Giới thiệu tác phẩm “Tây Du ký”

Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân là tác phẩm đúc kết lên một triết lí nhân sinh, rằng con người có thể chinh phục mọi thứ nếu có sự đoàn kết, ý chí và sức mạnh.

Về tác giả Ngô Thừa Ân

Ngô Thừa Ân (1500 hoặc 1506 – 1581), tự Nhữ Trung, hiệu Xạ Dương Sơn Nhân, là một tác giả văn học Trung Quốc, sống vào đời Minh.Ông sinh tại Hoài An, tỉnh Giang Tô. Gia đình ông làm nghề buôn bán nhỏ, chuyên bán chỉ và đồ thêu, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Cả ông nội và cha Ngô Thừa Ân đều xuất thân là quan lại qua con đường khoa cử.

Ông học tại Nam Kinh Thái học (Đại học Nam Kinh cổ) trong hơn 10 năm. Theo tương truyền, Ngô Thừa Ân từ nhỏ đã say mê những truyện thần tiên yêu quái. Khi bị cha cấm, ông từng trốn cha mang những cuốn sách thể loại đó ra chợ ngồi đọc.Lớn lên, ông tỏ ra là người có tính tình khảng khái, những câu nói của ông lúc bấy giờ thể hiện tính cách của ông: “không để người đời thương hại”, “trong lòng mài mãi dao trừ tà, muốn dẹp sạch đi, buồn không đủ sức”. Ngô Thừa Ân nổi tiếng văn hay chữ tốt và rất thích hài kịch. Ông từng viết nhiều tạp kĩ, lừng danh một thời.

Tuy là người đa tài nhưng Ngô Thừa Ân lại lận đận trên đường thi cử. Ngô Thừa Ân thi nhiều lần, nhưng không đỗ. Mãi tới năm khoảng 43 tuổi, ông mới đỗ Tuế cống sinh. Sau đó, ông còn đi thi hai lần nữa nhưng đều hỏng. Năm 51 tuổi, vì cảnh nhà quẫn bách, ông đến Nam Kinh tìm việc nhưng cô thế không có nơi nương tựa nên việc cũng chẳng thành. Mãi đến năm 67 tuổi, ông đến Bắc Kinh để được tuyển dụng làm quan, ông nhận một chức quan nhỏ (huyện thừa) tại huyện Trường Hưng. Chẳng bao lâu sau, vì không chịu được cảnh luồn cúi, ông từ chức ra về.

Ngô Thừa Ân còn được tiến cử vào giữ chức kỉ thiện trong Kinh Vương phủ, chuyên coi việc lễ nhạc và văn thơ, nhưng được 3 năm thì bất đắc chí từ quan về nhà. Lúc đó Ngô Thừa Ân đã 70 tuổi. Từ đây, Ngô Thừa Ân sống bằng nghề viết văn, thơ, được hơn 10 năm thì mất.

Sáng tác của ông khá phong phú, nhưng đã bị mất mát gần hết, do chỉ có một con gái và gia cảnh bần hàn, nên hiện chỉ còn lại một số thơ văn được tập hợp lại thành bộ Xạ Dương tiên sinh tồn cảo gồm 4 quyển.

Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông là Tây du ký viết lúc đã ngoài 70 tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được nhiều thế hệ người Trung Quốc yêu thích và là một trong những cuốn tiểu thuyết cổ điển phổ biến nhất ở Trung Quốc và nhiều quốc gia khác.Đương thời, khi ông còn sống, Tây du ký chưa được người đời biết đến, mãi tới sau khi ông mất nhiều năm, một người cháu ngoại họ Dương mới mang ra công bố tiểu thuyết này.

Về tác phẩm Tây du ký

Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học giả Ngô Thừa Ân.

Tác phẩm tổng cộng có một trăm hồi, ra đời vào năm Vạn Lịch thứ 29 (1601), triều Minh. Sau khi Tây du ký xuất hiện, trong giai đoạn này, nhiều tác phẩm tiếp tục đề tài của Tây du ký, nhưng cốt truyện và nhân vật có thay đổi như Hậu tây du kýTục tây du ký và Tây du bổ. Trong đó, đáng chú ý và có giá trị nhất là Hậu tây du ký, không rõ tác giả.

Ngày nay, Tây du ký được xem là tác phẩm văn học đạt đến độ mẫu mực, đứng trong 4 tác phẩm văn học cổ điển vĩ đại nhất của Trung Hoa, gọi là Tứ đại danh tác (cùng với Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am và Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần) .

Trong đó, tiểu thuyết kể về hành trình của Trần Huyền Trang đến Tây Trúc (Ấn Độ) để thỉnh kinh. Theo ông là ba đệ tử: Tôn Ngộ Không một tên khỉ do đá sinh ra; Trư Ngộ Năng – một yêu quái nửa người nửa lợn; Sa Ngộ Tĩnh –một thủy quái. Họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Bên cạnh đó, con ngựa mà Trần Huyền Trang cưỡi cũng là một nhận vật do hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã) hóa thành. Cụ thể, câu chuyện diễn ra như sau:

Những chương đầu thuật lại những kì công của Tôn Ngộ Không, từ khi ra đời từ một hòn đá ở biển Hoa Đông , xưng vương ởHoa Quả Sơn, tầm sư học đạo, đại náo thiên cung, sau đó bị Phật Tổ Như Lai bắt nhốt trong núi Ngũ Hành 500 năm. Truyện kể lại Huyền Trang trở thành một nhà sư ra sao và được hoàng đế nhà Đường gửi đi thỉnh kinh sau khi hoàng đế thoát chết.

Phần tiếp của câu chuyện kể về các hiểm nguy mà thầy trò Đường Tam Tạng phải đối đầu, trong đó nhiều yêu quái là đồ đệ của các vị Tiên, Phật. Một số yêu tinh muốn ăn thịt Huyền Trang, một số khác muốn cám dỗ họ bằng cách biến thành đàn bà đẹp. Tôn Ngộ Không phải sử dụng phép thuật và quan hệ của mình với thế giới yêu quái và Tiên, Phật để đánh bại các kẻ thù nhiều mánh khóe, như Ngưu Ma Vương hay Thiết Phiến Công chúa…

Cuối cùng khi đã đến cửa Phật, thầy trò họ lại phải đổi Bát vàng của Hoàng đế Đường Thái Tông tặng để nhận được kinh thật.Đây cũng được tính là một khổ nạn cho bốn thầy trò. Khi qua sông Thông Thiên, Tam Tạng gặp lại Lão Rùa năm xưa chở ông qua ông. Khi đang chở Tam Tạng qua giữa sông, Lão Rùa hỏi Tam Tạng rằng ông có hỏi Phật Tổ giúp lão rằng bao giờ lão tu đắc chính quả không, vì Tam Tạng quên hỏi, nên bị Lão Rùa hất cả bốn thầy trò lẫn kinh văn xuống sông. Kinh văn bị ướt, sau khi phơi khô một số bị rách. Vì vậy, kinh đến Trung thổ không được toàn vẹn. (Nguồn: ĐHKHXH&NV)

Dịch giả: Thụy Đình, Chu Thiên

Mục lục

Chương 1: Khí thiêng kết tụ sanh khỉ đá – Tâm thành tu niệm đạo nhân gian
Chương 2: Phép nhiệm nhờ thầy truyền bí thuật – Tài cao về xứ giết yêu ma
Chương 3: Thiên động ngàn non đều sợ phép – Diêm quang mười cửa thảy kiêng oai
Chương 4: Chức phong Bậc Mã lòng chưa muốn – Hiệu gọi Tề Thiên dạ mới đành
Chương 5: Phá vườn đào, Ðại Thánh trộm linh đơn – Loạn cung trời, chư thần bị bại trận
Chương 6: Quan Âm phó hội hỏi căn do – Tiểu Thánh ra oai trừ Ðại Thánh
Chương 7: Ðại Thánh trốn khỏi lò Bát quái – Thích ca nhốt yêu núi Ngũ hành
Chương 8: Như Lai tạo kinh truyền Cực Lạc – Quan Âm vâng chỉ xuống Tràng An
Chương 9: Dinh Giang Châu, mẹ con gặp gỡ – Sông Hồng Giang, chồng vợ đoàn viên
Chương 10: Long Vương phạm tội Thiên Tào – Ngụy Trưng gởi thơ Âm phủ
Chương 11: Xuống Âm Ti, Thái Tôn huởn sanh – Ði dâng dưa, Lưu Toàn gặp vợ
Chương 12: Trần Huyền Trang làm chay thỉnh Phật – Quan Thế Âm dạy sãi cầu kinh
Chương 13: Nơi Hổ huyệt, Kim Tinh cứu nạn – Lưu Gia Trang, Tam Tạng tụng kinh
Chương 14: Núi Lưỡng giới, thần hầu thoát nạn – Ðường Tây Phương, thầy tớ băng ngàn
Chương 15: Núi Xà Bàn, các thần giúp sức – Suối Ưng Sầu, con ngựa gò cương
Chương 16: Chùa Quan Âm, thầy tu tham báu vật – Núi Hắc Phong, yêu quái trộm Cà sa
Chương 17: Hành Giả đánh yêu ăn trộm – Quan Âm bắt gấu thành tinh
Chương 18: Quan Âm điện, Ðường Tăng khỏi nạn – Cao lão trang, Hành Giả bắt yêu
Chương 19: Vân San động, Ngộ Không thâu Bát Giới – Phù đồ Sơn, Tam Tạng gặp Thiền sư
Chương 20: Tới Huỳnh Phong, Ðường Tăng mắc nạn – Gặp tiên phuông, Bát Giới trổ tài
Chương 21: Hộ Pháp hóa nhà cứu Ðại Thánh – Linh Kiết cho phép bắt Huỳnh Phong
Chương 22: Bát Giới cự chiến sông Lưu Sa – Mộc Tra vâng phép thâu Ngộ Tịnh
Chương 23: Tam Tạng chẳng quên đạo – Tứ Thánh thử lòng thiền
Chương 24: Vạn Thọ sơn, Trấn Ngươn cầm cố hữu – Ngũ Trang am, Hành Giả trộm nhơn sâm
Chương 25: Trấn Nguơn tiên bắt thầy Tam Tạng – Tôn Hành Giả phá viện Ngũ trang
Chương 26: Tôn Ngộ Không non cao tìm thuốc – Quan Thế Âm nước phép cứu cây
Chương 27: Thây ma ba thứ trêu Hòa Thượng – Tam Tạng nhiều phen đuổi Ngộ Không
Chương 28: Núi Hoa quả, quần hầu gặp chúa – Rừng Hắc tòng, Tam Tạng bị yêu
Chương 29: Tam Tạng khỏi tai qua Bửu Tượng – Ngộ Năng vâng chỉ đến rừng sâu
Chương 30: Huỳnh Bào bắt Sa Tăng – Bạch Mã trông Hành Giả
Chương 31: Trư Bát Giới nói khích Hầu vương – Tôn Hành Giả mưu trừ yêu quái
Chương 32: Núi Bình Ðảnh, Công Tào báo tin – Ðộng Liên Hoa, Bát Giới mang họa
Chương 33: Ngân Giác di sơn đè Ðại Thánh – Ngộ Không dụng kế đổi hồ Lô
Chương 34: Chúa yêu giỏi dắn giựt Kim Thằng – Ðại Thánh phỉnh phờ thâu bửu bối
Chương 35: Chúa động bị thâu về với chủ – Ngộ Không đặng báu trả cho Tiên
Chương 36: Vào chùa báu, Ngộ Không dọa sãi – Ngụ am thanh, Tam Tạng xem trăng
Chương 37: Quỷ vương cầu cứu với Ðường Tăng – Hành Giả mách tin cho Thái Tử
Chương 38: Ðông Cung hỏi mẹ, hay tà chánh – Bát Giới cõng thây, biết giả chơn
Chương 39: Một hột thuốc linh trời đã nấy – Ba năm chúa cũ mạng còn dài
Chương 40: Hồng Hài lập kế bắt Ðường tăng – Hành Giả dùng mưu trừ yêu quái
Chương 41: Ngộ Không mắc lửa thiêu – Bát Giới bị yêu bắt
Chương 42: Ðại Thánh ân cần cầu Phật mẫu – Quan Âm nhơn đức trói Hồng Hài
Chương 43: Yêu quái Hắc Hà mưu bắt sải – Ðộng cung Tây Hải tới thâu cù
Chương 44: Ðường Tăng nghe tiếng kinh hồn – Hành Giả đập xe cứu sãi
Chương 45: Miễu Tam Thanh, Ðại Thánh để danh – Nước Xa Tri, Ngộ Không đấu phép
Chương 46: Ðạo sĩ cậy tài khi đạo Phật – Ngộ Không đấp phép hại loài tà
Chương 47: Sông Thông Thiên, thầy trò bị cản – Miễu Linh Cảm, yêu quái tróc vi
Chương 48: Yêu quái hóa tuyết bủa khắp sông – Ðường Tăng cưỡi ngựa đi trên gia
Chương 49: Tam Tạng bị giam trong thủy thạch – Quan Âm thương đến bắt Kim ngư
Chương 50: Nghe tiếng phỉnh phờ, sanh cực khổ – Cãi lời ngay thẳng, bị yêu ma
Chương 51: Thánh Thần có phép còn chưa giỏi – Nước lửa Không Linh rước uổng công
Chương 52: Hành Giả cầu Phật Tổ – Lão quân bắt chúa yêu
Chương 53: Sải uống nước sông mà có chữa – Thần cho dòng suối giải không thai
Chương 54: Rửa sạch ruột gan mình cũng sạch – Giống hung thì có thứ trừ hung
Chương 55: Gái yêu ép uổng điều trăng gió – Sải thánh dốc gìn nết đá vàng
Chương 56: Hành Giả trừ chánh đảng – Tam Tạng đuổi Ngộ Không
Chương 57: Qua Nam Hải, Tề Thiên trình Bồ Tát – Tại Thủy Liêm, bầy khỉ giả Ngộ Không
Chương 58: Hai hình Hành Giả mờ trời đất – Một tiếng Như Lai rõ chánh tà
Chương 59: Thương thầy Tam Tạng, gặp Hỏa Diệm sơn – Lầm quạt Ba tiêu, cười Tôn Hành Giả
Chương 60: Ngưu Ma Vương vào non Loạn Thạch – Tôn Ngộ Không lấy quạt Ba Tiêu
Chương 61: Ngưu Ma vương giả hình Bát Giới – Tôn Ngộ Không mất quạt Ba Tiêu
Chương 62: Tam Tạng có lòng quét tháp – Ngộ Không gặp dịp bắt yêu
Chương 63: Hai thầy đánh quái vỡ long cung – Các thành trừ yêu thâu bửu bối
Chương 64: Núi Kinh Cát , Ngộ Không ra sức – Am Mộ Tiên , Tam Tạng ngâm thơ
Chương 65: Loài yêu riêng giả Lôi Âm nhỏ – Các sải đồng vương ách nạn lo
Chương 66: Chư thần lâm hoạn nạn – Di Lặc trói yêu tinh
Chương 67: Trổ tài, Ngộ Không trừ rắn độc – Ra công, Bát Giới ủi đồ Dơ
Chương 68: Châu Tử vương treo bảng cầu thầy Tôn Hành Giả trỗ tài làm thuốc
Chương 69: Tôn Hành Giã ban đêm hiệp thuốc Châu Tử vương trong tiệc luận yêu
Chương 70: Yêu ma hóa phép gió cát vang – Ngộ Không ăn cắp lục lạc lửa
Chương 71: Hành Giả mượn danh trừ yêu quái – Quan Âm xuống động bắt yêu vương
Chương 72: Ðộng Bảng Tư, Thất Tinh bắt sãi – Suối Trạt Cấu, Bát Giới khuấy yêu
Chương 73: Bảy yêu quái báo cừu độc hiểm – Ba thầy trò bị thuốc mê mang
Chương 74: Trường Canh giả dạng đem tin quỷ – Hành Giả trổ tài hóa phép linh
Chương 75: Ngộ Không khoan bửu bình – Chúa động nhốt Ðại Thánh
Chương 76: Tề Thiên khuấy ruột gan – Bát Giới bị yêu quái
Chương 77: Chúa yêu bắt Tam Tạng – Hành Giả viện Như Lai
Chương 78: Sai Ðồng làm tổ cứu đồng nhi – Giảng đạo cứu vua thành Tiểu tử
Chương 79: Phá động đánh yêu cho Lão Thọ – Ðến trào giúp chúa cứu con thơ
Chương 80: Gái ma giả dạng cầu đôi lứa – Sải thánh cao tài biết phải chăng
Chương 81: Chùa Trấn Hải, Ngộ Không đánh quỷ – Rừng Hắc Tòng, TamTạng bị tinh
Chương 82: Thử Tinh ép Ðường Tăng – Hành Giả cứu Sư Phụ
Chương 83: Tề Thiên kiện Lý Tịnh – Na Tra bắt nữ yêu
Chương 84: Quan Âm mách miệng cứu Ðường Tăng – Hành Giả cạo đầu vua Diệt Pháp
Chương 85: Ngộ Không gạt Bát Giới – Lão quái bắt Ðường Tăng
Chương 86: Bát Giới trợ oai trừ lũ quái – Ngộ Không hóa phép trị loài yêu
Chương 87: Quân Phụng Tiên, khinh trời bị hạn – Sải Ngộ Không, cứu thế cầu mưa
Chương 88: Ngọc Hoa cầu sải thánh – Hòa Thượng dạy học trò
Chương 89: Huỳnh Sư tinh tập Ðinh Ba hội – Tôn Ngộ Không đánh Báo Ðầu sơn
Chương 90: Sư tử với thiên sư về một động – Ðạo đồ Cùng vương đạo rẽ hai phe
Chương 91: Bốn thầy ngoài tiệc, ăn uống vui say – Một ả trong phòng, điểm trang chải chuốt
Chương 92: Ba sải cả đánh Thanh Long sơn – Bốn sao giúp bắt Tê Ngưu quái
Chương 93: Ghé Cô viên, hỏi dọ nhằm thầy – Ðến Thiên Trúc, đi chầu gặp nộm
Chương 94: Phủ Kim Bình, Ngươn Dạ xem đèn – Cầu Kim Ðăng, Ðường Tăng bị bắt
Chương 95: Hành Giả biết yêu, trừ Ngọc Thố – Thiên Bồng nhớ tật, níu Hằng Nga
Chương 96: Khấu Viên ngoại ưa đãi thầy tu Ðường Trưởng lão chẳng màn của cúng
Chương 97: Tam Tạng bị vụ ăn cướp – Ngộ Không cãi tử hồi sinh
Chương 98: Ðộc Mộc kiều, Tiếp Dẫn đưa đò Lăng Văn Ðộ, Ðường Tăng bỏ xác
Chương 99: Mười mấy năm trời qua Cực lạc Tám ngày phép Phật tới Trường An
Chương 100: Tam Tạng thỉnh kinh về Ðông Ðộ Năm thánh hưởng phước tại Tây Phương