận, đem quân ra cùng với Xích Phong Tử giao chiến. Đánh chưa được mười hợp, Xích Phong Tử giả cách thua chạy. Nguyên Bá Quán đuổi theo.

Khi đến gần Thúy Vân sơn, Nguyên Bá Quán trông thấy vương tử Đái đang uống rượu ở trên chòi, xung quanh có kéo cờ cắm tàn rất là rực rỡ, liền nổi giận mắng rằng :

– đứa nghịch tặc kia tất chết về tay ta!.. ‘

Nói xong, tức khắc xông lên để đánh. Bỗng nghe tiếng súng nổ, quân giặc ở hai bên sườn núi đổ ra : phía tả có Đồi Thúc, phía hữu có Đào Tử, cùng đánh áp lại. Nguyên Bá Quán biết là trúng kế, vội vàng cởi áo bào ra, rồi lẩn vào trong đám loạn quân chạy trốn. Trong đám loạn quân có người hỏi Nguyên Bá Quán rằng :.

Tướng quân ơi?.Chạy đi đườngnào bây giờ?

Đồi Thúc nghe tiếng, biết là có Nguyên Bá Quán ở đây, vội vàng cố sức đuổi theo, bắt được hơn ba mươi người, Nguyên Bá Quán cũng bị bắt. Mao Vệ nghe tin Nguyên BAé Quán thua trận, tức khắc cho người về phi báo với chu tương Vương để Xin thêm quân tiếp viện. đồi Thúc đem Nguyên Bá Quán vệ nộp vương tử Đái. Vương tử Đái truyền giam lại một chỗ, Đôi Thúc nói :.

– Nay Nguyên BÁ Quán đã bị bắt, Mao Vệ tất sợ mất vía, nếu đêm nay ta dùng kế hoa? công đem quân tiến đánh thì thế nào cũng bắt được Mao Vệ..

Vương tử Đái khen phải, rồi nói với Xích Đinh. Đêm ấy Xích Đinh đem quân đến đốt phá dinh Mao Vệ. Đồi Thúc và Đáo Tử cũng đem quân xông vào. Mao Vệ biết sức không địch nổi, vội vàng mở cửa sau chạy trên. Đi được một quãng, lại gặp quân vương tử đái. Vương tử đái quát to lên rằng :

– Mao Vệ ! Mày chạy đường nào cho thoát ?

Nói xong liền cầm giáo đâm chết Mao Vệ. Quân nước Địch toàn thắng rồi vây kín kinh thành nhà Chu. Chu Tương vương nghe tin Nguyên Bá Quán và Mao Vệ bi bắt, bảo Phú Thần rằng :

– Cũng bởi trẫm không nghe lời nhà ngươi, mà nên nỗi này !

Phú Thần nói :

– Nay quân địch khí thế hung tợn lắm, xin thiên tử hãy tạm tránh đi, chắc thế nào chư hầu cũng có kẻ vì công nghĩa mà đem quân ảo trừ quân giặc.

Chu công Khổng nói :

– Tôi thiết tưởng đem hết quân sĩ ra, còn có thể cố đánh một trận nữa, can gì phải bỏ mà đi.

Thiệu Công Quá nói :

– Như tôi thiển nghĩ việc này là bởi Ngỗi hậu gây nên, xin thiên tử trị tội mà giết đi, rồi cố thủ để đợi quân chư hầu đến, thế là vẹn toàn.

Tương vương thở dài mà than rằng :

– Vì trẫm bất minh, để gây nên tai vạ ! Nay thái hậu (tức là Huệ hậu) đang ốm nặng, trẫm hãy tạm tránh đi để cho yên việc, rồi tùy ý chư hầu.

Tương vương lại báo Chu Công Không và Thiệu Công Quá rằng :

– Vương tử Đái đem quân về đây là chỉ vì Ngỗi hậu mà thôi, nhưng nếu vương tử Đái chiếm lấy Ngỗi hậu, tất sợ người trong nước chê cười, chắc không dám ở chốn kinh thành, thế thì trẫm cũng sẽ lại về được, hai ngươi cứ vững dạ.

Chu Công Không và Thiệu Công Quá sụp láy xin vâng mệnh, Tương vương hỏi Phú Thần rằng :

– Địa giới nhà Chu ta, chỉ tiếp giáp ba nước là Trịnh, Vệ và Trần, nay trẫm nên sang nước nào ?

Phú Thần nói :

– Vệ và Trần đều là nước yếu cả, chi bằng ta sang nước Trịnh là hơn.

Tương vương nói :

– Ngày trước trẫm đã mượn quân nước địch sang đánh nước Trịnh, chẳng lẽ Trịnh lại không oán trẫm hay sao ?

Phú Thần nói : ‘

Tôi khuyên nhà vua sang nước Trịnh, chính vì việc ấy đó ! vì rằng tiên tổ nước Trịnh vẫn có công với nhà Chu ta, thì con cháu tất cũng không quên nhà chu ta được, mới rồi, nhà vua mượn quân nước Địch sang đánh nước Trịnh, nước Trịnh dẫu có ý không bằng lòng, nhưng vẫn ngày đêm mong cho nước Địch làm phản nhà Chu, để tỏ mình là một nước không trái đạo với thiên tử. Bây giờ nhà vua sang Trịnh thì Trịnh tất vui lòng mà nghênh tiếp, còn oán nỗi gì !

Tương vương mới quyết định trốn sang nước Trịnh. Phú Thần lại nói :

– Nay nhà vua trốn đi, giả sử quân Địch cố sức đuổi theo.thì biết làm thế nào, để tôi xin đem hết bà con thân thuộc ra mà ngăn cản quân Địch mới được.

Phú Thần gọi hết con em họ hàng được vài trăm người, đem ra đánh nhau với quân Địch. Tương vương cùng với bọn Gián Sư Phủ và Tạ Yên Phủ hơn rnười người, thẳng đường trốn sang nước Trịnh. Phú Thần đánh nhau với Xích Đinh, giết được quân nước Địch nhiều lắm.

Phú cũng bị trọng thương, lại gặp Đồi Thúc và Đào Tử đến. Đổi Thúc vả Đào Tử bảo Phú Thần rằng :

– Trước kia nhà ngươi lấy lời nói trung mà can thiên tử, điều ấy thiên hạ đều biết cả, vậy thì ngày nay nhà ngươi cũng không cần phải chết để tỏ lòng trung của mình nữa.

Phú Thần nói :

– Ngày trước ta can, mà thiên tử không nghe, nên đến nỗi như thế này ! Nếu bây giờ ta không cố sức chết mà đánh thì thiên tử tất cho ta là không thực lòng.

Nói xong, lại cố đánh một phen, sức kiệt mà chết tại trận. Con em họ hàng cũng chết hơn ba trăm người. Phú Thần chết rồi, quân nước Địch mới biết là Chu Tương vương đã mở cửa thành đi trốn. Khi quân nước Địch tới nơi thì cửa thành bị đóng. Vương tử Đái truyền giải Nguyên Bá Quán đến, bắt gọi mở cửa thành. Chu Công Khổng và Thiệu Công Quá đứng ở trên mặt thành bảo vương tử Đái rằng :

– Chúng tôi vẫn muốn mở cửa thành ra đón, sợ quân nước Địch tiến vào cướp phá, vậy nên không dám.

Vương tử Đái nói với Xích Đinh, xin cho quân nước Địch đóng ở ngoài thành, rồi sau sẽ đem tiền bạc ở trong kho ra để khao thưởng.

Xích Đinh thuận cho. Vương tử Đái tiến vào kinh thành, trước hết đến ngay lãnh cung. thả Ngỗi hậu ra, rồi sau vào yết kiến Huệ hậu, Huệ hậu đang ốm, trông thấy vương tử Đái, mừng quá cười sặc lên mà chết. Vương tử Đái không làm ma vội, còn vào cung để tự tình với Ngỗi hậu ; lại đi tìm Tiểu Đông để giết. Tiểu Đông sợ tội, đã đâm đầu xuống giếng mà chết rồi !

Ngày hôm sau, vương tử Đái mạo xưng có di mệnh của Huệ hậu, lên ngôi thiên tử, và lập Ngỗi hậu làm hoàng hậu ; lại đem tiền bạc trong kho ra khao thưởng cho quân nước Địch, rồi cất tang Huệ hậu. Người nhà Chu nhân chuyện này có đặt thành một bài hát để chế nhạo vương tử Đái. Đái nghe thấy bài hát, biết là lòng dân không phục, sợ sinh biến loạn, mới đem Ngỗi hậu dời sang ở đất ôn ấp, rỗi sửa sang cung thất để ngày đêm cùng với Ngỗi hậu vui chơi ; còn bao nhiêu việc chính trị, giao cho Chu Công Khổng và Thiệu Công Quá tất cả Vương tử Đái tiếng là làm thiên tử, nhưng không cùng với thần dân tiếp kiến bao giờ. Nguyên Bá Quán thừa cơ trốn về Nguyên thành. Chu Tương vương đi đến Dĩ Thành, ở đấy nhiều trúc mà không có nhà công quán, người ta gọi là Trúc Xuyên. Tương vương hỏi thăm, biết là đã đến địa giới nước Trịnh, mới vào ngủ nhờ trong cái nhà tranh của một kẻ nông phu là Phong thị. Phong thị hỏi :

– chẳng hay ngài là quan chức gì ?

Tương vương nói :

– Trẫm là thiên tử nhà Chu, vì trong nước có giặc, nên phải tránh nạn đến đây.

Phong thị giật mình kinh sợ, sụp lạy xin lỗi mà rằng :

– Em hai tôi đêm qua nằm mộng thấy ánh mặt trời đã chiếu vào trong nhà, quả nhiên hôm nay có quý nhân đến !

Nói xong, liền sai người em đi giết gà thổi xôi để dâng lên vua.

Tương vương không biết đấy là em Phong thị, mới hỏi :

– Người ấy là ai thế?

Phong thị nói :

– Đấy là người em khác mẹ với tôi vẫn cùng ở đây với tôi, để phụng dưỡng mẹ già.

Tương vương thở dài mà than rằng :

– Anh em nhà ngươi là nhà làm ruộng mà cùng nhau hòa thuận được như thế ? Trẫm làm thiên tử mà lại bị người em cùng mẹ cư xử chẳng ra gì ; trẫm không bằng kẻ nông phu nhiều lắm

Tương vương nói xong, buồn lòng mà ứa nước mắt. Quan đại phu là Tả Yên Phủ nói :

– Ngày xưa Chu công là bậc đại thánh mà trong anh em cũng còn bất hòa với nhau, vậy xin nhà vua chớ thương tâm, nên mau mau truyền hịch đi bảo các nước chư hầu biết.

Tương vương bèn viết thư, sai người đi bảo với các nước : Tề, Tắng, Trần, Trịnh và Vệ. Trong thư đại lược nói rằng :

– Trẫm nay không có đức, để đến nỗi em ruột là vương tử Đái nổi loạn, phải tránh sang đất Dĩ Thành thuộc thuộc Trịnh. vậy xin bố cáo cho các nuớc được biết?

Giản Sư Phủ nói :

– Các nước ngày nay, chỉ có Tần và Tấn là muốn làm bá chủ ; nước Tần có bọn Kiến Thúc và Bách Lý Hề ; nước Tấn có bọn Triệu Thôi và Hồ Yển, bọn này tất biết khuyên vua nước mình làm những việc công nghĩa, còn các nước khác thì không trông cậy gì được !

Tương vương liền sai Giản Sư Phủ sang bảo nước Tấn, và Tả Yên Phủ sang báo nước Tần. Trịnh Văn công nghe tin Chu Tương vương tránh sang Dĩ Thành, cười mà nói rằng :

– Ngày nay thiên tử mới biết nước Địch không bằng nước Trịnh.

Nói xong, tức khắc sai người sang Dĩ Thành dựng nhà công quán để rước Chu Tương vương vào ở rồi vào yết kiến vấn an Chu Tương vương. Bao nhiêu phẩm vật khí dụng, cần dùng cho nhà vua, nước Trịnh đều cung cấp đầy đủ cả. Chu Tương vương trông thấy Trịnh Văn công, có ý thẹn. Các nước Lỗ vả Tống cũng đều sai sứ đến

vấn an và dâng các vật phẩm ; chỉ có Vệ Văn công không đến.

Quan đại phu nước Lỗ là Tang Văn Trọng nghe nói Vệ Văn công không đến, bèn thở dài mà than rằng :

– Vua nước Vệ sắp đến ngày chết. Chư hầu phải biết có thiên tử, cũng như cây phải có gốc, nước phải có nguồn ; cây không gốc tất héo, nước không nguồn tất khô, tài nào mà không chết !

Đến năm sau, Vệ Văn công chết, thế tử Thịnh lên nối ngôi, tức là Vệ Thành công, quả đúng như lời nói của Tang Văn Trọng.

Giản Sư Phủ phụng mệnh Chu Tương vương sang bảo Tấn Văn công, Tấn Văn công hỏi Hồ Yển. Hồ Yển nói :

– Tề Hoàn công ngày xưa, làm nên được sự nghiệp bá chủ, là vì biết giúp thiên tử nhà Chu ; nay thiên tử nhà Chu có nạn, nếu nước Tấn ta không giúp thì nước Tần tất giúp. Nước Tần đã giúp thì sự nghiệp bá chủ về tay nước Tần mất !

Tấn Văn công sai Quách Yển bói một quẻ. Quách Yển bói được quẻ tốt, Tấn Văn công liền cử đại binh đi gúp thiên tử nhà Chu. Khi Tấn Văn công sắp đi, lại nghe tin Tần Mục công cũng đã cử đại binh đi giúp nhà Chu, hiện đang đóng quân ở trên sông Hoàng Hà. Hồ Yển nói :

– Vua nước Tần vẫn có chí muốn giúp thiên tử nhà Chu, nay còn đóng quân ở trên sông Hoàng Hà là chỉ vì chưa có lối nào mà đi qua các nước Đông Di được. Bây giờ chúa công nên sai người sang bảo các nước Đông Di để xin mượn đường rồi lại sai người sang bảo vua nước Tần rằng nước Tấn ta đây cử đại binh đi rồi, thế thì quân nước Tần tất phải rút về.

Tấn Văn công khen phải, một mặt sai Hồ Xạ Cô đem vàng bạc sang lễ các nước Đông Di để xin mượn đường ; còn một mặt sai Tư Thần đến trên sông Hoàng Hà nói với Tần Mục công. Tư Thần phụng mệnh Tấn Văn công vào nói với Tần Mục công rằng :

– Thiên tử tránh nạn ở ngoài, quý quốc lấy làm lo thì chúa công tôi cũng lấy làm lo. Hiện nay chúa công tôi đã xin cử đại binh để thay quý quốc vào giúp thiên tử, không dám phiền đến quý quốc phải đi xa xôi khó nhọc làm gì ?

Tần Mục công nói :

– Ta sợ rằng Tấn hầu mới lập, chưa đủ quân để giúp thiên tử, vậy phải vội vàng đến đây, nay Tấn hầu đã cử đại binh đi giúp thiên tử thì ta đây chỉ việc Ngỗi yên mà chờ đợi tin mừng.

Kiền Thúc và Bách Lý Hề đều nói :

– Việc này là một việc đại nghĩa, vua nước Tấn sợ chúa công chia mất cái danh dự ấy, nên sai người đến nói để làm ngăn trở quân ta, chi bằng ta cứ tiến binh cùng với nước Tấn cùng giúp thiên tử Tần Mục công nói :

– Ta cũng biết việc này là một việc hay, nhưng quân ta không tiện đường đi, chỉ ngại rằng các nước Đông Di đem lòng ngăn trở. Nay Tấn hầu mới lên ngôi, nếu không có công trạng gì thì sao giữ yên được nước ; thôi thì ta nhường cho Tấn hầu.

Nói xong, liền sai công tử Chí theo Tả Yên Phủ đến Dĩ Thành để thăm Chu Tương vương, rồi lại rút quân về nước Tần. Tư Thần đem tin Tần Mục công lui quân về báo với Tấn Văn cồng. Tấn Văn công truyền tiến binh đến đất Dương Phàn. Quan trấn thủ ở đất Dương Phàn ra ngoài cõi nghênh tiếp. Tấn Văn công sai bọn Khước Tần đem quân vây đất ôn ấp ; lại sai bọn Triệu Thôi sang Dĩ Thành đón Chu Tương vương trở về kinh thành. Chu Công Khổng và Thiệu Công Quá mở cửa thành đón Tương vương vào.

Người đất ôn ấp nghe tin Chu Tương vương đã trở về kinh thành, liền họp nhau lại giết chết Đồi Thúc và Đào Tử, rồi mở toang cửa thành để đón quân nước Tấn vào. Vương tử Đái vội vàng đem Ngỗi hậu lên xe, tìm đường trốn sang nước Địch, nhưng quân sĩ đóng cửa lại, không cho ra. Vương tử Đái rút gươm chém chết mấy người.

Ngụy Thù vừa đi đến, quát to lên rằng :

– Thằng nghịch tặc kia, mày định chạy đi đằng nào ?

Vương tử Đái nói :

– Nhà ngươi tha cho ta trốn, ngày khác ta xin đến ơn.

Ngụy Thù nói :

– Hỏi thiên tử có tha cho nhà ngươi, thì ta sẽ nới tay ?

Vương tử Đái nổi giận, rút gươm ra đâm. Ngụy Thù liền nhảy ngay lên xe, chém chết vương tử Đái. Quân sĩ bắt được Ngỗi hậu, đem đến nộp Ngụy Thù. Ngụy Thù nói :

– Nó là một đứa dâm phụ, còn để làm gì !

Nói xong, truyền cho quân sĩ bốn phía cùng giương cung một lúc mà bắn chết Ngồi hậu. Ngụy Thù đem hai cái xác vương tử Đái và Ngồi hậu đến nộp Khước Tần. Khước Tần nói :

– Sao ông bắt được, lại không đóng cũi đem nộp, để thiên tử trị tội ?

Ngụy Thù nói :

– Thiên tử tránh cái tiếng giết em, vậy mới mượn tay nước Tấn ta, thế thì ta giết ngay đi là hay lắm.

Khước Tần truyền đem chôn hai cái xác ấy, rồi sai người đến đất Dương Phàn để báo tin cho Tấn Văn công biết. Tấn Văn công nghe tin vương tử Đái và Ngồi hậu đã bị giết rồi, liền vào kinh thành yết kiến Chu Tương vương để báo tin thắng trận. Chu Tương vương bày tiệc thết đãi, lại đem vàng lụa ra tạ Ơn. Tấn Văn công sụp lạy mà nói rằng :

– Trùng Nhĩ này không dám nhận vàng lụa, chỉ xin nhà vua gia ơn cho lúc chết được an táng theo lễ toại đạo thì Trùng Nhĩ này lấy làm đội ơn vô cùng.

Chu Tương vương nói :

– Tiên vương ngày xưa đặt ra lễ phân biệt trên dưới, chỉ quan hệ Ở những lúc sinh tử ấy, trẫm không dám vì ơn riêng mà bỏ phép công ; nay thúc phụ có công lớn, trẫm không dám quên, trẫm xin đem đất ôn, đất Nguyên, đất Dương Phàn và đất Toàn Mao để gia phong cho thúc phụ.

Tấn Văn công cáo từ lui ra. Dân nhà Chu già trẻ lớn bé kéo nhau đi xem mặt Tấn Văn công, đứng chật ních cả đường cái, đều thì thào bảo nhau rằng :

– Ngày nay lại thấy có Tề Hoàn công ?

Tấn Văn công sai Ngụy Thù đến nhận địa giới đất Dương Phàn, sai Điên Thiệt đến nhận địa giới đất Toàn Mao, sai Loan Chi đến nhận địa giới đất ôn, còn đất Nguyên thi Văn công thân hành đến để nhận.

Bởi vì đất Nguyên là phong ấp của Nguyên Bá Quán ; Nguyên Bá Quán vì cớ đánh giặc bị thua, nên vua nhà Chu đòi lại mà thưởng cho Tấn Văn công, Tấn Văn công sợ Nguyên Bá Quán không chịu, vậy phải thân hành đem quân đến. điên Thiệt đến Toàn Mao, Loan Chi đến đất ôn. Quan trấn thủ ở đất Toàn Mao và đất ôn đều mở cửa thành ra nghênh tiếp. Còn Ngụy Thù đến đất Dương Phàn thì quan trấn thủ ở đấy là Xương Cát bảo những người dưới rằng :

– Nhà Chu còn được bao nhiêu đất mà gia phong cho nước Tấn nhiều như vậy ta với Tấn hầu cùng là bề tôi nhà Chu, sao ta chịu phục ?

Nói xong, liền đem quân lên mặt thành để chống giữ. Ngụy Thù giận lắm, vây kín cả bốn mặt thành, rồi hạ lệnh rằng :

– Nếu không chịu hàng thì giết sạch cả !

Xương Cát đứng trên mặt thành trả lời rằng :

– Đất Dương Phàn này là chỗ kinh kỳ, dân trong thành phần nhiều là họ hàng thân thích của thiên tử nhà Chu. Quý quốc cũng là bề tôi nhà Chu, sao lại tàn nhẫn đến thế ?

Ngụy Thù nghe lời, trong lòng cảm động, sai người báo với Tấn Văn công. Tấn Văn công bèn viết một bức thư đưa cho Xương Cát.

Trong thư đại lược nói rằng :

– Đất này là của thiên tử gia phong cho, nên tôi không dám trái mệnh, nếu tướng quân nghĩ đến họ hàng thân thích cửa thiên tử mà muốn đem dân đi nên khác thì tôi cũng xin tùy ý tướng quân ?

Tấn Văn công lại sai người đến bảo Ngụy Thù hãy hoãn binh, không nên đánh vội. Xương Cát tiếp được thư, liền truyền cho dân trong thành rằng :

– Ai muốn về nhà Chu thì đi, ai muốn theo nước Tấn thì ở.

Dân trong thành xin đi đến quá nửa. Xương Cát dời số dân ấy đến đất Chi Thôn. Ngụy Thù vào nhận lấy địa giới đất Dương Phàn.

Tấn Văn công và Triệu Thôi đem quân đến đất Nguyên, Nguyên Bá Quán nói dối những người dưới rằng :

– Quân nước Tấn vây đất Dương Phàn, đem dân ở đây giết sạch Dân đất Nguyên sơ hãi, quyết chí chống lại quân nước Tấn.

Quân nước Tấn bổ vây, Triệu Thôi bảo Tấn Văn công rằng :

– Dân không phục nước Tấn ta là vì nước Tấn ta chưa có điều gì tín nghĩa cả ; nay chúa công nên giữ lấy tín nghĩa thì không đợi phải đánh mà tự khắc dân phục.

Tấn Văn công nói :

– Muốn giữ tín nghĩa thì phải làm thế nào ?

Triệu Thôi nói

– Xin chúa công hạ lệnh cho quân sĩ, mỗi người phải giữ lương ăn trong ba ngày, nếu ba ngày không hạ được thành Nguyên thì giải vây về nước.

Tấn Văn công theo lời. Đến ngày thứ ba quân sĩ bảo rằng :

– Còn ngày hôm nay nữa thì hết lương ăn.

Tấn Văn công chẳng nói gì cả. Đến đêm hôm ấy, dân Nguyên trèo qua thành ra nói với Tấn Văn công rằng :

– Chúng tôi đã hỏi tin, biết là dân Dương Phàn không bị giết bao giờ ; vậy đến ngày mai, chúng tôi xin mở thành để đón chúa công.

Tấn Văn công nói :

– Hôm trước ta đây có hẹn trong ba ngày, nếu không đánh được đất Nguyên thì tức khắc giải vây rút về ; hôm nay đã là ba ngày rồi thì sáng mai thế nào ta cũng rút quân.

Quân sĩ đều can rằng :

– Dân đất Nguyên đã định đến ngày mai mở cửa thảnh để đón chúa công vào thì chúa công nên tạm lưu lại một ngày nữa, dẫu có hết lương xin cho người sang Dương Phàn lấy, cũng chẳng xa gì !

Văn công nói :

– Tín nghĩa là một điều quý, ta đã hạ lệnh, hạn trong ba ngày, ai lại không biết, nếu nay lại tạm lưu một ngày nữa thì là người thất tín, dẫu có được đất Nguyên, cũng không ích gì !

Sáng sớm hôm sau, Tấn Văn công liền truyền giải vây rút quân về nước.

Dân đất Nguyên bảo nhau rằng :

– Tân hầu không thất tín thật là một ông vua có đức. Và những người dòng dây trèo xuống thành để đi theo vua Tấn cứ liên tiếp nối nhau mãi không hết. Nguyên Bá Quán không thể nào ngăn cấm được nữa, cũng phải mở cửa thành xin hàng. Quân nước Tấn đi đã được ba mươi dặm, dân đất Nguyên theo kịp ; Nguyên Bá Quán cũng viết thư đến xin hàng. Tấn Văn công truyền đóng quân lại một chỗ, rồi một mình đi xe vào thẳng trong thành. Dân trong thành thấy Tấn Văn công đều vui mừng nhảy múa. Tấn Văn công đãi Nguyên Bá Quán theo lễ khanh sĩ, cho ở đất Hà Bắc, lại sai Triệu Thôi làm quan trấn thủ ở đất Nguyên, kiêm lĩnh đất Dương Phàn và Khước Tần làm trấn thủ ở đất ôn, kiêm lĩnh đất Toàn Mao. Tấn Văn công từ khi cử đại binh đi giúp thiên tử nhà Chu, và giữ tín nghĩa với dân đất Nguyên, mới có cớ làm được bá chủ.

Chương 39: Triển Hỉ hỏi kế Liễu Hạ Huệ – Ngụy Thù đốt nhà Hỉ Phụ Cơ

Tề Hiếu công bấy giờ đang có ý muốn làm bá chủ, vẫn định dùng binh lực mà khôi phục lại sự nghiệp của Tề Hoàn công thuở trước, mới họp các quan đại phu lại mà hỏi rằng :

– Đang đời tiên quân ta là Hoàn công ngày xưa, năm nảo cũng đánh đông dẹp bắc ; nay ta cứ ngồi yên một chỗ, khác nào như người nằm trong vỏ ốc, không biết bên ngoài có việc chi cả, ta lấy làm xấu hổ. lắm ! Ta còn nhớ năm trước vua nước Lỗ định giúp Vô Khuy mà chống cự với ta, ta chưa báo được cái thù ấy, nay nước Lỗ phía bắc kết giao với Vệ, phía nam kết giao với Sở, giả sử đem quân sang đánh ta thì ta lấy gì định lại cho nổi ? Bây giờ nước Lỗ đang gặp năm mất mùa, ta muốn thừa cơ mà đánh trước đi, các ngươi nghĩ thế nào ?

Quan trường khanh là Cao Hổ nói :

– Nước Lỗ đang có nhiều nước giúp, ta đánh vị tất đã nổi.

Tề Hiếu công nói :

– Ta hãy thử sang đánh để xem chư hầu có đồng lòng với nước Lỗ hay không ?

Tề Hiếu công liền cử binh sang xâm phạm phía bắc nước Lỗ, quân sĩ phi báo với Lỗ Hi công. Quan đại phu là Tang Tôn Thần nói với Lỗ Hi công rằng :

– Quân Tề sang đánh ta là có ý muốn báo thù, ta vị tất đã chống lại nổi, xin chúa công sai sứ ra từ tạ là hơn.

Lỗ Hi công nói :

– Biết ai là người khéo ứng đối mà sai đi bây giờ ?

Tang Tôn Thần nói :

– Tôi xin cử một người là con quan tư không Vô Hại đời trước, tên gọi Triển Hoạch, tên tự là Tử Cầm, làm quan sĩ sư, được phong ở Liễu Hạ, người ấy văn nhã ôn hòa, biết nhiều nghĩa lý, chỉ vì làm quan không hợp thói đời, nên mới từ chức bỏ về, nếu sai người ấy làm sứ thần ra nói với vua Tề thì vua Tề tất phải kính trọng.

Lỗ Ki công nói :

– Ta cũng có nghe tiếng người ấy, chẳng hay bây giờ ở đâu ?

Tang Tôn Thần nói :

– Hiện nay vẫn ở Liễu Hạ.

Lỗ Hi công sai người đến triệu Triển- Hoạch. Triển Hoạch cáo ốm không đi được. Tang Tôn Thần nói :

– Triển Hoạch có người em tên gọi Triển Hỉ, dẫu quan chức còn nhỏ nhưng cũng có tài ứng đối nay sai Triển Hỉ đến nhà Triển Hoạch mà hỏi xem nên dùng cách nào để ứng đối với vua nước Tề.

Lỗ hi công nghe lời. Triển Hỉ đến Liễu Hạ, vào yết kiến Triển Hoạch, thuật lại chủ ý của Lỗ Hi công. Triển Hoạch nói :

– Vua Tề đem quân sang đánh ta là có ý muốn nối sự nghiệp Tề Hoàn công ngày trước, nhưng không biết rằng muốn làm bá chủ thì trước hết phải đón phù thiên tử nhà Chu ; nay ta đem di mệnh của tiên vương ngày xưa mà trách vua Tề thi thiếu gì cách nói.

Triển Hỉ về nói với Lỗ Hi công rằng :

– Tôi đã hỏi được cách để ứng đối với vua Tề rồi.

Lỗ Hi công đã sắp sẵn lễ vật để sai Triển Hỉ đi thương thuyết với Tề. Triển Hỉ đi đến phía nam sông Vấn, gặp tiền đội quân nước Tề, bèn xin với tướng tiên phong là Thôi Yến, đến yết kiến Tề Hiếu công. Thôi Yến đưa Triển Hỉ nói với Tề Hiếu công rằng :

– Chúa công tôi nghe tin xa giá nhà vua sắp sang qua địa giới nước tôi, vậy sai tôi đưa lễ vật sang kính biếu tướng sĩ nhà vua.

Tề Hiếu công nói :

– Người nước Lỗ nghe tin ta đem quân sang đánh, có sợ hãi hay không ?

Triển Hỉ cười mà đáp rằng :

– Bọn tiểu nhân thì cũng có người sự hãi, chứ những người quân tử thì không ai sợ hãi chút nào cả.

Tề Hiếu công nói :

– Nước nhà ngươi, quan văn thì không có ai trí mưu như Thi Bá ; quan vũ thì không có ai vũ dũng như Tào Quệ ; vả nước nhà ngươi đang gặp năm mất mùa, ngoài đồng không có cây cỏ nào được xanh tốt, thế thì còn cậy vào đâu mà chẳng sợ hãi ?

Triển Hỉ nói :

– Nước tôi không chắc cậy vào điều gì cả, chỉ chắc cậy vào di mệnh của tiên vương mà thôi ; tiên vương nhà Chu ngày xưa phong Thái công ở nước Tề, phong tiên quân tôi là Bá Cầm ở nước Lỗ, khiến hai nước cắt máu mà thề với nhau rằng : “Con cháu sau đời đời cùng giúp nhà Chu, chớ có làm hại lẫn nhau ? Lời thề ấy còn giao cho quan thái sử cất đi. Tề Hoàn công làm nên bá chủ, cũng vì biết hội chư hầu ở đất Kha để cùng nhau giúp thiên tử ; nay nhà vua lên ngôi đã được chín năm, người nước tôi vẫn mong nhà vua lại sửa sang bá nghiệp của Tề Hoàn công thuở trước. Bằng nay bỏ di mệnh của tiên vương, trái lời thề của Thái công, để đến nỗi không giữ được bá nghiệp của Tề Hoàn công thuở xưa thì tôi dám chắc rằng nhà vua tất không như thế.

Bời vậy mà nước tôi không lấy gì làm sợ hãi.

Tề Hiếu công nói :

– Nhà ngươi về nói với Lỗ hầu, ta xin cùng với nước Lỗ giao hảo, không dùng binh nữa.

Nói xong, liền rút quân về. Triển Hỉ về nói với Lỗ Hi công. Tang Tôn Thần nói :

– Quân Tề dẫu lui, nhưng có ý khinh ta, tôi xin cùng với Trọng Toại mượn quân nước Sở để đánh nước Tề.

Lỗ Hi công lấy làm phải, liền sai Trọng Toại làm chánh. Tang Tôn Thần làm phó, đi sứ nước Sở. Tang Tôn Thần có quen nhau với tướng nước Sở là Thành Đắc Thần, mới nhờ Thành đắc Thần nói với Sở Thành vương rằng :

– Nước Tề bội ước ở đất Lộc Thượng, nước Tống giao chiến ở sông Hoàng Thủy, đều lả cừu địch với nước Sở cả ; nếu đại vương muốn đem quân hỏi tội hai nước ấy thì nước tôi xin đem quân làm tiên phong.

Sở Thành vương mừng lắm, liễn sai Thành Đắc Thần làm chánh tướng, Thúc Hầu làm phó tướng, đem quân sang đánh Tề, chiếm lấy đất Dương Cực, lấy đất ấy mà phong cho con Tề Hoàn công là công tử Ung và sai Thúc Hầu đóng đồn ở đấy để làm thanh viện cho nước Lỗ. Thành Đắc Thần thắng trận, thu quân về triều. Quan lệnh doãn là Tử Văn, bấy giờ tuổi đã già rồi, xin nhường quyền chính lại cho Thành Đắc Thần. Sở Thành vương nói :

– Ta giận nước Tống, hơn giận nước Tề ; Thành Đắc Thần đã vì ta đánh nước Tề rồi, nhà ngươi nên vì ta đánh nước Tống, để báo thù cho nước Trịnh, sau khi đánh được Tống rồi, bấy giờ nhà ngươi sẽ từ chức. –

Tử Văn nói :

– Tài trí tôi kém Thành Đắc Thần xa lắm, xin đại vương cho Thành Đắc Thần thay tôi, tất có thể giúp đại vương đánh Tống được.

Sở Thành vương nói :

– Nước Tống đang thần phục nước Tấn, nay ta đánh Tống thì nước Tấn tất cứu, nếu không phải tay nhà ngươi thì sao địch nổi Tấn và Tống được, nhà ngươi nên vì ta mà giúp việc ấy.

Nói xong, liền sai Tử Văn ra duyệt binh ở đất Khuê (đất nước Sở) để tuyên thị quân pháp. Tử Văn muốn làm tỏ tài trí của Thành Đắc Thần, nên hôm duyệt binh, chỉ làm qua loa xong việc mà thôi, cả buổi sáng chẳng phạt một người nào. Sở Thành vương nói :

– Nhà ngươi ra duyệt binh mà không phạt một người nào thì sao cho có uy được ?

Tử Văn nói :

– Tôi ngày nay đã già yếu lắm rồi, nếu đại vương muốn lập uy thì tất phải dùng Thành Đắc Thần mới được.

Sở Thành vương liền sai Thành Đắc Thần ra duyệt binh ở đất Vi (đất nước Sở). Thành Đắc Thần ra duyệt binh, hiệu lệnh rất nghiêm, kẻ nào trái phép, đều trị tội cả. Trong một ngày hôm ấy, bảy người bị đánh và ba người bị xâu tai. Sở Thành vương mừng lắm, nói :

– Thành Đắc Thần thật là có tài làm tướng.

Tử Văn lại xin nhường quyền chính cho Thành Đắc Thần. Sở Thành vương nghe lời, liền cho Thành đắc Thần làm lệnh doãn, kiêm giữ chức nguyên soái. Các quan triều thần đều đến nhà Tử Văn để chúc mừng về việc tiến cử Thành Đắc Thần, chỉ có quan đại phu là Vi Lã Thần nhân ốm không đến. Tử Văn bày tiệc để thết đãi. Khi việc đã được nửa chừng, có người vào báo với Tử Văn rằng :

– Có một cậu bé con ở ngoài cửa xin vào yết kiến.

Tử Văn cho vào. Cậu bé khi vào đến nơi, chắp tay cúi đầu để chào rồi đi đến chỗ cuối chiếu mà ngồi. Trong khi ngồi ăn thì cậu bé có ý không coi ai ra gì. Người ta nhìn kỹ mới biết là con trai Vi Lã Thần, tên gọi Vi Giả, mới mười ba tuổi. Tử Văn lấy làm lạ, hỏi rằng :

– Ta tiến cử cho nước được một đại tướng, các quan triều thần đều chúc mừng cả, sao nhà ngươi lại không chúc mừng ?

Vi Giả nói :

– Các ngài cho là một việc nên mừng, tôi thiết tưởng là một việc nên lo !

Tử văn nổi giận mà hỏi rằng :

– Tại sao nhà ngươi lại bảo là một việc nên lo ?

Vi Giả nói :

– Thành Đắc Thần là một người vũ dũng mà không có tài quyết đoán, chỉ có thể dùng trong việc chiến tranh mà thôi, chứ giao cả quyền chính cho thì tất có ngày sinh hại. Tục ngữ có câu rằng : “Cứng quá thì gãy” tức là Thành Đắc Thần ngày nay đó ? Ngài tiến cử một người có thể làm hỏng việc nước, còn mừng nỗi gì ! Nếu sau này người đó không làm hỏng việc nước thì bấy giờ tôi sẽ mừng, cũng chưa lấy gì làm muộn kia mà ?

Các quan đều nói rằng :

– Đứa bé con ấy nói càn, chả nên nghe làm gì !

Vi Giả cười rầm lên mà lui ra. Các quan triều thần đều tan về cả Ngày hôm sau, Sở Thành vương cho Thành Đắc Thần làm thống tướng, cử đại binh cùng với quân Trần, Sái, Trịnh và Hứa cùng sang đánh Tống, vây đất Mân ấp. Tống Thành công sai quan tư mã là công tôn Cố sang cáo cấp với Tấn Văn công. Tấn Văn công họp các quan

triều thần lại để thương nghị. Tiên Chẩn nói :

– Hiện nay nước Sở hoành hành thiên hạ là nước mạnh hơn cả. Sở lại có ơn riêng với chúa công. Nay nước Sở đánh Tề và Tống, sinh sự ở trung nguyên, ấy là lòng trời xui khiến để chúa công nêu được cái danh tiếng là cứu kẻ hên yếu ; sự nghiệp bá chủ, cũng bởi ở một việc này !

Tấn Văn công nói :

– Ta muốn cứu nước Tề và nước Tống thì nên làm thế nào ?

Hồ Yến nói :

– Nay Sở đang kết thân với Tào và Vệ, mà hai.nước ấy lại đều là cừu địch với chúa công ; nếu chúa công đem quân đi đánh Tào và Vệ thì tất Sở phải sang cứu, mà không quấy nhiễu nước Tề và nước Tống được nữa.

Tấn Văn công khen phải, liền đem mưu ấy bảo công tôn Cố về nói trước với Tống Thành công, để Tống thành công cứ vững lòng mà chống giữ với quân Sở. Công tôn cố Vâng mệnh trở về Tống. Tấn Văn công lo ít quân, bàn với Triệu Thôi.

Triệu Thôi nói :

– Vua Vũ công ta ngày xưa ở đất Khúc ốc, mới có một đạo quân, đến đời Hiến công thêm lên hai đạo, mà mở rộng bờ cõi kể hàng nghìn dặm, huống chi nước Tấn ta ngày nay, đã có ba đạo quân ; ngặt vì một điều dân chưa biết lễ nghĩa, khó hợp mà dễ tan, nay chúa công nên duyệt binh, để khiến cho dân biết thân yêu người trên, mới có thể dùng quân đi đánh các nước được.

Tấn Văn công nói :

– Đã có ba đạo quân thì cần phải có một quan nguyên soái, bây giờ biết dùng ai cho được ?

Triệu Thôi nói :

– Người làm tướng, có vũ dũng chẳng bằng có trí mưu, có trí mưu không bằng có học thức. Nay chúa công muốn tìm người có vũ dũng và trí mưu thì chẳng thiếu gì, nếu muốn tìm người có học thức thì tôi chỉ biết có một mình Khước Cốc mà thôi. Khước Cốc năm nay đã ngoài năm mươi tuổi, mà vẫn còn chăm học lắm. Đã chăm học tất biết trọng nghĩa ; đã trọng nghĩa tất biết thương dân ; biết thương dân thì mới có thể làm đại tướng mà đem quân đi đánh giặc được.

Tấn Văn công khen phải, liền sai người triệu Khước Cốc, phong cho làm nguyên soái. Khước Cốc chối từ không nhận. Tấn Văn công nói :

– Ta đã biết tài của nhà ngươi thì nhà ngươi không nên từ chối.

Tấn Văn công cố ép mãi, Khước Cốc mời chịu nhận. Tấn Văn công sai chọn ngày ra duyệt binh ở đất Bị Lư, chia quân làm ba đạo :

– trung quân, thượng quân và hạ quân, sai Khước Cốc làm chánh tướng ở đạo trung quân, mà lấy Khước Tần làm phó tướng, lại sai Hồ Yển làm chánh tướng ở đạo thượng quân. Hồ Yến chối từ mà nói rằng :

– Có anh tôi là Hồ Mao ở đấy, khi nào tôi là em, lại dám ở trên Tấn Văn công liền cho Hồ Mao làm chánh tướng ở đạo thượng quân, mà lấy Hồ Yến làm phó tướng. Lại sai Triệu Thôi làm chánh tướng ở đạo hạ quân. Triệu Thôi cũng từ chối. Tấn Văn công liền cho Loan Chi lâm chánh tướng ở hạ quân, mà lấy Tiên Chẩn làm phó tướng. Khước Cốc trèo lên tướng đài để tuyên bá hiệu lệnh, các tướng đều tin phục cả. Bỗng có một trận gió to, làm gây lá cờ đại tướng. Các tướng đều giật mình kinh sợ. Khước Cốc bảo các tướng rằng :

– Gây lá cờ soái là cái triệu ứng vào chủ tướng, vậy ta chẳng được cùng với các người đồng sự bao lâu nữa, nhưng chúa công ta tất làm nên được bá nghiệp.

Các tướng đều hỏi tại sao. Khước Cốc chỉ cười mà không trả lời.

Đầu năm sau, Tấn Văn công bàn mưu với Khước Cốc để định đi đánh Tào và Vệ. Khước cốc nói :

– Tôi đã bàn định với Tiên Chẩn rồi ; nếu ta chia ra để đánh Tào và Vệ thì không địch nổi với quân Sở được. Nay ta nên mượn đường nước Vệ để sang đánh Tào, tất nhiên nước Vệ không nghe, vì nước Vệ đang giao hiếu với nước Tào, khi ấy ta sẽ đem quân qua sông Hoàng Hà, lẻn sang đánh nước Vệ. Đánh nước Vệ rồi, ta sẽ thừa thế mà kéo

sang nước Tào ; vua nước Tào vốn không được lòng dân, lại thấy nước Vệ thua mà sợ uy ta, thì tất ta phá vỡ được Tào.

Tấn Văn công mừng lắm, nói :

– Nhà ngươi thật là một tướng quân có học thức !

Tấn Văn công sai người sang mượn đường nước Vệ để đi đánh nước Tào. Quan đại phu nước Vệ là Nguyên Huyền nói với Vệ Thành công rằng :

– Khi trước vua Tấn còn đi trốn, có qua nước ta, bấy giờ tiên quân ta không nghênh tiếp ; nay sai người sang mượn đường để đánh Tào, nếu chúa công không nghe thì nước Tấn tất đánh nước Vệ ta trước

Vệ Thành công nói :

– Ta cùng với Tào cùng thần phục Sở, nếu ta để cho Tấn mượn đường đánh Tào thì e rằng chưa được lòng Tấn mà đã mua oán với Sở. Nước Tấn giận thì ta còn trông cậy có nước Sở, chứ nước Sở giận thì ta biết trông cậy vào đâu ?

Vệ Thành công không cho nước Tấn mượn đường. Sứ nước Tấn về báo với Tấn Văn công. Tấn Văn công nói :

– Quả nhiên như lời bàn của quan nguyên soái. Tấn Văn công bèn đem quân ra sông Hoàng Hà, kéo thẳng đến đất Ngũ Lộc (đất nước Vệ). Tấn Văn công nói :

– Chỗ này là chỗ ngày trước Giới Tử Thôi cắt thịt đùi cho ta ăn đây ?

Nói xong mủi lòng mà ứa nước mắt. Các tướng đều cảm động và than thở. Ngụy Thù nói :

– Chúng ta nên đánh lấy thành này ấp kia để rửa cái sỉ nhục năm xưa cho nhà vua, cần gì mà phải thở than ?

Tiền Chẩn nói với Tấn Văn công rằng :

– Ngụy Thù nói phải lắm ! Xin chúa công cho tôi đem quân đi đánh thành Ngũ Lộc.

Ngụy Thù nói với Tiên Chẩn rằng :

– Để tôi giúp ông một tay.

Hai người lẽn xe ra đi.

Tiên Chẩn sai quân sĩ đem cờ đỏ cắm hết mọi nơi cao ở trong rừng núi. Ngụy Thù nói :

– Tôi thiết tưởng binh pháp nên phải bí mật mới được. Nay lại cắm cờ như vậy, khiến quân giặc biết trước mà phòng bị, chẳng hay là chú ý thế nào ?

Tiên Chẩn nói :

– Nước Vệ vốn thần phục nước Tề, bây giờ đổi ý mà theo nước Sở, người trong nước vẫn không thuận, chỉ sợ Trung quốc ta đem quân đến đánh ; nay chúa công ta muốn nối sự nghiệp bá chủ của Tề Hoàn công thuở xưa thì phải thị uy trước mới được.

Dân thành Ngũ Lộc trông thấy cờ nước Tấn cắm khắp mọi nơi, chẳng biết quân Tấn nhiều hay ít, đều hoảng hốt trốn chạy cả, quan trấn thủ cũng không tài nào cấm nổi. Khi Tiên Chẩn kéo quân đến, không có ai chống giữ, liền chiếm ngay được thành Ngũ Lộc, rồi sai người báo tin cho Tấn Văn công. Tấn Văn công mừng lắm, bảo Hồ Yển rằng :

– Ngày xưa quốc cữu thấy đứa nông phu cho ta viên đất, bảo là cái triệu được đất, câu nói ấy đến bây giờ mới nghiệm !

Nói xong, liền cho một viên lão tướng là Khước Bộ Dương làm quan trấn thủ ở thành Ngu Lộc ; còn đại binh thì tiến lên đóng đất Vu Địa (đất nước Vệ). Quan nguyên soái là Khước Cốc bỗng nhiên bị Ốm.

Tấn Văn công thân hành đến thăm. Khước Cốc nói :

– Tôi cảm ân tri ngộ của chúa công, vẫn định cố công ra sức để báo đền, nhưng mệnh trời có hạn, đã ứng vào cái triệu gẫy cờ ngày trước, vậy tôi xin có một lời để hiến chúa công.

Tấn Văn công nói :

– Khanh muốn nói câu gì, ta cũng xin vâng lời.

Khước Cốc nói :

– Nay chúa công đánh Tào và Vệ, chẳng qua cũng là muốn kiềm chế nước Sở, nhưng muốn kiềm chế nước Sở thì tất phải kết liên với nước Tề và nước Tần. Nước Tề đang ghét Sở tất muốn kết liên với ta ; nếu nhà vua sai sứ sang nước Tề thì chắc là Tề hầu sẽ đem quân đến, như thế thì Tào và Vệ sợ mà phải xin hòa, bấy giờ ta sẽ dụ được nước Tần, ấy là cái kế sách hay nhất để kiềm chế nước Sở đó !

Tấn Văn công khen phải, liền sai sứ sang giao hiếu với Tề, xin hai nước cùng kết liên với nhau để chống Sở. Bấy giờ Tề Hiến công đã mất rồi, người trong nước lập em là Phan lên nối ngôi, tức là Tề Chiêu công Tề Chiêu công mới lên nối ngôi, vì cớ nước Sở chiếm lấy đất Cốc, chính đang muốn kết liên với Tấn để chống với Sở, mới thân hành sang Vu Địa hội với Tấn Văn công. Vệ Thành công thấy quân nước Tấn chiếm được đất Ngư Lộc, vội vàng sai Ninh Du (con Ninh Tốc) đến nói với Tấn Văn công xin giảng hòa. Tấn Văn công nói :

– Nước Vệ đã không cho ta mượn đường, nay sợ mà xin giảng hòa thì không là thực lòng, phen này ta quyết đem quân vào phá tan đất Sở Khâu ? (kinh thành nước Vệ).

Ninh Du về nói với Vệ Thành công. Bấy giờ trong thành Sở Khâu thường vẫn huyên truyền là quân Tấn sắp đến, một buổi chiều năm lần kinh sợ, Ninh Du bảo Vệ Thành công rằng :

– Nước Tấn đang tức giận ta lắm, mà người nước ta lại sợ hãi, xin chúa công hãy tạm tránh đi ; nước Tấn biết chúa công đã đi, tất không đến đánh đất Sở Khâu nữa bấy giờ ta sẽ xin giảng hòa với Tấn để yên nước nhà.

Vệ Thành công thở dài mà than rằng :

– Tiên quân ta không may mà đã thất lễ với Tấn hầu ; nay ta lại không minh, không cho nước Tấn mượn đường, đến nỗi di hại cho người trong nước, ta cũng chằng còn mặt mũi nào mả ở đây được nữa !

Vệ Thành công sai quan đại phu là Nguyên Huyền cùng với em là Thúc Vũ giữ lấy quyền chính trong nước, còn mình thì tránh ra ở đất Tương Ngưu ; một mặt lại sai quan đại phu là Tôn Viêm sang cầu cứu nước Sở.

Quan nguyên soái nước Tấn là Khước Cốc đau nặng rồi mất.

Tấn Văn công thương xót vô cùng, sai người đưa linh cữu về nước Tấn để an táng, rồi cho Tiên Chẩn thăng chức nguyên soái, vì có cái công lấy được thành Ngư Lộc ; lại cho Tư Thần thay Tiên Chẩn làm phó tướng đạo hạ quân. Tấn Văn công muốn diệt nước Vệ, Tiên Chẩn can rằng :

– Tề và Tống bị nước Sở ức chế, nên ta mới đem quân đi cứu, nay chưa cứu được Tề và Tống mà đã diệt nước Vệ, thế thì không phải là cái đạo bá chủ cứu giúp những nước hèn yếu ; huống chi vua Vệ đà trốn đi nơi khác rồi, chi bằng ta đem quân sang vây nước Tào.

Tấn Văn công nghe lời, đem quân sang vây nước Tào, Tào Cung công họp các quan triều thần lại để thương nghị. Quan đại phu là Hi Phụ Cơ nói :

– Vua nước Tấn đem quân tới đây là báo cái thù ngày xưa chúa công khinh bỉ, đến tận nơi mà xem xương sườn, tất trong lòng tức giận lắm, ta không thể lấy sức mà địch nổi. Dám xin chúa công cho phép tôi đi sứ để giảng hòa với Tấn, mà cứu cho dân trong nước khỏi khổ sở.

Tào Cung công nói :

– Tấn đã không cho Vệ giảng hòa, khi nào lại cho ta giảng hòa ?

Quan đại phu là Vu Lang nói với Tào Cung công rằng :

– Tôi nghe khi trước vua Tấn qua nước ta, Hi Phụ Cơ có mời về nhà để thết đãi, nay lại xin đi sứ để giảng hòa, tất là có ý muốn bán nước, xin chúa công chớ nghe. Chúa công nên chém Hi Phụ Cơ trước, rồi tôi sẽ có mưu kế lui được quân Tấn.

Tào Cung công nói :

– Hi Phụ Cơ bàn việc nước mà bất trung, đáng lẽ phải chịu tội chết, nhưng ta nghĩ hắn là một thế thần, vậy hãy dung thứ cho mà cách chức đuổi về.

Hi Phụ Cơ lạy tạ về nhà, từ bấy giờ đóng cửa không đi đến đâu cả. Tào Cung công hỏi Vu Lang rằng :

– Bây giờ nhà ngươi có mưu kế gì lùi được quân Tấn không ?

Vu Lang nói :

– Vua nước Tấn vừa thắng một trận, tất là kiêu căng, tôi xin làm một tờ mật thư ước với vua Tấn rằng đêm hôm nay sẽ mở cửa thành ra hàng, rồi phục binh sẵn chờ khi vua Tấn vào thì sập cửa thành xuống, rồi phục binh xúm lại mà bắn, không lo quân Tấn không tan tành ư !

Tào Cung công theo kế ấy, Vu Lang đưa thư cho Tấn Văn công xin làm nội ứng. Tấn Văn công tiếp được thư, toan tiến quân vào thành nước Tào. Tiên Chẩn nói :

– Nước Tào cũng chưa thiệt hại gì mấy mà đã xin hàng, chắc đâu không phải là dối, để tôi xin thử xem.

Nói xong, liền chọn một người mặt đẹp râu dài, đội mũ mặc áo giả làm vua Tấn để tiến vào thành nước Tào. Bột Đề tình nguyện làm người đánh xe. Đêm hôm ấy, trên mặt thành Tào đều cắm cờ hàng, cửa thành lại mở toang ; quân Tấn chưa vào được một nửa, bỗng thấy cửa thành đóng sập lại, tên ở bốn phía bắn ra như mưa, Bột Đề và hơn hai trăm người đều chết sạch cả. Tấn Văn công năm trước đi qua nước Tào cũng nhiều kẻ biết mặt, nhưng trong lúc đang rối tinh, chẳng ai phân biệt được thật hay là giả, vẫn tưởng là Tấn Văn công chết rồi, mãi đến sáng rõ, mới biết là Tấn Văn công giả. Quân Tấn còn nhiều người chưa vào cửa thành, trốn về báo với Tấn Văn công. Tấn Văn công nổi giận, thúc quân đánh thật gấp. Vu Lang lại hiến kế với Tào

Cung công rằng :

– Chúa công nên đem những quân Tấn ta bắn chết vừa rồi, căng xác lên trên mặt thành khiến cho quân Tấn trông thấy phải khiếp sợ, sinh lòng chán nản, ta cố kéo dài được mấy ngày nữa thì nước Sở tất đem quân đến cứu.

Tào Cung công nghe lời, Quân Tấn trông thấy trên mặt thành nước Tào có căng xác người Tấn, đều đem lòng căm tức. Tấn Văn công bảo Tiên Chẩn rằng :

– Giả sử quân ta thấy vậy mà sinh biếng thì biết làm thế nào ?

Tiên Chẩn nói :

– Phần mộ nước Tào, nay đều chôn ở ngoài phía cửa tây cả, ta nên chia lấy một nửa quân, đến đóng ở đấy, giả cách sắp sửa khai quật những phần mộ ấy, để làm cho dân trong thành phải sợ, sợ thì tất loạn, bấy giờ ta sẽ thừa cơ tiến đánh.

Tấn Văn công khen phải, truyền cho quân sĩ nói phao lên rằng sắp sửa khai quật phần mộ của người nước Tào. Rồi sai Hồ Mao và Hồ Yển đem quân đến đóng ở ngoài cửa tây, sắp sẵn thuổng cuốc để đợi đến giờ ngọ hôm sau thì đào. Quân nước Tào nghe tin ấy, đều sợ hãi rối rít cả lên. Tào Cung công sai người trèo lên mặt thành nói với quân Tấn xin tha cho, đừng khai quật phần mộ, lần này tình nguyện thật bụng đầu hàng. Tiên Chẩn cũng sai người trả lời rằng :

– Nước ngươi đánh lừa để giết quân ta, lại căng xác ở trên mặt thành, vậy nên quân ta tức giận, nhất định khai quật phần mộ nước ngươi để báo thù ; bây giờ nước ngươi nên đem xác quân ta khâm liệm tử tế mà đưa giả, thì ta sẽ rút quân trở về.

Người nước Tào trả lời rằng :

– Đã như vậy thì xin khoan hạn cho trong ba ngày !

Tiên Chẩn nói :

– Nếu trong ba ngày mà không đem giả, ta sẽ làm nhục đến tổ tiên nhà các ngươi

Tào Cung công quả nhiên đem những xác quân Tấn ở trên mặt thành xuống, khâm liệm tử tế để rồi xe ra trả quân Tấn. Tiên Chẩn mật sai Hồ Mao, Hồ Yến, Loan Chi và Tư Thần chia làm bốn đạo quân để mai phục sẵn, đợi khi nào người nước Tào mờ cửa thành đưa những thi thể quân Tấn ra, bấy giờ sẽ tiến vào mà đánh. Đến ngày thứ tư Tiên Chẩn sai người đứng dưới chân thành quát to lên rằng :

– Ngày hôm nay có trao trả thi thể quân ta hay không ?

Người nước Tào ở trên mặt thành trả lời rằng :

– Xin quí quốc lui quân ra ngoài năm dặm, nước tôi sẽ giao trả. Tiên Chẩn nói với Tấn Văn công, xin lui quân ra ngoài năm dặm. Khi người nước Tào đang xe những thi thể quân Tấn ra thì các đạo phục binh của quân Tấn thừa cơ tiến vào. Tào Cung công đang đứng trên mặt thành. Ngụy Thù đứng trên xe nhảy một cái lên đến thành xỉa vào giữa bụng rồi đem trói lại. Vu Lang trèo qua thành trốn chạy, lại bị Điên Thiệt chém chết. Tấn Văn công cùng các tướng vào thành lên ngồi ở trên nhà lầu. Ngụy Thù giải Tào Cung công đến nộp, Điên Thiệt thì dâng trình thủ cấp Vu Lang. Tấn Văn công truyền đem sĩ tịch của nước Tào ra xem, thấy những người làm quan đến chức đại phu kể hàng ba trăm người đều chiếu họ tên bắt hết cả, không sót một người nào nhưng không thấy tên Hi Phụ Cơ. Có người nói với Tấn Văn công rằng :

– Hi Phụ Cơ vì có khuyên vua Tào giảng hòa với Tấn, đã bị vua Tào cách chức rồi !

Tấn Văn công kể tội Tào Cung công rằng :

– Cả nước người có một người bề tôi hiền mà ngươi không biết dùng, chỉ dùng một lũ tiểu nhân, tài nào mà không mất nước.

NóI xong, liền sai đem giam lại một chỗ để chờ khi đánh được Sở rồi, sau sẽ phân xử ; còn ba trăm người đang có quyền thế bấy giờ đều bị giết cả, lại tịch thu gia tài họ đem thưởng cho quân sĩ.

Tấn Văn công lại hạ lệnh cho quân si, không cho ai được xâm phạm đến nhà Hỉ Phụ Cơ và xung quanh một xóm Hi Phụ Cơ ở, rồi chia quân làm hai đạo ; một đạo đóng ở trong thành nước Tào, còn một đạo theo Tấn Văn công trở về đại dinh.

Ngụy Thù và Điên Thiệt vẫn cậy nhiều công trạng, hay có ý kiêu ngạo, nay thấy Tấn Văn công trọng đãi Hi Phụ Cơ như vậy, Ngụy Thù tức giận mà bảo Điên Thiệt rằng :

– Chúng ta đi theo chúa công đánh nước Tào, bắt vua chém tướng, biết bao nhiêu là công trạng, mà không thấy chúa công nói gì đến ; Hi Phụ Cơ chẳng qua chỉ thết đãi được một bữa cơm, ân huệ đáng là bao nhiêu, mà chúa công trọng đại quá, thật là không được công bằng.

Điên Thiệt nói :

– Người ấy nếu chịu làm quan thì tất chúa công ta trọng dụng, khi ấy bọn ta sẽ bị hắn đè nén, chi bằng ta cho một mớ lửa vào nhà hắn, cho hắn chết đi để khỏi di hại về sau ; dẫu chúa công có biết đi nữa, cũng chẳng giết chúng ta được mà sợ.

Ngụy Thù lấy làm phải, rồi hai người cùng nhau uống rượu.

Đêm hôm ấy họ đem quân đến vây nhà Hi Phụ Cơ phóng hỏa đốt nhà, lửa cháy ngất trời. Ngụy Thù đang say rượu, cậy có sức khỏe, trèo lên trên cái chòi cửa, chạy đi chạy lại để dò tìm Hi Phụ Cơ mà giết đi. Ai ngờ mấy cái cột chòi ở phía dưới đã bị lửa cháy, gãy mà đổ ra, Ngụy Thù ở trên chòi ngã lăn xuống đất, cái cột cháy ấy đè ngay lên ngực. Ngụy Thù hộc máu miệng ra, vội vàng trèo qua nóc nhà để chạy, suýt nữa thì chết cháy. Ra đến ngoài Ngụy Thù đau quá, chỉ nằm bẹp xuống đất, không thể đi được. Điên Thiệt trông thấy liền cởi áo đắp cho, rồi vực lên xe đem về. Hồ Yến và Tư Thần ở trong thành trông thấy ngọn lửa tưởng có binh biến, vội vàng dẫn quân đến, thấy nhà Hi Phụ Cơ cháy liền truyền quân sĩ cứu chữa, thì nhà đã cháy gần hết rồi. Hi Phụ Cơ đem mấy người nhà đi chữa cháy, bị khói xông vào mắt, ngã lăn xuống đất, bất tỉnh nhân sự. Vợ Hi Phụ Cơ ẵm một đứa con mới lên năm tuổi, tên là Hi Lộc chạy ra sau vườn, đứng nép ở dưới ao, mới được thoát nạn. Còn mấy tên người nhà đều bị chết cháy cả.

Xung quanh một vùng gần đấy, cả thảy cháy đến hơn ba chục nóc nhà. Hồ Yển và Tư Thần dò xét, biết là Ngụy Thù và Điên Thiệt phóng hỏa, giật mình kinh sợ, vội vàng sai người đến đại dinh để báo với Tấn Văn công. Đại dinh đóng xa năm dặm, đêm thấy ngọn lửa, chưa hiểu là chuyện gì. Sáng hôm sau, Tấn Văn công tiếp được thư của Hồ Yến và Tư Thần mới biết rõ đầu đuôi, liền thân hành đến để thăm Hi Phụ

Cơ. Hi Phụ Cơ giương mắt nhìn Tấn Văn công, rồi dần dần nhắm mắt lại mà chết. Tấn Văn công thương xót vô cùng. Vợ Hi Phụ Cơ ẵm Hi Lộc sụp lạy ở dưới đất, vừa lạy vừa khóc. Tấn Văn công cũng ứa nước mắt mà bảo rằng :

– Hiền tẩu chớ lo phiền, đã có tôi trông nom cho, không ngại gì cả.

Nói xong, tức khắc phong cho Hi Lộc ngay còn ở trên tay mẹ làm chức đại phu ; lại chu cấp cho vàng lụa nhiều lắm, để tống táng Hi Phụ Cơ, rồi đem vợ con Hi Phụ Cơ sang ở nước Tấn, chờ khi vua Tào quy thuận rồi, bấy giờ sẽ cho về. Sau Hi Lộc làm quan đại phu ở nước Tào. Tấn Văn công muốn chém Ngụy Thù và Điên Thiệt. Triệu

Thôi nói :

– Hai người ấy ngày xưa đi tòng vong, khó nhọc trong mười chín năm trời, mới đây lại có công trạng lớn, chúa công nên dung thứ cho.

Tấn Văn công nổi giận mả nói rằng :

– Ta sở dĩ thủ tín với dân được nhờ có pháp luật. Bề tôi không theo pháp luật thì sao gọi là bề tôi ? Vua không thi hành pháp luật với bề tôi được thì sao gọi là vua ? Vua chẳng ra vua, bề tôi chẳng ra bề tôi thì sao giữ được nước ? Các quan đại phu có công với ta thì nhiều lắm, nếu đều làm trái pháp luật cả thì từ nay trở đi, ta còn thi hành pháp luật gì được nữa !

Triệu Thôi nói :

– Chúa công nói phải lắm ? Nhưng Ngụy Thù là người vũ dũng, các tướng không ai bằng, giết cũng đáng tiếc ; xin chúa công giết một mình Điên Thiệt, cũng đủ làm gương cho kẻ khác, cần gì mà phải giết cả Ngụy Thù.

Tấn Văn công nói :

– Ta nghe Ngụy Thù bi thương ở ngực không dậy được, chẳng bao lâu cũng chết, còn tiếc gì mà chẳng trị tội để giữ cho pháp luật được nghiêm minh.

Triệu Thôi nói :

– Tôi xin phụng mệnh đến hỏi xem nếu bệnh Ngụy Thù quả đã nguy thì chúa công hãy trị tội, nhược bằng còn mạnh thì nên lưu một viên hổ tướng ấy để dùng về sau.

Tấn Văn công gật đầu, liền sai Tuân Lâm Phủ đi đòi Điên Thiệt, và sai Triệu Thôi đến thăm bệnh Ngụy Thù.