Giới thiệu tác phẩm “Lộc đỉnh ký”

Mang nhiều màu sắc riêng biệt so với các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp khác của Kim Dung, Lộc Đỉnh Ký không phản ánh cuộc sống của các nhân vật võ lâm với các mâu thuẫn cá nhân hay phe phái giữa họ mà phản ánh đời sống xã hội Trung Hoa đầu đời Thanh với các mâu thuẫn chính trị – văn hóa có thật của lịch sử. Điều ngạc nhiên hơn cả, những mâu thuẫn đó không phải được giải quyết bởi sự tham gia của các hiệp khách võ công cao cường, nhân tâm hiệp cốt mà là một người không võ ít hiệp, gian trá giảo hoạt nhưng trọng nghĩa khí: Vi Tiểu Bảo. Trong Lộc Đỉnh Ký, Kim dung đã làm mờ ranh giới giữa chính – tà, thiện – ác truyền thống. Các yếu tố đó đan xen, phát triển và chuyển hóa trong nhau, làm nên bộ tiểu thuyết được coi là hay nhất của nhà tiểu thuyết võ hiệp bậc thầy Kim Dung.

Cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp này bắt đầu được đăng trên Minh Báo từ 24 tháng 11 năm 1969 và kéo dài trong 2 năm 11 tháng cho đến 23 tháng 9 năm 1972.

Bản dịch này của nhà nghiên cứu Hán-Nôm Cao Tự Thanh.

Mục lục

Hồi 01: Dọc ngang danh sĩ đều liên lụy – Cao thượng hiền nhân thảy ngợi khen
Hồi 02: Kinh thư tuyệt thế nghe đồn mãi – Bằng hữu tri âm được gặp đây
Hồi 03: Ấn tới trong tay vây mới giải – Dùi ra khỏi túi việc liền xong
Hồi 04: Không dấu cứ tìm linh quái giác – Vong cơ hãy ngó hạc sơ linh
Hồi 05: Hộp ngọc kinh lưu trong tưởng tượng – Giáo vàng vận mở hội trừ gian
Hồi 06: Nếu biết hôm nay lòng mến giỏi – Chính là lúc trước ý trồng cây
Hồi 07: Xưa nay thành bại nguyên do số – Thiên hạ anh hùng rất dễ hay
Hồi 08: Khách quý tương phùng như có hẹn – Danh cao thường sợ chuyện không đâu
Hồi 09: Đẽo mài chỉ muốn thành toàn bích – Khích liệt đâu cần phải nát đàn
Hồi 10: Lời cuồng cứ dốc dung vài vị – Hội lớn là chen giữa các ông
Hồi 11: Viện con xuân ấm ngời ngời bóng – Áo nhẹ đêm sâu ngát ngát hương
Hồi 12: Luôn mồm chọc ghẹo ta là giỡn – Thoáng nghe là hiểu bác như thần
Hồi 13: Lật đổ hai nhà trời giúp sức – Hưng suy một cuộc sử qua trang
Hồi 14: Chức mất mới thôi hờn mất nước – Năm tàn lại động ý tù Nam
Hồi 15: Quan tâm mưa gió từng liền chiếu – Rẻ mạng non sông thỏa tráng du
Hồi 16: Son phấn hương thừa vang tiếng én – Nhẫn vòng ma mới khóc lời oanh
Hồi 17: Pháp môn gõ mạnh không phương tiện – Nghi trận bày ra có thí như
Hồi 18: Chày quý kim cương hộ đế thích – Chữ triện bia đá lừa đầu đà
Hồi 19: Chín châu gom sắt đúc một chữ – Trăm vàng dựng gỗ mời quần ma
Hồi 20: Bia tan ngày tháng xem còn đó – Lớp trước phong lưu tới vịn theo
Hồi 21: Kéo vàng không tiếng mây rơi đất – Thoa hán còn mơ én tựa người
Hồi 22: Trong non lão nạp còn thô lậu – Ngoài cõi giai nhân lại cải trang
Hồi 23: Trời sinh tài sĩ quyết nhiều tật – Ông với môn đồ thảy cứ truyền
Hồi 24: Sông yêu dẫu sống còn muôn nạn – Bể khổ khôn đong bởi một lời
Hồi 25: Chim bay bạc đầu thương đệ tử – Ngựa kẹp hồng phấn hồng phấn khóc cung nga
Hồi 26: Liền trời cây cỏ xương người trắng – Đầy mắt non sông ánh ráng hồng
Hồi 27: Lấp biển có người mà quỷ khóc – Cửa gai ngoài ấy trẻ con đùa
Hồi 28: Khó tránh tình nhiều tơ vấn vít – Vì ai lòng khổ mắt long lanh
Hồi 29: Mưa lạnh vắng trăng soi trước trướng – Hương qua làn gió thoáng bên màn
Hồi 30: Trấn tướng Nam triều riêng hống hách – Bộ binh Tây Sở rất ung dung
Hồi 31: La điện toàn quân cao vách lũy – Ruộng vườn muôn khoảnh nổi ba đào
Hồi 32: Giọng ca muốn đứt theo đàn nối – Áo mùa còn dài được khách khen
Hồi 33: Ai không thói tật khôn cười nhạo – Đều có phong lưu thảy chẳng hay
Hồi 34: Một giấy hưng vong xem lộc đổ – Ngàn năm kiếp nạn gửi hồng kêu
Hồi 35: Đông Tây Nam Bắc theo cùng lối – Mưa tuyết băng sương tự kết duyên
Hồi 36: Chim núi hoa lèn trời vạn dặm – Mây cao tuyết thẳm lối ngàn trùng
Hồi 37: Bình Man trướng hổ ai dâng kế – Dụ Thục sân triều hãy đọc văn
Hồi 38: Dọc ngang ngựa nội bầy cò lướt – Kiêu hãnh hơi mây một mảnh trời
Hồi 39: Tiền bối tâm tình như lược chải – Tiểu sinh tung tích tựa bèo trôi
Hồi 40: Đợi thỏ vẫn ngờ cây dễ đợi – Giăng câu mới hối ngọn khôn giăng
Hồi 41: Ngư Dương trống động ngàn phương rộn – Đốc Kháng mưu cùng hối đã chầy
Hồi 42: Một khí gió mây trong hít thở – Chín trùng thành khuyết giữa vi mang
Hồi 43: Lòng như cỏ biếc theo cơn gió – Thân giống mây hồng cạnh mặt trời
Hồi 44: Người tới liều mình nơi đất lạ – Việc ra sự thật chi đau lòng
Hồi 45: Vẫn có chằm sâu giăng mảnh lưới – Còn thừa trúc gãy thả cần câu
Hồi 46: Ngàn dặm cột buồm ra ngoại vực – Chín trời mưa gió tới đầu thành
Hồi 47: Mây điểm tinh kì thu tới ải – Gió truyền còi trống tối qua quan
Hồi 48: Ngọc Môn không đặt quan Đô hộ – Đồng trụ còn nêu cột tướng quân
Hồi 49: Khí sắc quan to xe ngựa đẹp – Tâm tư khách lẻ cố nhân ngờ
Hồi 50: Ngạc ở đầu mây nguyên chẳng thật – Hồng bay ngoài cõi lại càng xa
Lời cuối sách

Giới thiệu tác phẩm “Tuyết Sơn phi hồ”

Tuyết Sơn Phi Hồ diễn ra vào thời đại nhà Thanh dưới triều vua Càn Long. Nhưng các tình tiết câu chuyện lại được kéo dài từ thời đại nhà Đại Thuận dưới triều Lý Tự Thành, và thời kì đầu của nhà Thanh dưới lời kể của một số nhân vật.

Nhân vật chính của tiểu thuyết là Hồ Phỉ với biệt danh là Tuyết Sơn Phi Hồ. Các tình tiết chủ yếu của câu chuyện liên quan đến ân oán từ thời tổ tiên của Hồ Phỉ, kéo dài đến bố mẹ chàng và được giải quyết tại thời điểm câu chuyện diễn ra.

“Tuyết Sơn phi hồ ” được Kim Dung cho đăng trên Minh báo vào năm 1959.

Do có sự nối tiếp về mặt nội dung mà Phi Hồ ngoại truyện và Tuyết Sơn Phi Hồ được xếp thành một cặp gọi là “Phi Hồ song truyện”. Cũng có nhiều ý kiến xếp Thư kiếm ân cừu lục, Phi Hồ ngoại truyện cùng với Tuyết Sơn Phi Hồ thành 1 bộ ba gọi là “Thư Hồ tam bộ khúc” (tương tự Xạ Điêu tam bộ khúc).

Dịch giả: Hoàng Ngọc

Mục lục

Hồi 01
Hồi 02
Hồi 03
Hồi 04
Hồi 05
Hồi 06
Hồi 07
Hồi 08
Hồi 09
Hồi 10
Hậu ký

Giới thiệu tác phẩm “Bích huyết kiếm”

Cuối thời Minh, đại tướng Viên Sùng Hoán bị cáo buộc oan tội tư thông với ngoại biên và bị hoàng đế Sùng Trinh xử tử. Con trai Viên Sùng Hoán là Viên Thừa Chí được đồng đạo võ lâm bảo vệ, rồi được Mục Nhân Thanh – Chưởng môn phái Hoa Sơn truyền dạy võ nghệ.

Viên Thừa Chí khi lớn lên học được võ nghệ cao cường, trở thành minh chủ thất tỉnh, gia nhập lực lượng khởi nghĩa của Lý Tự Thành lật đổ triều đình nhà Minh và bảo vệ Trung Quốc trước sự xâm lược của quân Mãn Châu ở phía bắc.

Đó là nội dung tác phẩm “Bích huyết kiếm” – Một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung, được đăng lần đầu tiên trên Hương Cảng thương báo từ ngày 1 tháng 1 năm 1956 đến ngày 31 tháng 12 năm 1956.

Dịch giả: Đông Hải

Mục lục Bích huyết kiếm

Hồi 01: Đường loạn đầy nguy hiểm – Vua tự hủy trường thành
Hồi 02: Ân cừu chung hoạn nạn – Sống chết thấy giao tình
Hồi 03: Tháng năm chăm luyện kiếm – Sớm tối học chơi cờ
Hồi 04: Lợi hại Kim xà kiếm – Văn nhã mỹ thiếu niên
Hồi 05: Hoa thơm đêm tịch mịch – Cỏ xanh nước trong veo
Hồi 06: Vượt tường thành duyên nghiệt – Bày trận khốn lang quân
Hồi 07: Phá trận nhờ bí kíp – Bản đồ chỉ kho tàng
Hồi 08: Dễ phá uy cường địch – Khó hiểu dạ nữ nhi
Hồi 09: Người đẹp chơi cược lớn – Chuyện cũ giải oán sâu
Hồi 10: Bất truyền, truyền bách biến – Vô địch, địch ngàn chiêu
Hồi 11: Khẳng khái chung thù địch – Gian nan lập nghĩa quân
Hồi 12: Đầu đà dùng mỹ tửu – Đào tiên giấu dược hoàn
Hồi 13: Hẹn bạn ngày quy ẩn – Hủy pháo giúp Sấm quân
Hồi 14: Sùng Chính Điện kiếm lòe – Đạo sĩ truồng tỉ thí
Hồi 15: Thiết Thủ quen dùng độc – Kim Xà rải oán sâu
Hồi 16: Chốn núi hoang trăng lạnh – Người tay sắt động lòng
Hồi 17: Mơ màng bóng áo xanh – Vẫy bút họa tình nhân
Hồi 18: Máu hồng nhan vấy kiếm – Quân hắc giáp nhập kinh
Hồi 19: Tưởng gặp đời thánh chúa – Nào biết khổ lê dân
Hồi 20: Không thỏa chí giúp dân – Đành lên thuyền rời nước

Giới thiệu tác phẩm “Thư kiếm ân cừu lục”

Hồng Hoa Hội – một bang hội có tổ chức vô cùng rộng lớn với tôn chỉ “phản Thanh phục Minh”. Sau khi lão hội chủ chẳng may qua đời, mọi người đều đồng lòng tôn Trần Gia Lạc- một bậc tài hoa vô song nhưng thân thế lại vô cùng bí ẩn – lên làm Tổng đà chủ.

Tứ đương gia của Hồng Hoa Hội là Bôn Lôi Thủ Văn Thái Lai vì mang trong mình một bí mật vô cùng trọng đại nên bị triều đình truy nã ráo riết…

Thân thế của Trần Gia Lạc như thế nào và Văn Thái Lai nắm giữ bí mật gì mà lại bị truy tầm gắt gao như vậy?

Đó là nội dung tác phẩm “Thư kiếm ân cừu lục” – tiểu thuyết võ hiệp đầu tay của nhà văn Kim Dung, được đăng trên Tân vãn báo của Hồng Kông từ ngày 8 tháng 2 năm 1955 đến ngày 5 tháng 9 năm 1956.

Do có sự nối tiếp về mặt nội dung nên Thư kiếm ân cừu lục, Phi hồ ngoại truyệnTuyết Sơn Phi Hồ được nhiều ý kiến gộp thành bộ ba gọi là “Thư Hồ tam bộ khúc” (tương tự như bộ ba Xạ Điêu tam bộ khúc).

Dịch giả: Đông Hải

Mục lục Thư kiếm ân cừu lục:
Hồi 01: Núi hoang hào kiệt trừ ưng cẩu – Dọc đường tỷ kiếm gặp anh hùng
Hồi 02: Khách điếm khuya tú tài thổi sáo – Thiết Đảm trang hiệp sĩ náu mình
Hồi 03: Lánh nạn anh hùng lâm khổ cảnh – Tìm thù hào kiệt đánh lầm nhau
Hồi 04: Dùng rượu quân sư trêu hiệp nữ – Trả kinh gieo món nợ thâm tình
Hồi 05: Ô Sào Lãnh quỉ hiệp chặn đường – Xích Sáo Độ quan quân trôi dạt
Hồi 06: Lâm hoạn nạn nảy sinh tình nghĩa – Cướp quân lương cứu tế dân nghèo
Hồi 07: Đàm ngâm réo rát như phượng gáy – Kiếm khí âm trầm tựa rồng gầm
Hồi 08: Thiên quân không dám vây hồ rộng – Thần triều hung hãn khiếp chí tôn
Hồi 09: Hang cọp không thua, thua xích sắt – Thù sâu chẳng báo, báo ân tình
Hồi 10: Dập ngòi nổ hào kiệt nát mình – Ngửi thức ăn chí tôn méo mặt
Hồi 11: Bảo tháp ngất trời thề cửu đinh – Khoái chiêu như điện tiếp song ưng
Hồi 12: Từ gia cát phỉ tình hương lửa – Dư tú tài vì nghĩa lâm nguy
Hồi 13: Bôn Lôi Thủ ra tay sấm sét – Tuyết liên hoa sa mạc tỏa hương
Hồi 14: Vũ hội trao duyên quàng dây gấm – Hồ cát tận tình nghĩa đệ huynh
Hồi 15: Triệu Tuệ ngốc toàn quân tan vỡ – Nguyên Chỉ buồn trêu ghẹo tam ma
Hồi 16: Hai lão nhân thương tình không nỡ – Ba thiếu niên dụng kế thoát thân
Hồi 17: Vì dân trừ hại xứng danh hiệp – Nhơ thân diệt bạo vẫn trinh
Hồi 18: Quái hiệp gỡ tơ lòng nhi nữ – Gian tặc lầm mưu hận mỹ nhân
Hồi 19: Canh khuya oai vượt năm tòa điện – Hoàng hôn buồn hẹn vạn đời sau
Hồi 20: Xương thịt mất còn đây bích huyết – Mộ phần không chẳng lạc hương hồn
Hồi 21 (kết thúc) – Hồn đến chốn nào

Chương 1-1: Lời Giới Thiệu

Trong lịch sử văn học Trung Quốc, là một trong “tứ đại danh tác”, sánh ngang với Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy HửTây Du ký, Hồng Lâu Mộng có một vị trí đặc biệt. Người Trung Hoa say mê đọc nó, bình luận về nó 1, sáng tác về nó đến nỗi nói: “Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!”(Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Có một ngành học chuyên nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng, gọi là Hồng học; gần đây nhất vẫn thấy Trung Quốc in chuyên san “Hồng Lâu Mộng nghiên cứu”. – Có lẽ trên thế giới chỉ có Shakespeare là có một vinh dự lớn lao như thế, vì có “Shakespeare học”.

Cái gì làm người Trung Quốc say Hồng lâu mộng “như điếu đổ” vậy? Trước hết, đó là do tác phẩm đáp ứng những nhu cầu sâu xa của thời đại.

Thời nhà Thanh, dưới thời các hoàng đế Ung Chính, Càn Long (1723 – 1795) là thời kinh tế phồn vinh, chẳng những công nghiệp, thủ công nghiệp, mà cả khai thác mỏ, thương nghiệp… cũng phát triển mạnh mẽ. Các thành thị lớn như Nam Kinh, Dương Châu, Võ Xương, Nhạc Châu… buôn bán, sản xuất sầm uất là những đô thị lớn. Chỉ kể một thị trấn như Thanh Giang bên bờ Vận Hà thôi mà thời đó đã có hơn nửa triệu dân! Nền kinh tế tự phát tư bản chủ nghĩa đó trong lòng xã hội phong kiến chuyên chế mọt ruỗng và đang trên đà tan rã, đã đẻ ra một tầng lớp người thành thị, những người này có những nhu cầu thẩm mỹ mới. Tây Sương Ký, Mẫu đơn đình, Cổ kim tiểu thuyết, Liêu Trai… là những tác phẩm tả tình yêu, những số phận, những buồn vui cá nhân…, chính là sự “thăng hoa” của cuộc sống đã bắt đầu khác trước về chất của người thành thị.

Hồng lâu mộng là sự thể hiện những tư tưởng của thời đại: tinh thần dân chủ, tinh thần phê phán đời sống xã hội phong kiến mục nát, phê phán những giáo điều truyền thống đã ăn sâu bén rễ hàng ngàn năm, đòi tự do yêu đương, giải phóng cá tính, đòi tự do bình đẳng, khát khao một lý tưởng cho cuộc sống… Tất cả những cái đó có những mặt kế thừa tư tưởng dân chủ thời Minh và đầu Thanh, nhưng nó chính là sản phẩm của ý thức tư tưởng thị dân đương thời. Giữa những khát vọng sâu xa ấy của con người thời đại và sự biểu hiện nó ra một cách nghệ thuật, đã có một cuộc hẹn hò tuyệt diệu qua Hồng Lâu Mộng.

° ° °

Tác giá chính của Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần 1716(?) – 1763(?) giống như phần lớn các nhà văn lớn Trung Hoa trong lịch sử, viết văn là để giải tỏa nỗi niềm “cô phẫn”, là để ký thác những suy tư về con người và thời đại.

Ông vốn sinh ra trong một gia đình đại quý tộc. Từ đời tằng tổ đến đời cha, thay nhau tập chức “Giang ninh chức tạo” là một chức quan to thu thuế. Năm lần vua Khang Hy tuần du phương Nam thì bốn lần ở lại nhà họ Tào, đủ biết sự sủng ái của nhà vua với gia đình ông ra sao! Và cũng có thể đoán biết cuộc sống trong phú Giang hồi đó xa hoa, vương giá như thế nào! Trong Hồng Lâu Mộng, Nguyên phi về thăm nhà có một buổi mà nhái xây cất bao nhiêu đình tạ trong vườn Đại quan, nữa là hoàng đế tuần du ngự đến nhà.Nhà ông chăng những là hào môn vọng tộc hiển hách như thế, lại còn có truyền thống văn chương. Ông nội ông, Tào Dần, đứng in bộ “Toàn Đường Thi trứ danh, và là một nhà thơ, tác giả “Luyện đình thi sao”.

Nhưng cuộc sống vàng son đó của gia đình ông đã trôi qua, đã tan vỡ. Lúc Tào Tuyết Cần lớn lên thì tất cả đã ở đằng sau rồi: cha bị khép tội, bị cách chức, bị tịch biên gia sán, nhà họ Tào suy sụp và ông phải về sống ờ vùng ngoại ô phía tây thành Bắc Kinh trong cảnh: “cả nhà rau cháo, rượu thường mua chịu”.

Hồng Lâu Mộng do đó có thể xem là phản quang những hồi ức của Tào Tuyết Cần về cuộc sống quý tộc đã tan vỡ đó.

Một mặt, đó là sự nhớ tiếc khôn nguôi những huy hoàng của vàng son lộng lẫy, cảm thấy tất cả nhuốm màu thê lương, hư vô, tất cả đều xê dịch về phía bế tắc, hủy diệt, tất cả đều đáng ân hận, và chỉ có thể cứu chuộc bằng Hư Vô, bằng siêu hình, bằng tôn giáo! Nhưng mặt khác, từ trong cuộc sống nghèo khó hôm nay, quay đầu nhìn lại thì cái khoảng cách lớn lao đó làm cho ông thấy được rõ hơn, khách quan hơn, bình tĩnh hơn những gì ông đã thấy, đã nếm trái về cuộc sống thối nát của giai cấp quý tộc và sự miêu tả khách quan “những quan hệ hiện thực” này làm ông trở thành một nhà hiện thực. Chí ít thì về mặt đó, ông đã lay chuyến được “niềm lạc quan về cái trật tự hiện tồn”, và như thế, ông là sản phẩm của một thời đại, đồng thời đã nhìn xa hơn thời đại.

Tào Tuyết Cần đề 10 năng dế viết 80 hồi đầu, Hồng Lâu Mộng: “Xem ra chữ toàn bằng huyết, cay đắng mười năm khéo lạ lùng”; năm lần sửa chửa, trong cảnh cùng khốn, ốm đau không tiền chạy thuốc, trong cánh đứa con yếu của ông chết. Và ông đã lìa đời trong cảnh đau khố dồn dập đó. Bình sinh, ông vẽ giỏi, hay thơ, thích rượu, cuồng phong. Người ta chỉ biết được về ông có thế thôi!

Hai mươi tám năm sau khi ông mất, Cao Ngạc viết tiếp 40 hồi, đến khoáng 1792 – 1793 thì Hồng Lâu Mộng được in và lưu truyền khắp trung Quốc.

Những hồi Cao Ngạc viết tiếp thì không thể hay bằng những hồi Tào Tuyết Cần viết, nhưng cũng phải nói là Cao Ngạc đã sống với tác phẩm và tri âm tác giả, nên đã hoàn thành dự định của Tào Tuyết Cần và nối tiếp bút lực của người đi trước, hoàn thành và bộc lộ trọn vẹn tư tưởng của tác phẩm, khiến cho tác phẩm vẫn giữ được vẻ hấp dẫn mãnh liệt.

Dịch giả: Vũ Bội Hoàng, Nguyễn Thọ, Nguyễn Doãn Địch, Trần Quảng, Nguyễn Đức Vân, Nguyễn Văn Huyến.

Mục lục

Chương 1-1: Lời Giới Thiệu
Chương 1-2: Bi kịch tình yêu và ý nghĩa tình yêu trong hồng lâu mộng
Chương 1-3: Thi pháp nhân vật hồng lâu mộng
Chương 1-4: Chân Sĩ Ẩn trong mộng ảo biết đá thiêng – Giả Vũ Thôn lúc phong trần mơ người đẹp
Chương 2: Giả phu nhân tạ thế ở thành Dương Châu – Lãnh Tử Hưng kể chuyện trong phủ Vinh Quốc
Chương 3: Nhờ anh vợ, Như Hải đền được ơn dạy bảo – Đón cháu ngoại, Giả mẫu xót thương trẻ mồ côi
Chương 4: Gái bạc mệnh gặp trai bạc mệnh – Sư Hồ lô xử án Hồ lô
Chương 5: Chơi cõi ảo, mười hai thoa chỉ đường mê – Uống rượu tiên, mộng lầu hồng diễn thành khúc
Chương 6: Giả Bảo Ngọc mới thử cuộc mây mưa – Lưu lão lão đến thăm phủ Vinh quốc
Chương 7: Đem biếu cung hoa, Giả Liễn đùa Hy Phượng – Ăn yến Ninh phủ, Bảo Ngọc gặp Tần Chung
Chương 8: So ngọc thông linh Kim Oanh hơi ngỏ ý – Thăm dò cô Bảo, Đại Ngọc nếm phải chua
Chương 9: Quen nết phong lưu, bạn đa tình cùng vào trường học – Gây chuyện ngờ vực, tên ngoan đồng làm nhộn thư đường
Chương 10: Kim quả phụ tham lợi chịu nhẫn nhục – Trương thái y xem bệnh nói gốc nguồn
Chương 11: Mừng sinh nhật, phủ Ninh bày tiệc linh đình – Gặp Hy Phượng, Giả Thụy động lòng dâm dục
Chương 12: Vương Hy Phượng độc ác, bày cuộc tương tư – Giả Thiên Tường chết oan, soi gương phong nguyệt
Chương 13: Tần Khả Khanh chết được phong long cẩm túy – Vương Hy Phượng sang giúp việc bên phủ Ninh
Chương 14: Lâm Như Hải từ trần ở thành Dương Châu – Giả Bảo Ngọc giữa đường chào vua Bắc Tĩnh
Chương 15: Vương Phượng Thư lộng quyền ở chùa Thiết Hạm – Tần Kình Khanh gặp gái trong am Mạn Đầu
Chương 16: Giả Nguyên Xuân có tài, được tuyển vào cung Phượng Tảo – Tần Kình Khanh còn trẻ, đã thác xuống cõi Hoàng Tuyền
Chương 17: Đề câu đối trong vườn Đại Quan, thử tài Bảo Ngọc
Chương 18: Về thăm nhà ở phủ Vinh Quốc, gặp tiết nguyên tiêu
Chương 19: Tình đằm thắm đêm khuya hoa biết nói – Ý triền miên ngày vắng ngọc thêm hương
Chương 20: Phượng Thư thẳng thắn dẹp hẳn thói ghen tuông – Đại Ngọc tinh ranh nói những câu bỡn cợt
Chương 21: Giả cách giận hờn, Tập Nhân răn Bảo Ngọc – Trả lời khôn khéo, Bình Nhi cứu Giả Liễn
Chương 22: Nghe câu hát, Bảo Ngọc hiểu đạo thiền – Đánh đố thơ, Giả Chính lo lời sấm
Chương 23: Mượn câu văn Tây Sương ký, giở giọng giỡn đùa – Nghe khúc hát Mẫu đơn đình, chạnh lòng hờn tủi
Chương 24: Kim Cương say rượu, tính hào hiệp tiền bạc coi khinh – Cô gái si tình, rơi khăn lụa mơ màng nhớ bạn
Chương 25: Mắc phải thuật năm con quỷ, chị em hóa điên rồ – Nhờ được phép hai vị tiên, ngọc thiêng hết mờ ám
Chương 26: Cầu Phong Yêu, nói lóng đưa tình kín – Quán Tiêu Tương xuân buồn tỏ nỗi riêng
Chương 27: Đình Trích Thúy, Dương Phi đùa bướm trắng – Mộ Mai Hương, Phi Yến khóc hoa tàn
Chương 28: Ngọc Hàm tặng thắt lưng, gợi được mối tình – Bảo Thoa cởi chuỗi thơm, lộ ra vẻ thẹn
Chương 29: Người hưởng phúc, phúc nhiều, còn cầu xin thêm phúc – Gái si tình, tình nặng, càng luẩn quẩn vì tình
Chương 30: Bảo Thoa mượn cái quạt, nói cạnh cả hai bên – Linh Quan vạch chữ “tường”, làm ngây người ngoài cuộc
Chương 31: Xé tan cái quạt, nghìn vàng mua lấy một trận cười – Điềm ứng kỳ lân, hai sao gặp nhau khi đầu bạc
Chương 32: Giải bày hết tâm can, Bảo Ngọc đâm ra mê mẩn – Không chịu được sỉ nhục, Kim Xuyến đành phải liều thân
Chương 33: Coi anh như thù, giọng lưỡi ton hót – Đẻ con bất hiếu, roi vọt dập vùi
Chương 34: Mối tình ngổn ngang, thấy tình cô em càng thêm thấm thía – Lỗi lầm chồng chất, lấy lầm khuyên anh xiết nỗi buồn rầu
Chương 35: Ngọc Xuyến được nếm canh lá sen – Oanh Nhi khéo tết dây hoa mai
Chương 36: Thêu bức uyên ương, hiên Giáng Vân mộng lành báo trước – Ngẫm đường tình phận, viện Lê Hương duyên đẹp định rồi
Chương 37: Thu Sảng trai, định mở Xã hải đường – Hành Vu uyển, đêm nghĩ bài hoa cúc
Chương 38: Lâm Tiêu Tương đứng đầu những thơ ngâm cúc – Tiết Hành Vu mỉa đời trong bài vịnh cua
Chương 39: Già nhà quê hay nói huênh hoang – Cậu có tình cứ tìm ngành ngọn
Chương 40: Vườn Đại Quan, Sử thái quân hai lần mở tiệc – Gieo súc sắc, Kim Uyên Ương ra lệnh đố thơ
Chương 41: Am Lương Thúy, Bảo Ngọc thưởng trà ngon – Viện Di Hồng, già Lưu say rượu ngủ
Chương 42: Giải mối ngờ, Bảo Thoa ngỏ lời thân thiết
Chương 43: Ngồi rỗi bày trò, góp tiền ăn sinh nhật – Mối tình không dứt, vốc đất viếng oan hồn
Chương 44: Chuyện xảy bất ngờ, Phượng Thư đâm ghen – Mừng ngoài tưởng tượng, Bình Nhi trang điểm
Chương 45: Bạn kim lan ngỏ chuyện kim lan – Đêm mưa gió ngâm bài mưa gió
Chương 46: Người liều lĩnh khó thoát việc liều lĩnh – Gái Uyên Ương thề dứt bạn uyên ương
Chương 47: Tiết Bàn đa tình bị đánh – Tương Liên sợ tội trốn đi
Chương 48: Dùng bậy chữ tình, nhầm về tình, chàng đi buôn bán – Mến yêu gái nhã, gặp cuộc nhã, nàng mải ngâm thơ
Chương 49: Cõi lưu ly mai hồng tuyết trắng – Gái son phấn, ăn sống nuốt tanh
Chương 50: Am Lư Tuyết nối nhau thơ tức cảnh – Ổ Noãn Hương khéo đặt câu đố đèn
Chương 51: Cô em họ Tiết làm thơ hoài cổ – Lang băm họ Hồ dùng thuốc hổ lang
Chương 52: Bình Nhi cố tình giấu việc mất vòng ngọc – Tình Văn đương ốm, vùng dậy vá áo cừu
Chương 53: Đêm trừ tịch, phủ Ninh tế tổ tiên – Tối nguyên tiêu, phủ Vinh mở yến tiệc
Chương 54: Sử Thái Quân bỏ lối chuyện sáo ngày xưa – Vương Hy Phượng học đòi áo hoa múa hát
Chương 55: Mắng con gái mình, dì Triệu tức nhảm – Khinh cô chủ bé, mụ Ngô ác ngầm
Chương 56: Thám Xuân thông thạo, tìm mối lợi bỏ hẳn lệ xưa – Bảo Thoa khôn ngoan, ra ơn nhỏ giữ gìn thể thống
Chương 57: Tử Quyên khôn ngoan, đặt chuyện thử lòng cậu Bảo
Chương 58: Dưới bóng hạnh, phượng giả khóc hão huyền – Bên cửa the, tình thật nghĩ vơ vẩn
Chương 59: Bến Liễu Diệp, tủi phận yến oanh – Hiên Giáng Vân nhở tay ấn quyết
Chương 60: Đem phấn mạt ly thay cho bột tường vi – Biếu mai quế lộ lòi ra bột phục linh
Chương 61: Ném chuột sợ vỡ đồ, Bảo Ngọc đành phải nhận lỗi – Xét việc thấy oan uổng, Bình Nhi khéo tòng quyền
Chương 62: Tương Vân ngây thơ, ngủ trên hoa thược dược – Hương Lăng trơ trẽn, cởi tấm quần hồng lăng
Chương 63: Viện Di Hồng chị em mở tiệc – Nuốt kim đan, Giả Kính chết oan
Chương 64: Gái buồn rầu đề thơ ngũ mỹ – Trai lẳng lơ tặng ngọc cửu long
Chương 65: Giả Liễn vụng trộm cưới dì Hai – Dì Ba quyết lòng lấy chàng Liễu
Chương 66: Cô bé đa tình, hổ vì tình về nơi địa phủ – Chàng Hai lạnh nhạt, khi quá lạnh vào chốn không môn
Chương 67: Thấy đồ Thổ nghi, Đại Ngọc nhớ quê cũ – Nghe việc bí mật, Phượng Thư hỏi người hầu
Chương 68: Dì Vưu khổ sở, bi lừa vào vườn Đại Quan – Chị Phượng ghen tuông, làm nhộn ở phủ Ninh Quốc
Chương 69: Giở lối khôn vặt, mượn gươm giết người – Biết gặp hạn đen, nuốt vàng thoát kiếp
Chương 70: Lâm Đại Ngọc mở thi xã Đào Hoa – Sử Tương Vân điền tiểu từ Liễu Nhứ
Chương 71: Người hiềm khích cố ý gây hiềm khích – Gái Uyên Ương vô tình gặp Uyên Ương
Chương 72: Cậy mình khỏe, Vượng Phượng Thư kiêng nói ốm – Ỷ thần thế, vợ Lai Vượng cố ép duyên
Chương 73: A hoàn ngơ ngẩn, nhặt nhầm túi xuân tình – Tiểu thư ươn hèn, bỏ lơ dây kim phượng
Chương 74: Quá nghe gièm hót, khám xét vườn Đại Quan – Thề giữ đoan nghiêm, rào lấp phủ Ninh Quốc
Chương 75: Mở tiệc đêm khuya, điềm lạ vẳng nghe tiếng thảm – Thưởng trăng tháng tám, lời nói thành câu sấm haỵ
Chương 76: Nhà Đột Bích nghe sáo, cảm nỗi ưu sầu – Quán Ao Tinh nối thơ, buồn đêm vắng lặng
Chương 77: A hoàn đẹp, sớm chết oan vì tội phong lưu – Con hát xinh, cắt tình duyên vào am Thủy Nguyệt
Chương 78: Họa sĩ già ra bài từ Quỷ hoạch – Công tử ngốc làm văn tế phù dung
Chương 79: Rước lấy sư tử Hà Đông, Tiết Bàn hối hận – Vớ phải giống sói Trung Sơn, Nghênh Xuân nhầm to
Chương 80: Gặp anh chồng phũ, Hương Lăng bi trận đòn oan- Chữa đàn bà ghen, đạo sĩ kê bài thuốc nhảm
Chương 81: Bốn chị câu cá chơi, xem ai tốt số – Hai lần vào trường học, vâng theo lời cha
Chương 82: Lấy nghĩa sách giảng bày, cụ đồ già dạy răn chàng bướng – Thấy ác mộng kinh khủng, gái Tiêu Tương hoảng sợ ngây hồn
Chương 83: Vào cung Vị, thăm Nguyên phi bị ốm – Nhộn nhà cửa, làm Bảo Thoa nghẹn lời
Chương 84: Thử tài học, Bảo Ngọc được nhắc đến việc hôn nhân – Thăm cháu ốm, Giả Hoàn càng gây thêm mối thù oán
Chương 85: Giả Chính được thăng chức lang trung – Tiết Bàn lại gây nên tù tội
Chương 86: Ăn của đút, quan già thay án kiện – Gửi tình riêng, gái trẻ giảng cầm thư
Chương 87: Cảm thấy gió thu, gảy đàn buồn thương chuyện cũ – Say ngồi nhập định, tà hỏa lẩn vào trong tim
Chương 88: Muốn bà vui, Bảo Ngọc khen cháu bé mồ côi – Nghiêm phép nhà, Giả Trân đánh người hầu cứng cổ
Chương 89: Người đâu vật còn đây, công tử làm bài từ – Bóng cung ngỡ là rắn, Tần Khanh đành tuyệt thực
Chương 90: Mất áo bông, gái nghèo ngấm ngầm bực bội – Đưa hoa quả, chú em nghĩ ngợi vẩn vơ
Chương 91: Định thỏa lòng dâm, Bảo Thiềm bày mưu kế – Bày ra nghi trận, Bảo Ngọc bàn đạo thiền
Chương 92: Bàn chuyện gái hiền, Xảo Thư mến người trinh thục – Xem hạt châu lớn, Giả Chính tính chuyện hợp tan
Chương 93: Người họ Chân đến nương nhờ họ Giả – Am Thủy Nguyệt vỡ lở án gió trăng
Chương 94: Giả mẫu bày tiệc, thưởng Hải Đường nở hoa – Bảo Ngọc mất ngọc, biết tai ương sắp đến
Chương 95: Tin đồn không sai, Nguyên phi đã mất – Giả thực lẫn lộn, Bảo Ngọc hoá ngây
Chương 96: Giấu hẳn tăm hơi Phượng Thư bày kế lạ – Cơ mưu đã lộ, Đại Ngọc mất tính thường
Chương 97: Đốt cảo thơ, Đại Ngọc dứt tình si – Về nhà chồng, Bảo Thoa thành lễ lớn
Chương 98: Giáng Châu đau buồn, hồn về nơi ly hận – Thần Anh mang bệnh, lệ tràn cõi tương tư
Chương 99: Giữ phép công bọn hầu ác cùng nhau phá lệ – Xem tin báo ông cậu già đâm ra lo phiền
Chương 100: Làm hỏng mất dịp tốt, Hướng Lăng gây mối oán thù – Thương em lấy chồng xa, Bảo Ngọc cảm tình ly biệt
Chương 101: Vườn Đại Quan đêm trăng rợn hồn ma – Chùa Tán Hoa quẻ thần ghê điềm lạ
Chương 102: Phủ Ninh Quốc, ruột thịt bị tai ương – Vườn Đại quan, phù thủy trừ yêu quái
Chương 103: Giở kế độc ác, Kim Quế tự giết mình – Không hiểu đạo thiền, Vũ Thôn gặp người cũ
Chương 104: Kim cương say, cá nhỏ gây thành sóng lớn – Công tử ngốc, thương thừa nhớ lại tình xưa
Chương 105: Quân Cẩm y khám biên phủ Ninh quốc – Quan ngự sử tâu hặc châu Bình An
Chương 106: Gây tai ương, Vương Hy Phượng xiết bao hổ thẹn – Tránh hoạ hoạn, Giả thái quân cầu khấn phật trời
Chương 107: Cho của thừa, Giả mẫu hiểu nghĩa lớn – Phục chức cũ, Giả Chính đội ơn trời
Chương 108: Tiệc bày vui gượng, viện Hoành Vu mừng ngày sinh – Chết vẫn say đời, quán Tiêu Tương nghe quỉ khóc
Chương 109: Hồn thơm chờ đợi, con Nam may được yêu nhầm – Oan án trả xong, Nghênh Xuân trở về cõi lạc
Chương 110: Sử Thái quân tuổi già về nơi địa phủ – Vương Hy Phượng sức kiệt làm mất lòng người
Chương 111: Gả Uyên Ương theo chủ lên chầu trời – Hầu chó lớn đem người về cướp của
Chương 112: Sống đầy oan nghiệt, Diệu Ngọc bị giặc cướp đi – Chết vì hiềm thù, dì Triệu sa xuống âm phủ
Chương 113: Ăn năn lỗi trước, Phượng Thư nhờ cậy già Lưu – Quên hẳn hiềm xưa, Tử Quyên cảm thương Bảo Ngọc
Chương 114: Vương Hy Phượng trải qua cơn ảo nhớ lại Kim Lăng – Chân ứng Gia được đội ơn vua về chầu ngọc khuyết
Chương 115: Tri lời thiên lệnh, Tích Xuân thề vẫn giữ chí xưa – Tên người dù giống nhau, Bảo Ngọc không coi là tri kỷ
Chương 116: Được ngọc thiêng, nhận thấy duyên tiên nói ảo cảnh – Trọn đạo hiếu, đưa linh cữu mẹ về cố hương
Chương 117: Ngăn việc tu hành, hai gái đẹp cố giữ viên ngọc – Thích họp bạn xấu, một con hư coi giữ việc nhà
Chương 118: Nhớ hiềm xưa ông cậu lừa gái nhỏ – Sợ nói nhảm, vợ hầu can chàng ngây
Chương 119: Dỗ hương khôi, Bảo Ngọc rũ sạch duyên trần – Đội ơn vua, họ Giả dồi dào hưởng phúc
Chương 120: Chân Sinh ẩn kể rõ cảnh thái hư – Giả Vũ Thôn kết thúc Hồng lầu mộng